Tân đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, ông David Shear đă cam kết tại buổi điều trần ở Thượng Viện Hoa Kỳ rằng ông sẽ tập trung vào vấn đề nhân quyền và tôn giáo khi tới Việt Nam.


Ông David Shear (trái) sẽ sang Việt Nam nhậm chức tân đại sứ Hoa Kỳ

Trong phiên điều trần hôm 6/4 ở Washington, ông Shear nói:

"Khi chúng ta phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, chúng ta cần tập trung vào việc tăng sự tôn trọng của chính quyền Việt Nam đối với quyền con người và tự do tôn giáo.

Hiện vẫn có quan ngại sâu sắc về việc bỏ tù những người bất đồng chính kiến, hạn chế truyền thông và mạng internet và việc sách nhiễu các nhóm tôn giáo.

"Nếu được chuẩn thuận, tôi sẽ coi nhân quyền và tự do tôn giáo là phần trung tâm của các cuộc tṛ chuyện của tôi với các nhà lănh đạo Việt Nam và người dân Việt Nam.
"

Phiên điều trần đă diễn ra tại Tiểu ban Ngoại giao dưới sự chủ tŕ của Thượng nghị sĩ Jim Webb.

Thượng Nghị sĩ Webb cũng nhấn mạnh rằng trong nhiệm kỳ này đại sứ cần t́m hiểu và thúc đẩy hữu hiệu hơn về tiến độ nhân quyền cho người Việt Nam, với sự ghi nhận rằng hiện nay chính quyền Việt Nam đă có một số thỏa hiệp.

Thủ tục này được xem là phép thử năng lực và sự hiểu biết về nhiệm sở và chức vụ của ông Shear.

Thượng nghị sĩ Jim Webb bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với vị tân đại sứ đề cử và chúc mừng ông đă có bước đầu tiên đă thuận lợi.

Hàn gắn lịch sử

Cuộc điều trần được chứng kiến bởi phóng viên báo chí, quan chức ngoại giao và một bộ phận lớn quan khách là từ phía cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Thượng nghị sĩ Jim Web lấy kinh nghiệm cá nhân từng là một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và nay là chồng của một người Mỹ gốc Việt nói rằng quan hệ Mỹ Việt là một mối quan hệ phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ.

Tất cả các chính sách ngoại giao Hoa Kỳ đều sẽ chú trọng tới sứ mệnh hàn gắn và khẳng định rằng không thể nào bỏ qua nguyện vọng và quyền lợi của hai triệu người Mỹ gốc Việt.

Đại sứ tân nhiệm David Shear ghi nhận điều này và chứng minh rằng ông đă cố gắng t́m hiểu.

Ông Shear cũng Bấm trích lời Ngoại trưởng Clinton nói quan hệ Việt - Mỹ đă có mức hợp tác mà cách đây vài năm sẽ không thể tượng tượng nổi.

B́nh luận về quan hệ thượng mại vốn có kim ngạch hơn 18 tỷ đô la Mỹ trong năm ngoái và Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ nhiều hơn so với nhập cảng, ông Shear cam kết sẽ cố gắng để thúc đẩy hàng xuất cảng của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

'Độc tài'

Trong phần chất vấn sự hiểu biết t́nh h́nh, thượng nghị sĩ Jim Webb đă hỏi ông David Shear có biết về vụ ṭa án Việt Nam vừa kết án nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ.


Tân đại sứ David Shear (phải) nói chuyện
với tác giả Trần Đông Đức hôm 6/4.

Ông David Shear tỏ ra nắm vững t́nh h́nh và c̣n nêu tên hai nhà hoạt động khác là Bấm luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn, hai người hiện đang bị tạm giữ sau khi đến quan sát phiên ṭa.

Hầu như các vấn đề người Việt ở Mỹ quan tâm như hồ sơ nhân quyền, tự do tôn giáo, và những nhà tranh đấu bị bắt đều được giải tŕnh sâu sắc.

Ông Hoàng Tứ Duy của đảng Việt Tân nhận định “cuộc điều trần hôm nay khẳng định cộng đồng Việt Nam sẽ là đối tác quan trọng trong quan hệ Mỹ - Việt và ông David Shear đă hứa sẽ lắng nghe góp ư của người Mỹ gốc Việt khi làm đại sứ.

"Mặc dù Hoa Kỳ muốn tăng quan hệ kinh tế và quân sự với Việt Nam, rơ ràng chính phủ và dư luận Hoa Kỳ không cho phép tiến hành quan hệ thật sự "b́nh thường" khi ở Việt Nam c̣n có một thể chế chính trị bất b́nh thường, tức một nền độc tài.”

Trong lúc đó bác sĩ Nguyễn Quốc Quân th́ cho rằng đây là một bước mạnh mẽ và là chính sách mới.

Với sự thúc đẩy này, Hoa Kỳ chú trọng vào t́nh h́nh nhân quyền Việt Nam và có nhận thức rơ ràng cộng đồng hai triệu người Mỹ gốc Việt là yếu tố lợi ích.

Trong một câu b́nh luận hiếm hoi, nhà ngoại giao Nguyễn Vũ Tùng đại diện phía (CS) Việt Nam nói rằng “cuộc điều trần diễn ra rất tốt đẹp”.

Tuy nhiên, khi bị chất vấn về trường hợp Cù Huy Hà Vũ, ông Tùng không có lời giải thích mà chỉ đề nghị theo dơi thông tin trên báo chí.

Chuyên gia văn hóa

Đại sứ tân nhiệm David Shear là một chuyên gia về văn hóa Đông Á, từng học ở Đài Loan, Nhật Bản và nói thạo tiếng Quan Thoại cùng tiếng Nhật.

Ông tỏ ra rất bặt thiệp đi bắt tay và tṛ chuyện với hầu hết mọi người trong pḥng và tỏ vẻ lắng nghe một cách chăm chú.

Các đại diện của (CS) Việt Nam và đại diện cộng đồng đều chào hỏi hay kiến nghị trực tiếp với đại sứ tân nhiệm hoặc Thượng Nghị sĩ Jim Webb.



Hai nhóm trong cử tọa, Việt Kiều và quan chức
chính quyền Hà Nội không hề tiếp xúc với nhau

Nhưng hai phía người Việt này tuyệt đối không chào hỏi nhau theo quy ước xă giao.

Trong quá tŕnh diễn ra phiên điều trần, đại diện của Cao Trào Nhân Bản như bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, đảng viên Việt Tân như Hoàng Tứ Duy đều ngồi không xa thậm chí có người ngồi cùng hàng ghế với quan chức của bộ ngoại giao (CS) Việt Nam gởi sang quan sát điều trần.

Phái đoàn (CS) Việt Nam đem theo đoàn kư giả của Thông Tấn Xă Việt Nam và VTV quay phim toàn bộ chương tŕnh.

Báo chí hải ngoại cũng tham gia nhưng hai bên đều không tiếp xúc với phía bên kia để phỏng vấn.

Trần Đông Đức
Viết cho BBC từ Washington.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._hearing.shtml