Results 1 to 2 of 2

Thread: Người Nhạc Sĩ Du Ca đă ra đi măi măi - Nguyễn Đức Quang

  1. #1
    Member Cu Cường's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    861

    Người Nhạc Sĩ Du Ca đă ra đi măi măi - Nguyễn Đức Quang

    Mai Thái Lĩnh, 10-4-2011 http://boxitvn.wordpress.com/2011/04...d-ra-di-mi-mi/

    Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang – cánh chim đầu đàn của Ban Trầm ca và Phong trào Du ca Việt Nam, đă vĩnh viễn ra đi. Là một người bạn, tôi muốn nhân dịp này phác họa lại một số nét về cuộc đời của người nhạc sĩ du ca này – người đă để lại cho đời những bài hát nói lên ước vọng, tâm t́nh của cả một thế hệ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh:

    Nguyễn Đức Quang sinh ngày 11 tháng 2 năm 1944 tại Sơn Tây, là con trai thứ trong một gia đ́nh có 6 anh chị em – ba trai, ba gái.

    Tháng 4 năm 1954, cha anh – một viên chức trong ngành giáo dục, được điều động vào Sài G̣n. Nguyễn Đức Quang – lúc đó mới 10 tuổi, theo cha mẹ vào Nam. Sau hiệp định Genève (tháng 7 năm 1954), đất nước bị chia đôi, gia đ́nh Quang cũng bị chia cắt: người anh cả cùng ba người chị gái ở lại miền Bắc, chỉ có anh và đứa em trai út sống ở miền Nam cùng với cha mẹ cho đến tháng 4 năm 1975.

    Năm 1959, cha anh được điều động lên công tác tại Ty Tiểu học Đà Lạt. Yêu mến cảnh vật và con người nơi đây, mẹ anh quyết định chọn nơi này làm quê hương và mua lại căn nhà số 33 đường Calmette (nay là đường Phạm Ngọc Thạch) làm nơi cư ngụ lâu dài của gia đ́nh. Thành phố Đà Lạt chính là nơi Nguyễn Đức Quang đă sống một thời tuổi trẻ và cũng là nơi để lại những kỷ niệm sâu đậm nhất, in dấu ấn vào nhiều bản t́nh ca của anh sau này.

    Tại Đà Lạt, sau hai năm theo học tại Trường Bồ Đề, kể từ năm đệ tam Quang vào học tại Trường trung học Trần Hưng Đạo. Sau khi tốt nghiệp Tú tài II (năm 1964), Quang theo học tại Viện Đại học Đà Lạt và tốt nghiệp khóa 1 Chính trị Kinh doanh vào năm 1968.

    Từ tuổi thiếu niên, Quang đă ham mê các sinh hoạt đoàn thể, nhất là phong trào Hướng đạo. Những người bạn thân thiết đầu tiên của anh như các anh Hoàng Kim Châu, Đoàn Chim, v.v… về sau đều trở thành những huynh trưởng Hướng đạo nổi tiếng. Là một thiếu sinh, anh trở thành Đội trưởng Đội Voi, và sau đó là Đội trưởng Nhất thuộc Thiếu đoàn Lê Lợi. Năm 1964, anh đảm nhiệm chức Bầy trưởng Bầy Ngàn thông của Đạo Lâm Viên. Tinh thần Hướng đạo ấy, Nguyễn Đức Quang đă giữ măi trong suốt cuộc đời, thể hiện trong nhiều sáng tác âm nhạc cũng như các hoạt động nhiều mặt của anh.

    Vốn có năng khiếu về âm nhạc, Nguyễn Đức Quang đă ham mê sáng tác các ca khúc ngay từ thời c̣n trẻ. Nhưng khác với các nhạc sĩ khác – thường bắt đầu quá tŕnh sáng tác âm nhạc của ḿnh bằng các bản t́nh ca, ca khúc đầu tay của anh là một bài hát dành cho Hướng đạo có tên là “Gươm thiêng hào kiệt” (1961).

    Trong những năm 1963-1964, những biến cố chính trị dồn dập xảy ra ở miền Nam đă khiến Nguyễn Đức Quang bắt đầu quan tâm đến những vấn đề chung của đất nước. Không chỉ dừng lại ở những bài hát tập thể dành cho các sinh hoạt thanh thiếu niên, Quang bắt đầu chuyển hướng sang các ca khúc có chủ đề “Tuổi trẻ, Quê hương, Dân tộc”. Những suy tư của cả một thế hệ thanh niên sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, những ưu tư đối với vận mệnh của dân tộc, sứ mệnh của những người thanh niên yêu nước được chất chứa trong một loạt bài hát về sau được gọi tên là Trầm ca (những bài hát trầm tư)(1). Bài hát tiêu biểu cho thể loại này là bài “Nỗi buồn nhược tiểu”.

    Trong những năm 1964-1965, khi phong trào công tác xă hội bùng lên ở miền Nam, Quang cùng các bạn tham gia các hoạt động xă hội như: làm công tác xă hội, cứu trợ nạn nhân băo lụt, nạn nhân chiến tranh, … Những bài hát của anh bắt đầu được phổ biến trong các trại công tác xă hội, trong các đoàn thể thanh thiếu niên như Hướng đạo, Gia đ́nh Phật tử, Thanh sinh công, v.v… đặc biệt là trong Chương tŕnh Công tác hè năm 1965.

    Sau mùa hè năm 1965, cùng với một số bạn đồng môn là cựu học sinh Trường Trần Hưng Đạo (Hoàng Kim Châu, Trần Trọng Thảo, Nguyễn Quốc Văn, Hoàng Thái Lĩnh), Nguyễn Đức Quang thành lập một ban nhạc. Đây là một ban nhạc cực kỳ gọn nhẹ: chỉ với một cây đàn ghi-ta thùng và những giọng hát không chuyên nghiệp của những sinh viên gốc Đà Lạt, ban nhạc này đă nhanh chóng chinh phục được nhiều người hâm mộ. Phong cách biểu diễn hoàn toàn mới mẻ: người đến tham dự không chỉ để nghe hát và vỗ tay hoan hô mà cùng hát với những người trên sân khấu theo tinh thần “hát hay không bằng hay hát”, “hát với nhau”, “cùng nhau hát”. Trong nửa cuối năm 1965, ban nhạc này vẫn chưa có tên chính thức mặc dù đă đi hát ở nhiều nơi và được hoan nghênh nhiệt liệt.

    Tháng 12 năm 1965, ban nhạc của Nguyễn Đức Quang trở về thành phố quê nhà. Đêm 19-12-1965, ban nhạc đă chính thức ra mắt tại giảng đường Spellman – Viện Đại học Đà Lạt; cùng tham gia chương tŕnh có nhạc sĩ Phạm Duy với những bài “tâm ca” vừa mới sáng tác. Đêm kế tiếp (20-12) ban nhạc lại tŕnh diễn một buổi thứ hai tại giảng đường Thụ Nhân và lần này có sự tham gia của Phương Oanh – ca sĩ hát dân ca tài năng nhất của miền Nam thời đó. Sau lần tŕnh diễn chung đó, Phương Oanh gia nhập ban nhạc và trở thành giọng ca nữ duy nhất của ban nhạc h́nh thành từ ngẫu hứng này. Sau thời điểm lịch sử đó, ban nhạc lấy tên là Trầm ca. Ngày 19-12-1965 có thể được xem là ngày ra đời của Ban Trầm ca và cũng là sự khởi đầu của Phong trào Du ca về sau này.

    Bước qua năm 1966, Ban Trầm ca đă cùng với nhạc sĩ Pham Duy đi lưu diễn ở một số tỉnh thành ở miền Nam. Được sự hỗ trợ của một số huynh trưởng hoạt động thanh niên tại Sài G̣n, Nguyễn Đức Quang và Ban Trầm Ca đă tổ chức 8 khóa Thanh ca Tác động nhằm đào tạo hạt nhân để phát triển phong trào. Cuối năm 1966, Phong trào Du ca Việt Nam được chính thức thành lập như một tổ chức thanh niên tự nguyện với mục đích giáo dục thế hệ trẻ thông qua các hoạt động văn nghệ và sinh hoạt cộng đồng. Đinh Gia Lập – một hướng đạo sinh, cựu học sinh Trường Trần Hưng Đạo, cũng là một thành viên của Ban Trầm ca mặc dù không tham gia tŕnh diễn, đă trở thành Chủ tịch lâm thời của Phong trào Du ca.

    Năm 1967, Phong trào Du ca tổ chức Đại hội lần đầu tiên tại Sài G̣n. Dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ được bầu làm Chủ tịch và đă giữ chức vụ này cho đến khi được thay thế bởi nhà báo Đỗ Ngọc Yến (năm 1972). Tổ chức thanh niên mới mẻ này đă phát triển rộng khắp trên khắp các tỉnh thành ở miền Nam Việt Nam cho đến tận tháng 4 năm 1975 mới ngưng hoạt động tại quốc nội.

    Có một chi tiết thú vị cần được nhắc đến: nhà để xe (garage) và nhà bếp của ngôi biệt thự số 114 đường Sương Nguyệt Anh(2) – Sài G̣n (tư gia của anh Tuệ) chính là “tổ ấm” của Ban Trầm ca ngay từ lúc ban nhạc chưa có tên. Nói cách khác, huynh trưởng Hoàng Ngọc Tuệ chính là vị “mạnh thường quân” đă cưu mang Ban Trầm ca và Phong trào Du ca ngay từ thời c̣n trứng nước.

    Từ trái sang phải: Hoàng Thái Lĩnh, Trần Trọng Thảo, Nguyễn Thạc (một thân hữu), Hoàng Kim Châu và Nguyễn Đức Quang

    Là một tổ chức thanh niên, Phong trào Du ca Việt Nam bao gồm nhiều bộ phận, trong đó phần sáng tác âm nhạc được giao cho “Xưởng Du ca”(3), do Trưởng xưởng Du ca phụ trách. Nguyễn Đức Quang là Trưởng xưởng Du ca đầu tiên kể từ năm 1966 cho đến khi giao lại trách nhiệm cho nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu tức Trần Tú vào năm 1972.

    Sau biến cố 30-4-1975, mặc dù chiến tranh chấm dứt nhưng gia đ́nh của Nguyễn Đức Quang vẫn không có cơ hội đoàn tụ. Do thời gian phục vụ trong quân đội VNCH, mặc dù đă được biệt phái về ngành ngân hàng, Quang phải trải qua một thời gian “học tập cải tạo” khoảng 3 năm. Năm 1979, sau khi từ trại học tập cải tạo trở về, Nguyễn Đức Quang cùng vợ con vượt biên đến tị nạn tại Hoa Kỳ. Như vậy là gia đ́nh anh lại ly tán một lần nữa. Đó chính là lư do chúng ta thấy Nguyễn Đức Quang cho đến trước khi ĺa đời vẫn mang một tâm sự buồn, và vẫn hoài vọng một sự đoàn tụ thật sự của cả dân tộc trong tương lai.

    Kể từ khi định cư tại Little Saigon – California, Nguyễn Đức Quang hoạt động liên tục trong ngành truyền thông. Trong những năm 1984-1988, anh đă từng là Giám đốc trị sự, Chủ bút và Tổng giám đốc của báo Người Việt - tờ nhật báo nổi tiếng nhất của người Việt hải ngoại phát hành tại California – Hoa Kỳ. Thời gian sau đó, anh sáng lập nhật báo Viễn Đông. Sau khi rời báo Viễn Đông, anh c̣n cộng tác với bạn bè lập công ty truyền thông và làm một số tờ báo khác. Trong thập niên cuối cùng của đời ḿnh, anh t́m cách nối lại ṿng tay thân ái giữa những thanh niên Mỹ gốc Việt với thanh niên trong nước thông qua các trại hè do Project Vietnam Foundation tổ chức.

    Nhưng cho dù hoạt động trong bất cứ ngành nghề nào, ḍng máu âm nhạc vẫn c̣n chảy mạnh mẽ trong con người Quang. V́ thế, trong khoảng một thập niên cuối đời, anh trở lại với sáng tác ca khúc và gắn bó với hoạt động của Phong trào Du ca Việt Nam – được hồi sinh tại hải ngoại từ hơn một thập niên trở lại đây. Anh đă đi lưu diễn ở nhiều nơi trên thế giới, từ Bắc Mỹ cho đến châu Úc, châu Âu, đồng thời tiếp tục sáng tác ca khúc mới.

    Sau khi người vợ thân yêu của anh qua đời (tháng 3-2009) và sau hai lần vượt qua bệnh tật, vào tháng 2 năm 2010, Quang đă về ăn Tết tại quê nhà. Anh đă có dịp thăm lại gia đ́nh các anh chị ở miền Bắc, có dịp thăm lại căn nhà cũ, nơi gia đ́nh của người em trai là Nguyễn Đức Vinh đang cư trú. Vào đêm 19-2-2010, trên căn gác thân thương, anh đă hát cho các em, các cháu và những người bạn thân thiết ngày xưa nghe một số bài hát mới do anh sáng tác trong những năm cuối đời.


    Hoàng Thái Lĩnh và Nguyễn Đức Quang (Đà Lạt – Tết Canh Dần 2010)

    Đó cũng chính là lần cuối cùng anh trở về thăm Đà Lạt để rồi ra đi vĩnh viễn, không bao giờ trở lại với thành phố thân thương – nơi có “con phố xưa”, có “con dốc nhỏ” đă ghi lại dấu tích của t́nh yêu và những cảm xúc đầu đời.

    Sau chuyến đi châu Âu (tháng 9 năm 2010), Nguyễn Đức Quang trở lại Hoa Kỳ để chuẩn bị cho những buổi tŕnh diễn nhạc Du ca. Chính trong quá tŕnh tích cực chuẩn bị cho một buổi sinh hoạt âm nhạc dự kiến tổ chức vào hạ tuần tháng 2 năm 2011, Quang bị đột quỵ v́ tai biến mạch máu năo. Ngày 11-2-2011, Quang được đưa vào bệnh viện và một tháng rưỡi sau đó, anh ra đi vĩnh viễn vào 4 giờ sáng ngày 27-3-2011 (giờ California – Hoa Kỳ) nhằm ngày 23 tháng 2 năm Tân Măo, hưởng thọ 68 tuổi (tính theo âm lịch). Ngay buổi chiều hôm đó, anh được Hội đồng Trung ương Hướng đạo Việt Nam truy tặng Bắc đẩu Huân chương, huy chương cao quư nhất của phong trào Hướng đạo Việt Nam dành cho trưởng có công ǵn giữ và xây dựng một phương pháp giáo dục thanh thiếu niên.

    Là con chim đầu đàn của Phong trào Du ca, Nguyễn Đức Quang đă để lại cho chúng ta một di sản âm nhạc phong phú thuộc nhiều thể loại, từ t́nh ca cho đến các bài hát sinh hoạt cộng đồng, nhưng đáng chú ư nhất là những bài hát “nhận thức” – chất chứa t́nh tự dân tộc, ḷng yêu quê hương, những suy tư của người dân một nước nhược tiểu muốn vươn lên để làm thay đổi số phận của dân tộc ḿnh. Trong số các bài hát do anh sáng tác, nhiều bài hát đă được phổ biến rộng răi trong nhiều thế hệ thanh niên, đến mức ngay cả những người yêu thích cũng không hề biết rơ xuất xứ của bài hát. Cuối năm 2007, bài “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” đă được các thanh niên sinh viên học sinh yêu nước hát lên trong dịp tổ chức biểu t́nh để phản đối việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa nhưng măi về sau, người ta mới biết đó là một bài hát do Nguyễn Đức Quang sáng tác vào giữa thập niên 1960.

    http://www.youtube.com/watch?v=epTzAcIMoa0

    Trong những ngày này, tưởng niệm Nguyễn Đức Quang, chúng ta – những thân quyến và bằng hữu của anh, và cả những người ái mộ anh thuộc nhiều thế hệ, trong đó có những người đă sát cánh cùng anh từ gần nửa thế kỷ qua, không khỏi bùi ngùi xúc động khi nhớ đến anh với dáng người cao nghều, với giọng hát dũng mănh không cần đến micro, chỉ với cây đàn và tiếng hát đă đi đến khắp nơi, từ những nơi đầy khói lửa chiến tranh đến tận những xóm nghèo trong các đô thị, từ các sân khấu ngoài trời trong khuôn viên các trường đại học cho đến tận các vùng quê cằn cỗi, để dùng tiếng hát, lời ca nói lên những tâm t́nh của một thế hệ thanh niên sinh ra và lớn lên cùng chiến tranh nhưng trong tận đáy ḷng vẫn mong ước đến ḥa b́nh.

    Trong một đất nước mà dân tộc bị phân ly, trải qua một cuộc nội chiến kéo dài, nguyện vọng sau cùng của Quang vẫn là hàn gắn vết thương ḷng của dân tộc, như lời hát của bài “Trên đồi Arlington” – một trong những sáng tác sau cùng của anh. Xin trích dẫn một số đoạn:

    “… Làm sao tin thế được?

    Làm sao gọi là vinh quang?

    Cuộc chiến vùi sâu dân tộc,

    khơi dậy những hờn căm

    Thắng ngoáy dài mũi kiếm

    Thua xuống cuối biển Đông

    Sao gọi anh hùng được

    Hồn lệ sử thấu chăng?


    Đă bảo vết thương không nhắc nữa

    V́ ai khoe sẹo khiến bâng khuâng

    Ừ nhỉ xưa kia thành quách đổ

    Thắng bại anh hùng có xứng chăng?”


    Nhưng Nguyễn Đức Quang không dừng lại với cái nh́n bi quan, với tâm trạng yếm thế. Bước ra khỏi cuộc nội chiến, anh vẫn hy vọng vào tương lai, mong ước đến sự hàn gắn vết thương vô cùng lớn, vô cùng sâu mà chiến tranh đă để lại trong ḷng mỗi gia đ́nh cũng trong ḷng toàn dân tộc. Nh́n vào những nấm mộ chiến sĩ vô danh trong nghĩa trang Arlington – tượng trưng cho những người lính Mỹ của cả hai phía trong cuộc nội chiến Nam-Bắc, anh vẫn nuôi hy vọng đến một lúc nào đó, những người lính Việt Nam đă hy sinh trong chiến tranh dù là ở Nam hay ở Bắc cũng đều có thể nằm cạnh nhau. Đó chính là lúc khép lại quá khứ, khép lại một giai đoạn lịch sử để mở đường cho một tương lai mới, như lời kêu gọi của những tử sĩ muốn nhắn gửi qua lời ca của người nhạc sĩ du ca:

    …Này bạn, cùng chiến đấu,

    cùng gục ngă viên đạn ngược đường bay

    Về đây, cùng tới đây, chia nhau nghĩa trang này

    không lời hờn oán đắng cay


    …Bắc Nam cùng mạch sống!

    Thắng thua đều anh hùng !

    Bốn mùa hoa nở rộ, dưới mộ đài hùng tráng

    chung ḍng “Tổ quốc ghi công”



    Mặc dù Nguyễn Đức Quang đă ra đi giữa lúc những vết thương do nội chiến gây ra vẫn chưa được hàn gắn, chúng ta có thể tin tưởng rằng nguyện vọng của anh – cũng là nguyện vọng chung của cả một dân tộc đă trải qua chiến tranh, đau thương, ly tán, nhất định sẽ trở thành hiện thực. Nếu thế hệ của Nguyễn Đức Quang không làm được điều đó th́ chúng ta cũng có thể tin chắc một điều: các thế hệ mai sau của người Việt Nam sẽ làm được điều đó!

    Xin hăy cùng nhau tưởng nhớ đến một người đă cùng chia sẻ với chúng ta những kỷ niệm của một thời chiến tranh, một thời ly tán – thời của những hy vọng và thất vọng, thời của sự đan xen giữa lư tưởng trong sáng và thực tế khắc nghiệt. Nhưng đó cũng là một thời của những sinh hoạt thanh niên sôi nổi, thời của những t́nh cảm đầm ấm, những mối liên hệ thân thiện đă nảy sinh từ trong khói lửa chiến tranh và từ những nỗi buồn ly biệt. Cũng chính từ trong đau thương và mất mát, đă nảy sinh t́nh thân yêu giữa những người hoạt động thanh niên, những người yêu âm nhạc và yêu sinh hoạt cộng đồng, yêu lời ca và tiếng hát, yêu đời và yêu người, những người tin vào chính ḿnh đồng thời luôn hướng đến tha nhân, những người luôn nuôi dưỡng những niềm “hy vọng đă vươn lên”, đang vươn lên và măi măi sẽ vươn lên như những lời ca, tiếng nhạc mà Nguyễn Đức Quang đă để lại cho đời, cho người và cho cả dân tộc…

    Đà Lạt ngày 3-4-2011

    M.T.L. (tức Hoàng Thái Lĩnh)

    Chú thích:

    (1) Trầm trong tiếng Hán-Việt có nghĩa là “ch́m xuống, sâu kín”. Trầm tư: suy nghĩ sâu xa.

    (2) Sương Nguyệt Anh là bút hiệu của bà Nguyễn Ngọc Khuê, c̣n gọi là bà Năm Hạnh, người con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đ́nh Chiểu (tức cụ Đồ Chiểu). Bà là người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam làm chủ bút một tờ báo. Thời chúng tôi tạm trú ở đó, bảng tên đường ghi là Sương Nguyệt Ánh nên chúng tôi quen gọi là đường Sương Nguyệt Ánh.

    (3) Xưởng là một thuật ngữ có nguồn gốc từ Hướng đạo, dùng để chỉ một bộ phận chuyên ngành chuyên nghiên cứu hoặc sáng tác nhằm phục vụ các sinh hoạt thanh thiếu niên.

  2. #2
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    333

    Vĩnh biệt Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang.

    Những lời ca trong những bài hát của anh vẫn c̣n vang động măi trong ḷng của những người Việt Quốc Gia trong cùng thế hệ của anh.
    Làm sao quên được ,đầu thập niên 70's,khi mà bọn chó má vc tấn công mănh liệt vào miền Nam VN,trong khi nhoạc sỡi TCS cũng "mănh liệt" soáng toác những bản nhạc phản chiến,nịnh cộng...Th́ những bản nhạc của NS Nguyễn Đức Quang đă đem nguồn sinh khí mới cho giới Sinh Viên,Học Sinh.Ḷng yêu nước,căm thù giặc cộng dâng cao vời vợi,thanh niên nam,nữ thời bấy giờ làm sao mà quên được trong ánh lữa trại bập bùng, cùng đồng ca những bản nhạc của NĐQ...Lời ca vang lên trong đêm thôi thúc mănh liệt ḷng nhiệt t́nh,ḷng yêu nước của thanh niên....
    "Hy vọng đă vươn lên ,trên bàn tay,trên mặt mày...
    Hy vọng đă vươn lên trên lo sợ mùa chinh chiến...."
    ..........Hy vọng đă vươn lên của NĐQ.
    " Ta như giống dân đi tràn trước ngọn lữa hồng
    mặt lạnh như đồng cùng nh́n về miền xa xăm
    da chan mồ hôi nhuể nhại một ḍng gân tươi
    ôm vết thương rỉ máu ta cười dưới ánh mặt trời...."
    ......Viêt Nam quê hương ngạo nghễ của NĐQ.
    Trong cuộc biểu t́nh chống con Ma...đi sân,trong ngày biểu dương lực lượng của người VCNTNcs Bắc Ca Li mấy năm trước,chúng ta lại có dịp đồng ca những bản nhạc của Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang...Và chúng ta lại thấy máu hồng rừng rực chảy trong tim...Tất că mọi người Việt Nam miệng hát vang,tay nắm tay như "thấy" được GỈNG GIỐNG TIÊN RỒNG "trong ḿnh", của ḿnh qua lời ca và điệu nhạc của Nhạc Sĩ NĐQ....
    Vĩnh biệt anh,người con yêu của Quê Hương Việt Nam và người Nhạc Sĩ Anh Hùng của thế hệ chúng tôi.
    Cám ơn anh,cám ơn tim óc của anh đă tặng cho thế hệ chúng tôi (một thế hệ chịu thiệt tḥi nhất trong lịch sử VN:dâng tuổi thanh xuân cho một cuộc chiến "phải bị thua" khốn kiếp) những bản nhạc kiêu hùng,chúng tôi đă hát vang ngay că trong trại tù vc và trại tỵ nạn cs...
    Cám ơn anh...Vĩnh biệt anh.
    MN.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 8
    Last Post: 13-06-2011, 09:14 AM
  2. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời
    By PhanThanhKhai in forum Phân Ưu - Cáo Phó
    Replies: 5
    Last Post: 13-04-2011, 03:21 PM
  3. H́nh ảnh Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang
    By VongNgayXanh in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 06-04-2011, 03:00 PM
  4. Thế Hệ 1970 & Nhạc Nguyễn Đức Quang
    By Camlydalat in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 2
    Last Post: 04-04-2011, 02:56 AM
  5. Tưởng Nhớ Cố Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 10
    Last Post: 04-04-2011, 02:34 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •