Page 8 of 24 FirstFirst ... 45678910111218 ... LastLast
Results 71 to 80 of 237

Thread: THÁNG TƯ ĐEN UẤT HẬN

  1. #71
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chân Dung Người Lính VNCH ( Tập 8 )


  2. #72
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Dương Văn Minh Bị Đưa Ra Làm Hàng Tướng

    Vào tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ muốn tháo chạy khỏi miền Nam Việt Nam , nên đă sắp xếp cho miền Nam đầu hàng Bắc Việt . Biết Tướng Dương Văn Minh có liên lạc với Việt Cộng, Đại Sứ Martin của Mỹ đă phối hợp với Đại Sứ Merillon của Pháp thuyết phục Tướng Thiệu từ chức và lừa Tướng Dương Văn Minh ra làm hàng tướng bằng cách tạo cho ông một ảo vọng rằng chỉ có ông mới có thể nói chuyện với “phía bên kia” để hính thành một “chính phủ liên hiệp Quốc – Cộng!”

    Trong cuốn Decent Interval, Frank Snepp, một phân tích viên của CIA ở Saigon lúc đó, nói rằng tại miền Nam lúc đó, không ai tin Hà Nội có thể chấp nhận một giải pháp khi họ đang trên đà chiến thắng. Ông Vũ Văn Mẫu cũng đă nhận ra được điều đó nên khi gặp Đại Sứ Merillon, ông đă nói với ông Đại Sứ bằng tiếng Latin rằng nếu giải pháp một chính phủ liên hiệp không thành th́ xin giúp ông được ra đi.

    Frank Snepp cho biết thêm:

    “Khi tôi đang bận đánh máy bản báo cáo th́ Polgar ở trong pḥng riêng với các viên chức khác của Trạm T́nh Báo (Toà Đại Sứ) thảo luận về việc chuyển giao nhanh quyền hành. Một khi Thiệu từ chức, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương phải trao quyền hành ngay lập tức cho Minh “Lớn”, và Quốc Hội phải sẵn sàng chấp thuận sự chuyển giao, để sự chuyển giao đó có thể được thực hiện “một cách hợp hiến” (nhấn mạnh của Đại Sứ Martin) và “nhanh chóng”.
    Sau khi ép buộc Tướng Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng Thống, Mỹ thúc đẩy Phó Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh để đầu hàng Việt Cộng, nhưng ông Trần Văn Hương không hiểu ǵ về t́nh h́nh lúc đó nên t́m cách cù cưa. Ông bí mật đến gặp Tướng Minh và yêu cầu Tướng Minh làm Thủ Tướng, nhưng Tướng Minh từ chối. Tuy nhiên, do sự thúc đẩy của CIA và một số nhân vật chính trị, cuối cùng ông cũng đồng ư trao quyền cho Tướng Minh với điều kiện phải có sự quyết định của Quốc Hội.

    Ngày 26.4.1975 lưỡng viện Quốc Hội đă họp tại Thượng Viện dưới quyền chủ toạ của ông Trần Văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện, để đưa Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống. Có 136 trong số 219 nghị sĩ và dân biểu đến họp. Sau khi Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, và Tướng Nguyễn Khắc B́nh, Tổng Giám Đốc CSQG tŕnh bày về t́nh h́nh, Quốc Hội bắt đầu thảo luận về việc trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh. Có rất nhiều sự bất đồng về việc trao quyền, nhiều người cho rằng sự trao quyền này là bất hợp hiến. Nhưng các nhóm vận động hậu trường đă hoạt động rất ráo riết nên cuối cùng, lúc 20 giờ 54 phút, Quốc Hội đă biểu quyết chấp thuận trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh với số phiếu 147/151.

    Chiều 28.4.1975, Tướng Dương Văn Minh đă nhận chức Tổng Thống. Lễ bàn giao được diễn ra tại Pḥng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập.

    Cũng trong chiều 28.4.1975, Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, vào Dinh Hoa Lan gặp Tướng Minh cho biết t́nh h́nh và hỏi Tướng Minh có định ra đi không. Tướng Minh cho con gái là Dương Mai, con rễ là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài và hai cháu ngoại lên tàu di tản với Đô Đốc Cang, c̣n ông và bà Minh ở lại.

    Đêm 29.4.1975, Tướng Minh vào ngũ trong Dinh Độc Lập để tránh pháo kích. Lúc đó, ông chỉ c̣n hy vọng Thượng Tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía bên kia” đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Tướng Nguyễn Hữu Có kể lại lúc 4 giờ 35 sáng ngày 30.4.1975, Thích Trí Quang đă nói với Dương Văn Minh qua điện thoại:

    “Thưa Tổng Thống, cũng như Tổng Thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có lẽ với t́nh thề hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng Thống, hơn nữa là một Đại Tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại Tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện ǵ xẩy đến th́ mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống, à quên Đại Tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lănh vực này Đại Tướng rất rành và giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng Thống...”

    Dương Văn Minh chỉ trả lời gọn một câu: “Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy điện thoại.

    Lúc đó là 4 giờ 45 phút sáng.

    Frank Snepp kể lại, sau đó Tướng Minh đi đi lại lại một cách bực dọc (nervously) trong dinh Độc Lập trống vắng. Đoàn sứ giả đi thương lượng ở Tân Sơn Nhứt không thấy về. Có người khuyên ông nên tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, nhưng ông không đồng ư. Ông nói rất nhiều đồng bào của ông sẽ khinh ông. (Too many of his countrymen would think ill of him). Ông muốn hoản lại chuyện này cho đến khi nội các được thành lập. Khi đó ít ra những người khác phải chia xẻ sự sỉ nhục.

    Lúc 8 giờ 30, ông đến Phủ Thủ Tướng thảo luận lại thành phần chính phủ của Vũ Văn Mẫu rồi quay về dinh Độc Lập làm lễ ra mắt.

    Lúc 10 giờ 15 sáng ngày 30.4.1975, khi thấy không c̣n ǵ để hy vọng nữa, Dương Văn Minh lên tiếng trên đài phát thanh Sài G̣n kêu gọi quân nhân, cảnh sát và các lực lượng bán quân sự “giữ vị trí, buông súng để bàn giao chính quyền trong ṿng trật tự”. Lúc 11 giờ 30, chiếc xe tăng Cộng Sản đầu tiên loại T-54 tiến trên đại lộ Thống Nhứt về phía Dinh Độc Lập, ủi sập cổng, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên ṇng, một khẩu lệnh vang lên: “Mọi người đi ra khỏi pḥng ngay!” Dương Văn Minh là người bước ra đầu tiên, Thiếu Tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phía sau là Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền... Nhiều bộ đội ở đầu kia đại sảnh hét to: “Mọi người giơ hai tay lên!”. Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và đoàn tùy tùng nhất loạt tuân lệnh.

    Hai ông Minh và ông Mẫu được đưa đến đài phát thanh Sài G̣n để đọc lời đầu hàng. Nhưng khi hai ông vào bên trong đài phát thanh th́ không c̣n nhân viên kỹ thuật nào ở đó để làm công việc thu băng. Sinh viên Nguyễn Hữu Thái phải mất hai tiếng mới t́m ra nhân viên kỹ thuật. Bản tuyên bố đầu hàng do chính trị viên Bùi Văn Tùng thảo, ông Minh đọc và đài phát thanh phát đi vào lúc 13 giờ 30.
    Tính lại, Dương Văn Minh đă làm Tổng Thống không tới 40 tiếng đồng hồ: Nhận chức vào chiều 28 tại Dinh Độc Lập đến trưa 30.4.1975 đă tuyên bố đầu hàng!

    http://www.trungtamdieuhopa uchau.com/tintuc/butthep/hangtuong.htm

  3. #73
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chân Dung Người Lính VNCH ( Tập 9 )


  4. #74
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA DƯƠNG VĂN MINH

    NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG

    Ngày 8.8.1983, Dương Văn Minh, được chính quyền Hà Nội cho phép di cư sang Pháp và sống với hai người con trai là Dương Minh Đức và Dương Minh Tâm. Khoảng năm 1988, ông âm thầm qua Pasadena, Nam California, Hoa Kỳ, và sống với con gái là Dương Mai đang định cư ở đó. Trong những ngày c̣n lại của cuộc đời, Tướng Dương Văn Minh phải sống trong bóng tối, không dám gặp cộng đồng người Việt tại đây.

    (Kư giả Borries Gallasch, phóng viên tờ Der Spiegel của Đức, người kư giả ngoại quốc duy nhất có mặt trong Dinh Độc Lập vào sáng 30.4.1975, đă kể lại thái độ của Tướng Dương Văn Minh khi đối diện với các bộ đội cộng sản đến bắt ông đầu hàng như sau: Đại Tướng Dương Văn Minh im lặng. Dưới chiếc mũ cối, những người lính bộ đội nh́in ông Minh với vẻ ṭ ṃ... Cuối cùng ông Minh đă lên tiếng, hỏi một người lính: “Em trai của tôi hiện nay ra sao? Khi nào tôi có thể gặp chú ấy?”.

    Làm tướng mà phải đầu hàng là nhục rồi, nhưng lại cọn hèn hơn nữa khi nói mé cho những tên bộ đội nhỏ bé của Cộng quân biết rằng ông có người em theo Việt Cộng là Dương Văn Nhựt để chứng tỏ ta đây cũng thuộc “gia đ́inh Cách Mạng”! )

    Ngày 5.8.2001, ông bị té từ xe lăn, được đưa vào bệnh viện Huntington Memorial Hospital và qua đời ngày hôm sau, hưởng thọ 86 tuổi. Linh cữu ông cũng được phủ cờ vàng ba sọc đỏ, được di chuyển lên xe bởi 6 người thân gồm các ông Hoa Hải Đường, Nguyễn Hồng Đài, Trịnh Bá Lộc, Hoa Hải Thọ, Ngô Long và Nguyễn Trí Dũng. Sau đó, linh cửu ông đă được hoả thiêu trưa thứ bảy 18.8.2001 vào lúc 12 giờ tại văng sanh đường Skyrose thuộc nghĩa trang Rose Hill, Nam California.

    Tin tổng hợp
    Last edited by Tigon; 14-04-2011 at 11:49 PM.

  5. #75
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chân Dung Người Lính VNCH ( Tập 10 )


  6. #76
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trảng Bom Băo Lửa



    Chiến Đoàn 52 Đặc Nhiệm (Sư Đoàn 18 BB) sau những ngày quần thảo ác liệt với Đại binh CSBV tại Quốc Lộ 20, khu vực Dầu Giây, ấp Nguyễn Thái Học bị tổn thất nặng nề. Chiều tối ngày 15-4-75 toàn bộ lực lượng mở đường máu về ấp Bàu Hàm.

    Với 12 ngày đêm vừa qua, mặc dù chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi. Nhưng người lính Cộng Ḥa đă gánh chịu bao đau thương chồng chất.

    Lính khổ, gia đ́nh lính chịu nhiều thiệt tḥi, lính lấy hai chữ số phận, v́ đất nước chưa đến hồi thanh b́nh để tự an ủi chính ḿnh, nên lính mỉm cười. Nhưng, dân khổ lính không cầm được nước mắt.V́ thế cuộc đă được sắp đặt từ trước của các siêu cường quốc, nên người lính không cản ngăn được sức tấn công điên cuồng của CSBV để cưởng chiếm miền Nam VN.

    Nước mắt của người lính tuôn rơi, khi chứng kiến hàng đoàn người vội vàng, tức tưởi gánh gồng thoát vùng lửa đạn Chiến tranh sắp đến trên Quốc Lộ 20. Những cụ già, những em bé hai chân run rẩy, bỏng rát trên mặt đường nhựa bốc khói của nắng tháng 4.

    Chỉ trên vài ba chục cây số trên Lộ 20, chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi đă là như thế, huống chi trên khắp quê hương miền Nam trong suốt chiều dài cuộc chiến! Người lính chiến trẻ chúng tôi chấp nhận quá khứ, xếp bút nghiêng để khoác vào người chiếc áo trận.Với hiện tại dù hiểm nguy không sờn ḷng và cả tương lai đang mịt mù trước mắt.

    Sáng ngày 16-4-75 Trung Đoàn 52 BB c̣n lại về Long B́nh. Chi Đoàn 2/5 Thiết Kỵ (CĐ 2/5 TK) di chuyển ra Trảng Bom tăng phái cho Lữ Đoàn 3 Xung Kích (LĐ 3 XK). Chi Đoàn được Tướng Khôi cho làm lực lượng Trừ bị và tu bổ xe cộ, bổ sung quân số, tiếp tế nhiên liệu, thực phẩm; chờ lệnh mới.

    Ngày 18-4-75 CĐ 2/5 TK di chuyển đến Tam Hiệp-Biên Ḥa tăng phái cho Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù (TĐ 7 ND) , đóng quân tại hậu cứ Tiểu Đoàn. Liên quân này làm lực lượng phản ứng nhanh cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, có nhiệm vụ chính là tiếp ứng cho các đơn vị bảo vệ thành phố Biên Ḥa khi bị CSBV tấn công. Thiếu Tá Nguyễn Lô và tôi c̣n nhận nhiều lệnh tối mật trực tiếp từ Tư Lệnh Quân Đoàn là Tướng Toàn .

    Đây là lần thứ 4 Chi Đoàn tôi tăng phái cho TĐ 7 ND. Lại gặp một người hùng: Thiếu Tá Nguyễn Lô, một Tiểu Đoàn Trưởng mũ đỏ nổi tiếng. Đơn vị tôi đă từng yểm trợ cho Tiểu Đoàn ông ở mặt trận Hố Ḅ, Bời Lời, Củ Chi, Bến Cỏ. Trước sức tấn công như vũ băo của lính Dù dưới hỏa lực kinh hồn của Thiết Giáp, liên quân lúc nào cũng làm chủ chiến trường. Một người với vóc dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn, uống rượu như hủ ch́m, nhưng chưa bao giờ say .Người đă vượt trại giam, đón xe đ̣ ra đi t́m tự do khi trên người vẫn hiên ngang khoác chiếc áo trận rằn ri (nay thành áo tù).

    Một trong những mật lệnh đó là bất cứ giá nào, phải bảo vệ cho bằng được những nhân vật quan trọng, cao cấp trong Đặc khu Long Biên và Quân Đoàn 3, đặc biệt là các viên chức Dân, Quân sự Ngoại Quốc. Nhưng t́nh huống xấu đă không xảy ra.

    Đến ngày 20-4-75, TĐ 7 ND và CĐ 2/5 TK di chuyển xuống quận Đức Thạnh (Th/tá Giao làm Quận Trưởng) Tỉnh Phước Tuy. Tối ngày 20-4 liên quân Nhảy Dù-Thiết Giáp này hành quân lên hướng Xà Bang để yểm trợ cho SĐ 18 BB,Tiểu Khu Long Khánh, LĐ 1 Nhảy Dù,Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh (Th/Đ 5 KB-Tr/tá Trần Văn Nô Thiết Đoàn Trưởng, Th/tá Nguyễn Đức Đào Thiết Đoàn Phó) gồm có Chi Đoàn1/5 Chiến Xa (CĐ 1/5 CX-Đại úy Lê Đức Việt Chi Đoàn Trưởng) Chi Đoàn 3/5 Thiết Kỵ (CĐ 3/5 TK-Đại úy Lê Sơn Chi Đoàn Trưởng), BĐQ… từ Xuân Lộc rút về B́nh Giả.

    Sáng ngày 22- 4-75 Th/Đ 5 KB gồm CĐ 1/5 CX và CĐ 2/5 TK di chuyển về Biên Ḥa Hố Nai ( trừ CĐ 3/5 TK tăng phái cho TĐ 7 ND vẫn c̣n có nhiệm vụ hành quân khu vực B́nh Ba-Xà Bang yểm trợ cho các cánh quân chưa về đến B́nh Giả ,như vài cánh quân của LĐ 1 ND có nhiệm vụ rút ra sau cùng)

    Th/Đ 5 KB về đến Hố Nai, phối hợp với TQLC pḥng thủ khu vực Bắc sân bắn Hố Nai. Lợi dụng thời gian tương đối yên tỉnh này toàn bộ Thiết Đoàn củng cố lại đơn vị sau 12 ngày đêm quần thảo đẫm máu với CSBV tại Xuân Lộc. (Tôi có gặp Tr/tá Nguyễn Đằng Tống-Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 468 TQLC (LĐ 468 TQLC) khi thị sát ṿng đai pḥng thủ. Ông là một trong những Đại Đội Trưởng,Tiểu Đoàn Trưởng nổi tiếng của Binh Chủng TQLC.

    Những kỹ niệm thân yêu lại hiện về. “Ngũ quái” TQLC (Chữ của bà chị dâu tôi cũng là chị ruột của Tr/tá Tống) gồm: Tống (Quái Điểu),Tùng (Thần Ưng) Phúc (Trâu Điên), Hoàng, Toàn (Tất cả đều là K 16 VBQG.). Các anh khi về phép thường xuyên lưu lại nhà anh tôi tại Sàig̣n và…thiệt t́nh!… đúng nghĩa với 2 chữ “Ngũ quái”. Anh ta có nói: “ Gặp được mày kỳ này, tao vui lắm, TQLC và Thiết Giáp nhất định phải làm cho Tùng, cho Phúc ở bên kia thế giới hài ḷng. Khi nào về phép Sàig̣n nhớ cho tao biết để anh em ḿnh cùng đi pḥng trà”.

    Trưa ngày 28-4-75 CĐ 2/5 TK di chuyển lên Trảng Bom, đóng quân gần sân bay nhỏ (của Đồn điền cao su) phía Bắc QL1. Tôi đứng trên xe nh́n về hướng Long Thành nhiều cột khói đen bốc lên cao; được biết các Thiết Đoàn của LĐ 3 XK đang giao tranh với Chiến xa CSBV khu vực Trường Thiết Giáp Long Thành.

    Trảng Bom, nằm trên QL1 kế tiếp Hố Nai về hướng đi Long Khánh. Một Thị trấn nhỏ bé, hiền ḥa và thơ mộng, bao bọc bởi những rừng cao su xanh mướt. Trảng Bom vốn đă buồn nay lại càng đ́u hiu, dân cư đă di tản gần hết, mấy ngày nay chỉ c̣n lại là lính.

    Đồng bào thôn quê miền Nam ḿnh khổ, bất hạnh đến mức đó sao! Dọc đường 20 từ Định Quán đến Ngă Ba Dầu Giây, rồi đến Trảng Bom, Hố Nai nhà nhà kín cửa then cài, người người tất bật t́m về nơi an toàn hơn. Một dấu hiệu báo trước, một cuộc giao tranh sẽ tiếp theo sau.

    Đến 8 giờ tối tôi xin Hỏa Long (danh hiệu truyền tin cùa Tr/tá Nô) di chuyển Chi Đoàn qua phía Nam Quốc Lộ1, cách vị trí cũ chừng 300 mét, pḥng thủ chung với Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn và CĐ 1/5 CX từ Hố Nai vừa mới di chuyển lên. Như vậy lực lượng tại đây là Th/Đ 5 KB (trừ CĐ 3/5 tăng phái cho Tiểu Đoàn 3/48-Th/tá Phúc) và một Đại Đội Bộ Binh tùng thiết. Tuyến đầu lúc này là Hưng Nghĩa, Hưng Lộc trấn thủ bởi 2 Trung Đoàn 43 và 48 thuộc SĐ18 BB thay thế cho LĐ 3 XK đă có nhiệm vụ mới ở khu vực trường Thiết Giáp Long Thành, Quốc Lộ 15.

    Một giờ sáng ngày 29-4-75 trận chiến bắt đầu.Vị trí đóng quân của CĐ 2/5 TK lúc ban ngày, bị hỏa tập bằng đại pháo 130 ly và hỏa tiển 122 ly. Hàng trăm trái đạn trút xuống một vị trí nhỏ bé, bọn chúng tưởng rằng đủ để Thiết Giáp và Bộ Binh tại đây tan nát. Chúng có ngờ đâu đơn vị tôi đă di chuyển và đóng quân cách đó 300 mét. Hướng Hưng Nghĩa lực lượng CSBC cấp Sư Đoàn tấn công dữ dội vào các đơn vị của 2 Trung Đoàn 43, 48 và CĐ 3/5 TK. Đủ loại âm thanh vọng về, hàng trăm ánh Hỏa châu soi sáng, lửa khói mù mịt khu vực Bàu Cá, Hưng Nghĩa. Tất cả mọi người tại đây đều căng mắt nh́n màn đêm, sẳn sàng cho cuộc giao tranh chắc chắn sẽ đến.

    Hỏa Long cứ năm ba phút gọi tôi và Đại úy Việt một lần, trong ḷng ông lo âu v́ biết trận chiến tàn khốc sắp sửa đến với Thiết Đoàn 5 Ky Binh. Sau hai tiếng đồng hồ căng thẳng từng giây từng phút. Hỏa Long cho tôi và Việt biết CĐ 3/5 hạ được 2 Chiến xa tại Hưng Lộc nhưng phải đổi lấy 2 M 41. Mặt trận tuyến đầu này do Tiểu Đoàn 3/48 BB và CĐ 3/5 TK chống trả quyết liệt trước sức tấn công điên cuồng của CSBV với quân số bộ chiến gấp cả chục lần.Và Chiến xa gấp bội so với số Chiến xa của ta. Nhưng nhờ hai đơn vị thiện chiến đă ngăn cản được phần nào sức tiến công nhanh chóng của bọn chúng về hướng Biên Ḥa. Trong lúc đó có nhiều đơn vị bạn đă được lệnh và đang rút về hướng vị trí pḥng thủ của Thiết Đoàn. Ông ta lập đi lập lại nhiều lần, thật cẩn thận coi chừng lẫn lộn bạn và địch. Chúng tôi vô cùng phấn khởi trước chiến thắng của hai đơn vị trên.

    Tính của Tr/tá Nô hay lo lắng, mọi việc ông đều tiên liệu từ trước. Sống và làm việc gần ông, Đ/ tá Trần VănThoàn, Tr/tá Thái Minh Sơn nhiều năm (khi tôi ở Ban 3 HQ) lúc nào các ông cũng rất cẩn thận, giải quyết khéo léo mọi vấn đề. Từ khi làm việc ở Ban Tham Mưu đến khi Chỉ huy Chi Đoàn tôi học hỏi được nhiều điều hay và rất vinh hạnh làm việc gần 3 ông . Tr/tá Nô người miền Nam (Sa Đéc) phúc hậu. Ông và Tr/tá Sơn đều có bản tánh chất phác, hiền hoà và thương lính, các ông thể hiện rơ ràng là một cấp Chỉ huy lẫn Tham mưu dày dạn kinh nghiệm. Tr/tá Nô vui tính, hay khôi hài để giảm sự căng thẳng khi làm việc, nhưng với ông lệnh lạc thật rơ ràng, cấp dưói phải nghiêm chỉnh thi hành. C̣n Đại Tá Thoàn , với bản tính tự tin ,can đảm và nhanh nhẹn. Ông có cách điều quân khéo léo, tấn công thần tốc, phản ứng chớp nhoáng nên các đơn vị hành quân dưới quyền ông rất an tâm.

    Khoảng 3 giờ sáng, có rất nhiều bóng người xuất hiện cách xa vị trí đóng quân và bị che khuất bởi rất nhiều cây như chuối, chồi, cỏ tranh cao đến cổ. Dưới ánh sáng mờ ảo của Hỏa châu, chúng tôi không thể xác định bạn hay địch v́ hệ thống truyền tin của các đơn vị bạn bận rộn, rối ren không liên lạc được. Cũng không thể dùng ánh sáng cơ hữu v́ sợ lộ vị trí.Tôi báo cáo cho Hỏa Long biết, ông nhắc lại quan sát thật cẩn thận, phải biết chính xác là địch mới được tác xạ.

    Đoàn người càng ngày càng đông như đi biểu t́nh, và càng ngày càng tiến gần vị trí Chi Đoàn. Bổng trong hệ thống truyền tin, Th/úy Trự Chi Đội Trưởng nói thật nhanh: “Báo cáo Phi Hổ (Danh hiệu truyền tin của tôi) có nghe tiếng người nói: “Tăng ta hay tăng Ngụy?”. Phản ứng của tôi thật nhanh, ra lệnh các Chi Đội bấm ḿn và tác xạ. Hàng chục quả Ḿn định hướng (ḿn Claymore) được kích hỏa bùng nổ. Hàng chục khẩu Đại liên nhả đạn, súng cá nhân M 16, M 79 của Bộ Binh cùng thi nhau bắn xối xả, như một con sóng lửa đẩy dạt bọn chúng về phía sau. Hỏa Long như hét vào tai tôi “Phi Hổ, coi chừng bắn vào bạn”, tôi xác nhận đó là VC, ông mới an tâm. Tôi lệnh cho 3 khẩu 76 ly của Chiến xa M 41, 3 khẩu 106 ly không giật gắn trên xe M 113 bắn đạn chài khoảng cách nổ 30 mét. Ba khẩu súng cối 81ly của Chi Đoàn và 3 khẩu cối 106 ly của Thiết Đoàn thi nhau phóng những quả đạn nổ với không thuốc bồi chung quanh vị trí pḥng thủ. Những quả đạn trái sáng bùng cháy, chúng tôi thấy rơ hàng trăm CSBV với trang bị đầy đủ hốt hoảng dội ngược, la hét chạy tán loạn về phía Đông (hướng chi khu Trảng bom) và hướng Nam (có đường rầy xe lửa). Ngay tức th́ hướng Bắc, CĐ 1/5 CX bắt đầu nổ súng càng ngày càng dữ dội. Với hỏa lực của Chiến xa đánh bạt chúng về phía sau một cách nhanh chóng.

    Như vậy CSBV hoàn toàn không biết vị trí của Thiết Đoàn, di chuyển ngang qua và gặp phải Thiết Giáp. Tao ngộ chiến, như chui đầu vô ổ kiến lửa! Quá bất ngờ và dưới hỏa lực mạnh của Thiết Giáp, chúng không kịp có một phản ứng nào, chỉ biết tháo chạy tán loạn. Chừng 10 phút sau tôi và Việt cho ngưng tác xạ để quan sát t́nh h́nh. Hỏa Long nhắc các Chi đội của Bộ Chỉ Huy bố trí ở hướng Nam và Tây sẳn sàng tác chiến.T́nh h́nh trở lại im lặng, ngộp thở. Chúng tôi biết lực lượng CSBV không dưới cấp Trung Đoàn sẽ tấn công chúng tôi sau khi chỉnh đốn lại hàng ngũ. Và nhất là chúng sẽ điều chỉnh pháo cường tập vào chúng tôi v́ vị trí đă bị lộ. Thật t́nh nói rằng chúng tôi rất sợ pháo của CSBV. Hai bên xung trận, chết sống chúng tôi không sợ. Nhưng sợ pháo, trong thời gian qua chúng tôi đă bị hứng pháo quá nhiều. Riêng chi đoàn tôi tất cả các xe đều bị trúng mảnh gang của đạn pháo, thành xe M113 nào cũng rổ chằn rổ chịt! Nhưng nhờ ơn trên che chở nên chưa hề có một trái đạn nào… chui lọt vào trong xe cả! Nửa giờ sau pḥng tuyến phía Nam bị lực lượng CS cấp Tiểu Đoàn tấn công, các Chi Đội Chỉ Huy của Thiết Đoàn chống trả mănh liệt. Theo lệnh Hỏa Long tôi điều động một Chi Đội Thiết kỵ và 3 Chiến xa M 41 bung ra khỏi vị trí pḥng thủ và đánh ngang hông địch. Chừng nửa giờ giao tranh ác liệt chúng rút lui về hướng Nam. Trong trận đụng độ này đơn vị tôi 3 binh sĩ tử thương, một bị thương, một Hạ Sĩ Quan là Tr/sĩ Hiếu bị thương v́ một xe M113 bị trúng hỏa tiển B40 bốc cháy. Tôi đưa anh em bị thương về xe Y Tá của Thiết Đoàn để băng bó vết thương và điều 2 Chi Đội trở về vị trí cũ pḥng thủ.

    T́nh h́nh lại yên tỉnh, không biết địch mưu toan ǵ kế tiếp. Chúng tôi không biết sự thiệt hại của lực lượng CSBV như thế nào v́ không thể kiểm kê. Nhiều cánh quân tại tuyến đầu là Hưng Lộc, Hưng Nghĩa dựa vào đường rầy xe lửa rút về hướng Hố Nai đă qua khỏi vị trí của Thiết Đoàn. Đến 4 giờ sáng ngày 29-4-75, lực lượng CSBV bắt đầu pháo kích bằng Đại pháo 130 ly. Mới đầu một vài trái rơi khá xa; chúng điều chỉnh từ từ lại gần vị trí đóng quân. Và tiếp theo vài trái rơi chính xác trong chu vi pḥng thủ. Hỏa Long cho lệnh bung rộng đội h́nh để tránh pháo. Sau chừng 10 phút CSBV bắt đầu pháo cường tập vào vị trí. Pháo đủ loại 130 ly 122 ly, cối 82 ly đổ ập xuống vị trí. Chúng tôi bung đội h́nh rộng thêm, ngay lập tức chạm địch. LLCSBV đông đảo bắt đầu tấn công mănh liệt. Hướng Nam các Chi Đội Chỉ Huy bị tấn công mạnh bằng Bộ Binh và xử dụng nhiều loại súng chống chiến xa .

    Tôi bấm ống Liên hợp Truyền tin xin Hỏa Long cho 3 Xe phun lửa làm việc v́ phía ngoài chúng tôi toàn cỏ tranh cao đến đầu người. Ba xe M132 phun ra 2,400 lít xăng đặc nén tạo nên những đám cháy dữ dội bùng lên ở khoảnh cách 200 mét. Tiếp liền một Xe phun lửa bị bắn hạ bởi Đại bác 75 ly bốc cháy ngùn ngụt. Xe M 113 (Xe Y Tá) bị B 40 bắn thủng hông. Thật xui cho các anh em bị thương vừa qua ở trên xe này phải một lần nữa… suưt chết! (Tr/sĩ Hiếu, một Hạ Sĩ Quan hành quân, trẻ nhưng can đảm và nhiều kinh nghiệm, mới có nửa tháng bị thương lần thứ 3!).

    Hỏa Long và Th/tá Đào tức tốc điều Chi Đoàn tôi đối đầu với địch ở phía Nam (có đường rầy xe lữa Biên Ḥa-Long khánh), để trám vào vị trí các Chi Đội Chỉ Huy đang chao đảo. CĐ1/5CX đánh trả ở hướng Bắc và hướng Đông thay đơn vị tôi. Ba hướng: Nam, Đông, Bắc đều bị sức tấn công dồn dập của CSBV. Chúng biết lực lượng đối đầu chúng là Thiết Giáp Binh nên chúng xử dụng toàn các loại súng chống Chiến xa. Những quả đạn hực lửa của B 40, B 41, Đại bác 57 ly, 75 ly không giật, tới tấp bay vào đội h́nh Thiết Đoàn. Các Chi Đội Chỉ Huy chuyển sang thủ hướng Tây (hướng về Hố Nai). Sau hơn một giờ giằng co bất phân thắng bại. Hỏa Long ra lệnh lui binh.

    Lại lệnh lui binh! Lệnh từ trên ban xuống, chúng tôi là những cấp Chỉ huy nhỏ, chỉ biết thi hành.Tấn công th́ dễ, nhưng lui quân khó biết dường nào. Trong Binh pháp lui binh trong lúc giao tranh ác liệt là chiến thuật khó khăn nhất. Hai tuần lễ đầu tháng 4-75, CĐ 2/5 TK này đă lui binh nhiều lần với tổn thất không nhỏ. Đến nổi phải mở đường máu để bảo toàn lực lượng, giờ phút này lại nhận lệnh… lui binh khi trận chiến đang ác liệt chưa phân thắng bại. Tôi nghĩ quá nguy hiểm khi địch biết chúng tôi quay đầu xe rút lui dù xử dụng thế “Chân vẹt” đi chăng nữa.

    Tất cả các đơn vị đều dùng hỏa lực cơ hữu áp dụng thế “Chân vẹt” tối đa để yểm trợ lẫn nhau và tuần tự lui quân. Phi tuần oanh tạc không thấy, Pháo binh im hơi lặng tiếng. Thật sự chiến đấu trong cô đơn và bị động hoàn toàn, buồn thay! Trước đây không lâu tất cả mọi cuộc hành quân chúng tôi chủ động với Phi Pháo yểm trợ đầy đủ. Các đơn vị Trừ bị sẳn sàng nhảy vào ṿng chiến nếu cần, c̣n bây giờ… “mạnh ai nấy lo”, uất nghẹn thay, tủi nhục thay cho một Quân Đội đang bị bức tử.

    Các Chi Đội của Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn dẫn đầu xuôi về hướng Tây ( Hố Nai) . CĐ 1/5 CX chống trả, cản hậu hướng Đông và Bắc. CĐ 2/5 TK đánh trả hướng Nam. Tất cả giữ vững đội h́nh vừa giao tranh vừa rút lui. Khoảng 6 giờ sáng, mới hừng Đông, chúng tôi nh́n thấy nhiều Chiến xa CSBV xuất hiện và đang đuổi theo đoàn quân của chúng tôi. Tôi biết rằng, Chi Đoàn tôi mặc dù vẫn c̣n 3 Chiến xa M 41, 3 xe M 113 trang bị súng 106 ly không giật nhưng sẽ không địch lại với nhiều Chiến xa T 54. C̣n CĐ 1/5 CX sắp giao tranh với T 54 v́ chúng cũng sắp đến trong tầm chính xác của Đại bác 76 ly trên Chiến xa M 41.

    Tôi liền điều động Chi Đoàn qua bên phải đường rầy xe lửa để lấy lợi thế về địa h́nh và tạo khoảng cách giữa ta và địch cũng như dễ bề xoay xở hơn. Nhờ địa thế này tránh đạn đạo Đại bác 100 ly của T 54 trực xạ vào cạnh sườn trái. Tất cả đều di chuyển về hướng Hố Nai, chỉ tác xạ cầm chừng và khi thấy rơ địch. Không bao lâu CĐ 1/5 CX bị T 54 tấn công. Đơn vị tôi cũng bị Bộ Binh CSBV bám sát và tấn công mạnh từ bên kia đường rầy, xa hơn nữa là T 54 đang bám theo. Đủ mọi loại súng thi nhau tác xạ, những luồng đạn lửa đan chéo nhau giữa ta và địch. T́nh h́nh trở nên nguy kịch v́ Chiến xa T 54 đă bám theo kịp và bắt đầu khai hỏa . Những tiếng rít rợn người của đạn 100 ly, từng cục lửa đỏ hực bay vút qua đội h́nh của 2 Chi Đoàn và nổ ngay giữa đội h́nh của Thiết Đoàn. Cộng với Súng cối 82 ly của địch đang rót đạn vào đoàn quân. Việt và tôi chỉ biết vừa chống trả với tất cả mọi hỏa lực cơ hữu vừa di chuyển theo hai bên trái, phải Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn rút về Hố Nai.

    Tôi nh́n qua quan sát vài anh em Bộ Binh và Kỵ Binh trên xe Chỉ Huy,họ đang cầu xin một điều ǵ đó? Xin một phép lạ đến với họ và cho tất cả mọi người đang đối mặt với Tử thần? Trong cơn nguy biến và tuyệt vọng, nói thật ra tâm linh mỗi người đều dậy lên một niềm hy vọng dựa vào các Đấng Quyền Uy. Riêng tôi, đă làm Dấu Thánh Giá cầu xin Đức Chúa Toàn Năng, cầu xin Mẹ Maria đầy ơn phước bao che cho tất cả mọi người lính nơi đây tai qua nạn khỏi. Cầu mong Phép Nhiệm mầu, Quyền năng của Đấng Tối Cao sai khiến và làm thay đồi t́nh huống cực kỳ nguy hiểm hiện tại.

    Ḍng suy nghĩ chợt tắt khi hệ thống Truyền tin, Hỏa Long gọi tôi và Việt tiếp chuyện. Trong lúc thập tử nhất sinh ông cho biết có 2 Phi tuần bom Napalm (Bom xăng đặc) đang bay tới. Tôi và Việt bớt lo phần nào, tôi ngửa mặt lên, nh́n thấy những chiếc Khu trục hùng hổ bay sà sát xuống mặt đất. Chúng tôi chưa kịp nói thêm được ǵ, yêu cầu đánh ở đâu th́ những luồng đạn Đại bác 20 ly nổ tóe lửa cách các xe b́a chừng 50 mét. Tiếp đến, một ḍng thác lửa cuồn cuộn bùng lên sát hông trái đội h́nh Chi Đoàn. Một đám lửa lớn nữa trải dài bên hông phải của CĐ 1/5 CX. Trong đời Binh nghiệp của tôi, tôi chưa bao giờ thấy các Sĩ Quan Không Trợ điều chỉnh chính xác như thế này. Hay các Phi Công tài ba liều lĩnh thả những trái bom hết sức mạo hiểm (không giữ khoảng cách an toàn) như hôm nay.

    Tôi tự nhủ rằng lần sau đừng có đánh bom kiểu này nữa nha anh bạn Phi Công Khu Trục. Nhưng oái ăm thay không có một lần sau nào nữa cả. Đó là những Phi vụ cuối cùng của các anh, hay những quả bom cuối cùng được thả xuống cho cuộc chiến? Cả hai đều đúng. Tri ân các anh bạn Không Quân đă làm thay đổi t́nh huống nguy khốn.

    Hai đám lửa lớn trải dài kẹp hai bên trái, phải của hai Chi Đoàn và bạt mạnh về hướng địch. Phải khen rằng những anh Phi Công này có kỹ thuật đánh bom Napalm xuất chúng. Khói lửa mù trời, nghẹt thở. Sức nóng bỏng rát của bom xăng hắt vào mặt mọi người và bao trùm bởi khói đen v́ những quả bom lửa nổ quá gần vị trí. Thật quá nguy hiểm nhưng nhờ “Thần Lửa” đă tạo ra một khoảng cách khá xa giữa ta và địch, đă đẩy lùi địch về phía sau và đẩy lực lượng ta… về phía trước.

    Tất cả tiếng súng bên ta, bên địch đều ngưng hẳn cùng một lúc. Chưa bao giờ có cái lệnh ngưng bắn cho cả 2 bên hiệu quả như lần này!…Tất cả như hoàn hồn, tôi ngước mắt nh́n lên trời 4 chiếc Khu trục đă cất lên tận trời xanh, xa xa những luồng lửa đạn Thượng liên 12ly8 của địch bắn đuổi theo sau một cách tuyệt vọng.

    Hỏa Long ra lệnh cho tất cả tăng tốc độ tiến về phía trước. Bỏ lại sau lưng một biển lửa mênh mông. Bỏ lại trên vùng đất mang địa danh Trảng Bom hiền từ những ǵ tệ hại nhất của trận chiến tàn khốc. Một sự trùng hợp khá bẽ bàng Trảng BOM với HỎA Long, trọn nghĩa hơn là bom đạn và lửa khói đang hiện hữu nơi đây.

    Kết quả trận chiến vừa rồi dưới mắt chúng tôi là 1 Chiến xa M 41, 2 M 113, 1 xe M 132 (xe phun lửa) đổi lấy 3 T 54 của địch. Ta- Địch, thua huề hay thắng? Đến giờ phút này, tất cả đều không c̣n thành vấn đề nữa, theo lệnh trên miễn sao chúng tôi chiến đấu đến cùng. Và chúng tôi đă làm chùn bước trước sức tiến quân của một lực lượng CSBV cấp Sư Đoàn có Chiến xa, Trọng pháo yểm trợ.

    Chúng tôi lại chào tạm biệt thêm một Thị trấn của miền Đông đất đỏ đầy máu lửa chiến chinh!.

    Bộ Chỉ HuyThiết Đoàn 5 Kỵ binh ,CĐ 1/5 CX và CĐ 2/5 TK di chuyển về Hố Nai lúc 12 giờ trưa ngày 29-4-75 và bố trí trên một ngọn đồi thoai thoải thấp phía sau Nhà Thờ Tân Bắc. Tuyến đầu bây giờ là LĐ 468 TQLC phụ trách, cách vị trí chúng tôi 2 cây số về hướng Trảng Bom.

    Theo lời yêu cầu của Tr/tá Nguyễn Đằng Tống Lữ Đoàn Trưởng. Hỏa Long gọi tôi cùng ông gặp Tr/tá Tống để phối hợp pḥng thủ. Ba người họp ở bên hông Nhà Thờ Tân Bắc- Hố Nai để phối hợp chiến thuật giữa TQLC và Thiết Giáp trong thời gian sắp tới.

    Tr/tá Nô và tôi xuống xe M 113 Chỉ Huy và đi bộ lại chiếc xe JEEP của Tr/tá Tống. Ông tiến tới đón 2 hai người, ông bắt tay Tr/tá Nô xong quay nh́n tôi chăm chăm một lúc, và hỏi: “Đại úy Lưu có lại không Tr/tá ?”. Tôi liền nói lớn: “Em Lưu nè, anh Tống”, hai mắt anh mở lớn nh́n tôi kinh ngạc, ôm choàng lấy người tôi nói: “Trời! mầy đây hả Lưu”. Tôi chợt nhớ là ḿnh chưa kịp rửa mặt, nh́n xuống bộ đồ trận đă đổi thành màu đen với bụi, tro lốm đốm bám đầy ḿnh. Tôi đi lại soi mặt vào chiếc kính chiếu hậu của chiếc JEEP …tôi cũng không nhận ra tôi v́… không giống ai! Bảng tên trên ngực áo cũng đă mất chữ. Te tua quá đổi! Người lính TQLC nh́n mặt tôi và quay đi với nụ cười lén, anh trao cho tôi một “b́nh ton” nước. Và tôi xóa đi lớp bụi đen thui, đen thủi. Xóa thêm một cơn ác mộng, cơn ác mộng thứ tư trong ṿng chưa đầy nửa tháng!

    Cả 3 người Tr/tá Nô,Tr/tá Tống và tôi thả bộ ra đường phố Hố Nai để quan sát t́nh h́nh. Nhà dân, phố xá đóng cửa kín mít, hàng quán không c̣n bày bán một thứ ǵ cả. Có nhiều anh em Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ trang bị vũ khí chạy ngang chạy dọc chỉ chỏ lung tung. Ngày trước khu vực này sầm uất buôn bán nhộn nhịp, tấp nập, hôm nay vắng vẻ đ́u hiu quá. Tôi gọi một anh Nghĩa Quân có vẻ là toán trưởng lại đề hỏi chuyện. Anh ta mặc đồ dân sự tay cầm khẩu súng phóng lựu M 79 với 2 dây đạn đầu màu vàng (đạn nổ) và một dây đạn chống chiến xa. Trên vai mang một khẩu M 16. Anh ta giới thiệu anh là Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân đang phân công anh em bố trí pḥng thủ. Tôi hỏi anh ta có cần thêm đạn ǵ không? Anh ta bảo rằng anh em TQLC mới cho đạn M 79 chống chiến xa,và một số đạn M 16.

    Đến giờ phút cuối cùng này. Những người Nghĩa Quân chỉ là Lực Lượng Bán Quân Sự, người lính không có số quân c̣n vững tay súng để sống chết với quê hương! Thán phục các anh, v́ ḷng yêu làng, thương xóm một ḷng với đồng bào đă từ bỏ xứ Đạo, từ bỏ tất cả để từ miền Bắc di cư vào đây năm 1954. Nay các anh cương quyết ǵn giữ xóm Đạo, bảo vệ một vùng Đất Thánh! Một h́nh ảnh đẹp, khó quên. Cầu xin Đức Mẹ ban b́nh an cho các anh.

    Lợi dụng địa h́nh để có một chu vi pḥng thủ tối ưu. Chín Chiến xa M 41 và 3 M 113 có gắn Đại bác bắn thẳng106 ly không giật bố trí quay súng về hướng Đông chờ Chiến xa T 54 của địch. Tất cả các khẩu Đại bác đều nạp đạn chống Chiến xa và sẳn sàng nhả đạn. Phía dưới thung lủng các Chiến Sĩ Mũ Xanh cũng sẳn sàng nghênh chiến.

    Hai giờ chiều ngày 29-4-75, trận chiến mới, bắt đầu bùng nổ dữ dội phía thung lủng giữa TQLC và Bộ Binh CSBV. Khoảng nửa giờ sau từ trên đồi nh́n xuống chúng tôi thấy nhiều đám bụi xuất hiện. Nhiều Chiến xa địch đang áp sát nơi đang giao tranh, tiếp đến những cuộc quần thảo khốc liệt giữa Chiến Sĩ Mũ Xanh và địch có T 54 yểm trợ….2 T 54 cháy v́ trúng đạn M 72 của TQLC.

    Bất ngờ một đoàn trên 10 chiếc Chiến xa T 54 lù lù xuất hiện từ QL 1 di chuyển đến khoảng giữa vị trí pḥng thủ của Thiết Đoàn và nơi đang giao tranh dưới thung lũng.Tôi nghĩ rằng chúng dự trù đánh bọc ngang hông lực lượng TQLC và không thấy chúng tôi v́ chúng từ dưới địa h́nh thấp nh́n lên, chúng tôi được che khuất bởi những mô đất trên ngọn đồi.

    Có c̣n cơ hội nào tốt hơn nữa, các Chiến xa T 54 đang đưa hông trước các họng Đại bác. Với khoảng cách 1 km trong tầm của Đại bác 76 ly của CX M 41 và 106 ly bắn thẳng. Tr/tá Nô, Th/tá Đào đă chỉ thị tôi và Việt phối hợp hành động. Mười hai trái đạn rời ṇng bay vút vào các T 54. Hai bốc cháy ,hai bay pháo tháp và lật nghiêng. Sáu chiếc c̣n lại liền quay đầu chỉa Đại bác 100 ly và tác xạ vào chúng tôi. Những trái đạn nổ tung lưng chừng trên triền đồi thoai thoải. Có những quả bay vút qua đầu với tiếng rít rợn người. Mười hai trái đạn nữa rời ṇng, thêm 2 T 54 bị hạ.

    Hướng Bắc bên kia QL1, TQLC và cả Trung Đoàn CS có Chiến xa yểm trợ đang giao tranh cũng được một giờ rồi. Bây giờ chúng tôi lại nghe tiếng súng lớn nhỏ nổ liên hồi ngoài đường phố Hố Nai. Tiếng súng càng lúc càng gần. Sự phấn khởi của tất cả mọi người trước những Chiến xa T 54 bị hạ chợp tắt nhanh chóng, khi nh́n thấy một đoàn Chiến xa T 54 và Bộ Binh CS nữa xuất hiện ngoài QL1và đang hùng hổ tiến tới. Tiếp đến chúng tấn công cuồng bạo vào Bộ Chỉ Huy của LĐ 468 TQLC và cả lực lượng của TĐ 5 KB. Một M 41 và 2 M 113 bị T 54 bắn banh xác…Chúng tôi rút lui nhanh chóng để khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn!!! Lại chia tay thêm một Thị trấn,một xứ Đạo-vùng Đất Thánh Hố Nai.

    Và từ đó tôi không c̣n gặp lại một người anh, Tr/tá Nguyễn Đằng Tống. Sau này anh đă để lại thân xác trên núi rừng miền Bắc; với 4,5 khúc ruột bị nối v́ chiến trận th́ làm sao có thể sống được dưới chế độ lao tù CS. Một nén hương ḷng thắp lên để nhớ Anh, anh Tống.



    Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, 2 Chi Đoàn rút về đóng quân tại Ngă 3 Tam Hiệp lúc 7 giờ tối ngày 29-4. Nh́n về hướng Phi trường Biên Hoà nhiều cột lửa bốc cao với khói đen cuồn cuộn. Đêm đó chúng tôi nh́n thấy ngoài xa lộ thỉnh thoảng từng cặp Chiến xa CSBV chạy rất nhanh ngang qua vị trí pḥng ngự. Chúng tôi nằm im ĺm chờ lệnh…

    “Thế, Quốc biến lấy ǵ lo Chiến chinh
    -HY SINH-”

    Trong ḷng đau đớn tột cùng khi kiểm kê lại sự tổn thất vừa qua. CĐ 2/5 TK bây giờ chỉ c̣n 10 chiếc M 113. Một chiếc Chiến xa M41 tôi thấy tội nghiệp, lẻ loi quá nên cho về với “mái nhà xưa” là CĐ 1/5 CX. Quân số c̣n lại chỉ vỏn vẹn 50 Kỵ Binh. Chiến tranh ơi! khốc liệt quá, tàn nhẫn quá, chỉ có 1 ngày CĐ 2/5 TK bị tiêu hủy 2 CX M 41 và 2 M 113, 20 Kỵ Binh các cấp loại khỏi ṿng chiến đấu. Mới đây thôi chưa đầy 2 tuần lễ của đầu tháng 4, CĐ 2/5 đă bị mất 1 xe M 41, 8 xe M 113 và hơn 1/4 quân số trên QL 20. Chúng tôi cũng như những đơn vị của QLVNCH và tất cả Dân, Quân, Cán, Chính đă và đang HY SINH. Hy sinh để VNCH sống c̣n. Nhưng đau thương thay cho vận Nước, VNCH thua cuộc! v́ sự xếp đặt trên sân khấu chính trị của các Siêu Cường Quốc.

    Ngày 30-4-75 toàn bộ lực lượng rút về đến cầu B́nh Phước lúc 1giờ chiều. Từ đây mọi sự liên lạc bị cắt đứt. Nhớ một người Thầy trong Binh chủng mà tôi đă từng học hỏi nhiều nhất, từ lúc chập chững vào đời Binh nghiệp đến ngày hôm nay. Nhất là Thầy tṛ cùng nhau gánh chịu tất cả đau thương nghiệt ngă của ngày vừa qua. Người Thầy Tr/tá Trần Văn Nô đă về ḷng đất mẹ năm 1987.

    Ngay tại đây Đơn vị tôi bị lực luợng CS khống chế và leo lên các xe.Tôi cố gắng liên lạc với Thiết Đoàn liền bị một Cán binh CS chụp lấy Ống Liên hợp Truyền tin ném đi. Một binh sĩ kề cận tôi chỉa súng vào anh Cán binh này, bị một Cán binh khác dộng báng súng vào người rớt xuống ḷng xe. Nếu không có sự kiềm chế tột đỉnh của anh em Kỵ Binh th́ chiếc xe M 113 này đă nổ tung, máu lửa tràn ngập. Thế là hết, mất tất cả rồi. Tất cả các súng Đại liên trên xe thay đổi chủ, chúng dẫn 10 xe M 113(thuộc đơn vị tôi) về tại cổng chính Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi chứng kiến một cảnh đau ḷng, Thiết Giáp ta, Đại liên ta, xạ thủ địch giao tranh với những đơn vị Biệt Kích 81 Nhảy Dù c̣n cố thủ trong Bộ Tổng Tham Mưu.V́ họ không chấp nhận sự đầu hàng của Lảnh Đạo cao nhất của đất nước. Đau đớn thay! Nhục nhă thay cho một sự đổi đời từ đây!

    Lợi dụng sự hỗn loạn của Đồng bào, Quân nhân lũ lượt rời nhiệm sở. Anh em Thương binh vết thương c̣n rỉ máu bị xô đuổi từ Bệnh Viện Cộng Ḥa đi về hướng Sàig̣n. Tôi xuống xe bỏ cuộc và tháp tùng theo đoàn người, đi được chừng mấy bước, một họng súng AK 47 đen ng̣m chỉa thẳng vào ngực, hét lớn “Quay lại xe, bằng không sẽ bắn bỏ”. Tôi đành phải trở lại xe và tháo bỏ thêm đôi giày trận đă theo tôi gẩn 8 năm trời ṛng ră. Tôi xỏ đôi bàn chân vào đôi dép quai dọc, với chiếc quần khaki, và chiếc áo mayô cùng màu ôliu. Một lần nữa tôi và anh em đồng đội thân thuộc trà trộn vào đoàn người đủ mọi thành phần thoát khỏi xe M 113. Trong ḷng quặn thắt,tim nhói đau tột cùng, như bị buộc phải thoát khỏi ḷng người Mẹ bao năm trời bảo bọc, che chở cho những người con yêu quí, để đi về một phương trời vô định.

    Tôi ra đi trong tức tưởi nghẹn ngào; ra đi trong âm thầm lặng lẽ. Không kịp nói một lời từ giả với các cấp Chỉ huy, bạn bè và đồng đội. Đầu óc choáng váng, nước mắt tuôn rơi, với từng bước chân mệt mỏi ră rời. Từng bước uể oải, nhọc nhằn xiêu vẹo ( bàn chân trái của tôi đă từng bị thương 2 lần, nay không quen mang dép đi xa).Tôi vừa đi vừa nh́n xuống mặt đường thấy bóng ḿnh chao đao nghiêng ngă! Từ Lăng Cha Cả về đến cầu Công Lư (gần nhà anh ruột tôi) mà tôi đi đến 3 tiếng đồng hồ.

    Sáng ngày 2-5-75 tôi mới nhờ người cháu chở về nhà tại Thủ Đức với bộ đồ dân sự của ông anh trên người. Tội nghiệp thay! Ba Mẹ vợ và cả vợ tôi vài phút đầu tiên không thể nhận ra tôi. Rồi sau đó tất cả oà khóc. Các con tôi đứng nh́n ngơ ngác, rồi cũng khóc theo (chúng không thề nào nhận ra tôi, v́ từ lâu tôi không mặc đồ dân sự ). Mới ngày hôm qua đây, ông Anh rể và bà Mẹ vợ đi t́m tôi qua từng cái xác mặc đồ trận, nẳm gần các xe Thiết Giáp bị cháy, từ ngă tư Thủ Đức đến cầu Rạch Chiếc. Ôi! có hành động nào cảm động bằng. Thương thay !

    Kỵ Binh Vũ Đ́nh Lưu

    Last edited by Tigon; 15-04-2011 at 08:52 PM.

  7. #77
    Member
    Join Date
    30-03-2011
    Posts
    70
    Quote Originally Posted by longquan View Post
    Ghi chú : "Bách khoa toàn thư Wikipedia" không phải là sách Lịch Sử v́ thế các chi tiết trong bài viết không nhất thiết đúng sự thật 100% và cần được tham khảo thêm.lq.

    Kính chào bạn Tigon và Phú Quốc,

    Trước hết tôi xin cám ơn 2 bạn đă đọc tài liệu tôi trích đăng và có lời góp ư rất chính xác. Nhân dịp này tôi cũng xin minh định rằng khi trích đăng tài liệu trên tôi chỉ có ư muốn nêu lên một vài chi tiết có tính cách thời sự nóng bỏng trong ngày 30 tháng 4, 1975 chứ không hề có ư "làm lợi cho cs". Hơn nữa, tài liệu trên lại do tác giả csVN viết nên tôi càng không tin tưởng về sự trung thực của bài viết v́ thế trên đầu bài tôi có câu "GHI CHÚ" để lưu ư đọc giả. Dù tác giả là ai, khi trích đăng lại một bài viết tôi đều tôn trọng nguyên tác mà không sửa chửa hoặc viết xen vào ư kiến riêng của ḿnh, có lẽ v́ vậy mà bạn Phú Quốc đă hiểu lầm. Tôi chân thành xin lỗi bạn.

    Ở đoạn chót của tài liệu có viết "....đi tù căi tạo từ vài ngày đến 10 năm...." tôi nghĩ có lẽ tác giả hoặc là cố t́nh bưng bít, hoặc viết tài liệu này sau ngày 30 tháng 4, 1975 khoảng trên dưới 10 năm nên chưa biết sự thật như bạn Phú Quốc đă góp ư là có người bị tù 18, 20 năm cho đến ngày trại đóng cửa và sự thật quả đúng như thế.

    Với tuổi đời 75 năm, trong đó có 25 năm tuổi lính, và được vinh dự phục vụ 2 chế độ VNCH, cộng thêm 11 năm lao tù cs sau ngày mất nước, lq tôi cũng nh́n ra được một vài sự thật về chủ nghĩa và con người csVN.

    Một lần nữa xin cám ơn bạn Phú Quốc và Tigon đă thông cảm cho lq.

    Trân trọng
    Kính thưa Bác LongQuan,

    Cháu chỉ phản biện lại những câu mang chiều kích có lợi cho cs của Wikipedia thôi, và đă không hề có ư nghĩ ǵ khác về bác v́ cháu hiểu bác chỉ trích dẫn để rộng đường dư luận. Có điều ǵ sơ sót, mong bác thứ lỗi./.


    Kính Cô Tigon,

    Bài của cô đăng về những ngày cuối, lời cuối của tướng Dương Văn Minh rất hay, rất đáng để ôn lại trong những ngày cuối tháng tư này.

    Nói thêm về vị tướng DVM th́ tôi nghe từ radio Việt-nam Úc Châu kể lại (theo các tài liệu lịch sử) rằng ông DVM có liên quan rất lớn đến cái chết của cố Tổng-thống Ngô Đ́nh Diệm:

    Sau chiến dịch Đinh Tiên Hoàng để dẹp ṣng bài Đại Thế Giới do tướng Bảy Viễn quản lư, ông DVM có tịch thu được một số vàng rất lớn, định giử lại cho cá nhân, nhưng đă bị Tổng-thống bắt xung vào công quĩ.

    Khi người Mỹ ủng hộ đảo chánh, (nhưng không hề có ư giết Tổng-thống) th́ Đại-úy Nguyễn Văn Nhung (khi đó đương là cận vệ thân tín của Dương Văn Minh) đă bắn chết ông Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu trong xe tăng.

    Đến giờ vẫn chưa có ai nói cho tôi hiểu tại sao trong quân lực VNCH lại để cho một ông Tướng có em làm tướng Việt-cộng nắm quyền hành cao đến như vậy?!

    Bây giờ xin trả lại "topic" cho Cô Tigon.

  8. #78
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Từ chuyện Dương Văn Minh ...

    Đến giờ vẫn chưa có ai nói cho tôi hiểu tại sao trong quân lực VNCH lại để cho một ông Tướng có em làm tướng Việt-cộng nắm quyền hành cao đến như vậy?!
    Nếu Phú Quốc biết ai " nuôi " Dương Văn Minh , và chính sách của Mỹ th́ Phú Quốc sẽ hiểu tại sao .

    Năm 1963 , Tigon có nghe câu nói này bàn loạn trong dân gian : Nếu T T Diệm sống sót th́ chỉ cần một trung sĩ tiểu đội trưởng cũng có thể lật ngược thế cờ . V́ vậy bọn tướng lănh phản loạn phải giết ông Diệm cho bằng được .

    Đoạn nói về Nguyễn Văn Nhung , có trong bài mà Tigon trích dẫn , nhưng đă bỏ bớt đi , để tránh xảy ra những tranh căi không cần thiết .

    Có điều này phải nói ra , Big Minh không xứng đáng được phủ cờ . Một số người được ông ta ưu đăi , đă lớn tiếng bênh vực , là nhờ ông ta mà Saigon không đổ nát, không tắm máu . Thực ra , ai cũng biết là Big Minh làm theo lênh Mỹ . Không tắm máu lúc đó , nhưng bao nhiêu trăm ngàn anh em ta bị chúng giam vào cái goị là " trại cải Tạo " để hành hạ , trả thù . ai không chết th́ cũng chẳng lành lặn khi được ra . Tuổi trẻ của những người trai thế hệ bị chôn vùi trên , dưới 10 năm trong lao tù , thay v́ ḥa giải để họ giúp vào việc xây dựng đất nước sau chiến tranh . Bây giờ th́ quá trễ , ḥa giải với CS là việc không thể nào xảy ra . Tin CS là tự sát, nhât là tin CSVN .

    Chúng ta không sợ những ǵ CS làm, mà hăy làm những ǵ CS sợ !
    ( TGUK)

    Tigon
    Last edited by Tigon; 15-04-2011 at 08:32 AM.

  9. #79
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chân Dung Người Lính VNCH ( Tập 11 )


  10. #80
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Một Số Chuyện Đáng Buồn

    Phu Quốc post :
    Nói thêm về vị tướng DVM th́ tôi nghe từ radio Việt-nam Úc Châu kể lại (theo các tài liệu lịch sử) rằng ông DVM có liên quan rất lớn đến cái chết của cố Tổng-thống Ngô Đ́nh Diệm:

    Sau chiến dịch Đinh Tiên Hoàng để dẹp ṣng bài Đại Thế Giới do tướng Bảy Viễn quản lư, ông DVM có tịch thu được một số vàng rất lớn, định giử lại cho cá nhân, nhưng đă bị Tổng-thống bắt xung vào công quĩ.

    Khi người Mỹ ủng hộ đảo chánh, (nhưng không hề có ư giết Tổng-thống) th́ Đại-úy Nguyễn Văn Nhung (khi đó đương là cận vệ thân tín của Dương Văn Minh) đă bắn chết ông Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu trong xe tăng.

    Đến giờ vẫn chưa có ai nói cho tôi hiểu tại sao trong quân lực VNCH lại để cho một ông Tướng có em làm tướng Việt-cộng nắm quyền hành cao đến như vậy?!
    Phú Quốc đă đề cập tới chuyện Big Minh , vậy th́ Tigon cũng bật mí luôn .
    Lịch sử là lịch sử , nhưng nhận xét thực hư là quyền của ngươi đọc .
    " Ngựa chết để da , người chết để tiếng " , chứ không phải chết là hết chuyện đâu . " Một số chuyện đáng buồn " sẽ được chia làm nhiều kỳ cho đỡ...hại sức khỏe của bạn đọc .

    Cuốn “Decent Interval” của Frank Snepp

    Cuốn “Decent Interval” của Frank Snepp khi mới xuất bản năm 1977 đă gây khá nhiều chấn động cho cả chính phủ Hoa Kỳ lẫn dân chúng v́ không ai ngờ những chuyện như thế đă xẩy ra.

    Frank Snepp sinh ngày 3.5.1943 tại Kinston, North Carolina và tốt nghiệp tại Columbia University về ngành quốc tế sự vụ vào năm 1968. Trước hết, ông làm việc cho NATO ở Âu Châu rồi đến làm trưởng phân tích viên về chiến lược của Bắc Việt cho CIA tại Sài G̣n từ năm 1969 đến 29.4.1975. Với vai tṛ của ḿnh, ông biết khá nhiều về các biến cố đă xẩy ra trong những ngày cuối cùng của VNCH. Dĩ nhiên, ông không thể nắm vững tất cả những chuyện đă xẩy ra, nhất là về phía VNCH, nên có nhiều chi tiết ông ghi lại không đúng. Đặc biệt, ông không biết chuyện Hoa Kỳ đă giao miền Nam cho Trung Quốc từ năm 1972, chuyện Đại Sứ Martin của Mỹ và Đại Sứ Mérillon của Pháp đă hợp mưu đánh lừa Tướng Dương Văn Minh lên cầm quyền, nói là để thương lượng với Hà Nội, nhưng thật sự là để đầu hàng. Với bản chất là “THAM-NGU-HÈN”, Tướng Minh đă cắn câu và trở thành hàng tướng, v.v.

    V́ tiết lộ nhiều bí mật về t́nh báo, CIA đă kiện ông vi phạm hợp đồng về việc phải giữ bí mật nghề nghiệp khi làm việc với CIA. Ông nhờ nhóm luật sư của American Civil Liberties Union bênh vực, Tối Cao Pháp Viện đă không tuyên phạt ông về những chuyện đă được ông tiết lộ, nhưng ra lệnh cho ông không được nói ǵ nữa về những bí mật khác nếu không được CIA cho phép.

    Rất nhiều người Việt nghe nói đến cuốn “Decent Interval”, nhưng ít ai đọc cuốn sách dày 590 trang này. Nhân kỷ niệm ngày mất miền Nam, chúng tôi xin trích dẫn dưới đây một số đoạn nói về một số biến cố được nhiều người Việt quan tâm như vụ tướng Nguyễn Cao Kỳ âm mưu đảo chánh ông Thiệu, vụ tài sản của ông Thiệu, vụ 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia, vụ số vàng của Hàng Không Việt Nam biến mất, vụ tổng xuất Tổng Thống Thiệu, v.v.

    Ngày nay, nhờ các tài liệu được giải mă và lời khai của các nhân chứng, chúng ta biết được nhiều chi tiết chính xác hơn về biến cố 30.4.1975, nhưng những tài liệu do Frank Snepp công bố cũng sẽ góp phần đáng kể trong việc làm sáng tỏ lịch sử.

    NGUYỄN CAO KỲ ÂM MƯU ĐẢO CHÁNH

    Frank Snepp đă kể lại về chuyện Hoa Kỳ thương lượng để Tướng Nguyễn Cao Kỳ đừng làm đảo chánh lật đổ ông Thiệu như sau:

    Đêm trước, do một nguồn tin Nam Việt Nam, tướng Chales Timmes được biết Nguyễn Cao Kỳ định làm đảo chính. Nghe thấy chuyện đó, Martin quyết định thuyết phục Kỳ. Ông cùng tướng Timmes đến gặp Kỳ ở phi trường Tân Sơn Nhất. Họ thảo luận với nhau trong hai giờ. Martin và Timmes cố nói cho Kỳ rơ: ông ta và chiến hữu có một vị trí trong ván bài đang chơi. Thực tế, Martin nghĩ khác: Việc Kỳ tham gia chính phủ sẽ tiêu tan mọi hy vọng thương lượng. Nhưng ông đại sứ cho rằng cách duy nhất để bảo đảm cho việc thay đổi chính phủ theo hiến pháp là gây cho Kỳ và những cái đầu nóng khác cảm tưởng rằng họ có phần trong đó. Martin đă hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cuối buổi họp, Kỳ chấp nhận để Thiệu yên vị miễn và thực quyền được trao cho một người khác, như ông ta chẳng hạn. Tiếc thay, đối với những nhà viết sử, cuộc trao đổi giữa Martin và Kỳ chưa bao giờ được dựng lại đây đủ. Tối hôm đó, lúc Timmes ngồi viết lại tường thuật buổi nói chuyện th́ ông thấy máy thu thanh giấu trong cặp đă bị hỏng. Suốt đêm, ông ngồi cố nhớ lại nhưng cũng chỉ ghi đúng được một phần cuộc thảo luận. Sau đó, ông đại sứ đă phê b́nh ông.

    ( C̣n tiếp...)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 18-04-2012, 09:17 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 12-05-2011, 03:56 PM
  3. Replies: 4
    Last Post: 02-05-2011, 08:06 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 28-04-2011, 06:25 PM
  5. Replies: 6
    Last Post: 07-12-2010, 12:21 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •