Page 1 of 24 1234511 ... LastLast
Results 1 to 10 of 237

Thread: THÁNG TƯ ĐEN UẤT HẬN

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    THÁNG TƯ ĐEN UẤT HẬN

    Mời các bạn tham gia " Tháng Tư Đen Uất hận " bằng những nhận định , những kỷ niệm về những ǵ xảy ra trong tháng tư , 1975 ; hoặc những bài hát , những bài thơ , truyện ...

    Tigon xin mở đầu bằng bản nhạc " Tiếc Thương " , để tưởng niệm và tri ân những chiến sĩ Quân Lực VNCH đă hy sinh trong suốt chiều dài lịch sử của hai nền Cộng Ḥa .

    Thân thể các anh đă tan trong ḷng đất Mẹ , nhưng hùng khí bất khuất của các anh sẽ sống mài với những người dân Việt , như để nuôi dưỡng tinh thần quyết vực lại quê hương .



    MỘT Ư CHÍ CHỐNG CỘNG

    MỘT LỜI THỀ GIÀNH LAI QUÊ HƯƠNG




    Tigon

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    THÁNG TƯ MÁU VÀ NƯỚC MẮT

    Cầm sự vụ lệnh của Tiểu doàn 86 về tŕnh diện BCH/LĐ8 để nhận nhiêm vụ Trưởng ban 2 vào những ngày cuối tháng 4 này thật chẳng hứng thú chút nào. Một nhiệm vụ không mấy thích hợp với cái ám số chuyên nghiệp bóp c̣ của tôi. Nói như thế không phải là tôi không biết ǵ về t́nh báo, tuy nhiên có một đơn vị trong tay để mặc sức đánh đấm vẫn thú hơn nhất là vào lúc dầu sôi lửa bỏng này.

    Từ sau mùa hè đỏ lửa, bằng những đ̣n phép chính trị và cắt giảm viện trợ quân sự để ép chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa phải kư kết Hiệp Định Paris, người lính VNCH đă phải chiến đấu trong đơn độc, thiếu thốn. Làm sao chúng ta có thể chống đỡ lại hàng mấy chục sư đoàn với nguồn viện trợ có thể nói là hầu như vô tận của cả khối Cộng Sản để ḥng cưỡng chiếm Miền Nam biến cả nước thành chư hầu của Nga và Tàu cộng.

    Trời cuối tháng tư nắng cũng chưa gay gắt lắm, nhưng cơn sốt chính trị và t́nh h́nh sôi động của chiến trường làm cho không khí ngột ngạt khó thở. Từ sau cuộc triệt thoái Cao nguyên của Quân Đoàn II, đến cuộc di tản cuả QĐI ,rồi pḥng tuyến Phan Rang thất thủ, sau cùng là hai trái bom CBU thả xuống mặt trận Xuân Lộc cũng chỉ làm chúng khựng bước tiến quân trong một ít ngày.

    Mấy ngày nay người ta đă nói đến chuyện có nhiều chuyến bay,chuyến tàu chở gia đ́nh sĩ quan Bộ Tổng Tham Mưu và Không Quân ra Phú Quốc. Mấy hôm trước chị San và chị Thiệu lên thăm các anh đă đề cập đến chuyện nhiều người đă bỏ đi Mỹ, lúc đó anh San đă cứng rắn trả lời: “Tại sao lại phải bỏ đi? Nếu VC vào đây th́ bọn này sẵn sàng đi vác đường rầy xe lửa”. Ừ tại sao lai phải bỏ đi nhỉ, cùng lắm th́ mươi mười lăm năm tù, cũng nhờ suy nghĩ như vậy mà tôi đă không bị sốc khi chúng tuyên bố chỉ đi 10 ngày mà tôi đă gỡ gần 8 cuốn.

    Ngày 26/4/75, tôi tạt về thăm gia đ́nh ở Biên Ḥa, cả thành phố đang giao động, dân chúng đổ đầy ra đường để t́m cách chạy về Sài G̣n, các ngả đường đều bị Quân Cảnh phong tỏa, Mẹ tôi bảo tôi

    - Mày nên ở lại nhà. T́nh h́nh này Mẹ thấy nguy hiểm lắm,vợ mày một nách hai đứa con nhỏ làm sao nó lo nổi.

    Nghe mẹ tôi nói vậy, tôi trấn an gia đ́nh

    - Thầy Mẹ và gia đ́nh không nên đi đâu hết. Trữ lấy ít đồ ăn và ở nhà. Chạy về Sài G̣n cũng thế thôi. Nhiều khi tên bay đạn lạc giữa đường cũng chẳng biết chừng. C̣n con th́ phải trở về đơn vị.

    Vâng! Nhất định tôi phải về đơn vị, tôi đă t́nh nguyện đi lính trong khi tôi vẫn có thể ngồi ở ghế nhà trường thêm vài năm nữa. Mười ba thằng khóa 4/68 chúng tôi đă “ liếm lông cọp” chứ không phải “ bị cọp liếm”. tôi yêu đời lính, yêu binh chủng, yêu bạn bè chiến hữu, và hơn tất cả là tôi yêu mảnh đất này, nếu tôi ở lại nhà th́ sau này c̣n mặt mũi ǵ nh́n lại anh em.

    Hai tuần trước đây khi ghé thăm Tr/u Nghị (Nghị làm đại đội phó cho tôi lúc tôi ở 52) ở bệnh viện tiểu khu B́nh Dương nó đă tự bắn vào tay để được cùng tải thương với em nó là Th/u Công tử trận tại Chơn Thành về, tôi đă nhẹ nhàng trách nó sao nỡ rời đơn vị trong lúc này, nó nói với tôi “ Minh Hiếu yên tâm, ngày mai sau khi chôn thằng Công tại Nghĩa Trang Quân Đội xong tôi sẽ về thẳng đơn vị”, nói rồi nó giơ cái bàn tay c̣n đang rỉ máu nói tiếp: “ c̣n cái này th́ nhằm nḥ ǵ ba cái lẻ tẻ”. Nó đă cùng đơn vị ra Phan Rang để rồi bị bắt tại đó.

    Tôi về đến đơn vị ḷng thật thanh thản, tôi đă vượt qua được cái tầm thường dù rằng cũng chẳng làm được điều ǵ phi thường.

    Đêm 29/4, địch tấn công toàn bộ các đơn vị của Liên Đoàn, BCH/LĐ bị pháo suốt đêm khiến hầm chỉ huy bị sập một góc, cái tháp canh cao hơn 10 mét bị gẫy gục, một Ch/u và hơn 10 binh sĩ của ĐĐ8 trinh sát hy sinh. Bọn VC bám vào khu nhà dân ở chợ Bà Hom, cũng như những lùm tre bên kia xa lộ Đại Hàn bắn B40, B41 và 57 như mưa khiến pháo binh trong căn cứ tác xạ yểm trợ cho các đơn vị bên ngoài thật khó khăn.

    Tiểu doàn 87 do Thiếu tá Mạnh làm tiểu đoàn trưởng, sau một ngày một đêm cầm cự trong khu Lư Văn Mạnh, đă phải triêt thoái sáng sớm ngày 30. Tiểu đoàn 84 của Thiếu tá Nam bị địch tấn công từ lúc nửa đêm bằng chiến xa và bộ binh, đến gần sáng th́ bị tràn ngập, Trung Úy Nguyễn Văn Quan trưởng ban 3 tử trận, Quan khóa 2/68 trên tôi hai khóa, chúng tôi t́nh cờ gặp nhau trong nhiều khóa học, từ khóa 40 RNSL đến khóa 3/70 tiền sát viên pháo binh, gấn đây nhất là khóa 3/74 Bộ Binh Trung Cấp mà Quan thường gọi đùa là “ Bắn Bỏ Thượng Cấp”

    Riêng Th/tá Nam lời sau cùng anh nói trước khi triệt thoái khỏi đồn Vĩnh Lộc “ tao sẽ cố đến gặp mày” tức là anh sẽ triệt thoái về với BCH/LĐ, nhưng rồi chỉ hơn mười phút sau một tên “đồng chí Nam bộ” nhẩy vào tần số liên lạc hét lớn thật sắt máu

    -Tao bắt thằng Nam rồi, tụi mày đầu hàng đi th́ sống.

    Như điên lên, tôi chụp ống liên hợp mở ngay một cuộc đấu vơ mồm

    - Mày có ngon th́ ra khỏi số nhà tao đi để tao điều động mấy đứa em rồi đánh tiếp.

    - Tao là Phong quận 10 đây, mày ra bao nhiêu tao bắt bấy nhiêu

    - Tao đếch cần biết mày là Phong quận 10 hay 11, mày ngồi thở đi rồi đánh xả láng sáng về sớm.

    Tôi cố liên lạc với Th/t Nam nhưng không được, anh đă bị chúng bắt, sau này chúng tôi cùng gặp nhau lại ở Tân Lập Vĩnh Phú.

    Một phi tuần Skyraider được gởi lên vùng nhưng một chiếc đă bị bắn rớt phía cầu B́nh Điền, riêng chiếc AC119 sau khi yểm trợ cho chúng tôi trên đường về bị trúng SA7 bốc cháy trên không, sau này khi đi tù tôi được biết người phi công dũng cảm ấy là Tr/u Thành tức Thành Kampuchia, xin được một lần tạ ơn anh, anh đă không bay sang Thái Lan như một vài người đă làm mà ở lại với chúng tôi, thân xác anh đă ḥa lẫn vào không gian trong giờ phút hấp hối của Miền Nam.

    Khoảng 10 giờ sáng, chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với Biệt Khu Thủ Đô, cũng như với BTL/SĐ106 BĐQ, Trung tá Chung Thanh Ṭng mới về đảm nhiệm chức vụ liên đoàn trưởng mới có mấy ngày hỏi tôi

    - Từ sáng đến giờ, đại úy có mở radio nghe xem có tin tức ǵ không?

    - Thưa trung tá, không. Từ đêm đến giờ quá căng thẳng nên đâu có nghĩ đến chuyện đó, thằng 84 đă mất liên lạc hoàn toàn, hai đứa con nằm ngoài trong khu Chợ Đệm của thằng 86 cũng mất liên lạc, Trung tá có ư định thế nào?

    Trầm ngâm giây lát ông quay sang Trung tá Trịnh Thanh Xuân liên đoàn phó nói như ḍ hỏi

    - Ḿnh mất liên lạc với mọi nơi, theo tôi ḿnh nên bỏ nơi này rút về pḥng thủ khu Tân Phú, ư ông thế nào?

    Trung tá Xuân trả lời rất tự tin

    - Cách đây hơn nủa tháng, chúng tôi đă nghiên cứu địa h́nh khu vực này và được cha Đinh Xuân Hải dẫn đến các cao ốc chung quanh,nơi đây có thể tạm cầm chân bọn chúng được, nhưng phải yêu cầu dân chúng ra khỏi vùng.

    Quyết định đến thật nhanh v́ không c̣n chọn lựa nào khác, Tr/t Ṭng nói với Tr/t Xuân

    - Anh ra với thằng 87,tôi sẽ đi với phần c̣n laị cuả thằng 86, Đại úy Hiếu đi yêu cầu các pháo đội pháo binh trưc xạ tối đa vào khu chợ Bà Hom, cũng như các lùm tre bên kia xa lộ Đại Hàn trong ṿng 10 phút, rồi phá hủy súng. Anh cũng xuống báo cho thằng 86 chuẩn bị mở đường máu ra.

    Tôi chạy vội xuống các pháo đội pháo binh truyền lệnh. Hai pháo đội 105 và một pháo đội 155 bắn như mưa. Địch cũng bắn trả bằng các loại B40, B41. Súng nhỏ cũng bắn như văi đạn vào căn cứ, tôi lao vội vào hầm chỉ huy của Tiểu đoàn 86 gặp T/tá Trấn Tiễn San tiểu đoàn trưởng và T/tá Đoàn Đ́nh Thiệu tiểu đoàn phó, sau khi truyền đạt lệnh, tôi thấy T/tá Thiệu ghé miệng vào cổ áo định lột cặp lon bằng vải và nói

    - ĐM, nếu moa chết th́ không có ǵ để mà phải sợ. Nhưng nếu bị bắt moa không muốn nó biết cấp bậc rồi điều tra hành hạ ḿnh.

    Ngay lúc đó anh San lên tiếng và cản lại

    - Moa th́ nghĩ chết cũng thiếu tá mà nếu bị bắt th́ cũng thiếu tá sợ đếch ǵ.

    Giá lúc b́nh thường th́ tôi cũng tán láo vài câu cho vui, nhưng trong t́nh h́nh này tôi chỉ chào và nói “ chúc may mắn” rồi chạy nhanh về trung tâm hành quân. Tiểu đoàn 87 bắt đầu phóng nhanh qua bên kia xa lộ, súng nổ thật dữ dội, nhưng chỉ ít phút sau th́ lại một tên “Nam Bộ” hét vào trong máy

    - Tao trói thằng Xuân, thằng Mạnh vào gốc tre rối, tụi mày đầu hàng đi th́ sống.

    Trung tá Ṭng đưa mắt nh́n tôi rồi ra lệnh cho tiểu đoàn 86 và ĐĐ8TS cùng xông ra, BCH/LĐ và anh em pháo binh bám sát theo hy vọng phá được một lỗ hổng để thoát đi, nhưng vừa băng qua đường được gần 100 mét th́ BCH TĐ86 bị thiệt hại nặng, T/tá Thiệu tử trận, T/tá San bị thương. Đại úy Viễn trưởng ban 3 mới 24 tuổi hai lần đặc cách tại Tống lê Chân đang đột phá ṿng vây. ĐĐ 8TS cũng cùng nhất loạt lao thẳng vào vị trí địch ,tôi theo chân Tr/úy Khánh đại đội trưởng (không nhớ có đúng tên không) cây M16 trên tay tôi rung lên từng chập,may mắn thay tôi và một số anh em đă đạp qua đầu chúng thoát đi được, nhưng Khanh và gần nửa đại đội đă không qua được chẳng rơ số phận ra sao, Viễn cùng vài chuc anh em cũng thoát đi được nhưng nó bị trúng đạn gẫy tay, tôi phóng sang kéo nó chạy nhưng nó đ̣i tự sát tôi phải giựt cây súng quăng đi và nói:

    - Đ m ! mày phải sống để c̣n lo cho tiểu đoàn chứ, việc ǵ phải làm như vậy.

    Tôi lôi nó chạy ngang một băi dưa gang, bứt vội một quả đưa lên miệng nhai ngấu nghiến trong cơn khát cháy cổ vi ngọt của nó làm tôi tăng sức vùng lên để sống c̣n, đưa phần c̣n lại cho Viễn, tôi vừa lôi nó chạy vừa bắn ngược lai phía sau, v́ bọn VC đang rượt nà theo. Cây M16 đă theo tôi suốt cuộc đời lính, nó đă cứu tôi nhiều bàn thua trông thấy. từ ngày hành quân vượt biên sang lảnh thổ Kampuchia cho đến 3 tháng tử thủ An Lộc,giờ đây nó đang giúp tôi tự tin hơn trong cuộc chiến mà ranh giới của sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc này.

    Vài chiếc chiến xa trên xa lộ đă lao xuống ruông để tham gia cuộc truy kích. cây 12 ly 8 nổ nghe nhức nhối phía sau và đạn rít qua đầu cũng như cày trước mặt.

    Cái cánh đồng trống dài hơn một cây số này sao mà dài thế. chúng tôi như những lực sĩ chạy băng đồng, chay Marathon với cái chết. sau này khi xem phim “The Black Hawk down”, tôi như sống lại cái ngày hôm đấy. Những chàng Ranger Mỹ cũng chạy như chúng tôi, nhưng họ may mắn c̣n có chỗ để về c̣n chúng tôi th́ không, vào gần đến b́a làng th́ gặp được hơn 50 anh em thuộc TĐ 87 trong đó có Đại úy Thắng tiểu đoàn phó và Đại úy Phước trưởng ban 3. Chúng tôi tiếp tục chạy sâu vào phía trong, nhưng khi đến con lộ đất đỏ trước mặt th́ chúng tôi khựng lại, quân Bắc Việt dàn đầy phía bên kia đường, họ yêu cầu chúng tôi buông súng, ngay lúc đó một chiếc xe jeep mang dấu hiệu của TĐ 87BĐQ chạy đến, trên xe treo cờ “giải phóng”, khoảng sáu người trên xe mang băng đỏ tay cầm AK trong số này có một phụ nữ, tôi đến gặp họ và yêu cầu cho chúng tôi về trường đua Phú Thọ rồi chúng tôi sẽ buông súng, và để tỏ thiện chí chúng tôi sẽ tháo băng đạn và đeo súng vào vai, tên ngồi ghế trưởng xa bước xuống trao đổi ǵ đó với mấy tên chỉ huy của tụi bộ đội, sau đó họ đồng ư và ra dấu cho chúng tôi đi theo sau chiếc xe jeep

    Chúng tôi, khoảng ngót 150 anh em đi hai hàng dọc giữa đường, đi kè hai bên đường khoảng ba bốn chục tên VC súng chĩa vào chúng tôi, di chuyển được chừng vài chục thước th́ bỗng Trung Tá Ṭng xuất hiện và nhập vào đoàn quân, mừng quá tôi sáp lại phía ông báo cáo t́nh h́nh và ư định của chúng tôi, ông gật đầu khẽ nói; “ các toa cứ làm như vậy”.

    Chúng tôi đến trường đua Phú Thọ vào khoảng 2 giờ chiều, chỉ thấy xe cộ súng ống ngổn ngang, một đám cách mạng 30 đa số là con nít mười lăm mười sáu tuổi đang lấy súng bắn tứ tung. Thấy chẳng c̣n ai hết Tr/tá Ṭng bảo tôi ra yêu cầu họ cho về BCH ở đường Tô Hiến Thành, bọn chúng đồng ư, chúng tôi lại lầm lũi đi ḷng buồn ră rượi chẳng ai nói với ai điều ǵ, khi đến gần BCH/BĐQ/TW th́ có một người đi xe Honda chạy ngang nói nhỏ “họ bắt Tướng Giai rồi”, nghe như vậy nên chúng tôi tạt vào một doanh trại sát canh BCH, buông vũ khí tại đây, chúng tôi ngậm ngùi ôm nhau khóc, một vài anh em níu áo tôi mếu máo

    - Đại úy đi đâu cho tụi em theo với.

    Trời ơi tôi biết đi đâu bây giờ,tôi nghẹn ngào nước mắt cứ tuôn trào

    - Ḿnh thua rồi. Cám ơn anh em đă cùng chúng tôi chiến đấu đến giờ phút này, anh em hăy về t́m thân nhân đi, tôi cũng vậy. Đừng sợ! họ không giết chúng ta đâu anh em về đi.

    Thời gian như đọng lại chẳng ai muốn bước đi bước trước, phần th́ vừa lo sợ phần th́ vừa quyến luyến anh em đồng đội, bọn Việt cộng thấy chúng tôi đă chất vũ khí thành một đống và cũng chẳng có hành động ǵ nên chúng cũng chẳng quan tâm đề pḥng nữa. T́m được hai chiếc GMC c̣n chạy được,chúng tôi đành phải đi bước trước kêu gọi anh em ai về ngă bảy th́ lên xe với Tr/Tá Ṭng và Đại úy Viễn, c̣n Đ/u Thắng, Đ/u Phước và tôi cùng một số anh em lên chiếc xe c̣n lại về Ngă Tư Bảy Hiền, nhiều anh em khác tản mác sang các khu nhà dân chung quanh xin quần áo thay rồi t́m đường về quê.

    Xe qua khỏi ngă ba Ông Tạ th́ hết xăng, anh em tự động tan hàng, c̣n 3 chúng tôi tiếp tục đi bộ về Bảy Hiền để về nhà người anh của Thắng, khi ngang bệnh viện V́ Dân bọn VC nằm dài dọc theo đường , một tên có vẻ là cấp chỉ huy vai đeo sà cột, khẩu K54 bên hông và chiếc radio transitor lủng lẳng trước ngực chặn chúng tôi lại

    - Giờ này mà các anh c̣n mang lon đại úy ngụy các anh có biết các anh thua rồi không? thằng tổng thống Minh của các anh đă đầu hàng các anh không biết à!

    Phần th́ đang buồn nẫu ruột, phần th́ cũng chẳng biết tin tức ǵ , tôi nổi quạu trả lời hắn chẳng chút e dè sợ hăi

    - Ḥa hợp ḥa giải, chứ chúng tôi có thua các anh đâu.

    Nói xong chúng tôi tiếp tục đi và cũng chẳng thấy hắn có hành động ǵ, khi ngang qua cổng một giáo xứ th́ ông anh của Thắng đang đứng ở đầu hẻm ông dục chúng tôi đi nhanh và nói

    - Giêsu Ma, các chú không sợ chúng nó giết hay sao mà c̣n ăn mặc thế này.

    Vào đến nhà ông mở tủ đưa cho chúng tôi mỗi đứa một bộ quần áo dân sự, thay quần áo xong tôi nhét cây Colt vào bụng, hơn sáu năm từ khi rời ghế nhà trường đây là lần thứ hai tôi mặc lại đồ dân sự, có một cái ǵ nghèn nghẹn ở trong cổ, lồng ngực tôi căng cứng như muốn vỡ tung ra, tôi thấy tôi không c̣n là tôi của mấy phút trước đó, nước mắt tôi lại chảy dài.

    Ba đứa tôi chào cả nhà rồi lại đi ra đường, Thắng đề nghị ra Vũng Tàu t́m tàu để đi, y tưởng cùng đi với chúng nó chợt đến nhưng rồi tôi lại đổi ư

    - Thôi hai đứa mày đi đi, tao phải về t́m vợ con và gia đ́nh, chúc tụi mày may mắn.

    Không để bịn rịn, tôi bắt tay Thắng và Phước rồi hướng về phía Lăng Cha Cả, việc đầu tiên là phải về nhà bác tôi ở Phú Nhuận để hỏi tin tức gia đ́nh và nghỉ qua đêm, trời lại mưa lất phất như thương cảm cho thân phận tủi nhục của người lính bại trận đánh mất quê hương.

    Tôi đi ngang qua cổng Bộ Tổng Tham Mưu mà nước mắt nhạt nḥa, lá cờ VÀNG nghạo nghễ sáng nay c̣n phất phới tung bay mà bây giờ đă bị thay bằng chiếc cờ đỏ và cờ xanh đỏ, từng đoàn xe molotova chở đầy quân Bắc Việt đậu thành hàng dài, đám cách mạng 30 đeo băng đỏ mang M16 chạy xe Honda xuôi ngược giả đ̣ giữ an ninh nhưng thực sự là ŕnh rập săn lùng để hôi của, đến ngang nhà thờ Phú Nhuận th́ mưa hơi nặng hạt hơn, câu thơ của Trần Dần lại bỗng chợt hiện về

    Tôi đi không thấy phố không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ

    Ngủ ở Phú Nhuận qua đêm và được bác tôi cho biết toàn gia đ́nh tôi v́ sợ Biên Ḥa sẽ bị bỏ bom như ở Xuân Lộc nên đă đi bộ về Sài G̣n, hiện đang ở nhà bà ngoại tôi ở Xóm Mới. Sáng hôm sau 1/5, trên đường đi bộ từ Phú Nhuận về Xóm Mới khi ngang Tổng Y Viện Cộng Ḥa, tôi đă chứng kiến cảnh hàng ngàn anh em thương binh bị đuổi khỏi bệnh viện khi vết thương c̣n đang chảy máu, may nhờ có đồng bào phía bên kia đường đa số lại là “chị em ta” đă cơng d́u khiêng anh em về nhà cho trú ngụ tạm, tôi cũng tham gia công việc này cho đến gần trưa.

    Về đến Xóm Mới th́ đă hơn 2 giờ, trong khi đó th́ cậu tôi và vợ tôi c̣n đang lật từng xác chết ở quanh khu Bà Hom và đồn Thái Văn Minh đến gần chiều tối mới về, gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Ngày hôm sau gia đ́nh tôi kéo nhau về lại Biên Ḥa, tôi đă khóc nhiều ngày sau đó, khóc cho vận mệnh tang thương của đất nước, khóc cho đám thằng Công, Vạn, Đạt, và nhiều anh em khác đă tử thương hoặc tự sát tại Chơn Thành, cho anh Thiệu, thằng Quan, thằng Khánh và nhiều anh em ở LĐ8 đă hy sinh vào giờ thứ 25.

    Cả một đất nước đang từ màu Vàng rực rỡ đổi sang màu đỏ của bạo lực, màu xám của tối tăm, những tà áo dài thướt tha đài các nay được thay thế bằng những bộ quần áo bằng vải thô nhám nhúa, mọi người phải tự làm cho ḿnh xấu đi, cho có được cái nét răng đen mă tấu của những kẻ tự nhận ḿnh là cách mạng.

    Để chứng tỏ cho bọn chúng thấy rằng ḿnh đă “giác ngộ cách mạng” để chúng không làm khó dễ và đẩy đi vùng kinh tế mới, Mẹ tôi đă phải bán hết đồ tế nhuyễn của riêng tây mua lấy mấy sào đất để trồng sắn, tội nghiệp Bố tôi bị lao lực mất sức mà bây giờ phải đi làm nương làm rẫy làm sao ông kham nổi .

    Cuối tháng năm trên đường xuống miền Tây, tôi bị chúng bắt tại Cai Lậy rồi đưa vào trại vườn đào Mỹ Phước Tây, trải qua 58 ngày đêm trong vùng Đồng Tháp, ngày th́ đi đào kênh ngâm ḿnh dưới nước cho đỉa bám, tối về xỏ chân vào chiếc cùm chữ U nằm nghe tiếng muỗi kêu, đầu óc tôi lúc đó cũng c̣n quá non nớt về con người cộng sản, tôi vẫn nghĩ rằng DÙ NÓ CÓ LÀ CỘNG SẢN TH̀ NÓ CŨNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM, chả thế mà lúc vừa chuyển xuống Cao Lănh một tên cán bộ hỏi tôi tại sao không chạy đi nước ngoài,tôi đă khẳng khái trả lời “Tôi là người Việt nam, đă được sinh ra và lờn lên trong cuộc chiến này, và may mắn sống sót để nh́n cuộc chiến tàn lụi, tôi ở lại để nh́n xem những người cộng sản các ông làm được ǵ cho đất nước này”.

    Nhưng chỉ mấy tháng sau, những biến đổi tang thương của đất nước,của đồng bào và của chính gia đ́nh tôi đă cho mọi người cũng như tôi thấy rơ thế nào là con người cộng sản, gia đ́nh tôi đă không thể trông vào mấy trăm kư sắn để sống, Mẹ tôi đă có một quyết định vô cùng sáng suốt là vứt bỏ cái miếng đất thổ tả ấy đi để cùng các em tôi đi buôn bán chui, buôn bán dắt trong cạp quần hay dấu dưới đũng quần, có thể từ cái nền buôn bán này mới đẻ ra cái nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa bây giờ.

    Khi ngồi dưới cái hầm tàu thủy ra Bắc, ngồi bó gối dựa vào nhau bên cạnh cái thùng tôn được dùng làm cầu tiêu dă chiến cho 150 người, Thạch Thon thằng bạn đại đội trưởng đại đội trinh sát của Liên đoàn 33 Biên Dũng năm nào chuyền cho tôi b́nh thuốc lào bằng nhựa và nói

    - Hút đi mày Hiếu, đời ḿnh mất hết rồi th́ c̣n ǵ nữa đâu mà bỏ.

    Nghe cũng thấm thía, tôi đón cái b́nh thuốc lào to bằng cái gói thuốc lá, nhồi một viên “Cái Sắn say” vào rồi châm lủa rít một hơi dài, trong cơn say lâng lâng tôi ghé vào tai nó th́ thầm

    - CHO DÙ NÓ CÓ LÀ NGƯỜI VIỆT NAM, TH̀ NÓ VẨN LÀ THẰNG CỘNG SẢN PHẢI KHÔNG MÀY

    Vâng! Lằn ranh Quốc cộng chỉ thực sự xóa bỏ khi không c̣n một tên cộng sản, không c̣n cái chủ thuyết ngoại lai đang hành hạ dân tộc hiền ḥa này, cũng như không c̣n cái thây ma thối rữa nằm ếm quẻ ở vườn hoa Ba Đ́nh Hà Nội khiến cho cả nước không ngóc đầu lên nổi.

    Hôm nay đúng ngày 30 tháng 4, đánh dấu 36 năm mất nước, nh́n ra ngoài sân lá cờ Vàng đang tung bay trong gió, tôi miên man nghĩ rồi sẽ có một ngày, vâng chắc chắn rồi sẽ có một ngày

    Ta về phố thị nở hoa
    Cờ Vàng rực rỡ, ngỡ là chiêm bao


    Mũ Nâu Đoàn Trọng Hiếu
    Last edited by Tigon; 12-04-2011 at 11:21 PM.

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    TRANG SỬ BUỒN





    Last edited by Tigon; 12-04-2011 at 11:23 PM.

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Kiếp Người... Đời Lính

    Sáng mở mắt thức dậy đi cày trả nợ áo cơm, tối lên giường nhắm mắt khép lại thêm một ngày trôi qua của đời người, hay là khép lại cánh cửa trần gian vĩnh viễn nào ai biết... Mỗi ngày chạy đua với thời gian trong cái ṿng tṛn nhỏ bé chỉ có 12 con số với bao nhiêu việc, ngày này sang ngày khác đă vương lại "dấu chân chim" nơi khóe mắt, thời gian vùn vụt lướt qua in hằn trên vầng trán những nếp ưu tư, trăn trở quê hương, dân tộc vẫn c̣n đang ngập ch́m trong thiên đàng máu của lũ bạo quyền CSVN. "Trách Nhiệm" chưa hoàn thành mà đă gần hết một kiếp người, gót giày saut viễn xứ đang di hành về hướng nghĩa trang mà cố quốc vẫn dặm trường cách trở...!

    Đời người chỉ là thoáng phù du,nhưng thoáng phù du đó là cả một chiều dài ngụp lặn bể dâu trong cuộc sống, thăng trầm trong ḍng lịch sử quê hương... Những tháng ngày vô tư nô đùa của tuổi thơ, những năm dài mài đủng đáy quần trên ghế nhà trường, những ngày ṃn gót giày xuôi ngược sông hồ làm người lính ǵn giữ quê hương... thời gian đă mang đi tất cả chỉ để lại hai chữ "dĩ văng" buồn tênh và phần đời viễn xứ buốt đau ...!

    Hằng ngày dành chút th́ giờ lặng lẽ đi vào ḍng tiềm thức, lục lọi t́m kiếm những trang "KBC" c̣n vương lại trong chiếc balô "kư ức" kể từ ngày găy súng, để mà thương, để mà nhớ những ngày khoác chinh y... Để "Tưởng Niệm" những người trong một chuyến quân hành măi măi không trở về... những chuyến hải hành ra khơi không bao giờ trở lại cập bến... những phi vụ miên viễn không trở lại hạ cánh chạy dài trên phi đạo... những "Kinh Kha" thời đại trong công tác vượt tuyến, xâm nhập mật khu của giặc và trở thành những chiến sĩ vô danh; Để "Vinh Danh-Tri Ân" những người đă đem máu đào tô thắm Lá Cờ Hồn Thiêng Sông Núi, đem gịng máu đỏ làm mạch sống cho cả Miền Nam Việt Nam... những người đă đem cánh tay, cái chân làm hàng rào bảo vệ hai chữ "Tự Do" cho quê hương... những người hy sinh cặp mắt làm ánh hỏa châu soi sáng chiến trường cho đồng đội dựng cờ chiến thắng. Nói tóm lại... Người Lính VNCH từ hậu phương ra đến tiền tuyến, người đóng góp sinh mạng, kẻ góp một phần thân thể, người góp máu, kẻ đổ mồ hôi, kẻ công người lao bảo toàn "Danh Dự", chu toàn "Trách Nhiệm" bảo vệ "Tổ Quốc" cho đến một ngày...

    Một ngày nhớ để mà đau... ngày Miền Nam Việt Nam bị người bạn đồng minh bức tử, Người Lính VNCH bị trói tay trong thế chiến lược trên bàn cờ chính trị của hai khối Tư Bản và Cộng Sản; Ngân khoản 300 triệu đô viện trợ khẩn cấp về mặt quân sự theo yêu cầu của chính phủ VNCH trong cơn hấp hối, cũng bị người bạn đồng minh nhẫn tâm làm ngơ... để rồi ngày 30/04/1975 đă trở thành ngày đại tang của quê hương, dân tộc! Ôi... VNCH là một tiền đồn tự do với một quân đội hùng mạnh, thiện chiến ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản nơi vùng Đông Nam Á trong suốt hai mươi năm đă sụp đổ tang thương chỉ v́ 300 triệu đô!

    30/04/1975, một ngày tàn chinh chiến thương đau, uất nghẹn, tang tóc... Mẹ Việt Nam xót xa, tan nát cơi ḷng nh́n những đứa con yêu của tổ quốc hiên ngang đi vào lịch sử... Một số hối hả, kinh hoàng rời bỏ quê hương,một số rút vào rừng lập chiến khu phục quốc tiếp tục chiến đấu,hằng trăm ngàn lê lết bên lề cơi sống trong cặp mắt hận thù của kẻ mang danh "giải phóng", hằng trăm ngàn đứa con "dại khờ" lần lượt khăn gói đi vào cạm bẫy giết người trong chính sách gian trá "một tháng học tập cải tạo" của lũ cộng sản độc ác, gian tà, khát máu, điêu ngoa, xảo trá. "Một tháng học tập" đó đă bị lũ "đỉnh cao trí tuệ" "giải phóng" thành vài năm cho đến gần 20 năm tùy theo cấp bậc, chức vụ, ban ngành... Hơn hai trăm ngàn đă nhắm mắt vĩnh viễn trong các trại tù khổ sai, khắc nghiệt v́ bị tra tấn, bỏ đói, thủ tiêu, cưỡng bức lao động quá sức người, bệnh hoạn không được chữa trị, vượt ngục không thành, một số đă tự tử trong cơn uất nghẹn tột cùng!

    Những người tù "ngă ngựa" may mắn c̣n thoi thóp, lần lượt rời khỏi trại tù "cải tạo" để bước vào nhà tù "quê hương" với lư lịch "ngụy" lê tấm thân tàn, ma dại dưới sự quản chế của đám quỷ đỏ địa phương trong cái chế độ bạo quyền, thù hằn, phi nhân, vô thần, khát máu, độc tài, độc ác, gian trá và ngu dốt. Với mảnh bằng tốt nghiệp "cải tạo" kèm theo lư lịch "ngụy", nên đi đến nơi nào xin việc làm cũng "được" từ chối, thôi th́ đành cầm cái mảnh bằng lót "bàn tiếp hậu" ngồi nơi góc đường vá xe, đạp xích lô, kéo xe cây, khuân vác v.v. để đỡ gánh nặng kinh tế cho cha mẹ, vợ con trong cái thiên đàng "xuống hố cả nước".
    Cái mảnh bằng "cải tạo" với lư lịch "ngụy" bị lũ cộng sản ngu dốt, căm thù "giải phóng" ra ngoài cuộc sống của xă hội, bỗng trở thành vị cứu tinh khi chính phủ Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Ronald Reagan đón nhận vào Mỹ theo diện tị nạn chính trị trong chương tŕnh nhân đạo. Những người "găy súng" đang thoi thóp trong biển máu "giải phóng", có bằng tốt nghiệp "cải tạo" từ ba năm trở lên, nghẹn ngào giă từ quê hương, vui mừng thoát khỏi cái địa ngục trần gian, ra đi về hướng ánh sáng ngọn đuốc "Tự Do soi sáng Thế giới" của "Nữ Thần Tự Do" nơi Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

    Kẻ đến trước, người đến sau đă trở thành "Người Lính Già xa Quê Hương", trong cuộc chiến họ vai sát vai gánh vác giang sơn, đem sinh mạng "Bảo Quốc-An Dân". Ngày nay trên mảnh đất lưu vong, họ tiếp tục chung tấm lưng gầy đem những chuỗi ngày c̣n lại đóng góp vào công cuộc đấu tranh giành lại hai chữ "Tự Do" cho quê hương dân tộc đă bị lũ CSVN cướp mất từ một ngày nửa phần c̣n lại của đất nước rơi vào tay cộng sản 35 năm về trước. Những người trai một thời đi viết sử xanh, bây giờ tóc đă hoa râm cho đến bạc trắng mái đầu, nhưng họ luôn luôn có mặt và tiên phong trong đoàn người biểu t́nh dưới cơn nắng cháy gay gắt, dưới cơn mưa đẫm ướt hoặc ngồi lạnh căm ngoài trời thắp nến trong những đêm không ngủ... để lên án, tố cáo tội ác của cộng sản, đả đảo bạo quyền hại dân và bán nước, cũng như đập tan sự xâm nhập của bè lũ cộng sản đă và đang len lỏi vào Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại bằng con đường văn hóa vận trong Nghị Quyết 36.

    Trong khi những Người Lính VNCH lê tấm thân già cùng đồng bào và giới trẻ hải ngoại miệt mài đấu tranh cho Tự Do, hay nói đúng hơn là đấu tranh giải thể bạo quyền CSVN, th́ lại có những kẻ nhẫn tâm cởi bỏ manh áo tị nạn, trơ trẽn khoác vào ḿnh chiếc áo gấm Việt kiều, trở về tung tiền ăn chơi thỏa thích trên thân thể quê hương mẹ rách nát, dày ṿ những thân xác mang đầy vết tích tang thương đẫm nước mắt xót xa; có kẻ dă man v́ chút lợi riêng trở về cúi đầu nhận cái áo gấm bố thí "Việt kiều yêu nước - Khúc ruột ngàn dặm" của đảng, để bắt tay hợp tác với giặc xóa bỏ ngày đại tang của quê hương! Những con sâu này không nhiều th́ ít đă làm ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại. Những con vi khuẩn này đă làm cho thế giới tự do nhận định về bạo quyền CSVN ở góc cạnh chính trị nào?

    Có người th́ suy nghĩ cao siêu hơn, nên ngồi im chờ t́nh h́nh thế giới thay đổi CSVN, hoặc "ngây thơ" nằm mơ đợi chờ lũ chó dại gian trá CSVN tự thay đổi, tự khai tử đảng CSVN, tự giải tán chế độ bạo quyền và trao trả đất nước lại cho người dân. Giở lại trang sử cũ trong quá khứ, nếu lũ chó điên CSBV tôn trọng những ǵ đă kư kết, th́ đă không có khói lửa chiến tranh triền miên phủ dày quê hương suốt 20 năm, không có Tết Mậu Thân 1968 kinh hoàng, ḍng lịch sử Việt Nam không có trang sử máu "Tháng Tư Đen 1975" với năm vị tướng lănh cùng một số Quân-Cán- Chính VNCH phải tự sát và hơn hai trăm ngàn Quân-Cán-Chính VNCH phải vùi xác không manh chiếu rách bó thây trong hai trăm ngôi mộ máu "Trại Cải Tạo" trên hai miền Nam Bắc; 850 ngàn người Việt không phải ngủ vùi dưới ḷng đại dương; không có thảm cảnh mấy chục triệu người dân phải uống nước mắt ngày này sang ngày khác để mà sống ngay chính trên quê hương của ḿnh; không có ba triệu người Việt bước chai gót chân tha hương trên khắp thế giới và cũng không bao giờ có lũ "dép râu, nón cối, mũ tai bèo" hút cạn máu người dân, nhưng lại khiếp nhược, ươn hèn quỳ lạy dâng quê cha, bán đất tổ cho giặc để trở thành lũ bạo quyền tư bản đỏ ngày hôm nay. Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă từng nói "Đối với bọn CSVN, không có hội đàm hay thương thảo, mà chỉ có đem bom ném lên đầu bọn chúng. Hiện tại, chúng ta không có bom để ném lên đầu bọn chúng, nhưng chúng ta có quả bom "toàn dân" với mấy chục triệu ng̣i nổ đang chờ người châm ng̣i để khai tử lũ bạo quyền CSVN.

    Năm 1975, Miền Nam Việt Nam bị cúp 300 triệu đô viện trợ về mặt quân sự, nên đă rơi vào bàn tay khát máu của CSBV. Ngày nay, đồng bào hải ngoại gởi tiền về VN từ tám đến mười tỷ đô hằng năm, lũ cộng sản đă dùng một phần trong số tiền này tung ra Nghị Quyết 36 để làm lũng đoạn và đánh phá công cuộc đấu tranh của Cộng Đồng Người Việt tị nạn cộng sản nơi hải ngoại. Thử hỏi như thế th́ bao giờ bạo quyền CSVN sụp đổ đây! Con đường đấu tranh đầy dẫy chông gai, muôn ngàn khó khăn, đ̣i hỏi sự hy sinh, đoàn kết, kiên gan, bền chí, nhiệt tâm, tài trí, nhân lực, không ỷ lại và nhận thức rơ điểm "Tâm" và "Diện". Dù t́nh h́nh thế giới có ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào đi nữa hoặc áp lực lũ bạo quyền CSVN thay đổi đường lối, chính sách, th́ cộng sản vẫn là cộng sản. Con đường đấu tranh của chúng ta phải tiếp tục đi cho đến ngày thành công, chuyện nhà chúng ta th́ chúng ta phải lo trước, đừng bao giờ ỷ lại, hy vọng từ bất cứ một thế lực ngoại bang nào hay trông chờ một biến chuyển của thế giới thay đổi CSVN. Cộng sản không thể thay đổi mà phải bị thay thế bởi chính toàn dân Việt Nam.

    Con đường viễn xứ kéo dài 36 năm... Những gót giày saut tha hương từ từ di hành về bên kia thế giới, bỏ lại đồng đội trên xứ lạ quê người. Những v́ "Sao" của một thời lửa đạn lần lượt rụng rơi. Trung Tướng Lê Nguyên Khang, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC lừng danh, đă cỡi "Cọp Biển" ra đi vĩnh viễn ngày 12/11/1996 ; Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Quân Chủng Không Quân VNCH, nghiêng cánh sắt "Tổ Quốc Không Gian" vĩnh biệt ngày 27/08/1997; Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, cựu Tư Lệnh CSQG với tấm h́nh lịch sử xử tử tên đại úy đặc công cộng sản Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp, ra đi vĩnh viễn ngày 14/07/1998; Người Lính lớn nhất của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kiêm Tổng Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH, đă mang bao tâm tư và câu nói bất hủ "Đừng nghe những ǵ cộng sản nói, mà hăy nh́n kỹ những ǵ cộng sản làm", lặng lẽ vĩnh biệt toàn thể Quân-Dân- Cán-Chính VNCH" ngày 29/09/2001; Chuẩn Tướng "Thiên Thần Mũ Đỏ" Lê Quang Lưỡng tung cánh dù vĩnh biệt ngày 21/09/2005; Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, người hùng của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, mang chiến dịch "Lôi Phong" lịch sử "Tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị" ra đi vĩnh viễn ngày 22/01/2007; Hải Quân Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang vượt bao hải lư "Tổ Quốc Đại Dương" về bên kia thế giới ngày 24/01/2007; Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, vĩnh viễn từ giă ba quân, tướng sĩ ngày 22/01/2008; Đúng ba tháng sau, vào ngày 22/04/2008 Trung Tướng Dư Quốc Đống, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù đă bung cánh dù vĩnh biệt theo vị cựu tư lệnh tiền nhiệm là Đại Tướng Cao Văn Viên; Trung Tướng Cao Hảo Hớn, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Điều Hợp B́nh Định và Phát Triển Trung Ương kiêm nhiệm Phụ Tá Quốc Pḥng, từ trần ngày 25/02/2010; Chuẩn Tướng Huỳnh Thới Tây, Phụ Tá Tư Lệnh CSQG kiêm Trưởng Khối Cảnh Sát Đặc Biệt Trung Ương, khép mắt vĩnh viễn ngày 12/09/2010 v.v... Những "Người Lính Già xa Quê Hương" c̣n lại, chẳng lẽ rồi đây cũng ra đi măi măi trên bước quân hành lưu vong tủi nhục?! Những "KBC" c̣n kẹt lại trên quê hương, các anh em Thương Phế Binh VNCH, không lẽ mai này cũng khập khễnh chống chiếc nạng gỗ hoặc lết lê ôm nỗi "Quốc Hận" đi vào ḷng đất mẹ bị ngập ch́m trong bể máu của lũ cộng sản vô thần?! Cuộc đời của những người hy sinh máu xương để bảo vệ Tổ Quốc, những người mang sinh mạng đặt trên đầu súng để cho Quê Hương, Dân Tộc được sinh tồn, không lẽ giây phút cuối của cuộc đời phải kết thúc đắng cay, chua xót như thế này sao?!

    Con đường viễn xứ, con đường vong quốc và cũng là con đường đấu tranh, tính theo thời gian th́ đă kéo dài 36 năm, nói về không gian th́ con đường này kéo dài từ trong ngục tù trên quê hương Việt Nam đến tận các quốc gia tự do trên thế giới có dấu chân của người Việt tị nạn cộng sản. Người th́ vẫn miệt mài tranh đấu; Người th́ no cơm, ấm áo ngoảnh mặt thờ ơ; Người th́ "áo gấm về làng" tiếp máu hoặc bắt tay với giặc; Người th́ vung vít, khoa tay, múa chân đấu tranh trên salon, trên bàn tiệc với rượu thịt ê chề, chờ t́nh h́nh thế giới thay đổi bạo quyền CSVN; Người th́ lần lượt trở về cát bụi...!

    Hai mươi năm binh lửa, Người Lính VNCH hiện diện trên khắp các mặt trận, trực diện chiến đấu đánh đuổi bọn CSBV xâm lược... Hơn bảy ngàn ngày đêm, Người Lính VNCH có mặt trên mọi nẻo đường đất nước, lấy máu hồng của ḿnh viết hai chữ "Tự Do" cho Miền Nam Việt Nam. Ba mươi sáu năm vong quốc, Người Lính VNCH miệt mài đấu tranh, để giành lại hai chữ "Tự Do" đă mất trên quê hương, tổng cộng 56 năm, hơn nửa thế kỷ, gần hết một kiếp người. Những đứa con yêu của Tổ Quốc chiến đấu không mệt mỏi từ lúc tuổi c̣n son trẻ cho đến tuổi "nhân sinh thất thập", mái tóc đă ngả màu sương tuyết... Những người hùng của một thời lửa đạn, giờ đây là những "Người Lính già không quân trang" chật vật với thời gian hạn hẹp c̣n lại của cuộc đời, vẫn tiếp tục bước đi trên trận tuyến Quốc-Cộng c̣n dang dở, cho đến một ngày... Dù tâm vẫn tràn đầy, nghị lực chưa vơi, nhưng thân xác đă hao gầy, sức đă ṃn, b́nh dưỡng khí trong hai lá phổi đă cạn, đôi chân cứng đá mềm giờ đă ngả nghiêng, cặp mắt mờ mờ thấp thoáng cổng nghĩa trang, mà con đường đấu tranh th́ vẫn "Đường trường xa"!

    "Mũ Đen" Hoàng Nhật Thơ

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    36 NĂM ‘QUỐC HẬN’ TÔI NGHĨ G̀?

    Nhân ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư lần thứ 36, đọc lại bài thơ ‘V́ Ấu Trĩ’ của tác giả thi sĩ Khuyết Danh, tôi ngậm ngùi nhớ lại thảm cảnh quốc phá gia vong xảy ra cách đây đă 36 năm - thương tiếc tác giả, có lẽ đă chết trong ngục tù CS - nhớ tới những oan hồn dưới ḷng biển, trên núi, trong rừng - nhớ tới những chiến sĩ, đồng bào, bè bạn đă nằm xuống v́ chiến cuộc kéo dài suốt 20 năm (1954-1975) - nhớ lại thời điểm 30-4-1975 khi miền Nam rơi vào tay Cộng đảng với biết bao oan khiên nghiệt ngă. Nhân tiện, tôi xin mượn nội dung bài thơ này, khai triển thêm vài suy nghĩ riêng tư.

    Bằng 2 câu cuối của bài thơ, tác giả Khuyết Danh đă thay mặt nhiều người, thốt ra lời ai oán:

    Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan,
    Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn!

    V́ là người lớn lên, sinh sống và làm việc ở miền Nam hơn 20 năm trước khi chiến cuộc Việt Nam kết thúc; khi đọc 2 câu thơ cuối nêu trên, trong toàn bài thơ 26 câu, tôi cảm nhận như ḿnh có một phần trách nhiệm đối với tác giả và cảm thông với ông, đă phải chịu đựng một cuộc sống nghiệt ngă lâu dài trong nhà tù miền Bắc. Ông đă hoài công mong đợi ‘ánh sáng miền Nam’, nhưng rốt cuộc ông đă không nh́n thấy. V́ thế, ông đă ở tận cùng của sự thất vọng. Tôi suy đoán là ông đă bỏ xác trong ngục tù, v́ qua nhiều bài thơ ‘phản động’ tôi đă đọc trong tập thơ ‘Vô Đề’, ông dám ‘khi quân’ với lời lẽ cực mạnh giữa thời điểm năm1975 là thời điểm mà cường độ tâng bốc ‘bác và đảng’ đă biến thiên đến cực đại. Những ai đă trải qua trại tù cải tạo (và có thể ngay cả ở ngoài), đều rơ vào thời điểm này, chỉ cần vô t́nh có tư tưởng ‘phạm huư’ cũng đă bị ngục h́nh hoặc mất mạng chứ đừng nói đến tội ‘khi quân’ nặng nề như tác giả.

    Ở câu thứ 9 của bài thơ, tác giả đă tâm sự: ‘Đau đớn này không phải chỉ riêng ta’. - Thật vậy! Khi miền Nam tiêu tan, không phải chỉ một ḿnh tác giả đau đớn, mà cả nước, đặc biệt là dân chúng miền Nam có cùng tâm trạng đau đớn như ông vào ngày 30-4-1975. Đau đớn, không chỉ nói về thân xác bị cực h́nh, tài sản bị tước đoạt mà hơn thế, c̣n v́ thảm cảnh: con mất cha, vợ mất chồng, chồng mất vợ, bạn bè, anh, chị, em mất nhau.

    Ở câu thứ 5 và thứ 6 ông nhận định rất chính xác như sau:

    Hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thường
    Đảng tới là tan nát cả.

    Dân chúng miền Bắc đă từng biết đến, hoặc đă là nạn nhân, hoặc là gia quyến của nạn nhân qua các vụ: con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, bạn bè đấu tố lẫn nhau trong chính sách ‘cải cách ruộng đất’ xảy ra từ 1953 đến 1956, chắc hẳn phải thấm thía ư nghĩa của 2 câu thơ này. Khi đảng đến, rùng rợn như thế nào! Bây giờ là lúc kiểm nghiệm lại. Nhưng hai câu thơ 5 và 6 mới chỉ đề cập đến niềm đau về tâm lư của con người khi bị cắt đứt liên hệ với truyền thống gia đ́nh, bằng hữu và xă hội. Truyền thống ấy đă bị tàn phá từ gốc tới ngọn khi ‘ánh sáng’ Mác-Lênin lùa vào quê hương và dưới bàn tay đẫm máu của ‘đảng’, được khuyến khích bởi Tố Hữu, trưởng ban văn hóa tư tưởng trung ương Đảng: “Giết! Giết nữa, bàn tay không phút nghỉ. Cho ruộng đồng luá tốt, thuế mau xong”. Riêng miền Nam, trước ngày ‘đảng’ đến với dân Saigon bằng xe tăng Nga, c̣n phải kể thêm niềm đau: sự bội ước của đảng khi họ kư vào Hiệp Định Paris 1973; v́ thái độ vô trách nhiệm của quốc tế tham dự vào Hiệp Định này; và v́ sự thất hứa của ‘đồng minh’ đối với dân chúng miền Nam. Nh́n tổng quát sau Tháng 4-1975, tất cả các sự kiện trên kếp hợp lại đă đưa đất nước đến thảm cảnh nhà tan cửa nát, đầy thác loạn!

    Bằng 2 câu đầu của bài thơ, với ư trách móc, tác giả cho rằng:

    V́ ấu trĩ, thờ ơ, u tối,
    V́ muốn an thân, v́ tiếc máu xương.
    Cho nên miền Nam mới bị tiêu tan; mới để cho đám ‘sài lang dựng xong nền thống trị’(câu 22)

    Có lẽ những người miền Nam đă từng sống qua giai đoạn lịch sử từ những năm 1940, đều có thể kiểm nghiệm được giá trị của bài thơ ‘V́ Ấu Trĩ’ của tác giả Khuyết Danh. Nhưng nếu nghiền ngẫm sâu hơn về ư nghĩa của từng chữ trong tổng số 194 chữ lồng vào bài thơ này, người đọc c̣n có thể hồi tưởng lại được nỗi chua xót lúc miền Nam bị tiêu tan ra sao. Và cảm thông được lời trách móc, nỗi phẫn uất, bi thương, ai oán, khi tác giả dơi theo đốm sáng cuối cùng trên ṿm trời miền Nam -- là đốm sáng duy nhất, đă từ lâu ông đặt hết niềm tin, hy vọng vào -- th́ nay đă vụt tắt. Sau đó, v́ không c̣n một nguồn hy vọng nào để bám víu (!) và với tâm trạng năo nề, niềm thất vọng tột cùng, đă khiến tác giả mượn lời ‘những bào thai trong bụng mẹ trót sinh ra’(câu 12) để nguyền rủa ‘lũ ông cha’ v́ đă để chúng sinh ra trong một xă hội ‘vô luân’; và nguyền rủa chính tác giả v́ đă lầm lỗi để mọi người ‘sa xuống hầm tai vạ’. Tác giả đă tự hỏi và tự trả lời: ‘Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả.’(câu 15)

    Chúng ta thông cảm nỗi niềm chua xót tột cùng đó của tác giả, chúng ta thương tiếc ông, nhưng cũng cần minh định lại là: dân miền Nam, hay nói rơ ra là toàn dân 3 miền quê hương không hề ‘thờ ơ’ với hoàn cảnh của đất nước. Chắc hẳn, đó chỉ là lời trách móc, bộc phát trong lúc tâm trạng cực kỳ căng thẳng. Toàn dân cũng không hề ‘muốn an thân và tiếc máu xương’(câu 2) mà phải nói là toàn dân, nhất là dân miền Nam đă đổ nhiều máu xương để chống giặc. Giặc đây, là loài giặc đỏ. Thế nhưng chỉ v́ ‘ấu trĩ’ và ‘u tối’ của một số người ‘ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản’ nên đất nước mới ra nông nỗi bị ‘sa xuống hầm tai vạ’.
    Rất đúng khi tác giả muốn nhắc lại, ngay từ buổi b́nh minh chống giặc Tây, những năm đầu của thập niên 1940, v́ ‘ấu trĩ’, ‘u tối’, nên nhiều người đă không nhận ra sự ‘hung hiểm gian ngoan’ của đảng dưới nhăn hiệu ‘Việt Minh’. Vào thời ấy, nhiều người lầm lẫn về bản chất của nó (Việt Minh), như lời tác giả diễn đạt về ‘quân thù’ ở câu 17. ‘Quân thù’ đây chính là ‘đảng’. V́ không nhận ra sự hung hiểm gian ngoan của đảng, cho nên nhiều nhà ái quốc đă sa vào lưỡi hái tử thần. Đứng đầu đảng là Hồ Chí Minh, một con người cực kỳ hung hiểm gian ngoan, nhiều tham vọng. Một tên tay sai đắc lực của Nga-Tàu, cực kỳ dă man trong lịch sử cận đại. Nhưng vào thời kỳ chống Pháp, hắn núp trong vỏ bọc quốc gia yêu nước, ít ai hiểu được. Chính là v́ ‘ấu trĩ’ và ‘u tối’.

    Cái ‘ấu trĩ’, ‘u tối’ mà tác giả muốn ám chỉ, trước hết là những người sống vào lúc vàng thau lẫn lộn (thập niên 1940), khó nhận biết chính/tà, th́ đă đành, không mấy đáng trách. Nhưng cái ‘ấu trĩ’ ‘u tối’ của giới trí thức trong cái gọi là ‘Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam’, muộn màng ra đời vào Tháng Chín 1960, sau Đại hội III của đảng giặc, mới thật sự đáng trách. Nh́n lại quá khứ của lịch sử th́ MTDTGPMN đúng là một gánh xiệc, được nhào nặn do sáng kiến của đảng. Toàn bộ gánh xiệc Mặt Trận này, giới b́nh dân miền Nam đă một thời gọi là mặt trận ‘côn đồ’, núp dưới danh nghĩa ‘do nhân dân miền Nam nổi lên chống chính quyền’, đă bị đảng giặc xỏ mũi lôi đi tŕnh diễn khắp nơi.

    V́ tham vọng, Cộng đảng không ngừng tăng cường sức phá hoại miền Nam. Để hỗ trợ cho gánh xiệc ‘Mặt Trận DTGPMN’ vừa mới khai sinh -- đảng đă không ngần ngại đẻ thêm ra gánh xiệc khác lấy tên là ‘Đảng Nhân Dân Cách Mạng’ sử dụng riêng cho miền Nam nhưng ít ai biết, do Vơ Chí Công đứng đầu gánh, ra đời vào Tháng 5-1962. Trước đó, cũng c̣n phải kể thêm gánh xiệc trên vùng Tây Nguyên mang tên ‘Phong Trào Tây Nguyên Tự Trị’, do Y Bih Aleo đứng đầu gánh, ra đời vào Tháng 5-1961, với cùng mục đích phá hoại như trên nhưng cũng ít ai biết, v́ nó len lỏi trong các sắc tộc Tây Nguyên.

    Thấy vẫn chưa đủ mạnh để làm rối loạn miền Nam, đảng lợi dụng t́nh h́nh chính trị không ổn định sau khi chính phủ Ngô Đ́nh Diệm bị ‘đồng minh và tay sai’ lật đổ ngày 02-11-1963 -- cho ra đời nhiều gánh xiệc khác nữa như: ‘Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ, Ḥa B́nh’ ra đời Tháng 5-1968; ‘Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam’ ra đời Tháng 6-1969 -- nhằm tăng cường hỗ trợ cho gánh xiệc ‘mặt trận Dân Tộc GPMN’ đă khai sinh từ trước.

    Ngoại trừ Vơ Chí Công và Y Bih Aleo, đứng đầu mỗi gánh xiệc là một trí thức tên tuổi của miền Nam như: Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu gánh Mặt Trận DTGPMN; Trịnh Đ́nh Thảo đứng đầu gánh Liên Minh DCHB; Huỳnh Tấn Phát đứng đầu gánh Chánh Phủ CMLTMN. Mỗi gánh xiệc có một lối tŕnh diễn khác nhau, nhưng toàn bộ nội dung của các màn xiệc đều do đảng giặc soạn thảo hướng vào mục đích thôn tính miền Nam. Các diễn viên chỉ biết tŕnh diễn và không được phép góp ư. Chẳng hạn như màn xiệc có tên ‘mừng chiến thắng 30 tháng Tư 1975’ được tŕnh diễn bằng một buổi ‘diễu binh’ thật ‘hoành tráng’, ngày 15-5. Ngay đến Trương Như Tảng, bộ trưởng Tư pháp của gánh Chánh Phủ CMLTMN cũng không được biết nội dung màn xiệc này ra sao. Khi ngồi trên khán đài chứng kiến buổi ‘diễu binh’, ông quay sang hỏi tướng giặc Văn Tiến Dũng, người chỉ huy cuộc diễu binh: ‘Các sư đoàn 1, 3, 5, 7, 9 sao không thấy hiện diện?’ -Văn T. Dũng cười nụ trả lời: ‘Quân đội bây giờ thống nhất rồi.’

    Như mọi người đă biết, sau một năm ‘Saigon giải phóng’, tất cả các gánh xiệc kể trên không được phép hoạt động nữa. Ngay cả không được phép tổ chức đám tang cho từng gánh xiệc! Mà chỉ được phép âm thầm tuyệt đối, nằm yên trong viện bảo tàng của đảng. Đấy là cái ‘ấu trĩ’, ‘u tối’ về chính trị của một số trí thức miền Nam trong cuộc chiến 1954-1975. Cái ‘ấu trĩ’, ‘u tối’ của họ, không những chỉ đưa miền Nam, mà cả nước ‘sa xuống hầm tai vạ’. Đó là một sự thật lịch sử đáng quan tâm. Một sự ‘u tối’ đáng trách!

    Đáng trách là v́ đám trí thức miền Nam đă không nhận thức được sự gian manh của Hồ Chí Minh và đồng đảng qua nhiều biến cố lịch sử xảy ra ở miền Nam từ đầu thập niên 1940 cho đến khi họ tự đặt ḿnh dưới sự chỉ đạo ba láp của đảng. Họ không rút tỉa được kinh nghiệm từ những người đi trước như các ông: Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Dương Văn Giáo, Hồ Vĩnh Kư, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Tạ Thu Thâu,…các vị lănh đạo các tôn giáo Cao Đài, Ḥa Hảo, v.v… và c̣n rất nhiều, nhiều người khác nữa đă bị thủ tiêu dưới bàn tay “tên sát nhân Việt Minh” Trần Văn Giàu và những người cộng tác với hắn ra sao. Họ cũng không quan tâm đến việc Hồ Chí Minh đă nhận chỉ thị của quan thày giặc Tàu phải ‘Rèn cán, Chỉnh quân’ như thế nào. Họ không cần biết đến chỉ thị của Mao Sin Tung, Hồ phải thanh lọc hàng ngũ như thế nào, để đưa đến hậu quả là nhiều người vô tội bị nghi ngờ, bị truy lùng, và bị thủ tiêu, bị ‘sa xuống hầm tai vạ’. V́ không quan tâm đến những sự kiện đó, theo tác giả Khuyết Danh, họ chính là những người ‘ấu trĩ’, ‘thờ ơ’ và ‘u tối’. Cái ‘u tối’ của Hồ Chí Minh và đồng đảng là đi làm tay sai cho giặc Tàu; c̣n cái ‘u tối’ của một số trí thức miền Nam là đă nghe theo lời dụ dỗ láo lếu của Hồ. Nếu chỉ nói riêng về mặt lư luận, th́ cái ‘u tối’ của một người thất học, hành động vô luân như Hồ lại không đáng trách bằng cái ‘u tối’ của những người mệnh danh là trí thức được ăn học đến nơi đến chốn. Chính cái ‘u tối’ của ‘trí thức’ đă góp phần tích cực làm cho miền Nam tan nát.

    Miền Nam đă mất vào tay giặc từ năm 1975, là năm bài thơ “V́ Ấu Trĩ” của tác giả Khuyết Danh ra đời. Lúc đó tác giả than thở bằng hai câu thơ 19 và 20:

    Nghĩ tới ngày mai ḷng ta tan tác
    Đến bao giờ lấy lại được giang san!

    Cái ‘ngày mai’ của tác giả tính đến ngày nay đă 36 năm (1975-2011), là thời gian người Việt trong và ngoài nước không ngớt nghĩ cách ‘lấy lại giang san’ -- bằng cách này hay cách khác, muốn loại bỏ ‘chế độ này trâu ngựa sống không an’ (câu 21) -- th́ vẫn c̣n những kẻ ‘ấu trĩ’, ‘thờ ơ’, ‘u tối’ đang bước vào vết xe cũ. Họ là ai? -Họ là những Việt kiều yêu quái, theo thi sĩ Khuyết Danh, là những ‘kẻ mơ hồ trong hưởng lạc’(câu 18), tự ư bôi phân vào mặt, về nước giúp sức cho bạo quyền Hanoi, ca tụng ‘đảng quang vinh’. Họ biện minh rằng ‘bây giờ không c̣n CS nữa mà chỉ có tư bản đỏ’. Thế nhưng xin hỏi: Tư bản đỏ là những ai? Điều 4 hiến pháp ai lập ra và đang minh thị điều ǵ ? Cờ máu sao vàng và cờ máu búa liềm vẫn c̣n đó, đang biểu thị cho cái ǵ? Ai kiểm soát quốc hội VC và những ai được phép vào quốc hội? Trong ngành tư pháp ai là quan ṭa, ai là công tố? Ai đang nắm quyền sinh sát dân trong tay? Ḱa! Hăy nh́n khẩu hiệu ‘c̣n đảng là c̣n công an’. Ḱa! Hay nghe công an nói ‘ta là luật, luật là ta’. Tại sao lại phải duy tŕ chế độ ‘đảng uỷ’ trong toàn bộ hê thống công quyền, kể cả trường học, bệnh viện, nhà tù, ngay cả trong các tổ chức dân phố, dân sự? Như vậy th́, tự do ở chỗ nào? Chỗ nào có tự do? Chỗ nào không có đảng?

    Điều đáng nói là trong đám ‘Việt kiều yêu quái’, không thiếu ‘trí thức’. Thế mà ‘trí thức’, theo nhận xét của Mao Sin Tung, th́ giá trị không đáng cục phân. Đám chóp bu trong Cộng đảng, từ khởi thuỷ, đa phần là những kẻ vô học, vô luân, nhưng rất nhiều quỷ kế chiêu dụ ‘trí thức’. Trí thức th́ vẫn cứ ‘u tối’ đi làm nô lệ cho bọn vô luân. Bắt chước lề lối phong kiến, cha truyền con nối, ngày nay lớp con cháu của đám chóp bu trong đảng vẫn tiếp tục con đường cũ, thừa hưởng di sản cha/ông họ để lại: - di sản về tiền tài, tích luỹ từ nhiều đời hối lộ, mánh mung; - di sản về cách ăn cướp, ăn cắp ‘cướp đêm là giặc cướp ngày là quan’; - di sản về danh lợi đă nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cờ gian bạc lận, gian lận trong quan trường, trong chính trường và trong thương trường. Nhưng đảng giặc đỏ biết rất rành tâm lư đám ‘Việt kiều yêu quái’, tâm lư ‘trí thức’ và biết cách ban bố ân huệ cho từng người.

    Đă 36 năm ‘Saigon giải phóng’, 36 năm ngục tù.

    Liệu ‘Ai đứng dậy diệt trừ lũ quỷ?’(câu 23)

    Xin để câu trả lời cho các bạn trẻ trong và ngoài nước.

    Vơ Phương
    Tháng Tư 2011

    Ghi chú:

    V̀ ẤU TRĨ
    V́ ấu trĩ, thờ ơ, u tối
    V́ muốn an thân, v́ tiếc máu xương.
    Cả nước đă quay về một mối,
    - Một mối hận thù một mối đau thương!
    Hạnh, phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thường
    Đảng tới là tan nát cả!
    Lịch sử sang trang phũ phàng tai họa
    Nào đâu chính nghĩa thắng gian tà?
    Đau đớn này không chỉ riêng ta
    Mà tất cả!
    Cả những kẻ nằm trong mả
    Và những bào thai trong bụng mẹ trót sinh ra
    Chúng sẽ có quyền nguyền rủa lũ ông cha
    Đă để chúng sa xuống hầm tai vạ.
    Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả
    Mấy ai người đem hết tâm can?
    Trước quân thù hung hiểm gian ngoan
    Biết bao kẻ mơ hồ trong hưởng lạc!
    Nghĩ tới ngày mai ḷng ta tan tác
    Đến bao giờ lấy lại được giang san!
    Chế độ này trâu ngựa sống không an
    Sài lang đă dựng xong nền thống trị.
    Ai đứng dậy diệt trừ lũ quỷ?
    Ai trái tim lân mẫn vạn dân tàn
    Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan
    Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn!

    Khuyết Danh

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    ANH HÙNG DÂN TỘC: Cố Thiếu Tướng Lê Văn Hưng



    "Tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, th́ phải chết theo thành, theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết rồi, các anh hăy về với gia đ́nh, vợ con. Nhớ rơ lời tôi căn dặn: Đừng bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ h́nh thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh"

    (Cố Thiếu tướng Lê Văn Hưng).



    Thiếu Tuớng LÊ VĂN HƯNG, " Anh hùng tử thủ An Lộc "


    Ông sinh ngày 27 Tháng Ba năm 1933 tại Hóc Môn.
    Sau khi tốt nghiệp khóa 5 (V́ Dân) Sĩ quan trừ bị Thủ Đức vào tháng 1 năm 1955, Lê Văn Hưng trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn tại chiến trường miền Tây Nam phần.

    Năm 1966 ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 31 bộ binh. Thời gian này Lê Văn Hưng được các phóng viên chiến trường gọi là một trong ngũ hổ (năm con hổ) U Minh Thượng
    Năm 1967 ông thăng cấp Trung tá rồi Đại tá năm 1968. Hai năm sau ông được bổ làm tỉnh trưởng Phong Dinh.
    Năm 1971 Lê Văn Hưng được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh
    Năm 1972 ông được thăng cấp chuẩn tướng giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3 sau khi chiến thắng chiến trường An Lộc.
    Năm 1973 Lê Văn Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh,
    Năm 1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4
    Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại văn pḥng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4, sau khi nói lời từ giă với gia đ́nh và bắt tay từ biệt tất cả binh sĩ bảo vệ bộ chỉ huy, người được gọi là "Anh hùng tử thủ An Lộc" do những chiến tích trong Trận An Lộc đă tự sát bằng súng lục vào lúc 20 giờ 45 tối tại tư gia.

    Lược ghi về đời binh nghiệp của Tướng Lê Văn Hưng
    Tướng Lê Văn Hưng xuất thân khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, măn khóa vào tháng 1/1955. Sau ngày ra trường, ông đă có một thời gian dài chiến đấu tại chiến trường Miền Tây qua các chức vụ các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, Trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh (BB). Năm 1966, ở cấp Thiếu tá, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 31 BB. Cũng trong năm 1966, ông được các phóng viên chiến trường vinh danh là một trong năm ngũ hổ U Minh Thượng (ngoài Tiểu đoàn trưởng Lê Văn Hưng, 4 sĩ quan khác là: Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 42 BĐQ; Thiếu tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 BĐQ, Đại úy Vương Văn Trổ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3/33BB; Đại úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33BB).

    Năm 1968, ở cấp bậc Trung tá, Sĩ quan Lê Văn Hưng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31 BB. Ông đă chỉ huy Trung đoàn 31 BB lập nhiều chiến tích tại chiến trường Hậu Giang. Cũng trong thời gian chỉ huy trung đoàn 31BB, ông đă được thăng cấp đại tá. Giữa tháng 6/1971, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB khi c̣n mang cấp đại tá, hơn 9 tháng sau, ông được thăng cấp chuẩn tướng, tiếp tục giữ chức Tư lệnh Sư đoàn này đến ngày 3 tháng 9/1972, sau đó được cử giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3. Một năm sau, Tướng Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 BB, cuối tháng 10/1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4 và đă tự sát vào tối ngày 30 tháng 4/1975 tại Cần Thơ.

    Tướng Lê Văn Hưng và Sư đoàn 5 BB tại B́nh Long hè 1972:
    Trong suốt 20 năm chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam phần, Sư đoàn 5 BB đă tham dự nhiều cuộc hành quân quy mô, và đă lập nhiều chiến công lớn. Riêng trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Sư đoàn 5 BB dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, đă cùng với các đơn vị Nhảy Dù, Biệt động quân, Biệt cách Nhảy Dù và các đơn vị tăng viện giữ vững An Lộc.

    Trận chiến tại B́nh Long đă bắt đầu vào ngày 4/4/1972 khi 1 trung đoàn CSBV tấn công một chi đội chiến xa tăng phái cho Trung đoàn 9 BB từ biên giới rút về tăng cường cho lực lượng pḥng thủ Lộc Ninh. Ngày 5/4/1972, Cộng quân (CQ) bắt đầu tấn công vào bộ chỉ huy Chi khu Lộc Ninh và hậu cứ Trung đoàn 9 BB đặt trong quận lỵ. Địch đă mở đầu trận tấn công bằng trận địa pháo và sau đó tung bộ binh, thiết giáp tấn công cường tập. Lực lượng trú pḥng đă chống trả quyết liệt. Vào trưa cùng ngày, CQ bị đẩy lùi khi cố đánh chiếm phi đạo. Ngày 6 tháng 4/1972, CQ mở đợt tấn công mới với sự yểm trợ của 1 tiểu đoàn chiến xa T54 với khoảng 30 chiếc. Pháo binh VNCH tại Lộc Ninh đă phải hạ ṇng bắn trực xạ vào các chiến xa CSBV đang tiến tới, nhưng do áp lực quá nặng của CQ, thị trấn Lộc Ninh bị tràn ngập, một thành phần của đơn vị pḥng đă vượt thoát khỏi ṿng vây của địch và về đến An Lộc. Sau khi trận tấn công của CQ vào Lộc Ninh diễn ra, Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Quân đoàn 3, đă khởi động kế hoạch bảo vệ An Lộc.

    Theo kế hoạch của Tướng Minh, bộ Tư lệnh Hành quân của Sư đoàn 5 BB cho Tướng Lê Văn Hưng chỉ huy và 2 tiểu đoàn của Liên đoàn 3 BĐQ được trực thăng vận vào An Lộc. Cuộc chuyển quân hoàn tất vào ngày 5 tháng 4/1972. Ngày 7 tháng 4/1972, bộ Tổng tham mưu đă điều động Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng viện cho Sư đoàn 5 BB. Sáng ngày 16 tháng 4/1972, Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được lệnh tiếp ứng cho mặt trận B́nh Long. Về các đơn vị thuộc Sư đoàn 5 BB, ngày 11 và 12 tháng 4/1972, Trung đoàn 8 BB được trực thăng vận vào An Lộc. Trước đó, Sư đoàn 5 BB được bộ Tổng tham mưu tăng viện Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 BB. Trung đoàn này đóng ở khu vực cầu Cần Lê, sau cuộc tấn công của CQ vào các ngày 6 và 7 tháng 4/1972 đă bị thiệt hại nặng. Trung đoàn 7 BB và Trung đoàn 9 BB bị tổn thất trong các cuộc tấn công vào thượng tuần tháng 4/1972, đă được bổ sung quân số để cùng với các đơn vị bạn phối trí pḥng thủ bảo vệ An Lộc. Sau hơn hai tháng tử chiến với CSBV, dưới quyền tổng chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, Lực lượng VNCH đă giữ vững được An Lộc và sau đó đă khởi động các cuộc phản công giải tỏa áp lực địch ở các khu vực phụ cận thị xă tỉnh lỵ.

    Câu chuyện về Tướng Lê Văn Hưng tại mặt trận An Lộc:
    Trong hơn 2 tháng tổng chỉ huy lực lượng VNCH tại mặt trận An Lộc, Tướng Lê Văn Hưng đă cùng với quân sĩ các cấp giữ vững pḥng tuyến tỉnh lỵ B́nh Long. Trong những giờ phút căng thẳng nhất của cuộc chiến, ông đă nêu gương sáng cho các sĩ quan thuộc quyền về phong cách chỉ huy. Giữa tháng 6/1972, một nhóm phóng viên từ Sài G̣n đă đến bộ tư lệnh Hành quân của Tướng Hưng. Qua tiếp xúc với vị Tư lệnh chiến trường An Lộc, một phóng viên VTVN đă viết về tướng Hưng như sau.

    Bước vào lối đi nhỏ hẹp, đó là con đường dẫn xuống trung tâm hành quân của Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh mặt trận B́nh Long. Căn hầm tù mù, 1 ngọn đèn duy nhất chừng 45 nến chỉ mang lại một chút ánh sáng vàng vọt, không đọc được bức thư. Sau này, chúng tôi (phóng viên) được biết Tướng Hưng chuẩn bị cho những ngày phong tỏa kéo dài, ông có ba máy phát điện riêng nhưng nhất quyết chỉ sử dụng một máy mà công suất chỉ đủ dùng cho hệ thống siêu tần số và các máy liên lạc, c̣n thừa lại là ánh điện mờ trong hầm chỉ huy.

    Tướng Hưng tự hạn chế mọi tiện nghi riêng cho sự sống c̣n của B́nh Long. Nếu không c̣n mạch điện cung cấp cho hệ thống liên lạc th́ An Lộc sẽ thất thủ tức khắc. Ngoài căn hầm trung tâm hành quân, Tướng Hưng c̣n lại một căn hầm nhỏ dành riêng cho ông và nơi này chỉ được thắp sáng khi cần, bằng pin với bóng đèn xe đạp. Tướng Hưng chỉ sử dụng 1 máy phát điện, hai máy c̣n lại phải pḥng hờ cho trường hợp máy đang phát bị trúng đạn pháo kích. Hơn nữa mức dự trữ nhiên liệu chỉ đủ cho thời gian 1 tuần lễ.

    Theo lời yêu cầu của Tướng Hưng, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 có thả dù các phuy xăng nhưng trong 10 thùng khi chạm đất th́ đă phát nổ đến 9 thùng. Có những ngày Tướng Hưng phải ra lệnh đi mót xăng từ các xe cộ nằm rải rác trong thành phố. Nhiều người đă chết trong công tác tầm thường này, nhưng chính là sự hy sinh đầy ư nghĩa cho sự đứng vững của An Lộc, trong hơn hai tháng trời khói lửa.

    Trong trung tâm Hành quân tù mù, Đại úy Quí, sĩ quan báo chí Sư đoàn 5 BB, tŕnh diện Tướng Hưng và giới thiệu từng người trong nhóm phóng viên. Tướng Hưng mặc áo thun xanh và có nụ cười hiền từ, ông bắt tay mọi người và khất hẹn đến sau phiên họp hành quân sẽ để phóng viên phỏng vấn. Căn hầm Tướng Hưng rất hẹp so với số người chen chúc làm việc, kích thước chỉ chừng 4 x 10 mét, tất cả bộ tham mưu của ông làm việc dưới này và không một ai có quân phục đàng hoàng, không mặc áo thun th́ cũng ḿnh trần.

    Vào buổi chiều, Tướng Hưng ra khỏi hầm để nhóm phóng viên thực hiện 1 “show” dă chiến, anh em nhận rơ khuôn mặt gầy g̣ rất có nét của ông. Điểm đặc biệt là làn da ông trắng xanh sau hơn hai tháng trời làm việc dưới hầm, tránh các trận pháo kích kinh hoàng mà có lúc đă lên tới 7,500 trái mỗi ngày. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Hưng thay v́ nói về ḿnh đă chỉ đặc biệt đề cao tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đă giữ vững An Lộc và t́nh cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn B́nh Long.

    Tướng Hưng trở lại chiến trường miền Tây:
    Đầu tháng 9/1972, Tướng Hưng được cử giữ chức Tư lệnh phó Quân khu 3, đặc trách chỉ huy lực lượng đặc nhiệm phản ứng cấp thời. Một năm sau, ông trở lại Sư đoàn 21 BB với chức vụ Tư lệnh Sư đoàn. Trong năm 1974, Tướng Hưng đă điều động các đơn vị trực thuộc mở những cuộc hành quân đánh bật CSBV tại chiến trường Hậu giang. Cuối tháng 10/1974, Tướng Hưng bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 BB cho Đại tá Mạch Văn Trường, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 8 BB tại chiến trường An Lộc Hè 1972, để về Cần Thơ giữ chức Tư lệnh phó Quân đoàn 4.

    Tướng Hưng đă tự sát vào tối ngày 30/4/1975 tại văn pḥng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đ́nh Tướng Hưng tạm cư trú), sau khi nói lời từ giă với gia đ́nh và bắt tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ bộ chỉ huy. Sau đó, ông đă quay vào văn pḥng, khóa chặt cửa và tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tối 30/4/1975.

    Tin tổng hợp

    Tigon
    Last edited by Tigon; 13-04-2011 at 09:15 AM.

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tháng Tư...Xót Xa


    Tác giả: Topa

    Mỗi năm cứ đến ngày... Tháng tư.
    Ḷng buồn vời vợi dạ xót xa! Thế là chỉ c̣n khoảng hơn hai tháng nữa mùa mưa sẽ lại đến với thành phố Buồn Muôn Thuở này. Thành phố có hai mùa mưa nắng rơ rệt bắt đầu từ tháng năm cho đến tháng mười.Tôi đă sống ở thành phố này và trải qua hai mùa mưa nên tôi biết là khi mùa mưa đến th́ chiều nào cũng có mưa,một thứ mưa nguồn bỗng chốc ầm ầm đổ ập xuống thành phố để rồi không bao lâu sau th́ tạnh.
    Chỉ c̣n hơn hai tháng nữa thôi tôi lại sẽ vui mừng được đón mùa mưa lần thư ba đến với tôi.Tôi vui là v́ cứ chiều đến,khi mà mọi công việc tôi đă thu xếp xong xuôi để khi mưa đổ xuống là tôi lại cuộn ḿnh trong cái mền ấm nằm đọc truyện chờ anh về cùng ăn bữa cơm tối với nhau.Tôi thích mùa mưa ở thành phố này nhưng anh th́ không thích. Anh nói anh bực ḿnh v́ thứ đất badan đỏ như son môi người thiếu nữ đẹp nhưng lại như có chất keo làm dính vào bánh xe,làm dính vào đôi giầy như cố níu anh ở lại với nó, trong khi anh lại muốn mau mau được về nhà để nh́n thấy tôi và ôm tôi.

    Mùa mưa ở đây hoa hướng dương,hoa bướm,hoa thạch thảo...mọc tràn lan thành rừng, dù chẳng có ai trồng.Cứ sau mỗi mùa mưa th́ những củ thược dược ngủ vùi trong ḷng đất lạnh để khi mùa mưa kế tiếp đến nó lại đâm chồi nở ra những cái bông cúc đại đóa đủ màu sắc.Tôi thường ví những củ thược dược là những cô gái Thượng đẹp yêu kiều và lộng lẫy,c̣n những giọt nước mưa là những giọt nước mắt của những chàng hào hoa và đa t́nh đă nhỏ xuống những gương mặt đẹp và diễm kiều để rồi các cô gái Thượng bừng tỉnh lại, sống lại...trang hoàng cho thành phố đẹp hơn.

    Tôi theo anh đến sống ở thành phố này đă hơn hai năm.Làm vợ lính trong thời chiến tôi chấp nhận cuộc sống nay đây mai đó và luôn sẵn sàng đón nhận những chuyện bất trắc sẽ xảy đến với ḿnh và gia đ́nh ḿnh.Thành phố này là thành phố thứ hai tôi đến sinh sống,sau thành phố núi,là thành phố của lính,nơi tôi đă ra chào đời.V́ biết rằng đời lính có nhiều rủi ro nên ngày nào anh và tôi c̣n được bên nhau th́ ngày đó chúng tôi sống hết ḿnh cho nhau.Anh luôn nuông ch́u tôi và lo lắng cho tôi có cuộc sống tạm đầy đủ với đồng lương của viên Thiếu úy An ninh.Ngược lại th́ tôi luôn yêu thương anh,kính trọng anh, và không làm bất cứ một điều ǵ cho anh phải buồn ḷng.

    Sau một chuyến đi công tác về,anh cũng ôm hôn tôi như anh thường làm nhưng lần này anh có vẻ không vui mà tôi th́ thấy không tiện hỏi.Bữa cơm tối anh có vẻ lo lắng nhiều nên vừa ngồi vô bàn anh ăn vội qua loa một chén cơm rồi buông đũa.Tôi kiên nhẫn chờ đợi anh sẽ nói cho tôi biết điều đă làm cho anh buồn và làm cho anh lo lắng.Anh không để cho tôi phải chờ đợi lâu.Khi tôi vừa buông đũa sau nửa chém cơm th́ anh nắm hai bàn tay tôi rồi âu yếm nói:

    - Anh vừa đi công tác ở một Buôn Thượng cách thành phố ḿnh ba cây số.Tuy chỉ cách có ba cây số thôi nhưng đến Buôn Thượng của người Êđê đó giống như ḿnh đi đến một vùng hoang dă hoang sơ trong rừng già vậy.Tại đây anh nhận được tin tức là quân Bắc Việt sắp mở một trận đánh lớn,thật lớn,vào một trong những thành phố ở vùng cao nguyên này.Đây sẽ là trận đánh xả láng của quân đội miền Bắc quyết chiếm cho được một thành phố để làm thủ đô cho Mặt trận giải phóng miền Nam,trước khi mùa mưa đến.

    Anh ngưng nói và cầm ly nước trà nóng lên uống một hớp.Rồi anh lại nắm chặt hai bàn tay tôi và nói tiếp:

    - V́ sự an toàn của em...và cũng dễ dàng cho anh trong những công tác sắp đến nên em hăy thu xếp để về ở trong Sàig̣n.Anh đă nhờ một người bạn muớn giùm cho anh,cho vợ chồng ḿnh một căn gác nhỏ ở khu Bàn Cờ,v́ người bạn của anh cũng ở đây...

    Nghĩ đến những ngày sống ở nơi đô hội mà lại thiếu vắng anh nên tôi nói:

    - Có lẽ...không sao đâu anh à.Quân đội ḿnh ở đây cũng đông.Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 cũng ở đây...

    Anh ngắt lời tôi và nói với vẻ mặt nghiêm nghị:

    - Việc quân sự có lẽ em không rành nên nói vậy.Khi quân đội Bắc Việt muốn chiếm bất cứ thành phố nào của ta th́ họ phải huy động quân đông gấp nhiều lần quân đóng trong thành phố đó.Ngoài ra th́...trước khi tiến chiếm sẽ có màn pháo kích mà đạn pháo th́...biết rơi ở đâu để mà tránh chứ.

    Tôi cố nói thêm để mong anh đổi ư và đừng bắt tôi phải xa anh,xa thành phố này:

    - Vả lại...ḿnh cũng chưa biết họ định đánh thành phố nào mà anh.Em không muốn...

    - Anh biết là em không muốn xa anh và chính anh cũng không muốn chuyện đó xảy ra.V́ chưa biết quân Bắc Việt sẽ đánh thành phố nào nên anh mới lo chứ biết rồi th́..c̣n lâu.

    - Nhưng...

    - Hăy nghe anh một lần này cho anh yên tâm đi em yêu.Anh chỉ c̣n mỗi ḿnh em là người thân nhất mà anh yêu nhất trên đời này...nghe anh đi em!

    Nghe những lời như khẩn nài của anh,tôi biết là anh đă quyết định dứt khoát rồi.Như vậy là chỉ trong nay mai đây thôi tôi sẽ phải rời xa anh và rời xa thành phố thân yêu này nên nước mắt tự dưng trào ra ở hai bên khóe mắt.Thấy tôi khóc anh vội ôm tôi an ủi và nói rồi anh sẽ đón tôi về lại với anh và về lại thành phố này,trước mùa mưa.

    Mười hai ngày sau tôi lên đường bỏ anh ở lại với đồng bào và với đồng đội của anh trong thành phố.Tôi không ngờ lần chia tay với thành phố mà tôi yêu thương với những chiều mưa lạnh cuộn ḿnh trong chăn ấm nằm đọc truyện chờ anh đi làm về lại là lần chia tay vĩnh viễn.Măi măi tôi đă bị mất thành phố và bị mất luôn quê hương thân yêu của tôi.

    Nh́n tấm h́nh anh trong bộ quân phục của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa oai phong trên bàn thờ thế là hai hàng nước mắt cứ tự động chảy ra làm ướt hết cả phía áo trước ngực.

    Ngày anh đi tŕnh diện để vào tù có tôi đi bên cạnh tiễn đưa anh.Ngày anh bỏ quê hương và bỏ tôi để đi về bên kia thế giới khi anh c̣n đang ở trong trại tù ở ngoài Bắc,có hai người bạn tù tiễn đưa anh.

    Hôm nay,tháng tư nữa lại về nhắc nhớ tôi là đă ba mươi sáu cái tháng tư anh bỏ tôi ra đi và ba mươi sáu cái tháng tư người dân miền Nam và tôi đă bị mất quê hương.Nh́n h́nh anh trên bàn thờ và nhớ về anh nên tôi đớn đau thảng thốt kêu lên:

    Anh yêu ơi! Tháng tư nữa lại về.Tháng tư xót xa.Tháng tư đau buồn và...Tháng Tư Tâm Sự Cùng Anh.

    Anh,
    Em đang nhớ anh
    Và đang nghĩ đến
    Một ngày của ba mươi (bốn) sáu năm về trước
    Ngày ba mươi tháng tư
    Năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
    Ngày nghiệt ngã
    Ngày hai đứa mình đã ôm nhau khóc ngất
    Trên căn gác nhỏ
    Ở xóm Bàn Cờ

    Những giọt nước mắt tức tưởi
    Của anh và của em
    Đã đổ xuống
    Vỡ bờ
    Không sao ngăn nổi
    Thương một quê hương sau cơn hấp hối
    Tắt thở nghẹn ngào
    Và thương quá đỗi
    Những người lính trận can trường
    Làm thân chiến bại
    Tất tả poncho
    Chẳng biết sẽ đi về mô
    Trên những đường phố Saigon một thời diễm lệ
    Bỗng chốc nỡ trở thành địa ngục trần gian...

    Làm gì có ánh hào quang
    Anh nhỉ
    Trên những nóc nhà ngói khô cũng tuyệt vọng
    Màu đỏ rợn người lảng vảng không gian
    Làm gì có
    Từ Bắc vô Nam
    "Nối vòng tay lớn"
    Hỡi người nhạc sĩ tài hoa
    Có tâm hồn đẹp
    Sao quá thơ ngây !

    Đêm hôm ấy
    Ánh đèn nhà mình hình như không đủ sáng
    Nhạc dội oang oang
    Bức bách
    Ta ngồi nhìn nhau
    Tắt nghẽn
    Cố không nghe thấy
    Những tiếng quạ đen sặc mùi tử khí
    Làm đặc buồng phổi
    Xé nát hoài mong...

    Anh,
    Nhát dao đâm ngày ấy
    Máu vẫn còn bầm
    Ba mươi sáu năm trôi qua, một dòng sông đục
    Làm sao múc được ánh trăng tan...

    ( Thơ Kim Thành )

    Topa

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    TƯỞNG NHỚ !

    Khi c̣n là con bé chạy loanh quanh, biển đối với tôi là một điều huyền bí và cũng thật là thơ mộng. Mỏi mắt nh́n ra tận chân mây là đường ṿng cung đang hí hoáy vẽ một vệt ngăn chia bầu trời trong xanh và mặt nước biển pha nhiều màu đẹp đẽ.

    Khi có dịp ra biển, tôi thường đứng trên băi cát mịn màng, hít thở làn gió trong lành, tầm mắt trải dài ngắm nh́n khoảng trời bao la màu xanh hy vọng, ḥa quyện những áng mây bàng bạc lững thững trôi. Đó cũng là đề tài cho nhiều Nhạc Sĩ, Văn Sĩ, Thi Sĩ đă tốn biết bao là giấy mực để ca ngợi vẽ đẹp tuyệt diệu này. Không ai có thể mường tượng ra được phía dưới mặt biển phẳng lặng, hiền ḥa này, đại dương vẫn âm thầm chứa đựng những băo tố, những cơn sóng hung hăng giận dữ !

    Một ngày cuối tháng tư, đất trời đảo lộn. Vùng biển b́nh yên thuở nào đă dậy sóng phong ba. Hàng ngàn hàng triệu người đùa tràn lênh đênh, bấp bênh nỗi trôi trên những ngọn sóng bạc đầu. Những con người bé nhỏ này chỉ là một hạt muối quá mỏng manh giữa ḷng đại dương bao la. Số mạng của họ đều nằm trong bàn tay của trùng khơi.


    Khi nhắc nhớ đến những con người gan dạ, phiêu bạt này, người ta sẽ đặt câu hỏi : “ V́ sao họ phải liều ḿnh trôi dạt? ”

    Đúng thật, hai chữ liều ḿnh có thể gọi là chính xác nhất. V́ từ lúc mở mắt chào đời nào có ai biết được, biển trùng trùng điệp điệp ra sao bao giờ. Một động lực duy nhất thúc đẩy họ thực hiện cuộc phiêu lưu không biết ngày mai, thập tử nhất sinh này cũng chỉ v́ hai chữ Tự Do.


    Những cơn băo dữ đôi khi đă không nương tay che chở cho những con người bạc mệnh. Biển đă lấy đi nguồn hy vọng và mầm sống mà họ khao khát đi t́m. Cái chết tức tưởi không lời trăn trối thành những oan hồn vất vưỡng dưới ḷng biển mặn.Tiếng khóc ai oán, rên rĩ thấu tận lương tâm của ḷng nhân và của đất trời.

    H́nh ảnh những bàn tay yếu đuối, quờ quạng vẫy gọi trong tuyệt vọng, khẩn cầu xin cứu mạng đưa lên từ mặt nước biển đă đi vào lịch sử đau thương, một khúc quanh đen tối của đất nước Việt Nam. Đó cũng là ngày khóc hận của người dân miền Nam chất phác hiền lành.

    Tháng tư đen lại một lần nữa đang ngâm ngùi trở về với chúng ta. Những thuyền nhân may mắn thoát khỏi bàn tay tử thần trên biển ngày nào và tất cả người Việt hải ngoại, chúng ta cùng thấp nén nhang ḷng tưởng niệm đến vong linh c̣n lạc loài đâu đó giữa biển Đông.

    Chỉ mong sao những hồn thiêng lạnh cóng bơ vơ này hiểu được rằng: “Những người may mắn sống sót ở khắp cùng bến bờ xứ lạ, vẫn măi luôn đốt nén nhang ḷng tưởng nhớ với hy vọng làm ấm lại phần nào cái lạnh lẽo mà họ đă phải buông tay, nhấm mắt, ngâm ḿnh vất vưỡng dưới ḷng đại dương, vào một ngày tuyệt vọng, không may trên biển Đông“

    Nguyễn Thị Bạch Liên
    (Viết cho tháng tư đen 2011)

    http://hungvietbrisbane.wor dpress.com/

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ CHẾT THEO THÀNH

    Tưởng Niệm Quốc Hận 30-04-75
    TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ CHẾT THEO THÀNH



    Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933-1975) là Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là một trong năm tướng lĩnh đă tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.

    Ông sinh ngày 22 Tháng Tám năm 1933 tại Sơn Tây.Năm 1951 ông theo học khóa 2 (Lê Lợi) trường Vơ bị Địa phương Huế đến năm 1965 th́ thăng Thiếu tá.

    Ông tham gia trong chiến trường An Lộc tử thủ căn cứ chỉ huy. Sau khi chiến thắng, được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh.

    Năm 1974, ông được thăng chuẩn tướng sau khi học một khóa học chỉ huy và tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ và giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh
    Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ về đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào khoảng giữa năm 1973, khi ông vẫn c̣n mang cấp bậc Đại Tá. Ông nổi tiếng về tinh thần dũng cảm và chống cộng cương quyết, cũng như tính t́nh nóng như lửa cuả ông.

    Vào mùa Hè năm 1972, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Phó Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đă có mặt ở Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn tại An Lộc cùng Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn. Họ đâu biết rằng họ sẽ là chứng nhân cho một biến cố lịch sử.

    Rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1972, Cộng Sản Bắc Việt xua bốn sư đoàn (5, 7, 9 và B́nh Long) và hai trung đoàn xe tăng 202, 203 nhiều đơn vị yểm trợ tấn công thị xă An Lộc. Cộng quân đă dùng những trận mưa pháo để chà nát và san bằng thị xă nhỏ bé nàỵ Hàng ngàn đồng bào vô tội đă bỏ ḿnh dưới hỏa lực của Cộng quân.

    Nhiều lần, Cộng Sản Bắc Việt dùng chiến xa T-54 tấn công thẳng vào nơi Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn 5 đang đóng. Lần đầu tiên người lính VNCH gặp phải chiến xa địch, lại không tin tưởng vào khả năng của vũ khí của ḿnh, nên đă hoảng hốt t́m nơi ẩn tránh. Không thể trách họ, v́ hoả tiễn M72 không đủ sức xuyên phá nếu bắn vào đằng “mũi” của xe T-54. Khi ấy tướng Hưng đă cầm sẵn một trái lựu đạn nơi tay, với ư định nếu Việt Cộng tràn vào, ông tung ra, tất cả cùng chết. Chiếc chiến xa đi đầu đă tiến gần, quay ngang quay dọc để t́m kiếm trung tâm chỉ huỵ Đại Tá Vỹ thừa cơ đứng lên, bắn một quả đạn M72 vào hông xe làm chiếc xe tăng bốc cháỵ Binh sĩ lên tinh thần theo phương pháp diệt xe của Đại Tá Vỹ, ḅ theo nhũng vách tường, bờ giậu để bắn xe đich. Kết quả là đoàn xe bị tiêu diệt.

    Sau 68 ngày tử thủ, Cộng quân bị đánh lui và An Lộc được giải toả. Đại Tá Lê Nguyên Vỹ được thăng cấp Chuẩn Tướng và về chỉ huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại căn cứ Lai Khê (B́nh Dương) khi Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đi nhận nhiệm vụ mới ở Quân Khu IV.

    Tại Lai Khê, ông làm việc không kể giờ giấc, ngày đêm, trong việc xây dựng và tu bổ hệ thống pḥng thủ, cũng như huấn luyện binh sĩ. Ông cũng rất nhiệt t́nh trong việc bài trừ tệ nạn và tham nhũng trong hàng ngũ quân độị V́ thế, ông đă mang lại miềm tin tưởng cho mọi người .
    Cuối tháng 4 năm 1975, quân Cộng Sản Bắc Việt từ nhiều ngả tiến về Saigon. Nhưng cánh quân phía Đông Bắc của chúng không thể vượt qua căn cứ Lai Khê, mặc dù có lực lượng đông gấp nhiều lần. Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ đă làm tṛn nhiệm vu..

    Sáng ngày 30 tháng 4, Tổng thống VNCH ra lệnh cho quân đội buông súng đầu hàng. Tướng Vỹ triệu tập sĩ quan và binh sĩ dưới quyền lần cuốị Ông tuyên bố: V́ tôi là tướng chỉ huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lệnh nàỵ Tôi nghĩ thân làm tướng, phần nào đă hưởng vinh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em, nên tôi phải chọn lấy con đường đi cho riêng tôị”

    Đoạn ông b́nh tĩnh bước ra sân, nghiêm trang đứng dưới cột cờ của Bộ Tư Lệnh, và rút súng ra tự sát. Lúc đó là 11 giờ sáng 30 tháng 4 năm 1975.

    Thi thể Tướng Lê Nguyên Vỹ được an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lệnh, sau đó được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, G̣ Vấp. Năm 1987, hài cốt ông được thân mẫu (mẹ) hỏa thiêu và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tây

    Tôn Thất Phú Sĩ Blog

  10. #10
    Member
    Join Date
    30-03-2011
    Posts
    70
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Chỉ mong sao những hồn thiêng lạnh cóng bơ vơ này hiểu được rằng: “Những người may mắn sống sót ở khắp cùng bến bờ xứ lạ, vẫn măi luôn đốt nén nhang ḷng tưởng nhớ với hy vọng làm ấm lại phần nào cái lạnh lẽo mà họ đă phải buông tay, nhấm mắt, ngâm ḿnh vất vưỡng dưới ḷng đại dương, vào một ngày tuyệt vọng, không may trên biển Đông“

    Nguyễn Thị Bạch Liên
    (Viết cho tháng tư đen 2011)

    http://hungvietbrisbane.wor dpress.com/
    Thanks Tigon,

    Một người bạn và cũng là người anh đáng kính của tôi đă chết v́ bị cướp biển Thailand giết. Chuyến tàu của anh có 54 người, chỉ c̣n một người sống sống sót do quá sợ hăi nên đă nhảy liều xuống biển trước khi bị cướp đập đầu.
    Người đó kể lại rằng: sau khi bọn cướp đă hăm hiếp phụ nữ, lấy hết vàng, chúng ra lệnh cho người trên tàu đi từng người một đến mũi tàu, ở đó có 2 tên cầm búa chờ sẳn vung vào đầu; theo đà búa nạn nhân cũng rơi tỏm xuống biển đen trong đêm tối.
    Mỗi tháng tư về, tôi lại nhớ đến anh....

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 18-04-2012, 09:17 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 12-05-2011, 03:56 PM
  3. Replies: 4
    Last Post: 02-05-2011, 08:06 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 28-04-2011, 06:25 PM
  5. Replies: 6
    Last Post: 07-12-2010, 12:21 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •