Results 1 to 4 of 4

Thread: QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 - Phần 5 & 6 : ( HỌC TẬP CẢI TẠO ) VIETNAM's GULAG + Những thiên đường mù

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 - Phần 5 & 6 : ( HỌC TẬP CẢI TẠO ) VIETNAM's GULAG + Những thiên đường mù

    QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 - Phần 5 : ( HỌC TẬP CẢI TẠO ) VIETNAM's GULAG

    TRẠI TÙ CẢI TẠO Hàm Tân VIETNAM'S GULAG Z30 - D






    Sau ngày 30/4/1975 đến 1987

    Việt cộng đày đi tù cải tạo : 1,040,000
    Chết trong tù cải tạo : 95,000
    Việt cộng Xử bắn Tử h́nh : 100,000
    Vượt biên chết trên biển: 500,000

    Tổng số 750,000 đồng bào

    Đă chết v́ Việt cộng sau khi "Ḥa B́nh - Thống Nhất"
    Một hậu chiến của ḷng thù hận, sát máu của Việt cộng với ngụy từ:

    "Giải phóng - Ḥa hợp - Ḥa giải Dân tộc"






    Tưởng niệm 34 năm ngày 30 tháng Tư, toàn cơi đất nước Việt Nam rơi vào tay cộng sản

    NGHE ĐỌC THIÊN HỒI KƯ TRẠI KIÊN GIAM CỦA NGUYỄN CHÍ THIỆP

    Thiên hồi kư Trại Kiên Giam đưa chúng ta trở về với những trang sử đau thương của dân tộc; mở đầu bằng ngày 30 tháng Tư năm 1975; ngày mà hàng triệu người phải rời xa đất Mẹ; ngày mở đầu một địa ngục cho hàng trăm ngàn chiến sĩ, quân, cán, chính Việt Nam Cộng Ḥa bất khuất. Thiên hồi kư Trại Kiên Giam tŕnh bày tất cả những bi thảm của một trong những trại tù kiên cố cộng sản được gọi là cải tạo và những khổ đau bất hạnh trong một xă hội có nhiều tầng địa ngục được gọi là thiên đường...

    Nguyễn Chí Thiệp sinh năm 1944 tại Quảng Nam, học các trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng và Chu Văn An Sài G̣n. Tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh 1965 - 1969, trường Bộ Binh Thủ Đức 1966, Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt 1970.

    Năm 1975 không tŕnh diện học tập, bị bắt tháng 9 năm 1976 trong khi chuẩn bị vượt biên. Bị giam tại các trại giam Sở Công An Thành Phố, Phan Đăng Lưu và Chí Ḥa. Cải tạo lao động tại các trại Z-30A Long Khánh, A-20 Xuân Phước Phú Yên. Được thả tháng 2 năm 1988. Vượt biên đến đảo Pulau Bidong, Mă Lai, tháng 5 năm 1988. Cư trú tại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1989.



    Sau khi cuốn hồi kư The GULAG Archipelago (Quần Đảo Ngục Tù) của nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn (Nga) được nhà xuất bản Harper & Row (Hoa Kỳ) xuất bản năm 1973, giới văn học cũng như báo chí và truyền thông thế giới mới được biết một phần nào về chế độ lao tù của Cộng sản, đặc biệt là tại Sô Viết. Trong cộng đồng Việt Nam, trước Solzhenitsyn, năm 1969 tác giả Trần Văn Thái đă cho ra mắt cuốn hồi kư Trại Đầm Đùn (giải thưởng văn học nghệ thuật 1969 về bộ môn văn), nhưng có rất ít báo chí và truyền thông Việt Nam Cộng Ḥa nhắc đến tác phẩm này.

    Tại hải ngoại, sau 30 tháng 4 năm 1975, tập thể người Việt tị nạn (đă di tản trong những ngày trước 30 tháng 4 1975) mới được hiểu rơ hơn về chế độ lao tù của Cộng sản Việt Nam qua các cuốn hồi kư như: Cùm Đỏ của Phạm Quốc Bảo (1983), Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh (1985), Thép Đen của Đặng Chí B́nh (1987), Hà Nội Báo Động Đỏ của Dương Văn Lợi (1992).

    Tôi đă đọc hết các quyển hồi kư này bằng một tấm ḷng của một người chưa hề bị tù tội bao giờ. Nhưng càng đọc, tôi lại càng cảm thấy như chính ḿnh đang ở trong cái hoàn cảnh nghiệt ngă ấy.

    Cùng năm 1992, tác giả Nguyễn Chí Thiệp cho ra mắt cuốn hồi kư Trại Kiên Giam nhưng tôi chưa có dịp được nh́n thấy tác phẩm, cho măi tới hôm nay tôi mới có dịp đọc ấn bản tái bản lần thứ hai (10/2000) do văn hữu Ngô Sỹ Hân gửi tặng.

    Tôi đă lần đọc từng trang sách để cảm nhận và chia xẻ với tác giả cùng những bạn tù của ông về những nỗi khổ đau của người ngă ngựa, những tháng năm quằn quại trong lao tù Cộng Sản, những chí hướng quật khởi kiên cường, những mộng ước mai sau về một xă hội hậu Cộng Sản, v.v.. Đọc suốt tác phẩm, tôi lắng nghe con tim ḿnh thổn thức, xao xuyến và bồi hồi. Cảm nhận nỗi đau đớn của tác giả như chính nỗi đau đớn của ḿnh, của dân tộc ḿnh. Đọc tác phẩm Trại Kiên Giam để đi t́m một ánh sáng ở cuối đường hầm, để bắt gặp những hào kiệt trong một xă hội tan ră, để gặp lại những đồng chí c̣n cưu mang hoài băo cho một nước Việt Nam Tự Do, v.v.

    Sau khi gấp sách lại, tâm t́nh lắng đọng, tôi tạm chia nội dung cuốn hồi kư Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp thành 6 phần như sau: Bối cảnh Miền Nam sau 30/4/1975, Người Cộng Sản nói về Cộng Sản, Những bài học đắng cay của chính tác giả, Những tháng năm trong lao tù Cộng Sản, Những cái nh́n thiết thực về Cộng sản, và Những mong ước và hoài băo.


    I. Bối cảnh Miền Nam sau 30/4/1975

    Ở phần này, tác giả ghi lại từng chi tiết một về bối cảnh sinh hoạt của Miền Nam, nói chung, và Sài-G̣n, nói riêng, sau ngày 30/4/1975, như: sinh kế thường nhật của người dân, cảm nghĩ về chính quyền mới, sự lo lắng cho chính bản thân ḿnh và thận phận ḿnh, các tổ chức chống đối chế độ mới, những cuộc tŕnh diện học tập, v.v.

    Nhờ có óc quan sát tinh tường, sự nhận thức sâu sắc và sự nhận định chính xác, tác giả đă diễn tả sự hiểu biết về Cộng Sản của người dân Miền Nam một cách tổng quát như sau: "Cái hiểu biết quá đơn sơ về Cộng Sản nên đa số chỉ nghĩ là phải khổ và chịu khổ được, chịu ăn mặc xấu xí được là có thể sống yên thân trong chế độ Cộng Sản". (trang 25) Chính sự hiểu biết quá đơn sơ ấy đă xui người dân Miền Nam phải miễn cưỡng chấp nhận một cuộc đổi đời bi thảm bằng chính xương máu và nước mắt của ḿnh.

    Nói tóm lại, tâm lư chung của người dân Miền Nam lúc bấy giờ là: "Tâm lư đứng núi nầy trông núi nọ, t́nh h́nh chính trị tồi tệ của miền Nam, sự kém hiểu biết về Cộng sản làm nhiều người không c̣n sợ Cộng sản". (trang 31) Không c̣n sợ Cộng sản nữa, nhưng họ cũng không biết phải làm ǵ để diệt trừ chúng, mặc dù "Đa số dân Saigon không chịu mang dép râu đội mũ tai bèo". (trang 26) Bởi v́ họ đă nh́n thấy tận mắt h́nh ảnh của người lính Bắc Việt: "Người lính giải phóng trông ngờ nghệch, lúng túng trước cảnh rộn rịp và to lớn của Saigon, phần lớn họ rất trẻ". (trang 26) Thế mà người dân Miền Nam đă bị Cộng sản đánh lừa một cách đau đớn: "Giờ đây mấy lon gạo cứu đói là lư do buộc họ phải ra khỏi thành phố về quê sản xuất theo chính sách. Họ có cảm tưởng bị đánh lừa". (trang 31) Càng bị đánh lừa th́ người dân càng thấm thía nỗi đau: "Người dân nghèo mới vỡ lẽ, cách mạng đem lại vinh quang và công b́nh cho người nghèo trong tổ chức của họ, c̣n dân nghèo muôn đời vẫn là người chịu đựng trước tiên những đau khổ, áp bức theo chính sách phải đi ra khỏi thành phố trước cả mấy ông 'ngụy quân', 'ngụy quyền' ". (trang 32)


    II. Người Cộng Sản nói về Cộng Sản

    Không ai hiểu rơ Cộng sản bằng chính người Cộng sản. Chính v́ thế mà chính quyền VNCH đă có chính sách chiêu hồi và sử dụng những người chiêu hồi ấy vào những công tác t́nh báo và tâm lư chiến, chẳng hạn như Thượng Tá Tám Hà và nhà văn Xuân Vũ, v.v. Cho tới ngày 30/4/1975 chính tác giả Nguyễn Chí Thiệp, mặc dù là một công chức trung cấp, cũng chưa có cái nh́n rơ rệt về Cộng sản cho nên ông đă quyết định ở lại để rồi sau đó phải nhận lănh 12 năm tù.

    Sau 30/4/1975, một người chú họ của tác giả từ Hà Nội vào thăm thân nhân ở Đà Nẵng. Khi thấy Nguyễn Chí Thiệp c̣n ở lại VN, ông ta ngạc nhiên hỏi: "Tại sao cháu không đi Mỹ? Về đến Đà Nẵng, gặp chị (mẹ tôi) nói cả gia đ́nh ở lại Saigon. Cháu không đi nước ngoài thật vô lư". (trang 36) Nhờ lần gặp đầu tiên với chú B́nh (kỹ sư của Bắc Việt) tác giả mới có dịp t́m hiểu về bộ mặt thật của Cộng sản và dứt khoát chọn một thái độ.

    Chú B́nh nói thẳng và nói thật với Nguyễn Chí Thiệp về chính sách trả thù của Cộng sản như sau: "Cháu đừng nghĩ trả thù chỉ là giết chết, họ sẽ không giết nhưng họ sẽ đưa đi các trại tập trung cải tạo không có ngày về". (trang 37)

    Về chủ trương của Cộng sản, chú B́nh cho biết: "Đảng chủ trương phá bỏ luân lư cũ, phá vỡ trật tự xă hội, đưa trẻ con ra ngoài xă hội, nhưng Đảng lại quá tham lam, họ muốn sử dụng đứa trẻ mà không cưu mang nó, bắt gia đ́nh phải nuôi nó, Đảng chỉ dạy cho nó hận thù và những phương pháp đấu tranh. Họ phủ nhận t́nh thương giữa con người với nhau". (trang 38)

    Sau khi nh́n thấy tận mắt cái vết tích của sự phồn vinh của Miền Nam trước 30/4/1975, chú B́nh tiết lộ về cách xảo quyệt của hệ thống tuyên truyền của Miền Bắc như sau: "Ở miền Bắc người ta đều hiểu sai về miền Nam, hệ thống tuyên truyền của Hà Nội đă mô tả xă hội miền Nam cực kỳ xấu xa, lạc hậu và nghèo đói". (trang 39)

    Để trả lời câu hỏi của Nguyễn Chí Thiệp "Tại sao người ta bất măn mà không có chống đối tích cực?", chú B́nh cho biết: "Không chống đối v́ sức đối kháng đă bị tiêu diệt. Nghệ thuật cai trị của Cộng sản là tiêu diệt sức đề kháng của nhân dân. Chính sách công an nhân dân và nhân dân hộ khẩu nhằm thi hành mục tiêu đó". (trang 47)

    Chú B́nh căn dặn tác giả:" Đừng mong đợi tụi nó (CS) làm ǵ cho đất nước. Chú là đảng viên, chú được đi nhiều nơi, chú có suy nghĩ, các khuyết điểm của chế độ Cộng sản là bản chất không phải là hiện tượng, vậy nên nếu có hy sinh cũng vô ích mà thôi". (trang 49)

    Nói tóm lại, "Giai cấp lănh đạo ở miền Bắc là một triều đ́nh tập hợp chung quanh vị Hoàng đế là lănh tụ, cấu kết quyền lợi, dua nịnh lănh tụ để bảo vệ quyền lợi hiện có và con đường tiến thân". (trang 56)


    III. Bài học đắng cay của chính tác giả

    Sau khi được chú B́nh giải thích cặn kẽ về Cộng sản, tác giả mới thấy được sự sai lầm trong quyết định ở lại, ông tự thú nhận như sau: "Lúc đó tôi mới biết hết hậu quả của một quyết định sai của tôi. Ở lại, không những tôi bị tù đầy, mà gia đ́nh tôi cũng bị trả thù bằng chính sách phân biệt đối xử. Tôi đă nghĩ một cách sai lầm là nếu tôi có bị hoàn cảnh lịch sử bỏ rơi, th́ con em tôi c̣n nhỏ có thể được lớn lên như là một người Việt Nam b́nh thường. Tôi bắt đầu thấy chính sách trả thù của Cộng sản c̣n độc ác hơn là tắm máu". (trang 39)

    Tác giả thố lộ tâm sự: "Những suy nghĩ làm tôi càng ân hận v́ quyết định không di tản, cái quyết định ở lại thật ngu xuẩn, chỉ v́ nhất thời bức xúc, tức tối những người lănh đạo đê hèn, bỏ chạy trước địch quân mà không chiến đấu". (trang 131-132)


    IV. Những tháng năm trong lao tù Cộng sản

    Tác giả thuật lại cái đói lần đầu tiên trong đời ở trong trại tù Cộng sản: "Tôi đă thèm ăn từ lâu, khởi đầu là thèm đường, rồi thèm mỡ, bây giờ thèm đủ thứ, chén cơm hẩm với nước muối bây giờ quá ngon, không đủ no, ăn vào lưng lửng nhưng ngày nào cũng mong tới giờ cơm, mỗi bữa ăn tôi cố ngồi nhai từng muỗng, nhai thật kỹ, miếng cơm thành ngọt hơn, phải chú ư nhai và kềm để cái lưỡi không cuốn nuốt miếng cơm xuống, lơ đăng một tí là miếng cơm mới đưa vào mồm đă chạy tuột xuống cuống họng một cách tự nhiên và nhanh chóng". (trang 141)

    Chỉ mới bốn tháng nằm tù mà cơn đói đă hành hạ người tù rất là khổ sở: "Kể từ thứ năm tuần đó tôi được nhận quà lần đầu tiên. Ngồi ăn vội vàng những món nhà gửi, chỉ mới bốn tháng ăn cơm với muối mà tôi như con ma đói, cái ǵ cũng thèm, cũng ăn qua từ ngọt đến mặn, cắn vào miệng chưa kịp nhai đă vội nuốt, ăn bụng đă no mà mắt vẫn thèm, miệng vẫn chảy nước dăi và muốn ăn nữa". (trang 169)

    Về sự thâm độc của Cộng sản, tác giả cho biết: "Cộng sản Việt Nam thâm độc hơn. Chúng giữ kẻ thù của chúng lại để làm nô lệ, làm con vật sản xuất trong các trại tập trung mà chúng không tốn kém ǵ v́ người tù phải tự làm lấy ăn và c̣n phải nuôi bọn cai tù và đóng góp cho ngân sách nhà nước. (trang 171) Và Cộng sản vắt từ giọt máu của người tù ở trong trại cải tạo. Người tù đem sức ra làm lao động đến kiệt sức và chết ở đó". (trang 251)

    Tiêu chuẩn khẩu phần cho tù nhân ở trại tù Long Khánh như sau: "Trưa và tối mỗi bữa một chén cơm độn khoai ḿ với nước muối, nên mới có hơn hai năm cải tạo mà những người tŕnh diện trông đă tiều tụy lắm. Lương thực mỗi ngày cắt dần phần gạo, thời gian đầu ăn toàn cơm nhưng gạo hẩm, sau nửa cơm nửa ngô, rồi ngô được thay bằng khoai ḿ khô. Mức độ độn tăng dần theo thời gian, 50% độn, rồi 75%, 80%, rồi đến cuối năm 1978 mỗi tuần trại Long Khánh chỉ ăn 2 bữa cơm, 12 bữa ăn c̣n lại chỉ ăn khoai ḿ khô". (trang 249)

    Khi tù nhân ra đến trại Xuân Lộc th́ khẩu phần lại teo rút đi v́ cán bộ hậu cần thông đồng với cán bộ quản giáo nhà bếp để ăn chận số phần ăn của tù. Tác giả viết: "Chúng tôi được anh em đội nhà bếp thông báo trong lần chở bắp đi đổi khoai ḿ, cán bộ hậu cần và cán bộ quản giáo nhà bếp thông đồng nhau chở về 10 tấn khoai ḿ thối của kho thực phẩm huyện Xuân Lộc. Trại sản xuất chính là ngô trắng, ngô dùng ăn độn là phần tự túc của trại cùng với phần tiêu chuẩn gạo của Bộ Nội Vụ. Theo công thức đổi các loại lương thực của nhà nước Việt Cộng đề ra là gạo = 2 ngô = 3 khoai lang = 4 khoai ḿ tức 1 kg [gạo] đổi 4 kg khoai ḿ. Như vậy tiêu chuẩn phần ăn là 15 kg gạo cho mỗi người tù trong một tháng; nếu độn 50% th́ đáng lẽ phải ăn 7.5 kg gạo + 15 kg ngô hoặc 7.5 kg gạo + 22.5 kg khoai lang hay 30 kg khoai ḿ (sắn). Nhưng quản lư trại đă ăn gian chỉ cho ăn 7.5 kg gạo + 7.5 kg ngô, hoặc 7.5 kg khoai các loại tức là giảm lược tiêu chuẩn tổng cộng chỉ 15 kg dù ăn loại lương thực nào. Đó là bước gian lận thứ nhất. Bước thứ hai là chúng đem ngô trắng [do] chúng tôi sản xuất ra kho huyện đổi thành ngô đỏ. Đến năm 1978 th́ mức độ độn càng cao, chúng càng ăn gian qua bước thứ ba là đem ngô đổi khoai ḿ khô." (trang 266)

    V́ thế nên cách ăn ở trong tù các tù nhân cũng phải ăn có phương pháp: "Hôm nào ăn ngô là tốt nhất, bốc từng hạt ngô vừa nhai vừa đếm, mỗi hạt ngô nhai thành 50 hay 100 lần thật kỹ, nhai kỹ hơn cả kiểu ăn Osawa gạo lức muối mè. Nhai nhiều lần không nuốt th́ hạt ngô cũng biến vào cổ lúc nào không hay. Lại tiếp tục nhai đến hạt khác. Thường thường mỗi bữa ăn từ hơn 250 đến 260 hạt, lần nhiều nhất được 267 hạt và có lần ít chỉ được 187 hạt". (trang311)

    Tới năm thứ ba trong tù (1979), tác giả diễn tả thân thể của ḿnh như sau: "Nằm nắn bóp thân thể hàng ngày, sờ rơ những khoản lồi lơm trên đầu, trên mặt, ở cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, đầu gối, chỗ nào cũng ḷi ra, hai cái mông đă teo hết thịt, xương mông lồi ra chạm vào bệ nằm đau điếng khi chuyển trở ḿnh". (trang 312)

    Miếng ăn ở trong tù là một nhu cầu tối quan trọng, nhất là những người bị nhốt trong xà lim lâu ngày như Nguyễn Chí Thiệp. Tác giả thuật lại như sau: "Nằm măi xà lim, kiểm lại thân thể và những nhu cầu đ̣i hỏi, tôi tưởng mỡ với đường là quan trọng; nhưng khi thèm muối mới thấy muối c̣n quan trọng hơn cả đường mỡ. Không có muối con người cứ mỏi mệt dần dần, mỏi từ thớ thịt đến từng khớp xương. (trang 315) Ông viết tiếp: Nhắc tới thịt tôi cũng rỏ nước miếng, nuốt liền mấy lần nước miếng vẫn ứa ra đầy mồm. Tôi đang thèm mọi thứ, đă 38 ngày ăn lạt, không có tí muối, người đă ră rượi, mỏi nhừ, chỉ cần một muỗng nước muối đă là hạnh phúc lắm đừng nói đến đường hay một miếng thịt, nhất là miếng mỡ heo". (trang 322)

    Tác giả diễn tả giá trị của miếng thịt và cục đường ở trong xà lim như sau: "Chết và Sống đối với người tù kỷ luật tính hàng ngày, hàng giờ. Một món thức ăn vô cùng quan trọng, có thể kéo dài thêm sự sống một thời gian ngắn, không chừng trong thời gian đó lại được thả ra, lúc đó th́ lại sống trở lại, giá trị miếng thịt, cục đường nó ngang với sự sống trong hoàn cảnh này". (trang 322)

    Ở trại tù Xuân Lộc tương đối ít khắc nghiệt hơn trại tù Xuân Phước (tức trại Kiên Giam) mà người tù c̣n bị miếng ăn dằn vật đến như thế, thử tưởng tượng ở trại tù Kiên Giam người tù nhân bị bao tử hành hạ tới bực nào!


    V. Những cái nh́n thiết thực về Cộng sản

    V́ ngây thơ về Cộng sản nên tác giả Nguyễn Chí Thiệp đă đổi lấy một bài học bằng 12 năm tù, do đó ông mới có cái nh́n thiết thực về Cộng sản: "Độc lập dân tộc chỉ là một bước chiến lược. Xây dựng chủ nghĩa xă hội mới là cứu cánh". (trang 45)

    Nhận xét về các lănh tụ Cộng sản, Nguyễn Chí Thiệp tiết lộ như sau: "Họ làm lănh tụ cách mạng là biết cách thúc đẩy toàn dân làm cách mạng, c̣n họ th́ hưởng, gia đ́nh họ hưởng; họ quyết tâm giải phóng miền Nam, nhưng ra chiến trường là người khác chết, con em người khác chết. Các lănh tụ không ai có con phải vào chiến trường B cả, con của họ đi học ngoại quốc. Họ cấu kết nhau thành một tầng lớp thủ lợi riêng tư sống trên xương máu của nhân dân, cấu kết với nhau trong nước chưa đủ để củng cố địa vị, họ c̣n cấu kết với nước ngoài. Ông Lê Duẩn đem gả con gái cho cháu trai của Breznev bên Liên Sô không phải để giữ chắc cái ghế Tổng Bí Thư là ǵ". (trang 187)

    Tại sao Cộng sản chủ trương bạo lực, tập trung Dân Chủ và đấu tranh giai cấp? Tác giả Nguyễn Chí Thiệp trả lời như sau: "Đảng Cộng sản và chủ trương bạo lực là phương tiện để các nhà lănh đạo củng cố chính quyền độc tài của ḿnh, biến người dân thành một công cụ sản xuất. Tập trung Dân Chủ là một thuật ngữ để biện minh cho tính độc tài, đấu tranh giai cấp là một đường lối để tiêu diệt kẻ đối lập". (trang 260)

    Tác giả than: "Chính sách của Cộng sản đă phi nhân, tàn nhẫn mà tổ chức chính quyền c̣n làm cho sự tàn nhẫn đó tăng thêm nữa". (trang 265) Ông viết tiếp: "Xă hội Cộng sản, con người chỉ phát triển tính ác. Tóm lại, chế độ Cộng sản được xây dựng trên một lư thuyết sai lầm, dùng hận thù làm một động lực kết hợp và phát triển, khai thác tính ác, tính xấu và tính đố kỵ bần tiện của con người; tổ chức nặng nề và thư lại nên chế độ Cộng sản là một chế độ cực kỳ xấu xa, con người Cộng sản hầu hết là những người độc ác và đê tiện. Dân chúng sống trong chế độ Cộng sản cực kỳ nghèo đói, khổ sở". (trang 272)

    Để trả lời câu hỏi "Liệu chế độ Cộng sản có thể tồn tại lâu dài tại Việt Nam hay không?", tác giả quả quyết: "chế độ Cộng sản không thể tồn tại lâu dài ở Việt Nam, nó không phải là bất khả thay thế hay bất khả đánh đổ như những người trí thức ở Hội Trí Thức Yêu Nước lư luận". (trang 197) V́ rằng "Nó chỉ tồn tại ở bên ngoài bởi tổ chức và bạo lực áp bức, c̣n bên trong nó bị chính con người đào tạo ra nó từ khước". (trang 197) Tuy nhiên, tác giả cẩn thận nhắc nhở chúng ta: "Nó sẽ bị đánh đổ, nhưng muốn đánh đổ một chính quyền có sức mạnh bạo lực và có tổ chức chặt chẽ là một vấn đề rất khó khăn và đ̣i hỏi thời gian, không phải một sớm một chiều mà làm được như nhiều người mong muốn". (trang 197-198)

    Về phương thức chống Cộng sản ở trong nhà tù, tác giả tiết lộ như sau: "Bọn cán bộ Cộng sản được giáo dục hận thù, chúng càng thấy người tù khổ sở, đau đớn chúng càng thích thú. Chỉ có giữ cho tinh thần vững mạnh là một phương thức chống Cộng sản căn bản nhất trong nhà tù. Chịu sự hành hạ mà không tỏ ra khổ sở, vẫn dửng dưng càng làm cho bọn cán bộ Cộng sản tức tối". (trang 230)

    Nhận xét về biện pháp tẩy năo của Việt Cộng, tác giả viết: "Không phải chỉ có những bài học tuyên truyền, bằng luận cứ một chiều, bằng những từ ngữ khuôn mẫu để tẩy năo người tù; mà bằng cách sống hàng ngày, tạo sự sợ hăi và tuân phục cũng là một biện pháp tẩy năo". (trang 254)


    VI. Những mong ước và hoài băo

    Ngay cả những lúc nằm trong xà lim, Nguyễn Chí Thiệp vẫn luôn mơ ước có một cuộc chiến đấu mới: "Tôi mơ ước bạn bè của tôi và cả những người có trách nhiệm làm mất miền Nam sau khi chạy trốn thoát thân, biết kiểm điểm lại tội lỗi của ḿnh, rút ưu khuyết điểm của cuộc chiến đấu vừa qua, gạt bỏ đi những tàn tích cũ, những thói hư tật xấu do hậu quả của lịch sử một trăm năm bị nô lệ Pháp để làm lại một cuốc chiến đấu mới. Người chiến sĩ không phải một lần thua trận là hết, đă là chiến sĩ phải đứng lên chiến đấu sau một lần bị ngă. Phải chiến đấu trở lại. Nếu sau lần ngă rồi nằm im luôn th́ không xứng đáng là một chiến sĩ, không xứng đáng là một quân nhân". (trang 133)

    Ông cũng mong cả những nhà lănh đạo Miền Nam và các Tướng lănh hăy làm lại một cuộc chiến đấu mới: "Tôi mong Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, các Tướng lănh đă chạy ra ngoại quốc không nằm hưởng những của cải thu góp sống cuộc sống xa hoa ở ngoại quốc. Tôi mong họ tiếp tục tập hợp lại những người đă chạy. Nhận rơ những lỗi lầm của ḿnh với dân với nước, nếu họ không làm được như vậy, họ không xứng đáng mang danh dự là một chiến sĩ. Tôi tin tưởng vào sức sống của dân tộc, vào tinh thần chống Cộng của toàn dân đang biểu lộ rất nồng nhiệt chỉ thời gian ngắn sau khi Cộng sản chiếm hoàn toàn nước Việt Nam, thật nhạy bén khi họ nhận rơ Xă Hội Chủ Nghĩa không phải là một mô thức cần thiết để xây dựng đất nước, sự từ khước văn hóa Cộng sản ở mọi người dân Việt Nam kể cả những người nông dân trước kia đội gạo nuôi kháng chiến và kể cả tiềm tàng những người đảng viên Cộng sản có tâm huyết với sự tồn tại và phát triển của dân tộc và đất nước như chú B́nh và theo như lời chú B́nh, thành phần này không ít trong hàng ngũ đảng viên Cộng sản, họ chỉ chờ thời cơ là làm một cuộc chiến đấu mới". (trang133-134)

    Bởi v́ "Việt cộng chiếm miền Nam không phải đă kết thúc một cuộc chiến tranh, nó chỉ kết thúc một giai đoạn lịch sử và nó khởi đầu một giai đoạn lịch sử mới". (trang 124)

    Tác giả hy vọng: "Tôi hy vọng rất nhiều vào tương lai, luôn luôn tôi có niềm tin là đất nước Việt Nam sẽ có ngày hưng thịnh trở lại, và toàn dân Việt Nam sẽ đứng lên làm một cuộc vận động lịch sử mới cho dân tộc, tất cả hầu như đă sẵn sàng chỉ c̣n chờ một hiệu lệnh phát khởi. Tôi tin vào sự trưởng thành của dân chúng và trong vận hội mới đó sẽ lọc lựa được những người đủ tài trí, thực tâm đối với con người, xă hội và đất nước thành người lănh đạo tương lai và sẽ tự động đào thải những thành phần cơ hội, hoạt đầu tham vọng cá nhân". (trang 513)

    Và tác giả luôn vững tin vào một ngày mai chế độ Cộng sản sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn: "Các nước Cộng sản không thể giam hăm măi con người và tư tưởng của dân chúng sau bức màn sắt. Những nhận thức và hiểu biết mới về con người, làm cho tư duy thuần lư, giáo điều và các cơ cấu chính trị, kinh tế trên hệ tư tưởng đó trở nên lỗi thời. Đó là nguyên nhân sự cáo chung của chủ nghĩa Cộng sản. Cộng sàn chỉ c̣n lại h́nh thức tổ chức, ở nơi nào dân chúng và chính đảng viên Cộng sản đứng lên đấu tranh xóa bỏ tổ chức th́ chế độ Cộng sản sẽ [bị] tiêu diệt hoàn toàn". (trang 526)

    V́: "Trước kia ḷng yêu nước và t́nh thương con người và lư tưởng công bằng bị Cộng sản tương tranh và họ ở thế hấp dẫn hơn. Ngày nay, chúng ta hoàn toàn thuận lợi ở những giá trị tinh thần này. Chỉ có những giá trị tinh thần này mới là động lực của toàn dân. Sức mạnh tinh thần cộng thêm phương tiện vật chất và kỹ thuật tổ chức là những yếu tố tất thắng của người quốc gia. Sức mạnh tinh thần đă có; chỉ c̣n hai yếu tố sau, như vậy, vấn đề chống Cộng ngày hôm nay sớm muộn tùy thuộc vào khả năng kết hợp thành tổ chức và sự huy động phương tiện, phương tiện có thể từ chính của chúng ta có được hay cả sự giúp đỡ của đồng minh". (trang 531)

    * * *

    Để kết thúc "Lời Nói Đầu của Dịch Giả" cho bản dịch cuốn hồi kư "Lời Nguyện Cầu" (in năm 1986) của Sergei Kourdakov, nhà văn Nhị Lang đă hạ bút như sau: "Thương tiếc Sergei Kourdakov, tôi quyết truyền bá những gịng chữ viết bằng máu và nước mắt của anh, để gọi là góp công cùng anh trong công cuộc đấu tranh tràng kỳ chống chủ nghĩa mác-xít vô thần và bảo vệ tín ngưỡng. Tôi cũng hy vọng tấm gương phản tỉnh của anh sẽ làm sáng mắt những kẻ nào ở đây, ở khắp thế giới, và ở Việt Nam, đă và đang rắp ranh bán rẻ linh hồn cho bọn quỷ đỏ, để đời đời bị nguyền rủa, bị chà đạp, bị khinh khi, như những thứ vi trùng ghẻ lở, như những đứa sát nhân ghê tởm mà xă hội văn minh không bao giờ dung thứ".

    Vâng, Cộng sản Việt Nam quả đúng là những thứ vi trùng ghẻ lở, những đứa sát nhân ghê tởm mà người Việt Nam không bao giờ dung thứ được.

    Người viết hy vọng cuốn hồi kư của Nguyễn Chí Thiệp và cả những cuốn hồi kư khác sẽ là những tiếng chuông cảnh tỉnh cho những người Cộng sản Việt Nam mau sớm thức tỉnh mà quay đầu tạ tội với Quốc Dân, lập tức từ bỏ bạo lực, và nhường quyền lănh đạo đất nước cho những người thực sự yêu nước và có tŕnh độ hiểu biết cao hầu tái lập lại một xă hội công bằng, bác ái và lành mạnh để đất nước sớm vươn ḿnh cùng những nước anh em văn minh tân tiến, ḥa b́nh và thịnh vượng trên thế giới. Tôi cũng hy vọng tác giả cuốn hồi kư "Trại Kiên Giam" luôn luôn giữ được bầu nhiệt huyết và ư chí kiên cường của thuở nằm gai nếm mật để cùng các hào kiệt đứng lên mở một mặt trận mới cho đến ngày thắng lợi của Dân Tộc.

    (Đức Phố, ngày 5 tháng 10 năm 2002)

    Sơ lược về tác giả:

    Nguyễn Chí Thiệp sinh năm 1944 tại Quảng Nam, học các trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng và Chu Văn An Sài G̣n. Tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh 1965 - 1969, trường Bộ Binh Thủ Đức 1966, Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt 1970.

    Năm 1975 không tŕnh diện học tập, bị bắt tháng 9 năm 1976 trong khi chuẩn bị vượt biên. Bị giam tại các trại giam Sở Công An Thành Phố, Phan Đăng Lưu và Chí Ḥa. Cải tạo lao động tại các trại Z-30A Long Khánh, A-20 Xuân Phước Phú Yên. Được thả tháng 2 năm 1988. Vượt biên đến đảo Pulau Bidong Mă Lai tháng 5 năm 1988. Cư trú tại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1989.



    Thiên hồi kư Trại Kiên Giam đưa chúng ta trở về với những trang sử đau thương của dân tộc, mở đầu bằng ngày 30 tháng Tư năm 1975. Ngày mà hàng triệu người phải rời xa đất Mẹ, ngày mở đầu cho một địa ngục cho hàng trăm ngàn chiến sĩ Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Ḥa bất khuất. Thiên hồi kư Trại Kiên Giam tŕnh bày tất cả những bi thảm của một trong những trại tù kiên cố của cộng sản được gọi là "cải tạo", và những khổ đau bất hạnh trong một xă hội có nhiều từng địa ngục, được gọi là "thiên đường".

    "Trại Kiên Giam" toàn bộ được lưu trữ Tại đây do Trần Nam diễn đọc.
    http://www.vlink.com/traikiengiam/

    Trang "Trại Kiên Giam" dành cho mobile, palm top, hay iPhone, iPod:
    http://www.vlink.com/traikiengiam/index2.html


    Quư vị có thể tải xuống máy để nghe

    Bộ audio truyện này dài 72 tập, được thực hiện rất công phu và qua sự diễn đọc thật tuyệt vời của kư giả Trần Nam. Mời các bạn đọc bài viết của Vĩnh Liêm (bên dưới các links) và sơ lược về tác giả trước khi bắt đầu nghe bộ audio truyện này.

    http://www.megaupload.com/?d=EDMYZI1Y TraiKienGiam_01-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=9VDCEE3E TraiKienGiam_02-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=EVSG18U2 TraiKienGiam_03-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=NAKRGIMD TraiKienGiam_04-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=QLRPIBXL TraiKienGiam_05-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=O5VOTSSF TraiKienGiam_06-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=1FV2MAFO TraiKienGiam_07-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=N11IPSKI TraiKienGiam_08-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=YY0IS2CT TraiKienGiam_09-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=I94AOZ5D TraiKienGiam_10-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=1YNXKU3H TraiKienGiam_11-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=2Y6AZJYN TraiKienGiam_12-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=DR9ZG0CN TraiKienGiam_13-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=VWUXDCYT TraiKienGiam_14-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=3TFMVOD2 TraiKienGiam_15-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=DL2QVGN4 TraiKienGiam_16-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=99U7Z40Y TraiKienGiam_17-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=BSRC77TV TraiKienGiam_18-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=GDAVVDW8 TraiKienGiam_19-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=ZA2QVQM6 TraiKienGiam_20-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=YU0PCUBO TraiKienGiam_21-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=ZDGZT1SU TraiKienGiam_22-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=32K1Y579 TraiKienGiam_23-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=J9K48OZC TraiKienGiam_24-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=QWX1EUN2 TraiKienGiam_25-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=OAETYJHE TraiKienGiam_26-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=6GWBNDUY TraiKienGiam_27-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=9ZDL5W93 TraiKienGiam_28-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=6BTD7H6N TraiKienGiam_29-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=Q88GZBON TraiKienGiam_30-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=STC1NX1E TraiKienGiam_31-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=NQILDFR3 TraiKienGiam_32-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=RE7LMYWF TraiKienGiam_33-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=HASKG3E9 TraiKienGiam_34-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=JEHJ5RTJ TraiKienGiam_35-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=T0EXMC2C TraiKienGiam_36-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=EGZFPFAR TraiKienGiam_37-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=GGDV95B5 TraiKienGiam_38-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=5G5DOA8A TraiKienGiam_39-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=E6NSW8U5 TraiKienGiam_40-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=N4RADX2L TraiKienGiam_41-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=Q5UT1B4E TraiKienGiam_42-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=NKNUT4S9 TraiKienGiam_43-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=IKFZ058B TraiKienGiam_44-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=VXM5FWIG TraiKienGiam_45-NguyenChiThiep_docTr anNam.wma
    http://www.megaupload.com/?d=4TRRZ300 TraiKienGiam46-48-NguyenChiThiep_docTr anNam.mp3
    http://www.megaupload.com/?d=Z12D0066 TraiKienGiam49-51-NguyenChiThiep_docTr anNam.mp3
    http://www.megaupload.com/?d=9YGRL1XT TraiKienGiam52-54-NguyenChiThiep_docTr anNam.mp3
    http://www.megaupload.com/?d=KPEJFALE TraiKienGiam55-57-NguyenChiThiep_docTr anNam.mp3
    http://www.megaupload.com/?d=Q9L9TJY4 TraiKienGiam58-60-NguyenChiThiep_docTr anNam.mp3
    http://www.megaupload.com/?d=Y8CCKHQU TraiKienGiam61-63-NguyenChiThiep_docTr anNam.mp3
    http://www.megaupload.com/?d=55UEA442 TraiKienGiam64-66-NguyenChiThiep_docTr anNam.mp3
    http://www.megaupload.com/?d=RMKNQJ1J TraiKienGiam67-69-NguyenChiThiep_docTr anNam.mp3
    http://www.megaupload.com/?d=Q3GZT89X TraiKienGiam70-72end-NguyenChiThiep_docTr anNam.mp3

    Last edited by nguoibatcao; 24-04-2011 at 05:12 PM. Reason: Sửa tiêu đề + thêm dữ kiện

  2. #2
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Bài học vẫn mới?

    Dù đã 36 năm qua, người ta đua nhau ca chung một ca khúc mới mà "đảng ta" đã sáng tác là "xóa bỏ hận thù", "hoà hợp hoà giải" từ trong nước ra đến hải ngoại - từ miệng việt gian là chính - không biết mỏi miệng!
    Nhưng cứ mỗi lần giở lại những trang sách cũ - tù tội, đầy đoạ, thủ đọan đòn thù v.v... - hay đón đọc những câu chuyện tưởng chôn vùi trong quá khứ mới đựơc phát hiện - mồ chiến sĩ chôn tập thể - và nhìn lại bộ mặt đất nước hôm nay, dưới sự cai trị cuả csVN thì vẫn là những "bổn cũ soạn lại" mà thôi!

    Vậy mà bài học hơn 35 năm qua vẫn mới đối với nhiều người VN!
    Họ sinh ra khi nào? Cũng mới ngày hôm qua????

  3. #3
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 - Phần 5 & 6 : ( HỌC TẬP CẢI TẠO ) VIETNAM's GULAG + Những thiên đường mù

    Phần 6 : Những thiên đường mù










    Vai trò quân đội và tương lai của đất nước


    Tổng cục 1 bộ nội vụ Bùi quốc Huy, Nguyễn văn Hường

  4. #4
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Những người tù "kiệt xuất"

    Thiếu Tá Vơ Đằng Phương

    Thiếu Tá Vơ Đằng Phương: Biểu Tượng Bất Khuất Kiêu Hùng Của 1 Sĩ Quan VNCH
    - Nói đến cuộc bạo-động trong tù, chúng ta không thể quên được "vụ 20 tháng 04 năm 1979" xảy ra tại phân trại 04 thuộc trung-tâm trại "cải-tạo" B́nh-Điền tại tỉnh Thừa-Thiên. Vụ này do một ban tham-mưu gồm 9 Sĩ-quan của QLVNCH chỉ-huy toàn thể 500 tù-nhân trong trại vùng dậy đ̣i cải-tổ chế-độ lao-tù.
    9 sĩ-quan trong ban-tham-mưu đó là:
    -Trung-tá Nguyễn tri Tấn: Trung-đoàn phó trung đoàn 2/SĐ3BB
    -Thiếu-tá Vũ ngọc Tụng: Quân-Trấn Đà-lạt
    -Thiếu-tá Phạm-Cang: Tiểu đoàn trưởng TQLC
    -Thiếu-tá Lê quang Liển: Sĩ-quan TQLC
    -Thiếu-tá Hoàng Hưng: Sĩ-quan Bộ- Binh
    -Thiếu-tá Phan văn Lập: Chi-đoàn trưởng Thiết-giáp.
    -Đại-uư Trần-Biên: Sĩ-quan truyền-tin SĐ5/BB
    -Đại-uư Nguyễn thuận Cát: Sĩ- quan Biệt-động quân
    -Đại-uư Nguyễn đ́nh Khương: Tiểu đoàn phóTĐ120 Địa pương quân, tiểu-khu Quảng-trị..
    Sau vụ này nhiều anh em tù nhân đă bị bọn công an đánh đập một cách bạo-tàn đến găy xương, trào máu, bầm gan tím ruột. Nhiều sĩ-quan đă bị chết trong tù sau những trận đ̣n dă-man vô nhân đạo như Đại-uư Nguyễn văn Báu, Đại-uư Nguyễn thuận Cát, Thiếu-uư Trần hữu Sơn. C̣n tất cả 9 sĩ-quan trong ban tham-mưu nói trên đều bị cùm tay, cùm chân gần năm năm trời trong nhà biệt giam.
    Nếu ai có ở tù tại phân trại 4 thuộc trung -tâm trại "cải - tạo" B́nh-Điền lúc bấy giờ (20 tháng 04 năm 1979) mới chứng kiến được cảnh công-an từ dưới ty công an thuộc tỉnh B́nh trị Thiên lên tàn sát tù-nhân bất chấp cả bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Chúng đă dă-man, bạo-tàn đánh đấm liên-tục không biết mệt. Sau khi hành nghề đánh, đấm, đá, đạp 3 tiếng đồng hồ, bọn công-an "thợ đấm" bắt đầu rút khỏi trại để lại trong trại 50 tù nhân nằm la-liệt, rên la quằn-quại trên những vũng máu như anh Nguyễn văn Thiện, anh Nguyễn văn Vy, anh Nguyễn hữu Ai, anh Đôn, anh Nguyễn trung-Việt, anh Nguyễn hữu Tứ v.v…giống như cảnh ở ngoài chiến-địa hoang tàn chờ trực-thăng đến bốc xác chết và những người bị thương vậy.
    Chứng kiến cảnh đánh đập một cách man rợ như vậy tất cả tù-nhân trong trại đều căm thù đến uất-nghẹn. Có một sĩ-quan trong phân trại 4 lúc bấy giờ cảm thấy hận thù thêm chất ngất. Mang sẵn trong người gịng máu bất-khuất và anh-hùng của Lê-Lợi, Quang-Trung, gịng máu kiên-cường và dũng-cảm của Trần hưng Đạo, Trần b́nh Trọng cũng như ư-thức được Trách-nhiệm, Danh-dự vàTổ-quốc, anh nguyện dấn thân lao vào cuộc chiến mới ngay trong ngục-tù Cộng-sản; Tiếp-tục nuôi-dưỡng ư-chí đấu-tranh đến giọt máu cuối cùng, ngơ hầu mang vinh-quang về bồi-đắp cho quê mẹ, tô-thắm cho non sông.
    Bởi v́ anh ta biết rằng, chân-lư dù có bị đè bẹp xuống dưới bùn lầy nước đọng rồi cũng sẽ ngóc đầu dậy mĩm cười với trời xanh bất chấp cả thời-gian lẫn không gian. Cho dù anh có thể bị đoạ-đày trong kiếp tù tội thêm 10 hay 20 năm nữa, cho dù anh có thể bị xử bắn theo luật rừng, anh vẫn hiên-ngang bảo-vệ chân-lư đến cùng không một chút nao-núng trong ḷng: đó là Thiếu-tá VƠ ĐẰNG PHƯƠNG thuộc Lữ-đoàn 258 TQLC/QLVNCH.
    Nhận thấy Cộng-sản đă đối xử quá tàn-nhẫn vơí tù-nhân qua chế-độ lao-tù trong các trại "cải-tạo", nhận thấy Cộng-sản đối xử tàn-tệ với vợ con của tất cả các sĩ-quan cũng như cuả các viên chức thuộc chính-phủ Việt nam Cọng hoà trước đây, nhận thấy Cộng-sản sau khi chiếm được miền Nam vẫn cổ-xuư chiến-tranh gây hấn Kampuchia làm con dân nước Việt chết thêm hàng chục ngh́n người, nhận thấy Cộng- sản không chịu thực thi những lời cam-kết mà vẫn làm cho nhân-dân Việt-nam đói khổ sau hơn 10 năm chiếm được miền Nam, Thiếu-tá VƠ ĐẰNG PHƯƠNG mặc dầu đang ở trong ngục tù Cọng-sản, quyết-định viết một bức thư gởi cho tên thủ-tướng Phạm văn Đồng để yêu-cầu tên thủ-tướng nầy giải-toả những vấn đề nêu trên.
    Anh VƠ ĐẰNG PHƯƠNG ở tù lúc bấy giờ đă hơn 10 năm rồi, nhưng anh vẫn dứt-khoát viết một bức thư gởi tên thủ-tướng Phạm văn Đồng để đại diện cho nhân-dân Việt-nam yêu-cầu chính-phủ Hà-nội xét lại chính-sách cai trị nhân-dân cuả đảng Cộng-sản Việt-nam. Chính Đại-uư Nguyễn đ́nh Khương, Tiểu-đ̣an phó TĐ 120 Điạ-phương quân, người đă tham gia vụ 20 tháng 04, bị Cộng-sản cùm gần 5 năm mới được thả ra, đă được anh Phương móc nối để cùng nhau thảo nên bức thư đó. Lúc anh Khương được đưa từ phân trại 2 về phân trại 1 thuộc trung tâm trại B́nh-Điền, anh Khuơng ngủ sát chỗ nằm với anh VƠ ĐẰNG PHƯƠNG. Lúc bấy giờ, mỗi người chỉ được 45cm chiều ngang để nằm và phải nằm nghiêng mới đủ chỗ nên theo lời thuật lại của anh Khương, hai người đă cùng nhau nằm ngủ trong mền để thảo ra bức thư đó. Nội dung bức thư mà anh VƠ ĐẰNG PHƯƠNG gởi lên tên thủ tướng Phạm văn Đồng như sau: Xét rằng:
    1-Sau khi Cộng-sản chiếm miền Nam Việt-nam vào ngày 30 tháng 04 năm 1975, tất cả sĩ-quan QLVNCH đều bị bắt giam trong các trại "cải-tạo" mà không xét xử, không tuyên án. Đây là một hành-động vi-phạm trắng trợn hiệp-định Paris năm 1973 mà chính các ông đă kư kết.
    2-Tất cả sĩ-quan QLVNCH trong những trại "cải-tạo" trên khắp lảnh thổ Việt-nam đều bị đối xử quá tồi-tệ, vô nhân-đạo. Đó là một sự trả thù hèn-hạ, thấp kém, điên-cuồng, mất cả t́nh người, không đếm xỉa ǵ đến bản tuyên- ngôn quốc tế nhân -quyền.
    3-Gia-đ́nh vợ con của tất cả sĩ-quan QLVNCH cũng bị đối xử quá tồi-tệ:
    -Họ bị đày lên rừng thiêng nước độc để sống trong các vùng mệnh danh là kinh-tế mới.
    -Tất cả những nhà cửa, tài-sản của nhân- dân miền Nam bị tứơc đoạt một cách công khai, trắng trợn.
    -Con cái của các sĩ-quan trong chế-độ cũ đều bị cấm vào học ở tất cả các trường v́ bị coi là con của Nguỵ. Lư-lịch 3 đời bị gán cho những thành phần này khiến con cháu họ không thể làm bất cứ việc ǵ để sinh-sống được.
    4-Sau hơn 10 năm đất nước Việt-nam đă thống nhất, nhân-dân Việt-nam vẫn c̣n đói rách, cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Chiến-tranh vẫn chưa chấm dứt, hoà-b́nh vẫn chưa xuất hiện trên đất nước Việt-nam. Sự tự-do dân chủ vẫn chưa được thực-thi. Nhân-dân Việt-nam vẫn sống trong lo-âu sợ-hăi. Điều này chứng tỏ Đảng và nhà nước đang thi-hành một chính sách sai lầm hoàn-toàn. Nay yêu cầu Đảng và Nhà nước:
    -Thả ngay lập-tức tất cả sĩ-quan và những nhân-viên của chế-độ cũ đang bị giam cầm trái phép và phải đối xử nhân-đạo theo bản tuyên- ngôn nhân-quyền quốc-tế.
    -Hăy đối xử nhân-đạo và b́nh-đẳng với vợ con, gia-đ́nh của tất cả sĩ-quan và những viên-chức trong chế-độ cũ trước đây.
    -Xét lại toàn bộ đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước để toàn dân được no cơm ấm áo và được sống trong một nước hoà-b́nh, độc-lập, tự-do, dân-chủ thực sự :
    -Thực thi hoà-giải hoà- hợp dân-tộc.
    -Phục hồi lại nền kinh-tế
    -Chấm dứt chiến-tranh
    -Giải toả lệnh bế-quan toả- cảng để thông thương với nước ngoài.
    Làm tại B́nh-Điền ngày 19 tháng 6 năm 1985
    Kư tên VƠ ĐẰNG PHƯƠNG, Chủ-Tịch Lâm-Thời Phong-Trào Thiết-Lập Nền Đệ-Tam Cọng-Hoà.
    Sau khi viết xong bức thư, anh VƠ ĐẰNG PHƯƠNG có mời một số sĩ-quan đă tham-gia vụ 20 tháng 04 cùng kư vào bức thư trên. Nhưng sau đó anh nghĩ rằng các anh nầy vừa tham-dự một trận chiến trong ngục-tù quá khốc-liệt nên để cho các anh ấy nghỉ dưỡng quân một thời gian đă.
    Thế rồi anh VƠ ĐẰNG PHƯƠNG quyết định kư tên một ḿnh. Sau đó anh ghi lại thành 3 bản, một bản anh gởi cho tên thủ-tướng Phạm văn Đồng nhờ trưởng trại chuyển giao, một bản gởi cho tên trưởng trại cải-tạo B́nh-Điền nhờ cán bộ trực trại chuyển giao, và một bản lưu.
    Sau khi tên trại trưởng trung-tâm trại cải-tạo B́nh-Điền là trung-tá Trần văn Truyền nhận được bức thư nói trên, anh VƠ ĐẰNG PHƯƠNG liền bị cùm ngay rồi bị đưa vào ở trong nhà kỷ-luật khoảng 3 tháng trước khi đưa ra toà xét xử. Dĩ-nhiên bức thư của anh PHƯƠNG là một bản án chống lại chế-độ Cộng-sản Hà-nội một cách rơ-rệt nên ban tham mưu cán-bộ trại "cải- tạo" sau nhiều ngày họp với ty công-an B́nh trị Thiên đă quyết định đưa anh ra toà án nhân-dân để xét-xử .
    Đứng trước vành móng ngưạ, thiếu- tá TQLC VƠ ĐẰNG PHƯƠNG đă trả lời một cách khẳng-khái và hùng hồn khiến ai nấy đều cảm phục. Một số nhân- viên làm việc trong toà án đă bỏ dở công việc để chạy vào xem v́ thấy "bị-cáo" là một mẫu người thật khí-khái. Cứ mỗi lần quan toà hỏi câu nào, anh VƠ ĐẰNG PHƯƠNG không trả lời trực-tiếp, anh giả-bộ nói loanh-quanh để chưởi chế- độ độc-tài đang tác-oai tác quái trên đất nước Việt-nam. Có đoạn anh PHƯƠNG đă nói:
    - Tôi nói đây với tư-cách của người dân thường, nói lên tiếng nói mà những người chung quanh tôi, bạn bè tôi, nhân-dân Việt- nam, không dám nói. Tôi nói có t́nh có lư, chứ không phải sử-dụng biện-pháp quân sự để đàn-áp.
    Nghe anh PHƯƠNG nói vậy, tên quan ṭa nói ngay:
    - Anh là một thằng sĩ-quan nguỵ không hơn không kém, anh là cái thá ǵ? Một triệu nguỵ-quân và chư hầu c̣n thất- bại nói ǵ một ḿnh anh.
    Nhưng rồi qua một đoạn khác anh PHƯƠNG vẫn hiên-ngang:
    - Các ông làm ǵ có luật-pháp. Luật-pháp của các ông là luật rừng. Tôi đă ở trong tay các ông th́ do các ông quyết-định. Thấy những lời nói hùng-hồn của "bị-cáo" bất lợi cho phiên-toà, tên quan-toà liền chỉ-thị cho "bị-cáo" nói câu cuối cùng. Biết chúng cố-ư không cho nói nhiều, anh VƠ ĐẰNG PHƯƠNG quyết-định cô-đọng lại những tư-tưởng quan-trọng rồi tiếp-tục ngẩng đầu cao và dơng-dạc trước toà:
    - Ai là kẻ vi-phạm hiệp-định Paris 1973?
    - Ai là kẻ đă gây ra chiến-tranh và nghèo đói ?
    - Phạm văn Đồng phải chịu trách -nhiệm hoàn-toàn về việc xé bỏ hiệp-định Paris. Rồi đây nhân-dân Việt-nam cũng như nhân-dân thế-giới đều được biết lời nói của tôi trước toà-án này.
    Anh VƠ ĐẰNG PHƯƠNG đang nói thao-thao bất-tuyệt th́ tên quan toà đứng lên tuyên-bố chấm dứt phiên-toà để vào nghị-án. Sau khi nghị án, toà tuyên-án anh PHƯƠNG 10 năm tù ở sau khi thi-hành xong án tù "cải-tạo" v́ phạm tội "âm-mưu lật đổ chính-qyuền dân-chủ nhân-dân." Theo anh Nguyễn kim Chung (đại-uư TQLC, cũng đă xuất-hiện trong phiên-toà này như một "bị-cáo" v́ bị nghi-ngờ có liên-hệ đến vụ này), khi nghe đọc bản án, anh Chung nghĩ rằng đây là một bài luận văn viết đâu sẵn từ trước v́ nó giống như một bài luận văn trong Quốc văn giáo-khoa thư của chương tŕnh Bộ giáo-dục cho học-sinh học. C̣n việc đưa anh VƠ ĐẰNG PHƯƠNG ra toà xét xử chẳng qua chỉ là một việc làm có tính cách h́nh-thức để đánh lừa quần chúng mà thôi. Như vậy từ năm 1975 đến năm bị đưa ra toà, anh PHƯƠNG đă ở tù được 10 năm. Bây giờ theo lệnh toà-án anh PHƯƠNG tiếp-tục ở tù thêm 10 năm nữa là 20 năm .
    Sau khi rời toà-án và bị c̣ng tay đưa lên lại trại "cải-tạo" B́nh- Điền để ở tù tiếp, tên trại trưởng trung-tá Trần văn Truyền lúc bấy giờ có khuyên anh PHƯƠNG nên nhún-nhường và phải biết điều hơn, anh PHƯƠNG đă quát vào mặt tên trại trưởng:
    - Ông đừng có dạy đời tôi nữa, ông biết Trần b́nh Trọng trong lịch-sử Việt-nam chứ! Tôi muốn sống như Trần b́nh Trọng!
    Dĩ-nhiên sau đó thiếu-tá VƠ ĐẰNG PHƯƠNG tiếp-tục ở tù thêm 10 năm nữa trong sự uất-ức và hận thù triền-miên.
    Măi đến năm 1995, anh VƠ ĐẰNH PHƯƠNG mới được Cộng-sản trả tự do khỏi trại cải-tạo Hàm-tân. Lúc trở lại quê nhà, anh bị bạo bệnh kéo dài và hành-hạ do những trận đ̣n tra tấn dă-man và ác-độc qua những năm tháng quằn-quại trong ngục-tù Cộng-sản để rồi sau đó, anh đă vĩnh-biệt cơi đời trong tức-tưởi và uất- nghẹn v́ thù nhà chưa trả, nợ nước chưa đền .
    Qua những hành-động đầy kiên-cường và bất-khuất của Thiếu-tá VƠ ĐẰNG PHƯƠNG nói trên, ta thấy rằng Sĩ-quan của QLVNCH là thành phần ưu-tú của dân-tộc Việt-nam. Ngay trong ngục-tù Cộng-sản, họ vẫn luôn luôn biểu-lộ tinh-thần Danh-dự, Tổ-quốc, Trách-nhiệm. Anh VƠ ĐẰNG PHƯƠNG đúng là một Sĩ-quan gương -mẫu đă vị quốc vong thân
    Tổ-quốc và Quân-Lực Việt-Nam Cọng-Hoà vinh-danh anh.
    DƯƠNG VIẾT ĐIỀN

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 28-09-2011, 05:09 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 12-05-2011, 03:56 PM
  3. Replies: 4
    Last Post: 02-05-2011, 08:06 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 28-04-2011, 06:25 PM
  5. Replies: 18
    Last Post: 23-12-2010, 06:57 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •