Results 1 to 9 of 9

Thread: Video: Phỏng vấn Nhà thơ Bùi Chát tại Argentina, trước khi về lại Vietnam bị VC bắt ngày Quốc Hận 30-4-2011

  1. #1
    Member Cu Cường's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    861

    Video: Phỏng vấn Nhà thơ Bùi Chát tại Argentina, trước khi về lại Vietnam bị VC bắt ngày Quốc Hận 30-4-2011


    http://www.youtube.com/watch?v=EEHJEhkgf_c

    Nhà thơ Bùi Chát (Nhà xuất bản Giấy Vụn tại Việt Nam) được giải thưởng quốc tế về "Quyền Tự Do Xuất Bản" / from IPA
    Theo tờ báo Publisher Weekly của Mỹ, Chủ tịch Ủy ban Tự do Xuất bản của IPA, Bjorn Smith-Simonsenn, cho biết : “Dù trong những điều kiện khó khăn cùng cực, Nhà xuất bản Giấy Vụn cũng đă khởi xướng được một phong trào mới của những người tư duy độc lập, những văn sĩ, nghệ sĩ tự do không tuân thủ những quy định của Nhà Nước trong sáng tác.”

    (04/25/2011) Buenos Aires là thành phố thứ 6 được Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA-International Publishers Association ) chọn làm nơi để trao giải Tự Do Xuất Bản. Năm nay, người được nhận giải thưởng cao quư này là một người Việt Nam – anh Bùi Chát, sáng lập viên của nhà xuất bản độc lập Giấy Vụn.

    Lễ trao giải được diễn ra vào lúc 4:30 chiều ngày thứ Hai tại thủ đô Buenos Aires của Argentina. Thành phần quan khách danh dự gồm có Bộ trưởng Văn hóa ông Hernán Lombardi, Thị trưởng thành phố ông Mauricio Macri, Phó giám đốc tờ báo lớn nhất của Argentina (La Nacion) – ông José Claudio Escribano, Chủ tịch IPA ông YoungSuk “Y.S.” Chi, chủ tịch IPA và trưởng ban tổ chức Dr. Ana Maria Caballenas.

    Bộ trưởng Văn hóa Hernán Lombardi, Chủ tịch IPA – YoungSuk “Y.S.” Chi, Thị trưởng Mauricio Marci, Bùi Chát, José Claudio Escribano

    Bên cạnh đó là sự tham dự của 3 đài truyền h́nh chính, 2 tờ báo lớn nhất của Argentina – Clarín và La Nacion cũng như các đài phát thanh.

    Lễ trao giải thưởng được tổ chức như một phần chương tŕnh và trong khuôn viên của hội chợ quốc tế lần thứ 37 tại thủ đô Buenos Aires.

    Trong bài diễn văn trước khi trao giải, ông YoungSuk “Y.S.” Chi, Chủ tịch của IPA đă phát biểu: “Nỗ lực của Giấy Vụn đă thúc đẩy một phong trào mới của những nhà tư tưởng mới, của những nhà văn, nhà thơ, những người làm nghệ thuật tự do… không chấp nhận sự áp đặt những tư tưởng chính trị, tuyên truyền lên họ."

    Kết thúc bài diễn văn ông Chi đă nói: Trong nhiều thập niên, người dân Việt Nam đă bị tước đoạt quyền tiếp cận những thông tin trung thực, chính xác, quyền được thu thập những quan niệm, ư tưởng mới và quyền được tự do chọn lựa những ǵ mà họ muốn đọc. Nhà Xuất bản Giấy Vụn đă có những đóng góp to lớn cho việc gia tăng sự quan tâm của nhiều người về những nhân quyền căn bản: tự do suy nghĩ, tự do sáng tác, tự do xuất bản và tự do đọc mà không phải sợ hăi đe dọa, trấn áp. Khi chúng tôi trao cho Bùi Chát giải thưởng Tự Do Xuất Bản 2011 của IPA, xin mời mọi người hăy đứng dậy để vinh danh sự can đảm hiếm có, sự kiên tŕ, nhân cách, đam mê và ư nghĩ vươn về phía trước mà Bùi Chát và các cộng tác viên của anh đă thể hiện một cách rơ ràng. Cám ơn Bùi Chát và tất cả mọi người trong nhà xuất bản Giấy Vụn.“

    Khi nói về lư do chọn người nhận giải cho năm 2011, ông Alexis Krirorian – giám đốc điều hành của IPA đă chia sẻ với Dân Làm Báo rằng: “Tiêu chuẩn lựa chọn người nhận giải phải là một nhà xuất bản độc lập, đóng góp vào phong trào tự do xuất bản và Bùi Chát là một trong những người hiếm hoi trên thế giới đang kiên tŕ làm công việc ấy.“

    Bài diễn văn ngắn gọn, xúc tích của anh Bùi Chát trong buổi lễ đă tạo những ấn tượng sâu đậm trong ḷng người tham dự. Bà Ana Maria Caballenas, nguyên chủ tịch IPA và là Trưởng ban Tổ chức, đă có nhận xét với Dân Làm Báo rằng đây là một bài diễn văn ngắn nhất nhưng nhiều ư nghĩa nhất.

    Bùi Chát và bà Ana Maria Caballenas – nguyên chủ tịch IPA và trưởng ban tổ chức 2011 trả lời phóng viên báo chí cô Martinez.

    Phát biểu của nhà thơ Bùi Chát đă được thông dịch tại chỗ sang tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Dân Làm Báo xin gửi đến các bạn nguyên văn phát biểu của Bùi Chát:

    Tôi thật sự vui mừng khi có mặt nơi đây như một nhân chứng về những nỗ lực không mệt mỏi của những nhà hoạt động cho tự do ở Việt Nam.

    Ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền th́ những cố gắng cho sự hiện diện của công lí và t́nh người dường như là vô nghĩa, và để hành động cho những điều tưởng như viễn vông này chúng tôi đă chọn xuất bản.

    Cũng như những anh em đang bị tù đày, quản thúc và tất cả những người đang đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp ở Việt Nam, chúng tôi luôn tin tưởng vào lương tri. Thông qua việc xuất bản một cách tự do những điều cần thiết, chúng tôi biết rằng nhiều độc giả của chúng tôi sẽ t́m thấy lại lương tri của ḿnh.

    Sách có thể biến thế giới thành tự do, chính v́ thế chúng tôi tin rằng tự do sẽ đến, trước hết với những người làm sách, những người đọc sách, và những người bàn luận về những điều mà sách mang lại.

    Bằng tất cả t́nh yêu dành cho sách và dành cho con người, tôi xin đón nhận và san sẻ niềm vinh dự này cho tất cả độc giả, đồng nghiệp, bạn bè, và những người ủng hộ.

    Hy vọng giải thưởng sẽ là cú hích đáng kể cho sự phát triển của phong trào xuất bản độc lập, đặc biệt là sự phát triển của xă hội dân sự, tại Việt Nam.

    Cám ơn tất cả mọi người
    .




    Ngoài các bài phát biểu của Chủ tịch IPA, của Bùi Chát, là diễn văn của Bộ trưởng Văn hóa – ông Hernán Lombardi, Thị trưởng thành phố – ông Mauricio Macri, Phó giám đốc tờ La Nacion – ông José Claudio Escribano và Truởng ban tổ chức – Dr. Ana Maria Caballenas. Trước và sau buổi lễ, 2 tờ báo lớn của Argentina là La Nacion và Clarín cùng các đài phát thanh và 3 đài truyền h́nh lớn của Argentina đă tường thuật rộng khắp.

    Sau buổi lễ trao giải, 2 ông Bjorn Smith-Simonsen (chủ tịch Uỷ Ban Tự Do Xuất Bản, IPA’s Freedom to Publish Committee – FPC), Alexis Krirorian (giám đốc điều hành của Hiệp Hội Các Nhà Xuất Bản, IPA) đă chia sẻ một số điều về giải thưởng như sau:

    Bjorn Smith-Simonsen, Alexis Krirorian, Bùi Chát

    Bjorn Smith-Simonsen: trước t́nh trạng kiểm duyệt đang ngày càng gia tăng một cách tinh vi, dưới nhiều h́nh thức khác nhau, IPA quyết định thành lập FPC vào năm 2005. Một trong những việc làm của FPC là chọn ra những cá nhân có can đảm và nỗ lực đóng góp trong lănh vực phát huy quyền Tự do xuất bản.

    Alexis Krirorian: những thành viên của IPA, cá nhân những nhà xuất bản, các tổ chức quốc tế chuyên nghiệp và các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trong lănh vực tự do ngôn luận đều có thể đề cử ứng viên cho giải thưởng. Sau khi nhận được danh sách ứng viên từ FPC, hội đồng quản trị của IPA sẽ b́nh bầu và chọn ra người xứng đáng nhất được nhận giải.

    Bjorn Smith-Simonsen: ngoài giải thưởng Tự Do Xuất Bản, những việc mà Uỷ Ban Tự Do Xuất bản FPC có thể làm là thường xuyên phổ biến, thông báo và tạo sự quan tâm về t́nh trạng kiểm duyệt xuất bản của các nước, làm việc với những quốc gia hiện đang có những t́nh trạng tồi tệ trong lănh vực này. Hiện nay Na Uy và Việt Nam đang có những phối hợp trong lănh vực xuất bản nhưng phần lớn tập trung vào mặt bảo vệ bản quyền. Tuy nhiên, FPC sẽ nương theo đó để có những yêu cầu chính đáng về mặt tự do xuất bản.

    Alexis Krirorian: bên cạnh đó th́ Uỷ Ban Tự Do Xuất Bản cũng đang có những nỗ lực vận động Liên Hiệp Quốc quan tâm đến Tự Do Xuất Bản và đưa vấn đề này vào trong những kư ước quốc tế giữa các quốc gia thành viên LHQ.

    Alexis Krirorian
    : đối với những nhà xuất bản độc lập, tự do như Bùi Chát chúng tôi đă và đang gây dựng những quỹ khẩn cấp (emergency fund) để hỗ trợ cho gia đ́nh của những người chủ xướng cũng như nhân viên nếu họ gặp khó khăn. Chúng tôi cũng có những kế hoạch vận động dư luận thế giới nhất là đối với giới xuất bản (IPA) và văn nghệ sỹ (PEN) quan tâm đến những nhà xuất bản độc lập để lên tiếng can thiệp khi họ gặp những khó khăn.



    Hai tờ báo lớn nhất của Argentina – La Nacion và Clarín đăng tải tin tức vào ngày thứ Ba, 26.04.2011

    Giải thưởng Tự Do Xuất Bản khởi đầu từ năm 2006 tại Goteborg, Thụy Điển. Sau đó đă được trao cho các nhà hoạt động xuất bản độc lập và tự do tại CapeTown – Nam Phi (2007), Amsterdam – Ḥa Lan (2008), Oslo – Na Uy (2009), Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ (2010) và Buenos Aires – Á Căn Đ́nh (2011).

    *

    IPA – International Publishers Association ( Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế) được thành lập tại Paris – Pháp quốc vào năm 1896 với mục tiêu phát huy và bảo vệ quyền xuất bản cũng như gia tăng sự quan tâm của mọi người về vai tṛ của xuất bản đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị trên toàn thế giới. IPA tích cực đấu tranh chống lại mọi sự kiểm duyệt và là người bạn đồng hành của những tổ chức bảo vệ nhân quyền. Sau hơn 100 năm hoạt động, IPA hiện đang có 65 thành viên hội ở tầm quốc gia từ 50 đất nước khác nhau.


    Chát và phóng viên Claudio của tờ Clarin

    Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viễn, sinh năm 1979 ở Hố Nai, Biên Ḥa, Đồng Nai. Anh tốt nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học Khoa học Xă hội và Nhân văn Tp HCM vào năm 2001. Anh là một nhà thơ, một nhà xuất bản độc lập và hiện đang sinh sống tại Sài G̣n.

    Năm 2001 Bùi Chát cùng với nhà thơ Lư Đợi và các bạn hữu như Khúc Duy, Nguyên Quán thành lập nhóm Mở Miệng và cùng các bạn hữu đề xướng các khái niệm ‘thơ rác’, ‘thơ nghĩa địa’…. Sau đó, anh sáng lập Giấy Vụn chuyên in ấn và phát hành tác phẩm của các nhà thơ vỉa hè dưới mọi h́nh thức có thể làm được. Chủ trương của Giấy Vụn, theo Bùi Chát, là giúp cho các nghệ sỹ sáng tác có thể thực hiện những tác phẩm trung thực với suy nghĩ của chính ḿnh, giúp cho độc giả có thể t́m đến những tác phẩm mà họ thực sự muốn đọc. Năm 2004, anh và nhà thơ Lư Đợi bị bắt giam hai ngày về tội phát tờ rơi tại một buổi đọc thơ mà công an đă ập vào và buộc phải giải tán.

    Đến nay Giấy Vụn đă xuất bản gần 30 tác phẩm. Điển h́nh là:

    Bài thơ của một người yêu nước ḿnh – Thơ Trần Vàng Sao
    Bài thơ một vần – Thơ Bùi Chát
    Khi kẻ thù ta buồn ngủ – Thơ Lư Đợi
    Trước khi thành giấy vụn – Trúc Ty
    Việt Nam – hành tŕnh một dân tộc (Phillippe Papin)
    Lĩnh Đinh Chích Khoái – Thơ Đinh Linh
    Quà tặng của quỷ sứ – Thơ Trần Wũ Khang
    Trại súc vật (nguyên tác Animal Farm – George Owell)
    Xáo chộn chong ngày (tập thơ)
    Made in vietnam (conceptual art)
    Cái lồn bỏ đi & những bài thơ chửi rủa [bới, lộn] (tập thơ)
    Tháng tư găy súng (tập thơ)
    Xin lỗi chịu hổng nổi (tập thơ nghĩa địa)
    Ṿng tṛn sáu mặt (tập thơ in chung 6 tác giả)
    Mở miệng (tập thơ in chung 4 tác giả)
    Khoan cắt bê tông (tập thơ in chung 23 tác giả)
    Có j́ dùng j́ có nấy dùng nấy (thơ vỉa hè)
    47 tác giả & nhiều tập thơ cá nhân khác…


    Bùi Chát & Bộ trưởng BộVăn hóa của Argentina – ông Hernán Lombardi


    Phỏng vấn TV – Buenos Aires



    http://danlambao.wordpress.com/2011/...3n/#more-19879
    .................... .............
    Vietnamese Underground Publisher Receives Freedom Prize
    http://www.monstersandcritics.com/ne...-freedom-prize
    (Apr 26, 2011) Buenos Aires - The Vietnamese underground publisher Bui Chat Monday was awarded the freedom prize of the International Publishers Association (IPA).

    The award was granted at the 37th Buenos Aires International Book Fair.

    Chat founded Giay Vun Publishing in Vietnam, where he has printed works by Vietnam's pavement poets and helped create an independent publishing movement in the South-East Asian country, according to the US-based Publishers Weekly.

    He has published the works of banned authors and historians.

    'Under extremely difficult conditions, the Giay Vun publishing house has initiated a new movement of free thinkers, free writers, free artists who refuse to conform to the state rules of creation,' Bjorn Smith-Simonsen, chair of IPA's committee on publishing freedom, was quoted as saying by Publishers Weekly.
    Chat said he hoped the award would further boost the independent publishing movement and civil society in Vietnam.

    'Books have the power to make the world free; freedom for those who publish books, for those who read books, and for those who discuss what books bring to them,' Chat said.






    “Ṭa soạn” vĩa hè Sài G̣n của “Nhà xuất bản Giấy Vụn”
    Last edited by Cu Cường; 03-05-2011 at 10:43 AM.

  2. #2
    Member Cu Cường's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    861

    Bài thơ của một người yêu nước ḿnh



    Buổi sáng tôi mặc áo đi giầy ra đứng ngoài đường
    Gió thổi những bông mía trắng bên sông
    Mùi toóc khô c̣n thơm lúa mùa qua
    Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà
    Những đứa trẻ đứng nh́n ngấp nghé

    Tôi yêu đất nước này như thế
    Mỗi buổi mai
    Bầy chim sẻ ngoài sân
    Gió mát và trong
    Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng

    Tôi vẫn sống
    vẫn ăn
    vẫn thở
    như mọi người
    đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ
    một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu
    một vết bùn khô trên mặt đá
    không có ai chia tay
    cũng nhớ một tiếng c̣i tàu

    Mẹ tôi thức khuya dậy sớm
    năm nay ngoài năm mươi tuổi
    chồng chết đă mười mấy năm
    thủa tôi mới đọc được i tờ
    mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần
    nước sông gạo chợ

    nhà hai buổi nhà không khi nào vắng người đ̣i nợ
    sống qua ngày nên phải nghiến răng
    cũng không vui nên mẹ ít khi cười
    những buổi trưa buổi tối
    ngồi một ḿnh hay khóc
    vẫn thở dài mà không nói ra
    thương con không cha
    hẩm hiu côi cút

    tôi yêu đất nước này xót xa
    mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng
    thương tôi nên ở goá nuôi tôi
    những đứa nhà giàu hàng ngày chửi bới
    chúng cho mẹ con tôi áo quần tiền bạc như cho một đứa hủi
    ngày kỵ cha họ hàng thân thích không ai tới

    thắp ba cây hương
    với mấy bông hải đường
    mẹ tôi khóc thút thít
    cầu cha tôi phù hộ tôi nên người
    con nó c̣n nhỏ dại
    trí chưa khôn chân chưa vững bước đi
    tôi một ḿnh nuôi nó có kể chi mưa nắng

    tôi yêu đất nước này cay đắng
    những đêm dài thắp đuốc đi đêm
    quen thân rồi không ai c̣n nhớ tên
    dĩ văng đè trên lưng thấm nặng
    áo mồ hôi những buổi chợ về
    đời cúi thấp
    giành từng lon gạo mốc
    từng cọng rau, hột muối
    vui sao khi c̣n bữa đói bữa no
    mẹ thương con nên cách trở sông đ̣
    hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc
    đêm nào mẹ cũng khóc
    đêm nào mẹ cũng khấn thầm
    mong con khôn lớn cất mặt với đời

    tôi yêu đất nước này khôn nguôi
    tôi yêu mẹ tôi áo rách
    chẳng khi nào nhớ tuổi ḿnh bao nhiêu

    Tôi bước đi
    mưa mỗi lúc một to
    sao hôm nay ḷng thấy chật
    như buổi sáng mùa đông chưa có mặt trời mọc
    con sông dài nằm nhớ những chặng rừng đi qua
    nỗi mệt mỏi, rưng rưng từng con nước
    chim đậu trên cành chim không hót
    khoảng vắng mùa thu ngủ trên cỏ may

    tôi yêu đất nước này những buổi mai
    không ai cười không tiếng hát trẻ con
    đá đất cỏ cây ơi
    mười ba năm có héo ṃn
    đá đất cỏ cây ơi
    ḷng vẫn thương mẹ, nhớ cha
    ăn quán nằm cầu
    hai hàng nước mắt chảy ra
    mỗi đêm cầu trời khấn Phật cho tai qua nạn khỏi
    ngày mai mua may bán đắt

    tôi yêu đất nước này áo rách
    căn nhà dột phên không ngăn nổi gió
    vẫn yêu nhau trong từng hơi thở
    ḷng vẫn thương cây nhớ cội hoài
    thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai

    tôi yêu đất nước này như thế
    như yêu cây cỏ trong vườn
    như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương
    nuôi tôi thành người hôm nay
    yêu một giọng hát hay
    có bài mái đẩy thơm hoa dại
    có sáu câu vọng cổ chứa chan
    có ba ông táo thờ trong bếp
    và tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen

    tôi yêu đất nước này và tôi yêu em
    thủa tóc kẹp tuổi ngoan học tṛ
    áo trắng và chùm hoa phượng đỏ
    trong bước chân chim sẻ
    ngồi học bài và gọi nhỏ tên tôi
    hay nói chuyện huyên thuyên
    chuyện trên trời dưới đất rất lạ
    chuyện bông hoa mọc một ḿnh trên đá
    cứ hay cười mà không biết có người buồn

    sáng hôm nay gió lạnh vẫn c̣n
    khi xa nhà vẫn muốn ngoái lại
    ngó cây cam cây cải
    thương mẹ già như chuối ba hương
    em chưa buồn
    v́ chưa rách áo

    tôi yêu đất nước này rau cháo
    bốn ngàn năm cuốc bẫm cày sâu
    áo đứt nút qua cầu gió bay
    tuổi thơ em hăy giữ cho ngoan

    tôi yêu đất nước này lầm than
    mẹ đốt củi trên rừng và cha làm cá ngoài biển
    ăn rau ŕu, rau éo, rau trai
    nuôi lớn người từ ngày mở đất
    bốn ngàn năm nằm gai nếm mật
    một tấc ḷng cũng trứng Âu Cơ
    một tiếng nói cũng đầy hồn Thánh Gióng

    Tôi đi hết một ngày
    gặp toàn người lạ
    chưa ai biết chưa ai quen
    không biết tuổi không biết tên
    cùng sống chung trên trái đất
    cùng nỗi đau chia cắt Bắc Nam
    cùng có chung tên gọi Việt Nam
    mang vết thương chảy máu ngoài tim
    cùng nhức nhối với người chết oan ức
    đấm ngực giận hờn tức tối
    cùng anh em cất cao tiếng nói
    bản tuyên ngôn mười bốn triệu người đ̣i độc lập tự do
    bữa ăn nào cũng phải được no
    mùa lạnh phải có áo ấm
    được ca hát, nói cười, yêu đương không ai cấm
    được thờ cúng những người ḿnh tôn kính
    hai mươi năm cuộc đời chưa khi nào định

    Tôi trở về căn nhà nhỏ
    đèn thắp ngọn lù mù
    gió thổi trong lá cây xào xạc
    vườn đêm thơm mát
    bát canh rau dền có ớt ch́a vôi
    bên hàng xóm có tiếng trẻ con khóc
    mẹ bồng con lên non ngồi cầu Ái Tử

    đất nước hôm nay đă thấm hồn người
    ve sắp kêu mùa hạ
    nên không c̣n mấy thu
    đất nước này c̣n chua xót
    nên trông ngày thống nhất
    cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam
    cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc
    ḷng vui hôm nay không thấy chật

    tôi yêu đất nước này chân thật
    như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi
    như yêu em nụ hôn ngọt trên môi
    và yêu tôi đă biết làm người
    cứ trông đất nước ḿnh thống nhất

    .................... ........
    Huế, 1967

  3. #3
    Member
    Join Date
    16-08-2010
    Posts
    89

    Có thật Tự Do không ?

    Bao nhiêu người lên tiếng chống đối đang bị bỏ tù, c̣n một nhân vật tổ chức cả một cơ sở in ấn để nói lên "sự thật", chẳng những không hề hấn ǵ c̣n được cho tự do đi nước ngoài để lảnh thưởng.
    Chuyện ǵ đây ?

  4. #4
    Member Cu Cường's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    861
    Buenos Aires, Argentina—Vào 4:30 giờ chiều ngày thứ Hai, 25 tháng 4 năm 2011, trong bối cảnh Hội Chợ Sách Quốc Tế lần thứ 37, Bùi Chát, người sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn, đă nhận giải thưởng Tự Do Xuất Bản trao tặng bởi Hiệp Hội Nhà Xuất Bản Quốc Tế (IPA), một hội đoàn ra đời năm 1896 với sứ mệnh bảo vệ nhân quyền và tác quyền, tranh đấu chống kiểm duyệt, khuyến khích mọi sinh hoạt đọc sách và tôn vinh tinh thần tự do xuất bản.

    Theo trang mạng Publishers Weekly của Hoa Kỳ th́ tên của Bùi Chát đă được IPA giữ kín cho tới ngày trao giải thưởng để tránh chuyện anh bị gây rắc rối trong lúc làm thủ tục xuất ngoại. Ngoài Giấy Vụn, nhà xuất bản Bách Khoa Chính Trị Từ Điển Nga Rosspen (Rossiiskaia politicheskaia entsiklopediia) cũng ở trên danh sách chung kết của IPA.

    Được trao giải thưởng bao gồm 5,000 swiss francs, Bùi Chát tuyên bố anh sẽ dùng số tiền này để tiếp tục sứ mệnh của Giấy Vụn: xuất bản mọi tác phẩm của các nhà văn trong nước hiện phải lẩn trốn sự truy nă của chính quyền, hiện đang ở trong tù hay bị quản thúc tại gia. Nhà thơ Bùi Chát nói ông hy vọng giải thưởng này sẽ thúc đẩy sự phát triển của phong trào xuất bản độc lập và xă hội dân sự tại Việt Nam.

    Các thành viên trong phong trào thơ chui và hội viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do tại Việt Nam thường xuyên gặp rắc rối với chính quyền, tiêu biểu trong số này là nhà thơ Bùi Chát, nhà thơ Lư Đợi, blogger Điếu Cày và blogger Anh Ba Sài G̣n.

    Qua buổi nói chuyện với các nhà báo tham dự buổi lễ trao giải thuởng, Bùi Chát cho biết hiện có khoảng 20 nhà xuất bản độc lập, “chui,” hoặc tương tự. Mọi thành viên trong các nhóm này đều có hệ thống phân phối sách hiệu nghiệm và “tốc hành,” và đồng tâm trong chuyện không cần biết rơ nơi cư ngụ hoặc cách tổ chức của các cá nhân nhận việc phân phối sách. “Mọi sinh hoạt đều phải ngấm ngầm,” anh nói. “Không thông báo, không email, chỉ có sách.”

    Cũng trong dịp nói chuyện này, Bùi Chát chia sẻ với các nhà báo quốc tế bản tiếng Anh (dịch giả Lê Đ́nh Nhất Lang) bài thơ Cộng sản là cái quái ǵ cóc cần biết, nhưng chắc chắn… (từ Tập Thơ Một Vần (2009)) của anh:

    Sau cộng sản là sự sống chồng sự sống
    Sau cộng sản là ngày dài vô tư không
    ngă rẽ
    Sau cộng sản là ngẩng cao đầu
    Sau cộng sản đi không trở lại
    Sau cộng sản có người buồn bă không
    định hướng
    Sau cộng sản là định mệnh
    Sau cộng sản tạm thời chưa ai rơ
    Sau cộng sản là cộng trừ nhân chia nhiều
    cấp độ
    Sau cộng sản là em yêu tôi đâu cần chứng
    Sau cộng sản là nhà xuất bản Giấy vụn
    quang vinh mười lăm năm
    Sau cộng sản là niềm tin ơi chào mi
    Sau cộng sản ánh sáng cởi mở
    Khi đó chúng ta thoải mái làm người


    Nguồn:
    Diario de La Feria, Bui Chat, el editor clandestino (“Bùi Chát, Nhà xuất bản chui”)
    Clarin: Sociedad, Distinguen a un vietnamita que arriesga todo para editar libros (“Vinh danh một người Việt nam đă hy sinh tất cả để xuất bản sách”)
    La Nación, Un premio a la lucha por la libertad en vietnam (“Một giải thưởng ghi nhận sự đấu tranh cho tự do ở Việt nam”)



    Bùi Chát đọc diễn văn nhận Giải Thưởng Tự Do Xuất Bản tại sảnh đường Jorges Luis Borges, Buenos Aires, Argentina, ngày 25 tháng 4. Nguồn: Ferio del Libro (Nhật Kư Hội Chợ Sách Quốc Tế)

    (DAR LA CARA, BUI CHAT, AYER. LA REPERCUSION DEL PREMIO, DICE, PUEDE LLEVARLO A LA CARCEL PERO TAMBIEN PROTEGERLO) (NHẬN LĂNH TRÁCH NHIỆM, BÙI CHÁT, VÀO NGÀY HÔM QUA. HẬU QUẢ CỦA GIẢI THƯỞNG, ANH NÓI, CÓ THỂ ĐƯA ANH VÀO TÙ NHƯNG CŨNG CÓ THỂ BẢO VỆ ANH)
    Last edited by Cu Cường; 28-04-2011 at 04:38 AM.

  5. #5
    Member Cu Cường's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    861
    Sau khi chứng kiến nhà thơ Bùi Chát nhận Giải thưởng Tự Do Xuất Bản do International Publishers Association (IPA) / Hiệp Hội Nhà Xuất Bản Quốc Tế trao tặng vào chiều ngày 25.04.2011 tại Buenos Aires, José Claudio Escribano (giáo sư của Academia Nacional de Periodismo / Học viện Báo chí Quốc gia Argentina) đă viết bài Elogio del coraje(Ca ngợi sự dũng cảm) và đăng trên báo La Nación ngày 26.4.2011.
    Dưới đây, tôi (Hoàng Ngọc-Tuấn) xin trích thuật một số nhận định đáng nhớ từ bài báo ấy.
    José Claudio Escribano nhận định rằng sự dũng cảm là tinh thần đối mặt trước thử thách với thái độ hiên ngang. Ông viết:

    “Sự dũng cảm của nhà thơ kiêm nhà biên tập người Việt Nam kư tên Bùi Chát được phản ảnh trong sự dấn thân trọn vẹn của anh cho sách và việc đọc sách, với sự tự do suy nghĩ và phát biểu những điều ḿnh suy nghĩ, và điều đó làm cho chúng ta được tự do hơn... Không cần đến sự bạo động, nhưng tích cực phản đối sự kiểm duyệt và thái độ tự măn (narcisismo) của một quyền lực chính trị độc tài.”

    Ông nhận định rằng một quyền lực chính trị độc tài có thể kiểm duyệt bằng cách giết hay thủ tiêu nhà văn, nhưng cũng có thể bằng cách tinh vi hơn, cập nhật hơn, là ngăn chặn internet, đẻ ra những loại giấy phép vô lư, hay dùng bộ máy tuyên truyền khổng lồ để vô hiệu hoá sự sáng tạo và vô hiệu hoá sự diễn đạt những tư tưởng phản chính thống. Ông cho rằng những thủ đoạn dơ bẩn mà Goebbels (Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức quốc xă) trước kia đă đem ra sử dụng th́ hôm nay vẫn c̣n được tiếp tục áp dụng bởi những hệ thống kiểm duyệt của các chế độ độc tài.

    Đối với những nhà nước “cách mạng”, José Claudio Escribano nhận định rằng “Những người làm cách mạng đă phản bội chính họ khi họ bóp chẹt tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực nghệ thuật và nghiên cứu khoa học.”

    Về những tấm gương dũng cảm, José Claudio Escribano viết:
    “Một thế giới tốt đẹp hơn cần phải có nhiều hơn những người đàn ông và đàn bà tự do đi trên con đường của Bùi Chát và những đồng nghiệp ở Nga, Iran, Zimbabwe, Tunisia, những người trước kia đă nhận cùng vinh dự kiệt xuất này[*] ... Những điển h́nh tuyệt vời có thể khởi động sức mạnh cho những tâm hồn yếu đuối...”

    José Claudio Escribano kết thúc bài viết bằng một đoạn văn đầy ư nghĩa:
    “... Nhà thơ và người nông dân biết rằng một hạt mầm nhỏ bé, được trồng với sự kiên tŕ nhẫn nại, th́ một ngày nào đó có thể làm mọi người kinh ngạc v́ sự to lớn của những quả. Đó sẽ là những quả của sự dũng cảm, t́nh yêu, ḷng kiên nhẫn, sự kiên tŕ. Cảm ơn Bùi Chát.”


    Chú thích: [*]Trước Bùi Chát, những người đă được trao tặng Giải thưởng Tự Do Xuất Bản gồm có Shalah Lahiji (người Iran, 2006), Trevor N’cube (người Zimbabwe, năm 2007), Ragıp Zarakolu (người Thổ Nhĩ Kỳ, 2008), Sihem Bensedrine, Neziha Rjiba và Mohamed Talbi (người Tunisia, 2009), Israpil Shovkhalov và Viktor Kogan-Yasny (người Nga, 2010).

  6. #6
    Member
    Join Date
    16-08-2010
    Posts
    89

    Hảy chờ đợi

    Cứ b́nh tỉnh. Đợi ngày ông Bùi Chát trở về Việt Nam sẽ rỏ.

  7. #7
    Member Cu Cường's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    861

    thanks for warning - it happened!

    Cám ơn "Viet" lời đe dọa - "c̣n đảng (cướp) c̣n ḿnh"

  8. #8
    Member Cu Cường's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    861

    Thơ Bùi Chát


    Trong hơn một tuần vừa qua, chúng ta nghe nói nhiều đến Bùi Chát với tư cách người sáng lập và điều hành nhà xuất bản Giấy Vụn , người được vinh dự nhận giải Tự do Xuất bản của Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế tại Argentina vào ngày 25 tháng 4; và cũng là người mới bị công an Việt Nam bắt giữ khi vừa từ Argentina về đến phi trường Tân Sơn Nhất vào lúc 8 giờ tối ngày 30 tháng 4. Nhưng không nên quên Bùi Chát, trước hết, và có khi sau cùng, là một nhà thơ.

    Bùi Chát là nhà thơ trong cách sống: lúc nào cũng lơ mơ và phất phơ; trong thái độ: vừa ngây thơ nhưng lại vừa quyết liệt; trong cách làm việc (thật ra, cho đến nay, việc duy nhất anh làm, ngoài việc làm thơ, là làm nhà xuất bản Giấy Vụn): theo đuổi cái đẹp; trong niềm tin: dường như, với anh, cái đẹp và cái thiện là một; thậm chí, cuộc sống và cái đẹp là một; và trong cách viết: anh hiếm viết cái ǵ khác ngoài thơ.

    Thơ của Bùi Chát có hai khuynh hướng rơ rệt: Thứ nhất, thử nghiệm về kỹ thuật, bao gồm hai yếu tố chính: một, sử dụng loại ngôn ngữ và chất liệu rất đời thường, đầy bụi bặm, ngoài vỉa hè, hay nói theo cách nói của anh, những thứ bị người đời cho là chất dơ hay rác rưởi, thường bị vất ngoài nghĩa địa; hai, kỹ thuật nhại (pasticle) và giễu nhại (parody): lấy nguyên bài thơ hay một phần bài thơ của người khác, chỉ thêm vào một ít chữ để thành một bài thơ mới với giọng điệu và chủ đề khác hẳn, thường mang tính chất giễu cợt và phê phán: giễu cợt để phê phán. Thứ hai là những bài thơ nặng về thế sự, lúc anh quên những nỗ lực cách tân về h́nh thức, chỉ nhằm bộc lộ những ư nghĩ và cảm xúc về những vấn đề khiến anh trằn trọc và day dứt; trong đó, có rất nhiều vấn đề liên quan đến chính trị.

    Hôm nay, nhân nghe tin anh bị công an Việt Nam bắt giữ lúc mới đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất, tôi xin trích lại vài bài thơ thuộc loại “thế sự” trong tập thơ mới nhất của anh, Bài thơ một vần / One-rhyme poems (2009). Coi như một món quà tặng bạn đọc để bạn đọc có thể hiểu thêm về Bùi Chát; một người, cho đến nay, chúng ta biết rất rơ về tài năng với tư cách một thi sĩ, nhưng lại hoàn toàn mù mờ về số phận của anh, với tư cách một công dân của nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vốn lúc nào, trên giấy tờ, cũng tọng teng mấy chữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.

    Nguyễn Hưng Quốc (May 2-2011)………………………………………….

    Ai?
    Tôi gặp gỡ những người cộng sản
    Những người anh em của chúng tôi
    Những người làm chúng tôi mất đi kí ức
    Mất đi tiếng nói bản thân
    Mất đi những cái thuộc về giá trị
    Chúng tôi c̣n sở hữu duy nhất một điều
    Nỗi sợ
    Tôi tṛ chuyện với những người cộng sản
    Những người anh em
    Những người muốn chăn dắt chúng tôi
    Luôn biến chúng tôi thành đồ hộp
    Hy vọng chúng tôi đời đời biết ơn
    Những người cộng sản
    Anh em chúng tôi
    Chưa bao giờ thấy họ tự hỏi
    Trong ngôi nhà đen đủi này
    Ai muốn thừa kế di sản của họ?

    Thói
    - Các ông cho chúng tôi được biết sự thật
    nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được ngủ với vợ/
    chồng chúng tôi nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được thở nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được b́nh đẳng
    trước pháp luật nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được suy nghĩ
    khác với các ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được chống tham
    nhũng nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được tự do ngôn
    luận nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được lập hội vỉa
    hè nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được viết bài thơ
    này nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được ghét các
    ông chống đối các ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được tự do biểu
    t́nh nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được bầu cử tự
    do nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được bảo vệ tổ
    quốc nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được học ngoại
    ngữ nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được phản đối
    Trung Quốc chiếm Hoàng Sa –
    Trường Sa nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được giỏi hơn các
    ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được đi chùa đi nhà
    thờ nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được đọc bản Tuyên
    ngôn nhân quyền nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được sở hữu mảnh
    đất tổ tiên chúng tôi để lại nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được tố cáo các ông
    nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được là người Việt
    Nam nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được giữ ǵn truyền
    thống nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được yêu thêm gia
    đ́nh bạn bè ngoài các ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được xây dựng đất
    nước nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được biết diện tích
    mặt đất và biển đảo của chúng tôi
    nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được biết tên của
    đất nước chúng tôi 20 năm nữa nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được không theo
    các ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được sống riêng tư
    không bị ḍm ngó nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được đá đít các ông
    nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được yêu nước nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được đi bằng đôi
    chân của chúng tôi nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được xuất bản bài
    thơ này sau khi viết xong nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được chờ các ông
    đến bắt nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được từ chối các
    ông nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được ước ǵ chúng
    tôi chẳng ước điều ǵ nhé!
    - Các ông cho chúng tôi được mưu cầu hạnh
    phúc và mưu cầu không hạnh phúc
    nhé!
    ……
    Xin các ông /bà
    Các ông/bà đừng xin chúng tôi nữa!

    Cộng sản là cái quái ǵ cóc cần biết, nhưng chắc chắn…
    Sau cộng sản là sự sống chồng sự sống
    Sau cộng sản là ngày dài vô tư không ngă rẽ
    Sau cộng sản là ngẩng cao đầu
    Sau cộng sản đi không trở lại
    Sau cộng sản có người buồn bă không định hướng
    Sau cộng sản là định mệnh
    Sau cộng sản tạm thời chưa ai rơ
    Sau cộng sản là cộng trừ nhân chia nhiều cấp độ
    Sau cộng sản là em yêu tôi đâu cần chứng
    Sau cộng sản là nhà xuất bản Giấy vụn quang vinh mười lăm năm
    Sau cộng sản là niềm tin ơi chào mi
    Sau cộng sản ánh sáng cởi mở
    Khi đó chúng ta thoải mái làm người

    Hoa sữa
    Đến từ đâu
    Nồng, tanh. Hoa sữa
    Nào phải ai cũng đều được biết
    Trông thấy dáng cây từ xa, tôi thiệt sự muốn chết
    Hoa sữa gợi nỗi đau chuyện bị chèn ép
    Chúng cướp dưỡng khí, dường cô lập tôi giữa rừng người
    Trong những bài thơ và những bài hát
    Ngợi ca hoa sữa. Khiến thời gian nực cười
    Vẻ lăng mạn tồi tàn
    Mùi hoa nhắc nhớ mùa thu đương trị
    Đă quen với việc hiện diện của chúng
    Người ta có thể dễ chấp nhận. Trên mảnh đất này
    Một kiểu chánh trị đậm mùi. Hoa sữa

    Bùi Chát.

  9. #9
    Member Cu Cường's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    861

    Cập nhật : Bùi Chát được “tạm thả”


    Theo tin mới nhất cho biết, chiều tối ngày 02/05, Bùi Chát đă được công an tạm thả về nhà sau gần 47 giờ tạm giữ qua đêm. Tuy nhiên, anh vẫn phải lên làm việc tiếp vào ngày hôm nay, 03/05.

    Theo email của nhà thơ Lư Đợi, Bùi Chát trở về nhà trong t́nh trạng “quá mệt mỏi” sau chuyến bay 36 tiếng, cộng với thời gian làm việc trong 2 ngày liên tục, nên phải nghỉ ngơi và chưa kịp thông báo đến người thân và giới truyền thông, blog…

    Bên cạnh đó, Lư Đợi cũng xác nhận lại rằng số tiền 5000 CHF giải thưởng của IPA trao cho Bùi Chát không bị tịch thu, nhưng bằng khen giải thưởng Tự do xuất bản th́ vẫn đang bị Công an giữ.

    Hiện tại, Bùi Chát và Lư Đợi vẫn ở cùng nhau tại ngôi nhà đang thuê.
    Cuối email, Lư Đợi cho biết :
    “Bùi Chát và NXB Giấy Vụn xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các cơ quan hữu quan, cơ quan phi chính phủ, cơ quan truyền thông, báo giới, website, blog… và tất cả mọi người đă quan tâm ủng hộ, vận động cho BC và NXB Giấy Vụn trong thời gian qua.”

    Hôm nay, 03/05, Bùi Chát vẫn phải tiếp tục làm việc với công an, hiện không rơ thời gian thẩm vấn sẽ kéo dài bao lâu.


    Con Ếch mở miệng - Logo của Nhà xuất bản Giấy Vụn

    Nhóm Mở Miệng và “nhà xuất bản” Giấy Vụn

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 25-04-2012, 07:55 PM
  2. Replies: 4
    Last Post: 22-08-2011, 11:29 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 10-05-2011, 12:45 PM
  4. Replies: 6
    Last Post: 03-02-2011, 09:55 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 05-01-2011, 04:40 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •