Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 25

Thread: Cánh đồng máu

  1. #11
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Chương V. Ủng hộ lầm.

    Souvanna Phouma.


    Souvanna Phouma

    Xin nhắc lại. Sau khi đức vua Sisavang từ khước độc lập và chấp nhận sự bảo hộ của Pháp năm 1945 v́ lo sợ đoàn quân Trung Hoa tràn qua Lào giải giáp quân đội Nhật, các chính khách Lào như hoàng tử Phetsarath, hoàng thân Souphanouvong và Souvanna Phouma sang Thái Lan với chính phủ lưu vong Issara (Lào tự do). Khác với Souphanouvong, một đảng viên Cộng Sản và Phetsarath, không hy vọng ǵ nắm lại chức phó vương, vẫn ở lại Thái Lan, Souvanna Phouma hưởng ứng chiêu dụ của Pháp, về nước chấm dứt giai đoạn lưu vong năm 1949, mau chóng trở lại chính trường Lào. Trong ṿng 2 năm ông trở thành thủ tướng; 2 năm nữa ông kết thúc cuộc điều đ́nh với Pháp trao trả độc lập hoàn toàn cho Lào. Đă quen thuần hóa người Pháp, ông dốc nỗ lực thuần hóa Pathet Lào.
    Souvanna cho rằng Pathet Lào là những người quốc gia khoác bộ áo Cộng Sản , đồng minh với Việt Nam v́ tiện lợi hơn là niềm tin vào ư thức hệ. Tổng tuyển cử quốc gia ấn định vào năm 1955. Nếu ứng cử viên Pathet Lào chiếm được vài chỗ, nó có thể hợp thức hóa chính phủ bao gồm mọi thành phần và thuyết phục pathet Lào cắt đứt mọi quam hệ với Việt Nam và tránh khỏi một cuộc nội chiến.
    Giữa năm 1954, Souvanna gặp Souphanouvong ở Kang Khay trên Cánh Đồng Chum. Souvanna khuyên người em cùng cha khác mẹ đề cử vài ứng viên cho cuộc tuyển cử sắp đến và ám chỉ rằng sẽ có một chức vị cao dành sẵn cho Souphanouvong trong chính phủ liên hiệp. Dù Souphanouvong không hứa hẹn ǵ hết, Souvanna cũng tràn trề lạc quan. Không may cho ông, Pathet Lào không những tẩy chay cuộc tuyển cử mà c̣n gia tăng các hoạt động quân sự chống lại quân đội hoàng gia.
    Cuối năm 1957, Thái tử Phetsarath trở về nước chấm dứt cuộc đời lưu vong. Chức phó vương cũ đă được phục hồi và dành sẵn cho ông như một mồi nhử về nước. Tại vị, ông khuyên 2 em ḥa giải những xung khắc. Sau nhiều cuộc hội họp, Souvanna và Souphanouvong kư một thỏa ước sát nhập Cộng Sản vào chính phủ. Souphanouvong giữ một chức bộ trưởng và Souvanna trông đợi cuộc tuyển cử vào tháng Năm năm 1958 đầy tin tưởng.
    Pathet Lào dùngtệ trạng tham nhũng trong chính phủ làm ṇng cốt cho vận động tranh cử. Hàng năm nhiều triệu Mỹ kimđổ vào trong nước và mọi người trong chính phủ t́m cách bớt xén. Ngay cả Souvanna Phouma, người chỉ mặc những bộ đồ lớn may cắt ở Paris, nhúng tay vào việc tham nhũng. Ông là một trong những người giàu nhất Lào, một thành đạt đáng kể v́ thời c̣n là một công chức, ông chỉ lănh 2500 Mỹ kim 1 năm. Souvanna làm chủ một phần lớn trong 2 ngân hàng, một hăng hàng không, làm chủ nhiều mẫu đất, nhiều biệt thự, chung cư ở Vientaine và Luang Prabang, và nhiều bất động sản bên Pháp. Những tài sản này sinh sản lợi tức chồng chất hàng năm. Năm 1964, danh sách tài sản của Souvanna ở Pháp không thôi đă trị giá 2.25 triệu Mỹ kim.
    Nỗ lực chống chế của chính phủ nhằm bác bẻ tố giác tham nhũng của Pathet Lào bị ngăn trở bởi sự gian lận bầu cử của CIA. Nhân viên CIA đi khắp các thôn làng ở miền quê, mua phiếu cho ứng cử viên thân Mỹ. Các nhân viên CIA cũng cung cấp tín dụng cho ứng viên khuynh hữu để họ có thể mua chuộc cử tri bằng quà tặng hay tiền mặt. Một phần trong nỗ lực mua phiếu là một chương tŕnh gọi là Liều Thuốc Khỏe. Nhân viên CIA tuyết phục dân làng rằng Mỹ là những người tốt bụng bằng cách bỏ tiền của đào giếng, xây đập ngăn lụt và sửa chữa đường sá.
    Cộng Sản phô bày việc mua phiếu như những bằng chứng hiểm độc. Khi đếm phiếu, Cộng Sản đạt được 1/3 tổng số phiếu và chiếm được hơn nửa số ghế trong Quốc Hội. Hoàng thân đỏ Souphanouvong đắc cử với tỷ số phiếu cao nhất so với bất kỳ các ứng cử viên khác. Trong phiên họp đầu, Quốc Hội bầu ông làm chủ tịch ngành lập pháp.
    Một nơi Cộng Sản ít được dồn phiếu nhất là Xiêng Khoảng, nơi Touby tranh cử 1 ghế Quốc Hội với một địch thủ do Faydang vận động, tên Lo Foung. Chú ư Faydang chỉ ủng hộ họ Lo mà thôi. Touby dễ dàng đánh bại tay sai Faydang bởi uy tín và công lao của ông nhiều năm với Hmong.
    Kết quả tuyển cử làm CIA và viên chức bộ Ngoại Giao Mỹ thất vọng trong công cuộc lèo lái Lào khỏi Cộng Sản chủ nghĩa. Những người chống Cộng vẫn chiếm đa số trong 59 ghế ở Quốc Hội, nhưng sức mạnh chính trị đầy bất ngờ của Pathet Lào khiến tương lai nhóm khuynh hữu có vẻ đen tối.
    Chính quyền Eisenhower hoàn toàn chống lại mọi h́nh thức liên hiệp với Cộng Sản. Phát ngôn viên cho lập trường này là Walter Robertson, thứ trưởng Ngoại Giao đặc trách Viễn Đông Sự Vụ. Robertson nêu ra việc Cộng Sản chiếm Tiệp Khắc năm 1948 như một minh họa rơ rệt về hậu quả việc cho phép Cộng Sản trong chính phủ. Trong cuộc tuyển cử 1946 ở Czechoslovakia, Cộng Sản chiếm 1/3 số phiếu, tương đương với số phiếu Cộng Sản Lào trong cuộc tuyển cử 1958. Chỉ cần 2 năm sau, Cộng Sản ở Czechoslovakia phế bỏ chính phủ và đưa Klement Gottwald, lănh đạo đảng Cộng Sản Tiệp làm chủ tịch.
    Chủ trương của Hoa Thịnh Đốn là trong chiến tranh lạnh, mọi người phải theo một phe. Trung lập không thể chấp nhận được. Eisenhower tuyên bố khó tưởng tượng một con người đầu óc tỉnh táo lại có thể đứng tách rời khỏi cuộc chiến đấu toàn thế giới giữa những người bảo vệ chính phủ đặt nền tảng trên tự do và nhân vị và những người coi nhân dân như một tài sản của nhà nước. Phó tổng thống Nixon công kích lập trường trung lập như đặt ngang hàng tự do với chuyên chế. John Foster Dulles, bộ trưởng Ngoại Giao chính phủ Eisenhower vắn tắt : Trung lập là vô nhân đạo.
    Đại sứ J. Graham Parsons nhờ chống Cộng mà được thăng chức thứ trưởng Ngoại Giao. Hoa Thịnh Đốn cử Horace Smith thay thế chức đại sứ. Khi Smith nhậm chức tháng Ba năm 1958, người ta tưởng ông sẽ tiếp tục đường lối chống trung lập kịch liệt của Parson. Điều này có thể xẩy ra nếu Smith không có chuyện gấu ó với Henry Hecksher, giám đốc mới CIA trụ sở tại Vientaine.
    Hecksher thay Milton Clark, người đơn độc biến trụ sở CIA ở Vientaine thành một mạng lưới t́nh báo thượng thặng, thu hoạch những tin tức chính trị, quân sự đáng tin cậy trong nước. Đại sứ Parsons dựa vào nguồn t́nh báo này để hoạch định chính sách và bao gồm luôn cả Clark trong các phiên họp soạn thảo chính sách. Khi Hecksher thay Clark, Đại Sứ Parsons tiếp tục để cho CIA làm việc độc lập, ngang hàng với đại sứ hơn là thuộc cấp. Điều này thay đổi khi Horace Smith lănh chức đại sứ. Smith đ̣i kiểm soát CIA và loại Hecksher khỏi công việc bàn thảo chính sách. Hecksher không chịu và cả hai bắt đầu căi vă.
    Smith thách đố Hecksher và CIA đảm đương việc đánh bại chủ trương trung lập dưới bất cứ h́nh thức nào. Nặng ḷng đố kỵ hơn là suy xét công minh, Smith bắt đầu ủng hộ nỗ lực của Souvanna Phouma duy tŕ một chính phủ liên hiệp, tức trung lập. Vấn đề này, Smith lẻ loi một ḿnh. Sau lưng ông, toàn thể nhân viên ṭa Đại Sứ ngả về phe CIA, tức phe Hoa Thịnh Đốn. Mặc Smith phản đối, Hoa Thịnh Đốn cắt viện trợ. Để tiếp tục viện trợ, Quốc Hội Lào phế bỏ Souvanna Phouma và cử Phoui Sananikone lên thay, một hữu khuynh cực kỳ bảo thủ, thề sinh tử chống ư tưởng liên hiệp.
    Để bảo đảm Souvanna Phouma không c̣n quanh quẩn xúi giục thí nghiệm với ư tưởng trung lập, Sananikone phong Souvanna Phouma làm Đại Sứ Lào tại Pháp. Smith cũng được sắp xếp để rời nhiệm sở dù 1 năm nữa Winthrop Brown mới đến Vientaine thay thế chức đại sứ. Ba Đại Sứ trong ṿng 1 năm khiến người ta có thể suy đoán Hoa Thịnh Đốn không nắm vững t́nh h́nh tại Lào.
    Được Hoa Thịnh Đốn nâng đỡ, thủ tướng mới, ông Phoui Sananikone t́m cớ loại trừ các đại biểu Cộng Sản trong Quốc Hội. Đầu tiên Sananikone cần thêm nhiều quyền hành. Tháng 12 năm 1958, các đơn vị Bắc Việt xâm lăng Lào và lập đồn trại ở tỉnh savanakhet. Sananikone lợi dụng cơ hội, đ̣i quyền độc tài trong ṿng 1 năm để huy động quốc gia chuẩn bị đối phó với cuộc tổng tấn công xâm lăng có thể xảy ra. Bắc Việt không có ư định xâm chiếm Lào bằng vũ lực – ít nhất chưa phải lúc. Ư đồ của họ là chiếm đóng vùng biên giới để xây dựng đường ṃn Hồ Chí Minh.
    Một điều khoản trong hiệp định 1957 là sát nhập Pathet Lào vào chính phủ. Về quân sự gồm 2 tiểu đoàn Pathet Lào vào quân đội hoàng gia Lào. Cả 2 tiểu đoàn này vẫn hoạt động biệt lập với quân đội chính phủ. Sananikone đă có cớ thanh lọc Cộng Sản. Ông ra hạn trong ṿng 24 tiếng những đơn vị biệt lập phải chấp nhận sát nhập hay giao nạp vũ khí. Nếu bất tuân, ông sẽ viện cớ thanh toán bọn Cộng Sản trong chính phủ, kể cả các dân biểu Cộng Sản.
    Quân đội hoàng gia Lào bao vây 1 trong 2 tiểu đoàn Pathet Lào đóng quân tại Xieng Ngeun phía Nam Luang Prabang. Hết đường thoát, chỉ huy trưởng tiểu đoàn Pathet Lào tuân hành lịnh sát nhập. Tiểu đoàn c̣n lại, đóng ở Cánh Đồng Chum trong một đồn binh cũ Pháp bỏ lại ở Thong HaiHin, có mưu đồ khác.

    VANG PAO.

    Sau khi đại đội của ông bị giải tán năm 1953, nhiệm vụ mới của Vang Pao là làm việc với t́nh nguyện quân Hmong. Ông thành lập một đại đội gồm các cựu binh sĩ biệt kích Malo chuyên đón đánh Pathet Lào và Bắc Việt t́m cách xâm nhập Xiêng Khoảng. Trong một trận đánh gần Nong Het, Vang Pao bị thương nặng lở chân. Ông hồi phục đúng lúc dẫn lực lượng của ḿnh xâm nhập Bắc Việt giải cứu tù binh Pháp thất trận Điện Biên Phủ.
    Đầu năm 1955, Vang Pao lại thất nghiệp. Pháp triệt binh ở Đông Dương và giải tán các tổ chức du kích Malo để chấp hành hiệp định Geneva. Malo chính thức giải tán vào tháng Tư. Người Pháp khuyên quân đội Làosát nhập các đơn vị du kích (có lẽ là các đơn vị thiện chiến nhất nước) vào trong quân đội chính quy, nhưng người Lào bất đắc dĩ lắm mới làm theo. Sự nhượng bộ duy nhất là họ chấp nhận đơn vị t́nh nguyện của Vang Pao như lực lượng bán quân sự, bổ nhiệm thành tiểu đoàn t́nh nguyện 21 liên hệ lỏng lẻo với quân đội chính quy.
    Vang Pao chỉ huy tiểu đoàn 21 được 1 năm, rồi được triệu về bộ chỉ huy trại quân sự Chinaimo. Đó là cơ hội bỏ rơi mọi thứ liên hệ đến công việc biệt kích Hmong và thăng tiến nghiệp vụ như một sĩ quan quân đội hoàng gia. Sau Chinaimo, Vang Pao trở lại cánh Đồng Chum chỉ huy trường huấn luyện hạ sĩ quan ở Khang Khay. Một năm sau, ông được thăng chức thiếu tá, quyền chỉ huy tiểu đoàn 10 bộ binh quân đội hoàng gia, chỉ huy sở cách Thong Hai Hin vài dặm, nơi tiểu đoàn 2 Pathet Lào đang nhận lịnh sát nhập vào quân đội hoàng gia Lào.
    Vang Pao viếng trại Pathet Lào để thăm ḍ ư đồ của họ. Ông thấy trại đang bận rộn chuẩn bị cho một cuộc hành quân. Lính gác trong quân phục tác chiến chặn ông ngoài cổng. Súng máy nạp đạn sẵn sàng. Trong trại, ông thấy những sĩ quan Bắc Việt và một đơn vị toàn người Hmong thuộc quyền chỉ huy của Tou Thao Saychou, tư lịnh tương lai của toàn thể lực lượng Hmong của Pathet Lào. Vang Pao chỉ biết tên của Tou Thao Saychou chứ không biết mặt. Saychou cùng với Faydang chống Pháp và nghe đồn là một sĩ quan cao cấp. Đại tá Niem Chan, người Việt lai Thái, chỉ huy trại này. Niem Chan có vẻ trốn tránh khi Vang Pao hỏi về kế hoạch của ông ta. Vang Pao rời trại, đinh ninh rằng một cuộc hành quân đang tiến hành và báo cáo lên thượng cấp.
    Vang Pao đóng quân trên đỉnh núi ngó xuống Thong Hai Hin. Một đơn vị quân đội hoàng gia Lào do đại úy Kettsana Vongsuvan đă chẹn con đường lên Ban Mone, con đường dự kiến tiểu đoàn 2 Pathet Lào tẩu thoát. Quá nửa đêm, Vang Pao thấy lửa cháy phía dưới. Ông phái thám báo ḍ xét và biết Cộng Sản đốt trại bỏ trốn. Vang Pao ra lịnh truy kích, hy vọng đuổi Niem Chan vào ổ mai phục của đại úy Kettsana.
    Kettsana để cho tiểu đoàn 2 qua khỏi không thèm bắn một phát. Vang Pao sửng sốt rồi giận tím mặt. Kettsana đổ thừa việc để sổng quân địch là v́ đạo Phật của ông ta cấm giết người. Nó là cớ thông thường cho tính nhát nhúa tạo chiến thắng cho Cộng Sản. Kettsana sau này bị ám sát tại nhà ở Phong Savan bởi binh sĩ Pathet Lào, sắc tộc Lào và cũng theo đạo Phật.
    Vang Pao dẫn tiểu đoàn 10 dầm mưa rượt bén gót Niem Chan. Ba lần ông bắt kịp quân địch, hạ sát 3 sĩ quan Pathet Lào và bắn Niem Chan bị thương ở chân. Rồi th́ Pathet Lào bứt xa hơn về phía biên giới Việt Nam. Vang Pao không ngăn được khâm phục sức chạy của tiểu đoàn Cộng Sản này. Hmong không thể chạy nhanh hơn. Đây là sự khâm phục của một người nổi tiếng về sức dẻo dai chịu đựng. Một trong những truyền thống của khóa sinh trường sĩ quan Dong Hene là chạy 2.5 dặm với đầy đủ quân trang quân dụng. Vang Pao phá kỷ lục, về tới mức trong ṿng 14 phút. Chỉ lính Hmong mới có thể theo kịp ông. Hỉ có ít Hmong trong tiểu đoàn 10 do ông chỉ huy. Đa số là người Lào và họ hay đ̣i nghỉ mệt. Vang Pao buộc phải để họ nghỉ và tiếp nhận tiếp liệu từ phi cơ thả dù xuống.
    Sự tŕ hoăn này Làm Niem Chan bỏ rơi tiểu đoàn 10 khá xa. Tiểu đoàn Pathet Lào phải băng qua rặng núi biên giới để vào Việt Nam. Vang Pao đi ṿng lên núi Gà Gáy (Chant du Coq), nơi có một độc đạo dẫn thẳng vào Việt Nam. Ông tin Niem Chan sẽ băng ngang đây. Nếu ông đến đó trước, nó là điểm lư tưởng cho một ổ phục kích. Nhưng v́ nghỉ mệt quá nhiều và quá lâu, khi ông đến th́ Niem Chan đă qua và được một đơn vị đặc công (tương đương với biệt kích Mỹ, thiện chiến và cảm tử) Bắc Việt hộ tống. Khi tiểu đoàn 2 Pathet Lào thoát sang Việt Nam, đặc công đóng chốt chặn hậu ngăn cản Vang Pao đuổi theo.
    Vang Pao tin rằng ông có thể đẩy lui quân Bắc Việt khỏi đỉnh núi nhưng ông không thể làm 1 ḿnh. Ông cần có thêm trợ thủ. Không một người Lào dám t́nh nguyện. Họ sợ đặc công Bắc Việt hơn là sợ vị chỉ huy trưởng của họ. Họ coi Vang Pao thuộc giai cấp hạ đẳng; từ lúc ông chỉ huy tiểu đoàn, uy quyền của ông đối với họ rất mong manh. Nếu Vang Pao ra lịnh cho họ xông lên đèo, họ sẽ làm loạn. May cho ông, 1 trong số người Hmong t́nh nguyện, một sĩ quan phụ tá tên Ly Ndjouava.
    Vang Pao và Ly Ndjouava leo lên núi, luân phiên bắn che cho nhau khi chạy từ mô đá này đến gốc cây khác. Họ t́m thấy đặc công, 2 người một hố mỗi hố cách nhau 20 mét. Hai đặc công hố đầu tiên thấy họ và giương súng bắn, ló đầu và vai. Vang Pao và Lư Ndjouava dốn gục cả hai. Vang Pao dẫn Ly đến hố kế, bắn hạ thêm 2 đặc công nữa và cứ thế, diệt địch từ hố này sang hố khác như thể tập tác xạ ở quân trường. Sau khi hạ sát 12 đặc công, bọn cảm tử …bỏ chạy.
    Mất hàng giờ để dỗ ngọt tiểu đoàn của ông lên núi. Lúc này Niem Chan đă cao chạy xa bay về thị trấn Muong Sen, cam tâm làm tay sai cho Bắc Việt, chờ dịp đem giặc về giết đồng bào ḿnh.

    Cộng Sản tấn công.


    Bốn quân khu

    T́m một con dê tế thần, bộ Tư Lịnh quân đội hoàng gia Lào đổ lỗi cho tướng Kittirath Sang, tư lịnh quân khu II làm cho Niem Chan trốn thoát. Ông ta bị truất chức và đại tá Bouddavong Khamkhong lên thay. Mặt chính trị, Sananikone đổ lỗi cho đại biểu Cộng Sản trong Quốc Hội về hành động phản trắc của tiểu đoàn 2 Pathet Lào với tội danh âm mưu ngăn cản đơn vị này sát nhập vàp quân đội. Ông hạ lịnh quản thúc tại gia các đại biểu Cộng Sản. Suốt từ đó cho đến 8 tháng sau, binh sĩ vơ trang canh gác tư gia của họ ở Vientaine 24 tiếng một ngày .
    Pathet Lào trả lời bằng súng đạn. Trận chiến đầu tiên bùng nổ tại Sầm Nứa, nơi Cộng Sản thao tác để đè bẹp mọi cứ điểm quân đội hoàng gia và cô lập tỉnh lỵ. Chỉ huy bởi các sĩ quan Việt Nam, Pathet Lào đóng góp có 2000 binh sĩ cho chiến dịch, dùng khéo léo, mưu mẹo bù vào chỗ thiếu người. Đồn lũy pḥng thủ của chính phủ hầu hết là vách đất trộn rơm bao quanh bởi một hệ thống chiến hào và hoàn toàn lệ thuộc vào tuyển mộ từ dân quân địa phương. Cán bộ Bắc Việt gieo hoang mang bằng cách tung tin đồn trong những thị trấn lân cận về quân số đông đảo của lực lượng Cộng Sản, tạo thêm bằng chứng bằng cách mua trữ số lượng lớn lương thực cho các tiểu đoàn hù dọa này. Dân chúng các thôn làng, thị trấn bỏ nhà cửa trốn vào trong rừng. Tin các trị trấn bỏ hoang đến tai binh sĩ chính phủ. Họ rủ nhau bỏ trại, một số bắn sau lưng sĩ quan chỉ huy trước khi bỏ ngũ.
    Dù với t́nh trạng đào ngũ hàng loạt, cuộc tấn công của Pathet Lào hầu hết chết yểu. Phát động chiến dịch vào mùa mưa, Cộng Sản di hành khó nhọc và chậm, nếu cần, khó có thể tăng viện kịp thời. Bất ngờ, các đồn trại quanh thành phố Sầm Nứa chống trả kịch liệt. Dù Pathet Lào chiến đấu anh dũng trong điều kiện thời tiết bất lợi và thiếu quân số để đánh bật quân chính phủ, không lực hoàng gia Lào với những máy bay vận tải cũ kỹ C-47, Beavers, bay qua các rặng núi dưới những cơn mưa mùa như thác lũ, tiếp viện quân dụng và tăng viện binh sĩ xuớng phi trường cỏ ngoại ô tỉnh lỵ. Khi chiến dịch thất bại, Pathet Lào phân tán lực lượng và tung các cuộc càn quét, quấy phá ở các tỉnh trong nước, dụng ư tạo ấn tượng họ làm chủ miền quê.
    Trong giai đoạn cuới chiến dịch tấn công, từ tháng Tám đến tháng Chín năm 1959, Pathet Lào trở lại Sầm Nứa 1 lần nữa thử chiếm các đồn trại. Chỉ 2 đồn thất thủ là Muong Het và Xieng Kho. Cả 2 đồn này cách biên giới Việt Nam chỉ một tầm ném. Trọng pháo Bắc Việt bên kia biên giới pháo kích nhiều ngày. Mỉa mai, khi trọng pháo chấm dứt, tiểu đoàn 2 Pathet Lào, đơn vị chạy thoát khỏi tay Vang Pao ở Thong Hai Hin năm ngoái, do đại tá Hmong Tou Thao Saychou chỉ huy, mở cuộc tấn công dứt điểm.
    Thông tin giữa Vientaine và các đồn trại bị tấn công rất kém. Không thể biết tường tận t́nh h́nh, Vientaine tưởng tượng thêm vào cho phong phú. Có tin đồn một cuộc đại xâm lấn có quy mô ngang với cuộc xâm lăng năm 1953 của Việt Minh với nhiều sư đoàn. Tức giận, Sananikone bắt tất cả đại biểu Cộng Sản đă bị quản thúc tại gia từ trước, chở đến giam giữ tại trại tù cảnh sát Phone Kheng ở ngoại thành về tội phản quốc để họ sống như những thường phạm h́nh sự thay v́ ngồi chơi uống trà như trước.
    Ban điều hành ṭa Đại Sứ Mỹ hoan nghênh hành động này. Từ lâu họ vận động Hoa Thịnh Đốn viện trợ quân sự cho nhóm khuynh hữu. Tư thế cứng rắn của Sananikone chính là cử động cần thiết để Hoa Thịnh Đốn mở hầu bao.. Ngay lập tức, 25 triệu Mỹ kim viện trợ cho quân đội hoàng gia. Sau này khi sự việc diễn tiến, nó chứng tỏ Mỹ tốn tiền vô ích.

    Nhóm hữu khuynh đảo chánh.

    Khi Pathet Lào tấn công, Sananikone “xin” quyền độc tài 1 năm. Thời hạn ấy chấm dứt vào tháng 12 năm 1959. Ông yêu cầu Quốc Hội gia hạn thêm cho đến tháng Tư năm sau, khi ba91t đầu cuộc tuyển cử mới. Ông được thỏa nguyện nhưng lần này, có những bất măn của phe khuynh hữu.


    Phoui Sananikhone

    Một nhóm chính khách trẻ và sĩ quan quân đội tổ chức Hội Đồng Bảo Vệ Quyền Lợi Quốc Gia (CDNI, Committee for the Defense of the National Interest) công khai chỉ trích thủ tướng chính phủ quá lần lữa trong việc tổ chức một quân đội hùng mạnh đối phó với sự đe dọa quân sự của Pathet Lào. Chủ tịch Hội Đồng là đại tá Nousavan Phoumi, một nhân viên CIA. Giám đốc CIA ở Vientaine là Hecksher ủng hộ Hội Đồng từ thủa ban đầu và gây áp lực buộc Hội Đồng tổ chức một mặt trận thống nhất để đ̣i hỏi ảnh hưởng lớn hơn trong chính phủ.
    Nổi giận v́ sự táo bạo của Hội Đồng, Sananikone thanh lọc các thành viên Hội Đồng trong nội các, kể cả Phoumi, người nắm giữ bộ trưởng bộ Quốc Pḥng. Với sự ủng hộ ngầm của CIA, Phoumi ra lịnh cho binh sĩ chiếm các công sở vào ngày 25 tháng 12 năm 1959, sau này lịch sử gọi là cuộc đảo chánh Giáng Sinh. Sananikone ở nhà lúc ấy, nh́n binh sĩ trong quân phục ngụy trang rằn ri qua cửa sổ đang bố trí quanh tư thất của ông và nh́n các xe tăng M-8 đậu trước sân. Ông quyết định về hưu non. Phoumi thay thế Sananikone bằng một chính khách lăo thành Vientaine, ông Abhay Kou.
    Phoumi cũng muốn lănh đạo chính phủ. CIA cũng đồng ư như vậy nhưng Đại Sứ Smith th́ không. Nhắc lại viên Đại Sứ này v́ ganh ghét CIA mà ủng hộ chính phủ trung lập, bất chấp đường lối Hoa Thịnh Đốn. Đây là một trong họa hoằn vài lần Hoa Thịnh Đốn ủng hộ Smith trong chức vụ đại sứ. Bộ ngoại Giao lo lắng về tai tiếng. Lào được thiết tưởng là một thể chế dân chủ. Cho phép dùng quân đội lật đổ chính phủ làm sao ăn nói với nhân dân trong nước và dư luận thế giới. Phoumi phải bằng ḷng điều khiển chính phủ từ trong hậu trường.
    Tuyển cử ấn định vào tháng Tư năm 1960. Để bảo đảm Cộng Sản không chiếm được ghế nào, Phoumi nâng tŕnh độ học vấn của cử tri lên như một điều kiện hợp lệ. Nói khác đi, không có học không được đi bầu. Thêm vào đó, ông vẽ lại địa hạt cử tri ở các tỉnh Đông Bắc sao cho giảm thiểu sức mạnh lá phiếu của Cộng Sản và tăng lệ phí ứng cử sao cho vượt khỏi túi tiền các ứng viên có thể lo liệu. Những biện pháp này khiến cho tổng số cử tri hợp lệ c̣n có 25000 người và loại trừ hầu hết đối thủ. Trong số 59 ghế Quốc Hội, Cộng Sản chỉ có thể đưa ra 9 ứng viên tranh cử. Quyết tâm không để yên bất cứ sự ǵ không vừa ư, Phoumi dùng thủ đoạn tuyển cử năm 1958 và với sự tài trợ của CIA, phái những toán sĩ quan quân đội đi khắp thôn làng mua phiếu. CIA cũng hăng say không kém. Một nhân viên ṭa Đại Sứ thấy vài viên chức CIA phân phối những bị tiền cho các trưởng làng.


    Phoumi Nosavan

    Với các chính khách Cộng Sản trong tù, ahy trốn tránh ở các tỉnh miền Bắc, họ khó vận động tranh cử. – dù có vận động tranh cử cũng không hề ǵ, v́ nhóm khuynh hữu gian lận thả cửa trong vấn đề bỏ phiếu. Một ứng cử viên Pathet Lào ở miền Nam nhận được 4 phiếu dù rằng trong gia đ́nh ông, có 5 người đi bầu.
    Cố vấn Mỹ của Phoumi thoả măn với kết quả cuộc đầu phiếu. Không hài ḷng Pathet Lào trả lời bằng một loạt khủng bố mà tổng kết chỉ là vài tổ chức ám sát các viên chức chính phủ, viên chức ngoại giao Mỹ. Cộng Sản âm mưu giết một viên chức. Mục tiêu là một viên chức Mỹ nhưng tên sát thủ làm hỏng việc, vô t́nh giết lầm phải một viên chức Liên Hiệp Quốc. Kẻ khủng bố tử tế đến nỗi để một lá thư xin lỗi người vợ nạn nhânv́ nhầm lẫn.
    Phoumi nhận thấy đă đúng thời điểm xét xử Souphanouvong và các chính khách Cộng Sản đang bị giam giữ trong nhà lao Phone Kheng. Khi quan ṭa không t́m thấy cơ sở hợp pháp để truy tố những người này trong phiên xử sơ bộ, Phoumi âm mưu ám sát tù nhân bằng giả tạo ra một âm mưu vượt ngục. Souphanouvong biết tin nhờ một người coi tù thân Cộng. Pathet Lào mau chóng hối lộ lính gác tù. Cửa mở khóa và bọn lính gác nh́n đi chỗ khác khi Souphanouvong và các đại biểu Cộng Sản khác vượt ngục. Vài tháng sau, cả bọn có mặt ở căn cứ Pathet Lào tại Sầm Nứa.
    Cộng Sản dùng cuộc vượt ngục để tuyên truyền, khoe rằng Souphanouvong kêu gọi lương tâm cách mạng của lính gác, “giáo dục một cách dễ hiểu về ư nghĩa chính trị, thực trạng Lào và nhu cầu đất nước,” một bài học đầy đủ về suy luận chính trị công dân, đặt nền tảng trên truyền thống và ư thức xă hội. Nhiều năm sau, câu chuyện bịa đặt này vẫn lưu truyền, trở nên phóng đại hơn theo thời gian :”Toàn câu chuyện về cuộc vượt ngục và công cuộc chuẩn bị ư thức hệ của Souphanouvong trong t́nh trạng ngặt nghèo nhà tù, đáng là một thiên tiểu thuyết vĩ đại về ḷng can đảm, chí mạo hiểm ngoài sức tưởng tượng. Một lần nữa, nó làm chứng cho cá tính phi thường của một ông hoàng biến thành nhà cách mạng.
    Dù cuộc vượt ngục là một thất bại của chính phủ, Phoumi vẫn thỏa măn với mọi sự điễn ra. Cộng Sản bị cấm trong chính trường và lănh tụ của họ đang tại đào. Nhóm hữu khuynh nắm quyền hoàn toàn. Các viên chức lănh đạo Mỹ chúc mừng họ v́ rốt cuộc, đă có những tiến triển cụ thể.

    Kong Lê.


    Kong Le

    Chỉ 4 tháng sau tuyển cử, phe hữu khuynh đột nhiên mất hết quyền bính và một đại tá nhỏ thó trong quân lực hoàng gia 26 tuổi với gương mặt non choẹt, lên nắm quyền, tuyên bố các phần tử hữu khuynh và các cố vấn Mỹ của họ là kẻ thù dân tộc.
    Đại tá Kong Lê chỉ huy tiểu đoàn 2 nhẩy dù thuộc quân lực hoàng gia. Được công nhận là đơn vị ưu tú nhất quân đội, tiểu đoàn 2 được mệnh danh là “lữ đoàn lửa.” Đă nhiều lần tiểu đoàn nêu gương anh dũng trong các cuộc giao tranh với Cộng Sản, cả trong vùng núi non trùng điệp Sầm Nứa, nơi Kong Lê có 2 chuyên viên chống phiến Cộng Phi Luật Tân, thuộc CIA trực tiếp cố vấn và trong rừng rậm phía Nam Lào, khu vực cán chảo.
    Tiểu đoàn 2 Dù do Mỹ thành lập. Kong Lê thụ huấn một khóa học đặc biệt ở trường Biệt Động Quân Đội Mỹ tại Phi Luật Tân để chuẩn bị cho ông chỉ huy một đơn vị thiện chiến. Ông không thấy quá tŕnh cuộc huấn luyện là một kinh nghiệm đẹp. Ông cảm thấy các huấn luyện viên coi người Lào như một sắc tộc hạ đẳng. Điều này làm ông suy nghĩ. Trên bối cảnh toàn cầu, Lào chỉ là con chốt trong Chiến Tranh Lạnh. Người Mỹ chẳng tử tế ǵ với nước Lào hoặc nhân dân Lào. Từ đó, Kong Lê mưu đồ đảo chánh. Ông đă có kinh nghiệm làm đảo chánh v́ đă 1 lần, Phoumi dùng “tiểu đoàn lửa” chiếm đóng các công sở dịp đảo chánh Giáng Sinh. Sau này, Phoumi c̣n cho Kong Lê biết kế hoạch (do CIA soạn thảo)chiếm đóng Vientaine. Mọi sự được tính toán từng chi tiết. Phoumi không hề ngờ rằng Kong Lê có thể phản ḿnh v́ viên đại tá trẻ Kong Lê cưới cháu gái Phoumi làm vợ.
    Kong Lê ở Vientaine đầu tháng 8 năm 1960, sau một trận đánh cam go ở miền Nam Lào. Tiểu đoàn của ông đóng quân trong những lều bẩn thỉu trên một băi lầy ngoại ô thành phố. Kong Lê phàn nàn về t́nh trạng tồi tệ của doanh trại và binh sĩ chưa được trả lương quá 2 tháng. Ông được hứa hẹn cung cấp vật liệu xây cất doanh trại nhưng chờ măi không thấy. Thay vào đó, tiểu đoàn được lịnh trở lại chiến trường Vang Viêng phía Tây Bắc thủ đô đương đầu với Pathet Lào. Đơn vị của ông đă chiến đấu liên tục suốt 1 năm và là đơn vị thực sự chiến đấu trong hàng ngũ các lực lượng quân đội hoàng gia. Lịnh tiếp tục chiến đấu là giọt nước làm tràn bát nước đầy.
    Ngoại trừ lực lượng cảnh sát, Vientaine không có đơn vị nào khác bảo vệ. Các viên chức cao cấp chính phủ cũng như các tướng lănh quân đội luôn ở Luang Prabang.Vua Sisavang Vong đă chết 1 năm trước sau 54 năm trị v́. Thái tử Savang Vatthana kế vị trong buổi lễ đăng quang sơ sài ở chùa Hotmam Sapha vào tháng 10 năm 1959, với đông cung thái tử ngồi bệt trên thảm trong chiếc áo dài trắng giản dị, đối diện các nhà sư, các em hướng đạo và các nhà ngoại giao lột giày, xếp bằng trên nền chính điện. Chỉ có một nghi thức c̣n lại để hoàn tất lễ đăng quang : Lễ hỏa táng đức vua Sisavang Vong đă băng hà. Trong khi Kong Lê giận dữ trên băi lầy ngoại ô Vientaine , hầu như mọi thành phần chính trị, quân sự Lào tụ họp trong cung điện hoàng gia ở Luang Prabang để tham dự lễ quốc táng.
    Ngày 9 tháng Tám năm 1960, binh sĩ Kong Lê chiếm đài phát thanh, các công sở, nhà máy điện Vientaine và phi trường. Chiếm đoạt đài phát thanh là mục tiêu quan trọng nhất cho cuộc đảo chánh. Kong Lê đă phân phát radio mua bằng viện trợ Mỹ cho binh sĩ thuộc cấp.Truyền lịnh hành quân qua làn sóng truyền thanh, ông chỉ huy các trung đội, tiểu đội lần lượt tiến chiếm các mục tiêu. Một đơn vị chiếm trại binh Chinaimo ngoại ô Vientaine và trưng dụng các thiết vận xa, chiến xa ở đó. Một đơn vị đặc phái đến ṭa lâu đài của tướng Sounthone Patthammavong, tổng tham mưu quân lực hoàng gia, đặt ông dưới sự quản thúc tại gia. Chỉ có sự chống đối ở trại quân đội. Hai binh sĩ bắn vào lực lượng Kong Lê và bị hạ sát.
    Toàn thể cuộc hành quân diễn ra vài tiếng đồng hồ. Kong Lê đọc diễn văn trước quốc dân trên đài phát thanh, tŕnh bày lư do đảo chánh :”Lănh đạo chính phủ và lực lượng vơ trang đă hơn 1 lần tuyên bố rằng những kẻ hối lộ, tham nhũng, sống trên mồ hôi nước mắt kẻ khác và những kẻ trục lợi trên sự thiệt hại của người khác phải bị trừng trị. Nhưng những kẻ xấu này vẫn tiếp tục tồn tại. Khi Kong Lê nói, quân xa đi khắp ngả đường thành phố, phân phát truyền đơn lên án những người hợp tác với Mỹ là những kẻ phản quốc “người bán chúng ta cho Mỹ.”
    Hai ngày sau, trước một đám đông ngồi trên các dăy ghế của sân vận động Vientaine, Kong Lê biện hộ chủ trương trung lập là con đường chắc chắn dẫn đến ḥa b́nh cho “tổ quốc chúng ta,” mà sau này ông cắt nghĩa là một chủ nghĩa bài Mỹ hiểm độc. “Người Mỹ mua chuộc chính phủ, các tướng lănh, gây chiến tranh và chia rẽ trong chúng ta.” Kong Lê nhấn mạnh rằng việc đánh đuổi kẻ bán nước ra khỏi tổ quốc càng sớm càng tốt là bổn phận của chúng ta.” Để tăng cường ủng hộ, ông thả tù và ra lịnh cho các phạm nhân, một số ít chính trị phạm c̣n lại toàn tội phạm h́nh sự, diễn hành các đường phố, mang những biểu ngữ chống Mỹ.
    Lo ngại sự an toàn của công dân Mỹ, Hoa Thịnh Đốn ra lịnh triệt thoái 700 nhân viên dân sự, quân sự và gia đ́nh của họ. Một số người sợ những xe hơi của họ bỏ lại sẽ bị phá hoại, mang theo cả xe hơi lên phà băng qua sông Mekong, đến Thái Lan, 6 xe một chuyến, do USAID (US Agency for International Development), cơ quan phát triển quốc tế Mỹ tổ chức và điều hành việc vận chuyển. Khi người Mỹ khởi hành, Kong Lê dùng đài phát thanh làm diễn đàn riêng lăng mạ các bộ trưởng chính phủ về tội tham nhũng. Trong bầu không khí đầy đe dọa, tất cả các quan chức cũ tránh khỏi thủ đô. Một số ít cần phải ra đường, họ để xe hơi và tài xế ở nhà và tự lái một chiếc xe cũ mượn tạm của ai đó làm phương tiện di chuyển. Sự khích động trên đường phố và những công kích hằn học trên đài phát thanh diễn tả cái tầm hạn hẹp chính trị của Kong Lê. Không biết làm thế nào thể hiện chủ nghĩa trung lập, ông ta giao cho Souvanna Phouma việc lập nội các chính phủ.
    Hoa Thịnh Đốn dĩ nhiên hoảng sợ về những cuộc biểu t́nh bài Mỹ, đặc biệt không hài ḷng với Winthrop Brown, người kế nhiệm đại sứ Smith ở Lào. Cuối cùng Brown và Smith cũng thuộc loại cá mè một lứa. Việc giao du thân mật với Souvanna Phouma và có thiện cảm với phe nhóm trung lập được coi như nguyên nhân gây đảo chánh. Ông ta cần được thay thế bằng một đại sứ khác sau một thời gian thích hợp. Ngay bây giờ, chỉ có một giải pháp duy nhất là ngưng viện trợ kinh tế cho Lào và chờ thời.
    Sarit Thanarat, thủ tướng Thái Lan và bà con của Phoumi có ư đồ sâu xa hơn. Ông huy động binh sĩ nhẩy dù chuẩn bị tiến chiếm thủ đô Lào. Các viên chức Mỹ hay tin, khuyên Sarit hủy bỏ cuộc hành quân ấy. Tuy nhiên, Hoa Thịnh Đốn bằng ḷng cho Sarit phong tỏa bến phà Nong Khailà mạch máu kinh tế Vientaine. Hàng chục ngàn tấn hàng viện trợ Mỹ trên lộ tŕnh Lào chất đống ở các nhà kho Bangkok, Thái Lan. Nạn thiếu hụt thực phẩm ngày một trầm trọng ở Vientaine và các thành phố lớn khác. Ngoại trừ một tỉnh là Savanakhet, bộ tư lịnh lực lượng Phoumi. Sarit bảo đảm hàng hóa và vật liệu quân sự tiếp tục đến tay Phoumi, vừa là bà con, vừa là đồng minh chống Cộng.
    Souvanna quay sang Sô Viết yêu cầu viện trợ. Máy bay vận tải Nga nườm nượp hạ cánh xuống phi trường Wat Tay chở đầy thực phẩm. Sau đó, một ṭa đại sứ Sô Viết cấp tốc mọc lên ở thủ đô và với khinh hoàng của người Mỹ, Souvanna bắt đầu đàm phán với Pathet Lào.
    V́ đại sứ Brown không được tin cậy, cựu đại sứ Graham Parsons, một kẻ thù của ư tưởng trung lập, được triệu hồi đến Vientaine để nói chuyện cùng Souvanna. Parsons t́m ông thủ tướng Souvanna từ nhà riêng cho đến văn pḥng, khuyên ông chấm dứt thỏa hiệp với Cộng Sản và cho phép phe nhóm khuynh hữu chống Cộng có mặt trong chính phủ. Dù Souvanna từ chối không chịu cắt đứt đàm phán với Cộng Sản, ông đồng ư cho thành phần hữu khuynh trong nội các. Sự nhượng bộ này đủ thuyết thục bộ Ngoại Giao Mỹ ủng hộ chính phủ Souvanna.

    Phoumi nắm quyền.

    Mặc dù Hoa Thịnh Đốn chính thức bằng ḷng, CIA đánh giá tân nội các không thể chấp nhận được. Desmond FitzGerald, giám đốc ngành công tác mật của cơ quan, bật đèn xanh cho Gordon Jorgensen, tân giám đốc phân bộ CIA tại Vientaine, lập mưu lật đổ chính phủ. Để chứng tỏ tài năng, Jorgensen ḍ t́m trong các tướng lănh hữu khuynh quân lực hoàng gia và chọn Phoumi Nosavan, dày dạn kinh nghiệm đảo chánh, mưu đồ một cuộc phản đảo chánh, đuổi Souvanna và Kong Lê ra khỏi chính quyền.
    Phoumi Nosavan ở Savanakhet thuộc khu vực cán chảo với binh sĩ quân khu III và cố vấn bởi Jack Hasey, một cựu lính viễn chinh Pháp nay làm việc cho CIA. 4 nhân viên pḥng thẩm định chương tŕnh viện trợ (PEO) đến bộ tư lịnh của Phoumi hội thảo, đặt kế hoạch phản đảo chánh. Liền sau đó, các chuyên viên phản phiến loạn đến từ quân đội Thái Lan. CIA tiếp tế quân phục, vũ khí, đạn dược, thiết giáp và trọng pháo. Mọi thứ đều đầy đủ và sẵn sàng. Phoumi c̣n có sự ủng hộ của tất cả các chỉ huy trong quân đội, đă không được trả lương từ khi Mỹ cắt viện trợ.. Phoumi có tiền trả lương mà chính phủ nợ họ, nguồn từ CIA, mang đến Savanakhet bằng trực thăng, xếp thành từng xấp Mỹ kim đựng trong hộp khẩu phần tác chiến cá nhân ration C.
    Tháng 12 năm 1960, chỉ 4 tháng sau cuộc đảo chánh của Kong Lê, Phoumi dẫn quân lên Vientaine, đi cùng với một toán binh sĩ Mỹ. Đoàn quân của ông đến ngoại ô Vientaine nhằm ngày 13 tháng 12. Trận chiến diễn ra suốt 36 giờ quanh khu vực một nhà thờ Công Giáo. Binh sĩ Kong Lê chiếm tầng hai ngôi trường thuộc khuôn viên nhà thờ. Lính Phoumi ở trong nghĩa trang bên kia đường, nấp bắn đằng sau những bia mộ.
    Bị đánh bật ra khỏi trường học, lực lượng Kong Lê rút lui vào thủ đô. Trận chiến trên đường phố mang một sắc thái riêng của Lào. Cả hai phe mặc quân phục giống nhau, do Mỹ cung cấp. Để phân biệt bạn thù, quân đội Phoumi đeo băng tay trắng và binh sĩ Kong Lê đeo băng tay đỏ. Dân chúng thủ sẵn băng tay trắng và đỏ chờ dịp đeo tùy theo t́nh h́nh chiến trận.
    Phoumi có đại bác 104 ly không giật do Mỹ cung cấp. Kong Lê có trọng pháo của Sô Viết và pháo thủ Bắc Việt điều khiển. Cả hai phe bắt đầu khai hỏa những cỗ súng lớn này. Cuộc pháo kích sát hại 600 dân sự và làm đổ nát hoàn toàn những khu phố thủ đô. Sự tàn phá chỉ làm chậm việc không thể tránh khỏi. Bị áp đảo quân số và nguy cơ bị tràn ngập, Kong Lê chôn ḿn phá sập cư xá nhân viên Mỹ. Sau đó ông tập họp 1200 binh sĩ cùng với trọng pháo Sô Viết chạy lên hướng Bắc về phía Vang Vieng.
    Phoumi hoàn toàn làm chủ t́nh thế. Giống như thường xảy ra ở Á Châu, Mỹ ủng hộ lầm người. Phoumi chỉ là một kẻ đầy tham vọng. Dù gia đ́nh ông giàu nhất Savanakhet, ông vẫn không thuộc hoàng tộc và điều này ngăn trở con đường danh vọng của ông. Chỉ c̣n lại con đường quân đội. Phoumi được OSS (tiền thân CIA) huấn luyện và trở nên một chiến sĩ tự do trong tổ chức Lào Issara. Souphanouvong đă chiêu dụ ông gia nhập Pathet Lào nhưng Phoumi cho rằng ông là một quân nhân chuyên nghiệp, không muốn dây dưa chính trị, Souphanouvong giúp ông gặp gỡ Việt Minh. Phoumi được Việt Minh huấn luyện chiến tranh du kích 2 năm, chuẩn bị một cuộc đời chiến sĩ cách mạng. Nó là một động cơ nghề nghiệp chứ không phải ư thức hệ. Rồi th́ năm 1949 Phoumi đứng trước một chọn lựa đầy định mạng. Chính phủ Lào Issara trở về Lào và những cựu chiến sĩ tự do được sát nhập vào quân đội quốc gia của Pháp. Là một kẻ cơ hội chủ nghĩa, điều quan tâm duy nhất của ông là theo phe thắng, nhưng lúc này khó mà biết giữa Việt Minh và Pháp, ai thắng ai bại. Nghe kể lại, Phoumi rút thăm bằng 2 cọng rơm, rút phải cọng dài, và về Vientaine thay v́ sang Hà Nội.
    Người Pháp cho ông làm chức hạ sĩ quan, thăng cấp trung úy năm 1950 và 4 năm sau lên thiếu tá. Khi người Mỹ thay thế, Phoumi mau chóng nắm chức tham mưu trưởng quân đội hoàng gia, một thăng tiến nhanh như sao xẹt nhờ vào liên hệ bà con. Bộ trưởng Quốc Pḥng, Kou Voravong là bà con Phoumi. Sarit Thanarat, một tướng lănh cao cấp nhất Thái Lan (và sau này cai trị Thái Lan) cũng có liên hệ huyết thống với Phoumi với chú trọng đặc biệt tới binh nghiệp của Phoumi.
    Thành công trong binh nghiệp, Phoumi không để ư đến chính trị cho đến khi hoàng tử Boun Oum chọn ông làm tùy viên quân sự. Một hoàng tử dong dỏng cao, khắc khổ, thừa kế ngai vàng của vương quốc Champassak, nay không c̣n nữa. Ông là một mẫu người được kư giả Mỹ ưa chộng, mô tả ông là John Wayne của Lào. Cảnh quan chính trị lúc ấy là Boun Oum đang là ngôi sao sáng và Phoumi bám vào bâu áo của ông. Nhưng sự liên hệ sớm trở thành con chó vẫy đuôi. Phoumi học cách ra vẻ chống Cộng điên cuồng để lấy ḷng người Mỹ và được trả công hậu hĩnh. Với sự ủng hộ của Mỹ và nhất là CIA, Phoumi không cần sự đỡ đầu của hoàng tử Boun Oum nữa. Tấn tuồng cuối cùng chấm dứt sự giám hộ của Boun Oum là bổ nhiệm vị hoàng tử làm thủ tướng, dùng Boun Oum như một con rối do ḿnh điều khiển đàng sau và làm dụng cụ tuyên truyền cho chủ trương quân phiệt của ông.
    Ngay sau cuộc đảo chánh, cố vấn Mỹ của Phoumi thỉnh cầu ông truy kích Kong Lê và tiêu diệt lực lượng ông ta, nhưng Phoumi từ chối. Ông muốn tận hưởng men chiến thắng với những lễ hội liên hoan. Ông cũng không muốn rời Vientaine trong tay viên sĩ quan đại biểu, đại tá Kouprasith Abhay. Abhay đóng vai tṛ chính trong cuộc đảo chánh, đóng góp lực lượng riêng của ḿnh trước khi Phoumi đến. kẻ này là một đồng minh nhưng cũng đầy tham vọng. Sợ Abhay sẽ giải phóng thủ đô một lần nữa nếu ḿnh vắng mặt, Phoumi muốn củng cố quyền lực trước khi rời Vientaine ra chiến tuyến.
    Sự lần lữa khiến Cộng Sản có thời gian tiếp xúc Kong Lê và chiêu dụ ông vào hàng ngũ của họ, không phải với tư cách một đảng viên Cộng Sản nhưng như một đồng minh chống Phoumi vả phe nhóm khuynh hữu của hội đồng bảo vệ quyền lợi quốc gia (CDNI, Committee for the Defense of the National Interest.) Sô Viết bắt đầu không vận các tiếp liệu quân dụng cho lực lượng Kong Lê và Pathet Lào. Theo ước lượng của t́nh báo Mỹ, người Nga thực hiện 184 phi vụ tiếp tế. Một viên chức Sô Viết sau này tiết lộ rằng đó là chiến dịch tiếp vận quy mô nhất của Mát Cơ Va kể từ Đệ Nhị Thế Chiến. Người Nga chuyên chở vũ khí cũng như đặc công Bắc Việt . Trọn đại đội binh sĩ chính quy Bắc Việt ḥa nhập vào lực lượng nhỏ bé của Kong Lê, bộ chỉ huy đặt tại mép Nam Cánh Đồng Chum.
    Dù Phoumi được thụ huấn quân sự rất nhiều, gồm cả trường đại học chiến tranh cao đẳng của Pháp, ông ta không phải là một nhà chiến thuật khéo léo. Khi ông ta bắt đầu chuyển quân truy nă phe trung lập, ông thực hiện với nhịp độ nhàn nhă, di chuyển 65 dặm trong ṿng 29 ngày. Tốc độ này một phần do Phoumi đổ thừa cho đoàn chiến xa do Mỹ viện trợ, dẫn đầu đoàn quân. Việc này buộc ông lệ thuộc vào t́nh trạng con đường vốn thích hợp với xe ḅ hơn xe tăng, tạo cơ hội cho Kong Lê có th́ giờ chôn ḿn chống chiến xa dọc con đường truy kích.
    Cuộc tiến quân của Phoumi cũng chậm lại bởi ḷng ngại chiến đấu của binh sĩ. Có nhiều tường tŕnh không căn cứ về những sư đoàn Bắc Việt, gồm sư đoàn 316 từng tham chiến trận Điện Biên Phủ, tiến vào Lào. Việc chạm trán với vài thành phần Bắc Việt trong lực lượng Kong Lê là chuyện khác nhưng viễn ảnh đụng độ với các sư đoàn chính quy thiện chiến Việt Nam khiến binh sĩ và sĩ quan quân đội hoàng gia Lào chỉ muốn quay lại Vientaine cho an toàn.
    Có nhiều vụ đào ngũ. Một đơn vị dẫn đầu bằng chiến xa di chuyển chậm chạp trên lộ 13, lọt ổ phục kích gần Hin Heup. Đội quân tăng tốc độ và thoát khỏi ổ phục kích với thiệt hại nhẹ. Tiến thêm 5 cây số, đội quân lại lọt vào ổ phục kích khác. Lần này địch quân nhắm kỹ hơn và thiệt hại nhiều hơn. Sau này vị chỉ huy đội quân tường thuật :”Viên sĩ quan t́nh báo của tôi quyết định rằng Vientaine có nhiều cái vui hơn sự hiểm nghèo dọc đường 13 và hắn ta biến mất.” Khi chiến trận gia tăng cường độ, sự biến mất trở nên truyền nhiễm, đặc biệt các đơn vị không có sĩ quan chỉ huy, những kẻ ở lại hậu phương, la cà trong các ổ điếm mỗi ngày. Sự việc có thể khác đi nếu có các vị chỉ huy tài giỏi, can trường, dù các cố vấn Mỹ trên chiến trường không ngăn được nhận xét “không thể cứu văn được sự bất tài – và thường hèn nhát – của quân đội hoàng gia Lào.
    Tâm trạng này không qua tai mắt báo chí. Cuối tháng Một năm 1961, một bài báo trong tạp chí Time mô tả trận đánh như một quân đội gồm 30000 binh sĩ được Mỹ yểm trợ bị một lực lượng gồm 300 người do một cựu đại úy quân đội hoàng gia chỉ huy, đánh đuổi. Phoumi không thể thắng trên chiến địa như ng ông có thể cấm tạp chí Time lưu hành trên đất Lào.

    Tù binh Mỹ đầu tiên.

    Cường độ chiến tranh chậm lại vào tháng Hai, tạo cơ hội cho 2 bên củng cố lực lượng. Để biết rơ địch t́nh, Mỹ dùng máy bay trinh sát SC-47 cải tiến để chụp h́nh Cánh Đồng Chum. SC-47 sau gần một tháng quần đảo trên cánh đồng chụp h́nh bằng máy chụp K-17 hiện đại và dùng máy ḍ sóng t́m kiếm tín hiệu hướng dẫn máy bay vận tải Ilyushin-14 của Sô Viết, lên xuống phi trường Xiêng Khoảng. Triệt hạ đài phát sóng này là ưu tiên số một. Ilyushin chuyên chở từng kiện AK-47, xe tải quân sự Molotova, thiết giáp, và pḥng không 37 ly t́m mục tiêu bằng ra đa, được các chuyên viên kỹ thuật Bắc Việt đi theo để sử dụng.
    H́nh ảnh từ những chuyến bay trinh sát cho thấy Cộng Sảnkhông chỉ tăng cường sức mạnh của họ. Một lực lượng viên chức cũng xâm nhập vào Cánh Đồng Chum. Sô Viết đă cất một ṭa đại sứ nhỏ ở Khang Khay. Người Trung Hoa có một trụ sở kinh tế và văn hóa ở Khang Khay cầm đầu bởi 1 sĩ quan Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân. Khiêm nhượng hơn, nhưng cũng rơ rệt, là một trạm thông tin nhỏ của Bắc Việt tọa lạc ở cuối khu thương mại ở Phong Savan, gần bịnh viện dă chiến mới của Bắc Việt.
    Ngày 23 tháng Ba năm 1961, trinh sát cơ SC-47 lại bay trên cánh đồng ḍ t́m tín hiệu hướng dẫn không lưu Sô Viết. Khi máy bay bay qua Phong Savan, súng pḥng không mới viện trợ khai hỏa bên dưới. Một viên đạn trúng vào cánh phải máy bay làm cháy b́nh xăng. Lửa cháy lan về phía thân máy bay. Phi hành đoàn đổ xô t́m trang bị nhẩy dù. Chỉ có đại tá Lawrence Bailey Jr. chui lọt qua cửa trước khi cánh máy bay đứt ĺa và SC-47 chúi mũi xuống mặt đất.
    Bailey không là một thành viên trong phi hành đoàn. Phận sự của ông trong chức vụ tùy viên quân sự là lái chiếc máy bay 2 động cơ Beechcraft, chở đại sứ Brown và các nhân viên đại sứ khác đi họp ở Thái Lan và Nam Việt Nam. Bailey quá giang chiếc SC-47 đi Sài G̣n khi chiếc Beechcraft của ông đang được tân trang máy mới. Chuyến bay được coi như nhàn rỗi, một lướt qua cánh đồngchụp vài tấm h́nh và ḍ xét tín hiệu rồi thẳng hướng Sài G̣n. Bailey là người duy nhất đeo dù v́ chỉ có 1 dù lưng trên máy bay. Phi hành đoàn thích dù ngực hơn v́ dễ mặc và ít vướng. Dù này chứa ở cánh. Xui xẻo là cánh SC-47 gẫy rời trước khi phi hành đoàn cần đến dù.
    Khi Bailey nhẩy khỏi phi cơ, ông bị lọt vào trong những mảnh vụn máy bay trên không. Một mảnh máy bay va vào hông trái, làm ông gẫy tay. Không thể điều khiển dù, ông phó mặc cho luồng gió. Ông đặt chân lên một băi cỏ, cạnh một con trâu. Con trâu hoảng chạy để lại ḿnh ôngnằm ngửa trên cánh đồng. Chân ông sưng lên khiến ông không thể đứng được. Chỉ c̣n 1 tay lành lặn, ông dùng dây dù cột cánh tay gẫy vào ngực.
    Một máy bay xuất hiện ở chân trời, bay theo đường bay t́m kiếm. Đó là chiếc DeHavilland L-20 Beaver phái đến t́m kiếm chiếc SC-47. Chiếc Beaver biến mất mà không thấy Bailey. Vài giờ sau, Bailey nghe tiếng binh sĩ nói chuyện. Khoảng hơn chục người xuất hiện trên đỉnh đồi. Họ thuộc lực lượng Trung Lập của Kong Lê, hầu hết là thiếu niên, sợ Bailey hơn là Bailey sợ chúng. Toán binh sĩ cẩn thận bao vây Bailey.
    Sau khi đè nén được hoảng sợ bằng cách bắn thị uy, bọn lính lục soát, tịch thu bóp, dao, thuốc lá và giày. Bọn lính cười khoe nhau chiến lợi phẩm. Chúng đưa Bailey đến bịnh viện dă chiến Bắc Việt ở Phong Savan. Ở đó, Bailey được bó bột cánh tay gẫy và chăm sóc các vết thương khác.
    Bailey nằm ở nhà thương một tuần. Khi ông mơ màng trên giường dưới ảnh hưởng thuốc giảm đau, một sĩ quan t́nh báo thẩm vấn ông về vị trí Đệ Thất Hạm Đội và những chuyện khác ông không biết. Bailey chơi tṛ sáng tác ra những lời khai, mỗi ngày lại khai khác nhau. Một phái viên Tin Hoa Xă đến phỏng vấn và giảng cho Bailey về chủ nghĩa Đế Quốc Mỹ.
    Khi bác sĩ bịnh viện quyết định ông đă hồi phục đủ sức khỏe để di chuyển, Bailey được bay đến Sầm Nứa và nhốt trong một pḥng giam canh gác cẩn mật với chế độ ăn uống chết đói. Suốt vài tuần, sĩ quan Pathet Lào đến thẩm vấn về tin tức chiến tranh. Sau đó các sĩ quan này biến mất để lại Bailey lẻ loi với lính gác mà ông đoán là những dân quê trong quân phục hơn là binh sĩ chuyên nghiệp. Bailey là tù binh Mỹ đầu tiên của Pathet Lào và họ không biết phải làm ǵ với tù binh. Suốt hôn 1 năm rưỡi sau đó ông bị giam trong gian pḥng chật hẹp, canh gác cẩn mật nhưng hoàn toàn bị bỏ quên không ai đoái hoài.
    Vụ SC-47 bị bắn hạ làm Hoa Thịnh Đốn mất đi khả năng duy tŕ một nguồn tin t́nh báo đều đặn về hoạt động địch, rất cần thiết cho những quyết định về chính sách đối phó. Hoa Thịnh Đốn mau chóng thay SC-47 bằng phi cơ phản lực RT-33, hiện đại hơn, ít nguy hiểm hơn. Những h́nh chụp từ RT-33 tiết lộ Cộng Sản tiếp tục dồn nhân lực, vật liệu cho một trận đánh lớn.

    Cuộc tấn công mới của Cộng Sản.

    Cuộc tấn công khởi động vào đầu tháng Tư năm 1961. Thành phần tham dự gồm binh sĩ Kong Lê và 7 tiểu đoàn Bắc Việt, Pathet Lào dễ dàng đè bẹp lực lượng Phoumi trong mỗi trận đánh. Phoumi tháo lui một cách hỗn loạn về phía thủ đô. Trong ṿng 1 tháng, Cộng Sản chiếm hầu hết Cánh Đồng Chum và chuẩn bị làm đường dẫn đến 5 tỉnh Bắc Lào.
    Sự thất thủ Cánh Đồng Chum là một lo ngại nghiêm trọng v́ nó là 1 trong số ít ỏi khu vực Bắc Lào có thể sử dụng xe tăng Sô Viết. Nó c̣n là trục lộ giao thông chính trong hệ thống đường sá thô sơ của Lào, đặt địch quân trong tư thế kiểm soát tất cả giao thông đường bộ Bắc Lào và khai thông một nối kết với Bắc Việt ( Đường 6, 7 chạy từ biên giới Bắc Việt tới Cánh Đồng Chum). Có một nguy cơ khác nữa. Phía Tây cánh đồng, đường 7 nối với đường 13, dẫn đến Luang Prabang và Vientaine. Nếu Cộng Sản kiểm soát ngă tư này, họ có thể tổ chức tấn công thủ đô chính trị quốc gia hay chuyển sang hướng Bắc tiến chiếm đế đô của vương quốc.
    Như thể đoán trước sự lo ngại của Mỹ, trong tuần lễ thứ hai của cuộc tấn công, Pathet Lào và Trung Lập Kong Lê chiếm Sala Phu Khun ở yếu điểm chiến lược nơi đường 7 và 13 giao nhau. Phoumi bị dồn vào chân tường. Cố vấn Mỹ cũng thế. Theo lịnh trực tiếp của tổng thống Kennedy, Pḥng Thẩm Định Chương Tŕnh Viện Trợ bỏ cái vỏ khoác dân sự, công khai đảm đương vai tṛ Cố Vấn Quân Sự Mỹ (MAAG, US Military Assistence Advisory Group). Biệt kích Mỹ cởi bỏ bộ đồ thể thao, mặc vào bộ quân phục và dẫn đầu binh sĩ hoàng gia Lào nhập trận.
    Trong một cuộc hành quân không kỵ (dùng trực thăng câu xe tăng đến trận địa) trực thăng CIA vận chuyển cố vấn biệt kích Mỹ và 2 tiểu đoàn Lào đến Muong Kassy, Bắc Vientaine, truy cản địch quân, đă tiến qua Sala Phu Khun, tạo áp lực lên đường 13. Hai trung đoàn Lào được bố trí làm lực lượng hậu tập nhưng ngày theo ngày trôi qua, địch càng gần mà 2 trung đoàn chưa thấy tăm hơi đâu cả. Cô lập và thiếu quân số, sĩ quan biệt kích không c̣n cách nào hơn là ra lịnh rút lui.
    Xa hơn về hướng Nam, cố vấn Mỹ dùng mọi cách thúc đẩy 2 trung đoàn Lào tiến đến địa điểm hậu tập theo kế hoạch. Đến ngày 22 tháng Tư, 2 trung đoàn chỉ vừa đến Vang Vieng. Ở đó 1 trung đoàn Pathet Lào có chiến xa yểm trợ xáp chiến với quân chính phủ và tràn ngập thị trấn. Cố vấn Mỹ cố gắng tổ chức cuộc triệt thoái chiến thuật nhưng binh sĩ Lào bỏ chạy tán loạn trong hoảng sợ, bỏ lại cố vấn Mỹ vối quân địch.
    Đại úy Walter Moon và toán biệt kích trong xe thiết giáp dẫn đầu các trung đoàn khi Cộng Sản tung một đợt tấn công. Đạn pháo kích rơi vào đoàn quân. Có cả súng cá nhân bắn từ 2 bên đường. Moon nh́n cả trung đoàn chạy từ đường lộ vào rừng, bỏ lại toán cố vấn Mỹ. Ông quày xe tăng hướng Nam, chạy thẳng vào ổ phục kích. Đạn súng máy và lựu đạn sát hại 2 người trên xe và làm xe chết máy. Moon và trung sĩ Orville ballenger bỏ xe nhảy xuống hố. Lính Pathet Lào bao vây xung quanh. Trong ṿng vài ngày, Moon và Ballenger ở Lat Hoang trên Cánh Đồng Chum, nhốt trong một trạm viện trợ nông nghiệp USAID (US Agency for International Development, cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ). V́ Moon nhiều lần âm mưu bỏ trốn, Cộng Sản xử tử ông. Ballenger trở thành tù binh chiến tranh.
    Khi Pathet Lào bận rộn truy quét quân đội hoàng gia và bắt giữ tù binh Mỹ, Bắc Việt tấn công cứ điểm pḥng ngự của quân hoàng gia gần Paksane, một thị trấn ven sông. Giống như ở vang Vieng, lính chính phủ bỏ chạy về phía mekong. Sự thảm bại nhục nhă lần thứ 2 này làm tiêu tan mọi kỳ vọng của Mỹ về khả năng ngăn chận Cộng Sản của quân đội hoàng gia Lào.
    Hồi trước, tháng Chín năm 1959, Pḥng Thẩm Định Viện Trợ bắt đầu huấn luyện, trang bị cho du kích Hmong. Pḥng Thẩm Định Viện Trợ đă thiết lập một trung tâm huấn luyện gần Khang Khay trên Cánh Đồng Chum và cố vấn Mỹ làm việc với các đơn vị Hmong trên chiến trường. Vang Pao chỉ huy một trong những đơn vị này, một chức vụ mới sau khi mất chức tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 10 bộ binh. Đầu năm 1960, cố vấn Mỹ chọn Vang Pao làm chỉ huy các lực lượng bộ tộc Hmong. Để gia tăng uy tín của ông với Hmong, Pḥng Thẩm Định Viện Trợ trực thăng vận thực phẩm, tiếp liệu cho Vang Pao dùng phân phối cho các cộng đồng Hmong.
    Sự đầu tư của Pḥng Thẩm Định Viện Trợ vẫn tương đối nhỏ so với tài nguyên khổng lồ cung ứng cho quân đội vô tích sự hoàng gia Lào. Tất cả viện trợ ấy cạn dần sau cuộc đảo chánh của Kong Lê. Mọi nỗ lực viện trợ dồn cho lực lượng Phoumi ở Savanakhet và nhu cầu hành quân tấn công nhóm Trung Lập ở Vientaine. Nó gây ấn tượng cho Vang Pao rằng người Mỹ là một nguồn yểm trợ khó tin cậy và nếu cần có một quân đội Hmong, ông phải tự ḿnh xây dựng nó, không nhờ vào Mỹ.

    c̣n tiếp

  2. #12
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Chương VI. Đại tá Billy phát hiện Vang Pao.

    Cuộc đảo chánh của Kong Lê đặt nhóm Trung Lập vào vị trí nắm chính quyền chỉ được 4 tháng. Trong thời kỳ ngắn ngủi này, Cộng sản thừa cơ chiếm Sầm Nứa và Xiêng Khoảng, một khu vực được phân chia thành quân khu II. 3 tiểu đoàn của Khong Vongnarath chỉ huy ở Sầm Nứa là mục tiêu của Pathet Lào. Khi cuộc tấn công bắt đầu, Vongarath lập tức lui quân về hướng nam để tránh bị tiêu diệt. Cộng quân đuổi kịp. Vongnarath ra lịnh đào công sự và chiến đấu. Khi cuộc chạm súng diễn ra, ông gọi Vientaine xin tiếp ứng. Bộ tư lịnh hoàng gia bây giờ nhận lịnh trực tiếp từ thủ tướng Souvanna Phouma, người hoàn toàn trông cậy vào viện trợ Sô Viết để tồn tại. Vongnarath nhận chỉ thị phải tự lo liệu lấy. Vây khổn bởi địch quân, cắt đứt tiếp viện và tổn thất nặng, ông đầu hàng.


    "Đại úy" Vàng Pao

    Sâu hơn về hướng nam Cánh Đồng Chum, một sĩ quan hoàng gia khác theo dơi t́nh h́nh của Vongnarath trên máy vô tuyến. Đại tá Khambou Boussarath không cảnh giác quá mức khi được tin Vongnarath đầu hàng. Không giống Vongnarath, Boussarath ngả về phe Trung lập. Với Souvanna Phouma đề nghị ḥa giải với Cộng sản, Boussarath nghĩ Pathet Lào và Bắc Việt coi ông như đồng minh hơn là kẻ địch. Boussarath bắt đầu suy xét lại ức đoán này khi hàng ngàn người tị nạn từ Sầm Nứa đổ về cánh Đồng Chum. Người tị nạn kể lại nỗ lực phối hợp của Cộng Sản nhằm thiết lập bộ máy hành chính kiểm soát Sầm Nứa.
    Ngay khi người tị nạn đến, các đơn vị Bắc Việt xuất hiện trên cánh đồng, rơ ràng nhằm bao vây lực lượng Boussarath. Bousarath cầu viện Vang Pao huy động lực lượng Hmong. V́ Boussarath có lư do chủng tộc để khinh miệt Vang Pao, đây chỉ là phương sách phải dùng trong tuyệt vọng. Vang Pao án binh bất động không phải v́ ác cảm giữa Boussarath và ông. Ông rất muốn ra tay dậy cho Cộng Sản một bài học về sự kiên cường chiến đấu của giống ṇi ông. Hàng ngàn tay súng sẵn sàng dưới quyền ông chỉ chờ một lịnh truyền. Ông khoanh tay nh́n v́ mọi sự chưa đến lúc. Con rồng Bắc Lào chưa cựa ḿnh.

    Kế hoạch tái lập lực lượng Malo của Vang Pao.

    Khi Kong Lê chiếm chính quyền, vang pao đă quan sát Pathet Lào củng cố lực lượng ở Sầm Nứa với linh tính. Rơ ràng chúng lợi dụng rối ren chính trị để chiếm Cánh Đồng Chum. Nếu Phoumi án binh ở Nam Lào, không ǵ có thể ngăn cản chúng. Kế hoạch Vang Pao là tổ chức quân dội du kích Hmong ngăn chận Cộng Sản khi chúng xâm nhập cánh đồng, cắt đứt hậu cần và gh́m chúng tại đấy. Nhân lực có sẵn từ các làng mạc Hmong xung quanh. Đúng thời điểm, hàng ngàn dân làng sẽ được dời đến những vị trí chiến lược, tổ chức thành đơn vị du kích, cấp phát vũ khí, huấn luyện quân sự và bắt đầu nhập trận.
    Ư tưởng đó không mới mẻ ǵ. 7 năm trước Vang Pao đă phục vụ trong đội du kích Malo của Pháp, do một cựu sĩ quan đặc vụ Pháp tên Max Mesnier tổ chức. Mesnier lập 6 trại ở những vị trí chiến lược quanh Cánh Đồng Chum : Một ở phía Tây Nong Het, một ở Đông Nam cánh đồng và 4 trại ở Phou Dou, Muong Hiem, Tha Lin Noi, Muong Ngan. Xuất phát hành quân từ những trại này, Mesnier và du kích Malo của ông dễ dàng kiểm soát nhất cử nhất động của Pathet Lào, Việt Minh và đẩy lùi địch về biên giới Việt Nam. Hồi tưởng lại sự thành công của Malo, Vang pao mượn ư tưởng Mesnier với chút ít thay đổi. Thay vào 6 trại, Vang Pao chọn 7, dù 5 trong số chỉ vài dặm gần với những trại cũ của Mesnier.
    Không giống Mesnier, người có thể trông nhờ vào yểm trợ tiếp vận của GCMA (Groupement de Commandos Mixtes Aéroportés, Biệt kích dù), Vang Pao phải tự lo liệu. Yểm trợ của PEO (Pḥng Thẩm Định Viện Trợ) hầu hết không c̣n và ông không thể kỳ vọng ǵ ở sự trợ giúp của quân đội hoàng gia. Tái lập lực lượng du kích Malo chỉ có thể thực hiện được nếu có sự ủng hộ của Hmong, đặc biệt những kẻ cư ngụ phía Đông cánh đồng, v́ du kích được tuyển mộ từ họ, kẻ am hiểu địa h́nh địa vật và là nguồn cung cấp lương thực, an toàn khu, tiếp liệu và t́nh báo hoạt động địch. Vấn đề nan giải là lôi kéo họ vào kế hoạch v́ Vang Pao thiếu uy tín, cũng như quyền lực bảo đảm sự trung thành của họ. Ông được Hmong khâm phục v́ là một sĩ quan Hmong duy nhất trong quân đội Lào, nhưng đó là niềm tự hào củng tộc, thế thôi. Thực ra ông không được cảm t́nh sâu rộng của quần chúng, đặc biệt trong số những người có uy tín. Chiếm cảm t́nh những người này thật là khó.
    Sau này khi thống lĩnh các lực lượng Hmong và với sự yểm trợ tận t́nh của CIA, phải mất một thời gian Vang Pao mới có thể đạt được sự kính trọng ngang với Touby ở đỉnh cao sự nghiệp chính trị của nhân vật này. Vinton Lawrence, một viên chức CIA làm việc với Vang Pao khi quân đội Vang Pao trong giai đoạn c̣n non yếu, lắm lúc ngạc nhiên v́ sự coi thường Vang Pao của người dân Hmong. “Tuyệt đối không có sự tôn kính Vang Pao trong quần chúng Hmong. Họ có thể đến trước mặt Vang Pao, quát tháo vào mặt điều này điều nọ.” Rồi đến một ngày chỉ một số ít Hmong, tất cả là bạn cùng chí hướng, dám cả gan nhiếc mắng Vang Pao trước công chúng. Tuy nhiên ở thời sớm sủa này Vang Pao đau đớn biết rằng ông thiếu uy tín. Nhiều kẻ coi ông như kẻ mới gặp thời. Cũng vậy, thị tộc của ông có lắm lỗi lầm quá khứ. Nhưng quan trọng nhất, v́ ông từ Nong Het và thuộc hạ của Touby, Hmong ở Cánh Đồng Chum không tin tưởng ông.
    Sinh trong một gia đ́nh nghèo nhưng Vang Pao được đỡ đầu bởi Chao Saykham (tỉnh trưởng tương lai Xiêng Khoảng), lo liệu cho đi học ở trường tư thục tiểu học Nong Het. Khi c̣n niên thiếu, Vang Pao thuyết phục Touby nhận ông làm thông dịch viên và giao liên cho biệt kích Pháp, một chức vụ giúp ông một địa vị trong lực lượng cảnh sát Lào do Pháp bảo hộ. Nơi đây, ông được các sĩ quan Pháp cất nhắc và gửi học khóa dự bị sĩ quan quân đội tại Dong Hene. Luôn luôn Vang Pao thăng tiến nhưng không bao giờ ông thỏa măn. Tham vọng vủa ông gây nhiều phê phán trong lịch sử.
    Khi Vang Pao vi phạm phong tục bằng cách chôn xác phụ thân bên vệ đường lộ (theo lời khuyên của một pháp sư), một bô lăo họ Ly coi đó như là hành động cố ư kiêu ngạo; một ngôi mộ tầm thường không đủ xứng với cha của kẻ ngạo mạn Vang Pao. Trước mộ, ông lăo họ Ly mắng chửi :”Vang Pao là thằng ngu nếu nó nghĩ nó sẽ là một lănh tụ vĩ đại.” Lời cằn nhằn này dẫn đến một hài kịch nhầm lẫn. Bà d́ của Vang Pao bị bịnh lăng tai, kể lại rằng cụ trưởng tộc họ Ly tiên tri rằng vang Pao sẽ trở thành một lănh tụ vĩ đại. Khi kiến làm tổ trên mộ và làm thành một tổ kiến khổng lồ cao đến 14 bộ (feet), vang pao coi đó là điềm ông lăo họ Ly chính là vị tiên tri. Nhiều năm sau khi Vang Pao nắm quyền tư lịnh quân khu II, thống lĩnh các lực lượng Hmong và họ Ly sa sút, Vang Pao cấp dưỡng hưu bổng cho vị trưởng tộc họ Ly sống sung sướng với thuốc phiện đầy đủ. Chỉ đến khi sắp chết, ông lăo mới tiết lộ sự thật với Vang Pao, người coi câu chuyện là một hài kịch và không oán giận.
    Thêm vào tham vọng, Vang Pao cũng tai tiếng v́ mang họ Vang. Triệt để ngoại hôn theo phong tục, Hmong chỉ lấy người khác họ. Bất cứ một sự vi phạm nào , ngay cả giữa bà con xa được coi như loạn luân và bị khai trừ khỏi ḍng họ và xă hội Hmong. Trong mọi thị tộc, chỉ ḍng họ Vang là phạm điều cấm kỵ này. Những kẻ phạm tội chính thuộc thị tộc Vang ở Sam Thong và Long Cheng, kẻ dễ chấp nhận tội loạn luân gây tai tiếng các thị tộc khác và nhơ nhuốc lây cho tất cả họ Vang.
    Rồi th́ sinh quán Vang Pao ở Nong Het. Hmong ở Phong Savan, Nong Pet, Pha Kha, và những làng Hmong khác trên Cánh Đồng Chum gọi Hmong ở Nong Het là “Pla Law”, nghĩa là bọn tham lam, v́ họ hay quịt nợ. Sống gần biên giới Việt Nam, đôi khi họ trốn sang Việt Nam để trốn nợ. Hmong ở Nong Het không thể tín nhiệm.
    Nhưng điều nhơ nhuốc nhất với Vang Pao, ít nhất đối với dân Hmong trên Cánh Đồng Chum là sự liên hệ với LyFoung Touby. Cuối thập niên 1940, Touby chỉ định Ly Pa Ngcha thu thuế khu vực Đông cánh đồng. Trong ṿng 1 thập niên, Pa Ngcha gieo thù oán với toàn thể Hmong trong khu vực khiến người dân thù hận lây sang cả Touby, mối thù hận theo truyền thống chỉ dành cho bọn quan chức bạo ngược người Lào. Touby dùng Pa ngcha, một quư tộc họ Ly để lấy ḷng giới quư tộc họ Ly. Touby giàu có và uy quyền nhưng ông thuộc giới b́nh dân. Ông Touby đến Lào trong vai tṛ đầy tớ một thương gia Trung Hoa, một nghề nghiệp hèn kém nhất đối với Hmong.Các tộc trưởng họ Ly không dính dáng đến nghề ấy. Cha Touby, Ly Foung, phấn đấu suốt một đời để nâng địa vị xă hội của gia đ́nh, dồn hết hy vọng vào Touby. Ngay cả khi Touby đạt được đỉnh cao danh vọng, giới quư tộc họ Ly vẫn coi gia đ́nh ông là người ngoại tộc.
    Với tư cách cá nhân, Touby không thèm để ư việc ḍng họ Ly có trọng ḿnh hay không. Ông ta không quan tâm đến gia phả. Điều ông kính phục đó là tài năng chính trị và sự khôn ngoan, đó chính là lư do ông ít khi tham dự lễ hội tất niên của thị tộc. Không những nhàm chán, Touby c̣n thấy ghê tởm cảnh tượng bọn bần dân nịnh bợ bọn quư tộc. Mỗi dịp năm mới, ông luôn ở Vientaine tham dự cuộc họp mặt các trí thức Pháp, Lào nơi luôn có những bàn thảo sôi nổi về chính trị.
    Nhưng là một chính khách, Touby không thể làm ngơ rằng thành kiến xă hội của quư tộc có sự phân nhánh chính trị. Hỏng việc v́ phải nhận lịnh từ tầng lớp thấp kém hơn, các trưởng tộc Ly thỉnh thoảng bất phục tùng sự lănh đạo của ông., gây ra những làn sóng chống đối trong hệ thống phẩm trật xă hội họ Ly. Để tôn trọng truyền thống và cũng tạo ơn huệ làm đ̣n bẩy chính trị, Touby bắt đầu dùng một số nhà quư tộc họ Ly, gồm cả Ly Pa Ngcha, vào trong bộ máy hành chính của ḿnh.
    Trong tất cả thuộc hạ, Ly Pa Ngcha là kẻ tệ nhất. Trong mỗi kỳ thu thuế, Pa Ngcha bắt mỗi làng phải mổ lợn, gà khoản đăi. Ông ta làm nhục phụ nữ vô tội vạ và thu dụng gia súc dùng vào việc tổ chức lễ hội Tết ở Nong Het. Theo thông lệ, viên chức thu thuế phải tự lo liệu vấn đề phu khuân vác để thu thuế bằng những nén bạc hay thuớc phiện lên sở thuế quận hạt. Pa Ngcha trái lại, buộc dân làng làm công tác này, rời gia đ́nh hàng nhiều tuần mà không trả lương. Pa Ngcha c̣n yêu sách những chuyện vô lư, chẳng hạn con đường ông đi phải sạch sẽ, không rác rưởi. Nếu vi phạm, ông phạt vạ hoặc đánh đập.
    Bổ nhiệm Pa Ngcha không chỉ là sai lầm chính trị độc nhất của Touby. Sau 1957, khi làm đại biểu quốc hội, Touby bỏ rơi mọi lên hệ địa phương, làm ngơ cho tham nhũng, bóc lột cấu kết với Pa Ngcha lan tràn khắp quận của ông. Viên chức Hmong bắt đầu đánh thuế bất hợp pháp, chiếm đoạt tài sản, ngược đăi dân làng tùy ư. Sự nhũng lạm xoi ṃn uy tín, quyền lực chính trị Touby tuy vẫn độc tôn trong khu vực Xiêng Khoảng và Nong Het.
    Thiết tưởng không đáng kính trọng v́ ở Nong Het, bại hoại luân thường v́ họ Vang và phản trắc liên hệ với Touby, Vang Pao ít hy vọng thuyết phục Hmong trên Cánh Đồng Chum hưởng ứng cuộc chiến tranh du kích do ông tổ chức. Phải có những người uy tín làm công việc đó cho ông. Vang Pao nhờ Yang Youa Tong.
    Chúng ta đă đọc về Youa Tong lúc ông c̣n là trung gian thu mua thuốc phiện cho chính quyền Pháp và trở nên giàu nhất Hmong ở Lào, sống trong nhà Tây và là người Hmong đầu tiên có xe hơi. Bây giờ gần 2 thập niên trôi qua, Youa Tong không giàu như xưa nữa. Năm 1950, một người Pháp chuyên buôn bán thuốc phiện với Youa Tong, mang thuốc phiện sang Sài G̣n và không bao giờ trở lại. Ba năm sau, dùng một thiếu phụ Việt Nam làm trung gian với Sài G̣n, Youa Tong định gỡ vốn bằng cách dốc hết vốn liếng dành dụm, hàng ngàn Mỹ kim bằng nén bạc, mướn 15 người phụ tá thu mua hết tất cả thuốc phiện vốn liếng cho phép. Giống như gă người Pháp, người đàn bà Việt Nam này cũng ẵm tất cả thuồc phiện trốn mất. Youa Tong bỏ nghề và trở thành một thương gia thường cho đến khi LyFoung Touby bổ nhiệm ông làm hạt trưởng Hmong (nai kong) trên Cánh Đồng Chum.
    Vang Pao và Youa Tong là bà con và thân phụ 2 ông là bạn thân với nhau – Sự mật thiết này khiến Youa Tong nhận lời làm phát ngôn viên cho Vang Pao. Ông ta là một sứ giả lư tưởng. Từng mua thuớc phiện khắp mọi làng trong khu vực và nức tiếng công bằng, không chỉ trong lănh vực thuốc phiện mà ngay cả lănh vực hạt trưởng hành chính. Đối với Youa Tong, nó giống như trở lại nghề thu mua thuốc phiện ngày xưa, lặn lội rừng sâu núi thẳm đến từng bản làng, gặp lại bạn cũ, trao đổi chuyện mới lạ. Nhưng thay v́ mua thuốc phiện, ông quảng bá kế hoạch : Theo hiệu lịnh Vang Pao, gần 70000 Hmong từ 200 làng sẽ thu dọn di chuyển đến gần những trại du kích Malo cũ; những địa điểm này sẽ trở thành trung tâm yểm trợ, huấn luyện chiến tranh du kích để khu trừ Cộng Sản, ngăn chận hậu cần và cắt đứt liên lạc địch.
    Thêm vào Hmong trên cánh đồng, Vang Pao c̣n có nguồn yểm trợ phía mép Nam Cánh đồng, hầu hết mới di cư từ Nong Het, Pak Lak, Keng Khoai, và Phac Boun. Đợt di cư này xảy ra sau cuộc đảo chánh của Kong Lê, khi Pathet Lào bắt đầu tập trung lực lượng ở biên giới Việt Nam, cách Nong Het chỉ một ngày hành quân. Sợ rằng Cộng Sản vượt biên sang cướp bóc các làng, Hmong ùn ùn bỏ chạy về phía Đông Nam cánh đồng, dựng lều ở một trạm cứu trợ USAID ở Lat Houang, nơi sẵn thực phẩm và vật liệu cứu trợ. Nhiều di dân thuộc thị tộc Thao và tộc trưởng là Thao Sao Chia. Một nhà chính trị lỗi lạc, Sao Chia mau chóng thiết lập quyền lănh đạo tất cả Hmong ở mép Nam Cánh Đồng Chum. Đó là điều may mắn cho Vang Pao. Là bạn cố tri và bà con thân thích (vợ hai của Vang Pao họ Thao), Sao Chia cam kết yểm trợ tận t́nh quân đội du kích Vang Pao, dù chỉ là quân đội trong dự kiến.

    Thu phục Touby.

    Khi Cộng Sản tràn ngập cánh Đồng Chum và bao vây những tiểu đoàn của Boussarath, thời điểm hành động đă đến. 70000 Hmong đă sẵn sàng nhờ vào uy tính chính trị của Yang Youa Tobng và Thao sao Chia. Nhưng Vang pao do dự. Ông muốn Touby nhập cuộc. Không may, Touby công khai đồng minh với Souvanna Phouma và phe Trung Lập, nắm 2 chức vụ trong nội các Souvanna là bộ trưởng Tư Pháp và bộ Y Tế Xă Hội. Trong khi Vientaine t́m mọi cách ḥa giải với Pathet lào, Touby khó ủng hộ phong trào du kích chiến đấu chống Cộng. Giải pháp duy nhất là t́m cách khiến Touby từ bỏ phe Trung Lập. Như phép lạ, trong ṿng vài tuần, Touby chia tay với Souvanna Phouma và bỏ 2 chức bộ trưởng. Hiếm thấy một người từ bỏ danh vọng v́ quyền lợi sắc tộc như ông.


    Touby Lyfoung

    Nhiều năm sau khi nhớ lại, Vang Pao cắt nghĩa cuộc vận động thu phục Touby. Theo Vang Pao, áp lực chính trị thủ đô làm Touby quên bẵng dân tộc ông ở Xiêng Khoảng và những chuyện xảy ra trên Cánh Đồng Chum. Vang Pao dùng bùa phép triệu hồn Touby về Xiêng Khoảng để mục kích tận mắt những ǵ xảy đến cho đồng bào ông. :”Touby ở Vientaine và chúng ta không có cách ǵ liên lạc với thủ đô. Chúng tôi nhờ pháp sư Ya Shao ở Khang Kho triệu hồn tổ tiên về làm Touby bỏ tất cả đi theo lư tưởng của chúng tôi. Chúng tôi tế lễ dâng tổ tiên bằng một con ḅ đực trắng, một con đen.”
    Vang Pao cũng mê tín dị đoan như mọi Hmong khác nhưng ông cũng biết vận dụng mê tín vào mục đích chính trị dễ dàng như một giáo chủ thời Phục Hưng. Lễ gọi hồn là một mưu kế. Ông không cần Shao Ya gởi thông điệp thiêng liêng đến Touby. Một phi công quân lực hoàng gia Lào lái trực thăng mỗi ngày từ Vientaine đến Xiêng Khoảng phân phối và thu nhận thông báo. Nhiều tuần trước khi Touby trở về Xiêng Khoảng, đă có rất nhiều thư từ trao đổi giữa Vang Pao và Touby. Vang pao tường thuật hoạt động Cộng Sản trong vùng và Touby tiết lộ sự ngày càng rạn vỡ của chính thể Souvanna Phouma.
    Viễn ảnh Cộng Sản chiếm Xiêng Khoảng cuối cùng thuyết phục Touby về sự điên rồ của chủ trương Trung Lập và sự cần thiết tổ chức một lực lượng du kích Hmong. Có lẽ chính lúc này, Vang Pao tiết lộ rằng Youa Tong và Sao Chia đă chuẩn bị sẵn sàng và chỉ cần một hiệu lịnh là khởi sự. Điều Vang Pao mong mỏi ở Touby là cam kết trung thành với ông để yểm trợ kế hoạch. Touby không hoàn toàn tin rằng ông có thể thuyết phục các đồng chí trung kiên của ông ủng hộ một chiến tranh du kích. Đă bỏ bẫng chính trị địa phương nhiều năm, ông sợ uy tín của ông đă suy suyển. Mọi việc phải phối hợp khéo léo để thành công. Kế hoạch của Touby là khuyên Vang Pao tổ chức đại hội các trưởng làng và quư tộc ở thành phố Xiêng Khoảng để thỉnh cầu dân ư và chọn một đường lối nhất trí hành động. Rồi Vang Pao sẽ đến diễn thuyết trước công chúng thuyết phục họ về sự cần thiết phải vơ trang tự vệ.
    Sự đóng góp của Vang Pao cho kế hoạch là dùng Yang Ya Shao để “được phép” động viên. Nếu vong hồn tổ tiên đưa Touby đến Xiêng Khoảng để kêu gọi Hmong chiến đấu, ai dám căi lại thiên mệnh? Theo đức tin Hmong, cố t́nh chọc giận thần linh sẽ mang lại xui xẻo, côn trùng và dịch bịnh.
    Vang Pao đón Touby ở phi trường thành phố Xiêng Khoảng với một lễ tế 2 con ḅ đực, 1 trắng 1 đen mà pháp sư Ya Shao đă hứa với tổ tiên. Với sư hài ḷng và đồng ư của thần linh, Touby và Vang Pao đến đại hội gặp gỡ các trưởng tộc. Cuối cuộc họp, một sự ủng hộ hầu như nhất trí cho vang Pao chiêu tập quân đội du kích và cam kết từ các trưởng làng về yểm trợ t́nh báo, lương thực, tiếp liệu và tân binh.
    Kham Sai, tỉnh trưởng Xiêng Khoảng cũng tham dự đại hội. (Trong xă hội kỳ thị chủng tộc ở Lào, cấp tỉnh trưởng trở lên đều người Lào.) Ông mê say kế hoạch của Vang Pao, coi đó như con đường tiến thân về chính trị của riêng ḿnh. Với t́nh h́nh chính trị quốc gia rối ren hiện tại, và các phe nhóm t́m cách liên minh với nhau đầy mánh khóe trục lợi, Kham Sai tin rằng thời cơ tranh đấu cho nền tự trị ở Xiêng Khoảng đă điểm. Với tư cách cá nhân, ông khuyến khích Touby liên minh với Phoumi dùng lực lượng Hmong làm hậu thuẫn cho một Xiêng Khoảng độc lập chính trị trong tương lai.
    Touby cũng liên minh với Phoumi, nhưng không rơ có thỏa thuận ǵ về việc tự trị ở Xiêng Khoảng hay không, dù Hmong tin rằng một thỏa thuận đă được kư kết và đó là bước đầu cho một quốc gia Hmong tự trị, ước mơ ngàn đời mà hạt giống Pa Chay đă gieo trên cánh đồng máu. Tin đồn đó cả Vang Pao lẫn Touby không muốn cải chính. Điều được biết rơ rệt là Touby yêu cầu Vang Pao gởi một thông tư cho Phoumi, tuyên bố ư định thành lập lực lượng du kích Hmong, dự kiến lớn hơn, hùng mạnh hơn tổ chức Malo-Servan trước đây.
    Phoumi nhận tin với cảm giác lẫn lộn. Chống Cộng th́ tốt thôi nhưng một quân đội Hmong độc lập khó có thể kiểm soát. Phoumi nhận xét Hmong là dân tộc sơ khai và khó tin cậy. Ông ta muốn Vang Pao chỉ huy lực lượng quân đội hoàng gia Lào trên cánh đồng. Sau một trao đổi thông điệp, Phoumi bằng ḷng một thỏa thuận. Ông cho phép Vang Pao tuyển mộ t́nh nguyện quân nhưng cũng ra lịnh vang Pao chỉ huy trại binh hoàng gia gần Lat Houang trên mép Đông Nam Cánh Đồng Chum.
    Vang Pao đến Lat Houang với 350 Hmong. Binh sĩ của ông vơ trang sơ sá. Vang Pao chỉ có thể t́m được 34 khẩu súng cũ cho binh sĩ của ḿnh, một số là súng săn cổ của Pháp. Binh sĩ lào ở lat Houang không phản đối sự chỉ huy của Vang Pao. Tuy nhiên, v́ cẩn thận, Vang Pao mở những thùng súng mới của trại phân phát cho binh sĩ Hmong.
    Binh sĩ ở Lat Houang không được trả lương hàng nhiều tháng. Để lấy lại ḷng trung thành của họ, Vang Pao bay đến bộ tư lịnh của Phoumi ở Savanakhet để đ̣i tiền cho họ. Trước khi Phoumi trao 200000 kip (tiền CIA), ông đề nghị Vang Pao nắm chức tư lịnh quân khu II gồm Xiêng Khoảng và Sầm Nứa. Một sĩ quan cấp đại tá hay cao hơn tương xứng với chức tư lịnh quân khu. Vang Pao chỉ là thiếu tá. Phoumi minh định rằng Vang pao nắm chức vụ nhưng không được thăng cấp.

    Cuộc đời binh nghiệp của Vang Pao.

    Vang Pao thăng cấp liên tục khi Pháp nắm chính quyền, lên đến chức đại úy trong ṿng vài năm. Các chỉ huy Pháp lưu tâm đặc biệt đến ông, mặc những phản đối của các sĩ quan Lào, cho rằng dân tộc hạ đẳng Hmong không thích hợp với chức vụ sĩ quan quân đội. Vang Pao được huấn luyện cao đẳng sĩ quan và thăng cấp mau chóng, đôi khi sĩ quan Pháp trả lời giùm những bài thi viết bằng tiếng Pháp để đảm bảo lỗi chính tả không cản trở con đường binh nghiệp của ông. Nhưng sau khi Pháp về nước, 4 năm trôi qua khi quân đội hoàng gia đang xây dựng và cải tổ, thay thế sĩ quan Pháp bằng sĩ quan Lào. Một sớm một chiều, những sĩ quan trung cấp Lào trở thành tướng lănh. Những trung úy quèn bỗng nhiên thành đại tá. Trung sĩ thành trung úy và đại úy. Trong lúc đó, Vang Pao vẫn nguyên chức đại úy.
    Thành kiến sắc tộc một phần là nguyên do. Với sắc tộc Lào nắm quân đội, ít binh sĩ người thiểu số được thăng cấp cao. Đây là một thực trạng của người Khmu và Hmong, ô nhục trong văn hóa Lào như ḍng giống man rợ. Đă lên cấp đại úy, Kong Lê là một ngoại lệ trong hàng ngàn người Khmu trong quân đội. Khi Vang Pao lên chức thiếu tá, ông có vẻ không thể được thăng cấp cao hơn nữa – v́ một lư do khác hơn là thành kiến chủng tộc.
    Vang Pao đă bị kỷ luật cuối năm 1959 v́ biển thủ tiền lương binh sĩ Hmong thành lập hồi đầu năm như lực lượng dân quân tự vệ do ông chỉ huy. Đơn vị này là một phần của Pḥng Thẩm Định Viện Trợ (PEO) dành cho người thiểu số. Biệt kích Mỹ huấn luyện binh sĩ Hmong sử dụng vô tuyến và vũ khí hiện đại. Những phần tử của đơn vị được trả lương hàng tháng, nhưng Vang Pao giữ vài tháng lương của họ. Một binh sĩ gặp Vang Pao chất vấn lương bổng bị ông bắn vào chân.
    Sự kiện này là việc đầu tiên trong bản liệt kê dài về cung cánh đối xử tàn bạo của Vang Pao làm hoen ố cuộc đời binh nghiệp của ông. Nếu không, ông có một sự nghiệp quân sự sáng chói không thua những danh tướng trong lịch sử thế giới. Sau này khi chỉ huy quân đội Hmong của ḿnh, ông xử bắn một số sĩ quan ngay tại chỗ. Ông bắn 1 người giữa trán về tội bán gạo CIA cho Pathet Lào và bắn vào ngực một sĩ quan khác can tội ăn cắp tiền lương binh sĩ không có phép của ông. Vang Pao đối xử với tù binh cũng tàn nhẫn không kém. Ông bỏ họ trong thùng phi 55 gallons chôn dưới đất, một kiểu tra tấn tâm lư các tù binh Bắc Việt và Pathet Lào, buộc khai báo thông tin về đơn vị của họ. Vang Pao gửi những tù binh khác đến trung tâm thẩm vấn của ông ở Pha Khao, nơi họ bị tra tấn tàn nhẫn trước khi bị xử bắn. Năm 1965, khi một nhân viên CIA “đ̣i hỏi” Vang Pao cho phép chuyên viên thẩm vấn Mỹ lấy cung tù binh, Vang Pao mang tù ra, bắn tại chỗ trước mặt người Mỹ. CIA hiểu và thay đổi thái độ. “Thưa trung tướng, ư tôi muốn nói là tôi thành thật biết ơn nếu ông cho phép chúng tôi thẩm vấn tù binh.”
    Nhưng năm 1959 Vang Pao chưa tiến xa hơn đến mức làm mọi việc mà không bị khép tội. Lúc ấy, Boussarath chỉ huy quân đội tỉnh. Ông lỗ măng ra lịnh Vang Pao trả tiền lương cho binh sĩ Hmong mà Vang Pao cố t́nh giữ vài tháng. Sự khiển trách công khai trước hàng quân khiến Vang Pao đem ḷng căm giận. vài ngày sau, 30 binh sĩ của Vang Pao phục kích Boussarath khi ông đến Lat Houang bằng xe jeep. Boussarath tống ga thoát chạy khi nghe tiếng súng đầu tiên. Đạn bắn đuổi theo ghim lỗ chỗ vào xe. May mắn, ông đến Lat Houang b́nh an vô sự.
    Boussarath liên lạc vô tuyến với Vientaine báo cáo âm mưu ám sát. Tướng Ouane Rattikone, tổng tham mưu trưởng quân đội, bay đến Xiêng Khoảng sáng hôm sau để gặp Vang Pao. Theo một tường thuật, sau khi đọc cáo trạng, Vang pao phủ phục trước vị tướng, khóc lóc thảm thiết, xin thứ tội. May cho Vang Pao, ông không bị cách chức. Có lẽ một phần v́ h́nh ảnh thống hối hèn hạ, nhưng có lẽ nhờ vào sự can thiệp của biệt kích Mỹ đang chịu trách nhiệm huấn luyện du kích Hmong. Dù thế nào, sự cố làm hoen ố danh tiếng Vang Pao với tư lịnh tối cao quân đội hoàng gia. Cảm giác chung là cuộc đời binh nghiệp của vang Pao đă chấm dứt.
    Vang Pao không chấp nhận phán quyết này. Ông từ chối chức tư lịnh quân khu II mà không thăng cấp do Phoumi đề nghị. Sĩ quan hoàng gia tài năng rất hiếm. Ông tin rằng nếu ông từ chối, ông sẽ được thăng cấp. Vang Pao nhận 200000 kip tiền lương binh sĩ, trở lại lat Houang để xem có thể biến đổi binh sĩ Lào dưới quyền thành một đơn vị chiến đấu hiệu quả và thử họ trên chiến trường. Cơ hội không bao giờ đến.

    Vang Pao ở Nam Chat.

    Vang Pao đă theo dơi t́nh h́nh chuyển quân của Kong Lê trên Cánh Đồng Chum và được biết ư định của Kong Lê là tấn công doanh trại quân đội hoàng gia ở Nam Chat. Vang Pao chuyển tin tức t́nh báo này lên Vientaine và được lịnh chỉ huy doanh trại ấy chống cự với phe Trung Lập. Vang Pao không trả lời cho đến khi được thăng cấp mà ông cho là ông xứng đáng.
    Dù cơ hội thử thách binh sĩ ở Lat Houang không c̣n nữa, trung tá Vang Pao bây giờ đối đầu với một thử thách lớn lao hơn : Biến binh sĩ chưa từng chiến đấu ở Nam Chat trong tư thế sẵn sàng ứng chiến với cuộc tấn công sắp đến. Dưới cặp mắt kinh hoàng, ông thấy doanh trại hỗn loạn hoàn toàn. Đại tá Don Sasorith Sourith, tư lịnh quân khu II có mặt trong trại và đang trong trạng thái bấn loạn. Ông ta vừa được tin 3 tiểu đoàn Bắc Việt vừa phối hợp với lực lượng Kong Lê. Sourith cho rằng Nam Chat sẽ thất thủ và sẵn sàng tháo chạy. Tinh thần chủ bại của ông lan truyền khắp trại. Binh sĩ Lào sẵn sàng bỏ chạy với trái pháo đầu tiên rót vào căn cứ.
    Có 2 khẩu đại bác 105 ly trong trại. Vang Pao ra lịnh cho sĩ quan pháo binh dời 2 khẩu súng vào vị trí gần phi trường chuẩn bị phản pháo. Viên sĩ quan đột nhiên quên hết những năm huấn luyện và trả lời ông ta không biết sử dụng trọng pháo 105 ly. Vang Pao chửi viên sĩ quan hèn nhát và tự ḿnh chuyển đại bác vào vị trí tác chiến.
    Căn cứ cần thêm thời gian để tổ chức pḥng thủ. Vang Pao chất 6 thùng chất nổ lên một trực thăng cứu thương và ra lịnh cho phi công bay về Lat Ngone, một làng cách trại 6 dặm. Chiến xa Kong Lê phải sử dụng cây cầu của làng để qua sông. Nếu phá cầu, đoàn cơ giới sẽ bị tŕ hoăn nhiều giờ. Viên phi công trực thăng giúp 1 tay xuống những thùng chất nổ. Xong xuôi, viên phi công đứng chờ Vang Pao mang chất nổ xuống cầu, gắn ng̣i nổ, đốt ng̣i và chạy. Thành phần dẫn đầu của Kong Lê vừa xuất hiện khi cây cầu bắn tung lên không trung.
    Khi Vang Pao trở lại Nam Chat, ông thấy đại tá Sourith và hầu hết binh sĩ đă trốn mất. vang Pao t́m được 5 t́nh nguyện quân giúp ông đặt 2 cỗ đại bác lên 2 xe Dodge và 200 trái đạn, chở lên ngă tư đường 7 và đường 4. Ở đây, Vang Pao chờ quân Kong Lê. Có tiếng động cơ rầm ŕ từ xa trong đám bụi mù. Vang Pao khai hỏa về phía đoàn quân đang tiến. Ông giữ các khẩu đại bác bắn liên tục, kéo dài 200 viên đạn trong ṿng 4 tiếng đồng hồ.
    Hết đạn, ông trở lại Nam Chat, lúc này không một bóng người. Mỉa mai cho Vang Pao là ngày ông thăng cấp trung tá, ông không có người lính nào để chỉ huy hết. Ông ăn mừng cấp bậc mới bằng cách một ḿnh khiêng ḿn và một ḿnh bắn đại bác. Không có lính để chỉ huy, ông đành theo đoàn binh sĩ hoàng gia, viên chức chính phủ và cả tỉnh trưởng Kham Sai rút lui dọc theo đường 4, một con đường đất gập ghềnh thiếu tu bổ.
    Đại tá Sourith đă lấy lại phong độ sau khi bỏ binh sĩ ở Nam Chat chỉ huy cuộc triệt thoái.. Khi đoàn quân đến làng Tha Vieng, ông tập họp tàn quân độ 2 tiểu đoàn lập một tuyến pḥng thủ rồi dẫn tất cả số c̣n lại, đa số dân sự, chạy về hướng Nam, lập thêm tuyến pḥng thủ thứ hai ở Tha Thom, cách Tha Vieng 15 dặm.

    Thành lập quân đội riêng.

    Vang Pao là 1 trong các sĩ quan ở lại tuyến pḥng thủ Tha Vieng. Để củng cố vị trí, ông tung thám báo đến những làng Hmong lân cận chiêu mộ t́nh nguyện quân.Ông có ngay 1000 người và gia đ́nh của họ tụ họp và sẵn sàng chiến đấu. Bây giờ ông đă bắt liên lạc vô tuyến với tướng Phoumi, hứa sẽ tử thủ pḥng tuyến và yêu cầu một ân huệ. Gia đ2nh vang Pao ở Tha Vieng. Ông muốn di tản gia đ́nh lên Vientaine bằng máy bay.Phoumi tiếp xúc CIA t́m phương tiện. Hôm sau, một trực thăngcủa hàng không Air Rmerica đến đón các vợ và con Vang Pao đi Vientaine.
    Dù t́nh nguyện quân Vang Paochính thức là lực lượng phụ thuộc của pḥng tuyến Tha Vieng của Sourith, Vang Pao bắt đầu nẩy ư tưởng dùng họ như ṇng cốt của quân đội Hmong tương lai. Ông chỉ phải nhắn Touby, Yang Youa Tong, Thao Sao Chia để khởi sự. Nếu ông đánh Cộng Sản theo cách của ông với những chiến sĩ du kích Hmong kiên cường, ông có thể đánh bại chúng. Nó cũng có lẽ là cơ hội duy nhất có thể làm lu mờ Phoumi và những tướng lănh Lào đánh giặc sau bàn giấy.
    Nhiều năm, thực tế phũ phàng làm giao động lương tâm Vang Pao, một khó chịu trong đầu khó có thể quên. Đó là cơ hội duy nhất ghi đậm dấu trong quân sử bằng cách lănh đạo Hmong trên chiến trường. Nó gây hứng khởi cho ư tưởng tái lập lực lượng du kích Malo. Dù thế, Vang Pao không thể bỏ rơi nguyện vọng để đạt thành tích xuất sắc chỉ huy binh sĩ Lào trong quân đội chính quy. Nó là một tham vọng dai dẳng hướng dẫn ông, đi ngược với lư trí , nhận lời Phoumi chỉ huy binh sĩ Lào, đầu tiên ở Lat Houang, sau đó ở Nam Chat. Cũng dễ cắt nghĩa quyết định này. Binh sĩ Lào có thể chiến đấu tốt nếu có chỉ huy giỏi. Họ từng chiến đấu tốt dưới sự chỉ huy của Pháp ngày xưa và trong vài trường hợp đơn lẻ, dưới sự chỉ huy của một số sĩ quan Lào tài giỏi. Trong thâm tâm, ông c̣n biết binh sĩ Lào không chấp nhận dưới quyền chỉ huy một sĩ quan Hmong như ông, dù là sĩ quan giỏi.
    Trước khi gia nhập quân đội, Vang Pao đă phục vụ 4 năm trong ngành cảnh sát quốc gia do Pháp điều hành. Nguyên thủy nó là tổ chức cảnh sát quốc gia nhưng cuối thập niên 1940, nó cải biến thành lực lượng bán quân sự chống phiến Cộng. Công tác mới của cảnh sátcho vang Pao cơ hội thăng tiến binh nghiệp. Ông được bổ nhậm đồn trú ở bót cảnh sát Muong Ngan, gần biên giới Việt Nam. Đại úy Fret, chỉ huy đồn cảnh sát nhận ra ngay phụ tá của ḿnh là một biệt kích bẩm sinh. Fret để Vang Pao tự do hành quân du kích chống Pathet Lào và Bắc Việt. Chỉ huy 1 trung đội Hmong, Vang Pao diệt gọn một đơn vị Việt Minh và tịnh thu những tài liệu tiết lộ tổ chức Việt Minh và hoạt động của họ trong khu vực. Để tưởng thưởng, Fret dành một chỗ cho Vang Pao trong trường huấn luyện ứng viên sĩ quan quân đội hoàng gia Lào.
    Sau khi tốt nghiệp, Vang Pao đến tŕnh diện đại đội 14 bộ binh ở Muong Hiem. Nhờ đồn trú trong khu vực Hmong, công tác của ông là tổ chức, phát triển mạng lưới t́nh báo ở các làng và tuyển mộ tân binh Hmong cho quân đội. Ngày xưa các viên chức chính phủ đă hạ độc giếng nước, Vang Pao phải mất một thời gian để lấy lại ḷng tin của dân làng. Cuối cùng hệ thống t́nh báo cũng thành lập và 73 Hmong đă đầu quân. Trộn lẫn tân binh Hmong vào đại đội gây căng thẳng sắc tộc. Ngưới Lào đ̣i thuyên chuyển đi nơi khác. Chỉ huy trưởng đại đội, đại úy Cocosteguy, giải quyết bằng cách chia Hmong thành 1 đơn vị đặc biệt trong đại đội, do Vang Pao chỉ huy.
    Sự kiện này báo trước khó khăn cho tương lai nghề nghiệp của Vang Pao trong quân đội. Nếu Lào không chịu khoác chung áo lính với Hmong, họ chắc chắn bất tuân sự chỉ huy của một sĩ quan Hmong. Có lẽ đây là thời điểm phát hiện của ông, một phát hiện đen tối rằng ông không thể thành công rực rỡ trong binh nghiệp nếu chỉ huy những đơn vị Lào. Hoặc sự phát hiện đến trễ hơn : Sau khi đại đội 14 giải tán; binh nghiệp của ông tạm dừng lại khi ông chỉ huy Hmong; sau khóa huấn luyện đặc biệt ở Phi Luật Tân và trở lại quân đội chỉ huy trường huấn luyện hạ sĩ quan ở Khang Khay sau khi đảm nhận chức chỉ huy một đơn vị đa số người Lào, tiểu đoàn 10 bộ binh quân lực hoàng gia.
    Từ khởi đầu ấy, binh sĩ Lào tiểu đoàn 10 không muốn nhận lệnh từ vị chỉ huy Hmong. Vang Pao đă phát huy quyền hạn của ḿnh đến cực điểm trong cuộc truy kích tiểu đoàn 2 Pathet Lào làm phản và có những âm hưởng sau đó. Sau cuộc hành quân, binh sĩ của ông hùng hổ và rồi làm loạn. Vang Pao sợ cho tính mạng ḿnh. Tạm rời chức vụ, ông tạm trú với 1 đơn vị biệt kích Mỹ ở Khang Khay. Sau đó, ông được giao phó tiếp tục công việc với t́nh nguyện quân Hmong.
    Nếu Vang Pao được an bài để chỉ huy Hmong, ít ra họ cũng là những chiến sĩ du kích thiên bẩm và du kích chiến là Vang Pao tin rằng ông có năng khiếu. Năm 1952, tốt nghiệp trường sĩ quan Dong Hene, người Pháp gởi Vang Pao sang Hà Nội 2 tuần để quabn sát sự vận hành của bộ tổng tham mưu quân đội Pháp. Những ǵ ông thấy gây trở ngại cho ông. Người Pháp khư khư vào những mưu lược cổ truyền và những trận đánh kinh điển, loại chiến tranh dẫn đến bại trận Điện Biên Phủ. Với cương vị hạ sĩ quan cảnh sát, Vang Pao dẫn Hmong chiến đấu và đánh bại người Việt Nam dùng chiến thuật du kích, một tài năng thiên bẩm của sắc tộc Hmong. Ông t́m ra những địa thế hiểm trở, và dụ kẻ địch mạnh hơn vào ổ phục kích. Khi nào trận chiến có vẻ thất thế, ông rút lên núi, đi 6-8 dặm một giờ, đôi khi không nghỉ suốt vài ngày. Địch quân sẽ bỏ cuộc v́ không thể theo kịp hoặc sẽ lọt vào nơi Vang Pao chọn sẵn, quá mệt mỏi để phát hiện ḿnh lọt bẫy.
    Các sử gia quân sự đặt tên chiến lược này là chiến thuật Fabian, 1 kỹ thuật dùng 2000 năm trước bởi một danh tướng La Mă tên Quintus Fabius Maximus, cũng có tên là Cunctator (người hoăn binh). Vị tướng này không chịu giao chiến với quân địch mạnh hơn chio đến khi quân Carthaginians mệt mỏi v́ truy kích. Nhưng Fabius thành công 1 lần bởi v́ Hannibal không thể trông cậy vào tiếp viện. Bắc Việt không phải Carthage vốn cách La Mă 1 đại dương mà sát bên nách Lào và khả năng tiếp viện hầu như vô tận. Chống lại Bắc Việt, chiến lược Fabian có thể thắng các trận chiến nhưng không thể thắng cuộc chiến tranh.
    Cuối cùng quyết tâm xây dựng quân dội riêng, Vang Pao gởi thông điệp cho Yang Youa Tong và Thao Sao Chia mời họ đến Tha Vieng. Ông muốn hội ư một lần chót trước khi ra lịnh cho Hmong trên Cánh Đồng Chum di dân đến 7 yếu điểm chiến lược bao quanh cánh đồng. Kế hoạch của ông là dùng binh sĩ Hmong dưới quyền ở Tha Vieng làm ṇng cốt cho lực lượng du kích Hmong tương lai. Sau khi lập căn cứ cho binh sĩ, ông bắt đầu tổ chức, huấn luyện các t́nh nguyện quân tụ họp ở các cứ điểm cũ của du kích Malo.
    Ngay lúc này, nhu cầu cấp bách nhất là vũ khí. Thung lũng Tha Vieng phẳng và rộng, lư tưởng cho một phi trường. Vang Pao huy động 300 dân làng lân cận san các bờ đê ngăn ruộng, lấp chỗ trũng làm phi trường. Khi lao công làm việc, Vang Pao gọi cho Phoumi ở Savanakhet yêu cầu tiếp tế vũ khí, tiếp liệu quân trang quân dụng cho tân binh. Ông cam kết với Phoumi rằng luôn trung thành với quân đội và Hmong của ông vẫn là một thành phần trong quân đoàn của đại tá Sourith và nếu vũ khí, tiếp liệu có thể phân phối đến Tha Vieng, Hmong sẽ là lá chắn bảo vệ lực lượng Sourith ở Tha Thom.
    Vang Pao không hy vọng nhiều từ Phoumi. Mọi thứ đều đổ dồn cho Sourith ở Tha Thom : tiếp liệu, trọng pháo, binh sĩ tăng viện. Ông nghi rằng Phoumi và các tướng lănh khác ở Vientaine đă có chủ ư thí bỏ lực lượng Hmong ở Tha Vieng và như thế, gửi tiếp liệu đến Tha Viêng cầm bằng đổ tiền của xuống sông xuống biển. Điều Vang Pao không được biết là Phoumi bị áp lực từ ṭa đại sứ cũng như CIA buộc phải chuyển nhượng bớt vật liệu cho các lực lượng bán quân sự. Vài ngày sau khi Vang Pao xin vũ khí và tiếp liệu, 1 đại tá Thái Lan và một viên chức Mỹ dung mạo kỳ cục với cái đầu vuông có vẻ to quá so với cần cổ; nói giọng Texas và tự giới thiệu là đại tá Billy.

    con tiep

  3. #13
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Đại tá Billy và lực lượng Không Cảnh.


    Không cảnh PARU Thái Lan

    William "Bill" Lair bắt đầu công tác dã ngoại ( tức công tác rời bàn giấy đi thực tế tại hiện trường) năm 1951 ở Bangkok, Thái Lan. Ông quan tâm đặc biệt về chống phiến loạn và thuyết phục thượng cấp ở Thái Lan cho phép ông làm việc với người Thái để phát triển một lực lượng biên phòng chính quy. Lực lượng này được đặt tên là Tuần cảnh không viện (PARU, The Police Aerial Reinforcement Unit. Từ bây giờ xin gọi tắt là lực lượng Không Cảnh). năm 1960, nó tiến triển thành một đơn vị bán quân sự thiện chiến nhất Đông Nam Á.
    Bộ chỉ huy Không Cảnh đặt bản doanh ở Hua Hin, một thị trấn hải cảng cực nam bán đảo Thái Lan, một khoảng cách xa từ địa bàn hoạt động của họ nơi vùng bắc Thái Lan. Tại đó có những ngọn núi dùng làm địa hình huấn luyện người thiểu số, đa số là Thái Lan Hmong, sử dụng vũ khí và kỹ thuật chiến đấu phòng thủ biên giới chống thổ phỉ và phiến cộng. Chiến dịch thành công vượt bực mà các viên chức CIA gọi lực lượng không cảnh này là một tuyệt phẩm của họ. Lực lượng không cảnh được đỡ đầu trực tiếp từ Desmond Fitz Gerald, giám đốc Viễn Đông Sự Vụ CIA và tổng giám đốc CIA, ông Allen W. Dulles. Cả hai viên chức này không quản ngại bỏ thì giờ thị sát các bộ chỉ huy của tổ chức.
    Cuối năm 1950, lực lượng Không Cảnh đã hầu như hoàn tất mục tiêu bình định vùng Bắc Thái Lan và Lair (nhắc lại lần chót, nhân viên CIA đặc trách huấn luyện lực lượng Không Cảnh dưới quyền Desmond Fitz Gerald, giám đốc Viễn Đông Sự Vụ) không còn việc gì để làm. Ông nẩy ý định huấn luyện người thiểu số miền núi tại Lào (thay vì Thái Lan đã bình định). Năm năm trước, tướng Phao Siyanon, tư lịnh Không Cảnh Thái đã đề nghị ý kiến này lúc Không Cảnh còn mang tên là Vệ binh hoàng gia (Royal Guards). Lúc ấy kế hoạch của Phao Siyanon không ai ủng hộ vì không tìm đâu ra ngân sách. Coi như quá nhiều tham vọng quyền bính, Phao Siyanon bị huyền chức và buộc phải lưu vong. Bây giờ đến lượt Lair đề xuất ý kiến này.
    Lair có thêm uy tín khi CIA yêu cầu ông sử dụng lực lượng Không Cảnh Thái Lan làm cố vấn quân sự cho quân đội Phoumi Nosavan trong cuộc đảo chánh Giáng Sinh 1960 tại Vientiane. Với hoàn cảnh thuận lợi, Lair thuyết phục Gordon Jorgensen, giám đốc CIA tại Lào, cho phép Không cảnh Thái làm việc với người thiểu số Lào. Lair biết rằng PEO (Programs Evaluation Office, tổ chức CIA ngụy trang thành một văn phòng theo dõi tình hình cứu trợ người thiểu số) đã huấn luyện người Hmong từ năm 1959. Lair nói rằng việc dùng Không Cảnh Thái tại Lào, được việc hơn lại ít tốn kém hơn. Hơn nữa, Thái giống Lào về ngoại hình nên có thể che mắt thế giới rằng CIA không trực tiếp nhúng tay vào. CIA biết trước rằng Lào sẽ trung lập. Sau này, ngày 11 tháng 6 năm 1962, đại biểu 14 nước trong đó có Mỹ, Nga, Pháp đã ký kết một hiệp ước công nhận Lào trung lập và phải rút hết người ngoại quốc khỏi Lào trong vòng 75 ngày.
    Trong lúc Gordon Jorgensen còn do dự, Lair đơn phương lập một văn phòng Không Cảnh Thái tại Vientiane và duy trì lực lượng này tại Lào để yểm trợ tướng Phoumi Nosavan (lập trường quốc gia hữu khuynh) chống đảo chánh tại thủ đô Lào, sẵn sàng hành động một khi Gordon Jorgensen gật đầu chấp thuận. Lair cũng xúc tiến việc tìm gặp các lãnh tụ Hmong để thăm dò sự hợp tác của họ. Hồi còn ở Thái Lan, Lair đã nghe tiếng một sĩ quan can trường, tài giỏi trong quân lực hoàng gia Lào (Royal Laotian Army). Xin bạn đọc nhớ tên vị sĩ quan này . Ông tên Vang Pao. Một mãnh tướng làm thay đổi cuộc chiến Đông Dương, một khắc tinh của tướng Vũ Lập, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp và là một sát tinh của các sư đoàn 312, 316, 325 bộ đội Bắc Việt. Lair ngỏ ý với các viên chức CIA ở Lào rằng ông muốn diện kiến Vang Pao. Ngày 31 tháng 12 năm 1960, sau vụ đảo chánh của tướng Phoumi với sự trợ giúp ngầm của Không Cảnh Thái đánh đuổi lực lượng chủ trương trung lập của tướng Kong Lê đêm Giáng Sinh, Lair được thông báo là Vang Pao đang trú quân tại một nơi gọi là Tha Vieng. Lair xin phép Gordon Jorgensen đi gặp Vang Pao. Gordon Jorgensen cho phép nhưng không cho phép Lair ở qua đêm tại Tha Vieng. Người Mỹ không muốn Cộng Sản bắt được Lair làm tù binh, nhân chứng sống về sự can thiệp trắng trợn của Mỹ.
    Lair tổ chức một toán 5 người thuộc Không Cảnh Thái đến Tha Vieng bằng trực thăng và chỉ thị họ thông báo ngay nếu tìm được Vang Pao. Phần Lair thì ở lại Vientiane chờ tin từ đại tá Pranet Ritchenchai, tư lịnh Không Cảnh Thái. Qua hôm sau, Pranet tìm được Vang Pao. Lair nhảy lên trực thăng và gặp Pranet tại Tha Vieng.
    Vang Pao gặp Lair trong bộ quân phục kaki, giầy vải và chiếc mũ rộng vành, quân trang tiêu chuẩn của biệt kích Pháp (lúc này Pháp đã về nước theo hiệp ước Geneve sau thất trận Điện Biên Phủ). Ở Vang Pao rất dễ nhận thấy toát ra một niềm tự tin sôi sục. Với Lair, Vang Pao là một Thành Cát Tư Hãn quy mô nhỏ. Sau một vòng thị sát quanh dinh trại, Lair hỏi Vang Pao rằng ông có thể tuyển mộ được bao nhiêu tay súng. Vang Pao đã chuẩn bị từ trước bằng cách liên hệ với hai phụ tá đặc trách tuyển mộ ở khắp bản làng, Youa Tong Yang và Sao Chia Thao. Vang Pao trả lời rằng ông có thể có ít nhất 10 ngàn tay súng.
    Lair tràn ngập tin tưởng. Ông đã thấy hàng trăm Hmong cặm cụi sẻ đất san đồng làm phi đạo, những toán du kích đeo súng săn, răm rắp thi hành chỉ thị Vang Pao. Mọi người cật lực làm việc cho Vang Pao. Có lẽ Vang Pao chiêu mộ hàng chục ngàn người. Lair hỏi Vang Pao cần những thứ gì. Vang Pao đưa ra một liệt kê: 5 ngàn súng cá nhân, một số súng máy, tiếp liệu và quân trang cho binh sĩ với một số phụ trội cho những tân binh dự kiến. Lair gật đầu nhưng không hứa hẹn gì cả.Ông đã cộng tác với đại tá Pranet Ritchenchai, tư lịnh không cảnh Thái hàng chục năm vùng bắc Thái. Chưa bao giờ họ thấy một vị chỉ huy như Vang Pao. Với con mắt nghề nghiệp, Vang Pao là một ước ao chỉ có trong mơ, nay trở thành sự thật.
    Trở về Vientiane, Lair đi thẳng đến trụ sở CIA để nói về Vang Pao với Jorgensen, giám đốc CIA tại Lào. Tại đấy Lair may mắn gặp cả Desmond Fitz Gerald, giám đốc Viễn Đông Sự Vụ CIA nữa. Fitz Gerald đấn Vientiane hội ý với Jorgensen về vai trò CIA trong tương lai tại Lào. Đó là một sự kiện bất ngờ ngoài dự tính.
    Lair nói với Fitz Gerald về Vang Pao và bày tỏ mối tin tưởng rằng viên đại tá Hmong này có thể tổ chức một đạo binh du kích với quân số đáng kể, một lực lượng mà Bắc Việt chưa từng thử sức. Dùng chiến thuật đánh và rút lui, du kích Hmong sẽ gây cho Bắc Việt một trở ngại khó chống đỡ, một kẻ địch khó thanh toán. Tiếp tế cho lực lượng này chắc ít tốn kém hơn quân đội chính quy hoàng gia Lào, vừa hèn nhát vừa tham nhũng. CIA có thể trang bị Hmong các loại vũ khí thặng dư thời đệ nhị thế chiến. Không Cảnh của Lair, tất cả người Á Châu nào hao hao giống người Lào, có thể huấn luyện họ. Nó chắc chắn phải là một công tác mật toàn hảo. Người Mỹ không bao giờ nhúng tay vào. Người Mỹ vô can. Hoàn toàn chối tội.
    Fitz Gerald tỏ vẻ quan tâm nhưng cũng lo ngại. Nó mang ý nghĩa một hướng chiến lược mới của CIA tại Lào và chính sách mới của chính phủ Mỹ. Qua hôm sau, Fitz Gerald nói với Lair rằng ông thích đề nghị của Lair và yêu cầu Lair đệ trình một đề án. Lair tức tốc gởi một công diện 18 trang phác họa kế hoạch của ông. Lair không mong mỏi sẽ được trả lời ngay. Trái với dự đoán, Lair nhận được điện văn phúc đáp trong vòng vài ngày. CIA đã đệ trình lên Eisenhower, lúc này trong thời kỳ gần hết nhiệm kỳ tổng thống, thỉnh cầu chấp thuận. Eisenhower bằng lòng. Điều này đủ thuyết phục Allen Dulles, tổng giám đốc CIA, với tư cách cá nhân, chấp thuận kế hoạch. Chiến dịch được đặt tên là "Momentum", "Động Lượng".
    Nó bắt đầu như một chương trình thử nghiệm. Lair được ủy quyền huấn luyện, trang bị cho 1 ngàn binh sĩ. Ông phải tự lo liệu lấy, không có sự giám sát cũng như chịu trách nhiệm với thượng cấp. Ông cũng không có bổn phận báo cáo mỗi ngày cho văn phòng CIA ở Vientiane hay Bangkok. Ngân sách điều hành được trích ra từ một tài khoản đặc biệt do ông kiểm soát. Nếu công việc trôi chảy, ông có quyền huấn luyện, trang bị cho nhiều đợt tuyển mộ tân binh Hmong theo kế hoạch.
    Quá nóng lòng khởi sự, Lair trở lại Tha Vieng gặp Vang Pao thêm một lần nữa. Lần này, Youa Tong Yang và Sao Chia Thao, 2 sĩ quan đặc trách tuyển mộ tân binh và vài tộc trưởng khác cũng hiện diện. Vai trò 2 sĩ quan này rất quan trọng. Họ có uy tín với Hmong khắp nơi. Chính Vang Pao không thể tuyển mộ Hmong nếu không có họ. Tất cả mọi người buộc Lair, nhân danh chính phủ Mỹ, đưa ra những bảo đảm cho Hmong nếu Hmong ủng hộ kế hoạch quân đội du kích của Vang Pao. Lair hứa hẹn vũ khí, tiếp liệu, huấn luyện nếu Hmong chiến đấu hữu hiệu trong công cuộc chống Pathet Lào và Bắc Việt. Ngoài ra, Lair cũng hứa hẹn một an toàn khu nếu Hmong và Mỹ hoàn toàn chiến bại.
    Lair bàn thảo với Fitz Gerald vấn đề "an toàn khu" trước khi ông ta rời Vientiane bay về Washington. Lair khuyến cáo Fitz Gerald rằng nếu CIA bảo trợ một quân đội du kích Hmong, CIA có bổn phận cung cấp một an toàn khu, nơi Hmong có thể nương náu nếu rủi ro chiến cuộc không được như ý muốn. Trong đầu của Lair, nơi đó là tỉnh Sayaboury nằm phía tả ngạn sông Mekong, một dẻo đất thuộc Lào, tuy ở những nơi khác, phía bên trái sông Mekong đều thuộc lãnh thổ Thái Lan. hai nước dùng con sông làm biên giới thiên nhiên. Sẽ có cuộc thương lượng với chính phủ Thái cho phép Hmong trú ngụ và bảo vệ họ trong trường hợp Cộng sản vượt sông tràn sang Sayaboury truy kích họ. Đó chỉ là ý kiến. CIA không hứa như vậy và Lair cũng không được quyền hứa như vậy. An toàn khu đó chỉ là bánh vẽ. Tuy nhiên, Lair trái lịnh thượng cấp. Ông ta hứa bằng miệng rằng sẽ dành riêng tỉnh Sayaboury cho Hmong. Hmong ngây thơ, mê say một quốc gia độc lập, lại một lần nữa như nhiều lần trong lịch sử, đổ xương máu chiến đấu cho Mỹ, tin tưởng vào an toàn khu của một đồng minh phản trắc. Và Vang Pao, "đấng cứu độ" bộ tộc Hmong, đem cả dân tộc mình gồm non 200 ngàn người đối chọi với hơn 70 ngàn bộ đội Bắc Việt, chặn đứng các sư đoàn 325, 316, 312 của tướng Vũ Lập, sau này là tướng Lê Trọng Tấn suốt hơn 15 năm máu lửa.
    Các tộc trưởng Hmong muốn lời hứa phải rành rành trên giấy trắng mực đen. Lair thảo một bản thỏa ước hứa hẹn nội trong vài ngày sẽ cung cấp vũ khí, đạn dược trang bị cho 500 binh sĩ. Lair, Vang Pao, Youa Tong Yang, đại tá Pranet (không cảnh Thái) cùng ký tên trên thỏa ước đó. Mặc dầu văn kiện này không đề cập gì đến "an toàn khu" nhưng nhiều Hmong suy diễn thành Mỹ đảm bảo một vương quốc Hmong độc lập nếu Hmong thắng Cộng Sản và một an toàn khu nếu thua. Dần dần niềm tin vào thỏa ước ấy ngày càng lan rộng đến nỗi tất cả Hmong thiết tưởng nó là một sự kiện chắc chắn, không cần bàn cãi. Năm 1997, Hmong tị nạn trên đất Thái, đang trong nguy cơ trục xuất về Lào, gửi một lá thơ cho tổng thống Bill Clinton, kính cẩn nhắc nhở đến văn kiện ký kết với đại tá Billy Lair ( Họ nói là vào tháng 11 năm 1959. Thực ra,nó nhằm tháng Giêng năm 1961) rằng chính phủ Mỹ sẽ chăm lo cho Hmong vì sự hợp tác chống Cộng với Mỹ trong chiến tranh tại Lào. Như đã hèn nhát bỏ rơi quân dân miền nam Việt Nam trước đây, Clinton chối bỏ trách nhiệm với họ, viện cớ văn kiện không đả động gì đến bổn phận Mỹ sau chiến tranh.
    Ý tưởng an toàn khu là lỗi của Lair vì ông ta cố ý hứa hẹn bằng miệng rằng chính phủ Mỹ sẽ thu xếp một chốn dung thân cho Hmong nếu cần thiết. Tuy thế, Vang Pao cũng chịu một phần trách nhiệm. Vì lý do chính trị, Vang Pao khuyến khích Hmong tin lời hứa miệng của có giá trị chính thức, cổ võ nó như lợi khí yểm trợ cho quân đội của ông, bảo đảm với những người còn ngờ vực rằng nếu Mỹ thất trận và chúng ta gặp nguy hiểm – không thể dung thân ở Lào – Mỹ sẽ tìm chỗ cho chúng ta nương náu. Sau này khi ý tưởng “an toàn khu” không còn là lợi khí chính trị nữa, Vang Pao ém nhẹm chuyện ấy. Nhưng với Lair, nó vẫn còn là một cối đá đạo đức đè nặng lên lương tâm của ông hằng nhiều năm. Đôi khi, ông muốn thể hiện lời hứa ấy nhưng lần nào cũng bị Vang Pao ngăn trở vì e rằng một an toàn khu ở Sayaboury sẽ xoi mòn quyết tâm Hmong trong công cuộc chiến đấu.
    Khác với lời hứa an toàn khu, lời hứa một quốc gia Hmong độc lập không đến từ miệng của Lair. Một trong những câu hỏi đầu tiên Lair hỏi Vang Pao trong cuộc gặp gỡ ban đầu là ông ta muốn tự trị về chính trị hay không? Washington muốn Lào vẹn toàn lãnh thổ và không Cộng Sản chứ không bị chia cắt cho Hmong và không muốn CIA bảo đảm cho một phong trào Hmong ly khai. Đỡ khổ tâm cho Lair, Vang Pao tuyên bố trung thành với hoàng gia và chối bỏ mọi quan tâm đến ý tưởng tự trị. Có lẽ đây là cảm giác thực sự của Vang Pao lúc ấy. Sau đó ít lâu, khi thấy vấn đề tự trị có thể động viên Hmong yểm trợ quân đội của ông, Vang Pao dò xét ý tưởng ấy và cổ động niềm tin rằng Mỹ sẽ thành lập một quốc gia Hmong tự trị khi Cộng Sản bị đánh bại, tạo ấn tượng rằng điều này cũng được ghi trong thỏa ước tưởng tượng với Mỹ.
    Như Lair đã hứa hẹn, CIA phân phối vài thùng vũ khí và 4 máy liên lạc vô tuyến đến Tha Vieng cùng với một hướng dẫn viên Mỹ cắt nghĩa cách sử dụng. Số vũ khí ấy chỉ đáp ứng một phần nhỏ cần thiết và quá trễ. Bắc Việt đã đánh hơi, lần mò đến. Ngày 13 tháng Giêng năm 1961, lực lượng Kong Lê (trung lập) phối hợp với lực lượng Pathet Lào, các bộ phận của sư đoàn 325 Bắc Việt tiến gần Tha Vieng để dàn các khẩu đại pháo. Không có đại bác và không yểm, Vang Pao bất đắc dĩ rút lui. Ông định xuôi nam về Tha Thom để nhập với lực lượng của Sourith (quân đội hoàng gia Lào). Quyết định này trì hoãn sự thành lập quân đội du kích Hmong đến vô tận.
    Đó là lần cuối cùng Vang Pao do dự trong vấn đề ấy. Khi ông biết Tha Thom cũng bị tấn công và gắng hết sức bám trụ dù có chiến đấu cơ T-6 do phi công Thái Lan yểm trợ, ông củng cố quyết tâm và dẫn đoàn du kích vào núi. Sắt thép đã đúc khuôn.

    Cuộc chiến không thể thắng.

    Khi được biết rõ ràng quân đội hoàng gia Lào hoàn toàn không có giá trị quân sự gì, quay lại với Hmong là điều không tránh khỏi. Đó là chính sách cố hữu trong chính quyền Eisenhower tin cậy vào những lực lượng bản xứ để chống lại phiến cộng ở Lào. Chỉ còn phương pháp cuối cùng tránh khỏi thất bại là đưa quân đội Mỹ sang tham chiến, điều không thể chấp nhận. Eisenhower không chống đối đưa quân tham chiến ở nước ngoài, nhưng chống những cuộc viễn chinh không thể thắng. Ông nhận xét vấn đề tiếp vận (Cộng Sản gọi là hậu cần) trong cuộc chiến ở vùng rừng rậm không có biển như Lào sẽ bị sa lầy như cuộc chiến ở Đại Hàn. Eisenhower đắc cử nhờ vào lời hứa chấm dứt chiến tranh ở Đại Hàn. Ông không muốn rời chức vụ sau khi đưa nước Mỹ vào cuộc chiến khác ở đông nam Á.
    Ngũ Giác Đài cũng thối chí không kém về việc đưa quân sang Lào, nhưng với những lý do khác. Quốc hội đã cắt giảm ngân sách quốc phòng sau chiến tranh Đại Hàn. Cùn nhụt vì chuẩn bị cho cuộc xung đột với Sô Viết ở Âu Châu, bộ tư lịnh hỗn hợp muốn điều độngtài nguyên quân sự ít ỏi vào mục đích nàythay vì lãng phí nó vào cuộc chiến tranh xa xôi ở Á Châu. Do đó, ý tưởng người Lào tự phòng thủ rất thuyết phục.
    Ngay cả lịch sử cũng biện hộ cho việc sử dụng lực lượng bản xứ. Trong thế kỷ 20, phiến quân chỉ đắc thế một khi chống lại quân đội thực dân. Dấy loạn chống lại chính quyền địa phương phòng thủ bởi dân cư địa phương hay những nhóm chủng tộc lớn luôn không hiệu quả (trừ trường hợp Trung Hoa năm 1949 và Cu ba năm 1959). Một cách khả dĩ, một quân đội gồm toàn chủng tộc Lào, chính phủ hoàng gia Lào sẽ khẳng định xu thế lịch sử.
    Tất nhiên hiệu năng đen tối của quân lực hoàng gia Lào đúng hơn, chọc thủng một lỗ hổng trong lý lẽ này. Trông cậy vào lực lượng Hmong thế chỗ lực lượng Lào là không đếm xỉa những bài học lịch sử. Họ chiếm non 15/100 dân số. Thêm vào đó, họ là sắc dân bị khinh miệt vì kỳ thị chủng tộc, khó lòng hưởng sự ủng hộ của đại đa số quần chúng. Tuy nhiên, sự bắt buộc thành lập một quân đội bản xứ hữu hiệu đã thu hoạch được đầy đủ sức tiến khiến các suy xét thầm kín này bị bỏ mặc.
    Tốt nhất là tách rời những đơn vị Hmong với quân đội chính quy, không chỉ để ngăn cách họ khỏi ảnh hưởng tham nhũng của quân đội hoàng gia, mà còn bảo đảm họ nhận được một cách thỏa đáng mọi nỗ lực yểm trợ nơi chiến trường, vì sĩ quan Lào không cần che giấu sự khinh bỉ người Hmong, sắs dân họ coi như hạ đẳng. Mối ác cảm này không dẫn đến khả quan trong các cuộc hành quân hỗn hợp. Nhưng ly cách Hmong có nghĩa tạo ra một quân đội hoàn toàn độc lập, một thực thể chính trị lẫn quân sự CIA phải chịu trách nhiệm một mình và tách rời nó khỏi chính quyền hợp pháp quốc gia. Đối với thế giới, tình trạng độc lập này sẽ nâng đỡ cảm tưởng rằng quân đội Hmong là lực lượng đánh thuê, chiến đấu không phải vì ái quốc mà chỉ vì bổng lộc. Dù điều này đúng một phần nào, nó cũng đúng rằng Hmong trả một giá quá đắt cho món nợ quân sự.
    Phẩm chất chính yếu làm nổi bật du kích Hmong vượt trội lực lượng hoàng gia Lào là tính hiếu chiến. Nếu địch thủ hèn nhát như binh sĩ chính phủ Lào thì đó là một ưu điểm khổng lồ cho Hmong nhưng binh sĩ Bắc Việt cũng thiện chiến và có phần kỷ luật hơn Hmong. Nói chung là kỳ phùng địch thủ.
    Trong khi có nhiều trường hợp Hmong phô bày dũng cảm trong chiến đấu hơn Việt Nam, nó chỉ ảnh hưởng đến kết quả riêng biệt của trận chiến, không phải toàn thể cuộc chiến. Chỉ có những cuộc chiến cổ điển trong lịch sử mà thắng bại trong một trận chiến chủ yếu với hai bên đụng độ trực tiếp với toàn lực quyết định thắng bại tối hậu của cuộc chiến. Chiến tranh Lào thì khác hẳn. Nó là cuộc chiến hiện đại, không phải chỉ trên bình diện kỹ thuật quân sự tối tân mà còn hiện đại ở chỗ nó là cuộc chiến ủy thác giữa hai thế lực Sô Viết và Mỹ.
    Trong sự tương tranh giữa Mỹ và Sô Viết, không bên nào dám trực diện nhau trên chiến trường, càng không dám dùng vũ khí hạch nhân. Chỉ một lần năm 1962, trong khủng hoảng hỏa tiễn ở Cu Ba, Mỹ và Sô Viết suýt vi phạm nguyên tắc này vì cả hai đều liều lĩnh một cách rồ dại. Để tránh tình trạng đó tái diễn, xung đột giữa 2 siêu cường quốc phải có trái độn bởi những quốc gia uỷ nhiệm. Lý tưởng nhất là 2 quốc gia ủy nhiệm; kém lý tưởng hơn, giữa một siêu cường và một uỷ nhiệm quốc. Học thuyết chiến tranh hạn chế, đề xướng năm 1950 bởi các lý thuyết gia quân sự (hầu hết là các khoa học gia vật lý) ít hoặc không có kinh nghiệm, trở nên chính thống đầu thập niên 1960, buộc quân đội hiệu chính lại cẩm nang phục vụ chiến trường nhằm loại trừ chiến thắng là mục tiêu chiến tranh. Trái tim của học thuyết chiến tranh hạn chế là ý tưởng tiệm tiến chủ nghĩa. Trong cuộc xung đột ủy nhiệm, mức gia tăng cường độ chiến tranh (gọi là leo thang) phải phát triển từ từ cho địch thủ có thời gian tái thẩm định quyết tâm và cơ hội đàm phán một giải pháp kết thúc chiến tranh.
    Có 2 vấn đề với tiệm tiến chủ nghĩa. Đầu tiên, nó gây hiểu lầm: thiếu ý chí chiến đấu và chiến thắng địch. Đây là nhận định của Bắc Việt về Mỹ trong cuộc chiến ở Lào và Việt Nam, thúc đẩy họ tiếp tục chiến đấu và bác bỏ mọi giải pháp ngoại giao. Bắc Việt tin rằng họ có thể thắng và chiến thắng của họ sẽ là một kiểu mẫu nhằm đánh bại quân đội Tây phương khắp thế giới thứ ba. Võ nguyên Giáp phát biểu:” Nếu nó chứng tỏ có thể đánh bại cuộc chiến tranh đặc biệt thử nghiệm tại nam Việt bởi đế quốc Mỹ, nó có thể cũng bị đánh bại ở khắp nơi.”
    Nan giải thứ hai với tiệm tiến chủ nghĩa là nó bất kể thực tế chính trị. Các nhà lãnh đạo độc tài không phải tuyển cử, vì vậy khó khơi dậy mối bất mãn vì hoang phí tài nguyên cũng như từ quần chúng có con em tử trận. Những nhà lãnh đạo ở quốc gia dân chủ phải đối đầu với cử tri mỗi nhiệm kỳ. Trung bình nếu cuộc chiến kéo dài quá 3 năm, những chất vấn gai góc được nêu lên. Tiếp tục chiến tranh có thể gây chống đối và rối loạn chính trị. Đây là bài học của Pháp tại Việt Nam Cử tri Pháp đánh bại những quân đoàn viễn chinh chứ không phải Việt Minh. Chính khách Pháp đã chậm trí khôn để học thuộc lòng bài học này. Chỉ 4 năm sau Điện Biên Phủ, Pháp suýt bị rơi vào cuộc cách mạng trong cuộc chiến thuộc địa khác, lần này ở Algeria. Nó dẫn đến cuộc đảo chánh đưa Charles de Gaule nắm quyền.
    Hà Nội hiểu vấn nạn này hơn những kẻ làm chính sách ở Washington. Tin rằng Bắc Việt chỉ là một quốc gia nhược tiểu, lạc hậu và nghèo đói, tổng thống Johnson cam kết với cử tri rằng Mỹ đã được an bài để thắng cuộc chiến. “Bởi vì chúng ta chiến đấu cho những giá trị và nguyên tắc hơn là chiến đấu giành lãnh thổ hay thuộc địa, sự kiên trì và nghị lực của chúng ta vô tận.” Henry Kissingerđoan quyết với niềm tin “Chúng ta mạnh đến mức Hà Nội không thể đánh bại chúng ta về mặt quân sự.” Bắc Việt không cãi sự xác nhận này, họ chỉ coi như không thích đáng.
    Mao Trạch Đông dạy rằng có 3 giai đoạn trong chiến tranh nhân dân. Giai đoạn đầu còn thiếu thốn, phiến cộng áp dụng chiến thuật du kích để tránh tiêu hao lực lượng bởi cường địch. Để phát triển khỏi giai đoạn này, phiến cộng phải động viên quần chúng ở thôn quê để có được tài nguyên và làm chủ một nguồn nhân lực lớn lao cho quân đội. Trong giai đoạn hai, phiến cộng phối hợp du kích chiến và quy ước chiến hạn chế. Giai đoạn bacơ sở tài nguyên phải bành trướng sâu xa hơn và quân sự phát triển thành một đạo quân quy ước hiện đại. Lúc đó phiến cộng mới ngang nhiên chiến đấu với kẻ địch một cách bình đẳng và đạt thắng lợi.
    Binh pháp Mao thành công ở Trung Hoa, nơi người Tàu chiến đấu với người Tàu. Nhưng du kích Hồ Chí Minh đương đầu với quân đội ngoại quốc, không phải Việt Nam, một kích thước thêm vào Mao chưa hề đối phó. Hồ Chí Minh tin rằng kích thước dôi trội này đã đánh bại Pháp và sẽ đánh bại Mỹ. Trao đổi với một nhà ngoại giao Ba Lan năm 1963, Hồ dự kiến Mỹ phải rút khỏi Việt Nam vì mệt mỏi, ngã lòng, biết rằng họ sẽ không đạt được mục tiêu mà người Pháp đã theo đuổi và thất bại, sẽ dẫn đến một tỉnh thức mới, cảm xúc mới.” Giáp phát biểu đơn giản :” Dân chủ không sở đắc phương tiện chính trị và tâm lý trong trường kỳ kháng chiến.”
    Chiến lược Hồ là khai thác nhược điểm này bằng những chiến thuật cắt xén để khai thác “những mâu thuẫn trong hàng ngũ địch.” và nhân đó làm mạnh cảm xúc phản chiến ở Mỹ. Một chiến thuật được Việt Cộng áp dụng là bắn vào lính Mỹ ngoài bìa làng để Mỹ pháo kích. Nó gây căm thù trong dân làng và những tin tức về thương vong dân sự gợi phong trào phản chiến Mỹ. Sô Viết nhận thấy chiến lược Hồ đủ thuyết phục để giao phó cho KGB trách nhiệm cung cấp tin tình báo những lượng định tình hình chính trị ở Mỹ, giúp Bắc Việt uốn nắn chính sách quân sự đạt tối đa hiệu quả chính trị.
    Bằng chiến tranh chính trị, Bắc Việt không cần đánh bại Mỹ mặt quân sự. Bắc Việt chỉ phải chịu đựng bền bỉ. Cử tri Mỹ sẽ đảm đương mọi phần còn lại.
    Nhược điểm chính trị Mỹ đặt Hmong vào thế bất lợi sinh tử. Thời gian và dân số ở về phía Cộng Sản. Nếu Bắc Việt chỉ tiếp tục ở Lào, người Mỹ sẽ rút và bỏ rơi Hmong. Năm 1969, Mỹ đã tỏ dấu bỏ cuộc. Nixon gọi là “hòa bình trong danh dự.” Đó là danh xưng dành cho quần chúng Mỹ. Mục đích giống như Pháp đã đạt được ở Algeria, “triệt thoái vì chính sách chứ không phải sụp đổ,” rút quân tùy nhịp độ và tùy thời đểm tự chọn như thể giảm thiểu cường độ chiến tranh chứ không phải quy hàng.
    Ngay cả nếu như Mỹ không triệt binh, dân số Hmong cũng quá ít để kéo dài cuộc chiến lâu hơn Bắc Việt. Khoảng 300 ngàn Hmong ở Lào, so với 20 triệu bắc Việt. Quân đội Vang Pao chưa bao giờ quá 40 ngàn. Đầu thập niên 1970, số tử vong đã vét cạn thanh niên Hmong trong hạn tuổi nên một nửa quân số lực lượng du kích Vang Pao là người Thái Lan. Mặt khác, quân số Bắc Việt lên đến lên đến 250 ngàn người khoảng đầu thập niên 1960 và cuối thập niên, 500 ngàn binh sĩ. Đa số cán binh này được phân bổ khắp chiến trường miền Nam nhưng một quân số hơn 60 ngàn ở lại Lào, bổ sung, tăng cường với đầy đủ sức mạnh hơn một thập kỷ.
    Các lãnh đạo Bắc Việt chấp nhận chiến đấu ở Lào thêm một thập niên nữa nếu cấn thiết. Năm 1969, các chiến lược gia quân sự nghiên cứu dân số các làng mạc khu Tây Bắc, giáp giới Lào, trải dài từ Mộc Châu cho đến biên giới Trung Cộng. Tính theo đầu người, họ ước tính có đủ em bé sơ sinh, trẻ con, thiếu niên bảo đảm cho nguồn nhân lực đủ bổ sung cho 10 ngàn tử vong chiến trường ở Lào mỗi năm suốt 14 năm nữa.
    Pôn Pốt, lãnh tụ khát máu của Miên Cộng (Kampuchia), hoang tưởng mỗi binh sĩ Khmer đỏ có thể dễ dàng hạ sát 50 chiến binh Bắc Việt, do đó có thể đánh bại Việt nam trong một trận chiến toàn lực. Chỉ trong 2 tuần tháng Giêng năm 1979, một cuộc xâm lấn của Việt Nam tàn nhẫn đập tan ảo tưởng ấy. Vang Pao không hề thưởng thức ảo tưởng như vậy, nhưng ông hy vọng những chiến thắng mang tính quyết định sẽ làm cho Bắc Việt tử bỏ mộng xâm lấn Lào. Hà Nội không hề nghĩ như vậy. Khả năng chịu đựng tổn thất lớn lao trong một trận chiến quy mô là chiến lược then chốt của Cộng Sản. Giống như tại Việt Nam, cuộc chiến Lào là chiến tranh tiêu hao nhưng với một tương đối thiếu nhân số về phía Hmong. Vang Pao nhờ vào không lực Mỹ bù vào khiếm khuyết ấy. Nó chỉ trì hoãn cái thất bại không thể tránh. Năm 1969, Vang Pao trưng binh cả trẻ con Hmong để bổ sung các cấp trong hàng ngũ quân đội của ông.
    Có một truyện cổ tích về cuộc chiến giữa bầy cào cào và bầy khỉ. Cào cào tràn ngập lãnh thổ bầy khỉ như một đám mây. bầy khỉ đuổi đánh bằng gậy, nhưng cào cào nhảy lên đầu bầy khỉ và trong lúc hăng máu, bầy khỉ đập đầu nhau cho đến chết. Khi còn lại một con khỉ cuối cùng, vì quá đói vì dùng sức trong trận đánh, nó bắt đầu ăn cào cào hàng ngàn con rồi đến hàng ngàn con nữa cho đến khi bể bụng chết.
    Quá nhiều lính Bắc Việt cho Hmong tiêu hóa.

    Khởi sự.

    Sau khi bỏ Tha Vieng, Vang Pao dừng quân ở Pha Khao, một làng núi mép Nam Cánh Đồng Chum nơi có một phi đạo thô sơ, có thể đón nhận vũ khí và tiếp phẩm. Lair đă để lại một đơn vị Không Cảnh Thái Lan cho Vang Pao. Trưởng toán Không Cảnh liên lạc vô tuyến với Lair cho biết vị trí mới của họ và xin thêm vũ khí, đạn dược. Vũ khí và thêm một Không Cảnh khác giúp việc huấn luyện.
    Hàng nhiều năm Không Cảnh dùng một khóa học 3 ngày huấn luyện các binh sĩ thiểu số. Khóa học tuy ngắn nhưng hiệu quả. Người Thái Lan vẫn dùng hệ thống huấn luyện này cho người Hmong ở Pha Khao. Ngày đầu tiên học về sử dụng súng trường carbine M-1. Ngày thứ nh́ cách sử dụng súng cối, bazookas và súng máy. Ngày cuối cùng thực tập phục kích.
    Một phần của huấn luyện phục kích là giăng giây gài lựu đạn. Binh sĩ măn khóa đầu tiên thực tập giăng lựu đạn bẫy chung quanh căn cứ theo lịnh Vang Pao. Ngày hôm sau, một toán tuần tiễu Pathet Lào ṃ vào khu vực và vướng lựu đạn. Khóa sinh Hmong dùng vũ khí mới đuổi bắt Cộng Sản giữa lằn đạn. Địch bỏ chạy, bỏ lại vài người chết và bị thương. Lair có mặt chứng kiến cuộc phục kích. Có vẻ như chiến dịch Động Lượng có kết quả.


    Pa Dong

    Địch quân đă biết vị trí của ḿnh, Vang Pao dời bộ chỉ huy lên hướng Bắc cách Pha Khao vài ngọn núi, đến một chỗ gọi là Pa Dong. Làng Pa Dong một thời là địa điểm thu mua thuốc phiện của ban thu mua nha phiến Pháp. Người Pháp đă xây cất một phi trường nhỏ để phi cơ có thể vận chuyển thuốc phiện đến nhà kho ở Sài G̣n. Phi trường vẫn c̣n đó nhưng cây cối đă mọc lấp. Vang Pao huy động dân làng , hầu hết đàn bà, trẻ con sửa sang lại phi đạo. Trong ṿng vài ngày, máy bay CIA bắt đầu thả dù vũ khí : carbines thời Đệ Nhị Thế Chiến, Garands M-1, trung liên BAR (Browning Automatic Rifles), súng cối và hỏa tiễn cá nhân (bazookas)- đủ trang bị cho 2 đại đội. Không Cảnh Thái Lan chia 200 binh sĩ Hmong thành 2 đại đội, cấp tốc huấn luyện 3 ngày và trao 2 đại đội này cho Vang Pao. Liền tức th́ ông tung quân về hướng Nam thành phố Xiêng Khoảng để xem họ có thể làm được ǵ. Chỉ vài ngày, họ phục kích một đoàn quân Pathet Lào, hạ sát 15 mạng.
    Phấn khởi, Vang Pao muốn có thêm nhiều đơn vị. Yang Youa Tong và Thao Sao Chia đă bắt đầu tổng động viên, dời hàng ngàn Hmong đến 7 yếu điểm chiến lược định sẵn. Vang Pao liên lạc vô tuyến với Yang Youa Tong và Thao Sao Chia yêu cầu gởi tân binh đến Pa Dong thụ huấn quân sự. Hàng trăm t́nh nguyện quân từ mọi khe núi đổ về căn cứ. Người tị nạn ở rải rác trên Cánh Đồng Chum cũng tụ tập nơi đây tránh chiến tranh. Lều và nhà lá mọc san sát để cung ứng cho cư dân ngày một đông đảo. Hai máy bay Dakota chở đầy vũ khí và tiếp liệu hạ cánh mỗi ngày để bỏ hàng. Như thế vẫn không đủ bắt kịp với làn sóng người tị nạn và t́nh nguyện quân ùn ùn kéo về. Tất cả đều mang theo gia đ́nh.
    Hai nhân viên CIA, Joe Hudachek và William Young đến phụ giúp Không Cảnh. Là huấn luyện viên bộ môn nhẩy dù thời Đệ Nhị Thế Chiến, Hudachek đến đó giúp huấn luyện quân sự. Young đến đó v́ khả năng ngôn ngữ. Thêm vào việc nói trôi chảy tiếng Lào, anh c̣n nói được vài thổ ngữ nữa. Từ tháng Một cho đến tháng Hai, 2 nhân viên CIA và 5 người Thái Lan huấn luyện thêm 5 đại đội nữa.
    Giữa tháng Ba, thêm 5 nhân viên CIA đến Pa Dong. Một người tên Anthony Alexander Poshepny, bí danh là “Tony Poe. Là cựu chiến binh thủy quân lục chiến, Poe đă đạt được nghiệp vụ chói sáng trong chức vụ nhân viên dă chiến. Năm 1957, Poe là 1 trong toán 5 người làm việc với phiến quân Sumatra lật đổ chế độ Sukarno ở Nam Dương. Sau khi âm mưu bại lộ, anh sang Tây Tạng tổ chức cho Đạt Lai Lạt Ma trốn thoát. Poe tiếp tục chọc giận các lănh tụ Bắc Kinh bằng cách huấn luyện lực lượng xung kíchTrung Hoa Quốc Gia xâm nhập Hoa Lục. Cùng với Poe c̣n có Tom Fosmire, Jack Shirley, Lloyd “Pat” Landry và Thomas Ahern. Fosmire từng làm việc với Poe ở Tây Tạng. Shirley là chuyên viên Không Cảnh, ở trong tổ chức Không Cảnh cũng lâu như Lair. Landry là một nhân viên dă chiến ở Âu Châu và Á Châu. Chỉ Ahern là người mới. Chán bàn giấy CIA ở Vientaine, anh vận động để được phục vụ dă chiến. Đây là công tác dă chiến đầu tiên của anh.
    Cùng với 5 CIA là 4 toán Không Cảnh Thái Lan. Công việc tập thể của họ là tiếp xúc với Hmong ở 7 địa điểm chiến lược và thành lập 6 căn cứ huấn luyện mới : 1 ở Ban Na, Bắc Pa Dong; 1 ở Phu Fa, mép tây Cánh Đồng Chum; 3 căn cứ khác, San Tiau, Tha Lin Noi, Muong Ngat ở mép Đông cánh đồng và 1 ở Houei Sa An, Bắc cánh đồng.
    Cuối tháng Tư, chiến dịch “Động Lượng” đă vơ trang tổng cộng 5000 Hmong và luân phiên thụ huấn chương tŕnh huấn luyện 3 ngày. Đó là một phần nhỏ hơn lực lượng Vang Pao mơ ước muốn có nhưng với Bill Lair, nó đă tạm đủ v́ ông muốn mọi sự phải kín đáo, không ai biết. Ông cảm thấy quá nhiều người Mỹ nơi tiền tuyến. Người Mỹ lôi cuốn chú ư, nhất là bọn Bắc Việt. Lair muốn mọi sự giao phó cho Không Cảnh Thái Lan.
    Lair quên tiên liệu việc tranh chấp hành chánh giữa CIA và quân đội, khó tránh khỏi khi chương tŕnh phát triển. Quân đội Mỹ, đầu tiên tổ chức Pḥng Thẩm Định Viện Trợ (PEO), sau đổi thành MAAG/Laos (Military Assistance Advisor’s Group/Laos – Nhóm Cố Vấn Quân Sự Lào), muốn các toán White Star huấn luyện Hmong. Một số ngân khoản lớn dành cho giai đoạn đầu của chiến dịch Động Lượng lấy từ ngân sách quân đội Mỹ, tạo điều kiện cho bộ Quốc Pḥng ép CIA phải nhượng bộ. Tuy nhiên quyết định là do tổng thống. Tai họa vịnh Con Heo do CIA tổ chức vẫn c̣n ầm ĩ trên mặt báo. Kennedy trở nên thận trọng hơn với CIA và không muốn CIA hoàn toàn tổ chức lực lượng bán quân sự ở Lào. Ông muốn các toán White Star của quân đội tham gia như một đối trọng với CIA.
    Toán White Star đầu tiên, do đại úy Bill Chance đến Pa Dong vào cuối tháng Tư. Bây giờ có rất nhiều da trắng trong căn cứ. Như Lair canh cánh lo ngại, Bắc Việt bắt đầu để ư đến Pa Dong.

    Edgar Buell.


    Edgar Buell

    Hầu như mỗi ngày Vang Pao đáp máy bay trong một phi cơ loại Helio-Courier của Air America, một máy bay chế tạo đặc biệt cho việc cất cánh và hạ cánh bằng phi đạo ngắn (STOL, Short takeoffs and Landings), đến những làng xa xôi để trông coi tổ chức gọi là “những đại đội xung kích”- Những đơn vị cơ động cao có khả năng đánh mau rút lẹ. Cuối tháng Năm, 84 đơn vị được thành lập và bố trí quanh Cánh Đồng Chum. Những đơn vị này hầu hết là trên danh sách . Ít người được huấn luyện quân sự hay vũ trang. Nhân viên CIA, Không Cảnh hay cố vấn White Star đến các nơi này để trông coi việc xây dựng phi trường để tiếp tế vũ khí, vật liệu quân sự. Mất gần 1 năm các đơn vị xung kích này mới có đủ vũ khí để tự vệ, chứ chưa đủ đảm đương những cuộc hành quân tấn công địch.
    Dù vũ khí đến chậm nhưng thực phẩm, quần áo, thuốc men được thả dù đều đặn. Mục đích không hẳn là nhân đạo. 80000 Hmong được huy động để yểm trợ, hay nhập ngũ trong quân đội du kích Vang Pao theo hiệu lịnh của Yang Youa Tong, Thao Sao Chia và sau này, LyFoung Touby. Họ trung thành với 3 người này chứ không phải với Vang Pao. Muốn chuyển sự trung thành đó cho ḿnh, Vang Pao cần ban phát những nguồn lợi cụ thể. Bill Lair hiểu điều ấy và phát động một nỗ lực cứu trợ quy mô qua ngân quỹ của USAID (Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế) do Edgar Buell tổ chức, một t́nh nguyện viên lănh 65 Mỹ kim 1 tháng do cơ quan thiện nguyện quốc tế IVS (International Voluntary Service), một tổ chức tư nhân, chu cấp.
    Buell bắt đầu chuyến công tác cho IVS ở Lat Houang, 1 thị trấn 1000 người phía Đông Bắc Cánh Đồng Chum. Buell là nông dân da đỏ, khỏng khoeo, chân ṿng kiềng và lùn tịt bằng người Hmong. Ông bỏ nghề nông lúc chưa đến ngũ tuần sau cái chết của vợ. Phiền muộn triền miên v́ t́nh cảnh góa bụa, Buell nghe lời khuyên bác sĩ, t́m một công việc t́nh nguyện nào đó khuây khỏa. Viên bác sĩ nghĩ đến những công việc xă hội tại địa phương chứ không phải công tác cứu trợ ở chốn xa xôi hàng vạn dặm như Lào. IVS thuyết phục ông rằng ông có thể làm những việc hữu ích ở cao nguyên Lào, nơi những nông dân nghèo đói, quần quật với mảnh đất bằng những nông cụ thời thạch khí.
    Thoạt tiên, công việc của Buell với IVS là giảng dạy kỹ thuật canh nông hiện đại cho Hmong. Nông trại hiện đại do USAID tài trợ đă hoạt động ở Lat Houang. Nông trại có 2 máy cày, máy trồng bắp và máy gặt bắp. Đất nơi ấy đă cạn kiệt màu mỡ v́ đă canh tác nhiều năm không chăm bón và do đó, bị bỏ phế từ lâu. Dù thế IVS vẫn trồng bắp, nh́n cây mọc cao đến đầu gối, c̣i cọc lần hồi rồi chết rụi.
    Buell không chống đối kỹ thuật nông nghiệp hiện đại nhưng phải được ứng dụng một cách hợp lư. Nông trại ở Lat Houang không chỉ phí th́ giờ, nó c̣n gieo ấn tượng kỹ thuật tân tiến thật là vô tích sự. Buell tránh văn pḥng IVS và bỏ hết thời gian ra ruộng với nông dân, xem họ làm việc và học ngôn ngữ của họ. Ông chỉ dẫn thợ rèn trong làng cách rèn lưỡi cày gắn vào cái cày bằng gỗ, một cải cách thực dụng khiến mọi người kính trọng. Ông có một xe ủi đất của USAID cấp, ông mướn 1 toán Hmong xây đập bằng đất, dẫn thủy nhập diền và sau này làm 1 con đường dài 20 dặm cũng bằng cái xe ủi ấy. Nhắc lại, ông chỉ lănh 65 Mỹ kim 1 tháng, vừa đủ ăn uống nhưng không đủ may mặc.
    Trong lúc làm đường, Kong Lê chiếm chính quyền và Mỹ cắt viện trợ cho Lào khiến Buell không có tiền trả cho công nhân làm đường lộ. Buell dùng tiền để dành trả lương cho họ và vẫn tiếp tục làm đường. Nhưng khi chiến cuộc lan tràn khắp Cánh Đồng Chum, Buell bỏ việc làm đường, xoay sang cứu trợ nạn nhân chiến tranh. Làm việc với người tị nạn khiến ông tiếp xúc gần gũi hơn với USAID. Buell biết cơ quan này đầy những nhân viên CIA và nó làm ông khó chịu, nhưng v́ tiền của CIA hầu như vô tận và dường như họ muốn cho không dân Hmong. Cảm ơn ḷng tốt CIA.
    Cuối tháng Một năm 1961, Buell ở Vientaine với các t́nh nguyện viên IVS khác hoạch định chương tŕnh cứu trợ đặc biệt cho nạn nhân chiến tranh do USAID tài trợ. Cuộc cứu trợ dành cho Hmong của Vang Pao cho nên Buell mới được triệu hồi về Vientaine để hội ư. Vài tháng trước, trong một cuộc họp với 1 người trong nhóm Vang Pao, Buell được biết kế hoạch di dân gồm khoảng 200 làng và được xem bản đồ những địa điểm định cư mới. Buell là người Mỹ duy nhất biết các nơi chốn ấy.
    Trong ṿng 3 tháng, mỗi ngày Buell và các t́nh nguyện viên khác chất những bao gạo (96 cân Anh 1 bao), quần áo, thuốc men từ nhà kho ở Vientaine lên phi cơ C-47 rồi theo phi cơ đến các nơi khắp Cánh Đồng Chum. Khi họ bay qua một khu tạm dựng lều của Hmong, Buell buộc giây an toàn vào bụng, đạp những món hàng USAID rơi xuống đám người Hmong vẫy gọi bên dưới.
    Chuyến bay đầy nguy hiểm. Chỗ dựng lều tạm của Hmong thường khuất trong những đỉnh núi cao, một chút bất cẩn là máy bay va vào núi. Máy bay c̣n bị xạ kích bởi những lực lượng bên dưới. Một phi vụ, Buell đếm 27 lỗ đạn trên 2 cánh máy bay. Mùa mưa th́ nguy hiểm hơn. Bay trong điều kiện tầm nh́n xa là zero, va vào núi là một đe dọa thường xuyên. 23 nhân viên cứu trợ chết v́ tai nạn máy bay va vào núi.
    Vài ngày trong công tác, Buell phát hiện 1 nhóm Hmong đi về hướng Nam, không đi về những chỗ Vang Pao chỉ định. Họ mới chính là những người tị nạn chiến tranh thực sự, không bị Vang Pao cũng như ai xúi giục, và họ đông đến 50000 người. Buell nghe đồn về tin ngừng bắn. Ông hy vọng tin này thành sự thực. Nếu chiến tranh chấm dứt, dù chỉ tạm chấm dứt, ông vẫn c̣n cơ hội đổ hàng cứu trợ xuống đoàn người khốn khổ, không nhà cửa, không thực phẩm đang chết dần ṃn v́ đói khát hay bị Cộng Sản tàn sát.

    c̣n tiếp

  4. #14
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Chương VII. Trong lúc t́m một giải pháp chính trị.

    Trong vài tuần lễ đầu nhậm chức tổng thống, phúc tŕnh về những chiến thắng của Cộng Sản ở Lào đến bàn giấy Kennedy mỗi ngày. Trót tuyên bố trong bài diễn văn nhậm chức :”trả bất cứ giá nào, gánh bất cứ gánh nặng nào …để bảo đảm sự tồn tại và thành công của tự do,” ông phân vân không biết có nên gửi quân sang Lào không. Ông hội ư với bộ Tổng Tham Mưu để t́m phương cách giải quyết.
    Các tướng lănh không nói với Kennedy điều ông muốn nghe. Biện pháp quân sự chỉ được sử dụng nếu tổng thống muốn một cuộc chiến tranh quyết liệt và toàn diện ở Á Châu. Bắc Việt sẽ tham chiến, và Trung Cộng. Nó sẽ là một chiến tranh lớn lên đến một phần tư triệu binh sĩ Mỹ - mọi thứ đều lớn như cuộc chiến tranh Đại Hàn. Kennedy hỏi chúng ta có đủ quân số nếu Trung Cộng tham chiến. Kế hoạch điều binh duy nhất các tướng lănh có thể dùng đối phó với Trung Cộng là vũ khí nguyên tử.
    Trong khi Kennedy không chùn lại với ư tưởng một cuộc chiến lớn ở Đông Nam Á, Lào có vẻ không phải là điểm khởi chiến. Quốc gia này không ổn định về mặt chính trị và không hiệu quả về mặt quân sự. Nằm sâu trong đất liền, quốc gia này không có biển khiến việc tiếp tế quân sự rất khó khăn – Giống như nhận xét của Eisenhower bác bỏ việc gởi quân sang Lào trước đây. Với Kennedy, Việt Nam là nơi khởi đầu hợp lư hơn nếu phải khởi đầu một cuộc chiến.
    Những nhận xét này củng cố sự hấp dẫn của 1 giải pháp chính trị ở Lào: thiết lập 1 chính phủ liên hiệp gồm Pathet Lào, Trung Lập cũng như hữu khuynh thân Mỹ. Vấn đề là kêu gọi Pathet lào và Trung Lập ngưng chiến, ngồi vào bàn đàm phán. V́ trên đà chiến thắng dồn dập, họ không muốn ngưng chiến. Kế hoạch Kennedy là để thuyết phục Cộng Sản, đặc biệt là người Nga, rằng Mỹ muốn đem quân sang Lào ngăn cản sự chiến thắng của Cộng Sản, dùng tháu cáy (hù dọa) buộc họ ngồi vào bàn đàm phán. Phản ứng của Sô Viết rất quan trọng v́ sự thiết tưởng (sai) rằng Sô Viết hoàn toàn khống chế các phong trào Cộng Sản Trung Cộng, Lào và Việt Nam. Cũng thế, v́ Sô Viết vơ trang cho Trung Lập và Pathet Lào bằng kho vũ khí ở Kiev và Minsk, cả 2 nhóm này lệ thuộc vào ư muốn Sô Viết. Nếu Sô Viết ngưng không vận vào cánh đồng, cả 2 quân đội này sẽ ngưng hoạt động.
    Đầu tháng Ba năm 1961, Kennedy bắt đầu tháu cáy bằng một lá thơ gởi cho Khrushchev tuyên bố quyết tâm bảo vệ Lào, ngay cả nếu phải đổ bộ quân lên đất Lào. Theo sau lá thư là cuộc phô trương sức mạnh quân sự. Trong khi Đệ Thất Hạm Đội vào vịnh Thái Lan, 500 binh sĩ Mỹ xuống phi trường Udorn ở Thái Lan, cùng với một phi đội trực thăng tạo ấn tượng binh sĩ sẽ được sử dụng như lực lượng cơ động trực thăng vận trên chiến trường Lào. Để tô đậm h́nh ảnh này, tiếp liệu quân sự được dự trữ trong những căn cứ ở Thái Lan, gần biên giới Lào.
    Một hành động cuối cùng được thực thi nhằm thuyết phục Sô Viết về quyết tâm Mỹ. Kennedy ra lịnh một chiến dịch đặc biệt phát động cùng một lúc với cuộc đổ bộ Cu Ba vào trung tuần tháng Tư. Một khi cuộc đổ bộ Cu Ba tiến hành, một phi đoàn oanh tạc cơ B-26 cất cánh từ căn cứ không quân Tahkli ở Thái Lan sẽ dội bom Cánh Đồng Chum và các vị trí Pathet Lào khác trong thung lũng Ban Ban. Các đơn vị Hmong, cùng với 300 binh sĩ thủy quân lục chiến không vận từ Xung Thằng (Okinawa) sẽ tấn công các lực lượng Cộng Sản khắp nơi trên cánh đồng.
    B-26 không hề cất cánh và thủy quân lục chiến không hề đổ bộ. Khi cuộc tấn công Cu Ba thất bại, Kennedy đ́nh chỉ chiến dịch phía Lào. Nhưng vẫn có mẫu hạm ngoài khơi Thái Lan, 500 binh sĩ trên đất Thái Lan, phi đoàn trực thăng và chiến cụ dự trữ gần biên giới Lào – đủ để thuyết phục Sô Viết rằng người Mỹ không chỉ nói suông. Kennedy lên đài truyền h́nh, với bản đồ, đồ thị và lập luận “tự do của Lào là tự do của Mỹ,” và một đe dọe Lào là một đe dọa cho an ninh quốc gia Mỹ.
    Người Nga mắc lừa bởi màn kịch của Kennedy và thúc đẩy một giải pháp điều đ́nh. Bắc Việt chống đối ư tưởng này. Phoumi Nosavan cũng thế v́ nhận ra rằng một chính phủ liên hiệp sẽ chấm dứt tham vọng độc tài quân phiệt hữu khuynh của ông. Người Nga không đếm xỉa Hà Nội, tuyết phục Trung Lập và Pathet Lào bước vào bàn hội nghị. Noi theo Nga, Hoa Thịnh Đốn gạt Phoumi ra ŕa và tạo áp lực lên thủ tướng Boun Oum bắt đầu tiến tŕnh tạo dựng một chính phủ liên hiệp.
    Một cuộc hưu chiến bắt đầu ngày 3 tháng Năm năm 1961. Hai tuần lễ sau, cuộc đàm phán bắt đầu ở Geneva, gồm đại biểu 14 quốc gia, trong đó có Mỹ, Nga, Trung Cộng, Bắc Việt và đại biểu phe Khuynh Hữu, Trung Lập và Pathet Lào. Để làm mạnh uy thế đàm phán, Kennedy ra lịnh điều 5000 binh sĩ sang Thái Lan.
    Tại hội nghị Geneva, Sô Viết có vẻ cũng nhiệt tâm như Mỹ trong việc lập một chính phủ liên hiệp. Nhưng Trung Cộng theo sau Bắc Việt cố t́nh tŕ hoăn. Rơ ràng có sự bất đồng sâu sắc giữa Trung Cộng và Sô Viết. Trong khi Khrushchev muốn cải thiện ngoại giao với Mỹ và Tây Phương, Mao Trạch Đông vẫn khăng khăng cổ vơ cho cuộc chiến đấu vô tận chống chủ nghĩa tư bản khắp Thế Giới Thứ Ba. Trung Cộng ngoan cố trong vấn đề này và dùng các hội nghị Cộng Sản quốc tế làm diễn đàn đả kích Khrushchev. Để trả đũa, Sô Viết cắt đứt mọi viện trợ quân sự và kinh tế cho Trung Cộng.
    Căng thẳng giữa 2 nước Cộng Sản đầu sỏ có thể thấy rơ ở hội nghị Geneva. Sau một phiên họp nhàm chán không kết quả, đại biểu Sô Viết, Andrei Gromyko nhận xét một cách châm biếm rằng :” Người ta không thể ngồi vô hạn bên bờ hồ Geneva đếm thiên nga.” Kiểm tra số thiên nga hồ Geneva cũng chẳng sao đối với Trung Cộng. Đại biểu của họ đă kư mướn dài hạn 1 biệt thự, tỏ dấu từ lúc đầu rằng họ định kéo dài đàm phán càng lâu càng tốt, đủ thời gian cho Pathet Lào, Trung Lập và Bắc Việt vận động những cuộc hành quân tấn chiếm các vị trí chiến lược để nắm ưu thế đàm phán.

    Padong bị vây hăm.

    Trong khi đàm phán kéo dài ở Geneva, Cộng Sản chuyển quân đến Padong, đe dọa tiêu diệt quân đội Hmong đang thời kỳ sơ sinh của Vang Pao. Mục tiêu không phải là làm tăng uy thế trên bàn hội nghị tại Geneva, nhưng là để loại trừ một ḱnh địch duy nhất có thể đe dọa lực lượng Pathet Lào và Bắc Việt. Suy luận này dựa vào một trận đánh, cuộc bao vây Muong Ngat.
    Trước khi có cuộc ngừng bắn chuẩn bị hội nghị, Bắc Việt đă đánh một trận thăm ḍ sức mạnh của các căn cứ “Động Lượng” vối cuộc tấn công vào San Tiau. 300 Hmong đồn trú tại đây, cùng vối 1 toán Không Cảnh và 2 nhân viên CIA, Shirley và Ahern. Họ cố thủ được 3 ngày. Sắp sửa bị tràn ngập, Shirley ra lịnh bỏ trại. Hmong biến vào trong núi. Phi công Air America không vận người Thái Lan và người Mỹ bằng trực thăng.
    Mục tiêu tiếp theo của Bắc Việt là một căn cứ “Động Lượng” ở Muong Ngat, pḥng thủ bởi 1 đại đội Hmong, 6 Không Cảnh Thái Lan và một số người Khmu. Tất cả chui rúc trong một trại binh đổ nát người Pháp bỏ lại trước đây. Người Pháp dựng đồn này trên một đỉnh cao để theo dơi lưu thông từ biên giới đến đường 4. Đến nay nó vẫn là một cứ điểm chiến lược và Bắc Việt muốn chiếm nó.
    Chỉ huy trưởng Muong Ngat là Ly Ndjouava, 2 năm trước t́nh nguyện xung phong vào đèo Gà Gáy cùng với Vang Pao truy đuổi tiểu đoàn 2 Pathet Lào của Niem Chan, bắn hạ đặc công Bắc Việt. Nhớ hành động anh dũng của Ly Ndjouava, Vang Pao giao cho anh ta chỉ huy đại đội pḥng thủ Muong Ngat.
    Khi Bắc Việt tấn công Muong Ngat, Ndjouava đă cảnh bị. Hai tuần trước, Vang Pao đă liên lạc vô tuyến với Ndjouava thông báo 1 tiểu đoàn Bắc Việt phối hợp với vài đại đội Pathet Lào, đang tiến quân trực chỉ Muong Ngat. Vang Pao chỉ thị Ndjouava mộ thêm quân ở các làng trên núi và đồng thời đánh quấy nhiễu làm chậm bước tiến địch. Trang bị với carbine thời Đệ Nhị Thế Chiến, t́nh nguyện quân Hmong gồm vài trăm Hmong phục kích Cộng Sản nhiều lần, đủ th́ giờ tŕ hoăn 1 tuần cho Ndjouava chuẩn bị hầm hố pḥng thủ trên núi. Toán Không Cảnh chỉ Hmong cách dùng súng máy bắn giăng lưới và gài ḿn chống tấn công.
    Cộng Sản tấn công Muong Ngat ngày 12 tháng Năm năm 1961, với 1 lực lượng gồm 900 Bắc Việt và 400 Pathet Lào, tỷ số chênh lệch là 15 chọi 1. Cộc tấn công bắt đầu bằng súng cối và đại bác không giật. Trong ṿng vài giờ, Cộng quân bao vây hoàn toàn căn cứ. Sáng hôm sau, hàng đợt sóng Bắc Việt leo lên núi. Quân pḥng thủ đốn ngă từng đợt bằng súng máy và ḿn chống biển người tạo những lỗ hổng trong các đội h́nh tấn công. Xạ thủ Hmong hạ các sĩ quan Bắc Việt từng người. Họ rất dễ nhận, đứng thẳng trên mặt phẳng dưới chân núi, với một binh sĩ đeo máy truyền tin bên cạnh, quan sát chiến trường bằng ống nḥm.
    Bắc Việt tấn công cho đến chiều, xác chết binh sĩ chất chồng xung quanh. Quân pḥng thủ đă chuẩn bị cho điều tệ nhất. Những ngày Cộng Sản chưa đến, họ đào sâu vào trong núi một đường hầm dẫn đến một con suối. Khi Bắc Việt và Pathet Lào chọc thủng được tuyến pḥng ngự, Hmong bắn xả đạn (không cần ngắm) và đánh cận chiến. Chỉ 23 người sống sót chui xuống hầm, để lại xác 60 đồng đội.
    Hmong trên các đỉnh đồi kế cận theo dơi trận chiến từ đầu đến cuối, tường thuật cho Vang Pao. Họ mô tả xác địch quân la liệt khắp băi chiến trường và 23 đồng đội sống sót của họ được dân làng dẫn vào núi trốn thoát. Ly Ndjouava trong số kẻ sống sót. Vang Pao định thăng thưởng cho Ndjouava nhưng trước tiên phải đưa anh đến nơi an toàn đă. Vang Pao liên lạc vô tuyến với anh và cho vị trí nhận thả dù tiếp tế. Gần 1 tháng, Ndjouava len lỏi 80 dặm núi rừng, trốn tránh lùng sục của Cộng Sản mới đến được Pa Dong. Anh đến nơi để chứng kiến Pa Dong rơi vào tay giặc.
    Theo một lời kể, tin thất thủ Muong Ngat rúng động tinh thần binh sĩ Muong Ngat. Thực tế, Vang Pao hài ḷng với kết quả. Chỉ 1 đại đội Hmong loại khỏi ṿng chiến 20 sĩ quan Bắc Việt, trong đó có 1 đại tá, sát thương 300 quân địch. Cuộc tử thủ Muong Ngat khẳng định sự huấn luyện và trang bị chu đáo có thể chống chỏi, đánh bại quân địch thiện chiến. Theo lời Vang Pao :” Bắc Việt đă biết năng lực của chúng ta, có thể gây tổn thất nặng nề cho họ trong chiến đấu.”
    Trận chiến Muong Ngat gây kinh hoàng cho Cộng Sản. Họ thường chiến thắng quân lực hoàng gia Lào v́ thiên hướng bỏ chạy tán loạn ở mọi cuộc chạm súng. Hmong chiến đấu gần như đến người cuối cùng. Theo báo cáo Bắc Việt và pathet Lào, họ thiệt hại gần 1000 thương vongtrong những tháng đầu năm 1961, hầu hết dưới tay lực lượng Hmong của Vang Pao khiến việc trừ khử Hmong ở Pa Dong là việc buộc phải thi hành trước khi quân đội Hmong ở pa Dong có dịp lớn mạnh.
    Những tuấn đầu tháng Năm, 1961, Bắc Việt đào các băi đặt trọng pháo trên triền dốc trong tầm bắn vào căn cứ Pa Dong. Trái đạn đầu tiên rơi vào căn cứ ngày 15 tháng Năm. 11 ngày sau, Pa Dong tơi bời trong mưa pháo. Sau 2 ngày tạm ngớt, thêm 400 trái đạn trọng pháo rót vào căn cứ. Cộng Sản cũng bắn hạ 1 trực thăng gây tử thương 2 phi hành đoàn và 1 cố vấn quân sự MAAG.
    Người Mỹ ở Pa Dong không muốn tin địch quân là bọn Bắc Việt. Vang Pao tung quân thám báo t́m bằng chứng. Một đơn vị mang về một xâu vành tai người. Vang Pao cắt nghĩa cho toán White Star (có 2 lực lượng yểm trợ Hmong : lực lượng CIA và Không Cảnh Thái Lan của họ, lực lượng thứ 2 là nhóm White Star gồm biệt kích trực thuộc quân đội. Xin ghi nhớ điều này.) rằng trái tai người Việt nhọn hơn Pathet Lào. Bill Chance, trưởng toán White Star vẫn không tin v́ sự phân biệt h́nh dạng tai không có cơ sở khoa học.
    Cuộc tấn công Pa Dong tăng cường độ vào đầu tháng Sáu năm 1961, dẫn đầu bởi trung đoàn biệt lập 148 Bắc Việt. Lúc 10 giờ sáng, 1200 binh sĩ Cộng Sản bám vào được một điểm tựa trong thung lũng nh́n lên căn cứ Pa Dong trên đỉnh núi. Họ di chuyển súng cối lên sườn đồi bắn vào tuyến pḥng thủ ṿng ngoài của quân pḥng thủ, buộc Hmong phải thối lui.
    Lúc này đang trong mùa mưa nên quân tấn công tiến quân rất khó khăn. Suốt 1 tuần, sương mù bao phủ Pa Dong. Vẫn có những cơn mưa tầm tă nhưng sương mù ẩm ướt không thôi cũng đủ biến chiến trường thành những triền dốc lầy lội và trơn trợt. Trong khi quân Bắc Việt leo dốc th́ Vang Pao tái bố trí súng máy và súng cối. Toán White Star giúp Hmong điều chỉnh tầm bắn. Những đạn cối và súng máy làm chậm thêm bước tiến quân địch.
    Hai ngàn gia đ́nh binh sĩ Hmong ở Pa Dong sống trong những lều do CIA và cố vấn Mỹ cung cấp. Quan tâm chính của Vang Pao là cản trở Bắc Việt đủ cho trẻ em và phụ nữ di tản về phía bên kia mũi tấn công, đi đến chỗ an toàn. Trong khi binh sĩ Hmong cố thủ, gia đ́nh của họ bỏ lều xuống núi. Chiều xuống, Cộng quân mang được súng cối vào tầm bắn. Chúng bắn tan nát những mái lều mà ngỡ rằng đă tiêu diệt thành công “dân của địch.”
    Edgar Buell, nhân viên cứu trợ tị nạn USAID, đến Pa Dong vào buổi sáng, trước khi trận đánh khởi sự. Ông đến từ Ban Na, 1 làng núi Tây Bắc Pa Dong, nơi trung tâm tị nạn đầu tiên và chính thức của dân Hmong trong chiến tranh. Buell thấy Ban Na từ trực thăng trong một chuyến bay t́m người tị nạn trong rừng. Ông phát hiện 5000 người Hmong chen chúc trên chóp một đỉnh núi. Ông xuống trực thăng t́m hiểu họ cần những ǵ. Họ hết thực phẩm đă 3 tuần. Trẻ em mặt hóp lại v́ đói ngồi đờ đẫn trong bùn, những vết sướt trên mặt đă đóng những vẩy mủ khô. Buell thấy 1 em bé tí hon gần như xác khô v́ đói, cố sức tàn bú vào đôi vú lép của người mẹ. Nhiều trẻ sơ sinh khác đă chết.
    Hai lần Buell nghe tiếng súng báo hiệu người chết khi đang quan sát ngựi tị nạn. Súng báo hiệu là 3 phát bắn chỉ thiên bằng súng hỏa mai. Ông gọi USAID ở Vientaine và cả ngày hôm ấy, ông điều khiển việc tiếp vận gạo, muối, chăn mền, quần áo và thuớc men. Đối với vài người xấu số, cuộc cứu trợ quá trễ. Súng báo tử vẫn thỉnh thoảng nổ suốt đêm. Tiếp vận đổ xuống thêm sáng hôm sau. Mất 3 ngày, súng hỏa mai mới ngừng báo tử.
    Khi Buell ngồi ở Pa Dong, ngồi lẫn lộn với người tị nạn bên sườn đồi, nép ḿnh theo tiếng nổ trọng pháo bắn vào trại lều bỏ trống bên dưới, ông đột nhiên sợ, muốn quay lại Ban Na. Một cô gái Hmong 14 tuổi vịn vai ông ta. Cô mang một cây súng Garand M-1 Mỹ. Một dây đạn tự may lấy bắt chéo với những băng đạn trĩu nặng trên bờ vai gầy guộc thả lủng lẳng xuống hông. “Đừng sợ,” cô trấn an. “Tôi sẽ bảo vệ ông.” Cô chĩa họng súng về phía quân thù bắn một phát và quay nh́n ông cười. Buell cảm thấy hết sợ sệt. Vang Pao yêu cầu ông tập họp phụ nữ, trẻ em chuẩn bị di tản. Cộng Sản không tha bất cứ ai c̣n sống.
    Mưa bắt đầu nặng hạt lúc mặt trời lặn. Tiếng mưa rơi ḥa lẫn tiếng trọng pháo ầm ỳ như tiếng nước lũ cuồn cuộn dưới mương trong cơn lụt. Vang Pao ra lịnh khởi hành. Đoàn người khốn khổ nối nhau một hàng dài, uốn khúc ngoằn ngoèo xuống chân núi, bám vào những dây leo cho khỏi ngă trên śnh lầy. Những em bé ướt đẫm nước mưa, có em mới đẻ được vài ngày, được hân hạnh nếm mùi giải phóng, ngọ nguậy trong cái địu trên lưng mẹ, b́nh thản bú ngón tay. Cộng Sản đă từng nắm chân những em bé này, quật đầu vào tảng đá. Họ đi 18 giờ trong mưa, tiếng súng ở Pa Dong mới lắng dịu khỏi tầm nghe.


    Đoàn người tị nạn

    Đoàn người đi thêm 1 ngày nữa trước khi đến Yat Mu, một ngọn núi đă chật ních người tị nạn. Họ là những người dân từ cuộc hành quân mở rộng địa bàn của Cộng quân từ Cánh Đồng Chum. Mục đích là mộ quân, cững bách dân công, cướp thuốc phiện và lúa gạo Hmong. Nhiều làng trong khu vực đă đến Yat Mu trước đoàn người đến từ Pa Dong. Tổng cộng con số lên đến 9000 người, chen chúc nhau để tự an ủi, chia sẻ đồ ăn mang theo và dần dần chết v́ đói. Khi Edgar Buell đến với đoàn người ở Pa Dong ( đáng phục con người này. Chắc chắn ông chia sẻ sống chết với họ không phải v́ tiền lương 65 Mỹ kim 1 tháng của cơ quan thiện nguyện quốc tế IVS (International Voluntary Service) ông đi ṿng quanh để t́m phương án cứu trợ. Ông vô cùng ngạc nhiên khi t́m thấy đă có những người thiện nguyện trên núi, dẩn đầu bởi Felix Romero, 1 bác sĩ trong chiến dịch Huynh Đệ, một cơ quan y tế tư nhân Phi Luật Tân. Nhóm của Romero chỉ là 1 phần của hàng trăm người Phi Luật Tân đến Lào bởi sự vận động của CIA, phần nhiều trong số họ là những cựu chuyên viên quân sự thời thập niên 1950 đánh tan phiến Cộng “Huk” trên đảo Negros và Panay, Phi Luật Tân. Một cách chính thức, những cựu binh sĩ Phi Luật Tân này là nhân viên dân chính của công ty xây dựng miền Đông, trụ sở ở Manila, thầu xây cất đường sá Lào. Công việc chính của họ là huấn luyện binh sĩ Lào và cùng chiến đấu với họ. Một số sau này sẽ chiến đấu chung với người Hmong.
    Romero thông báo Buell rằng dân của ông không có ǵ ăn đă nhiều ngày. Thời tiết xấu khiến Vientaine không thể thả dù tiếp tế. Thêm vào đó, Romero đang chiến đấu chống bịnh kiết lỵ đang lan tràn, và đang thua trận v́ thếu thuốc. Ông sợ rằng nếu tiếp tế không đến kịp, người tị nạn sẽ chết tập thể. Hàng trăm người đă chết khi Romero và Buell cầu nguyện cho thời tiết trở nên tốt hơn. Không muốn chờ chết, nhiều Hmong nuốt thuốc phiện tự tử. Một ngàn người khác v́ quá đói và tuyệt vọng, bỏ trại đi lang thang vào rừng t́m chỗ khác, hy vọng có thực phẩm. Với điều kiện sức khỏe như thế, chắc chắn họ chết trong ṿng vài ngày. Ngày thứ 11, lời cầu nguyện của Buell và bác sĩ Romero đă được đáp ứng. Trời quang đăng trở lại và máy bay vận tải từ Vientaine thả dù gạo, muối, chăn mền và thuốc men.
    Lúc này vang Pao đă lập bộ chỉ huy mới ở Pha Khao. Ông rời Pa Dong bằng trực thăng sau khi đoàn người tị nạn đă đi khỏi. C̣n lại là vài trăm du kích Hmong, Không Cảnh Thái Lan, cố vấn White Star và nhân viên CIA Jack Shirley. Khi Cộng quân tiến đến gần, Không Cảnh Thái Lan và toán White Star cản hậu cho đồng đội mở đường máu. Sập tối, những người sống sót bỏ căn cứ. Không hổ danh những chiến sĩ du kích trời sinh, Hmong lẫn vào trong núi. Trực thăng chỉ việc bốc người Mỹ và Thái Lan bay đến Pha Khao, bộ chỉ huy của Vang Pao trong ṿng 16 tháng tới.

    Nóng ḷng chiến đấu.

    Sự thất thủ Pa Dong chỉ tăng cường quyết tâm của Vang Pao về nỗ lực tuyển mộ, vơ trang, t́nh nguyện quân Hmong. Nhưng ngoại trừ binh sĩ ở Pha Khao, và ở 4 căn cứ “Động Lượng” c̣n lại, ít binh sĩ của ông được vơ trang hay huấn luyện. Thèm muốn vũ khí, Hmong đi lùng sục khắp các hang cùng núi hẻm theo những lời đồn rằng vũ khí được thả dù ở chỗ nọ chỗ kia.
    Sự kiện hàng ngàn Hmong muốn chiến đấu mà không có vũ khí và không được huấn luyện khiến Vang Pao phàn nàn với Tony Poe và Vinton Lawrence, 2 nhân viên CIA làm việc với ông, về người Mỹ chỉ tiếp tế thực phẩm mà không có vũ khí, đạn dược để họ có thể tự vệ. Buell, phụ trách tị nạn muốn ǵ cũng có mà ông chỉ muốn vũ khí mà không có. Lair bay đến Pha Khao khuyên Vang Pao nên hạn chế sự mong mỏi, bằng ḷng với những ǵ ḿnh đang có và tự túc tự cường. Lair biết đàm phán ở geneva có thể đi đến quyết định bỏ rơi Lào hay ít nhất, ngưng yểm trợ Hmong. Lair muốn Vang Pao chuẩn bị cho khả năng phải chiến đấu một ḿnh, không ai trợ giúp.
    Lượng định của Lair chỉ nung nấu sự thèm khát vũ khí của Vang Pao. Nếu người Mỹ bỏ cuộc, ông cần dự trữ vũ khí. Yêu cầu vơ trang của ông bị làm ngơ cho đến khi Cộng Sản nhiều lần vi phạm ngừng bắn và sự vận động không ngừng của giám đốc Phân Bộ Viễn Đông CIA, ông William Colby, hối thúc tổng thống Kennedy chuyển hướng chính sách. Tháng Tám năm 1961, Kennedy phê chuẩn kế hoạch phát triển quân đội Hmong lên 11000 người.
    Lair gởi 5 toán Không Cảnh Thái Lan điều hành thêm 5 trại huấn luyện quanh Cánh Đồng Chum. Để thúc đẩy việc huấn luyện, Lair bắt đầu dùng huấn luyện viên Hmong. Sau một khóa huấn luyện đặc biệt ở bộ chỉ huy Không Cảnh ở Hua Hin, một nhóm gồm 120 tân huấn luyện viên Hmong chia thành 10 toán công tác đặc biệt (SOT, Special Operations Teams) thay thế Không Cảnh ở các căn cứ “Động Lượng”, để các huấn luyện viên Thái Lan rảnh tay điều hành các trại mới. Trong ṿng vài tháng, Lair thành lập thêm 12 toán công tác đặc biệt và các Không Cảnh khác đến từ Thái Lan, di chuyển đến Sầm Nứa để mở rộng hệ thống “Động Lượng” về phía Bắc.
    Ngay cả PEO, Cơ Quan Thẩm Định Viện Trợ cũng đóng góp vào công cuộc huấn luyện. Vài toán cố vấn White Star ở Sam Thong ở mép Nam Cánh Đồng Chum bắt đầu xây dựng căn cứ tiếp vận lớn, đầy đủ với trung tâm truyền tin và kho dự trữ đe73 phân phối tiếp liệu và vũ khí cho Hmong đang thụ huấn. Toán White Star cũng thiết lập căn cứ huấn luyện riêng để tăng cường nỗ lực Không Cảnh.
    Nhiều Hmong hưởng ứng ṭng quân trong chiến dịch “Động Lượng” nhưng Lair biết vẫn chưa đủ. Luôn bi quan về kết quả hội nghị Geneva, ông ta cảm thấy Vang Pao phải tạo thế thuận lợi nếu ông có sẵn một đơn vị tinh nhuệ trong t́nh trạng hiểm nghèo. Theo đề nghị của Lair, Vang Pao gởi 500 binh sĩ thiện chiến nhất đến Hua Hin thụ huấn bổ túc 1 tháng để thành lập đơn vị biệt kích đầu tiên SGU (Special Guerrilla Unit), một đơn vị cấp tiểu đoàn, ṇng cốt của binh lực Hmong.



    Tony Poe và Biệt kích Hmong

    Vang Pao bây giờ nắm một lực lượng 7000 du kích vũ trang, huấn luyện đầy đủ. Tuy nhiên chỉ 1 phần của lực lượng này liệt vào hạng đáng nể : tiểu đoàn biệt kích SGU duy nhất và vài chục toán huấn luyện viên SOT chuyên về xung kích cảm tử. Tất cả binh sĩ c̣n lại đóng rải rác trên Cánh Đồng Chum, tổ chức thành những đại đội dân sự chiến đấu (ADC, Auto Défense de Choc) một danh xưng rôm rả gọi các lực lượng bán quân sự địa phương. Dân sự chiến đấu ADC có khả năng bảo vệ căn cứ nhưng thiếu tổ chức, huấn luyện cho những cuộc hành quân tấn công.
    Quan điểm của Hoa Thịnh Đốn đây là t́nh trạng tốt v́ sự tinh tế của cuộc hội nghị Geneva. Kennedy không muốn những lực lượng bán quân sự Hmong phát động tấn công tạo lư do cho Cộng Sản tŕ hoăn việc kư kết hiệp định. Vang Pao được khuyến cáo hạn chế các hoạt động quân sự, chỉ c̣n các công tác t́nh báo, pḥng thủ đơn vị và các trại tị nạn.. Để đảm bảo, Air America của CIA chỉ viện trợ nhỏ giọt cho quân đội Vang Pao. Vài cấp chỉ huy của Vang Pao trên chiến trường, nóng ḷng chiến đấu, t́m cách trái lịnh, tự t́m địch mà đánh.
    Yang Youa Pao chỉ huy 1 đại đội dân sự chiến đấu ở Tha Lin Noi, 1 trong 7 căn cứ nguyên thủy của “Động Lượng”. Dù vóc dáng thấp lùn,(4 feet 9 inches) Youa Pao là một dáng dấp đầy dọa nạt. To như một gốc cổ thụ và gương mặt luôn cau có, lúc nào ông cũng đeo xề xệ ngang hông khẩu súng lục bá bằng ngọc thạch. Ông thường rút súng mỗi khi ra lịnh, đôi khi bắn chó của dân làng mỗi khi cần thị uy. Ông dữ tợn và gan dạ. Khỏi nói thuộc hạ ông đều răm rắp tuân lịnh.
    Tháng Tư, Youa Pao được tin t́nh báo Cộng quân xuất hiện quanh vùng và xin phép xuất quân. Vang Pao ra lịnh Youa Pao án binh bất động.. Vài tuần sau nhận thêm những phúc tŕnh hoạt động địch, Youa Pao lại xin phép Vang Pao mở cuộc hành quân. Lần nữa, ông lại được lịnh ém quân. Đến tháng Sáu, Youa Pao không chịu nổi nữa khi thấy địch quân nghênh ngang trong địa bàn của ḿnh, ông dẫn đại đội xuất quân hướng Tây Bắc đến Phong Savan.
    Thời Pháp thuộc, Phong Savan là trung tâm thương mại. Những con buôn nha phiến tụ họp nơi đây từ Bắc Lào để chuyển hàng về Vientaine hay Sài G̣n. Phi công chở hàng người Pháp la cà ở các quán rượu. Các con buôn mua sắm ở các cửa tiệm, quán ăn và các chợ lộ thiên ở thị trấn Phong Savan. Hmong ở Cánh Đồng Chum cũng tề tựu họp chợ, nhiều kẻ lội bộ hàng mấy ngày đường, bán nông phẩm và mua sắm những hàng nhập cảnh Pháp như lược, nữ trang, nước hoa, vải vóc, ḱm búa, radio và máy chụp h́nh. Thị trấn là một biểu tượng trù phú và thịnh vượng, một triển lăm hào nhoáng văn minh kỹ thuật Tây Phương.Giải phóng thị trấn này khỏi tay Cộng Sản là một khích lệ tinh thần to lớn đối với Hmong tỉnh Xiêng Khoảng.
    Youa Pao đến Phong Savan từ hướng Đông, lách qua các toán tuần pḥng Pathet Lào cho đến khi tới đỉnh núi ngó xuống phi trường thị trấn. bên dưới, binh sĩ Pathet Lào đang rỡ hàng từ 1 vận tải cơ Ilyushin của Sô Viết. Youa Pao dẫn quânmen xuống núi, băng qua 1 rừng tre đến một cánh đồng cỏ voi mọc lấn đến tận hàng rào phi trường. Ba du kích ở lại trên đỉnh cao chuẩn bị súng cối, chờ lịnh khai hỏa. Khi được lịnh, họ nă đạn xuống phi trường. Khi đạn cối nổ trên phi đạo, Youa Pao và binh sĩ xung phong từ đồng cỏ. Bọn kỹ thuật Nga, Bắc Việt và pathet Lào nhảy lên xe tải chạy khỏi Phong Savan. Trong ṿng vài phút, cả phi trường không c̣n bóng một tên Cộng Sản.
    Youa Pao chiếm phi trường và chờ địch hoàn hồn, tổ chức phản công. Chờ đến tối không thấy địch trở lại. Lúc này Vang Pao đă biết quân của ông chiếm phi trường. Ông hạ lịnh Youa Pao rút quân ngay tức khắc. Viên chỉ huy mập lùn chờ thêm vài tiếng, hy vọng Cộng quân tấn công để có cớ nán lại. Chờ măi không được, bất đắc dĩ ông cho quân rút lui.
    Sau vài tuần ăm không ngồi rồi ở Tha Lin Noi và nổi nóng, Youa pao lại dẫn quân đi t́m địch, lần này hướng về nam tới thành phố Xiêng Khoảng, chỉ cách 1 ngày hành quân từ căn cứ của ông. Giống như lần trước, Cộng quân bỏ chạy sau khi nghe tiếng súng khai hỏa. Youa Pao và binh sĩ của ông ta chờ địch quân trở lại phản công.
    Vang Pao giận tím mặt. Nếu Cộng quân phản công và một trận chiến lớn bùng nổ, làm sao ăn nói với cố vấn Mỹ về việc ngăn trở cuộc đàm phán đang diễn ra ở Geneva. Vang Pao ra lịnh cho Youa Pao rút quân khỏi thành phốvà chửi mắng Youa Pao thậm tệ trước đại đội. Youa Pao bỏ quân ngũ, đi biệt tích, rồi xuất hiện trở lại sau 2 năm, có lẽ đă nguôi giận. Lần này ông lại chỉ huy 1 đại đội khác. Ông tham dự nhiều trận đánh và bị thương nhiều lần. Gần cuối cuộc chiến, Vang Pao thưởng ông một chức vụ hành chính tỉnh Xiêng Khoảng.

    Long Cheng.


    Căn cứ Long Cheng

    Khi hội nghị Geneva bưiớc vào ṿng kết thúc, Vang Pao dời bộ chỉ huy từ Pha Khao đến Long Cheng, một thảo nguyên miền cao dài 5 dặm phía Nam Cánh Đồng Chum. Nhân viên CIA Bill Young phát hiện ra chỗ này. Công tác mới của Young sau khi thất thủ Pa Dong là t́m những vị trí mới có thể xây dựng các căn cứ “Động Lượng”. Ông thám hiểm các vùng đất Nam cánh đồng, nới dần về hướng Tây theo h́nh cánh cung đến tận tỉnh Sayaboury, nơi gọi là an toàn khu, theo yêu cầu của Lair, làm địa điểm rút quân tiên liệu cho Hmong. Trong cuộc thám hiểm Young tiếp xúc với các trưởng làng Hmong và t́m thấy vài địa điểm huấn luyện lư tưởng. Cứ điểm quan trọng nhất là Long Cheng.
    Cảnh tượng ở đây là một kỳ quan hùng vĩ. Những ngọn núi đá vôi sừng sững trên cao nguyên là pho tượng điêu khắc thiên nhiên, những đỉnh cao của nó tạo thành một hệ thống nối kết những dăy đồi ngoằn ngoèo với những đỉnh núi sắc cạnh, gọt đẽo hàng ngh́n năm bởi mưa mùa . Sương mù như vấn khăn trên cácđỉnh cao hơn. Một tấm rêu xanh đậm như vạt áo choàng đắp lên các sườn đồi. Những cây rừng đầy mắt mấu với những nhánh xoắn thành những h́nh thù cổ quái bám chênh vênh trên sườn dốc . Nhiều năm sau khi phi công Mỹ nhập bọn với đám nhân viên CIA, Không Cảnh, cố vấn quân sự Mỹ ở Long Cheng, ai cũng há hốc miệng chiêm ngưỡng quang cảnh hùng vĩ diệu kỳ trong buổi tham quan đầu tiên tại đây. Nó là bức tranh sơn thủy sống động của bức họa cổ Trung Hoa, 1 Shangri-La, một nơi chốn vượt thời gian và vẻ đẹp khó tưởng.
    Young chọn Long Cheng không phải v́ cảnh tượng hùng vĩ của nó. Điều hấp dẫn ông ta là những dăy núi che chở một thảo nguyên dài, rộng 5 dặm khiến Cộng Sản khó tấn công. Sự phẳng phiu và rộng lớn của nó lư tưởng cho một phi trường lớn. Edgar Buell đến nơi này v́ cũng muốn lập 1 phi trường dành cho việc cứu trợ. Ông cấp tốc dời 6000 người tị nạn từ Phao Khao đến Long Cheng, “xí chỗ” nơi có thể trở nên phi trường tiếp vận của người tị nạn kẻo bọn CIA chiếm mất. Rồi ông thuyết phục USAID và CIA xây một phi trường hiện đại để dung nạp những phi cơ vận tải lớn.
    Những chuyến bay đầu tiên đến Long Cheng ngoài thực phẩm, thuốc men, quần áo c̣n chuyên chở hàng tấn vật liệu xây cất. Buell muốn nơi đây thành 1 trung tâm tị nạn kiểu mẫu. V́ CIA sẵn sàng chi phí, ông trù liệu khu dành riêng cho người tị nạn và nhân viên cứu trợ, 1 bệnh xá đầy đủ thuốc men, y cụ, trường học, kho chứa thực phẩm và tiếp liệu. Vang Pao đến trong lúc căn cứ đang xây cất, nhận ra tiềm năng của Long Cheng và dành nó cho riêng ông ta, ra lịnh cho Buell dời trại tị nạn sang Sam Thong 1 làng cách Long Cheng 6 dặm về hướng Bắc.
    Trong ṿng 2 năm, CIA nới rộng phi trường Long Cheng thành một phi đạo trải nhựa dài 1 dặm, dùng được cho cả phi cơ vận tải hạng nặng và thỉnh thoảng nếu cần, có thể cất cánh những chiến đấu cơ phản lực. CIA cất những kho chứa lớn, nhà cửa, trung tâm truyền tin và 1 tư dinh cho Vang Pao: 1 ngôi nhà 2 tầng bắt chước kiểu khách sạn Motel 6 ngày xưa, với một bao lơn nhỏ trên tầng hai cho tăng vẻ thanh nhă. Văn pḥng chính của CIA trong căn cứ là một ṭa nhà kiên cố bằng bê tông cốt sắt, có thể chịu được bom. Những cửa cái làm bằng sắt giống như cánh cửa sắt hầm chứa bạc. CIA c̣n xây một nhà nghỉ mát cho nhà vua Savang Vatthana, nếu ông giá lâm kinh lư nơi đây. (Ông đến đây 2 lần.)
    Năm tháng tiếp nối, Long Cheng tiếp tục phát triển, tới giữa thập niên 1960 trở thành 1 trong những căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, và là trung tâm hoạt động CIA lớn hàng thứ nh́ trên thế giới, với Ari America và sau này thêm Continental Air Services- bận rộnsuốt ngày đêm chuyển quân, chuyển hàng đi khắp nơi. Nơi chất hàng lớn và bận rộn hơn một ô phố thị sầm uất. Gần cuối cuộc chiến, lưu thông trên không phận Long Cheng c̣n đông đảo hơn phi trường quốc tế O’Hare ở Chicago.
    Để ngụy trang cho hoạt động quân sự khổng lồ này, những tổ chức nhân đạo như USAID và IVS(International Volunteer Service) được dùng như mặt tiền của căn cứ. Thêm vào việc cung cấp thực phẩm và thuốc men cứu trợ, USAID và IVS trở nên đường ống tuôn chảy vũ khí, đạn dược của CIA, giao kèo với Air America phân phối 2 loại mễ cốc : Gạo mềm cho người tị nạn và “gạo cứng” tức vũ khí, đạn dược cho du kích.
    Hoạt động ở Long Cheng rốt cuộc trở nên quá lớn đến nỗi CIA phải mă danh nó bằng tên gọi Địa điểm đổ hàng phụ Số 20 hay 20 A để giảm vẻ quan trọng của nó. Buell đă dời đến Sam Thong sau khi Vang Pao chiếm đoạt Long Cheng của ông. Với Sam Thong là địa điểm đổ hàng chính số 20, Long Cheng là địa điểm phụ, các dân biểu, chính khách, ngoại giao, kư giả nếu viếng thăm chỉ thấy toàn những công việc cứu trợ nhân đạo. CIA hy vọng những chính khách quan trọng sẽ ức đoán rằng địa điểm chính hay phụ chắc cũng chẳng có ǵ quan trọng đáng phản đối.

    Tân chính phủ liên hiệp.

    Cuộc điều đ́nh ở Geneva kéo dài gần 1 năm. Đến đầu năm 1962 ngay cả Trung Cộng cũng muốn chấp nhận 1 chính phủ liên hiệp. Trở ngại chính lại là Phoumi Nosavan, người lầm tưởng rằng Hoa Thịnh Đốn không ưa giải pháp Trung Lập. Để thức tỉnh Phoumi, Hoa Thịnh Đốn cắt viện trợ Lào. V́ chính phủ lệ thuộc hoàn toàn vào viện trợ, nó lâm ngay vào cảnh khánh kiệt. Phoumi ra lịnh cho ngân hàng quốc gia in thêm tiền bù vào chỗ mất viện trợ, gây ra nạn lạm phát phi mă. Một biện pháp cũng ngu dại như thế nhưng kém phần tai hại hơn là tổ chức ṣng bạc gây quỹ cho chính phủ. Phoumi mở ṣng bạc trong một trường học nằm trên đường đi de761n phi trường Wat Tay và phổ biến những bích chương quảng cáo cho địa điểm đó. Ṣng bạc thu hút được một số con bạc nhưng không đem lại lợi nhuận mong muốn. Chưa chịu thua cuộc, Phoumi dùng cảnh sát đ̣i thù lao bảo vệ các thương gia và buộc mọi người đóng tiền hối lộ mọi dịch vụ giấy tờ. Vẫn không đủ chi dụng. Trong tuyệt vọng, Phoumi lập một xưởng điều chế bạch phiến ở ngoại ô Luang Prabang, tuyển dụng cựu binh sĩ trung đoàn 84 Tưởng Giới Thạch chạy sang đây sau khi bị mao Trạch Đông đánh đuổi, chuyên sống bằng nghề mua bán, tinh chế thuốc phiện trong vùng 3 biên giới Lào, Thái Lan, Miến Điện. Vùng này c̣n lừng danh trên thế giới dưới tên Tam Giác Vàng. Trong một dịp khác, tôi xin kể chuyện tướng Khun Sa và sư đoàn người Shan của ông ở vùng Tam Giác Vàng.
    Mặc dù xưởng điều chế tinh phiến mang lại lợi nhuận đáng kể, nó chỉ bù đắp một phần nhỏ ngân sách quốc gia cần để khỏi sụp đổ.
    Với t́nh trạng tài chánh như thế, Phoumi liều lĩnh mở cuộc hành quân bất ngờ tấn công Pathet Lào và Bắc Việt ở Tây Bắc Nam Tha. Phoumi nghĩ nếu ông đánh bại Cộng Sản, người Mỹ sẽ phải coi ông như bậc anh hùng cứu quốc. Nếu ông thua, ông sẽ chạy qua Thái Lan và người Mỹ buộc phải can thiệp để ngăn cản Lào khỏi lọt vào tay Cộng Sản. Với Bắc Việt sát biên giới, Thái Lan phải động binh để tự vệ.
    Người Mỹ khuyên Phoumi ngưng cuộc tấn công nhưng ông bướng bỉnh không nghe. Một phần, viên chức CIA đối tác của ông, Jack Hasey khuyến khích. Theo yêu cầu bộ Ngoại Giao, CIA tuyên chuyển Hasey sang một nhiệm sở khác ngoài nước Lào. Ngay cả khi Hasey bị thuyên chuyển, Phoumi vẫn khăng khăng tiến hành cuộc tấn công Cộng Sản. Dĩ nhiên, cuộc tấn công thất bại hoàn toàn. Quân đội Phoumi chiến đấu tồi tệ và bị đánh tả tơi chạy trối chết. Nhân viên quân sự Mỹ thuộc MAAG/Lào (Military Assistance Advisory Group/Laos) khó đứng yên khi quân đội do ḿnh khổ công huấn luyện bị tiêu diệt. 6 toán White Star biệt phái tới chiến trường để cố vấn và chỉ huy binh sĩ Lào trong các trận đánh.
    Hà Nội tung 3 tiểu đoàn bộ binh vào trận đánh. Bắc Việt phục kích 1 tiểu đoàn nhẩy dù quân đội hoàng gia sát thương 50/100. Hai tuần sau, trọng pháo Cộng quân nă vào doanh trại quân chính phủ. Sau vài ngày pháo kích, toán White Star không ngăn cản được sự hoảng sợ của binh sĩ. Đột nhiên 5000 binh sĩ bỏ vũ khí, trọng pháo và ùn ùn bỏ chạy. Cộng Sản chiếm ngự những đỉnh núi cao quanh doanh trại xả súng máy bắn xuống đoàn quân bại trận. Binh sĩ sống sót chạy qua biên giới Thái Lan.
    Trái với dự liệu của Phoumi, Mỹ và Thái Lan không động binh cứu Phoumi, người mất tất cả uy tín trên cương vị lănh đạo quân đội. Báo New York Times b́nh luận :”Hoa Kỳ dánh giá quân đội hữu khuynh Lào như 1 lực lượng chống Cộng vô dụng và do đó mất quan tâm trong việc ủng hộ chính trị các lănh đạo quân đội của họ.”
    Một tháng sau, ngày 11 tháng Sáu năm 1962, Phoumi bị xuống chức từ một nhà độc tài quân sự thành đại biểu thủ tướng trong chính phủ liên hiệp đứng đầu là thủ tướng Souvana Phouma. Viện trợ Mỹ lại bắt đầu tuôn chảy vào bộ Tài Chánh Lào. Tại hội nghị Geneva, đại biểu 14 quốc gia kư kết Tuyên Ngôn Trung Lập Lào trong đó có ấn định tất cả nhân viên quân sự ngoại quốc phải rời vương quốc Lào trong ṿng 75 ngày kể từ ngày kư.
    Như lực đối trọng với Phoumi, Souphanouvong được mời ra khỏi hang động tỉnh Sầm Nứa để nhận chức đệ nhị đại biểu thủ tướng. Vị hoàng thân đỏ đến thủ đô Vientaine trong một nghi lễ tiếp rước long trọng, với bộ quân phục lănh tụ cách mạng may cắt theo kiểu Mao Trạch Đông, cận vệ của ông mang theo hộp đựng h́nh chụp Souphanouvong sống gian khổ trong hang ở Vieng Sai, g̣ lưng trên cái bàn giấy gỗ tạp dưới những tảng thạch nhũ , viết những mệnh lệnh chỉ đạo con đường dẫn đến vinh quang cách mạng. Thủ đoạn tuyên truyền thành công đến mức báo chí Vientaine bắt đầu gọi các lănh tụ pathet Lào là người trong hang động. (the cavemen)
    Để chào mừng chính phủ liên hiệp, một diễn binh được tổ chức vào tháng Tám năm 1962. Những đơn vị quân sự Pathet Lào, Trung Lập, quân đội hoàng gia diễn hành chung hàng ngũ. Phoumi quan tâm đặc biệt trong buổi diễn hành này. Lộ tŕnh diễn hành phải ngang qua một đài tưởng niệm ḷe loẹt trông giống Khải Hoàn Môn của Pháp trước ṭa nhà quốc hội. Phoumi dựng đài tưởng niệm này để đánh dấu chính thể độc tài quân sự của ông. Đài tưởng niệm này cũng là chứng tích cho tham nhũng trong chính trị Lào. Xi măng dùng xây cất đài ăn cắp từ dự án kiến thiết phi đạo do USAID tài trợ.
    Để sửa sang lại con đường dẫn đến đài tưởng niệm toàn những ổ gà làm xấu đi buổi lễ, Phoumi ra lịnh trải nhựa mới cho con đường để buổi lễ diễn binh thêm phần long trọng.
    Hôm ấy trời nóng. Nhựa đường chưa kịp khô. Giày trận của binh sĩ diễn hành lún sâu trong nhựa. Nhiều đôi lún đến tận mắt cá chân. Để tiếp tục diễn binh, binh sĩ phải cởi giày chỉ đi vớ. Sau buổi lễ, con đường dẫn đến Khải Hoàn Môn của Phoumi rải rác những đôi giày vẫn trong đội h́nh diễn hành – một h́nh ảnh đáng ghi nhớ cho sự cai trị ngắn ngủi của Phoumi hơn là đài tưởng niệm nguy nga, hợm hĩnh, và có lẽ một ẩn dụ dích đáng cho chính trị Lào một cách tổng quát.


    c̣n tiếp

  5. #15
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Chương 8. Lănh chúa.

    Chính phủ Liên Hiệp sụp đổ.

    Hiệp định Geneva 1962 buiộc Mỹ rút tất cả nhân viên quân sự ra khỏi Lào. Gần 800 người, gồm tùy viên quân sự, cố vấn cho quân đội hoàng gia, ban điều hành MAAG (nhóm cố vấn viện trợ quân sự) và các toán White Star (biệt kích Mỹ), thu xếp và rời khỏi Lào. Ngay cả đến trung tâm tiếp vận mới của White Star ở Sam Thong cũng bị bỏ với hàng tiếp liệu vẫn c̣n chất đầy trên những kệ hàng, những tủ giao hàng trong nhà kho. Hmong mau chóng tràn vào căn cứ và khuân vác, vơ vét mọi thứ.
    Washington cũng ra lịnh cho CIA triệt thoái khỏi Lào. Toàn thể cứ điểm Vientaine chuyển sang Bangkok nhưng 2 nhân viên của Lair là Tony Poe và Vinton Lawrence, lén lút ở lại cùng với toán không cảnh. V́ quá nổi tiếng, Lair không thể ở lại. V́ thế Lair lập bộ chỉ huy cho hoạt động bán quân sự của ông tại Nong Khai, 1 làng Thái Lan bên kia bờ Mekong từ Vientaine. Ở vị trí này, Lair có thể gần gũi với các lực lượng Hmong của ông nhưng lại thiếu an toàn. Rốt cuộc, Lair chuyển bộ chỉ huy vào căn cứ không quân Udorn ở Thái Lan. CIA làm chủ bất động sản tại đây, một căn nhà trệt bằng gỗ nằm cạnh phi đạo được Không Quân chiến lược Mỹ xây cất đầu thập niên 1950. Căn nhà này được mang một danh hiệu đơn giản là biệt thự AB-1.
    Lair chuyển vào AB-1 và cùng với Roy Moffit trang bị pḥng ốc để điều hành các cuộc hành quân ở miền Nam Lào. Suốt cuộc chiến, AB-1 vẫn là bộ chỉ huy của tất cả hoạt động bán quân sự của CIA tại Lào, dù nó đă bị kéo sập để xây lại vào năm 1967. Các dân biểu tham quan nơi đây rất kinh ngạc khi thấy một ngôi nhà đổ nát lại chính là trung tâm đầu năo cho một chiến dịch bán quân sự chủ yếu ở Lào. Dù Lair phản đối, CIA phá hủy ngôi nhà AB-1 và xây một dinh thự 2 tầng lầu cho xứng với h́nh ảnh một trung tâm hành quân đại quy mô.
    Khởi đầu, công việc của Lair đă được phân định rơ. Ông không được phép cung cấp vũ khí và tiếp liệu cho Hmong hay yểm trợ huấn luyện quân sự. Tuy nhiên, Hoa Thịnh Đốn cho phép viện trợ nhân đạo cho Hmong và điều này khiến Lair có nhiều cách xoay xở. Ông chuyển tiền vào trobg chương tŕnh cứu trợ tị nạn của Edgar Buell và quán xuyến việc phân phối tiếp liệu ra chiến trường. Nó không giống như tham gia chiến tranh nhưng ít nhất nó không để Hmong bị đói.
    Bắc Việt “chấp hành” hiệp định Geneva bằng cách thâm nhập thêm binh sĩ vào Lào để tăng cường cho gần 20 ngàn Pathet Lào có mặt trên khắp chiến trường. Mạng lưới t́nh báo Vàng Pao phúc tŕnh một ḍng giao thông đều đặn các xe tải quân sự chở binh sĩ và tiếp liệu trên đường 6 từ Việt Nam đến Cánh Đồng Chum. Phản lực trinh sát Voodoo cũng xác định sự hiện diện của các đoàn xe molotova trong các không ảnh. Mùa Thu năm 1962, số binh sĩ Bắc Việt ở Lào lên đến 10 ngàn người.
    Một lư do cho sự điều quân là v́ Pathet Lào không thể thu phục được Kong Le. Ông nghiêm túc trong chủ trương trung lậpvà công khai chê trách Pathet Lào quá lệ thuộc vào Bắc Việt mà ông gọilà “cạp cạp” (Người Lào cho rằng con cóc kêu “cạp cạp”) v́ xu hướng bắc chước Bắc Việt đào chiến hào mỗi khi đóng quân. Kong Le có 4500 binh sĩ thuộc quyền, đóng rải rác khắp Cánh Đồng Chum, thung lũng Ban Ban và thị xă Xiêng Khoảng. Hơn 5500 binh sĩ khác tản mác khắp vùng Trung Lào, pḥng ngự những đồn bót nhỏ. Khi Hà Nội nhận thấy không thể tin cậy những binh sĩ này và có lẽ phải giao chiến với họ trong tương lai, họ quyết định khuếch trương thế lực của Bắc Việt bằng cách điều quân sang Lào.
    Tháng Ba năm 1963, sự giao tranh gia tăng đột ngột giữa nhóm Trung Lập Kong Le và Pathet Lào bắt đầu làm tan ră chính phủ liên hiệp. Pḥng không Pathet Lào bắn rơi 2 máy bay vận tải Mỹ, 2 phi công tử thương trong phi vụ tiếp tế cho nhóm Trung Lập. Sự cố này khiến chính quyền Kennedy phải xét lại tính khả thí của một chính phủ Liên Hiệp. Ngay cả hoàng thân Souvana Phouma, người kiên tŕ với ư tưởng liên hiệp, cũng đă bắt đầu tự vấn về sự tồn tại của nó, đặc biệt sau khi nhận được biết về cuộc điều binh của Bắc Việt.
    Cuối cùng, Cộng Sản phá vỡ thế liên hiệp bằng một ám sát 2 sĩ quan cao cấp của Kong Le. Phe Trung Lập trả đũa, hạ sát Quinim Pholsena ngay thềm cửa tư gia của nạn nhân ở Vientaine. Một viên chức thư viện và một chính khách cấp tiến, Quinim gia nhập Pathet Lào và nắm chức bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ Liên Hiệp. Công khai ủng hộ Cộng Sản, ông ta là mục tiêu lư tưởng của nhóm Trung Lập Kong Le.
    Không muốn cuộc cách mạng mất thêm một anh hùng nữa, và với kư ức ngồi tù sau cuộc sụp đổ chính phủ Liên Hiệp kỳ trước vẫn hằn sâu trong đầu, Souphanouvong bỏ chức vụ đại biểu Thủ Tướng chính phủ Liên Hiệp, trốn về bộ chỉ huy đầu năo trong một hang động ở Sầm Nứa. Những đại biểu Cộng Sảb khác cũng bỏ trốn theo Souphanouvong, như cá Hồi về chốn cũ.
    Không c̣n chính phủ Liên Hiệp nữa, Pathet Lào gia tăng các hoạt động quân sự, đặc biệt chống lực lượng Trung Lập của Kong Le. Hàng nhiều tháng, Cộng Sản đă giảm tiếp tế cho Kong Le, giờ đây chấm dứt hẳn. Giữa tháng Tư, Bắc Việt và Pathet Lào tấn công các cứ điểm của nhóm Trung Lập đều khắp Cách Đồng Chum. Tin rằng quân đội Kong Le sẽ bị tiêu diệt nếu không yểm trợ, Kennedy ra lịnh ngầm tiếp tế cho Trung Lập và chỉ thị CIA phải hành động để cứu văn lực lượng Trung lập khỏi bị tiêu diệt.

    CIA tái hoạt động.

    Bill Lair lợi dụng chỉ thị đó làm viện cớ tái lập nguồn tiếp tế vũ khí cho Hmong. Với sự giúp đỡ của quân đội Thái Lan, ông làm chủ một ngôi nhà 2 tầng ở căn cứ không quân Udorn dùng để chứa tiếp liệu và vũ khí. Ṭa nhà trở nên bộ chỉ huy yểm trợ tiếp vận chính cho mọi hoạt động bán quân sự ở Lào cho đến hết chiến tranh.
    Với vũ khí lại tuôn đổ xuống Long Cheng, Lair thuyết phục Vang Pao tung ra một loạt các hoạt động đánh lạc hướng trên Cánh Đồng Chum nhằm dụ Cộng Sản tách xa nhóm Trung Lập. Vang Pao tiến một bước sâu xa hơn. Ông ra lịnh cho Hmong tăng viện cho binh sĩ Trung Lập đồn trú tại Lat Houang và thung lũng Ban Ban.
    Hmong tăng viện cho Lat Houang đến từ Long Cheng là những thành phần thiện chiến, kinh nghiệm. Hmong tăng viện cho Ban Ban chỉ là những tay súng Dân Quân Tự Vệ địa phương (ADC, Auto Défense de Choc). Vang Pao thả dù vũ khí , tiếp liệu cho toán quân này và biệt phái 1 sĩ quan thượng thặng của ông, thiếu tá Yang Chong Shoua. Chỉ không đầy 1 năm, Chong Shoua tôi luyện đội Dân Quân Tự Vệ thành một đơn vị biệt kích đáng gờm và ngăn chận mọi thâm nhập của Cộng Sản vào thung lũng Ban Ban.
    Mặc dù được cứu viện, Kong Le vẫn chưa đặt ḷng tin vào Mỹ và Vang Pao. Để chinh phục Kong Le, Washington triệu hồi viên chức CIA Jack Mathews từ Phi Châu. Trước khi đáo nhậm Phi Châu, Mathews đă làm việc mật thiết với Kong Le, yểm trợ tiểu đoàn 2 của Kong Le trên chiến trường. Hai người đă chia tay trong mối thiện cảm và tin tưởng.. Mathews ở với Kong Le 3 tuần trên Cánh Đồng Chum, đủ thời gian để đạt được thỏa ước với Kong Le thiết lập một hệ thống vĩnh viễn tiếp nhận vũ khí, đạn dược từ Mỹ. Sự yểm trợ tiếp vận cùng với các cuộc hành quân truy quét của biệt kích Vang Pao, tạo thành thế bất phân thắng bại cứu viện lực lượng Kong Le, ít nhất trong giai đoạn này. Một máy bay trinh thám U-2 trang bị với máy chụp h́nh chất lượng cao tiết lộ Cộng Sản đang phát triển hệ thống hậu cần (tiếp liệu) trên khắp Cánh Đồng Chum, chuẩn bị cho một chiến dịch lớn.
    Các cuộc chạm súng lẻ tẻ diễn ra suốt 10 tháng. Lực lượng Kong Le giữ được các đồn pḥng ngự nhưng 3 trong số các cứ điểm Động Lượng (Momentum) bị tràn ngập và thất thủ. Cộng Sản cũng bị tổn thất. Hà Nội dùng đường 7 để chuyển quân, tiếp liệu cho các cứ điểm trên Cánh Đồng Chum. Bill Lair quyết định phong tỏa đường 7. Tháng 8 năm 1963, ông giao cho Biệt Kích Không Cảnh (PARU) điều hành chiến dịch. Không Cảnh Thái Lan tổ chức những toán 12 người gồm những binh sĩ Hmong thiện chiến, tung ra dọc theo đường 7 ở những điểm chiến lược và cầu. Mỗi toán đào 10 hố để chứa chất nổ. Những chất nổ, cả hợp chất C-4, được Tony Poe thả dù cho mỗi yếu điểm.
    Cuộc phá hoại đường 7 là một thành công vượt bực. Ở một chỗ, chất nổ làm sụp đổ hoàn toàn con đường xuống vực thẳm. Cuộc tiến quân và tiếp liệu của Cộng Sản trở thành nhỏ giọt. Hà Nội điều các tiểu đoàn dân công cưỡng bách, làm đường và bắc cầu để cứu văn t́nh thế.

    Tiến chiếm Sầm Nứa.

    Bắc Việt phải mất 5 tháng sửa chữa đường 7, cho Vang Pao rảnh tay tấn công Cộng Sản về hướng Bắc. Khi Tony Poe bắt đầu cộng tác với Momentum, công việc của ông là đắp những phi trường dă chiến vùng phía Đông bắc Cánh Đồng Chum để những máy bay cất cánh nhanh (STOL, Short TakeOff and Landing airplane) có thể tiếp tế vũ khí, tiếp liệu cho binh sĩ Hmong. Bây giờ Tony Poe vẫn làm công việc cũ nhưng với quy mô lớn hơn. Trải qua nhiều tháng, ông phát triển hệ thống Momentum, vận dụng Hmong khai quang các điểm tiếp tế làm phi trường khắp vùng Bắc Lào, nhiều nơi nằm sâu trong vùng địch.


    Tony Poe (về hưu)

    Phi công hăng hàng không America Airline chuyển vận các toán Không Cảnh Thái Lan và CIA đến các nơi để phát động những tổ chức du kích, tăng cường các đơn vị đă được phép giải tán và huấn luyện thêm t́nh nguyện quân cho lực lượng Dân Quân Tự Vệ. Poe dùng trực thăng từ Thái Lan để chuyển quânđến những phi trường mới để họ có thể đột kích các cứ điểm Pathet Lào và Bắc Việt. Nổi bật nhất trong các cuộc đột kích này là cuộc tấn công Pathet Lào ở thành phố Sầm Nứa.
    Khi bay ngang dọc khắp miền Bắc Lào t́m những nơi có thể làm phi đạo, Poe gặp tàn quân của các tiểu đoàn quân đội hoàng gia Lào được cho là đă bị tiêu diệt khi Pathet Lào chiếm Sầm Nứa cuối năm 1960. Những binh sĩ này nương náu trong các làmg mạc miền cao, đánh phá các trạm tiếp liệu của Pathet Lào, thu đoạt chiến lợi phẩm để tồn tại. Để sát nhập những binh sĩ này, Vang Pao phong cho chỉ huy trưởng của họ, thiếu tá Khamsao Keovilay làm chỉ huy trưởng lữ đoàn và đại biểu tỉnh trưởng tỉnh Sầm Nứa.
    Mộ quânbằng cách phong chức là một thể lệ tiêu chuẩn trong chính trị Hmong. Toubt đă dùng phương sách này để nâng cao quân số một cách mau chóng. Trung thành với thị tộc, và chỉ có trưởng tộc có khả năng chiêu mộ hàng trăm thanh niên đầu quân trong ṿng 1 đêm. Khuyết điểm là các trưởng tộc là những nhà chính trị chứ không phải quân sự. Giao cho họ chỉ huy quân sự thường làm hỏng các trận đánh v́ lănh đạo kém tài năng.
    Khamsao là một sĩ quan được huấn luyện và sống sót gần 3 năm trong vùng địch, v́ thế Vang Pao không lầm khi đặt Khamsao vào địa vị ấy. Sẽ có 1 ngày, khi Vang Pao quá thất vọng trong việc tuyển mộ tân binh, ông sẽ phong tặng chức vị chỉ huy cho bất cứ ai, Hmong, Khmu hay Lào nếu người ấy có thể cung cấp cho ông những binh sĩ mới.
    Poe thả dù tiếp liệu và đạn dược cho Khamsao và phụ trách huấn luyện binh sĩ. Chẳng bao lâu, Poe có 3 tiểu đoàn sẵn sàng ứng chiến, tấn công cứ đi63m Pathet Lào ở thành phố Sầm Nứa. Vang Pao đóng góp 2 đại đội và thêm vào 1 tiểu đoàn thứ tư chỉ huy bởi một sĩ quan thượng thặng và cũng là em rể của ông, thiếu tá Ly Sao.
    Trận tấn công Sầm Nứa bắt đầu bằng 1 hoạt động đánh lạc hướng. 3 trong số 4 tiểu đoàn tràn ngập một tiền đồn Pathet Lào bắc Sầm Nứa và bao vây mặt Đông thành phố. Pathet Lào chuyển quân về mặt Đông để ngăn chận, bỏ ngỏ Sầm Nứa. Tiểu đoàn thứ tư tấn công mặt Tây và chiếm đóng Sầm Nứa.
    Đây là kế Dương Đông Kích Tây đầy mưu lược khiến địch hoàn toàn hớ hênh pḥng thủ. Ngược lại, quân lực Hoàng Gia Lào chẳng có ǵ đáng kể, cả một mùa toàn là thất trận. Đó là lư do thầm kín để coi thường chiến thắng của Vang Pao. Nhưng v́ có đến 3 tiểu đoàn của quân đội Hoàng Gia tham dự trận đánh, các tướng lănh ở Vientaine tổ chức ăn mừng chiến thắng. Trong phút chốc, Vang Pao là anh hùng dân tộc. Các tướng lănh ở Vientaine thăng thưởng Vang Pao chức thiếu tướng.
    Điều mà các tướng lănh Vientaine không biết nhưng mọi người từ Lair, các viên chức CIA đều biết, rằng yếu tố quyết thắng trong chiến công này là công việc xuất sắc của thiếu tá Ly Sao, chỉ huy trưởng tiểu đoàn Hmong tiến chiếm Sầm Nứa. Đă theo dơi binh nghiệp của Ly Sao, Lair chọn Ly Sao là người kế vị Vang Pao trong trường hợp Vang Pao tử trận.
    Vang Pao nổi giận khi được biết kế hoạch này. Một thời gian ngắn sau đó, Ly Sao bị binh sĩ dưới quyền hạ sát. Thep nguồn tin của 1 viên chức chỉ huy Không Cảnh cao cấp ở Long Cheng, Vang Pao “không phải là không” hài ḷng về vụ ám sát này.

    Lại đảo chánh.

    Với những lời ngợi khen Vang Pao inh ỏi bên tai, Phoumi Nosavan mong muốn tạo một chiến công giống như thế. Tháng 11 năm 1963, ông tung những tiểu đoàn bộ chiến càn quét vùng cán chảo thượng. CIA đă ngăn cản nhưng Phoumi kiêu ngạo làm ngơ. Cuộc tấn công bắt đầu với tiếng sủa hùng tráng và chấm dứt bằng những tiếng ăng ẳng bi thương.
    Đầu tiên cuộc hành quân có vẻ suông sẻ. Các cánh quân Phoumi dẩy về phía biên giới Việt Nam, với những đơn vị Pathet Lào dọc tuyến tiến quân, vội vă rút lui. Phoumi reo mừng chiến thắng cho đến khi các tiểu đoàn Bắc Việt đột ngột sâu xé lực lượng ông. Phoumi gửi quân tăng viện. Bắc Việt ngênh chiến và đánh bại quân Phoumi. Lực lượng Pathet Lào phục sẵn chặn đánh đường rút lui. Su675 thảm bại này chỉ là 1 trong số chuỗi thất bại của quân đội Hoàng Gia.
    Ngoại trừ cuộc phản công vụng về của Phoumi, các tướng lănh tối cao quân đội Hoàng Gia tránh xa chiến trường. Họ có những việc khác phải làm. Souvanna Phouma mới đây đă hội kiến với các đại biểu Trung Lập, Khuynh Hữu và Pathet Lào trong nỗ lực t́m kiếm ḥa b́nh.Ông nghĩ ông có một sáng kiến sẽ hấp dẫn nhóm Pathet lào và Trung Lập: Dời trụ sở chính phủ khỏi Vientaine (là căn cứ cơ sở của nhóm khuynh hữu) sang Luang Prabang và bắt đầu lại từ đầu. Trái với niềm lạc quan của Souvanna Phouma, Pathet Lào không thèm để ư đến việc ngừng bắn dưới bất kỳ điều kiện nào. Vị thủ tướng bất lực này từ ngạc nhiên chuyển sang thất vọng, và tuyên bố từ chức.
    Cảm thấy một lỗ hổng quyền lực chính trị, nhóm hữu khuynh manh nha 1 cuộc đảo chánh.Nhưng lần này có sự bất măn nội bộ. Bất măn với Phoumi đă đến cực điểm. Một chính khách phát biểu:”Không ai trong chúng ta với tài sản và người giúp việc là do tham nhũng, nhưng Phoumi đă thối nát đến cực độ”. Phoumi điều khiển việc buôn bán ma túy ở Lào và ngay cả mở 1 tiệm hút ở Vientaine, 1 căn nhà xiêu vẹo có sức chứa 150 con nghiện 1 ngày. Ma túy mang lại cho ông 1 triệu đô la một năm. Phạm vào phong tục Lào luôn chia của hối lộ trong giai cấp cai trị, ông chẳng chia cho ai cả. Tướng Ouane Rattikone, người quản lư công việc thuốc phiện cho Phoumi, lănh chỉ 200 đô la 1 tháng. Tướng Kouprasith Abhay, tư lịnh quân khu 5 nơi các công việc ma túy trụ sở ở đấy, không được hưởng một chút lợi lộc nào hết.
    Trong quá khứ, bất măn về Phoumi được kềm chế v́ 1 người bà con của Phoumi. Tướng Sarit Thanarat của Thái Lan. Sarit chỉ huy quân đội Thái Lan và đă 1 lần gởi quân giúp Phoumi đánh bại đối thủ chính trị của ông.Có thể nói Sarit là quân bài tẩy của Phoumi, nhưng Sarit mới chết. Phoumi từ nay phảitự lực cánh sinh.
    Tướng Abhay lật đổ chính phủ, đẩy Phoumi qua 1 bên và tịch thu các cơ sở ma túy. Đồng đảng của ông là tướng Siho Lamphouthacoul, cùng sinh quán với Abhay và chỉ huy trưởng cảnh sát quốc gia., tái tổ chức năm 1961 thành một lực lượng bảo vệ Phoumi trước các đối thủ chính trị. Rút các đơn vị thượng thặng trong quân lực Hoàng Gia, Siho biến cảnh sát thành 1 lực lượng quân sự ghê gớm. Siho biểu dương sức mạnh của ông bằng cách mở cuộc hành quân cảnh sát vào Nong Boualo, một pháo đài của Pathet Lào gần đường ṃn Hồ Chí Minh. Các tiểu đoàn quân đội Hoàng Gia đă tấn công nơi này nhiều lần và lần nào cũng thất bại. Những đơn vị cảnh sát của Siho đánh đuổi Cộng Sản trong ṿng vài ngày.
    Chập tối ngày 18 tháng Tư năm 1964, theo lịnh Abhay, Siho tung 2 tiểu đoàn vào Vientaine chiếm phi trường, đài phát thanh và ngân hàng. Quân sĩ của ông bắt giữ Souvanna Phouma, tất cả viên chức Trung Lập và một số khá đông chính khách Pháp. Vài binh sĩ Siho cướp phá tư thất Kong Le ở Vientaine. Chiếm được thủ đô, Abhay triệu tập một hội nghị Quốc Hội để hợp hiến hóa một nội các khuynh hữu. Phoumi không được tham vấn, cũng không có chức vụ cho ông trong chính phủ mới.
    Đại sứ Mỹ Leonard Unger không có mặt tại Lào lúc đảo chánh, ông vào Sài G̣n họp với ngoại trưởng Dean Rusk. Unger vội quay về Lào cùng với đại sứ Pháp, t́m gặp thủ tướng. Binh sĩ Khuynh Hữu trong quân phục ngụy trang, súng hờm sẵn đứng gác trước dinh Thủ Tướng. Lính gác nói với 2 nhà ngoại giao Mỹ, Pháp rằng Thủ Tướng không muốn tiếp khách.
    Unger thấy 2 bên ngôi nhà trắng 2 tầng bằng đá rửa không có lính gác. Ông bảo tài xế lái xe đậu vào bêm cạnh ṭa nhà và gọi tên Thủ Tướng. Souvanna Phouma đứng trên bao lơn ngó xuống. Hai người trao đổi lớn tiếng trong vài phút., Unger cam kết ủng hộ Phouma nhân danh chính phủ Mỹ. Nh́n cảnh tượng người trên bao lơn, người dưới đất, viên đại sứ Pháp thích thú :”Ah! Ngoại giao kiểu Romeo và Juliet.”
    Một khi Unger t́m gặp và hăm dọa cắt viện trợ, Abhay đồng ư trao trả quyền hành cho Phouma, với điều kiện rằng các sĩ quan Hữu Khuynh, khoảng 80 người, phải được cắt cử những chức vụ trong chính quyền. Souvanna chấp nhận điều kiện và nhận chức vụ Thủ Tướng trở lại, với ư định khôi phục lại thế độc lập chính trị. Tuy nhiên, bị vây quanh hàng ngày bởi những viên chức Hữu Khuynh dần dà tạo ảnh hưởng. Souvanna Phouma tuyên bố kế hoạch sát nhập lực lượng Trung Lập và quân đội Hoàng Gia thành một.
    Đầy nghi hoặc, Kong Le không muốn nhận một chức vị trong bộ tổng tham mưu quân đội đă sát nhập. Đó là một thao tác rơ rệt nhằm chấm dứt sự độc lập quân sự của nhóm Trung Lập và đặt chúng dưới quyền hành nhóm Hữu Khuynh. Khi Kong Le không phản đối, mọi phe phải hiểu rằng Kong Le đă quy phục nhóm Hữu Khuynh. Để phản đối, vài trăm binh sĩ Trung Lập đầu quân sang Pathet Lào.
    Trong lúc trung tâm chính trị có những lúc èo uột, ít nhất cũng có một thực thể chính trị để tranh giành, tạo sức sống, dù chỉ chập chờn sống cho chủ thuyết Trung Lập và ư tưởng Liên Hiệp. Nó khiến những đầu óc bày mưu đặt kế, vận dụng những ư tưởng tạo lợi thế chính trị. Và nó giữ cho mọi người nói chuyện, dù chỉ là quát vào mặt nhau. Quan trọng hơn cả, nó cho 2 phe một sự lựa chọn ngoài việc xung đột vơ trang, một khích lệ để đàm phán và chiến đấu.
    Cộng Sản cho phép sự hiện diện tượng trưng của lực lượng Kong Le trên Cánh Đồng Chum bởi v́ chủ nghĩa Trung Lập phá hỏng việc phe Hữu Khuynh và hé mở cánh cửa cho chính trị Liên Hiệp. Bây giờ Kong Le đă về với nhóm Hữu Khuynh, ông chẳng c̣n giá trị ǵ nữa, trái lại, phô bày một mối đe dọa. Trong một cuộc hành quân phối hợp, các tiểu đoàn Bắc Việt và Pathet Lào tấn công các đồn lũy lực lượng Trung Lập ở Khang Khay, Phong Savan, thung lũng Ban Ban và thị xă Xiêng Khoảng.Để tránh bị tiêu diệt, Kong Le triệt thoái về mé Tây Cánh Đồng Chum.

    Chiến tranh rẽ sang khúc ngoặt tàn khốc.

    Một mục tiêu của Cộng Sản là thanh toán một tiểu đoàn dân quân tự vệ Hmong (ADC, Auto Defense de Choc, thuộc phe trung lập Kong Lê) ở thung lũng Ban Ban do thiếu tá Chong Shoua Yang chỉ huy. Gần một năm Chong Shoua gây trở ngại cho Cộng Sản trong nỗ lực tiêu diệt toán binh sĩ đồn trú tại đây bằng chiến thuật phòng ngự những cứ điểm cao, chủ yếu là 2 làng sơn cước ở Pha Ka và Phou Nong. Pathet Lào đã nhiều lần định khu xử toán tự vệ ADC từ 2 làng ấy nhưng lần nào cũng thất bại. Trong cuộc tấn công tháng Tư năm 1964, Cộng Sản vận dụng 4 tiểu đoàn tấn công Chong Shoua, trong số đó có 3 tiểu đoàn của Bắc Việt, bắt đầu bằng pháo kích và súng cối toan xé nát 2 làng thành mảnh vụn.
    Chong Shoua rút lui, dẫn binh sĩ và dân làng chạy về hướng dãy núi phía nam. Trọng pháo vẫn tiếp tục giáng xuống từ trên cao, không chỉ Pha Ka và Phou Nong mà còn những làng kế cận. Tất cả dân làng đều bỏ nhà cửa ruộng vườn tháo chạy. Đoàn người đào tị mau chóng lên đến 14 ngàn, chia thành 3 nhóm riêng rẽ. Trong quá khứ, Cộng Sản không phí đạn cho dân làng tị nạn, nhưng lần này thì khác, họ tiếp tục bắn giết.
    Một nhóm 6 ngàn người được dẫn đường bằng một trung đội dân quân tự vệ leo lên vùng đất cao và dồn lại trong một chỗ trũng như lòng chảo. Đợi chờ họ là một tiểu đoàn gồm 400 bộ đội Bắc Việt kiên nhẫn mai phục quanh miệng lòng chảo khi người tị nạn bắt đầu dựng trại và chăm sóc các em bé.
    Đến nửa đêm các người tị nạn đả đắm chìm trong giấc ngủ. Đột nhiên, những cặp mắt thao láo và những cái đầu giật nẩy lên khi nghe tiếng nổ chát chúa từ những họng súng cối. Hàng trăm người chạy cuống cuồng khi những trái đạn chạm mục tiêu phát nổ, ném những xác người lên không trung. Những loạt đạn AK 47 bắn vào các lều trại, trong đêm tối, người tị nạn chạy ngang dọc trong lòng chảo mù quáng tìm lối thoát, mọi hướng chạy đều bị đón đầu bằng những loạt đạn.
    Trên vành chảo, một lệnh được thét lên bằng tiếng Việt. Những tên lính tràn xuống lòng chảo từ sườn đồi, la hét như bầy quỷ, tất cả chạy chúi đầu nhưng một số tuột xuống lòng chảo bằng mông đít trên những tảng đá vôi trơn trợt về hướng dân làng. Xuống lòng chảo, lính Bắc Việt ném lựu đạn vào đám đông, bắn hết đạn và rút dao đâm túi bụi vào tay, vai, bụng, lưng đoàn người khốn khổ. Vài tên lính túm trẻ em, vung lên như những cái túi, đập đầu chúng vào đá.
    Trong cơn say máu, một nhóm nhỏ Hmong tìm được một lối thoát và gọi những người khác. Đám đông ào về hướng đó. Trong đêm đen, người Việt Nam rượt theo, cắt cổ những người chậm chân, mổ bụng những người khác, bắn què những người chạy nhanh hơn để lúc khác giết sau vì còn bận tàn sát. Những xác chết vương vãi trên đường đào tị, có xác vẫn còn thoi thóp, rên rỉ vì đau đớn và van xin người khác cứu . Sáng hôm sau, bọn giết người bỏ cuộc truy sát. Những bộ quân phục khô máu. Họ kiệt sức vì cuộc tàn sát suốt đêm. Non 1300 Hmong, gồm đàn ông, đàn bà, trẻ em chết cứng, co quắp như những gia súc trong lò sát sinh.
    Bắc Việt bắt 200 tù binh sống sót. Số còn lại phỏng chừng 4500 người chạy thoát đi bộ 40 dặm (60 cây số) đến Muong Meo, một làng có môt phi đạo dùng trong việc chuyên chở thực phẩm cứu trợ, tạm dùng như trung tâm tị nạn Cộng Sản cho những Hmong khác cư ngụ ở phía đông cánh đồng Chum cũng bị tấn công. Hơn 20 ngàn dân tị nạn đã tụ tập tại đấy, chờ di tản đi nơi khác. Máy bay vận tải của hàng không Air America hạ cánh ngày hôm sau, chở họ đến trại huấn luyện lực lượng đặc biệt (SGU, Special Guerrilla Unit) của Vang Pao ở Muong Cha.
    Không hiểu một tiểu đoàn Pathet Lào nghĩ gì khi rước quân Bắc Việt về giết đồng bào mình.

    Tái lập quan hệ với Kong Lê.


    Kong Le

    Trong lúc triệt thoái, Kong Lê lập bộ chỉ huy tạm thời ở Ban Khong mép Tây Nam Cánh Đồng Chum. Sau đó ông lập bộ chỉ huy vĩnh viễn cách đó vài dặm phía Tây Bắc ở Muong Soui, nơi quân Trung Lập đă đồn trú. Muong Soui nằm kế đường 7 và có 1 phi trường, dễ tiếp vận bằng cả đường bộ lẫn hàng không. Và lúc này, tiếp vận là nhu cầu cấp bách của Kong Lê.
    Mê hoặc bởi niềm kiêu ngạo v́ chiến thắng ở Sầm Nứa và sự phá hoại đường 7, Mỹ chậm trễ trong việc cung cấp tiếp liệu cho lực lượng Kong Lê. Quân phục của binh sĩ đă cũ rách, giầy trận cũng đă sút đường khâu. Một số đơn vị đă hết đạn dược. Kong Lê yêu cầu tiếp tế và tăng viện nhằm củng cố lực lượng. Trong lúc Vientaine không vận 1 ngàn binh sĩ Trung Lập đồn trú gần thủ đô đến mép Cánh Đồng Chum tăng viện cho lực lượng Kong Lê, Hoa Thịnh Đốn ra lịnh khẩn cấp không vận giầy bố và quân phục mua từ Nhật, và 400 súng trường mới, 2 tháng đạn dược cho 8 liên đoàn biệt kích cơ động.
    Điều ngạc nhiên đối với mọi người, Sô Viết đóng góp 9 chuyến bay vận tải vào nỗ lực tiếp tế. Mạc Tư Khoacũng cảnh giác như Hoa Thịnh Đốn bởi quân số Bắc Việt thâm nhập vào Lào. Sợ rằng Mỹ sẽ viện cớ sự tập kết này để mang quân vào Lào, gia hại đến mối giao hảo đang tốt đẹp. Sô Viết bày tỏ sự lo ngại này với Bắc Việt nhưng không có kết quả. Trong thái độ “nói là làm” (read my lips), Sô Viết băi bỏ tuyến không vận từ Hà Nội sang Lào, buộc Hà Nội vận chuyển chiến cụ bằng đường bộ.
    Sau khi tiếp vận cho quân Trung Lập, Hoa Thịnh Đốn muốn Kong Lê không cắn vào bàn tay người nuôi dưỡng. Jack Mathews một lần nữa được triệu hồi từ Phi Châu, gặp Kong Lê để thăm ḍ tâm địa Kong Lê. Mathews lưu lại Lào 2 tuần và bảo đảm được sự trung thành của Kong Lê với Mỹ. Thêm vào đó, Mathews dàn xếp 1 cuộc gặp gỡ giữa Kong Lê và Vang Pao để t́m cách cho 2 bên hợp tác với nhau. Cả 2 thủ lĩnh dân tộc thiểu số kính trọng nhau một cách miễn cưỡng. Kong Lê cam kết với Vang Pao rằng ông sẽ tiếp tục chiến đấu ngay cả khi bị đánh bật khỏi Cánh Đồng Chum. Vang Pao hứa sẽ dung chứa Kong Lê nếu cần thiết và chứng tỏ thiện chí bằng cách ra lịnh cho các đưn vị Hmong xuống phía Nam cánh đồng để nhử cho Cộng quân tách xa khỏi lực lượng Trung Lập. Nỗ lực của Vang Pao trong việc hữu nghị với Kong Lê không thuần túy ḷng tốt. Ông dự trù tăng cường quân sĩ Hmong bằng cách tuyển quân Khmu ở Luang Prabang, Sayaboury và Phong Saly, nơi có đông đảo cư dân Khmu. V́ Kong Lê là một khuôn mặt chính trị, quân sự Khmu quan trọng tại Lào, thiện chí của Vang Pao rất cần thiết trong các cuộc tuyển quân sau này.
    Mánh khóe này rất thành công. Kong Lê coi Hmong là bạn hơn thù. Ông ra lịnh cho binh sĩ kính trọng dân Hmong và ngay cả xử tử 1 binh sĩ v́ tội ăn cắp ḅ của dân Hmong. Như 1 ân t́nh đặc biệt cho Vang Pao và các cố vấn CIA, Kong Lê giải giao Somboun Chamtavong, 1 thủ lĩnh Khmu vùng trung Lào, can tội sát hại 2 nhân viên Không Cảnh Thái Lan, tị nạn dưới sự che chở của Kong Lê. Vang pao xử tử Somboun và phơi xác nạn nhân bên cạnh 1 phi trường cho đến khi thối rữa.
    Giao nộp 1 trong những thủ lĩnh bộ tộc Khmu cho Vang Pao xử tử là một ấn chứng về sự quư trọng của Kong Lê với Vang Pao. Nhờ vậy, các toán PARU tuyển mộ tân binh ở Sayaboury, và Luang Prabang thành công dễ dàng. Chỉ 1 tháng truyển quân, Vang Pao có thể lập thêm 1 tiểu đoàn thứ nh́ cho lực lượng của ông; trong khi tất cả các sĩ quan là người Hmong, hơn phân nửa binh sĩ là Khmu từ 2 tỉnh trên. Cho đến lúc Khmu đóng góp 22/100 quân số cho các đơn vị cấp tiểu đoàn của Vang Pao.

    Quân đội Hoàng Gia thắng 1 trận đánh.

    Đúng như lời hứa, khi Cộng quân tiếp tục tấn công quân đội của ông, Kong Lê tiếp tục pḥng thủ các bộ chỉ huy ở Muong Soui phía tây cánh đồng, kiên tŕ cầm cự nhờ vào các chuyến tiếp vận từ Vientaine chuyên chở đạn dược, thực phẩm, nhiên liệu v.v… Để cắt đứt đường tiếp vận, Cộng quân tiến chiếm Sala Phu Khun tại ngă tư đường 13 và đường 7, nối Vientaine với Muong Soui. Lực lượng chặn viện chủ tâm phong tỏa yếu điểm này càng lâu càng tốt cho đến khi binh sĩ Kong Lê kiệt quệ tiếp tế.
    Trong một nỗ lực hiếm hoi, và với áp lực của đại sứ Mỹ, ông Unger, bộ tổng tham mưu quân lực Hoàng Gia Lào vận dụng mọi dũng lược mở cuộc hành quân gồm 6 trung đoàn bộ, tấn công từ 3 mặt. Phần gay go nhất là hành quân 30 dặm giữa vang Vieng và Sala Phu Khun. Nhiều tháng qua, Cộng quân đă điều động binh sĩ pḥng thủ khu vực. Các trung đoàn càn quét Cộng quân tương đối dễ dàng nhờ vào kế hoạch đơn giản của 1 sĩ quan CIA. Mỗi đơn vị Hoàng Gia mang theo một mũi tên bằng gỗ lớn, sơn màu trắng. Một khi đụng độ, đơn vị ấy đặt mũi tên chỉ về hướng địch quân. Các máy bay thám thính (gọi là Kiểm soát không lưu tiền phương, Forward Air Controllers) điều khiển các phi vụ oanh tạc bằng các phi đoàn T-28 thuộc Không Lực Lào để nghiền nát mục tiêu với bom hạng nặng.
    Thêm vào trung đoàn Hoàng Gia tràn ngập 3 tiểu đoàn pathet Lào với tỷ lệ 6 trên 1 là các đại bác không giật 105 và 75 ly. Khi quân lực Hoàng Gia tiến vào thị trấn, các tiểu đoàn Pathet Lào vội vă rút lui. Vào phút cuối cùng, Vang Pao tung vào 1 đơn vị biệt kích, trực thăng vận thẳng vào Sala Phu Khun. V́ Sala Phu Khun bị bỏ trống, Hmong chiếm thị trấn không tốn 1 viên đạn. Hôm sau khi đoàn quân Hoàng Gia tiến vào, các sĩ quan Lào tức ứa gan khi thấy binh sĩ Hmong cười toe toét vẫy chào phe bạn.
    Các tướng lănh ở Vientaine vô cùng hoan hỉ. Đó là 1 chiến thắng hiếm hoi của họ. Abhay và vài tướng lănh khác thị sát mặt trận và ăn mừng chiến thắng. Với men rượu cộng với men say chiến thắng, các tướng lănh khoe khoang rằng bước kế tiếp sẽ là quét sạch Pathet Lào và Bắc Việt ra khỏi Cánh Đồng Chum. Họ bị choáng váng ngay khi đụng phải thực tại phũ phàng. Khi quân Hoàng Gia truy kích, bắt kịp lực lượng Pathet Lào đang tháo chạy ở Muong Soui, Pathet Lào phản công và quân Hoàng Gia đông gấp 6 lần rút lui về hướng Nam, bỏ mặc binh sĩ Kong Lê đang cố thủ Muong Soui. Trong ṿng vài tuần, lực lượng Trung Lập ở Muong Soui bị binh sĩ Bắc Việt và một nhóm tượng trưng Pathet Lào bao vây hoàn toàn.

    Sức mạnh không lực Mỹ.

    Mỹ gửi giác thư lên Liên Hiệp Quốc phản đối cuộc bao vây, tố cáo Cộng quân âm mưu dùng quân sự tiêu diệt chính phủ do hiệp định Geneva thành lập năm 1962. T́nh h́nh ngoại giao chẳng giúp ǵ được cho Kong Lê. Cái ông ta cần là bom Mỹ để đánh bật Cộng Sản. Đại sứ Unger cũng đồng ư như vậy. Ông khẩn cấp yêu cầu chính quyền Johnson ra lịnh dội bom Muong Soui.
    Ngay sau khi nhậm chức, Lyndon Johnson tâm sự với Cabot Lodge, “Tôi không phải là Tổng Thống để mất Đông Nam Á theo kiểu Trung Quốc mất vào tay Mao Trạch Đông.” Khác với Kennedy, Johnson tán thành việc leo thang chiến tranh, lư luận rằng một khi Bắc Việt nếm đ̣n sức mạnh Mỹ họ sẽ đàm phán cho 1 thỏa ước chôn chân ở Hà Nội. Cho họ nếm đ̣n không lực Mỹ có vẻ là ư tưởng tốt. Unger được phép sử dụng quân đội.
    Để xác định vị trí quân sự địch, phản lực cơ thám thính Voodoo RF-101 trang bị các máy chụp không ảnh bắt đầu bay trên Muong Soui. Cộng quân cũng đă sẵn sàng, đă trí 16 ổ đại bác pḥng không trên Cánh Đồng Chum. Đại bác hỏa lực nhanh, tốc độ 150 lần một phút, bắn hạ được một phản lực. Hai trực thăng của Air America trong phi vụ cấp cứu phi công lâm nạn cũng lọt lưới hỏa lực Vài nhân viên phi hành trúng miểng đạn pḥng không, buộc phải bỏ cuộc cấp cứu. Trên mặt đất, Pathet Lào bắt sống viên phi công Voodoo, Charles Klausmann, làm tù binh. Hôm sau, 1 phản lực trinh sát nữa cũng bị hạ. Lần này, viên phi công được cứu thoát.
    Để trả thù 2 lần bị bắn rơi, Tổng thống Johnson ra lịnh oanh tạc với 1 phi đội F-100 Siêu Lưỡi Kiếm (Super Saber). Đây là cuộc không tập tấn công đầu tiên ở Lào. Trong khi Siêu Lưỡi Kiếm trút bom lên các vị trí pḥng không ở cánh đồng, không lực Hoàng Gia cũng tung phi đoàn T-28, A-26 (Oanh tạc cơ, khu trục cơ cánh quạt thời đệ nhị Thế Chiến.) Trang bị những trái bom do Mỹ mới tiếp tế, các phi cơ Hoàng Gia giáng những đ̣n chí tử xuống các đơn vị Bắc Việt và Pathet Lào quanh Muong Soui. Cuối cùng Cộng quân tháo chạy.

    Vai tṛ mới của đại sứ.

    Cuộc tấn công của Cộng quân trên cánh đồng và phi cơ Mỹ bị bắn hạ làm tiêu tan mọi ước ao c̣n sót lại về 1 giải pháp chính trị ở Lào. Hoa Thịnh Đốn cho phép Bill Lair tái lập viện trợ và huấn luyện Hmong, nhưng bây giờ với một quy mô lớn hơn. Tất cả bộ phận CIA cũng trở lại lào để tiếp tục công việc bỏ dở, dù dưới một thể lệ mới được thiết lập trước kia bởi chính quyền Kennedy.
    Thất bại vịnh Con Heo ở Cu ba ám ảnh Kennedy và đặt CIA ở vị thế vô tích sự. Tuy nhiên, Kennedy vẫn đánh giá cao CIA v́ ông hầu như quan tâm vào giải pháp t́nh báo và cũng v́ ông tin vào những hoạt động thầm lén, đặc biệt là phản phiến loạn của lực lượng biệt kích Mỹ. Nhưng vịnh Con Heo thuyết phục ông rằng ông phải đặt CIA dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm pḥng ngừa những thất bại tương tự trong tương lai.
    Giữa năm 1961, ngay sau khi vụ vịnh Con Heo, kennedy thu hẹp vai tṛ CIA trong những hoạt động bán quân sự tại Lào, ủy thác trách nhiệm huấn luyện, trang bị cho các nhóm White Stars (thuộc quân đội). Để đề pḥng những công tác trái ư trong tương lai, Kennedy đặt CIA dưới quyền đại sứ Mỹ tại Lào, ông Leonard Unger. Đây là 1 phần trong cải cách lớn hơn của bộ Ngoại Giao. Hơn thế nữa, Kennedy muốn các đại sứ khắp nơi trên thế giớigánh vác trách nhiệm lớn hơn cho các hoạt động Mỹ ở ngoại quốc, đặc biệt những hoạt động thầm lén. Ngày 29 tháng Năm năm 1961, mọi đại sứ nhận 1 lá thư của Tổng Thống xác định trách nhiệm, gồm việc điều hành, kiểm sót mọi cơ quan Mỹ tại nước sở tại, và ngay cả đảm nhận việc chỉ huy quân đội trong trường hợp tư lịnh quân đội Mỹ vắng mặt.
    Áp dụng tại Lào, chính sách mới là một nỗ lực tập trung các công việc ngoại giao, t́nh báo đi theo một đường hướng chung, như trong những tháng sau cuộc đảo chánh của Kong Lê. Chính sách mới không những cho đại sứ Unger nắm mọi hoạt động CIA, nó c̣n giao phó những hoạt động quân sự Mỹ vào quyền hạn của ông., v́ theo tinh thần hiệp định Geneva 1962, phải giả định không có lực lượng Mỹ ở Lào. Chương tŕnh viện trợ quân sự (MAAG/Laos) đă dời sang Thái Lan và sát nhập vào MAAG/Thailand thành DEPCHIEF (Deputy Chief, Joint United States Military Advisory Group, Thailand) để giả bộ như không có hoạt động quân sự Mỹ tại Lào. Nước cờ có tính cách giả trang này cho Unger, cũng như 2 đại sứ kế nhiệm ông, hoàn toàn kiểm soát mọi hoạt động quân sự, bán quân sự trong nước, tương đương với toàn quyền La Mă, vừa chấp chưởng hành chánh vừa hiệu lịnh quân đội.
    Để quản trị trách nhiệm mới này, Unger thiết lập Văn Pḥng Nhu Cầu (RO, Requirements Office). Ngụy trang thành 1 phần của công tác viện trợ Mỹ, RO là cơ quan đầu năo nơi các chiến dịch quân sự được các tùy viên quân sự của ṭa đại sứ hoạch định, phối hợp cùng các nhân viên CIA. Tướng Reuben Tucker, tư lịnh DEPCHIEF Thái Lan bị gạt ra ngoài ṿng tham mưu. Vai tṛ của ông tướng này chỉ c̣n là một sĩ quan phụ tá, bảo đảm việc cung cấp vũ khí, nhân viên, quân dụng Unger đ̣i hỏi. Để đảm đương công việc, Tucker trông coi một kho đạn rộng 380 mẫu đất gần căn cứ không quân Udorn, và cơ sở của Hàng Không Air America cũng ở Udorn, các hải cảng trong vịnh Thái Lan, và 1 căn cứ lớn ở phi trường Don Muang, Bangkok.
    Trong khi chính sách giao phó cho đại sứ Unger, nó chỉ đến sau khi Hoa Thịnh Đốn bỏ rơi giải pháp trung lập. Lúc này, nhiệm kỳ đại sứ của Unger đă gần măn. Tuy nhiên, vị kế nhiệm, William Sullivan, chỉ thị cho tướng Tucker ngày đêm bận rộn cung ứng tiếp liệu cho việc phát triển quân đội Vang Pao.

    Cuộc đảo chánh cuối cùng của Phoumi.

    Năm 1964 là một năm thắng lợi cho Cộng quân. Họ kiểm soát Cánh Đồng Chum, vây bức Kong Lê ở Muong Soui và tái chiếm hầu hết địa hạt ở Sầm Nứa đă mất vào tay Vang Pao hồi giữa năm 1963. T́nh h́nh này nên là một báo động cho bộ tư lịnh Hoàng Gia ở Vientaine, nhưng các tướng lănh cao cấp lo chống nhay hơn là chống Cộng.
    Vào tháng Tám, Phoumi tổ chức một vụ đảo chánh. Abhay huy động lực lượng dập tắt âm mưu từ trong trứng nước. 5 tháng sau, Phoumi đảo chánh lần nữa, lần này có sự tiếp tay của đại tá Khamkhong Boudavong, tư lịnh quân khu 2. Abhay yêu cầu tướng Siho ra tay chống đảo chánh, lúc ấy quyền tư lịnh lực lượng cảnh sát pḥng ngự thủ đô. Siho án binh bất động và đó là thái độ nguy hại.
    Abhay quy tụ được 1 trung đoàn, chiếm giữ phi trường và truy nă cả ba: Phoumi, Khamkhong và Siho. Bộ tư lịnh cảnh sát quốc gia ngoại ô Vientaine bị thiêu rụi, tan nát v́ đại bác 105 ly. Các chiến đấu cơ oanh kích các tiểu đoàn của Siho đồn trú 12 dặm Bắc Vientaine. Binh sĩ Khamkhong và Phoumi đầu hàng. Đây là cuộc đảo chánh cuối cùng của Phoumi. Cùng với Siho, ông ta chạy sang Thái Lan. Khamkhong bị cầm tù. Quân khu 2 thiếu một tư lịnh.


    Cuộc binh biến lật đổ Nousavan

    Tân đại sứ William Sullivan


    William Sullivan

    Tháng Giêng năm 1965, gần 3 năm sau khi Phoumi đề nghị giao chức vụ tư lịnh quân khu 2 cho Vang Pao nhưng vẫn giữ quân hàm đại tá, lần này Vang Pao lại được yêu cầu nắm giữ quân khu 2 từ phủ thủ tướng, tuy quyết định có lẽ không chỉ riêng của Souvanna Phouma. William Sulivan, tân đại sứ Mỹ đă chọn con đường chiến tranh du kích và tin rằng đạo quân Hmong có thể đánh bại Bắc Việt. Niềm tin Vang Pao là một tướng lănh thiên tài trong chiến tranh du kích, ông ta muốn Vang pao gánh vác cuộc chiến đấu thực sự.
    Sullivan là 1 trong đoàn đại biểu Mỹ tại Geneva, cộng tác soạn thảo hiệp ước chung kết, trong đó có điều khoản cấm mọi lực lượng quân sự ngoại quốc trong lănh thổ vương quốc Lào. V́ hiệp định Geneva mang ấn chứng tài năng ngoại giao của ông, Sullivan đem uy tín cá nhân để chấp hành hiệp định, hay ít ra làm ra vẻ chấp hành hiệp định. Hơn ai hết ông muốn ngụy trang sự can thiệp quá lộ liễu của cuộc xung đột. Một công cuộc viện trợ quân sự quá lớn như chương tŕnh MAAG/Laos dễ làm cho mọi người ngờ vực.
    Sullivan chấp thuận quyết định dời MAAG/Laos ra khỏi Lào và ẩn núp bên trong MAAG/Thailand. Ông muốn chiến tranh ở Lào không lọt vào tai mắt thế giới. Ông định bắt chước Bắc Việt và qua một hệ thống thầm lén, có thể chối căi của viện trợ bán quân sự, dùng các lực lượng chiến đấu người bản xứ tuyển mộ từ các bộ tộc Hmong. Không những chiến tranh du kích dễ chối căi, Sullivan c̣n tin rằng chỉ có chiến tranh du kích mới có thể ngăn chận sự chiến thắng của Bắc Việt ở Lào.
    Hai năm trước, Sullivan tham dự một tṛ chơi chiến tranh của bộ tổng tư lịnh hỗn hợp để quyết định khả năng cố vấn của binh sĩ Mỹ tại Việt Nam. Các tướng chia làm 2 phe. Tư lịnh không quân tin rằng không lực Mỹ có thể trung ḥa các lực lượng Cộng quân và phá hủy đường tiếp vận khiến địch không thể duy tŕ một quân đội hiệu quả trên chiến trường. Các tướng lănh thuộc binh chủng khác ít tự tin hơn. Để giải quyết vấn đề, bộ tổng tư lịnh tham dự một tṛ chơi chiến tranh với những quy luật do tập đoàn Rand Corporation, một cơ quan tham vấn tư nhân làm việc cho bộ quốc pḥng Mỹ.
    Trong tṛ chơi này, Sullivan ở trong phe Cộng quân, đóng vai Vơ Nguyên Giáp. Cuộc chiến ấn định 10 năm với Cộng quân áp dụng chiến thuật du kích chống lại phe Mỹ với vũ khí và kỹ thuật hiện đại. Tṛ chơi kéo dài 1 tuần. Cuối cùng, vào thời điểm trong tṛ chơi là 1972, Cộng quân chiếm hầu hết Đông Dương, gồm Việt Nam và hầu hết Lào, Cambodia. Quân đội Mỹ lên đến 500000 binh sĩ trong cuộc chiến không lối thoát. Cũng hoang mang không kém là yếu tố chính trị quốc nội của tṛ chơi. Mười năm chiến tranh chỉ làm tăng quyết tâm Bắc Việt trong khi cử tri Mỹ chia rẽ trầm trọng; các cuộc biểu t́nh phản chiến trong các trường đại học và quốc hội ngấp nghé chống lại tổng thống.
    Vài ngày trong tṛ chơi, vẫn đóng vai tướng Giáp, Sullivan tung một cuộc đột kích vào phi trường Biên Ḥa ở Nam Việt Nam và ít nhất trên giấy tờ, phá hủy một phần lớn phi cơ Mỹ. Năm trong tṛ chơi là 1964 khi các đơn vị du kích Cộng quân tấn công phi trường. Đúng thời điểm, họ làm nổ các kho nhiên liệu, kho đạn và vài máy bay.
    Tṛ chơi chiến tranh này khiến Sullivan tin vào sức mạnh du kích. Nhưng nó chỉ là lư thuyết cho đến khi Việt Cộng tấn công Biên Ḥa. Đột nhiên, Sullivan hiểu ra du kích là chiến thuật hiệu quả đánh bại một lực lượng mạnh hơn, điều mà các nhà kế hoạch đă xác định. Áp dụng vào Lào, Sullivan tin rằng yểm trợ Vang Pao là một cơ hội duy nhất để lật ngược t́nh thế đang có lợi cho Cộng quân. Hmong sẽ là Việt Cộng của Mỹ, 1 lực lượng du kích bản xứ đă quấy nhiễu và gây tổn thất 1 lực lượng vượt trội, gây bối rối cho ông mỗi biến chuyển. là đại sứ, Sullivan định thừa nhận quân đội Vang Pao là pḥng tuyến chính của Lào trong việc đối phó với làn sóng xâm lăng Bắc Việt. Việc cải tổ chính sách ngoại giao của Kennedy trước đó cho ông quyền để thực hiện điều này. Và vị thế của Sullivan ở Hoa Thịnh Đốn cho phép ông sử dụng quyền hạn mà ông thấy thích hợp.
    Trước kia Sullivan giữ chức chủ tịch nhóm công tác Việt Nam (Vietnam Working group), một ủy ban đảm trách chiến lược điều hành chiến tranh Việt Nam của tổng thống Johnson. Vai tṛ này xác nhận tiếng tăm của Sullivan như 1 phụ tá chính được ưa chuộng trong chính quyền Johnson. Sau khi nhận chức vụ đại sứ, mỗi 6 tháng Johnson triệu hồi ông về Mỹ để tường tŕnh, động viên và vận động thêm ngân quỹ điều hành chiến tranh. Sullivan kể lại: “Trong một quyết định cấp thời tôi có được 75 triệu Mỹ kim mà cả tôi lẫn bộ ngoại giao đều không đ̣i hỏi.” Sullivan có thể điều khiển cuộc chiến bằng bất cứ cách nào ông muốn.
    Trong hồi tưởng, chức vụ đại sứ là chức vụ cuối cùng trong một chuỗi sự việc biến Vang Pao thành tiêu điểm của phản ứng Mỹ đối với sự gây hấn của Cộng quân tại Lào. Nó bắt đầu với tham vọng của Bill Lair t́m một công việc cho Không Cảnh Thái tại Lào, theo sau là quyết định CIA dùng các toán không cành vào cuộc tấn công của Phoumi ở Vientaine, đặt Lair và không cảnh của ông ta tại Lào nơi ông có thể tiếp xúc với Vang pao. Lair chỉ bắt đầu nẩy ư tưởng dùng không cảnh PARU huấn luyện du kích Hmong khi Desmond FitzGerald, giám đốc công tác mật ở Á Châu, đến Vientaine t́m một hướng mới cho cơ quan của ông tại Lào. Chiến dịch Momentum ra đời, được thúc đẩy bởi hiệp định Geneva cấm chỉ sự hiện diện công khai của Mỹ tại Lào, khiến các chiến dịch thầm lén càng thêm hấp dẫn. Với Sullivan trong vai đại sứ, mảnh ghép cuối cùng của bàn cờ chiến tranh đă thành h́nh.

    con tiep

  6. #16
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Cuộc vận động kiến thiết quốc gia của Vinton Lawrence.

    Với tư cách tư lịnh quân khu 2, Vang Pao đặt kế hoạch phát triển quân đội từ 7 đến 15 ngàn binh sĩ và tổ chức thành các tiểu đoàn biệt kích (SGU, Special Guerrilla Unit) gồm 500 tay súng chia thành 1 đại đội chỉ huy và 3 đại đội tác chiến, trang bị súng cối 60 ly, đại bác không giật 57 ly, đại liên và súng cá nhân M-16. (mỉa mia, các đơn vị thiện chiến nhất Việt Nam vẫn c̣n vơ trang carbine M-1 thời đệ nhị thế chiến.) Các tiểu đoàn biệt kích được vơ trang để tấn công vũ băo song vẫn cơ động cao để có thể chuyển quân bằng trực thăng hay vận tải cơ hạng nhẹ. Hai tiểu đoàn đă được tung vào chiến trường, 4 tiểu đoàn khác đang thành lập. Vang Pao dự trù 12 tiểu đoàn biệt kích tạo thành lực lượng ṇng cốt của quân đội ông.
    Những đơn vị lớn trở nên cần thiết v́ cục diện cuộc chiến đă thay đổi. Binh sĩ Vang Pao đánh đuổi Pathet Lào hầu như mọi cuộc đụng trận, buộc họ chỉ tham chiến trong các trận đánh lẻ tẻ. Chiến trường trở thành cuộc thư hùng giữa Bắc Việt và biệt kích Hmong. Ở giai đoạn sớm sủa này, Vang Pao vẫn hy vọng một chiến thắng nếu ông ta có thể tuyển mộ đủ quân số chiến đấu, tổ chức thành những tiểu đoàn trực thăng vận cơ động và trang bị cho quân đội với những vũ khí hiện đại.
    Tuyển quân không phải là công tác đơn giản, vang pao có lẽ hoan hỉ v́ Mỹ đổ dồn mọi yểm trợ từ quân đội Hoàng Gia sang quân đội ông nhưng đối với thường dân Hmong ngoài cuộc, nó là một vinh dự đáng ngờ vực. Nếu người Lào bỏ chạy trước lực lượng Pathet Lào và Bắc Việt, tại sao Hmong phải chiến đấu thay cho họ, để pḥng thủ 1 quốc gia coi khinh họ như mọi rợ? Không ít Hmong vẫn có thể nhớ lại, trước thời Touby nắm quyền, họ phải khấu đầu trước người Lào, ḅ bằng 4 chân trước bàn giấy quan lại Lào để được phân xử. Những kư ức nhục nhă này không đưa đến ḷng ái quốc mù quáng.
    Nhân viên CIA làm việc với Vang Pao hiểu được tầm nghiêm trọng vấn đề này. Vinton Lawrence đă làm việc từ lúc khởi đầu chiến dịch Momentum và ở Long Cheng khi toàn thể CIA triệt thoái theo hiệp định Geneva. Chỉ mới 21 tuổi, Lawrence là nhân viên trẻ nhất CIA nơi chiến trường, sau khi tốt nghiệp từ trường Princeton. Dù trẻ hay có lẽ v́ học thức cao, Lawrence dễ bị phê phán.
    Mấy tháng đầu ở Lào, Lawrence làm việc dưới quyền Lair ở Vientaine tại “Hẻm Mèo”, trụ sở CIA dành riêng cho bộ chỉ huy không cảnh của Lair. Đó là thời kỳ tập sự, cho phép Lawrence quen với khung cảnh. Lawrence không biết ǵ về Hmong và điều này gây trở ngại cho anh. Đêm đêm đi uống rượu với các đàn anh CIA, anh hỏi thăm họ về Hmong, muốn biết về lịch sử, văn hóa và cung cách giao tiếp tốt nhất với họ. Trên chiến trường, Lawrence tiếp tục học hỏi bất cứ chuyện ǵ giúp anh hiểu thêm về người miền núi kỳ bí mà anh sẽ cố vấn trong những vấn đề ảnh hưởng đến an nguy của họ.


    Vinton Lawrence (cao nhất)

    Sau khi làm việc với Hmong 1 năm, Lawrence cảm thấy anh hiểu phần nào ưu điểm cũng như nhược điểm của họ. Anh kết luận rằng cải cách chính trị Hmong quan trọng hơn huấn luyện, trang bị họ chiến đấu. Tinh thần cục bộ Hmong thật là bất trị. Trung tâm vũ trụ của họ là gia đ́nh và làng mạc và họ không cảm thấy có bổn phận rời làng mạc để chiến đấu nơi xa, dù là để bảo vệ đồng bào Hmong. Chiến đấu nơi xa cũng trừu tượng như 1 tổ quốc Lào độc lập tự do, nó không có ư nghĩa ǵ hết đối với họ. Hmong cần một lư tưởng quốc gia và Lào chính là tổ quốc của họ.
    Lawrence nhờ CIA xây 1 căn nhà ở Long Cheng cho viên tỉnh trưởng, Sai Kham và thuyết phục ông ta trú ngụ tại đấy. (Điều này không khó v́ thủ phủ tỉnh Xieng Khoang đă lọt vào tay Cộng quân, Sai Kham chưa có trụ sở tỉnh.) Nhờ thế Hmong có thể tiếp xúc với viên chức cao cấp Lào và xác định ông như là vị lănh đạo cả Hmong và Lào. Ư tưởng quan trọng hơn là xây một biệt thự cho Savang Vatthana để ông vua có thể thăm viếng thường xuyên, ban tặng cuộc chiến đấu của bộ tộc Hmong là cuộc chiến cứu quốc.
    Nhà vua đến cuối năm 1963, với thảm đỏ và trẻ em vẫy cờ Lào; Savang xác nhận Hmong là công dân Lào và ông là vua của họ. Nhân dân Lào tri ân sự hy sinh xương máu của họ cho tổ quốc. Lawrence tin cuộc kinh lư đem đến cho Vang Pao 1 ấn chứng rằng ông đă được chính thức thừa nhận; dân tộc Hmong đă được thừa nhận và biết ơn .” Ngay cả Bill Lair, người tổ chức cuộc tiếp rước, cũng thỏa măn rằng :”Hmong đă hội nhập thành công vào bối cảnh lớn của vương quốc.
    Nhiệt tâm của Lair thúc đẩy Lawrence tiếp tục với chương tŕnh kiến thiết quốc gia và xây cất một đài phát thanh ở Long Cheng anh đặt tên là Đài phát thanh Liên Hiệp các chủng tộc Lào. Phát sóng mỗi ngày bằng tiếng Hmong, Khmu, đài phát thanh đề cao ư tưởng các sắc dân miền núi đều là công dân Lào, những người đoàn kết một ḷng bảo vệ Lào chống lại hiểm họa Cộng Sản. Lawrence coi đài phát thanh này là thắng lợi vẻ vang nhất trong công tác kiến thiết quốc gia anh đề xướng và xây dựng.
    Để giúp Lawrence, USAID, cơ quan phát triển quốc tế Mỹ, đưa các trưởng làng đến Vientaine và Luang Prabang; các cuộc thăm viếng có hướng dẫn viên nhằm tạo cơ hội cho các lănh đạo Hmong làm quen với xă hội Lào để họ khỏi cảm thấy như khách lạ. USAID cũng xây 1 con đường từ lộ 13 đi Long Cheng để hội nhập Hmong vào luồng kinh tế quốc gia và làm gia tăng tiếp xúc giữa Lào và Hmong. Một nhân viên USAID phát biểu:” Đă có nỗ lực không ngừng để cho họ thấy họ là 1 phần của quốc gia.” Tuy nhiên, cũng viên chức này nói tiếp :”Dù họ tin và hiểu hay không là điều tôi không dám quả quyết.”
    Các cuộc phỏng vấn cho thấy nỗ lực của Lawrence không ảnh hưởng nhiều đến đại đa số người dân Hmong. Không những họ không hội nhập mà cũng không phát triển bất kỳ tiếp cận nào dẫn đưa đến một trung thành vững vàng với nước Lào. Cuộc thăm viếng của đức vua hợp thức hóa địa vị Vang Pao với hàng ngũ quan chức Lào (chỉ với múc độ vừa phải) hơn là hợp thức hóa nước Lào vào sắc tộc Hmong.
    Vang Pao biết Hmong không có ḷng trung thành với Vientaine mà Vinton Lawrence đă cố tâm vận động. nếu chính trị Hmong không thể chuyển đổi, th́ nó phải được lợi dụng để yểm trợ chiến tranh. Điều này không dễ dàng. Vắng mặt một Thiên Sứ lănh đạo (Vàng Pao không đủ điều kiện), sự hợp tác quy mô lớn với bất cứ mục đích hay lư tưởng nào đều không dễ. Chia rẽ bởi ḷng trung thành với từng bộ lạc và thị tộc nhỏ, Hmong thiên về bất đồng chia rẽ hơn là thỏa hiệp.
    Có 3 bộ lạc Hmong ở Lào (Xanh, Trắng và Sọc), mỗi bộ lạc phục sức và nói tiếng khác nhau. Cách ăn mặc và nghi lễ tín ngưỡng phân chia họ với bộ lạc lân cận. Dù chia rẽ nhưng họ không đến nỗi thù nghịch nhau như các bộ lạc Hmong bên Trung Quốc. Dù thế vẫn có cuồng tín bộ lạc ở Lào làm hư hỏng thiện chí, tạo hợp tác, v́ lợi ích chung mỏng manh.
    Sống trong những điều kiện hoang sơ ở Sầm Nứa và Phong Saly trong những làng hẻo lánh trên các triền núi hiểm trở, bộ lạc Hmong Sọc bị chế nhạo bởi Hmong Xanh và Trắng như những kẻ quê mùa khờ khạo và làm đề tài giễu cợt.: khó mà gây được t́nh đoàn kết chủng tộc. Giữa năm 1964 và 1966 khi Bắc Việt xâm chiếm vùng Bắc lào, hàng ngàn Hmong Sọc tị nạn ở tỉnh Xieng Khouang, trung tâm đầu năo chiến tranh và cũng là địa hạt của Hmong Trắng. Dù được tiếp nhận, người tị nạn từ chối việc ṭng quân chống Bắc Việt hay thu thập tin tức t́nh báo địch. Căm phẫn v́ sự cuồng tín của Hmong Trắng chồng chất thành vấn đề đoàn kết chủng tộc và mục đích hồi hương của họ.
    Trung thành thị tộc cũng là vấn đề lớn. Có 18 ḍng họ (thị tộc) ở Lào. Mỗi thị tộc có phong tục riêng về sinh đẻ, cưới hỏi, và chôn cất. Quan trọng hơn bổn phận tương trợ lẫn nhau căn cứ vào thị tộc. Một người Hmong đầu tiên lo cho gia đ́nh ḿnh rồi đến bà con ḍng họ gần và cuối cùng là bà con xa để giúp đỡ khi cần thiết v́ mỗi thị tộc thiết tưởng tự lo lấy.. Nó là quy ước khuyến khích Hmong sống quây quần quanh thị tộc của ḿnh và tin cậy vào người thuộc thị tộc ḿnh hơn là người thị tộc khác. Hiệu quả là thu hẹp ḷng trung thành.
    V́ lư do này, ngoại trừ phong trào thiên sứ Pa Chay, chính trị Hmong ở Lào luôn đặt căn bản thị tộc. Để thành công, chính khách Hmong đầu tiên xây dựng một cơ sở quyền lực trong thị tộc ḿnh, rồi tạo đồng minh với các lănh đạo thị tộc khác để thiết lập nền cai trị rộng lớn hơn nhằm đại diện Hmong v́ Hmong hơn là quyền lợi họ Lư hay họ Ḷ. Chỉ Touby làm được điều này và chỉ v́ ông nắm được mối lợi thuốc phiện phân phối bổng lộc cho những người ủng hộ hay mua chuộc kẻ chống đối. Nếu Vàng Pao muốn thành công như Touby, ông ta phải huy động nguồn bổng lộc của chính ḿnh và trên 1 quy mô lớn hơn Touby có thể tưởng tượng.

    Bộ máy chính trị kiểu Hmong.

    Quân khu 2 gồm Xiêng Khouang và Sầm Nứa, 2 tỉnh toàn dân cư thiểu số, chủ yếu là Hmong, Khmu và người Thái miền cao. Một điều kiện Vàng Pao đ̣i hỏi để nhận chức tư lịnh quân khu là ông phải được toàn quyền cai trị dân tộc thiểu số. Thủ tướng Souvanna Phouma không chống đối. Điều này nâng Vàng Pao thành một lănh chúa quân sự.
    Vàng pao dùng quyền hạn mới tạo ra một bộ máy hành chánh độc lập ở Xiêng Khoảng mà rốt cuộc gồm vài trăm nai bản, 70 xă trưởng, vài chục nai kong và 5 chao muong. Thêm vào đó là các cộng sự viên gồm vài trăm người làm việc văn pḥng.lại có thêm những hội đồng cố vấn cho chao muong, gồm những cụ già chức tộc, lănh lương giống như các viên chức khác. Thêm vào là các trụ sở hành chánh gồm sở học chánh, y tế, ban cố vấn và lực lượng cảnh sát.
    Vàng Pao không có quyền băi bỏ hệ thống hành chánh cũ. Những quan chức này tiếp tục lănh lương của Vientaine, dù họ không c̣n thực quyền. Lúc đó họ ngừng duy tŕ mọi công việc hành chánh tỉnh khiến Hmong cho rằng nền hành chánh cũ đă bị băi bỏ và thay thế bằng hệ thống bổng lộc, chức tước của Vàng Pao.
    Để tạo thế liên minh với các trưởng tộc, Vàng Pao chỉ định các đại biểu của các bộ tộc uy thế giữ những chức vụ hàng đầu trong hệ thống hành chánh của ông. V́ họ Lư thế lực nhất, các đại gia họ Lư nhận nhiều chức vụ nhất nhưng điều này chỉ tốt về mặt chính trị. Họ Vàng cũng được trọng dụng nhiều hơn địa vị thực sự của họ trong phẩm trật thị tộc. Đây không là thủ đoạn chính trị công bằng tuy rằng so với thời trước, mực độ thiên vị không quá đáng. Chỉ đến cuối cuộc chiến khi cục diện chiến trường trở nên xấu và các lănh đạo thị tộc mưu đồ hạ bệ ông, Vàng Pao mới dùng nhiều họ Vang hơn trong hệ thống hành chính.
    Những chức vụ cao cấp trong bộ máy hành chính Vang Pao đều có lương bổng bội hậu. Cuối cùng, nó lớn gấp 10 lần lương bổng chính thức của chính quyền Vientaine. Cuối thập niên 1960, chao muong lănh 100000 đồng kip một tháng (khoảng 400 mỹ kim thời đó) do ngân sách Vàng Pao chi phó mỗi kỳ họp cuối tháng. Và có những quyền lợi khác nữa. Năm 1969, Vàng Pao cấp cho mỗi 1 trong 5 chao muong từ tộc Lư, Moua, Thao và Yang một chiếc xe jeep, mỗi xe sơn trắng để phân biệt với xe quân đội.
    Qua nhiều năm, Vàng pao tạo thêm các chức vụ khác, nhiều bổng lộc mà không có phận sự thực thụ để mua chuộc kẻ chống đối và đối thủ chính trị. Ông dùng ảnh hưởng ḿnh với CIA và ṭa đại sứ Mỹ để giành giựt các chức vụ quốc gia trong các bộ cho người Hmong, từ cấp hạ tầng cho đến thượng tầng thuộc bộ Giáo Dục, Y Tế, Canh Nông và Tư Pháp.
    Để vượt qua các cấp lănh đạo thị tộc đến các tầng lớp dân thường, vàng Pao ban phát nhiều quyền lợi cho dân Hmong trung thành với ông. Bằng tiền CIA, ông có thể trả lương cho các t́nh nguyện quân phục vụ trong quân đội ông cao hơn gấp nhiều lần lương các binh sĩ thuộc Hoàng Gia, cuối cùng gấp 10 lần. Lương cao nhất là các phi công Hmong người Hmong trong không lực nhỏ bé của ông thành lập năm 1968. Lương của các phi công này cao hơn lương các quan chức cao cấp nhất Xieng Khoang, mà ḷng dũng cảm của họ trên bầu trời biến họ thành những anh hùng văn hóa đối với những người dân thường ngấm ngầm bất măn về sự trọng đăi các quư tộc ăn không ngồi rồi.
    Về phần các người dân nghèo Hmong mà lợi tức ít hơn các nông dân Lào vùng thấp, ṭng quân trong quân đội Vàng Pao là một cách từ bỏ đời sống lao động vất vả, nghèo khó để sống cuộc đời tương đối sung túc hơn. Suốt cuộc chiến (trước 1968), động cơ này đủ để bảo đảm quân số cho Vàng Pao, đặc biệt phụ cấp ẩm thực trong quân đội được coi như tiền thừa kế. Con cả có quyền thay thế cha bị thương hay tử trận để tiếp tục hưởng cấp dưỡng quân đội. Dần dần, các em nhỏ vị thành niên thay thế anh lớn tử trận, tạo thành những trung đội tí hon trong quân phục thùng th́nh vối tay áo xắn lên tới cùi chỏ để khỏi vướng víu sử dụng vũ khí nhẹ.
    Về phần dân quân tự vệ Hmong (ADC, Auto Defense de Choc), gia đ́nh lệ thuộc vào tiền lương không phải là vấn đề sống chết. Những binh sĩ đồn trú tại làng của ḿnh đă có sẵn ruộng đất để sinh nhai. Nhưng đối với biệt kích SGU ở Long Cheng và Vàng Pao khuyến khích binh sĩ các tiểu đoàn mang theo vợ con sống gần căn cứ quân sự. Không có ruộng đất, lương bổng quân đội là nguồn sống chính nuôi dưỡng gia đ́nh là lư do Vàng Pao muốn tổ chức toàn thể quân đội thành những tiểu đoàn biệt kích cơ động; nó giúp tăng quyền lực. Vinton Lawrence nói: “Khi các gia đ́nh binh sĩ đến Long Cheng, họ nghiễm nhiên thành con tin của Vàng Pao. Và Vàng Pao hiểu điều đó. Nó giúp ông hiệu lịnh quân đội.”
    Cũng có tưởng thưởng dân sự trong việc yểm trợ quân sự. Tiền bạc, gạo và vũ khí đến mọi làng Hmong có con em nhập ngũ. Sự yểm trợ đôi khi có tính cách đe dọa. Chấp nhận cho con em nhập ngũ hay được coi như theo phe Pathet Lào. Theo phe Pathet Lào có nghĩa là một sớm 1 chiều sẽ bị tấn công, đốt phá. Năm 1971 dân Hmong ở Long Pot nhất định không tham gia chiến đấu và nhập ngũ cho quân đội Vàng Pao. Long Pot bị dội bom thành b́nh địa từ phản lực cơ Mỹ ở Thái Lan và T-28 của Vàng Pao.
    Lương cao bổng hậu cho binh sĩ và chính khách, đút lót cho các trưởng làng, thực phẩm và gia dụng cho dân làng dưới quyền cần một nguồn ngân quỹ lớn. Vàng Pao có quyền đánh thuế nhưng không bao giờ làm thế. Thuế má, phần lớn không chính thức, đă trở nên gánh nặng trong những năm cuối thời Touby. Hmong đóng thuế thân, thuế cưới xin và thuế bán hàng hóa. Một số viên chức Hmong làm chủ trâu ḅ, ngựa, bạc thỏi và thuốc phiện chỉ v́ họ có uy quyền để làm thế. Một số khác đút lót để gây ảnh hưởng các quyết định hành chánh và luật pháp. Bận tâm với chính trị quốc gia, Touby không quan tâm đến việc ngăn chận các thuộc cấp địa phương cướp đoạt các cộng đồng Hmong toàn tỉnh.
    Vàng Pao đă chứng kiến tham nhũng xoi ṃn uy quyền chính trị một thời tưởng như bất khả suy suyển của Touby và thề không bao giờ mắc phải lỗi lầm ấy. Với tư cách tư lịnh quân khu 2, ông lập đi lập lại ông là 1 quân nhân, không phải 1 chính khách và do đó, vượt lên trên chính trị và tham nhũng. Thực tế, đó là lời nói cường điệu. Qua nhiều năm, Vàng Pao lừa lọc, dối gạt, ra lịnh thủ tiêu và thâm lạm của công. Nhưng 1 điều ông không làm là mánh khóe lấy tiền của dân nghèo. Đặc điểm này cứu ông khỏi những tai tiếng tham ô, ít ra dưới mắt người dân thấp cổ bé miệng.
    Để chứng tỏ ông là người của dân nghèo, 1 trong những đạo luật hành chính là băi bỏ mọi sắc thuế, chính thức cũng như không chính thức. Thủ thuật đó được ḷng người nhưng khiến ông không có ngân sách. Ông trám chỗ thiếu hụt bằng nguồn lợi khác. – ví dụ như lương lính. Hầu hết suốt cuộc chiến, Vàng Pao tự tay giao lương lính cho các chỉ huy trưởng trên chiến trường. Với mỗi người lính được khoảng 8000 kip một tháng, thêm vào khoảng 200 kip 1 ngày cho phụ cấp chiến đấu, chi phí tổng cộng cho quân đội khoảng 250 triệu kip (tương đương với 1 triệu Mỹ kim). Trong vai phát ngân viên, Vàng Pao dễ dàng cắt xén tiền bạc cả 2 đầu.
    Ở Thái Lan, người của Vàng Pao đổi tiền Mỹ kim của CIA thành tiền bath của Thái Lan. Ở Lào, họ đổi tiền bath thành tiền kip. Hàng ngàn Mỹ kim bị cắt xén 2 đầu trước khi chuyển cho Vàng Pao, sau khi trừ ra 1 phần người phụ trách chuyển ngân tự ư lấy bớt 1 ít. Em rể Vàng Pao, Thao Pa Chay, là nhân viên chuyển ngân chính. Đầu năm 1970, Thao Pa Chay làm chủ 2 máy bay, vài căn nhà và một số bất động sản bên Thái Lan.
    Một vận tải cơ nhỏ chở số tiền kip c̣n lại đến Long Cheng, nơi Vàng Pao tiếp nhận và phân phối cho binh sĩ nơi chiến trường. Mỹ tài trợ các tiểu đoàn của ông với đầy đủ cấp số, nghĩa là trả lương mỗi tiểu đoàn với 550 đầu người. Nhưng Vàng Pao thường hạn chế quân số mỗi tiểu đoàn dưới con số quy định là 550 người, luôn bao gồm cả binh sĩ tử trận trong danh sách chiết tính lương bổng. Cuộc thanh tra năm 1970 của chính phủ phát hiện 5 trong số các tiểu đoàn của ông thiếu hụt quân số đến gần 1500 người. Tiền trả cho binh sĩ đă chết lọt vào túi Vàng Pao lên đến 50000 Mỹ kim 1 tháng. Dù sao ông ta cũng không ăn chặn tiền binh sĩ. Ông chỉ ăn chặn tiền CIA.
    Và c̣n các nguồn lợi từ các công việc khác. Sau năm 1965 cuộc chiến thầm lén tạo ra hàng vạn người tị nạn mỗi năm, tụ họp thành các làng quanh căn cứ Long Cheng để bảo đảm an ninh và nhận phẩm vật cứu trợ. Những người tị nạn tạo ra một thị trường phồn thịnh về hàng hóa đủ loại. Lúc ấy đă có hơn 100 ngàn Hmong trong khu vực, nâng Long Cheng thành thành phố lớn thứ nh́ ở Lào. Cũng có người tị nạn sắc tộc Khmu và Lào, 40 ngàn cả thảy, sinh sống lẫn lộn với Hmong. Dân số tăng trưởng biến các làng Ban Some, Sam Thong, Phak Khet, Pha Khao, Muong Cha và Ban Houakham, một thời êm ả thành những trung tâm thương mại sầm uất, sinh động nhờ vào tiền lương lính và hàng hóa chợ đen do USAID biếu tặng Hmong.
    Hàng Không Vàng Pao, Hăng chuyên chở hàng không Xieng Khoang, phân phối hàng trăm tấn hàng hóa đến các làng khắp khu vực mỗi tháng. Vàng Pao điều hành một trong những tổ chức tiêu thụ, phân phối chính yếu những phẩm vật này, thu dụng một đội ngũ đi từng nhà bán lẻ trong những làng lớn. Ông cũng làm chủ 1 ngân hàng, trông coi kư thác, chuyển ngân ở nhà băng Long Cheng, cơ quan tài chánh Hmong làm chủ duy nhất ở Lào.
    Và rồi thuốc phiện. Vàng Pao có thái độ mâu thuẫn về ma tuư. Ông rao truyền chống nghiện ngập nhưng thực tế với nạn nghiện ngập; thỉnh thoảng ông thả dù thuốc phiện cho binh sĩ nghiện nơi chiến trường nếu hành quân quá lâu, không về hậu cứ để hút. Ông làm thế chỉ v́ tinh thần binh sĩ. Ông cũng không ngần ngại việc chuyên chở thuốc phiện nếu nó có lợi về quân sự.
    Vàng Pao dính líu đến ma túy từ năm 1963. Trong niềm mong muốn tăng cường sức mạnh quân đội nhưng cần phải có tiền, ông dùng trực thăng thu mua thuốc phiện từ những làng trên núi và bán cho các tay buôn ma túy ở miền Trung Việt Nam nơi thuốc phiện có giá cao. Tất cả lợi nhuận dắp đổi vào lương lính, dù Tony Poe sau này nói rằng Vàng Pao giàu nhờ vào ma túy. (Sẽ nói sau về mối bất đồng giữa Vàng Pao và Tony Poe.)
    Vàng Paokhuếch trương việc buôn bán thuốc phiện khi chiến tranh trở nên nóng bỏng sau 1965. Chiến tranh khiến các con buôn ma túy lánh xa vùng núi. Từng làng từng làng, thuốc phiện gói thành bánh nằm một xó trên kệ thay v́ luân lưu ngoài thị trường. Thay v́ bỏ mặc kết quả công sức của ḿnh trong những bao bố, các nông dân Hmong trong vùng Cộng quân chiếm đóng bắt đầu bán thuốc phiện cho Pathet Lào và Bắc Việt. Tiền lời trong việc mua bán với Hmong dùng để mua vũ khí giết Hmong. Để triệt tiêu nguồn lợi ấy, Vàng Pao thu xếp với CIA thu mua thuốc phiện chuyển về Vientaine , Sài G̣n và Bangkok.
    Để làm suy yếu công chuyện Vàng Pao, Mát Cơ Va gởi Hà Nội 15 tấn bạc, 3.5 triệu feet vải đen, xanh và đỏ mà dân Hmong ưa chuộng để trao đổi lấy thuốc phiện trước khi Vàng Pao thu mua. Kế hoạch có thể thành công nếu Bắc Việt làm đúng như dự trù. Để có thể trao đổi , bạc phải được đúc thành những thỏi bằng cỡ thởi kẹo mà dân Hmong dùng làm tiền. Việc này ngoài khả năng của Hà Nội, cho nên rất ít thỏi bạc du nhập vào Hmong miền núi.
    Không có cạnh tranh kinh tế của Cộng quân, vàng Pao có thể khuếch trương hệ thống thu mua để đáp ứng hầu hết các vùng trồng trọt thuốc phiện ở Lào, chuyển vận bằng hàng không của riêng ông, hăng vận tải hàng không Xiêng Khoảng, hoạt động từ năm 1967 và do ngân sách CIA đài thọ. Hàng ngàn làng Hmong trong khu vực trồng thuốc phiện lệ thuộc vào ông về lợi tức tiền mặt, một một nhu cầu kinh tế then chốt của đời sống khiến họ khó mà cưỡng việc t́nh nguyện gia nhập quân đội đang phát triển của ông.
    Tiền ma túy, tiền lương binh sĩ và các kinh doanh khác hầu hết dùng vào việc tài trợ các cấp dưỡng chínmh trị để củng cố sự trung thành của các tộc trưởng. Để mua chuộc dân thường, Vàng Pao dùng quỹ cứu trợ tị nạn. Vào đỉnh cao của nó, ngân sách tị nạn của Mỹ giúp tạo công việc, dịch vụ và phân phối thực phẩm, thuốc men, quần áo cho hơn phân nửa dân số Hmong ở Lào. Nguồn tài nguyên chính là USAID. Với quỹ CIA, USAID xây cất trường học, tạo công tŕnh nông nghiệp, nhà thương cho người Hmong bị mất nơi chốn sinh sống, làm ăn v́ chiến tranh.
    Hầu như mỗi làng lớn, nhỏ yểm trợ Vàng Pao đều có trường học. Đầu thập niên 1960, Edgar Buell tự ḿnh ông phát động phong trào xây dựng trường làng với nhân lực, nguyên vật liệu của cơ quan thông tin Mỹ (United Stated Information Agancy) và CIA. Sau này, Buell khoe rằng 80000 trẻ em Hmong được đi học. Đây là một khoác lác. Mức tăng trưởng thực thụ xảy ra trễ hơn, khi USAID bắt đoầu cung cấp gỗ, xi măng, và tôn lợp nhà cho cộng đồng Hmong để dân làng tự xây cất trường học cho họ. USAID cung cấp bảng, phấn, sách vở và huấn luyện giáo viên.
    Tài liệu giáo khoa cho các trường tiểu học th́ dùng giáo án của Pathet Lào – các sách này do Hà Nội dùng để hội nhập các sắc dân thiểu số Bắc Việt vào văn hóa chính thống quốc gia và để trở thành con người Cộng Sản. Rải rác trong sách giáo khoa Pathet Lào là những bài học dạy nghề, chủ yếu là canh tác với những bài lịch sử ngắn theo quan điểm Mác Xít mà USAID sửa đổi thành xây dựng thay v́ đả phá ḷng trung thành với chính phủ Hoàng Gia Lào.
    Vào cuối năm 1969, 50/100 trẻ em Hmong sống trong hành lang tị nạn dài 60 dặm Nam Cánh Đồng Chum đă đến trường. Thêm vào là 300 em theo học trường trung học của Pháp ở Vientaine và 37 em du học ngoại quốc. Khắp tỉnh Xiêng Khoảng có 300 trường tiểu học, 9 trường trung học cấp 2 và 2 trường cấp 3. Trường tiểu học lớn nhất ở Sam Thong với 7000 học sinh. Cũng có 1 trường trung học ở Sam Thong, dạy từ lớp 7 đến lớp 10 và 1 đại học sư phạm. Trường sư phạm này là ư tưởng Vang Pao. Có quá nhiều Hmong đi Viêntaine học nghề giáo viên, thoát khỏi ảnh hưởng quyền lực của ông.
    Một ngành phục vụ khác là y tế được USAID tài trợ. Charles Weldon, 1 bác sĩ USAID, giám đốc chương tŕnh thiết lập các trạm y tế phát thuốc trong những làng Hmong và huấn luyện y sĩ, khán hộ. Weldon cuối cùng phát triển bệnh xá thô sơ của Edgar Buell ở Sam Thong thành một tiện nghi hiện đại, điều hành bởi các bác sĩ Mỹ theo khế ước với USAID. Trong ṿng vài năm, một nhà thương hiện đại khác mọc lên ở Long Cheng với các bác sĩ Thái Lan.
    Tất cả người tị nạn lănh nhận thực phẩm, dầu ăn, quần áo, nồi niêu, soong chảo và thuốc men (hầu hết được các hăng bào chế Mỹ dâng tặng v́ quá hạn, không giá trị trên thị trường Mỹ,) nhưng chỉ những làng ủng hộ cuộc chiến mới được dùng làm nhà kho chứa hàng trước khi phân phối. Hmong sống trong những làng này được mướn chất hàng và xuống hàng, lái xe tải đến các trại tị nạn. Nạn trộm cắp tiếp phẩm nuôi dưỡng một thị trường chợ đen phồn thịnh, tuôn chảy đến vùng đồng bằng, nơi phẩm vật không được miễn phí.
    Những làng có công được cấp máy kéo, xe ủi đất, một tặng phẩm quư giá cho những nông dân Hmong khai khẩn đất đai bắng cách phát hoang rừng rậm – đốn cây bằng ŕu, phát cỏ bằng mă tấu, chất đống dốt lấy tro làm màu bón đất. Mất 1 tháng cực nhọc để khai hoang vài mẫu đất. Với 1 xe ủi, chỉ vài ngày là xong. Xe kéo, xe ủi khiến Vàng pao trở nên người được toàn dân mến mộ.
    Nhiều trong số những làng này thành những trạm canh nông USAID. Những trạm canh nông cung cấp cá giống, lợn giống, gà vịt, trâu ḅ. USAID cung cấp tất cả gia súc, gia cầm và cá (cá Tilapia, tức cá rô phi Thái Lan) . Những người t́nh nguyện USAID giúp Hmong lập hợp tác xă chăn nuôi vcà dạy họ cách điều hành 1 trại chăn nuôi tân tiến. USAID dùng xe ủi đào ao nuôi cá và cung cấp vật liệu xây cất chuồng gà, chuồng lợn. Trong tất cả ngành nghề trên, chăn nuôi có uy tín nhất. Cá nhân Vàng Pao mua hàng ngàn con ḅ từ Thái Lan chia cho các thuộc hạ chính trị cũng như quân sự, biến họ thành những tay tư sản giàu có.
    Hành chính Vàng Pao không chỉ đơn thuần biếu xén và ban phát. Ông cũng huấn luyện các thị tộc hợp tác bằng giáo dục, tổ chức các hội đồng chính trị với sự góp mặt của các thị tộc. Tổ chức thế lực nhất là Hội đồng bô lăo Hmong gồm các trưởng tộc uy tín nhất tỉnh. Tất cả ủy viên được tổ chức, hội ư để tạo cơ hội cho các thị tộc quen với sự hợp tác, dù Vàng Pao cũng dùng họ để thăm ḍ ư kiến công chúng và cũng để tạo một ấn tượng nhất trí yểm trợ các quyết định chính trị của ông.
    Người ta có thể thắc mắc Vinton Lawrence bỏ công làm thế này để làm ǵ? Anh ta về Mỹ năm 1966, được William Colby thăng thưởng chức vụ mới tại quốc nội. Giám đốc Viễn đông sự vụ CIA muốn anh chàng CIA trẻ nàyvề bộ chỉ huy ở Langley, Virginia làm phụ tá riêng. Ngồi tại văn pḥng ở trung tâm CIA hồi tưởng lại 2 nhiệm kỳ công tác ở Lào, Lawrence vẫn tưởng rằng Vàng Pao là một người xây dựng quốc gia hơn là người chế tạo bộ máy chính trị bảo đảm tài nguyên nhân lực, vật lực yểm trợ cho quân đội ông.
    Chắc chắn Pa Chay không tài nào hiểu nổi thủ đoạn tẩy rửa tiền bạc, cắt xén lương bổng binh sĩ, mánh lới buôn bán, bảo trợ, đút lót, tham nhũng, vận động quần chúng … nhưng nó là loại chính sách các đại gia chính trị cổ điển Mỹ (như Wiliam Tweed ở điện Tammany, New york; Thomas Pendergast thuộc bộ máy chính trị cổ Kansas city và mới đây hơn, Richard J. Daley ở Chicago) hiểuvà khâm phục. – đặc biệt là Vàng Pao có thể làm những chuyện mà họ chỉ dám mơ tưởng, như các cuộc hôn nhân củng cố thế lực chính trị và ám sát đối thủ.
    Hôn nhân đầu tiên của Vàng Pao là 1 người đàn bà đẹp lạ lùng thuộc tộc Lo. Bà vợ này chết sớm, để lại 3 con. Vang Pao tục huyền lần này v́ t́nh, 1 bà vợ thị tộc Thao. Bà ta sinh cho Vang Pao vài đứa con nữa nhưng thương con riêng của ḿnh hơn con riêng của Vàng Pao. Lo cho con, Vàng Pao lại lấy vợ nữa, lần này là em của bà vợ cả, Lo May, v́ biết d́ ruột sẽ thương cháu. Tất cả các cuộc hôn nhân sau này đều là lư do chính trị, một sách lược tạo t́nh t́nh gia đ́nh với các lănh đạo thị tộc thế lực hay như thiện chí với phần tử bất măn.
    Ông cưới Ly True để tạo vây cánh với Lyfoung Touby, rồi cưới Moua Chia để đồng minh vớiMoua Cher Pao, lănh chúa Bouam Long, một căn cứ chiến lược Bắc Cánh Đồng Chum. Vàng Pao cưới bà nữa ở Sam Nua để cải thiện giao hảo với Hmong Sọc và bà vợ thứ 7 ở Tase, một vùng họ Moua trước đó không chịu khuất phục dưới quyền. Bà vợ thứ 8 người Lào, 1 nhượng bộ chủng tộc Làov́ dân số Lào đông bằng với Hmong trong tỉnh. Bà thứ 9 và cũng là vợ cuối là Moua Zong, con gái Moua Cher Chou, lănh đạo bộ tộc ở Long Cheng trước khi Vàng Pao chọn nơi đây làm bộ tư lịnh quân khu. Với làm sóng tị nạn đổ dồn vào Long Cheng, lấn chiếm đất đai của họ Moua, mối giao hảo với dân làng họ Moua trở nên căng thẳng. Cuộc hôn nhân nhằm xoa dịu căm phẫn, khi Vang Pao bổ nhiệm Moua Cher Chou cầm đầu hội đồng thị chính Hmong trông coi công việc hành chính và phân xử các tranh tụng giữa thị tộc.
    Vang Pao không chỉ lấy vợ v́ quyền lực, nếu cần ông sẵn sàng thủ tiêu đối thủ để bảo vệ quyền lực. Âm mưu thủ tiêu đầu tiên của ông vào năm 1959, khi ông ra lịnh tấn công chỉ huy trưởng quân sự tỉnh thuộc quân đội Hoàng Gia, đại tá Khambou Boussarath. Vàng Pao có lẽ cũng chủ mưu vụ ám sát thiếu tá Ly Sao, sĩ quan Hmong được CIA chọn kế vị ông trường hợp ông tử trận. bao nhiêu vụ khác th́ không thể đúc kết, dù 1 Hmong trong ṿng thân cận ông tiết lộ là hơn chục vụ; khó có thể gọi là tàn bạo, nhưng cũng đáng kể. Không phải vụ mưu sát nào cũng trót lọt mà không bị trục trặc. Một vụ làm suy yếu quyền lực của Vang Pao như sau đây.
    Đối với binh sĩ ngoài mặt trận, tổ chức quân sự phản ảnh đường lối chính trị của Vàng Pao. Khi nào hợp t́nh hợp lư, Vàng Pao giao quyền chỉ huy cho các trưởng tộc địa phương. Điều này giúp việc huy động các làng quanh vùng trong việc thu thập tin tức t́nh báo và nuôi ăn binh sĩ. Nó cũng giúp đem các trưởng tộc vào trong hệ thống mua chuộc, bảo bọc của vàng Pao, v́ các chỉ huy trưởng luôn ăn bớt tiền lương binh sĩ.
    Hệ thống cũng có khuyết điểm. Các quư tộc không luôn là những chỉ huy quân sự tài giỏi và thỉnh thoảng ăn chận tiền bạc binh sĩ quá mức, phương hại đến tinh thần chiến đấu. Ngoài ra, đôi khi nó là nguyên nhân của những vụ binh sĩ bắn sau lưng cấp chỉ huy khi đụng trận. Theo dơi, kiểm soát tham nhũng là giải pháp tốt nhất nhưng Vàng Pao không làm thế. Tham nhũng là mồi ngon đánh đổi sự trung thành của các thị tộc với chế độ. Thay vào đó, ông dùng mật vụ tuyển chọn trong quân đội, do Ly Toupao chỉ huy (anh vợ thứ 4, của Vang Pao, bà Ly True,) để t́m ra những binh sĩ bất măn, âm mưu giết chỉ huy trưởng để thuyên chuyển sang đơn vị khác.
    Các mật vụ của Ly Toupao không phải là không có lỗi và bị binh sĩ thuộc quyền sát hại là một nguy hiểm cho chức vụ chỉ huy. Một tấn tuồng xảy ra ở Na Khang buộc Vang pao phải lưu ư cách riêng. Là một đồn binh của quân đội Pháp trước kia, Na Khang được tân trang và mở rộng thành một cứ điểm pḥng ngự quan trọng phía Bắc. Toàn khu vực đa số họ Vang, nhiều binh sĩ đồn trú tại dấy và các tiền đồn phụ là họ Vang ngoại trừ 1 người. Vang Pao chỉ định em rể của ḿnh , Ly Chao, chỉ huy 1 tiền đồn phụ.
    Ly Chao không được ḷng binh sĩ. Ông ta ăn chận tiền lương, đánh đập và xử tử họ nếu phạm lỗi; ngoài ra, ông ta hách dịch với dân làng, nhất là người họ Vang. Một đại biểu họ Vang khiếu kiện với Vang Pao, yêu cầu truất chức Ly Chao nhưng Vang Pao từ chối. ít ngày sau, Ly Chao bị binh sĩ hạ sát.
    Hung thủ là 1 sĩ quan trẻ tên Vang Tou. Anh ta bỏ chạy lên Muong Mok, phía mép tỉnh Khammoune, thái ấp của Vue Chong Khoua, 1 trưởng tộc họ Vue, người kiêu căng phách lối, không coi ai ra ǵ. Chong Khoua chống đối Touby trong thời Touby tột đỉnh uy quyền và tấn công binh sĩ Vang Pao khi xâm nhập lănh thổ của ông mà không xin phép. Vang Pao vẫn tránh xa cứ địa họ Vue.
    Ngày xưa Vue Chong Khoua chống đối Touby chỉ v́ nhúng tay vào chuyện nội bộ tộc khác. Ngày nay, cất nhắc Ly Chao chỉ huy họ Vang cũng là việc Vue Chong Khoua không ưa. Khi Vang Tou hạ sát Ly Chao chạy qua, ông dung dưỡng ngay, chỉ với mục đích làm cho Vang Pao mất mặt. Ông không hề đếm xỉa đến việc nạn nhân là em rể Vang Pao và cũng là em của Ly Toupao, chỉ huy trưởng mật vụ khét tiếng tàn nhẫn trong ngành an ninh quân đội Vang Pao, mà trọn th́ giờ dành vào việc ḍ xét kẻ bất măn.
    Họ Ly yêu sách vang Pao tầm nă Vang Tou. Họ Vang coi án mạng Ly Chao như một chuyện nhỏ, đáng bỏ qua. Đó là t́nh trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu Vang Pao mang quân đến khiêu chiến, ông ta sẽ gây oán với thị tộc Vue và gây bất măn với chính họ Vang của ông. Nếu ông không làm ǵ hết, ông sẽ chuốc oán với họ Lư. Nếu Vang Tou đừng có mặt ở Muong Mok, sự việc đỡ rắc rối.
    Vang Pao ra lịnh cho Hang Sao, 1 sĩ quan an ninh quân đội trong toán mật vụ của ông, chuyên trách tầm nă binh sĩ đào ngũ, giải giao về Long Chieng thụ phạt. Ngoài ra, Sao c̣n là em rể Vang Tou, chỉ huy trưởng mật vụ. Sao đến Muong Mok và thuyết phục Vang Tou rằng nếu Vang Tou về Na Khang, Vang Pao sẽ đứng về phe anh ta để điềi đ́nh với họ Lư. Tin tưởng như thế, Vang Tou leo lên 1 phi cơ (STOL, Short Take off and Landing airplane) bay về na Khang. Trong chuyến bay, các phi cơ T-28 và trực thăng buộc STOL chuyển hướng về Long Cheng và hạ cánh. Các đại biểu họ Ly chờ sẵn ngoài phi đạo, xông tới, lôi Vang Tou ra khỏi máy bay và đánh gẫy răng, dập sườn nạn nhân. Khi nạn nhân hấp hối, họ kết liễu bằng những nhát dao.
    Họ Ly trả thù và Hang Sao được thăng chức cộng với tiền thưởng. Sự việc khiến Vue Chong Khoua nổi giận. Ông thề sẽ bắn lính Vang Pao nếu léo hánh đến Muong Mok. Vang Pao cũng nổi giận. Vue Chong Khoua phải bị thanh toán. Vang Pao chọn 1 người họ Vue thi hành việc này, giải thưởng là thăng cấp đại tá và quận trưởng Muong Mok, nếu công tác hoàn tất.
    Vue Cher Tong mất 6 tháng để dụ Chong Khoua rời Muong Mok đi gặp Vang Pao ở Long Cheng. Chong Khoua đi với con trai là Vue Ger và 2 cận vệ. Cher Tong gặp ông ở đó cùng với 1 đại tá và 1 tiểu đội hộ tống Vue Chong Khoua đến Long Cheng vào nhà 1 trưởng tộc họ Moua. Long Cheng là vùng của họ Moua được cả họ Vue và họ Vang tin tưởng. Vang Pao không có mặt trong nhà ấy khi phái đoàn đến. Khi linh cảm sự việc khác thường, Chong Khoua ra lịnh cho con trai ở ngoài, nổ súng bất cứ ai chạy ra khỏi nhà.
    Bên trong nhà, binh sĩ tản ra, lưng sát vào tường. Với 2 vệ sĩ bên cạnh, Chong Khoua đối diện Cher Tong. Ông ngỏ lời muốn gặp Vang Pao. Cher Tong lờ đi, yêu cầu Chong Khoua từ chức trưởng tộc Muong Mok nếu không muốn lănh nhận hậu quả. Chong Khoua gườm gườm nh́n Cher Tong, hét lớn :” Bước qua xác chết tôi.” Một lúc sau, Chong Khoua nằm chết trên sàn nhà. Sau khi Cher Tong rút súng bắn vào mặt. sau đó Cher Tong cũng trúng thương v́ bọn cận vệ của Chong Khoua. Nhiều tiếng súng tiếp theo. Cher Tong gượng dậy trên vũng máu, nhảy qua cửa sổ. Vue ger chờ sẵn bên ngoài. Một viên đạn lạc trúng vào cánh tay Ger nhưng anh ta cũng đủ sức hạ thủ Cher Tong. Ger bắn chết Cher Tong trước khi Cher Tong được thăng chức … đại tá.
    Tiếng súng trong căn nhà đột ngột im bặt. Một trong 2 cận vệ của Chong Khoua tử thương, nhưng người cận vệ sống sót kết liễu mọi người c̣n sống, kể cả viên đại tá của Vàng Pao. Anh ta la với Vue Ger rằng anh sẽ bước ra khỏi nhà để Ger đừng bắn. Cảnh sát Long Cheng đến và ra lịnh mọi người buông súng. Vue Ger bất tuân lịnh, vẫn hờm súng. Cher Tong nằm chất dưới chân anh. Ger lạnh lùng chĩa súng vào đầu Cher Tong, lẩy c̣.
    Vàng Pao bồi thường cái chết của cha Vue Ger. Dù Vue Ger nhận tiền bồi thường, anh ta không thể tha thứ. Suốt cuộc chiến, họ Vue ở Muong Mok từ chối mọi hợp tác với Vàng Pao. Thỉnh thoảng khi 1 trong những trực thăng hay máy bay STOL của Vàng Pao hạ cánh xuống phi trường làng, máy bay bị lục soát và binh sĩ bị tước vũ khí. Vụ việc cũng ảnh hưởng đến liên hệ của Vàng Pao với thị tộc Vue khắp nước Lào. Đa số không tin cậy ông nữa.

    Dấu hiệu hiểm nghèo.

    Năm năm trôi qua trước khi bộ máy chính trị trải dài của Vàng Pao bắt đầu chỉnh đốn. Hồi trước đă có những dấu hiệu cho thấy nó khó tồn tại lâu. Không phải mọi sự có thể vận dụng, cũng không phải mọi bất măn được chế ngự.
    Ngay sau khi nhậm chức tư lịnh quân khu 2, Vàng Pao định thuần phục thị tộc Thao Nam Long Cheng. Họ không phải họ Thao bản địa. Qua nhiều thế hệ họ lang thang trong rừng già giữa Ban Some và rặng núi Phu Bia, săn bắn thay v́ canh tác, du cư thay v́ định cư. Hàng ngàn những sơn dân này ĺa rừng để định cư vùng ngoại ô Phak Khet, Muong Yong và Ban Houakham, một thời êm ả nhưng đă trở nên náo nhiệt với người tị nạn và hàng viện trợ của USAID. Tiền từ lương lính và thị trường chợ đen thành nhựa sống cho kinh tế khu vực. Hmong sống bằng nghề buôn bán, thư kư, tài xế tắc xi, phu khuân vác, nha sĩ, thợ hớt tóc v.v…
    Sự phồn thịnh lôi cuốn các thợ săn thị tộc Thao, không hẳn chỉ v́ kinh tế mà c̣n bởi sự đông đúc các cư dân thị tộc khác. Giống như Hmong khác, thị tộc Thao không cưới người trong họ. Sơn dân Thao khó cưới vợ nếu không tiếp xúc với thị tộc khác. Mật độ dân cư đông đảo ở Tây Cánh Đồng Chum thu hút người Thao như nam châm hút sắt.
    Hơn 1 thập niên sơn dân Thao đồng minh với Fatdang (Cộng Sản). Sâu trong rừng là những trạm tiếp tế Pathet Lào, trại dă chiến và mạng lưới giao liên giăng mắc. Sơn dân Thao mặc quân phục Pathet Lào, nhiều đến nỗi họ trở thành đa số Hmong chiến đấu dưới lá cờ Cộng Sản. Sĩ quan cao cấp nhất trong lực lượng Pathet Lào là 1 trong những bà con của họ, Thao Saychou Tou.
    Cảnh giác bởi sự di dân quá nhiều thị tộc Thao lọt vào quỹ đạo Vàng Pao, Faydang chiêu dụ họ với lời hứ mau thăng cấp trong lực lượng Pathet Lào nếu họ trở về rừng núi. Vàng Pao muốn họ ở lại và nhờ đến đồng minh cũ, Thao Sao Chia, tộc trưởng trước kia đă huy động Hmong Nam cánh đồng, ngăn chận một cuộc hoảng loạn.
    Thao Sao Chia viếng thăm Phak Khet, Muong Yong và Ban HouaKham nơi ông tiếp xúc với các lănh đ5ao thị tộc, đề nghị những chức vụ quan trọng trong hành chính tỉnhđổi lấy ḷng trung thành. Ông cũng để ư những tay sách động, phá rối. Một tay lọt vào mắt ông – Thao Shoua Ger, một lănh đạo trẻ đầy tham vọng có khá đông đàn em ở Ban Houakham. Thao Sao Chia thu xếp 1 cuộc gặp gỡ để t́m hiểu. Shoua ger là một người cơ hội chủ nghĩa. Anh ta yêu sách một chức vụ cao trong hành chính quận đánh đổi sự hợp tác. Sao Chia muốn thỏa thuận nhưng thấy rằng Shoua Ger đ̣i hỏi quá đáng; ông cũng tức giận v́ thái độ hống hách của người trẻ tuổi. Sao Chia nói rằng Shoua Ger sẽ không có ǵ hết. Đây chỉ là ṿng đàm phán sơ bộ và vẫn c̣n những cuộc điều đ́nh khác. Nhưng Shoua Ger coi đó là cuộc điều đ́nh chung kết.
    Vài ngày sau, Sao Chia lọt ổ phục kích. Các sát thủ bắn hụt mục tiêu chính nhưng hạ sát được 10 cận vệ của Sao Chia. Trước khi Vang Pao có thể trả thù, Shoua Ger tẩu thoát với bộ hạ (khoảng 200 tay súng) vào trong rừng, phía Nam rặng Phu Bia để sát nhập với faydang và Pathet Lào. Cộng quân tỏa măn tham vọng của Shoua Ger. Anh ta được phong chức chỉ huy tất cả lực lượng Hmong đang cầm súng chống lực lượng quân đội Hoàng Gia. Suốt hơn 10 năm, Shoua Ger leo hết cấp này đến cấp khác để trở thành tướng lănh cao cấp trong lực lượng Pathet Lào.
    Không phải mọi kẻ bất măn đều theo Cộng Sản. Đầu năm 1965, vài ngàn người chạy sang phe Trung Lập. Chỉ huy bọn đào ngũ này là 3 sĩ quan của Vàng Pao (cả 3 là trưởng tộc). Họ bất măn v́ thăng cấp quá chậm. tất cả đều từ Nong Het và đă chiến đấu cùng với Vàng Pao từ thủa ban đầu. Đă có công mộ quân, gầy dựng cho đến khi vững mạnh, họ muốn được nắm những chức vụ cao cấp nhất nhưng luôn bị thất vọng v́ chính sách thăng thưởng của Vàng Pao nghiêng về các sĩ quan nơi chiến trường hơn là sĩ quan tuyển mộ.
    Ba sĩ quan hợp lại thành 1 đơn vị và thương thảo riêng với CIA và quân đội Hoàng Gia để mong có được ngân sách riêng cho ḿnh. Khi bị CIA và quân đội Hoàng Gia từ chối, họ đến với Kong Lê. Kong Lê sát nhập họ vào lực lượng của ḿnh với cấp bậc họ muốn. Năm ngàn Hmong đến Muong Soui, dẫn đầu bởi trưởng tộc Ly Chong Vang và 2 thủ lỉnh họ Vue, Vue Leng và Vue Xay Toua.
    Kong Lê không bao giờ tin cậy bọn người mới sát nhập và không cho họ sát nhập vào binh lực của ông. Thay vào đó, ông tổ chức thành 1 lực lượng riêng, đóng ở Phu Se, một làng núi gần Vang Vieng nơi họ không được chiến đấu, ngày ngày xây dựng nhà cửa đón vợ con vào ở. Đầu năm 1966, trại bị tấn công, gây tổn thất vài trăm chết và bị thương. Cuộc đột kích thuộc loại đánh rồi chạy, không ai biết phe nào tấn công. Một số người nói là do Kong Lê, lại có người nói là phe Vàng Pao.
    Trại bị băi bỏ vào tháng 12 năm 1966 khi quân đội Trung Lập của Kong Le sát nhập vào quân đội Hoàng Gia, bỏ lại Hmong ở Phu Se bơ vơ không nơi nương tựa. Không được lănh lương, bất chợt họ chấp nhận đề nghị của Vàng Pao “tung cánh chim t́m về tổ ấm.” Ly Chong Vang, Vue Leng, 2 trong 3 sĩ quan chủ mưu đào ngũ năm 1965, từ chối đề nghị trở về của Vàng Pao và trábg xa Long Cheng. Sĩ quan thứ ba, Vue Xay Toua, trổ về Hao Khame, 1 làng nhỏ gần Long Cheng. Ông đă bị hạ sát một cách bí mật.
    Những trưởng tộc khác cũng thách đố quyền lực Vàng Pao. Năm 1966 khi Vàng Pao vắng mặt điều trị v́ trúng thương, các quư tộc họ Ly âm mưu chiếm đoạt Long Cheng. Những kẻ khác ít can đảm hơn, t́m cách lánh xa chế độ cai trị Vàng Pao, tuyển mộ ít tân binh hơn và lần lữa việc thu thập tin t́nh báo. Để phản ứng, Vàng Pao bắt đầu đặt vấn đề trung thành với các sĩ quan cao cấp quân sự cũng như dân chính trong vùng.
    Thị tộc Moua đáng được quan tâm, đặc biệt. Bởi v́ họ có học thức, họ được tuyển dụng làm thông ngôn cho CIA và biệt kích Mỹ. bây giờ, họ có thể dàn xếp sao cho hạn chế khả năng quyết đoán chiến lược chiến thuật của ông. Họ Lư, luôn có đầu óc tham vọng, cũng khả nghi. Và Vàng Pao cũng luôn lo nghĩ về họ Lo, tộc trưởng của họ là Faydang, là một đảng viên Cộng Sản ṇng cốt. Họ Vue cũng không đáng tin cậy. Không những họ đă đào ngũ theo phe Trung Lập năm 1965, vụ Muong Mok chưa phai nhạt trong trí ông ta. Ngoại trừ họ Vang của ông, thị tộc mà ông đặt trọn niềm tin là họ Thao, tuyệt đối trung thành với Thao Sao Chia, một tộc trưởng là bạn thân với Vàng Pao và trung thành cho đến giây phút cuối.
    Giữa năm 1969 và 1972, vàng Pao thay thế nhiều họ Moua, Ly và Vue bằng họ vang. Ông gửi trẻ em họ Vang qua Mỹ và Pháp du học để trong tương lai họ có thể thay thế các thông dịch viên họ Moua, đảm hnhận các chức vụ cao cấp trong quân đội cũng như hành chính và quản trị thương nghiệp của ông. Ba trong số các con trai của ông du học Mỹ . Một trong số , Vang Chong, tốt nghiệp học viện quân sự Mỹ, được chuẩn bị kế nghiệp ông.


    c̣n tiếp

  7. #17
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Chương 9. Chiến tranh theo mùa.

    Có 2 mùa ở Lào. Mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ cuối tháng 12 đến tháng Tư. Gió nồm và mưa mùa từ tháng Năm đến tháng 11. Thời tiết tạo một h́nh thái chiến tranh mà đại sứ Sullivan phác họa trong kư ức. Theo Sullivan, mỗi mùa khô, sư đoàn 316 Bắc Việt chuyển quân về phía Tâytheo lộ 7, tấn công các tiền đồn Hmong và chiếm lĩnh diện địa. Để tiết giảm tổn thất, Hmong rút lui, phục kích Cộng quân trong khi rút, chờ cho đến khi hệ thống hậu cần của sư đoàn 316 giăn dài và Cộng quân bị cô lập thành những nhóm nhỏ, dễ bị tiêu diệt trong các cuộc hành quân trực thăng vận. Một khi mùa mưa bắt đầu và tàn quân sư đoàn 316 rút lui trên đường 7, trực thăng vận chuyển những đơn vị lớn làm nút chặn dọc đường. Những lực lượng này phục kích và dụ Cộng quân ra những quăng trống làm mồi cho các cuộc không kích.
    Quan điểm Sullivan khá chính xác, dù sư đoàn 316 không thực hiện tất cả trận chiến, Cộng quân cũng không hẳn lệ thuộc hoàn toàn vào đường 7 hay luôn luôn giới hạn các cuộc tấn công vào mùa khô và các đơn vị lớn làm nút chặn của Hmong chưa được sử dụng cho đến năm 1969. H́nh thái chiến tranh theo mùa mà Sullivan mô tả không rơ nét cùng một lúc; nó phát triển qua nhiều năm và h́nh thành bởi sự trông cậy vào không quân mỗi ngày một nhiều cũng như nhịp điệu của thời tiết.

    Thong Vongrassamy.

    Sư đoàn 316 khởi sự chiến dịch mùa khô năm 1965 vào tháng Giêng, dùng trung đoàn 174 làm mũi nhọn xung kích. Hầu hết Cánh Đồng Chum lọt vào tay Cộng quân nhưng Vang Pao vẫn giữ được một số vị trí riêng lẻ Bắc Sầm Nứa và dọc lộ 6 phía trên Cánh Đồng. Những tiền đồn này là những điểm xuất phát của trận tiến chiếm Sầm Nứa giữa năm 1963, một chiến thắng thần tốc đưa Vàng Pao lên chức tướng và mở lại con đường binh nghiệp cho Thong Vongrassamy, 1 trong những chỉ huy trưởng của các tiểu đoàn quân đội Hoàng Gia mất tích từ năm 1960, được Tony Poe t́m thấy.
    Thong là 1 sĩ quan Lào hiếm hoi thích chiến đấu. Có lẽ bởi v́ ông không thuộc giới quư tộc như các sĩ quan khác trong quân đội Hoàng Gia và do đó không quen để kẻ khác làm những chuyện khó khăn thay cho ḿnh. Thong sinh ra trong một gia đ́nh nghèo ngoại ô Vientaine. Ông ra đời lúc 9 tuổi, làm thuê làm mướn trên đồng ruộng. Ước vọng thăng tiến quá mănh liệt, ông dành dụm tiền làm mướn theo học các trường nổi tiếng ở Vientaine. Ông là một học sinh xuất sắc và luôn mơ ước học lên cao nhưng tiền công làm ruộng không đủ thực hiện giấc mơ ấy. Cơ hội duy nhất để thăng tiến là gia nhập quân đội Lào, lúc ấy do Pháp bảo trợ. Với tiêu chuẩn tầm thường của quân đội, và với sự thông minh xuất chúng, ư chí thăng tiến nghề nghiệp, ông dễ dàng vượt lên hàng đầu trong số các sĩ quan Hoàng Gia.
    Khi Mỹ thay thế Pháp, các cố vấn Mỹ ngay tức khắc nhận ra triển vọng tài năng của Thong và gửi ông sang Mỹ , trại Fort Bragg theo học ngành chỉ huy cao cấp. Ba năm sau, ông trở thành chỉ huy trưởng 1 tiểu đoàn tại Sầm Nứa. Khi Cộng quân phát động cuộc tiến chiếm tỉnh Sầm Nứa năm 1960, Thong là 1 trong số rất ít sĩ quan Hoàng Gia giữ vững trận tuyến. Đơn vị của ông tổn thất nặng; gần 1 nửa đào ngũ. Ông dẫn số binh sĩ c̣n lại lên núi, tổ chức phục kích các trạm hậu cần Pathet Lào để trau giồi khả năng chiến đấu và để chiếm đoạt lương thực nuôi quân.
    Gần 3 năm trôi qua trước khi Tony Poe khám phá ra Thong và tiểu đoàn của Thong vẫn tồn tại. Poe t́m ra Thong trong bộ quân phục rách nát, tóc xơa ngang vai, đầy vẻ man rợ và uy dũng. Sau khi Poe cấp phát vũ khí, quân trang quân dụng, Thong quyết định để bộ tóc ấy. Cao hơn người Lào trung b́nh 1 cái đầu, ông là một vóc dáng dễ nể. Bây giờ với bộ tóc xơa trong chiếc mũ bê rê màu huyết dụ, ông giống như 1 phiên bản Á Châu của Che Guevara Trung Mỹ.
    Khi Thong xuất sắc trong chiến dịch tái chiếm Sầm Nứa, Vàng Pao phong cho ông chức Đại Tá và cho phép ông toàn quyền điều động binh sĩ của ḿnh, Thong dẫn tiểu đoàn đă được phục hồi sức mạnh nhờ tiếp tế trang bị đầy đủ, tiến về hướng Nam lập 1 tiền đồn ở Phu Kouk, 19 dặm Tây Nam thị xă Sầm Nứa. Sau đó ông băng qua Sầm Nứa về phía Bắc lập thêm 1 tiền đồn nữa ở Nong Khang, tuyển mộ thêm binh sĩ từ trong cư dân địa phương thành lập thêm 1 tiểu đoàn dân sự chiến đấu. (Xin nói thêm. ADC, Auto Defense de Choc, dân quân tự vệ có nhiệm vụ tự vệ, chiến đấu tại địa phương. SGU, Special Guerrilla Unit là biệt kích cơ động, chiến đấu bất cứ nơi nào cần, di chuyển bằng trực thăng, là lực lượng tinh nhuệ ṇng cốt của Vàng Pao.) Hơn 1 năm, 2 đơn vị của Thong, đặt chỉ huy sở cách nhau 40 dặm, quấy nhiễu Pathet Lào với những trận đánh đêm và ngay cả tấn công tỉnh Sầm Nứa. Tỉnh này lại lọt vào tay Pathet Lào 1 thaời gian ngắn ngủi sau cuộc tốc chiến tốc thắng 1963 của Vàng Pao.
    Mặc dầu cuộc tấn công vào Sầm Nứa của đại tá Thong chỉ là trận pháo kích bằng súng cối, 1 đặc sứ Pathet Lào ở Thái Lan mô tả cho các phóng viên giống như 1 cuộc tấn công toàn diện. Giọng điệu ấy là một thước đo ảnh hưởng của Thong đối với tinh thần binh sĩ Pathet Lào và tại sao Bắc Việt chọn 2 tiền đồn của Thong là 2 mục tiêu đầu tiên trong chiến dịch mùa khô năm 1965 của họ. Những thành phần của trung đoàn 174tràn ngập tiểu đoàn Hoàng Gia Lào của Thong ở Phu Kouk nhưng Bắc Việt dội lại ở Nong Khang nơi tiểu đoàn dân sự chiến đấu c̣n lại của Thong tử thủ căn cứ trên núi. Trung đoàn 174 chuyển mũi dùi về hướng Nam đến 3 căn cứ Hmong, trấn giữ lộ 6, cấm chỉ mọi vận chuyển quân sự Bắc Việt.
    Thường thường Bắc Việt dùng lộ 7 nhưng chiến dịch Lăn Thùng (Barrel Roll) tháng 12 năm 1964 của không lực Mỹ đă hủy hoại đường này. Mục tiêu chính của Barrel Roll là những ngă tư chính dọc theo đường ṃn Hồ Chí Minh. Không có ư tưởng dùng phi cơ yểm trợ chiến trường nội địa Lào. Nhưng Barrel Roll vi phạm không phận Lào và do đó, cần phải có sự chấp thuận trực tiếp của thủ tướng Souvanna Phouma. Phouma chấp thuận nhưng muốn có ǵ khác đáp lại. Không lực Mỹ cũng sẽ oanh kích các vị trí Cộng quân quanh cánh Đồng Chum.
    Cuối tháng 12, F-8 và F-105 thả bom lộ 7 từ Nong Pet đến Nong Het. Trung tuần tháng Giêng năm 1965, vận tải cơ C -123 thả hỏa châu rọi sáng đường 7 cho F-100 Siêu Lưỡi Kiếm oanh tạc đêm. Vài ngày sau, 16 chiếc F-105 đánh bồi thêm và làm sập cầu Ban Ken. Mức độ tàn phá của chiến dịch Barrel Roll c̣n nặng nề hơn những toán phá hoại của Bill Lair hồi tháng 8 năm 1963, buộc Cộng quân chuyển sang lộ 6.
    Để giúp giao thông trên lộ 6, Cộng quân phải trừ khử các đồn bót Vàng Pao dọc theo trục lộ. Bắc Việt đầu tiên tấn công căn cứ Hmong ở Hong Non, nằm chênh vênh trên một vùng cao nh́n xuống 1 phi trường. Tony Poe ở đó với một toán không cảnh Thái Lan gồm 5 người, chui rúc dưới chiến hào cùng với Hmong, ngày ngày quan sát chân trời t́m kiếm dấu vết tiến quân của địch. Bắc Việt ở khá xa phi trường khi bị phát giác. Hmong khai hỏa nhưng bắn hụt. Quên hết những ǵ đă học, họ không điều chỉnh tầm ngắm bù vào khoảng cách. Poe nhắc lại bài học rồi cầm 1 khẩu súng minh họa. Lúc này, Bắc Việt đă tiến đến gần 200 mét. Poe bắn vài băng đạn. Một không cảnh cố vấn dùng ống nḥm đếm được 17 xác chết.
    Tin rằng địch đă hoàn toàn bị tiêu diệt, Poe rời chiến hào đi lục soát tử thi. Một không cảnh và 2 Hmong đi với Poe. Đi được nửa đường, 4 Bắc Việt nhảy ra từ trong bụi rậm và bắt đầu bắn. Một viên đạn trúng vào hông Poe, dẩy anh ta ngă xuống. Địch xông lại, Poe ném 1 lựu đạn về phía họ, đếm từ 1 đến 3 rồi ném trái nữa, trái nữa. Mọi việc trở nên yên lặng. Hai Hmong và 1 không cảnh đi theo đă chết. Dùng khẩu súng làm gậy, Poe lết về căn cứ.
    Sau khi y tá Hmong băng bó vết thương, Poe gọi trực thăng. Đạn súng cối rơi như mưa xuống pḥng tuyến Hmong. Chỉ có 1 chỗ an toàn cho trực thăng đổ bộ cách xa khoảng 5 dặm. Poe hẹn với trực thăng ở đó. Anh dặn đồng dội Hmong tử thủ trong lúc anh ra điểm hẹn, và hứa sẽ trở lại để bốc họ.
    Dùng súng làm gậy, Poe lê lết 5 dặm đến điểm hẹn. Khi trực thăng đến, Poe ra lịnh cho phi công bay đến căn cứ. Mặt Poe đă mất thần sắc v́ mất máu và kiệt sức. Viên phi công muốn chở một ḿnh Poe đến bệnh viện ở Thái Lan cấp cứu. Poe khăng khăng ra lịnh bay trở lại căn cứ Hmong. Viên phi công lư luận rằng trọng tải trực thăng không đủ cho toàn thể binh sĩ. Anh ta cần đưa Poe đi bịnh viện trước. Poe nói rằng anh không cần biết máy móc trực thăng chở được hay không nhưng phải triệt thoái Hmong ra khỏi núi. Anh đă hứa với đồng đội là sẽ quay lại và anh phải quay lại, chết cũng phải quay lại.
    Có lẽ đây là tập quán của 1 cựu thủy quân lục chiến. Theo truyền thống, thủy quân lục chiến không bao giờ bỏ đồng đội. Nhưng Poe cũng thương mến Hmong trong t́nh người. Năm trước anh cưới 1 thiếu nữ Hmong thuộc tộc Ly. Vang Pao cũng thầm yêu cô này. Đám cưới tổ chức ở Long Cheng. Touby Lyfoung tham dự nhưng Vang Pao vắng mặt. sau này Poe và Vang Pao ḱnh địch nhau đến nỗi Poe phải bị CIA thuyên chuyển sang quân khu 1, nơi ấy Poe cũng huấn luyện được vài tiểu đoàn biệt kích.
    Poe giữ lời hứa và cứu được đồng đội khỏi trùng vi. Hàng không Air America đưa anh ta đến bịnh viện kịp thời để cứu thương trước khi quá trễ.

    Vàng Pao giảm nhuệ khí.

    Sau khi tấn chiếm Hong Non, trung đoàn 174 Bắc Việt tiến quân về phía Houei Sa An và Hua Moung, 2 căn cứ Hmong dọc đường 6. Một tiểu đoàn Hong ở Houei Sa An. Để tránh tổn thất, Vàng Pao ra lịnh tiểu đoàn lui quân Hua Moung cũng triệt thoái nhưng không có lịnh Vàng Pao.
    Một tiểu đoàn Lào đầy đủ quân số đóng ở Hua Moung do đại tá Khamsao Keovilay chỉ huy, 1 sĩ quan khác bị cô lập và được Poe t́m lại sau 3 năm ở Sầm Nứa. Vàng Pao dùng Khamsao làm 1 thành phần trong cuộc đánh chiếm thần tốc ở Sầm Nứa năm 1963 và sau đó chỉ định Khamsao làm phó tỉnh trưởng để thưởng cho chiến công của Khamsao. Nhưng Khamsao chỉ trung thành với tướng Phoumi Nosavan (phe khuynh hữu thân Mỹ) v́ Phoumi đến Houmoung mỗi tháng để phát lương. Bây giờ Phoumi lưu vong ở Thái Lan, Khamsao mất hết ư chí chiến đấu. Ông cùng với các sĩ quan thuộc hạ bỏ rơi binh sĩ. Không người chỉ huy, binh sĩ Lào ở Hua Moung bỏ chạy khi thấy bóng địch quân xuất hiện trên các ngọn đồi, do thám t́nh h́nh qua ống nḥm.
    Vàng Paodùng trực thăng triệt thoái binh sĩ ở Houei Sa An. Ông cũng phái trực thăng đến Hua Moung để không vận dân cư (khoảng 8000 người) đến căn cứ pḥng ngự gần đấy ở Na Khang.Cuộc di tản khổng lồ và quang cảnh quá nhiều người tị nạn lay chuyển niềm tin của Vàng Pao. Bắc Việt đă đè bẹp lực lượng của ông. Ông không thể làm cách ǵ để ngăn chận địch quân. Có lẽ nếu ông có được không yểm ông sẽ giảm được sức tiến của địch. Vàng Pao đă yêu cầu Vientaine tăng phái T-28 và cũng yêu cầu CIA gởi Không Lực Mỹ ở Thái Lan tăng viện. Không nơi nào trả lời.
    Theo sau cuộc triệt thoái, Vàng Pao triệu tập một cuộc họp khẩn cấp ở Long Cheng. Vinton Lawrence ở đó với vài phụ tá cao cấp của Vàng Pao. Vang Pao nhắc đến các chỉ huy trưởng Hmong đă tử trận, đến dân chúng bị tàn sát. Ông cảm thấy chiến tranh đă biến thành một cuộc tiêu hao nhân mạng, và không đủ nhân mạng Hmong để cung ứng cho cuộc chiến tiêu hao. Ông băn khoăn rằng có nên tiếp tục chiến đấu nữa hay buông xuôi hết mọi sự. Mọi cố gắng của ông chỉ là sản xuất thêm nữa quả phụ và cô nhi. Ông nói về viễn ảnh bỏ cuộc và dời tất cả Hmong về tỉnh Sayaboury, an toàn khu mà toàn thể bộ tộc ông tin rằng Mỹ dành sẵn cho ông.
    Lawrence chưa hề thấy Vàng Pao trong năo trạng ấy. các phụ tá Vàng Pao cũng thế. Sẽ có những tháng ngày tăm tối hơn trước mắt và những cơn thất vọng khác, nhưng bởi cá tính, Vàng Pao là 1 người mau thay đổi cảm xúc và ít khi buồn chán lâu. Qua hôm sau ông lấy lại phong độ, nghiền ngẫm bước chiến lược, chiến thuật đối phó với địch. Theo dơi bước tiến của trung đoàn 174, Vàng Pao kết luận Na Khang sẽ là mục tiêu kế tiếp của Bắc Việt. Hàng ngàn dân cư Hmong quanh đấy được di tản sâu hơn về hướng Tây đến Muong Hiem để được trực thăng vận đến trung tâm tị nạn chính ở Sam Thong, nhập vào chương tŕnh cứu trợ tị nạn của Edgar Buell, lúc đó đă lên đến 125 ngàn người. Không c̣n vướng bận dân cư, Vàng Pao rảnh tay tổ chức pḥng thủ . Chỉ có 1 tiểu đoàn biệt kích SGU ở Na Khang, không đủ ngăn chận 1 trung đoàn Bắc Việt, ông kêu gọi quân đội Hoàng Gia tăng viện. Bộ tư lịnh ở Vientaine trả lời rằng họ không c̣n lực lượng trừ bị.
    Tuy nhiên, lực lượng tăng viện đến một cách bất ngờ do thiếu tá Douangtha Norasing, 1 sĩ quan Lào sinh trưởng tại Sầm Nứa, người đă ở trong lực lượng của đại tá bỏ ngũ Khamsao. Douangtha quy tụ được binh sĩ của Khamsao tạo thành 2 đại đội, tiến đến Na Khang cứu viện. Vàng Pao bố trí 2 đại đội này ở pḥng tuyến phía Đông và di chuyển tiểu đoàn biệt kích của ông pḥng thủ phía Nam Na Khang. Phút cuối cùng, Vientaine chịu nhả ra 2 tiểu đoàn Hoàng Gia, 1 ở Luang Prabang, 1 ở Vientaine. Vang Pao đặt cả 2 tiểu đoàn này pḥng thủ mặt Bắc. Chuẩn bị công sự chiến đấu kiên cố và sẵn sàng ứng chiến, ông chờ cuộc tấn công . Trung đoàn 174 Bắc Việt đă tiến quá sâu so với khả năng hậu cần và quá bận rộn chỉnh đốn hàng ngũ để có thể tấn công Na Khang.
    Chiến dịch mùa khô đă chấm dứt. Với mùa mưa sắp đấn, Vàng Pao đặt kế hoạch phản công mùa hè. V́ đă có 2000 binh sĩ ở Na Khang, Vang Pao biến lực lượng bố pḥng thành bộ tư lịnh hành quân và trung tâm tiếp vận cho mặt trận Bắc Lào. Quyết định này thuyết phục CIA dùng Na Khang làm địa điểm xuất phát cho các phi vụ trực thăng cứu thoát các phi công Mỹ bị bắn rớt trên không phận Bắc Việt.
    Một công tác cấp cứu phi công lâm nạn do đại tá Thong, được Vàng Pao chỉ định làm tỉnh trưởng Sầm Nứa. Người thường dân đầy tham vọng và ư chí tiến thân này đă ngoi lên từ trường học thành 1 chỉ huy lỗi lạc. Chỉ 3 tháng sau khi đáo nhậm nhiệm sở, Thong nhận tin 2 phi công phản lực Mỹ bị bắn rơi gần biên giới Việt Nam. V́ am hiểu địa thế, ông t́nh nguyện đi theo các trực thăng tiếp cứu, không quản ngại chức phận 1 đại tá tỉnh trưởng. Khi các trực thăng đến gần địa điểm các phi công bị bắn rơi, pḥng không địch bắn lên như mưa băo. Một viên đạn trúng chiếc trực thăng chở Thong. Một mảnh đạn trúng bao tử và trổ ra phía lưng Thong. Ông được tải thương đến bịnh viện Không Lực Mỹ ở Thái Lan, giải phẫu và có vẻ thoát chết cho đến khi bị biến chứng hậu giải phẫu. Một tắc nghẽn mạch máu trong bụng đă kết liễu ông.
    Thong là một nhân vật biểu tượng. Ông là 1 người Lào tài năng và can đảm, tiêu biểu cho khả năng là thỉnh thoảng vẫn có những người Lào tài giỏi, đầy nhiệt huyết dám đứng lên bảo vệ tổ quốc. Ông cũng là cái cầu nối giữa Lào và Hmong, người Lào mà Hmong kính phục, không những bởi Vàng Pao và bộ tham mưu mà c̣n sự kính phục của CIA và các nhân viên USAID đă cộng tác với ông trên chiến trường. Edgar Buell rất đau buồn về cái chết của Thong và đứng ra tổ chức lễ mai táng Thong ở Sam Thong. Để tạo vẻ long trọng mong muốn, Buell áp lực ṭa đại sứ Mỹ và các viên chức Lào ở Vientaine tham dự tanfg lễ. Trong buổi lễ có dàn quân nhạc, sư săi diễn hành, đọc kinh tụng niệm và đại sứ Sullivan truy tặng 1 huân chương ngôi sao bạc, trao cho thân phụ Thong. Điều đáng căm giận về sự phản trắc của Mỹ là sau này, thân phụ Thong bị cưỡng bách hồi hương sau khi vượt biên qua Thái Lan.

    Không lực.

    Ưu tiên hàng đầu của Vàng Pao trong chiến dịch mùa mưa là tái chiếm các căn cứ bị mất dọc lộ 6 trong mùa khô vừa qua, nhờ đó, ông có thể cắt đứt đường hậu cần địch. Ông cũng nhắm một mục tiêu lớn hơn: giải phóng thị xă Xieng Khoang đă lọt vào tay Cộng quân hơn 1 năm qua.
    Suy luận từ các cuộc tấn chiếm dễ dàng của Cộng quân trong cuộc tấn công của họ, Vàng Pao tiên liệu sẽ phải chiến đấu gay go và có lẽ thua trận. Điều ông không biết rằng lần này là lần đầu tiên ông sẽ nhận được không yểm đều đặn và nó sẽ làm thay đổi cuộc chiến.
    Tháng Hai năm 1965, tổng thống Johnson phái 2 phụ tá, John McNaughton và McGeorge Bundy đến Nam Việt Nam trong công tác điều nghiên chiến tranh. Trong cuộc thăm viếng, Việt Cộng tấn công căn cứ Mỹ ở Pleiku. Khi trở về, cả John McNaughton và McGeorge Bundy khuyên tổng thống áp dụng một chương tŕnh oanh tạc thường xuyên để trừng phạt Bắc Việt phát động những cuộc tấn công gây hấn này và để chứng tỏ quyết tâm của Mỹ trong vấn đề chiến tranh Việt Nam. Kết quả là chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder), một cuộc oanh kích Bắc Việt nhằm gia tăng cường độ oanh tạc cho đến khi Hà Nội hiểu được quyết tâm ấy và đồng ư đàm phán.
    Đầu tháng Ba, một lực lượng đặc nhiệm gồm 130 phi cơ phá nổ 1 kho chứa 35 dặm sâu trong lănh thổ Bắc Việt. Cường độ oanh tạc tăng dần trong thời hạn 2 tháng với nhiều phi cơ và tài nguyên hơn. Chiến dịch kéo dài 8 tháng nhưng lại tiếp tục sau vài ngày ngắn ngủi cho đến 3 năm ṛng ră, với nhiều mục tiêu thêm vào như đường sá, cầu cống, kho đạn, kho xăng dầu, nhà máy điện, công xưởng và phi trường.
    Để đáp ứng nhu cầu Sấm Rền, những oanh tạc cơ, khu trục cơ đến các căn cứ Mỹ ở Nam Việt Nam và Thái Lan và nhiều hàng không mẫu hạm vào biển Nam Hải. Sự phát triển các tiện nghi không quân có nghĩa có nhiều phi vụ hơn cho chiến dịch Lăn Thùng (Barrel Roll) ở Lào, đặc biệt trong thời kỳ tạm ngưng oanh tạc của chiến dịch Sấm Rền tại Việt Nam.
    Một tiêu chuẩn tối thiểu 32 phi xuất 1 ngày được dành để yểm trợ cho các cuộc hành quân bộ chiến của Vàng Pao, dù người ta hy vọng con số cao hơn nhiều. Để đáp ứng nhu cầu tiện nghi không yểm ngày càng cao, CIA chọn căn cứ Bắc của Vàng Pao ở Na Khang làm trục truyền tin để phới hợp không yểm cho biệt kích Vàng Pao. Các chuyên viên kỹ thuật dựng radar và các đài vô tuyến. Các chuyên viên truyền tin không yểm đến để điều khiển lưu lượng phi vụ. hai người thuộc Không quân Mỹ. Công việc của họ là chọn mục tiêu và đề nghị loại bom cho các oanh tạc cơ, khu trục cơ Mỹ. Có 6 máy bay thám thính gọi là Kiểm không tiền phương (Forward Air Controllers) từ Không quân Hoàng Gia Thái Lan (RTAF, Royal Thai Air Force) bay những phi cơ Pilatus Porters không mang biển số của CIA và hướng dẫn các phi cơ “B-Team” tiếp cận mục tiêu.
    “B-Teams” là phi đoàn thuộc không lực Thái Lan thuộc quyền đại sứ Mỹ. Từ năm 1964, phi công Lào bắt đầu được huấn luyện và không mấy tiến bộ. Các phi công Mỹ thay thế phi công Lào và bay những phi vụ dùng máy bay T-28 của không lực Hoàng Gia Lào. Điều này trái với tinh thần hiệp định Geneva. Các phi công Mỹ phá hủy 1 cây cầu và tiêu diệt các xe tải quân sự dọc đường 7.
    Năm cuối cùng làm đại sứ , Unger sợ rằng 1 trong những phi công Mỹ bị bắn rơi. Chết hay sống, phi công lâm nạn sẽ là một trở ngại ngoại giao lớn, một “tai nạn ngoại giao” có thể hủy hoại nghiệp vụ ngoại giao của ông. Unger bắt đầu mướn các phi công Thái Lan, về ngoại h́nh không khác người Lào, thay thế phi công Mỹ trong các phi vụ nguy hiểm nhất. Để phân biệt 2 toán phi công, phi đoàn Mỹ gọi là “A Team” và phi đoàn Thái Lan gọi là “B Team”. Dù “B Team chỉ có hơn một chục phi cơ, nó chịu trách nhiệm gần một nửa các cuộc không yểm cho biệt kích Vàng Pao trong chiến dịch mùa mưa của ông.
    Tháng bảy năm 1965, Vàng Pao huy động lực lượng để tái chiếm Hua Muong, giai đoạn đầu trong cuộc phản công mùa mưa. Trung đoàn 174 Bắc Việt đă rút về Việt Nam để bồi dưỡng, tái trang bị, để lại những lực lượng tượng trưng trong các vị trí rải rác. Chỉ có vài đại đội Bắc Việt ở Hua Muong, nhưng được lịnh tử thủ cho đến người cuối cùng. Vàng Pao không vận binh sĩ từ Na Khang đến những địa điểm ấy và thanh sát mục tiêu. Bắc Việt đă đào những hầm hố bên sườn núi và rúc vào như những con chồn con cáo. Một cuộc tấn công trực diện sẽ đem lại tổn thất nặng. Vàng Pao cho trực thăng câu những đại bác 105 ly đến 1 cao điểm gần đó. Một toán không cảnh Thái Lan giúp bố trí và pháo kích các hầm hố địch. Rồi Vàng Pao gọi máy bay oanh tạc.
    Vàng Pao đầu tiên mục kích năng lực không quân hồi giữa năm 1964. Vientaine phái “B Team” cung ứng không yểm cho binh sĩ Kong Lê đang bị đánh bật khỏi Cánh Đồng Chum. Trong lúc các oanh tạc cơ T-28 c̣n đang ở trên không trung, vàng Pao thuyết phục Vientaine chia sớt cho 3 phi vụ đánh vào điểm tập trung quân địch gần căn cứ cũ của ông ở Padong. Các T-28 bay đến, từng chiếc tuần tự trút bom. Đối với Cộng quân trên mặt đất, lần đầu tiên họ nếm mùi không kích. Họ kinh hoàng chạy tứ tán. Máy bay giống như phù phép. Chúng cướp tinh thần quân địch.
    T-28 cũng tấn công Hua Muong nhưng thêm vào những máy bay cánh quạt chuyên dùng để huấn luyện, vơ trang bom và đại liên 2 bên cánh, cuộc oanh kích c̣n có thêm phản lực cơ Mỹ tham dự. Phản lực cơ Mỹ không chỉ lùa Cộng quân hoảng sợ rúc vào trong các hầm hố, chúng thực sự tiêu diệt quân địch. Sau khi T-28 của Không Quân Hoàng Gia Lào trút bom, F-4 và F-105 Mỹ chở bom nặng tấn công các công sự địch. Từng đợt oanh kích nối tiếp cho đến khi cả khu vực thành cảnh giống như trên mặt trăng lỗ chỗ những hố bom.
    Sau khi các phản lực Mỹ đi khuất, băi chiến trường hoàn toàn yên lặng. Không một tiếng súng bắn ra từ các hầm hố, không một binh sĩ Bắc Việt nào chui khỏi hầm để đầu hàng. Họ chết sạch. Vàng Pao ngồi ăn tại chiến trường với các sĩ quan của ôngNó là 1 quang cảnh rùng rợn. mặt đất đầy những xác người trộn với đất đá. Vàng Pao rất hài ḷng với sự hủy diệt hoàn toàn quân địch đến nỗi ông ở suốt đêm tại chiến trường để khao quân bằng thịt ḅ và rượu đế do trực thăng thả xuống.
    Hai tháng sau Vàng Pao tấn công Houei Sa An, nơi đă lọt vào tay Cộng quân hồi tháng Hai. Nhờ không quân, căn cứ lọt vào tay ông dễ dàng. Binh sĩ Bắc Việt để lại 55 tấn thực phẩm và 2 tấn đạn dược.
    Vàng Pao dự trù chuyển quân vào 2 khu vực khác, nhưng đầu tiên ông cần bổ sung lực lượng để thay thế các tiểu đoàn Hoàng Gia “mượn” từ tháng Hai và bây giờ bị đ̣i lại. Chiến thắng ở Houei Sa An và Hua Muong đă củng cố niềm tin vào sự hữu hiệu của các tiểu đoàn cơ động không vận mới bổ sung của ông. Hơn 5000 Hmong đă được tổ chức thành những lực lượng dân quân tự vệ ADC (Auto Defense de Choc). Kế hoạch của Vàng Pao là huấn luyện họ trở thành biệt kích cơ động SGU (Special Guerrilla Units) và đồng thời tuyển mộ thêm tân binh để gia tăng lực lượng, Trước đây các biệt kích được thụ huấn quân sự ở Thái Lan và Long Cheng. Để thu ngắn thời gian, Vàng Pao di chuyển trung tâm huấn luyện đến Muong Cha, 1 làng Đông Nam Long Cheng ở chân núi Phu Bia, ngọn núi cao nhất Lào. Đă có vài đơn vị dân sự chiến đấu trong khu vực, làm 1 nơi lư tưởng để mộ quân thành lập đơn vị mới.
    Đến tháng Mười, Vàng Pao đă có 4 tiểu đoàn biệt kích sẵn sàng chiến đấu. Ông không vận 2 tiểu đoàn tân binh đến Na Khang và chỉ thị họ thọc xuống Nam tiến đến thung lũng Ban Ban nhằm kiểm soát ngă tư trục lộ 6 và 7, một điểm nghẽn cho hậu cần Bắc Việt. Bắc Việt dồn quân vào đấy để giải tỏa trục lộ.
    Trong khi Hmong và Bắc Việt chiến đấu tranh giành thung lũng Ban Ban, Vàng Pao chuyển 2 tiểu đoàn c̣n lại thọc sâu hơn nữa về hướng Nam về Ban Na Nat. ư tưởng là từ đó chuyển ngược lên lộ 42 tái chiếm thị xă Xieng Khoang. Đức vua sẽ kinh lư Long Cheng lần nữa vào tháng Giêng năm 1966. vàng Pao muốn tặng đức vua món quà giải phóng Xiêng Khoảng làm lễ triều kiến.
    Ḍ đoán được ư đồ ấy, Cộng quân lập tức chuyển quân đến lộ 42 để đẩy lui lực lượng tấn công. Đầu tháng 12, chiến tuyến khựng lại ở thị trấn đường lộ ở Ban Peung, bây giờ đầy nghẹt bộ binh Bắc Việt. Vàng Pao mang đại bác không giật dập nát ngôi làng trong vài ngày. Cộng quân tử thủ và giữ được vị trí.

    Bắc Việt tập trung quân.

    Mùa khô đă đến – Mùa Vàng Pao phải thu quân và chuẩn bị cho cuộc tấn công vũ băo không thể tránh được của Cộng quân. Dù thế Vàng Pao vẫn chưa có thể chấm dứt cuộc vận động để tái chiếm Xiêng Khoảng trong tay Cộng quân. Để lại 2 tiểu đoàn biệt kích ở Ban Peung trên lộ 42 Nam thị xă Xiêng Khoảng, ông chuyển 2 tiểu đoàn c̣n lại ở thung lũng Ban Ban lên hướng Bắc để tăng cường cho căn cứ của ông ở Hua Muong trên lộ 6, một mục tiêu dự kiến của Bắc Việt. Rồi ông huy động các đơn vị Dân sự chiến đấu ở Sầm Nứa và Xiêng Khoảng dàn thành một pḥng tuyến rộng ở mặt Bắc để làm chậm bước tiến địch. Các toán Dân sự chiến đấu không bắt buộc giữ đất, nhưng chỉ làm chậm bước tiến của địch để giảm bớt tổn thất.
    Qua tháng Giêng và tháng Hai, những đơn vị Bắc Việt đổ dồn vào Quân Khu 2, nhiều hơn trước. Hoa Thịnh Đốn nhận thức sai về tính chất cuộc chiến ở Việt Nam. Trước đó vào tháng 11 năm 1965, lần đầu tiên Bắc Việt đă chạm trán với binh sĩ Mỹ ở Việt Nam trong một trận đánh quy ước với quân số đông đảo. Trước đó binh sĩ Mỹ chỉ đụng độ với những đơn vị du kích, hầu hết Việt Cộng, chuyên đánh rồi chạy. Đó là một chiến thuật gây nhiều lúng túng về phía Mỹ, không những cho binh sĩ mà c̣n cho các tướng lănh đặt kế hoạch cuộc chiến.
    Tướng William Westmoreland, tư lịnh các lực lượng vơ trang ở Việt Nam, hết sức mong mỏi một cơ hội chạm trán với địch quân trong một trận đánh quy ước. Không chỉ hy vọng để gây tổn thất lớn cho địch quân, Westmoreland c̣n muốn đánh giá khả năng chiến đấu của lực lượng Mỹ đă được huấn luyện, trang bị để chiến đấu trên miền đồng bằng Âu Châu, với những đơn vị chính quy Bắc Việt trong địa h́nh nhiệt đới ở Việt Nam.
    Đối thủ của Westmoreland, tướng Vơ Nguyên Giáp cũng muốn biết điều ấy và quyết định chọn thung lũng Ia Drang nơi ông điều động 7 tiểu đoàn để phục kích 1 tiểu đoàn Mỹ. Một học sinh đầy triển vọng về lịch sử quân sự, Giáp có lẽ nghĩ đó là điềm tốt hay có lẽ mỉa mai, chọn đơn vị Mỹ này để thử nghiệm binh sĩ. Đó là tiểu đoàn 1, trung đoàn 7 kỵ binh, trung đoàn đă tử chiến với trung tá Custer ở Little Big Horn năm 1876 chống với bộ lạc da đỏ Sioux and Cheyenne.
    Ngày 14 Tháng 11, theo tin t́nh báo, một lực lượng lớn Cộng quân tập trung ở cao nguyên Trung Phần, trung đoàn 7 kỵ binh được không vận bằng trực thăng xuống Ia Drang từ tờ mờ sáng. Không bao lâu sau khi đoàn trực thăng rời khỏi, tiểu đoàn 1 bị tấn công từ mọi mặt.
    Khi trời sáng rơ, binh sĩ Mỹ với quân số ít ỏi phải đánh cận chiến. Một đại đội đi đầu bị cắt đứt liên lạc với tiểu đoàn và bị tiêu diệt. Sau trận đánh, tử thi 1 binh sĩ Mỹ được t́m thấy trong đám cỏ voi, 2 bàn tay vẫn c̣n bóp cổ 1 xác 1 lính Bắc Việt. Một trong vài binh sĩ sống sót sau này kể lại rằng trong suốt trận đánh, anh không ngăn được nghĩ tới trận đánh lịch sử ở Little Big Horn lại tái diễn ở đây.
    Bộ chỉ huy tiểu đoàn là những cựu chiến binh cuộc chiến Đại Hàn và quá quen với nhửng trận tử chiến. Họ gọi trọng pháo yểm trợ, hướng dẫn cho pháo ngay trên đầu pḥng tuyến quân ḿnh. Các viên đạn nổ chỉ cách pḥng tuyến trung đoàn 7 trong ṿng 20 mét. Không quân cũng được gọi để yểm trợ gần. Sau đó B-52 giă xuống trận địa với những trái bom 500 cân. Chiều xuống, Bắc Việt rút lui, để lại 634 chết và theo ước lượng, 600 xác chết được mang theo. Trung đoàn 7 chết 79 và bị thương 121.
    Trận Ia Drang được reland rút tỉa 2 bài học khác nhau. Với Westmoreland, nó chứng tỏ lực lượng Mỹ ngay khi bị áp đảo với quân số 7 trên 1, vẫn có thể đánh bại bắc Việt với điều kiện trọng pháo và không yểm đầy đủ. Nó làm vững niềm tin rằng những cuộc hành quân Truy lùng và Tiêu diệt đă thực hiện khắp chiến trường Nam Việt Nam có thể đánh bại Bắc Việt và Việt Cộng.
    Hồi tưởng lại Ia Drang, chuyên gia quân sự Harry Summers kết luận rằng nếu người Mỹ thua trận ấy th́ tốt hơn, giống như họ từng thua 1 trận đánh lớn thời Đệ Nhị Thế Chiến ở Kasserine, Bắc Phi, buộc họ phải áp dụng chiến thuật khác tốt hơn.
    Chỉ Cộng quân rút được bài học hữu ích. Với Giáp, bài học Ia Drang chỉ đơn giản tránh đụng độ với Mỹ trong các trận đánh lớn, tạo khó khăn cho chiến thuật Truy lùng và Tiêu diệt của Westmoreland, nhằm gây tổn thất lớn cho quân địch.
    Không biết quan điểm của Giáp và tin tưởng Westmoreland đă nắm vững mọi sự, tổng thống Johnson kết luận rằng Hà Nội đă thấm đ̣n không lực Mỹ và thất bại quân sự như Ia Drang sẽ đem Cộng quân đến bàn đàm phán. Để tỏ thiện chí, Johnson ngưng cuộc dội bom Sấm Rền (Rolling Thunder) 5 tuần lễ.
    Thay v́ bước vào bàn điều đ́nh, Hà Nội lợi dụng việc ngưng oanh tạc di chuyển thêm binh sĩ vào Lào. Đa số sẽ đường ṃn Hồ Chí Minh nhưng gần 5000 binh sĩ ở lại quân khu 2 tăng cường cho sư đoàn 316 giữ an toàn cho tuyến hậu cần dẫn đến Cánh Đồng Chum. Cuộc oanh tạc liên tục trên lộ 7 đă làm cho trục lộ không thể dùng được cho đến khi Bắc Việt lùa các toán dân công sửa chữa. Chỉ c̣n lại lộ 6. Bắc Việt vẫn kiểm soát trục lộ chính ong tay Vàng Pao. Hà Nội muốn khai thông con đường và muốn đẩy Hmong hoàn toàn ra khỏi Sầm Nứa.
    Cộng quân mở 2 mặt trận. Các tiểu đoàn Bắc Việt chuyển xuống lộ 42 tăng cường cho đồng đội đang bị khựng lại ở Ban Peung và ngăn chận quân Hmong tiến về thị xă Xiêng Khoang. Trong ṿng vài ngày, toàn thể lực lượng Cộng quân dồn vào Ban Peung và tràn đến các đơn vị biệt kích Hmong. Theo lịnh Vàng Pao, Hmong triệt thoái.
    Tất cả tiền đồn Bắc Sầm Nứa của Vàng Pao 6ng. Thiếu tá Douangtha chỉ huy 1 trong các đồn này, chỉ huy 1 tiểu đoàn thiếu. Binh sĩ của ông chiến đấu tốt. xác lính Bắc Việt la liệt chiến trường. Nhưng Douangtha cũng bị tổn thất. Tiểu đoàn của ông c̣n lại 26 người lúc ông quyết định rút lui. Để tránh tổn thất nhiều hơn, Vàng Pao ra lịnh bỏ hết các tiền đồn.
    Cộng quân chiếm giữ các đồn lũy đă triệt thoái và phái 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 168 đến Na Khang. Cứ điểm pḥng thủ là tr5m tiếp vận chính cho tất cả chiến dịch Bắc Lào. Hầu như mỗi ngày, C-123 và caribou hạ cánh xuống Na Khang tiếp tế đạn dược và tiếp liệu. Những phi cơ nhỏ hơn (Helio, Pilatus Porters và trực thăng) vận chuyển tiếp phẩm đến các tiền đồn Hmong khắp khu vực. Quan trọng hơn đối với Cộng quân, Na Khang đóng vai tṛ chính yếu trong chiến dịch oanh tạc Sấm Rền. Không lực Mỹ mới đây đă bố trí hệ thống truyền tin không quân, giúp hướng dẫn các oanh tạc cơ Mỹ thâm nhập sâu xa hơn vào Bắc Việt Nam. Na Khang cũng là trạm tiếp tế nhiên liệu cho các cuộc cấp cứu bằng trực thăng t́m kiếm các phi công Mỹ bị bắn hạ trên lănh thổ Bắc Việt. Trong các phi vụ oanh tạc, trực thăng Jolly Green Giant giữ đội h́nh bay 10000 bộ trên cao gần biên giới, chờ lịnh tiếp cứu các phi công. Mỗi vài giờ họ bay về Na Khang đổ xăng và lại cất cánh, lập đi lập lại cho đến khi chấm dứt oanh tạc và các phi cơ, phi công trở về an toàn vô sự.

    Chiến thương.

    Cuộc tấn công ở Na Khang khiến Vàng Pao thất thế. Ông thiết tưởng có đủ thời gian tái phối trí lực lượng và tăng viện cho các đồn bót tổn thất nặng. Ông không ngờ địch quân tấn chiếm quá dễ dàng các căn cứ phía Bắc. Chỉ có 1 lực lượng tượng trưng gồm 2 đại đội ở Na Khang. Các đơn vị khác đă tản mác khắp Sầm Nứa đang triệt thoái, chỉ để bảo toàn lực lượng. Từ bộ tư lịnh quân khu 2 ở Long Cheng, Vàng Pao ra lịnh di tản dân chúng khỏi Na Khang.
    Hai nhân viên CIA ở lại với lực lượng pḥng ngự là Mike Lynch và Jerry Daniels, 1 khuôn mặt mới. Một cá tính sôi nổi, Daniels được tuyển dụng từ miền Tây Montana, nơi anh làm chuyên viên cứu hỏa nhảy dù (smoke jumper) cho sở Kiểm Lâm và dùng th́ giờ c̣n lại chơi tṛ cỡi ḅ rừng. Don Sjostrom, nhân viên phụ tá cho cơ quan cứu trợ tị nạn của Edgar Buell cũng ở đó, lo điều phối việc di tản người tị nạn. Cả Don Sjostrom, Mike Lynch và Jerry Daniels đều ở lại. Cả ba làm việc nật thiết với Hmong. Họ cương quyết ở lại với du kích Vàng Pao: Mike Lynch và Jerry Daniels ở lại chiến đấu và Sjostrom ở lại để hỗ trợ tinh thần.
    Những đơn vị Bắc Việt đă thăm ḍ quanh căn cứ. Các nhân viên CIA liên lạc với đại sứ Sullivan gọi phản lực thả bom lửa napalm. Trước đó chỉ một lần Sullivan ra lịnh sử dụng bom lửa để đẩy lui địch quân trong công tác cứu thoát phi công lâm nạn. Lúc đó bộ Ngoại Giao đă nổi giận về quyết định ấy. Sullivan bất đắc dĩ dùng vũ khí này lần nữa v́ ư tưởng nhân viên CIA rơi vào tay Cộng quân quả là vô cùng nghiêm trọng trong nghiệp vụ ngoại giao của ông. Ông ra lịnh dội bom lửa.
    Phản lực cơ can thiệp ngay trong 1 đợt tấn công dữ dội của Cộng Quân. Làn sóng lửa tràn ngập quân Bắc Việt, bẻ gẫy đợt tấn công. Khi Cộng quân tháo lui để chỉnh đốn đội h́nh, Vàng Pao đến chiến trường để chỉ huy cuộc pḥng thủ. Ông t́m thêm binh sĩ và dùng trực thăng không vận đưa họ đến chiến trường.
    Cộng quân lấy lại tinh thần và lại bắt đầu thăm ḍ yếu điểm. Những trận đánh lẻ tẻ diễn ra rồi tàn lụi. Trong một lúc im tiếng súng, Vàng Pao đứng ở cạnh phi đạo trao đổi với các sĩ quan thuộc hạ, th́ hàng loạt tiếng súng nhỏ lại vang lên. Những viên đạn găm vào một trực thăng mới đổ bộ và làm tung bụi mờ mịt phi trường. Một viên đạn trúng Vàng Pao.
    Vang Pao đă từng gặp nhiều may mắn. Ông luôn có mặt ở chiến trường, lúc th́ ở trực thăng điều động binh sĩ bằng vô tuyến, hoặc ra lịnh trực tiếp cho sĩ quan chỉ huy dưới quyền, thường đối mặt với hỏa lực địch. Trong một trận đánh, một trái bom lạc nổ cách ông có 20 mét. Sức nổ đẩy ông bay tung lên không. Lúc ấy sĩ quan hầu cận tưởng ông chết.
    Không chỉ thường xuyên trong bom đạn, thỉnh thoảng ông dẫn quân trên chiến trường. Một lần khi Đại sứ Sullivan thăm viếng Long Cheng trong dịp tin chiến thắng quân Bắc Việt, Vang Pao muốn thị sát mặt trận. Với Sullivan tháp tùng, Vang Pao dùng trực thăng bay ra chiến trường. Trận đánh vẫn chưa kết thúc. Dù chủ lực địch đă bị đánh bật, một số chốt tử thủ vẫn c̣n mai phục trong hầm hố trên đồi. Đó là những xạ thủ bắn sẻ. Xác binh sĩ Hmong tấn công lên đỉnh đồi nằm rải rác quanh sườn đồi.
    Trước kinh ngạc của Sullivan, Vang Pao chọn một trung đội và trao cho mỗi người 1 trái lựu đạn. Ông dẫn họ lên đồi, chiếm 1 vị trí vối đội h́nh hàng dọc và ra lịnh cho người đầu chạy về phía trước, ném lựu đạn vào hầm rồi chạy xuống đồi, xếp hàng chót trong đội h́nh. Cứ thế toàn trung đội luân phiên ném xoay ṿng cho đến khi hết thùng lựu đạn. Sau đó ông dẫn đầu trung đội tiến lên, chỉ khai hỏa khi cách hầm địch vài mét. Sau khi nổ súng, họ lôi ra khỏi hầm những tử thi Bắc Việt tan nát v́ lựu đạn.
    Có mặt tại chiến trường quá nhiều tăng nguy cơ Vang Pao sẽ chết hoặc bị thương. Ông đă thoát chết rất nhiều lần khiến binh sĩ tưởng ông có bùa hộ mạng. Vang Pao cũng tin thế. Ông tin tổ tiên luôn bảo vệ ông, cảnh giác trước mỗi nguy cơ. Năm 1953 Việt Minh xâm lấn Lào, trong khi dẫn lực lượng Pháp từ Muong Hiem đến Cánh Đồng Chum, Vang Pao dẫn đoàn quân lên núi theo ư muốn của viên chỉ huy Pháp. Lúc 3 giờ sáng, 1 con dê núi lạc vào trại đánh thức Vang Pao. Ông cho đấy là điềm báo của tổ tiên rằng có Việt Minh gần đấy. Dưới sự phản đối của viên chỉ huy Pháp, cho rằng cảnh báo của tổ tiên là phi lư, Vang Pao tức tốc dời trại và dẫn đoàn quân đóng quân cao hơn về phía đỉnh núi.
    Vang Pao nhận nhiều cảnh báo như thế qua nhiều năm chiến đấu. Một lần ở Long Cheng, ông leo lên 1 trực thăng và linh cảm tổ tiên khuyên ông rời khỏi máy bay. Chiến trực 6thăng cất cách không có ông, và nổ ngay trên không. Nó bị phá hoại bằng 1 trái lựu đạn gài dưới b́nh xăng.
    Ngay cả với sự phù hộ của tổ tiên, xác suất học cho thấy rốt cuộc Vang Pao cũng phải gục ngă. Na Khang là nơi xẩy ra chuyện ấy. Nhân viên CIA Mike Lynch đứng kế chiếc trực thăng bị trúng đạn. Lynch nhào xuống đất và liếc nh́n xung quanh. Anh thấy Vang Pao chảy máu và lôi Vang Pao vào chỗ khuất và gọi trực thăng tải thương. Trực thăng đưa Vang Pao đến Muong Hiem nơi có 1 chiếc C-123 chở ông đến bịnh viện không quân Mỹ tại Korat, Thái Lan.
    Không có Vang Pao, tinh thần binh sĩ ở Na Khang xuống thấp. Sullivan ra lịnh mọi viên chức Mỹ triệt thoái ngay lập tức. Binh sĩ pḥng thủ không có ḷng chiến đấu đơn độc. Hai nhân viên CIA, Lynch và Daniels quyết định di tản hết mọi người. Trực thăng khổng lồ Chinook đến hàng đoàn. CIA nhét Hmong lên trực thăng như cá ṃi, 200 người một Chinook. Ngay sau khi chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh th́ Bắc Việt tràn lên đồi chiếm lĩnh căn cứ.
    Bắc quân chiếm một bẫy tử thần. Phản lực cơ đủ loại xuất hiện, xạ kích, oanh tạc quân Bắc Việt trước khi san Na Khang thành b́nh địa. Theo tin t́nh báo, Cộng quân mang theo vài trăm xác chết. Quá nhiều xác chết đến nỗi sau hơn 1 tháng khi quân tăng viện đến bổ sung, địch quân mới có thể hoàn toàn kiểm soát căn cứ đă hoàn toàn bị phá hủy.
    Quang tuyến X cho thấy viên đạn đă phá gẫy xương cánh tay Vang Pao gần khớp xương vai. Để phục hồi cánh tay, Washington chở ông tới Hawaii, nơi ông có thể được tháp một khúc xương nhân tạo tại trung tâm Y Khoa Quân Đội Trpler ở Honolulu. Trong lúc nằm viện, tin đồn ở Lào rằng ông sắp chết. Binh sĩ Hmong ở chiến trường, dân sự ở Long Cheng và Sam Thông mất tinh thần và mất phương hướng. Các quư tộc họ Ly thấy cơ hội tái lập quyền lănh đạo sắc tộc Hmong. Đằng sau LyFoung Touby, họ ép đại tá Ly Youa Vang, một trong các tộc trưởng, chỉ huy 1 tiểu đoàn đem quân vào Long Cheng.
    Dù Ly Youa Vang và Vang Pao là bạn thâm giao từ thời niên thiếu, Youa Vang đồng lơa trong âm mưu tiếm đoạt này. Ḷng đố kỵ có lẽ đóng một vai tṛ. Hàng nhiều năm Youa Vang bị uy quyền Vang Pao che khuất. Đầu thập niên 1950 cả 2 phục vụ trong Gendarmerie (Sern Đầm Pháp). Youa Vang là một chiến sĩ xuất sắc và cũng được sĩ quan Pháp mến chuộng như Vang Pao. Nhưng v́ không có học, không biết đọc biết viết, ông không được theo học khóa sĩ quan. Trong khi Vang Pao lên chức trung sĩ, trung uư, đại úy và thiếu tá th́ Youa Vang vẫn là 1 hạ sĩ quan. Đó là cả một thập niên thất vọng.
    Chỉ đến khi CIA yểm trợ Vang Pao th́ số phận Youa Vang mới cải thiện. Sau khi theo học khóa huấn luyện đặc biệt ở Trung tâm Không Cảnh ở Hua Hin, Vang Pao phong Youa Vang chức thiếu tá chỉ huy 1 tiểu đoàn thiện chiến 500 binh sĩ, tiểu đoàn đầu tiên SGU (Biệt Kích) của CIA. Youa Vang dẫn đoàn quân này về Long Cheng làm một cuộc đảo chánh chiếm quyền kiểm soát quân đội của Vang Pao. Tuy nhiên đến phút cuối, binh sĩ mất nhuệ khí, từ chối lịnh chiếm đóng Long Cheng.
    Tin tức đến tai Vang Pao khiến ông phải đọc một thông điệp bằng tiếng Lào, Hmong và tiếng Pháp trên giường bịnh, phát sóng nhờ đài phát thanh Vientaine và Liên minh các sắc tộc (Union of Lao Races) của Lawrence ở Long Cheng. Bằng giọng vững vàng, khỏe mạnh của người b́nh phục, ông cam kết với Hmong rằng ông sẽ trở lại tiếp tục chỉ đạo cuộc chiến đấu chống Cộng.

    Nắm lại kỷ cương.

    Khi Vang Pao trở về vào tháng Năm, chỉ sau 2 tháng điều trị, ông lập tức triệu hồi tiểu đoàn 201 từ chiến trường. Mọi người tin rằng Vang Pao bị thương bởi đạn bắn sẻ Bắc Việt nhưng Vang Pao tin rằng ông bị chính thuộc hạ ám toán, 1 sĩ quan tiểu đoàn 201. Vài tuần trước khi trúng đạn, viên sĩ quan này thách đố quyền lực ông; đă xảy ra cuộc căi lẫy to tiếng. Khi tiểu đoàn 201 tề tựu ở Long Cheng, viên sĩ quan t́nh nghi vắng mặt. Anh ta đào nhiệm trước khi trốn lên Vientaine. Lo ngại rằng sẽ có những người phản bội, Vang Pao chọn một cách đặc biệt của Hmong để giải quyết vấn đề. Ông buộc cả tiểu đoàn thề trung thành và uống nước thiêng để giữ lời thề. Theo tín ngưỡng Hmong, bất cứ ai uống nước thánh sẽ được thần thánh theo dơi và giết chết nếu không thành thật.
    Mùa mưa lại đến, Vang Pao nóng ḷng lo việc tái chiếm các địa hạt đă mất trong mùa khô, đặc biệt là căn cứ Na Khang. Ông không c̣n có thể ra trận như trước nữa trong lúc này. Ông vẫn c̣n dưỡng thương và cánh tay vẫn c̣n treo trước ngực, được điều dưỡng mỗi ngày với một điều dưỡng viên biệt phái của quân đội Mỹ để bảo đảm cánh tay ông b́nh phục đúng cách.
    Vang pao không vận binh sĩ đến Muong Hiem, nơi làm căn cứ xuất phát tấn công tái chiếm Na Khang. Từ đó họ chuyển hướng Nam càn quét lực lượng trấn giữ. Trước khi các tiểu đoàn của ông xung trận, các oanh tạc cơ từ Hải Quân và Không Quân Mỹ nghiền nát căn cứ suốt 2 ngày. Hmong tràn ngập Na Khang, đuổi Cộng Quân ra ngoài đồng trống làm mồi cho phản lực và T-28 quần trên đầu. Khi không quân bắt đầu tấn công, quân Bắc Việt chạy vào b́a rừng. Các phi cơ đốn họ gục ngă trước khi họ kịp lẩn vào rừng.
    Tiểu đoàn thứ 5 của vang Pao mới hoàn tất huấn luyện ở Muong Cha. Ông không vận tiểu đoàn này đến Na Khang làm lực lượng pḥng thủ căn cứ vừa mới tái chiếm. Các tiểu đoàn khác tiếp tục tấn kích, thăm ḍ Nam và Tây để ước lượng sức mạnh địch. Họ gặp kháng cự yếu ớt. Vang Pao nghi Cộng Quân lập mưu dụ địch vào chỗ mai phục nên chia các tiểu đoàn thành những đơn vị nhỏ túa đi khắp nơi truy lùng địch. Cuối tháng 8, các đơn vị của ông tiến xa về hướng Tây Bắc đến Nam Bac, hướng Đông Bắc đến núi Phu Pha Thi và hướng Nam đến căn cứ Momentum cũ ở San Tiau. Rất ít Cộng Quân ở các nơi.
    Trước đó vào tháng 7, phản lực Mỹ đă phá hủy vài trạm hậu cần và kho đạn mà Cộng Sản đă xây cất, tích trữ 5 tháng trước. Không có hậu cần, Bắc Quân không thể duy tŕ một lực lượng cấp sư đoàn trên chiến địa. Hầu hết các đơn vị thuộc sư đoàn 316 đă rút về Bắc Việt, để lại những đơn vị nhỏ làm nhiệm vụ chuyển hàng vào kho sẽ được chở đến bằng xe tải dọc theo đường 6 chuẩn bị cho mùa khô sắp tới.

    con tiep

  8. #18
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    THEODORE SHACKLEY.

    Tháng 6 năm 1966, Theodore Shackley thay Douglas Blaufarb làm giám đốc phân bộ CIA tại Vientaine. Shackley và Blaufarb là 2 người khác nhau. Blaufarb là một người trí thức, đầy suy luận, có bằng cấp tại Harvard và Columbia. Khi làm giám đốc phân bộ từ năm 1964, việc đầu tiên ông làm là t́m thông tin về quá tŕnh công tác và người Hmong. Ông lục lọi các hồ sơ mật và khám phá những tài liệu mô tả cách dùng người Hmong của người Pháp. Đó là lần đầu tiên có người bận tâm về việc này. Blaufarb đánh giá sự cần thiết của Chiến dịch Momentum đối với năng khiếu chính trị và xă hội của Hmong. Đó cũng là phương cách hành xử của Lair từ lâu đến giờ và Blaufarb không thấy lư do thay đổi. Ông tránh giẫm chân lên công việc của Lair và ngầm yểm trợ hay tư vấn chỉ khi nào cần thiết.
    Shackley th́ khác hẳn. Văn hóa hay chính trị kỳ dị của Hmong tuyệt đối ông không hề quan tâm. Ông không quan tâm đến đời sống của Hmong nói riêng mà cũng bất kể đến người Lào nói chung. Thúc đẩy bởi tham vọng, quan tâm chính của ông là chu tất công việc được giao phó. CIA phái Shackley đến Vientaine để làm việc với chiến tranh bên Việt Nam, để dùng quân đội Hoàng Gia Lào và Vang Pao để rút cạn tài nguyên, nhân lực Bắc Việt. Bao nhiêu Lào và Hmong chết, ông không hề đếm xỉa.
    Lair không ưa Shackley. Không phải cghỉ v́ Shackley là giám đốc phân bộ CIA tại Vientaine đầu tiên thách đố quyền hạn của ḿnh. Lair không ưa Shackley v́ tham vọng mù quáng và sự nhẫn tâm của Shackley đối với số phận bộ tộc Hmong. Lair muốn chiến tranh ở Lào nhỏ và có thể quản lư nhưng Shackley khăng khăng muốn CIA dùng Hmong mở những cuộc hành quân cấp trung đoàn chống làn sóng xâm lăng Bắc Việt. Lair biết khí chất Hmong không thích hợp với loại chiến tranh này và thiếu nhân số cho những tổn thất nhân mạng lớn lao kèm theo nó. Nhưng Shackley tin rằng không lực sẽ làm nghiêng cán cân lực lượng khiến đoàn quân nhỏ bé Hmong đánh bại Bắc Việt. Lair cũng dè dặt về không lực Mỹ. Hmong chỉ tấn công trong thời tiết xấu, do đó, không yểm là yếu tố khó tin cậy. Đó là một điều chắc chắn toán học rằng sẽ có đôi lúc khi không yểm là yếu tố sanh tử nhưng v́ thời tiết xấu, không thể thực hiện. Hàng trăm, có lẽ hàng ngàn Hmong sẽ chết.

    RICHARD RECORD.

    Vị thế Shackley không những tối yếu cho việc điều khiển chiến tranh của Lair mà c̣n cho sự quản lư không yểm. Vài phi xuất Lair nhận được từ chiến dịch Barrel Roll và Rolling Thunder không đủ. Shackley muốn một người chuyên trách về vận dụng Không lực và Hải Quân Mỹ. Ngũ Giác Đài phái Richard Record, một đại úy không quân 34 tuổi, sang làm việc cho CIA.
    Secord t́nh nguyện nhận nhiệm vụ này. Từ năm 1961 đến năm 1963 ông đă là một phi công T-28 tại Việt Nam, phục vụ tại Nam Việt Nam như một lực lượng tương đương với A Team bên Lào, bay những phi xuất thay cho phi công Việt. Sau đó ông được thuyên chuyển làm cố vấn cho không lực Iran. Iran đang có một cuộc chiến tranh chống bộ tộc Kurd do Sô Viết tài trợ. Không lực Iran là một mớ rối rắm. Secord tái tổ chức và thu xếp tài nguyên để đáp ứng nhu cầu lâm thời. Ông cảm thấy rằng ông quán xuyến tốt những công việc này. Việc cải cách hiệu quả và Iran thắng cuộc chiến. Với tư cách cá nhân, Secord thỏa măn với thắng lợi. Đó là kinh nghiệm đầu tiên trong đời với một chiến thắng rơ rệt. Đó cũng là chiến thắng “rơ rệt” chót.
    Thượng cấp của Secord ở Iran là đại tá Harry “Heine” Aderholt. Aderholt đă phục vụ ở Lào trong nhiệm vụ “nhân viên chi tiết” CIA, tiếng lóng chỉ bất cứ ai trong quân đội biệt phái tạm thời sang làm việc cho CIA. Adeholt trông coi việc xây cất Lima Sites ( địa điểm đổ bộ hàng tiếp liệu và thành lập du kích Hmong) đầu tiên của CIA; và cũng chính Adeholt tổ chức những phi vụ oanh tạc đầu tiên của không lực Mỹ trên đất Lào. Với Secord, công chuyện của Adeholt trên đất Lào đầy quyến rũ và chẳng khác ǵ việc ông đang làm tại Iran. Khi Secord biết có cơ hội làm “nhân viên chi tiết” CIA ở Lào, ông nộp đơn t́nh nguyện.
    Secord đến Lào cuối năm 1965. Shackley chuyển ông đến trụ sở AB-1 ở Udorn với Lair và Landry, nhằm mục đích tăng gia không yểm phục vụ chiến tranh. Lair không ác cảm về vấn đề giữa Shackley và Secord. Sau khi thuyết tŕnh sơ lược công tác, ông phái Secord đi tham quan 5 quân khu Lào, với những chặng dừng ở các Lima Sites để làm quen với mọi mặt của cuộc chiến. Điều Secord nhận thấy là Bắc quân bị trói buộc vào các trục lộ. Với sự điều hành khéo, Không quân có thể tiêu diệt hậu cần và cắt đứt các chiến dịch địch.
    Nhưng đầu tiên Secord cần thêm máy bay. Đây quả là một vấn đề. Máy bay đến từ khắp nơi, từ không lực Hoàng Gia Lào, không lực Hoàng Gia Thái Lan, Hải Quân, Không Quân Mỹ và không lực riêng của CIA, Hàng Không Air America. Mỗi tổ chức có những thủ tục riêng, phương tiện liên lạc thông tin riêng. Để vận dụng chúng, Secord tạo mạng lưới với mỗi tổ chức và tham dự cuộc họp Điều Hợp Đông Nam Á (Southeast Asia Coordination, SEACOR) ở Sài G̣n, nơi các ngành vơ trang khác nhau hội thảo, kỳ kèo, phân chia các nguồn tài nguyên sẵn có. Một lợi điểm của Secord, thêm vào với quyết tâm dai dẳng, là truyền thông CIA được nối trực tiếp với mọi ngơ ngách hành chánh khác nhau. Ông có thể gặp các vị thẩm quyền trước mọi người khác.
    Đầu năm 1966 Secord phân phối nhiều tài nguyên không lực đến lực lượng Vang Pao hơn bao giờ hết. Đến cuối năm Secord có thể xúc tiến việc ngăn chận ḍng lưu thông bằng xe tải trên trục lộ 6. Ông vững tin rằng ông có thể “t́m” được máy bay cần thiết, và ông có tiền sát viên tin cậy cho các cuộc oanh tạc, một Hmong tên Ying Yang (tên tục là “Tallman”), do chính Secord tuyển chọn và huấn luyện làm sĩ quan tiền sát Không Lưu (FAC, Forward Air Controller). Secord xin lịnh bắt đầu phong tỏa trục lộ 6 và Lair chấp thuận.
    Sau khi đổ bộ Tallman dọc đường 6, Secord chạy chọt “t́m” được đoàn oanh tạc cơ B-26, sửa đổi thành chuyên phi Nimrods để có thể gia tăng trọng tải, thuộc không đoàn 7 không quân Hoàng Gia Thái Lan. Khi trang bị đầy đủ, B-26 có thể mang bom xăng đặc, bom lân tinh, hỏa tiễn, hàng chục bom miểng và bom hạng nặng 2000 cân – tổng cộng 10000 cân bom. Bắc Việt vận chuyển xe tải vào ban đêm nên Secord cũng tấn công vào ban đêm, đặt tên là chiến dịch Night Watch. Các Nimrods bay được khoảng chừng 1 tuần, oanh tạc mọi thứ trên trục lộ. Suốt 30 ngày sau đó, không c̣n mọi lưu thông trên lộ 6. Secord chỉ thị Tallman xác định vị trí nơi tập trung quân Bắc Việt và hướng dẫn Nimrods đánh phá thay v́ t́m xe tải như trước. Chiến dịch phong tỏa trục lộ 6 đặt Bắc Việt ở Sầm Nứa trong t́nh trạng nguy ngập. Rồi Tallman bị lực lượng Hmong hạ sát, buộc Secord chấm dứt chiến dịch.

    Kong Lê bỏ cuộc.

    Ngay khi chiến dịch Night Watch chưa chấm dứt, Kong Lê bỏ cuộc. Đầu tháng Hai khi Vang Pao đi Hawaii điều trị, 2 tiểu đoàn Bắc Việtbủa vây Muong Soui. Lần đầu tiên binh sĩ Kong Le bỏ ngũ hàng loạt. Căn cứ trên bờ vực bị tràn ngập khi Không Quân Mỹ chuyển hướng một số phi cơ từ các cuộc oanh tạc Bắc Việt và đường ṃn Hồ Chí Minh để tiếp cứu. Trung b́nh 36 phi xuất một ngày phá vỡ ṿng vây địch.
    Tuy thế tinh thần lực lượng Trung Lập vẫn xuống thấp và t́nh trạng đào ngũ vẫn tiếp tục. Tháng Mười, các sĩ quan cao cấp của Kong Le tạo phản. Thỉnh thoảng các tướng lănh quân đội Hoàng Gia ở Vientaine vẫn chiêu dụ họ, hứa hẹn thăng cấp nếu họ đánh đuổi vị chỉ huy của họ. Cuộc nổi loạn thành công không đổ máu. Trong một âm mưu trắng trợn gồm CIA, quân đội Thái Lan, tướng lănh Vientaine, Long Le được triệu tập đến Bangkok gặp CIA. Viên chức Thái Lan bèn nhân dịp ấy giam lỏng Kong Le và thông báo với ông rằng ông không được phép trở lại L:ào nữa. Từ lâu Kong Le đă bỏ giấc mộng Trung Lập hóa Lào cho dù phe nào thắng cuộc. Được biết quân lực Hoàng Gia cũng nhúng tay trong vụ này, Kong Le bỏ ngũ và lưu vong tại Paris, Pháp.
    Như thể bị xô đẩy bởi những thôi thúc vô lư, bộ tư lịnh quân lực Hoàng Gia Lào tiếp tụcthuyết tiến hóa …ngược bằng cách loại khỏi cuộc chiến thêm một tướng lănh thực sự chiến đấu. Đó là tướng Mă Thaomột cựu tư lịnh Không Quân Hoàng Gia, người đơn độc thành lập phi đoàn chiến đấu cơ Không Lực Hoàng Gia. Một phi công tuyệt vời, cuối năm 1963, Mă Thao đă t́nh nguyện dẫn đầu cuộc oanh tạc bằng khu trục cơ T-28 xuống đường ṃn Hồ Chí Minh. Cuộc oanh tạc tiếp tục sang năm 1964 với cầu cống, đường sá và các đồn lũy ở đèo Mụ Già, nơi đường ṃn Hồ Chí Minh bắt đầu rẽ sang Lào. Chiến dịch thành công đến nỗi Không lực Mỹ chuyển giao thêm hàng chục máy bay T-28 cho Không Lực Hoàng Gia.
    Thành công quân sự của Mă Thao và ảnh hưởng của ông với các cố vấn Mỹ làm các tướng lănh bàn giấy của quân lực Hoàng Gia ganh ghét. Sự thành công này cũng chẳng giúp ǵ trong thái độ cấm phi cơ vận tải Hoàng Gia vận chuyển ma túy cho các tướng lănh. Sau một vụ ám sát hụt vào giữa năm 1965, các tướng lănh Hoàng Gia hạ chức Mă Thao xuống chức vụ chỉ huy Không Quân Chiến Thuật nhằm truất quyền chỉ huy các phi đội vận tải dùng chuyển vận ma túy.
    Mă Thao dời 12 chiếc T-28 và 30 phi công giỏi nhất của ông sang Luang Prabang và bắt đầu công tác chiến đấu ở chiến trường phía Bắc. Các phi công của ông bay gần một trăm phi vụ, làm nghiệng lẹch cán cân chiến trường vùng Luang Prabang thượng. Điều này chỉ gia tăng ảnh hưởng với người Mỹ, các tướng Vientaine lại bổ nhiệm Mă Thao 1 chức vụ văn pḥng ở Vientaine. Lần này Mă Thao không chịu tuân theo dễ dàng nữa. Với 12 phi công trung thành nhất, ông tấn công bộ tư lịnh quân đội Hoàng Gia Lào ở Vientaine và dội bom tư dinh các tướng.
    Một phần trong cuộc đảo chánh là đem trung đoàn Biệt Kích Cơ Động 18 (Groupe Mobile 18) bắt giữ các tướng trong bộ Tổng Tham Mưu. Vang Pao đă góp 31000 Mỹ kim tiền hối lộ để củng cố sự trung thành của trung đoàn 18. Dây dưa vào chính trị với Vientaine vốn là công việc liều lĩnh, không chắn chắn. Số tiền hối lộ của Vang Pao qua tay nhiều người trước khi đến bộ chỉ huy trung đoàn. Số tiền ấy biến mất một cách kỳ bí. Kết quả là không ai bắt giữ các tướng lănh và Mă Thao c̣n trơ lại một ḿnh. Thất bại, Mă Thao lánh sang Thái Lan tị nạn.
    Không c̣n Mă Thao, các tướng Vientaine, chủ yếu là Ouane Rathikone và Kouprasith Abhay, có thể vận chuyển thuốc phiện dùng máy bay vận tải quân đội. Thêm vào sự vắng mặt của Kong Le, họ có thể ủy nhiệm thuộc hạ, đại tá Sompeth, nắm quyền chỉ huy lực lượng Trung Lập. Sompeth không giữ chức vụ chỉ huy được lâu. Thủ tướng Souvanna Phouma thay ông với cháu ruột của ḿnh là Sengsouvanh Souvannarath. Không muốn bỏ lỡ các dạ tiệc hàng đêm ở ṭa Đại Sứ và tư dinh của ông cậu thủ tướng, Souvannarath dời bộ chỉ huy lực lượng Trung Lập từ Moung Soui đến Vientaine. Nó tạo thành bản chất cho tương lai. Lực lượng Trung Lập mau chóng trở nên tầm thường như các đơn vị quân lực Hoàng Gia: vô hiệu quả, không yểm trợ và sẵn sàng tháo chạy.

    Gia tăng không yểm.

    Các cuộc oanh tạc mệnh danh Night Watch của Secord dọc đường 6 thắng lợi vượt bực khiến Cộng Sản dồn mọi tuyến lưu thông sang đường 7. Báo cáo cho biết trung b́nh 30 xe tải mỗi ngày di chuyển trên đường về phía Cánh Đồng Chum. Secord muốn truy kích các xe tải này nhưng cần sĩ quan tiền sát Không Lưu (FAC, Forward Air Controllers) để xác định mục tiêu. Giải pháp của ông là mượn người của Không Lực Mỹ.
    Hàng chục phi công Mỹ, tất cả đều dầy kinh nghiệm tiền sát Không Lưu ở Việt Nam, đến Long Cheng vào tháng Mười năm 1966. Với bí danh là “Ravens”- phi đội săn mồi, các FAC (Forward Air Controllers) xác định mục tiêu bằng phi cơ bay chậm Cessnas và T-28. Thêm vào toán Ravens (Tiền sát Không Lưu) Secord đưa vào chiến trường 3 toán thám báo người Thái Lan để theo dơi t́nh h́nh đường 6 và đường 7. Secord mất vài tháng để cho công việc phối hợp trôi chẩy, nhưng một khi hệ thống khởi động, nó gieo chết chóc không những cho lưu thông mà c̣n cho các đại đơn vị Cộng quân nữa.
    Bắc Việt tấn công Na Khang vào thánh Giêng năm 1967. Sau khi nă hàng loạt trọng pháo, súng cối vào căn cứ, 2 mũi tiến công của Cộng quân xông vào pḥng tuyến. CIA Lynch và Daniels và phụ tá của Buell, Don Sjostrom (đặc trách tị nạn) một lần nữa ở trong căn cứ, giữa cơn cuồng nộ của trận đánh. Trong một đợt tấn công biển người, 1 viên đạn trúng Sjostrom. Một yêu cầu không yểm khẩn cấp được gủi để cứu viện Na Khang. Các phi công thám thính Cessna tiền sát Ravens cấp tốc cất cánh nhận diện mục tiêu cho A-1E Skyraiders. Các khu trục cơ xé nát các mũi nhọn địch với súng máy và bom chùm (clusters). Sau khi một đợt Skyraiders trút bom, đợt sau lại tiếp tục không ngớt. Rồi đến F-105, quá nhiều F-105 đến nỗi chúng chồng lên nhau ở nhiều tầng cao độ để chờ đến lượt xâu xé quân địch. Sau 2 ngày trong ḷ xay thịt người này, Cộng quân tháo lui v́ chết quá nhiều.
    Phải mất thêm 3 tháng trước khi Cộng quân thu hết can đảm mở cuộc tấn công mới vào Na Khang. Khi họ đến, họ thấy một sa mạc giữa rừng. Secord sử dụng máy bay rải chất da cam quanh căn cứ (xin nhớ rải như thế Cộng quân ít bị nhiễm độc hơn binh sĩ pḥng thủ v́ chất độc gần căn cứ hơn gần quân Bắc Việt. Sau này Bắc Việt đệ đơn kiện chất da cam nhưng chỉ đưa ra những nạn nhân Bắc Việt, không thấy có nạn nhân Hmong hay Lào). Các tiểu đoàn Bắc Việt không chỗ ẩn nấp làm mục tiêu tác xạ cho quân Hmong bắn ra trong các công sự chiến đấu. Lần nữa, Cộng quân rút lui.
    Chiến trường tạm thời lắng dịu, Secord tiếp tục truy kích các xe tải trên trục lộ 6 và 7. Các toán thám báo Thái Lan xác định vị trí các đoàn xe và gọi máy bay. Các Nimrods (B-26 cải tiến) nghiền nát các đoàn xe. Đến tháng Sáu, gần 100 xe tải đă bị hủy diệt. Kế đó Secord hướng mục tiêu về phía quân bộ binh địch. Vang Pao chia quân thành 3 mũi, dụ địch xáp chiến làm mồi cho Skyraiders và Nimrods. Cộng quân tổn thất nặng. Với hậu cần cạn kiệt và quân số hao hụt, đại bộ phận sư đoàn 316 rút về Bắc Việt.
    Quân Hmong bây giờ chỉ phải đương đầu với những đơn vị nhỏ và bị cô lập. Vang Pao có 9 tiểu đoàn trên chiến trường. Họ càn quét Sầm Nứa, dùng không yểm phá tung công sự hầm hố địch. Biệt kích Hmong cũng chiếm hữu thung lũng Muong Ngan, một vựa lúa phong phú Tây Nam thị xă Xieng Khoang, tước đoạt nguồn lương thực mà trước đây dùng nuôi quân địch.
    Quân đội Vang Pao chưa bao giờ tuyệt vời đến thế. Secord hoàn toàn măn nguyện. Ông tận dụng sức mạnh không quân và đem lại thắng lợi. CIA báo cáo về Washington về một thay đổi vĩnh viễn cán cân quân sự giữa Vang Pao và Bắc Việt. Đối với Shackley, viên giám đốc phân bộ CIA tại Vientaine, điều này khẳng định chiến lược tổng quát của ông là đúng. Ông đạt được những ǵ mà lực lượng ở Việt Nam không đạt được, tức là chiến lược dụ địch ra băi trống cho Không Quân tiêu diệt. Chỉ tại Lào chiến tranh tiêu hao nghiêng lợi thế về phía Mỹ, khác hẳn với Việt Nam. Ở Việt Nam, lực lượng Mỹ rất khó xác địch vị trí địch, chưa nói đến tiêu diệt địch. Với Shackley, bước kế tiếp là dụ những đơn vị lớn hơn của địch ra băi trống. Shackley tạo áp lực với Lair và Vang Pao tổ chức những đơn vị cấp trung đoàn để dụ những đại đơn vị địch.
    Vang Pao rất thán phục sức mạnh Không Lực Mỹ của Secord. Ông tin rằng Secord có phù phép hô phong hoán vũ và gọi ông là đại tá Dick, dù Secord chỉ mới lên chức thiếu tá. Vững tin Secord luôn nắm Không Lực vô biên Mỹ, Vang Pao thành lập trung đoàn đầu tiên, trung đoàn 21 biệt kích. Nhiều trung đoàn khác cũng được thành lập tiếp theo, biến quân đội Hmong thành đạo quân lớn hơn.

    Không lực Hmong.

    Sự khâm phục về không lực Mỹ của Vang Pao khiến ông thuyết phục Lair thành lập binh chủng Không Quân Hmong, đồn trú tại Long Cheng và dưới quyền chỉ huy của ông. Lair cũng muốn như vậy. Một cách ngấm ngầm, ông đă chuẩn bị cho dự định ấy. Từ năm 1966 ông đă huấn luyện một số nhỏ phi công Hmong với một số huấn luyện viên thuộc Không Lực Thái Lan. Đến mùa Hè năm 1967, 3 nhóm Hmong đă được tuyển chọn tập huấn Piper Cubs và Cessna-180. Lair muốn họ theo học ở Trung Tâm huấn luyện Waterpump, một cơ sở thiết lập năm 1964 ở Udorn chuyên huấn luyện các phi công cho quân lực Hoàng Gia Lào.
    Đầu tiên, bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Hoàng Gia Lào làm ngơ trước thỉnh cầu của Lair, với định kiến Waterpump thuộc về công việc dành riêng cho sắc tộc Lào. Nhưng Lair không chịu thua. Cuối năm 1967, Hmong bắt đầu trở nên các khóa sinh trong chương tŕnh tập huấn ở Waterpump, học lái khu trục cơ T-28, loại phi cơ chủ lực của Không Quân Hoàng Gia Lào. Cho đến tháng Giêng năm 1968, khóa tốt nghiệp đầu tiên người Hmong đă đến Long Cheng nhận máy bay của họ. Cuối cùng hơn một trăm Hmong tốt nghiệp phi công, một số được Secord tự ḿnh huấn luyện trong những giờ rảng rang để thư giăn sau những giờ chính thức đầy căng thẳng ở trụ sở AB-1. Tại Long Cheng, phi đoàn nhỏ bé của Vang Paotiếp tục phát triển để đón nhận những tân phi công, từ vài chiếc T-28 đến hơn 60 chiếc năm 1971.
    Phi công Hmong có nhiều đức tính. Họ giỏi và can trường, nhưng đức tính quư giá nhất là lúc nào cũng sẵn sàng. Khẩu hiệu của họ là “bay cho đến khi tử trận”, một câu nói khoa trương trong lúc hừng chí của Vang Sue, một sĩ quan cao cấp thốt ra trong dịp một nhân viên CIA đến thanh sát Long Cheng rằng ông sẽ bay cho đến khi nào chết. Khẩu hiệu không quá cường điệu. Các Ravens ( phi công tiền sát Không Lưu người Mỹ) chỉ bay trong nhiệm kỳ 6 tháng rồi nghỉ. Riêng phi công Hmong không có nhiệm kỳ phục vụ. Một khi họ bắt đầu bay, họ bay cho đến chết hoặc cho đến khi chiến tranh chấm dứt. Thỉnh thoảng khi máy bay thuộc Không Lực hay Hải Quân Mỹ đ́nh hoăn v́ thời tiết xấu hoặc bận rộn v́ những mục tiêu cấp bách ở chỗ khác, Vang Pao luôn trông cậy vào những “ông Phật Trắng”, danh hiệu truyền tin của các phi công Hmong ở Long Cheng.

    Ră ngũ tại Nam Bac.

    Tháng Giêng năm 1968, Quân Đội Hoàng Gia Lào đánh trận đánh lớn cuối cùng của cuộc chiến. Trận đánh diễn ra ở căn cứ du kích CIA nằm phía cực Bắc Quân Khu 1, gần biên giới Bắc Việt.
    CIA đă ở Quân Khu 1 từ năm 1960, nhưng măi đến năm 1964 họ mới thực sự quan tâm đến khu vực và bổ nhiệm nhiều nhân viên đến đấy. Tony Poe đến Quân Khu 1 vào cuối năm 1965 dưới lịnh thuyên chuyển của Lair nhằm tránh xung đột nội bộ. Poe và Vang Pao không ḥa thuận với nhau. Cả hai bất đồng về chiến thuật quân sự và huấn luyện quân sĩ. Sau một cuộc căi lẫy to tiếng, Poe cắt đứt lương thực và quân viện cho Long Cheng để cho Vang Pao biết ai là người nắm quyền.
    Nguyên nhân thầm kín của sự căng thẳng là bất măn của Poe với cung cách chính trị của Vang Pao. Poe biết Vang Pao ăn bớt tiền lương binh sĩ và dành riêng những cấp bậc, chức vụ tốt nhất cho các thị tộc mạnh, nhiều uy thế. Poe nghĩ Vang Pao nên chuyên tâm vào quân sự và tránh xa chuyện chính trị. Poe không biết rằng không có những thủ đoạn bao che, ưu đăi và các bổng lộc khác, cuộc chiến đấu của Hmong chỉ trong một đêm là tan thành mây khói.
    Nhưng Lair hiểu Vang Pao. Và do đó Poe phải đi. Lair đẩy Poe sang Quân Khu 1 (vàng Pao ở Quân Khu II), một nơi gọi là Nam Yu thay chân một CIA mới vừa tử trận. Nam Yu là một nơi khỉ ho c̣ gáy, xa hẳn các hoạt động quân sự chính. Ở đó, Lair hy vọng sẽ không bao giờ gặp lại Poe nữa.
    Về phần Poe cũng hài ḷng rời bỏ Long Cheng, nơi ông cho là nhũng lạm chính trị. Chỉ ḿnh ông cũng có thể điều hành một chương tŕnh chống Cộng “sạch”, nghĩa là phi chính trị và liêm chính. Ông miệt mài với công việc, mộ quân từ các bộ tộc Yao, Khmu và Lu quanh vùng. Chỉ đến đầu năm 1967, Poe đă huấn luyện và trang bị cho 3 tiểu đoàn biệt kích chuyên đánh phá tuyến hậu cần Bắc Việt.

    Nhằm khích lệ tinh thần binh sĩ, Poe treo giải thưởng 5000 kip cho mỗi cặp tai xẻo từ xác binh sĩ địch, bất kể Pathet Lào hay Bắc Việt. Ông giữ những chiếc tai này trong túi nhựa lớn ngày càng đầy trong văn pḥng. Ông thỏa măn với thành quả rơ rệt ấy cho đến khi ông gặp một đứa trẻ địa phương cụt cả 2 tai. Ông khám phá ra rằng cha đứa bé cắt tai con ḿnh lấy tiền thưởng. Ngay lập tức, ông chấm dứt vụ treo giải thưởng.
    Poe cũng may mắn trong một chiến dịch giải phóng Nam Tha, chỉ huy sở tiểu đoàn 402 Pathet Lào. Các viên chức cao cấp trong chính quyền Vientaine có bà con ở đấy và muốn được giải cứu. Biệt kích của Poe tràn ngập và chiếm đóng thị trấn 6 ngày, đủ để di tản mọi người. Chiến dịch nâng cao uy thế của Poe với chính phủ Lào, nhưng không đối với Lair, kẻ muốn Poe càng bớt dính líu đến chiến tranh càng tốt.
    Chiến dịch của Poe ở Nam Yu quá nhỏ so với mạng lưới CIA xa hơn về hướng Đông thị trấn Nam Bac. Shackley có 7 nhân viên ở đấy, luôn bận rộn tổ chức các đơn vị cấp tiểu đoàn nghênh chiến với Cộng Quân – một phần trong tổng kế hoạch phát triển quân số các đơn vị bán quân sự lên cấp trung đoàn.
    Trưởng toán CIA ở Nam Bac là Eli Popovich, một nhân viên dă chiến (phục vụ công tác dă ngoại)nhiều kinh nghiệm về hoạt động bán quân sự tại Miến Điện, Đại Hàn và Trung Quốc. Popovich và toán của ông tuyển mộ, huấn luyện đủ người Khmu cho vài tiểu đoàn biệt kích. Popovich phái 1 trong các tiểu đoàn đến Hua Hin thụ huấn khóa học đặc biệt chuyên tấn công phá hoại tuyến hậu cần địch.
    Các cuộc tấn công quá gần biên giới Việt Nam. Một tiểu đoàn công binh Bắc Việt đến và bắt đầu làm đường lộ dẫn từ biên giới đến thẳng bộ chỉ huy của Popovich. Các tiểu đoàn bộ Bắc Việt nối tiếp theo sau, đóng dă ngoại phía Bắc và Đông Nam Bac, kéo dài thời gian cho đến khi con đường hoàn tất để có thể tấn công các căn cứ biệt kích CIA.
    Tháng Bảy, các tiểu đoàn Bắc Việt đột ngột rẽ khỏi Nam Bac trực chỉ Luang Prabang. Chỉ 5 tháng trước Bắc Việt nă súng cối vào phi trường đế đô này, phá hủy 6 chiếc khu trục cơ T-28. Lần này Cộng quân lại tấn công phi trường, phá hủy 12 máy bay, 1/3 số máy bay của Không Lực Hoàng Gia lào. Không lực Mỹ tách ra một phần oanh tạc cơ trong chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder) và đẩy lui địch.
    Lo ngại Cộng Quân tấn công lần thứ ba, các tướng lănh Vientaine đặt kế hoạch huy động một lực lượng cơ động lớn đến thung lũng Nam Bac ngăn chận các hoạt động quân sự Bắc Việt. CIA khuyến cáo không nên thực hiện kế hoạch này, viện lẽ Quân Đội Hoàng Gia không thể đảm đương công tác hậu cần cho một lực lượng quá xa về hướng Bắc. Không tránh khỏi thất thoát trên đường tiếp tế v́ trong quá khứ, hàng quân dụng đến mặt trận rất ít v́ ăn cắp.
    Các tướng lănh làm ngơ tệ trạng này và tiếp tục tiến hành. Vài tháng sau, hàng ngàn binh sĩ chính phủ tràn vào thung lũng Nam Bac, gạt lực lượng biệt kích Popovich qua một bên. Bắc Việt cũng gia tăng dồn quân, đại đội với đại đội, tiểu đoàn với tiểu đoàn. Đến tháng Giêng năm 1968, hầu như hoàn toàn sư đoàn 316 tề tựu trong khu vực, nhờ vào con đường mới hoàn tất.
    Trong bấn loạn, Vientaine không vận tất cả lực lượng trừ bị đến thung lũng Nam Bac. Một công điện khẩn cấp gửi đến Vang Pao yêu cầu cứu viện. Trong một tấn tuồng ngoại giao, Vang Pao phái một lực lượng gồm 3000 biệt kích, kể cả tiểu đoàn thiện chiến nhất của ông do Lo Va Tong chỉ huy. Quân tăng viện Hmong đến quá trễ. Từ lâu, trọng pháo Cộng Quân đă đổ mưa thép xuống Nam Bac không lúc nào ngớt. Rồi Bắc Việt chọc thủng pḥng tuyến. Binh sĩ Lào bỏ chạy hàng loạt. Khi quân Hmong đến gần trận địa, họ gặp từng đợt, từng đợt sóng quân đội Hoàng Gia trên đường tháo chạy.
    Chỉ một đơn vị quân đội Hoàng Gia giữ vững pḥng tuyến. Tiểu đoàn 99 dù, hỗn danh Hắc Hổ. là lực lượng cứu viện vào phút chót, họ đến Nam Bac vừa lúc Cộng Quân chọc thủng pḥng tuyến. Không ai báo cho tiểu đoàn rút lui. Họ bị bao vây trong biển Cộng Quân. Trong một dũng cảm hiếm hoi của quân lực Hoàng Gia, tiểu đoàn Dù 99 Hắc Hổ xáp chiến và chiến đấu cho đến người cuối cùng.
    Cuộc tàn sát chỉ mới bắt đầu. Các đơn vị Bắc Việt đă mai phục một lực lượng chận đường rút lui. Các tiểu đoàn Cộng Quân khác cũng ập lại cạnh sườn theo binh pháp cổ điển. Nhiều tiểu đoàn Hoàng Gia bị tiêu diệt hoàn toàn. Số c̣n lại tổn thất hơn 50/100.
    Tàn trận đánh, một lực lượng gần 20000 binh sĩ c̣n lại chỉ một nửa. Cộng Quân tịch thu được 170 vũ khí hạng nặng, trong đó có 6 khẩu đại bác 105 ly và hàng tấn đạn dược. Ngoài ra, họ bắt được 3000 tù binh. Các tù binh được chọn lựa một trong hai: làm tù binh bị cưỡng bách khổ sai hoặc gia nhập Cộng Sản Pathet Lào. Có hơn 600 tù binh gia nhập Pathet Lào đồn trú tại cánh Đồng Chum.
    Hmong cũng bị bao vây nhưng họ phá vỡ ṿng vây dễ dàng với tổn thất 300 binh sĩ, trong đó có 70 binh sĩ thuộc tiểu đoàn thiện chiến của Lo Va Tong. Tất cả hy sinh cho một nguyên nhân không đáng.
    Với sự thất trận Nam Bac và tổn thất lớn lao của Quân Lực Hoàng Gia Lao, không c̣n ǵ ngăn cản Cộng Quân thẳng tiến đến Luang Prabang. Tâm trạng Vientaine là cuộc tấn công cuối cùng của Cộng Quân chiếm đoạt cả nước. Washington trù liệu kế hoạch sử dụng B-52, nhưng sau cùng hủy bỏ v́ sợ báo chí tố giác leo thang chiến tranh. Sự bấn loạn bớt đi khi sư đoàn 316 rẽ về phía Đông vào Sầm Nứa thay v́ tiến xuống Nam vào Luang Prabang. Lúc này chưa ai biết sư đoàn 316 đang phối hợp với các đơn vị khác, xúc tiến trận đánh chiếm một đài radar chiến lược tối quan trọng ở một cứ điểm Momentum cũ trên đỉnh núi Pha Thi.

    Thất thủ Pha Thi.

    Đầu năm 1964, tổng thống Johnson chấp thuận những cuộc oanh tạc Bắc Việt.Ông muốn nới rộng quy mô các cuộc không kích nhưng cần một viện cớ. Viện cớ xảy ra vào tháng Tám năm 1964 khi các tiểu nh phóng ngư lôi Bắc Việt tấn công các khu trục hạm hải quân Mỹ ở vịnh Bắc Bộ. Chỉ 3 ngày sau sự kiện ấy, quốc hội biểu quyết thông qua “Nghị quyết vịnh Bắc Bộ” cho phép tổng thống dùng mọi biện pháp cần thiết để pḥng thủ Nam Việt trưóc sự gây hấn vơ trang của Bắc Việt. Vài tháng sau Johnson ra lịnh oanh tạc thêm những mục tiêu ở miền Bắc, từ từ leo thang chiến tranh. Chiến tranh oanh tạc Bắc Việt nhảy vọt một bước cao vào đầu năm 1965 với chiến dịch Rolling Thunder (Sấm Rền). Đến cuối năm đầu tiên của cuộc oanh tạc, các chiến đấu cơ, oanh tạc cơ (kể cả B-52, oanh tạc cơ chiến lược) đă thực hiện hơn 12 ngàn phi xuất mỗi tháng, chủ yếu trên khu vực nam Bắc Việt ( miền Trung ).
    Để cung cấp radar cho các cuộc không tập, không quân Mỹ thiết lập các hệ thống kiểm không chiến thuật ở Nam Việt gồm Cần Thơ và núi Khỉ ở Đà Nẵng. Khi quy mô cuộc chiến phát triển, không tiêu chiến thuật (tactical navigation) tối tân được triệu dụng. Mệnh danh radar MSQ-77, hệ thống không tiêu mới cung ứng sự chính xác hơn trong những cuộc không tập đêm và thời tiết xấu. Giữa tháng Tư năm 1966 và tháng Tư năm 1967, không quân xây cất 6 hệ thống radar mới: 4 trải dài khắp Nam Việt (Biên Ḥa, Đà Lạt, Pleiku và Đông Hà)và 2 cái nữa ở Nakhon Phanom, căn cứ không quân Udorn, Thái Lan. Tầm hoạt động của radar là 100 dặm (1 dặm là 1609 mét), mạng lưới radar này cung cấp hướng dẫn không lưu toàn cơi Nam Việt, một phần lớn Lào và 1/3 phần nam Bắc Việt (tức miền Trung)

    Để cho radar vươn xa hơn về hướng Bắc, không quân t́m những địa thế thích hợp ở Bắc Lào để đặt thêm một MSQ-77 cho phép oanh tạc cơ Mỹ có thể tấn công tới Hà Nội, ngày, đêm dưới bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Đài radar ở Udorn cách ṭa nhà AB-1, bộ chỉ huy của Lair một đỗi bước. Các chiến lược gia không quânthường đến đấy để hội ư với Lair. Lair đề nghị họ đặt một radar trên đỉnh Phu Pha Thi, một trong những ngọn núi cao nhất tỉnh Sầm Nứa. Cao hơn một dặm, với triền dốc thẳng đứng và một chóp nhọn hoắt, đỉnh núi rất khó tấn công và nó ở trong vùng của Hmong với các căn cứ Momentum lân cận. Lair cam kết với các tham mưu không quân rằng người của ông có thể dàn dựng một pḥng thủ nếu cần.
    Trực thăng chuyển 150 tấn thiết bị từ Udorn đến đỉnh Pha Thi. Giàn radar mới được gọi là TACAN (Tactical Air Control and Navigation). Nó khá hiện đại nhưng chưa hẳn là tối tân lắm. Giưa năm 1967 không quân muốn nâng cấp TACAN trên đỉnh Pha Thi thêm một hệ thống TSQ-81 để đạt được chính xác hơn nữa. Không quân mời Lair tham dự một buổi họp tham mưu. Lúc này ông đă nghĩ lại về Pha Thi. Cách biên giới Bắc Việt chỉ 17 dặm, nếu radar bắt đầu được đem vào sử dụng, Bắc Việt sẽ t́m cách tiêu diệt. Viễn ảnh biệt kích Hmong cố thủ chống lại một trung đoàn Bắc Việt thật không hấp dẫn. Lair cho rằng kế hoạch hoàn toàn bất lợi. Các tướng lănh không quân không đếm xỉa 6ư kiến ông.
    Pha Thi trên bản đồ hành quân của CIA có tên là Lima site 85. Không quân coi nó là một trung tâm không tiêu AN-MSQ-77. Với Hmong, nó được gọi là Núi Đá, 1 ngọn núi mọc lên giống như một lính gác khổng lồ trên miền đất ph́ nhiêu trồng trọt thuốc phiện ở Lào. Dân Hmong rải rác các đồi núi , cung cấp tin t́nh báo và mạng lưới pḥng thủ đài radar cho Vang Pao khỏi các cuộc đột kích dự kiến. Khác với Lair, Vang Pao tin tưởng quân sĩ của ông có thể chống chỏi được một cuộc hiệp đồng tấn công.
    Như Lair đă lo ngại, một khi hàng tấn bom bắt đầu trút xuống Bắc Việt, đài radar này sẽ nằm trên đầu danh sách mục tiêu của Bắc Việt. Bắc Việt trù hoạch cuộc tấn công đỉnh Pha Thi trùng hợp với cuộc Tổng công kích tết Mậu Thân ngày 31 tháng Giêng. Nếu radar bị triệt hạ và các oanh tạc cơ Mỹ buộc phải bay không hướng dẫn, Mỹ khó có thể chặn đứng được ḍng vũ khí, đạn dược từ Bắc Việt tuôn đổ vào các lực lượng của họ khắp thành phố và căn cứ quân sự Nam Việt.
    Công binh Bắc Việt bắt đầu làm đường chạy từ Sầm Nứa đến Pha Thi. Secord (sĩ quan không quân biệt phái sang CIA) phát giác sự kiện này khi điều nghiên các không ảnh. Ông thấy ngay sự nguy hiểm, không chỉ cho những cuộc không tập Bắc Việt (đài radar Pha Thi hướng dẫn ¼ con số phi vụ oanh tạc Bắc Việt, mà c̣n cho cả chiến lược không yểm lực lượng bộ chiến Vang Pao. Cuộc không tập đột ngột mùa mưa 1977 chặn đứng mọi giao thông quân sự của bắc Việt trên lộ 6 và 7, tiêu diệt các cứ điểm tập trung quân Bắc Việt ở Sầm Nứa là nhờ vào radar ở Pha Thi.
    Secord báo cáo với Shackley (Giám Đốc Phân Bộ CIA tại Lào) việc khám phá con đường công binh Bắc Việt đang làm. Shackley ra lịnh cho Secord hủy diệt nó. Hầu như mỗi ngày Secord yêu cầu bên Không quân cung cấp những phi vụ oanh tạc nhưng được trả lời rằng có nhiều mục tiêu ưu tiên hơn. Ông chỉ được vài phi xuất lẻ tẻ. Các phản lực cơ phá hủy máy úi đất và làm sụp lở con đường, nhưng các xe cơ giới công binh vẫn tiếp tục làm đường dẫn đến Pha Thi với nhịp độ một cây số một ngày.
    Hai tuần trước cuộc Tổng công kích Mậu Thân, 3 máy bay Sô Viết (cánh có 2 tầng, Antanov AN Colts) do phi công Bắc Việt lái, vượt biên giới, chúi xuống từ những đám mây tấn công đài radar Pha Thi . Một quà tặng của Sô Viết, máy bay cổ này trước đây được dùng trong những mục đích không chiến đấu. Năm 1961, một Antanov chở đại tá Lawrence Bailey Jr., tù binh đầu tiên ở Lào từ phi trường Xieng Khoang đến bộ tư lịnh lực lượng Pathet Lào ở Sầm Nứa. Cuộc tấn công Pha Thi là vụ không kích đầu tiên của loại máy bay này.
    Khi các phi cơ Bắc Việt vần vũ trên không phận đài radar, các phi công phụ ló ra khỏi cửa sổ bắn đại liên vào đài. Đợt thứ nh́ họ ném các đầu đạn súng cối được thiết kế như những trái bom. Đài radar không hề hấn nhưng đạn và bom sát hại 2 phụ nữ và 2 binh sĩ Hmong.
    Một trực thăng Mỹ cất cánh nghênh chiến. Một viên phi công phụ ló ra khỏi cửa trực thăng dùng tiểu liên Uzi bắn vào một máy bay Bắc Việt. Chiếc Colt xấu số lảo đảo rồi rớt. Hai chiếc Colt c̣n lại vội bay về biên giới Lào Việt với chiếc trực thăng không vơ trang bám đuổi. Khoảng 18 dặm chiếc Colt thứ nh́ cũng rơi xuống đất. Sau một loạt thao diễn tránh né, chiếc thứ ba đụng vào núi.
    Nếu những chiếc Colts này đánh trúng đài radar, Bắc Việt đỡ tốn xương máu cho một cuộc tấn công quyết liệt. Cuộc không kích thất bại của Bắc Việt mang ư nghĩa không có một giải pháp dễ dàng. Thiếu tá Secord nhận được tin t́nh báo rằng 2 trung đoàn Bắc Việt đang chuẩn bị tấn công. Các trung đoàn có trọng pháo nặng hơn, hiện đại hơn trọng pháo dùng ở Điện Biên Phủ.
    Đại sứ Sullivan cũng giao động nhưng không quan tâm quá đáng. Trong một báo cáo cho Hoa Thịnh Đốn, ông thú nhận “kẻ địch có khả năng di chuyển trọng pháo, súng cối vào tầm tác xạ Phu Pha Thi nhưng nhất trí rằng tại đây, mọi đề pḥng thích ứng đă được khai triển pḥng thủ cứ điểm. Trên thực tế, cuộc pḥng ngự cứ điểm radar này không thích ứng. Vang Pao chỉ có vài trăm tay súng chia ra ở chân núi và trên đỉnh. Shackley yêu cầu chính phủ Thái Lan không vận 400 binh sĩ Thái tăng viện cho cứ điểm.
    Dù với lực lượng tăng viện, Secord tin rằng Pha Thi vẫn không thể giữ được. Mặt khác, Vang Pao lại tràn trề tin tưởng. Ông chắc chắn rằng binh sĩ của ông có thể giữ vững pḥng tuyến. Một trong những đơn vị của ông trên đỉnh núi là sĩ quan Hmong tên Yang Chong Shoua năm 1963 đă biến một đơn vị dân quân tự vệ (Auto Defense de Choc) thành một lực lượng đáng nể và đánh đuổi Pathet Lào khỏi thung lũng Ban Ban hơn một năm. Vang Pao cũng ra lịnh gài ḿn 2 con đường dốc đứng dẫn lên núi. Ông coi đó là cái bẫy tử thần. Cộng Sản không thể vượt qua. Diều Vang Pao không biết là ngay khi chôn ḿn xong, đặc công Bắc Việt đă ṃ đến mỗi đêm, kiên nhẫn gỡ từng trái ḿn dưới sự canh gác cẩn mật của biệt kích Hmong và chuyên viên kỹ thuật Mỹ. Yên chí ḿn c̣n ở đấy, Vang Pao cắt đặt chỉ một ít quân pḥng bị 2 con đường ấy.

    Khi 2 trung đoàn Bắc Việt đến trong tầm tấn công Pha Thi, Vang Pao tung quân thám sát. Một trong toán thám sát phục kích một đơn vị thám sát Bắc Việt quanh châu vi chân núi. Một trong những chiến lợi phẩm tịch thu từ tử thi binh sĩ Bắc Việt là cuốn sổ tay có bản đồ kế hoạch tấn công, gồm cả những vị trí trọng pháo.
    Secord có những thông tin cần để triệt hạ hỏa lực địch. Ông biến những vị trí trọng pháo địch thành những mục tiêu không tập. Lúc này, cuộc tổng tấn công Mậu Thân đang diễn ra toàn cơi Nam Việt nên hoả lực không tập dành mọi ưu tiên cho Việt Nam. Từng ngày trôi qua, Bắc Việt tiếp tục dồn quân và trọng pháo gần hơn. Secord lại yêu cầu oanh tạc và lại bị từ chối. Ông càng lo ngại hơn khi không lực Mỹ chấp nhận mất cứ điểm radar này hơn là phân tán không lực. Ngày 10 tháng Ba, đại pháo 130 ly bắt đầu xạ kích đỉnh Pha Thi. Một trận mưa hỏa tiễn 122 ly, 107 ly xối vào cứ điểm. Ba tiểu đoàn Bắc Việt tiến quân lên 2 con đường dẫn lên đỉnh, đă gỡ hết ḿn. Ở chân núi, Bắc Việt bắt đầu trèo lên vách núi dốc đứng phía Tây đỉnh núi.
    Trong khi đạn trọng pháo rơi trên cứ điểm và lực lượng Bắc Việt tấn công lên núi, Secord cuối cùng liên lạc được với thẩm quyền cao nhất không lực Mỹ. Nhận thấy có thể mất đài radar, không quân bắt đầu hoạch định một cuộc yểm trợ không lực khổng lồ sáng hôm sau. Để cầm chân Bắc Việt đến lúc đó, các phản lực Phantom F-4 bay đến Việt Nam được chuyển hướng đến Pha Thi. V́ thời tiết xấu, các phi công khó t́m được mục tiêu và chỉ diệt được một số ít trọng pháo. Trong khi ấy, trọng pháo Bắc Việt vẫn nă lên Pha Thi.
    Lực lượng đỉnh Pha Thi gồm 200 binh sĩ vừa Thái vừa Hmong do Yang Chong Shoua chỉ huy. Họ dàn quân xuống sườn núi để đẩy lui các tiểu đoàn địch. Lúc 3 giờ sáng. Hmong và Thái Lan vẫn giữ vững vị trí. Tuy nhiên khoảng 20 đặc công đă trèo lên được vách dựng phía Tây không ai hay biết.
    Trên đỉnh có 18 người Mỹ. Hai trong số là nhân viên CIA. Số c̣n lại là chuyên viên radar. Hai nhân viên CIA ở trong hầm của họ, cách chiếc xe van trang bị radar nơi có 6 chuyên viên đang trực nhiệm. Những chuyên viên khácgồm 1o người chưa tới phiên lo t́m chỗ ngủ. Để tránh pháo kích, họ treo những lưới cẩu hàng trên mỏm nhô ra thành một mặt bằng khá rộng của bờ vách dựng phía Tây để ngủ, đúng chỗ toán đặc công trèo lên. Dù tránh được đạn pháo, nó là cái bẫy không lối thoát. Chỉ có 1 con đường thoát là trèo lên đỉnh. Dưới mặt bằng này là vực thẳm thẳng đứng, sâu 1400 bộ.
    Sau khi đặc công Bắc Việt hạ sát các chuyên viên đang làm việc trong xe van, họ đến cái mặt bằng kể trên, hạ sát thêm 5 người bằng lựu đạn và súng cá nhân. Những kẻ sống sót nhờ nấp vào cái hang, chỗ lơm vào vách núi. Trên đầu họ, đặc công đặt một tổ đại liên, chờ những người sống sót trèo lên.
    Hai nhân viên CIA chui ra khỏi hầm lúc tảng sáng, v́ lư do khó hiểu nào đó, không thấy họ. Họ leo xuống sườn núi đến một băi đáp trực thăng cách đỉnh 300 mét, cùng với Hmong, Thái Lan chờ triệt thoái. Sau một hội ư ngắn, 1 trong 2 CIA quyết định leo lên đỉnh xem c̣n ai sống sót. Yang Chong Shoua t́nh nguyện theo, dẫn theo 15 binh sĩ. Họ đụng phải toán đặc công (20 người) và hạ sát 1. Toán trinh sát trở lại băi đáp xác định không ai sống sót.
    Đột nhiên máy bay xuất hiện đầy trời. Một người phát biểu cảm tưởng:”Dường như mọi máy bay khắp thế giới tụ lại đây, giống như bầy ong vỡ tổ.” Skyraiders bay thấp quanh núi và khắp thung lũng. F-4, F-105 gầm thét trên đầu, bay tứ phía. Các trực thăng vơ trang xuất hiện cùng với Ravens (sĩ quan tiền sát không lưu) Có cả các máy bay tiếp xăng HC-130 trên cao chờ tiếp xăng cho các trực thăng nếu cần thiết.
    Quá nhiều chiến đấu cơ, oanh tạc cơ đến nỗi mục tiêu trở nên quá ít. Con lộ do công binh Bắc Việt xây dựng trong thời hạn 2 tháng rưỡi bị hủy hoại hoàn toàn sau vài đợt không tập.Đồi núi quanh Pha Thi bốc lửa sau những cú nổ kinh hồn bởi những đợt oanh tạc không ngớt. Từ trên cao, quang cảnh giống như một kho dự trữ pháo bông bắt lửa.
    Hai skyraiders thấy đặc công Bắc Việt trên đỉnh, đi một đường xạ kích đại bác 20 ly, hỏa tiễn tiêu diệt hoàn toàn không một người sống sót.Những chuyên viên Mỹ núp trong chỗ lơm của mặt bằng nhô ra bên vách dựng ném 1 trái khói tím cho biết họ c̣n sống. Một sĩ quan tiền sát không lưu (Raven) đến điều phối cuộc cứu hộ. Nhiều skyraiders tấn công thêm cho chắc là không c̣n địch trên đỉnh. Họ thả bom thường và tiếp theo là bom chùm. Nhiều ngàn bom xé nát đài radar.
    Hai trực thăng bay trên vách đá dựng trong khi phi hành đoàn dùng thang giây kéo các chuyên viên lên trực thăng. Họ cứu được 4 trong số 5 người và bay mất khi có tiếng súng nhỏ bắn sẻ. C̣n lại 1 chuyên viên tên Jack Starling một ḿnh trên núi.
    Một trực thăng khổng lồ khác, chiếc HH-53 ( một bản sao to hơn của loại rất thông dụng, Jolly Green Giant ) đáp xuống băi đáp cách đỉnh núi 300 mét để triệt thoái Hmong, Thái Lan và 2 CIA. Yang Chong Shoua lôi một số xuống để cho 7 thương binh lên trước. Nhiều HH-53 hạ cánh đ1on số c̣n lại trực chỉ Na Khang.
    Mất 1 tiếng đồng hồ sau, một trực thăng trang bị thang giây cứu hộ đến đón Jack Starling c̣n trên đỉnh núi. Sau khi Jack đặt chân lên máy bay, một đại đội Bắc Việt tràn lên đỉnh. Chỉ vài phút chậm trễ thôi, Starling đă bị giết hay cầm tù.
    Ở chân núi binh sĩ Hmong đă rút lui. Trước đó Vang Pao đă không vận 2 tiểu đoàn tăng viện. Bây giờ t́nh trạng trở nên vô vọng, ông ra lịnh lui quân toàn bộ. Ông ra lịnh phá hủy các đại bác và kho đạn gần phi trường dưới chân núi. Xong xuôi, ông kéo quân về Na Khang.
    Pha Thi lọt vào tay địch, không quân muốn phá hủy đài radar trên đỉnh để ngăn ngừa kỹ thuật hiện đại lọt vào tay Sô Viết. Mục tiêu thứ yếu là không tập tối đa vào 2 trung đoàn Bắc Việt trước khi họ phân tán. Suốt 1 tuần, máy bay Mỹ dội bom, xé nát tan tành ngọn núi và vùng rừng ven núi. Vô tuyến nghe được từ truyền tin Bắc Việt cho thấy sự kinh hoảng của lực lượng Bắc Việt. Một tiểu đoàn trưởng nói trong vô tuyến : “Chết hết rồi, chỉ ḿnh tôi c̣n sống. Có đồng chí nào nghe tôi không? Tôi rút lui được không?”
    Cuộc oanh tạc biến khu vực thành một cảnh hoang tàn với những cây cối trốc gốc, những quả đồi mất đỉnh, thung lũng cháy thiêu và hàng ngàn xác địch. Lạ lùng, không quả bom nào trúng đài radar trên đỉnh. Trong một phi xuất cuối cùng, các skyraiders dùng bom nặng thả trúng giàn radar. Cả đỉnh núi bị san thành b́nh địa.
    Sự thất thủ đài Pha Thi là một thất lợi chủ yếu cho cuộc không tập miền Bắc. Chiến dịch Sấm Rền sát hại hơn 50000 người, hủy hoại các kho nhiên liệu, các nhà máy điện, một nửa cầu, gần 10000 xe tải, 2000 toa xe lửa. Không c̣n radar nữa, các cuộc oanh tạc miền Bắc lại lệ thuộc vào thời tiết và không c̣n chính xác.
    Tổng thống Johnson tuyên bố tạm thời ngưng oanh tạc phía trên vĩ tuyến 20. Vài tháng sau Sấm Rền chính thức vị hủy bỏ. Trong 4 năm sau đó, không có máy bay oanh tạc nào trên không phận miền Bắc Việt Nam nữa.
    Phấn khởi v́ chiếm được Pha Thi, Bắc Việt đem thêm quân càn quét Sầm Nứa và chiếm giữ địa hạt càng nhiều càng tối trước khi mùa mưa tới. Trong một thay đổi chiến thuật, các đơn vị Bắc Việt bắt đầu tấn công các làng mạc Hmong thuộc mạng lưới quân báo Vang Pao. Họ đánh duổi dân làng, đốt phá vụ mùa để Hmong không c̣n ǵ quay trở lại tiếp tục sinh sống, làm tai và mắt cho các cuộc hành quân cơ động và các cuộc đột kích sau tuyến địch. Thủ đoạn tiêu thổ của Bắc Việt khiến Edgar Buell (làm việc thiện nguyện cho Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế USAID) bận rộn t́m kiếm những người tị nạn lang thang trong rừng, thả dù tiếp tế nhu yếu phẩm và cuối cùng không vận họ đến trung tâm tị nạm ở Sam Thong.
    Một phần của cuộc tổng tấn công là đánh chiếm Na Khang, nơi c̣n lại duy nhất một hệ thống không tiêu chiến thuật ở Bắc Lào. Gần cuối tháng 4 năm 1968, 5 tiểu doàn Bắc Việt bao vây cứ điểm. Trong đồn là 1500 binh sĩ thiện chiến nhất của Vang Pao, mỗi ngày quan sát bầu trời t́m máy bay yểm trợ.
    Thật là mỉa mai, mất Pha Thi rồi th́ Secord dư giả không lực hơn trước. Cuộc ngưng oanh tạc miền Bắc khiến các cuộc hành quân khác thừa thăi yểm trợ không lực và Secord nắm được khá nhiều lực lượng không quân cho quân khu II của ông. Dĩ nhiên một khi đài radar Pha Thi không c̣n nữa, Secord không thể cung cấp tin tức thời tiết cũng như mục tiêu chính xác như trước, nhưng ông có thể tấn công khốc liệt hơn với nhiều phi xuất hơn, khi thời tiết cho phép.
    Bầu trời trên Na Khang đă mù mịt hàng tuần không cho phép cận yểm (close air support). Đột nhiên các đám mây mù biến mất. Từ Long Cheng, các Ravens (sĩ quan tiền sát không quân) bay bằng phi cơ Cesnas lựa chọn mục tiêu cho các oanh tạc cơ đến từ Thái Lan. V́ quá nhiều phi cơ nên các phi đội phải xếp thành nhiều tầng ở một phi trường dân sự bên Thái Lan lúc thời tiết xấu, chờ lượt tấn công.
    Các phi công làm việc với ḷng cương quyết , đánh phá mọi vật di chuyển, khởi động từ mối hận mất Pha Thi. Cuộc tấn công kéo dài hơn 1 tuần, đợt này đến đợt khác. Một tiểu đoàn Bắc Việt hoàn toàn bị tiêu diệt. Các tiểu đoàn khác thiệt hại khủng khiếp. Cộng Sản bỏ cuộc bao vây và rút lui.


    c̣n tiếp

  9. #19
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Chương 10. Lệ thuộc vào không lực.

    Trở lại Long Cheng, Vang Pao gặp một khủng hoảng chính trị nhỏ. Sự thất thủ Pha Thi xói ṃn niềm tin vào sự lănh đạo của ông. Các bô lăo trưởng tộc kiến nghị với ông đ̣i di tản dân tị nạn ở Sam Thong và Long Cheng về Sayaboury, một tỉnh duy nhất của Lào nằm phía tây ngạn Mekong, nơi Hmong hoang tưởng rằng đó là an toàn khu Mỹ đă hứa. Nơi ấy an toàn hơn, họ lư luận. Điều này ngụ ư rằng Vang Pao không đủ tài sức chống chọi với Bắc Việt nữa.
    Vang Pao đă đuối sức cả về tinh thần lẫn thể xác. Ông không trả lời cũng không nói ǵ để trấn an các trưởng tộc. Ông hứa chuyển vấn đề lên Vientaine. Dĩ nhiên ông không có ư đó. Ông muốn kéo dài th́ giờ t́m cách khôi phục niềm tin , có lẽ bằng một chiến thắng lớn, dù điều đó khó thực hiện.
    Mùa mưa đă đến. Sư đoàn 316 rút về Bắc Việt dưỡng quân. Như thường lệ, vẫn là giao thông nhộn nhịp ở biên giới, nhưng lần này là đông thoái thay v́ tây tiến. Sư đoàn 316 chưa chuyển quân. Các đơn vị Bắc Việt tràn vào Sầm Nứa tăng cường cho sư đoàn.
    Người Mỹ đă bắt đầu đàm phán ḥa b́nh với Bắc Việt. Các cuộc họp sơ bộ đă tiến hành ở Paris. Hồi năm 1953, Cộng Sản đă dùng mánh khóe mặc cả với Pháp trên bàn hội nghị bằng cách mở rộng chiến tranh sang Lào. Họ cũng định làm như thế với Mỹ. Cuộc chiến ở Lào không c̣n theo mùa nữa. Nó trở nên liên tục và gia tăng để làm suy giảm tinh thần Mỹ và tạo áp lực trên bàn hội nghị.
    Để thiết lập sự hiện diện thường xuyên ở quân đoàn II, Cộng Sản cần cải thiện hậu cần và đặc biệt là các trục lộ chắc chắn có thể chịu đựng mọi thời tiết. Các đơn vị công binh phải làm việc ngày đêm trong nhiều tháng để hoàn thành công tác. Đồng thời, các trục lộ quân sự cũng phải được an ninh, nghĩa là phải càn quét biệt kích Hmong khỏi những yếu điểm chiến lược. Từ bây giờ cho đến 2 năm tới, nhiều trận đánh diễn ra dành quyền kiểm soát các trục lộ quân sự này.
    Trước t́nh thế này, Vang Pao phản ứng bằng cuộc tuyển mộ tân binh. Ông thành lập thêm 2 trung đoàn và huấn luyện họ ở Muong Cha. Với binh lực sung măn nhất (39000 người)ônmg phát động cuộc tấn công mùa mưa. Secord đă chuẩn bị với 1 radar TACAN TACAN (Tactical Air Control and Navigation) ở Na Khang hướng dẫn mục tiêu không tập. Vang Pao tung các đơn vị tấn công các vị trí chính của Bắc Việt ở Sầm Nứa để dụ địch lộ diện cho Skyraider, Nimrods và không quân Hmong T-28 thanh toán. 400 phi xuất yểm trợ bộ chiến trong chiến dịch. Sư đoàn 316 lănh những đ̣n thảm khốc.

    Lair ra đi.

    Tháng 8 năm 1968, Bill Lair thỉnh cầu CIA chuyển đổi nhiệm sở. Đôi lúc ông không hài ḷng v́ chiến cuộc vượt ngoài ư muốn. Những cuộc hành quân đại đơn vị của Shackley đă tiêu diệt Hmong. Và dĩ nhiên Lair mất dần quyền kiểm soát mọi việc. Chiến tranh bí mật đă phát triển đà tiến của nó. Nó trở nên kỹ thuật tân tiến. Không lực đóng vai tṛ trung tâm, và ảnh hưởng của các chiến lược gia đă bắt đầu che khuất các chuyên viên bán quân sự. Lair muốn bỏ cuộc.
    CIA đề nghị một chức vụ trong chiến dịch Phượng Hoàng ở Nam Việt, 1 chiến dịch b́nh định nhằm vào Việt Cộng (Cộng Sản miền Nam). Shackley đă được thăng chức làm giám đốc CIA phân bộ Sài G̣n thay v́ Vientaine. Nếu Lair sang Việt Nam, ông lại trực thuộc Shackley. Đă chán ngán Shackley, Lair từ chối nhiệm sở Phượng Hoàng và nhận một nhiệm sở tại Mỹ.
    Secord cũng ra đi. Nhiệm kỳ phục vụ của ông đă tới hạn; ông phải trở về với chức vụ một sĩ quan không quân trong không lực. Secord và Lair rời Lào cùng một ngày, một chuyến bay về Mỹ.
    Pat Landry, phụ tá của Lair lên thay, chịu trách nhiệm dưới quyền của Lawrence Devlin, người thay thế Shackley làm giám đốc CIA phân bộ Vientaine. Landry cố xoay chuyển mọi việc, làm mọi sự nhỏ như trước, một cuộc chiến tranh du kích thay v́ chiến tranh quy ước như xu hướng hiện tại. Ông nói với Devlin rằng quá nhiều người Mỹ can dự và quá tốn kém. Đă đến lúc thu nhỏ quy mô cuộc chiến và trả nó về cho dân quân địa phương.
    Devlin coi ư tưởng của Landry là một thách thức quyền lực với ông nên quyết định sa thải Landry. Richard Helms, tổng giám đốc CIA (chỉ huy các phân bộ khắp thế giới) can thiệp để giữ Landry ở lại. Tuy vậy, Landry nhụt chí, không c̣n thách thức Devlin nữa. Giống Shackley, Devlin cho rằng chiến cuộc càng lớn càng có lợi đặc biệt là không quân yểm trợ hỏa lực. Để làm hài ḷng Devlin, Landry chấp nhận vai tṛ cũ của Secord là quản lư không yểm. Ông không giỏi bằng Secord nhưng cũng khá.
    Ngoài việc Landry chống đối khuynh hướng chiến tranh một thời gian ngắn, chẳng có ǵ thay đổi cả.

    Vang Pao thăm viếng nước Mỹ.

    Gần như cùng lúc Lair và Secord rời Lào, Vang Pao sang Mỹ nghỉ hè. Ông đi với 1 trong số các vợ của ông và Jerry Daniels, nhân viên CIA sinh quán ở Montana, người thường xuyên bên cạnh Vang Pao, đă trở nên một trong những cố vấn tin cậy nhất của ông.
    Vang Pao tham quan ṭa Bạch Ốc và trung tâm CIA ở Langley, nơi ông diện kiến tổng giám đốc CIA Richard Helms. Vang Pao thăm viếng xưởng sản xuất xe hơi ở Detroit và một nhà máy sản xuất máy cày. Hệ thống sản xuất dây chuyền làm thành những máy móc phức tạp làm ông choáng ngợp. So với nước Lào ngái ngủ vẫn c̣n trong thời kỳ đồ đá, người Mỹ tiến bộ đến mức như một thế giới ngoài hành tinh. Sau đó Vang Pao đến Williamsburg, Virginia thăm viếng những di tích thời thuộc địa Anh. Vang Pao thấy những ṭa nhà gỗ và bàn ghế trạm trổ bằng thủ công, khung cửi, nồi niêu nấu bằng củi, lưỡi cày kéo bằng ngựa, thợ rèn không khác thợ rèn Hmong là mấy, những xe ngựa có mui thay v́ xe tải. Đây là nước Mỹ quá khứ giống như Lào. Thật đáng kinh ngạc. Với giáo dục và kỹ thuật Lào cũng có thể giống như Mỹ.
    Từng là thuộc hạ của Touby, từ lâu Vang Pao đă đánh giá cao sự quan trọng của giáo dục. Giống Touby, ông muốn có nhiều trường học cho Hmong. Đầu thập niên 1960 Vang Pao chịu ảnh hưởng của Edgar Buell, người không những chủ trương giáo dục quy mô cho Hmong mà c̣n chủ trương canh tân nông nghiệp của họ nữa. Thế là chiếm cảm t́nh của Vang Pao dễ dàng. Ông đă đánh giá cao sự giáo dụcvà hầu như mỗi ngày ông thấy sự khác biệt do kỹ thuật mang lại. Từ ban đầu, CIA biến những chiến sĩ Hmong thành lực lượng trang bị tối tân nhất thế giới, dùng trực thăng chuyển quân và các phản lực oanh tạc cơ hướng dẫn bằng radar, thành đạo quân du kích duy nhất trên thế giới nắm ưu thế không quân. Vang Pao bị thôi miên bởi các quân nhu quân cụ; ông ta không bao giờ có thể sử dụng hết các phương tiện ấy.
    Những khía cạnh khác của kỹ thuật Tây Phương là thuốc men và giải phẫu kỹ thuật cao giúp ông khỏi bị cụt tay. Nhờ ông, CIA mang thuốc men tân tiến cho Hmong, gián tiếp thách đố các tay phù thủy (shamans) đảm trách công việc chữa bịnh trong các bộ lạc. Nhờ khích lệ của Buell, Vang Pao cũng phá vỡ truyền thống bằng cách cho phép phụ nữ Hmong học nghề y tá, cũng như cho phép các em nữ nhập học ở các trường Hmong.
    Trước khi thăm viếng Mỹ, Vang Pao đă thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại Hmong và cho sự tiêu dùng những sản phẩm Tây phương như radio, kem đánh răng, xe máy dầu, áo thung và giày thể thao v.v…không chỉ v́ ông muốn khuyếch trương việc buôn bán cho riêng ông nhưng v́ ông thấy những lớn mạnh này là một bước cụ thể bước vào thế giới văn minh tiến bộ. Ông khuyến khích Hmong làm những nghề Tây Phưong như nha sĩ, hớt tóc, nhăn khoa, chào hàng, chủ tiệm tạp hóa. thư kư, nướng bánh, phát ngôn viên truyền thanh.
    Kinh nghiệm Williamsburg chỉ củng cố niềm tinVang Pao đưa Hmong vào thế kỷ 20, khi về nước ông tuyên bố rằng đă đến lúc Hmong phải có đầu óc khoa học, bớt mê tín dị đoan và chấp nhận lối sống mới. Điều này khiến người Mỹ cộng tác với ông ở Long Cheng tin rằng chuyến đi đă thay đổi ông rất nhiều.

    Mưu toan tái chiếm Pha Thi.

    Bắc Việt bắt đầu cuộc tấn công mùa khô vào tháng 8 năm 1968. Với sức mạnh gồm 16 tiểu đoàn, Cộng Sản trang bị nhiều vũ khí, quân dụng hơn bất cứ lực lượng Bắc Việt nào ở Nam Việt. Từ Na Khang, Vang Pao tung quân để nghênh chiến với địch, càn quét dọc lộ 6, và theo lộ đó tiến về Pha Thi. Lực lượng ông có không lực yểm trợ, gồm cả những phi cơ dư thừa từ khi chiến dịch Sấm Rền đă bị hủy bỏ. Thêm vào là 2 phi đoàn Skyraiders từ Thái Lan và cả không lực cơ hữu T-28 của ông. Cuối tháng 11, Vang Pao đă tiến vào tầm tấn công Pha Thi. Tháng sau, dùng một lực lượng gồm 2000 Hmong, nỗi ám ảnh tái chiếm Pha Thi tạo một chiến thắng rực rỡ, khôi phục lại niềm tin của đồng bào, chấm dứt việc di tản dân về Sayaboury, càng mănh liệt hơn bao giờ hết.
    Hmong bị dội ngược v́ đại pháo địch, nhường chỗ cho Landry điều phối một cuộc không tập dập tắt các khẩu đại pháo và phủ đầu 3 tiểu đoàn giữ núi. Trong ṿng 2 ngày các đại pháo im tiếng. Nhiều phi xuất tiếp theo kéo dài cả 1 tuần lễ. F-4 Phantom cày nát 2 triền Pha Thi với bom napalm; các phản lực khác oanh tạc trên đỉnh. Một tiểu đoàn địch chỉ c̣n 1 nửa binh sĩ. Các tiểu đoàn c̣n lại thiệt hại nặng.
    Hmong mau chóng chiếm phi trường dưới chân núi, nhưng phải chiến đấu vất vả cho mỗi bước tiến lên núi . Sau 2 tuần chạm súng dữ dội, 1 đại đội Hmong lên tới đỉnh nhưng lại phải dội ngược v́ hỏa lực súng máy.
    Lúc này 50/100 quân số Hmong đă bị loại khói chiến trường, hoặc chết hoặc bị thương. Cuộc tấn công biến thành trận đánh đắt giá nhất trong chiến tranh. Dù thế, Vang Pao vẫn tiếp tục thêm 2 tuần nữa. Theo khẩu cung 1 tù binh Bắc Việt, lực lượng pḥng thủ trên đỉnh núi mất tinh thần và họ không chắc cầm cự được bao lâu nữa.
    Nhưng lực lượng Bắc Việt cố thủ, đủ th́ giờ cho trung đoàn 148 bắc Việt đến tăng viện. Vang Pao bị áp đảo về quân số. Ông không thể chịu đựng thêm bất cứ tổn thất nào nữa. bất đắc dĩ, ông rút lui.

    Yang Shong Lue.

    Pha Thi là con sâu đục ruỗng tinh thần Hmong. Thất thủ căn cứ dưới chân núi đă là tệ lắm rồi, nhưng thất bại trong kế hoạch phản công tái chiếm lại càng tệ đến mức vô lư. Trong cả 2 trận (mất Pha Thi và phản công tái chiếm)hàng trăm máy bay Mỹ tấn công kẻ địch. Vang Pao từng khoác lác binh sĩ của ông trội hơn Bắc Việt nếu có không yểm và nhiều Hmong tin thế. Bây giờ lời nói Vang Pao rơ ràng trở nên dối trá. Quá nhiều Hmong tử trận và quá nhiều thua trận. Niềm tin sắt đá vào Vang Pao ngăn chận Cộng Sản đă tan vỡ. Một cảnh tượng kinh khủng tràn ngập đầu óc mọi người; h́nh ảnh các tiểu đoàn Bắc Việt tràn ngập Cánh Đồng Chum, xâm chiếm, gieo tàn sát vào các trại tị nạn trải dài từ Sam Thong đến Ban Some, chứa gần một nửa sắc tộc Hmong ở Lào.
    Các tộc trưởng yêu cầu Vang Pao dời dân đến nơi nào xa hẳn chiến trường. Đức tin về một Thiên Sứ cứu độ dân tộc lại một lần nữa khơi dậy. Hmong bắt đầu nói về việc ngừng chiến và dùng quân đội Hmong (có hoặc không có Vang Pao) để dựng một vương quốc Hmong độc lập ở Sayaboury hay trên những rặng núi hiểm trở Bắc Thái Lan.
    Kẻ đề xướng chủ thuyết Thiên Sứ là Yang Shong Lue, một Hmongthần bí ở Bắc Việt. Đối với đệ tử của ông, Yang là một Pa Chay tái sinh, một dân quê tầm thường biến thành thần thánh bởi một phép mầu huyền diệu. Sự hiển thánh xẩy ra năm 1959 tại Thẩm Hà, 1 làng biên giới Việt Nam tiếp giáp Nong Het. Nó là mùa dọn rừng phát rẫy. Ngày ngày Yang Shong Lue làm lụng vất vả trên rẫy, chỉ nghỉ trưa khi vợ ông cắp rổ mang thức ăn đến. Rồi th́ sự lạ xẩy ra. Trên đường mang cơm cho chồng, vợ Yang bị một cơn gió mạnh quật ngă bất tỉnh.
    Yang nhận ra đó là một dấu hiệu, dù dấu hiệu ǵ ông không rơ. Ngày kế, trong khi vẫn bàng hoàng chuyện hôm qua, ông nghe một giọng nói vang vang.Ông nh́n quanh. Chỉ một ḿnh ông trong lều. Yang sợ rằng ḿnh đang mất trí. Có người tát vào mặt ông nẩy đom đóm. Tiếng nói lại vang lên: “Ta là Chúa, là cha của ngươi, là kẻ đă tạo ra ngươi. Ngươi không điên, nhưng phải vâng lời ta.”
    Vài ngày sau trong lúc hút thuốc phiện, những vị thần hiện ra dạy Yang Shong Lue đọc chữ Hmong và dẫn ông đến một kho bạc thỏi chôn trong ḷng đất. Yang dùng tiền xây một ngôi chùa và bắt đâu truyền giáo. Hàng trăm Hmong gia nhập đạo của ông khiến nhà cầm quyền để ư. Một toán quạb đến Tham Ha lùng bắt vị tiên tri, nhưng ông trốn thoát và t́m được chỗ ẩn nấp, tiếp tục lén lút truyền đạo.
    Tin đồn về ông lan đến Long Cheng, xáo động cảm xúc tôn giáo. Ngay cả Vang Pao cũng rúng động. Ngầm bên dưới niềm tin vào sự canh tân và thực tế phũ phàng của chiến tranh, vẫn lần lữa một đức tin siêu h́nh cổ truyền thống lĩnh nhận thức người dân Hmong, một thế giới quan gồm thần rừng, hồn ma bóng quế, sự can thiệp của vong linh tổ tiên hiển hiện qua những cơn gió chướng, hay tiếng ủn ỉn của lợn ḷi và nhất là niềm tin vào quyền năng của thầy bùa trong làng ảnh hưởng đến những sự vật không h́nh, không tên.
    Một khi bản đồ quân sự dẹp qua một bên và các cuộc họp với bộ tham mưu kết thúc, Vang pao vẫn cảm thấy sự cần thiết để tham vấn một thầy bùa trước những trận đánh lớn để thăm ḍ ư muốn thần linh có ủng hộ một chiến thắng hay không. Yang Ya Shao, 1 thầy bùa tăm tiếng nhất tỉnh luôn đảm trách chuyện này. Các thầy bùa (shamans) dùng chữ và thần chú bằng tiếng Tàu trong các nghi lễ nhưng riêng Ya Shao viết một loại ngôn ngữ chỉ ḿnh ông biết, những chữ được giả định là di sản của một ngôn ngữ Hmong từ lâu thấ truyền, một yếu tố quan trọng một phần nâng cao uy tín, và chứng minh quyền năng của ông.
    Tuy thế, Ya Shao vẫn không là thiên sứ như Pa Chay. Chỉ 1 người Hmong phát triển một hệ thống hoàn chỉnh về chữ viết và có thể dạy được cho người Hmong , mới xứng đáng là thiên sứ. Yang Shong Lue làm được việc này – một chứng minh rằng ông đă được Thượng Đế ban phép. Vang Pao không thể không bị ấn tượng, ngat cả khiếp sợ, trước quyền năng này. Ông sai một lực lượng du kích quân khoảng 400 người xâm nhập Bắc Việt cứu Yang Shong Lua và đem về Long Cheng.
    Một số đồ đệ của Yang đi theo toán binh sĩ nhưng Yang ở lại, nhất định truyền giáo tại Tham Ha và làm t́nh báo ăn tiền cho Vang Pao, theo dơi sự chuyển quân dọc biên giới, báo cáo cho Vang Pao. V́ hoạt động gián điệp, Cộng Sản gia tăng việc truy tầm Yang. Đầu năm 1966, sau vài đụng độ dữ dội với các toán truy nă, Yang bỏ Bắc Việt về trú ngụ tại Long Cheng.
    Long Cheng từ lâu đă phát triển từ 1 bộ tư lịnh bán quân sự CIA thành một trung tâm dân cư đông đúc, ngang tầm Vientaine. Không kể binh sĩ Hmong, chuyên viên Thái lan và Mỹ, nhân viên CIA, c̣n có hàng vạn người tị nạn Hmong nữa. Một ngoại ô trải dài những căn nhà đủ loại (nhà trệt, lều lán) hun hút tới cuối phi trường và lan tỏa ra các ngọn đồi xung quanh. Có những chợ, cửa hàng phục vụ sinh hoạt dân cư và tắc xi chuyên chở Hmong đến những trại định cư người tị nạn lân cận như Ban Sone, Phak Khet, Muong Yong và Sam Thong để buôn bán làm ăn hay thăm viếng bà con.
    Chưa bao giờ Yang Shong Lue thấy nhiều Hmong tập trung đông đến thế. Ở Tham Ha ông giảng đạo cho hàng trăm người. Ở Long Cheng, ông có thể tiếp xúc với hàng ngàn người giảng dạy chữ viết Hmong. Kẻ tị nạn chiến tranh, gia đ́nh binh sĩ, Hmong mọi thành phần đổ xô t́m đến vị thiên sứ. Ngay cả những sĩ quan cao cấp của vang pao cũng tham gia phong trào Thiên Sứ. Phản ứng của làn sóng ngầm không báo trước điềm tốt cho Vang Pao.
    Yang Shong Lue dạy một triết lư quay về với văn hóa truyền thống tinh tuyền Hmong. Ông lên án Hmong ở Long Cheng chạy theo vật chất và bỏ trang phục cổ truyền. Phụ nữ mặc sà rong Lào thay v́ quần dài, váy thêu cổ truyền. Đàn ông mặc quần jean, áo thung giống người Lào ở đô thị. Tiền hô (kẻ dọn đường) về sự giáng thế của Thiên Sứ Hmong, Yang cảnh cáo rằng đấng cứu rỗi dân tộc sẽ không đến Long Cheng trừ khi Hmong quay về với tập tục, văn hóa cổ truyền. Hàng ngàn Hmong vâng lời, mặc quần áo truyền thống, buộc chỉ đỏ, trắng quanh cổ tay như dấu hiệu người Hmong thuần túy so với Hmong tội lỗi, để Thiên Sứ dễ phân biệt một khi ngài giáng thế.
    Sự chống đối mọi thứ của Yang là một thách thức trực tiếp đến quyền lực Vang Pao, v́ chính Vang Pao chủ trương xây cất các trường học và gởi học sinh du học ngoại quốc. Vang Pao cũng là người nhân nhượng những bước nhỏ trong vấn đề giải phóng phụ nữ, cho phép họ đến trường hoặc làm nghề y tá. Cũng chính ông biến Long Cheng, Sam Thong, Pha Khao và Muong Cha thành những trung tâm thương mạitiêm nhiễm chủ nghĩa hưởng thụ của xă hội Âu Tây.Vang Pao cũng khuyến khích đức tin Phật Giáo như mối liên hệ văn hóa giữa dân tộc Lào và Hmong. Với một người theo chủ nghĩa văn hóa tinh tuyền như Yang Shong Lue, Vang Pao là mối đe dọa hơn là một đấng cứu rỗi dân tộc. Ông là một tướng quân, không là một thiên sứ, một chính khách tầm thường dùng bổng lộc vật chất thay v́ những lư tưởng cao quư vá víu với nhau thành chính sách khó vận dụng của ông.
    Rơ ràng Vang Pao không muốn người dân Hmong nhắc nhớ mỗi ngày rằng ông không phải là một thiên sứ hay được thông báo bằng cách bóng gió rằng ông chỉ là một uy thế thối nát, một Hmong chống Thiên Chúa giáo có dă tâm làm mất phẩm cách văn hóa Hmong và làm chậm trễ sự giáng lâm của Thiên Sứ. Yang Shong Lue phải đi, nhưng hăm hại một thầy bùa, đặc biệt một thầy bùa độc nhất biết chữ Hmong, là một công việc nghiêm trọng đầy nguy hiểm tâm linh. Thông thường ông tàn nhẫn vối địch quân hay với kẻ phản bội, Vang pao chọn cách tiết chế. Cuối năm 1967, ông bắt Yang Shong Lue, nhốt ở Pha Khao.
    Yang tiếp tục giảng đạo trong tù và đệ tử ngày càng đông, mang sứ vụ truyền giáo dến mọi người và khuấy động niềm ước ao cứu rỗi ngày thêm mạnh mẽ sau khi thất thủ Pha Thi. Vang Pao cuối cùng đành phải đối phó với vị tiền hô ( Yang Shong Lue, kẻ dọn đường cho Thiên Sứ), tầm nă đệ tử Yang, hạ sát vài người, đẩy những người c̣n lại vào thế trốn tránh. Nhưng lúc này, tinh thần của ông đă suy sụp nhiều, không đủ nghị lực tái lập niềm tin vào quyền lực của ông.

    Thất thủ Na Khang.

    Mất tinh thần, binh sĩ đào ngũ ngày một nhiều. Một số đông hơn đơn giản bỏ về nhà. Hàng nhiều năm Vang Pao mộ lính bằng cách đặt chỉ tiêu cho các làng. Vị trưởng làng chọn các thanh niên trong hạn tuổi (sau này, dưới hạn tuổi) và giao cho quân đội. Việc quân dịch không luôn luôn nghiêm túc. Giống như các thanh niên quân dịch chính phủ Liên Hiệp ( Union ) Mỹ thời nội chiếnhọ có thể mua một đặc miễn. Giá miễn dịch là 1 thanh bạc cho ban tuyển mộ, tiền ấy dùng vào việc bồi dưỡng cho kẻ t́nh nguyện nhập ngũ (thay v́ bắt buộc v́ đến tuổi).
    Tục lệ này sau đó được bổ khuyết để đối phó với những trường hợp gia cảnh ngặt nghèo. Người con cả được phép miễn dịch để chu toàn nhiệm vụ gánh vác gia đ́nh sau khi cha chết, Sau khi vài người con tử trận, người con út được miễn dịch để nối ḍng. Những trường hợp này chỉ cần 1 thanh bạc là đủ thủ tục miễn dịch, ban tuyển mộ địa phương phải lo việc t́m người thay thế.
    Trước lúc Pha Thi thất thủ, tục lệ này tương đối không gia hại đến nỗ lực chiến tranh. Bây giờ chúng góp phần vào hội chứng xuất huyết nhân lực. Ban tuyển mộ ở làng xă tràn ngập những vàng thoi bạc nén từ những hộ không muốn con em ḿnh chết trong một chính nghĩa vô vọng. Như trong quá khứ, ban tuyển mộ dùng vàng bạc chiêu dụ, nhưng vẫn ít người t́nh nguyện.
    Vang Pao cần hàng ngàn tân binh thay thế cho những binh sĩ tử trận. Các ban tuyển mộ chỉ cung ứng được 300 người và 30/100 những người này trong hạn tuổi 10 đến 14. Gần 25 ngàn Hmong đă chết v́ chiến tranh. Ư nghĩa của những con số này rốt cuộc được ghi nhận. Niềm tin vào sự lănh đạo của Vang Pao không c̣n sắt đá như trước. Với sự thất bại trong trận tái chiếm Pha Thi, nhiều người cũng nghi ngờ tài năng quân sự của ông.
    Vang Pao cũng chứa chấp mối nghi nan ấy. Edgar Buell nhận ra khi đến thăm Vang Pao trong tư thất Vang Pao ở Long Cheng. Buell được mời tham dự bữa ăn tối có nhiều thực khách. Vang Pao có ngân sách riêng khoảng 1000 đô la mỗi tháng do CIA cung cấp, và hầu như tất cả số tiền ấy dùng cho việc khoản đăi thực khách mỗi tối. Các sĩ quan Hmong cao cấp và các cố vấn CIA luôn tham dự. Đôi khi các trưởng tộc cũng hiện diện hay các viên chức hành chánh cao cấp của vang pao. Luôn có đủ thực phẩm cho khoảng 30 thực khách: những rổ cơm nếp, rau luộc, a thịt gà, thịt ḅ, những tô canh nóng và dĩ nhiên có món cánh gà rút xương dồn cơm và thịt bầm, hay một loại gỏi cuốn gọi là Kab Yob – món đặc trưng Hmong.
    Buell thấy một ḿnh Vang pao trong gian nhà đăi khách rộng thênh thang, tiều tụy trong chiếc quần Ka Ki nhàu nát và chiếc áo thể thao có vẻ vài ngày chưa giặt. Trước khi Buell kịp nói Vang Pao úp mặt vào trong ḷng hai bàn tay và bắt đầu khóc sướt mướt. Buell bối rối hỏi :”Mọi người đâu cả rồi?”
    - “Họ sợ đến đây. Họ ngại gặp tôi.” Vang Pao tiếp tục. “Tôi mất thể diện với mọi người. Tôi mất thể diện với toàn thế giới.”.
    Thời Đệ Nhị Thế Chiến, Buell là 1 trung sĩ tiếp liệu trong quân đội, đồn trú ở miền quê Kansas và Tennesse suốt cuộc chiến. Điều này khó mà đánh giá ông như 1 chuyên gia quân sự, nhưng công việc tị nạn đặt ông vào sâu trong cuộc chiến và ông có thể thấy được nó c̣n lâu mới chấm dứt. Cái người Hmong cần nhất là một lănh đạo quân sự. Ông khuyên Vang Pao chỉnh đốn y phục và tiếp tục trù tính kế hoạch.
    Vang Pao lắc đầu. “Không cách nào chúng tôi có thể thắng.”
    Sự kiện biện hộ cho niềm bi quan của Vang Pao. Quân số Bắc Việt ở quân đoàn II đông hơn bao giờ hết. Những dại đơn vị với thiết giáp yểm trợ đă đổ vào Cánh Đồng Chum. Những máy kéo đại bác 175 ly vào cánh đồng, mỗi cỗ có tầm bắn 30 cây số. Không cần một chuyên gia quân sự cũng nhận ra Cộng Quân đang chuẩn bị một trận đánh lớn. Bại bác tầm xa có nghĩa Bắc Việt sẽ tấn công Long Cheng. Đă có các cuộc tấn công thăm ḍ những tiền đồn quanh thảo nguyên. Các đơn vị Bắc Việt tấn công cả Sam Thong. Muong Soui, một căn cứ tiền phương cho phi đoàn T-28 thuộc toán B Thái Lan(Toán A thuộc không lực Mỹ), cũng bị tấn công, chỉ oanh tạc cơ của không quân Mỹ mới ngăn cản Muong Soui lọt vào tay địch. Có vẻ như địch chuẩn bị một cuộc tấn công khổng lồ trên nhiều mặt trận.
    Dù địch quân mưu đồ ǵ, nó cũng bị phá hỏng do một ngẫu nhiên của một phi công trinh sát Raven. Bay trên Cánh Đồng Chum, anh nh́n thấy có vẻ như những giao thông hào mới đào, vô t́nh khám phá một khúc lộ thiên của một mạng lưới giao thông hào hậu cần, chứa đựng hàng trăm tấn ống phóng hỏa tiễn 122 ly. Anh gọi không quân đánh bom. Sau đó, anh phi công Raven ngạc nhiên đầy thích thú nh́n kho đạn bắt lửa thành một chuỗi tiếng nổ long trời lở đất. Những đạn trọng pháo và hỏa tiễn tiếp tục nổ suốt 1 ngày 1 đêm với mức 80 tiếng nổ 1 phút.
    Mất hết đạn dược, sư đoàn 316 Cộng quân chỉnh đốn hàng ngũ, gom góp lại số đạn dược c̣n lại và nhắm vào một mục tiêu – Na Khang và hệ thống kiểm không của nó từng hướng dẫn máy bay Mỹ tấn công mục tiêu địch.
    Đột nhiên Vang Pao bừng dậy từ cơn suy nhược tinh thần và bận tíu tít tổ chức pḥng thủ cho quân trú pḥng. Có lẽ sự quấy nhiễu thường xuyên của Buell đă thúc đẩy viên dũng tướng ngừng vùi đầu trong men rượu và bắt tay vào việc trở lại; Ít ra Buell nghĩ thế. Nhưng nó cũng là do bản tính của Vang Pao, con người của hành động là thế. T2inh trạng mỏi mệt chống chọi với tính nết của ông. Ông sẽ hồi phục chẳng sớm th́ muộn.
    Những nồi cơm nếp lại được bày lên bàn ăn trong tư dinh Vang Pao ở Long Cheng. Quanh bàn là những sĩ quan cao cấp của ông, các sĩ quan Thái Lan và cố vấn Mỹ. Ai cũng nhất trí chỉ có không lực là nỗ lực chính để cứu Na Khang. Không có nó, căn cứ đến ngày tận tuyệt.
    Na Khang giống như Điện Biên Phủ thu nhỏ, tọa lạc trong một thung lũng bao quanh bởi những ngọn đồi. Giống Điện Biên Phủ, Na Khang bao quanh bởi nhiều ṿng rào kẽm gai và những băi ḿn quanh trại. Ngược về năm 1954, người Pháp tưởng tượng rằng Việt Minh sẽ không bao giờ chọc thủng băi ḿn và hàng rào pḥng ngự. Vang Pao không ngu như thế. Ông biết nếu Cộng Quân chiếm lĩnh được 1 ngọn đồi nh́n xuống căn cứ, họ sẽ nă trọng pháo xuống, mở đường cho một đợt tấn công quyết định.
    Đó cũng chính là ư đồ quân Bắc Việt. Sau khi tấn chiếm các ngọn đồi nh́n xuống căn cứ, chúng mang trọng pháo, súng phóng hỏa tiễn và cối lớn nă xuống căn cứ. Ở ṿng ngoài, 4 tiểu đoàn tập họp, chờ hiệu lịnh tấn công.
    Pat Landry gom góp được một lực lượng không yểm ghê gớm. Có quá nhiều phi cơ trên không phận đến nỗi FAC (Forward Air Controllers) khó xử lư không lưu. Oanh tạc cơ A-26 Invader tấn công trọng pháo Bắc Quân nhưng chỉ diệt được một số ít. Cộng Quân trí đại bác trong những hang động khiến khó nh́n thấy từ trên không cũng như khó tiêu diệt. Oanh kích vào quân địch cũng khó. Để giảm thiểu tổn thất, các tiểu đoàn trưởng Cộng Quân phân tán mỏng binh sĩ thành những toán nhỏ rải rác trong cánh rừng phụ cận hàng tấn bom cầy xới địa thế , đánh bật gốc cây và đào hố các ngọn đồi, nhưng gây ít tổn thất nhân mạng.
    Vang Pao định dụ Cộng Quân khỏi Na Khang bằng một cuộc hành quân chuyển hướng trên Cánh Đồng Chum. Thiếu binh sĩ để tự ḿnh thực hiện, ông mở cuộc hành quân phối hợp với lực lượng Trung Lập ở Muong Soui. Hmong đánh vào Cánh Đồng Chum từ hướng Đông, đồng thời lực lượng Trung Lập đánh từ hướng Tây. Cả 2 cánh quân nhằm vào hậu cần địch. Phi đoàn T-28 do toán B Thái Lan đảm trách không yểm.
    Đặc công Bắc Việt đánh Muong Soui vào ban đâm lúc cuộc hành quân chưa bắt đầu. Lực lượng Trung Lập tháo chạy, bỏ lại cố vấn Mỹ và chuyên viên kỹ thuật (gần 100 người), và 1 kho bom dành cho các phi cơ T-28 Thái Lan. Đặc công phá nổ kho bom và giết một số người Mỹ trước khi trực thăng của hàng không Air America đến di tản họ khỏi trận địa.
    Không c̣n lực lượng Trung Lập nữa, Vang Pao hủy bỏ cuộc hành quân. Bây giờ th́ tuỳ hoàn toàn phó mặc cho không quân bảo vệ Na Khang. Ba ngày sau, 28 tháng Hai năm 1969, 4 tiểu đoàn Cộng Quân từ trên đồi tràn xuống Na Khang như sóng biển. A-26 Invader xạ kích địch quân với đại liên 50. AC-130 gunships rưới lên đầu địch với 7.62 ly 6 ṇng và đại bác Vulcan. Invader và AC-130 hạ sát hàng trăm quân địch trước khi hết đạn, phải bỏ đi. Các tiểu đoàn Cộng Quân tiếp tục tấn công, cố sức tràn ngập căn cứ trước khi các máy bay trở lại.
    Khi Cộng Quân chọc thủng pḥng tuyến căn cứ, trận địa biến thành giáp chiến. Hmong đẩy lui vài đợt tấn công (Hmong không bỏ chay như binh sĩ Lào) nhưng chịu tổn thất nặng. Một trái lựu đạn hạ sát vị chỉ huy Na Khang trong một giao thông hào. Một tiểu đoàn Hmong mất hết các sĩ quan và phân nửa quân số. Quân tăng viện Hmong đă lên trực thăng bay đến Na Khang, và máy bay Thái Lan chuẩn bị cất cánh cho một cuộc không yểm. Quân pḥng thủ càng lúc càng ít, không thể cầm cự cho tới khi được tăng viện. Họ gần hết đạn. Lịnh triệt thoái được ban ra. Tin rằng họ bị vây 3 mặt, Hmong mở đường máu về hướng một thung lũng không pḥng bị. Hàng trăm Cộng Quân chờ sẵn ở đấy. Hmong lọt vào một cơn mưa đạn không ngừng nghỉ.
    Rồi th́ không yểm tới. Các phi cơ gieo chết chóc trên đầu địch, nhưng quá trễ để cứu văn t́nh h́nh. C̣n lại 286 binh sĩ trong tổng số 1800 sống sót – một tổn thất 84/100, cao hơn tổn thất trận tái chiếm Pha Thi. Ngang với tai hại mất Na Khang là việc mất đài radar TACAN (Tactical Air Control and Navigation). Từ nay, không thể đánh kẻ địch chính xác như trước nữa.

    con tiep

  10. #20
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Tăng cường không lực.

    Na Khang thất thủ cộng với tổn thất nhân mạng đẩy Vang Pao vào cơn suy sụp tinh thần mới. Giống lần trước, nó qua mau. Sau vài ngày uống rượu và ăn mặc luộm thuộm, ông nai nịt quân phục và tuyên bố không những tiếp tục chiến đấu mà c̣n mở cuộc phản công. Đầu tiên, ông cần thêm lính. Hệ thống tuyển mộ cũ đă đuối dần. vang Pao cần đổi mới. Giải pháp của ông là một Noblesse de robe ( bán chức vị ). Nghĩa là Hmong có thể mua cấp bậc trong quân đội ông bằng cách góp quân, càng nhiều quân cấp bậc càng cao. Một vài Hmong đầy tham vọng nhận lời nhưng cuối cùng họ không thể đáp ứng đủ quân số cần thiết. Hầu như tất cả Hmong từ 18 đến 35 tuổi hoặc đang tại ngũ hoặc đă tử trận.
    Điều này buộc Vang Pao dùng thiếu niên, thường là bị cha mẹ chúng phản đối. Một số lớn trẻ em bị cưỡng bức ṭng quân. Xe tải quân sự thường đậu ở các trường học, đặc biệt ở các làng xóm tị nạn chiến tranh quanh Sam Thong. Giờ tan trường, binh sĩ bắt trẻ em xếp hàng, chọn các em to nhất, cao nhất đưa đến trại huấn luyện quân sự.
    Nỗ lực tuyển mộ chỉ là biện pháp tạm thời. Luôn luôn không đủ Hmong bù vào con số tổn thất nhân mạng to lớn, liên tục trám vào một quân đội đầy đủ cấp số. Trong ṿng 1 năm, nguồn thanh thiếu niên sẽ cạn, khiến Vang Pao chỉ c̣n cách mộ những người không thuộc bộ tộc Hmong nhập ngũ. Hàng ngàn người Lào trong quân đội hoàng gia (RLA, Royal Laotian Army) t́nh nguyện nhập ngũ v́ tiền. Lương lính Vang Pao gấp 10 lần lương lính quân đội Lào. Có lính đánh thuê Thái Lan nữa, hầu hết thuộc dân sự không hề có kinh nghiệm tác chiến, đến Long Cheng do CIA thu xếp và được tổ chức thành các tiểu đoàn độc lập. Những quân t́nh nguyện này giúp cho công cuộc đẩy lui Cộng Quân của Vang Pao ít nhiều. Người lào không dám tử thủ. Ngược l;ại, t́nh nguyện quân Thái Lan can đảm hơn nhưng lại thiếu kinh nghiệm. Giữa năm 1971, 2 trong số các trung đoàn của họ gần như bị diệt sạch trong trận đánh đầu tiên với Cộng Quân ở Cánh Đồng Chum. Chỉ khi Vang Pao bắt đầu tiếp nhận những đơn vị quân đội chính quy Thái Lan, mọi sự mới thuận lợi. Đợt quân Thái Lan đầu tiên đến chiến trường hồi cuối năm 1969. Khám phá ḷng quả cảm và thiện chiến của họ, Vang Pao xin CIA tăng thêm quân Thái Lan và có lúc ông nhận đến hơn 20000 binh sĩ. Cuối cuộc chiến, binh sĩ Thái Lan, không phải Hmong, là ṇng cốt của quân đội Vang Pao.
    Đó là chuyện sau này. Bây giờ, tháng Tư năm 1969, Vang Pao chỉ có rặt Hmong, và trong lúc tuyển mộ, củng cố hàng ngũ, ông gặp một tai họa. Sau khi mất Na Khang, tiền đồn hướng Bắc co cụm lại tận trại Bouam Long. Trại này cũng đang bị trung đoàn 148 Cộng quân bao vây. Chỉ huy trưởng trại này là đại tá Moua Cher Pao, cha người vợ thứ 5 của ông. Vang Pao ra lịnh bằng vô tuyến cho bố vợ phải tử thủ.
    Để dụ địch khỏi Bouam Long, Vang Pao dùng chiến thuật nhảy cóc, trực thăng vận binh sĩ xuống sâu hơn, tấn công một vị trí Cộng Quân ở Phou Koum. Binh sĩ của ông chiếm nơi này sau 1 ngày giao chiến ác liệt. Cộng Quân bỏ cuộc bao vây Bouam Long để tái chiếm Phou Koum. Tung 2 tiểu đoàn vào trận đánh, Cộng quân bị tổn thất nặng và tháo lui, để lại 67 xác tại trận và tất cả trọng pháo nhẹ. Bẩy binh sĩ Hmong thiệt mạng.
    Thừa thắng Vang Pao tung ra một cuộc phản công lớn. Để thực hiện, ông cần thêm không lực và sự nới lỏng trong tiêu lệnh tác chiến. Các phi công Mỹ gọi là Romeo, tiêu lệnh tác chiến chỉ thị mục tiêu nào được hay không được tấn công. Ở Lào, Phi cơ Mỹ bị giới hạn đánh địch trong lúc giao chiến. Tất cả các mục tiêu dân sự đều bị cấm, cũng như hành lang 10 dặm cách biên giới Lào Việt về phía lănh thổ Lào. Bắc Việt biết tiêu lệnh này và lợi dụng nó để trí súng trọng pháo ở khu dân cư, dự trữ đạn dược trong thị trấn, làng xă, đóng đồn và các trạm hậu cần trong hành lang an toàn biên giới.
    Mầm mống những tiêu lệnh quái ác này là 1 chỉ thị của Kennedy cấm phi công Mỹ chiến đấu trừ phi có phi công Việt Nam bay cùng. Tổng thống Johnson từng tuyên bố :”Không một nhà cầu (cầu tiêu, ư nói 1 căn nhà rẻ tiền) nào bị dội bom mà không có lệnh của tôi.”. Rơ ràng Johnson quan tâm hơn Kennedy trong việc quản lư không lực Mỹ. Thời Johnson nhiều tiêu lệnh khác được thêm vào tiêu lệnh Romeo, các tiêu lệnh cũ được sửa đổi hay hủy bỏ, cho đến khi tiêu lệnh tác chiến gồm nhiều trang giấy chỉ thị từng chi tiết hành quân cho không lực Mỹ trong điều kiện nào được hay không được tấn công địch.
    Mục đích của tiêu lệnh là để kiểm soát chính xác mức độ leo thang cuộc chiến ở Đông Nam Á, một chiến lược hoàn toàn hợp lư đối với các chiến lược gia quân sự cao cấp, nhưng hoàn toàn vô lư với các phi công thi hành phi vụ. Họ dễ mất mạng trên đường ṃn Hồ Chí Minh khi đánh đoàn xe chở lính, vũ khí đến miền Nam Việt Nam nhưng bị cấm đánh đèo Mụ Già thuộc lănh thổ Bắc Việt, nơi mỗi ngày, hàng trăm xe tải quân sự nối đuôi nhau chờ đêm xuống để vào lănh thổ miền Nam.
    Một cách dễ hiểu, có những lúc phi công Mỹ bay sang Lào bất kể tiêu lệnh. Sau này, 1 phi công Mỹ thú nhận, nếu Pathet Lào chứa đạn trong một ngôi chùa, và từ đó bắn lên máy bay, bạn phải t́m cách bay tới chùa thả cho nó 1 trái bom. Nó sẽ tiêu hủy kho đạn ở trong chùa với những tiếng nổ kéo dài hàng giờ. Năm 1967, phi công Mỹ dội bom vào sứ vụ văn hóa Trung Cộng ở thị xă Xieng Khouang. “Kho đạn ở đó nổ đúng một tuần.” Sự việc này khiến đại sứ Sullivan và những viên chức khác nổi giận. Sullivan rất điên cuồng trong việc chấp hành tiêu lệnh tác chiến Romeo.
    Chấp hành quân lệnh Romeo chỉ là một trong những cách Sullivan dùng để áp đặt sự kiểm soát tột độ cuộc chiến , đặc biệt giai đoạn không kích. Ông chỉ huy không quân cơ hữu, phi đoàn không kích 56 và nhấn mạnh sự hợp lệ các mục tiêu oanh kích. Khi Secord đảm nhiệm việc huy động không lực ngăn chận đường tiếp tế Công Sản, oanh tạc địch quân và yểm trợ Vang Pao trên chiến trường, ông thấy sự hạn chế của Sullivan là một trở ngại cho sự hành động kịp thời và hữu hiệu. Ông phải căi vă với Sullivan thường xuyên trên vấn đề hợp lệ hay không những mục tiêu không kích. Secord chán ghét Sullivan, coi ông ta như 1 nhà ngoại giao nhà nghề, bất tài về quân sự nhưng có tham vọng quản trị cuộc chiến một cách tỉ mỉ mọi mặt. Hơn ai hết, Secord đổ thừa Sullivan việc thất thủ Pha Thi.
    Yêu cầu tăng cường không lực của Vang Pao và việc nới lỏng quân lệnh Romeo rất thuận lợi và đúng lúc. Sullivan đă đi, nhường chức đại sứ cho G. McMurtrie Godley. Ghế đại sứ c̣n trống v́ tân đại sứ chưa sang Lào nhận chức. Mọi quyết định về không lực tạm thời do ban tham mưu ṭa đại sứ phụ trách việc thương thảo với tùy viên quân sự và cố vấn CIA, kẻ lợi dụng t́nh thế vận động cho một sự nới lỏng quân lệnh. Kết quả là Romeo mới. Vẫn c̣n cấm oanh tạc hành lang 10 dặm dọc biên giới nhưng bất cứ mục tiêu nào, ngay cả nếu xác định là 1 làng, xă trên bản đồ đều có thể tự do oanh kích nếu có hỏa lực pḥng không bắn lên các máy bay.
    Mực độ không yểm cũng được đặt thời biểu để gia tăng một cách đáng kể. Tổ chức sắp xếp các phương tiện không lực là SEACOR, (Southeast Asia Coordination) một một hội thảo do không đoàn 7/13 chủ tọa ở Sài G̣n. Một cuộc họp SEACOR mới đây, tổng yêu cầu được chiết tính và nhận ra kém xa số phương tiện không lực sẵn có. Sĩ quan không quân phụ trách hỏi có ai muốn dùng số phương tiện thặng dư ấy không. Đại tá Robert Tyrell, tùy viên không quân ở Vientaine, giơ tay và nói ông muốn dùng hết. Không ai phản đối. Chỉ một thỉnh cầu, Vang Pao nhận gấp 1.5 lần số phi xuất dành cho toàn cơi Việt Nam.
    Bắt đầu ngày 17 tháng Ba năm 1969, không lực Mỹ tấn công các làng xă bị Cộng Sản chiếm đóng. Họ dội bom Khang Khay, Phong Savan và thị xă Xieng Khouang. Ṛng ră hơn 3 tuần, họ bay 730 phi xuất, phá hủy hàng trăm công tŕnh và tiêu diệt các nơi tập trung quân Bắc Việt trên Cánh Đồng Chum và thung lũng ph́ nhiêu Moung Ngan chiếm được từ quân đội Vang Pao năm ngoái.
    Tháng 7 năm 1969, Vang Pao mục kích kết quả do không lực khổng lồ mang lại dưới quân lệnh mới. Thị xă Xieng Khouang trong tay địch hơn 4 năm. Trong ṿng 2 tuần, phi cơ Mỹ dội bom lác đác, Cộng Sản vẫn bám trụ thủ phủ tỉnh. Trở lại bộ chỉ huy AB-1 bên Thái Lan, Pat Landry huy động không lực cho một đợt tấn công mới. Lần này mọi sức mạnh không bị hạn chế như trước.
    Vang Pao trực thăng vận 1 đại đội Hmong đổ bộ trên đỉnh các cao điểm ngó xuống thị xă chờ cho Mỹ oanh tạc để mở cuộc tấn công. Hai chiếc T-28 của vang Pao bay thám sát trên không phận. Khi T-28 bay khỏi , bầu trời chằng chịt hỏa lực pḥng không 37 ly, 14.5 ly và 12.7 ly. Một T-28 bị bắn rớt. Các xạ thủ Cộng Quân hạ ṇng súng , trực xạ vào toán quân Vang Pao trên các cao điểm.
    Theo quân lệnh cũ th́ không được dội bom vào thị xă. Nhưng quân lệnh mới th́ được phép nếu có pḥng không địch bắn lên. Một Raven (sĩ quan tiền sát không lưu) bắt đầu lượn quanh trên cao ngoài tầm pḥng không, chỉ định mục tiêu cho các F-105 Thunderchiefs (tiếng lóng gọi Thud), chọc thủng màn mây tấn công các ổ pḥng không địch bằng đại bác 20 ly. Xạ thủ pḥng không Cộng quân rất cảm tử. Mỗi tổ pḥng không bị tiêu diệt lại có toán khác thay thế. Nhiều chỗ, ba toán pḥng không chết chồng chất lên nhau quanh vị trí súng. Khi các khẩu pḥng không câm họng, các oanh tạc cơ dội bom lên thị xă. Các ravens gọi thêm các đợt oanh tạc khác, đợt này nối tiếp đợt kia không ngớt.
    Hỏa lực “Gotterdammerung” , ấn chứng của quân đội Mỹ ở Việt Nam đă đến Lào. Cuối ngày, cả thị trấn thành một đống gạch đổ nát. Những hố bom lỗ chỗ trên đường lộ. Vài căn nhà, hang quán chỉ c̣n là cái vỏ bề ngoài, lung lay chờ sụp đổ. Đó đây, vài bức tường đất sét, nứt nẻ và thủng lỗ, vẫn c̣n vững trên hoang tàn xung quanh. Những tấm tôn lợp nhà nằm thành đống, vặn xoắn, nhăn nhúm như những giấy bạc bọc kẹo cao su. Sức ép của bom làm rụng hết lá trên cây khiến cây cối mang vẻ bịnh hoạn. Cuộc oanh tạc đánh sập 1500 căn nhà và tiêu diệt hoàn toàn qưân địch. Quân Vang Pao tràn xuống núi, chiếm thị trấn không tốn một viên đạn.
    Một toán tuần tiễu Hmong khám phá 1 bịnh viện gần đó, nằm khuất trong một hang động. Đó là căn cứ y khoa chính của Bắc Việt cho cả quân khu II. Một số dụng cụ y khoa c̣n nguyên trong thùng, chồng chất bên vách đá. Có 1 máy quang tuyến X, một khu đại giải phẫu và đủ giường cho hang ngàn thương binh. Các nhân viên CIA tuôn một máy bay vận tải chở đầy ḿn, chất nổ và vài trái bom 250 cân vào trong hang. Cú nổ làm sập những hành lang và bốc cháy suốt nhiều giờ.
    Một toán tuần tiễu khác t́m thấy một kho đạn khổng lồ và các cỗ trọng pháo trong t́nh trạng sẵn sàng khai hỏa. Vang Pao kéo chúng về Long Cheng. Một trong những cỗ trọng pháo này được đặt trước tư dinh của ông để chưng bày như 1 chiến lợi phẩm.
    Chiến thắng dễ dàng này khơi lại niềm tin cậy vào hỏa lực không tập trong ḷng Vang Pao. Được yểm trợ bằng không lực, ông tung 3 tiểu đoàn mở rộng vùng kiểm soát. Dong Dane lọt vào trong tay ông sau khi máy bay Mỹ nghiền nát thị trấn. Đây là một cứ điểm quan trọng nằm trên lộ 4 gần cánh đồng Chum, kiểm soát mọi di chuyển giữa cánh đồng và thị xă Xieng Khouang.
    Mục tiêu kế tiếp là cứ điểm Phu Khe của quân Bắc Việt, một ngọn núi phía Đông Nam bộ chỉ huy quân Trung Lập ở Muong Soui. Không lực Mỹ bay vài trăm phi xuất, phá hủy các hầm chiến đấu, chiến hào và trạm tiếp tế. Máy bay cũng san bằng vài thị trấn kế cận, sát thương không những quân đội Bắc Việt mà c̣n cả thường dân nữa.
    Một lực lượng thứ ba gồm 500 binh sĩ khu trục quân Bắc Việt ra khỏi Phu Nok Kok, một trái núi nh́n xuống Ban Ban và lộ 6. Vang Pao bây giờ có binh sĩ án ngữ mọi con đường tiếp tế của Bắc Việt trên Cánh Đồng Chum.
    Quân Cộng Sản phản công. Một trung đoàn tiến về Phu Nok Kok quyết tái chiếm ngọn núi bằng mọi giá. Will Green, một CIA da đen có tên mật mă là Sư Tử Đen chỉ huy quân Hmong trên núi. Sauk hi ra lịnh đào hố chiến đấu, Green gọi không yểm. Suốt cả tuần, trung đoàn Bắc Việt lien tục tấn công vào 20 đến 30 mét gần tuyến pḥng thủ quân trú pḥng để rồi bị đẩy lui bởi bom lửa từ trên trời. Cuối cùng, những chiếc Rồng Lửa C-47 trang bị súng Gatling 6 ṇng, bủa một màn lưới đạn, quét sạch những ǵ c̣n sống sót của trung đoàn địch. Lại them 1 lần nữa, không yểm quyết định chiến trường.
    Chỉ một khuyết điểm trong cuộc tấn công sấm sét của Vang Pao là việc mất thị xă Xieng Khouang. Ông để lại có 1 đại đội pḥng thủ thị xă. Cộng quân bao vây bằng vài tiểu đoàn. Bị áp đảo về quân số, quân Hmong rút lên các ngọn đồi. Thị xă ngày càng trở nên quan trọng cho Cộng Quân. Mỗi mùa mưa, các đơn vị Hmong tấn công các đoàn xe tải địch trên lộ 6. Địch quân quyết định chuyển sang lộ 7 và 72 làm trục lộ hậu cần chính cho tất cả chiến dịch chiếm đóng cánh đồng trong tương lai. Các toán công binh ngày đêm tu bổ các đoạn đường thành một xa lộ dung được trong mọi thời tiết. Nắm thị xă Xieng Khouang là công việc tối yếu để bảo vệ trục lộ 72.

    Cái chết của Ly Lue.

    Không chỉ không lực Mỹ nắm vai tṛ quyết định trong chiến dịch tấn công sấm sét của Vang Pao mà c̣n phải kể đến không lực tí hon của vang Pao nữa. Các chiếc T-28 cánh quạt luôn hiện diện trên bầu trời, tấn công quân địch. Trong các phi công Hmong, một người nổi bật – Ly Lue.
    Ly Lue học trung học ở Lat Houang trước khi bắt đầu được huấn luyện lái máy bay ở Thái Lan để trở nên phi công đầu tiên của không lực Vang Pao. Lúc ấy ông đă 27 tuổi, quá già so với tiêu chuẩn không lực Mỹ. May mắn, trường biệt kích không quân ở Udorn không theo tiêu chuẩn ấy v́ Ly Lue là một phi công “tự nhiên”. Tự nhiên có nghĩa là thiên bẩm. Ông có phản xạ cao, thích bay và không hề biết sợ.
    Sau khi mục kích Ly Lue tác chiến, FAC(Forward Air Controller) Phi công tiền sát chiến trường tại Long Cheng nhận ra ông không chỉ là phi công chiến đấu số 1 tại Lào mà c̣n là số một trong các phi công họ từng được biết. Nhóm Raven (FAC) ở Long Cheng bay nhiều hơn các phi công Mỹ ở nơi khác trong vùng Đông Nam Á. Họ bay trên không mỗi ngày, có khi bay từ sang đến đêm, nhưng nhiệm kỳ của họ chỉ có 6 tháng rồi về nước, trong khi đó, phi công Hmong bay suốt đời. Tổn thất của nhóm tiền sát chiến trường rất cao nhưng không thể sánh bằng tử suất của phi công Hmong. Chỉ hơn 1 phần tư sống sót sau chiến tranh.
    Trong tất cả phi công Hmong, Ly Lue có vẻ không hề biết mệt mỏi. Ông ta bay mỗi ngày, thỉnh thoảng bay không ngừng nghỉ đến 10 tiếng (Làm sao tiếp xăng?). Chân tay ông tê liệt đến nỗi phi hành đoàn phải khiêng ông ra khỏi máy bay. Mức chính xác của ông hầu như hoàn hảo. chỉ có thể có được bằng kỹ thuật nhào lộn cảm tử - gần như chúi thẳng vào mục tiêu, luồn lách qua những mê cung toàn khe, hẻm, đánh vào nơi tập trung quân ở chân núi và quẹo gắt ở giây phút chót khi sắp đụng vào vách núi. “Thương hiệu” của Ly Lue, là tiếp cận thấp, sát mặt đất cho đến khi thả bom, chính xác gần như thả bằng tay trên đầu địch. Đôi khi máy bay ông dính cả máu quân Bắc Việt, kẻ chậm chân không trốn nấp kịp đường bay của ông.
    Một cách tự nhiên, Cộng quân muốn ông chết. Bằng kỹ thuật nhào lộn và tiếp cận cực thấp, nó là mục tiêu dễ dàng cho các xạ thủ pḥng không Bắc Việt, mỗi người thi nhau giành cái vinh dự bắn rớt ông trên không. Máy bay T-28 của ông luôn thủng lỗ chỗ những dấu đạn. Trong trận tái chiếm núi Pha Thi, máy bay của ông trúng đạn nhiều đến nỗi nó bắt đầu ră ra trên không. Ly Lue nhảy dù chỉ vài giây trước khi chạm đất. Được trực thăng Mỹ cứu, ông ta lại bay tiếp ngay hôm sau.
    Sự sống sót của Ly Lue phần lớn là v́ tài năng cá nhân, nhưng may mắn cũng đóng góp 1 phần, và thánh 6 năm 1969, may mắm không c̣n nữa. Khi mùa mưa lên đến tột đỉnh, Vang Pao tiên liệu Bắc Việt lui quân. Không những chỉ bám trụ, họ tăng cường them 7 tiểu đoàn nữa thuộc sư đoàn 312. Vang Pao theo dơi đường tiếp tế địch. V́ thời tiết xấu, chỉ có ít vận chuyển trên đường. Ông quyết định đánh cứ điểm Bắc Việt ở Nam Muong Soui.
    Nó là cuộc hành quân phối hợp. Lực lượng Trung Lập từ Muong Soui đánh ra, tấn công địch từ hướng Bắc, đồng thời Hmong tấn công từ hướng Đông. Hmong đảm đương phần vụ của họ nhưng quân Trung Lập tỏ ra vô dụng. Sauk hi tiến quân chỉ 8 cây số, họ dừng quân, không chịu tiến nữa chỉ v́ một đơn vị nhỏ Bắc Việt chặn đường. Để giúp nhóm Trung Lập lên tinh thần, Vang Pao gọi không yểm. máy bay dội 38 tấn bom trong ṿng 2 giờ. Một số địch quân sống sót ḅ vào trong những đường hầm. Nhóm Trung Lập vẫn không chịu tiến quân. Phi công Hmong oanh tạc các đường hầm bắc quân. Nhóm Trung Lập vẫn không nhúc nhích. Vài binh sĩ Bắc Việt sống sót, trồi lên từ hầm hố bắn hú họa vài phát. Nhóm Trung Lập bỏ chạy về Muong Soui. Ôi các chiến sĩ nhảy dù, “lữ đoàn lửa” của Kong Le oanh liệt một thời, nay c̣n đâu nữa.
    Mười ngày sau Bắc Việt tấn công Muong Soui với 1000 quân. Trên phương diện tiếp vận đây quả là trận đánh không cân xứng. Nhóm Trung Lập, có 1 tiểu đoàn pháo binh Thái Lan yểm trợ, đông gấp 4 lần địch quân, vẫn không thể đẩy lui địch. Và rồi Bắc Việt tấn công bằng xe tăng. Dù phản lực Mỹ tiêu diệt 4 xe tăng, những chiếc c̣n lại vẫn đủ làm lực lượng Trung Lập kinh hoàng rút lui, để cho địch quân chiếm vài cỗ trọng pháo Thái Lan.
    Cố vấn Mỹ trên chiến trường cảm thấy binh sĩ Lào sắp vỡ chạy và quyết định triệt thoái căn cứ trước khi mất kỷ luật và bắc quân tàn sát mọi người. 16 trực thăng bay ngày đêm di tản Lào và Thái Lan đến Long Cheng. Khi cuộc triệt thoái hoàn tất, các phản lực cơ Mỹ san phẳng căn cứ, phá hủy 19 cỗ đại bác không giật 105 ly, 84 xe tải và phát nổ toàn bộ đạn dược.
    Sự thất thủ Muong Soui khiến Công quân kiểm soát lộ 7 dẫn vào Cánh Đồng Chum. Tháng 7 Vang Pao tấn công nhằm tái chiếm Muong Soui nhưng thất bại. Máy bay Mỹ oanh tạc hào lũy và các kho trữ đạn gây nhiều tiếng nổ phụ. Phi công Hmong xạ kích địch quân, gh́m chặt địch tại chỗ. Trên mặt đất, một lực lượng Hmong chiếm cứ các ngọn đồi xung quanh, chờ hang ngàn quân Trung Lập đến tăng viện. Tuy nhiên, quân Trung Lập bỏ rơi Hmong đơn độc trên các ngọn đồi. Thời tiết đột nhiên chuyển xấu, làm giảm các phi vụ c̣n vài chuyến một ngày. Bớt bị đe dọa trên không, bắc Việt truy kích Hmong.
    Phi công Hmong không quản ngại thời tiết xấu tiếp cứu đồng đội. Ly Lue bay trên đầu địch quân khi một đại lien pḥng không 12.7 ly bắn vào máy bay của ông. Chiếc T-28 phựt cháy, đảo vài trăm mét nữa rồi đâm xuống đất, phát nổ. Xạ thủ bắc Việt reo ḥ mừng rỡ. Binh sĩ Bắc Việt đứng trên chiến hào, la hét, vỗ tay. Trọng pháo của họ đă hạ được viên phi công nổi tiếng nhất của Lào.
    Các cố vấn Mỹ của Vang Pao khẩn cầu ông buộc Ly Lue nghỉ bay. Giá trị của ông là một biểu hiệu và một phấn khởi cho tinh thần binh sĩ, rất quư giá không thể phí phạm. Phi đoàn trưởng lực lượng không kích đề nghị Ly Lue được bổ nhiệm dạy kỹ thuật bay tại Udorn, Thái Lan để truyền lại kinh nghiệm cho các tân phi công và để họ mục kích tận mắt một con người vĩ đại. Ly Lue bỏ ngoài tai việc nghỉ chiến đấu và Vang Pao quá bận bịu với áp lực chiến cuộc, quên hẳn một tài sản quân sự vô giá như ông. Chỉ sau khi máy bay của Ly Lue bổ nhào xuống đất giống như ngôi sao băng, Vang Pao mới nhận ra điều khôn ngoan của các cố vấn Mỹ đă nói. Binh sĩ của Vang Pao xuống tinh thần ngay lập tức. Hmong trong các trại tị nạn than khóc như một v́ vua mới băng hà. Vang Pao khóc, Ly Lue chỉ là bà con với Vang Pao nhưng dường như Vang Pao mất hẳn người con ruột thịt.
    Nhiều năm sau chiến tranh, trong một trang trại trên ngọn Bitterroot thuộc bang Montana, đôi khi Vang Pao nghĩ về người phi công tử trận này. Lê bước mỏi dọc theo triền núi, sung trên tay, cặp mắt đăm chiêu nh́n vào xa xăm, ông dừng chân, nh́n xuống 1 vực sâu. “Đây,” ông nói với bạn săn nai, “ở dưới này.” Những Hmong tùy tùng lần tới mép vực, ngờ rằng sẽ thấy một chú nai. “Dưới đó kế những tảng đá,” Vang Pao cắt nghĩa. “Ly Lue có thể đánh trúng một cỗ trọng pháo chỉ một ṿng lượn.” Vang Pao chỉ ngón tay vào một đường bay tưởng tượng trên không. “Anh ta vào và ra khỏi điểm “nóng” như thế đó. Giống như cánh đại bàng.” Ngón tay của ông tiếp tục đưa lên cao. “Ngay trên đỉnh núi.” Bàn tay ông buông thơng xuống trong trầm tưởng. Lặng đi một lúc, ông lại ngẩng lên nh́n bầu trời như trông thấy chiếc T-28 uy dũng gầm thét vang dội núi rừng Long Cheng.

    Vang Pao bỏ mọi việc quân binh 3 ngày để cử hành tang lễ Ly Lue. Một quan tài trạm trổ tuyệt đẹp được chưng bày. Một di ảnh chân dung Ly Lue đặt trên một cái gối trên đầu quan tài. Trong quan tài là những mảnh vụn chiếc nón phi hành và vài mảnh vải đẫm máu từ bộ đồ bay của ông. Sau nhiều giờ t́m kiếm, đó là tất cả những ǵ c̣n sót lại của một anh hùng phi công Hmong.
    Các tướng lănh hoàng gia Lào cũng tham dự tang lễ. Đây là lần đầu tiên các tướng Lào đến vùng hỏa tuyến. Họ bàng hoàng trước một căn cứ quân sự khổng lồ vượt ngoài sức tưởng tượng. Đă theo dơi chiến sự trên báo chí và qua các lược thuật, phúc tŕnh của toà đại sứ và CIA, đây là dịp đầu tiên các tướng Lào nhận diện cái vẻ hoành tráng của cuộc chiến mà người Hmong chiến đấu thay cho họ.

    Cù Kiệt - Chiến dịch Vinh Phục.

    Sau khi mất Muong Soui, lưu lượng chuyển vận gia tăng trên đường 7 và 72. Vang Pao hướng dẫn các cuộc oanh tạc trên 2 trục lộ này. Suốt tháng 7 năm 1969, chiến đấu cơ, oanh tạc cơ Mỹ xé nát xa lộ và tiêu diệt các xe quân sự. Thế rồi thời tiết xấu đi và các phi vụ thưa dần. Cũng may là các cơn mưa mùa chận đứng tiếp vận Bắc Việt.
    Các tiểu đoàn thuộc 2 sư đoàn Bắc Việt tản rộng trên khắp cánh đồng, từ mép Tây Muong Soui đến phía Đông tỉnh Phong Savan. Một tù binh Bắc Việt tiết lộ các tiểu đoàn không được tiếp tế suốt 2 tháng. Vang Pao quyết định dồn ép mạnh hơn bằng cách phong tỏa lộ 7 và 72. Trong một gọng kềm, 2 tiểu đoàn Hmong hành quân từ Bắc xuống Nam Nong Pet, một thị trấn vắt ngang lộ 7 ngay cửa nẻo tiến vào cánh đồng. Nó giống như đậy nút một cái chai. Không ǵ có thể lọt qua. Oanh tạc cơ Mỹ lại tấn công dữ dội lộ 7 và 72, bay 145 phi xuất một ngày, đánh vào bất kỳ cái ǵ có thể di động. Trong ṿng 2 tuần các toán trinh sát cho biết họ không c̣n thấy bất cứ dấu hiệu lưu thong nào trên cả 2 con lộ.
    Tới lúc này, Bắc quân trên cánh đồng đă mất tiếp tế suốt 3 tháng. Vang Pao huy động lực lượng và xuất binh nghênh chiến. Ông đặt tên cho chiến dịch là Vinh Phục (Kou Kiet hay Redeem Honor.) Nơi nào quân của ông tới, địch quân rút lui thay v́ giao chiến. Nhiều đơn vị hết đạn, các đơn vị khác quá đuối sức v́ đói nên cũng không dám tiếp chiến.
    Bốn tiểu đoàn thuộc sư đoàn 312 Bắc Việt toàn những tân binh, nhiều người chưa đầy 20 tuổi . Thiếu kinh nghiệm chiến đấu, họ đứng sổng lưng trên cánh đồng nhắm bắn vào các phi cơ phản lực Mỹ gầm thét trên đầu, làm mục tiêu sống cho bom và hoả tiễn Mỹ. Ba tiểu đoàn bị tiêu diệt sạch. Tiểu đoàn thứ tư, cảm thấy sắp sửa bị diệt gọn, vỡ chạy về hướng bộ chỉ huy trung đoàn. Các cánh quân Hmong rượt theo, đốn gục địch từ đằng sau. Chỉ có 3 Cộng quân chạy thoát về bộ chỉ huy.
    Các tiền sát viên Ravens (FAC, Forward Air Controllers) từ Long Cheng hướng dẫn các oanh tạc cơ đánh bom vào các quân xa địch có thể nhận dạng được trên cánh Đồng Chum. Một số tháo lui, một số khác hết xăng buộc phải bỏ. Hơn 300 xác xe cháy đen gồm thiết giáp, xe tăng, xe lội nước và xe tải nằm rải rác trên cánh đồng.
    Khoảng đầu tháng 9 Vang Pao đă kiểm soát hơn một nửa Cánh Đồng Chum. Ông điều quân sang hướng Tây và đánh bật Cộng quân khỏi Muong Soui. Sau đó chuyển sang Đông tái chiếm thị xă Xieng Khouang. Thủ phủ cũ của tỉnh Xieng Khouang luôn có một biểu tượng quan trọng với Vang Pao. Trong đầu ông, thị xă biểu hiện cho chính quyền hộp pháp. Những năm trước ông không thể tưởng một món quà nào quư giá hơn cho bằng dâng thị xă này cho đức vua Savang Vatthana. Dĩ nhiên nơi này đă thành một đống gạch vụn, nhưng nó vẫn tạo măn nguyện cho bước chân người chinh phục nó, đặc biệt sau khi phát hiện Cộng quân dung thị xă làm trung tâm hậu cần phân phối tiếp liệu cho Cánh Đồng Chum. Vang Pao tịch thu 3 triệu viên đạn, 150000 gallons xăng, 12 xe tăng, 30 xe tải và 13 xe jeep.
    Trước cuộc đại bại của Cộng quân, Vang Pao muốn gây tổn thất tối đa. Ông yêu cầu nới lỏng quân lệnh tác chiến để máy bay Mỹ có thể đánh vào cứ điểm địch khắp quân khu II. Điện văn yêu cầu thật đúng lúc. Chính quyền Nixon muốn tái tục dội bom Bắc Việt. Do đó cần tạo áp lực lên Cộng quân ở Đông Bắc Lào, nắm kiểm soát khu vực chiến lược để dựng một giàn radar mới, hướng dẫn điều động các cuộc oanh tạc. Nixon tuyên bố:” Những ǵ chúng la làm ở Lào nhằm vào việc mang lại những điều kiện tiến triển về phía ḥa b́nh trên khắp bán đảo Đông Dương.” Lời đe dọa tái oanh tạc cũng là một món mặc cả cho một thỏa thuận ḥa b́nh tại Việt Nam.
    Ṭa đại sứ thu hẹp hành lang phi oanh tạc vùng biên giới Việt Lào từ 10 xuống c̣n 5 dặm, tạo ra hàng trăm mục tiêu mới mà trước đây không được phép oanh tạc. V́ đường tiếp tế Cộng quân đă bị cắt đứt nhiều chỗ, những kho đạn đầy ắp những đạn dược bị ứ nghẽn. Một trái bom có thể gây ra chuỗi nổ kéo dài hang nhiều giờ.
    Một Raven thấy một khu vực có vẻ là bộ chỉ huy trung đoàn, nằm gọn trong vùng trước kia không được phép oanh kích. Anh ta đếm được 52 căn nhà trong một dăy kiến trúc. Trong ṿng nửa tiếng, Thuds (F-105 Thunderchiefs) từ Thái Lan đă có mặt trên không phận t́m hướng mục tiêu. Thud đầu tiên thả vài trái bom 500 cân . Trong chớp mắt, một khu vực bằng cỡ 3 sân bóng cà na bùng lên một chuỗi nổ. Những trái bom kích hỏa các hỏa tiễn bắn đi tứ phía, tạo một quang cảnh giống pháo bông. Vụ nổ kéo dài đến 24 tiếng đồng hồ.
    Trong lúc máy bay tàn phá các trạm tiếp liệu địch, Vang Pao gài một bẫy dụ vài tiểu đoàn Bắc Việt ra khỏi Cánh Đồng Chum. Ông không vận 4 khẩu đại bác 155 ly từ Long Cheng đặt trên đường dự kiến các tiểu đoàn địch sẽ tiến quân. Vang Pao điều chỉnh cho các trái đạn nổ ở cao độ 60 feet trước khi chạm đất. Những mảnh đạn đại bác tiêu diệt hàng trăm quân địch.
    Hmong tiếp tục chiếm nhiều trận địa. Đến cuối tháng, Vang Pao chiếm hoàn toàn Cánh Đồng Chum. Nhiều nơi trên cánh đồng đă trở nên mồ chôn tập thể. Những người chết không hẳn là quân địch. Cuộc oanh tạc không hạn chế giết chết hang trăm, có lẽ hàng ngàn dân sự. Mọi làng, xă trên cánh đồng đều bị hủy diệt. Những người sống sót hoàn toàn thiếu thốn. Vang Pao buộc họ rời khỏi cánh đồng và vào các trại tị nạn. Quân Hmong tịch thu gia súc và lục lọi tước đoạt tài sản họ. Các vận tải cơ được cải biến rải chất hóa học, bay ngang dọc cánh đồng rải thuốc khai quang vào các thửa ruộng khiến Cộng quân không thể dùng được một khi trở lại. Các cuộc oanh tạc và khai quang biến Cánh Đồng Chum thành một băi đất hoang. Từ đây cho đến khi chấm dứt cuộc chiến, nó chỉ là băi đất hoang không người ở, dùng làm nơi giao chiến.
    Tất cả phần c̣n lại của chiến dịch là thanh toán những ổ kháng cự c̣n sót lại. Việc này trở nên những trận đánh đẫm máu nhất chiến dịch.
    Trong lúc Cộng Quân triệt thoái khỏi Muong Soui, vài đơn vị Bắc Việt rút về hướng Nam vào trong những hang động thuộc ngọn núi Phu Khe. Seng Vue dẫn một trong các đại đội truy kích. Mặc dù ở trong quân ngũ 6 năm, đây là kinh nghĩ65m chiến đấu đầu tiên của anh,
    Quê của Seng ở tỉnh Nam Tha, không thuộc Quân Khu II. Năm 1963, nhân viên t́nh báo CIA William Young đến đấy tuyển mộ binh sĩ cho mạng lưới du kích của anh. Hầu như đó là ư tưởng riêng của Young, không thuộc chủ trương của cấp trên. Young làm rất nhiều chuyện theo ư ḿnh. Ông cộng tác với Momentum từ thuở ban đầu nhưng không hợp ư với một trong các cộng sự viên khác ở Padong. Trước khi căn cứ huấn luyện này thất thủ, Young tự ư bỏ Padong không cần xin phép thượng cấp.
    Bill Lair không kỷ luật Young v́ anh là một cán bộ giỏi. Thay vào đó, Bill để Young muốn làm ǵ th́ làm, cho phép Yong tự chọn kế hoạch riêng của ḿnh. Young bỏ một khoảng thời gian thăm ḍ những chỗ có thể dùng để lập trại huấn luyện mới, và năm 1963 anh tự tổ chức một chi nhánh Momentum ở Nam Tha. Anh đơn độc làm việc ở đấy với người sắc tộc địa phương theo cách anh hằng hoài băo. Anh coi đó như quê hương thứ hai của ḿnh. Ông của Young là một nhà truyền giáo ở thương du Miến Điện và thân phụ anh cũng là một nhân viên CIA sinh hoạt với dân bản xứ phía Nam Trung Hoa. Sống và sinh hoạt với người miền núi là truyền thống gia đ́nh anh.
    Vue Seng đến với Young v́ tiền và v́ một cơ hội đi đây đi đó, phỉ chí tang bồng. Young chuyển những tân binh sang Thái Lan thụ huấn quân dự 8 tháng. Seng c̣n được sống ở Vientiane vài tuần, nơi suốt đời anh ta mơ ước được thấy. Khi trở về, Young bổ nhiệm Seng đến một căn cứ du kích trong những rặng núi . Lực lượng Không Cảnh Thái Lan (PARU) do Lair gửi tới, cũng gia nhập vào lực lượng của Young lúc ấy. Young muốn công việc được điều hành theo ư ḿnh. Bọn Thái Lan lại có ư riêng của họ. Giống như hồi ở Padong, Young lại âm thầm bỏ đi. Lair chỉ định Lewis Ojibway, một anh Mỹ gốc da đỏ trong CIA đến thay.
    Seng chưa bao giờ thấy mặt Ojibway cũng như bọn PARU Thái Lan. Căn cứ của Seng nằm trong vùng hẻo lánh. Chẳng có chuyện ǵ xảy ra cả. Suốt 6 năm, toán du kích của Seng chỉ tuần tiễu sơ sơ, thu nhận lương thực và tiếp liệu, nghỉ phép và lănh lương. (Lương du kích của CIA gấp 10 lần lương binh sĩ hoàng gia Lào.) Thế rồi năm 1969, một nhân viên CIA đến, thông báo với toán du kích của Seng là ngân quỹ của họ đă hết, tự họ phải lo liệu lấy.
    Toán du kích ră đám. Chỉ c̣n Seng và 3 đồng đội. Họ hy vọng CIA sẽ quay lại tiếp tục trả lương như cũ. Một đêm, Cộng Quân tấn công căn cứ. Bốn người Hmong ngủ trong lán trại. Cộng Quân ném lựu đạn dưới gầm giường của họ. Hai người chết, một bị thươgn nặng. Riêng Seng th́ bị sức nổ văng ra nhưng chỉ bị thương nhẹ ở đùi phải. Sáng hôm sau nh́n lại, Seng thấy cái giường thủng lỗ chỗ, nhưng không hiểu sao anh ta vô sự.
    C̣n có nhiều cuộc càn quét của Cộng Quân trong vùng. Một cách hệ thống, Bắc Việt truy sát tất cả các làng mạc Hmong. Nơi này không c̣n an toàn nữa. Seng và khoảng một trăm Hmong thuộc mạng lưới của Young, đưa gia đ́nh của họ di tản về Long Cheng. Trải qua một tháng đi bộ trong rừng, họ đến bộ tư lịnh biệt kích vang Pao ở Long Cheng. Luôn thiếu hụt quân số, Vang Pao tức khắc biên chế nhóm người mới tới thành một đại đội, ra lịnh cho họ đánh đuổi Cộng Quân trong những hang động ở Phu Khe.
    Khi đại đội của Seng đến Phu Khe, họ thấy những toán quân Hmong lôi thôi lếch thếch đi ngược chiều. Gương mặt họ u ám. Nhiều người bị thương. Seng dẫn đại đội vào một khe núi dẫn tới một chuỗi những hang động thăm thẳm. Một ḍng suối chảy xuống giữa khe núi. Seng di chuyển phía hữu ngạn. Một giờ sau toán của Seng phát hiện Bắc Việt nằm phục kích sau những tảng đá.
    Seng ra dấu cho đại đội rút lui. Khi Hmong bắt đầu rút lui th́ Bắc Việt khai hỏa. Chỉ vài phút sau, một nửa dại đội gục ngă. Những người sống sót lo di tản thương binh. Đạn AK réo trên đầu, tung tóa những mảnh đá. Khi thoát khỏi ổ phục kích và đă ổn định pḥng thủ, Seng gom góp lựu đạn của đại đội bỏ vào một túi đựng. Anh đổi cây súng M-16 của ḿnh lấy cây trung liên BAR (Browning Automatic Rifle), ra lịnh cho đại đội chuyển thương binh xuống chân núi chờ di tản.
    Mất hai giờ Seng mới trèo lên đỉnh núi. Vác một túi chứa 30 trái lựu đạn và cây trung liên nặng 16 pounds, Seng leo lên trên đỉnh nh́n xuống lực lượng Cộng quân. Chỉ có khoảng 12 tên nấp dưới những tảng đá. Có hai binh sĩ Bắc Việt thủ một cây đại liện, có lẽ đó chính là thủ phạm sát hại những đồng đội của Seng.
    Seng t́m được một chỗ trí súng. Anh khai hỏa. Tràng trung liên BAR khiến Cộng Quân hoảng sợ t́m chỗ nấp. Seng bắt đầu ném lựu đạn. Những viên đạn AK-47 bắm khắp xung quanh Seng. Anh ta quay súng bắn trả. Seng thấy một Cộng Quân gục ngă và một người khác lội ngược ḍng suối về hướng những hang động. Seng hạ nốt tên này. Anh ném thêm nhiều lựu đạn. Sau đó là im lặng kéo dài khoảng 5 phút.
    Seng lội xuống ḍng suối, vượt khỏi nơi giao chiến. Anh hy vọng Cộng Quân hoàn toàn bị tiêu diệt. Nhưng một tên nhảy ra, bắn một tràng AK-47. Seng trúng thương ở cánh tay phải, văng mất khẩu trung liên BAR. Nhiều loạt đạn đuổi theo. Seng chạy về phía hạ nguồn, ngă, đứng dậy và lại ngă. Vài giờ sau, một toán tuần tiễu Hmong t́m thấy Seng cách thượng nguồn 3 cây số, nửa ch́m nửa nổi, bất tỉnh v́ mất máu.
    Trong khi nằm điều trị tại nhà thương Ban Some, hồn ma thân phụ Seng hiện về trong một giấc mơ, trong bộ đồ đen với nét mặt giận dữ. Dáng dấp ông cao nghều nghệu như một cây tre. “Đi khỏi nơi này, bằng không mày sẽ giống như họ.” Ông chỉ tay về hướng những thương binh khác trong bịnh viện. Trong giấc mơ, những con cọp đang vờn những thương binh bằng nanh vuốt như thể họ là những con thỏ. Sáng hôm sau, Seng suy nghĩ kỹ về giấc mơ. Khi rời nhà thương, Seng đào ngũ, trở về quê ở Nam Tha.

    Mừng chiến thắng.

    Vinh Phục vượt quá mơ ước của mọi người. Hmong quét sạch 2 sư đoàn Bắc Việt và kiểm soát hoàn toàn Cánh Đồng Chum. Đó là chiến thắng to lớn nhất của quân đội bí mật trong chiến tranh. Ông tân đại sứ tại Lào, McMurtrie Godley, vô cùng mừng rỡ.
    Godley thay quyền chỉ huy khi nhậm chức đại sứ vào tháng Sáu năm 1969. Trước đó ông làm đại sứ ở Congo (sau này đổi tên là Cộng Ḥa Zaire và rồi lại đổi thành Congo) . Nơi đó ông làm việc với CIA đánh bại Simbas, một tổ chức cách mạng do Cộng Sản đỡ đầu toan lật đổ chính phủ. V́ sự liên hệ mật thiết với CIA, Washington coi ông như một ứng viên lư tưởng để thay thế Sullivan. CIA đồng ư. Khác với Sullivan, kẻ trông nom mọi chiến dịch bán quân sự tại Lào, ở Congo, Godley giao phó những quyết định chiến thuật cho thuộc cấp và cho phép CIA quản lư tuỳ nghi ứng xử mọi việc. Washington hy vọng ông sẽ điều hành giống như thế ở Lào. Washington cho phép Godley đem 2 cộng sự viên cao cấp là Lawrence Devlin và Charles Mann sang Lào Devlin trở nên giám đốc CIA phân bộ Vientaine và Mann nắm chức giám đốc USAID, Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Mỹ; một cách tập thể, cả ba được gọi là Congo Mafia.
    Viên tân đại sứ không phụ ḷng mong mỏi của Washington. Tin vào sự tham mưu của các nhân viên CIA trên chiến trường, ông ta dốc toàn lực vào Vinh Phục và đạt được thành quả rực rỡ. Godley tổ chức một cuộc họp báo ở Sam Thong nơi Vang Pao tŕnh diện những tù binh Bắc Việt trước các nhà báo. Viên đại sứ hoan hỉ tuyên bố với báo chí rằng :”Chúng tôi tin rằng tổn thất của địch quân tiêu biểu cho kết quả tốt nhất mỗi phi xuất bởi các phi vụ chiến thuật tại Đông Nam Á,” và Vinh Phục là “ chiến thắng lớn lao đầu tiên trong lịch sử chính phủ Hoàng Gia.” Godley tảng lờ đi sự kiện chiến công này do lực lượng Hmong, được CIA huấn luyện, tổ chức và tài trợ thay v́ quân đội Hoàng Gia Lào, nơi các sĩ quan ăn chận 20/100 tiền lương binh sĩ, dùng máy bay Không Quân Lào chuyên chở ma túy và đánh những trận đánh giả, bắn trọng pháo lấy vỏ đạn bán ra thị trường chợ đen. Điều Godley biết nhưng không cho các kư giả biết, là nếu không có Hmong, Lào sẽ mất nước trong tay Cộng Sản trong ṿng 2 tuần lễ.


    c̣n tiếp

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đ̣i bệnh viện bồi thường cho cánh tay bị tháo bỏ khớp
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 12-09-2011, 11:35 AM
  2. Xấu hổ cho cánh mày râu
    By tumlumtala in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 25-04-2011, 08:31 AM
  3. Mây Xám Trên Cánh Đồng Tàn Cuộc Chiến.
    By phamthangvu in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 13-04-2011, 09:29 PM
  4. Phim Cánh đồng bất tận [Dustin Nguyen]
    By nguyen_79 in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 11:11 PM
  5. UYÊN ƯƠNG GĂY CÁNH
    By Nguyen Hung Kiet in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 2
    Last Post: 02-09-2010, 05:12 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •