Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 25 of 25

Thread: Cánh đồng máu

  1. #21
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Chương 11. Vây khổn Long Cheng.

    Bắc Việt tấn công năm 1970.

    Vinh Phục (chiến dịch Cù Kiệt, theo cách gọi của tướng Việt Cộng Chu Huy Mân) là một đ̣n đau cho Bắc Việt. Vơ Nguyên Giáp, tổng tư lịnh quân đội Bắc Việt, đột ngột quan tâm đến chiến tranh ở quân khu II. Ông muốn một chiến thắng quyết liệt và chọn tướng Vũ Lập làm việc ấy. Vũ Lập là một người thất học người Thái sống ở Sip Song (không phải Thái Lan, mà là Thái miền núi.) Sở dĩ ông được thăng cấp tướng là nhờ chiến đấu xuất sắc trên chiến trường. Với kiên cường, quả cảm trong 9 năm chiến đấu ở quân khu II đủ cho Giáp tin tưởng, giao phó sư đoàn 312 và 316, một trung đoàn chiến xa độc lập và 4 tiểu đoàn đặc công. Đây là liều lượng dùng tấn công quân đội Mỹ trong dịp Tết Mậu Thân ở Việt Nam: Tấn công phối hợp giữa tăng, bộ binh, đại pháo và đặc công.
    Toàn thể lực lượng của Vũ Lập tràn qua biên giới Lào đầu tháng 11 năm 1969, hướng về Cánh Đồng Chum. Sư 316 dùng đường 7, sư 312 dùng đường 72. Các cuộc oanh tạc trải thảm làm chậm bước tiến của họ, nhưng không tránh khỏi tàn sát lây các đơn vị Hmong gần 2 trục lộ chuyển quân đă chiếm đóng nhờ thành quả chiến dịch Vinh Phục (Kou Kiet). Nội một tuần, sư 316 đến Nong Pet, một chỗ thắt hẹp dẫn đến Cánh Đồng Chum. Nong Pet thất thủ, rồi được tái chiếm với tổn thất nặng cho 4 tiểu đoàn Hmong. Xa hơn về phía Nam trên lộ 72, một trung đoàn của sư 312 tấn công thị xă Xieng Khouang. Một tiểu đoàn đơn độc Hmong cố thủ được 8 ngày trước khi rút lui. Sau khi được tăng viện, Hmong tái chiếm thị xă. Lại một lần nữa, tổn thất Hmong lên cao.
    Hai sư đoàn Bắc Việt tiếp tục thọc sâu vào cánh đồng. Khi nào thời tiết tốt và không yểm có thể hoạt động, địch quân chịu nhiều thiệt hại. Bom khổng lồ, mỗi trái nặng như một chiếc xe, diệt gọn đặc công tấn công Phu Nok Kok. Hắc sư Will Green trở lại trên đỉnh núi, chỉ huy biệt kích sắc tộc Khmu thay cho các binh sĩ Hmong. Để gây tổn thất tối đa cho địch quân, Green hướng dẫn không quân đánh ngay trên đầu binh sĩ ḿnh. Nơi khác, Skyraiders, Phantoms bay tới 500 phi xuất một ngày, oanh kích, xạ kích các mũi tiến quân Bắc Việt.
    Nếu bầu trời tiếp tục trong sáng, hai sư đoàn Cộng Quân có lẽ bị nghiền nát, nhưng thời tiết khó mà đoán trước. Suốt khoảng thời gian vài tuần, bầu trời toàn mây mù dầy đặc, hạn chế hoặc cấm hẳn mọi yểm trợ không quân, buộc Hmong phải pḥng thủ địa hạt bằng chiến pháp cổ điển. Đây là loại chiến đấu có lợi cho Bắc Việt, v́ họ có quân số áp đảo. Vang Pao cạn kiệt tay súng lẫn đạn dược. Đại sứ Godley từ chối tiếp tế và ra lịnh cho Vang Pao triệt thoái. Âm hưởng chiến thắng Vinh Phục c̣n vang dội, lịnh rút lui khiến Vang Pao không sao hiểu nổi.
    Godley chỉ làm theo lịnh. Mỹ đă bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam. Đó là bưóc đầu trong kế hoạch Việt Nam Hoá chiến tranh của chính quyền Nixon: trao công tác chiến đấu cho quân đội Nam Việt và hạn chế vai tṛ yểm trợ không lực. Nó cũng là nuớc cờ có tính toán nhằm trấn an phong trào phản chiến và thuyết phục quần chúng Mỹ rằng Washington muốn chấm dứt chiến tranh ở Đông Nam Á. Nếu quần chúng biết chiến tranh ở Lào đột ngột trở nên nóng bỏng, nhận thức đầy mong mỏi của nhân dân Mỹ về việc chấm dứt chiến tranh sẽ bị suy suyển.
    Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện đă họp kín về t́nh h́nh Lào. Nhân chứng chính yếu là cựu đại sứ William Sullivan, bây giờ quyền thứ trưởng Ngoại Giao. Vài Thượng Nghị Sĩ trong Ủy Ban công khai phản đối sự điều hành của Nixon về chiến tranh Việt Nam. Dưới sự nâng đỡ của họ, Sullivan tiết lộ đầy đủ mọi can thiệp của Mỹ tại Lào: vai tṛ CIA, quân đội bí mật Hmong, căn cứ quân sự khổng lồ ở Long Cheng và sự sử dụng thường xuyên không lực Mỹ yểm trợ Hmong.
    Ṭa Bạch Ốc lo ngại lời khai của Sullivan lọt vào tai các nghị sĩ đối lập, đặc biệt nếu họ tin người Mỹ thực sự mở rộng cuộc chiến ở Đông Dương. Những bài báo mới đây trong New York Thời Báo về Vinh Phục (Kou Kiet) đă phỏng đoán chính xác lực lượng Hmong khoảng 40 ngàn binh sĩ và tố cáo CIA là nguồn tài trợ chính yếu. Những tường tŕnh mới về những trận đánh lớn trên Cánh Đồng Chum không giúp ǵ cho chính quyền trong việc bưng bít tầm nghiêm trọng ở Lào.
    Để đổi giọng, Henry Kissinger lập thuyết cuộc tấn công của Bắc Việt ở quân khu II chỉ là một nỗ lục tái lập hiện trạng nhằm ngăn ngừa lực lượng Lào chiếm ưu thế. Theo lập thuyết này, công cuộc truy cản địch của Vang Pao trên Cánh Đồng là một gây hấn không cần thiết.
    Khi Vang Pao biết chuyện, ông tự hỏi nếu người Mỹ thực sự muốn giúp họ thắng cuộc chiến chống Bắc Việt, hay họ có điều ǵ khác trong đầu óc. Hết đạn dược và nhận lịnh rút lui, ông vừa đánh vừa rút, giữ những yếu điểm chỉ đánh khi nào nắm cơ hội gây tổn thất nặng về phía địch.

    Chiến tranh bí mật bị báo chí tiết lộ.

    Giữa tháng Hai năm 1970, Bắc Việt chiếm hầu hết Cánh Đồng Chum và lập những bộ chỉ huy sư đoàn trên mép Đông Cánh Đồng. Từ đấy, Cộng Quân tung quân về hướng Đông , Tây, Nam thăm ḍ sức pḥng thủ của Vang Pao. Trong một cuộc đột kích táo bạo, một toán đặc công thâm nhập Long Cheng, đánh nổ 2 T-28 và một Cessna của Raven (phi đội săn mồi, làm nhiệm vụ tiền sát không lưu.) Xa hơn về phía Đông, xe tăng Bắc Việt lấn sâu vào thị xă Xiêng Khouang, đánh đuổi binh sĩ pḥng thủ gồm những tân binh Hmong nhỏ tuổi, thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Một tuần sau, Cộng quân chiếm Muong Soui, chế ngự con đường 7 dẫn ra khỏi Cánh Đồng Chum. Không c̣n ǵ ngăn chận Bắc Việt tiến thẳng đến Vientaine.
    Godley gởi một công điện khẩn đến Washington xin B-52 dội bom vào một lực lượng khoảng 4000 quân Bắc Việt, đang di chuyển từ Muong Soui đến thủ đô. Kissinger cho rằng Bắc Việt đă vi phạm cái mà ông đă mô tả như là một "cân bằng mong manh", và khuyên Nixon cho lịnh sử dụng B-52.
    Vào buổi chiều ngày 17 tháng Hai, pháo đài bay Mỹ thực hiện 36 phi xuất oanh tạc vào những cánh quân phía Nam Muong Soui và bộ tư lịnh sư đoàn ở phía Đông Cánh Đồng Chum.
    Những phi cơ B-52 bay quá cao đến nỗi Bắc Quân không hề thấy. Đối với họ, các tiếng nổ có vẻ tự phát, như thể Trái Đất tự dưng nổ bùng lên hàng ngàn chỗ. Bầu trời đêm bốc cháy với những tiếng nổ phụ. Dù con số không hề được chính thức xác nhận, Không Quân Mỹ ước tính rằng cuộc oanh tạc đă tiêu diệt hàng trăm quân địch. Vài ngày sau cuộc oanh tạc, Bắc Quân không dám ra khỏi Cánh Đồng Chum.
    Một viên chức toà Đại Sứ tiết lộ tin tức cho báo chí. Hai ngày sau, một phúc tŕnh về việc sử dụng B-52 xuất hiện trên tờ New York Thời Báo, mô tả cuộc dội bom như một hành động leo thang chiến tranh quan trọng chiến tranh Lào. Cuộc chiến bí mật đột nhiên trở nên tin tức nóng hổi. Hàng trăm kư giả, phóng viênở Sài G̣n ùn ùn kéo nhau qua Vientaine để săn tin.
    Trong một nỗ lực nhằm che giấu, ṭa Đại Sứ tổ chức một cuộc hướng dẫn du lịch, đưa các phóng viên đến những nơi xa chiến trường, đầu tiên đến Nam Paksé, và rồi Bắc Luang Prabang để tham quan văn hóa địa phương. Chẳng được mấy chốc, các phóng viên chán những đ́nh chùa, lăng tẩm Phật Giáo và đ̣i hỏi được đến tiền tuyến, đặc biệt từ khi Kissinger mới đây nói rằng Mỹ có thể xét đến việc tung quân bộ chiến sang Lào nếu Bắc Việt thọc sâu hơn về hướng Nam về phía thủ đô. Các phóng viên muốn thấy các chứng cớ cuộc tấn công của bắc Việt, mục kích cảnh tàn phá, gặp các binh sĩ Lào thua trận và chụp h́nh các thương vong.
    Để nhượng bộ, ṭa Đại Sứ đưa các nhà báo đến Sam Thông để họ có thể ít nhất cập nhật công tác của họ từ Cánh Đồng Chum. Họ được gặp Edgar Buell, giám đốc trại tị nạn. Ông ta dẫn phái đoàn đi thăm các nhà thương, trường học trong trại và diễn thuyết về cái phạm vi khổng lồ của chương tŕnh cứu trợ tị nạn bằng ngân sách rút ra từ thuế của người Mỹ.
    Buell cũng làm như thế với các dân biểu, kẻ chưa từng được thấy Long Cheng. Chỉ một ngoại lệ xảy ra vào giữa năm 1967, khi phi trường Sam Thông đang phải tu bổ. Một phi công USAID bay 2 dân biểu đến Long Cheng, nơi các nhân viên CIA đeo kính râm đưa các vị khách này lên trực thăng chở họ đến Sam Thong như thường lệ. Các vị dân biểu này không hề nhận ra rằng họ đă đặt chân đến Long Cheng, đại bản doanh của quân đội bí mật CIA.
    Cuộc tiếp dẫn (hướng dẫn du lịch) của Buell là một thất vọng to lớn. Không có bằng chứng chiến tranh ở bất cứ đâu. Ba kư giả quyết định tự thám hiểm bằng cách đi bộ trên một con đường ṃn đầy vết bánh xe nhà binh. Dọc con đường là một lối ṃn nhỏ khác do chân người tạo ra. các nhà báo tin rằng lối ṃn này chắc chắn dẫn đến một nơi quan trọng nào đó. Có lẽ họ chẳng bao giờ đến được nếu không có một binh sĩ Hmong cho họ quá giang đến Long Cheng v́ tưởng họ là CIA, người chỉ huy tối cao của họ.
    Khi xe jeep vào căn cứ, các nhà báo lấy máy chụp h́nh chụp đủ mọi thứ: Máy bay trên phi đạo, các dẫy quân xa, hệ thống truyền tin, phi công và cố vấn quân sự Mỹ và hàng ngàn binh sĩ Hmong. Một nhân viên CIA thấy các nhà báo, tịch thu máy chụp h́nh và cho họ biết sẽ có người từ ṭa Đại Sứ đến chở họ bay về Vientaine.
    Vang Pao vô cùng giận dữ về sơ hở an ninh. Ông ta cho rằng các kư giả nguy hiểm không kém quân địch. Ông định đưa họ lên xe jeep và cho nổ tung rồi đổ cho trọng pháo địch. CIA khuyến cáo ông rằng bất cứ một nguy hại nào đến báo chí của một trong ba nước Anh, Pháp, Mỹ th́ báo chí khắp thế giới sẽ công khai thành kẻ thù của Lào. Cuối cùng, Vang Pao nuốt giận, cho phép các nhà báo về Vientaine ngoại trừ máy ảnh và phim.
    Vài ngày sau, vài bài báo viết về Long Cheng xuất hiện trên Bangkok nhật báo. Những câu chuyện này được các thông tấn ngoại quốc thu nhận và đăng tải trên tờ New York, Washington , mang lại lần đầu tiên h́nh ảnh thực sự về mức can thiệp của Mỹ trong chiến tranh Lào. Những bài báo kể lại những đoàn máy bay trinh sát, trực thăng đậu ở căn cứ, các oanh tạc cơ cất cánh, hạ cánh từng phút, các phi hành đoàn trong quân phục không lực Mỹ, các công thự dành cho nhân viên Mỹ dễ nhận ra bởi máy điều ḥa không khí ló ra trên các cửa sổ và các hệ thống truyền tin khổng lồ của CIA.
    Báo chí đ̣i hỏi Nixon thêm về thông tin các can thiệp Mỹ tại Lào. Nixon vẫn tránh né cho đến khi có người tiết lộ những phần trong điều trần của cựu Đại Sứ Lào, ông William Sullivan trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện. Từng miếng từng miếng, các kư giả bắt đầu chắp nối lại với nhau thành khung cảnh đầy đủ của sự can thiệp Mỹ tại Lào. Ngày 8 tháng Ba năm 1970, Nixon thú nhận có 200 người Mỹ tử trận tại Lào và 200 người khác mất tích.

    Sam Thong thất thủ.

    Nếu những nhà báo c̣n ở lại Sam Thong, họ sẽ được nếm mùi vị chiến tranh. Chỉ một tháng sau khi các nhà báo đi khỏi, trung đoàn 148 Bắc Việt xuất phát từ Cánh Đồng Chum, tấn công trại tị nạn này. Trước đó 1 tuần, Cộng Quân tiến về hướng Long Cheng. Đây là điều Vang Pao lo sợ nhất. Ông đă dàn hầu hết lực lượng thành một tuyến h́nh lưỡi liềm ở phía Nam cánh đồng để chận địch. Khi nào thời tiết cho phép, oanh tạc cơ Mỹ, AC-47 và phi pháo AC-130 tấn công Cộng Quân ngoài mép ŕa Cánh Đồng. Đêm xuống, các loại phi cơ khác thả những ḿn chống cá nhân xuống. Tuy nhiên cuộc yểm trợ không quân chỉ làm chậm đi cuộc tiến công của địch.
    Vào tuần lễ thứ hai của tháng Ba, Cộng Quân rời những tiền đồn của Vang Pao, tiến về hướng Tha Tham Bleung, một thung lũng dài phía Bắc Long Cheng. Rồi thay v́ tấn công Long Cheng, Cộng Quân bất ngờ chuyển quân sang tấn công Sam Thông, trung tâm tị nạn vĩ đại nhất ở Lào. Thêm vào yếu tố bất ngờ, trại tị nạn hầu như không có quân pḥng thủ. Đối phó với 1 trung đoàn địch chỉ có 200 binh sĩ biệt phái từ Long Cheng, cùng với khoảng 50 tay súng địa phương vốn làm nghề giáo viên dạy học cho trẻ em tị nạn.
    Cách Sam Thong chỉ 6 dặm, những khẩu đại bác 105 ly ở Long Cheng sẵn sàng nă đạn nhưng quân trú pḥng ở Sam Thong không ai được huấn luyện điều chỉnh tọa độ pháo binh. Chỉ vài trái đạn bắn hú họa, một trái vào giữa trại và những trái c̣n lại lạc vào chỗ không người. Phi công Hmong từ Long Cheng cũng chịu t́nh trạng như thế. Không ai ở dưới đất biết hướng dẫn T-28 tiếp cận mục tiêu.
    Tới gần trưa, các bịnh nhân què cụt đă được không vận về hướng Nam. Các viên chức người Mỹ phụ trách tị nạn cũng được di tản. Gần 42 ngàn người tị nạn di tản bằng đường bộ và những kẻ c̣n lại cũng nối gót. Chiều xuống, trại không c̣n một bóng người. Trung đoàn 148 tràn ngập trại, cướp thực phẩm, quần áo, thuốc men và đặt ḿn nổ tung trại. Trường học, bịnh viện là mục tiêu kế đó. Đến tối, nhà cửa, hàng quán ch́m trong biển lửa. Sau khi chiếm trại vài ngày, và thấy Vang Pao chưa có ư định tái chiếm Sam Thông, trung đoàn 148 chuyển quân về phía Tha Tham Bleung, chỉ để lại một ít quân tượng trưng tại đấy.

    Long Cheng triệt thoái.

    Không ai ngờ địch quân tấn công Long Cheng sớm đến thế. Vang Pao lâm vào t́nh trạng suy sụp tinh thần như lần trước. Đă có một cuộc căi vă với các trưởng lăo. Trong lúc tinh thần kiệt quệ, Vang Pao thú nhận rằng chiến tranh có vẻ nghiêng phần thắng về phe địch. Các trưởng lăo nêu yêu sách rằng gia đ́nh binh sĩ và các người dân tị nạn phải được triệt thoái về nơi an toàn, có lẽ tỉnh Sayaboury, giáp ranh Thái Lan.Các trưởng lăo quát vào mặt Vang Pao, một cử chỉ không thể tưởng tượng được chỉ vài năm trước đây.
    Cảm thấy uy quyền của ḿnh bị giảm sút, Vang Pao trở nên hoang tưởng. Ông tưởng rằng các trưởng tộc bàn bạc kín với nhau, trù tính tự ư di tản và các tướng lănh hoàng gia Lào ở thủ đô âm mưu truất quyền ông. Ông ra lịnh các khẩu cao xạ pḥng không sẵn sàng bắn hạ các T-28 mà ông tưởng tượng bay từ Wat Tay đến ám sát ông. Dĩ nhiên đó chỉ là ảo tưởng.

    Cuối cùng tâm bịnh Vang Pao cũng qua đi và với đầu óc minh mẫn trở lại, ông cân nhắc những sách lược. Một sự kiện rơ rệt; nếu Cộng quân tràn ngập Long Cheng, hàng vạn Hmong từ thường dân đến binh sĩ có thể bị tiêu diệt. Vang Pao bay về thủ đô Vientaine gặp thủ tướng Souvanna Phouma, yêu cầu di tản 100 ngàn Hmong từ Quân Khu II đến Sayaboury. Souvanna Phouma quyết liệt chống ư tưởng ấy. Vị thủ tướng cần người tị nạn Hmong làm trái độn chống đỡ các mũi tấn công của Cộng Quân tiến về thủ đô. Để bảo vệ vợ con của ḿnh, các chiến sĩ Hmong sẽ chiến đấu cho đến người cuối cùng.
    Hàng ngàn Hmong đă tự ư di tản về thủ đô và Sayaboury. USAID giúp họ cầy cấy trên đất thấp (họ quen phát rẫy trồng trọt trên núi). Hmong ở Sayaboury c̣n được máy móc, dụng cụ dẫn thủy nhập điền, biến khu định cư Nam Hia thành một khu trù mật nhất tỉnh. Năm 1970, Hmong ở Sayaboury đă bán lúa gạo thặng dư, khóm, mía cho những con buôn ở tận Luang Prabang.
    Toà Đại Sứ Mỹ coi việc di dân về các tỉnh phía Tây của người Hmong là sự kiện nghiêm trọng. Trong một phúc tŕnh gửi Bộ Ngoại Giao, ṭa Đại Sứ cảnh báo rằng nếu mức độ di dân tăng thêm nữa, Vang Pao không thể ngăn cản binh sĩ bỏ ngũ theo gia đ́nh và Quân Khu II sẽ thất thủ, Vientiane bỏ ngỏ, kéo theo sự sụp đổ chính phủ Lào.
    Mặc dù Souvanna Phouma phản đối, Vang Pao vẫn tổ chức không vận di tản thường dân. Ít ra, ông tỏ ra có sách lược cứu đồng bào của ḿnh. Trong lúc đó, ông trù tính những giải pháp khác. Ông bí mật điều đ́nh với Pathet Lao (anh ruột của ông chỉ huy một đơn vị Lào Cộng), đề nghị sẽ theo phe họ nếu họ chấp nhận tỉnh Xieng Khouang là khu vực bán tự trị. Pathet Lao không chấp nhận đề nghị này.
    Bị dồn vào chân tường, Vang Pao tiếp tục di tản thường dân khỏi Long Cheng. Họ không đi Sayaboury mà định cư tại vùng đồng bằng Vientaine, mép Tây Nam Quân Khu II, theo binh thư, vẫn thuộc vùng gọi là trận địa. Đó là biện pháp tạm thời làm nguôi ḷng các trưởng tộc mà không phải triệt thoái mọi người đến Sayaboury hay Thái Lan, một nước cờ có thể châm ng̣i một cuộc bỏ ngũ tập thể khi t́nh h́nh quân sự trở nên vô vọng như lúc này.

    Trận đánh Skyline

    Không vướng bận dân chúng, Vang Pao rảnh tay tổ chức pḥng thủ Long Cheng. Chỉ có một số quân tượng trưng ở đấy. Hầu hết binh sĩ đă án ngữ pḥng tuyến mép Cánh Đồng Chum. Chẳng c̣n lại bao nhiêu quân, ông dùng tân binh để lập những tuyến pḥng thủ trên g̣ Skyline, tên do CIA đặt cho một dải núi đá vôi chặn ngang mặt Bắc Long Cheng, tạo một bức tường pḥng thủ thiên nhiên. các tân binh này không thể ngăn cản một cuộc đột kích của đặc công chứ chưa nói đến một cuộc tổng tấn công biển người của Bắc Việt. Lo sợ trong t́nh huống rủi ro nhất, CIA lôi những hồ sơ mật bỏ vào những phi xăng rỗng để thiêu hủy.
    Vang Pao xin viện binh từ các tướng lănh hoàng gia Lào ở thủ đô, nhưng giống như mọi lần, các vị tướng này mải lo kiếm tiền hối lộ, bỏ ngoài tai. Họ gửi đến một số quân phục và giày trận. Chỉ một vị tư lịnh, tướng Phasouk Somly Rasphakdi, tư lịnh Quân Khu IV, gửi quân t́nh nguyện. Phasouk trước đây đă cho Vang Pao mượn quân trong chiến dịch Vinh Phục (Kou Kiet). Chỉ có một tướng cho mượn lính v́ bắt đầu chiến dịch, không ai tin Vang Pao sẽ thắng. Khác với các tướng lănh hoàng gia Lào, Phasouk là một người tin tưởng mănh liệt vào chiến tranh biệt kích. Giữa năm 1963-1967, ông đă thành lập một lực lượng du kích do CIA bảo trợ ở tỉnh Wapikhanthong cực Nam vương quốc. Lúc đầu nó là một chiến dịch hữu hiệu giống như chiến dịch Động Lượng (Momentum). Vinh Phục không chỉ củng cố niềm tin của Phasouk mà c̣n đưa ông lên ánh đèn sân khấu cùng diễn với Vang Pao trong một thời gian ngắn.
    Phasouk trực thăng vận 1 tiểu đoàn đầy đủ quân số đến Long Cheng giúp pḥng thủ căn cứ. Những toán quân của CIA gom góp từ những Quân Khu khác được 600 binh sĩ cũng kéo về. Với sự chấp thuận trực tiếp từ ṭa Bạch Ốc, Thái Lan góp 2 tiểu đoàn lính đánh thuê được chỉ huy bằng những sĩ quan trong quân lực chính quy hoàng gia Thái. Ngày 20 tháng Ba, các đơn vị tuyến đầu b́a Cánh Đồng Chum cũng lục tục kéo về. Long Cheng có đầy đủ binh sĩ pḥng thủ. Tinh thần Vang Pao hồi phục mau chóng.
    Hàng nhiều tuần lễ có dấu hiệu các đơn vị Bắc Việt gần căn cứ. Đến cuối tháng, Cộng quân tấn công lên tuyến Skyline và pháo kích vào Long Cheng. Khi bị đẩy lui, những đơn vị Cộng quân khác trám chỗ. Trận đánh Skyline kéo dài nhiều ngày. Đặc công xâm nhập vào Long Cheng đặt một ổ súng cối. Binh sĩ canh pḥng Hmong tiêu diệt họ trước khi họ có thể nă cối vào căn cứ. Bẩy binh sĩ nữ của Cộng Quân trong số toán đặc công tử trận. Sử dụng đặc công phụ nữ là một bằng chứng cho thấy Bắc Việt dùng mọi biện pháp tuyệt vọng để bổ sung quân số.
    Phi đội B Team người Thái Lan (A team là Mỹ, đă nói từ trước) phát xuất từ Muong Kassy truy kích Cộng Quân ở Skyline. Lúc này là mùa đốt đồng nên khói tạo thành lớp sương mù hạn chế tầm mắt. Các oanh tạc cơ, chiến đấu cơ từ Thái Lan cũng gặp điều kiện bay tương tự. Ít bom trúng mục tiêu. Đột nhiên gió quét sạcxh sương mù và bầu trời quang đăng trở lại. Các phi cơ trinh sát Ravens lập tức cất cánh chỉ điểm mục tiêu cho T-28 từ Vientaine, Muong Kassy và phản lực từ Thái Lan. các phản lực thực hiện 186 phi xuất, trút xuống một trận mưa bom 500 cân. Cộng Quân lập tức rút khỏi g̣ Skyline.
    Để tận dụng thời tiết quang đăng, Vang Pao yêu cầu một cuộc không tập nữa vào Sam Thong. Không Quân Mỹ phái một C-130 chở 1 vũ khí đơn độc. Một thùng phi khổng lồ chứa chất nổ cực mạnh. Đó là trái bom BLU-82 đầu tiên dùng ở Lào. Trái bom nở cách mặt đất khoảng 1 mét. Hiệu quả giốbng như một trái bom nguyên tử nhỏ. Sức phá san bằng những ngọn đồi gần nửa cây số. Tất cả Cộng Quân trong bán kính 500 mét chết ngay tại chỗ.
    Cộng Quân mở đợt tấn công chót lên Skyline. Một toán đặc công chiếm được một vị trí tử thủ, đẩy lùi những đợt tấn công của Thái Lan và Hmong. Tony Poe, một CIA mới đến từ Nam Yu với 1 tiểu đoàn người Dao. Anh dẫn đầu tiểu đoàn tiến chiếm ngọn đồi trong ṿng vài giờ. Đó là phút giây rực rỡ nhất trong đời Poe. Giống như Bill Lair, anh là người chủ trương chiến thuật du kích đơn giản. Poe không thích cách thức Vang Pao huấn luyện cũng như điều hành chiến tranh, v́ thế Poe phải bị chuyển đi Nam Yu v́ Vang Pao không thể bị chuyển đi dâu được. Bây giờ Poe cảm thấy cách của ḿnh đúng. Binh sĩ của anh thiện chiến hơn Hmong củaVang Pao.
    Tiếc thay, niềm hân hoan của Poe chỉ ngắn ngủi. Vang Pao dời lực lượng người Dao của Poe sang Sam Thong, hợp với binh sĩ Hmong ở đấy cùng pḥng thủ trại. Ở chung với nhau Hmong và Dao sinh chuyện. Dao đuổi Hmong ra khỏi Sam Thong. Poe đến Sam Thong dẹp phản loạn nhưng Dao không nghe. Vô kỷ luật, họ không c̣n là một lực lượng chiến đấu nữa. Buộc ḷng Poe tước khí giới toàn thể tiểu đoàn và trả người Dao về Nam Yu. Tấn tuồng là một thất vọng lớn cho Poe, nó xóa tan đi cái vẻ vang chiến thắng trên đỉnh Skyline mới đây.

    Vây khổn Bouam Long

    Thất bại trong cuộc tấn công Skyline, tướng Vũ Lập bắt đầu củng cố hàng ngũ chuẩn bị cho mùa khô sắp tới. Công binh Bắc Việt bắt đầu làm đường từ thung lũng Tha Tham Bleung đến Sam Thong. Vài tiểu đoàn Cộng quân chiếm lĩnh các ngọn núi Phu Long Mat, Zebra Ridge, và Phu Phasai lập căn cứ hỏa lực trọng pháo giống như các tiểu đoàn Dù VNCH năm 1972 tại vùng rừng núi quân khu I.
    Sự chiếm đóng của Cộng Quân trên các đỉnh cao làm Vang Pao lo ngại nhất. Trọng pháo của họ có thể giă nát Long Cheng. Bây giờ Vang Pao có 3 tiểu đoàn mượn của tướng Phasouk. Ông tung 2 tiểu đoàn tấn công ngọn Phu Phasai và tiểu đoàn thứ ba, dưới quyền chỉ huy của CIA Will Green đánh vào G̣ Ngựa Vằn (Zebra Ridge). Trong ṿng 1 tuần, các tiểu đoàn đánh bật Cộng Quân khỏi các cao điểm. Will Green dẫn quân lên tới Phu Long Mat. Đến cuối tháng, Phu Long Mat cũng không c̣n quân Bắc Việt ở đấy.
    Vũ Lập không phản công tái chiếm. Mưa mùa chỉ c̣n một tháng nữa là bắt đầu. Nhớ tới chiến dịch Vinh Phục, Lập lo sợ quá trải dài lực lượng, sẽ bị cô lập và diệt gọn. Ông định mang lực lượng về Bắc Việt dưỡng quân, để lại vài trung đoàn trong 2 mục tiêu hạn chế. Một là duy tŕ sự hiện diện tại Tha Tham Bleung, hai là tấn công Bouam Long, cứ điểm cuối cùng của Vang Pao Bắc cánh Đồng Chum.
    Đại tá Moua Cher Pao, bố vợ Vang Pao chỉ huy quân trú pḥng Bouam Long. Từ lâu Cộng Quân định chiếm căn cứ này nhưng không được. Bouam Long là một mặt bằng trên ngọn một đỉnh núi chớn chở, vượt khỏi tầm cao hàng chục ngọn núi nhỏ khác. Thiên nhiên biến Long Cheng thành một thắng cảnh độc nhất th́ cũng chính thiên nhiên biến đổi Bouam Long thành một kỳ quan vô nhị. Có những vách đá dựng đứng rải rác hang động, vặn xoắn, cong, gẫy thành những h́nh dạng cổ quái. Ngắm từ xa, nhiều chỗ giống như h́nh thù ma quỷ hay quái thú trong huyền thoại. Muốn đến Bouam Long, địch quân leo trèo, len lỏi qua những ngọn núi gập ghềnh quanh căn cứ, rồi dừng bước bỏ cuộc dưới chân một vách núi thẳng đứng mà trên đỉnh là một mặt phẳng, toạ lạc một cứ điểm pḥng thủ kiên cố đầy ḿn, hàng rào kẽm gai. Thêm vào đó, xung quanh căn cứ đă được khai quang hàng nhiều cây số, tước bỏ những phương tiện ẩn nấp. Nếu tấn công, Cộng Quân phải phơi thân trơ trụi giữa đồng trống, làm tấm bia sống cho quân pḥng thủ nấp dưới một hệ thống chiến hào, lớp nọ bao quanh lớp kia như những ṿng đồng tâm, dầy đặc kín căn cứ.
    Binh sĩ Moua Cher Pao đă đẩy lui một cuộc tấn công hồi tháng Hai. Bây giờ họ đối đầu với một trung đoàn đủ quân số. Cuộc tấn công kéo sang tháng Năm, với trọng pháo nă vào căn cứ. Binh sĩ trú pḥng chui xuống hầm chiến đấu đă xây dựng từ nhiều năm trước. Trong lúc pháo kích, đặc công Bắc Việt đào hầm xuyên vào hệ thống chiến hào, đột kích bất ngờ, hạ sát vài chục binh sĩ ở ṿng ngoài cùng trước khi bị đánh bật ra. Đó là lần duy nhất Cộng Quân tiếp cận được mục tiêu.
    Vang Pao phái quân tăng viện cho bố vợ 3 tiểu đoàn bằng trực thăng từ Long Cheng. Đă có khoảng 6000 dân sự ở Bouam Long. Thêm 3 tiểu đoàn nữa, căn cứ trở nên chật chội. Mùi tử thi địch, hàng trăm xác chết rải rác khắp căn cứ làm tăng mức khó chịu. Đến cuối tháng, trực thăng lại không vận thêm một tiểu đoàn nữa, một đơn vị biệt kích tinh nhuệ hoàng Gia Lào, mới huấn luyện tại Thái Lan. Vang pao "thử lửa" toán biệt kích này bằng cách tung một mũi tấn công phá ṿng vây từ trong căn cứ Bouam Long. Được máy bay T-28 và phi pháo C-130 yểm trợ, lực lượng biệt kích đánh bật Cộng Quân ra khỏi các ngọn núi kế cận. Khí thế hung hăn và quả cảm của quân pḥng thủ đă bẻ gẫy xương sống cuộc tấn công của Bắc Việt. Đuối sức và mất tinh thần, Cộng Quân từ từ rút lui về bộ chỉ huy trung đoàn trên Cánh Đồng Chum, hiện là cứ điểm an toàn cũng như căn cứ xuất phát các cuộc tấn công địch.

    Ṿng đai pḥng thủ.

    Chiến trường tạm yên tĩnh, Vang Pao củng cố các vị trí của ông trên 3 ngọn núi Bắc Long Cheng: Phu Phasai, Zebra Ridge và Phu Long Mat. Các tiểu đoàn khác của Poe, lần này là người Lu, đến để thay thế người Dao. Vang Pao giao cho họ giữ ngọn Phu Long Mat. Bắc quân tấn công người Lu trước khi họ chuyển quân xong. Khi vị chỉ huy người Lu tử trận, người Lu bỏ núi chạy đến Sam Thong, đ̣i phương tiện chuyên chở về Nam Yu. Vang Pao gọi vô tuyến cho Poe đến "lănh" lính của ḿnh.
    Đây là lần thứ nh́ Poe giải giáp lính do ḿnh huấn luyện và trả họ về nguyên quán. Sự ê chề càng thêm cay đắng khi nhiệm kỳ phục vụ của anh ở Lào đă cận kề. (Anh được sắp xếp thuyên chuyển sang Thái Lan). Poe đă hoàn tất một công trạng vĩ đại. Anh bồi đắp nền tảng cho hàng chục cứ điểm Động Lượng (Momentum) và tự tay huấn luyện binh sĩ tái chiếm Sầm Nứa năm 1963, trận đánh đưa Vang Pao lên hàng tướng lănh Quân Khu. Và c̣n nữa, một hành động anh hùng của Poe năm 1965. Bị thương nặng ở hông, Poe buộc một phi công trực thăng không được không tản anh đến nhà thương để cứu người Hmong ở Hồng Nọng sắp bị tràn ngập. Bây giờ các kỷ niệm đẹp này bị nḥa nhạt bởi 2 vụ phản loạn người Dao và Lu ở Sam Thong. Có lẽ chỉ có người Hmong là đáng tin cậy thôi.
    Để thay thế quân của Poe, Vang Pao nhận được 5 tiểu đoàn đánh thuê người Thái Lan. Người Thái chiến đấu giỏi khi pḥng thủ nhưng nhát nhúa khi tấn công. CIA gọi họ là base sitter v́ họ chuyên giữ căn cứ. Có thể đó là tâm lư kẻ đánh thuê, chỉ liều mạng khi bị đe dọa tánh mạng khi pḥng thủ, c̣n tấn công hay không tấn công th́ cũng lănh tiền bây nhiêu đó, tội ǵ phải mua việc vào cho rách việc? Vang Pao chỉ định họ như một lực lượng pḥng thủ với trọng pháo trên g̣ Skyline, Zebra Ridge, Phu Long Mat và sau đó là Ban na gần Cánh Đồng Chum. Về tấn công, ông vẫn phải dùng người Hmong, (lúc này rất ít thanh niên v́ sinh suất không kịp tử suất.). Một cuộc mộ quân mới đây chỉ có được vài trăm t́nh nguyện quân, hầu hết chưa tới 17 tuổi, có khi chỉ 12 tuổi. Sau khi thụ huấn căn bản quân sự mở Muong Cha, tân binh được gởi sang Thái Lan thụ huấn thêm về du kích. Các huấn luyện viên Mỹ đo chiều cao từng người và hỏi tuổi. Không muốn đem trẻ con ra chiến trường, , các cán bộ huấn luyện gởi trả lại các "thanh niên" 12 tuổi.
    Suốt mùa mưa, Vang Pao thăm ḍ các vị trí địch và thiết lập các nút chận. Hmong tung quân sang hướng Đông về phía Nong Pet chỉ gặp kháng cự yếu ớt nhưng khi đưa quân vào Cánh Đồng Chum, cứ điểm chính của Cộng Quân th́ gặp các đại đơn vị địch và buộc phải rút lui. Phía Nam Cánh Đồng, Hmong tái chiếm Ban Na, và hướng Đông, tái chiếm Muong Soui. Vang Pao cũng tung một trung đoàn vào thung lũng Tha Tham Bleung, ép Cộng Quân phải rút về Cánh Đồng. Một trung đoàn Hmong khác đóng quân tại Nam Muong Soui làm nút chặn quân Bắc Việt trên đường đến Vientaine và một tring đoàn thứ ba đóng gần Padong, pḥng thủ sườn Đông Long Cheng. Cuộc pḥng thủ là một vành đai lưỡi liềm giống như năm ngoái, ngoại trừ khác một điều là lần này, ít vị trí hơn với những đơn vị lớn hơn.

    Cuộc tấn công năm 1971 của Bắc Việt.

    Vũ Lập bắt đầu mùa khô năm 1971 vào tháng Hai, tấn công Muong Soui, Ban Na, Phu Long Mat, Zebra Ridge và thung lũng Tha Tham Bleung. Muong Soui, Ban Na thất thủ nhưng các nơi khác giữ vững. Cộng Quân trở lại tấn công Tha Tham Bleung lần thứ nh́. Trong khi 2 bên hỗn chiến, đặc công Cộng quân lẻn qua thung lũng, tiến về Long Cheng. Ngày 11 tháng Hai họ đến g̣ Skyline. Một toán đặc công tiếp cận phía tây Skyline phóng hoả tiễn vào căn cứ. Toán thứ hai ở phía Đông Skyline đặt một đại bác không giật và bắt đầu nă đạn. Trọng pháo Bắc Việt cách đó vài dặm Bắc Long Cheng cũng khai hỏa.
    Giống như cuộc tấn công Long Cheng năm trước, Vang Pao mắc phải lỗi giương hết lực lượng lên mặt Bắc làm vành đai ngăn chận, để trống Long Cheng. Không đủ binh sĩ trong tay đẩy lui địch trên g̣ Skyline, Vang Pao gọi không quân Mỹ. Nhưng lúc này mọi máy bay dành cho chiến dịch Lam Sơn 719 ở Việt Nam.
    Với nhiều năm oanh tạc đường ṃn Hồ Chí Minh đă làm chậm lại phần nào lưu lượng người, hậu cần vào Nam Việt Nam. Từ năm 1965 trở đi, có nhiều đề nghị từ nhiều nơi dàn một lực lượng ngăn chận lớn vào Lào và đóng quân ngang đường ṃn, cắt đứt vĩnh viễn. Cuối cùng vào năm 1970, tướng Creighton Abrams, thay thế Westmoreland, đệ tŕnh tổng thống Nixon một kế hoạch dùng quân lực bộ binh VNCH, được yểm trợ bằng không lực Mỹ, lấn qua Lào, cắt đứt đường ṃn Hồ Chí Minh. Chiến dịch được đặt tên là Lam Sơn, tên một trận đánh lịch sử năm 917, lực lượng Việt Nam của B́nh Định Vương Lê Lợi đánh thắng giặc Minh. Nixon phê chuẩn. Ngày phát động chiến dịch là ngày 8 tháng Hai năm 1971.
    Vài ngày sau, quân lực VNCH gồm 16 ngàn binh sĩ chạm trán với 32 ngàn quân Bắc Việt và một trung đoàn đại pháo. Rơ là một kế hoạch dở. Quân lực VNCH bị áp đảo quân số. Hoa Thịnh Đốn dồn mọi hỏa lực không quân sẵn có (B-52 từ Phi Luật Tân, khu trục cơ từ hàng không mẫu hạm và phản lực từ Thái Lan) để ngăn ngừa một cuộc tiêu diệt hoàn toàn quân lực VNCH. Không c̣n dư một máy bay nào cho Vang Pao. Ông phải tự lo liệu một ḿnh.

    Đêm 14 tháng Hai, 1971, ngày Valentine, một đơn vị đặc công lẻn vào Long Cheng với mục tiêu là đánh chiếm một khẩu đại bác, hạ ṇng trực xạ vào căn cứ. Mục tiêu là một đại bác ở chân một núi đá tên là King Ridge. Pháo đội người Thái Lan trách nhiệm chiến đấu đến người cuối cùng. Khi họ thấy rằng họ sắp bị diệt gọn, họ phá hủy cỗ đại bác bằng cách bỏ thuốc nổ vào ṇng súng. Đặc công đă dự bị một khẩu cối trong trường hợp không chiếm được cỗ đại bác. Sau khi nă súng cối vào các nơi lân cận, họ rút về SkyLine.
    Sự cố này khiến CIA Jerry Daniels lo lắng. Nếu đặc công có thể đột nhập Long Cheng bất cứ lúc nào, không ai an toàn. Daniels khuyên Vang Pao dời bản doanh của ḿnh đến chỗ nào an toàn. Vang Pao không chịu cho đến khi Daniels thuyết phục rằng cái chết của ông không có lợi ǵ cho binh sĩ. Vang Pao leo lên một T-28 với Daniels trực chỉ Udorn, Thái Lan.
    Ravens, phi đội trinh sát Mỹ ở lại Long Cheng giữ liên lạc vô tuyến, hy vọng sẽ có ai đó nhận tín hiệu, nhường một chút không lực của chiến dịch Lam Sơn, tiếp cứu Long Cheng. Suốt đêm toán Ravens quan sát chân trời, điều chỉnh tọa độ pháo binh địch nhờ vào những ánh lửa lóe lên từ ṇng súng. Đến sáng, vô tuyến báo cho họ rằng có 2 Phantom F-4 từ Udorn đến. Ravens chuẩn bị đạn lửa cho khẩu đại liên dùng chỉ điểm mục tiêu. Khi phản lực đến, một Raven liên lạc với các phi công hăy xác định mục tiêu bằng đạn lửa bắn chỉ điểm dưới đất. Các phi công hiểu lầm. Họ tấn công vào chính cây đại liên bắn đạn lửa.
    Toán Raven kinh hoàng nh́n 2 chiếc Phantoms thả 6 trái bom cluster (bom chùm) vào vị trí của họ. Những trái bom nổ trên không, tung ra hàng ngàn trái bom cỡ trái lựu đạn, mỗi bom chứa 250 bom nhỏ như vậy. Các bức tường doanh trại sụp đổ như bị giày xéo bằng một bàn chân khổng lồ. các Ravens úp mặt xuống đất, đọc kinh cầu sống sót qua cơn lốc sắt thép này. May mắn không ai bị thương. Bom CBU phá hủy khu sinh hoạt của CIA, một kho đạn, một kho gạo, nhà ăn và một đài truyền tin. Một t́nh cờ may mắn, trận bom cũng diệt gọn một toán đặc công đang lén lút xâm nhập. Sự sai lầm của phi công đă cứu mạng các Ravens.
    Với sự vắng mặt của Vang Pao và vỏn vẹn vài trăm binh sĩ pḥng thủ, Long Cheng có thể thất thủ bất cứ lúc nào. Nếu tướng Vũ Lập tiếp tục tấn công, Long Cheng mất và toàn thể cuộc chiến ở Lào có lẽ cũng mất. Nhưng Bắc Việt án binh bất động không rơ lư do. Trong lúc tạm lắng đọng, toà đại sứ Mỹ ở Vientaine gom góp được một lực lượng khoảng 5000 binh sĩ thuộc quân đội Hoàng Gia, không vận đến Long Cheng. Hai tuần sau, tướng Vũ Lập rút lui. Long Cheng thoát nạn lần thứ hai.
    Tháng sau Vang Pao tung các đơn vị càn quét các vị trí địch từ Bắc Long Cheng đến mép Cánh Đồng Chum. Hai tiểu đoàn tăng viện Phu Long Mat và thọc sâu về hướng Bắc thanh toán các ngọn đồi quanh vùng. Hai trung đoàn Hmong từ Long Cheng càn quét sang hướng Đông, mở một ṿng đai an ninh dài 15 dặm. Mới đây, các đơn vị ADC Hmong (Auto Défense de Choc, dân quân tự vệ) đẩy lui một tiểu đoàn Bắc Việt khỏi Phu Phasai. Những ổ khácg cự lẻ tẻ bị các đợt không tập nghiền nát.
    Không c̣n mối đe dọa đặc công đột kích căn cứ và pháo tập cho đến mùa khô tới. Vang Pao mang gia đ́nh trở lại Long Cheng. Dân Hong cũng lục tục trở về. Chỉ vài tháng, dân cư Long Cheng lại lên đến 20 ngàn người, không nhiều bằng trước nhưng nó góp phần vào việc đặt trọn niềm tin vào tài năng của Vang Pao bảo vệ dân của ông.
    Mùa mưa sắp dến, tướng Vũ Lập rút lui hầu hết lực lượng về bắc Việt, chỉ để lại vài trung đoàn giữ Cánh Đồng Chum và đe dọa Bouam Long, một căn cứ lẻ loi cực Bắc Lào, xa hẳn Long Cheng. Cuộc bao vây Bouam Long kéo dài hai tháng. Đại tá Moua Cher Pao, chỉ huy trưởng Bouam Long, bây giờ có đài radar hướng dẫn pháo thuyền AC-47 và AC-130. Gatling 6 ṇng và đại bác cực nhanh buộc địch không ngóc đầu được. Chịu quá nhiều thương vong, cuối tháng Tư, trung đoàn Bắc Việt bỏ Bouam Long, rút về Cánh Đồng Chum.

    Năm 1972 Đại pháo mới của Bắc Việt.

    Long Cheng tăng cường thêm nhiều tiểu đoàn từ Thái Lan, không phải lính đánh thuê mà là những bộ phận của quân đội chính quy Thái Lan, huấn luyện tốt và can trường như Hmong. Niềm tin tưởng lại hồi sinh, Vang Pao sẵn sàng tiếp tục tiến công. 4 trung đoàn Hmong sẵn sàng tác chiến. Ông tung 3 trung đoàn đến mép Cánh Đồng Chum để thăm ḍ. Khi thấy địch quân phản ứng yếu ớt, ông muốn tái diễn một chiến dịch Vinh Phục thứ hai. Dùng trực thăng đổ bộ, ông nhảy cóc từng vị trí địch. Nhảy cóc là chiến thuật bỏ một vị trí, tiến đến vị trí sâu hơn để tấn công khiến vị trí bỏ sót bị cô lập. Đồng thời đánh phá đường tiếp vận. Binh sĩ Hmong tịch thu hay phá hủy hàng trăm tấn chiến cụ, bao gồm những kho gạo đủ nuôi cán binh Bắc Việt suốt ba tháng. Binh sĩ Bắc Việt trải mỏng khắp Cánh Đồng Chum, án binh bất động v́ thời tiết và cạn tiếp liệu.
    Pat Landry chịu trách nhiệm về xin yểm trợ B52. Những pháo đài bay dành vài phi xuất đánh phá các trại quân Bắc Việt và các kho đạn. B52 sát thương vài ngàn binh sĩ Bắc Việt, phá hủy các kiến trúc pḥng thủ trên Cánh Đồng Chum (chỉ c̣n sót vài căn nhà), bắn phá các xe thết giáp và xe tăng, hỏa thiêu các trạm hậu cần địch. Đến cuối tháng Chín, cánh đồng chỉ c̣n lại một quang cảnh hoang tàn đổ nát.
    Dù các cuộc oanh tạc, Bắc Việt vẫn bám trụ gần một nửa diện tích Cánh Đồng Chum. Các trung đoàn Hmong đă kiệt sức sau nhiều tháng chiến đấu và tinh thần cũng kiệt quệ. Vào tháng Chín, một trong các trung đoàn rút lui trước một lực lượng kém hơn. Vang Pao nhận ra đă đến lúc chấm dứt các đợt tấn công mùa mưa, nhưng ông chấm dứt bằng một cách gây tổn thất nặng cho địch. Trước khi lui quân, ông đặt những toán trọng pháo người Thái Lan dọc theo mép phía Nam Cánh Đồng trong một mạng lưới hỏa lực cài răng lược. Nếu các tiểu đoàn Bắc Việt tấn công một căn cứ hỏa lực, chúng nằm trong tầm tác xạ của các căn cứ hỏa lực kế cận. Các trung đoàn Hmong bắt đầu rút quân từ từ ra khỏi Cánh Đồng, nhử cho địch quân rơi vào tầm bắn các cỗ trọng pháo Thái Lan.
    Quân Bắc Việt tại Bắc Lào có một tư lịnh mới. Giáp đă thay tướng Vũ Lập bằng tướng Lê Trọng Tấn, một trong số các tư lịnh giỏi nhất về chiến thuật. Lê Trọng Tấn tin rằng đại pháo tầm xa 130 ly, mang đầu đạn tương đương với bom của B52, là hỏa lực chính đánh chiếm Long Cheng. Kế hoạch của ông là dùng 2 sư đoàn 312, 316 mới được bổ sung và bồi dưỡng, tăng cường thêm 7000 binh sĩ biệt lập càn quét Hmong ra khỏi Cánh Đồng Chum về phía Long Cheng. Xong việc ấy, ông đặt các khẩu đại pháo 130 trong những hầm trí pháo và các hang động trên những sườn đồi để pḥng ngừa các đợt không tập. Đại pháo 130 của Bắc Việt có tầm bắn xa gấp đôi loại 155 ly của quân trú pḥng Long Cheng. Liền sau khi 130 nă pháo vào Long Cheng, quân Bắc Việt sẽ tràn vào chiếm căn cứ.
    Đại quân của Lê Trọng Tấn tiến vào Cánh Đồng vào cuối tháng Mười Một.. Giữa tháng Mười Hai, một trong các sư đoàn của ông tiếp cận 3 trung đoàn Hmong. Tuy quân số tương đương nhưng Bắc Việt mạnh hơn nhờ đại pháo. Quân Hmong được lịnh di tản một cách trật tự về các căn cứ hỏa lực, rồi ḱm địch quân trong những vị trí của các khẩu trọng pháo Thái Lan. Nhưng sư đoàn Cộng Quân có xe tăng T34 yểm trợ. Lần đầu tiên gặp xe tăng và không có vũ khí nào chống tăng (Đây là cái dở của Mỹ, chỉ cấp vũ khí chống tăng khi địch có tăng cũng như chỉ thay súng carbine sau khi Bắc Việt có AK50), các trung đoàn tháo chạy qua khỏi các căn cứ hỏa lực, bỏ Cánh Đồng Chum để quân Thái Lan chống chọi một ḿnh. Vang Pao nạt nộ 2 tiểu đoàn trở lại Cánh Đồng để yểm trợ quân Thái Lan. Hmong chỉ trụ lại được một ngày rồi tháo chạy. Chỉ v́ không có súng M72 chống tăng. Măi nửa năm sau khi các khẩu M72 được cấp phát, phải bắn bồi 3 trái mới hạ được một tăng. Thêm nửa năm nữa cho M72 được cải thiện, bắn một trái hạ được một tăng. Cần mở ngoặc ở đây. Ta có cảm tưởng vũ khí Mỹ không hiện đại bằng Sô Viết nhưng thực ra không phải vậy. Trong khi khối Cộng Sản cho rằng chiến trường VN và Lào quyết định sự sống c̣n của Tư Bản và Cộng Sản th́ Mỹ lại coi cuộc chiến này chỉ là một bờ đê ngăn chận làn sóng đỏ. Nghĩa là, Mỹ không chú trọng lắm về các vũ khí chiến thuật nhưng ráo riết phát triển các vũ khí chiến lược (B52, phi đạn nguyên tử, hỏa tiễn địa không v.v...) Những thứ này Mỹ không cấp cho các đồng minh. Chỉ dùng nó như quân bài tẩy để làm chùn nhụt ư gây chiến của khối Cộng. Do đó, VNCH chỉ có những thứ vũ khí phế thải thời Đệ Nhị Thế Chiến, chỉ được trang bị thêm sao cho bằng với Bắc Việt. Kết quả, trên chiến trường, hỏa lực binh sĩ VNCH và Hmong luôn yếu hơn địch. Mọi sự đă có không quân yểm trợ. Chỉ không lực Mỹ mới có phản lực. Không quân Lào có máy bay 2 chong chóng T28, Không Quân Việt Nam chỉ có các máy bay cánh quạt A37. Hỏa lực kém gây tổn thất nhân mạng nhiều hơn cho đồng minh nhưng đó không phải là điều Mỹ quan tâm.
    Chỉ trong ṿng 1 đêm pḥng tuyến Vàng Pao sụp đổ. Hỏa lực trọng pháo Thái Lan không làm chậm sức tiến của địch. Bắc Việt chấp nhận mọi tổn thất và tấn công các căn cứ hỏa lực bằng chiến thuật biển người, có xe tăng yểm trợ. Quá nhiều Bắc Quân quanh căn cứ đến nỗi máy bay tiếp tế không thể hạ cánh và rỡ hàng. Không quân bắt đầu dùng kỹ thuật thả dù từ độ cao vài ngàn bộ. Một số tiếp liệu lọt vào ṿng vây của Thái lan nhưng đa số lọt vào tay địch.
    Các căn cứ hỏa lực thường xuyên liên lạc vô tuyến với Long Cheng. Một căn cứ báo cáo rằng Bắc Quân đă chọc thủng pḥng tuyến và tràn ngập các hầm chiến đấu. Rồi th́ căn cứ mất liên lạc. Các căn cứ khác báo cáo tăng địch đè bẹp hàng rào kẽm gai concertina. Và rồi 1 căn cứ thất thủ. Một binh sĩ Thái thuộc pháo đội 105 ly kinh hoàng thét vào vô tuyến rằng xe tăng đă lọt vào căn cứ, đè bẹp các công sự đầy binh sĩ. và rồi đứt liên lạc.
    Vàng Pao tung các đơn vị Hmong về hướng Nam Cánh Đồng Chum để t́m các binh sĩ Thái Lan c̣n sống sót, đem họ về Long Cheng.Trong khi Hmong t́m kiếm, B-52 thả bom san bằng những căn cứ bị thất thủ. Trong ṿng 3 ngày, F-4 Phantom từ Thái Lan và T-28 của các phi công Hmong xuất phát từ Long Cheng, tấn công khu vực, tiêu diệt Bắc Quân với mọi khả năng và phương tiện sẵn có.Tư lịnh mới của bắc Quân, tướng Lê Trọng Tấn đă biết trước và đă trí súng cao xạ 12.7 ly khắp Cánh Đồng Chum. Họ hạ được 1 Phantom. Lần đầu tiên trong cuộc chiến, Mig xuất hiện nghinh chiến với phản lực Mỹ và hạ được 5 Phantom. Pḥng không Bắc Việt bắn hạ 2 T-28.
    Trong lúc ấy, những bức không ảnh cho thấy những đoàn xe kéo theo rờ moọc ngụy trang di chuyển về phía Cánh Đồng Chum trên đường 7. Đó là 16 khẩu đại pháo tầm xa 130 ly, có tầm bắn là 18 dặm (30 km). Khi lực lượng Vàng Pao rút về Long Cheng, Bắc Quân kéo những khẩu đại pháo này về phía Nam cánh đồng, nơi công binh Bắc Việt đă sửa soạn sẵn những cái hang đá và hầm hố kiên cố đón nhận vũ khí mới.

    Mưa đại pháo

    Vàng Pao không tung quân ra chặn địch. Ông ta trở nên buồn ủ rũ. Từ chối không tiếp xúc với các nhân viên CIA Mỹ, ông ta không ra lịnh và cũng không có kế hoạch ǵ nữa. Báo cáo về tinh thần Vàng Pao đến văn pḥng Pat Landry ở Udorn. Landry và Hugh Tovar, giám đốc phân bộ Vientaine, bay đến Long Cheng t́m gặp Vàng Pao. Nhưng Vàng Pao không ở đấy. Ông đă đi Phu Long Mat, leo lên đỉnh núi và một ḿnh suy nghĩ. Họ thấy Vàng Pao trong một cái cḥi trùm một cái mền lên vai, đang sưởi ấm trước một đống lửa. Tovar kể:" Thoạt tiên Vàng Pao không nói, nhưng rốt cuộc, ông ta than văn về thiếu yểm trợ không lực và sự thúc thủ của ông". Landry và Tovar không nói ǵ, mặc Vàng Pao trút hết buồn phiền giận dữ. Cuối cùng Vàng Pao nguôi ngoai, sẵn sàng nói chuyện , điều nghiên t́nh h́nh và cân nhắc các phương án.
    Vàng Pao quyết định cố thủ G̣ Skyline Ridge. Landry không vận công nhân (không phải công binh), xe ủi và vật liệu xây dựng đến Long Cheng để xây cất những công sự chiến đấu và tăng viện thêm binh sĩ Thái Lan thay cho những tổn thất nhân sự vừa qua. Một trung đoàn quân đội hoàng gia Lào cũng đến từ Savanakhet như một món quà của tướng Phasouk. Vàng Pao giao cho lính Thái Lan trấn thủ các công sự trên g̣ Skyline và biệt kích Hmong ở 2 khu vực cuối thung lũng Long Cheng pḥng địch đánh cạnh sườn. Trung đoàn của Phasouk chiếm đóng ở g̣ Zebra. Các tiểu đoàn Hmong chốt các vị trí giữa Zebra và Long Cheng tạo quấy nhiễu Bắc Quân khi họ tấn công lên Skyline.
    Đến cuối tháng một đơn vị tuần tiễu Hmong phát giác một toán thám sát Bắc Việt ẩn núp trên các tảng núi đá phía Đông Skyline.Lập tức Hmong diệt gọn toán thám sát này. Các tử thi Bắc quân mang ống nḥm và bảng vẽ. Họ vẽ bản đồ Long Cheng cho đại pháo tầm xa 130 ly của Lê Trọng Tấn.
    Trái pháo đầu tiên nă vào Long Cheng đúng ngày mùng 1 Tết, gần bộ tư lịnh Thái Lan ở phía Đông thung lũng. Sức nổ tạo chấn động đến khu nhà ở của CIA cách đó vài trăm mét. Tiếp theo là trận mưa đại pháo làm vỡ một mảng g̣ King. Trận mưa pháo kéo dài suốt đêm, hết trái này đến trái khác. Liên lạc vô tuyến đến Vientaine rất khó v́ tiếng nổ át tiếng nói. Sau vài giờ, đại bác 105 ly của Long Cheng bắt đầu phản pháo nhưng chỉ là phản ứng vô ích. Không ai biết vị trí các khẩu 130 ly của địch. Cho dù biết được vị trí, tầm xa của 105 cũng không thể bắn tới. Cho dù bắn tới cũng không thể phá vỡ những hốc đá thiên nhiên dùng làm nơi bố trí súng.
    Tuần lễ đầu tháng Giêng năm 1972, 24 tiểu đoàn Bắc Quân băng qua thung lũng Tha Tham Bleung về phía g̣ Skyline, lướt qua những tiểu đoàn Homng làm nhiệm vụ chốt cản. Sau đó, hàng ngàn quân Bắc Việt ḅ lên dốc phía bắc g̣ Skyline. Binh sĩ Thái Lan trong những hầm chiến đấu bắn trọng pháo trực xạ vào lực lượng tấn công và sau 3 ngày tác chiến không ngừng nghỉ, đă có thể đẩy lùi địch. Đại pháo 130 lại khai hỏa. Đặc công xâm nhập căn cứ và phá hủy một kho đạn.. Hai đêm sau, một toán đặc công khác lọt vào thung lũng và bắn hỏa tiễn vào bộ chỉ huy CIA, đài truyền tin và khu tư dinh Vàng Pao.
    Cơn mưa pháo 130 ly dập nát căn cứ. 20 ngàn dân Hmong đổ về Long Cheng tị nạn trước đó lại một lần nữa phải di tản. Hầu hết họ đến Ban Some, nơi làm trung tâm tiếp nhận tị nạn thay cho Sam Thông đă bị thất thủ. Vàng Pao muốn dân tị nạn quay trở lại để nâng cao tinh thần binh sĩ. Nếu gia đ́nh binh sĩ ở lại, các chiến sĩ sẽ quyết tử để bảo vệ vợ con. Nhưng dân tị nạn không quay lại, trừ phi Vàng Pao có cách nào đó khả dĩ chống đỡ vũ khí mới của Bắc Việt: đại pháo tầm xa 130 ly.
    Phi công T-28 của Hmong bay mỗi ngày lùng kiếm vị trí đại pháo địch, đánh dấu bằng khói để phản lực Mỹ oanh tạc. Nhưng các phi công này chỉ t́m thấy một số và chỉ 2 khẩu bị tiêu diệt. Vàng Pao dùng chiến thuật khác. Ông bắt đầu dời đại bác và vị trí đóng quân, buộc địch phải dời vị trí 130 liên tục. Nhờ thế, trận mưa đại pháo chậm lại.
    Trong lúc chiến trường tạm im tiếng, Hugh Tovar làm một quyết định không tiền khoáng hậu là mời một số nhà báo đến Long Cheng. Tovar muốn họ thấy rằng tất cả địch quân bao vây Long Cheng là quân Bắc Việt, và do đó chính Bắc Việt vi phạm hiệp ước. New York Times, Associated Press và United Press International và các toán quay phim thuộc 3 mạng lưới truyền h́nh chính. Sau khi tham quan Long Cheng, báo chí lên trực thăng đến g̣ Skyline, nơi đang tử thủ dưới các trận mưa đại pháo. Trên g̣ pḥng tuyến, họ thấy những vị trí pḥng thủ có tường chắn h́nh bán nguyệt bao quanh và một hầm sâu dưới 3 mét đất đá. Họ thấy những hố đại pháo và khung cảnh hoang tàn nơi chiến địa.
    Thiếu tá Chanh Nosavan, một sĩ quan của tướng Phasouk biệt phái từ Savanakhet có mặt trên g̣ Skyline. Các kư giả bao quanh ông xin phỏng vấn. Khi Chanh đang nói, một trận mưa đại pháo ập xuống. Mảnh pháo trúng vào đầu Chanh và máu tuôn xối xả. Các phóng viên hốt hoảng t́m chỗ ẩn náu trong khi một trực thăng hạ cánh tải thương. Nhưng các phóng viên tranh nhau trèo lên khiến Chanh phải ở lại chờ chuyến sau.
    Di chuyển vị trí liên tục mà không được ngủ nghỉ làm chùng nhụt thể chất bằng sắt của Vàng Pao. Đêm nào cũng nằm dưới hầm ẩm ướt, Vàng Pao bị sưng phổi.. Trong một chuyến thăm viếng ở Padong kiểm tra một nỗ lực tuyển mộ tân binh, Vàng Pao bật khóc như không ǵ có thể làm ngừng khóc khi thấy cảnh què cụt, các góa phụ và trẻ em 12 tuổi khoác trên vai khẩu M-16. Cố vấn CIA hiểu rằng ông ta đang trong t́nh trạng suy sụp tinh thần cũng như thể xác. Họ đưa ông đến bịnh viện dă chiến ở Udorn chích cho ông vài mũi trụ sinh. Trong ṿng 1 tuần, Vàng Pao trở lại Long Cheng, sinh lực sung măn, nắm quyền tư lịnh và bận rộn sắp xếp công việc chiến đấu. Thật đáng kính phục cho tinh thần vị hổ tướng này.
    Báo chí Mỹ tiên đoán Long Cheng sẽ thất thủ. Các bài báo phản ảnh các đánh giá của cố vấn, những chuyên gia quân sự từng khuyên Vàng Pao bỏ căn cứ để thiết lập một pḥng tuyến khác sâu hơn về phía Nam. Vàng Pao không nghe nhưng thủ tướng Souvanna Phouma nghe. Souvanna ra lịnh cho Vàng Pao rút quân để pḥng thủ thủ đô Vientaine. Vàng Pao bay đến Vientaine để cam kết với thủ tướng rằng ông sẽ phá vỡ ṿng vây. Souvanna không đồng ư nhưng trong t́nh thế, ông ta không thể bắt buộc Vàng Pao v́ chỉ có quân đội Hmong chống đỡ cho cả quốc gia. Quân đội hoàng gia Lào là con số không. Vàng Pao đ̣i tử thủ Long Cheng nếu không ông sẽ bỏ cuộc. Souvanna đành phải chiều ư.
    CIA ở Long Cheng hy vọng Vàng Pao sẽ rút quân. Phi công Mỹ của Air America không c̣n ở căn cứ nữa. Họ rút về thủ đô (tuy vẫn tiếp tục bay) v́ phi đạo ở Long Cheng bị hư hại gần như bất khiển dụng và vẫn là mục tiêu của 130 ly mỗi ngày. bất cứ phi cơ nào ở sân bay lâu một chút sẽ trờ thành mục tiêu pháo kích. Xác máy bay trúng đạn nằm rải rác dọc theo phi đạo. CIA rời căn cứ về ngủ ở Vientaine cho đến sáng mới trở lại Long Cheng. Chỉ Jerry Daniels, một gă "điếc không sợ súng" xứ Montana chịu ở lại. Nhưng khi Vàng Pao cương quyết tử thủ Long Cheng, CIA triệu tập một buổi họp và cũng quyết định yểm trợ Vàng Pao cho đến hơi thở cuối cùng. Họ tu bổ các công sự chiến đấu ở g̣ King và quay trở lại. Tất cả CIA quay trở lại.

    con tiep

  2. #22
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Giải tỏa Skyline

    Giữa tháng Giêng năm 1972, Bắc quân gia tăng cường độ tấn công lên Skyline và dẹp tan vài công sự chiến đấu Thái Lan, chiếm được góc Đông Skyline. Vàng Pao đoán dịch sẽ tấn công các chỗ c̣n lại trên Skyline nhưng không thấy ǵ cả. Vài ngày trôi qua địch quân vẫn không phát động cuộc tấn công mới. Đột nhiên Vàng Pao hiểu ra. Địch đang chờ tăng viện cho một cuộc tấn công quyết định. Vàng Pao ra lịnh các toán thám báo t́m kiếm vị trí các lực lượng tăng viện địch. Một trung đoàn Bắc Việt bị phát hiện cách Long Cheng có 1 dặm, tiến về thung lũng trong đội h́nh tập trung, không biết đă bị lộ. Vàng Pao huy động tất cả trọng pháo nhắm vào thung lũng. Cả 1 trung đoàn bị diệt gọn.
    Hai ngày sau, B-52 bay trên cao, ngoài tầm pḥng không, trải thảm bom xuống các cứ điểm quân địch ở phía Đông Skyline. Dọc theo triền Skyline, Bắc quân vội vă rút lui. Phi cơ trinh sát Hmong theo dơi cuộc rút quân của địch. Một lực lượng địch chạy vào một ḷng chảo dài có cái tên thung lũng Chuối, nơi các bụi tre và chuối mọc um tùm. Địch quân bị lọt vào bẫy thiên nhiên không lối thoát. Vàng Pao kéo pháo lên núi bắn xuống thung lũng. Sau đợt trọng pháo, phản lực Mỹ từ Thái Lan oanh kích vào đám quân mắc kẹt trong rừng tre, chuối. Vàng Pao lên trực thăng thị sát mặt trận. Chiến trường đầy những hố bom, tre, chuối gục đổ. Trong cảnh tàn khốc đó, ba ngàn tử thi quân Bắc Việt nằm rải rác.
    Các đợt tấn công lên Skyline chựng lại, Bắc Quân đổi chiến thuật và dùng xe tăng. Cuộc tấn công bằng chiến xa đầu tiên xẩy ra vào ban ngày. Phản lực Mỹ bắt gặp và tiêu diệt chiếc đầu. 10 tăng khác tấn công vào ban đêm. Hầu hết tăng bị trúng ḿn và hỏa tiễn cá nhân của binh sĩ Thái Lan, nhưng 3 chiếc leo được lên đỉnh Skyline xạ kích xuống thung lũng trước khi rút.
    Tăng làm Hmong hoảng sợ. "Khi pháo tháp đóng lại và không thấy bóng địch bên trong, tăng giống như một quái vật bất khả xâm phạm, khạc lửa và từ từ tiến không ǵ có thể cản trở. Khác với binh sĩ chính quy Thái Lan được huấn luyện chống chiến xa, Hmong không có kinh nghiệm cũng như huấn luyện và cũng không có hỏa tiễn chống chiến xa. Thấy xe tăng, họ nấp hay bỏ chạy, Ngoại trừ vài biệt lệ.
    Trước đó, 1 Hmong đi vào huyền thoại v́ đă một ḿnh diệt một T-34 trong một đợt tấn công quét sạch lực lượng Thái Lan trên Cánh Đồng Chum. Khi T-34 xuất hiện, đơn vị Lư Cheng đang ở dưới chiến hào. Đại bác của xe tăng nă vào họ. Vài Hmong nhảy khỏi chiến hào bỏ chạy trong khi những kẻ khác tê liệt v́ sợ, nằm úp mặt xuống đất hay co cuộn lại tránh đạn. Tăng rầm rầm đến gần, súng máy từ tăng vẫn nhả đạn.
    Lư Cheng cũng hoảng sợ như đồng đội. Tuy vậy, anh đứng dậy 2 tay 2 trái lựu đạn (Nhục nhă cho cố vấn Mỹ, hỏa tiễn M-72 đâu?)chạy thẳng đến xe tăng. Anh bị trúng đạn vào cả 2 đùi và bắp tay. Một viên xuyên qua má làm văng mất hàm dưới. Cheng vẫn tiến nhưng rồi ngă gục. Tăng vượt qua xác Cheng tiến về phía chiến hào. Cheng ḅ dậy, ném cả 2 lựu đạn vào xích xe tăng rồi lăn ra xa. Lựu đạn nổ đứt xích xe tăng. Hai Hmong ra khỏi hầm chiến đấu cứu Cheng. Cheng sống sót, mặt bị biến dạng v́ vết thương nhưng là 1 anh hùng. Chỉ có 1 Homong duy nhất diệt tăng mà không có hỏa tiễn M-72..
    Vào cuối tháng, trực thăng không vận 8 tiểu đoàn Thái Lan đến Long Cheng. Với số quân này, Vàng Pao bắt đầu chiến dịch nhử bắc Quân ra xa căn cứ. Người Thái Lan thế chỗ cho các trung đoàn Hmong pḥng thủ phía Đông Long Cheng, để lực lượng Hmong rảnh tay tiến về hướng Bắc, đồng thời lực lượng Hmong từ Bouam Long thọc xuống Nam tiến vào Cánh Đồng Chum, tạo cảm tưởng tấn công Cánh Đồng Chum. Địch quân mắc mưu, chuyển 11 tiểu đoàn từ Long Cheng để nghênh địch. Khi Vàng Pao có thêm 8 tiểu đoàn, Bắc quân dùng 11 tiểu đoàn với vũ khí tối tân để đối phó. Sự kiện này cho ta thấy nếu quân số không bị chênh lệch, quân Hmong đánh bại Bắc quân dễ dàng.
    Cuộc chiến dịu êm được 2 tuần. Ngày 11 tháng Ba, đại pháo 130 ly lại nă đạn lên Skyline chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn. Đến cuối tháng ba, Bắc Quân đă chiếm đỉnh cao nhất Skyline và không thể bị đánh bật.Vô tuyến nghe được từ phía địch tiết lộ bắc quân tin tưởng Long Cheng sẽ thất thủ. Các tiểu đoàn Thái Lan thay phiên nhau leo lên Skyline định tái chiếm trong khi binh sĩ Hmong ở dưới đứng xem. Vàng Pao không muốn hao quân Hmong v́ chỉ có Hmong mới là những đơn vị tấn công thiện chiến đáng tin cậy của ông (Thái Lan chỉ giỏi pḥng thủ) và những tay súng này khó có thể bổ sung v́ Hmong trong hạn tuổi quân dịch đă nhập ngũ hay đă chết. CIA ở Long Cheng cũng ư thức được vấn đề nhân sự. "Tôi tin rằng công tác của Bắc Quân là tiêu diệt Hmong. Diệt Hmong, chúng ta (người Mỹ) không c̣n nhiều phương án chọn lựa để pḥng vệ đất nước này. Phải tiết kiệm xương máu Hmong."
    Lực lượng Thái Lan trên đỉnh Skyline chiến đấu dũng cảm dù họ là lính đánh thuê được trả tiền hậu hĩnh. Hàng trăm xác chết của cả 2 bên nằm rải rác khắp sườn đồi, nhưng sau 2 tuần, các cao điểm vẫn trong tay địch quân. Trở lại bộ chỉ huy AB-1 ở Udorn, Pat landry cố sức t́m nguồn không yểm nhưng vô ích. Hà Nội tung 12 sư đoàn đánh vào Việt Nam (mùa hè đỏ lửa 1972) và không lực Mỹ dồn mọi phương tiện cho chiến trường Việt Nam..

    Người Mỹ gọi cuộc tấn công này là Cuộc tổng tấn công mùa Phục Sinh. (Easter Offensive). Cuộc tấn công này lớn đến mức có thể tương đương với cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968. Mục đích của Giáp là tiêu diệt quân đội Việt Nam Cộng Ḥa và chiếm đoạt lănh thổ nhằm đánh bại chương tŕnh Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon, gây bất tín nhiệm nơi cử tri và cuối cùng là thay vào đó 1 tổng thống chủ ḥa. Tất cả phản lực Mỹ đổ dồn vào việc yểm trợ cho quân đội Việt Nam Cộng Ḥa khỏi bị tiêu diệt.Tuy nhiên, Landry vẫn kiên tŕ xin không yểm. Cuối cùng ông được biệt phái vài oanh tạc cơ B-52 và phi pháo AC-119 cận yểm.
    Vào mùng 10 tháng Tư năm 1972, máy bay Mỹ đến. Để giảm thiểu tổn thất cho Long Cheng, B-52 thả bom ở mặt Bắc Skyline. Xong trận bom, phi pháo AC-119 nhập trận, càn quét những cao điểm với 7.63 mini gun và đại bác Vulcan. Sau khi ngưng tiếng nổ, biệt kích Hmong tiến lên Skyline tiêu diệt những địch quân c̣n sống sót. Bom đă tiêu hủy tất cả, chỉ c̣n 6 quân Bắc Việt sống sót chờ các họng súng Hmong đến thanh lư.
    Trong lúc không quân Mỹ tiêu diệt Bắc quân trên đỉnh Skyline, mùa hè đỏ lửa 1972 của Lê Trọng Tấn đă kết thúc. Hà Nội lấy đi sư đoàn 312 của ông tăng cường cho mặt trận Huế, nơi thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Ḥa mở cuộc phản công tái chiếm những ǵ đă mất. Sự dũng cảm không ngờ của chiến sĩ VNCH làm ngạc nhiên mọi người. Sự tăng viện của sư đoàn 312 quá trễ để có thể thay đổi thế trận. Nếu sư 312 và 316 có mặt ở Huế và Quảng Trị từ đầu, có lẽ cục diện đă đổi khác. Hmong và Thái Lan cùng với các tiểu đoàn hoàng gia Lào thuộc quân khu IV đă cầm chân 2 sư đoàn Bắc Việt suốt 4 tháng. Cầm chân địch quân không thôi tự nó đă là một thắng lợi. Chỉ với sự kiện nó có thể thay đổi toàn cục diện chiến trường miền Nam Việt Nam, nó là một thắng lợi đáng kể.

    Cộng Quân rút lui

    Khi Lê Trọng Tấn chuẩn bị rút quân, ông ta nă một trận mưa pháo 130 ly nữa vào Long Cheng. Từ tháng Mười Hai năm 1971, Long Cheng hứng chịu trên 11 ngàn trái đạn trọng pháo, hầu hết là đại pháo 130 ly trong khi các khẩu 105 ly cổ lỗ thời đệ nhị thế chiến của Long Cheng bắn không tới vị trí địch. Nhắc lại, không phải vũ khí Mỹ kém hơn Sô Viết nhưng quyết tâm Mỹ kém quyết tâm Sô Viết và thế giới Cộng Sản. Lực lượng ủy nhiệm gồm Bắc Việt, Nam Việt, Hmong, Thái Lan đều chiến đấu như nhau. Mức hữu hiệu tùy theo vũ khí được bọn đế quốc viện trợ. Khác với lời Vơ Nguyên Giáp huyênh hoang về quân đội Bắc Việt, quân đội Hmong trội hơn về thiện chiến và tinh thần, chỉ kém hơn về vũ trang mà thôi. Vào thời điểm 1972, quân Hmong đa số vẫn c̣n dùng Carbine M-1, chưa có M-16. Phi trường Long Cheng và những triền dốc phía Nam chi chít những hố đạn đại pháo. Nhà cửa, hàng quán điêu tàn đổ nát. Hầu như mọi công tŕnh quân sự đều trúng đạn. Xác máy bay nằm lẫn lộn với dụng cụ, xe pháo hư hỏng rải rác khắp các ngọn đồi ở chân núi.
    Trận pháo cuối cùng không khốc liệt như trước, nhưng nó không ngừng nghỉ. Một toán quay phim Mỹ xin phép quay phim cuộc vây khổn làm tài liệu và được toà đại sứ ở Lào cho phép. Toán quay phim thu h́nh cảnh hoang tàn ở Long Cheng, phỏng vấn binh sĩ Hmong, Thái Lan và vài phi công Ravens nữa. (Raven là toán phi công thám thính Mỹ, ăn ngủ tại Long Cheng, hợp tác chặt vhẽ với phi công t-28 Hmong của Vàng Pao, hướng dẫn phản lực Mỹ oanh tạc). Sau này cuộn phim được phổ biến trên truyền h́nh Mỹ, cho khán thính giả Mỹ thấy được bộ chỉ huy đầu năo của đạo quân bí mật CIA Mỹ trên đất Lào.
    Với hoạt động quân sự Bắc Việt giảm sút, Vàng Pao tung thám báo thâm nhập tuyến địch t́m vị trí các khẩu 130 ly cho Phantom Mỹ từ Thái Lan bay đến tiêu diệt. Nhưng vài nơi các khẩu súng được giấu trong những hang động vẫn c̣n sót. Rốt cuộc, bom dùng laser hướng dẫn xuyên thủng hang đá t́m được mục tiêu và tiêu hủy nó.
    Lúc này cuộc rút quân của Bắc Việt bắt trớn với nhịp độ cao nhất. Lê Trọng Tấn để lại 4 trung đoàn pḥng thủ Cánh Đồng Chum và để bảo vệ 2 bộ chỉ huy sư đoàn, một ờ thung lũng Tha Tham Bleung, của sư 312, một ở đỉnh Phu Phasai của 316. Cánh đồng cũng như 2 bộ chỉ huy sẽ trở nên những mục tiêu hành quân mùa mưa của Vàng Pao dù c̣n 4 tháng nữa mới đến mùa mưa. Hiện tại Vàng Pao có những mối bận tâm khác. Long Cheng đă tồn tại qua thêm một mùa khô với một cái giá quá đắt. Hàng ngàn Hmong đă tử trận. Binh sĩ bổ sung toàn trẻ con dưới 16 tuổi chiếm một nửa trong lực lượng Vàng Pao. Các bô lăo, các trưởng tộc Hmong yêu cầu Vàng Pao triệt thoái đến tỉnh Sayaboury, (đất CIA hứa làm an toàn khu cho Hmong). Vàng Pao chưa có phản ứng. Ông cần biết chiến lược người Mỹ về Đông Nam Á. Chính quyền Nixon đă bắt đầu bang giao với Trung Cộng và rút quân khỏi Việt Nam. Hoa Thịnh Đốn dám bỏ Lào và bỏ rơi Hmong.
    Trong bí mật, Vàng Pao bay sang Mỹ gặp Edgar Buell, cựu giám đốc cứu trợ tị nạn. Hai năm qua sức khỏa Buell sa sút trầm trọng. Ông bĩ sốt rét và đau tim tại Vientaine, phải qua Mỹ chữa trị. Sau cuộc gặp gỡ, vàng Pao và Buell rủ nhau đi Washington DC. Họ nói chuyện với các chính khách, viên chức Ngũ Giác Đài và ở trung tâm CIA. Họ biết rơ rằng người Mỹ chuẩn bị rút lui khỏi Đông Nam Á.
    Trở lại Lào, Vàng Pao bắt đầu tổ chức các công việc cho cuộc phản công mùa mưa như đă từng xúc tiến hàng năm. CIA xây cất lại những bộ chỉ huy quân sự và Landry cung cấp thêm hàng ngàn tay súng Thái Lan tăng viện cho Long Cheng. Quân số Vàng Pao lên đến 11 trung đoàn nhưng chỉ có 3 trung đoàn Hmong. Số c̣n lại là người Thái Lan và quân đội hoàng gia Lào biệt phái. Vào tháng Tám, 2 trung đoàn Hmong mở cuộc tấn công vào Cánh Đồng Chum. Đa số binh sĩ dưới tuổi vị thành niên. Mặc dù có không yểm mạnh mẽ, các trung đoàn chùn lại và tháo lui. Landry nhận báo cáo từ các cố vấn Mỹ thuộc các trung đoàn cho biết kỷ luật và nhuệ khí truyền thống Hmong đă không c̣n nữa. Họ chỉ là trẻ con và họ muốn về nhà.
    Ba tháng sau các trung đoàn Hmong trở lại Cánh Đồng Chum, bám được vào mép Nam, được trọng pháo Thái Lan yểm trợ. Ở vị trí tuyến đầu, các cấp chỉ huy Hmong chọn những binh sĩ trẻ tuổi, nhỏ con nhất trong đơn vị làm công tác đặc biệt. Đêm xuống, các chú bé chiến sĩ này chiếm các hốc đá nhỏ gọi là hang nhện, đóng chốt. Khi địch quân toan tính trèo lên, các chú lính bé nhỏ thả lựu đạn lăn theo triền dốc. Hiển nhiên các chú bé ở vị trí đồu sóng ngọn gió và là những người gục ngă trước nhất. Cố vấn CIA thị sát các tuyến đầu bất măn với chiến thuật thí chốt này. "Tôi luôn cảm thấy bất nhẫn khi mục kích các túi đựng xác các chú bé khiêng về hậu cứ hoặc nh́n thấy các thương binh nhỏ bé ḿnh mẩy đẫm máu nhưng không hề rên la được khiêng lên trực thăng tản thương.
    Khi áp lực Bắc Quân gia tăng lên các trung đoàn, B-52 bắt đầu lâm trận. Bắc Quân dội lại. Nhưng khi thời tiết xấu cản trở không yểm, Bắc Quân lại tập trung quân tấn công. Các tiểu đoàn đặc công tràn lên trong đội h́nh dày đặc theo lịnh c̣i tu huưt, kèn đồng hoặc nhịp trống thúc quân. Trọng pháo Thái Lan bắn cho đến khi các họng súng trở nên nóng đỏ. Khi thời tiết khả quan hơn, B-52 quay lại nhưng quân Bắc Việt quá gần với quân Hmong để có thể xác định mục tiêu. Trong ṿng 1 tuần, 2 trung đoàn Hmong tổn thất nặng và rút lui.
    Bắc quân truy kích từ Cánh Đồng Chum về hướng Long Cheng. Mặc dù ít khi đụng trận, quân đội hoàng gia Lào biệt phái bắt đầu bỏ ngũ tập thể. Chỉ binh sĩ Thái Lan c̣n đứng vững. Cộng Quân tiến vào bán kính 6 dặm từ Long Cheng, đóng chốt, dời đại pháo vào vị trí chuẩn bị một cuộc bao vây Long Cheng lần thứ hai.
    CIA tập trung nỗ lực tiêu diệt đại pháo và không tập các tuyến hậu cần địch. Landry huy động B-52 và phản lực cận tập nhưng đại pháo Bắc Quân tiếp tục nă vào Long Cheng và tiếp liệu địch vẫn cứ thông suốt. Cuối cùng, Landry có thêm F-111 trong tay. Trọng tải bom của F-111 bằng F-4 và F-105 cộng lại. (6 tấn bom) và trang bị hệ thống truyền tin hiện đại để có thể bay đêm hay bất cứ loại thời tiết nào. Không quân Mỹ dựng 4 đài radar ở Long Cheng giúp F-111 có thể điều chỉnh độ chính xác trong những trận bom hướng dẫn bằng radar.
    F-111 quả là khắc tinh của Cộng Quân. Từng ổ 130 ly bị trúng bom một cách chính xác. Khi F-111 bay trên không phận Bouam Longvị chỉ huy Hmong ở đây, trung tá Moua Cher Pao báo cáo rằng địch quân đang bị tiêu diệt. Moua nói với Vàng Pao (Ông là bố vợ Vàng Pao) rằng ông không cần tăng viện hay ḿn, trọng pháo, hỏa tiễn nữa. "Chỉ cần F-111". F-111 không gây tiếng động, chỉ nghe "vèo" một tiếng nhè nhẹ ngang đầu. Bắc Quân gọi là "tiếng th́ thầm của tử thần" tỏ sự kính sợ mức hiệu quả chết người của nó. CIA chịu trách nhiệm lượng định kết quả oanh tạc kết luận: Nếu chiến tranh kéo dài th́ chẳng mấy chốc, F-111 sẽ tiêu diệt hết những đơn vị tầm cỡ của bắc Việt tại quân khu II.

    Người Mỹ chuẩn bị bỏ cuộc.

    Nhưng chiến tranh không c̣n tiếp diễn nữa, ít nhất trên ư nghĩa với sự yểm trợ của Mỹ. Khi F-111 tàn sát Bắc Quân tại quân khu II, những máy bay khác gieo chết chóc tại Bắc Việt. Cuộc tổng công kích 1972 của Cộng Quân đă thuyết phục Nixon rằng Cộng Quân không bao giờ chịu đàm phán trừ phi bị buộc phải đàm phán bởi lực lượng vượt trội. Ông nói với Kissinger, " Tôi định sẽ tấn công không ngừng nghỉ để khuất phục chúng". Sau khi hội ư vối Ngũ Giác Đài, Nixon phong tỏa hải cảng chính của miền Bắc là Hải Pḥng và kế đó là bắt đầu một trận băo bom khủng khiếp mà bắc Việt sau này gọi là trận Điện Biên Phủ trên không. Họ ngụ ư đánh bại Mỹ trên không nhưng thực ra th́ ngược lại. Cả miền Bắc quằn quại trong cơn băo bom vô tiền khoáng hậu. Dường như sống sót sau trận băo bom ấy cũng đủ tự xưng đánh bại Mỹ.
    Tuy nhiên, trước khi ra tay, Nixon cũng muốn bảo đảm sự không can thiệp của Sô Viết và Trung Cộng. Những thăm ḍ ngoại giao cho thấy những dấu hiệu thuận lợi. Sô Viết muốn sưởi ấm lại bang giao và Trung Cộng cũng muốn nối lại hữu nghị với phương Tây. Cả 2 siêu cường Cộng Sản hứa sẽ án binh bất động, mặc cho Mỹ tự do hành động.
    Sau khi ḿn được thả xuống cảng Hải Pḥng, Sô Viết ngừng tất cả tiếp liệu quân sự cho miền Bắc và mời Nixon đến Mốt Cơ Va. Trung Cộng cũng phản ứng tương tự. Suốt ba tháng từ khi phong tỏa cảng Hải Pḥng, Trung Cộng ngưng mọi tiếp tế cho Bắc Việt và hơn thế nữa, ngưng mọi tiếp tế đường bộ cho Bắc Việt. Mạch sống miền bắc bị cắt đứt. Bắc quân tại miền Nam Việt Nam không bao lâu lâm cảnh thiếu hụt lương thực, đạn dược, buộc phải xuống thang chiến tranh.
    Đ̣n kế tiếp của Nixon là phát động 2 cuộc không tạc nổi tiếng: Linebacker I và Linebacker II. Linebacker I bắt đầu từ tháng Tư đến tháng 10 năm 1972, sử dụng 155,548 tấn bom phá hủy mọi đường hậu cần xuống phía Nam và các kho nhiên liệu cố định của địch cùng với 70/100 năng suất điện lực Bắc Việt. Khi Hà Nội vẫn không chịu đàm phán, Nixon tung ra cuộc dội bom Linebacker II.
    Mục đích Linebacker I là phá hủy khả năng chiến tranh của miền Bắc, Mục tiêu của Linebacker II là bẻ gẫy ư chí chiến đấu của địch. Đó là một trận dội bom đơn thuần gieo kinh hoàng đánh vào tinh thần bọn lănh đạo bắc Việt. và lần đầu tiên, Mỹ có thể theo dơi một cách gần gũi phản ứng địch. CIA đă chế tạo một loại trực thăng không gây tiếng động ngay cả khi bay thấp khoảng 30 mét cách mặt đất. Ngày 6 tháng Mười Hai năm 1972, 11 ngày trước khi khởi động cuộc dội bom Linebacker II, trực thăng này bay vào miền Bắc Việt Nam thả một toán chuyên viên theo dơi các đường dây điện thoại chính của bắc Việt.
    Khi Linebacker II tiến hành, bom dội xuống các trung tâm hỏa xa, các kho chứa hàng và bất cứ những ǵ gọi là có giá trị trong bán kính 10 dặm ở Hà Nội. Họ phá hủy các ổ hỏa tiễn đối không khiến Hà Nội bó tay trước những làn sóng oanh tạc cơ Mỹ. Nhờ vào việc nghe lén điện thoại, Henry Kissinger có được thế chủ động ở bàn hội nghị Paris. Dù Bắc Việt ở bàn hội nghị nghiêm trọng thề thốt như thế nào, Kissinger biết phản ứng thực sự của đối phương trước cuộc oanh tạc Hà Nội. Và sự thật là Linebacker I, II đă tác động dữ dội vào ư chí họ.
    Nixon không nới tay. B-52 tấn công Hà Nội từng đợt từng đợt không ngừng, bất kể ngày đêm khiến người dân thủ đô Hà Nội không thể ngủ nghỉ. Sự chấn động làm rạn vỡ những mảnh xi măng trên vách tường của những ngôi nhà cách đó nhiều dặm, mật đất rung chuyển như trong một cơn địa chấn vô tận. Những mái nhà ở ngoại ô đổ sụp. Nỗi sợ triền miên cộng với mất ngủ mang lại hiệu ứng tâm lư. Sau mỗi đợt oanh tạc, dân Hà Nội đi lang thang, vô định hướng, chẳng biết làm ǵ cả. Tù binh chiến tranh người Mỹ ở Hà Nội thấy lính gác co rúm người sợ hăi t́m chỗ ẩn núp trong cơn băo sắt thép, thỉnh thoảng một tia chớp loé soi rơ những khuôn mặt tái mét. "Ban ngày, bọn công an bắt đầu hỏi han xem các tù binh cần những thứ ǵ"
    Ngày 28 tháng Mười Hai, Bắc Việt chịu khuất phục. Họ ngoan ngoăn ngồi vào bàn đàm phán. Nực cười, vài chục năm sau họ huyênh hoang khoe chiến thắng Điện Biên Phủ trên không của họ.

    Vang Pao giă từ vũ khí

    1975, ở Long Cheng. Vàng Pao bó tay nh́n khi các đơn vị Cộng Quân Bắc Việt di chuyển lên đỉnh cao gần đó để đặt đại pháo. Những tiểu đoàn Thái Lan cuối cùng đă về nước từ năm ngoái. Giờ đây ông chỉ c̣n những binh sĩ dạn dày khói lửa nhưng mệt mỏi và những binh sĩ trẻ con thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Như trong quá khứ, mỗi lần bị đẩy về phía chân tường, Vàng Pao lại có những kế hoạch táo bạo. Sau khi đưa gia đ́nh sang Thái Lan, ông tập họp các sĩ quan và tiết lộ ư định đánh chiếm thủ đô Vientaine trước khi Bắc Quân chiếm đoạt Long Cheng.
    Khi ông chuẩn bị đảo chính, một máy bay liên lạc nhỏ chở Yang Dao, người Hmong đầu tiên có học vị tiến sĩ và là tác giả của một nghiên cứu kinh tế Hmong. Chị của Yang Dao lấy chồng mang họ Vàng, do đó có chút liên hệ họ hàng với Vàng Pao, Nhờ đó Yang Dao được Vàng Pao trợ cấp cho Dao yang theo học lấy bằng tiến sĩ bên Pháp. Đầu tiên là trung học và sau đó tốt nghiệp ở đại học Sorbonne. Nhà trí thức trẻ đến Long Cheng để tạ ơn vị hổ tướng quân khu II.


    Dr. Yang Dao

    Yang Dao gia nhập National Political Consultative council (NPCC, Hội Đồng Cố vấn Chính Trị Quốc Gia) năm 1973 như một người Trung Lập. Khờ khạo như Souvanna Phouma về ư đồ Pathet Lào, anh tự ḿnh vận động sự ủng hộ của người Hmong cho một chính phủ liên hiệp mới và để làm dịu đi nỗi e ngại về thiện chí của Pathet Lao. Anh mới nghe tin rằng Long Cheng đang đứng trước một đe dọa tấn công mới. Nó sẽ không chỉ là cuộc tấn công của Bắc Việt. Mọi phe phái đều muốn xen vào: Pathet Lào, lực lượng Trung Lập, và ngay cả cựu binh sĩ quân đội hoàng gia Lào. Phe khuynh hữu muốn lấy ḷng phe Cộng Sản. 8 bộ trưởng khuynh hữu từ chức và chạy sang Thái Lan cùng với 5 tướng lĩnh hoàng gia gieo vào ḷng mọi người mối nghi ngờ ḷng trung thành của phe hữu. Gia nhập vào phe chống Hmong là một kế sách của phe hữu để bày tỏ ḷng trung thành với chế độ mới và dùng Hmong như con dê tế thần đổ lỗi cho họ, chứ bản thân người Lào đều yêu ...Cộng Sản.
    Một khi Vàng Pao nắm rơ t́nh thế, ông tiêu tan ư chí chiến đấu. Ông muốn chống Bắc Việt nhưng không muốn chống toàn thể dân Lào. Vài ngày sau, ông leo lên trực thăng, bay sang Thái Lan và chính thức lưu vong.
    Nhiều tuần qua, CIA ở Thái Lan đă khuyên ông rời Lào và ngỏ ư cung cấp không vận cho binh sĩ ông, gia đ́nh ông sang Thái Lan. Khi Vàng Pao xiêu ḷng, CIA vội vă t́m phi công cho việc này. Chỉ có 1 phi công C-130 c̣n ở lại Đông Nam Á là Matt Hoff. CIA t́m thấy Hoff ở Bangkok, đang xếp hàng với hành lư lên máy bay đi Houston. T́m thấy Hoff, CIA trả 5 ngàn đô la cho Hoff. Sau đó, Hoff và 3 phi công của Hàng không Air America và một trưởng phi hành đoàn của Continental Air Services, một hàng không có giao kèo với CIA.
    Sáng ngày 14 tháng Năm năm 1975, 1 c-130, 2 C-46, một trực thăng và 1 Pilatus Porter hạ cánh xuống Long Cheng thực hiện cuộc di tản. Các máy bay bay 6 chuyến, chở được vài ngàn người Hmong đến Namphong, một căn cứ không quân bỏ hoang cách Udorn 50 dặm về phía Nam. Các sĩ quan cao cấp của Vàng Pao và gia đ́nh họ đi những chuyến đầu tiên đến Namphong. Sau khi đă di tản, ai cũng có thể chen lấn lên máy bay. Nhiều gia đ́nh hối lộ tiền cho phi công để được di tản. Một mệnh phụ giàu có dễ dàng mua chỗ cho cả gia đ́nh. Bà lên máy bay với 3 rương đựng đầy những thỏi bạc (tiền Hmong), nặng đến nỗi phải vài người mới có thể chuyển những thùng bạc ấy lên máy bay.Hàng trăm người Hmong giàu có khác cũng được đăi ngộ đặc biệt.
    hầu hết những người Hmong giàu có nhờ buôn bán, chủ trang trại, hay các bác sĩ. Hàng nhiều năm qua các trung tâm tị nạn và lương tháng binh sĩ đă tạo ra một thị trường rộng lớn cho các thương gia Hmong. Bắt đầu chỉ là những quán cà phê, quán ḿ quán hủ tiếu, dựng sơ sài bên đường. Dần dần các hàng quán trở thành xưởng, tiệm khang trang và rồi thành những trung tâm trao đổi hàng hóa, những thương xá rải rác khắp các thị trấn. Có những quầy thịt được cung cấp từ những trang trại chăn nuôi, có khi nuôi đến hàng trăm con ḅ sẵn sàng ngả thịt. Các trại chủ cũng bán trực tiếp cho lính ngoài chiến trường, thịt tại chỗ cho binh sĩ.
    Những con đường ṃn do đi lại nhiều cuối cùng cũng biến thành đường lộ. Các tay kinh doanh mua lại những xe quân đội, biến thành xe tắc xi, phục vụ các tuyến đường chạy đến Luang Prabang hay Vientaine.
    Trung tâm thương mại chính là Long Cheng, Sam Thông (trước khi bị Bắc Quân phá hủy), Pha Khao và Nuong Cha, tất cả đều là dân tị nạn chiến tranh. Hàng không vận tải chuyên chở từ 200 đến 300 tấn hàng hóa từ Vientaine đến Long Cheng mỗi tháng. Một phần lớn số hàng được bán ở Long Cheng bởi khoảng 600 thương gia Hmong. Số c̣n lại đến Sam Thông (khi Sam Thong thất thủ, hàng được chở đến Ban Some), Pha Khao, và Muong Cha bằng một đội ngũ xe Land Rovers, Jeeps và Toyota cải biến thành tắc xi. Từ những trung tâm này, các đoàn ngựa thồ mang hàng hóa đến các bản làng hẻo lánh trong những rặng núi quanh đấy. Năm 1969, Long Cheng là một trung tâm buôn bán sỉ và lẻ phát đạt. Đồ trang sức bằng bạc của Hmong và chổi quét nhà đều được bày bán trong các cửa hàng, cùng với radio Nhật, Thụy Sĩ và giấy toa lét Mỹ. Ở Long Cheng có những thợ may, nha sĩ, chụp h́nh, thợ giày dép, thợ làm bánh trái và tiệm sửa radio. Cũng có khoảng hơn một chục nhà hàng ở phố và ngay cả 1 nhà máy chế biến nước đá. Có nhiều cơ hội làm ra tiền và nhiều người Hmong trở nên giàu.
    Không hẳn sự giàu có hoàn toàn lương thiện. Giữa năm 1974, khi CIA ngừng hẳn mọi viện trợ cho biệt kích quân Hmong, Vàng Pao kinh doanh thuốc phiện để trả lương cho binh sĩ. V́ chiến cuộc tàn phá hầu hết khu vực trồng thuốc phiện ở quân khu II, Vàng Pao bắt đầu mua thuốc phiện của Burma ở Vientaine bổ sung vào nguồn cung cấp của Hmong ngày càng sa sút. Từ Vientaine ông chế biến thành heroin bán cho giới tiêu thụ. Số lượng heroin của ông có giá trị hàng triệu Mỹ Kim nhưng giá sỉ chỉ khoảng vài trăm ngàn. Nguồn hoa lợi này không đủ trả lương cho binh sĩ, Vàng Pao lấy ngân quỹ cứu trợ tị nạn và phát triển nông nghiệp dùng vào mục đích quân sự. Hai nguồn ngân sách này không bị ảnh hưởng bởi hiệp ước Văn Hồi Ḥa B́nh và Ḥa Giải kư kết năm 1973. Khi số tiền này cũng hết, ông bắt buộc sa thải binh sĩ.
    USAID (United States Agency for International Development) giúp đỡ bằng cách cho tặng trâu ḅ mua từ các nhà chăn nuôi Hmong làm quỹ hưu bổng cho binh sĩ giải ngũ. Có 4 trại nuôi heo và 3 trại nuôi gà lớn được thành lập nhưng không đủ cấp dưỡng cho các binh sĩ giải ngũ. Phần lớn binh sĩ trút bất măn vào cựu chỉ huy, 7 sĩ quan đă bị ám sát trong ṿng vài tuần. Những cựu chiến binh khác bắt đầu ăn cắp dụng cụ quân sự, vũ khí chở bằng xe tải đến bờ sông Mekong, chuyển bằng phà qua Thái Lan bán cho bọn buôn vũ khí. Số vũ khí này cuối cùng lọt vào tay Cộng Sản dùng để giết người Hmong.
    Không phải tất cả Hmong đều muốn di tản. Yang Dao tin rằng với Vàng Pao và các sĩ quan phụ tá của ông ở Thái Lan, Cộng Sản sẽ chấm dứt các cuộc trả thù người Hmong. Touby cũng tin như vậy và uỷ nhiệm Yang Dao tổ chức các sinh viên ở Vientaine đi vận động khắp các khu định cư Hmong quanh Long Cheng tạo nền tảng sự ủng hộ của người Hmong cho chế độ mới và để can ngăn Hmong đừng di tản theo Vàng Pao.
    Touby xuất hiện ở Phak Khet nói chuyện cùng vài ngàn người Hmong tụ họp ở phi trường thị trấn. Tháp tùng theo ông là Yang Dao, Monivong Tiao ( Tư lịnh quân khu II thay thế Vàng Pao) và là 1 tướng lĩnh Pathet Lào. Yang Dao giới thiệu Monivong Tiao với đám đông, cam kết vị tân tư lịnh quân khu II bảo đảm an ninh cho họ. Touby ôm vị tướng Pathet Lao để chứng tỏ t́nh thân thiện giữa Cộng Sản và viên chức chế độ cũ. Một số ít trong đám đông giao động.
    Dần dà ḷng nhiệt thành của Yang Dao về chủ trương ḥa hợp ḥa giải của Touby trở nên tàn lụi. Anh ngờ vực sự khoan hồng của Cộng SảnCuối tháng Mười Một năm 1975, chính phủ ra lịnh cho tất cả thành viên NPCC (Hội Đồng Cố vấn Chính Trị Quốc Gia, National Political Consultative Council) không đảng viên phải tham dự phiên họp đặc biệt ở Luang Prabang. Trước đó, hồi tháng Năm, tất cả sĩ quan cao cấp hoàng gia Lào và bộ chỉ huy của họ phải có mặt tại bộ chỉ huy trung đoàn 5, nghe hiểu thị, tất cả mọi người hiện diện được chở đến trại cải tạo ở Sầm Nứa. Yang Dao nghi ngờ một cái bẫy giống như thế nhằm bắt gọn NPCC. Anh trốn sang Thái Lan.
    Mối ngờ vực của Yang Dao có căn cứ vững chắc. Giống như các tướng lĩnh chế độ cũ, những thành viên Hội Đồng Cố Vấn Chính Trị Quốc Gia, nếu không phải đảng viên Cộng Sản bị đưa từ Luang Prabang đến Vieng Say, cũng thuộc tỉnh Sầm Nứa, tập trung cải tạo. Không một ai sống sót ra khỏi trại tù này.
    Nỗ lực Yang Dao nhằm thuyết phục Hmong ở lại Lào và hợp tác với Cộng Sản làm cho anh trở nên thù nghịch với người tị nạn Hmong ở Thái Lan. Họ cho rằng anh ta làm thiệt mạng nhiều người v́ ngăn cản họ di tản. Ít có bằng chứng rằng anh ta đă lung lạc được người nào chịu ở lại nhưng anh ta là con dê tế thần. Hmong ở Namphong dọa giết anh khi nghe tin anh sẽ nhập trại tị nạn với họ. Thực ra, anh ta đến trại tị nạn Ban Vinai. Hmong ở trại này cũng gửi cho anh 1 lá thư thông báo rằng anh là một "persona non grata", (an unwelcome person, kẻ không được hoan nghênh). Dao Yang vẫn đến Ban Vinai làm thủ tục đi Pháp. Anh không bị ám hại khi ở trại.
    Ta liên tưởng đến chuyến tàu Việt Nam Thương Tín năm 1975 khi hàng ngàn người đă t́m được tự do tin vào thiện chí ḥa hợp ḥa giải của Cộng Sản Việt Nam, quay trở về để cuối cùng bị giam cầm trong các trại cải tạo.

    Số phận LyFoung Touby

    Sau ngày Vàng Pao đi khỏi, đại tá Kham Ai dẫn 1 tiểu đoàn Pạthet Lao tiến vào Long Cheng chính thức tiếp quản quân khu II. Để tránh đổ máu, ông ta sát nhập Pathet Lao Hmong vào trong tiểu đoàn của ḿnh. Suốt cuộc chiến, Hmong của 2 phe đă tôn trọng một thỏa ước ngầm là tránh giao chiến với nhau trên trận địa. Kham Ai hy vọng thoả ước này vẫn c̣n hiệu lực.
    Kham Ai và các sĩ quan dưới quyền lục lọi các văn pḥng thuộc bộ tư lịnh cũ của Vang Pao, t́m những hồ sơ chứa đựng danh sách các người Hmong đă phục vụ trong đạo quân bí mật. Họ không t́m thấy ǵ cả. Những tài liệu này đă bị tiêu hủy. Khi Kham Ai t́m kiếm, 1 trung đội Hmong rời tiểu đoàn tiến về nhà băng Long Cheng.
    Vàng Pao thành lập nhà băng năm 1967 để phát triển tín nhiệm trong một nền kinh tế trên giấy tờ. Trước chiến tranh, Hmong dùng những thỏi bạc trong hầu hết các dịch vụ thương mại và theo truyền thống, dùng làm sính lễ cưới vợ. Có lúc, Vàng Pao buộc phải tôn trọng thói tục này và cũng dùng những nén bạc trả lương cho lính. Khi đạo quân của ông ngày càng đông, việc trả lương kiểu này trở nên thiếu thực dụng và binh sĩ được trả lương bằng đồng kip. Cũng có những cằn nhằn bất măn trong quân đội cho đến khi Vang Pao thiết lập một nhà băng gọi là ngân hàng Long Cheng dùng để đổi tiền kip thành nén bạc. Trong khi động thái này tạo tín dụng cho đồng kip, tiền kip vẫn được trao đổi thành bạc nén để dùng trong sính lễ. Để đáp ứng nhu cầu, nhà băng dự trữ một số lớn những nén bạc. Thực sự số nén bạc dự trữ này là bao nhiêu chẳng ai biết nhưng theo đồn đại th́ giá trị của nó nhiều vô kể, khiến nó là đề tài thú vị trong những lúc nhàn rỗi ở các làng mạc Hmong, ngay cả trong vùng Pathet Lao kiểm soát.
    Pathet Lao Hmong xông vào nhà băng hy vọng kho bạc vẫn c̣n đó. Và họ may mắn. V́ vội vă, Vang Pao định chuyển số bạc này sang Thái Lan sau khi đă di tản người xong xuôi. Trọng tải bạc lớn hơn trọng tải người. Ở nhà băng, Hmong Pathet Lao dùng búa để khui kho bạc làm bằng sắt chế tạo từ Đức. Nhưng kho bạc không hề suy suyển. Kế đó, họ dùng lựu đạn phá kho bạc. Nhưng cũng không xong. 10 phút sau, có người mang chất nổ đến. Ấn tượng bởi sự cứng chắc của kho bạc, họ gài 4 miếng chất nổ plastic vào cửa kho. Chất nổ làm văng mái nhà băng và cửa kho giống như một đầu đạn đại bác. Những miểng bạc văng khắp đường phố. Bên trong nhà băng, một đám mây đồng kip rách vụn bay lên khỏi cái mái nhà trống. May mắn chẳng ai chết hay bị thương. Trong khi 2 người Hmong dùng dao cậy những mảnh bạc găm vào tường những hàng quán đối diện, những người khác khiêng những thỏi bạc từ nhà băng ra chất đống bên đường, tạo thành những đống bạc cao đến 1 mét. Một xe tải chở số bạc ấy đi mất.
    Vài giờ sau, toàn thể tiểu đoàn Pathet Lao rút lui đến một chỗ đồn trú tạm phía Nam Long Cheng. Ngay cả với Hmong sát nhập vào tiểu đoàn, Kham Ai không dám đóng quân giữa một biển biệt kích quân Hmong.
    Ngày kế, 2 thành viên thị tộc Ly đến từ Vientaine khuyên hợp tác với Pathet Lao. Ly Tek Lynhiavu, người trẻ hơn trong số 2 người, giữ vai tṛ thuyết phục. Anh có gương mặt điển trai và một thân h́nh nở nang cân đối. Được giáo dục từ ngoại quốc, anh làm công chức tại thủ đô Vientaine. Anh tuyên bố vai tṛ Vang Pao đă chấm dứt và Hmong phải t́m một lănh đạo mới. Vị lănh đạo ấy chẳng ai xa lạ chính ...là anh.
    Ly Tek là con của Ly Pa Ngcha, người thu thuế ở Cánh Đồng Chum đă bị Hmong ghét thời Touby c̣n là vua Mèo (roi de Méos). Pa Ngcha chết ở Sam Thông năm 1965 để lại 5 đứa con: Ly Tek, Ly Cher, Blong Ly Pa Ngcha, Ly Tou và Lư Chong Na. Tất cả đều có học ngoại trừ Chong Na, người anh cả. Mặc dù thất học, Chong Na là người duy nhất hiểu được mối ác cảm sâu xa của dân Hong đối với cha ḿnh. Mối ác cảm sâu xa tới mức họ ghét lây đến cả đời con cháu. Chong Na sống ẩn dật ở Vientaine và tránh xa chính trị Hong giống như Ly Tou, người em út, vẫn c̣n tuổi vị thành niên. Ba người c̣n lại vẫn thèm khát danh vọng và quyền lực.
    Ly Cher vận động một ghế trong quốc hội nhưng không được ủng hộ. Vang Pao định an ủi ông ta với một chức vụ khiêm tốn trong chính quyền ở Nong Pu, nhưng rồi bỏ ư định ấy khi cư dân hăm giết Ly Cher nếu ông ta ló mặt. Blong Ly Pa Ngcha cũng không may mắn hơn. Tốt nghiệp kỹ sư tại Nhật Bản, ông ta áp lực Vang Pao bổ nhậm ông vào chức vụ giám đốc công tŕnh đập nước Nam Ngum khởi công năm 1967. Khi Vang Pao định giao chức giám đốc cho ông, những phản đối từ mọi giới khiến Vang Pao phải giao chức giám đốc cho một kỹ sư tốt nghiệp tại Canada thuộc thị tộc Mua.
    Ly Tek là kẻ nhiều tham vọng nhất trong đám hậu duệ Ly Pa Ngcha. Ông ta không hề mệt mỏi nhắc nhở mọi người rằng ông là con cháu đích tôn của Ly Nhiavu, vị cai tổng đầu tiên người Hmong tại Lào. Ông thiết tưởng điều này cho ông cái quyền vi phạm vào phong tục Hmong, cấm sờ mó đàn bà nơi chốn công cộng. Nhiều buổi dạo ngoài chợ Long Cheng, ông ta thường vỗ mông các bà các cô bán hàng và thỉnh thoảng rờ háng phụ nữ.
    Với ḍng máu quư tộc trong huyết quản, Ly Tek hoang tưởng ông ta là lănh tụ một cách mặc nhiên. Hoàn toàn không biết mối khinh ghét của dân chúng về phía gia đ́nh ông, nhiều lần ông tung tiền mua những địa vị chính trị trong xă hội Hmong. Mỗi lần bị cự tuyệt, ông lại tiếp tục vận động không sờn chí. Mỗi lần tiếp tục như vậy, ông lại khơi thêm mối oán ghét và làm Vang Pao nhức óc.
    Để đuổi Lư Tek đi nơi khác, Vang Pao trả lương cho Ly Tek và bổ nhiệm ông ta về Vientaine với những nhiệm vụ không có ǵ đặc biệt. Trong đầu óc Ly Tek, sự bổ nhiệm là bằng chứng Vang Pao ganh ghét, sợ thanh quyền và muốn ông đi cho khuất mắt. Ở Vientaine, Ly Tek t́m cách liên kết với Touby và t́m được một chức vụ trong chính quyền. Cuối cùng, ông là một viên chức bậc trung thuộc bộ Nội Vụ Lào. Là kẻ cơ hội chủ nghĩa, ông rào đón cơ hội bằng cách ngấm ngầm giao thiệp với Cộng Sản. Trước sự kiện ra đi đột ngột của Vang Pao, Ly Tek hoang tưởng rằng dân Hmong sẽ vội vă suy tôn ông là một vị cứu độ dân tộc. Một lần nữa ông đón nhận sự cự tuyệt và những nét mặt khó chịu.
    Pathet Lao hiện diện ở Long Cheng gây hoảng sợ. Họ sợ rằng bọn Pathet Lao sẽ bắt đầu một chương tŕnh quy mô gom tất cả những làng mạc và trại tị nạn chiến tranh trải dài từ Muong Cha đến Long Cheng về Ban Some. Những em học sinh run rẩy sợ hăi khi các giáo viên diễn tả cảnh giết chóc sắp xẩy ra, đem câu chuyện về kể lại cho cha mẹ. Tới cuối tháng, hàng ngàn người bỏ nhà cửa sang Thái Lan từ khắp làng mạc và trại tị nạn hướng về lộ 13 và Vientaine. Đây là cuộc di tản bằng tiền. Người giàu có đi phà qua sông Mekong, hối lộ lính Thái Lan, mua thực phẩm, nhà ở Thái Lan. Những người này đă từng hối lộ CIA để dành một chỗ trên máy bay nhưng thất bại. Lần này họ thuê xe. Các người nghèo th́ đi bộ.
    Hmong vội vă bán rẻ mọi tài sản trước khi di tản. Nhà cửa, đất đai, xe gắn máy, radio, máy thâu băng, máy chụp h́nh, ngựa, ḅ, heo, gà ...Ḷ Nia Heu, một trại chủ làng Nam Nhone t́m cách bán tống tháo tài sản. Những mẫu trồng khóm, ao cá, heo, vịt, ngỗng. Ông ta biết không bao giờ có thể giàu trở lại như trước. Một con buôn Lào mua hầu hết gia súc của ông chỉ vài ngàn kip. Những rẫy khóm có lẽ thối rữa trên cây. Nia Heu lưới cá, thịt vài con heo, gà và mời bà con đến ăn thỏa thích. Sự kiện này diễn ra khắp các làng mạc ở quanh Long Cheng, Ban Some, Pha Khao và Muong Cha.
    Cuộc ra đi quá bất ngờ khiến kẻ bán không t́m kịp người mua. Hàng ngàn nông trại, hàng trăm hàng quán, vô số kể ḅ, gà biếu không cho bà con. Những viên chức cao cấp Hmong giao quyền hành, chức vụ cho những người bà con hay những viên chức thân cận cấp thấp. Nhiều trường hợp những nông dân, thư kư biến thành thị trưởng và hội đồng thị xă. Sự chuyển nhượng tài sản biến hàng ngàn dânHmong thường thành giai cấp trung lưu, coi như một an ủi cho những người phe thua trận c̣n sót lại, không di tản.
    Bốn mươi ngàn người lũ lượt kéo nhau đi thành một hàng người dài gần một dặm. Những nồi niêu đeo trên lưng khua vang theo nhịp chân. Những túi quần áo, mùng mền đeo trên vai, những túi gạo và tài sản gia đ́nh như nhưng thỏi bạc Hmong, bạc Pháp (silver French piasters) và những ví dày cộm những đồng bạc kip.
    Chiều ngày đầu, những người di tản nghỉ ven đường và t́m nước trong rừng để nấu cơm. Họ chặt củi, che lại bằng lá chuối hay bọc nhựa mang về đốt lửa sưởi ấm khi đêm xuống. Họ kháo nhau những mẩu chuyện về Ly Tek rồi phá lên cười. Ban ngày, Ly Tek ngồi trong xe mercedes chạy rể rề dọc theo đoàn người tị nạn, phân phát truyền đơn, gọi là thơ của Vàng Pao. Lá thơ khuyên mọi người Hmong ở lại và hứa hẹn rằng Vang Pao sẽ trở về ngay khi t́nh h́nh êm dịu. Hiển nhiên đó là thơ giả mạo.
    Sang ngày thứ ba, Pathet Lao xuất hiện trên xe jeep và xe vận tải quân sự. Tiếng đạn lên ṇng nghe rùng rợn khi bọn lính xuống xe tiến về phía đoàn người tị nạn. Người ta tưởng rằng bọn lính sẽ lùa đoàn người quay trở lại. Nhưng không. Họ chỉ cướp tiền bạc. Những phụ nữ khóc thảm thiết khi thấy tài sản gia đ́nh biến mất trước mắt họ. Vài người đàn ông lạc quan hơn. Họ nghĩ rằng bọn Pathet Lao cướp của v́ đây là dịp cuối cùng để kiếm tiền. Cộng Sản cho phép Hmong tị nạn sang Thái Lan.
    Sáng ngày thứ 4 kể từ khi bắt đầu tị nạn, kẻ một thời được kính trọng là LyFoung Touby xuất hiện., quần áo đầy bụi bặm. Tuần lễ trước ở ban Some, ông trèo lên một quầy hàng bên đường, khuyên Hmong ở lại. Bây giờ đứng trên xe jeep, ông cũng khuyên dân trở về làng cũ. Ông nói với họ rằng Vang Pao không c̣n ở Thái Lan nữa, đă đi Mỹ. Lại một láo khoét. Vang Pao vẫn c̣n ở Thái Lan cho đến cuối tháng 6 năm 1975 và sẽ đi Pháp trước khi đi Mỹ.
    Quần chúng không có tâm trạng muốn nghe, muốn tin. Touby đă bỏ Hmong nhiều năm sống ở thủ đô, trước là dân biểu quốc hội và sau đó là chủ tịch hội đồng tư vấn cho vua. Sau nữa là bộ trưởng y tế, và năm 1975 là bộ trưởng viễn thông, sát cánh cùng chính khách Lào, các nhà ngoại giao Mỹ, CIA ... Và ông trở nên bụng phệ. Ông ta lùn ngay cả khi so sánh với người Hmong, Touby cố giữ cho thân h́nh cân đối khi c̣n trẻ, duy tŕ một dáng dấp vua chúa mặc dù nhỏ con. Lúc này đă 61 tuổi, ông ta mập ph́ ra. Những nút áo vét tông gần như muốn bung ra. Hào quang quyền lực từ hồi Pháp thuộc và thời dùng nha phiến đánh đổi thế lực đă qua.
    "Về đi!" Touby nói. "Hăy hợp tác với Cộng Sản Tôi sẽ bảo đảm an toàn cho đồng bào." Ông loan báo rằng ông đă liên lạc với Faydang (xin đọc lại mối gia thù giữa họ Lư và Ḷ ở chương 2) và Faydang bảo đảm không có trả thù." Thật là khó tin Faydang lại đi nói chuyện với Touby. Dân chúng tỏ vẻ không tin. Touby hứa sẽ trở lăi vào lúc 10 giờ sáng hôm sau mang theo lời hứa trên giấy tờ của chính phủ mới bảo đảm an ninh cho người Hmong c̣n ở lại. Ông ta yêu cầu ai muốn ở lại th́ giơ tay lên. Đếm được 4, ông ta chua chát: Tốt lắm! Ít nhất có 5 người muốn ở lại Lào (kể cả ông ta).
    Thực ra, Touby cũng mong muốn di tản như đám đông. Bất cứ ai am hiểu chính trị cũng biết số phận đen tối người Hmong với chế độ mới. Ngay cả Hmong thuộc Pathet Lao cũng thấy như vậy. Lo Foung, người Hmong duy nhất trong hội đồng tư vấn chính trị quốc gia (National Political Consultative Council) cũng không tin tưởng vào lời hứa đối xử b́nh đẳng với dân tộc thiểu số, đặc biệt người Hmong. Lo Foung gia nhập Pathet Lao từ thửa ban đầu và năm 1958 đă là 1 ứng cử viên Cộng Sản tranh cử với Touby vào quốc hội. Ông ta thua cuộc bầu cử nhưng vẫn thuộc về Cộng Sản và từ từ lên chức trong đảng Pathet Lào. Trong thời đấu tranh dành quyền lực, Pathet Lao ve văn các dân tộc thiểu số như Hmong, Thái thượng du, Miên, Khmu và Yao để mộ lính. các chính khách Tây Phương thiên tả cho rằng đấy là bằng chứng rơ rệt nhất Pathet Lao là đại biểu thực sự về lực lượng chính trị quốc gia. Ư định thực sự của Cộng Sản chỉ được phơi bày sau khi nắm chính quyền. Souphanouvong, Kaysone và những người Lào nắm quyền hành, trong khi những kẻ lănh đạo cao cấp người Hmong và Khmu như Faydang và Sithon Kommadan chỉ là những bóng mờ và sớm về hưu non.
    Khi Lo Foung nhận thấy đảng Cộng Sản Lào không chia quyền hành cho người thiểu số, ông ta liên lạc với Vang Pao, vốn là bà con họ ngoại. Trong quá khứ vàng Pao gạt bỏ sự bất đồng ư thức hệ cũng như chính kiến để giữ mối t́nh ḍng họ. Dù anh của vang Pao tên Chu Ngung là 1 sĩ quan trong bộ đội Pathet Lào, Vàng Pao nuôi con của Chu Ngung và cho ăn học ở Long Cheng. Sau khi đứa con tốt nghiệp, Vàng Pao trao trả đứa con vào vùng Pathet Lào. Ḷ Foung hy vọng sẽ được Vang Pao đối xử giống thế. Theo tin được ghi nhận, Vàng Pao cho Lo Foung 500 ngàn kip để làm vốn lập nghiệp bên Thai Lan. Sau đó, Lo Foung bắt đầu khuyên những quí tộc Hmong cả 2 phe rời bỏ Lào. Một cách dại dột, ông ta ở lại. Tháng 11 năm 1975, ông bị bắt và bị cải tạo tại trại cải tạo tỉnh Phong Savan trên Cánh Đồng Chum, dù ông là đảng viên Cộng Sản. Ông ta chết trong trại mà không ai biết duyên cớ.
    Touby cũng t́m gặp Vàng Pao , bay đến Nam Phong bên Thái Lan yêu cầu Vang Pao giúp đỡ cho gia đ́nh nếu ông ta muốn trốn đi.Vàng Pao hứa cho dù cùng nghèo cả lũ với nhau. Ông ta nói thế v́ tất cả tiền bạc bị kẹt lại ở nhà băng Long Cheng và bị Cộng Sản tịch thu. Touby tưởng lầm rằng đó là lời từ chối khéo và c̣n có nghĩa là mạnh ai nấy lo. Từ đó, Touby t́m cách hợp tác với Cộng Sản, tin rằng đồng minh cũ, hoàng thân Souvanna Phouma, anh của ông hoàng đỏ Souphanouvong sẽ bảo vệ ông.
    10 giờ sáng hôm sau, Touby không trở lại như đă hứa. Ông bị quản thúc tại gia ở Vientaine. Trong ṿng 1 tuần, ông ta bị chuyển tới trại cải tạo tỉnh Sầm Nứa, đạp máy mài dao để lao động vinh quang. Châm ngôn Lào có câu:"Dao không dùng sẽ cùn." Bọn cai ngục chọc ngón tay vào cái bụng béo ph́ của Touby nói rằng bao năm qua ông ta đă không dùng tài năng cũng như quyền uy của ḿnh để hiệu triệu đồng bào quay về với cách mạng. Touby mài dao được khoảng 1 tháng cho đến khi bọn cai ngục chán tṛ chơi này. Chúng bắt ông đào ao và đốn củi. Touby sống sót trong trại cải tại với khẩu phần chết đói được gần 3 năm cho đến khi kiệt sức. Ông ta chết trong bịnh xá trại cải tạo.
    Khi Touby không trở lại, đoàn người tị nạn dầm mưa hướng về thủ đô. Ly Tek xuất hiện lần nữa, lần này hăm dọa rằng ai vượt sông Nậm Lịch sẽ bị hắn ta bắn chết.Ngày 29 tháng Năm, 1975, dân chúng đến bản Hin Hợp, nơi có một cây cầu bắt ngang sông Nậm Lịch. Làng Hin Hợp vẫn giữ nguyên vẻ êm đềm như thời năm 1961. Khi các quyền lực quốc tế đàm phán ở hội nghị Geneva, Souvanna Phouma, Souphanouvong và Boun Oum gặp riêng nhau ở bờ Nậm Lịch tại làng này và thỏa thuận một chính phủ liện hiệp. Hồi đó những chiếc xe limousines có tài xế lái chạy đầy đường sá. Bây giờ chỉ c̣n xe jeep và xe tải quân đội.
    Cộng quân đă làm rào cản ở chân cầu. Sau rào cản là xe quân sự đậu 2 bên lề đường. Khi đoàn người tới cầu, Ly Tek đă có mặt tại rào cản. Cạnh ông ta là bọn binh sĩ Pathet Lào, súng lên đạn, đưa tay ra lịnh đoàn người dừng bước. Ly Tek ra lịnh mọi người quay lại. Một tên lính hô to : Trở lại nếu không chúng tôi sẽ giết sạch. các người không được phép di tản."
    Thao Xong ở hàng đầu đoàn người tị nạn. Em mới lên 8 tuổi và bị người lớn chen lấn khiến em không thể nhặt được viên đá cuội đầy màu sắc rực rỡ nh́n thấy trên cầu. Thao Xong nh́n thấy 1 ông già ở hàng đầu đám đông tiến tới một cách thách thức, đưa tay tháo sợi dây chăng ngang cầu. Một tên Pathet Lao xông lên dùng báng súng đánh vào đầu. Ông già ngă xuống và tên lính đánh nữa. Như một hiệu lịnh, toàn thể đại đội Pathet Lào bắt đầu bắn vào đám đông. Hmong trên cầu bỏ chạy đạp lên xác những người gục ngă. Thao Xong ráng chạy theo cha mẹ. Em chưa đủ cao để nh́n thấy toàn cảnh. Em chỉ thấy mặt cầu. Máu chẩy chan ḥa như cầu mới sơn một lớp sơn đỏ. Hoan hô Các Mác. Hoan hô Liên Xô. Hoan hô Cộng Săn Việt Nam. Hoan hô Pathet Lào. Chủ nghĩa Mác Lê quả vô địch.
    Bọn Pathet Lào đuổi theo đám đông vừa bắn, vừa đánh vừa ném người ta xuống sông. Hmong kiêng những con sông sâu, tin rằng ác quỷ sống ở những con sông sâu hơn vài mét. Ít khi họ lội nước sâu đến ngang ngực và do đó rất ít người biết bơi. Tất cả người bị ném xuống sông đều chết đuối.
    Một phụ nữ với một địu đồ đạc nặng sau lưng dựa vào thành cầu. Chị bị bắn chết. Sức nặng của đồ đạc sau lưng làm chi xác chị nghiêng từ từ trước khi rơi xuống sông như một khúc phim chiếu chậm. Một em bé c̣n đang bú sữa đeo sau lưng mẹ khóc thét lên v́ bị bắn rụng những ngón tay. Một bà già mang một cái ŕu bị chen lấn ngă xuống, bà lồm cồm ḅ dậy với cái ŕu cắm sâu vào ngực.
    Vang Neng cũng có mật trên cầu, cũng chạy như mọi người. Anh đột nhiên không thấy vợ chạy bên cạnh nữa. Anh thấy vợ ḅ ở giữa cầu với đứa bé đeo sau lưng và đang khóc. Anh chạy về phía vợ và định cơng vợ chạy. Em vợ của anh ngă về phía anh v́ trúng đạn vào ống chân. AK-47 và M-16 tiếp tục nổ ṛn ră. Neng toan kéo vợ chạy trong khi vẫn cầm chặt cái túi đựng sản nghiệp gia đ́nh: dép, nồi niêu, chăn mền, gạo...Trên cầu la liệt xác Hmong. Những người chưa chết thảm thiết kêu cứu. Trời đâu? CIA đâu? Vang Pao đâu? Thiên Sứ đâu? Tất cả đă bỏ rơi đám người khốn khổ này. Neng thoạt nghe tiếng mợ gọi. Bà đang ôn xác ông cậu bị bắn vào ngực. Gần đó, một trong số em của Neng bị trúng đạn gục ngă. Viên đạn phá vỡ một động mạch dưới chân. Neng biết em của ḿnh sẽ chết v́ mất máu. Anh đành bó tay.
    Bọn Pathet Lao xông vào đám đông, dùng lưỡi lê đâm. Chẳng bao lâu sẽ tới lượt vợ chồng Neng. Một tên Pathet hét lên ra lịnh Neng bỏ vợ xuống. Anh cố lôi vợ chạy nhanh hơn. Một người em của anh từ đâu chạy tới giúp anh một tay. Rồi họ chạy thoát khỏi cầu, trà trộn vào đám người chạy trở lui về đất Lào.
    Bọn Pathet Lào áp giải đoàn người tị nạn về hướng Long Cheng, bắn bỏ những ai rời đoàn hay ngồi nghỉ mệt. Hàng trăm người chạy thoát nhưng cũng nhiều người bị bắn hạ. Đám Cộng quân dẫn đoàn người vượt 12 cây số về đến làng Pong Song. Cảnh sát địa phương (thuộc chính quyền cũ) chưa bị tước vũ khí, nghe tin cuộc tàn sát, can đảm đối đầu với bọn Pathet. May mắn chúng nhượng bộ, để cho đoàn người ai t́m về nhà nấy.
    Một khi bọn Pathet đi khỏi, vài trăm người có đủ tiền mướn thuyền, bỏ đường bộ hướng về hướng Nam sông Nậm Ngum (không phải sông Nậm Lịch) t́m ngư dân chở họ tới ḍng Mekong. Một bô lăo thị tộc Xiong thông báo cho đồng bào hướng về Muong Kassy t́m cách đến bờ sông. Vài trăm người đến nơi, chỉ thấy nơi này lúc nhúc toàn bọn Pathet Lào. Họ trở lại Bản Some.
    Ngày 31 tháng Năm 1975, tin đồn về cuộc tàn sát đến các nhà báo Nhật Bản và Thái Lan vẫn c̣n ở Vientaine. Một phát ngôn viên chính phủ Cộng Sản cam đoan với báo chí rằng đấy chỉ là một xung đột nhỏ. Hmong dùng dao tấn công binh sĩ và binh sĩ phải tự vệ. Những Hmong đă "ăn năn hối cải" và đă trở về nhà. Không có chuyện ǵ xảy ra nữa.
    Niềm tin này không phải bịa đặt. Trước đó đă có quan ngại rằng Vang Pao có thể vượt biên giới vào Lào và phản công với 1 lực lượng được CIA không vận di tản sang Thái Lan từ trước. Cộng Sản tràn vào Paksé, Savannakhet, và Thakhek để ứng chiến. Chuyện này không xảy ra. Vắng mặt Vang Pao, bận tâm duy nhất là 150 ngàn Hmong không người lănh đạo rải rác trong các trại tị nạn chiến tranh dọc hướng Nam Cánh Đồng Chum. Họ vẫn được nhận viện trợ Mỹ và cho tới khi nguồn viện trợ chưa chấm dứt, họ vẫn tự túc, tự lập. Pathet Lao tổ chức các cuộc biểu t́nh ở toà đại sứ Mỹ, yêu cầu chấm dứt viện trợ. Ngày 28 tháng Năm 1975, sau khi đám biểu t́nh chiếm các văn pḥng USAID được 8 ngày, Christian Chapman, giám đốc USAID đồng ư ngưng viện trợ cho người tị nạn vào ngày 30 tháng 6. Cộng Sản tin rằng Hmong sẽ lo đến cái ăn cái mặc sau khi mất viện trợ, hơn là xúi giục nổi loạn. Giáo dục nhồi sọ và tiêu diệt mầm mống phản động bảo đảm Hmong ngoan ngoăn khuất phục.
    Sự kiện cắt viện trợ đem lại hậu quả bất ngờ. Hơn 100 ngàn Hmong trong các trại tị nạn lệ thuộc vào viện trợ này. Một khi không c̣n viện trợ, họ không thể tự lực cánh sinh bằng nghề phát rừng làm rẫy như trước. . Không có hạt giống và chính phủ cũng không cho họ trở về rừng núi để tái tạo thở ngơi như trước. Hmong bị thuyết phục rằng chính phủ Cộng Sản muốn họ chết đói. Các cuộc đào thoát đẫm máu và nước mắt ở Hin Hợp, lẩn vào rừng để tránh bị bắt. Nhiều người bị bắt, giết và bị buộc quay lui. Nhưng tới cuối năm 1975, 40 ngàn người Hmong đă vượt qua Thái Lan.
    Vài người có tiền mua được giấy phép của Ly Tek như kiểu bên Việt Nam đóng những cây vàng để được ra đi không bị cấm cản. Lẽ ra Ly Tek nên dùng giấy phép của ḿnh để ra đi. V́ không có uy tín với Hmong, Cộng Sản không muốn dùng Ly Tek nữa. Đến cuối năm 1975 Ly Tek bị cải tạo ở Sầm Nứa. Theo lời kể, ông ta bị điệu ra ṿng rào trại tù và bị xử tử. Theo một lời kể khác, ông ta bị chết sau một cuộc giải phẫu nhỏ ở bịnh xá trại giam.
    Tội của Ly Tek có thể sánh với tên Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Việt Nam. Cả 2 đều dẫn quân cách mạng bắn giết đồng bào. Hoàng Phủ Ngọc Tường được "tổ quốc ghi công" trong vụ hành quyết vài ngàn người dân Huế dịp tết Mậu Thân 1968. Ly Tek cũng bỏ công dẫn Pathet Lào chặn giết Hmong ở cầu Nậm Lịch. Ly Tek đă trả giá cho tội ác của ḿnh. Nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn phây phây sống cho đến nay, chưa đền tội.
    Bao giờ Trời mới có mắt? Hay bao giờ toàn dân ta mới đứng lên làm những công việc mà ông Trời quên, chưa làm?

    c̣n tiếp

  3. #23
    Member
    Join Date
    10-09-2010
    Posts
    76
    Chương Kết. Vụ mùa gặt xác người c̣n tiếp diễn

    Lính đánh thuê

    Thứ Hai ngày 20 tháng 10 năm 1969, non một tháng từ ngày Vàng Pao tái chiếm Cánh Đồng Chum và chỉ 5 ngày sau một cuộc biểu t́nh phản chiến khổng lồ tại Hoa Thịnh Đốn, nghị sĩ Stuart Symington, chủ tịch tiểu ban Đối Ngoại Thượng Viện sang Lào, triệu tập một cuộc điều trần với William Sullivan, lúc này giữ chức phụ tá bộ trưởng bộ Ngoại Giao về Đông Á và Thái B́nh Dương. Trước đó, từ năm 1964 đến 18 tháng Ba năm 1969 ông đă là đại sứ Mỹ tại Lào.
    Phái đoàn nghị sĩ gồm có Symington, J. W. Fulbright và uỷ viên tư vấn Roland A. Paul. Trả lời phái đoàn, Sullivan xác định: Nước Mỹ không có bất cứ đính ước đạo đức nào với Lào. Không văn bản, không ngôn từ hay bổn phận đạo đức nào với chính phủ hoàng gia Lào hay với Vàng Pao và binh sĩ Hmong. Sullivan viện dẫn Lào không là thành viên của Liên Pḥng Đông Nam Á (SEATO, Southeast Asia Treaty Organization), do đó Mỹ không bị ràng buộc vào hiệp ước Liên Pḥng bảo vệ Lào như Thái Lan và Nam Việt Nam. (Mỉa mai thay, chính lúc này Mỹ đă có ư định bỏ rơi Nam Việt Nam.)
    Roland A. Paul hỏi Sullivan về cam kết Mỹ với tướng Vàng Pao:

    - Paul: Một khía cạnh khác có thể được coi như một đính ước đạo đức là những ǵ chúng ta đă làm cho tướng Vàng Pao, và khuyên ông ta tiếp tục những nỗ lực ông đă và đang làm. Ông có thấy bất cứ bổn phận nào về phía Mỹ về vấn đề an ninh hay an sinh của Vàng Pao và Hmong?
    - Sullivan: Không có bổn phận chính thức nào về phía Mỹ. Không.
    - Paul: Mới chiều nay ông đă đề cập trường hợp khuyến khích Vàng Pao tiếp tục công việc đă làm, có lẽ di tản Hmong khỏi tuyến đầu để tránh tiêu hao nhân mạng. Với khuyến khích này, Mỹ có mắc nợ một cam kết nào với Vàng Pao không?
    - Sullivan: Tôi quen biết Vàng Pao từ lâu. Ông ta là người không kiên định trong phát biểu và tính khí. Tôi nghĩ phải minh định rằng Vàng Pao và Hmong chỉ quan tâm đến việc pḥng thủ lănh thổ mà họ cho rằng của họ, không chỉ khu vực họ sinh sống mà c̣n bảo vệ truyền thống du canh của họ. Họ là người miền núi và tôi nghĩ quyết định của Vàng Pao cũng như Hmong là quyết định riêng của họ. Tóm lại, tôi không nghĩ chúng ta chúng ta đang làm việc với những người hoang tưởng về thế giới. Họ được trả lương xứng đáng để chiến đấu cho một vương quốc không phải của họ. Chúng ta không có bổn phận nào hết.
    - Đoạn phỏng vấn này nằm trong trang 226, chương Mỹ phản bội Hmong., cuốn Rặng Núi Bi Thảm (Tragic Mountains)
    Vào ngày cuối cuộc điều trần, Sullivan nhắc lại sự cần thiết việc giữ bí mật cuộc chiến ở Lào. "Khi tổng thống Kennedy và Khrushchev họp thượng đỉnh ở Vienna vào tháng 6 năm 1961 và kư kết hiệp ước, mà tinh thần hiệp ước nhằm phục vụ quyền lợi của cả Mỹ và Sô Viết nếu Lào trung lập. Chúng ta cũng tin rằng Sô Viết tiếp tục kiên định với hiệp ước của họ v́ một trung lập Lào phục vụ cho quyền lợi của họ hơn."
    Như vậy, Mỹ đính ước với Sô Viết chứ không với Lào và không với Vàng Pao hay Hmong.
    Để trắng trợn phủi tay bỏ rơi Việt Nam, họ nói Nam Việt Nam tham nhũng thối nát, không xứng đáng hưởng tự do dân chủ. Vâng! Các ngài biết Nam Việt Nam tham nhũng thối nát, cớ sao các ngài giết tổng thống Nam Việt Nam và đổ quân vào để rồi đến khi thua lại đổ tại miền Nam Việt Nam thối nát? Để trắng trợn bỏ rơi Hmong, họ đổ tại Hmong chiến đấu v́ tiền cho một đất nước không thuộc về họ. Vâng! Các ngài biết Hmong chiến đấu cho một đất nước không thuộc về họ, coi họ như mọi rợ, nhưng cớ sao các ngài sử dụng đến cạn kiệt nhân mạng Hmong rồi bỏ rơi. Các ngài đừng dùng họ có phải tốt hơn không?
    Huống chi Hmong chiến đấu không phải v́ tiền. Sau 1975 cho đến 2006, họ vẫn chiến đấu mà không được trả tiền. Họ đánh thuê cho ai?

    Cuộc chiến không được thuê

    Bài báo của Nguyễn Phượng Hoàng đăng ngày 30 tháng 9 năm 2006 cho thấy hạt giống Pachay vẫn gieo rắc ở Cánh Đồng Chum suốt 30 năm kể từ ngày Lào mất nước. Trích http://www.daiviet.org/dvc2.asp?acti...39&chude_id=24
    Bắt đầu với sự dự định xuống đường biểu t́nh đ̣i hỏi Dân Chủ, Nhân Quyền và thả tự do cho các tù nhân chính trị của một nhóm sinh viên mà cầm đầu là một giáo sư đại học, Thongpaseuth Keuakoun, vào hôm 26 tháng 10 năm 1999 tại trước Dinh Tổng Thống. Tuy nhiên cuộc biểu t́nh này đă bị dập tắt và 5 sinh viên bị bắt cùng với vị giáo sư cầm đầu, ngay ngày hôm sau khoảng 20 người nữa bị bắt và con số ước lượng khoảng 100 người đă bị bắt cho đến nay. Liền tiếp theo sau đó là những cuộc tấn công của các du kích quân người Mèo, giết một số các viên chức CS Lào, tại tỉnh Xieng Khouang trong tháng hai vừa qua đă khiến nước Mỹ và một vài các nước ngoại quốc khác phải ra thông cáo khuyến cáo các công dân của ḿnh không nên du lịch ở những tỉnh hướng bắc của Vạn Tượng. Và liền sau đó là hàng loạt những vụ đặt bom tại Lào như vụ nổ hôm 30 tháng 3 ở một nhà hàng của người Đại Hàn ngay trung tâm Vạn Tượng gây thương tích cho 8 người ngoại quốc và hai người Lào; vụ nổ hôm 4 tháng 4 bởi một chiếc xe đạp chở bom nổ gần một căn khách sạn của nhà nước; vụ nổ 28 tháng 5 tại một khu chợ gây thương tích cho 15 người; và vụ nổ ngay ngày hôm sau 29 tháng 5... hàng loạt các vụ bom nổ trong những tháng vừa qua, trong đó có một số các vụ bom được khám kịp thời hoặc không nổ như vụ bom đặt ở phi trường và ở toà đại sứ CSVN ở Lào. Vụ bom nổ mới nhất xẩy ra vào hôm mùng 9 tháng 11 vừa rồi khi một chiếc xe đạp chở bom nổ ngoài phi trường Vạn Tượng gây trọng thương cho một số người. Điểm kỳ lạ là không một nhóm nào ra mặt nhận những vụ bom nổ này là do tổ chức của họ gây ra. Chính quyền Lào th́ mâu thuẫn với các lời công bố, như lời ông Ngoại Trưởng Lào Somsavat Lengsavad tuyên bố, với cốt ư cho rằng những vụ bom nổ này th́ không đáng để chú ư, là những vụ bom nổ đó xuất phát từ nguyên nhân tranh giành buôn bán và tư thù. Theo ông Somsavat Lengsavad lư luận: "Không ai ra nhận ḿnh là người gây ra những vụ bom nổ đó cả. Năm vụ bom nổ ở Vạn Tượng trong vài tháng qua. Vụ đầu tiên nổ tại một nhà hàng đông khách. Vụ thứ hai nổ tại làng Dong Palane và do bởi vợ chồng ghen tương. Vụ thứ ba th́ ở một khu đậu xe và không gây thương tích ǵ cho ai. Vụ thứ 4 và 5 th́ ở khu công cộng, một ở trạm xe buưt và trái kia th́ ở một khu chợ sáng; chẳng ai chết cả, chỉ vài người bị thương nhẹ. Không có bom nào nổ ở Pakse cả." (1) Và theo ông Somsavat Lengsavad th́: "Quốc gia nào cũng có người tốt kẻ xấu. Lào th́ cũng giống như các nước khác, có vấn đề như các nước khác. Tại sao những vụ bom nổ ở Lào lại là điều ngạc nhiên đối với các phóng viên Tây Phương?" (1)! Nhưng với ông Hiem Phommachanh, Đại Sứ Lào tại Thái Lan, th́ những vụ bom nổ này không phải là do tranh giành làm ăn hay tư thù mà ông tuyên bố một cách thẳng thừng hồi tháng 7 rằng: "Vạn Tượng tin là những vụ đặt bom vừa rồi là những người Mèo có căn cứ ở ngoại quốc, cầm đầu bởi cựu Tướng Vang Pao. Các làng xóm ở Lào được tổ chức một cách rất chặt chẽ, những sự xung đột hay các vấn đề rất hiếm trừ phi có sự ủng hộ từ phía bên ngoài... V́ vậy đó là điều hữu lư khi giả định ông tướng người Mèo, Vang Pao, là người đứng sau những cuộc đặt bom này." (2) Nhưng ông Vang Pao đă phủ nhận những vụ đặt bom là do nhóm của ông gây ra.
    Sau đó một trạm kiểm soát biên pḥng Vang Tao-Chong Mek của Lào ở ranh giới Lào và Thái Lan bị tấn công hôm mùng 3 tháng 7, 2000 với khoảng 60 quân du kích mà chính quyền Lào cho đó là quân cướp cạn hay khủng bố. Trong cuộc tấn công này, quân du kích đă chiếm trạm biên pḥng, thả con tin sau khi điều đ́nh thương lượng với quân đội Lào. Họ đă bị tấn công ngay tức khắc khi vừa thả những con tin ra. Kết quả là quân du kích đă tháo chạy, để lại 6 tử thi, và khoảng 28 người bị bắt sau khi chạy qua bên giới Thái Lan. Mặc dầu quân du kích chỉ tạm thời chiếm trạm kiểm soát biên pḥng này có vài tiếng đồng hồ, nhưng trong vài giờ này, họ dương cờ của Hoàng Gia Lào và đă gây sự chú ư không nhỏ trên quốc tế! Sự trương cờ Hoàng Gia Lào trùng hợp cùng lúc Hoàng Tử Sauryavong Savang sang Hoa Kỳ để vận động các chính khách Hoa Kỳ ủng hộ một nền tự do dân chủ cho quốc gia Lào.

    Hết trích.



    Xin hỏi Hmong đánh thuê th́ đánh thuê cho ai?

    Một đạo quân bị bỏ rơi




    Một gia đ́nh Hmong vượt rừng chạy trốn cộng sản Pathet Lào. Một nhóm phiến loạn vẫn chiến đấu vô vọng chống những cuộc hành quân càn quét của chính phủ Cộng Sản, chống đói khát, bịnh tật. Tương lai của hàng ngàn người Hmong này thật là mờ mịt. Photo by Nelson Rand, special to the Chronicle


    Nelson Rand, Chronicle Foreign Service - Monday, June 14, 2004
    Đặc khu Xaysomboune Lào. 12 tuổi Moua Toua Ther được CIA tuyển mộ chống Cộng Sản Bắc Việt và Pathet Lào. 14 tuổi, em cụt một tay. 17 tuổi, Mỹ bỏ rơi mặc em phải chọn lựa: đầu hàng, trốn hay chiến đấu. Em chọn chiến đấu.
    30 năm sau, quân đội của em ch́m vào quên lăng. Em (lúc này đă hơn 40 tuổi) và đồng đội vẫn tiếp tục chiến đấu chống Cộng Ḥa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
    "Chúng tôi nghĩ người Mỹ sẽ trở lại giúp chúng tôi, nhưng họ không hề.." Ther nói như thế từ chiến khu với phóng viên Nelson Rand, Chronicle Foreign Service.
    Các chỉ huy Hmong nói có 21 nhóm kháng chiến ở Lào gồm 17 ngàn tay súng và gia đ́nh của họ. Các tổ chức này không liên hệ ǵ đến biệt kích Vàng Pao thời trước, chỉ mới nổi dậy trong những năm gần đây, tấn công những đồn bót của chính phủ, đánh bom chợ búa, nhà hàng ở Vientaine.
    Một nhóm 2 ngàn người bị quân chính phủ bao vây suốt tháng 1 năm 2004 và đă chết 180 người, đa số là thành phần không chiến đấu. Nhiều trong số lực lượng này sẵn sàng đầu hàng nếu được một trung gian uy tín như Liên Hiệp Quốc bảo đảm an toàn sinh mạng. Nhưng toàn thế giới đă quên họ.
    Ly Dang bị cải tạo từ năm 1975 sau khi đầu hàng với hàng ngàn sĩ quan, binh sĩ, cảnh sát và viên chức chính phủ. Ông nói ông bị lao động cưỡng bách, tra tấn và bỏ đói cho đến khi được thả năm 1983. Ba năm sau, ông gia nhập nhóm kháng chiến của Ther v́ sợ bị cải tạo lần nữa. Đă nhiều người được thả và bị bắt trở lại khi có nhiều vụ nổi dậy của Hmong. "Tôi muốn bỏ cuộc nhưng rất khó". Dang nói thế. Lúc này ông đă 50 tuổi.
    Lực lượng của Ther dời bỏ các trại trú quân làm bằng tre trong rừng 12 lần kể từ đầu năm 2004 cho đến tháng 6 năm 2004 để tránh quân Lào. "Chúng tôi giống thú rừng." Ly See Xeng, một tay súng đă đánh 122 trận suốt 30 năm không hề bị thương, nói thế.
    Kháng chiến quân trang bị M-16, AK-47 và M-79 thời chiến tranh Việt Nam. Một số khác được mua với quỹ do Hmong bên Mỹ cung cấp, từ những viên chức Lào Cộng tham nhũng hoặc sĩ quan quân đội Lào có cảm t́nh với kháng chiến.
    Nhưng kháng chiến Hmong không đủ thế lực để tung những trận đánh hữu hiệu mà chỉ đủ sức tự vệ hoặc chỉ khuấy phá lực lượng chính phủ. Mới đây, một buổi sáng dầy đặc sương mù trong thung lũng, kháng chiến Hmong ŕnh rập một tiền đồn chính phủ. Khi sương tan, một chỉ huy ra lịnh vô tuyến tấn công. 4 chiến sĩ Hmong xông ra bắn 20 viên đạn và ném 3 trái lựu đạn rồi vội vă rút lui.
    Kháng chiến quân thiếu thuốc men và thực phẩm. Đói rét trở thành kẻ thù chính và nhiều người chết đói hơn chết trận. Các cuộc càn quét của chính phủ khiến họ không thể trồng trọt, tự túc lương thực. Thực phẩm chính là khoai lang luộc.
    Ther nói với Nelson Rand, phái viên Chronicle Foreign Service:" Chúng tôi giúp người Mỹ cống Cộng Sản. Năm 1975, họ bỏ rơi và chúng tôi chạy vào rừng. bây giờ chúng tôi xin giúp đỡ. Chúng tôi sắp chết đói."
    Tờ New York Times ngày 14 tháng 12 năm 2006 loan tin 406 tay súng Hmong đầu hàng chính phủ ngày thứ Tư sau 30 năm chiến đấu "không được thuê mướn." http://query.nytimes.com/gst/fullpag...51C1A9609C8B63. Trưởng tộc Moua Tua Her cùng 405 người, đa số là trẻ em, đến Bản Hà quận PhouKout trước khi trở lại rừng với vài cận vệ. Những người này có vẻ đói và kiệt sức. Họ có vẻ hoảng hốt khi thấy 50 lính chính phủ đến. Tất cả được chở trên xe tải quân sự đến quận, nơi có một trại lính. Không ai biết số phận của họ sau đó.
    Tuy nhiên vẫn c̣n nhiều ngàn Hmong c̣n ở trong rừng. Tin này được cơ quan Fact Finding Commission loan đi nhờ satellite phones liên lạc với Hmong.

    Phong trào Chao Fa bên Lào

    Yang Boua Cher là một người đàn bà nhỏ thó, không lớn hơn một cậu bé nhưng với một tinh thần tự lập tự cường và một ư chí sắt đá. 20 năm trước chồng bà chết đột ngột. Không chịu sống nhờ vào ḍng họ chồng, bà làm nghề chữa bịnh bằng bùa chú cho các nông dân để nuôi sống gia đ́nh. Bây giờ đă 65 tuổi, bà vẫn c̣n giữ được dáng dấp nhanh nhẹn và sự tinh anh trong tia mắt.
    Ở Houne Kynine, Yang Boua Cher phụ giúp vị chỉ huy kháng chiến Yang Young Lee trong việc tín ngưỡng. Các Hmong từ những làng mạc lân cận đổ xô đến ngôi chùa mới để nghe Yang Young Lee giảng dạy. Trong ṿng vài tháng, phong trào có được 500 tín đồ mới.
    Linh tính báo cho biết sẽ có sự chẳng lành xảy ra ở Houne Kynine, bà Boua Cher dọn sang làng Hayee, hữu ngạn sông Nậm Ngum. Tháng 11 năm 1971 một toán ám sát (có lẽ thuộc hạ Vàng Pao) bắn bazookas vào nhà cửa, hạ sát 6 đệ tử, kể cả Yang Young Lee.
    Boua Cher tiếp tục giảng đạo ở Hayee, sáng lập phong trào Chao Fa nổi tiếng khắp Việt Nam và Lào. Cuối năm 1975, bà Boua Cher lâm bịnh nặng. Trước khi chết, bà truyền lịnh khởi nghĩa. Sau khi bà chết, Chao Fa tấn công cộng sản ở Mường Cha, Muong Ong và Pha Lou, 3 làng tọa lạc dưới chân núi Phu Bia. Tháng Ba năm 1976 Cộng Sản Lào tấn công núi Phu Bia, cứ điểm kháng chiến Chao Fa. Cộng Sản trí đại bác 105 ly ở Muong Cha. Chao Fa rút lui vào trong núi nơi vị chỉ huy Her Tsong Zua đă sẵn sàng chiến đấu. Kháng chiến quân tung ra những đợt phản kích vào Pha Lou, Nam Fan và Tia neng. Vientaine hốt hoảng gửi quân tăng viện.
    Trogn khi trận đánh đang tiếp diễn, các đơn vị Chao Fa khác tấn công Muong Ong. các kháng chiến quân Hmong đă bắn tiếng cho địch biết rằng họ sẽ chiến đấu cho đến chết. Cuộc tấn công bắt đầu vào giữa trưa. Một trinh nữ Hmong cắm cây cờ Chao Fa trước mắt quân chính phủ. Kháng chiến quân xung phong và Cộng Sản bỏ chạy.
    Ngay khi chiếm được thị trấn, 105 ly ở Muong Cha bắt đầu nă về phía họ. Mọi người chạy vào rừng. Một đơn vị Chao Fa khác tấn công vào các pháo đội ở Muong Cha. Sau một lúc chạm súng, quân Cộng Sản bỏ các cỗ đại bác, chạy. Một tiểu đoàn Cộng Sản Việt Nam đến Phu Bia tăng viện cho đoàn quân Cộng Sản Lào đang bỏ chạy. Tới buổi chiều, tiểu đoàn Bắc Việt bao vây thị trấn. Suốt đêm Bắc Việt đào hầm hố chuẩn bị tác chiến. Hmong trong Muong Cha đă bị kềm chặt.
    Sáng hôm sau, 2000 chiến sĩ Chao Fa khác từ trên núi tràn xuống giải cứu đồng đội. Bị thế gọng ḱm, trong đánh ra ngoài đánh vào, Bắc Việt bị tổn thất nặng. 6 giờ chiều, Bắc Việt rút lui. Chao Fa truy kích hạ thêm một số. Trong điện đài chiếm được của địch, Hmong nghe được tin Cộng Sản Bắc Việt chết hết 900 trong số 1000 binh sĩ. Chao Fa chỉ thiệt mạng 12 người.
    Chiến thắng này vang dội trong hàng ngũ Cộng Quân Bắc Việt và Pathet Lao. Chao Fa c̣n tiếp tục kháng chiến cho đến năm 2006 và c̣n nữa nhưng Meta không có tài liệu năm 2008.

    Phong trào Vàng Chứ tại Việt Nam

    Hưởng ứng phong trào thiên sứ do Giàng Śa Lừ ở tỉnh Lai Châu năm 1917 và Vừ Pa Chay xă Pù Nhi , Điện Biên năm 1918, Hmong ở Việt Nam do Vương Chính Đức ở cao nguyên Đồng Văn, Hà Giang và Hmong ở Xiêng Khoảng, Lào do Ḷ Bla Yao cầm đầu nhất tề khởi nghĩa chống Pháp. Phải mất 3 năm Pháp mới dẹp được phong trào này. Năm 1918 lại có vua Giàng San ở xă Lao Chải huyện Sa Pa. Năm 1938 lại có một người họ Châu xưng vua ở xă Sừ Ma Tủng huyện Mường Khương. Năm 1953 lại có Thào A Bâu ở Sa Pa. Đột nhiên, năm 1957 hàng loạt các cuộc xưng vua diễn ra ở Việt Nam. Điển h́nh là Vàng Chống Lử ở xă Pa Tần, huyện Śn Hồ tỉnh Lai Châu; của vàng A Khứ că Ph́ Nhừ, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; Giàng A Chư xă Khuôn Há, huyện Phong Thổ, Lai Châu; Vừ Thị Dí xă Đoàn Kết huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La ...Năm 1967 lại có vua Hờ A Trư xă Xá Nhè huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên.
    Năm 1987 nhiều vùng Hmong ở Việt Nam lại xuất hiện thiên sứ. Bắt đầu từ xă Yên Hương, huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang. Đào Đ́nh Hoáng và Dương Văn Ḿnh là người Hmong trắng, sau khi nghe phát thanh nước ngoài bằng tiếng Hmong tuyên truyền về Vàng Chứ, về một vương quốc Hmong tương lai, họ kêu gọi dân chúng dựng cổng chào, viết khẩu hiệu bằng chữ Việt để tiếp đón thiên sứ Vàng Chứ được hứa hẹn sẽ xuất hiện, cứu độ dân tộc. Từ huyện Hàm Yên, phong trào nhanh chóng lan ra toàn bộ các vùng Hmong tỉnh Tuyên Quang. Lầu A Páo là người Hmong Hoa xă Hùng Lợi, huyện Yên Sơn cũng tự xưng là đệ tử Vàng Chứ. Páo loan tin ngày 19 tháng 11 năm 1989 sẽ có nổi loạn, các gia đ́nh nên mổ thịt hết gia súc chờ ngày bay lên trời.
    Cũng năm 1987 tại bản Háng Xung xă Ph́ Nhừ huyện Điện Biên tỉnh Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) bỗng lan truyền tin Vàng Chứ sẽ xuất hiện. Người phao tin là Hạng Trù Vá, kẻ tự nhận là đệ tử Vàng Chứ. Từ bản Háng Xung, tin Vàng Chứ lan ra khắp xă Ph́ Nhừ và sang tiếp hai xă Nà Tấu, Mường Mươn (đều thuộc huyện Điện Biên). Đồng thời bà con Hmong được tuyên truyền mở đài nước ngoài nói tiếng Hmong để nghe lời dạy của Vàng Chứ.
    Theo lời dạy, năm 2000 Vàng Chứ sẽ xuất hiện. Vàng Chứ sẽ làm cho trái đất bằng phẳng để người Hmong không phải sống trên đỉnh núi cao nữa. Từ năm 1989 đến 1991, phong trào Vàng Chứ phát triển sang huyện Śn Hồ, Phong Thổ, Mường Lay, Mường Tè. Từ 1992 đến 1994, cộng đồng theo Vàng Chứ mở rộng sang huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa (đều thuộc tỉnh Điện Biên). Thế là toàn bộ tỉnh Lai Châu chịu ảnh Hưởng phong trào Vàng Chứ.
    Tại tỉnh Sơn La ngay từ năm 1987, Thào Bá Hụ (tức Thào Vản Hồ) ở xă Chiềng Cang huyện Sông Mă, sau khi nghe đài nước ngoài bèn lôi kéo Thào Bả Nênh ở xă Mường Sai loan tin rằng Vàng Chứ là vua Mèo. Từ 2 xă thuộc huyện Sông Mă, phong trào nhanh chóng lan sang huyện Mai Sơn và Mường La. Đến năm 1993 đă có 2000 ngườiHmong gồm 12 xă của 5 huyện theo Vàng Chứ và năm 1996, con số lên đến 3000 người thuộc 24 xă của 7 huyện trong toàn tỉnh.
    Ở tỉnh Lao Cai tháng 2 năm 1990, các xă Tân Tiến, Tân Dương thuộc huyện Bảo Yên; xă Lùng Ph́n, Tả van Chư huyện Bắc Hà xuất hiện một số tin đồn rằng sẽ có mưa to, nước ngập dâng tràn khắp nơi, Vàng Chứ sẽ xuất hiện. Đến tháng 7 năm 1990tin vàng Chứ sắp xuất hiện lan truyền khắp huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà. Sùng Seo Pao ở hợp tác xă Đông Tiến, Tân Thịnhhuyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang đến Bảo yên tuyên truyền:"Ai không cúng đón Vàng Chứ sẽ bị hổ ăn thịt, nước cuốn trôi. Ai theo Vàng Chứ sẽ có cuộc sống sung sướng..." Pao c̣n nói ngày 15 tháng 7 khi trời tối, Vàng Chứ sẽ xuất hiện, nếu không th́ ngày 20 tháng 7. Cùng thời gian này, ngày 11 tháng 7 năm 1990 tại xă Phong Niên huyện Bảo Thắng có tin đồn năm 2000 trái đất nổ tung, mọi người sẽ chết hết.
    Ngày 6 tháng 6 năm 1990 ở Than Uyên có tin vua Mèo ra đời, vua sẽ đi từ Lào sang Việt Nam bằng máy bay đuôi đỏ. Vua có đài phát thanh, có quân đội. Mọi người đem hết tài sản mua thuốc lá, vải đỏ nộp đăng kư theo Vàng Chứ và mua đài để nghe lời dạy về Vàng Chứ.
    Phong trào lan sang một số xă của các huyện Mường Khương, Bát Xát, Than Uyên và sang cả dân tộc người Dao. Họ cho rằng đây là con đường cứu độ dân tộc Hmong.
    Tại tỉnh Hà Giang, năm 1992 đă có 17/19 xă huyện Bắc Quang và xă Tả Ś Choán của Hoàng Su Ph́; xă Nà Ma huyện Xín Mần, Bạch Ngọc của Vị Xuyên theo Vàng Chứ. Sau đó lan sang xă Thượng Tân, Phiên Luông huyện Bắc Mê. Tuy nhiên phải đến tháng 4 năm 1997 17 hộ Hmong thuộc xă Sủng Thài huyện Yên Minh tuyên bố theo Vàng Chứ, chính thức đánh dấu sự có mặt ảnh hưởng "thiên sứ" trên cao nguyên Đồng Văn - quê hương Hmong tại Việt Nam.
    Hiện tượng "thiên sứ" tuy nhuốm màu sắc mê tín dị đoan nhưng phản ảnh mối khao khát tự do độc lập của một giống người hàng ngàn đời bị áp bức. Nó chỉ có thể nguôi ngoai khi chính quyền bỏ bớt "nghĩa vụ" mà thêm vào quyền lợi như điện nước, máy cày, dẫn thủy nhập điền, nâng cao đời sống họ.

    Thay lời kết

    Cuộc kháng chiến thầm lặng vẫn tiếp diễn cho chúng ta thấy Hmong không phải lính đánh thuê như ngài William Sullivan nói. Họ không được trả tiền. Vậy họ chiến đấu v́ cái ǵ là điều chúng ta phải t́m hiểu. Hạt giống hàng năm gieo trên cánh Đồng Chum do các "thiên sứ", các "vua", một thời được CIA chăm bón, mọc thành những tay súng, được Cộng Sản Việt Nam và Cộng Sản Lào thẳng tay gặt hái, vẫn mọc hoang, v́ không CIA chăm bón, vẫn gục ngă trên cánh đồng máu cho một vương quốc huy hoàng đầy âu ca trong truyền thuyết, nơi thần dân Hmong không bị xua đuổi lên các đỉnh núi. Các triều đại Đường, Tống, Minh, Măn chỉ đuổi họ lên núi rồi để yên cho họ tự trị. Cộng Sản tệ hơn. Các cán bộ Cộng Sản mồm thao thao bất tuyệt những câu thần chú Các Mác, đến tận các bản làng hẻo lánh, buộc họ phải vào đoàn thể. Phụ nữ th́ có đoàn thể phụ nữ. Thanh niên th́ có đoàn thể thanh niên. Các em nhi đồng th́ có thiếu nhi Cộng Sản. Tất cả chỉ nhằm buộc họ phải thi hành mọi loại nghĩa vụ - quân sự, thanh niên xung phong, lao động, và nghĩa vụ đóng thuế. Ngoài ra, họ bị cấm trồng thuốc phiện nhưng không được cung cấp hạt giống trồng thứ khác. Ước vọng một vương quốc Hmong hùng mạnh cành mănh liệt hơn bao giờ hết với một chủng tộc kiên cường bất khuất. Các thiên sứ theo ḍng thời gian lần lượt xuất hiện gieo hạt giống oan khiên trên cánh đồng, để rồi hàng năm Hmong lại gục ngă trong những vụ mùa gặt xác người.
    Ở những nơi nào đó các quốc gia mệnh danh văn minh vẫn đổ ra hàng tỉ Mỹ Kim cứu một vài giống vật tuyệt chủng. Có những quốc gia áp đặt những bản án khắc nghiệt cho tội danh ngược đăi súc vật. Nhưng họ quên đi những xác người hàng năm, hàng năm gục ngă trên Cánh Đồng Chum.

    HẾT

    Hoàn tất Thứ Hai ngày 8 tháng 6 năm 2009
    Long Nguyễn Metamorph
    Tác giả giữ bản quyền.

    ******************** ***********

    Phụ Lục

    4 Quân Khu và các căn cứ Momentum của CIA:

    [IMG][/IMG]

    Military Region I: Luang Phrabang (Royal Capital)
    LS 54 Luang Phrabang
    Military Region II: Long Chien(Plaine de Jars)
    LS 04 Sam Nuea (Communist Capital)
    LS 85 Phou Pha Thi
    LS 22 Xieng Khoung
    LS 20 Sam Thong
    LS 20A Long Chien
    Military Region III: Savanakhet
    LS 39 Savanakhet
    LS 38 Tchepone
    Military Region IV: Pakse (Bolovens Plateau)
    LS 11 Pakse
    LS 44 Saravane
    Military Region V: Vientiane
    LS 08 Vientiane
    ____________________ ____________________ ____________

    Địa danh, nhân vật người Hmong.

    Hmong là một ngôn ngữ độc âm nhưng không có chữ viết cho tới khi các nhà truyền giáo Tây Phương sáng tạo ra nó đầu thập niên 1950. Khi dịch sách, đôi khi Meta dịch địa danh, nhân vật theo chữ Hmong (của các giáo sĩ) và đôi khi dịch theo kiểu phiên âm sang Anh Ngữ. Để thuận tiện cho các bạn không biết cách phát âm từ chữ Hmong, Meta dịch theo lối phiên âm sang Anh Ngữ. Lúc nào dư th́ giờ, Meta dịch theo lối phiên âm sang Việt Ngữ.
    Ví dụ họ Vue (Anh ngữ) chữ Hmong phải viết là Vu mà chúng ta phát âm là Vừ. Vừ Mí Kẻ là một cái tên của Hmong.
    Trọn cái tên của Hmong gồm 3 chữ. Ở Lào giống như Việt Nam, họ trước rồi mới đến tên sau. Có khỏang 20 thị tộc (họ) trong bộ tộc Hmong. Tên phổ thông nhất là họ Cha (Tcha theo chữ Hmong), họ Fang, Hờ, Lư, Ḷ (Tiếng Hmong Lor), Mùa, Thào, Vàng, Vừ, Xiong, và Giàng. Một người nam Hmong có 2 tên, một lúc c̣n nhỏ và 1 lúc trưởng thành. Nếu viết bằng Anh ngữ, mỗi 1 trong 3 họ và tên Hmong đều viết hoa hết. Tuy nhiên cũng có vài người không có tên hay không dùng tên trưởng thành. Như vậy, tướng Vàng Pao chỉ có 2 chữ. Vàng là họ và Pao là tên. Một phụ nữ có chồng vẫn giữ họ của ḿnh (giống Việt Nam) dù rằng cả cuộc đời ḿnh và con ḿnh thuộc về thị tộc nhà chồng. Hầu hết đàn bà đều không có tên trưởng thành và chỉ dùng tên lúc c̣n bé. Một trường hợp ngoại lệ. Một số quư tộc theo học văn hóa Pháp như Touby Lyfong và Faydang Lobliayao lấy ṭan bộ họ và tên cha làm họ của ḿnh. Ví dụ cha Meta là Nguyễn Văn X th́ ṭan bộ tên Meta là Meta Nguyễn Văn X, viết tên trước, họ sau như người Mỹ. Trong bài này, cha của Touby Lyfong là Lyfong, cha của Faydang Lobliayao là Lobliayao. Hơi lộn xộn nhưng 2 thị tộc này rất quan trọng trong bài, chúng ta nên nhớ. Tóm lại, họ và tên Hmong họ trước tên sau như người Việt, trừ trường hợp vài quư tộc chọn ṭan bộ họ và tên cha làm họ của ḿnh th́ tên trước, họ sau. Trường hợp này rất hiếm.
    Về địa danh, có những bất đồng trong việc viết chữ. Ví dụ Thailand hay Thai Land, Vietnam hay Vietnam, Longcheng hay Long Cheng (đọc là Long Chẹng). Trường hợp địa danh th́ Meta xin phép ngắt ra cho giống Việt Nam. V́ họ sinh sống theo lối du canh, tức là phát rừng làm rẫy vài năm cho đến khi hết màu mỡ (họ không có phân bón) th́ bỏ đi nơi khác nên 1 địa danh chỉ có thể tồn tại vài năm rồi mất, trừ khi họ di chuyển ḷng ṿng rồi tái định cư về chỗ cũ.
    Lào là tên của Cộng Ḥa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Người Lào là tên gọi chung cho tất cả công dân Lào, bất kể sắc tộc (có hơn 60 sắc tộc, (có khi Meta gọi là bộ tộc). Rai là một đơn vị đo đạc ở Lào tương đương 1/6 mẫu đất.

    Tham Khảo

    - Thời sôi động. Hồi kư đại tướng Chu Huy Mân - Nhà xuất bản QĐND
    - Harvesting Pachay's wheat của Keith Quincy.
    - Meo of Xieng Khoang province của Barney Linwood.
    - The Hmong of Laos: No place to run của Garrett, W. E.
    - Long Chengyields its secrets của Allman, T. D.
    - Vietnam a history của Stanley Karnow.
    -Tragic Mountains của Jane Hamilton và Merritt
    - Những ngày ở Cánh Đồng Chum . Hồi kư Thiếu tướng Nguyễn B́nh Sơn, trưởng đoàn chuyên gia quân sự cho Pathet Lào, Neo Lào Hắc Xạt - Nhà xuất bản QĐND
    - Người Hmong - Chu Thái Sơn và Trần Thị Thu Thủy - Nhà xuất bản Trẻ

    Các websites:

    - http://www.atrax.net.au/userdir/yeul...%20rebels.html
    - http://www.hmongnet.org/publications/hmf-intro.html
    - http://www.laoveterans.com/mfn98p2.html
    - http://www.laohumrights.org/home.html
    - http://www.drugtext.org/library/books/mccoy/book/54.htm
    - http://www.laohumrights.org/victim.html

    Và một số bài viết trong các báo chí, diễn đàn Việt Nam, diễn đàn bằng Anh Ngữ của Lào.

  4. #24
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    14
    Cảm ơn bác Meta, bài hay quá. Em đó giờ chỉ biết người Hmong (Mèo) qua chuyện họ làm súng kíp. Nhưng nhờ bài này mà biết thêm nhiều điều về họ, một dân tộc đáng nể. Chi tiết cộng sản buôn thuốc phiện để lấy tiền mua súng của quân Tưởng rất lư thú, hi vọng là sẽ kiếm được tư liệu bổ sung cho "phát hiện" này.
    Em đọc liền từ 7h tối tới giờ là 9h15 mà chưa hết 1 trang, giờ đói quá phải đi ăn rồi đọc tiếp.

    Chúc bác Meta khoẻ, viết được nhiều nhiều :)

  5. #25
    Member
    Join Date
    27-05-2011
    Posts
    187
    Mấy ông thực dân Tây Phương th́ cứ dùng chính sách chia để trị, khích dân tộc thiểu số để họ đ̣i độc lập, trong khi trong nước mấy ổng th́ mấy ổng dẹp sạch, dân da đỏ da đen nghèo mạt rệp, giàu lên cũng không nổi .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đ̣i bệnh viện bồi thường cho cánh tay bị tháo bỏ khớp
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 12-09-2011, 11:35 AM
  2. Xấu hổ cho cánh mày râu
    By tumlumtala in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 25-04-2011, 08:31 AM
  3. Mây Xám Trên Cánh Đồng Tàn Cuộc Chiến.
    By phamthangvu in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 13-04-2011, 09:29 PM
  4. Phim Cánh đồng bất tận [Dustin Nguyen]
    By nguyen_79 in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 11:11 PM
  5. UYÊN ƯƠNG GĂY CÁNH
    By Nguyen Hung Kiet in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 2
    Last Post: 02-09-2010, 05:12 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •