Lê Văn Xương

Bài viết của Trung Tướng Liu với tiêu đề: Người phê phán văn hóa Trung Hoa ; Hiện được loan tải rộng răi trong số nhiều trí thức Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại. Nhiều vị đă bày tỏ sự kinh ngạc đến độ không dám tin rằng có một bài viết như vậy được viết bởi một tác giả Trung Quốc, một đảng viên CS thuần thành thuộc đẳng cấp hay giai cấp ưu đăi trong hệ thống quyền lực tại Thiên An Môn. Ông Liu là người thuộc thế hệ trẻ, khá am hiểu văn minh Phương Tây theo cách của Trung Hoa, v́ đă có lúc giảng dạy tại Viện Đại Học lừng danh Stanford vốn được coi là thuộc cánh hữu Mỹ, trước khi trở về Hoa Lục để nhận lănh trách nhiệm của bí thư đảng bộ thuộc đơn vị không quân Trung Cộng.

Bài viết rất bộc trực và thẳng thắn, tuy ngắn nhưng lại bao hàm hàng loạt các ẩn ư như muốn nổi loạn của giới trẻ Hoa Lục đối với văn hóa lâu đời của chủng tộc Hán từ thời Hoàng Đế đến nay được ước tính gần 5,000 năm . Bài viết cũng để lộ cho thấy sự mất tin tưởng vào hệ thống xă hội Hán Hoa ngày nay, sau gần 30 năm đổi mới, đă dẫn đến chỗ, kinh tế Hoa Lục nay đă vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Thành công về kinh tế, tất yếu phải dẫn đến nhu cầu đ̣i hỏi cần cách tân hệ thống xă hội sao cho phù hợp với kích thước của nền kinh tế Hoa Lục hiện nay, để tạo ra sức thúc đẩy mới nhằm mở rộng hơn nữa tiềm lực kinh tế chính trị của Hoa Lục. Nói theo Karl Marx th́ quả đúng là: “vật chất có trước, sau đó mới là tinh thần”.
Do thế, bài viết của Tướng Liu cần được bàn luận và phân tích dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến các chủ đề mà ông nêu lên , mở rộng bao nhiêu cũng được , tranh luận đến khôn cùng về văn minh Phương Đông với văn minh Phương Tây, văn minh Hán với văn minh Việt, cũng như hướng chuyển dịch của văn minh trong tương lai . Bài viết này của tôi nhắm vào các chủ điểm đó . Bài viết ngắn mới đây của tôi, tuy bàn về vấn đề này, nhưng hoàn toàn chỉ tập chú vào khía cạnh chính trị ; bài viết này sẽ phân tích các vấn đề do Tướng Liu nêu lên với tính cách Ông tự nhận là người kế thừa văn hóa Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hóa Trung Hoa.

Thực chất các vấn đề mà Ông Liu nêu lên rộng lớn hơn rất nhiều so với tất cả những ǵ mà người đọc b́nh thường có thể cảm thụ được. Các vấn đề ấy đều có liên hệ đến văn minh nhân loại nói chung , liên hệ đến cả tiến tŕnh duy dân biện chứng, liên hệ đến quyền làm chủ của văn minh Phương Đông , liên hệ đến hàng loạt vấn đề khác đối với hướng đi của nhân loại này thuộc văn minh này trên trái đất này chứ không đơn giản chỉ là vấn đề Việt với Hán, hay vấn đề văn hóa Hán đơn thuần.

Bắc Kinh có thể phủ nhận sự kiện là: đă không hề có một bài viết như vậy của nhân vật được gọi là Trung Tướng Liu Ya-Zhou. Dù phủ nhận hay không, vấn đề đă được nêu lên, cuộc tranh luận tất yếu phải nổ ra . Đây không phải chỉ là cuộc tranh luận giữa cá nhân tôi với Tướng Liu, mà là cuộc tranh luận giữa Việt với Hán liên quan đến văn hóa văn minh Phương Đông. Kính mong các trí thức Hán, Việt tham gia để tiến tới chỗ làm sáng tỏ một bí ẩn lịch sử lâu đời nhất của nhân loại liên hệ đến nền văn minh đă mất. Đối với các trí thức Hán Hoa hiện bao gồm cả Hoa Lục lẫn một số quốc gia khác có xuất xứ từ Hoa Lục, tôi không được biết về quư vị cũng chẳng có điều kiện để biết về quư vị. Quư vị có đầy đủ phương tiện, tổ chức rộng lớn trong tay, quư vị có đầy đủ các quan hệ quốc tế, cả một tổ chức rất nhiều trí thức được kết hợp thành cả một mạng lưới khổng lồ chuyên làm công tác nghiên cứu để giảng dạy cho các sinh viên , hoặc các phúc tŕnh cho các cơ quan thuộc chính phủ của quư vị. Cá nhân tôi đơn độc một ḿnh , chỉ với tâm thành, không phải v́ quyền lợi của Việt; mà chủ yếu muốn t́m đến ngọn nguồn của văn minh Phương Đông, giải thích tại sao Phương Đông chậm tiến và rồi ra Viễn Đông Á Châu sẽ ra sao trong tương lai tới đây.

Phàm cuộc tranh luận về văn hóa, vốn được coi là nền tảng của mọi xă hội - dù ngă ngũ ra sao - hy vọng sẽ đạt đến một kết luận kỳ thú nào đó trong tương lai ; nhiên hậu dẫn đến chỗ kết thúc các tranh chấp Hán Việt đă tồn tại suốt mấy ngh́n năm qua . Tôi cũng hy vọng rằng, rồi ra giữa người Do Thái với người Ả Rập Hồi Giáo, văn minh Phương Tây với văn minh Phương Đông cũng như Phương Tây Thiên Chúa Giáo với Trung Đông Hồi Giáo cũng sẽ đạt được một sự cộng thông nào đó . Đó là hướng đi của nhân loại này, chẳng thể đảo ngược được . Biết bao dân tộc trên thế giới này, chỉ có tranh chấp chứ không có tranh luận để đạt đến một cái mới , biết đâu cuộc tranh luận này lại đặt ra một tiền lệ th́ sao . Thôi ta hăy cứ hy vọng một cách ngây thơ như vậy đi.

1 – NGUỒN GỐC CỦA VĂN MINH NÀY

Trước hết cần giả định rằng bài dịch sang Việt Ngữ là chính xác theo đúng ư của Ông Liu; ngay phần mở đầu, ông đă khẳng định là: ông là người kế thừa văn hóa Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hóa Trung Hoa . Khi nói về người Trung Hoa (Chinese) ông dùng chữ người Trung Quốc. Như vậy giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Trung Quốc có ǵ khác biệt, người Trung Hoa và người Trung Quốc có ǵ khác biệt. Một bài viết tŕnh bày quan điểm liên quan đến văn hóa văn minh của một nước, một dân tộc, th́ một dấu chấm phẩy nhiều khi cũng rất quan trọng chứ nói ǵ đến việc xử dụng từ ngữ Trung Hoa khi nói đến văn hóa , với Trung Quốc khi nói đến con người hoặc quốc gia. Như thế, trong thâm tâm tướng Liu, việc xử dụng từ ngữ Trung Hoa và Trung Quốc đă bao hàm một số đặc trưng khác biệt nhau đến mức độ đủ để tướng Liu không thể - thậm chí không dám - kết hợp cả Trung Hoa và Trung Quốc trong một thể thống nhất.

Hăy cứ lấy nước Mỹ mà xét, tên gọi là Hoa Kỳ hay Mỹ mà người Việt hay nói th́ cũng chỉ là một thực thể duy nhất đối chiếu với thực thể các quốc gia khác. Nước Mỹ này vốn đa chủng, nhưng không có tộc chung; v́ mọi người đến Mỹ sinh sống thuộc đủ mọi châu lục khác nhau, chủng tộc và văn hóa khác nhau, nhưng khi nói về Mỹ, người ta vẫn nói về văn hóa Mỹ, người Mỹ, nước Mỹ như một thực thể thống nhất. Vậy tại sao một nước Trung Quốc vốn tự hào về lịch sử 5,000 năm của ḿnh, lại không dám nhận rằng văn hóa, con người cũng như đất nước như một thực thể thống nhất như nước Mỹ, cho dù lịch sử Mỹ chỉ mới được chánh thức h́nh thành 234 năm trước. Khi nói lịch sử Trung Quốc có chiều dài 5,000 năm là tôi chỉ tính từ thời Hoàng Đế trở lại sau này mà thôi. Vậy trước thời Hoàng Đế là ǵ ? không một học giả người Hoa Lục hoặc có xuất xứ từ Hoa Lục nào dám đặt ra, không phải v́ các tài liệu quá lờ mờ liên quan đến lịch sử đă mất, mà chủ yếu v́: càng truy nguồn về nguồn gốc càng thấy rằng, chẳng có ǵ là của Hán ở đó cả. Việc này, Ông Liu có thể truy cứu các tài liệu tại Đài Loan khi Tưởng Giới Thạch phải bất ngờ cho ngưng dự án t́m hiểu về lịch sử Trung Hoa thời thái cổ.


(xin nhấn link đọc tiếp):

>>>> TRANH LUẬN VỚI LIU YA-ZHOU