Nước VN trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau?
- Trần Việt Tŕnh -


Nước Việt Nam trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Đó là câu nói mà người Việt nào cũng thuộc nằm ḷng và nó cũng đă được xác định bởi văn học cũng như sách sử lưu truyền lại.

Những ngày vừa qua, báo Thanh Niên trong nước đă có loạt bài gióng lên lời báo động “Nguy cơ mất mũi Cà Mau” đă làm cho nhiều người quan tâm. Từ xưa đến nay, ai cũng biết rằng mũi Cà Mau mỗi năm bồi đắp thêm mấy mét đất. Đó là quy luật lở và bồi của ḍng nước biển. Tuy nhiên, trên thực tế những năm gần đây, vùng đất này đang chịu cảnh xói lở làm người dân phải chạnh ḷng. Hiện biển đang gặm dần mũi Cà Mau. T́nh trạng đă đến mức báo động khiến có những lo ngại mũi đất tận cùng cực nam này của nước VN sẽ biến mất. Nhiều vị trí, vài năm trước c̣n đó, giờ đă biến mất bởi đà xâm thực vốn chưa từng xảy ra với mũi đất nổi tiếng này. Nếu lấy bản đồ trước đây so với bây giờ, chúng ta sẽ thấy khu vực mũi Cà Mau đă có nhiều thay đổi, đă có nhiều những biến dạng đến giật ḿnh.


Mũi Cà Mau trước đà xâm thực của biển

Theo thống kê mới nhất của Sở Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau, b́nh quân mỗi năm các tuyến kênh ở Cà Mau xói lở 0.5m và bờ biển lở 5m trên chiều dài khoảng 254km. Như vậy, mỗi năm tỉnh này bị mất khoảng 927 ha đất do xói lở.

Người dân Cà Mau thường có câu “Cây mắm đi trước cây đước theo sau” để nói lên quá tŕnh lấn ra biển của vùng đất bồi. Băi bồi h́nh thành tự nhiên nhờ rễ của cây mắm và cây đước làm cơ sở cho sự lắng tụ của hạt phù sa. Cây mắm giữ vai tṛ tiên phong lấn ra biển. Rễ mắm bám chặt vào đất, giữ phù sa, bồi lắng, tích tụ lâu ngày trở thành vùng đất mới. Khi cây mắm hoàn thành sứ mệnh th́ đến lượt cây đước theo sau để “khẳng định chủ quyền” của đất liền. Ai cũng biết rằng những cây rừng này có tác dụng to lớn thế nào đối với việc giữ đất và tạo băi bồi.

Được biết từ năm 2001 khi khu đất này trở thành khu du lịch sinh thái đến nay, địa phương đă nhiều lần cho làm bờ kè để giữ đất. Tuy nhiên, nhiều công tŕnh với các chất liệu khác nhau được dùng đều không tồn tại nổi trước đà xâm thực dữ dội của biển, chỉ c̣n lại dấu tích là những cọc dừa, cọc bê tông nằm chơ vơ giữa biển. Nuốt hết những bờ kè giữ đất, biển gặm luôn những công tŕnh du lịch.

Không những chỉ có phần đất nằm trong khu du lịch mà cả dăy bờ biển chạy dọc về hướng đông cũng đang hứng chịu cảnh biển xâm thực. Trước đây, vùng đất này hàng năm được biển mang phù sa về bồi đắp. Tuy nhiên, chỉ khoảng 4 năm nay, biển đă “thay ḷng đổi dạ” cướp mất băi cát vàng, làm thịt bờ kè phía trong băi cát khoảng 50m, nuốt chửng những cây dương được trồng phía trong, rồi gặm luôn sân banh.

Dân Cà Mau cũng cho biết đă chứng kiến có những thay đổi bất thường của thời tiết trong những năm qua như hai năm nay triều cường đă đột ngột tăng cao. Vào những ngày cao điểm, nước biển đă dâng lên cao hơn những năm trước chừng hai gang tay, nhấn ch́m nhiều dăy đất thuộc mũi Cà Mau.

Nói như vậy th́ việc mũi Cà Mau đang đứng trước nguy cơ biến mất là do tự nhiên hay do con người gây ra? Bồi lở là chuyện của tự nhiên, nhưng riêng tại mũi Cà Mau th́ nguyên nhân chính là do con người. Khi xây dựng những công tŕnh, những khu du lịch ở đây, người ta đă đưa máy móc cơ giới vào đào xới và lấy cát từ các băi bồi đắp. Điều này đă gây ra những tác động làm biến đổi ḍng chảy, làm ảnh hưởng quá tŕnh lắng đọng tự nhiên của phù sa dẫn đến hiện tượng xâm thực gây ra sạt lở như hiện nay. Tuy sau đó chính quyền và những người có trách nhiệm cho xây dựng bờ kè giữ đất, nhưng do xây dựng không đúng kỹ thuật nên các bờ kè đă không giúp được ǵ mà chỉ làm mồi cho sóng biển.

Các công tŕnh ven biển và những dự án du lịch khi được xây dựng cũng đồng nghĩa với việc phá bỏ rừng mắm, rừng đước. Những cánh rừng này khi bị phá bỏ th́ đất đai chắc chắn sẽ không thể nào chịu nổi sự phá hủy của nước và gió, dẫn đến việc bị biển xâm lấn. Cho dù con người có khắc phục bằng cách xây dựng bờ kè nhưng đó chỉ là biện pháp chữa cháy v́ đất bồi là đất yếu, cộng với thủy triều và sóng biển th́ không có bờ kè nào có thể giữ vững được. Việc phát triển du lịch, phát triển kinh tế xă hội là điều cần làm nhưng cũng cần có tính toán và quy hoạch cụ thể để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường và môi sinh. Song song với việc xây dựng th́ cũng phải chú trọng đến trồng rừng và bảo tồn cây cối. Đau đớn thay chính quyền CSVN bây giờ chỉ toàn là một lũ bán nước buôn dân, ai cũng chỉ biết thủ lợi cho riêng ḿnh mà không c̣n đoái hoài đến đất đai và tiền đồ của dân tộc một mảy may nào.

Mũi Cà Mau đang bị bào ṃn, phần nào cũng do 8 cái đập nước của TQ trên thượng nguồn Mekong giữ lại phù sa. Trong tương lai nếu 12 đập trên ḍng chính được xây dựng th́ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến mũi Cà Mau. Tất cả thủy điện đều do các nhà đầu tư tư nhân hoặc các tập đoàn của nước ngoài đầu tư xây dựng. Trung Quốc sẽ là quốc gia chiếm lợi thế toàn diện về kinh tế, tầm ảnh hưởng và khống chế nguồn nước và tác động môi trường đến các quốc gia hạ lưu, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Trung Quốc đầu tư xây nhà máy điện ở khu vực hạ lưu Mekong để bán điện cho VN và Thái Lan nhưng c̣n có rất nhiều mục tiêu khác.

Đó là t́nh h́nh của cực nam của nước VN. C̣n ở cực bắc th́ sao? Ở cực bắc, ải Nam Quan đă mất về tay của TQ từ lâu rồi.

Trong chiến tranh biên giới Việt-Trung, tháng 2 năm 1979, TQ tung trên 200,000 quân tấn công VN ở sáu tỉnh biên giới và đă chiếm được các thị xă Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn. Bộ binh Trung Cộng vào thị xă Lào Cai bằng thung lũng sông Hồng, vào thị xă Cao Bằng theo thung lũng sông Bằng và vào thị xă Lạng Sơn theo thung lũng sông Kỳ Cùng rồi vào ải Nam Quan. Được biết sau khi rút quân vào ngày 5 tháng 3 năm 1979, quân Trung Cộng vẫn chiếm giữ vùng đất phía nam ải Nam Quan, và trạm quan thuế của VN phải dời xuống phía nam ải, vào sâu trong lănh thổ VN. Cũng có tin cho rằng cột mốc đă bị dời khoảng 300 đến 400 m về phía Nam.

Tại Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1999, hai ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm của VN và Đường Gia Triền của TQ chính thức kư ‘Hiệp ước biên giới trên đất liền’, theo đó ải Nam Quan thuộc về TQ. Bản hiệp ước này được quốc hội TQ thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2000, và quốc hội VN thông qua ngày 9 tháng 6 cùng năm. Việc cắm lại mốc biên giới bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc năm 2008.


Cửa ải Nam Quan (hiện mang tên Hữu Nghị Quan) chụp năm 2007,
trên đỉnh cửa ải có gắn quốc huy của Trung Quốc
Source: wikipedia


Mũi Cà Mau và ải Nam Quan là hai địa điểm mà nhiều người VN khao khát ít nhất một lần được đặt chân tới. Tôi cũng vậy. Mặc dầu chưa một lần được đặt chân đến nhưng t́nh cảm thiêng liêng và cao cả về hai địa danh yêu dấu tận cùng này của đất nước từ lâu đă được h́nh thành như một bản năng trong tôi. Tôi chỉ được biết mũi Cà Mau và ải Nam Quan qua những trang sách, những lời kể, những cuốn phim tài liệu hay những h́nh ảnh. Hiểu biết của tôi về hai vùng đất này vẫn c̣n rất giới hạn, nhưng chắc chắn rằng tôi cũng yêu cả hai địa danh như chính quê hương ḿnh, v́ nó là biểu tượng của đất nước, là tiêu biểu cho h́nh ảnh quê hương VN. Ải Nam Quan đă mất c̣n mũi Cà Mau th́ cũng đang đứng trước nguy cơ biến mất khỏi bản đồ VN. Những người ở thế hệ bây giờ và những người yêu nước chân chính làm sao không khỏi đau ḷng với sự mất mát này. Câu nói nằm ḷng xưa nay “Nước VN trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau” ta làm sao mà gạt ra khỏi tâm trí đây? Ta làm sao mà ăn nói với thế hệ về sau đây?

Người dân VN sẽ làm ǵ để giành lại đất đai đă mất và đang mất? Đó là một ngơ bí mà nhà nước CSVN đă và đang phải t́m mọi cách tránh né. Đó cũng là một vấn nạn mà nhân dân VN không dễ dàng có đối sách giải đáp. Bởi v́ dân VN đang phải đối phó với hai trở ngại lớn: một lân bang vô cùng nham hiểm luôn luôn t́m cách thôn tính VN và một chế độ vô cùng tàn ác đối với nhân dân, mạt sát những người yêu nước là "phản động" và trừng trị họ thẳng tay chỉ v́ họ muốn bảo vệ lănh thổ của tổ tiên.

Trần Việt Tŕnh
10 tháng 5 năm 2011