Page 11 of 25 FirstFirst ... 78910111213141521 ... LastLast
Results 101 to 110 of 246

Thread: Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam

  1. #101
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam
    CS Việt Nam tiếp tục đè đầu, bịt miệng, móc túi, thắt dạ dày nhân dân !

    PhoNang 2012/05/19

    Xă luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 147 (15-05-2012)

    Bị đè nặng bởi một quá khứ đầy tội ác đối với nhân dân và đất nước, bị lạc hướng v́ những sai lầm do cuồng tín vào một chủ thuyết mà cả nhân loại đă phỉ nhổ, bị suy yếu v́ những thất bại về kinh tế, tài chánh, văn hóa, v́ thói khiếp nhược trước đàn anh Tàu cộng và v́ sự chống đối của mọi tầng lớp nhân dân, chế độ Cộng sản Việt Nam đang nh́n thấy ngày tàn của nó đến gần. Thúc đẩy bởi bản năng sinh tồn, nhưng không sáng suốt trả mọi quyền cho nhân dân theo gương Miến Điện, trái lại vẫn mù quáng trong năo trạng Cộng sản là sính độc tài, gian dối và bạo lực, tập đoàn Ba Đ́nh Hà Nội tiếp tục giở thói đè đầu, bịt miệng, móc túi và thắt dạ dày nhân dân.

    1- Đè đầu:

    Người ta những tưởng đảng sẽ lợi dụng cơ hội sửa đổi Hiến pháp để làm một bước đột phá liên quan đến điều 4 và chuyện tam quyền, như nhân dân và nhân sĩ lâu nay đ̣i hỏi. Thế nhưng hội nghị Trung ương 5 Đảng vừa khai mạc hôm mồng 7 tháng 5 - nhằm bàn thảo các chủ đề quan trọng, trong đó có việc sửa đổi Hiến pháp - đă khiến ai nấy thất vọng. Ngay từ đầu, Tổng bí thư CS Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo các ủy viên trung ương là chỉ sửa đổi và bổ sung vào Hiến pháp 1992 “những vấn đề thực sự cần thiết, được thực tiễn chứng minh là đúng”. Những vấn đề thực sự cần thiết, được thực tiễn chứng minh đúng đắn này, theo đầu óc cố chấp của ông ta, vẫn là “phải tiếp tục khẳng định bản chất của thể chế chính trị” Việt Nam mà ông giải thích là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và v́ nhân dân” và rằng “nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng”, rồi th́ vẫn là “quyền lực nhà nước là thống nhất” và “sẽ không có chuyện tam quyền phân lập” mà chỉ “có sự phối hợp phân công”.

    “Thực tiễn chứng minh là đúng” có nghĩa là cơ cấu tam quyền phân công quái đản ấy đă giúp đảng thống trị dài lâu không có đối thủ, đă giúp bộ Chính trị cai quản đất nước như một bạo chúa tập thể chuyên quyền, đă giúp các thành viên Trung ương đảng (vốn đứng đầu các bộ, các tỉnh, các cơ quan trọng yếu) hành xử như những lănh chúa địa phương, những ông trời con mặc sức làm mưa làm gió trong địa hạt trấn nhậm. Thành ra dại ǵ mà không dùng Quốc hội gia nô để củng cố lần nữa ngai vàng của Bộ Chính trị? Tam quyền phân lập để Quốc hội phải làm luật theo ư dân sao? để ṭa án phải xét xử theo công lư và pháp luật sao? để chính quyền phải phục vụ nhân dân như công bộc sao? để công an và quân đội hết làm “lá chắn và thanh kiếm bảo vệ đảng và chế độ” sao?

    2- Bịt miệng:

    Tuy đảng nhất quyết phải đứng đè đầu nhân dân, phải ngồi xổm trên pháp luật, nhưng xui cho đảng là kỹ thuật thông tin của thời hiện đại đă làm vỡ từng mảng bức tường bưng bít mà đảng đă dựng lên từ lâu. “Nghe theo đảng, nói theo đài”, “đảng là tiêu chuẩn của công lư và sự thật” đă trở thành tṛ cười cho thiên hạ từ khi nhân dân có máy vi tính, có mạng toàn cầu, có điện thoại di động... Sai lầm của đảng ngày càng bị vạch trần, tội ác của đảng ngày càng bị tố cáo, các thánh nhân và anh hùng của đảng ngày càng bị lật tẩy để phô bày ra tất cả sự đê tiện, đểu giả, gian tham, tàn ác, mà nổi bật nhất là Hồ Chí Minh (Hai cựu đảng viên cao cấp là Huỳnh Nhật Hải và Huỳnh Nhật Tấn mới đây đă xác nhận điều này).

    Dù thế, đảng vẫn không thất vọng, vẫn t́m cách kiểm soát sàng lọc mọi thông tin, hướng dẫn lèo lái mọi nhận định. Chính v́ vậy mà bộ Thông tin Truyền thông đang nỗ lực xây dựng một quy định mới ḥng tăng cường quản lư việc sử dụng, khai thác mạng internet, trong đó dự kiến bắt người sử dụng phải công khai thông tin cá nhân, cũng như yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải chia sẻ thông tin khách hàng với bộ phận quản lư của nhà nước, của đảng. Đây là hai trong số những điểm mới của một dự thảo có tên “Nghị định quản lư, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng” đang được bộ Bốn T soạn thảo, nhằm thay thế Nghị định 97-CP đă được ban hành từ năm 2008. Cụ thể là các blogger sẽ bị buộc phải đăng kư dưới danh tính thật và địa chỉ thật. Các website chứa các trang blog đó buộc phải khai báo bất kỳ hoạt động “bất hợp pháp” nào. Các tập đoàn internet ngoại quốc, đứng đầu là Facebook và Google, phải hợp tác với nhà cầm quyền Hà Nội. Song song đó, đảng tiếp tục tṛ răn đe trấn áp bằng những phiên ṭa kết án các blogger cứng đầu cứng cổ như nhóm Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, tṛ bịt miệng các chứng nhân và nạn nhân như trong phiên xử phúc thẩm ông Trịnh Xuân Tùng (bị đ́nh hoăn), như qua những biện pháp vô luật đối với các nông dân bị bắt sau cuộc càn quét ở Văn Giang, Hưng Yên mới rồi.

    3- Móc túi:

    Do tài năng kém cỏi, do lương tâm thui chột, do ḷng tham vô đáy, tập đoàn lănh đạo CS đă đặt đất nước vào cơn khủng hoảng kinh tế và tài chánh nghiêm trọng. Những đại tập đoàn, những tổng công ty -từng được tâng bốc như các quả đấm thép - đă thật sự tung những quả đấm làm vỡ ngân khố quốc gia, dự trữ xă hội, gây nên những món nợ khổng lồ. Thành ra phải t́m cách móc túi, vét túi nhân dân để bù lỗ. Và đó chính là lư do của việc ra đời Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20-10-2011 liên quan đến đồng đô-la và Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03-04-2012 liên quan đến vàng miếng. Nghị định 95/2001 có những chế tài khủng khiếp, tăng những “vi phạm” lên gấp nhiều lần, có những khoản phạt khi dự thảo ở mức 45 triệu đồng nhưng khi ban hành chính thức đă vọt lên đến 500 triệu, có lệnh cấm: giao dịch USD tự do sẽ bị bắt và tịch thu. Ngoài ra, theo một nguồn tin khả tín th́ từ đầu năm ngoái đến nay, nhà cầm quyền đă in ra hơn 120 ngàn tỷ VNĐ. Nhưng in bạc ra nhiều như thế tại sao lại chẳng gây thêm lạm phát, lại không thấy nó trong lưu thông tiền tệ? Ấy là v́ nó đă dành để thế cho số USD lên tới 6 tỷ mà nhân dân gửi ở Ngân hàng. Nghĩa là tiền đô của nhân dân nhờ các Ngân hàng Nhà nước giữ đă bị “VNĐ hóa”, hóa thành tiền Hồ, tiền Việt. Nhà nước đă in ra tiền Việt và bơm vào hệ thống ngân hàng để rút tiền đô của dân theo một chu tŕnh khép kín. Tóm lại là dân không có tiền đô nữa mà chỉ c̣n tiền Hồ thôi! Rủi hôm nào đó có chính biến th́ mớ tiền ấy trở thành giấy lộn. Người ta bảo chiêu là này của Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn B́nh và Bộ trưởng Tài chánh Vương Đ́nh Huệ mà tài năng kinh tế chỉ nằm ở chỗ sử dụng các công cụ tài chính để ăn cướp tiền của dân.

    Về vàng cũng thế. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa cho đầu tư ngọai quốc, nhà nước mời dân gởi vào ngân hàng, chủ yếu ngân hàng nhà nước, tiền tiết kiệm bằng đô và vàng, với lăi suất cao, với lời hứa gởi ǵ lấy lại nấy. Gần đây, viện cớ chống lạm phát, nhà nước “quản lư” vàng, cấm tư nhân không được sản xuất và kinh doanh vàng, chỉ có cơ quan nhà nước, ngân hàng nhà nước mới được. Rồi nhân danh chủ quyền quốc gia, nay lại cấm người dân thanh toán, giao dịch với nhau bằng vàng (kể từ ngày 25-05 tới). Vàng phải bán cho công ty nhà nước, và vàng thiệt đă gửi cho ngân hàng nhà nước th́ chỉ được trả lại bằng vàng giấy (chứng chỉ) khi muốn đ̣i lại! Không khéo sẽ đến một lúc nào đó, đảng tuyên bố cất giấu vàng là phạm pháp và lực lượng cưỡng chế có thể vào mỗi tư gia, “phá két sắt và đào nền nhà” lên để truy t́m tang vật.

    Cũng cần nói thêm một cách thức móc túi mới, đó là cái luật quái gở nhất hành tinh và chưa từng thấy trong lịch sử : xử phạt vi phạm đối với những trường hợp sử dụng nhà ở sai mục đích! Nghĩa là dùng nhà ở làm nơi kinh doanh. Và số tiền phạt này sẽ từ 20 đến 30 triệu. Nếu muốn tránh bị phạt th́ phải dẹp tiệm hay chung chi đầy đủ cho các quan chức nhà nước và công an địa phương.Quy định này được ban hành bởi Bộ Xây dựng, nơi con trai thủ tướng Dũng là Nguyễn Thanh Nghị đang giữ chức thứ trưởng. Điều luật vi hiến và bất nhân này, ngoài việc muốn thọc sâu vào túi tiền từng nhà và khoắm sạch thu nhập của dân, c̣n muốn tạo ra tâm lư nhà nào cũng vi phạm luật pháp, khiến nhân dân luôn mang mặc cảm phạm tội và tâm trạng sợ hăi chế độ.

    4- Thắt dạ dày:

    Nhờ nguyên tắc pháp lư quái đản: nhà nước đại diện sở hữu mọi đất đai, cộng sản từ mấy chục năm nay đă lộng hành xóa sổ hàng triệu hecta đất nông nghiệp “bờ xôi ruộng mật” qua chủ trương gọi là “xây dựng khu du lịch sinh thái, khu đô thị sinh thái, khu chế xuất công nghiệp, khu giải trí cao cấp sân gôn, ṣng bài”…. Việc xây dựng này đă được thực hiện với những cuộc thu hồi ngang nhiên, đền bù rẻ mạt, cưỡng chế tàn bạo, mà điển h́nh mới nhất là tại Đak Ngô (Đak Nông), Văn Giang (Hưng Yên), Dương Nội (Hà Đông), Vụ Bản (Nam Định)… Hơn nữa, chính sách nông nghiệp lại chỉ tạo cơ hội cho các công ty lương thực làm giàu trên xương máu những con người sản xuất ra hạt lúa. Tất cả đă tước đoạt nguồn sống, kế sinh nhai của hàng triệu nông dân lẫn thị dân Việt, thắt dạ dày của họ ngày càng teo tóp hơn. Ngoài ra, v́ nông dân bị xem như tá điền, chỉ được thuê ruộng nhà nước trong 20 năm, nên như ông Nguyễn Minh Cần nói, “họ coi mảnh ruộng đất của nhà nước giao như là một vật dụng được mượn tạm, trước sau ǵ cũng phải trả lại, cho nên họ cố khai thác triệt để theo kiểu vắt kiệt mảnh ruộng đất đó để cố kiếm lợi nhanh chóng nhất, chứ không muốn xây dựng cho ḿnh kế hoạch lâu dài, họ không muốn đầu tư công sức, tiền của để cải tạo chất đất, tăng độ ph́ nhiêu cho đất để tăng năng suất, tăng thu hoạch cho ḿnh, v́ họ sợ uổng phí công sức, tiền của mà cuối cùng bản thân ḿnh và con cháu chẳng được hưởng ǵ khi mảnh ruộng đất đó bị thu hồi. Cái tâm lư đó ảnh hưởng rất tiêu cực về mặt kinh tế, văn hóa và xă hội của đất nước” và chắc chắn sẽ gây nguy cho an ninh lương thực, sẽ thắt dạ dày không những của nông dân mà là của toàn thể nhân dân.

    Đang lúc Tàu cộng, thầy và BỐ của Việt cộng, cho thấy nhiều dấu hiệu biến chuyển theo chiều hướng cởi mở hơn về chính trị (vụ dân làng Ô Khảm tự bầu đại diện năm rồi, vụ bí thư tỉnh Quảng Đông tuyên bố hôm 09-05: “Nói đảng CS và phỉ quyền phục vụ nhân dân là một điều sai quấy cần phải dẹp bỏ”), về kinh tế (cởi trói dần dần cho thị trường tài chánh, giảm bớt việc kiểm soát tiền vốn, cho đồng nhân dân tệ được thả nổi nhiều hơn…) th́ tập đoàn lănh đạo Ba Đ́nh vẫn cứ mù quáng với đường lối chính trị độc đoán và chủ trương kinh tế lỗi thời. Họ tưởng như thế là sẽ kéo dài thêm sự tồn tại vốn mong manh của họ và củng cố thêm ngai vàng vốn lung lay của họ sao?

    BAN BIÊN TẬP

  2. #102
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam
    Tương lai nào cho đảng CSVN?



    Huỳnh Ngọc Tuấn




    Từ năm 2010 đến nay ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng TC đă liên tiếp đưa ra những lời kêu gọi khẩn cấp cải cách kinh tế và chính trị nếu “không muốn những thành quả của 3 thập niên mở cửa đổi mới “ tan thành mây khói “.

    Đây là một kết luận có tầm nh́n chiến lược và thông thái từ một nhân vật có bề dày kinh nghiệm quản lư, lănh đạo và là người học tṛ của Hồ diệu Bang và Triệu tử Dương (hai nhân vật lănh đạo có tư duy cởi mở và tiến bộ trong đảng CS Trung hoa).

    Vừa qua một tuyên bố làm chấn động thế giới của ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông – Uông Dương, một người cách đây mấy tháng nổi tiếng v́ cách hành xử tiến bộ (và khôn ngoan) về hồ sơ Ô khảm.

    Ông Uông Dương đă nói lên một thực tế lịch sử nhưng trước ông không ai dám công nhận và lên tiếng về thực tế đó:

    “Đảng cộng sản Trung quốc không mang lại hạnh phúc cho người dân”

    “Nói đảng Cộng sản và chính quyền phục vụ nhân dân là một điều sai quấy cần phải dẹp đi”. Lời tuyên bố “lịch sử” này đă được ông Uông Dương, bí thư tỉnh Quảng Đông đưa ra vào ngày 09/05/2012 nhân đại hội đảng bộ địa phương, trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị thay đổi lănh đạo.(trích RFI) .

    Ông Ôn gia Bảo và Uông Dương là những người lănh đạo có bản lĩnh chính trị, có viễn kiến và cả sự uyên bác đă can đảm nh́n nhận một thực tế khách quan và nghiệt ngă để có thể t́m ra một lối thoát cho một chế độ độc tài nguy hiểm đối với cộng đồng nhân loại có thể “hạ cánh an toàn”.

    Trong một bài viết mới của nhà văn Tưởng Năng Tiến “Nguyễn văn Hải và ông Thái Bát“. Bài viết có đoạn kết rất “hài” nhưng chỉ những người có viễn kiến mới dám đưa ra một suy đoán như vậy:

    –Điếu Cày phen này chắc chết (chết chắc) trong tù, y như cái ông Thái Bát năm xưa thôi. Ở tuổi 60 làm sao người tù Điếu Cày có thể sống sót được (thêm mươi hay hai mươi năm nữa) trong trại giam của những người cộng sản?.

    Đây, rơ ràng là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, nó chưa khó bằng câu hỏi tiếp theo: Làm thế nào để chế độ hiện hành có thể kéo dài thêm mười hay hai mươi năm nữa mà lo (chi) cho sinh mạng của Điếu Cày?

    Cả 3 người ông Ôn gia Bảo, Uông Dương và Tưởng năng Tiến đều tin rằng chế độ CS ở Trung Hoa và Việt Nam rồi phải sụp đổ, đó là quy luật tất yếu khách quan hợp ḷng người hợp thời đại, duy chỉ có ông Tổng Bí thư của đảng CSVN th́ vẫn “kiên tŕ” tin rằng:

    “xă hội xă hội chủ nghĩa là xă hội hướng tới những giá trị tiến bộ, nhân văn dựa trên nền tảng chung của toàn xă hội, khác hẳn về chất so với các xă hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng của các cá nhân và phe nhóm. Do đó cần có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xă hội thay v́ sự đối lập, đối kháng xă hội. Trong chế độ chính trị xă hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích, mọi đường lối cùa Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước đều v́ nhân dân.”

    Trong trường hợp này chỉ có thể giải thích bằng hai cách: Hoặc là ông Nguyễn phú Trọng thông thái hơn ông Ôn gia Bảo và ông Uông Dương , hoặc là ông NPT lú lẫn quá nên không thấy được những ǵ mọi người đều thấy trong đó có tôi và nhà văn Tưởng Năng Tiến!

    Đảng CSVN và ông NPT vẫn cố t́nh không chịu hiểu một thực tế là đảng CSVN cũng như đảng CS Trung hoa không mang lại hạnh phúc cho người dân của ḿnh, họ cứ măi mê hát bài ca cũ rích, nhàm chán: “Đảng CSVN người lănh đạo đất nước và dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Họ vẫn tiếp tục không chịu nh́n nhận một thực tế rằng: Dưới sự lănh đạo của đảng CS đất nước VN đă trở thành một quốc gia nghèo nàn và lạc hậu nhất trong khu vực và thế giới đă bị thế giới bỏ lại phía sau rất xa: Đây là con số thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế:

    Thu nhập của người VN tụt hậu từ 30 năm đến 100 năm so với Indonesia, Thái Lan và Singapore.

    Xem ra ông Nguyễn phú Trọng không có được một tầm vóc và tầm nh́n như những nhà lănh đạo đảng CS Trung Hoa kể trên với thực tế đất nước của ḿnh, cũng không có được viễn kiến cần thiết của một nhà lănh đạo.

    Tầm vóc của một người thể hiện ở tầm nh́n chứ không phải ở quyền lực, quyền lực càng lớn đ̣i hỏi tầm nh́n càng cao- rộng, ngược lại sẽ là tai họa cho đất nước và bản thân.

    Trở lại với chính trường Trung Hoa: Thời gian gần đây có nhiều đồn đoán lạc quan về những thay đổi sắp diễn ra tại TC. Chúng ta không thể kiểm chứng được những thông tin đó xuất phát từ đâu và có dụng ư ǵ. Những lời kêu gọi cải tổ kinh tế và chính trị của Thủ tướng họ Ôn là thực sự nghiêm trọng hay chỉ là hư chiêu để đánh lừa phương Tây và nhất là Hoa kỳ đang thực sự bất an v́ một nước Trung Hoa phát triển như vũ băo nhưng lại bất minh và đầy tham vọng khó lường.

    Mới đây sự thất sủng của Bạc Hy Lai cũng tạo nên những nhận định lạc quan. Nhưng măi cho đến khi ông Uông Dương phát biểu là đảng CS Trung hoa không mang lại hạnh phúc cho người dân, th́ cho dù là người thận trọng nhất hay bi quan nhất cũng cảm thấy rằng lời tuyên bố này mang trong nó một thông điệp bất thường và mạnh mẽ đó là: Đảng CS không có một đóng góp hay giá trị ǵ đối với sự phát triển của đất nước Trung hoa trước đây cũng như bây giờ. Đây là sự phủ nhận triệt để nhất từ trước đến nay của một ủy viên Bộ chính trị đối với vai tṛ lănh đạo và sự chính danh của đảng CS.

    Ai cũng biết rằng trong chế độ CS không ai được quyền phủ nhận vai tṛ lănh đạo của đảng CS dù với tư cách cá nhân nếu không muốn nhận lănh tai họa, ông Uông Dương không thể không biết điều này. Vậy tại sao ông lại dám đưa ra một phát biểu phủ nhận vai tṛ lănh đạo tuyệt đối của đảng CS, tôi tin rằng ông không ngây thơ để làm điều này một ḿnh nếu không có sự đồng thuận của nhiều nhà lănh đạo khác, phải chăng đây là một sự dọn đường dư luận của đảng CS trước thềm đại hội đảng lần thứ 18, nó báo hiệu những thay đổi to lớn sắp diễn ra tại đất nước Trung hoa.

    Khi tuyên bố rằng đảng CS không mang lại hạnh phúc cho người dân điều đó đồng nghĩa là đảng CS đă trở nên vô dụng và không ai cần đến sự hiện hữu của nó nữa, đây là một thông điệp cho sự giải thể sắp đến của đảng CS Trung hoa?.

    Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao đảng CS Trung Hoa lại tự nguyện chấm dứt vai tṛ lănh đạo của ḿnh khi họ đang ngồi trên ngai vàng quyền lực?.

    Xin được mạo muội đưa ra một suy đoán:

    –Nước CHND Trung Hoa và đảng CS Trung Hoa ngày nay đă trở thành một hiểm họa cho cộng đồng thế giới, đặc biệt là với Hoa kỳ và đồng minh. Mỹ và đồng minh không thể ngồi yên để chờ chết, họ phải hành động để tự cứu ḿnh, sự chuyễn hướng chiến lược của Mỹ và đồng minh trong thời gian vừa qua từ châu Âu– Đại tây dương sang châu Á– Thái b́nh dương là để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu sinh tử giữa một bên là Mỹ và đồng minh và bên kia là Trung cộng. Những cảnh báo mới đây của bộ Quốc pḥng Mỹ đệ tŕnh Quốc hội cho thấy người Mỹ đă thực sự xem TC là một hiểm họa khó lường, và chính phủ Mỹ đă quyết định bán máy bay F16 đời mới cho Đài loan cũng như quyết định triển khai vũ khí hạt nhân gần bán đảo Triều Tiên mà theo một số chuyên gia hành động này sẽ gây ra những phản ứng “nguy hiểm “ từ phía TC và Nga!

    Sự mâu thuẫn quyền lợi và chiến lược,sự mất niềm tin của hai “cực” này đă không thể giải quyết bằng thương lượng đàm phán hay thỏa hiệp qua một thời gian dài. Trong t́nh thế không thể cùng tồn tại đă đẩy cả hai bên vào quyết định cuối cùng: Hoặc một bên phải giải thể ,hoặc phải giải quyết bằng chiến tranh.

    Sự tự nguyện giải thể của đảng CS Trung hoa phải chăng là kết quả đạt được trong những cuộc đối thoại chiến lươc Mỹ -Trung?.

    Tự nguyện giải thể để tránh bị tiêu diệt: đó là sự lựa chon khôn ngoan và thực dụng của đảng CS Trung hoa.

    Chúng ta thường nghe nói: “Trời không chịu đất th́ đất phải chịu trời”. Nếu những suy đoán đó là đúng th́ nhân loại thật may mắn và từ đây sẽ bước vào một kỷ nguyên ḥa b́nh, ổn định, phồn vinh và dân chủ.

    Đảng CSVN nên tự nh́n nhận lại chính ḿnh, là một tập đoàn tham nhũng, bóc lột và tàn bạo, với đường lối lănh đạo đất nước hoang đường, phiêu lưu và ấu trĩ (như chính họ đă từng nh́n nhận) đă đưa đất nước và dân tộc này đến những đổ vỡ, đau khổ tột cùng và không đáng có trong một thời gian quá dài, những hệ lụy đó vẫn c̣n đeo bám măi cho đến ngày nay.

    Hiện tại đảng CSVN vẫn là một trở ngại cho sự đoàn kết dân tộc v́ chủ trương độc tài và thù hận.

    Với xu thế và những chuyễn biến về hướng dân chủ hóa toàn cầu, đảng CSVN sẽ đi về đâu trong tiến tŕnh này?, nếu quư vị chờ đợi một phép màu nào đó để quư vị có thể tiếp tục cầm quyền và áp đặt một chế độ độc tài toàn trị lên dân tộc và đất nước VN th́ quư vị quả là những người có đầu óc khôi hài tệ hại nhất trong lịch sử.

    Huỳnh Ngọc Tuấn.

  3. #103
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam
    Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc họp báo kỷ niệm một năm hoạt động của Đài phát thanh “Đáp Lời Sông Núi”






    Westminster (Cali) - Kỷ niệm một năm thành lập “Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi”, Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc đă mở cuộc họp báo vào trưa Thứ Năm 24/5/2012 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí tại Little Saigon, Nam California.

    Sau nghi thức khai mạc và lời chào mừng, ông Trần Quốc Bảo, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hợp Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc, nêu mục đích buổi họp báo: “...Để đáp ứng ḷng thương mến và ủng hộ của đồng hương Nam California, hôm nay chúng tôi có mặt để tường tŕnh hoạt động hơn một năm của đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi”.
    Ông Ngô Quốc Sĩ, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành, tường tŕnh về tiến tŕnh h́nh thành và hoạt động của Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi như sau: “Từ ngày thành lập, LLDT CNTQ đă thực hiện ngay tiếng nói đấu tranh mang tên Đáp Lời Sông Núi trên mạng lưới toàn cầu Internet hướng về quốc nội, và nỗ lực t́m kiếm một làn sóng phát thanh trung b́nh hướng về Việt Nam để đáp ứng sự chờ đợi của đồng bào trong nươc. Thế rồi, nhân dịp may đài BBC London ngưng chương tŕnh phát thanh Việt ngữ tháng 3 năm 2011, Lực Lượng nắm lấy cơ hội, tiếp xúc, thương thảo và tiến hành việc thực hiện chuyển ĐLSN từ internet qua làn sóng AM (1503 kilô chu kỳ), cùng tần số và cùng giờ (9:30 -10:00 giờ tối giờ VN) với đài BBC London trước kia. Nhờ vậy, bà con trong nước thuận tiện đón nghe và truyền tai nhau dễ dàng với tên gọi kín đáo là “BBC Việt Nam!”. Ông Ngô Quốc Sĩ nói nhiều người trong nước đă gọi điện thoại sang cho biết sau bao nhiêu năm nay, bây giờ mới có được một đài phát thanh đáp ứng đúng nhu cầu của đồng bào tại quốc nội. Nhằm vô hiệu hóa sự tuyên truyền của CSVN, Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi đang tổ chức chiến dịch đặc biệt, kêu gọi người dân trong nước tố giác tham nhũng để chỉ tên, vạch mặt bọn cướp cạn đang cưỡng đoạt tài sản của đồng bào. Đài thiết lập hai đường dây điện thoại trong nước để đồng bào có thể gọi vào: Tại Hà Nội xin gọi số: 0473054208. Tại Saigon xin gọi số: 0873054312.
    Trong tường tŕnh về tài chánh, Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, Phó CT Hội Đồng Cố Vấn & Yểm Trợ LLCQ, cho biết mỗi năm đài ĐLSN phải trả chi phí tổng cộng khoảng $160,000 nhưng chưa hề nhận của bất cứ chính phủ hay tổ chức nào. Tất cả số tiền trên có được do các nhà mạnh thường quân, đồng hương giúp đỡ.
    Ngoài phần tường tŕnh, Ban tổ chức cũng phổ biến Thông Cáo Báo Chí đề ngày 19/4/2012 của Lực Lượng CNTQ, Bản Lên Tiếng về việc Bộ Trưởng Quốc Pḥng CSVN xuyên tạc sự thật, bôi nhọ các ác nhân và tổ chức yêu nước - Bản Tin Báo Chí đánh dấu một năm hoạt động của Đài ĐLSN và bản sao bài báo trên tờ Quân Đội Nhân Dân của CSVN.
    Sau phần trả lời các câu hỏi của giới truyền thông, ban tổ chức cám ơn và tuyên bố kết thúc buổi họp báo.
    Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi có địa chỉ tại:
    PO Box.612882, San Jose, CA.95161,USA.
    Email: lienlac.dlsn@gmail.c om
    Website: www.radiodlsn.com
    Giám Đốc Đài: (408) 663-9860

  4. #104
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam
    Xin hỏi "anh là ai, cô là ai?"



    - Nguyễn đạt Thịnh

    Nếu chưa biết cô Dương Nguyệt Ánh là ai, xin quư vị đọc lá thư cô viết gửi cho ông Lê Công Phụng, Đại sứ Việt Cộng tại Hoa Kỳ, và những người ngồi hội thảo với ông ta để "35 Năm Nh́n Lại: Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử".

    Cô Nguyệt Ánh viết:
    Kính thưa ông Đại Sứ và tất cả quí vị trong ban tổ chức,
    Khi nhận lời mời của anh Vơ Thành Nhân để đứng trong ban tổ chức buổi Hội Thảo 35 Năm Nh́n Lại: Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử, chúng tôi đă rất hoan hỉ v́ việc phục hồi danh dự cho QLVNCH là hoài băo mà chúng tôi hằng ôm ấp. Nhưng gần đây, nhận thấy ban tổ chức không muốn giải quyết những vấn đề mặc dù tế nhị nhưng quá quan trọng v́ có thể phương hại đến mục đích tối hậu của buổi hội thảo, chúng tôi xin được rút lui.
    1. Về vấn đề GS Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi chưa hề kết án ông ta là thiên cộng mà chỉ nêu lên quan tâm của chúng tôi về tư tưởng thiên tả theo lối Tây phương của ông ta mà thôi - cái tư tưởng của nhóm người đă sỉ nhục quân dân VNCH ṛng ră nửa thế kỷ qua. Cũng v́ những việc làm của họ mà hôm nay chúng ta phải bỏ công sức và tim óc để tổ chức buổi hội thảo này.
    Như chúng tôi đă khẳng định, tư tưởng thiên tả của GS Nguyễn Mạnh Hùng là do chính miệng ông ta nói ra và chính tai chúng tôi trực tiếp nghe. Chính ông Đại Sứ cũng đă có nhận xét tương tự về GS Hùng trong môi trường đại học, như ông ĐS đă chia sẻ trong buổi họp ngày 5 tháng 3 vừa qua. Vậy th́ những quan tâm của chúng tôi không phải "hoàn toàn vô căn cứ" ("totally unfounded") và dù đúng hay sai cũng không thể là “pure bull...” (xin lỗi, không phải chữ của chúng tôi) như ông HDN đă viết.


    2. Ngoài GS Nguyễn Mạnh Hùng, sự tham dự của cô Trần Thị Liên Hằng và ông Mai Viết Triết cũng làm chúng tôi rất quan tâm. Tôi vừa mới nghe rằng tư tưởng của cô Hằng "rất lung lay"; c̣n ông Triết đă từng ca tụng "Hồ Chí Minh có công thống nhất đất nước" và đă bị tát tai tại Paris về lời phát biểu này nhưng cho đến nay ông ta vẫn khẳng định là HCM có công. Tôi xin nhắc lại là tôi chỉ NGHE thôi chứ không kết án, nhưng v́ tầm mức quan trọng của buổi hội thảo sắp tới chúng tôi cho rằng ban tổ chức không nên "take the risk". Và cá nhân chúng tôi hoàn toàn không muốn đứng chung diễn đàn với họ.
    3. Cảm nhận của chúng tôi là ban tổ chức không hoàn toàn độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng của một số người bên ngoài, nhất là trong những quyết định quan trọng.
    Dù không c̣n làm việc chung, chúng tôi luôn luôn mong mỏi rằng buổi hội thảo sắp tới sẽ rất thành công.
    XIN TRÂN TRỌNG YÊU CẦU BAN TỔ CHỨC THÔNG BÁO QUYẾT ĐỊNH RÚT LUI NÀY CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ TRÁNH NGỘ NHẬN VỀ SAU.
    Kính thư,
    Dương Nguyệt Ánh

    Lá thư chứng minh căn cước chính trị vô cùng sáng tỏ của cô Nguyệt Ánh: cô là người Việt Nam 100%, không chấp nhận ngồi chung với một anh đại sứ Việt Cộng và một số người không có căn cước chính trị để làm cái việc lẩm cẩm là hội thảo 35 Năm Nh́n Lại: Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử.


    Căn cước chính trị của cô Dương Nguyệt Ánh: 100% Việt Nam

    Người đầu tiên thiếu căn cước chính trị mà người Việt Nam cần hỏi "Anh là ai?" là anh Vơ Thành Nhân.
    Năm 2008, một tờ báo hải ngoại đă giới thiệu anh Nhân như sau:
    Cộng đồng Việt Nam tại Viginia có lẽ không xa lạ với các hoạt động thiện nguyện của Vơ Thành Nhân. Vốn quen thuộc với sinh hoạt hướng đạo ngay từ lúc c̣n nhỏ ở trong nước, sau khi sang Mỹ năm 1980, Nhân đă cùng bạn bè đồng chí hướng tổ chức các sinh hoạt giúp đỡ cộng đồng.
    Trong số các sinh hoạt phục vụ cộng đồng, anh Vơ Thành Nhân đă từng hoạt động giúp các trẻ em Việt Nam bơ vơ, mở lớp dạy tiếng Việt, huấn luyện thể thao.
    Lề lối sinh hoạt hướng đạo cũng tạo cơ hội cho Nhân bước vào công tác báo chí, ban đầu là tay trái và bây giờ có thể nói không quá đáng, Nhân là một trong những tay làm báo truyền h́nh trẻ, xông xáo và thành công trong giới truyền thông tại Hoa Kỳ.


    Anh Vơ Thành Nhân hội họp với Đại sứ Lê Công Phụng

    Anh Nhân ơi, anh là trưởng hướng đạo thật à? Anh làm truyền thông thật à? Là trưởng hướng đạo th́ năm 1968 anh ở đâu? Và xin anh cho biết tấm h́nh chụp 44 năm trước, in phía dưới, có phải là sự thật mà anh muốn trả lại cho lịch sử Việt Nam chúng ta không? Là một kư giả truyền h́nh, xin anh cho biết tấm ảnh thứ nh́, mới chụp tại Cần Thơ ngày thứ Ba 22 tháng 5/2012 có khuyến khích anh hợp tác với đại sứ Lê Công Phụng không?
    Anh nghĩ thế nào về lá thư xác định lập trường của cô Dương Nguyệt Ánh? Anh có can đảm để trở lại làm người Việt Nam thuần túy nữa hay không?

    Tấm ảnh 44 năm cũ và tấm ảnh mới chụp cuối tháng 5/2012

    Nhân vật kế tiếp cần hỏi "Anh là ai?" là giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng. "Anh là ai?" mà cô Nguyệt Ánh phải viết, "chúng tôi chưa hề kết án ông ta là thiên cộng mà chỉ nêu lên quan tâm của chúng tôi về tư tưởng thiên tả theo lối Tây phương của ông ta mà thôi - cái tư tưởng của nhóm người đă sỉ nhục quân dân VNCH ṛng ră nửa thế kỷ qua".
    Người Việt Nam rất muốn nghe anh đem lư thuyết Mác-Lê ra giải thích hai tấm h́nh trên; anh đứng hay anh quỳ khi phát biểu ư kiến trong ngày mùng 5 tháng Ba 2012, mà đến nỗi chính đại sứ Việt Cộng cũng phải lắc đầu chán ngán?
    Người cuối cùng cần hỏi xem "Anh là ai" là Mai Viết Triết.


    Cựu Đại tá Mai Viết Triết

    Thưa anh Triết, anh mượn màu cờ quốc gia để che giấu nguồn gốc Việt Cộng của anh đấy phải không? Có phải anh là người bị cô Tôn Nữ Hoàng Hoa ném guốc cao gót vào mặt hôm mùng 3 tháng Chín 2011 tại Houston không? Có phải anh là anh em chú bác với tên Việt Cộng Mai Viết Thưởng, Ủy viên Quân quản cưỡng thu Saigon không? Và cô Mai Kiều Liên, Ủy viên Trung ương đảng Việt Cộng gọi anh là ǵ? Chú hay bác?
    Anh bị người Việt Paris tát thật à? Sau một gót guốc và một cái tát mà anh vẫn lăn xả vào tụng kinh Bồ Hác th́ có lẽ ngày anh theo Bác, Bác sẽ cho anh một đống huân chương "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản".

    Xin cả 3 anh rút tên ra khỏi ban tổ chức cuộc hội thảo quái thai 35 Năm Nh́n Lại: Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử. Tổ chức hội thảo đó không đủ tinh vi để đánh lận lịch sử, giúp Việt Cộng rửa hai bàn tay đỏ máu của chúng đâu.
    Nói về chuyện tàn sát người dân của chính nước ḿnh th́ thủ đoạn của Việt Cộng tàn án hơn việc làm của tên Tổng thống Bashar Assad hàng trăm lần; trong cuộc tàn sát mới nhất, quân đội Assad giết 108 người tại thị trấn Houla; trong lúc Việt Cộng giết 2.800 thường dân chỉ riêng trong cuộc tàn sát tết Mậu Thân tại thành phố Huế.
    Trong chiến tranh chúng đă chủ trương giết tối đa người Việt Nam, sau chiến tranh chúng đang chủ trương vơ vét tối đa tài sản của người Việt Nam. Người đàn bà trong bức ảnh thứ nh́, bên cạnh bức ảnh những quan tài của những thường dân bị Việt Cộng giết trong cuộc tổng công kích tết Mậu Thân, là một trong hai nạn nhân bị cướp đất tại Cái Răng, Cần Thơ.
    Các anh không thể phủ nhận mục đích của các anh khi ngồi vào bàn hội thảo với Việt Cộng là t́m cách xóa bỏ thành tích oai hùng 37 năm trước của 3 triệu người Việt Nam đă chấp nhận đến cả cái chết để vượt biên, vượt biển bỏ đi, không chấp nhận chế độ cộng sản; và xóa bỏ thành tích kiên tŕ tạo dựng thành công sức mạnh chính trị và kinh tế hiện nay.
    Cuộc hội thảo của các anh đang t́m những chiêu bài thật kêu, những lư luận thật t́nh cảm để hy vọng lung lạc ư chí của người Việt hải ngoại, đem sức mạnh hải ngoại về nước phục vụ cho Việt Cộng.
    Các anh có biết sự thật đắng cay là "cộng sản không thể chỉnh đốn, mà cũng không thể sửa đổi" hay không, và do đó con đường thống nhất dân tộc đặt trên một tiên quyết: cộng sản phải bị loại bỏ.
    Toàn bộ những việc xảy ra trong suốt 37 năm nay, có việc nào là việc không thật? Các anh không cần phải t́m ṭi ǵ cả.

    Ngồi họp với Lê Công Phụng các anh có dám nói lên sự thật giản dị đó không? Có dám nêu lên điều kiện tiên quyết đó không? Tôi chờ nghe các anh trả lời "Các anh là ai?" Nhất là anh Vơ Thành Nhân, người kư giả tôi có thiện cảm.

    Nguyễn đạt Thịnh

  5. #105
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam
    ĐCSVN đă lâm trọng bệnh – Quá tŕnh chuyển dạ của dân tộc chăng ?





    Vào sáng ngày mồng 5/6/2012, sau đúng 1 năm nổ ra phong trào biểu t́nh yêu nước tại Hà Nội và Sài G̣n, tại Hà Nội có khoảng 30 anh chị em đă tụ tập giao lưu, hàn huyên tại một quán cafe cạnh tượng đài cảm tử. Phần lớn những người đă từng đi biểu t́nh có cuộc sống rất b́nh thường. Tuy ở các môi trường, hoàn cảnh khác nhau nhưng họ có một đặc điểm chung là cùng thao thức đến tiền đồ của dân tộc trong khi ở thời điểm đó (2011) trở về trước chính quyền cố t́nh bưng bít thông tin về biển đảo, biên giới, lănh thổ và t́m mọi cách ngăn chặn, tiêu diệt các cuộc biểu t́nh cũng như sự gắn kết của họ sau biểu t́nh.

    Trong một khung cảnh trái ngược cũng vào sáng hôm đó, nghe giang hồ đồn đại tại một buổi sinh hoạt đảng bộ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) (*) trong cơ quan Y trên địa bàn Z, đồng chí báo cáo viên cấp trên đă phát biểu công khai “Đảng đă lâm trọng bệnh” và thú nhận “đây là lúc chúng ta phải nói thật với nhau“.


    Một số anh chị em từng tham gia biểu t́nh chụp ảnh lưu niệm. Ảnh : Facebook.com

    Nếu quả thật “Đảng đă lâm trọng bệnh” th́ xưa nay những tâm thư, tố cáo, kiến nghị của những trí thức và cựu cán bộ/tướng lănh của chế độ từng gửi Ban Bí Thư, BCT mong muốn ĐCSVN phải chỉnh đốn đề tồn tại nhằm giúp dân, giúp nước coi như nước đổ lá khoai. Cách đây 2 năm, cũng trên tinh thần “ăn cây nào rào cây ấy“, tuy chỉ là thân phận bọt bèo của người công nhân cũng muốn cho đảng của ḿnh tồn tại nên tôi cũng mạo muội viết vài ḍng cho tổ chức đảng cơ sở:

    Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (đảng viên tự diễn biến)

    Thiết nghĩ bao năm qua những góp ư của những tên tuổi lớn như đại tướng Vơ Nguyên Giáp, cố trung tướng Trần Độ, rồi gần đây là cựu thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và nhiều cựu tướng lănh/cán bộ trung-cao cấp khác chẳng có tác động ǵ đối với những kẻ cầm quyền, thao túng trong Quốc Hội, Chính Phủ, ĐCSVN (3 trong 1) th́ những tiếng nói đơn lẻ trong số 3,6 triệu đảng viên của ĐCSVN, các nhân sĩ-trí thức độc lập, Hội-Đoàn-Đảng trái luật CHXHCNVN và nhân dân nói chung chỉ là rơm rác, cỏ dại mà thôi.

    Lúc này tôi nghĩ toàn ĐCSVN, toàn dân, toàn quân không nên mất thời gian và làm khổ nhau vào những việc hô hào kêu gọi chỉnh đốn Đảng, học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM, chống tham nhũng nhằm củng cố suốt đời quyền lănh đạo của ĐCSVN mà sâu xa và bản chất phũ phàng để giữ độc quyền thao túng quyền lợi, vận mệnh dân tộc của chỉ một vài kẻ/nhóm thiểu số chóp bu cậy ḿnh công thần nhưng đầy bảo thủ và lạc hậu.

    Và lúc này tôi nghĩ người Việt (ngoài ĐCSVN) quan tâm đến chính trị không nên phân biệt, đố kị, hận thù, nghi ngờ giữa đại bộ phận đảng viên thường với nhân dân Việt Nam. Những người đảng viên này cũng bị đè nén, lừa đảo, nhồi sọ không khác ǵ dân thường. Thân phận của họ c̣n khốn khố hơn v́ họ phải cam chịu mà không dám nói lên lời, họ rất sợ viết blog, phát biểu công khai, viết thư ngỏ/kiến nghị dễ bị kiểm điểm cao hơn là quy chụp phản Đảng, nâng cao quan điểm là phản Quốc vào những tội danh rất mơ hồ của luật pháp nước CHXHCNVN.

    Nhưng lúc này tôi nghĩ đến những trí thức lớn; các nhà quản lư kinh tế, luật sư tài ba, giáo dục vĩ mô, quí vị lănh đạo tinh thần các tôn giáo… đặc biệt là những sỹ quan trung-cao cấp trong quân đội ở các quân khu-binh chủng có ḷng yêu nước nồng nàn, có một tư tưởng mong muốn nước Việt Nam hùng mạnh, ước mơ cải thiệt chất lượng sống của người dân cả về vật chất và tinh thần, cổ súy văn hóa cộng đồng Việt Nam được bảo tồn và phát triển rực rỡ hăy nghĩ đến vấn đề mấu chốt, dài hơi nhằm tác động ĐCSVN dần dần rời khỏi vũ đài chính trị với những công lao hiển hách chấn động địa cầu và cả những chấn thương gây ra cho dân tộc Việt Nam kể từ khi Nó ra đời năm 1930. Hi vọng một ngày nào đó những người đại diện này sẽ đứng trong một Quốc Hội mới với một bản Hiếp Pháp mới của một nước Việt Nam mới. Thiết tưởng chỉ riêng việc ĐCSVN dám bản lănh rời khỏi vũ đài lịch sử th́ đó sẽ là công trạng cực lớn và cũng là cuối cùng, tôi tin rằng nhân dân sẽ hồ hởi và trân trọng đón nhận.

    ĐCSVN đă lâm trọng bệnh th́ những vấn đề thuốc thang, chữa chạy chỉ nhằm câu giờ, kéo dài tuổi thọ mà thôi!

    Nếu tinh tế chúng ta sẽ nhận thấy những biện pháp bắt bớ, gây khó dễ những người cất lên tiếng nói đấu tranh v́ bất công trong xă hội, dùng kỹ thuật ngăn chặn người dân tiếp cận thông tin trên Internet, dùng chế tài ràng buộc trong nội bộ Đảng, gây nhiễu sóng trên hệ thống truyền thông bằng những tin tức sex-cướp-hiếp-chém gió, ru ngủ thanh niên bằng lối sống hưởng thụ với những chương tŕnh giải trí rầm rộ như VietNam I-ỐT, got talent, thi hoa hậu-người mẫu…chỉ là những biện pháp xoa dịu t́nh thế cho một cơn chuyển dạ lớn của dân tộc.


    Không biết thời gian chuyển dạ của dân tộc sẽ diễn ra vào lúc nào và trong bao lâu? Nhưng trước hay sau th́ tôi vẫn chỉ là 1 người dân, 1 người lao động kiếm sống b́nh thường, tôi không và không thể có khả năng can dự vào những chuyển biến chính trị. Có chăng trong tôi giống như bao người khác chỉ là một tinh thần dân tộc mạnh mẽ được hun đúc qua gia đ́nh, ḍng họ và tổ tiên đă sống bao đời trên mảnh đất h́nh chữ S này. Tôi hi vọng và chân thành mong muốn cuộc chuyển dạ của dân tộc sẽ diễn ra êm thấm, tránh biến động lớn cả về đối ngoại lẫn đối nội cho dù ít nhiều sẽ mang lại nỗi buồn, hoài niệm cho thiểu số ai đó nhất là những thành phần cựu chiến binh/lăo thành cách mạng đă từng nắm quyền bính trong tay trong một giai đoạn nhất định của biến động lịch sử đầy hào hùng nhưng cũng chứa chan nước mắt.

    Cuộc chuyện dạ này cần phải có và tất yếu phải đến để dân tộc Việt Nam đứng dậy bước tới văn minh!

    Tôi không mong muốn quá tŕnh chuyển dạ sẽ gây ra cảnh nồi da xáo thịt, đẫm máu, cũng như tạo cơ hội cho những kẻ bất tài nhưng lắm tiền nhiều của do ăn cướp của nhân dân, suy nghĩ cục bộ địa phương nhảy lên cướp cái rồi lại sinh ra một ṿng luẩn quẩn mới. Trong trường hợp xấu nhất đối với những kẻ chóp bu cầm quyền ngoan cố đi ngược lại trào lưu tiến bộ, nếu các anh em trong quân đội, công an cảm thấy khó xử v́ lư do nào đó (t́nh nghĩa/quan hệ/tránh mang tiếng) th́ đến lúc đó hăy bật đèn xanh và phát súng cho những người theo chủ nghĩa dân tộc, cấp khích như tôi sẵn sàng thế chấp mạng sống của ḿnh để “Thế Thiên Hành Đạo“.

    Để kết thúc bài viết này, tôi xin trích 2 nội dung ngắn là Thập Đại Khoái & Lục Đại Nguyện trong tác phẩm Tân Việt Nam của cụ Phan Bội Châu viết cách đây trên 100 năm. Hi vọng những đảng viên của ĐCSVN c̣n chút lương tri, t́nh tự dân tộc nhưng đang c̣n do dự, e dè hăy can đảm từng bước dấn thân nhập cuộc.



    Di ảnh cụ Phan Bội Châu. Ảnh : bee.net.vn

    THẬP ĐẠI KHOÁI

    - Không có cường quốc bảo hộ
    - Không có bọn quan lại hại dân
    - Không có người dân nào không được thỏa nguyện
    - Không có người lính nào không được vinh dự
    - Không có thuế xâu nào mà không b́nh đẳng
    - Không có h́nh luật nào mà không công bằng
    - Không có nền giáo dục nào là không hoàn thiện
    - Không có nguồn địa lợi nào là không khai phá
    - Không có ngành công nghệ nào mà không phát đạt
    - Không có ngành thương nghiệp nào là không thịnh lợi

    LỤC ĐẠI NGUYỆN

    - Xin mọi người trong nước đều có chí tiến thủ mạo hiểm
    - Xin mọi người trong nước đều có tinh thần thương mến, tin yêu nhau
    - Xin mọi người trong nước đều có tư tưởng bước lên nền văn minh
    - Xin mọi người trong nước đều có sự nghiệp thực hành yêu nước
    - Xin mọi người trong nước đều có sự nghiệp thực hành công đức
    - Xin mọi người trong nước đều có hy vọng về danh dự lợi ích

    (*) Trong bài viết này nói riêng và blog nói chung rất hay có cụm từ viết tắt ĐCSVN, thay v́ viết tắt là Đảng v́ tôi muốn người đọc hiểu rằng ngoài Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay đang hoạt động đă từng có và sẽ có những đảng phái khác xuất hiện trên vũ đài chính trị, lịch sử.

    http://chauxuannguyen.wordpress.com/...dan-toc-chang/

  6. #106
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam
    Thời sinh viên ở Sài G̣n



    Trần Trung Đạo



    - Các anh các chị, có thể không phải là thủ phạm nhưng không thể phủ nhận là những người đă góp phần gây ra những điêu tàn đổ nát hôm nay. Xin đừng im lặng nữa. Nếu không đủ sức để hành động, hăy viết, hăy nói, hăy kể lại cho các thế hệ trẻ những bài học dù thất bại, những ước mơ dù bị phản bội, những kinh nghiệm dù được đổi bằng xương máu của ḿnh. Là những người có lương tâm, hôm nay, không có ṭa án nào kết án các anh chị nặng bằng ṭa án lương tâm của chính các anh chị. Là những người vốn nặng t́nh cảm, hôm nay, không có t́nh cảm nào cấu xé các anh chị bằng t́nh cảm các anh chị đă từng dành cho đất nước. Xă hội Việt Nam băng hoại, trụy lạc, tha hóa ngày nay là chiếc gương, các anh chị hăy soi vào đó để thấy lại chính ḿnh…
    *
    Nhân dịp đọc bài viết của Hoàng Thanh Trúc trên Dân Làm Báo và qua đó đọc thêm các bài viết khác Không hổ thẹn về một thời trai trẻ của một nhóm tác giả và Cuộc họp mặt “có một không hai” của Huỳnh Tấn Mẫm trên báo Tuổi Trẻ sau buổi hội thảo “tầm vóc và ư nghĩa của phong trào đấu tranh của sinh viên – học sinh trí thức, văn nghệ sĩ… tại các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975” được tổ chức tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) trong hai ngày 19 và 20-5-2012, tôi chợt nhớ lại một bài thơ tôi viết từ lâu lắm cũng có nhắc đến các anh chị này.
    Bài thơ Đêm cuối đi qua trường Luật viết ra trong những ngày mới đến Mỹ nhưng bắt nguồn từ những ư hiện lên trong một đêm mưa tháng Sáu 1981 ở Sài G̣n. Tôi không ghi lại ngày tháng viết bài thơ nhưng có in trong tập thơ đầu tay ở Mỹ năm 1991. Bài thơ khá dài, dưới đây là một đoạn có liên quan đến bài viết này:
    Trời Sài G̣n tháng Sáu mưa đêm
    Như từng nhát dao chém xuống đời vội vă
    Tôi ra đi dặn ḷng quên tất cả
    Những hẹn thề toan tính thuở hoa niên
    Bốn phương trời lưu lạc một bầy chim
    Đă lạc lối về sông Dương Tử
    Tổ quốc Việt Nam
    Bốn ngh́n năm lịch sử
    C̣n lại hôm nay là những tang thương
    Tôi nh́n qua bên góc kia đường
    Tấm bảng Hội Liên Hiệp Sinh Viên
    Vẫn c̣n đong đưa trên vách
    Chợt nhớ ra tên các chị các anh
    Những Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đ́nh Ban
    Những Nguyễn Hoàng Trúc, Vơ Như Lanh
    Các anh, các chị
    Giờ nầy chắc vẫn c̣n đang thức
    Để viết xong bài tự kiểm trước nhân dân
    Nhớ viết thật nhiều về những chiến công
    Đă đốt bao nhiêu xe Mỹ Ngụy
    Đă bán đứng bao nhiêu bè bạn anh em
    Đă cắm được bao nhiêu cờ mặt trận
    Tôi không hề trách các anh
    V́ chẳng bao giờ ai trách
    Những tên cầm cờ, khiêng kiệu
    Hăy cố cong lưng và thu ḿnh thật nhỏ
    Hăy biết dại khờ và biết ngây ngô
    “Độc lập, Ḥa B́nh, Thống Nhất, Tự Do”
    Phải nhớ luôn luôn là tất yếu
    Kể cả chuyện t́nh yêu trai gái
    Cũng phải học thuộc ḷng
    Định nghĩa mới hôm nay
    Đừng bao giờ nhắc những chuyện không may
    Như những Ủy Ban Đ̣i Quyền Sống
    Những Phong Trào Dân Chủ Tự Do
    Dân Việt Nam bây giờ
    Không có ǵ đáng để lo
    Hơn những chuyện cháo rau, khoai sắn
    Và không có một chút quyền
    Dù chỉ là quyền để than thân trách phận.
    Tôi từ Đà Nẵng vào Sài G̣n cuối tháng Tám 1972. Nơi tôi ghi danh học đầu tiên là trường Luật. Có thể nói tôi là một trong những tân sinh viên nộp đơn vào năm thứ nhất niên khóa 1972-1973 trễ nhất. Ghi danh vào trường Luật không cần phải thi, chỉ cần tŕnh bằng tốt nghiệp Tú Tài phần hai là đủ. Pḥng ghi danh là một khu nhà lụp xụp phía sau trường chung một hàng rào với đại học Kiến Trúc. Tôi được phát một thẻ sinh viên tạm. Số sinh viên của tôi dài tới năm số. Tôi không nhớ chính xác nhưng hai số thứ tự đầu đă lên đến trên mười ngàn. Trường Luật, được chính thức thành lập dưới thời Đệ nhất Cộng Ḥa, là một trong những trường già nua về cả h́nh thức lẫn chiều dài lịch sử, trong số các trường đại học thuộc Viện Đại Học Sài G̣n. Trường không có nhiều đất trống ngoại trừ khoảng sân không mấy rộng giữa trường. Cổng trường c̣n lại những viên ngói đỏ rêu phong từ khi mới thành lập. Giảng đường chỉ là những pḥng học dài nối nhau. So với các trường trung học như Gia Long, Petrus Kư, trường đại học Luật Khoa Sài G̣n nhỏ hẹp và chật chội hơn nhiều. V́ số thẻ sinh viên của tôi cao trên mười ngàn nên có lần tôi viết câu thơ mô tả trường Luật “mười ngàn sinh viên trong giảng đường vài trăm chỗ / học suốt năm không thấy mặt thầy”.
    Công việc đầu tiên của một tân sinh viên sau khi ghi danh, nhận lớp, là đi mua “cua” tức sách giáo khoa giảng dạy của các thầy, từ dân luật, h́nh luật đến cổ luật. V́ hiếm khi gặp mặt thầy, không có “cua” là rớt. Sau khi ghi danh ở Luật, tôi sang ghi danh Ban Kinh Tế khoa Khoa Học Xă Hội ở đại học Vạn Hạnh. Khoa Khoa Học Xă Hội ở Vạn Hạnh phải thi vào nhưng cũng chỉ thi cho đúng thủ tục v́ tôi không nghe ai thi rớt vào khoa Khoa Học Xă Hội ở đại học Vạn Hạnh bao giờ.
    Trường Luật chật hẹp mà sinh viên lại quá đông, chúng tôi thường la cà trong những quán cốc. Nhiều nhất là chung quanh công trường Quốc Tế, thường gọi là Hồ Con Rùa, bên ngoài trụ sở “Tổng Hội Sinh Viên” số 4 Duy Tân hay góc Thư Viện Quốc Gia trên đường Gia Long. Các quán cà phê thường không có tên. Ngoài quán cà phê Bà Vú bên ngoài đại học Vạn Hạnh, phần lớn các quán chung quanh trường Luật do sinh viên tự đặt tên bằng địa điểm để dễ hẹn nhau. Số sinh viên ghi danh vào Luật cao nhưng bỏ trường ra đi sớm rất đông và thi rớt cũng nhiều. Trong số những người bỏ cuộc có tôi. Tôi học cả hai trường và v́ kỳ thi cuối khóa cùng ngày nên tôi không theo đuổi việc học Luật hết năm thứ nhất. Bạn bè tôi phần đông học Luật nên mỗi tuần tôi đều trở lại trường. Ở đó, dưới những gốc me, vỉa phố, bên những ly cà phê đen, cà phê sữa, trên những ghế thấp, cạnh những chiếc bàn vuông, chúng tôi để cho những thao thức về chiến tranh và số phận đất nước có dịp tuôn trào. Tuổi đời c̣n rất trẻ nhưng chiến tranh đă làm chúng tôi già sớm hơn tuổi mười tám của ḿnh.
    Khi sang Vạn Hạnh tôi có dịp học với thầy Trần Văn Tuyên môn Chính Trị Quốc Nội và thầy Vũ Quốc Thông môn Luật Hiến Pháp Đối Chiếu. Đây là hai môn học tôi thích nhất. Luật Sư Trần Văn Tuyên không mang theo sách vở hay tài liệu giảng dạy ǵ và những bài giảng của thầy là kinh nghiệm sống trong thời hoạt động chính trị. V́ thầy dạy không theo giáo khoa nên giảng đường lúc nào cũng đông. Sinh viên phải có mặt để ghi lời thầy giảng. Tôi thường t́m cách gần gũi thầy Trần Văn Tuyên để hỏi những chuyện đất nước trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954. Thầy Trần Văn Tuyên đơn giản, tóc cắt cao và thường mặc áo sơ-mi trắng ngắn tay. Thầy Vũ Quốc Thông th́ khác, lúc nào cũng đường bệ, chuẩn bị kỹ càng và luôn đến lớp với một cặp-táp (le cartable) đầy tài liệu giảng dạy. Tôi hay thắc mắc với thầy Vũ Quốc Thông về cách dùng chữ. Ví dụ thầy dùng chữ “Chủ nghĩa Tập Sản” thay cho “Chủ nghĩa Cộng Sản”. Tôi cho rằng khái niệm “Chủ nghĩa Tập Sản” hay “Chủ nghĩa B́nh Sản” được nhắc đến nhiều trước năm 1975, chỉ là một phạm trù thuần kinh tế, nghĩa hẹp nhiều so với chủ nghĩa Cộng Sản vốn là cả một hệ thống triết học giải thích toàn bộ đời sống con người, xă hội và vũ trụ. Thầy chăm chú lắng nghe ư kiến nhưng không thay đổi cách gọi “tập sản” của ḿnh. Thầy Vũ Quốc Thông dạy tận tụy và trích dẫn nhiều từ các sách Pháp, trong đó có cả Tuyển tập Marx-Engel. Thầy chúng tôi, Giáo sư Trần Văn Tuyên chết trong tù Cộng Sản năm 1976 và Giáo sư Vũ Quốc Thông chết năm 1987, chỉ một thời gian ngắn sau khi ra khỏi nhà tù. T́nh nghĩa thầy tṛ ở miền Nam, dù tiểu học, trung học hay cả đại học đều thắm thiết, thân thương, đáng kính, đáng yêu và đáng nhớ. Tôi cố gắng rất nhiều nhưng không phải là người tự học. Kiến thức của tôi là của các thầy cô trao lại. Đứa sinh viên năm thứ nhất ngày xưa không c̣n trẻ nữa nhưng mỗi khi nghĩ đến các thầy cô tự nhiên thấy ḿnh nhỏ lại thật nhiều.
    Thời gian từ năm 1973 đến năm 1975 là thời gian yên tĩnh. Chương tŕnh b́nh định đại học khá thành công. Mùa hè năm 1973, một nhóm sinh viên chúng tôi đại diện cho trường tham dự trại hè sinh viên toàn quốc do Bộ Giáo Dục và Thanh Niên tổ chức ở Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Đông sinh viên du học cũng về tham dự trại. Dĩ nhiên không có “lănh tụ sinh viên” đường phố nào. Đó là những ngày vui nhất của mùa hè. Không chỉ sinh viên Sài G̣n, Vạn Hạnh, Minh Đức mà cả Huế, Cần Thơ, Đà Lạt và các trường đại học tư mới thành lập cũng cử phái đoàn tham dự. Buổi tối chúng tôi quây quần trong sân cờ của trường Thiếu Sinh Quân trao đổi kinh nghiệm học hành, chuyện đất nước và hát nhạc Du Ca như có lần tôi đă kể lại trong bài viết Khi bài hát trở về. Ngoại trừ các nhóm chống chính phủ bốn mùa của các bà Ni Sư Khất Sĩ Huỳnh Liên, Phong Trào Phụ Nữ Đ̣i Quyền Sống của bà Ngô Bá Thành, năm 1973, các phong trào sinh viên tranh đấu ở Sài G̣n do Cộng Sản tổ chức phần lớn đă được dập tắt. Các “lănh tụ sinh viên học sinh” mặt nổi như Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đ́nh Ban, Trần Thị Lan, Lê Văn Nuôi, Vơ Như Lanh, Nguyễn Xuân Lập v.v… đă bị kết án và vừa được trao trả tù binh.
    Nhắc đến chuyện trao trả tù binh không thể quên tác phẩm Tù Binh và Ḥa B́nh của nhà văn Phan Nhật Nam, trong đó anh dành trọn một chương để viết về những người mà anh gọi là “Những người lỡ làng”. Hôm đó, buổi chiều ngày 27-3-1973, những “lănh tụ sinh viên” sắp được trao trả về phía Cộng Sản đang tụm nhau ngồi trong một chiếc lều để chờ được nhận. Những bài hát của Phạm Thế Mỹ, Trịnh Công Sơn được cất lên từ chiếc lều nhỏ. Họ gồm Vơ như Lanh, Trịnh đ́nh Ban, Cao thị quế Hương, Trần thị Lan, Trần thị Huệ, Nguyễn thành Công. Không ai biết họ hát để nung cao khí thế hay hát để che đi sự lo âu trước tương lai mờ mịt núi rừng đang chờ đợi họ. Trong quan điểm đấu tranh giai cấp, dù các anh chị là đảng viên Cộng Sản cũng chỉ là đảng viên thành phố, gốc tiểu tư sản, vừa gia nhập và không được tin tưởng hoàn toàn. Nhà văn Phan Nhật Nam tả cảnh anh Nguyễn Thành Công khi tiếp xúc với viên Đại Tá Hungary trong “đôi mắt có vẻ lạc thần, giọng nói đă đượm màu mệt mỏi”. Anh Phan Nhật Nam viết đoạn đó thật cảm động. Anh không giận hay trách móc những tù binh gốc sinh viên anh sắp sửa trao trả mà cảm thông cho sự bồng bột tuổi trẻ của họ nhiều hơn:
    “Phải, tôi hiểu rằng nhóm sinh viên đang ngồi ở dưới tàn cây cao su, đang gảy nên những âm thanh trầm lắng với tiếng hát nhiệt thành trong sáng kia quả t́nh không thể nào là những người cộng sản được. Họ không thể nào là những người cộng sản chuyên chính, dù cho họ đă vào khu học tập, dù đă là cán bộ nội thành làm nhiệm vụ sinh viên vận theo đường lối và kỹ thuật đấu tranh phát xuất từ Cục R, kiểm soát và điều hành bởi ủy viên thanh niên thuộc thành ủy Sài G̣n-Chợ Lớn. Họ cũng không phải là cộng sản dù có chứng minh thư xác nhận là thành viên của đảng lao động, hoặc thành viên của đoàn thanh niên trong mặt trận giải phóng… V́ tiếng hát, điệu đàn, nét mặt và lời nói tất cả vẫn là phản ảnh của một hoài băo, hoài băo bất diệt của tuổi trẻ. Muốn thoát khỏi hoàn cảnh bít bùng của đời sống hiện tại, đấu tranh và xây dựng một quê hương rạng rỡ tốt đẹp hơn. Và chính phát xuất từ ư định đẹp đẽ mơ tưởng này, hoài băo của họ đă được đồng hóa với mục tiêu chiến thuật đoản kỳ của cộng sản. Và họ trở thành loại cán bộ tiền phong đắc lực thực hiện những mục tiêu hạn chế trong đường phố Sài G̣n, nơi Giảng Đường, trong ḷng cộng đồng tuổi trẻ Việt Nam.”
    Trong bài viết Những người đi t́m tổ quốc trên talawas năm 2006, tôi cũng viết về các anh chị đó:
    “Thời sôi nổi trong giảng đường đại học, trên đường phố Sài G̣n đă là dĩ văng, giữa rừng cao su Lộc Ninh họ là những thanh niên thành phố đang bước vào một cuộc đời mới ở một nơi hoàn toàn xa lạ. Như những con cá bị vớt khỏi sông và bỏ vào trong chậu, ngơ ngác, rụt rè, sợ hăi. Họ không c̣n là bè bạn của nhau, không c̣n gọi nhau bằng tên, bằng thứ mà sẽ là đồng chí. Đồng chí cũng đồng nghĩa với nghi ngờ, kiếm soát và ḍ xét lẫn nhau. Họ hối hận không? Họ thật sự có phải là Cộng sản không? Họ có phân biệt được, dù chỉ là căn bản, những điểm khác nhau giữa xă hội mà họ vừa bỏ lại và xă hội mà họ đang t́m đến không? Không ai hỏi và họ cũng sẽ không trả lời thật với ḷng. Có những tâm sự, sống giữ kín chết mang theo, chứ không bao giờ chia sẻ với ai. Hồi xưa tôi cũng có cái nh́n khắt khe về những người bỏ đi. Các anh có quyền biểu t́nh, có quyền chống độc tài, chống tham nhũng, chống độc diễn nhưng khi bỏ đi sang hàng ngũ của những người ném lựu đạn vào quán ăn, pháo kích vào trường học, đặt ḿn trên quốc lộ, các anh đă phản bội quyền sống trong hoà b́nh của nhân dân miền Nam. Giống như những đứa con lớn lên trong một gia đ́nh nghèo, có bà mẹ bịnh tật, có người cha say rượu hay đánh đập con cái và c̣n một bầy em nhỏ dại. Thay v́ khuyên răn người cha, săn sóc người mẹ, che chở cho đám em khờ, các anh lại bỏ đi, và chẳng những đă bỏ đi mà c̣n dắt kẻ gian về đốt phá nhà ḿnh.”
    Ngày nay, các tài liệu của Đảng đều xác nhận hoạt động của các phong trào chống đối chính quyền VNCH chẳng phải là tự phát chống bất công, độc tài, độc diễn ǵ mà đều được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản trực thuộc Thành ủy Sài G̣n Gia Định nhắm vào mục tiêu duy nhất là đánh sụp chế độ Cộng Ḥa non trẻ ở miền Nam và áp đặt chế độ Cộng Sản độc tài toàn trị trên phạm vi cả nước. Tất cả tổ chức, phong trào, tôn giáo, đoàn thể đều được Đảng khai thác, vận dụng một cách tinh vi để phục vụ cho mục đích cuối cùng của đảng Cộng Sản.
    Những tên tuổi, h́nh ảnh được báo chí đối lập và thân Cộng ở Sài G̣n đánh bóng mà nhà văn Phan Nhật Nam nhắc đến chỉ là những khuôn mặt đấu tranh công khai trên đường phố Sài G̣n. Họ không biết những đảng viên Cộng Sản ṇng cốt thực sự điều khiển phong trào từ bóng tối là ai. Những kẻ mài dao giết người thường trốn kỹ trong rừng. Những kẻ trao lựu đạn cho sinh viên để ném vào nhà hàng, trường học, chợ búa thường giấu mặt. Họ không gọi nhau bằng tên thật, bằng mày tao thân t́nh trong quán cà phê bên ngoài khuôn viên đại học Văn Khoa, Luật Khoa mà gọi bằng bí danh, bằng thứ tự.
    Những “anh ba”, “chị năm” đó bây giờ đang sống trong những biệt thự cao sang, có kẻ hầu người hạ và những chàng sinh viên một thời bồng bột nay chỉ là những “kẻ lạ của hoàng hôn” “lặng nghe những dư âm sâu lắng của quá khứ đọng lại, rồi trôi theo những món ăn với một vị đắng đắng” như anh Hạ Đ́nh Nguyên, một trong những “lănh tụ phong trào sinh viên” đă viết trong bài Về một vị đắng sau buổi họp mặt kỷ niệm “Phong trào Đấu tranh của Thanh niên-Sinh viên-Học sinh Sài g̣n” năm ngoái.
    Khi tôi vào năm thứ nhất, nhiều trong số anh chị tham gia xuống đường vài năm trước vẫn c̣n học năm thứ ba, thứ tư, và qua họ tôi biết con số sinh viên tham gia biểu t́nh không đông như báo chí thân Cộng mô tả và cũng không mang tầm vóc “quốc tế” chỉ với vài chàng thanh niên phản chiến Mỹ như bài kư thổi phồng của anh Huỳnh Tấn Mẫm. So với nhiều chục ngàn sinh viên liên khoa thuộc đại học Sài G̣n và các đại học tư tại miền Nam thời đó, vài trăm anh chị bị xúi dục xuống đường chỉ là con số nhỏ. Thành thật mà nói, phần đông những sinh viên đi biểu t́nh là những người nặng t́nh cảm dành cho đất nước nhưng vô cùng nông nỗi. Các anh chị bất măn trước các bất công trong xă hội và phẩn uất khi nh́n cảnh điêu tàn đổ nát do cuộc chiến gây ra nhưng không nhận thức đúng nguyên nhân sâu xa của thực trạng bi thảm đang diễn ra trên đất nước và không đủ trưởng thành để cân nhắc trước một chọn lựa sinh tử của đời ḿnh.
    Tuổi trẻ ở đâu cũng thế, nhiệt t́nh, phản kháng, cương trực, vô tư, nhưng như tôi có lần đă viết, tại Việt Nam những đặc tính đó của tuổi trẻ bị Đảng Cộng sản lợi dụng tận cùng, không chỉ tiếng hát lời ca, mà c̣n cả thịt xương và từng giọt máu.
    Bài hát quen thuộc trong giới sinh viên trước năm 1975 nói lên một mơ ước chân thành của thế hệ trẻ “Rồi ḥa b́nh sẽ đến, đến cho dân tộc Việt, đôi bồ câu trắng rủ nhau về làng xưa…”, nhưng sau năm 1975, đàn bồ câu đă biến thành bầy kiến gặm nhấm vết thương dân tộc đang mưng mủ. Tiếng hát của các anh chị trên đường phố được thay bằng những tiếng rên của những bà mẹ đang bán máu ở các nhà thương. Lời ca của các anh chị sau được thay bằng là tiếng khóc của em thơ trên các vùng kinh tế mới. Đất nước ch́m đắm trong độc tài và đói khát. Hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, chết trên biển cả, chết dưới bàn tay hải tặc.
    Các anh các chị, có thể không phải là thủ phạm nhưng không thể phủ nhận là những người đă góp phần gây ra những điêu tàn đổ nát hôm nay. Xin đừng im lặng nữa. Nếu không đủ sức để hành động, hăy viết, hăy nói, hăy kể lại cho các thế hệ trẻ những bài học dù thất bại, những ước mơ dù bị phản bội, những kinh nghiệm dù được đổi bằng xương máu của ḿnh. Là những người có lương tâm, hôm nay, không có ṭa án nào kết án các anh chị nặng bằng ṭa án lương tâm của chính các anh chị. Là những người vốn nặng t́nh cảm, hôm nay, không có t́nh cảm nào cấu xé các anh chị bằng t́nh cảm các anh chị đă từng dành cho đất nước. Xă hội Việt Nam băng hoại, trụy lạc, tha hóa ngày nay là chiếc gương, các anh chị hăy soi vào đó để thấy lại chính ḿnh.
    Chế độ dân chủ non trẻ mà các anh chị góp phần đánh gục, đă quỵ xuống sáng ngày 30-4-1975 nhưng không chết. Và tại Việt Nam hôm nay, các gía trị dân chủ quư giá đó không chỉ là của miền Nam thôi, không chỉ là của Việt Nam Cộng Ḥa thôi mà đang là tài sản, hành trang và mục tiêu chung của cả dân tộc.
    Dân chủ là khúc khải hoàn ca đang được nhân loại cất vang trên mọi nơi của quả địa cầu, từ Bắc Phi sang Đông Á nhưng không có nghĩa chỉ mới bắt đầu vài năm qua mà từ nhiều ngàn năm trước. Có người bàn về dân chủ như một mục đích đ̣i hỏi nhiều tiền đề và điều kiện. Điều đó không đúng. Dân chủ không phải là hải đảo xa xôi phải cần ghe tàu, lương thực, thời gian mới đạt tới nhưng là một thực tế gần gũi trước mắt và thậm chí có thể nắm bắt trong tay. Dân chủ không phải món quà của ai ban cho khi đến tuổi trưởng thành mà là quyền làm người bắt đầu từ trong bụng mẹ.
    Quốc gia Mông Cổ, một quốc gia không có truyền thống dân chủ, là một ví dụ. Nhiều người cho Mông Cổ khó có thể trở thành một nước dân chủ sau một giai đoạn phong kiến hàng ngàn năm nối tiếp bằng một chế độ Cộng Sản chuyên chính chư hầu Liên Xô suốt hơn bảy chục năm. Khi tôi viết bài này, nhân dân Mông Cổ đánh dấu tṛn 20 năm được sống dân chủ. Đôi cánh thiên thần đó đă giúp đưa Mông Cổ từ một quốc gia cô lập, bất ổn cùng hạng với Afghanistan, Nigeria và Somalia trở thành một trung tâm du lịch an toàn và đầy hấp lực văn hóa. Hai mươi năm trước đường phố thủ đô Ulaanbaatar gần như hoang vắng nhưng ngày nay tấp nập và phồn vinh. Theo tạp chí Economist, dù kinh tế thế giới c̣n đầy khó khăn, mức phát triển kinh tế của Mông Cổ trong ba tháng giữa 2011 đă tăng 21% so với cùng thời kỳ trong năm trước đó. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự đoán kinh tế Mông Cổ sẽ tăng trung b́nh 14% từ 2012 đến 2016. Là một quốc gia trong vị trí trái độn với vỏn vẹn 2.5 triệu dân và không có chiều dày truyền thống dân chủ như nhiều quốc gia khác, Mông Cổ sẽ c̣n gặp nhiều khó khăn nhưng cơ chế chính trị mới giúp cho người dân sống yên tâm trong tự do, thanh b́nh, no ấm và nỗ lực v́ một tương lai tươi đẹp cho con cháu họ.
    Việt Nam th́ khác.
    Sau 37 năm, tiếng súng đă vắng đi trên đất nước Việt Nam, non sông liền một dăi nhưng người dân vẫn sống trong nỗi bất an lo sợ, hàng trăm ngàn người con gái Việt phải rời bỏ quê hương đi ăn mày, làm điếm, ở đợ khắp thế giới, phần lớn trong số hơn hai triệu người Việt hải ngoại vẫn c̣n bị xem là “thành phần phản động bám theo chân đế quốc”, và trong nước, những quyền căn bản như ngôn luận, đi lại, thờ phụng của người dân vẫn chưa có được, hàng ngàn người yêu nước vẫn c̣n bị tù đày. Đó là sự thật, không ai tuyên truyền ai, không ai xúi giục ai.
    Sau 37 năm, mấy chục ngàn thân xác thanh niên làm bia đỡ đạn cho đảng CSVN trong chiến tranh biên giới năm 1979, hàng ngàn xác thanh niên Việt Nam bị đốt cháy thành than trong trận Lăo Sơn 1984, hàng trăm xác thanh niên Việt ch́m sâu quanh bờ đảo Gạc Ma năm 1988, hàng trăm ngư dân Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngăi bị bắn thủng ngực, hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu như đôi mắt Việt Nam bị đă bị kim Trung Quốc tẩm thuốc độc đâm sâu và đang chảy máu. Đó là sự thật, không ai tuyên truyền ai, không ai xúi giục ai.
    Nh́n những ǵ đang xảy ra trên thế giới đă làm những người Việt đang quan tâm đến vận mệnh đất nước không khỏi cảm thấy thẹn thùng. Dù ban ngày vẫn phải sống bằng thái độ tích cực, trả lời phỏng vấn bằng ngôn ngữ tự tin nhưng ban đêm thế nào cũng gác tay lên trán âm thầm tự hỏi tại sao Liên Xô, Đông Âu cho tới Bắc Phi, Miến Điện nhưng viễn ảnh một Việt Nam tự do, dân chủ, hùng mạnh vẫn c̣n là một mục tiêu chưa đến. Nỗi lo lắng và niềm đau xót này không phải của riêng ai mà của tất cả người Việt Nam c̣n biết xót xa, c̣n biết hổ thẹn trước sự lạc hậu của Việt Nam so với đà tiến quá nhanh của nhân loại.
    Một câu hát trong bài Tự Nguyện quen thuộc trong giới sinh viên trước năm 1975 “nếu là hoa, tôi sẽ làm một đóa Hướng Dương”, chưa bao giờ hơn lúc này Việt Nam cần những người yêu nước biết vươn cao, đứng thẳng như những cành Hướng Dương Dân Tộc. Con người đến và đi nhưng lịch sử Việt Nam như ḍng sông không ngừng chảy. Đất nước sẽ vượt qua và lớn lên như đă từng vượt qua và lớn lên sau ngàn năm Bắc Thuộc.
    Trần Trung Đạo
    http://www.trantrungdao.com/?p=1740
    gửi Dân Làm Báo

  7. #107
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam
    Tư Do, Dân Chủ và Nhân Quyền chính là con dao cắt đường “Lưỡi Ḅ” tại biển Đông.





    Theo: Tudo4VN, 12/06/2012 tác giả: BND

    http://tudo4vn.wordpress.com/2012/06...ong/#more-9772

    Giấc mơ và hành động bành trướng.

    Trung quốc nh́n về phương Nam và Biển Đông với sự cái nh́n tài nguyên thị trường nguyên liệu to lớn mà đó chính là nơi Trung Quốc luôn mong ước, và là một trong những kế hoạch chiến lược toàn cầu nằm trong tham vọng bành trướng của TQ. Để thực hiện tham vọng bành trướng xuống phía Nam Á Châu Thái B́nh Dương, Trung Quốc phải làm sao?

    Nhằm thực hiện “mộng ước” bành trướng từ kinh tế đến chính trị và quân sự, từ tham vọng chiếm cứ từng tất đất trên biên giới và hải đảo, kế hoạch gậm nhấm theo năm tháng ngày càng phát triển theo nền kinh tế của TQ, trong kế hoạch lâu dài.

    Trên biên giới “Núi liền Núi” với Trung Quốc có Việt Nam, Lào, Thái Lan và Miến Điện, Ấn Độ Pakistan, Afghanistan, TQ c̣n muốn vươn cánh tay dài tận Philippines và Indonesia.

    Trung quốc đă cố gắng tạo nên những chính quyền thân TQ ở phíaNambiên giới của họ.

    Tại Việt Nam, Trung quốc đă bằng mọi cách nắm lấy Việt Nam qua đảng Cộng Sản Việt Nam, nơi mà TQ đă cố gắng nhất để năm lấy VN. Họ đă tài trợ cho CSVN thật nhiều vũ khí đạn dược để thôn tính Miền Nam ViệtNam. TQ đă thành công khi dùng áp lực viện trợ để có được công hàm bán nước do Phạm Văn Đồng kư liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa. Những hành động ngông cuồng của Trung cộng từ thập niên 70 đă ngày càng phơi bày dă tâm độc chiếm biển Đông. Vào ngày 19.01.1974, lợi dụng Hoa Kỳ rút quân khỏi miền nam Việt nam, trong lúc VNCH đang tập trung chống cộng sản miền Bắc, Trung cộng đă dùng vũ lực tấn công chiếm đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VNCH. CSVN đă câm lặng một cách đốn mạt, chấp nhận đất nước bị xâm lăng, nhằm có được nguồn viện trợ đánh phá nhân dân Miền Nam, một phần đất tự do c̣n lại của Việt Nam, một hành động có chủ đích đầy tham vọng mà đảng CSVN ngày đó đă tiếp tay với TQ qua sự câm lặng đốn mạt kia. Cũng từ đó, TQ thành lập những chế độ thân TQ. Tại Campuchia, TQ đă dựng nên chế độ Pôn Pốt, dùng Pôn Pốt phá hoại tàn nhẫn nhân dân Campuchia và dùng Pôn Pốt để kềm phía Tây của VNCH ḥng gây áp lực với VNCH.

    Vào ngày 14.03.1988, TQ lại tấn chiếm thêm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. CSVN lại một lần nữa giấu giếm, che đậy sự thật khốn nạn với nhân dân. Sự câm nín, bưng bít hành động xâm lăng của TQ, nói lên thái độ đồng t́nh và bán nước của CSVN.

    Năm 1995, Trung cộng vươn cánh tay bạch tuộc bành trướng dùng vũ lực chiếm đóng đảo Vành khăn thuộc quần đảo Trường Sa, mà Philippines tuyên bố chủ quyền và đă lên tiếng phản đối quyết liệt.

    CSVN sau 1975 đă trở cờ ngă về Liên Sô. Sự kiện này đă làm cho TQ mất cơ hội thôn tính Biển Đông. Họ lo sợ biển Đông rơi vào tay Liên Sô và là ṿng đai bao vây TQ tại Biển Đông. TQ càng lo Liên Sô tràn xuống phía nam qua Miến Điện, Lào và Campuchia. ỞPhilippines, Trung Quốc dấy động thành lập các tổ chức cộng sản khủng bố nhân dânPhilippines nhằm làm suy yếu khả năng phát triển củaPhilippines. Ngày nay tuy chế độ diệt chủng Pôn Pốt không c̣n nhưng TQ vẫn tiếp tục viện trợ nhằm mua chuộc chính quyền Campuchia để thực hiện kế hoạch áp lực VN, kế hoạch hóa Trung Quốc tại Campuchia, trong đó có ViệtNam qua sự tiếp tay của đảng CSVN, hỗ trợ cho kế hoạch xâm chiếm Biển Đông.

    Trung Quốc: Kế hoạch phá hoại gặm nhấm, lôi kéo bằng Kinh tế, Chính trị và Quân Sự

    Năm 1992, nhóm các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong gọi tắt là CLMV gồm Campuchia, Lào, Miến Điện và Việt Nam cùng Thái Lan là năm quốc gia được Ngân Hàng Phát triển Á Châu mời tham dự vào đề án xây dựng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion). Chương tŕnh CLMV vô h́nh chung đúng theo ước muốn của TQ, lợi dụng theo CLMV TQ đă làm cho các nước Đông Nam Á lệ thuộc kinh tế Trung Quốc nhiều hơn là phát triển cho các nước thuộc vùng này. Từ năm 1995, Bắc Kinh lại phát triển xây dựng Năm Vùng Kinh tế đặc biệt, Special Economic Zone (gọi tắt là SEZ) và Open Coastal Cities gồm 14 Thành phố Hải cảng Mở dọc các bờ biển. Đây là một kế hoạch tham vọng nắm kinh tế của các nước Á Châu, Đông Nam Á.

    Với sức mạnh kinh tế của TQ, họ cần thị trường cũng như nguyên vật liệu. Bành Trướng TQ nhận ra thị trường và nguyên vật liệu sản xuất tại các nước Đông Nam Á Thái B́nh Dương là nguồn cung cấp rẻ có giá trị để tái sản xuất và xuất khẩu của TQ, TQ đă cố gắng bằng mọi cách kêu gọi, chiêu dụ các nước Đông Nam Á mở mang các con đường từ TQ xuống phía Nam. Hàng hóa TQ tràn ngập Á châu, và ngược lại nguyên vật liệu từ Á châu chạy ngược về TQ.

    Ḍng sông Mê-Kong bắt nguồn từ Tibetan Plateau chạy dài xuyên qua TQ xuống phía Đông Nam Á, ḍng thủy lưu chạy qua các nước Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và cuối cùng là Việt Nam, nơi mà người dân các nước trong vùng Đông Nam Á sinh sống cũng như nguồn kinh tế dồi dào, đă bị TQ bịt từ đầu nguồn bằng những con đập mà họ tạo dựng lên trên lănh thổ TQ, nhằm kiểm soát và áp lực kinh tế các nước. VN là một quốc gia khai thác năng lượng bằng thủy điện, ḍng nước không c̣n th́ thủy điện làm sao có? TQ đang hủy hoại môi trường sống của các nước. Miến Điện cùng Thái Lan, Lào, ViệtNamvà Campuchia là năm quốc gia nằm trong kế hoạch mở đường xuống vùng biển phíaNamcủa Trung Quốc.

    Miến Điện

    TQ xây dựng một chế độ độc tài tại Miến Điện, thông qua chính quyền thân TQ. Họ đă kềm chế, chi phối kinh tế, gây ảnh hưởng văn hóa, mở đường cho các công ty TQ và nhân công TQ ở khắp Miến Điện được tự do tung hoành như ở chính “mẫu quốc”, khai thác tài nguyên và kiểm soát sự an ninh của Miến Điện, mua chuộc các giới lănh đạo của Miến Điện bằng những hợp đồng béo bở, qua đó bóp chẹt đời sống tự do dân chủ và nhân quyền của dân nước này. Các công ty TQ được nhiều lợi nhuân tại Miến điện. TQ mở mang đường sá phát triển mậu dịch không cân đối đă làm cho Miến Điện lún sâu vào lệ thuộc kinh tế TQ. Sau bao nhiêu năm theo TQ, người Miến Điện đă hiểu cái thâm độc của TQ và giờ đây chính người Miến Điện đă tránh xa và phá vỡ kế hoạch xâm chiếm của TQ. Phá vỡ một phần kế hoạch thâm độc và tàn ác của cái mộng bành trướng TQ.

    Lào

    Lào là một quốc gia có chung biên giới phía bắc với TQ. Một đất nước hiền ḥa, đa số theo đạo Phật với 6,8 triệu người nghèo. Họ t́m cách phát triển đất nước ở kỹ nghệ hầm mỏ, đồn điền và các đập chạy theo ḍng sông Me-kong. Nước Lào hiện là một quốc gia nghèo kém trên thế giới. TQ đă nhanh chóng đầu tư vào Lào, phá hủy môi trường, phá hỏng nền sản xuất lương thực sinh kế của nhân dân Lào. Người TQ đang biến Lào trở thành đồn điền công nghiệp, TQ là nước đầu tư vào thủy điện nhiều nhất ở Lào, và nước này dự định xây thêm 19 đập thủy điện trong dự kiến bao gồm 42 đập thủy điện để thu lợi nhuận qua sản xuất điện, khiến t́nh trạng thiếu hụt lương thực trở nên trầm trọng, bên cạnh đó TQ đang t́m mọi cách khai thác tài nguyên khoáng sản của Lào. Cũng như ở VN, tại Lào, TQ cũng đă t́m mọi cách mua chuộc chính quyền để khai thác quặng Boxite. TQ nhắm vào Lào là nguồn khai thác tài nguyên thiên nhiên, họ đă làm cho nước Lào chạy theo kỹ nghệ khai thác quặng mỏ, cao su v.v. Điều đó dẫn đến hậu quả ǵ? Rừng công nghiệp chiếm hết diện tích trồng cây lương thực, đă giết chết ngành nông nghiệp của Lào, các đập thủy điện đang làm thay đổi và phá hủy hệ sinh thái môi trường, thiếu lương thực Lào sẽ lệ thuộc và nhập khẩu lương thực qua các nước láng giềng, TQ đang biến Lào thành nơi cung cấp nguyên liệu cho nền kinh tế TQ,

    Trong Chiều ngày 18/8/2011, ông Bunnhang Vorachith, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Lào đă có buổi làm việc với đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc do ông Chu Vĩnh Khang, Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban các vấn đề chính trị và luật pháp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở thăm Lào trong hai ngày 18-19/8/2011 Ông Bunnhang Vorachith khẳng định sự ủng hộ của Đảng và Chính phủ Lào đối với chính sách một Trung Quốc của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, Chính sách nào đem đến một Trung Hoa? Phải chăng đó là chính sách tiêu diệt chiếm đóng hủy hoại bành trướng?, TQ đang nắm thật chặt chẽ các đảng thân TQ qua lời ông Ông Chu Vĩnh Khang bày tỏ sự hài ḷng lần đầu tiên được đến thăm Lào, đánh giá cao cuộc gặp và làm việc với Đoàn đại biểu Lào; hoan nghênh những thành tựu trong công cuộc phát triển của nhân dân Lào dưới sự lănh đạo đúng đắn của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong suốt thời gian qua; đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước. TQ tràn xuống phíaNam, họ đang chi phối tất cả các quốc gia phíaNamtừ kinh tế, quân sự, chính trị cho đến văn hóa.

    Campuchia

    TQ đă đổ hàng tỷ đô la vào các nước Đông Nam Á trong đó có Campuchia, TQ đă trở thành nguồn đầu tư quan trong của Campuchia từ nhiều năm, là nước có tổng sản lượng khoảng 11 tỉ đô la, sự quan hệ TQ và Campuchia không ǵ mới lạ, Theo ông Chea Vannath, một phân tích gia độc lập ở Phnom Penh, Campuchia đă bắt đầu chịu ảnh hưởng của Trung Quốc từ cả ngàn năm trước. Ông Cheang Vanarith người đứng đầu một tổ chức nghiên cứu ở Phnom Penh có tên là Viện Hợp tác và Ḥa b́nh Campuchia nhận xét: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc có lẽ nh́n xa hơn những quyền lợi kinh tế để hướng tới những quyền lợi chiến lược trong khu vực này” ông nói tiếp “V́ Trung Quốc thường tự xem ḿnh là trung tâm của vũ trụ. Trung Quốc là trung tâm của khu vực xét về phương diện chiến lược và phương diện kinh tế. Một số người nói rằng đây là sự quay lại quá khứ của Trung Quốc.”

    Người ta lo ngại ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc ở Campuchia. Mọi người quan ngại cho rằng tiền bạc mà Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Campuchia rốt cuộc đă lọt vào túi của những công ty quốc doanh của Trung Quốc nhận hợp đồng xây dựng đường xá và các đập thủy điện qua đó các công nhân TQ tràn ngập Campuchia. Các hợp đồng này không có sự xem xét của công chúng và sự giám sát độc lập nào cả.

    TQ quan tâm đến việc xây dựng đường xá có tầm chiến lược toàn Đông Nam Á, các con đướng này đưa đến việc xâm nhập kinh tế và quân sự sau này nếu có chiến tranh. Họ hoặc định chỉ đạo rơ ràng gây rối động đời sống của nhân dân các nước qua sự cộng tác tích cực của chính quyền thân TQ. Các công ty TQ đi đến đâu th́ nhân công TQ theo đến đó họ có cả triệu người TQ đang làm tại các quốc gia Đông Nam Á.

    Dao Bén Cắt Lưỡi Ḅ

    TQ phát triển hải quân, không quân và các tàu dân sự có khả năng chiến đấu nhẹ tràn xuống Biển Đông.

    Ngược lại các nước trong vùng Đông Nam Á cũng gia tăng tiềm lực quân sự của họ để bảo vệ biên giới và hải đảo.

    Người Miến Điện thành công trong cải cách chính trị và đ̣i hỏi nhân quyền đă chiến thắng, Họ đang cố gắng thoát khỏi “Ṿng Kim Cô của TQ” để xây dựng một đất nước tự do, dân chủ và nhân quyền, Cộng đồng thế giới đang ra tay giúp họ kiến thiết đất nước phát triển ḥa nhập vào thế giới tự do. Thế ṿng Kim Cô đă bị găy tại Miến Điện, kế hoạch bành trướng TQ đă bị lung lay,

    Tại Thái Lan nền dân chủ và dân trí của người dân Thái Lan cao hơn các nước khác, người dân sống trong tự do, họ hiểu được TQ là độc tài, dối trá. Kinh tế Thái Lan phát triển họ không bị TQ dụ dỗ bằng kinh tế như Miến Điện, Lào, Campuchia, ViệtNam. TQ vẫn luôn viện trợ cho phiến quân Thái quấy phá chính quyền làm mất an ninh tại các vùng biên giới, lũng đoạn kinh tế Thái Lan bằng hàng rẻ phá hoại kinh tế Thái.

    Tại Philippines Trung Quốc cướp băi cạn Scarborough của Philippines, người dân Philippines ư thức đươc lảnh hải bị xâm phạm họ đồng ḷng cùng chính phủ Philippines lên tiếng phản đối TQ xâm lăng, Chính quyền Philippines ngày càng vũ trang hải quân và không quân với sự giúp đở của Hoa Kỳ, Trung Quốc tuyên bố không rút khỏi bải cạn Scarborought, nhưng liệu họ có giữ nổi hay không?

    Đảng CSTQ với tham vọng bành trướng chiếm Biển Đông ngày càng “lộ” rơ nét, tại VN quan hệ TQ với đảng CSVN ngày càng trở nên “Đồng khí tương cầu” hơn. Người TQ tràn xuống VN v́ tài nguyên và Biển Đông với chiến lược bao vây lũng đoạn kinh tế,

    Họ nắm lấy chính quyền và đảng CSVN làm vũ khí, tạo nên một chính quyền giả dối phá hoại đất nước ViệtNam,

    Chúng ta hăy nghe các nhân sĩ nhận định:

    (Trích dẫn từ phần ghi âm Xem youtube by VietLeaks).

    0. GS Trần Phương – Cựu Phó CT Hội đồng Bộ trưởng-PTT, cựu Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ tịch Hội KHKTVN:

    Ghi Âm Youtube http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...gop-y-van.html

    1. Đào Công Tiến – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.Saigon, nguyên thành viên Ban nghiên cứu chiến lược Chính phủ:

    Ghi Âm Youtube http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...hao-gop-y.html

    “Cái hiện hữu siêu quyền lực đó đang làm phá vỡ dân quyền, phá vỡ dân chủ xă hội”.

    2. Việt Phương – Nguyễn Trung: Ghi âm Youtube Ghi âm Youtube

    http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...hao-gop-y.html

    Việt Phương -Nguyên Thư kư Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS:

    “Làm sao mà những các cái chuyện 40, 50 năm nữa lại đưa ra thành như là chủ trương khẳng định của Đảng để mà lănh đạo cả cái dân tộc này. Mang dự báo trở thành chủ trương. Đấy là một cái điều không đúng.”

    Nguyễn Trung – Nguyên Đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban nghiên cứu củaThủ tướng, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS:

    “Thế chúng ta theo Triều Tiên à, theo Bắc Triều Tiên à?”

    3.PGS Vơ Đại Lược– Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị Thế giới, cựu Thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng:

    Ghi Âm Youtube http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...-van-kien.html

    “ViệtNamchúng ta đây cũng du nhập kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản chứ, chúng ta không nên xem họ là thối nát”.

    4. GS-TSKH Nguyễn Mại– Nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài:

    Ghi âm Youtube http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...gop-y-van.html

    “Biến Quốc hội ít nhất thành một cơ quan chủ yếu là lập pháp, và cái chức năng đấy phải được thay đổi và vai tṛ dân chủ của xă hội của nhân dân.” 5.Vũ Khoan – Nguyên Phó Thủ tướng, cựu Ủy viên TƯ Đảng:

    Ghi âm Youtube Ghi âm Youtube http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...n-kien-ai.html

    “Ngay cái chuyện dùng nhân dân tệđể thanh toán nhiều người nh́n nó một cách rất đơn giản. Biết bao nhiêu cái phức tạp.”

    6. Vũ Quốc Tuấn – Nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, cựu trợ lư của cố T hủ tướng từ 1985-1994, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề VN:

    Ghi âm Youtube http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...-van-kien.html

    “Đảng cầm quyền là thế nào? Cầm quyền của ai? Ai giao cho anh cầm cái quyền đó mà anh cầm quyền?”

    7. PGS-TS Trần Đ́nh Thiên: Viện trưởng Viện Kinh tế VN:

    Ghi âm Youtube http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...hao-gop-y.html

    “Những khái niệm lớn của loài người là dân chủ, là nhà nước pháp quyền, là xă hội dân sự.”

    8. TS Lê Đăng Doanh – Nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS:

    Ghi âm Youtube http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...gop-y-van.html

    “Tất cả các nội dung mà liên quan đến cái việc phát huy quyền dân chủ của người dân th́ đều đă không thực hiện. Và cái điều này chắc chắn không phải là sự t́nh cờ.”

    9. Nguyễn Đ́nh Hương – NguyênPhó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Thanh Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội:

    Ghi âm Youtube http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...hao-gop-y.html

    “Làm thế nào để đồng tiền của chúng ta phải là bền vững, chứ nếu mà chúng ta mất giá và đồng tiền không ổn định th́ chúng tôi cho là sự phát triển lâu dài của ViệtNamphải có những cái khó khăn.”

    10. GS Lê Du Phong – Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Ghi âm Youtbue http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...gop-y-van.html

    “Người ta không có CHXN mà vẫn độc lập dân tộc chứ có mất độc lập dân tộc đâu? Thế th́ ‘chỉ có CHXN mới bảo đảm vững chắc’, nói như thế quá xem thường lịch sử.”

    11. GS Trần Phương – Cựu Phó CT Hội đồng Bộ trưởng-PTT, cựu Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ tịch Hội KHKTVN:

    Ghi âm Youtube http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...lan-2-hoi.html

    “Khi các ông đổi mới … à … người ViệtNamth́ giỏi cái chỗ rằng là ông dùng danh từ để ông lẩn trốn. Ông nói là ông “đổi mới” nhưng thực ra ông “thụt lùi”.” …”Ông từ chối cái kinh tế tư nhân nhưng ông phải thừa nhận cái kinh tế tư nhân, thừa nhận kinh tế năm thành phần, nhiều thành phần, thậm chí thừa nhận cả chủ nghĩa tư bản. Thế là ông thụt lùi chứ.” …”Không biết góp ư kiến rồi để rồi người ta (…như thế nào?) nhưng ư tôi th́ thế này này, ông đừng tiếp tục nói như bịp người ta. Tôi nói ví dụ như bây giờ, là v́ ông nói là nền tảng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác – Lênin cho nên rằng tất cả các trường ông đều bắt nó dạy chủ nghĩa Mác – Lênin. Lắm lúc tôi bảo: trời đất ơi, ba cái thằng trẻ con này đó,

    nó học một mẩu của chủ nghĩa Mác – Lênin th́ nó biết cái ǵ. Nhưng mà cứ vẫn phải bắt buộc làm như thế. C̣n bây giờ trong cái cương lĩnh này, trong cái ǵ này … th́ ông đều nói chủ nghĩa Mác – Lênin và ông đều nói XHCN. Nhưng tôi hỏi các anh đây, các anh đây là người đọc sách nhiều nhất rồi đây. Tôi hỏi ông CNXH bây giờ là cái ǵ? Tôi đố ông trả lời được đấy. Cái điều mà ông Mác nói về CNXH là chế độ công hữu chiếm địa vị thống trị. C̣n ông, thu hẹp cái sở hữu tư nhân đi đến xóa bỏ sở hữu tư nhân, rồi thị trường tự do. Ông làm lộn ngược rồi. Thế bây giờ cái CNXH của ông là cái ǵ đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta

    sẽ đi là cái CNXH ǵ đây? Có nhiều người bảo rằng thôi th́ ta cứ đành lấy khẩu hiệu là ǵ … “dân giàu, nước mạnh, xă hội dân chủ công bằng, văn minh”, đó là CNXH. Tôi xin lỗi ông. Đấy không phải CNXH! Xă hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi anh, anh đă bằng thằng Thụy Điển và thằng Na uy chưa? Nó không xă hội dân chủ, cũng công bằng mà công bằng hơn ông, mà văn ḿnh th́ tất nhiên là hơn ông rồi. Thế th́ cái CNXH mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu “dân giàu, nước mạnh” mấy cái câu đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy. Tôi nghĩ không đúng! Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông.”

    (Nghỉ giải lao…)

    12. GS Trần Phương – Cựu Phó CT Hội đồng Bộ

    trưởng-PTT, cựu Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ tịch Hội KHKTVN:Ghi âm Youtube Ghi âm Youtube

    http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...lan-3-hoi.html

    “Ông nói về định hướng XHCN th́ định hướng của ông là cái ǵ đây? Ông nói tôi nghe. Ông bảo là xóa đói giảm nghèo. Xin lỗi ông, cả thế giới nó làm. Mà Liên hợp quốc nó đang giúp ông hẳn cái việc ấy đó. Thế chả nhẽ nó giúp ông xây dựng XHCN nhà ông đấy à? Xóa đói giảm nghèo, giỏi lắm th́ ông nói được cái định hướng XHCN là xóa đói giảm nghèo, nhưng mà ông c̣n thua xa ba cái thằng tư bản.“…”Nếu nói rộng ra một tí là ông bịp những người không hiểu biết. Chứ tôi nói xin lỗi ông, các nhà lư luận ngồi đây, ông đọc sách hàng vạn trang, ông biết thừa đi, ông nói như thế là ông nói bậy. Ông bịp người ta. Có đúng không? Đó là một điểm.

    …”Thất bại th́ rơ ràng rồi, ông nói là chế độ công hữu th́ chế độ công hữu làm mất động lực của xă hội, ông phải trở lại chế độ tư hữu đấy. Ông nói là chuyên chính vô sản th́ ông phải trở lại chế độ dân chủ đấy. Ông nói là phải kế hoạch hóa tập trung cuối cùng ông phải trở lại kinh tế thị trường đấy. Rơ ràng là một sự thất bại rơ ràng rồi, thế giờ ông nói cái ǵ đây? Cho nên là ông nói chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng ta th́ tôi không hiểu các vị xác định là nền tảng tư tưởng, cái ǵ là nền tảng? C̣n cái ǵ không là nền tảng chứ?” …”Cho nên cái gọi là “chủ nghĩa cộng sản” cũng là ảo tưởng, cái gọi là CNXH thực chất cũng thất bại rồi. Cho nên tôi nói là đương nhiên là chúng

    ta không thể chấp nhận là chúng ta tiến lên CNTB được. À … nó mới khổ thế. Nhưng mà không tiến lên CNTB, th́ ông tiến lên cái xă hội ǵ đây là ông chưa nghĩ ra.” …”Thằng Thái Lan bây giờ 4.000 đô la đầu người đó, chứ có phải bé đâu, nhưng nó đă là cái ǵ. Cho nên tôi cho là viết cái mục tiêu đến năm 2020 mà trở thành nước “cơ bản công nghiệp hóa”, hay là cơ bản hiện đại ǵ đó (có tiếng nói xen). Vâng! Mà có thu nhập có 3.000 đô la thôi th́ … xin lỗi, ông bịp dân!”

    13.Nguyễn Trung – Nguyên Đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban nghiên cứu củaThủ tướng, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS:

    Ghi âm Youtube http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...lan-2-hoi.html

    “90% những công tŕnh kinh tế mới bây giờ là Trung Quốc trúng và đấu thầu, chứ không qua đầu tư.” …“không thể bỏ qua được v́ đây là vấn đề an ninh, vấn đề sống c̣n của quốc gia.”

    14. GS Đào Xuân Sâm – Nguyên Trưởng khoa Quản lư kinh tế Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, từng là thành viên nhóm tư vấn của cố TBT Trường Chinh trước Đại hội Đảng lần thứ VI, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng:

    Ghi âm Youtube Ghi âm Youtube http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...gop-y-van.html

    “Từ nhiệm kỳ lănh đạo Đại hội VI đă bắt đầu đi vào con đường suy đồi rồi, rất khó gỡ.”

    15. GS Phan Văn Tiệm – Cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính. Ghi âm Youtube

    http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...gop-y-van.html

    “Chúng ta là CS tả khuynh một thế kỷ nay, tiêu diệt (CNTB) đến bao giờ?…”Tôi cho rằng sức sống về chế độ sỡ hữu của tư nhân về tư liệu sản xuất là của cái thời đại này, của cái xă hội này, của cái nhân loại này c̣n rất lớn mà cái đất nước ta c̣n chưa khai phá ra được bao nhiêu cả. Chứ không phải nó đă trở thành cản trở cái sự phát triển của XH ViệtNam.” 16. Phạm Chi Lan – Nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS:

    Ghi âm Youtube Ghi âm Youtube

    http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...gop-y-van.html

    “Trong thế giới hiện nay người ta có muốn chơi với những người ngu muội hay không, người ta có muốn chơi với người giả dối hay không?”

    17. Dương Thu Hương – Nguyên Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước:

    Ghi âm Youtube Ghi âm Youtube

    http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...hao-gop-y.html

    “Láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xă thành phố rồi, mà nó không mang tênChinaTownđâu, chưa mang tên thôi nhưng mà nó sẽ mang tên“… “Công nhân Trung Quốc sang lại lấy vợ ViệtNamcắm đất đây luôn, sát ngay Hà Nộiluôn“.

    18. TS Lưu Bích Hồ 1: – Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

    Ghi âm Youtube Ghi âm Youtube

    http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...-thao-gop.html

    19. TS Lưu Bích Hồ 2: – Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

    Ghi âm Youtube Ghi âm Youtube

    http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...-thao-gop.html

    “Đảng không thể đứng trên nhà nước được.” GS Vũ Huy Từ (?):

    “Năm sáu chục tỷ đô la, tôi nghĩ rằng là khi xây dựng thành công cái này không phải là năm sáu chục tỷ, hàng trăm tỷ. Mà như thế th́ chắc người liên quan đến cái này chia nhau không phải là trăm ngh́n đô mà hàng triệu, nhiều triệu đô.”

    20. GS Trần Phương (End)- Cựu Phó CT Hội đồng Bộ trưởng-PTT, cựu Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ tịch Hội KHKTVN:

    Ghi âm Youtube http://vietleaks.blogspot.com/2010/1...-hoi-thao.html

    “Tôi nói thật là chúng ta tự lừa dối chúng ta, thực ra là phải nói như thế. Và chúng ta tự lừa dối chúng ta và đồng thời chúng ta lừa dối người khác. Tôi nghĩ là cái tệ hại đó phải chấm dứt, phải sửa. Nhưng mà ai sửa? Những người cầm quyền bây giờ họ chẳng có th́ giờ họ nghĩ đến chuyện đó đâu, họ cứ miễn là một nhiệm kỳ này họ cứ ngồi đấy, c̣n nhiệm kỳ sau th́ họ về hưu rồi. Tuỳ, thằng nào tiếp tục th́ tiếp tục. Cho nên tôi nghĩ rằng đấy là lời b́nh luận của ḿnh thôi. Bây giờ, không biết là, bốn rưỡi rồi không biết là có được xin phép mấy câu kết luận không?” …”Có thể mười năm sau người ta bảo, ừ, rất tiếc cái đám trí thức đó có nhiều cái ư đúng mà người ta không tiếp nhận, vậy thôi. Đó là chuyện của lịch sử nhưng ít ra để nói rằng, cái giới trí thức của nước này cũng không ngu đến mức nó tự lừa dối nó đâu. Có phải không ạ? Chứ c̣n hy vọng rằng người ta nghe như giới trí thức này và nhiều trí thức khác. Nếu ông hy vọng như thế th́ ông hơi ảo tưởng đấy. Tôi nghĩ rằng nếu ta làm được cái điều mà như chúng ta vừa nói cũng đă tốt rồi. Ít ra chúng ta chứng tỏ với xă hội rằng chúng ta có trách nhiệm đối với xă hội. Khi người ta yêu cầu ḿnh góp ư kiến ḿnh sẵn sàng nói, nói thẳng cái ư kiến của ḿnh dù có thể đó là sai. Đó là được! Tôi nghĩ là nếu chúng ta đạt cái điều này th́ cũng tự an ủi ḿnh là ḿnh không phí th́ giờ. Có phải như vậy không? v.v..

    Đảng Cộng Sản Việt Nam là đàn em và là vũ khí của TQ đánh phá độc lập tự do dân chủ, chiếm cứ hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một phần biên giới phía Bắc của VN ta,

    Cửa ngỏ của TQ xuống biển Đông chính là vùng biển phía Bắc Việt Nam, ngăn chặn và phá đường con đường tiếp liệu của hải quân TQ xuống biển Đông, VN giữ được vùng biển và biên giới Phía Bắc th́ không sợ ǵ TQ. Việt Nam chính là điểm tựa từ kinh tế đến quân sự và chính trị để phá tan mộng bành trướng của Trung Quốc, và cũng là cơ hội ngàn vàng để đất nước tiến lên. Liệu rằng chúng ta có thể sử dụng thế mạnh để làm được hay không?

    Người dân VN ngày càng mong mỏi tự do, dân chủ và nhân quyền, ước muốn canh tân xứ sở, th́ điều ngược lại đảng CSVN và TQ lại càng ra sức cản trở. Kinh tế VN ngày càng trở nên tồi tệ do sự quản lư yếu kém của chính quyền và kế hoạch phá hoại kinh tế VN của TQ, người TQ luôn mong mỏi các nước cùng biên giới với TQ yếu kém để lệ thuộc vào sự viện trợ của TQ để họ bành trướng.

    Miến Điện chính là cái gương cho ViệtNamđể thoát khỏi “ṿng kim cô” của TQ.

    Đông Nam Á đang hoảng sợ trước chủ nghĩa bành trướng của TQ, con đường sống duy nhất cho Đông Nam Á là: ĐOÀN KẾT, nhân dân phải vùng lên như người dân Miến Điện đă làm.

    Đất nước cần phải hủy bỏ đảng CS, Nhân dân phải tự đứng lên giành lại Tư Do, Dân Chủ và Nhân Quyền và đó chính là con dao cắt đường “Lưỡi Ḅ” tại biển Đông bảo vệ tổ quốc.

  8. #108
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam
    Trí thức trước bạo quyền: Vai Tṛ Biểu Tượng Của Tri Thức Việt Nam Trước Nền Văn Hoá Thứ Ba


    LS. Trần Thanh Hiệp - Để mở lại Hồ sơ “trí thức” ở Việt Nam




    Nhân dân các nước vùng Bắc Phi Trung Đông đă nổi dậy, dưới nhiều h́nh thức khác nhau, với ư chí rơ rệt trục xuất ra khỏi vũ đài lịch sử những lănh tụ và bộ máy cầm quyền độc tài, gian ác, tham nhũng, thối nát để thiết lập dân chủ.

    Trong khi đó, ở Việt Nam, trong nước, 50 nhà trí thức đă lấy sáng kiến đạo đạt lên tập đoàn cầm quyền đảng trị cộng sản ở Hà Nội, nguyện vọng và ư kiến của họ, mong thấy cơ cấu lănh đạo này chu toàn nhiệm vụ chống xâm lược Trung Quốc, đối ngoại, mở rộng và củng cố quan hệ ngoại giao trên thế giới cũng như trong vùng, đối nội, cải thiện chế độ, thực hiện phát triển bền vững đất nước. Ở ngoài nước, một đằng, 36 nhân vật, nhân danh “trí thức hải ngoại”, đă gửi cho cho các “nhà lănh đạo” cộng sản ở Hà Nội một “lá thư ngỏ” tỏ bày nguyện vọng trông đợi bộ máy cai trị đất nước sớm thực hiện một đợt cải cách cơ bản, có hiệu lực đoàn kết nhân dân, dân chủ hóa chế độ, xiết chặt hàng ngũ, chuẩn bị ứng phó với mối nguy ngoại xâm trước mặt, đến từ phương Bắc. Đằng khác, cũng từ nước ngoài, 14 nhà trí thức khác, đă lên tiếng bằng một văn thư, “chia sẻ [với nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội] suy nghĩ về một cuộc cải cách toàn diện cần thiết – cải cách thể chế – con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để phát triển đất nước”.

    Việc làm này của các nhân vật văn hóa nói trên, tuy vậy, chỉ gặp được sự im lặng kéo dài của phía cầm quyền, nhưng đồng thời, trái lại, đă gây ra nhiều cuộc tranh căi gay gắt ở phía dân chúng, nhất là trên các diễn đàn của người Việt ở ngoài nước.

    T́nh trạng đúng sai, phải trái lẫn lộn đă dẫn đến nhu cầu phải đặt lại cho rơ, trước công luận, vấn đề trí thức ở Việt Nam, đặc biệt về các mặt giá trị tri thức, vai tṛ, chức năng, trách nhiệm của trí thức trong đời sống xă hội. Mở lại hồ sơ “trí thức” như vậy là để thử trả lời cho câu hỏi đă được dư luận nêu lên, rằng, trước những sự thật hiển nhiên về bản chất phi-pháp, phi-nhân của chế độ cộng sản đang hiện hữu ở Việt Nam, trước những tội ác chồng chất của chế độ này đối với nhân dân và, điều cần nhấn mạnh, trước sự kiện chế độ ấy đă cam tâm làm tay sai cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc – bá quyền vùng Trung Cộng – thái độ cũng như những ứng xử của các “trí thức” nhắc đến ở trên, có thể coi là thích đáng hay không?

    Xin xác định ngay, việc duyệt xét này sẽ tạm gác sang bên cuộc tranh luận, chưa ngă ngũ, về các định nghĩa của danh từ trí thức, để chỉ chú trọng nhận diện, cho thật rơ thêm, hiện tượng xă hội có tên gọi là trí thức Việt Nam, trong quá khứ cũng như trong sinh họat chính trị chung hiện tại. Trí thức Việt Nam là những ai, họ đă giữ những vai tṛ xă hội nào và đă làm được những ǵ lợi ích cho đất nước v.v… ?

    Ba ngộ nhận cần đính chính

    Về điểm này có ba ngộ nhận cần được đính chính trước khi xét lại vấn đề trí thức ở Việt Nam.

    Sự ngộ nhận thứ nhất là việc đồng hóa “kẻ sĩ “với “trí thức”. Vấn đề trí thức đă có tự ngàn xưa và dưới nhiều dạng thức khác nhau, cho nên có thể nói, nó đă được gắn liền với lịch sử, nó là một sản phẩm của lịch sử. Các dạng thức này thay đổi theo địa dư, bởi vậy, cái được gọi là trí thức ở phương Đông đă không giống cái được gọi là trí thức ở phương Tây. Tại Việt Nam, theo Nguyễn Công Trứ, kẻ Sĩ, nhân vật mang những tính cách mà ở phương Tây người ta coi như tương đương với trí thức, đă có vai tṛ xă hội [lâu đời rồi]: “tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt, dân hữu tứ sĩ vi chi tiên” (tước có năm bậc th́ sĩ cũng dự vào; dân có bốn nghề th́ sĩ đứng đầu tiên). Nhân vật “kẻ sĩ” này, thật ra, đă được du nhập từ Trung Quốc, nhưng chỉ dưới dạng đơn giản hóa, nên loại h́nh “Sĩ” ở Việt Nam và loại h́nh “Sĩ” ở Trung Quốc, cả hai loại h́nh này không đồng nhất về h́nh thức cũng như về nội dung. Dù vậy, cả hai loại h́nh “Sĩ” đó đều khác với những nhân vật được gọi là “trí thức” ở phương Tây. Giáo sư Diệp Khải Chính, Khoa Xă hội học Trường Đại học Đài Loan, chủ tŕ rằng nguồn gốc của khái niệm “trí thức” ở phương Tây có thể t́m thấy nơi hai từ “intelligentsia” (tầng lớp trí thức) và “intellectuel”,“inte llectual” (người trí thức).

    Intelligentsia là một lớp người ở Nga và ở Ba Lan, có kiến thức cao, có óc phê phán và có tinh thần phản kháng đối với hiện trạng xă hội, họ h́nh thành nên một tầng lớp riêng biệt trong xă hội.

    C̣n intellectuel, tiếng Pháp hay intellectual, tiếng Anh, đă được dùng để chỉ một mẫu người như nhà văn người Pháp, Emile Zola, ngày 13-01-1898, đă viết một bức thư ngỏ gửi Tổng thống Pháp, dưới đầu đề “Tôi lên án”, đ̣i hỏi xét xử lại Vụ án Dreyfus, bất công, v́ đă dựa trên vu cáo. Bức thư ngỏ này lại đă được đăng trên tờ báo “Tia sáng”, dưới tựa đề “Tuyên ngôn của giới trí thức” (Manifeste des Intellectuels). Từ đó về sau, Intellectuelslà tiếng dùng để chỉ những nhà văn, nhà giáo, nghệ sĩ nổi tiếng về học thuật, dám công khai ngay thẳng phê phán nền chính trị đương hành và, do đó, nó trở thành trung tâm của ư thức xă hội đương thời. Điểm cần lưu ư, người “trí thức, Intellectuel”, tuy rất quan tâm đến đất nước nhưng không mang ư nghĩa giai cấp xă hội, mà chỉ phản ánh tâm thái cá nhân cùng vai tṛ của ḿnh trong xă hội.

    Vậy nh́n dưới độ góc từ ngữ, có thể nói, theo quan điểm được tỏ bày từ phía chính những nhà nghiên cứu Trung Quốc, “Sĩ” của Trung Quốc cổ đại khác với “Trí thức” của Phương Tây thời cận đại ở 2 điểm cơ bản:

    Một, “sĩ” của Trung Quốc không truy cầu tri thức như trí thức Phương Tây, mà lấy tư tưởng Nho gia là cốt lơi, chú trọng luân lư đạo đức, truy cầu sức mạnh đạo đức để ràng buộc ḿnh, nhào nặn nên nhân cách cho ḿnh. Hai, trí thức Phương Tây thời cận đại là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, họ lấy “xă hội thị dân” làm môi trường sinh tồn, có thể dựa vào tri thức và kỹ năng của ḿnh để t́m chỗ đứng trong đời, làm nghề tự do, mưu sinh độc lập, được tương đối tự do bay bổng trong môi trường xă hội…..

    (Xem Trí thức là ǵ? Chức Sa Mộng, bài viết bằng Hoa ngữ đăng trên mạng Internet, bản dịch của Quốc Trung, passim…)

    Bởi thế, khi bàn về trí thức ở Việt Nam, nên tránh đừng đồng hóa ”Sĩ” với “Trí thức”.

    Ngộ nhận thứ hai, cũng vẫn là một sự đồng hóa, là quan điểm theo đó, những người trí thức ra đời trong môi trường xă hội dân chủ tự do, và, những người trí thức xuất phát từ trong ḷng chế độ cộng sản, đều là trí thức như nhau cả.

    Nếu qui chiếu vào ư kiến của một trong những người lănh đạo cộng sản hàng đầu trên thế giới là Lenin th́ phải nói rằng không co một cơ sở nào để đồng hóa như vậy. Thật thế, “trong thư gửi Maxim Gorky ngày 15-09-1919, Lenin viết rằng: Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lơa, lũ trí thức – đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng ḿnh là bộ năo của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ năo mà là cứt” (Nguyễn Đ́nh Đăng trích dẫn, Lênin Toàn tập, tái bản lần thứ 5, NXB Văn học Chính trị, 1978, tập 51, trang 48-49). Về sau, theo gót Lenin, Mao Trạch Đông cũng gọi trí thức tư sản là “cứt”. Rơ ràng là, đối với cộng sản, không hề có “trí thức tư sản” chỉ có “trí thức xă hội chủ nghĩa” thôi, vậy làm sao có thể đồng hóa hai loại h́nh này để coi là một được? Hệ luận tất yếu sẽ không thể là ǵ khác hơn lời kết luận rằng, dưới chính thể cộng sản ở Việt Nam, đă không có những người “trí thức đúng như mẫu phương Tây”.

    Sau cùng, ngộ nhận thứ ba, là ư kiến cho rằng ở Việt Nam thực sự đă có những nhà trí thức, hoặc là những người tiếp diễn, trong thời đại mới, nếp sống của những kẻ “Sĩ” thời cổ đại ở Trung Quốc – những “độc thư nhân, người đọc sách” – giống như “trí thức” ở Phương Tây, hoặc là những người bằng xương bằng thịt, có tâm hồn, có thái độ sống của “trí thức” phương Tây đích thực . Nhiều người thường hay nói ở Việt Nam đă có một tầng lớp “trí thức” đúng với tên gọi ở phương Tây. Nhưng thật ra, ở Việt Nam, chỉ có những người mang trong đầu h́nh ảnh – thay v́ thực sự có nếp sống và thực chất – của kẻ “Sĩ” cổ đại Trung Quốc hay của “trí thức” phương Tây. Cho nên khẳng định rằng Việt Nam đă có một tầng lớp trí thức là một điều khiên cưỡng.

    Dư luận trong và ngoài nước về “trí thức” ở Việt Nam

    Nhận định khe khắt này có vẻ như không có tính thuyết phục cao. Tuy nhiên cũng khó mà có thể t́m ra cách nh́n vấn đề nào khác – có tính thuyết phục cao hơn nhận định này – để giải nghĩa sự kiện dư luận ở trong cũng như ở ngoài nước, với những cách lư giải khác nhau, đều đồng thanh nói rằng, ở Việt Nam không có “trí thức”, hiểu theo nghĩa phương Tây của danh từ.

    Trong nước, trao đổi với Đài BBC nhân dịp bước sang năm mới 2012, Giáo sư Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường, hiện là ủy viên Hội đồng trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đă tuyên bố rằng “Tầng lớp trí thức theo định nghĩa mà tôi hiểu chưa h́nh thành ở Việt Nam từ sau năm 1954 và sau năm 1975 ở Miền Nam […] Khả năng độc lập tư duy, khả năng dám bảo vệ chính kiến của ḿnh, khả năng dự báo và tạo ra dư luận lành mạnh trong xă hội chưa có nhiều. Và đó là điều đáng thất vọng“. Vẫn theo Giáo sư Chu Hảo, “Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức”.

    Ngoài nước, nhiều ư kiến tuy có nội dung không hoàn toàn giống lời tuyên bố của Giáo sư Chu Hảo ở trong nước nhưng đều gặp Giáo sư Chu Hảo ở điểm, theo đó, ở Việt Nam không có tầng lớp trí thức kiểu phương Tây.

    Nhà văn Phạm Thị Hoài, khuôn mặt văn học nổi bật trên các trang nhà ở Berlin, đă nhận xét rằng những người mang danh là trí thức ở Việt Nam chỉ lo “pḥ chính thống” hay là làm “quan văn” cũng vậy” và bà xếp loại ông Chu Hảo là trí thức trung thành với Đảng. Trung thành theo nghĩa là những nhà trí thức biết cách thỉnh cầu Đảng [để] được đảm đương những chức vị tuy không có thực quyền nhưng có một bục đứng để phát ngôn trong một không gian nhất định, c̣n được phép dấn thân vào những dự án tâm huyếtchừng nào chúng chưa bị hệ thống coi là nguy hiểm, c̣n được xuất hiện như một nhân vật của công chúng, chừng nào ông biết làm cho h́nh ảnh của ḿnh giống một bông hoa cài lên ve áo chế độ hơn là một cái gai. Nói cách khác, dưới mắt bà Hoài, trí thức trong nước đă chỉ làm công việc mà bà gọi là “Giải phẫu thẩm mỹ cho một chế độ toàn trị, giúp nó tồn tại mỹ miều hơn.”

    Một nhân vật khác, cũng ở ngoài nước, ông Nguyễn Đ́nh Đăng, từng du học ở Nga, đă phát biểu như sau: trí thức (интеллигенция) trong tiếng Nga được dùng cho tầng lớp của những người không đơn thuần chỉ có học và lao động trí óc, mà c̣n phải có tư duy phê phán, phải gánh vác những lư tưởng cao cả. Các tính năng chính của trí thức Nga trước cách mạng tháng 10 mang đặc thù của những cứu tinh trong xă hội, bao gồm: sự quan tâm tới số phận của đất nước (trách nhiệm dân sự), thái độ và hành động hướng tới phê b́nh xă hội, tới cuộc đấu tranh với tất cả những ǵ cản trở sự phát triển quốc gia (vai tṛ của những người gánh vác lương tâm xă hội), và khả năng đồng cảm với những ai “bị xúc phạm và bị xỉ nhục” (cảm giác đồng cảm về đạo đức).

    Khi bàn tới trí thức ở Việt Nam, ông Nguyễn Đ́nh Đăng không ngần ngại khẳng định “Trên thực tế, nếu hiểu giới trí thức như khái niệmинтеллигенция , th́ Việt Nam từ đó không c̣n giới trí thức nữa. Thay vào đó, cụm từ “trí thức xă hội chủ nghĩa (XHCN)” đă ra đời tại miền Bắc XHCN, và sau đó cụm từ này đă chết yểu”.

    Một quan điểm khác, liên quan đến “trí thức Việt Nam” được Kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, người lănh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tại Pháp, đưa ra dưới h́nh thức một nghi vấn. “Các nước dân chủ đă có dân chủ nhờ có được một đội ngũ trí thức xứng đáng. Thay v́ biện luận một cách xúc phạm là dân trí Việt Nam thấp, trí thức Việt Nam nên lương thiện nh́n nhận là chính ḿnh kém. Trí thức Việt Nam quả là một ngoại lệ. Và một ngoại lệ lớn đến nỗi cần phải đặt lai câu hỏi chúng ta có những trí thức đúng nghĩa hay không”. Rồi kỹ sư Kiểng đă tự ḿnh giải đáp nghi vấn ông đă nêu lên khi ông cho rằng “Trí thức Việt Nam ngày nay là hậu thân của giai cấp sĩ phu ngày trước. Mối liên hệ phụ-tử vẫn c̣n rất thắm thiết. Kẻ sĩ vẫn c̣n là mẫu mực của rất nhiều trí thức Việt Nam. Ngày nay người ta vẫn c̣n tự hào là có tư cách của kẻ sĩ, người ta vẫn c̣n khen nhau là có thái độ của kẻ sĩ,[…] một mẫu người tồi hèn, vong thân. Và v́ thế vẫn c̣n mang cái tật nguyền này của kẻ sĩ […]. Nho Giáo không tạo ra kẻ sĩ để làm một con người tự do, để chịu trách nhiệm trước xă hội và để lănh đạo xă hội, mà chỉ tạo ra kẻ sĩ để làm dụng cụ cho một guồng máy và làm thủ hạ cho các vua chúa. Trong suốt ḍng lịch sử, kẻ sĩ Trung Hoa và Việt Nam đều chỉ biết sống với số phận tôi tớ. Sĩ là một nghề, nghề đi học và nghề làm quan. Trước sau là nghề qú. Qú trước mặt thày để học, với ước vọng thành đạt để được qú trước các vua chúa”.Lập luận của kỹ sư Kiểng, coi những người trí thức Việt Nam hiện nay chỉ là những bản sao của “kẻ sĩ”- tạm gác sang bên không bàn tới dụng ư cường điệu của tác giả – là một một cách giải thích, có thể c̣n cần bàn căi thêm, v́ sao loại h́nh trí thức kiểu phương Tây đă vắng mặt tại Việt Nam.

    Dưới một cách diễn tả khác, nhà toán học có tầm cỡ quốc tế, Ngô Bảo Châu cũng xác nhận t́nh trạng ở Việt Nam không có trí thức kiểu phương Tây khi ông phát biểu rằng “Tôi không đồng ư với việc coi phản biện xă hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”… giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan ǵ đến vai tṛ phản biện xă hội”.Tiếng nói của giáo sư Ngô Bảo Châu đă phản ánh một luồng dư luận, của cả trong lẫn ngoài nước, gián tiếp biện minh cho quan điểm khẳng định rằng ở Việt Nam thiếu một tầng lớp trí thức kiểu phương Tây, những người được coi như có một “quyền uy tinh thần” đặc biệt, nhờ ở “tài năng”và “phẩm hạnh” vượt trội hơn người. Người ta kính trọng những người nhân vật này v́ tin rằng họ có thể là cứu tinh, là mẫu mực của xă hội khi cần. Nếu v́ chút danh, chút lợi riêng, hay v́ nhát sợ, họ lại chẳng dám “chống lại” dù bằng lời nói quyền lực cai trị – nghĩa là chẳng dám phản biện – th́ đâu c̣n “quyền uy tinh thần”, đâu c̣n là trí thức nữa.

    Đối với trong nước, điều này có những lư do khách quan. Đường lối toàn trị của nhà cầm quyền cộng sản, qua Nghị Quyết số 27-QT/TW ngày 06-08-2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ gọi là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đă cho thấy loại h́nh trí thức, như trí thức phương Tây, không chịu phục tùng đảng không điều kiện v́ muốn được độc lập về mặt tư tưởng đối với Đảng cầm quyền, loại h́nh này không được phép hiện hữu trong chế độ. V́ thế, trong chế độ, chỉ có chỗ đứng cho những người trí thức đă được “thuần dưỡng” sẵn sàng chịu làm công cụ cho đảng – những trí thức xă hội chủ nghĩa – mà thôi.

    C̣n ở hải ngoại, sự kiện thiếu vắng trí thức kiểu phương Tây, như đă được chứng tỏ qua những đợt “thư ngỏ”, “kiến nghị” trực tiếp hay gián tiếp v.v…có thể được giải thích là sự thiếu hụt về cả hai mặt “tài năng” lẫn “phẩm hạnh”, tiêu chuẩn của trí thức kiểu phương Tây. Nói khác đi, Việt Nam đă không có một tầng lớp “intelligentsia” như ở Nga và Ba Lan trước đây, đă không có những nhân vật công khai chống vụ án Dreyfus, hay nói theo ngôn ngữ của Albert Camus, đă không có những người không phục vụ phía “làm lịch sử” mà chỉ phục vụ những nạn nhân phải “nhận chịu lịch sử”.

    Trí thức ở Việt Nam và chế độ chính trị cộng sản: nỗi đau thương lịch sử

    T́nh trạng chỉ có được những “trí thức bất túc”, như đă tŕnh bày trên đây, là sức đẩy đă nâng cao tuổi thọ cho tập đoàn cầm quyền cộng sản ở Việt Nam.

    Dù sao, nói cho cùng, giả dụ như Việt Nam đă có được một tầng lớp trí thức kiểu phương Tây th́ điều này cũng không có nghĩa là đă nắm được trong tay những phép lạ để chấm dứt cho đất nước thảm họa độc tài đảng trị cộng sản. V́ trí thức, nói chung, cũng mang trong ḿnh nó những khuyết tật, như Albert Einstein, khoa học gia kiêm triết gia hàng đầu của thế kỷ XX, đă viết trong tập Tiểu luận về Nhân bản ông phổ biến năm 1950 rằng : “Thời đại chúng ta rất hănh diện về những tiến bộ đẩy mạnh sự phát triển của con người. Điểm đặc sắc này được phản ánh rơ nơi phẩm chất tinh hoa của các bậc tu sĩ cũng như các nhà trí thức. Con người trí thức có được con mắt sắc sảo về phương pháp và công cụ, nhưng lại mắc cái tật mù ḷa về mục đích cũng như về giá trị. Cho nên không có ǵ là lạ khi cái kiếp đui mù ấy lưu truyền từ già tới trẻ, cho đến nay, đă bao trùm hết cả một thế hệ.

    Trong Thông Điệp gửi cho giới Trí Thức của Albert Einstein, người ta đọc thấy đoạn sau đây : “Chúng ta ngày nay, với tư cách là các bậc trí thức và học giả của đa quốc gia, mang trên vai một trách nhiệm lớn lao về lịch sử.Từ lịch sử thương đau, chúng ta thấu hiểu được rằng tư duy duy lư không đủ để giải quyết các vấn đề xă hội của chúng ta. Những thâm cứu và công tŕnh khoa học thường mang theo những nỗi niềm hàm chứa đau thương cho nhân loại : một mặt, tạo ra những phát minh giải thoát cho con người khỏi cảnh lao động cực h́nh, giúp cho đời sống dễ chịu hơn và cỏn có thể giàu có hơn; nhưng mặt khác, lại tạo ra sự bất ổn trầm trọng cho cuộc sống, biến con người thành nô lệ cho sinh môi, kỹ thuật – một tảm họa – tự tạo phương cách tự hủy diệt hàng loạt. […]

    Trong khi loài người tạo ra các học giả thành công lớn trong địa hạt khoa học và kỹ thuật th́ đồng thời cũng lại đă trải qua một thời gian rất dài, bất lực không t́m ra được những giải pháp thích hợp chấm dứt được những cuộc xung đột chính trị và những vụ căng thẳng kinh tế đang bủa vây chúng ta. […] Một nỗ lực tranh đấu vĩ đại quả thật là cần thiết cho hiện nay.”

    Việc kẻ sĩ, trí thức ở Việt Nam đă không giúp giải cứu được nhân dân khỏi thảm họa bạo quyền cộng sản là nỗi đau thương của lịch sử mà Aslbert Eistein đă cảm chiêu được khi ông gửi thông điệp cho trí thức, cách đây trên nửa thế kỷ. Đến nay thông điệp ấy vẫn c̣n giữ được tính thời sự.

    Nhưng thời thế đă thay đổi

    Phải mượn tầm nh́n của những chuyên gia về khảo sát tương lai học như C.P. Snow, John Brokman và Edouard Cornish v.v…th́ mới có được một vài ư niệm về những thay đổi đang dồn dập tới.

    Theo sự tiên đoán của nhà tương lai học Edouard Cornish th́ nhân loại hiện đang trải qua một cuộc biến đổi toàn cầu có ảnh hưởng tới mọi người khăp nơi trên thế giới mà ông gọi là một “Cuộc Đai Biến Đổi” (Great Transformation). Ray Kurzweil, một chuyên gia khác về tương lai học, dự báo rằng “Thế kỷ XXI sẽ tương đương với hai mươi ngàn năm tiến bộ so với mức tiến bộ ngày nay, [tức là]sẽ gấp khoảng ngàn lần hơn thế kỷ XX”.

    “Cuộc Đại Biến Đổi” này bắt nguồn từ hiện tượng “Kỹ thuật bùng nổ”, nghĩa là một loạt những bùng khởi của những tân kỹ thuật đầy sức mạnh tiềm năng như, kỹ thuật ứng dụng « gin », trí thông minh nhân tạo và kỹ thuật tái tạo cơ năng với Siêu-vi-kỹ thuật (nanotechnology) và khoa học nhận thức với năo bộ và tế bào thần kinh. Những hoạt trường này, quy tụ lại, nhờ vào tiến tŕnh thông tin rộng lớn và thần tốc của máy điện toán, đă đi những bước phát triển thần kỳ, giúp cho con người vượt qua được sự hạn chế của sinh học, trở thành siêu-nhân-loại (transhumans). Một khi ư thức rơ rệt được sự tiến hóa và giới hạn của chính ḿnh, con người sẽ chiến thắng được những câu thúc này để, rốt cuộc, trở thành con người hậu-hiện-đại của xă hội “Người và máy sống chung” (Cyborg-power society). Con người, như vậy, hiện đang đứng trước một viễn tượng biến đổi chóng mặt, ngoài sức tưởng tượng của chính nó. Theo nhà tương-lai-học Edouard Cornish, sự thay đổi đầy đảo lộn này sẽ tạo ra những nhu cầu mới, gây nên những xung đột mới, khiến cho các cá nhân cảm thấy bất ổn trong đời sống. Và sẽ chẳng một ai, chẳng một vật nào, có thể đứng ngoài cơn lốc đổi đời lịch sử này.

    Chính v́ vậy nên, dù muốn hay không muốn, nhân loại cũng phải tiếp tục xây dựng cuộc đời. Về điểm này, dưới con mắt của Albert Einstein, “con người trí thức được coi là những chiến sĩ tiền phong đắc lực nhất”.

    Hơn nửa thế kỷ qua, thực tại xă hội, trong nước cũng như ngoài nước, cho thấy thảm họa một nước Việt Nam thiếu cả tầng lớp lẫn cá nhân trí thức xứng đáng với tên gọi.

    Tương lai của trí thức ở Việt Nam trên Nền Văn Hóa Thứ Ba

    Thời thế đă tạo ra một nước Việt Nam không trí thức, theo tiêu chuẩn phương Tây. Nhưng thời thế đang mang thai những trí thức mới cho Việt Nam. Trong tương lai, trước mắt, xă hội Việt Nam sẽ có “trí thức” và phải có “trí thức”. Bước đầu trong thực tiễn sẽ chỉ mới có sự đột xuất của những biểu tượng trí thức trên địa hạt văn hóa.

    Tưởng cần lưu ư rằng văn hóa trong thời đại thế kỷ XXI này đă chuyển sangNền Văn Hóa Thứ Ba (Third Culture). Nền văn hóa này không c̣n là công tŕnh trước tác của tầng lớp trí thức cổ truyền. Những tác giả này đă tự tách rời khỏi các nhà khoa học như Norbert Wiener, Albert Eistein, Niels Bohr, Werner Heiseigerg v.v..và tự nhận là Văn Nhân (Men of Letters), và theo đuổi mục đích vạch rơ ư nghĩa sâu sắc của cuộc đời, ôm ấp giấc mơ xác định lại “ta là ai và ta là ǵ v.v…”. Sự thay thế này theo họ là để đáp ứng nhu cầu phải lấp hố ngăn cách giữa các trí thức “Văn Nhân” và các trí thức “Khoa Học”. Trong cuốn sách “Nền Văn Hóa Thứ Ba” (The Third Culture), xuất bản năm 1963, nhà tương-lai-học John Brochman cho biết các nhà trí thức của Nền Văn Hóa Thứ Ba có khuynh hướng tránh né lớp người trung gian (middleman). V́ họ muốn tự chính họ t́m được cách biểu thị tư tưởng thâm hậu của ḿnh, sao cho lớp trí thức b́nh dân có thể bắt kịp đà chuyển hóa đă tới cực đỉnh và khoa học trong đời sống con người, đă giữ một vai tṛ rất quan yếu. Bởi thế, trí thức c̣n phải có vai tṛ truyền đạt tư tưởng. Người trí thức không phải chỉ là những người am tường mọi điều, mà c̣n phải là những người nhào nặn tư tưởng cho thế hệ của ḿnh. Người trí thức là một nhà tổng hợp, một thông tín viên thời sự, nói ǵ ai cũng hiểu, nói tóm lại, trí thức của nền Văn Hóa thứ Ba là trí thức “b́nh dân”. Con người biểu tượng cho nền Văn Hóa Thứ Ba phải là nhân vật gắn liền với quần chúng, hay đại chúng gồm đủ mọi tầng lớp của toàn thể dân tộc.

    Muốn trở thành biểu tượng trí thức của dân tộc th́ con người trí thức phải gắn liền với lịch sử dân tộc, mang trong ḿnh ấn tích “tiêu thức sơ nguyên” (archetype) tức là những vang vọng đời sống tâm linh của dân tộc trong quá tŕnh sống, c̣n, nối, tiến, hóa, trải qua sinh hoạt thăng trầm của cộng đồng. Cứu nước dựng nước là sự nghiệp chung của toàn thể dân tộc. Tuy nhiên sự kết tinh sáng tạo, theo cách nh́n của Albert Einstein, lại chỉ đến từ cá nhân, dù trong khuôn khổ nghiên cứu tập thể.

    Bạo quyền đảng trị trong nước, cuộc sống loạn động ở ngoài nước, đang bóp chết nguồn sáng tạo cá nhân này.

    Lịch sử, quốc dân đang chất vấn trí thức Việt Nam. Và thời đại cũng đang đặt tầng lớp này trước những thử thách gay go. Nhưng đó lại chính là cơ hội cho trí thức Việt Nam triển khai tài năng và phẩm hạnh để mở đường phục hưng và tiến hóa cho dân tộc.

    LS. Trần Thanh Hiệp

    www.vietthuc.org

  9. #109
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam
    Tại sao Dân tộc cần được giải phóng? Và giải phóng Dân tộc khỏi cái ǵ?





    Khi hát (hay nghe) bài Quốc Ca của Việt Nam hôm nay, với những lời “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước… Đường vinh quang xây xác quân thù.” có bao giờ nhân dân Việt Nam tự hỏi chính ḿnh: cờ in máu chiến thắng có thực sự mang hồn nước của dân Việt, có thực sự là hồn nước của người Việt? Con đường xây bằng xác quân thù có thực sự là con đường vinh quang của nước Việt?

    Khi hát (hay nghe) “Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành, toàn nô lệ vùng đứng lên đi. Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa, bao nhiêu lợi quyền tất qua tay ḿnh.” trong bài Quốc Tế Ca, nhân dân Việt Nam có nhận ra chăng ĐCSVN, nói riêng và ĐCS trên khắp thế giới nói chung, đă khơi dậy sự hận thù cao độ qua cái gọi là “đấu tranh giai cấp” và rồi lợi dụng máu xương của tất cả mọi người chỉ nhằm thỏa măn một khát vọng cực kỳ thấp hèn là “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay ḿnh” chứ chẳng phải cho một lư tưởng sáng ngời nào cả? Nói một cách khác, nó chỉ là khát vọng ăn cướp tài sản của người khác. Một sự thật trần trụi không che dấu!

    Quá khứ đă đầy những bất hạnh. Tương lai của đất nước và dân tộc, nếu không có một sự thay đổi triệt để và toàn diện, chắc chắn cũng sẽ đầy bất hạnh. Lư do? V́ sự chiêu cảm của cái hồn nước đầy máu tanh, của cái con đường xây bằng xác người và của cái khát vọng cướp giật mà ĐCSVN và nhân dân Việt Nam đă chọn. Những ǵ tệ hại đang diễn ra trên đất nước hôm nay không nằm ngoài quy luật nhân quả, quả bất thiện sinh ra từ cái nhân bất thiện.

    ĐCSVN vẫn tiếp tục cướp giật, nhưng bây giờ sự cướp giật của họ được luật pháp, chính sách, nghị quyết chống lưng. Không những cướp tài sản, họ cướp luôn tất cả mọi quyền sống căn bản của con người, cướp luôn cả quyền yêu nước của mọi người. Không những cướp của thế hệ hiện tại, họ cướp luôn của cả thế hệ tương lai. Họ cướp ngay cả của những người đă từng nghe theo lời đường mật và đi theo ngọn cờ của họ.

    ĐCSVN vẫn tiếp tục sử dụng bạo lực để đấu tranh giai cấp, nhưng bây giờ không là đấu tranh để giải phóng giai cấp bị khống trị mà là đấu tranh để bảo vệ giai cấp khống trị. Tới một lúc nào đó, khi người dân không thể chịu đựng được nữa và đứng lên chống chính quyền bằng bạo lực, ĐCSVN sẽ không ngần ngại để “xây vinh quang bằng xác người,” trong đó có xác của chính những người đă từng nghe theo lời đường mật và đi theo ngọn cờ của họ. ĐCSVN vẫn tiếp tục dùng máu để điểm tô lá cờ “in máu chiến thắng mang hồn nước.” Nhưng bây giờ không phải là máu kẻ thù nữa mà là máu của đồng bào, trong đó có máu của đồng đội, của những người đă từng nghe theo lời đường mật và đi theo ngọn cờ của họ.

    Dă man chiêu cảm dă man! Vô đạo chiêu cảm vô đạo! Mông muội chiêu cảm mông muội!

    Tôi không biết người khác nghĩ sau chứ riêng tôi th́ thứ ngôn từ và nghĩa lư trong hai bài ca trên KHÔNG làm cho tôi “thấy trong ḷng biết bao những xốn xang khó tả, cứ như là ḿnh đang ḥa nhịp bước cùng những người vô sản cần lao trên khắp hoàn cầu này đang băng đến chân trời rực hồng của xă hội tương lai, thiên đường cộng sản.” như ông Nguyễn Thượng Long mô tả. (Nguồn: Văn Giang: ‘Bao nhiêu lợi quyền thoắt qua tay… người’). Ngược lại, nó chỉ làm cho tôi thấy kinh tởm lẫn buồn bă. Kinh tởm cho cái giá trị cốt lơi rất “vô đạo” của một thể chế tồi tệ đang cầm quyền đất nước và buồn bă cho cái tâm thức rất mông muội (bị ĐCSVN làm cho mông muội) của một dân tộc đang bị giam hăm.

    Một xă hội văn minh thiện đức không thể nào xây dựng trên nền tảng của cái hồn nước đầy máu người, của cái con đường xây bằng xác người, của cái khát vọng cướp giật từ tay người. Sự thật này vĩnh viễn không thay đổi.

    V́ thế, một xă hội thịnh vượng và hạnh phúc dưới ngọn cờ của ĐCSVN là một điều tuyệt đối không thể có được và sẽ không bao giờ có được. Quá khứ đă minh chứng sự thật này và tương lai, nếu không có một sự thay đổi triệt để và toàn diện, sẽ tiếp tục minh chứng sự thật này.

    V́ thế, muốn có một xă hội văn minh thiện đức, nhân dân Việt Nam cần phải làm một sự chọn lựa dứt khoát: đoạn tuyệt với cái hồn nước đầy máu người, với cái con đường đầy xác người, với cái khát vọng cướp giật từ tay người.

    Sự đoạn tuyệt này, một sự thay đổi triệt để và toàn diện, tự nó đă xứng đáng là “một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.”

    Iris Vinh Hayes

    danlambaovn.blogspot .com

  10. #110
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam

    Kêu gọi "Toàn Dân Xuống Đường" - Giải tán Đảng CS Viêt Nam
    10 Lư do để khởi sự xây dựng một chính đảng mới, thiết lập một nền Dân Chủ mới cho Việt Nam



    Sản phẩm của độc Đảng

    1- Chủ nghĩa cộng sản khoa học và chủ nghĩa xă hội viễn vông đă bao lâu nay được những kẻ ngu dốt hay cố t́nh nhân danh để làm b́nh phong che đậy bản chất xấu xa, cơ hội… đă được thực tế chứng minh một cách giản đơn là không tưởng và vĩnh viễn bất khả thi.
    2- Đảng và chính quyền Cộng sản Việt Nam đang bắt đầu phơi bày bộ mặt thật xấu xa và tham lam bất tận từ các nhân vật đầu năo Trung ương đến những kẻ tay sai mù quáng ở địa phương. Quy mô của các nhóm lợi ích, mức độ tham nhũng có thể chỉ là giai đoạn đầu của thời kỳ suy thoái nhưng cũng đủ để làm sửng sốt và sụp đổ bao nhiêu con tin mà từ bấy lâu nay, đức tin vẫn là điểm tựa cho sự an phận, cam chịu một cuộc sống bị bóc lột, chèn ép. Mâu thuẫn nội bộ Đảng cộng sản đă nghiêm trọng, nhiều biểu hiện dối trá, lỳ lợm trên mức trơ trẽn đă bộc lộ ngay trong các phát ngôn ở các hội nghị chính trường cấp cao. Thối nát từ đầu năo Trung ương đến địa phương làng xă, từ kẻ bóng bẩy, hùng hồn rao giảng những tư duy chủ nghĩa không tưởng trong các nghị trường đến những tên cướp mang sắc phục đêm, ngày lén lút, lê lết bên lề đường hay lũ thất học đội lốt chính quyền đàn áp, ḅn rút dân lành trong các thôn xóm. Những thông tin và h́nh ảnh ngập tràn trong mắt người dân bây giờ chỉ là một lũ dối trá, tàn bạo đến vô cùng. Những thông tin từ Quan Làm báo có vẻ như sét đánh ngang tai nhưng thực chất, cái tâm lư bất ngờ cao độ đó chỉ là phản ứng trước sự bản lĩnh dám công bố sự thật của chủ bút chứ không phải xuất phát từ những chi tiết của sự việc, bởi trong tận cùng suy nghĩ của mỗi người có nhận thức, mọi sự việc đă có thể suy luận được chứ không cần đến một thông tin hay chứng cứ cụ thể nào.
    3- Khoảng cách và mâu thuẫn giàu nghèo đang bộc phát, sự phản kháng vô thức của dân nghèo đă dần chuyển sang có ư thức, các tầng lớp nhân dân đă nhận ra sự bất công xă hội, sự dối trá trâng tráo của tầng lớp thống trị mà từ trước đến nay vẫn núp bóng là công bộc của Nhân dân. Chiếm tỷ trọng lớn trong tầng lớp giàu có nhanh chóng và bất ngờ lại là những đối tượng thân bằng, quyến thuộc của các đầu sỏ Trung ương, như Nguyễn Thanh Phượng là một điển h́nh và hàng ngàn quan chức với ô tô, biệt thự, cuộc sống vương giả là bằng chứng hùng hồn cho tham nhũng vô độ đến mức bất cứ ai cũng nh́n thấy mà không cần phải xem xét có hay không một chứng cứ của nạn tham nhũng. Dân oan phản kháng có vẻ như c̣n ít nhưng thực chất, tỷ trọng người dân hiểu sự thật này đă chiếm đại đa số. Chỉ cẩn có giải pháp giúp họ thoát ra khỏi sự cam chịu, an phận cố hữu, họ sẽ lập tức vùng lên đấu tranh.
    4- Mâu thuẫn giữa hai tầng lớp thống trị và nhân dân đă đến mức không c̣n giải quyết ôn ḥa và triệt để được nữa; chính quyền từ Trung ương đến địa phương chỉ c̣n biết cách sử dụng sự thất hứa, quanh co, chây ỳ để ứng phó… Khi không c̣n chây ỳ được nữa th́ lộ mặt cường quyền để áp đặt, đe dọa, cưỡng chế, bắt bớ… bất chấp pháp luật, đạo lư và công luận. Đă đến giai đoạn mà chính quyền cộng sản không thể dùng sự thuyết giáo cổ hủ để che đậy bộ mặt thật. Nếu tổng hợp và phân tích tất cả các sự kiện nổi bật chỉ trong năm 2012 th́ cũng đủ kết luận rằng, những lời hay, lẽ phải và cả những lư luận luật pháp sắc bén để chứng minh công lư, đấu tranh chính nghĩa với công quyền lúc này đă là vô nghĩa, chỉ thêm lăng phí trí tuệ, công sức, tự làm tăng thêm sự uất hận cho chính đối tượng tranh đấu mà thôi. Như đă sa chân vào vũng bùn của Quyền lực và Lợi ích, Đảng và Chính quyền Cộng sản đă không c̣n rút chân ra được nữa, chỉ c̣n biết dùng quyền lực để tránh né, để vùng vẫy… và để tranh thủ ḅn rút, tích cóp thật nhanh, thật nhiều trước thời điểm tan ră, sụp đổ mà chúng lo sợ là có thể đến bất cứ lúc nào mà thôi.
    5- Đất nước không của riêng ai, ai cũng có quyền b́nh đẳng, mâu thuẫn và sự nhẫn nhục ḱm nén cũng đă đạt đến giới hạn cao. Chắc chắn đă không c̣n niềm tin, chắc chắn không phải là trung thành với chủ nghĩa, cũng không phải là quá sợ hăi uy quyền, bạo lực. Chỉ đơn giản là v́ sự phẩn uất, ư thức phản kháng của hàng triệu người vẫn chưa thắng nỗi tính cam chịu và an phận cố hữu. Thiếu một sự khởi xướng, thiếu một tổ chức thủ lĩnh để tập hợp, để tạo một động lực cho hàng triệu người thức tỉnh, vận động, vượt lên chính ḿnh. Những Tiên Lăng, Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản, Nghĩa Tân và hàng trăm, hàng ngh́n địa phương khác…. sẽ ngay lập tức tham gia nếu họ t́m thấy một niềm tin, một điểm tựa cho cuộc sống hiện tại và tương lai của họ. Sẽ không ít đâu, sẽ có hàng triệu con người như thế tham gia ngay nếu có một nền dân chủ mới cho định hướng cho họ. Hăy khởi sự ngay khi sự uất hận đang ở cao trào, đừng để đến lúc những thông tin gây bàng hoàng kia lại trở nên phản tác dụng, sự quen tai, nhàm chán lại chuyển hóa thành vô cảm, làm tê liệt thêm ư thức phản kháng và khát vọng đấu tranh như triệu chứng ban đầu với bao nhiêu người đang đọc mà chỉ thích đánh giá về h́nh thức của trang viết, lỗi chính tả của câu từ chứ không phải là xót xa cho sự bất công của xă hội, nỗi nhục của Quốc gia, nỗi đau của dân tộc đang được chuyển tải từ những thông tin ấy.
    6- Vậy ai sẽ khởi xướng, sẽ đứng ra thành lập tổ chức thủ lĩnh tiên phong để triệu tập hàng triệu người yêu nước? Với cái bộ máy sâu mọt đang từng ngày đục khoét, tàn phá đất nước như bây giờ th́ ngay cả một đội ngũ người nông dân chân lấm tay bùn có lương tâm, có đức độ lên thay thế cũng c̣n là phúc phận cho đất nước. Bởi vậy nên hoàn toàn không khó, hoàn toàn có thừa phẩm chất và năng lực để quản trị một đất nước khi nh́n lại hiện tại, đang có hàng ngh́n nhân sĩ, trí thức yêu nước ngày đêm canh cánh với vận mệnh đất nước, nỗi đau dân tộc; hàng trăm nhà quản trị tâm huyết, những nhà chính trị, kinh tế, luật gia tài ba, những nhà lăo thành cách mạng đức độ… đang ẩn ḿnh sau những trang tin, blog lề trái như Bauxit, Ba Sàm, Quan Làm Báo, Dân Làm Báo, Lê Hiền Đức, Quê Choa… và hàng chục trang tin cá nhân, blog khác ở khắp trong và ngoài nước… Chỉ cần tập hợp lại trong một tổ chức, hoạt động theo một thể chế và cương lĩnh thống nhất….th́ chắc chắn có thừa sức mạnh để đập tan cường quyền, thừa đạo đức và năng lực để đảm nhận vai tṛ điều hành đất nước tốt hơn vạn lần lũ quan tham tha hóa, chỉ biết suốt ngày vận dụng tối đa ngôn từ để quanh co, chối tội và rao giảng những trang kinh cộng sản sáo rỗng kia.
    7- Khởi sự bằng việc công khai xây dựng và phát triển tổ chức để đấu tranh chính trị theo phương thức online trên Internet kết hợp với việc tổ chức đấu tranh bạo động theo h́nh thức du kích, diệt từng tên quan tham, từng tên tay sai năng nổ thái quá như đă từng diệt ác ôn ngày trước để làm đối trọng trên chính trường là chiến lược hoàn toàn có thể thực thi. Các tổ chức nhân quyền, tự do ngôn luận trên thế giới chắc chắn không ủng hộ và không nhượng bộ các yêu cầu ngăn cấm dùng Internet, nên c̣n chăng phương pháp mà cộng sản Việt Nam sẽ dùng chỉ là ngăn chặn, phá hoại thông qua kỹ thuật an ninh mạng hoặc bắt bớ, đàn áp nếu t́m được chứng cứ và danh phận của các thành viên tham gia tổ chức. Giải pháp đối phó với t́nh trạng này là xây dựng quy chế bảo mật tuyệt đối nhằm bảo đảm an toàn về mặt con người; tập hợp đội ngũ kỹ thuật viên mạng tŕnh độ cao (bao gồm cả việc t́m sự ủng hộ, trợ giúp kỹ thuật của bạn bè ở nước ngoài…) để đối đầu trong cuộc chiến tranh mạng, bảo đảm duy tŕ hoạt động của tổ chức. Một giải pháp nữa có thể thực hiện là trong giai đoạn đầu, chủ trương tập trung đấu tranh bạo động nhằm vào đối tượng an ninh mạng, tuyên án tử h́nh để trừ diệt những kỹ thuật viên giỏi nhưng lại c̣n mù quáng, tiếp tục cam chịu làm tay sai cho chính quyền cộng sản đă thối nát. Chặt đứt tay chân của bọn cầm quyền ngu dốt, chúng nó sẽ không c̣n có công cụ để can thiệp vào nhân quyền, đàn áp đấu tranh.
    8- Tiềm lực kinh tế của Việt Nam hiện tại hoàn toàn bảo đảm để cân đối một cuộc sống no đủ, ổn định của mọi người dân thuộc mọi tầng lớp xă hội; trí tuệ con người Việt Nam đủ để tạo sự đoàn kết, thống nhất, yên b́nh về chính trị, bảo vệ biên cương, lănh thổ, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế… Vấn đề chỉ c̣n là cái Tâm, là nhiệt huyết đấu tranh cho chính nghĩa để hiệu triệu được ḷng dân. Việc giữ chính quyền sau khi lật đổ chế độ cộng sản không phải là một việc làm quá khó nếu không muốn nói là quá dễ dàng với những người lănh đạo mới có tâm đức.
    9- Nhiều dấu hiệu sức mạnh tự phát đang tiềm ẩn trong thời điểm hiện tại:
    - Hàng trăm nhân sĩ, trí thức yêu nước ở cả trong và ngoài nước đang dồn khá nhiều thời gian, trí tuệ, tâm huyết vào ng̣i bút để tạo nên vũ khí khá sắc nhọn và có sức mạnh đáng kể. Tuy nhiên, sự rời rạc, đơn lẻ thiếu tính tổ chức đă không tạo ra được hiệu quả đấu tranh cụ thể, đối phương vẫn mù, vẫn điếc, vẫn trơ lỳ trong tâm lư tự tôn, kiêu ngạo, thách thức ngông cuồng… Và cả hàng ngh́n nhân sĩ trí thức, nhà báo chính thống nữa, không phải là họ không có nhận thức đúng sai, không phải là họ hoàn toàn tê liệt ư thức phản kháng để chỉ biết cam chịu, chấp nhận để kẻ trên nắm tay vào ng̣i bút của ḿnh… Không ít người trong số họ chắc chắn vẫn đang mong chờ một mảnh đất mới để dụng vơ, để tài năng thật sự được phát huy đúng với lương tâm của họ và giúp ích cho đời.
    - Hàng triệu nông dân nghèo tự phát đấu tranh nhưng cần lắm một tổ chức lănh đạo, một điểm tựa cho đời sống kinh tế, tinh thần và niềm tin. Hăy nh́n lại h́nh ảnh cảm động về những người nông dân vốn hiền lành, cam chịu bỗng trở nên mạnh mẽ, tràn trề hy vọng và ư chí đấu tranh khi bên cạnh họ chỉ có sự hiện diện của một cụ bà 81 tuổi Lê Hiền Đức… Mất đất, mất việc làm, người dân có thừa thời gian cho đấu tranh nhưng hăy thực tế mà hiểu rằng, không ít người trong số họ không đủ tiền để di chuyển đến nơi họ cần đến, thiếu cơm gạo để bám trụ đấu tranh. Họ không thể nói ra, họ muốn đấu tranh đến cùng nhưng chắc chắn họ tự biết không thể bám trụ trước cơ quan công quyền với cái bụng đói và với nỗi lo chưa có được cơm gạo ngày mai cho cả gia đ́nh…
    - Hàng ngàn băng nhóm và cao thủ được gọi là giang hồ, đang bị xă hội lên án nhưng suy cho cùng, trong cái xă hội thối nát này, khi mà đang tồn tại một lũ dối trá mượn danh cái vỏ bọc bóng bẩy để công khai đục khoét tài sản chung của dân tộc lên đến hàng trăm, hàng ngh́n tỷ đồng th́ thử hỏi, một vài chục hay vài trăm triệu mà họ cướp giật (nếu không quá tay giết người) hay tiền công sức bảo kê, đ̣i nợ thuê không bằng sự dối trá c̣n có nghĩa lư ǵ. Chắc chắn không ít trong số họ cũng v́ bất măn xă hội, v́ hoàn cảnh dồn ép, đưa đẩy hoặc cũng v́ thể hiện cách bất măn cuộc đời hơi tiêu cực nên mới trở thành những tội nhân bị xă hội lên án. Hăy nghiệm chứng rằng, một kẻ trộm, cướp cũng phải đặt ra mục tiêu bán được 30 – 50% giá trị tài sản trộm cướp được họ mới dám liều ḿnh, so với những kẻ tham nhũng bất chấp thủ đoạn, có thể vứt bỏ không chút xót xa hàng trăm tỷ đồng của đất nước chỉ để nhét vào túi ḿnh được vài trăm triệu hay vài tỷ th́ kẻ nào tán tận lương tâm hơn, mới là tội đồ lớn của dân tộc đáng bị xử trảm hơn. Như cái ụ nổi của Vinalines đó, giá trị thực được bao nhiêu? Cả lũ chúng nó bỏ túi được bao nhiêu? Sao chúng nỏ đành tâm mang bao nhiêu mồ hôi và cả máu của Nhân dân đổi lấy khối sắt rỉ sét đó về phơi giữa mưa gió… Năm năm trời, cả lũ bề trên chúng nó cũng mù, điếc, câm hết sao? hay đó chính là nhóm lợi ích, ăn chia, giờ không giấu được nữa th́ dối trá hô hào, đă “h́nh nhân thế mạng” mà lại c̣n trâng tráo tổ chức trốn chạy? Trốn ở đâu? hay trốn trong các biệt thự, ṭa nhà Trung ương cộng sản?! Cần lắm một lời hiệu triệu các bậc anh hùng, hảo hán trên giang hồ, v́ tố chất quư giá vốn có của họ là dũng cảm, mạnh mẽ… Hăy định hướng và tổ chức cho họ trở thành lực lượng thanh trừng loài sâu bọ, đi “ăn cướp” của người giàu chia cho người nghèo… Hăy để cho họ chế ngự lũ giàu bằng tham nhũng, lấy lại những ǵ chúng đă ăn cướp, để thực hiện chức năng “thay trời hành đạo” v́ công lư, v́ công bằng xă hội… Hăy giúp họ cơ hội trở thành những người con anh hùng của dân tộc…
    - Và hàng triệu nam thanh, nữ tú trong giới trẻ hiện nay, dù hoàn cảnh, môi trường xă hội có thể đă hướng một phần trong số họ đi vào những nẻo đường lệch lạc những bản năng mạnh mẽ và lư trí sáng suốt, lương tâm trong sạch vẫn tiềm ẩn ngập tràn trong con người họ… Hăy giúp họ thắp lên ánh sáng của ngọn đèn chân lư, trao cho họ một trách nhiệm và cơ hội đấu tranh…, họ sẽ vững vàng và sẵn sàng trở thành lực lượng ṇng cốt gánh lấy trọng trách bảo vệ vận mệnh đất nước trong hiện tại và tương lai.
    .…..
    Cần lắm một sự khởi xướng, một sự bắt đầu, một thủ lĩnh, một tổ chức tiên phong!
    10- Và cuối cùng là lư do của đạo nghĩa, của đức hy sinh. Dù cuộc đấu tranh có trường kỳ, gian khổ, thành công c̣n ở tương lai nhưng sớm một ngày cho khởi sự, sớm một ngày cho hành động là sớm được một ngày đánh vào tận năo của những kẻ vốn đă mù, câm, điếc kia, bắt chúng phải thức tỉnh, phải bớt dối trá, trâng tráo, ngông cuồng. Sức mạnh của toàn dân bắt chúng phải hiểu ra rằng, chúng chẳng phải thiên mệnh mà cũng chỉ là một con người tầm thường bằng xương, bằng thịt như bao nhiêu người dân cơ hàn khác, thậm chí c̣n là những con người hèn kém, vô đạo khi tháo bỏ cái vỏ bọc cường quyền kia ra. Buộc chúng phải e sợ, phải động năo, phải chùn tay… Sớm một ngày là bớt đi được hơn cả ngh́n người dân lao khổ, bớt đi cả hàng chục tỷ đồng tổn thất cho Quốc gia.
    Xin các vị nhân sĩ, trí thức tâm huyết hăy dũng cảm bước lên gánh lấy trọng trách lănh đạo, xin nhân dân yêu nước muôn nơi hăy vùng thoát khỏi sự cam chịu bị bóc lột, sự an phận cố hữu để cùng chung tay tranh đấu, đ̣i lại công bằng cho chính cuộc đời ḿnh!
    Đảng Dân chủ Tự do Blog gởi cho BBT Quanlambao
    Được đăng bởi Quan-Làm Báo vào lúc 18:52

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 21-08-2011, 07:12 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 05-01-2011, 04:40 AM
  4. Toàn bộ cuốn DVD "Đại Họa Mất Nước" (1 giờ 39 phút)
    By việtdươngnhân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 18-12-2010, 12:31 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •