Page 2 of 19 FirstFirst 12345612 ... LastLast
Results 11 to 20 of 185

Thread: Nhà máy điện hạt nhân và chất thải phóng xạ

  1. #11
    Dac Trung
    Khách
    Quote Originally Posted by PhanThanhKhai View Post
    ...
    Năng lượng mặt trời / Solar energy :

    http://en.wikipedia.org/wiki/Solar_energy

    http://environment.nationalgeographi...power-profile/

  2. #12
    Dac Trung
    Khách
    Quote Originally Posted by Dac Trung View Post
    Tháng 5 / 2011

    Hiện Trung Quốc muốn tập trung xuất khẩu kỹ thuật hạt nhân sang các nước lân cận trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

    http://www.voanews.com/vietnamese/ne...122147289.html

    Trung Quốc sẽ xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân sang Việt Nam

    http://www.thuongmai.vn/thi-truong-t...-viet-nam.html
    Có không vụ ṛ rỉ hạt nhân ở Trung Quốc?


    17-06-2010

    Ngày 15-6, chính quyền Hong Kong đă bày tỏ quan ngại về vấn đề an toàn cho người dân sau khi báo chí đưa tin về sự cố ṛ rỉ hạt nhân từ nhà máy điện hạt nhân nằm bên vịnh Đại Á (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) xảy ra ngày 23-5.

    Mạng tin tức chính quyền Hong Kong (news.gov.hk) cho biết sự cố xảy ra ở cỗ máy số 2, cỗ máy nước làm mát ḷ phản ứng hạt nhân.

    Ngày 16-6, công ty chuyên quản lư và giám sát năng lượng hạt nhân vịnh Đại Á xác nhận các chỉ số hạt nhân đo được trong môi trường xung quanh nhà máy này từ ngày ṛ rỉ không hề biến động.



    Toàn cảnh Nhà máy điện hạt nhân vịnh Đại Á

    Công ty này khẳng định đă thông báo t́nh h́nh cho Cơ quan quản lư an toàn hạt nhân quốc gia và Ủy ban tư vấn an toàn hạt nhân vịnh Đại Á, đồng thời cam kết sẽ làm rơ trong báo cáo chi tiết về sự kiện này.

    Cùng ngày, ông Lâm Thành Cách - nguyên phó tổng giám đốc kiêm kỹ sư trưởng Cơ quan quản lư an toàn hạt nhân Trung Quốc - tiếp tục khẳng định mức ṛ rỉ trên không đủ ảnh hưởng đến người dân trong khu vực và hoạt động của nhà máy. Ông Lâm đảm bảo nhà máy hoạt động đúng quy cách và tuân thủ về quy định an toàn của cơ quan quản lư hạt nhân.

    Nhà máy điện hạt nhân vịnh Đại Á thuộc liên doanh giữa Công ty CLP của Hong Kong (nắm 25% cổ phần) với Công ty đầu tư hạt nhân Quảng Đông (75% cổ phần). Nhà máy này nằm bên vịnh Đại Á, thành phố Thâm Quyến, cách quận Chiếm Sá Chuỗi của Hong Kong 52km. Nhà máy trên sản xuất khoảng 15 triệu kWh điện, trong đó 70% cung cấp cho phía Hong Kong và 30% cho tỉnh Quảng Đông.

    Báo South China Morning Post cho biết có vẻ như chính quyền Hong Kong và Công ty CLP đă lờ đi thông tin về sự cố ṛ rỉ này sau khi Đài RFA đưa tin vào ngày 23-5. Điều đó đặt ra câu hỏi: liệu chính quyền có bao che cho Công ty CLP về việc chậm đưa thông tin sự cố này đến người dân?

    Chính quyền Hong Kong khẳng định không hề hay biết về sự kiện ngày 23-5 cho đến khi các phương tiện truyền thông lên tiếng cảnh báo. Cùng ngày, Công ty CLP chính thức xác nhận có “sự ṛ rỉ” rất nhỏ trong phản ứng phóng xạ iodine và khí hiếm ở cỗ máy nước làm mát ḷ phản ứng, tuy nhiên mức phóng xạ vẫn không biến đổi trong môi trường trong hai tuần qua.

    Phía CLP cho biết đă cắt cử đội chuyên gia theo dơi sự cố từ hai tuần qua, chỗ ṛ rỉ ở cỗ máy số 2 đă được vá và được cách ly khỏi môi trường ngay sau đó.

    “Do mức tăng lên của chất phóng xạ quá nhỏ, nên không nhất thiết báo cáo đến Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)” - thông báo của CLP cam đoan mức ṛ rỉ này không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.



  3. #13
    Dac Trung
    Khách
    CHXHCNVN sẽ mua vài ḷ của Nhật, Nga, v́ hai nươc´ này chịu cho vay, ngoài ra mua của Trung Quốc .

    Dù mua của ai mà vào tay các cán bộ CHXHCNVN quản lư dươí chê´ độ thiêú minh bạch đó th́ cũng đáng quan ngại, nhât´ là vân´ đề xử lư chât´ phóng xạ.

  4. #14
    Dac Trung
    Khách
    Chủ nhật 03 Tháng Bẩy 2011



    Đức rút khỏi điện hạt nhân: Suy nghĩ về trường hợp Việt Nam






    REUTERS/Benoit Tessier


    Sau thảm họa Fukushima Nhật Bản, cuối tháng Năm 2011, thủ tướng Angela Merkel đưa ra kế hoạch nước Đức rút khỏi điện hạt nhân kể từ năm 2022. Quyết định này gây chấn động và làm nẩy sinh nhiều cuộc tranh luận tại nhiều nước châu Âu. RFI xin giới thiệu ư kiến của chuyên gia Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris, nguyên giáo sư Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble và Trường Đại học Bách khoa Grenoble. Là người rất quan tâm đến sự phát triển của đất nước, từ nhiều năm qua, giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn đă viết nhiều bài về vấn đề năng lượng của Việt Nam.


    Một quyết định sáng suốt và dũng cảm của thủ tướng Đức Angela Merkel

    RFI: Kính chào giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, vừa qua, chính phủ Đức của thủ tướng Angela Merkel đă tuyên bố sẽ đóng cửa toàn bộ các cơ sở điện hạt nhân tại nước này vào năm 2022. Một số nước phương Tây coi đây là quyết định mang mầu sắc chính trị, phục vụ ư đồ tranh cử. Với tư cách là chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, giáo sư b́nh luận ǵ về quyết định của Đức?
    Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn: Ngày 30/5 vừa qua tại Berlin, bà Angela Merkel đă long trọng loan báo trước thế giới rằng nước Đức sẽ từ bỏ điện hạt nhân vào năm 2022. Dự luật được phê chuẩn ngày 6/6 gần giống dự luật của chính phủ Gerhard Schröder, thông qua năm 2000, bắt buộc đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng vào năm 2021.
    Quyết định của bà Angela Merkel có thể gây ngạc nhiên v́ tháng 9/2010, chính phủ của bà ta vừa đồng ư cho các công ty điện kéo dài thêm trung b́nh 12 năm các ḷ phản ứng cũ nhất. Trong số 17 ḷ phản ứng, 7 ḷ đă đóng cửa ngay từ khi có tai biến Fukushima v́ đă hết hạn vận hành (trên 30 năm hoạt động).
    Những lobby hạt nhân nói đó là một quyết định hoàn toàn mang tính chính trị, điều này không đúng hẳn. Là một nhà vật lư, bà Angela Merkel biết rất rơ mối nguy hiểm của điện hạt nhân. Bà ta đă lấy một quyết định sáng suốt, hết sức khôn ngoan, về mặt chiến lược lẫn kinh tế kĩ thuật, để tránh cho đất nước một thảm họa như Tchernobyl hay Fukushima. Bộ trưởng Môi trường, Norbert Röttgen, trong chính phủ của bà Angela Merkel tuyên bố rằng quyết định trên không thể đảo ngược được.
    Kinh phí dự kiến của việc từ bỏ điện hạt nhân
    RFI: Thưa giáo sư, việc đóng cửa các ḷ hạt nhân cũng rất tốn kém, nước Đức dự kiến cho công việc này ra sao?

    Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn: Về khía cạnh tài chính, thật sự đó là một đ̣n nặng nề đối với các công ty khai thác nhà máy điện hạt nhân khi họ đă mất khoảng 500 triệu euro v́ việc đóng cửa 7 ḷ phản ứng cũ từ cách đây hơn 3 tháng. Lợi nhuận hằng năm sẽ giảm 6.4 tỷ euro lúc tất cả các nhà máy đóng cửa vĩnh viễn. Dự kiến lợi nhuận sẽ bớt 30% vào năm 2012. Hằng năm, chính phủ Đức sẽ mất khoảng 2.3 tỷ euro (thuế đối với nhiên liệu hạt nhân) và cũng mất thêm 300 triệu euro liên quan đến nguồn đóng góp của các nhà sản xuất điện dành cho quỹ phát triển năng lượng tái tạo.
    Nước Đức chấp nhận trả giá rất đắt cho việc từ bỏ điện hạt nhân bởi ngoài việc phải mất đi một nguồn thu cho ngân sách, họ phải dành một khoản đầu tư rất lớn cho năng lượng tái tạo. Giá kWh hiện nay đă cao tại Đức, sẽ tăng từ 20% đến 30% từ đây đến 2020. Các công ty sẽ chịu 3/4 của phần tăng thêm này được ước tính trên 33 tỷ euro.
    Những kinh phí khác của việc chuyển đổi toàn bộ ngành công nghiệp hạt nhân vẫn chưa được biết chính xác.

    Cuộc cách mạng điện Xanh của Đức

    RFI: Tại châu Âu, Đức là một trong những quốc gia có truyền thống trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sinh thái. Phong trào bảo vệ môi truờng đă xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ trước. Giáo sư nhận định thế nào về cuộc cách mạng Điện Xanh tại Đức?

    Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn: Quyết định từ bỏ điện hạt nhân của Đức, một cường quốc có công nghiệp đứng hàng thứ 3 thế giới, là dấu hiệu của một chuyển biến quang trọng, có tính quyết định, trong lĩnh vực năng lượng thế giới. Nó thể hiện mong muốn của dân chúng ở Đức, đặc biệt nhạy cảm, cũng như ở nhiều nước châu Âu khác, sau thảm họa Fukushima.

    Đó là một bài học sâu sắc, khôn ngoan, dành cho tất cả các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.

    Đằng sau quyết định nổi bật, đáng phục này, là một chiến lược công nghiệp ấn tượng, một kế hoạch đổi mới công nghệ khổng lồ, cho phép nước Đức giữ vững được sự tăng trưởng kinh tế. Từ 20 năm nay, nước Đức đă xây dựng một nền công nghiệp năng lượng tái tạo đầy chất lượng. Sự chuẩn bị có phương pháp và có tính lâu dài đối với năng lượng tái tạo đă cho nước này đi trước một bước rất xa và có ưu thế cạnh tranh lớn. Kể từ đây, công nghiệp năng lượng xanh của Đức, sẽ phát triển hùng mạnh, và nước này sẽ nhanh chóng trở thành vô địch thế giới về năng lượng tái tạo. Đó là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế Đức, tính đến cả công ăn việc làm và giá trị mà nó tạo ra. Năm 2010, với sự đầu tư 27 tỷ euro cho thiết bị sản xuất và phân phối năng lượng xanh, đă có 370 000 việc làm được tạo ra, tức gấp đôi so với năm 2004. Trong một ngày gần đây, con số này sẽ vượt quá 500 000. Lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ qua mặt lĩnh vực hóa chất và tiến gần đến ngành công nghiệp ôtô, đầu tàu tạo công ăn việc làm.
    Luật đầu tiên về giúp đỡ và khuyến khích dân chúng, bắt buộc các công ty phải mua điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo với giá hấp dẫn, đă xuất hiện từ năm 1991. Những văn bản khác nhằm cải thiện các công cụ hỗ trợ được ban hành năm 2000 và sửa đổi cho phù hợp vào năm 2004, rồi năm 2009.
    Hiện nay, điện hạt nhân (với 17 ḷ) đóng góp 23% vào tiêu thụ điện năng tại Đức, trong khi phần của điện « xanh » (100 TWh) trong tổng số lượng điện sản xuất ra (560 TWh) đă đi từ 3.1% năm 1990 đến 17% năm 2010, với phân bố như sau : gió (5.8%), sinh khối (4.5%), thủy điện (3.3%), mặt trời (1.9%).
    Theo bộ trưởng Liên bang về môi trường, con số về phân bổ các nguồn năng lượng trong tiêu thụ năng lượng sơ cấp năm 2010 như sau : dầu mỏ, fioul (35%), khí tự nhiên (22%), than đá (12%), than nâu (11%), hạt nhân (11%), tái tạo (9%).
    Không nên nhầm lẫn con số về điện và năng lượng sơ cấp ( bao gồm tất cả các nguồn năng lượng).
    Theo dự đoán của Berlin, phần năng lượng tái tạo trong sản xuất điện của Đức sẽ đi từ 17% hiện nay lên đến 35% (thậm chí 50%) vào năm 2020 và 80% vào năm 2050.

    Sự thành công trong công nghiệp năng lượng tái tạo

    RFI: Thưa giáo sư, tại châu Âu, nước Đức cũng đi tiên phong trong việc đầu tư, phát triển công nghệ và công nghiệp năng lượng tái tạo?

    Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn: Nhờ vào ư chí chính trị và trợ giúp tài chính của chính phủ, nước Đức từ lâu đă được xem như là nước dẫn đầu không thể chối căi trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Sự thành thạo về công nghệ và năng lực công nghiệp của Đức trong lĩnh vực năng lượng gió và mặt trời được thừa nhận và đánh giá cao. Năm 2010, với công suất lắp đặt tuabin gió là 27 000 MW, nước Đức sản xuất khoảng 25% tổng số năng lượng gió của thế giới. Đức đứng hàng thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ, về năng lượng gió. Năm 2008, Đức thu được 12 tỷ euro nhờ xuất khẩu thiết bị. Về năng lượng mặt trời, với 5400 MW lắp đặt, thị trường này của Đức lớn hơn Tây Ban Nha và Nhật Bản. Trong lĩnh vực năng lượng xanh, nước Đức có rất nhiều công ty vừa và nhỏ chuyên về kỹ thuật cao. Về năng lượng gió, có thể kể tên các công ty vô địch như Enercon, Repower, Nordex, Siemens Windpower. Từ lâu, họ cung cấp tua bin gió trên khắp thế giới. Về năng lượng mặt trời, Solar World, Q-Cells với hàng ngàn nhân viên, có mặt trên thị trường chứng khoán, Điều má Đức lo ngại nhất là sự cạnh tranh từ các công ty Trung Quốc.
    Siemens, đối tác chính của Framatome vào năm 1989 để thiết kế và xây dựng ḷ phản ứng thế hệ 3 EPR, đă chấm dứt thỏa thuận hợp tác với Areva NP vào năm 2009. Ngay sau đó, Siemens muốn hợp tác với Rosatom của Nga và có tham vọng dẫn đầu trong lĩnh vực điện hạt nhân. Nhưng sau Fukushima, một thăm ḍ cho thấy 59% nhân viên của Siemens đồng ư với việc từ bỏ điện hạt nhân, bởi v́ họ nhận thấy quá nguy hiểm, nếu tiếp tục theo đuổi lĩnh vực nguyên tử đang xuống giốc. Điện hạt nhân không c̣n nằm trong chiến lược của tổng giám đốc, M. Löscher, người muốn công ty của ḿnh đứng nhất nh́ trên thế giới trong các ngành công nghiệp chú trọng đến môi trường. Tập đoàn có trụ sở tại Munich này phải trả bù cho Areva NP 40% giá trị, khoảng 648 triệu euros. Điều khoản « không cạnh tranh » đến năm 2013, trên thực tế ngăn chặn sự hợp tác của Siemens với Rosatom. Nhưng Siemens có nhiều ưu thế khác. Siemens, nổi tiếng trên toàn cầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, cũng có tham vọng thực hiện được doanh số là 40 tỷ euro, vào năm 2014, trong việc sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường.
    Theo viện khí hậu Wuppertal, 12 tỷ euro đầu tư trong việc sử dụng hiệu quả năng lượng cho phép tiết kiệm hằng năm hơn 19 tỷ euro và tạo ra từ 250 000 đến 500 000 việc làm ! Việt Nam nên lưu ư. Cũng cần nhấn mạnh rằng ngay cả chủ tịch Hiệp hội bảo vệ công nghiệp Đức (BDI), Hans-Peter Keitel, dù chỉ trích thời điểm cuối để rút ra khỏi điện hạt nhân là năm 2022, cũng ủng hộ việc từ bỏ này của chính phủ. Tất nhiên, sẽ c̣n có thêm những chi phí phải chịu đựng, nhưng cũng có những cơ hội kinh doanh mới, đặc biệt hấp dẫn, đối với nền công nghiệp và kinh tế Đức. Nước này sẽ đầu tư lớn trong lĩnh vực năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, khí, than, tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng.
    Từ năm 2009, những nhà công nghiệp hàng đầu của Đức như Siemens, E.ON, RWE và Deutsche Bank đă triển khai tập đoàn Desertec Industrial Initiative ( DII ) nhằm khai thác năng lượng mặt trời và gió tại sa mạc Sahara. Đó là một dự án khổng lồ với 400 tỷ euro, liên kết khoảng ba chục dự án địa phương, mà mục tiêu là đến năm 2050 sẽ cung cấp điện cho khu vực Bắc Phi và Cận Đông, đồng thời cung cấp 15% lượng tiêu thụ của châu Âu. Desertec có tham vọng xây dựng các ngành công nghiệp mới trong khu vực đang phát triển này, ưu tiên tạo ra công ăn việc làm và chuyển giao công nghệ. Sự từ bỏ điện hạt nhân càng củng cố thêm địa vị Desertec. Hiện nay, tập đoàn nhận được sự ủng hộ của dân chúng, đảng Xanh, tổ chức Ḥa b́nh Xanh, và tất nhiên của cả Ủy viên châu Âu về năng lượng, Günter Oettinger người Đức.

    Vấn đề an toàn hạt nhân sau Fukushima

    RFI: Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, đứng đầu nhiều lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nhưng thảm họa hạt nhân Fukushima cho thấy, điện hạt nhân có rất nhiều rủi ro và cần phải xem xét lại vấn đề an toàn hạt nhân?
    Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn: 100 ngày sau Fukushima, t́nh h́nh tại Nhật Bản chưa thể ổn định, vẫn c̣n đáng lo ngại. Và nó sẽ kéo dài hàng chục năm ! Những tin tức dồn dập về mức ô nhiễm phóng xạ quá cao, những che đậy, dối trá của chính phủ và Tepco làm đa số dân Nhật Bản ngày nay tỏ ư muốn từ bỏ điện hạt nhân. Mặt khác nhiều nhà máy vẫn c̣n bị cấm hoạt động và luôn ở trong t́nh trạng tăng cường an toàn, bị kiểm soát và thanh tra. Các cơ quan an toàn đă đánh lừa người dân bằng cách nâng (thậm chí đến 2 lần) ngưỡng ô nhiễm chấp nhận được. Một điều không thể tha thứ ! Việc Tepco thực hiện các sarcophage tạm thời (không bằng bê tông như ở Tchernobyl) vô cùng tốn kém và ít hiệu quả, không cho phép đảo ngược t́nh h́nh. Việc di dời hàng chục, hàng trăm ngh́n tấn nước phóng xạ, với sự giúp đỡ của các công ty nước ngoài, trong đó có Areva, gặp những khó khăn lớn. Chi phí mỗi ngày một tăng, có thể lên đến hàng trăm tỷ đôla. Không sớm th́ muộn, Nhật cũng không tránh khỏi viêc từ bỏ điên hạt nhân.
    Với 143 ḷ đang hoạt động, châu Âu quyết định kiểm tra sức chịu đựng (stress test) của các nhà máy. Tuy nhiên, sự tranh căi xung quanh tiêu chí của các phép thử sức bền đă nhanh chóng gây chia rẽ. Cơ quan an toàn Tây Âu (Wenra), do Pháp dẫn đầu, chỉ muốn kiểm tra với các nguy cơ thiên nhiên (băo, lũ lụt, động đất…) trong khi Ủy ban châu Âu, được sử ủng hộ của Đức và Áo, đề nghị tính đến tất cả các nguy cơ có thể có, bất kể chúng thuộc bản chất ǵ (khủng bố, rơi máy bay, tấn công tin học, lỗi con người…). Vài chuyên gia cho rằng đây là cơ hội để dự báo những điều không thể dự báo, nghĩ đến những điều không thể nghĩ được, và tưởng tượng những thứ không thể tưởng tượng nổi!
    Vừa qua, Paris đă tổ chức một hội nghị về an toàn hạt nhân bao gồm khoảng 30 nước tham gia (Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, châu Âu...) Theo bộ trưởng Năng lượng Thụy Sỹ, từ nay, sự an toàn của các nhà máy hạt nhân của từng nước phải được kiểm tra theo cặp. Nghĩa là bắt buộc phải có sự hợp tác chuyên gia của các nước khác khi thanh tra tại một quốc gia thành viên. Việc kiểm tra sẽ công khai. Bắt buộc tính đến những sự kiện ít có khả năng xảy ra (sóng thần và động đất mạnh…). Với hướng này Pháp có nguy cơ gặp sự cố nghiêm trọng.
    Theo hai chuyên gia nổi tiếng, Benjamin Dessus, chủ tịch của Global Chance, và Bernard Laponche, nhà vật lư hạt nhân đă từng làm việc ở CEA, số liệu về những tai nạn lớn xảy ra trong 30 năm gần đây, cho thấy về mặt thống kê, có thể xảy ra tai nạn lớn ở Liên Hiệp Châu Âu trong quá tŕnh sử dụng các ḷ hiện tại, và xác suất xảy ra tại Pháp rất cao. Như vậy, không phải là không thể xảy ra tai nạn. Và điều đó là chưa tính đến các cơ sở sản xuất plutonium, sự vận chuyển và lưu trữ chất thải phóng xạ, hồ chứa các thanh nhiên liệu phóng xạ!

  5. #15
    Dac Trung
    Khách
    Đức rút khỏi điện hạt nhân: Suy nghĩ về trường hợp Việt Nam


    (phần hai)


    Thái độ đáng lo ngại của Việt Nam


    RFI: Sau Fukushima, một số nước đang có những chương tŕnh phát triển điện hạt nhân đă phải đ́nh chỉ các dự án, thậm chí có nước từ bỏ hẳn điện hạt nhân. Trong khi đó, chính quyền Việt Nam vẫn chủ trương duy tŕ các kế hoạch phát triển địên hạt nhân. Về chủ đề này, giáo sư đă nhiều lần có ư kiến khuyên can Việt Nam. Sau sự cố Fukushima, chắc giáo sư lại càng tha thiết đề nghị Việt Nam từ bỏ lựa chọn này?
    Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn: Cá nhân tôi rất tiếc và vô cùng lo ngại v́ Fukushima không làm suy giảm niềm tin của các nhà chức trách Việt Nam đối với điện hạt nhân. Chương tŕnh xây dựng 8 ḷ phản ứng từ năm 2014 đến 2031 h́nh như vẫn không có ǵ thay đổi, trong khi phần lớn các quốc gia trên thế giới từng theo đuổi hạt nhân, đều xem xét lại toàn bộ chiến lược năng lượng. Thật không phải là một điềm tốt cho đồng bào khi biết rằng hai ḷ phản ứng đầu tiên định xây cất ở miền Trung Việt Nam, trên dải đất rất eo hẹp, được chính phủ phó thác cho Nga và Nhật, những nước đă chịu thảm họa Tchernobyl và Fukushima !
    Nhằm xoa dịu sự lo lắng của dân chúng, giới thẩm quyền nhắc đi nhắc lại rằng các ḷ phản ứng được chọn, thuộc thế hệ thứ 3+, đảm bảo an toàn. Từ gần mười năm nay, tôi đă cho biết là không có ḷ phản ứng nào trên thế giới, thậm chí kể cả ḷ thế hệ 4 đang trong quá tŕnh thiết kế, có thể tránh khỏi những tai nạn nghiêm trọng. Ḷ phản ứng EPR của Areva, đặc biệt đắt tiền và nổi tiếng về sự an toàn (trên lư thuyết), cũng sẽ không chịu đựng được các cuộc tấn công khủng bố có chủ đích hoặc những máy bay cảm tử lớn đâm vào. Việt Nam phải hiểu rằng cuộc tranh luận về điện hạt nhân không thể chỉ giới hạn trong vấn đề an toàn mà thôi.
    Tôi có thể quả quyết rằng giá kWh điện hạt nhân ở nước ta sẽ không kinh tế, nếu phân tích và tính toán một cách khoa học. Bao vấn đề quan trọng cần được xem xét chu đáo : các cơ sở công nghiệp liên hệ, tŕnh độ và khả năng chuyên môn, luật pháp, tham nhũng, sự phụ thuộc vào quốc gia cung cấp, nhập khẩu uranium làm giàu, giá thành xây dựng, độ trễ khi thi công, các lợi ích chằng chịt, văn hóa về kỷ luật và an toàn. Đó là chưa kể đến những chi phí khổng lồ cần thiết cho việc quản lư, lưu trữ chất thải phóng xạ và việc tháo gỡ nhà máy, có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đôla ! Thật là thiếu tinh thần trách nhiệm nếu chúng ta quyết tâm để lại những di sản cực ḱ nguy hiểm cho các thế hệ mai sau.
    Mặt khác, đừng quên rằng một tai nạn hạt nhân lớn xảy ra ở Việt Nam đồng nghĩa với sự tê liệt lâu dài của ngành du lịch, làm mất đi một nguồn ngoại tệ to lớn. Nhật Bản không c̣n thu hút nhiều khách du lịch như xưa, sau thảm họa Fukushima.
    Hạt nhân đă mất sự tín nhiệm của dân chúng. Việt Nam, cũng như hầu hết các nước trên thế giới, phải nhanh chóng xem xét lại chiến lược năng lượng. Chúng ta không c̣n cách nào khác ngoài việc khai thác tối đa tất cả các nguồn năng lượng tái tạo : mặt trời, gió, thủy điện, sinh khối… Sự tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng cũng là những giải pháp chiến lược ưu tiên. Hệ số đàn hồi (coefficient d’élasticité = ΔE/E / ΔPIB/PIB ) lớn hơn 2, điều đó có nghĩa là chúng ta phí phạm quá nhiều năng lượng.
    Điều cấp bách là Việt Nam phải từ bỏ ngay chương tŕnh điện hạt nhân để đầu tư gấp vào năng lượng Xanh đầy hứa hẹn, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Theo báo cáo của GIEC (nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu) tŕnh bày tại Abou Dhabi ngày 8 tháng 5 vừa qua, năng lượng tái tạo có thể đáp ứng 80% nhu cầu tiêu thụ của thế giới vào năm 2050 (điều này tương ứng với việc giảm 1/3 khí thải hiệu ứng nhà kính). Theo lời của chủ tịch GIEC, Rajendra Pachauri, chi phí sẽ nhỏ hơn 1% PIB thế giới. Cũng theo kịch bản tham vọng này, vào năm 2030 năng lượng xanh sẽ chiếm 43%.
    Việt Nam không thể do dự, nghi ngờ ǵ nữa : năng lượng mặt trời sẽ là nguồn năng lượng của tương lai, bởi v́ nó vừa vô hạn, sạch, và không nguy hiểm. Trái đất đón nhận từ mặt trời khoảng 10.000 lần năng lượng mà nhân loại tiêu thụ hàng năm ! Để thay thế năng lượng hạt nhân bằng năng lượng mặt trời, các chuyên gia đă đưa ra 5 kiểu (đang thực hiện hoặc c̣n là dự án) : pin mặt trời, nhiệt mặt trời, ống khói mặt trời, năng lượng mặt trời không gian và phim mặt trời. Ray Kurzweil, được Bill Gates xem như là một trong số ít những nhà tương lai học uy tín, dự đoán 100% năng lượng đến từ mặt trời, có thể đạt được trong 20 năm nữa ! Theo ư tôi, năng lượng lấy toàn bộ từ mặt trời có thể đạt được vào năm 2050, chứ không thể sớm hơn, nếu xét đến sức ỳ (inertie) trong lĩnh vực năng lượng, cần thời gian đáp ứng rất lâu dài. Năng lượng mặt trời toàn bộ không có nghĩa là bỏ hoàn toàn các nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu mỏ và khí đốt) cũng như các nguồn năng lượng tái tạo khác (gió, thủy điện, sinh khối…). Nên nhớ rằng tiềm năng năng lượng gió cũng to lớn và chi phí của nó càng ngày càng trở nên kinh tế, nhờ sự tiến bộ của công nghệ. Ngoài hạt nhân, tất cả các nguồn năng lượng nêu trên đều bắt nguồn từ mặt trời. Đi đâu rồi cũng trở về cội ! Nhân loại đă phung phí th́ giờ và tiền bạc từ lâu mà không biết. Rút lui ngay khỏi lĩnh vực hạt nhân là hơp thời, hợp lư. Khiêu khích tạo hóa th́ có ngày cũng mang họa.
    Điều đáng lo ngại là thiếu sự quyết tâm chính trị mạnh mẽ của cấp lănh đạo các nước. Tôi sẽ an tâm bao giờ nước ta có cái nh́n chiến lược về năng lượng như bà Angela Merkel. Sau Fukushima, nhân loại đang bước vào một cuộc cách mạng năng lượng Xanh toàn diện. Tại sao nước ta vẫn tiếp tục bịt tai che mắt?
    Cũng như các lobby, một số chuyên gia ở Việt Nam luôn đề cao hiện tượng thay đổi khí hậu để biện minh cho các dự án điện hạt nhân. Nhưng đó không phải là một luận điểm vững chắc bởi điện hạt nhân chỉ chiếm 15% lượng điện sản xuất trên toàn cầu, và phần năng lượng do uranium so với toàn bộ năng lượng sơ cấp ngày nay chỉ chiếm 5% - 6%. Điều đó có nghĩa là thay thế điện hạt nhân bằng các nguồn năng lượng tái tạo là hoàn toàn khả thi và nên xúc tiến mạnh.
    Nước chúng ta có nhiều may mắn lắm v́ chưa có nhà máy điện hạt nhân nào cả. Chúng ta sẽ không tốn kinh phí khổng lồ để từ bỏ nó, và chi phí chuẩn bị lâu nay đế đi vào lĩnh vực không đáng là bao, có thể bỏ qua. Rút ngắn sự chậm trễ của chúng ta trong lĩnh vực năng lượng tái tạo so với Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Mỹ hoặc Trung Quốc không phải là điều dễ dàng. Việt Nam càng chậm trễ trong việc từ bỏ điện hạt nhân, khó khăn sẽ càng chồng chất và không thể nào bắt kịp các nước trong việc phát triển năng lượng Xanh, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Nên biết rằng ưu điểm của năng lượng Xanh là có khả năng tạo ra rất nhiều việc làm cho đồng bào (trái với điện hạt nhân) và công nghệ không khó lắm.
    Chúng ta cần phải biết làm chủ nhu cầu năng lượng, khuyến khích tự tiêu thụ nguồn năng lượng tái tạo sản xuất ra, phát triển các cơ sở năng lượng tích cực, đào tạo khẩn cấp các chuyên gia và thợ chuyên môn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Cũng cần nghĩ đến một chiến lược có tính giáo dục để kêu gọi dân chúng hưởng ứng cách thức tiêu thụ mới . Sự tiết kiệm năng lượng không phải ngẫu nhiên mà có được, và cũng không phải đến một cách bất th́nh ĺnh từ các văn bản luật lệ.
    Thời ḱ của các đại dự án kiểu Liên Xô đă qua rồi. Cái ǵ nhỏ mới đẹp! (Small is beautiful!). Triệt đẻ khai thác các nguồn năng lượng Xanh, phù hợp với các dự án nhỏ, với công suất thấp, để cung cấp các lưới điện thông minh (Smart grids). Chính năng lượng phân tán (Energie décentralisée) mới đáp ứng hoàn hảo nhất đối với các đặc tính của năng lượng lan tỏa (Energie de flux) thiên nhiên. Con người tự ḿnh làm phức tạp vấn đề v́ quá tin vào công nghệ tinh vi. Chúng ta khiêu khích tạo hóa bằng cách luôn tập trung lại những ǵ tạo hóa đă phân tán. Tại sao đi xa, đào sâu, t́m nguồn năng lượng hóa thạch (Energie de stock) xây dựng những nhà máy đồ sộ rồi truyền dẫn và phân phối điện trên quăng đường dài hàng chục, hàng trăm km, gây nên những tổn thất (nhiệt) tốn kém vô ích; đó là sự lăng phí. Từ nay, chúng ta phải nghĩ đến việc giảm khoảng cách giữa nơi tiêu thụ và nơi sản xuất.
    Từ lâu, những bà cụ và phụ nữ Việt Nam đă nấu cơm nấu nước bằng củi hay than một cách đơn giản mà không gây cháy nổ hay để lại chất thải. Họ sáng suốt và thông minh hơn chúng ta.
    Các ḷ phản ứng hạt nhân chẳng khác ǵ cái nồi nấu nước sôi, có chăng chỉ khác ở chỗ trăm ngh́n lần phức tạp và tốn kém hơn. Tất nhiên, chúng làm ra điện nhờ vào uranium làm giàu nhập khẩu, thay cho củi than, bằng cách làm quay tuabin và máy phát điện. Nhưng nó lại sinh ra chất thải phóng xạ cực ḱ độc hại trong hàng thế kỉ. Có đáng phải trả giá như vậy không? Ḷ PWR được thiết kế năm 1954 là để trang bị cho tàu ngầm Nautilus của Mỹ. Lúc sơ khởi, ḷ hạt nhân có mục đích chiến tranh giết người chứ không phải làm điện cho ḥa b́nh thế giới. Việt Nam phải hiểu rằng thời kỳ oanh liệt của hạt nhân đă qua rồi ! Nó không có một chút tương lai nào cả. Ngày nay một nước có nhà máy điên hạt nhân không phải là một cường quốc có uy tín như xưa.
    V́ cớ ǵ chúng ta lại có thể nhắm mắt tin cậy ở công nghệ hạt nhân của Nga đang chuẩn bị xây ḷ đầu tiên cho ta? Một báo cáo tŕnh bày ngày 9/6 vừa qua của Tâp đoàn nước này, Rosatom, gây hoang mang và lo sợ, nhất là cho nước láng giềng Norvège (Báo Le Monde ngày 25/6).
    Trong số 32 ḷ phản ứng của Nga, nhiều khuyết điểm và cẩu thả về thiết kế hay khai thác đươc vạch trần ( nhờ thảm họa Fukushima, có nghĩa như họ không có Tchernobyl xẩy ra ?): mức độ nguy cơ động đất quá lạc quan và cách đề pḥng yếu ớt, nhiều ḷ không có hệ thống ngưng vận hành tự động, các nhà ( batiment ) máy như Balakovo và Kalinin bị nghiêng và lún ( như một vài biệt thự ở ta ). Đó là chưa kể sự thiếu sót về số kịch bản nguy biến, sức chịu đựng lâu dài của các ḷ khi thiếu điện hay hệ thống làm lạnh, sự kiểm tra về khí hydro để tránh nổ, sự phân tích có hệ thống các thiết kế về an toàn.
    Các chuyên gia Nhật cũng v́ quá tin tưởng ở hai chữ an toàn nên mới dám xây dựng hàng loạt nhà máy nguyên tử, dọc theo bờ bể, khiêu khích trái đất lên cơn nổi giận và sóng thần ồ ạt tàn phá!
    Trong ṿng 50 năm qua, thế giới chỉ với 435 ḷ, mà đă có 5 ḷ bị nóng chảy : ḷ Three Miles Island, ḷ Tchernobyl và 3 ḷ của Fukushima. Trung b́nh có thể nói cứ 10 năm có một biến cố rùng rợn! Hạt nhân Fukushima hay Hiroshima, Nagasaki cũng là một. Phóng xạ giết người của bom nguyên tử hay của ḷ điện hạt nhân cũng là một. Những tâm ḷ (Coeur du réacteur) nóng chảy kia đă và đang làm bao trái tim của thường dân và con nít vô tội tan nát, các nhà lănh đạo quốc gia có xót xa không?


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...g-hop-viet-nam

  6. #16
    Dac Trung
    Khách
    Đưc´, Pháp, Mỹ tạm thớ hiện nay c̣n sử dụng điện hạt nhân v́ đât´ họ là đât´ có lục địa lơn´. Muôn´ dẫn phong điện từ biển xa vô đât´ bên trong th́ khá xa và phưc´ tạp .




    http://www.bmvbs.de/cae/servlet/cont...e-windpark.jpg




    Sự quản lư của họ tương đôí nghiêm túc, thê´ nhưng họ phải t́m nguồn khác thay thê´ các nhà máy điện hạt nhân .

    Các vùng trong nội địa, nhiêù khi không có gió mạnh, th́ cánh quạt không quay v́ thiêú gió hay gió quá yêú, cho nên chính phủ và các cơ quan địa phương Đưc´ đang tính chuyện làm thê´ nào để đưa năng lượng phong điện từ gió biển Nordsee phiá Băc´ qua mâư trăm cây sô´ vào đât´ liên`.


    Trong khi Việt Nam có h́nh thể dài chử S dọc theo bờ biển , rất´ tiện cho việc sử dụng năng lượng phong điện .


  7. #17
    Dac Trung
    Khách
    Ḥa Lan (Hà Lan) cũng đang đẩy mạnh việc sử dụng điện từ năng lượng gió biển .




    Egmond aan Zee (Netherlands)


    http://www.uni-muenster.de/Niederlan...tzpolitik.html

  8. #18
    Dac Trung
    Khách
    Ngày 05.08.2011


    Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: "Việt Nam vẫn phát triển điện hạt nhân"





    Trong bối cảnh nhiều nước như Đức, Nhật Bản mặc dù cũng thiếu điện nhưng họ đă lên kế hoạch từ bỏ điện hạt nhân, có một dự kiến nào trong Chính phủ hay cơ quan tham mưu cho Chính phủ về việc ta cũng không làm điện hạt nhân?

    Cho đến giờ, kế hoạch phát triển điện hạt nhân của Việt Nam như tôi nói là vẫn phải thực hiện ...


  9. #19
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399
    Lại thêm một đại hoạ trong tương lai của dân tộc Việt.

  10. #20
    Dac Trung
    Khách
    Ở gần các nhà máy điện hạt nhân dù không có tai nạn th́ tỷ lệ bị ung thư vẫn gia tăng cao hơn các vùng khác .


    Nuclear power station causing cancer

    An official study from the German government shows the risk of getting cancer is increasing for children growing up in the neighborhood of a nuclear power station. This is in particular true for leukemia, a special case of cancer.


    The closer to the nuclear power station, the higher the risk of leukemia and cancer

    In Germany, all cases of cancer of children are being recorded. Therefore it was possible to investigate into the cases of children's cancer between the years 1980 and 2003. There were 1592 children of age less than five years who got the disease and 4735 healthy children involved in the study.

    The result showed a significantly higher risk to get cancer if the children lived within a circle of less than 5 km around a nuclear power plant:

    *
    According to the normal statistical values, there should have been 48 cases of cancer and 17 cases of leukemia within the above mentioned circle of 5 km around the atomic power plants.
    * However there were 77 cases of cancer (60% more than expected) and 37 cases of leukemia (117% more than expected).
    *
    A person directly involved in the study mentioned to Spiegel online, that there might be a higher risk for leukemia even within a circle of 50 km around nuclear power plants.

    On Swiss radio, the leader of the study, Mrs. Maria Blettner said: "We could indeed statistically proof that the risk for small children to get cancer is increased if they grow up in the neighborhood of a nuclear power station. However we do not know what is causing this increased risk. According to our knowledge the radioactive radiation is too low to cause it."

    And further: "We cannot draw any conclusion for adults - simply because we do not collect the respective data in Germany"


    This results confirms other studies about radioactive radiation causing cancer even in small dose

    However there are a number of international studies, who revealed the increased risks for getting cancer even at very small dose of radiation - some factors below the allowed limits. So the result of the study cannot be that surprising. It only seems to be the first study, which proves that the risk for children to get cancer is increasing the closer they live to a nuclear plant.

    Although Germany has already decided to phase out nuclear power plants by 2020, this study is now heating up the discussion whether the phase out of nuclear technology should be accelerated.

    Link to the study: Epidemiologische Studie zu Kinderkrebs in der Umgebung von Kernkraftwerken (KIKK-Studie)

    http://www.bfs.de/en/bfs/druck/Ufoplan/4334_KIKK.html


    http://www.physics.isu.edu/radinf/np-risk.htm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 07-08-2011, 03:52 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 24-04-2011, 07:56 AM
  3. Lá cây nhân tạo sản xuất điện.
    By nghiep in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 10-04-2011, 02:10 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 12-11-2010, 01:14 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •