Page 1 of 19 1234511 ... LastLast
Results 1 to 10 of 185

Thread: Nhà máy điện hạt nhân và chất thải phóng xạ

  1. #1
    Dac Trung
    Khách

    Nhà máy điện hạt nhân và chất thải phóng xạ

    Hiện Trung Quốc muốn tập trung xuất khẩu kỹ thuật hạt nhân sang các nước lân cận trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

    http://www.voanews.com/vietnamese/ne...122147289.html

    Trung Quốc sẽ xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân sang Việt Nam

    http://www.thuongmai.vn/thi-truong-t...-viet-nam.html

  2. #2
    Dac Trung
    Khách
    Chất thải hạt nhân

    Các nhà máy này có sự nguy hiểm về ṛ rỉ phóng xạ cũng như dễ gặp nguy cơ tấn công khủng bố.

    Nhưng có lẽ phiền phức nhất là chúng tạo ra một khối lượng chất thải to lớn dưới h́nh thức các thanh nhiên liệu uranium đă sử dụng rồi nhưng vẫn c̣n phóng xạ nguy hiểm kéo dài hằng ngàn hoặc có thể hằng triệu năm.

    http://www.voanews.com/vietnamese/ne...120740429.html


    Quy hoạch 8 địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân và nơi lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ

    Sẽ có 8 địa điểm thuộc 5 tỉnh được chọn để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất tới 15.000-16.000 MW, tương đương 10% tổng công suất nguồn điện.

    Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 với mục tiêu từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân, bảo đảm quản lư an toàn và khai thác hiệu quả, từng bước tăng dần tỷ lệ tham gia của các ngành công nghiệp trong nước vào việc thực hiện các dự án. Về lâu dài, Việt Nam sẽ tự chủ về thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các nhà máy điện hạt nhân.

    Theo quy hoạch, mục tiêu phát triển điện hạt nhân được chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một (đến năm 2015) sẽ hoàn thành phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt địa điểm, tổ chức lựa chọn nhà thầu, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lư dự án và các chuyên gia kỹ thuật ṇng cốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

    Trong giai đoạn này sẽ tiến hành xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy và chuẩn bị năng lực cho các ngành công nghiệp trong nước tham gia cung cấp vật tư, thiết bị, xây dựng, lắp đặt, quản lư dự án, giám sát và kiểm tra chất lượng nhà máy điện hạt nhân. Hoàn tất việc chuẩn bị địa điểm cho khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

    Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành phát điện thương mại năm 2020, tổ máy 2 vào vận hành năm 2021. Đồng thời, khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và tiến hành công tác chuẩn bị địa điểm cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo.

    Đến 2030, Việt Nam sẽ đưa vào vận hành 13 tổ máy điện hạt nhân.

    Theo định hướng phát triển các nhà máy điện hạt nhân, đến năm 2020, tổ máy điện hạt nhân đầu tiên với công suất khoảng 1.000 MW sẽ đi vào vận hành. Đến năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân khoảng 8.000 MW và sẽ tăng lên 15.000 MW vào năm 2030 (chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn điện).

    Để đáp ứng chương tŕnh phát triển các nhà máy điện hạt nhân, Chính phủ định hướng quy hoạch 8 địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 5 tỉnh: Ninh Thuận, B́nh Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngăi, mỗi địa điểm có khả năng xây dựng 4 - 6 tổ máy điện hạt nhân.



    Quy hoạch nơi lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ

    Ngày 28/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đă ban hành Quyết định số 2376/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng quy hoạch địa điểm lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ đến năm 2030, tầm nh́n đến năm 2050.

    Theo Quy hoạch, giai đoạn từ năm 2011-2015, Nhà nước đầu tư, nâng cấp kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ hiện có; tập trung thu gom, quản lư các nguồn phóng xạ hoạt độ cao đă qua sử dụng.

    Các tổ chức cơ sở ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ tự tổ chức kho lưu giữ chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung b́nh, chu kỳ bán phân huỷ ngắn. Tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, tiến hành khảo sát kỹ thuật để đánh giá chi tiết và lựa chọn một địa điểm phù hợp nhất. Lập báo cáo đầu tư xây dựng khu lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ quốc gia.

    Giai đoạn từ năm 2015-2020, triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng kho lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ quốc gia đă được lựa chọn.

    Giai đoạn từ năm 2020-2030, vận hành khi lưu giữ, chôn cất phóng xạ quốc gia hoạt độ thấp và trung b́nh, đáp ứng xử lư lượng chất phóng xạ phát sinh từ các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Bên cạnh đó, tập trung quản lư nguồn phóng xạ đă qua sử dụng hoạt độ cao tại kho lưu giữ quốc gia.

    Định hướng từ năm 2030-2050, vận hành kho lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ quốc gia đối với chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung b́nh, nguồn phóng xạ đă qua sử dụng, nghiên cứu, khảo sát vị trí chôn sâu vĩnh viễn chất thải hạt nhân và nguồn phóng xạ đă qua sử dụng có hoạt độ cao trong tầng cấu trúc địa chất thích hợp.

    Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày kư./.



  3. #3
    Dac Trung
    Khách
    Phản đối điện hạt nhân tại ĐSQ VN ở Bangkok



    Hình ảnh cuộc phản đối

    Một nhóm người Thái Lan vừa tụ họp bên ngoài Đại Sứ Quán Việt Nam ở Bangkok để phản đối kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam.

    Những người này được nói thuộc về một tổ chức chống phổ biến hạt nhân từ tỉnh Ubon Ratchathani, miền đông bắc Thái Lan.

    Báo Thái Lan Bangkok Post cho hay sáng thứ Ba 26/04 họ đã chuyển kháng thư cho đại diện sứ quán để bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam quyết tâm xây 8 nhà máy điện nguyên tử ở trong nước.

    Kháng thư cảnh báo nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân như ở Fukushima tại nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ xây tại tỉnh Ninh Thuận, mà những người này nói chỉ cách Ubon Ratchathani có 800 km.

    Nhóm vận động cũng nói Việt Nam nên tập trung phát triển điện bằng sức gió, với lợi thế mà họ cho là "hơn hẳn các nước Asean khác", với tổng công suất ước chừng 513.360 megawatt/năm.

    Cuộc phản đối này được tổ chức trùng hợp với ngày kỷ niệm Bấm 25 năm sự thảm họa hạt nhân Chernobyl.

    Áp lực Asean

    Một thành viên của nhóm vận động, Phó Giáo sư Chompunoot thuộc đại học Morachat Rajabhat ở tỉnh Ubon Ratchathani nói nhóm của ông cũng sẽ gửi đơn lên Hiệp hội Asean, đề nghị tổ chức này buộc các nước thành viên tuân thủ luật pháp quốc tế về an toàn hạt nhân và bồi thường cho người bị ảnh hưởng vì nhà máy điện nguyên tử.

    Họ cũng sẽ gửi kháng thư cho chính quyền Trung Quốc, nơi đã có một số nhà máy điện hạt nhân.

    Hai người Thái gốc Việt là vợ chồng ông Thanakhom Rojrangsikul thì nói họ rất lo ngại cho các thế hệ tương lai và không muốn chính phủ Việt Nam đầu tư xây nhà may hạt nhân.

    Ông Thanakhom nói: "Tai nạn ở Nhật Bản là hồi chuông báo động, chúng ta không nên quên việc này."

    Chính phủ Thái Lan, trước áp lực của các nhóm vận động và dư luận, đã phải hoãn kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân trong tương lai gần.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._protest.shtml



    Biểu t́nh phản đối điện hạt nhân trước đại sứ quán VN ở Bangkok

    Ngày hôm nay, các thành viên của một tổ chức phản đối việc sử dụng hạt nhân đă tuần hành trước Đại sứ quán Việt Nam ở Bangkok, Thái Lan nhằm phản đối việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam.

    Bangkok Post và Tân Hoa Xă đưa tin nhóm có tên gọi Mạng lưới Nhân dân Chống Hạt nhân (Anti-Nuke People Network) cũng đă gửi một bức thư tới Đại sứ quán Việt Nam ở Bangkok để bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam nhất quyết muốn xây 8 nhà máy điện hạt nhân.

    Bức thư cảnh báo về một thảm họa có thể xảy ra giống như thảm họa tại nhà máy điện Fukushima của Nhật Bản bất chấp việc giới hữu trách Việt Nam khẳng định rằng các nhà máy ở Ninh Thuận và các địa phương khác sử dụng công nghệ hiện đại hơn các nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và Fukushima.

    Tổ chức này cũng nói rằng nhà máy hạt nhân ở Ninh Thuận chỉ cách tỉnh Ubon Ratchathani, ở đông bắc Thái Lan, 800km và có thể gây những tác động tai hại tới người dân Thái Lan nếu thảm họa xảy ra.

    Họ yêu cầu chính phủ Việt Nam ngay lập tức hủy bỏ việc xây dựng tất cả 8 nhà máy hạt nhân này và nói rằng Việt Nam có tiềm năng to lớn hơn Thái Lan hay các nước khác trong khối ASEAN trong việc sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo v́ vậy việc lựa chọn sử dụng loại năng lượng thân thiện với môi trường, như năng lượng gió, chắc chắn sẽ nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt của thế giới.

    Bangkok Post cũng trích lời Giáo sư Chompunoot của trường đại học Morachat Rajabhat cho biết tổ chức này cũng đă gửi một lá thư tương tự cho Trung Quốc, nơi các nhà máy điện hạt nhân đă đi vào hoạt động.


    http://www.voanews.com/vietnamese/ne...120692449.html


    Điện hạt nhân ở VN

    Gia Minh : Là một người lâu nay trăn trở về vấn đề phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam, ông nghĩ sao về quyết định của cơ quan chức năng trong nước vẫn cho triển khai kế hoạch với sự trợ giúp của Nga và ngay cả Nhật nữa? Nếu không làm điện hạt nhân th́ phải làm ǵ để có thể bù đắp cho khoản thiếu hụt điện năng rất cần cho phát triển tại Việt Nam?

    GS Nguyễn Khắc Nhẫn:

    ... sự thật, vấn đề không phải chỉ biết ghép rủi ro, mà đáng sợ hơn, chính là ở con người. Theo nhà xă hội học Anh Quốc Anthony Giddens, ta nên chia ra 2 loại nguy cơ (risque): nguy cơ bên ngoài (externe) liên quan đến thiên nhiên (lũ lụt, động đất …) mà tổ tiên chúng ta đă biết từ thời xa xưa, thời kỳ chưa bị kỹ thuật- khoa học ‘đô hộ’, và nguy cơ do chính chúng ta ngày nay tạo ra, liên quan mật thiết đến các hoạt động chạy theo lợi nhuận, không có giới hạn của con người (thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi truờng, biến cố hạt nhân ...). Chúng ta chưa có kinh nghiệm về các loại nguy cơ thư hai này v́ chúng ta đang tạo ra nó và đơn giản hoá bằng cách cho đó là do tạo hoá để an ḷng. Đổ lỗi cho thiên tai như thế là hoàn toàn vô trách nhiệm. Sự thiếu năng lực, tính kiêu ngạo, tự đắc- tự phụ, tham nhũng của một số người có chức vụ, chưa kể dối trá, làm tăng các nguy cơ này.

    Tôi đă bao lần lên tiếng không ủng hộ chương tŕnh điện hạt nhân của Việt Nam v́ rất nhiều lư do dễ hiểu : nhân sự, tŕnh độ chuyên viên, kinh tế, tài chính, thời gian xây cất kéo dài, lệ thuộc uranium làm giàu, máy móc dụng cụ và chuyên gia ngoại quốc, môi trường, cơ cấu pháp lư, tinh thần kỷ luật và trách nhiệm văn hoá an toàn, tham nhũng, lưu trữ chất thải phóng xạ, tháo gỡ nhà máy. Nói rằng giá thành kWh điện hạt nhân ở nước ta sẽ kinh tế là nói láo, thiếu cơ sở khoa học, không biết tính toán tỉ mỉ.

    Trước thảm hoạ Fukushima, từ lâu, tôi đă từng cho biết là điện hạt nhân ở nước ta sẽ không thể nào kinh tế đưọc, dựa vào kinh nghiệm cá nhân, lúc tôi c̣n làm ở EDF. Ta thường coi nhẹ một vấn đề nan giải, vô cùng nguy hiểm, quan trọng nhất đối với hằng trăm thế hệ con cháu sau này : đó là việc lưu trữ chất thải phóng xạ mà chưa có một cường quốc nào t́m ra được giải pháp thỏa đáng. C̣n việc tháo gỡ một nhà máy điện hạt nhân, kéo dài hằng chục năm v́ mức phóng xạ c̣n cao, tuy ḷ đă nghỉ hưu trí! Có mấy ai biết được số tiền khổng lồ cần cho hai khâu lưu trữ chất thải phóng xạ và tháo gỡ.

    Ta t́m đâu ra hằng chục tỷ, chưa kể 30 tỷ đô là dành cho việc xây cất 8 ḷ từ năm 2014 đến 2031 ! Các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Nga sẽ cần hàng trăm tỷ và thế giới tổi thiểu trên 1000 tỷ! Có công nghiệp nào ác nghiệt mà kinh phí và thời gian tháo gỡ cao hơn kinh phí và thời gian xây cất nhà máy không ? Làm một ḷ điện hạt nhân là ta kẹt một thế kỷ (50 năm vận hành và 50 năm tháo gỡ).


    Sao người ta gấp rút đi ra ḿnh lại cứ muốn đi vào ?

    Anh hỏi phải làm ǵ để có thể bù đắp sự thiếu hụt điện năng?

    Chính sách năng lượng của Việt Nam cũng như của tất cả các nuớc trên thế giới phải dựa trên việc tiết kiệm năng lượng (économie d'énergie et sobriété énergétique), sử dụng có hiệu quả năng lượng (efficacité énergétique) và triệt để khai thác năng lượng tái tạo. Nếu đầu tư rất mạnh vào nghiên cứu th́ đến chân trời 2030 năng lượng tái tạo có thể cạnh tranh với năng lượng hóa thạch và điện hạt nhân. Tạo hóa đă cho nhân loại nhiên liệu dồi dào (mặt trời, gió ...) không tốn một xu nhiên liệu mà sao không biết lợi dụng, cứ đi ngược ḍng sông ? Điện hạt nhân đă lỗi thời và không sạch chút nào. Làm điện hạt nhân đối với tôi là khiêu khích tạo hoá.

    Hiện nay t́nh h́nh kinh tế đất nước đang rất nóng hổi. Những khó khăn đang chồng chất: PIB sẽ hạ thấp, lạm phát tiếp tục tăng (4 tháng đầu năm đă gần 10% !), đầu tư ngoại quốc xuống dốc, thợ thuyền đ́nh công ở nhiều xí nghiệp ...Mà dù ta có muốn mua ḷ, trong cơn khủng hoảng trầm trọng hiện nay, rất ít công ty có đủ khả năng chào hàng, kể cả Nga, Nhật bản, Pháp hay Trung Quốc.

    Để kết luận, một lần nữa, tôi thiết tha đề nghị chính phủ Việt Nam, v́ sự sống c̣n của dân tộc và để bảo vệ sức khoẻ của những thế hệ con cháu sau này, nên huỷ bỏ ngay chương tŕnh điện hạt nhân, để tránh những thảm họa như Chernobyl hay Fukushima xảy ra trên lănh thổ. Kinh phí nên tập trung ngay vào lĩnh vực năng lượng tái tạo để khỏi phụ thuộc lâu dài các nước như Đức, Danemark, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ , Espagne.

    Grenoble 24 - 4 - 2011
    Nguyễn Khắc Nhẫn,
    Nguyên Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris, GS Trường Đại học Bách khoa Grenoble, GS Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble.


    http://www.rfa.org/vietnamese/progra...011160411.html




    Biểu t́nh chống hạt nhân trước sứ quán Việt Nam tại Bangkok



    Những người đấu tranh chống năng lượng nguyên tử biểu t́nh trước Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok ngày 26/4/11.
    Reuters


    Từ 24 giờ qua, các cuộc biểu t́nh chống năng lượng nguyên tử được tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới mà đông đảo nhất là ở Pháp và Đức, nơi phong trào bảo vệ môi trường phát triển mạnh. Tại Thái Lan, đặc biệt có một nhóm thành viên chống hạt nhân biểu t́nh trước sứ quán Việt Nam.

    Bản tin trên mạng của Bangkok Post cho biết vào sáng nay 26/4 một số thành viên chống năng lượng hạt nhân đă tập họp trước sứ quán Việt Nam tại Bangkok và phổ biến một bức thư ngỏ.

    Bức thư quan ngại về dự án nhà máy nguyên tử đầu tiên tại Việt Nam xây ở B́nh Thuận có thể bị tai nạn như ở Fukushima, mà B́nh Thuận th́ chỉ cách tỉnh Ubon Ratchathani của Thái có 800 km. Các tác giả bức thư kêu gọi ASEAN buộc các thành viên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, bồi thường cho dân chúng bị nhà máy hạt nhân gây tác hại.

    Nhóm này cũng bày tỏ quan ngại về các ḷ điện nguyên tử của Trung Quốc.

    Sáng kiến phản đối trên đây do giới giáo sư đại học Ubon đưa ra. Trong số các nhà giáo này có ông Thanakhom Rojrangsikul và vợ, cả hai người đều gốc Việt sinh trưởng tại Thái. Vị giáo sư này nói rằng v́ tương lai cho các thế hệ mai sau, ông không muốn Hà Nội xây nhà máy điện hạt nhân.

    Một nhân vật khác thuộc “mạng lưới chống hạt nhân tại Ubon” cho biết tổ chức của ông đang vận động dân chúng trong vùng ư thức về nguy hiểm liên quan đến nhà máy điện hạt nhân.

    Chính phủ hiện nay đ́nh hoăn kế hoạch xây nhà máy, nhưng không ai biết chính phủ tới sẽ quyết định như thế nào.


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...am-tai-bangkok

  4. #4
    Dac Trung
    Khách
    Trong khi Trung Quốc sẽ xuất khẩu ḷ phản ứng hạt nhân sang Việt Nam th́ :

    Trung Quốc muốn giảm điện hạt nhân

    Ngành điện lực TQ muốn giảm tiến độ xây nhà máy điện hạt nhân

    Giới chức Trung Quốc được cảnh báo rằng nước này cần giảm chỉ tiêu điện hạt nhân và chậm lại tiến độ xây các lò nguyên tử sau tai nạn ở Nhật.

    Ông Nguỵ Chiêu Phong, Phó Chủ tịch Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC), nói cơ quan này kiến nghị lên chính phủ về chỉ tiêu 20 phần trăm điện lực của Trung Quốc tới năm 2020 phải có nguồn từ các nhà máy nguyên tử.

    Nay, ông Nguỵ cho hay, các nhà máy điện nguyên tử của Trung Quốc không nên đóng góp quá 3% tổng sản lượng điện cả nước.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl..._nuclear.shtml


    Tháng 5 /2011

    Trung Quốc tăng cường lắp tuốcbin gió ngoài khơi

    Nhân hội nghị và triển lăm phong điện "Offshore Wind China 2011" vừa được diễn ra tại thành phố Thượng Hải, Hiệp hội các ngành năng lượng tái sinh Trung Quốc (CREIA) dự báo nước này sẽ tăng công suất lắp đặt phong điện ngoài khơi lên 5GW vào năm 2015 và 30GW vào năm 2020.



    Trung Quốc tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo (Ảnh: internet)



    Cho đến nay, Trung Quốc là nước phát triển năng lượng gió lớn nhất thế giới với tổng công suất tuốcbin gió lắp đặt lên tới 44,7GW tính đến cuối năm 2010. Trung Quốc đang tăng mạnh phát triển phong điện ngoài khơi.

    Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn trong giai đoạn đầu do yêu cầu về công nghệ cao và khó khăn trong việc lắp đặt tuốcbin. Năm 2009, Trung Quốc chỉ có 63.000KW tuốcbin gió ngoài khơi, tương đương khoảng 21% năng lượng bằng sức gió mới được lắp đặt ở Anh.

    Năm 2010 đánh dấu bước khởi đầu của ngành phong điện ngoài khơi Trung Quốc khi các dự án nghiên cứu và thí điểm được chuyển thành các "trang trại" điện gió đi vào hoạt động thật sự. Trang trại phong điện ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên của Trung Quốc nằm ở bờ Đông của Thượng Hải, có tổng công suất 102MW.

    Cơ quan Khí tượng học Trung Quốc ước tính tiềm năng phong điện ngoài khơi của Trung Quốc ở mức trên 750GW, cao hơn tiềm năng phong điện 253GW trên đất liền của nước này./.


    http://www.greenbiz.vn/tin-tuc/861/T...goai-khoi.html

    http://tietkiemnangluong.vn/Default....d=54&TopicId=6

  5. #5
    Dac Trung
    Khách
    Thụy Sĩ cấm xây dựng mới nhà máy điện hạt nhân

    25/05/2011

    Chính phủ Thụy Sĩ ngày 25/5 đă quyết định dừng mọi kế hoạch xây dựng mới nhà máy điện hạt nhân và từng bước hủy bỏ 5 nhà máy hiện có sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, do động đất và sóng thần gây ra ngày 11/3.

    Thụy Sĩ đặt mục tiêu năng lượng sạch và an toàn.
    Các nhà máy điện hạt nhân hiện có sẽ ngừng hoạt động trong khoảng thời gian từ 2019 đến năm 2034.

    Swiss cabinet agrees to phase out nuclear power

    ZURICH | Wed May 25, 2011 11:00am EDT

    The Swiss government decided on Wednesday to phase out nuclear power by 2034 after the Japan disaster shook public confidence in the industry, but said it will not shut any existing power plants prematurely.

    The Swiss government suspended the approvals process for three new nuclear power stations in March pending a review into safety after the disaster at Japan's Fukushima plant.

    Last weekend 20,000 people rallied against nuclear power -- the largest demonstration of its kind since the 1980s.

    (http://news.yahoo.com/s/afp/20110522...rgynucleardemo)

    On Thursday, the Swiss cabinet agreed to build no more nuclear reactors once the current power plants reach the end of their lifespan, with the oldest set to come offline in 2019, while the newest would remain in operation until 2034.

    "Existing nuclear power plants will be closed at the end of their operative life and not replaced by new nuclear power plants," the government said in a statement.

    The decision is likely to please business groups who had warned that a premature shut down of Switzerland's nuclear reactors could lead to higher electricity costs and negatively impact the country's energy-hungry manufacturing sector.

    But the delay will anger the Greens and the Social Democrats (SP) who had called for nuclear reactors to be closed earlier.

    Swiss utility companies Axpo, Alpiq and BKW had expressed an interest in building new nuclear plants and decisions on sites had been expected in mid-2012.

    Switzerland plays a pivotal role in central European power markets. Its five nuclear plants -- which produces 40 percent of the Alpine state's electricity -- serves as a basis while its big hydropower sector supplies neighbors in years with high water supply but necessitates imports in dry years.

    Neighboring Germany is due to vote on its expected exit from nuclear power on June 6 and is expected to back a shut down of all its nuclear reactors within a decade.

    http://www.reuters.com/article/2011/...74O4R220110525

  6. #6
    Dac Trung
    Khách
    Xây dựng các nhà máy phong điện và các nhà máy năng lượng mặt trời, là một trong những xu hướng sản xuất năng lượng sạch tại nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay.

    Mỹ

    Feds approve Cape Wind power project off Massachusetts coast



    Cape Wind tại vùng biển Nantucket Sound, bang Massachusets

    # Wind on the fast track

    http://content.usatoday.com/communit...wind-energy-/1

    # Report says offshore wind could supply USA's needs

    http://content.usatoday.com/communit...-electricity/1



    Phát triển phong điện: kinh nghiệm từ Đức




    Từ những ngày đầu sau khi thống nhất nước Đức vào năm 1990, Chính phủ CHLB Đức đă tích cực t́m chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường cho cả nước. Những nỗ lực đó đă mang lại kết quả.

    Một bản tường tŕnh khá chi tiết được tŕnh lên chính phủ, sau đó được công bố cho thấy rằng, tại CHDC Đức cũ, sau 40 năm được quản lư, điều hành dưới chính sách kinh tế tập trung, khoảng gần 40% thiên nhiên và môi trường sống đă bị hủy hoại, tàn phá!

    V́ thế chính quyền liên bang Đức đă ban hành ngay những biện pháp tích cực, cấp thời để giải quyết vấn đề môi trường, cụ thể là: (i) sửa chữa và xây dựng lại hệ thống xử lư nước thải, hệ thống cung cấp nước và các nhà máy xử lư rác, chất thải; (ii) đóng cửa toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân theo mô h́nh của Liên Xô và do Liên Xô xây dựng trước đây tập trung tại vùng Greifswald, gần phía Biển Đông của nước Đức; (iii) giảm thiểu và giới hạn tối đa công nghiệp khai thác và xử dụng than nâu (brown coal), thay bằng hệ thống dùng khí đốt để sưởi ấm; (iv) đóng cửa tất cả các nhà máy có công nghệ đă lạc hậu và lỗi thời; sau cùng là (v) khuyến khích, tích cực phát triển các công ty, hăng xưởng sản xuất, chế tạo ra các sản phẩm sạch, dạng năng lượng tái tạo, ít làm ô nhiễm môi trường.

    Riêng trong lĩnh vực năng lượng, Chính phủ CHLB Đức đă quyết định đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, chỉ cho phép hoạt động đến năm 2020. Thay vào đó là một loạt chính sách và biện pháp phát triển phong điện - một nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm và có hiệu quả kinh tế cao cho dù vốn đầu tư ban đầu khá lớn.

    Nhờ những biện pháp này, đến năm 2008, nước Đức đă tiết kiệm 7,8 tỉ euro tiền mua nhiên liệu hóa thạch từ nước ngoài để sản xuất điện năng; tiết kiệm thêm 9,2 tỉ euro cho ngân quỹ chống ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời giảm được 120 triệu tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

    Trong năm 2008, ngành sản xuất điện từ năng lượng gió (phong điện) của Đức đă góp vào mạng lưới điện quốc gia một công suất là 23.903 Mw, đă xây dựng hoàn chỉnh 20.301 hệ thống cánh quạt gió với nhiều loại công suất khác nhau, trong đó loại có công suất 1,5 Mw chiếm tỷ lệ lớn.

    Phong điện đă cung cấp cho nước Đức 40,3 tỉ kWh điện, tăng 1,5% so với năm 2007. Dự kiến trong những năm tới, tốc độ tăng sản lượng hàng năm của ngành phong điện Đức sẽ vào khoảng 6,5% và đến năm 2020 sản lượng điện do sức gió tạo ra mỗi năm sẽ đạt đến 150 tỉ kWh, bằng 25% tổng sản lượng điện của toàn CHLB Đức.

    Nh́n ra toàn thế giới, trong năm qua phong điện phát triển rất năng động: cả thế giới đă đạt được công suất 121.188 Mw, nghĩa là tăng thêm 27.281 Mw so với năm 2007 và đạt doanh số khoảng 40 tỉ euro. Cả thế giới đă sản xuất ra 260.000 Mwh điện từ sức gió và bảo đảm công việc làm cho hơn 440.000 con người....

    Trong những năm qua tại bờ biển Bắc của châu Âu, các nước như Đan Mạch, Hà Lan, CHLB Đức… đă xây dựng thành công một số công viên phong điện trên biển (Offshore-Windpark) với những hệ thống cánh quạt gió có công suất lớn, loại 5M, mỗi hệ thống có công suất 5 Mw, tạo một bước nhảy vọt trong công nghệ phát triển ngành năng lượng này.


    http://www.khicongnghiep.com/Dien/Gi...em-tu-duc.html

  7. #7
    Dac Trung
    Khách
    Công nghệ Trung Quốc :

    Chinese companies hold 90 per cent of engineering, procurement and construction contracts in the Vietnamese industrial sector, including the energy and extractive industries, local media said Tuesday.

    Violations of safety regulations are common, reports said.


    http://www.intellasia.net/news/artic...11300815.shtml

    http://www.earthtimes.org/articles/n...kills-two.html


    mà gặp quản lư kiểu CHXHCNVN :

    23 đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đă vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường khi đă bán gần 565 ngàn lít dầu biến thế (dầu cách điện) đă qua sử dụng và hàng trăm tấn chất thải nguy hại ra ngoài để tái sử dụng. Hơn nữa, chất polychlorinated biphenyls (PCBs) có trong dầu cách điện có độc tính cao, gây ô nhiễm vào nguồn nước, đất và không khí và gây nhiễm độc nguy hại cho người.

    Nhiễm độc mạn tính với nồng độ polychlorinated bipheny dù nhỏ cũng dẫn đến phá hủy gan, rối loạn sinh sản và đặc biệt là biến đổi gen gây hàng loạt bệnh nguy hiểm như ung thư, quái thai, dị dạng và những vấn đề khác ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường. Về mặt hóa học, polychlorinated biphenyls dễ bị ôxy hóa tạo thành các hợp chất vô cùng độc hại khác như dioxin hoặc các hợp chất furan.


    http://www.congnghehoahoc.o rg/moi-truong/bao-ve-moi-truong/hang-tram-ngan-lit-dau-hang-tram-tan-chat-thai-nguy-hai-bi-ban-ra-ngoai.html

    Những vụ liên quan các nhà máy thủy điện xả lũ gây lụt nặng, nhà máy nhiệt điện, quản lư chất thải dâù biến thế, và các trường hợp khác ... là những trường hợp đơn giản hơn, mà CHXHCNVN như vậy, huống chi lần này sẽ là ḷ phản ứng hạt nhân và chất phóng xạ.

    Nguy hiểm ở chỗ tham nhũng, ḅn rút và quản lư bê bôí...

    Trong khi ngướ ta dự tính đi ra th́ ḿnh lại đi vào và Việt Nam sẽ phải tôn´ nhiêù tiền để giải quyêt´ vân´ đề sau này .

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    319

    Solar Power

    Tôi cũng quan tâm đến vấn đề này: năng lượng sạch = thủy điện + phong điện + nhật điện :)

    Mong anh sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về điện mặt trời, những bất lợi và lợi điểm mà Việt Nam có thể áp dụng.


    Model # RPS14M-N1-SS-T18
    Store SKU # 987706
    $2.98 /EA-Each


    Hiện nay, có thể nói Trung quốc đă đạt ngưỡng thành công nhất định trong việc thương mại hóa ngành điện mặt trời, tôi thấy ở Mỹ, trong Home Depot bán nguyên một bộ đèn trang trí ban đêm sử dụng điện mặt trời giá chỉ có $ 3.00, Made in China.

    Tôi không ưa Trung cộng nhưng tôi nể trọng họ (dù có ăn cắp kỷ thuật hay không) họ tiến hành áp dụng rất tốt, điều đó sẽ kích thích kỷ thuật sáng tạo sau này, giống như con đường mà Nhật Bản đă đi qua.

  9. #9
    Dac Trung
    Khách
    Tùy theo quốc gia nào mà Trung Quốc làm việc như thê´ nào .

    tại các nước tân tiến, thí dụ như Bắc Mỹ, Liên Âu và Úc Châu, th́ các công ty Trung Quốc kể cả các công ty khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như các công ty biến chế thực phẩm, đều phải tôn trọng, đều phải nghiêm túc thi hành luật lệ điạ phương, tức là của Úc, của Pháp, của Hoa Kỳ. Luật của Úc, Pháp, hay Hoa Kỳ, th́ ở một chuẩn mực cao...

    Tuy nhiên trong trường hợp luật lệ điạ phương không đúng tiêu chuẩn, hoặc là trong trường hợp luật lệ địa phương như ở Việt Nam hay ở Phi Châu không được thi hành một cách đúng đắn th́ các công ty Trung Quốc cũng không thi hành luật lệ một cách đúng đắn.

    http://www.rfi.fr/actuvi/articles/116/article_4562.asp

    Ngoài ra , Trung Quốc đă được thâù xây nhiêù nhà máy nhiệt điện,... ở CHXHCNVN lâu nay, tuy nhiên Trung Quốc xây làm sao mà CHXHCNVN vẫn thiêú điện và nhập điện từ Trung Quốc , lệ thuộc vào Trung Quốc .

  10. #10
    Dac Trung
    Khách
    Đức 'làm gương' cho các nước về năng lượng

    Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố việc ngừng sử dụng năng lượng nguyên tử trước 2022 sẽ khiến Đức trở thành quốc gia tiên phong về năng lượng tái tạo.

    Bà Merkel cũng cho rằng nước Đức sẽ được lợi khi đóng cửa các nhà máy điện nguyên tử.

    Đức là quốc gia công nghiệp phát triển lớn nhất quyết định không sử dụng năng lượng nguyên tử, sau một quyết định mang tính bước ngoặt về chính sách của chính quyền liên minh trung hữu.

    Bà Merkel đã thành lập một ủy ban nghiên cứu năng lượng nguyên tử sau khi xảy ra thảm họa tại nhà máy Fukushima ở Nhật Bản.

    Cuộc khủng hoảng hạt nhân sau trận động đất và sóng thần hồi tháng Ba, đã dẫn tới các cuộc biểu tình chống năng lượng hạt nhân trên toàn nước Đức.

    Phong trào phản đối hạt nhân đã năng cao uy tín của Đảng Xanh, vốn giành quyền kiểm soát bang Baden-Wuerttemberg là nơi phe Dân chủ Thiên chúa giáo hoạt động mạnh vào hồi cuối tháng Ba.

    Giới phân tích nay nói bà Merkel có thể xem xét khả năng liên minh với Đảng Xanh trong tương lai.

    Cơ hội mới

    Bà Angela Merkel nói với thay đổi chính sách mang tính nền tảng này, nước Đức sẽ làm gương cho các nước khác.

    Hãng thông tấn Pháp AFP dẫn lời bà thủ tướng nói: "Chúng tôi tin rằng với tư cách một quốc gia, chúng tôi sẽ tiên phong trong thời đại mới của các nguồn năng lượng tái tạo".

    "Chúng tôi sẽ trở thành nước công nghiệp phát triển đầu tiên chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo và nắm bắt mọi cơ hội: trong xuất khẩu, phát triển, công nghệ, công ăn việc làm... mà việc này mang lại."

    Bà Merkel cũng nói rằng trong tương lai năng lượng cần có các yếu tố "an toàn, đáng tin cậy và giá thành thấp", và quyết định ngừng sử dụng năng lượng hạt nhân liên quan tới cuộc khủng hoảng Nhật Bản.

    Bà nói: "Chúng ta đã học bài học từ Fukushima nên cần phải đối phó các nguy cơ một cách khác đi".

    Theo kế hoạch, bảy nhà máy điện nguyên tử thế hệ cũ vốn đã đóng cửa để xem xét lại độ an toàn từ ngay sau cuộc khủng hoảng Nhật Bản, sẽ không bao giờ hoạt động trở lại nữa.

    Nhà máy thứ tám tại Kruemmel miền Bắc nước Đức, cũng đã đóng cửa và gặp một số vấn đề kỹ thuật, sẽ bị đóng cửa hoàn toàn.

    Cho tới 2021 Đức sẽ ngừng hoạt động sáu nhà máy, và tới 2022 thì đóng cửa ba nhà máy mới nhất.

    Chính phủ Đức trước đây, liên minh giữa đảng Dân chủ Xã hội theo trung tả và Đảng Xanh, từng quyết định đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân trước năm 2021.

    Thế nhưng tháng Chín năm ngoái liên minh của bà Merkel đã bác bỏ kế hoạch này và tuyên bố gia hạn cho các nhà máy hoạt động thêm trung bình là 12 năm.

    Quyết định này không được ủng hộ ở trong nước Đức ngay cả trước khi có thảm họa Fukushima.

    Sau sự cố Nhật Bản, bà Merkel đã nhanh chóng bác bỏ kế hoạch gia hạn cho các nhà máy hạt nhân và xem xét lại tình hình.

    Ngành công nghiệp hạt nhân của Đức đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cho tới trước khi các lò phản ứng thế hệ cũ bị ngừng hoạt động hồi tháng Ba, năng lượng hạt nhân chiếm 23% tổng năng lượng sử dụng trên toàn quốc.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl..._nuclear.shtml



    Thuận theo ḷng dân, Đức nói "không" với điện hạt nhân


    "Hệ thống năng lượng của chúng ta phải được thay đổi từ gốc, và chúng ta có thể làm được điều đó," Thủ tướng Đức Angela Merkel nói ngược lại điều ḿnh đă phát biểu cách đây ba năm rằng “từ bỏ năng lượng hạt nhân là hoàn toàn sai lầm”.

    Áp lực của người dân khiến Chính phủ Đức đề ra kế hoạch ngưng sử dụng năng lượng hạt nhân vào năm 2022, đồng thời tận dụng gấp đôi các nguồn năng lượng tái tạo. Đức hiện sử dụng gần 30% điện từ năng lượng hạt nhân, so với 20% ở Hoa Kỳ.

    Chỉ ba ngày sau trận động đất và sóng thần tấn công nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi – Nhật Bản gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ, Thủ tướng Chính phủ Đức đă ra lệnh tạm hoăn trong ba tháng kế hoạch kéo dài thêm 12 năm tuổi thọ các nhà máy điện hạt nhân ở nước này. Theo đó, Chính phủ sẽ đóng cửa bảy nhà máy điện hạt nhân hoạt động từ cuối năm 1980, mở đầu cho một chiến dịch tổng rà soát lại độ an toàn của toàn bộ 17 nhà máy điện hạt nhân ở Đức.

    Cạnh tranh chính trị




    Bản đồ phân bố các nhà máy điện hạt nhân hiện đang hoạt động trên nước Đức.

    Trước khi cuộc khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản diễn ra, Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) của Bà Angela Merkel đă thất bại thê thảm tại các cuộc bầu cử cấp bang diễn ra vào ngày 27.3 vừa rồi, đau đớn nhất là sự thất bại ngay trên sân nhà của Đảng CDU: bang Rhineland Palatinate và nhất là bang Baden Wurttemberg – nơi CDU nắm quyền kiểm soát trong 60 năm qua.

    Nguyên nhân cho sự thất bại này chính là do Đảng cầm quyền của bà Merkel ủng hộ việc tiếp tục sử dụng năng lượng hạt nhân, bất chấp sự phản đối dữ dội của người dân, bà Merkel đă tuyên bố sẽ kéo dài tuổi thọ các nhà máy điện hạt nhân ở Đức thêm 12 năm chỉ vài tháng trước đó.

    Thất bại tại các cuộc bầu cử địa phương chính là lời cảnh báo cho Đảng CDU về tương lai không mấy sáng sủa nếu vẫn khăng khăng tiếp tục ủng hộ điện hạt nhân, như tờ German Times đă b́nh luận “Các cuộc bầu cử khu vực có tác dụng như một cuộc trưng cầu dân ư đối với điện hạt nhân”. Trong khi đó, uy tín của Đảng Xanh lại cứ tăng lên như diều gặp gió với chính sách chống hạt nhân thuận ḷng cử tri.

    Đưa ra quyết định gạt bỏ nguồn năng lượng hạt nhân ở Đức vào năm 2022 là cách sửa chữa những sai lầm của Đảng cầm quyền CDU, tuy muộn màng nhưng ít nhất cũng giúp bà Merkel phần nào phục hồi lại uy tín và giành lại số phiếu ủng hộ đă mất trong cuộc bầu cử toàn quốc sắp diễn ra vào năm 2013.

    Ư thức xanh của người dân


    Sau thảm họa hạt nhân khủng khiếp ở Chernobyl năm 1986, nỗi ám ảnh đă ăn sâu vào tâm trí người Đức về nguy cơ một thảm họa tương tự xảy ra tại nước ḿnh. Thêm vào đó, từ thập niên 50-60 thế kỷ trước, điểm bùng phát của nền kinh tế Đức, người dân đă có nhận thức tích cực về phong trào bảo vệ môi trường. Tất cả tạo thành rào cản rất lớn, không dễ ǵ vượt qua cho các nhà hoạch định chính sách ở Đức, những người ủng hộ năng lượng hạt nhân.



    Ngày 26.3 qua, hơn 200.000 ở 4 thành phố Đức đổ xuống đường phản đối kế hoạch dự án mở rộng các nhà máy điện hạt nhân.

    Năm 1975, 30.000 người Đức xuống đường phản đối kế hoạch xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở thành phố Wyhl. Sau nhiều vụ đụng độ bạo lực giữa người biểu t́nh và cảnh sát, dự án này đă bị thu hồi.

    Năm 1981, 100.000 người biểu t́nh đă cố gắng để ngăn chặn việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân trên bờ biển Bắc Hải. Tuy nhiên lần này, với sự giúp đỡ của khoảng 10.000 nhân viên cảnh sát, nhà máy Brokdorf vẫn được xây dựng và đi vào hoạt động.

    Và cuộc biểu t́nh lớn nhất nước Đức phản đối năng lượng hạt nhân xảy ra vào ngày 26.3 vừa qua, hai tuần sau cuộc khủng hoảng Fukushima. 200.000 người đổ xuống 4 thành phố của Đức, kêu gọi chấm dứt sản xuất năng lượng hạt nhân.

    Và nước Đức đă phải thuận theo ḷng dân.


    http://soha.vn/thongtin/giao-duc/7O1...n-hat-nhan.htm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 07-08-2011, 03:52 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 24-04-2011, 07:56 AM
  3. Lá cây nhân tạo sản xuất điện.
    By nghiep in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 10-04-2011, 02:10 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 12-11-2010, 01:14 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •