Page 3 of 19 FirstFirst 123456713 ... LastLast
Results 21 to 30 of 185

Thread: Nhà máy điện hạt nhân và chất thải phóng xạ

  1. #21
    Member
    Join Date
    09-08-2011
    Posts
    20
    Tôi đang học điện hạt nhân ở Pháp, và tôi thấy với tŕnh độ của Pháp, công nghệ Pháp, cơ chế quản lư của Pháp, nhân lực của Pháp th́ điện hạt nhân hoàn toàn tốt. Điện mặt trời là tương lai nhưng hiện tại nó vẫn rất đắt. Việc xây một nhà máy điện hạt nhân có rất nhiều ư nghĩa cả kinh tế lẫn khoa học. V́ thế theo tôi, VN nên xây nhà máy điện hạt nhân, nhưng nên chọn công nghệ của Pháp, c̣n nếu không xây th́ vẫn phải phát triển các ḷ hạt nhân nghiên cứu mới, công suất cao thay ḷ Đà lạt đă xuống cấp. Chỉ có công nghệ Tây Âu mới an toàn.

  2. #22
    Dac Trung
    Khách
    Nơi mà Trung ương Đảng và guồng máy chính trị , nhiêù cán bộ Đảng câp´ cao và gia đ́nh bà con của họ ở th́ được đặc biệt đâù tư nhiêù :


    Đầu tư 190 tỷ USD xây dựng Hà Nội giàu đẹp, hiện đại

    Theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để đạt được những mục tiêu lớn đặt ra, dự kiến nguồn vốn đầu tư toàn xă hội là khoảng 180 - 190 tỷ USD .

    Theo bản quy hoạch Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt ngày 6/7, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xă hội thời kỳ 2011 - 2015 dự kiến 1.400 - 1.500 ngh́n tỷ đồng (tương đương khoảng 69 - 70 tỷ USD), thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 2.500 - 2.600 ngh́n tỷ đồng (tương đương khoảng 110 - 120 tỷ USD).



    Trung ương Đảng định đâù tư cho thủ đô Hà Nội nhiêù tiền như vậy (dù là đi vay) th́ cũng có thể đâù tư bơt´ cho vùng khác. Mơí đâù tư 4 tỷ đô la trong dịp lễ hội Thăng Long Hà Nội năm ngoái đó mà.

    Huông´ chi chất phóng xạ nguy hiểm .

  3. #23
    Dac Trung
    Khách
    Trung Quốc muốn giảm điện hạt nhân

    ...

    Tiến sĩ Nguyễn Khắc Nhẫn, chuyên gia về năng lượng nguyên tử tại ĐH Grenoble, Pháp cho BBC Tiếng Việt hay hôm 28/3 rằng"Trung Quốc làm như thế là rất thông minh".

    Ông cho hay Trung Quốc bắt đầu làm điện hạt nhân cách đây 25 năm, và trong cương vị một chuyên gia của Pháp, ông đã tham gia hợp tác với phía Trung Quốc từ thập niên 1980.
    Ông cũng cho hay trong kế hoạch của Việt Nam có lò phản ứng của Trung Quốc.

    Nước này, theo ông, đã học cách làm lò phản ứng hạt nhân CPR1000 của Pháp và sau đó bán cho các nước khác nhưng chưa bán được nhiều.

    Theo ông, Việt Nam dự kiến xây nhà máy đầu tiên bằng công nghệ của Nga, sau đó là lò của Trung Quốc và tiếp theo là của Nhật.

    Việt Nam cũng đã ký với Hoa Kỳ các thỏa thuận về khai thác điện hạt nhân.

    TS Nhẫn cũng từng cảnh báo rằng "Điện hạt nhân nguy hiểm cho con cháu qua hàng chục, hàng trăm năm, nếu có xảy ra tai nạn", chưa kể còn vấn đề phóng xạ.

    Ngoài ra, trong nhiều bài viết khác, ông Nhẫn, người từng làm cố vấn tại bộ phận dự báo chiến lược EDF Paris, còn cho rằng: "Việt Nam không nên xây cất nhà máy điện hạt nhân v́ nhiều lư do: an toàn, chuyên gia, nhân lực, kinh tế, tài chính, môi trường, rủi ro nguy hiểm, lưu trữ chất thải phóng xạ..."

    Ông viết "Chính sách năng lượng của nước ta, cũng như của tất cả các nước trên thế giới, phải dựa trên việc triệt để tiết kiệm, sử dụng có hiệu lực năng lượng, khai thác tất cả các nguồn năng lượng tái tạo."


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl..._nuclear.shtml


    Mạn bàn về an toàn điện hạt nhân


    Prof. Dr. sc. nat. Hoang Xuan Phu

    Với một nền khoa học– công nghệ siêu đẳng, với một đội ngũ chuyên gia tài năng có nhiều kinh nghiệm và kỷ luật cao, với một bộ máy lănh đạo–quản lư giàu ḷng tự trọng, vậy mà Nhật Bản cũng không thể tránh được hết những hạn chế của yếu tố con người, để dẫn đến thảm họa hạt nhân, thế th́ ở đất Việt sẽ thế nào?
    ...
    Nếu quả thật họ tin là điện hạt nhân vừa rẻ, vừa an toàn th́ sao không “ưu tiên” xây dựng nhà máy giữa Hà Nội để trang trí cho thủ đô, mà lại “nhường” cho Ninh Thuận? Nếu thiết lập một vành đai biệt thự xung quanh nhà máy điện hạt nhân, dành những người đă góp phần quyết định, th́ họ có đồng ư đến đó ở hay không? Đấy không chỉ là phép thử ḷng trung thực, mà c̣n là một biện pháp thiết thực có thể góp phần hạn chế sự cố hạt nhân.

    Một cường quốc như CHLB Đức mà không t́m ra được biện pháp hữu hiệu để xử lư chất thải hạt nhân. Một cường quốc như Nhật Bản mà bất lực trong việc đảm bảo an toàn nhà máy điện nguyên tử. Vậy Việt Nam định xử lư những vấn đề ấy thế nào?...

    ...
    Khi ư thức trách nhiệm không vượt quá nhiệm kỳ th́ có thể quyết định những vấn đề hệ trọng có hậu quả lâu dài cho đất nước hay không?

    Do hạn chế về tŕnh độ và kinh nghiệm, do tập quán tùy tiện và thói quen làm ẩu, do hạn chế của bộ máy lănh đạo và thiếu minh bạch thông tin, nguy cơ hiểm họa điện hạt nhân ở Việt Nam c̣n cao hơn gấp bội so với ở Nga và Nhật Bản. Chỉ cần một trong 5 đặc tính dốt, chủ quan, ẩu, liều lĩnh và vô trách nhiệm cũng đă có thể gây ra thảm họa hạt nhân, huống chi là hội đủ cả 5.
    ...

    Nguy cơ tai họa tồn tại vĩnh viễn cùng các nhà máy điện hạt nhân.

    ... Con người hay sơ xuất, mà chỉ cần một sơ xuất nhỏ trong kỹ thuật hạt nhân cũng có thể dẫn đến hậu quả khủng khiếp. Chính sai lầm của con người đă dẫn đến thảm họa hạt nhân Chernobyl...

    Không thể ru ngủ cộng đồng bằng những lời hứa hăo huyền. Không thể v́ quyền lợi trước mắt của một số người mà gây hại lâu dài cho lợi ích của muôn dân.

    Đất nước này là của toàn dân, trái đất này là của toàn nhân loại, của thế hệ hôm nay và cả những thế hệ mai sau. Những chính sách ảnh hưởng đến hàng triệu sinh mạng phải được cân nhắc thận trọng và quyết định bởi hàng triệu cái đầu. Không thể áp đặt sở thích của ḿnh, bất chấp quyền lựa chọn lối sống của hàng triệu người khác!


    Bài có phân tích tỉ mỉ và khá dài, v́ thê´ tôi chỉ trích một phần thôi và coi nguyên bài trong :

    http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hx...tNhan-20110724

  4. #24
    Dac Trung
    Khách
    17.7.2011


    Phiêu lưu điện hạt nhân

    Prof. Dr. sc. nat. Hoang Xuan Phu

    ... vừa mỏng về lực lượng, vừa hạn chế về tŕnh độ và kinh nghiệm, lại chưa rũ bỏ được hết thói quen tùy tiện và làm ẩu, mà dàn người ra để điều khiển 4 tổ máy điện hạt nhân, dưới sự lănh đạo của những người quen hành động theo “quyết tâm chính trị” – Dù sử dụng bất cứ công nghệ nào th́ đây cũng là một môi trường lư tưởng để ươm mầm đại họa hạt nhân!

    Tôi không dám nghĩ đến viễn cảnh một đội ngũ công nhân vừa mỏng về lực lượng, vừa hạn chế về tŕnh độ và kinh nghiệm, lại chưa rũ bỏ được hết thói quen tùy tiện và làm ẩu, mà dàn người ra để điều khiển 4 tổ máy điện hạt nhân, dưới sự lănh đạo của những người quen hành động theo “quyết tâm chính trị” – Dù sử dụng bất cứ công nghệ nào th́ đây cũng là một môi trường lư tưởng để ươm mầm đại họa hạt nhân!

    Không phải cố t́nh bôi bác dân ḿnh đâu, mà ngay ở các nước công nghiệp rất phát triển th́ con người cũng dễ trở nên “ngộ nghĩnh, đáng thương” khi đứng trước quái vật... Cẩn thận và chặt chẽ như người Đức mà một bác thợ cả lại biểu diễn cho công nhân học nghề xem cách nối mạch điện ngay giữa nhà máy điện hạt nhân Lubmin (Greifswald), rồi gây ra hỏa hoạn,[49] dẫn đến một trong 17 vụ tại nạn điện hạt nhân nghiêm trọng nhất của thế kỷ 20.[50] Dày dạn kinh nghiệm như người Liên Xô, những người đă xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới (Obninsk Nuclear Power Plant 1954)[51], đang yên đang lành lại diễn tập xử lư sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, mô phỏng trường hợp mất điện toàn bộ, để rồi dẫn đến thảm họa điện hạt nhân lớn nhất trong lịch sử nhân loại.[52] Đôi khi, duyên cớ dẫn đến thảm họa cứ như chuyện đùa. Làm sao học hết được chữ “ngờ”...

    Đọng lại là những nỗi lo: Điều ǵ sẽ chờ đợi dân ta sau các dự án điện hạt nhân? Điều ǵ sẽ xảy ra với đồng bào Ninh Thuận? Điều ǵ sẽ đến với nhân dân 4 tỉnh B́nh Định, Phú Yên, Hà Tĩnh và Quảng Ngăi, những nơi đă được chọn để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, sẽ bắt đầu vận hành trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2030?[53] Nếu sự cố xảy ra th́ hệ thống y tế tàn tạ hiện nay làm sao gánh nổi? Với tổng sản phẩm quốc gia chỉ bằng 1/53 so với Nhật Bản,[54] Việt Nam lấy đâu ra tiền của để khắc phục hậu quả nếu có sự cố hạt nhân?

    Mong Trời thương Dân ḿnh, đă đủ khổ rồi, không gây thêm thử thách.

    Xin thành tâm cầu nguyện cho Đồng Bào của con được b́nh an!


    Nỗi niềm trăn trở

    Toàn bộ tư liệu mà tôi dùng để viết ba bài về điện hạt nhân đều được lấy từ internet, với nguồn gốc được khai báo rơ ràng. Tôi không nhận được thông tin từ bất cứ ai (ngoài gợi ư về bài báo của nhà kinh tế đoạt giải Nobel Joseph E. Stiglitz[55] đăng trên Tia Sáng ngày 20/5/2011) và không dùng bất cứ tài liệu mật nào. Đương nhiên, thông tin tham khảo có thể không chính xác, và điều đó chẳng lạ trên thế giới này. Dựa vào thông tin sai th́ có thể rút ra kết luận sai, nhưng nếu chuyện ấy xảy ra th́ không phải là lỗi của riêng tôi.

    Chính phủ chỉ tiêu tiền của dân. Kể cả tiền Chính phủ vay của nước ngoài cũng nhân danh nhân dân Việt Nam và cuối cùng th́ dân cũng phải góp mà trả. Tài nguyên lấy từ dưới ḷng đất cũng là của toàn dân, của cả muôn đời con cháu mai sau. Vậy th́ lẽ ra phải xin ư kiến dân, hay ít nhất cũng phải báo cáo với dân. Tại sao tiêu tiền của dân mà lại không cho dân biết?

    Với bản năng của một nhà khoa học là luôn đặt câu hỏi, chưa thông và chưa tin bằng nào chưa t́m được cơ sở hợp lư để nâng đỡ niềm tin, tôi đă huy động khả năng tư duy và hiểu biết của ḿnh, mà vẫn chưa t́m được bất cứ một lư luận khoa học hay lư lẽ đời thường nào có thể biện hộ cho cái quyền giấu dân khi tiêu tiền của dân. B́nh thường th́ đă khó chấp nhận cái quyền giấu dân ấy, trong hoàn cảnh tham nhũng là quốc nạn, trên chồi cây có cả bầy sâu (theo cách ví của ông Trương Tấn Sang), th́ lại càng không thể chấp nhận được. Hơn nữa, tại sao dân ḿnh th́ bị giấu, trong khi người nước ngoài được biết ...

    V́ sao một số người muốn xây dựng nhà máy điện hạt nhân bằng được? Họ đưa ra nhiều lư do, nhưng phải chăng đôi khi chỉ là ngụy biện?

    Nếu quả thật là lo cho sự thiếu hụt nhiên liệu trong tương lai, th́ tại sao vẫn cho xuất khẩu than ồ ạt?[68] – Trong khi biết rơ nguồn than trong nước sắp cạn kiệt và nhu cầu nhập than sẽ tăng từ 10 triệu tấn vào năm 2012 lên 100 triệu tấn mỗi năm vào năm 2020, gấp gần 2,5 lần tổng số than khai thác của Việt Nam hiện nay.[69]

    Nếu quả thật là lo cho an ninh năng lượng quốc gia th́ tại sao lại để các nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm 90% các công tŕnh điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất… của Việt Nam trong tổng thầu EPC?[70] – Mặc dù biết rơ là công nghệ của họ c̣n nhiều hạn chế, tốn nhiều than, gây ô nhiễm môi trường,[71] và đôi khi chỉ phù hợp với “than lạ”. Khi nghe nhà thầu Trung Quốc mang sang Việt Nam từng cái đinh vít, một số người chỉ nghĩ đến chuyện dân ḿnh mất công ăn việc làm, mà chưa nhận ra điều đáng lo nhất là những nhà máy ḿnh bỏ tiền ra mua sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào họ trong suốt quá tŕnh vận hành, v́ chỉ họ mới có phụ tùng thay thế và nguyên liệu đặc chủng.[72]

    Hẳn nhiều người c̣n nhớ cảnh gần hai vạn công nhân khu gang thép Thái Nguyên phải chơi dài mấy năm do Trung Quốc ngừng cung cấp than mỡ, và Hội đồng Bộ trưởng (tức là Chính phủ thời bấy giờ) phải ra Quyết định số 155/HĐBT, kư ngày 16/12/1981,[73] với đoạn mở đầu:

    “Hiện nay Xí nghiệp liên hợp Gang thép Thái Nguyên đang ở trong t́nh trạng sản xuất bị suy giảm nghiêm trọng, có nguy cơ bị ngừng hẳn do có những khó khăn về nguyên liệu, về thiết kế dây chuyền sản xuất...”

    Ai có thể đảm bảo rằng rồi đây hai nước sẽ luôn luôn tương đồng, ḥa hợp? Nếu một ngày “trái gió trở trời”, “bạn không kịp cung cấp” nguyên liệu và phụ tùng thay thế th́ sẽ ra sao? Các nhà máy điện lệ thuộc sẽ lần lượt ngừng hoạt động. Mất điện th́ các cơ sở dùng điện cũng phải ngừng theo. Vậy là nước ḿnh trở thành con tin... Hệ thống các nhà máy điện và các công tŕnh huyết mạch của nền kinh tế quốc gia do Trung Quốc thầu xây dựng kết thành chiếc ṿng kim cô chụp lên đầu dân tộc Việt Nam. Sao lại trao cho “láng giềng tốt” cái ṿng kim cô ấy? Nếu vừa thấy người ta chắp tay trước ngực, ḿnh đă lo sợ câu thần chú, th́ an ninh, tự chủ kiểu ǵ?

    Ngày 16/5/2011 AsiaNews.it đưa tin là “Bắc Kinh dự định sẽ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân thế hệ 2 ở các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.[/B]..” Báo chí trong nước cũng đă từng cho biết: “Ngoài Liên bang Nga, Việt Nam cũng đă xem xét đề xuất hợp tác từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc trong vấn đề phát triển năng lượng hạt nhân.”[75] Hăy tưởng tượng xem: Nếu Trung Quốc triển khai điện hạt nhân ở Việt Nam th́ sẽ thế nào? Trong thời gian qua, việc Trung Quốc thắng thầu ở Việt Nam đă thành thông lệ. Nhưng lần này th́ không chỉ là nhà máy điện, mà là điện hạt nhân...

    Nếu cứ bất chấp, làm bằng được, rồi sau này xảy ra hậu họa, th́ ai sẽ đứng ra chịu tội? Người mới nhậm chức hay kẻ đă hạ cánh an toàn? Cuối cùng, ai sẽ phải chịu trách nhiệm với dân, với nước?

    Bấy nhiêu câu hỏi, xin nhường cho bạn đọc tự trả lời, để rút ra kết luận cho bài này, và cho cả bản thân: Ḿnh phải làm ǵ đây?

    Chỉ xin b́nh luận thêm một chút: Trong số những người phải chịu trách nhiệm về những quyết sách sai lầm có cả những công dân thấu hiểu mặt trái của vấn đề mà không chịu lên tiếng và những vị không đủ hiểu biết về vấn đề liên quan mà vẫn tùy tiện bỏ phiếu tán thành.

    Thế hệ này đă phung phí tài nguyên mà tổ tiên dành dụm suốt ngàn năm, để lại cho con cháu môi trường bị tàn phá nặng nề cùng với những món nợ kếch xù. Biện hộ là vay để xây dựng những công tŕnh có ích cho cả những thế hệ mai sau, nhưng mấy chục năm nữa th́ chúng chỉ c̣n là những đống rác thải mà con cháu phải chi hàng núi tiền mới mong dọn dẹp được. Vậy mà vẫn vô tư, tự đắc, rồi chờ đợi con cháu sẽ tôn trọng và biết ơn hay sao?




    Bài có phân tích tỉ mỉ và khá dài, v́ thê´ tôi chỉ trích một phần thôi và coi nguyên bài trong :

    http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hx...tNhan-20110725

  5. #25
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by abouhassan View Post
    ... Chỉ có công nghệ Tây Âu mới an toàn.
    Chữ an toàn rất là tương đối cho nên anh Đức đă quyết định sẽ đóng cửa dần dần các nhà máy điện hạt nhân cho tới năm 2022.

  6. #26
    Dac Trung
    Khách
    Download [*.pdf]

    Mạn bàn về an toàn điện hạt nhân

    http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hx...n-20110724.pdf


    Phiêu lưu điện hạt nhân

    http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hx...n-20110725.pdf

  7. #27
    Dac Trung
    Khách
    Ở gần các nhà máy điện hạt nhân dù không có tai nạn th́ tỷ lệ bị ung thư vẫn gia tăng cao hơn các vùng khác .

    Nuclear power station causing cancer

    An official study from the German government shows the risk of getting cancer is increasing for children growing up in the neighborhood of a nuclear power station. This is in particular true for leukemia, a special case of cancer.

    The closer to the nuclear power station, the higher the risk of leukemia and cancer ...

    http://www.physics.isu.edu/radinf/np-risk.htm

    http://www.bfs.de/en/bfs/druck/Ufoplan/4334_KIKK.html
    Ngay cạnh nhà văn hoá cộng đồng thôn Vĩnh Trường là hai tấm bảng lớn, một thông tin về “Mặt bằng quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1”, một về “Quy hoạch chi tiết xây dựng khu tái định cư của dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1”. Lạ một điều, hiện mới là ngày 20.8.2011 nhưng bảng thông tin về quy hoạch tái định cư lại ghi “Quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt vào ngày 5.11.2011”. Người dân ở đây không phát hiện ra sự vô lư này cho tới khi chúng tôi… thắc mắc.

    Không biết có phải v́ được tuyên truyền ba chữ “điện hạt nhân” liên quan đến an ninh quốc gia (như giải thích) hay v́ lư do ǵ khác mà người dân ở đây thể hiện tinh thần cảnh giác cao độ. Thấy chúng tôi dừng xe, loay hoay chụp h́nh, họ chạy bộ báo cáo trưởng thôn liền. Nhờ tinh thần cảnh giác này mà chưa t́m, chúng tôi đă gặp được trưởng thôn Nguyễn Thành Du. Nhận ra một đồng nghiệp của tôi là người quen, chúng tôi không bị ông hỏi giấy tờ “theo nguyên tắc” nữa. ...


    ...Rồi nghĩ đến tâm trạng của người dân Vĩnh Trường, ở khía cạnh khác, một khi đă nghe đến quy hoạch, di dời th́ muốn mọi chuyện đền bù được giải quyết nhanh để ổn định cuộc sống v́ trong thời gian này, nhiều hoạt động sẽ bị ngưng trệ. Họ không biết điện hạt nhân là ǵ, cũng như chuyện đứt găy, nên không có trong ḿnh câu hỏi về sự an toàn, dù khu tái định cư không xa nhà máy.

    http://sgtt.vn/Thoi-su/152007/Ve-mien-hat-nhan.html

  8. #28
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    Chỉ là dự án thôi chứ chưa có tiền để làm.

    -Những dự án:
    1-Xe lửa cao tốc
    2-Nhà máy điện nguyên tử
    3-Qui hoạch Hà Nội

    Phê duyệt rồi, nói cho oai thôi. Tín dụng -BB ai dám cho mượn tiền để làm.

    Dân đang đói, cướp giật, giết người xảy ra hàng ngày mà ở đó nói dóc.

  9. #29
    Dac Trung
    Khách
    Quote Originally Posted by Trungthuc5 View Post
    ....
    Việt Nam rât´ giàu tài nguyên thiên nhiên, các mỏ vàng, đồng, titan, mangan, cát (để trộn xi măng), gỗ rừng, quặng săt´, dâù hỏa, đât´hiêm´ , bô xít, ... những năm tơí chính phủ CHXHCNVN định khai thác laterit ở miền Nam.

    Có điêù là khai thác bừa băi, không giữ ǵn môi trường th́ sẽ gây ô nhiễm nặng nề.

    Ngoài ra, có thể mượn tiền World Bank dành cho các nươc´ nghèo .

  10. #30
    Dac Trung
    Khách
    Quote Originally Posted by Trungthuc5 View Post
    Chỉ là dự án thôi chứ chưa có tiền để làm.

    Phê duyệt rồi, nói cho oai thôi. Tín dụng -BB ai dám cho mượn tiền để làm.
    ...
    Thông qua cán bộ CHXHCNVN, Trung Quôc´ được hưởng lợi từ tiền Ngân hàng Thế giới (WB) (tiền của các quôc´gia Tây Phương, Nhật Bản, Hàn Quôc´)

    ---------------------------------------------------------------------

    Ngày 2-3, bà Phan Hoàng Diệu, giám đốc Ban quản lư dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cho biết đă ra thông báo chấm dứt hợp đồng với nhà thầu China State Construction Engineering Corporation (gọi tắt là CSCEC - Trung Quốc) thi công gói thầu số 10 cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

    Nguyên nhân là Ngân hàng Thế giới (WB) không chấp nhận tiếp tục tài trợ vốn đối với dự án do nhà thầu Trung Quốc này thi công. Vừa qua WB đă đưa nhà thầu CSCEC vào danh sách đen - tức danh sách nhà thầu vi phạm, bị cấm tham gia đấu thầu một số năm ở các dự án do WB tài trợ vốn v́ có một đơn vị của CSCEC thi công ở Philippines vi phạm về tham nhũng.

    Theo bà Phan Hoàng Diệu, việc chấm dứt hợp đồng đối với CSCEC được thực hiện sau khi nhà thầu này đă thực hiện xong hợp đồng gốc trị giá 60 triệu USD trong tổng trị giá gói thầu 85 triệu USD. Đồng thời việc đó cũng sẽ gây khó khăn trong thực hiện dự án như tiến độ thi công bị chậm, kéo dài trên một năm v́ một số hạng mục sẽ phải tổ chức đấu thầu quốc tế lại.

    http://60s.com.vn/index/2587926/03032010.aspx

    Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành cơ bản vào cuối năm nay. Tuy nhiên, sẽ có một số ít công việc phải tiếp tục thi công vào đầu năm 2012. Nhà tài trợ - Ngân hàng thế giới (WB) - đă chấp nhận hoàn thành giải ngân toàn bộ dự án trị giá 314 triệu USD (vốn vay WB và vốn đối ứng của Nhà nước) vào giữa năm 2012.

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/4...C%80-xong.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 07-08-2011, 03:52 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 24-04-2011, 07:56 AM
  3. Lá cây nhân tạo sản xuất điện.
    By nghiep in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 10-04-2011, 02:10 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 12-11-2010, 01:14 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •