Trung Quốc cam kết ḥa b́nh và ổn định trong khu vực thông qua hợp tác an ninh, nhưng không nên tham gia vào bất kỳ liên minh nhằm chống lại bên thứ 3.

Trấn an hay dằn mặt?


Trung Quốc đang làm cho các nước trong khu vực không khỏi lo lắng

Trong một bài phát biểu dài 45 phút tại diễn đàn an ninh châu Á, đối thoại Shangri-la 2011, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Lương Quang Liệt nhắc đi nhắc lại điệp khúc “Sự phát triển của quân đội Trung Quốc không phải là mối đe dọa với các nước trong khu vực”.

Hăng tin Channel News Asia dẫn lời bài phát biểu của Bộ trưởng Lương Quang Liệt, “Trung Quốc ủng hộ dân chủ trong quan hệ quốc tế và tôn trọng lợi ích cốt lơi của nhau, đó là một mối quan tâm lớn để duy tŕ ḥa b́nh và ổn định trong khu vực."

Theo đó, Sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc đơn giăn là để đảm bảo an ninh quốc pḥng của Trung Quốc. "Trung Quốc tuân thủ một chính sách quốc pḥng là tự vệ trong tự nhiên. Tôi biết nhiều người đang có xu hướng tin rằng sự tăng trưởng kinh tế, cùng với sự phát triển của quân đội Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa quân sự. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đó không phải là lựa chọn của chúng tôi, Trung Quốc sẽ không bao giờ t́m kiếm quyền bá chủ hay đe dọa bất cứ nước nào”, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Lương Quang Liệt nói.

Sự phát triển của quân đội đặc biệt là hải quân Trung Quốc cùng với những ǵ họ đă và đang làm khiến các nước trong khu vực không khỏi lo lắng.

Trong bài phát biểu nhằm trấn an các nước trong khu vực trước những phát biểu cho rằng, Trung Quốc đang trở thành một “kẻ bắt nạt trên biển Đông”. Bộ trưởng Lương Quang Liệt không quên nhấn mạnh một điều rằng: “Các nước trong khu vực không nên tham gia vào bất cứ liên minh nào nhằm chống lại một bên thứ 3 nào đó”. Tuy nhiên, Bộ trưởng Lương Quang Liệt không đi vào chi tiết của vấn đề này.

Trước đó, trong bài phát biểu của ḿnh tại Đối thoại Shangri-la 2011, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates đă tái khẳng định cam kết hiện diện quân sự lâu dài tại châu Á-Thái B́nh Dương. Như vậy có thể thấy rằng, bài phát biểu của Bộ trưởng Lương Quang Liệt là một thông điệp nhằm cảnh báo các nước trong khu vực đối với cam kết của Washington.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á, đặc biệt là ASEAN là một trở ngại rất lớn đối với chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc.

Bài phát biểu của Bộ trưởng Lương Quang Liệt, một mặt trấn an các nước trong khu vực trước những diễn biến phức tạp trên biển Đông trước thềm đối thoại Shangri-la nhưng cũng không ngoài mục đích cảnh báo các nước châu Á, đặc biệt là ASEAN không nên đi quá xa trong mối quan hệ với Washington.

Nói một đường làm một nẻo

Dù lănh đạo cao cấp của Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng, “Quân đội Trung Quốc không phải là mối đe dọa với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, giữa tuyên bố của lănh đạo cấp cao và hành động cấp dưới có một khoảng cách rất lớn.

Ngay trước thềm đối thoại Shangri-la, Trung Quốc liên tiếp có những hành động "chơi rắn" trên biển Đông.

Ngày 26/5/2011 tàu hải giám của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm lănh hải Việt Nam, cắt cáp thăm ḍ của tàu thăm ḍ dầu khí B́nh Minh-02 thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Tiếp đó, nổ súng uy hiếp ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên vùng biển thuộc quân đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tàu hải quân Trung Quốc cũng đă có những hành động uy hiếp tàu đánh cá của ngư dân và tàu thăm ḍ dầu khí của Phillippine.

Nếu quân đội Trung Quốc không phải là mối đe dọa với các nước trong khu vực. Vậy đâu là lời lư giải cho những hành động ngang ngược này?


Tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập lănh hải Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam


Trong bài phát biểu của ḿnh, Bộ trưởng Lương Quang Liệt nhấn mạnh đến vấn đề "Xây dựng ḥa b́nh và ổn định trong khu vực thông qua sự hợp tác và tin tưởng lẫn nhau". Nhưng với những ǵ mà lực lượng hải giám và Hải quân Trung Quốc đă và đang làm th́ đâu là cơ sở để xây dựng ḷng tin lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước đang có tranh chấp trực tiếp về chủ quyền biển đảo?

Theo toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Lương Quang Liệt được đăng tải trên trang Web của IISS có đoạn như sau: "Chúng tôi phản đối bất kỳ hành động có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực". Nhưng chính những hành động của Trung Quốc đang tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực.

Phía Trung Quốc cho rằng, hành động của tàu hải quân và tàu hải giám nước này là để thực thi pháp luật trên vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Điều nghịch lư là Trung Quốc không thể chứng minh được tính hợp pháp của đường lưỡi ḅ chiếm đến 80% diện tích biển Đông.

Hành động không đi đôi với lời nói, Trung Quốc đang dần làm nản ḷng các nước ASEAN, đặc biệt là các nước có tranh chấp về chủ quyền biển đảo, về những tuyên bố của ḿnh.

Tại đối thoại Shangri-la 2011, các nước ASEAN một lần nữa nhắc lại sự cần thiết phải tôn trọng các Tuyên bố về cách ứng xữ trên biển Đông DOC mà ASEAN đă kư kết với Trung Quốc năm 2002. Sự quan trọng của việc kư kết bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông COC để các tranh chấp không lâm vào ngơ cụt, tránh nguy cơ xung đột. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn “im lặng” với COC.

Các nước ASEAN đă đạt được sự nhất trí, cố gắng sẽ đạt được sự kư kết Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông COC vào năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày kư kết Tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC giữa ASEAN và Trung Quốc.

Việc COC có được kư kết vào năm 2012 hay không phụ thuộc rất lớn vào động thái của Trung Quốc, tuy nhiên theo nh́n nhận của một số chuyên gia nghiên cứu về biển Đông, lộ tŕnh này rất khó đạt được.

Theo Baodatviet
http://vitinfo.vn/MMuctin/Quocte/Qua...8/default.html