Results 1 to 3 of 3

Thread: Phần 1 (sáng-thế-ký 1 : 1-25)

  1. #1
    Member
    Join Date
    07-09-2010
    Location
    http://facebook.com/vietland.net
    Posts
    191

    Phần 1 (sáng-thế-ký 1 : 1-25)

    trước hết ta nói về môise . ông ta sống khoảng năm 1255 TCN(trước công nguyên) . ông là minh chứng cho cuộc hành trình của dân Do Thái về miền đất hứa xứ canaan của người palestin ngày nay . nên nhớ vào thời gian này Phật Giáo , Hồi Giáo và các đạo giáo khác như ngày nay chưa xuất hiện .môise là người gốc hêbơrơ và ông ta nói rầng -tôi là đày tới cùa Đức Chúa Trời .và chúng ta hảy suy nghĩ vì lý do gì mà pharaong lại có thể cho một lực lượng lớn nô lệ người hêbơrơ vuột khỏi tay mình chỉ với một mình môise đấu tranh .nếu nhìn trên khoa hôc thì đều đó là không thể . tức không thể một người mà làm được một cuộc giải phóng quy mô lớn trước pharaong khôn khéo về chính trị và hùng mạnh về lực lượng . hơn thế , môise chỉ là một kẻ chăn cừu trốn chạy sau khi giết một người aicập . tiền thần của môise là con nuôi của công chúa pharaong . trước kia hoàn toàn ông không có dấn hiệu là một người cách mạng hay là một nhà khoa học và ông ta là thế hệ phải nói là "sống trong văn hoá aicập" . văn hoá hêbơrơ mà tiền thân chỉ còn gia đình của Giacốp là biết Đức Chúa Trời . và có thể nói văn hoá hêbơrơ lúc đó là văn hoá nô lệ (ở xứ aicập)(thời gian nô lệ khoảng 600 nâm) . trong khi nền văn hoá của dân hêbơrơ trong thời điểm này có nguồn gốc từ Ápraham du mục (tức là ông tổ của họ) khoảng năm 2000 (TCN). vậy thì không thể có bằng chúng hửu hình cho cuộc cánh mạng của môise
    trở lại vấn đề , chúng ta đã thấy sơ lược về thân thế của moise thì rỏ ràng ông chỉ là một người bình thường từ trước và sao khi dẩn dân Do Thái vào sa mạc . vậy thì trên nhận thức khoa học ,thì không có dấu hiệu môise là một nhà khoa học cổ đại . và cũng như suốt tiến trình sử ký củng không thấy dấu hiệu khoa học trong ông , mà ông luôn là tôi tớ của Đức Chúa Trời . hơn nửa vào thời aicập cổ đại không có dấu hiệu khảo cổ để nói người aicập biết về vủ trụ học , hơn nủa đây là sách của người hêbơrơ nô lệ nên không có phong trào khoa học , hơn nủa nó là sách của môise ký thuật . đây là bí ẩn nhân loại và được khoa học hiện đại ngày nay kiểm chứng :
    1-thừ tự trong ký thuật sáng thế hoán toàn đi theo trình tự hình thành vủ trụ và trái đất .
    -bóng tối không vật chất (sáng-thế-ký1:2 vả đất vô hình và trống không)
    - thần Chúa vận hành trên mặt nước (sáng-thế-ky 1:2 )Các nhà khoa học đã có thể khôi phục lại các thông tin chi tiết về quá khứ của Trái Đất. Những ngày đầu tiên của hệ Mặt Trời là vào khoảng 4,5672[18] ± 0,0006 tỷ năm trước, và vào khoảng 4,54 tỷ năm trước (độ sai lệch nằm trong khoảng 1%)[11][12][13][14] Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời đã hình thành từ tinh vân Mặt Trời - đám mây bụi và khí dạng đĩa do Mặt Trời tạo ra. Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng 10 đến 20 triệu năm.[19] Lúc đầu ở dạng nóng chảy, lớp vỏ ngoài của Trái Đất nguội lại thành chất rắn trong khi nước bắt đầu tích tụ trong khí quyển
    . xin hảy xem thứ tự của sự hình thành trái đất trong kinh thánh và đối chiếu với khoa học

    1 1Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.

    2Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. 3Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. 4Đức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. 5Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhứt.

    6Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có một khoảng không ở giữa nước đặng phân rẽ nước cách với nước. 7Ngài làm nên khoảng không, phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không; thì có như vậy. 8Đức Chúa Trời đặt tên khoảng không là trời. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhì.

    9Đức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra; thì có như vậy. 10 Đức Chúa Trời đặt tên chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 11Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy. 12Đất sanh cây cỏ: cỏ kết hột tùy theo loại, cây kết quả có hột trong mình, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 13Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ ba.

    14Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thì tiết, ngày và năm; 15lại dùng làm vì sáng trong khoảng không trên trời để soi xuống đất; thì có như vậy. 16Đức Chúa Trời làm nên hai vì sáng lớn; vì lớn hơn để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn để cai trị ban đêm; Ngài cũng làm các ngôi sao. 17Đức Chúa Trời đặt các vì đó trong khoảng không trên trời, đặng soi sáng đất, 18đặng cai trị ban ngày và ban đêm, đặng phân ra sự sáng với sự tối. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 19Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ tư.

    20Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời. 21Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại, và các loài chim hay bay, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 22Đức Chúa Trời ban phước cho các loài đó mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy dưới biển; còn các loài chim hãy sanh sản trên đất cho nhiều. 23Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ năm.

    24Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại; thì có như vậy. 25Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, và các côn trùng trên đất tùy theo loại, Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.

    ------
    Lịch sử

    Bài chi tiết: Lịch sử Trái Đất

    Các nhà khoa học đã có thể khôi phục lại các thông tin chi tiết về quá khứ của Trái Đất. Những ngày đầu tiên của hệ Mặt Trời là vào khoảng 4,5672[18] ± 0,0006 tỷ năm trước, và vào khoảng 4,54 tỷ năm trước (độ sai lệch nằm trong khoảng 1%)[11][12][13][14] Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời đã hình thành từ tinh vân Mặt Trời - đám mây bụi và khí dạng đĩa do Mặt Trời tạo ra. Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng 10 đến 20 triệu năm.[19] Lúc đầu ở dạng nóng chảy, lớp vỏ ngoài của Trái Đất nguội lại thành chất rắn trong khi nước bắt đầu tích tụ trong khí quyển. Mặt Trăng hình thành ngay sau đó cách đây khoảng 4,53 triệu năm,[20] là kết quả của sự va chạm sượt qua giữa một vật thể có kích thước bằng sao Hỏa (đôi khi được gọi là Theia) và có khối lượng bằng khoảng 10% khối lượng của Trái Đất, với Trái Đất.[21] Một phần khối lượng của vật thể này đã sáp nhập vào Trái Đất, phần còn lại bắn vào không gian theo một quỹ đạo phù hợp tạo ra Mặt Trăng.

    Khí thải và các hoạt động của núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của bầu khí quyển. Quá trình ngưng tụ hơi nước gia tăng bởi băng và nước ở dạng lỏng được cung cấp bởi các thiên thạch và các tiền hành tinh lớn hơn, các sao chổi, và các vật thể ở xa hơn sao Hải Vương tạo ra các đại dương.[22] Hai giả thiết chính về sự phát triển của các lục địa được đề xuất là: [23] phát triển từ từ cho đến ngày nay [24] hoặc nhanh chóng phát triển trong quá khứ.[25] Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phương án thứ hai khả quan hơn, với tốc độ phát triển ban đầu nhanh của các lớp vỏ lục địa[26] theo sau bởi một quá trình phát triển diện tích lục địa chậm và dài.[27][28][29] Trong niên đại địa chất, khoảng thời gian hàng trăm triệu năm, bề mặt Trái Đất liên tục thay đổi hình dạng của chính nó dưới dạng các lục địa hình thành và phân rã. Các lục địa di chuyển trên bề mặt, đôi khi kết hợp với nhau để tạo thành một siêu lục địa. Khoảng 750 triệu năm trước, một trong những siêu lục địa được biết sớm nhất là Rodinia, đã bắt đầu chia tách. Các lục địa sau đó lại kết hợp với nhau để tạo ra Pannotia, 600-540 triệu năm trước, cuối cùng là Pangaea chia tách vào khoảng 180 triệu năm trước.[30]
    [sửa] Quá trình tiến hóa của sự sống

    Bài chi tiết: Lịch sử tiến hóa sự sống

    Người ta tin rằng các chất hóa học giàu năng lượng đã tạo ra các phân tử tự sao chép trong khoảng 4 tỷ năm trước đây, và trong nửa tỷ năm sau đó thì tổ tiên chung cuối cùng của các dạng sống trên Trái Đất bắt đầu xuất hiện.[31] Sự phát triển của khả năng quang hợp cho phép năng lượng Mặt Trời được hấp thụ trực tiếp bởi các dạng sống; và sau đó ôxy sản phẩm tích tụ dần trong bầu khí quyển và hình thành tầng ôzôn (một hình thức phân tử khác của ôxy - O3) ở tầng cao của bầu khí quyển. Sự tập hợp các tế bào nhỏ trong một tế bào lớn hơn dẫn đến quá trình phát triển các tế bào phức tạp gọi là các sinh vật nhân chuẩn.[32] Các sinh vật đa bào thực sự hình thành dưới dạng các tế bào trong một tập đoàn cá thể ngày càng trở nên chuyên môn hóa. Nhờ tầng ôzôn hấp thụ các bức xạ tia cực tím có hại, sự sống bắt đầu phát triển trên bề mặt Trái Đất.[33]

    Kể từ thập niên 1960, đã có một giả thiết rằng hoạt động của các sông băng trong khoảng từ 750 đến 580 triệu năm trước, trong đại Tân Nguyên sinh, đã phủ một lớp băng lên bề mặt Trái Đất. Giả thiết được gọi là "Địa Cầu tuyết", và được đặc biệt quan tâm vì nó tiếp nối giả thiết về sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri, khi sự sống đa bào bắt đầu tăng trưởng mạnh.[34] Sau sự bùng nổ ở kỷ Cambri, khoảng 535 triệu năm trước, đã xảy ra năm cuộc đại tuyệt chủng.[35] Cuộc đại tuyệt chủng cuối cùng điễn ra cách đây 65 triệu năm, xảy ra có thể là do một thiên thạch đâm vào Trái Đất, đã gây ra cuộc đại tuyệt chủng của khủng long và các loài bò sát lớn, nhưng bỏ qua các loài động vật có kích thước nhỏ như các loài động vật có vú, mà khi đó trông giống như chuột. Trong 65 triệu năm qua, các dạng sống máu nóng ngày càng trở nên đa dạng, và một vài triệu năm trước đây thì một loài động vật dáng vượn ở châu Phi đã có khả năng đứng thẳng.[36] Điều này cho phép chúng sử dụng công cụ và thúc đẩy giao tiếp cũng như cung cấp các chất dinh dưỡng và các yếu tố kích thích cần thiết cho một bộ não lớn hơn. Sự phát triển của nông nghiệp, và sau đó là sự văn minh, cho phép con người trong một khoảng thời gian ngắn gây ảnh hưởng đến Trái Đất nhiều hơn bất kì một dạng sống nào khác,[37] thậm chí cả tính chất cũng như số lượng của các loài sinh vật khác. Các thời kỳ băng hà bắt đầu từ 40 triệu năm trước và phát triển trong suốt thế Pleistocen vào khoảng 3 triệu năm trước. Chu kì hình thành và tan băng lặp đi lặp lại trong các vùng cực theo chu kì 40-100 nghìn năm. Thời kỳ băng hà gần đây kết thúc vào khoảng 10.000 năm trước.

    thứ tự là : vô hình tối tâm ->nước -> mặt trăng(ngày và đêm) -> khoảng không (nước trên và nước dưới) -> lục địa -> thực vật nguyên sinh -> ánh sáng các vì sao đã đến (vận tốc ánh sáng) -> cá , chim(sinh vật có cánh) -> côn trùng ,động vật (các bí ẩn về hoạt động của động vật cũng phụ thuộc nhiều vào sao trời )

    sự tiến hoá không phản khoa học với kinh thánh . có chăng đó chỉ là nhận thức còn hửu hạn về quyền năng ĐỨC CHÚA TRỜI của con người thời đó (còn gọi là tiêu chuẩn quyền năng của nhận thức thời nguyên sơ nhân loại khi chưa có nhận thức cao hơn) , ngày nay như chúng ta biết , quyền năng không phải tự nhiên xuất hiện trên tay có "con gà quay" mà là những diển biến , tiến trình của quy luật khoa học dẩn tới "có con gà quay" (...trứng -> con -> lớn lên bằng sự trao đổi chất -> .v.v...)

    ở đây ta thấy sự giải mả thông tin từ ĐỨC CHÚA TRỜI qua ngôn ngử hạn hẹp thời cổ đại và qua nhiều tay dịch thuật của nhiều thời đại . và thông tin kinh thánh lan truyền cho đến ngày hôm nay ( điều quan trong vẩn là chuyển tải mọi từ ngử từ bản gốc )có thể bị lẹch lạc chút xíu (cách chuyển tải ngôn ngử qua ngôn ngử) so với bản gốc và chưa được khoa học kiểm chứng mà đa số người ta dịch qua cái gọi là "thần cảm" và học vị. ý tôi muốn nói : - nếu chúng ta có một bản gốc thật từ 6000 năm về trước và một người cổ đại thời đó thì có lẻ khả năng giải mã kinh thánh rất cao . rất tiếc là không thể ! . vậy thì làm sao ? . cách duy nhất là dựa vào khảo cổ và lý luận khoa học . vì nếu ĐỨC CHÚA TRỜI đã tạo nên thế giới tự thân vận động trong quy luật hoàn mỹ này thì rỏ ràng CHÚA là một nhà thiết kế kiến tạo cao siêu !

    tôi chỉ có thể dùng ngôn ngử hửu hạn của loài người mà diển đạt rằng - ĐỨC CHÚA TRỜI (GIÊHÔVA) là một nhà khoa học vĩ đại !

    mời ghé thămgodloveyou1.multiply .com và tìm hiểu thêm

  2. #2
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    Gửi bạn nguyen trong suu

    Quote Originally Posted by nguyentrongsuu
    tôi chỉ có thể dùng ngôn ngử hửu hạn của loài người mà diển đạt rằng - ĐỨC CHÚA TRỜI (GIÊHÔVA) là một nhà khoa học vĩ đại !
    Đã là ngôn ngữ hữu hạn thì làm sao có thể diễn tả CHÚA TRỜI vô biên, mà bạn bảo là một nhà khoa học vĩ đại !

    Chủ đề này có tính chất tôn giáo hơn là triết học, nên tôi nghĩ bạn nên để vào mục tôn giáo thích hợp hơn.

    Nếu có thể được nhờ anh QD move giùm. Xin cảm ơn trước.

    Sơn Hà

  3. #3
    Member
    Join Date
    07-09-2010
    Location
    http://facebook.com/vietland.net
    Posts
    191

    kính thư

    dạ thưa ! vì không diển ta được hết ý nghĩa của Chúa ..nên mình nói là tạm dịch nghĩa "Chúa là nhà khoa học vĩ đại" đi .....còn tại sao mình lại cho vào triết học ..vì tôn giáo mang bản sắc tâm linh ..nhưng đây là bộ môn khoa học ..cũng nghiên cứu về quy luật đó !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chiến tranh ngầm: Cuộc Chiến Ba Dũng - Tư Sang
    By Phú Yên in forum Tin Việt Nam
    Replies: 8
    Last Post: 21-11-2011, 09:39 PM
  2. Phần 8 :(sáng-thế-ký 3:14-19) nguồn gốc văn hoá
    By nguyentrongsuu in forum Triết Học
    Replies: 0
    Last Post: 22-09-2010, 05:39 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-09-2010, 11:23 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 17-09-2010, 12:00 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 02-09-2010, 10:20 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •