Page 3 of 8 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Results 21 to 30 of 77

Thread: TƯỞNG NIỆM VINH DANH NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ 19.6 : CHIẾN ĐẤU ĐẾN CÙNG

  1. #21
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    TRUNG TƯỚNG TRẦN THANH PHONG VỊ QUỐC VONG THÂN 1.12.1972


    PHÙ HIỆU : CẢNH SÁT QUỐC GIA - VIỆT NAM CỘNG HOÀ





    PHÙ HIỆU : CẢNH SÁT DĂ CHIẾN -VIỆT NAM CỘNG HOÀ




    TÂN THIẾU UƯ TRẦN THANH PHONG TỐT NGHIỆP THỦ KHOA TRƯỜNG VƠ BỊ ĐẬP ĐÁ -HUẾ 1950- TIỀN THÂN TRƯỜNG VƠ VỊ QUỐC GIA ĐÀ LẠT.

    CÙNG KHOÁ : THIẾU UƯ NGUYỄN VĂN THIỆU , THIẾU UƯ LÊ NGUYÊN VỸ , THIẾU UƯ NGUYỄN VĂN ĐIỀM .., THIẾU UƯ NGUYỄN HỮU CÓ ..


    Lieut. Gen. Trần Thanh Phong 1926 : Inter-Arms Chief of Staff 1967-1969


    H̀NH 1967 : THIẾU TƯỚNG TRẦN THANH PHONG : THAM MƯU TRƯỞNG LIÊN QUÂN-QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ

    CỐ TRUNG TƯỚNG TRẦN THANH PHONG : NGUYÊN THAM MƯU TRƯỞNG QUÂN ĐOÀN 1 -TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH 1963-1964 , TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH 1964-1965 , -TRƯỞNG PH̉NG 3 BỘ TỔNG THAM MƯU QLVNCH 1965 TƯ LỆNH HÀNH QUÂN BỘ TỔNG THAM MƯU 1966 , TƯ LỆNH CHIẾN DỊCH DẸP BIẾN LOẠN BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG 1966.

    THAM MƯU TRƯỞNG LIÊN QUÂN-QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ 1967- 1969 ..

    TƯ LỆNH CHIẾN DỊCH TRẦN HƯNG ĐẠO TÁI LẬP AN NINH TRẬT TỰ BIỆT KHU THỦ ĐÔ SÀI G̉N -TẾT MẬU THÂN 1968.

    TỔNG THANH TRA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ 1969-1971

    TƯ LỆNH CẢNH SÁT QUỐC GIA VIỆT NAM CỘNG HOÀ 1971-1972

    25.5.1972-1.12.1972 : ĐẶC TRÁCH TRUNG TÂM ĐIỀU HỢP B̀NH ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ .

    VỊ QUỐC VONG THÂN TẠI NGOẠI Ô TUY HOÀ -VÙNG 2 CHIẾN THUẬT VÀO LÚC 5 GIỜ CHIỀU NGÀY 1.12.1972.


    *Cố Trung tướng Trần Thanh Phong 19.1.1926-1.12.1972 là một Vị tướng Lănh Xuất sắc của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ..

    Sau 1975 Phu nhân Cố Trung tướng : Nhũ danh : Ngô Thị Cúc . Sau khi lo cho hai con gái nhỏ vượt biên tháng 7 năm 1978 và đã tới bến bờ Tự Do, phu nhân cố Trung Tướng Phong vượt biên bằng tàu năm 1979 , nhưng sau đó không được tin tức gì nữa ! có lẽ đă măi măi nằm lại dưới ḷng Thái B́nh Dương sâu thẳm !






    PHU NHÂN CỐ TRUNG TƯỚNG TRẦN THANH PHONG _ NHŨ DANH NGÔ THỊ CÚC : ĐĂ MĂI MĂI NẰM LẠI DƯỚI L̉NG THÁI B̀NH DƯƠNG SÂU THẲM TRONG CHUYẾN VƯỢT BIÊN NĂM 1979
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-06-2011 at 12:08 PM.

  2. #22
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU VỊ QUỐC VONG THÂN 8.4.1975





    PHÙ HIỆU SƯ ĐOÀN 22 BỘ BINH




    PHÙ HIỆU : SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ


    PHÙ HIỆU QUÂN ĐOÀN 3 -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ



    Lieut. Gen. Nguyễn Văn Hiếu 1929 III Corps Deputy Commander (1975)

    CỐ TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU (June 23, 1929, Tientsin - April 8, 1975, Bien Hoa): NGUYÊN THAM MƯU TRƯỞNG QUÂN ĐOÀN 1 (1963-1964) , THAM MƯU TRƯỞNG QUÂN ĐOÀN 2 (1964-1966) , TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 22 BỘ BINH (1966-1968), TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH (1968-1971).

    ĐẶC TRÁCH BÀI TRỪ CHỐNG THAM NHŨNG TRỰC THUỘC VĂN PH̉NG PHÓ TỔNG THỐNG TRẦN VĂN HƯƠNG 1972-1973 .

    TƯ LỆNH PHÓ QUÂN ĐOÀN 3 -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ 1973-1975 _VỊ QUỐC VONG THÂN CHIỀU 8.4.1975

    Cố Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu là một Thiên tài Quân Sự của Dân tộc Việt Nam....

    "“ Tướng Quân Nguyễn Văn Hiếu là một điển h́nh về tinh thần hy sinh khắc kỷ của Người Lính Cộng Ḥa. Cái chết của Người dẫu là một kết liễu bi thảm nhưng đồng thời cũng rọi sáng thêm ḷng trung liệt vô hạn thanh cao.

    Đoạn đường binh nghiệp của Người Lính Nguyễn Văn Hiếu khởi đầu với những bước bất trắc không xuông xẻ, dẫu người Sinh Viên Sĩ Quan Khóa III Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt ấy hội đủ tất cả những khả năng tối ưu để hoàn tất chương tŕnh khóa học với chỉ số điểm cao nhất. Anh là sinh viên sĩ quan có điểm văn hóa cao nhất, điểm quân sự cao nhất, cũng cao nhất về điểm hạnh kiểm (côte d’amour) do tánh t́nh khoan ḥa, khiêm tốn, luôn giúp đỡ đồng bạn, mực thước, và trọng nguyên tắc – Mẫu người bẩm sinh thích hợp với đời sống quân ngũ – Nói rơ hơn, những người tuổi trẻ được sắp sẵn tinh thần, trí tuệ, cá tính, ngoại h́nh, thể chất để trở nên hàng Tướng Soái thống lĩnh ba quân nơi trận địa. Những De Gaulle, De Lattre, Bigeard của Quân Lực Pháp; Montgomery của Kỵ Binh Hoàng Gia Anh; Rommel, Con Sói Sa Mạc của Quân Đoàn Bắc Phi Quốc Xă Đức; hay Người Lính Lớn của Quân Lực Mỹ, McArthur. Thiếu Úy Nguyễn Văn Hiếu tốt nghiệp với thứ hạng Á Khoa, nhường vinh dự Thủ Khoa cho Thiếu Úy Bùi Dzinh, bởi lẽ Quốc Trưởng Bảo Đại có chỉ dụ, muốn thấy một người Miền Trung giữ vị trí danh dự kia. Thiếu Úy Nguyễn Văn Hiếu không chút tỵ hiềm – Ông vững tin vào bản lănh, năng lực riêng- Sức tự tin cao độ của Người Chiến Đấu với Tinh Thần Kẻ Sĩ Đông Phương. Cuộc đời ngoại hạng tiếp theo chứng nhận tính chính xác về những phẩm chất cao quư của bước khởi đầu binh nghiep” (Hào Kiệt Nước Nam Không Đời Nào thiếu : Tướng Quân Nguyễn Văn Hiếu ” Phan Nhật Nam)

    Tài liệu Lục quân Hoa Kỳ :

    Tuyên Dương Cố Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh QLVNCH .

    “Chỉ c̣n có một lữ đoàn thưa thớt ở lại trong vùng rộng lớn của hành quân Pershing trong thời gian này. Tôi mừng là đă dùng rất nhiều thời gian làm việc với Sư Đoàn 22 thuộc QLVNCH liên quan đến chiến thuật di động không kỵ, v́ lẽ Sư Đoàn 22, dưới sự lănh đạo tài giỏi của Tuong Nguyễn Văn Hiếu, phải cáng đáng gánh nặng chính trong Tỉnh B́nh Định trong một thời gian lâu dài.

    Hành Quân Pershing Tiếp Diễn
    Trong khoảng thời gian lâu dài của các cuộc hành quân trong Tỉnh B́nh Định, Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ đă khai triển một mối tương giao đặc biệt với các trung đoàn thuộc Sư Đoàn 22 của QLVNCH. Các trung đoàn thuộc QLVNCH được giao phó những vùng hành quân tiếp giáp các vùng hành quân của lữ đoàn 1 Không Kỵ và, hợp lực với các trực thăng của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ, các trung đoàn này trở nên thuần thục trong các thế phức tạp của chiến thuật tấn công không kỵ. Trong thời kỳ hành quân Pershing đă có trên 29 hành quân phối hợp đă được thực hiện với Sư Đoàn 22 thuộc QLVNCH. Trung Đoàn 40 thuộc sư đoàn này đă đóng vai tṛ chính yếu trong Trận Tam Quan.

    Trở lui về tháng 5/1967, khả năng của Sư Đoàn đă được gia tăng bội phần với sự tăng phái của ba đại đội thuộc Lực Lượng Cảnh Sát Dă Chiến Quốc Gia 816. Việc du nhập Lực Lượng Cảnh Sát Dă Chiến Quốc Gia vào vùng các cuộc hành quân Pershing đem lại một khí giới lợi hại chống lại hạ tầng cơ sở của Việt Cộng. Bây giờ, Sư Đoàn có thể thực hiện các cuộc hành quân bao vây và lục soát các làng xă một cách rất hiệu lực. Các đội toán của Lực Lượng Cảnh Sát Dă Chiến Quốc Gia rất quan trọng đối với các cuộc hành quân của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ trong Tỉnh B́nh Định.

    Tam Quan
    Trận Tam quan, 6/12 đến 20/12/1967, một trong số trận đánh lớn nhất trong thời kỳ Hành Quân Pershing, là một ví dụ điển h́nh cho chiến thuật “dồn đống” rất thành công khi dùng không kỵ phản ứng nhanh chóng chống lại địch. Trận đánh bắt đầu với một toán tiền thám ngẫu nhiên khám phá một cột ăng-ten của địch quân gần thành phố Tam Quan và một lực lượng nhỏ được tung vào trận địa ngày 6/12 lúc 4g30 chiều. Tuy cuộc đụng độ khởi thủy với địch xảy ra khi đă xế chiều, Lữ Đoàn 1 Không Kỵ phản ứng bằng cách “dồn đống” với một tiểu đoàn bộ binh và các đơn vị của Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 50 Bộ Binh Cơ Giới. Ngày hôm sau, các đơn vị của Trung Đoàn 40 QLVNCH xông vào trận chiến và rạng danh trong thế đánh gan dạ. Trong suốt trận đánh, lực lượng đồng minh nắm phần chủ động, nhờ vào xử dụng phi pháo, không yểm tác chiến, và tấn kích bằng trực thăng của các đơn vị Mỹ lẫn Việt, cách dồn dập. Có rất nhiều trận cận chiến ác liệt xảy ra trong các giao thông hào và trong các lô cốt. Sư đoàn xử dụng tới các lực lượng cơ giới để chận đứng địch quân và đánh bật chúng ra khỏi các vị trí kiên cố. Các đơn vị không kỵ truy kích địch quân khi chúng t́m cách di chuyển. Địch quân tổn thất 650 nhân mạng trong trận đụng độ ác liệt này.

    Trung Tướng John J. Tolson
    VII – The Peak Year, 1967
    Airmobility 1961-1971
    Vietnam Studies
    Department of the Army
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-06-2011 at 09:54 AM.

  3. #23
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    5 VỊ THIẾU TƯỚNG QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ VỊ QUỐC VONG THÂN 1968-1975

    THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG QUANG ÂN (1932-1968 ) VỊ QUỐC VONG THÂN 8.9.1968






    PHÙ HIỆU BINH CHỦNG NHẨY DÙ


    Phù hiệu :Sư Đoàn 23 Bộ Binh



    Major Gen. Trương Quang Ân 1932 : 23rd Infantry Division Commander (1970)




    CỐ THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG QUANG ÂN 1932-1968 TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH-QLVNCH VÀ PHU NHÂN : THIẾU UƯ NỮ QUÂN NHÂN NHẨY DÙ : DƯƠNG THỊ KIM THANH 1931-1968 : VỊ QUỐC VONG THÂN 8.9.1968

    Tướng quân Trương Quang Ân là Thủ khoa Khoá 3 của Trường Vơ bị Liên quân Đà Lạt 1952, Phục vụ trong Binh chủng Nhảy Dù : Đại Đội trưởng , Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu Đoàn 8 Nhẩy Dù năm 1959 , Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 2 Nhẩy dù 1962-1966 , Tỉnh trưởng Gia Định 1966-1967.

    Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh , Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà 1967-1968 .

    Tướng Quân : Trương Quang Ân là một Tướng lănh tài ba của Quân Lực VNCH :


    Sau đây là bài viết của Kư giả Chinh Yên đăng trên báo Tiền Tuyến xuất bản tại Sài g̣n vào tháng 9 năm 1968.

    Viết về

    TƯỚNG QUÂN TRƯƠNG QUANG ÂN

    Một nguồn tin vừa được loan đi đă làm sửng sốt toàn thể chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, đặc biệt là các chiến sĩ thuộc Khu 23 Chiến Thuật. Đó là tin Chuẩn Tướng Trương Quang Ân, Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu 23 Chiến Thuật tử nạn phi cơ cùng phu nhân và phái đoàn của Khu 23 Chiến Thuật sáng ngày chủ nhật 8-9-1968 vừa qua trên đường tới thăm viếng và tưởng thưởng các chiến sĩ đang hành quân tại Đức Lập.

    Nguồn tin trên quả đă gây xúc động trong toàn thể chiến sĩ chúng ta, v́ không nhiều th́ ít, chúng ta cũng đă được biết về vị Tướng Lănh vốn nổi tiếng về khả năng và kỷ luật gương mẩu nầy. Chuẩn Tướng Trương Quang Ân làm việc siêng năng tận tụy lúc nào cũng một ḷng lo tṛn nhiệm vụ. Trong thời gian vừa qua, Chuẩn Tướng làm việc không có ngày nghỉ; mặc dầu công việc rất bề bộn, Chuẩn Tướng cũng đă dành một ngày chủ nhật để cùng phu nhân và một phái đoàn của Khu 23 Chiến Thuật đáp máy bay đến vùng Đức Lập với mục đích theo dơi cuộc hành quân đang diễn tiến tại vùng Đức Lập và để tưởng thưởng tại chỗ các chiến sĩ xuất sắc.

    Điều này chứng tỏ bất cứ trận chiến nào tại Khu 23 Chiến Thuật cũng đều có sự hiện diện của Chuẩn Tướng Trương Quang Ân vào đúng lúc sôi động nhất. Bất cứ đơn vị nào thuộc Khu 23 Chiến Thuật, trong lúc hành quân tiêu diệt Cộng sản cũng được chính Chuẩn Tướng Trương Quang Ân đích thân tới tưởng thưởng và uỷ lạo đúng vào lúc hiểm nguy gian khổ nhất. Đó là tất cả những sự kiện chứng tỏ tư cách cao quư của một vị chỉ huy.

    Chúng ta hẳn không quên rằng Chuẩn Tướng Trương Quang Ân là một quân nhân hiện dịch, chọn binh nghiệp làm lẽ sống, tốt nghiệp Thủ khoa Khóa 7 Đà Lạt, về Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, lập những công trạng hiển hách đầu tiên trong đời binh nghiệp với trận đánh lừng lẫy tại bản Hu siu (Lào), năm 1957, làm Trưởng Pḥng Hành Quân của Lữ Đoàn Nhảy Dù, kế đó là các chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù rồi Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù. Sau một thời gian làm Tỉnh Trưởng Gia Định, Chuẩn Tướng Trương Quang Ân đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 25 Bộ Binh và cuối cùng, năm 1967 làm Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu 23 Chiến Thuật.

    Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ cuối cùng là Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu 23 Chiến Thuật từ năm 1967, đặc biệt trong thời gian từ Tết Mậu Thân đến nay, Chuẩn Tướng Trương Quang Ân cùng toàn thể chiến sĩ Khu 23 Chiến Thuật đă anh dũng đánh tan tất cả nổ lực tấn công của Cộng quân nhằm tạm chiếm một vài thị trấn của miền Cao nguyên heo hút nhưng hiền từ quả cảm này. Cũng trong suốt thời gian Chuẩn Tướng Trương Quang Ân làm Tư Lệnh, các chiến sĩ Sư Đoàn 23 Bộ Binh đă tiếp tục tạo lập chiến thắng dồn dập nêu cao danh dự đơn vị cũng như danh dự của toàn thể Quân Đội. Chuẩn Tướng Trương Quang Ân được vinh thăng cấp bậc cuối cùng hiện tại vào ngày Quân Lực 19-6-1968 vừa qua, Chuẩn Tướng đă được tưởng thưởng 30 huy chương đủ loại kể cả Bảo Quốc Huân Chương.

    Suốt trong đời binh nghiệp, Chuẩn Tướng Trương Quang Ân lúc nào cũng là một sĩ quan nêu gương sáng về kỷ luật, chỉ biết sống cho Quân Đội, chết cho Quân Đội và tuyệt đối vâng phục Quân Đội. Chuẩn Tướng cũng là một sĩ quan dũng cảm có tài chỉ huy, thương yêu thuộc cấp và đặc biệt là một trong những chiến sĩ Dù giỏi nhất về môn nhảy tự động chính xác.

    Trong tai nạn đau buồn nầy, phu nhân của Chuẩn Tướng cũng tử nạn cùng chồng. Phu nhân nhủ danh là Dương Thị Kim Thanh, một nữ Chuẩn Uư phục vụ tại Tổng Y Viện Công Ḥa và là một trong 7 nữ Phụ Tá đầu tiên trong Quân Lực tốt nghiệp bằng Nhảy Dù. Cả gia đ́nh đều phục vụ Quân Đội. Cả Chuẩn Tướng và Phu Nhân trong suốt đời binh nghiệp đă nêu gương phục vụ cho tất cả thuộc cấp.

    Người chiến sĩ dũng cảm và tận tuỵ, con chim đầu đàn của Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Khu 23 Chiến Thuật không c̣n nữa, nhưng tinh thần kỷ luật tuyệt đối và thiện chí phục vụ cao độ của Chuẩn Tướng Trương Quang Ân sẽ c̣n là tấm gương sáng măi măi cho tất cả chiến sĩ chúng ta. Gắn liền cuộc đời vào binh nghiệp, tuyệt đối vâng phục kỷ luật, phục vụ Quân Đội không mỏi mệt, lúc nào cũng nghĩ tới đồng đội và thương yêu thuộc cấp. Đó là những tính chất của một chiến sĩ lư tưởng và là những yếu tố cao quư tạo thành cuộc đời của Chuẩn Tướng Trương Quang Ân vậy.
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-06-2011 at 09:55 AM.

  4. #24
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    TANG LỄ CỐ THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG QUANG ÂN VÀ PHU NHÂN VỊ QUỐC VONG THÂN



    BÀN THỜ VÀ QUAN TÀI CUẢ CỐ THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG QUANG ÂN VÀ PHU NHÂN : CỐ NỮ THIẾU UƯ DƯƠNG THỊ KIM THANH, TẠI TƯ GIA CƯ XÁ LỮ GIA-LÊ ĐẠI HÀNH




    ĐỘNG QUAN LINH CỬU CỐ THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG QUAN ÂN VÀ PHU NHÂN RỜI NHÀ







    ĐOÀN XE TANG DI CHUYỂN DƯỚI CƠN MƯA TẦM TĂ CUẢ THỦ ĐÔ SÀI GỎN






    HAI QUAN TÀI SONG SONG TRÊN HUYỆT LẠNH DƯỚI BẦU TRỜI ẢM ĐẠM
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 19-06-2011 at 12:20 PM.

  5. #25
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    CỐ THIẾU TƯỚNG KHÔNG QUÂN NGUYỄN HUY ÁNH 1934-1972 VỊ QUỐC VONG THÂN

    CỐ THIẾU TƯỚNG KHÔNG QUÂN NGUYỄN HUY ÁNH 1934-1972 TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 4 KHÔNG QUÂN-QLVNCH :VỊ QUỐC VONG THÂN





    Vietnam_Air_Force_so uth_roundelsvg1.png[/IMG]

    PHÙ HIỆU QUÂN CHỦNG KHÔNG QUÂN -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ






    PHÙ HIỆU SƯ ĐOÀN 4 KHÔNG QUÂN- QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ






    Major Gen. Nguyễn Huy Ánh 1934 : 4th Air Force Division Commander (1972)

    CỐ THIẾU TƯỚNG NGUYỄN HUY ÁNH TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 4 KHÔNG QUÂN -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ VỊ QUỐC VONG THÂN 1972




    H̀NH CHỤP 1970

    TỪ TRÁI VÀO :THIẾU TƯỚNG TRẦN VĂN MINH TƯ LỆNH KHÔNG QUÂN-QLVNCH, ĐẠI TÁ NGUYỄN HUY ÁNH : KHÔNG ĐOÀN TRƯỞNG KHÔNG ĐOÀN 74 CHIẾN THUẬT (The Commander of the VNAF Tactical Wing 74th, 4th Air Division) , THIẾU TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 4 - QLVNCH , TẠI PHI TRƯỜNG B̀NH THUỶ -CẦN THƠ .

    ĐẠI TÁ NGUYỄN HUY ÁNH VINH THĂNG CHUẨN TƯỚNG 1971 , VỊ QUỐC VONG THÂN 1972, TRUY THĂNG CỐ THIẾU TƯỚNG .
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-06-2011 at 09:20 PM.

  6. #26
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    TANG LỄ CỐ THIẾU TƯỚNG KHÔNG QUÂN NGUYỄN HUY ÁNH









    TANG LỄ CỐ THIẾU TƯỚNG KHÔNG QUÂN NGUYỄN HUY ÁNH.


    VINH DANH CỐ THIẾU TƯỚNG KHÔNG QUÂN NGUYỄN HUY ÁNH :






    KHÔNG QUÂN HÀNH KHÚC VÀ H̀NH ẢNH THIẾU TƯỚNG NGUYỄN HUY ÁNH VỊ QUỐC VONG THÂN KHI CHƯA ĐẾN 38 TUỔI !
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 25-06-2011 at 03:01 AM.

  7. #27
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    CỐ THIẾU TƯỚNG PHAN Đ̀NH SOẠN 1929-1972:TƯ LỆNH PHÓ QUÂN ĐOÀN 1 VỊ QUỐC VONG THÂN 3.1972






    PHÙ HIỆU : BINH CHỦNG PHÁO BINH-QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ




    PHÙ HIỆU QUÂN ĐOÀN 1-QLVNCH






    Major Gen. Phan Đ́nh Soạn 1929 : I Corps Deputy Commander (1972)

    CỐ THIẾU TƯỚNG PHAN Đ̀NH SOẠN 1929-1932 _ NGUYÊN CHỈ HUY TRƯỞNG PHÁO BINH QLVNCH --TƯ LỆNH PHÓ QUÂN ĐOÀN 1 -VỊ QUỐC VONG THÂN 3.1972
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-06-2011 at 09:59 AM.

  8. #28
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ : TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 2 -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ : TUẪN TIẾT SÁNG 30.4.1975 KHI 46 TUỔI .





    PHÙ HIỆU BINH CHỦNG NHẨY DÙ






    PHÙ HIỆU LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT




    PHÙ HIỆU : SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ





    PHÙ HIỆU : BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 19-06-2011 at 10:59 PM.

  9. #29
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022


    PHÙ HIỆU QUÂN ĐOÀN 2 -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ








    Major Gen. Phạm Văn Phú 1929 : II Corps Commander (1975)

    TƯỚNG QUÂN PHẠM VĂN PHÚ : TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 2 -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ : TUẪN TIẾT SÁNG 30.4.1975 KHI 46 TUỔI .

    NGUYÊN ĐẠI UƯ TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG : TIỂU ĐOÀN SỐ 5 NHẨY DÙ QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM - THIẾU TÁ LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG LIÊN ĐOÀN 77 LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ -ĐẠI TÁ TƯ LỆNH BIỆT KHU 44 - CHUẨN TƯỚNG TƯ LỆNH LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT -CHUẨN TƯỚNG- THIẾU TƯỚNG TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH 1970-1973 - THIẾU TƯỚNG TRƯỞNG PH̉NG 7 BỘ TỔNG THAM MƯU (Tư lệnh Bộ chiến tranh ngoại lệ) 1973-1974-THIẾU TƯỚNG TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 2 -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ- TUẪN TIẾT SÁNG 30.4.1975

    TIỂU SỬ TƯỚNG QUÂN PHẠM VĂN PHÚ :

    Ông sinh năm 1929 tại Hà Đông.

    Năm 1953, Tân Thiếu uư Phạm Văn Phú tốt nghiệp Trường Vơ bị Liên quân Đà Lạt khóa 6, sau đó phục vụ trong binh chủng Nhảy dù của Quân đội Quốc gia Việt Nam

    Trong Trận Điện Biên Phủ, giai đoạn cuối Ông là Đại uư tiểu đoàn phó Tiểu đoàn số 5 Nhẩy dù -Quân đội Quốc gia Việt Nam . (Tiểu đoàn số Nhẩy dù duy nhất tham chiến ) bị Việt Minh bắt tù binh 7.5.1954 :


    ""Thiếu Tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Sau khi tốt nghiệp học khóa 8 trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt vào giữa năm 1953, ông đă t́nh nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù. Ngày 14 tháng 3/1954, trong t́nh h́nh chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng sôi động, ở cấp bậc Trung Úy ông đă chỉ huy một đại đội của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, nhảy xuống Natasha, một vị trí sát phi đạo chính. Sau hơn một hơn tháng liên tục giao tranh với Việt Minh, ngày 16 tháng 4/1954, Trung Úy Phạm Văn Phú đă chỉ huy một thành phần của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù cùng với các đơn vị bạn phản công tái chiếm một cứ điểm trọng yếu. Sau trận phản công này, ông được thăng cấp Đại Úy tại mặt trận khi vừa đúng 25 tuổi, và đến ngày 26 tháng 4/1954, được cử giữ chức Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, ông bị địch quân bắt giam. Sau 20/7/1954 (Hiệp định Genève), ông được trao trả và tiếp tục phục vụ trong Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH).

    Năm 1960, được tuyển chọn để phục vụ trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt. Cuối năm 1962, thăng cấp Thiếu Tá và giữ chức vụ Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Quan Sát 77 Lực Lượng Đặc Biệt. Giữa tháng 5/1964, ông đă chỉ huy liên đoàn này đánh tan Trung Đoàn 765 Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tại Suối Đá, Tây Ninh. Gần cuối năm 1964, ông được thăng Trung Tá và giữ chức tham mưu trưởng Lực Lượng Đặc biệt. Một năm sau, ông được thăng Đại Tá nhiệm chức... ".

    Năm 1962, Ông thăng cấp Thiếu tá và giữ chức vụ Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quan sát 77 Lực lượng Đặc biệt.

    Năm 1964, được thăng Trung tá và giữ chức Tham mưu trưởng Lực lượng Đặc biệt.

    Năm 1966, được thăng cấp Đại tá, giữ chức Tư lệnh Phó Sư đoàn 2 Bộ binh sau đó làm Tư lệnh Phó Sư đoàn 1 Bộ binh.

    Năm 1968, Đại tá Phạm Văn Phú được cử giữ chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44 và năm 1969 được thăng cấp Chuẩn tướng.

    Năm 1970, Chuẩn tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt và sau đó được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh.

    Năm 1971, ông được thăng Thiếu tướng.

    Năm 1973 Thiếu tướng Phạm Văn Phú giữ chức vụ Trưởng pḥng 7 (Tư lệnh Bộ chiến tranh ngoại lệ )- Bộ Tổng Tham mưu-QLVNCH

    Năm 1974, Thiếu tướng Phạm Văn Phú giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II Vùng II Chiến thuật.

    Tướng Quân uống Độc dược Tự sát sáng 30.4.1975
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-06-2011 at 10:00 AM.

  10. #30
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM :TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 4 -QLVNCH : VỊ QUỐC VONG THÂN 1.5.1975

    THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM :TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 4 -QLVNCH :
    VỊ QUỐC VONG THÂN 1.5.1975



    PHÙ HIỆU BINH CHỦNG NHẨY DÙ-QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ




    PHÙ HIỆU : SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ




    PHÙ HIÊU : QUÂN ĐOÀN 4 -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ





    Major Gen. Nguyễn Khoa Nam 1927 IV Corps Commander 1975


    THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM ( 23 September 1927 — 1st May 1975):NGUYÊN : THIẾU TÁ TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG TIỂU ĐOÀN 5 NHẨY DÙ -TRUNG TÁ -ĐẠI TÁ LỮ ĐOÀN -LỮ ĐOÀN 3 NHẨY DÙ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ 1966-1970 .-- CHUẨN TƯỚNG -THIẾU TƯỚNG TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ 1970-1974- TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 4 -QLVNCH 1974-1975 TUẪN TIẾT SÁNG 1.5.1975 TẠI BỘ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 4 -THÀNH PHỐ CẦN THƠ .




    NGÀY TÀN CUẢ CUỘC CHIẾN

    TƯỚNG QUÂN NGUYỄN KHOA NAM

    Bài viết của Cựu Đại tá QLVNCH : Lê Nguyên B́nh



    Những tràng đại liên chính xác là 4 chiếc trực thăng vơ trang thuộc Sư Đoàn 4 Không Quân đổ lên đầu toán tiền thám thuộc Trung Đoàn Cộng Sản D1 miền Tây Nam Bộ đang vượt kinh Thác Lác với ư đồ mở đường cho Trung Đoàn này xâm nhập ṿng đai bao quanh thị trấn Cần Thơ và phi trường Trà Nóc. Tiếng gào thét ran trời. Từng xác người tung lên...đêm dần dần phủ kín lớp sông dài.

    Đội h́nh hàng dọc các đơn vị thuộc Trung Đoàn D1 được lệnh phân tán tại chỗ, chờ động tĩnh. Những bóng đen... chiếc nón tre bọc lưới, ẩn hiện nhấp nhô như những bóng ma sau đám cây, những bụi chân bầu. Dưới sông, đám...vẫn lững lờ vô t́nh trôi, cuốn theo vài xác chết.

    Thời gian trôi qua khoảng chừng tàn một nén nhang, thủ trưởng Trung Đoàn cho lệnh toàn bộ vượt sông với hàng trăm ghe xuồng lớn nhỏ đă được bố trí từ buổi sáng. Tiếng đạp của mái chèo khua nước dồn dập như cố thúc đẩy những con thuyền gia tăng tốc độ chóng qua bờ. Tiếng người x́ xào nho nhỏ pha trộn hai giọng Bắc và Nam tạo nên những âm thanh kỳ lạ, bí ẩn. Cuộc vượt sông tưởng như diễn tiến tốt đẹp.

    Đột nhiên, những "coup depart" khai pháo từ phi trường B́nh Thủy, từ Tiểu Đoàn 21 BB ở Vị Thanh, từ các pháo đội địa phương...như xé bầu không khí nổ tới tấp theo tuyến vượt sông dọc theo hai bờ kinh...trên đầu các đơn vị...hậu tập.

    Tiếng người xô đẩy chạy ngược xuôi khi hàng ngũ rối loạn. Cuộc tiến quân bất thành v́ bị bại lộ. Trung Đoàn D1 bị cắt làm hai, phải phân tán vào các thôn xóm lân cận hai bên bờ sông. Yên lặng lại trả về trong màn đêm cho miền Tây hiền ḥa. Bấy giờ là vào khoảng thượng tuần tháng Tư năm 1975.

    Tôi ngồi trước bản đồ Quân Khu IV. Màu đỏ chỉ những vị trí của Việt Cộng, tạo thành một ṿng đai bao quanh các thị trấn Quân Khu IV. Đúng theo nghị quyết số 14 của Trung Ương Cục miền Nam. Cộng sản bỏ nông thôn tiến về thành thị theo kế hoạch thanh toán miền Nam theo chỉ thị của Trung Uơng Đảng Cộng Sản. Màu xanh trên bản đồ chỉ những vị trí của các đơn vị bạn được tái phối trí chặt chẽ hơn. Sư Đoàn 21 phụ trách việc bảo vệ ṿng đai Alpha, từ phi trường B́nh Thủy tiếp nối lên trục lộ Cần Thơ - Chương Thiện. Sư Đoàn 9 trải quân trấn giữ con lộ huyết mạch của Quân Đoàn 4 từ phía Mỹ Thuận đến ngă ba Trung Lương. Sư Đoàn 6 BB đơn vị lừng danh của QLVNCH đă từng xóa sổ Sư Đoàn 5 và 9 của Cộng Sản giữ ải địa đầu của Quân Khu 4, đoạn ṿng cung từ chợ Thầy Yên, Bến Tranh đến ranh tỉnh Long An.

    Trong thời gian này, tại Cần Thơ, Bộ Tư Lệnh QĐ4 và QK4 đă đặt nỗ lực vào việc xây cất nhiều địa ốc thật kiên cố, chuẩn bị cho Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Lực và các đơn vị bạn, khi cần có thể rút về giữ tuyến cuối cùng bảo vệ đất nước.

    T́nh h́nh chung lúc ấy là, sau cuộc rút lui của Quân Khu 2, kế tiếp là Quân Khu 1, ṿng đai của Quân Khu 3 bảo vệ Thủ Đô Sài G̣n dần dần bị thu hẹp. V́ những rối loạn chính trị đương thời tại Thủ Đô, v́ Quân Khu 3 thiếu yếu tố địa thế hiểm trở, chắc chắn việc tử thủ tại Thủ Đô sẽ gây ra nhiều tổn thất cho quân lực và dân chúng. Tôi liên tưởng tới sự thành công của cuộc pḥng thủ tại Quân Khu 4, mảnh đất cuối cùng của đất nước.

    Với vị trí thiên nhiên của sông Tiền Giang cắt ngang miền Nam, với địa thế śnh lầy của vùng Đồng Thap, có thể làm giảm thiểu tốc độ chuyển quân của địch, sư di chuyển của chiến xa và trọng pháo sẽ bị trở ngại. Với sự tồn tại của toàn bộ các thị trấn, chưa nơi nào lọt vào tay địch và các căn cứ Không Quân và Hải Quân vẫn c̣n nguyên vẹn dùng làm căn cứ cho các lực lượng liên hệ từ các quân khu khác rút về. Vài ba sư đoàn bộ binh, cộng thêm gần nửa triệu Địa Phương và Nghĩa Quân, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chống cự một thời gian chờ cơn sốt chính trị gây rối loạn và hoang mang trong hàng ngũ qua đi, chúng ta sẽ t́m thế phản công trong tương lai, chiếm lại phần đất nước đă bị mất. Tôi nghĩ đến gương của nước người, nước Trung Hoa vĩ đại của Tưởng Giới Thạch và hàng triệu binh sĩ, đă không đánh mà tan, phải bỏ chạy trước đạo quân của Mao Trạch Đông. Đến khi tàn quân chạy ra Đài Loan, một mảnh đất nhỏ bé, họ Tưởng đă tổ chức lại hàng ngũ, đẩy lui bao nhiêu cuộc tiến công của Cộng Sản, rồi tổ chức được một xă hội bền vững đến bây giờ.

    Tôi nghĩ lại nước Việt Nam thân yêu rồi sẽ đi về đâu. Tưởng Giới Thạch c̣n có Đài Loan, ḿnh th́ có ǵ? Phú Quốc? Ḥn Đảo này quá nhỏ và quá gần đất liền không bảo toàn được. Tôi nghĩ đến giải đất vùng biên giới Việt Miên, bao gồm các khu vực có giáo dân Ḥa Hảo sinh sống, có dẫy Thất Sơn, có căn cứ an toàn, có ba, bốn ngàn hang động hiểm trở, thành những pḥng tuyến kiên cố chống giữ các cuộc tiến công từ biên giới sang th́ việc pḥng thủ Quân Khu 4 sẽ lâu bền hơn. Tôi mang ư kiến ra bàn với vị Tư Lệnh Quân Đoàn, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam th́ được sự tán thành của ông ngay. Nhưng rủi thay, việc hợp tác với giáo dân Ḥa Hảo gặp trở ngại ngay từ bước đầu v́ trước đó Thiếu Tướng Nam đă có lần nhận chỉ thị của Tổng Thống Thiệu để giải giới lực lượng Ḥa Hảo Huỳnh Trung Hiếu và bắt giữ ông Hai Tập nên đă gây ra sự nghi kỵ và hiềm thù trong ḷng những người bạn Ḥa Hảo.

    Khoảng trung tuần tháng 4 năm 1975, Thiếu Tướng Nam cùng tôi qua Mỹ Tho họp với các Tư Lệnh Sư Đoàn và các Tỉnh Trưởng miền Hậu Giang để thảo luận về kế hoạch ngăn chận hoạt động của Cộng Sản gây ảnh hưởng tới t́nh h́nh an ninh Quân Khu 4. Tướng Ngô Quang Trưởng từ Bộ Tổng Tham Mưu xuống tham dự buổi họp, tôi có tŕnh bày tường tận về nghị quyết "Tổng Tấn Công", "Tổng Khởi Nghĩa" để đi đến dứt điểm chiến trường của Cộng Sản. Một số sĩ quan tham dự buổi họp tỏ vẻ hoài nghi về khả năng của Cộng Sản để thực hiện nghị quyết ấy ở miền Tây. Vào cuối tháng 4, tại các vùng khác quân ta phải triệt thoái liên miên, riêng vùng 4 cho đến ngày cuối cùng vẫn giữ được sự toàn vẹn lănh thổ. Cuộc pḥng thủ Bộ Chỉ Huy cuối cùng của quân đội vẫn được ráo riết thực hiện. Các đà sắt làm cầu được xuất kho để hoàn thành những nhà hầm kiên cố, có thiết trí hệ thống truyền tin, chuẩn bị đón tiếp Bộ Tổng Tham Mưu nếu Sài G̣n thất thủ.

    Chiều 26 tháng 4, Thiếu Tướng Nam cho lệnh họp các sĩ quan của Bộ Tham Mưu và các đơn vị trưởng thuộc Quân Đoàn 4 tại Trung Tâm Hành Quân. Họp xong, ông yêu cầu tôi lấy cuốn phim "Chiến Thắng Hạ Lào: liên quan đến cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân đội ta. Tôi c̣n nhớ khi phim chiếu cảnh bọn Việt Cộng dẫn giải những chiến sĩ QLVNCH bị chúng bắt, những khuôn mặt quen thuộc hiện ra trên màn ảnh làm rung động sự cảm xúc của mọi người. Đại Tá Nguyễn Văn Thọ Lữ Đoàn Trưởng 3 Nhảy Dù, anh bị thương phải chống gậy. Anh vẫn mặc bộ quân phục Dù, ốm hẳn đi nhưng khuôn mặt vẫn c̣n nét rắn rỏi. Theo sát anh là một tên Việt Cộng bé con, nắm khẩu AK như chực nhả đạn, h́nh ảnh này làm máu tôi sôi lên trong huyết quản. Tôi liếc qua Thiếu Tướng Nam ngồi bên cạnh, ông cũng nh́n lại tôi với cặp mắt buồn. Tôi biết rằng ông c̣n xúc động hơn tôi v́ ông nguyên là Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Dù trước khi nhận lănh chức Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Ông khẽ bảo tôi: "Nếu đời ḿnh như thế là hết!"

    Ngày hôm sau để nhận định thêm t́nh h́nh, tôi qua thăm Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 12 thuộc Sư Đoàn 7, đóng tại Tân Lư Tây, quận Bến Tranh. Tôi gặp Đại Tá Đặng Phương Thanh, Trung Đoàn Trưởng, cho biết t́nh h́nh trận chiến. Anh nhận định trung đoàn của anh đủ khả năng đối đầu với Sư Đoàn Công Trường 5 Cộng Sản đang dàn quân trước trận tuyến của anh. Anh đưa tôi đi xem chiến địa, nơi vừa xảy ra giao tranh ngày hôm qua. Xác địch c̣n nằm ngổn ngang bên các bờ bụi. Nh́n anh Thanh với dáng đi lầm lũi, chắc nịch, tôi cảm thấy anh là sĩ quan chưa và sẽ không hề lùi bước trước địch. Tốt nghiệp khóa 16 Vơ Vị Đà Lạt, suốt thời gian trong quân ngũ, anh luôn có mặt tại đơn vị chiến đấu và mới được thăng cấp Đại Tá vào hôm trước. Sau này, tôi được biết anh đă lựa chọn thà tự sát c̣n hơn đầu hàng địch.

    Thời gian lặng lẽ trôi, bi thảm dần dần tới. Lúc đó vào khoảng 28 tháng Tư, 1975, tiếng nói của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu vang lên từ Đài Phát Thanh Sài G̣n yêu cầu toàn bộ Ṭa Đại Sư Hoa Kỳ và cơ quan DAO rút ra khỏi Việt Nam trong ṿng 24 tiếng đồng hồ. Lời yêu cầu trên được lập lại nhiều lần như xoáy vào tim óc, như nổ trong lồng ngực. Thế là hết! Họ đă âm mưu bỏ chúng ta thực sự rồi. Thành tích bao nhiêu năm chiến đấu đă tan thành mây khói. Đêm đó và sáng hôm sau, quang cảnh thị xă Cần Thơ nhộn nhịp hẳn. Các loại xe ba bánh chở đồ từ các cơ sở Mỹ chạy ngược xuôi. Những trực thăng Air America không ngừng lên xuống, các tàu nhỏ nhưng nhiều mă lực của Ṭa Lănh Sự Hoa Kỳ rời bến trực chỉ hướng Đại Ngăi, đem theo toàn bộ người Hoa Kỳ và nhiều người Việt làm việc với họ.

    Cảm nghĩ của tôi lúc đó là tôi không nuối tiếc sự ra đi của người Mỹ, v́ dù họ có ở lại cũng không đóng góp được ǵ cho công cuộc chống cộng của chúng ta. Nhưng sự ra đi của họ, trong bối cảnh bấy giờ đă trở thành một đ̣n cân năo trí mạng, đánh mạnh vào tâm trạng hoang mang của toàn thể nhân dân Việt Nam và làm suy yếu hẳn sự kháng cự Cộng Sản của QLVNCH.

    Chiều hôm đó, khi đi qua sân Bộ Tư Lệnh tôi về pḥng làm việc, tôi có gặp Chuẩn Tướng Tham Mưu Trưởng Quân Khu 4. Đây là lần cuối cùng tôi gặp ông v́ nửa đêm hôm đó, tôi bắt được nghị quyết số 14 của Cộng Sản đề cập đến việc chuẩn bị tiếp thu các thành phố, đến kế hoạch thâm độc nhằm tiêu diệt những quân nhân và cán bộ quốc gia khi chúng nắm được quyền hành.

    Sáng sớm ngày 30 tháng Tư, không khí Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4 có vẻ khẩn trương v́ sự ra đi của Chuẩn Tướng TMT và một số sĩ quan trong đêm trước. Tiếp theo đó, qua đài phát thanh Sài G̣n, Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh toàn bộ QLVNCH buông súng đầu hàng địch và chuẩn bị bàn giao căn cứ cho chúng. Mọi người đều rung động, không khí căng thẳng đến cực độ, có người c̣n hy vọng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống để sửa soạn một giải pháp trung lập, ḥa giải chứ đâu có ngờ ông ta lên làm Tổng Thống để đầu hàng địch.

    Đại Tá Nguyễn Đ́nh Vinh được chỉ định thay thế Chuẩn Tướng TMT để triệu tập tất cả sĩ quan có mặt tại Bộ Tư Lệnh và các đơn vị trực thuộc và vị Tỉnh Trưởng Cần Thơ tại Trung Tâm Hành Quân để Thiếu Tướng Nam nói chuyện.

    10g30 sáng, Thiếu Tướng bước vào hội trường, mọi người chỉnh đứng lên chào. Ông từ từ tiến lên bục cao, xoay ḿnh đối diện với các sĩ quan trực thuộc, khuôn mặt vẫn đầy cương nghị nhưng ánh mắt thật buồn.

    "Các sĩ quan thân mến", ông nói. "Như anh em đều biết, đất nước chúng ta đang rẽ vào khúc quanh quan trọng nhất của lịch sử. Chúng ta là quân nhân th́ phải tuyệt đối tuân lệnh chánh phủ. Vậy tôi để các anh lát nữa trở về đơn vị, tùy tiện sắp xếp công việc để bàn giao cho họ. Về phần tôi, mặc dù có sẵn trực thăng, tôi sẽ không đi đâu hết." Nói xong, ông rời pḥng hội để về văn pḥng ông. Tôi đẩy cửa bước theo để được nói chuyện với ông lần cuối. "Ông Tướng ơi, ông đành chịu vậy sao?" tôi vẫn xưng hô kiểu đó khi chuyện văn chỉ có ông và tôi . Ông cười buồn: "Biết làm sao được bây giờ hả anh." Rồi ông im lặng hút thuốc, thở khói nhè nhẹ, vẻ mặt đăm chiêu. Trước mặt ông là cái gạt tàn thuốc lá khổng lồ đầy ắp, chắc đêm qua ông đă thức trắng đêm. Trong thâm tâm, tôi muốn đề nghị với ông t́m cách thoát hiểm nhưng tôi không mở lời được v́ biết ông sẽ từ chối. Một lúc sau, tôi đứng thẳng người, kính cẩn chào cấp chỉ huy lần cuối cùng rồi quay trở về pḥng. Bấy giờ tôi c̣n nhớ rơ, Trung Úy Danh, sĩ quan tùy viên của Thiếu Tướng Nam chạy theo, gọi tôi nhờ chỉ dẫn cách sử dụng khẩu súng lục màu xanh biếc mà Thiếu Tướng vừa cho anh vào buổi sáng. Tôi không hiểu ông đă cho sĩ quan tùy viên khẩu súng xinh xắn để làm ǵ?

    Tôi âm thầm đếm bước chân trên lối đi dẫn về pḥng tôi ở. Tôi liên tưởng ngày mai đây, cũng trên những bục đi này, bàn chân kẻ thù cũng sẽ bước chồng lên dấu chân tôi. Cuộc chiến này đă kéo dài trong bao năm trường, không ngờ lại tàn nhanh đến thế. Ḷng tôi đầy bi phẫn. Mặc dù tôi không có cách ǵ để kháng cự địch nữa, nhưng tôi không cam ḷng đầu hàng chúng. Suy nghĩ măi, tôi thấy ḿnh phải t́m cách thoát hiểm, dù bỏ mạng trên đường thoát hiểm cũng đành. Ư nghĩ này làm tôi cảm thấy dễ chịu hơn. Tôi nhảy lên xe jeep lái ngang qua Tiểu Khu Cần Thơ gặp Đại Tá Huỳnh Ngọc Diệp, một sĩ quan trừ bị bạn đồng khóa với Thiếu Tướng Nam, để t́m phương tiện thoát hiểm. Tôi tŕnh bày với anh về nghị quyết 15 của Cộng Sản và những tủi nhục mà chúng sẽ dành cho ḿnh khi chúng chiếm được phần đất này. Tôi đề nghị anh cùng t́m cách thoát hiểm. Ban đầu anh từ chối lời đề nghị, nhất quyết tử thủ. Nhưng sau tôi thành công trong sự thuyết phục anh và chúng tôi t́m phương tiện di chuyển.

    Chúng tôi rời bến Cần thơ vào chiều ngày 30 tháng 4, 1975 trên một con đ̣ máy chật hẹp, hướng ra cửa biển. Cuộc hành tŕnh đầy cam go, tổn thất đă đánh dấu sự chấm dứt binh nghiệp của chúng tôi, trong sự tủi nhục, ê chề. Trên đường vượt thoát, được tin Thiếu Tướng Nam, Chuẩn Tướng Hưng và một số bạn hữu đă tự sát hoặc bị cầm tù, tôi đă nhắm nghiền cặp mắt để nén lệ trào ra, ḷng ngậm ngùi nhớ đến những khuôn mặt thân yêu đó mà trọn đời tôi sẽ không bao giờ quên...

    Lê Nguyên B́nh
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-06-2011 at 10:01 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. VINH DANH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 37
    Last Post: 12-06-2012, 06:35 AM
  2. Replies: 28
    Last Post: 16-07-2011, 04:58 AM
  3. Replies: 10
    Last Post: 18-06-2011, 04:04 PM
  4. THƯ MỜI THAM DỰ ĐÊM VĂN NGHỆ VINH DANH CHIẾN SĨ QUÂN LỰC VNCH
    By NguyễnQuân in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 12-06-2011, 07:25 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 17-11-2010, 04:08 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •