Page 5 of 8 FirstFirst 12345678 LastLast
Results 41 to 50 of 77

Thread: TƯỞNG NIỆM VINH DANH NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ 19.6 : CHIẾN ĐẤU ĐẾN CÙNG

  1. #41
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    CỐ CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN BÁ LIÊN TƯ LỆNH BIỆT KHU 24 VỊ QUỐC VONG THÂN 1969

    2. CỐ CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN BÁ LIÊN TƯ LỆNH BIỆT KHU 24 VỊ QUỐC VONG THÂN 1969










    Brigadier Gen. Nguyễn Bá Liên 24th Tactical Region Commander (1969)

    CỐ CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN BÁ LIÊN NGUYÊN TƯ LỆNH PHÓ BINH CHỦNG THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN 1962-1963- TƯ LỆNH BIỆT KHU 24 VỊ QUỐC VONG THÂN 1969 !
    ( CẤP TƯỚNG LÀ CẤP TƯỚNG CUẢ LỤC QUÂN, TRUNG TÁ LIÊN V̀ ĐĂ RA KHỎI BINH CHỦNG TQLC 1964)
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 25-06-2011 at 02:47 AM.

  2. #42
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    CỐ CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN VĂN THIỆN NGUYÊN CHỈ HUY TRƯỞNG BINH CHỦNG THIẾT GIÁP TƯ LỆNH BIỆT KHU QUẢNG ĐÀ : VỊ QUỐC VONG T






    PHÙ HIỆU BINH CHỦNG THIẾT GIÁP -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ











    Brigadier Gen. Nguyễn Văn Thiện Quảng -Đà 's Military Governor (1970)

    CỐ CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN VĂN THIỆN NGUYÊN CHỈ HUY TRƯỞNG BINH CHỦNG THIẾT GIÁP THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HOÀ ,BỊ BỌN LOẠN TƯỚNG BẮT GIAM NGÀY 1.11.1963!

    TƯ LỆNH BIỆT KHU QUẢNG- ĐÀ : VỊ QUỐC VONG THÂN 1970 ! ( CÓ QUYẾT ĐỊNH THĂNG CHUẨN TƯỚNG 24 TIẾNG ĐỒNG HỒ TRƯỚC KHI VỊ QUỐC VONG THÂN !)
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 25-06-2011 at 02:48 AM.

  3. #43
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    CHUẪN TƯỚNG NGUYỄN VĂN PHƯỚC PHỤ TÁ ĐẶC BIỆT TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 4 -ĐẶC TRÁCH PHƯỢNG HOÀNG : VỊ QUỐC VONG THÂN 1971

    4.CHUẪN TƯỚNG NGUYỄN VĂN PHƯỚC : PHỤ TÁ ĐẶC BIỆT TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 4 -ĐẶC TRÁCH PHƯỢNG HOÀNG VỊ QUỐC VONG THÂN 18.5.1971






    PHÙ HIỆU : BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ




    PHÙ HIỆU TRƯỜNG QUÂN BÁO




    Brigadier Gen. Nguyễn Văn Phước 1926 :IV Corps Deputy Commander in charge of Phoenix Program(1971)

    CỐ CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN VĂN PHƯỚC : NGUYÊN TRƯỞNG PH̉NG 2 (PH̉NG T̀NH BÁO) BỘ TỔNG THAM MƯU QLVNCH ,CHỈ HUY TRƯỞNG TRƯỜNG QUÂN BÁO CÂY MAI, CỤC TRƯỞNG CỤC AN NINH QUÂN ĐỘI, TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 21 BỘ BINH , TƯ LỆNH BIỆT KHU 24 , PHỤ TÁ ĐẶC BIỆT TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 4 : VỊ QUỐC VONG THÂN 18.5.1971 .


    Hồ Sơ Tướng mạo Quân vụ của Tướng quân Nguyễn Văn Phước 1926-1971

    Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Phước
    1926: Năm sinh
    1951: Tốt nghiệp khóa 3 Trần Hưng Đạo, Vơ Bị Đà Lạt
    1953-1954: Trung Úy Tiểu Đoàn Phó TĐ13 VN.
    1954-1955: Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 9 Sơn Cước.
    09/1955 đến 11/1955: Thiếu Tá Trưởng Pḥng 2 BTTM.
    11/1955 đến 1958: CHT Trường Quân Báo & Tâm Lư Chiến Cây Mai
    1958-1961: Trung Tá Trưởng Pḥng 2 BTTM.
    1961: Trung Tá TP2 BTTM kiêm CHT Trung Tâm Quân Báo.
    1962-1963: Đại Tá Trưởng Pḥng 2 BTTM.
    1963: Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội
    1965: Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Bạc Liêu
    1966: Tư Lệnh Biệt Khu 24 Kontum
    1968: Phụ Tá Đặc Biệt Tư Lệnh Quân Khu IV, Đặc Trách Phượng Hoàng
    18/05/1971: Vị Quốc Vong thân tại Phong Thuận, Cần Thơ .
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 25-06-2011 at 02:44 AM.

  4. #44
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    CỐ CHUẨN TƯỚNG NGÔ HÁN ĐỒNG 1929-1972 CHỈ HUY TRƯỞNG PHÁO BINH QUÂN ĐOÀN 1 VỊ QUỐC VONG THÂN 3.1972





    PHÙ HIỆU BINH CHỦNG PHÁO BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ





    PHÙ HIỆU PHÁO BINH QUÂN ĐOÀN 1-QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ




    PHÙ HIỆU QUÂN ĐOÀN 1-QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ


    PHÙ HIỆU QUÂN ĐOÀN 1-QLVNCH




    Brigadier Gen. Ngô Hán Đồng 1929 : I Corps Artillery Commander (1972)

    CỐ CHUẨN TƯỚNG NGÔ HÁN ĐỒNG 1929-1972 CHỈ HUY TRƯỞNG PHÁO BINH QUÂN ĐOÀN 1 : VỊ QUỐC VONG THÂN 3.1972
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-06-2011 at 10:02 AM.

  5. #45
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    CỐ CHUẨN TƯỚNG LÊ ĐỨC ĐẠT : TRẬN TÂN CẢNH -DÂY KẼM GAI BỌC THÂY ANH HÙNG 23.4.1972

    6.CỐ CHUẨN TƯỚNG LÊ ĐỨC ĐẠT : TRẬN TÂN CẢNH : DÂY KẼM GAI BỌC THÂY ANH HÙNG 23.4.1972








    PHÙ HIỆU BINH CHỦNG THIẾT GIÁP -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ




    PHÙ HIỆU SƯ ĐOÀN 22 BỘ BINH : HẮC BẠCH NHỊ HÀ -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ .




    PHÙ HIỆU QUÂN ĐOÀN 2 -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ



    Brigadier Gen. Lê Đức Đạt : 22nd Infandry Division Commander (1972)

    CỐ CHUẨN TƯỚNG LÊ ĐỨC ĐẠT - NGUYÊN TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG THIẾT GIÁP -ĐẠI TÁ TỈNH TRƯỞNG BÀ RỊA - ĐẠI TÁ TƯ LỆNH PHÓ--- TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 22 BỘ BINH : HẮC BẠCH NHỊ HÀ QLVNCH : VỊ QUỐC VONG THÂN -TRẬN TÂN CẢNH : DÂY KẼM GAI BỌC THÂY ANH HÙNG 23.4.1972.


    TRẬN TÂN CẢNH 23.4.1972: DÂY KẼM GAI BỌC THÂY ANH HÙNG 23.4.1972 :



    Trận Tân cảnh 23-4-1972: Kẽm Gai Bọc Thây Anh Hùng

    Trích bài viết của Trung tá pháo binh Nhẩy Dù : Bùi Đức Lạc

    Thực t́nh tôi không muốn viết bài này v́ nó cho tôi một kỷ niệm nhiều đau thương nhất trong cuộc đời binh nghiệp vốn dĩ đă kém may mắn cuả tôi, hơn nữa tôi không muốn gợi lại những chuyện (sự thật đau ḷng) nhưng một vị đàn anh đă yêu cầu nên tôi đành vâng lời, tôi cố gắng chỉ viết những ǵ thật cần thiết, c̣n những ǵ không cần thiết tôi xin được né tránh, một điều xin thưa rằng đây là sự thực những ǵ tôi thấy, những ǵ tôi nghe; nhớ tới h́nh dáng người dân địa phương, lưng mang gùi nặng tay vẫy chào như trao trách nhiệm bảo vệ thôn rẫy, mà ḷng nào đành quên sao? Nhớ tới những vị đàn anh, những người bạn, những người em lạc lơng tại SĐ22BB mà ḷng nao nao bất ổn, đây là một cuộc hành hạ không phải là một trận đánh, tôi không hiểu sao sau khi SĐ22BB bị bỏ rơi tàn bạo mà tôi c̣n đủ tinh thần tiếp tục chiến đấu, tôi vẫn ngạc nhiên tại sao chúng ta vẫn hiên ngang ôm lấy quê hương cho đến năm 1975.

    Nguyễn Đ́nh Bảo mới ra đi hun hút, tôi lặng người trước cơn gió tây Hạ Lào, dáng dấp lao đao như muốn ngả theo gió, cách nay 5 năm tức năm 1967 tôi đă tiễn một người bạn đồng cư trong trại Học sinh di cư Phú Thọ ra đi tại đây Nguyễn Thu, toàn những mất mát rơi rụng không bao giờ cầm lại được, năm 1959 tôi cùng Đại Úy Lai văn Chu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7 Bộ Binh SĐ3DC chơi Vũ Cầu rất thân thiết, hai năm sau ông đổi lên Tân Cảnh rồi hai năm sau nữa tôi thấy tên ông trên cổng trại Trung Đoàn 42 Bộ Binh tức doanh trại Bộ Tư Lệnh Hành Quân cuả SĐ22BB bây giờ.

    Tôi được đọc hai cuốn sách cuả hai tác giả rất nổi danh và bá viết của vị trưởng Pḥng 2 Quân Đoàn II tuy chỉ nói phớt qua về SĐ22BB nhưng điểm chính đều sai lạc. Cuốn thứ nhất tôi được đọc khoảng năm 1988 trong sách nói (khi bị tấn công th́ Trung Đoàn 42 thuộc SĐ22BB và Bộ Tư lệnh của Sư Đ̣an này đầu hàng). Cuốn thứ hai khỏang năm 1994 nói (sau khi bị địch quân vây hăm Đại Tá Lê Đức Đạt Tư Lệnh SĐ22BB được trực thăng bốc ra ngoài), bài viết của vị Trưởng Pḥng 2 Quân Đoàn tôi được đọc năm 1996 (SĐ22BB thua là do rút Nhảy Dù đi nơi khác). Tôi thật sự không hiểu tài liệu tham khảo ở đâu vậy. Thứ nhất: SĐ22BB không hề đầu hàng mà bị thất thủ. Thứ hai: Đại Tá Tư Lệnh SĐ22BB tử trận ngay tại chỗ. Thứ Ba: Tôi chính là người cho lệnh bắn yểm trợ sau cùng, và có lẽ là người sau cùng tiếp chuyện trên máy với vị Tư Lệnh khả kính này trước không đầy 3 phút khi ông vĩnh viễn ra đi.

    Rải rác khắp các vùng chiến thuật biết bao nhiêu chiến sĩ Vô Danh đă anh dũng chiến đấu và hiên ngang gục ngă họ chẳng bao giờ được nhắc nhở và nếu may mắn được nhắc tới th́ cũng chứa chất hàm hồ sai lạc như các chiến sĩ SĐ22BB. Gặp lại những người bạn cũ trên chiến trường này than phiền về những bất công cuả dư luận, nhất là một người anh nên tôi xin kể lại trận đánh có một không hai này.
    Ngày 14-4-1972 tôi tháp tùng Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng LĐ2ND bay trên căn cứ Charlie, chúng tôi không sao ngăn được những giọt lệ tự nhiên lăn trên g̣ má. Căn cứ Charlie không c̣n nữa mà chỉ c̣n là một vùng đất đỏ, trông như một khu đất mới được cầy lên để chuẩn bị canh tác không một công sự nào c̣n tồn tại, tất cả mọi sinh vật trong vùng này đều bị hủy diệt và chắc chắn không c̣n nguyên vẹn h́nh hài, tôi sẽ nấc lên khi gọi tên Bảo, thân xác anh đích thực đă trở thành tro bụi, cùng với các chiến sĩ anh hùng TĐ11ND và một Trung Đoàn cuả SĐ320 Công Sản Bắc Việt, những tấm thảm B52 đă trải lên Charlie để Charlie không c̣n tồn tại trên thế gian này. Tuy vậy pḥng không của địch trên sườn Yankee và khoảng giữa Delta và Charlie và dưới sườn phiá đông nam của Charlie cũng giăng lưới đầy trời, tôi tŕnh bầy với ĐT/LĐT những vùng thông thủy không có pḥng không chắc chắn các đơn vị chúng đang ẩn náu tại đó nếu không pḥng không của chúng đă rút đi rồi, ta nên xử dụng Pháo Binh, ĐT/LĐT đồng ư ngay và những loạt đạn TOT phủ xuống như một tấm thảm B52, quả nhiên v́ không hầm hố cho nên địch quân chạy tán loạn, và đương nhiên không khi nào các Pháo Thủ Mũ Đỏ lại để chúng an lành như vậy, sau một giờ bay vừa tránh đạn pḥng không vừa điều chỉnh Pháo Binh. Phi công xin đi đổ xăng chúng tôi đáp xuống Tân Cảnh. Trực thăng bay đi phi trường Phượng Hoàng đổ xăng; chúng tôi vừa đến cửa Trung Tâm Hành Quân (TTHQ) cuả BTL/SĐ22BB th́ hoả tiễn cuả địch dàn chào ngay, một vị sĩ quan nói đùa (chúng nó chào mừng Nhảy Dù đó). Tại TTHQ Đại Tá Lê Đức Đạt TL/SĐ22BB đề nghị cùng ĐT/LĐT/LĐ2ND là cho TĐ9ND do Trung Tá Trần hữu Phú làm TĐT vào giữ căn cứ Tân Cảnh,nhưng ĐT/LĐT/LĐ2ND không đồng ư với những lư do sau đây: Thứ nhất: trong căn cứ quá đông người. Thứ hai: việc bảo vệ BTL/SĐ22BB phải do đơn vị cơ hữu chiụ trách nhiệm. Thứ ba: các đơn vị Nhảy Dù lưu động có hiệu quả hơn là nằm một chỗ. Tôi nh́n thấy nỗi lo lắng hiện trên khuôn mặt hiện đang khắc khổ của vị TL/SĐ22BB. Sau đó ĐT/LĐT/LĐ2ND đề nghị nên cho TĐ9ND đang trong vùng của LĐ2ND vào chiếm những cao điạ hướng đông đông bắc cuả Tân Cảnh c̣n BCH/TĐ nên cho đóng tại phi trường Phượng Hoàng v́ dẫy núi này sẽ chế ngự mọi hoạt động không vận cho Tân Cảnh và phi trương Phượng Hoàng, ĐT/TL/SĐ22BB mừng rỡ và đồng ư ngay, ông đề nghị Nhảy Dù nên xin tăng cường quân, nhưng ông đâu có biết hiện nay Sư Đoàn Nhảy Dù không c̣n một đơn vị nào tại hậu cứ.

    Ngày 15-4-1972 toàn bộ TĐ9ND vào vùng hành quân mới, hai Đại Đội do Thiếu Tá Vơ thanh Đồng TĐP chỉ huy,dùng trực thăng chiếm các cao địa nhưng ngày khởi đầu hai trực thăng bị bắn rơi v́ LZ (băi đáp) được dọn quá sơ sài. Ngoài tầm của các Pháo Đội TĐ1PB/ND, hơn nữa TĐ9ND được tăng phái cho SĐ22BB nên tôi không có trách nhiệm đổ quân cũng như dọn băi đáp, ngược lại lúc này tôi phải yểm trợ trực tiếp cho một Liên Đoàn BĐQ mới được tăng phái dưới quyền chỉ huy cuả LĐ2ND. Hai đại đội c̣n lại cuả TĐ9ND tung vào lục soát khu vực hướng bắc và tây bắc cuả căn cứ Tân Cảnh tức hướng tây cuả phi trường Phượng Hoàng c̣n lại BCH/TĐ9ND đồn trú ngay tại phi trường Phượng Hoàng. Như vậy ngoài ṿng đai căn cứ Tân Cảnh từ hướng Tây bắc sang đến hướng đông đông bắc là do TĐ9ND trách nhiệm, c̣n các hướng khác là do các đơn vị cơ hữu cuả SĐ22BB trách nhiệm.
    Ngày 18-4-1972 khoảng 2330g địch quân pháo và đánh thăm ḍ căn cứ, từ chùa Tân Cảnh địch quân dùng hoả tiễn điều khiển bắn các chiến xa pḥng thủ trong căn cứ, nhưng không một chiến xa nào bị hạ. Ngày 19-4-72 chúng tôi lại đáp xuống Tân Cảnh th́ các sợi dây mầu xanh, đỏ, vàng điều khiển hoả tiễn c̣n vương văi trên hàng rào pḥng thủ, vị trí đặt hoả tiễn ngay tại chùa Tân Cảnh tức phía tây nam căn cứ cách không tới 1Km, nên ngoài tầm chính xác của hỏa tiễn đó là lư do không trúng chiến xa cuả ta, nhưng nó đă làm cho quân ta xuống tinh thần không ít. Tôi ṿng phiá nam căn cứ thấy đang huấn luyện chống chiến xa địch nhưng từ HLV trở xuống không ai thấy chiến xa địch bao giờ, và lúc này dàn pḥng không của địch đă đến gần căn cứ chúng tôi là người phát hiện đầu tiên, khi địch quân khai hỏa nếu chúng tôi bay cao một chút, hay bay sát lộ th́ đă bị hạ rồi, nhưng v́ bay sát ngọn cây và xa đường lộ nên thoát nạn. Vị trí pḥng không ngay sát căn cứ trong vùng trách nhiệm của SĐ22BB gần trên đường đi Vơ Định nơi đóng quân của LĐ2ND. Lúc này bất cứ ai cũng cảm thấy địch quân sắp sửa dứt điểm Tân Cảnh, nhưng cấp trên cũng vẫn chưa cho không quân chiến lược can thiệp, c̣n không quân chiến thuật cũng rất hạn chế, khi đánh căn cứ số 6 hay căn cứ số 5, chúng tôi xin không quân chiến thuật c̣n dễ dàng và dồi dào hơn bây giờ. Lúc đó ta chỉ là cấp đại đội bị vây hăm, c̣n bây giờ sự an nguy cho cả một Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn và một Trung Đoàn cộng. Vậy mà cấp trên vẫn thờ ơ. Sức người có hạn hỏi làm sao chống đỡ được đây? Nhất là hiện nay trục lộ tiếp tế cũng đă bắt đầu bị chặn đứng, trong khi những đoàn xe tiếp tế cuả địch quân di chuyển cả ban ngày, c̣n ban đêm xe địch quân di chuyển, đèn sáng như trong thành phố vậy. Hỏi làm sao tinh thần của anh em SĐ22BB c̣n vững được. Các dấu hiệu rơ ràng sự xuất hiện cuả SĐ320, SĐ304, SĐ986, các trung đoàn pḥng không, các trung đoàn chiến xa. Thời điểm này nếu chúng ta khôn ngoan một chút th́ phải cho BTL/SĐ22BB rút về cố thủ tại Kontum. Tân Cảnh nếu cần chỉ nên để lại một trung đoàn là nhiều, chứ không nên để một BTL/SĐ làm tiền đồn cho Quân Đoàn, lúc đó quân số mà BTL/SĐ22BB chỉ huy chỉ vỏn vẹn có Trung Đoàn 42 Bộ Binh c̣n Lữ Đoàn Nhảy Dù th́ Bộ Tổng Tham Mưu có thể rút đi bất cứ lúc nào, ai cũng rơ là địch sẽ dùng một Sư Đoàn cộng với chiến xa để dứt điểm Tân Cảnh, trong khi SĐ22BB chỉ có một Tiểu Đoàn trừ trong căn cứ để bảo vệ BTL. Không có chiến lược hay chiến thuật nào lại xử dụng BTL/SĐ làm tiền đồn bao giờ, một sự bất nhẫn tàn bạo đă phí mạng hàng trăm quân nhân và làm thành làn sóng bất măn. Quân số không quan trọng bằng tinh thần, tôi thấy anh em trong căn cứ tinh thần xuống từ khi không được yểm trợ không quân đúng mức nhất là những mục tiêu rơ ràng, chẳng hạn như đoàn xe địch di chuyển ban ngày không bị một lực lượng nào ngăn cản, hay những vị trí pḥng không, vị trí pháo binh của địch. Việc Tân Cảnh c̣n hay mất chỉ c̣n chờ thời gian khi nào địch quân khởi sự tấn công mà thôi thật sự là như vậy. Tôi đang ghi chép những vùng địch tập trung, ĐT/TL/SĐ22BB gọi tôi ra chỗ vắng dặn ḍ (tôi quen Cố Chuẩn tướng Đạt khi ông c̣n là Tỉnh Trưởng Bà Riạ không lần nào xuống Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp thao dượt mà ông lại quên đón chúng tôi vào tư dinh để hàn huyên, tôi thường gọi ông bằng anh, chỉ gọi bằng cấp bậc những khi có mặt người khác) .

    - Anh cảm thấy nguy đến nơi rồi, bọn Tây (Cố Vấn Mỹ) mấy hôm nay nó có thái độ rất lạ lùng, chú mày nhớ rằng có chuyện ǵ phải vào tần số chỉ huy để yểm trợ cho anh.
    - Anh nên vào tần số của em dễ làm việc hơn tốt nhất anh nói bên Pháo Binh biệt phái một toán Sĩ Quan Liên Lạc bên cạnh anh, họ sẽ có đủ đặc lệnh Truyền tin để liên lạc với em.
    - Ừ như vậy tiện đó, nhớ rằng anh rất cần em khi có biến động.
    - Anh cẩn thận em thấy không được yểm trợ đúng mức anh em trong căn cứ có vẻ mất tinh thần. Ông gật đầu tỏ dấu không c̣n làm ǵ hơn được. Ông bắt tay tôi thật chặt trước khi chia tay, mắt ông đờ đẫn v́ nhiều đêm mất ngủ, chúng tôi trở về căn cứ Vơ Định nh́n cách pḥng thủ và tinh thần cuả anh em Mũ Đỏ tôi an tâm, đặn ḍ Trung Tâm Phối Hợp Hoả Lực nếu SĐ22BB bị đánh phải gọi tôi dậy ngay, dầu ǵ tôi cũng chỉ c̣n Pháo Đội trên Yankee là có thể bắn cho Tân Cảnh, được đạn dược trên đó c̣n. Hai Pháo Đội 105 ở Vơ Định và Non Nước th́ mút tầm, có thể xử dụng 155 ở Non Nước. Tôi dặn ḍ các Pháo Đội liên hệ, cũng là lúc mà tôi điều khiển tác xạ vào vùng tập trung quân chung quanh Tân Cảnh, hai Pháo Đội mặc dù mút tầm tôi vẫn cho bắn vào những nơi không qua đầu hay thẳng trục đồng hồ chỉ 0300G vậy mà ĐT Đạt vẫn c̣n trên máy, trận Hạ Lào cũng không làm tôi bối rối như trận này.

    Ngày 20-4-72 các đơn vị hoạt động chung quanh căn cứ Tân Cảnh ghi nhận địch quân di chuyển đông và tiến dần về Tân Cảnh, hướng tây bắc (DAKTO) có tiếng đoàn chiến xa di chuyển. Khi bay lên vùng này chúng tôi cố gắng t́m dấu vết chiến xa nhưng địch quân không để lộ dấu vết. Như vậy chiến xa địch nếu có cũng ít mà thôi. Đồng thời ĐĐ2TS/ND cũng làm thịt những toán TSV/PB cũng như những toán tiền thám cuả địch chung quanh căn cứ cuả LĐ2ND (Vơ Định).
    - Ngày 21-4-72 các ĐĐ cuả TĐ9ND bắt đầu chạm địch cánh quân trên núi đụng rất nặng, một ĐĐ Trưởng tử thương, TĐP bị thương nặng không sao có thể tản thương được, hai ĐĐND hoạt động hướng tây bắc Tân Cảnh bắt sống được một tù binh trong toán Tiền Sát Viên Pháo Binh. Tù binh khai thuộc SĐ968 và mới từ Bắc vào bổ xung cho đơn vị này, theo kinh nghiệm khi nào TSV/PB tới gần tức là để điều chỉnh Pháo Binh và không bao giờ chúng đi một toán, mất toán này c̣n toán khác, khi Pháo địch đă hoạt động trúng ta, là thời điểm tấn công cũng bắt đầu, pháo bắt đầu mănh liệt từ 1800G và lúc 2300G chúng tấn công thăm ḍ căn cứ, lần này chúng tấn công quy mô hơn, hoả lực vũ băo hơn, vậy mà không quân chiến thuật chỉ yểm trợ có một phi tuần mà thôi, một tiền đồn với cấp Đại Đội nếu bị đánh cũng không đến nỗi yểm trợ rời rạc như vậy, từ hôm đó một vị sĩ quan Pháo Binh bên cạnh TL/SĐ22BB bắt đầu liên lạc với TĐ1PB/ND tôi được biết là Đ/U Hưng, Hưng làm việc rất giỏi và rất cẩn trọng.
    - Ngày 22-4-72 ban Cố Vấn trốn khỏi Tân Cảnh bằng trực thăng không thông báo cho BTL/SĐ22BB
    biết, tuy nhiên mọi người đều biết trước v́ đang đêm 2400G ban Cố Vấn đánh dấu băi đáp, trong lúc địch đang pháo mạnh, ban ngày lúc địch pháo cũng như tấn công mạnh đă thấy họ dọn băi đáp cho trực thăng ngay sát pḥng Cố Vấn, một vài sĩ quan có đề nghị với ĐT/TL không cho Cố Vấn đi, nhưng ông cười và đáp ngắn gọn (cho họ đi) nhờ vậy toán Cố Vấn ra đi an toàn, từ lúc đó địch quân đánh mạnh, cường độ Pháo cũng gia tăng. Hướng tấn công chính là ngay cổng chính tức là hướng từ phố Tân Cảnh, có tiếng xe tăng từ hướng Dakto chạy về, và xe tăng địch khởi sự bắn đại bác không giật và đại liên vào căn cứ, anh em trong căn cứ cố gắng mở hàng rào từ phía nhà của Cố Vấn để băng sang Phi Trường Phượng Hoàng, hy vọng bắt tay với TĐ9ND, toán Công Binh do đích thân vị Tiểu Đoàn Trưởng Công Binh chỉ huy phá hàng rào cũng đành bó tay v́ hàng rào được làm bằng thùng xăng 200 lít nhồi đất và gài ḿn dầy đặc cộng với kẽm gai, các cột kẽm gai được đúc bằng xi măng rất kiên cố, về sau phải xin Không Quân oanh tạc mở đường, nhưng pḥng không của địch quá mạnh, máy bay không sao xuống thấp được.

    - Ngày 23-4-1972 tức là ngày chủ nhật, Pleiku hay Sài G̣n giờ này có thể trời đang đẹp 10: 00G không Quân mới giúp mở được hàng rào có thể rút sang phi trường, tuy vậy muốn băng qua được cũng vẫn c̣n rất khó khăn, lúc này TĐ9ND cũng bị tấn công mạnh, bốn đại đội tác chiến đều ở ngoài nên BCH/TĐ không có khả năng tiếp cứu, 1300G thiết giáp hạng nhẹ của địch không một chiếc nào bị thương vào tới cột cờ, nhưng địch không có tùng thiết cho nên thiết giáp nằm tại đó, quân ta vẫn cứ chạy qua mặt thiết giáp ra phiá hàng rào đă phá. Hưng liên lạc cho tôi cho biết anh và Đại Tá TL/SĐ22BB ra tới hàng rào, lúc đó ĐT/TL giật lấy máy.
    - 11 (chỉ danh cuả tôi) đây 01 (chỉ danh cuả ĐT/TL/SĐ22BB. Nguy rồi 11 anh bắn ngay vào sân cờ thiết giáp nó vào sân cờ rồi.
    - 01 đây 11 tôi thi hành ngay.
    -11 đây 01 anh tiếp tục cho bắn như vậy may ra tôi có thể gặp Cửu Long (TĐ9ND) được, khoảng 2 phút sau tôi nhận được Hưng gọi.
    -11 đây Hồng Hà gọi …………… 01 theo ông Bắc B́nh rồi.
    Tôi hiểu Hưng muốn nói ǵ nhưng tôi cũng cứ hỏi lại.
    - Hồng Hà đây 11 anh nói ǵ lập lại.
    -11 dây Hồng Hà tôi nói ………. 01 theo ông Bảo rồi.
    - Hồng Hà đây 11, anh cố gắng mang 01 sang Cửu Long được không.
    - Không được v́ xe tăng nó bắn nên kẽm gai quấn chặt lấy ông ấy rồi, tôi cố gỡ ra nhưng không ai có kềm cắt kẽm gai cả. Giọng Hưng yếu hẳn đi tôi nghe rơ tiêng nổ chát chúa và tôi hoàn toàn mất liên lạc từ lúc 1410G ngày 23-4-72. Cho tới giờ phút này cuối tháng 4-97 tức 25 năm sau từc 1/4 thế kỷ, thương nhớ ngày Tân Cảnh thất thủ, chỗ Cố Chuẩn Tướng Đạt ( truy thăng cấp tướng vào 24-4-1972) và Hưng nằm xuống tại đâu, chỗ nào tôi vẫn c̣n nhớ, cỏ cây dù có che lấp h́nh hài các anh nhưng tôi không sao quên được chỗ nằm của các anh những anh hùng của SĐ22BB, tôi biết các anh nằm xuống mà không sao nhắm mắt được./.
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 22-06-2011 at 01:32 AM.

  6. #46
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Kính Thưa Phu nhân Tướng Quân : Lê Đức Đạt !

    Sau đây là bức thơ tôi gởi đến Phu nhân Tướng Quân : Lê Đức Đạt đang định cư tại Pháp Quốc.
    Khởi đăng trên Điện báo : Diễn đàn Người Việt Boston 21. 9.2008 :









    Brigadier Gen. Lê Đức Đạt : 22nd Infandry Division Commander (1972)









    Kính Thưa Phu nhân Tướng Quân : Lê Đức Đạt !

    Cách đây 3 tháng t́nh cờ tôi đọc được trên diễn đàn, một cựu Quân nhân Sư đoàn 22 bộ binh thiện chiến, thiết tha kêu goi hăy viết về Tướng quân Lê Đức Đạt Vị Quốc vong thân 23-4-1972, cũng như Tướng Quân Nguyễn Văn Hiếu Tư lệnh Sư đoàn 22 bộ binh (1966-1969) bị thảm sát 8-4-1975. Lịch sử phải trả lại cho sự thật. Tôi đă t́m hiểu về Tướng quân anh hùng. Đau xót thay, tư liệu những người tự xưng Sĩ quan QLVNCH: Phạm Phong Dinh Thiên Anh hùng Ca VNCH, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Phương, thậm chí ông Đại tá Truởng pḥng 2 Quân đoàn 2 (Trịnh Tiếu) : Thần thoại theo Phủ Tồng thống VNCH: B́nh Long Anh Dũng – Kontum Kiêu Hùng – Trị Thiên Dậy Lửa đối với tôi là thiếu lương thiện. VNCH đă bị bức tử, họ sống tại hải ngoại trong thời đại thông tin vẫn không chấp nhận sự thật.

    Chúng tôi đi t́m tư liệu CS, và Mỹ. Thưa Bà trong tháng 4. 1972 QLVNCH có 2 Vị Tướng kiệt xuất :

    1, Tướng Lê Đức Đạt đă anh dũng tử thủ Tân cảnh trong t́nh trạng không tiếp tế, không tản thương, Tướng Quân đă bẻ gảy nhiều đợt tấn công 3 sư đoàn CS: SĐ 320. SĐ10, SĐ2 Sao vàng, 2 trung đoàn pháo, 2 Thiết đoàn thiết giáp : Xin phu nhân, gia đ́nh đọc trích đoạn Quân sử Hà Nội :

    “Cứ điểm Đắc Tô (bắc Tân Cảnh) gồm quận lỵ Đắc Tô, chốt Ngọc Tu, có các Tiểu đoàn 4, 8 (Trung đoàn 47 SĐ22), Tiểu đoàn 9 (Lữ đoàn 2 Nhẩy Dù ) và 1 chi đội xe tăng bảo vệ. Cứ điểm Tân Cảnh của QLVNCH có trung đoàn 42 (sư đoàn 22) gồm 3 tiểu đoàn 1, 2, 4; thiết đoàn 14 (20 xe tăng M-41, 21 xe bọc thép M-113); 1 tiểu đoàn pháo (4 khẩu 155 mm, 6 khẩu 105 mm); 1 đại đội vệ binh; 1 đại đội trinh sát; 1 đại đội công binh, bố trí thành 13 khu pḥng thủ.
    Sáng 21 tháng 4, tiểu đoàn 8, trung đoàn 47, sư đoàn 22 QLVNCH bất ngờ chạm súng với các đơn vị đi đầu của trung đoàn 141 sư đoàn 2 QĐNDVN đang chiếm lĩnh vị trí xuất phát. Trung đoàn 675 pháo binh (QĐNDVN) được lệnh khai hỏa, pháo kích tất cả các vị trí của cụm pḥng ngự Đắc Tô – Tân Cảnh bằng pháo 122 mm và hỏa tiễn H12. Đại tá Lê Đức Đạt điều 10 xe tăng ra phản kích, QLVNCH ở Kon tum chưa biết đến B-72 mà cho rằng đây chỉ là loại đạn chống tăng Sagger AT-3). Lúc 10h30 sáng ngày 22 tháng 3, sở chỉ huy tiền phương sư đoàn 22 QLVNCH tại Tân Cảnh bị pháo binh QĐNDVN bắn trúng, 20 sĩ quan QLVNCH chết và bị thương, các phương tiện thông tin liên lạc bị phá hủy. Tân Cảnh mất liên lạc với Kon Tum và không thể chỉ huy được các đơn vị thuộc quyền. Các chi đội thiết giáp 1 và 2 (thiết đoàn 14 QLVNCH) đang pḥng ngự Bến Hét xin đại tá Đạt cho rút về pḥng ngự Tân Cảnh nhưng liên lạc bị đứt, hai đơn vị này tự rút về tử thủ Tân Cảnh. QĐNDVN mất 5 xe tăng PT-76 va 4 T-54 ở Đắc B’Rung do trúng tên lửa TOW từ máy bay AC-130, va M.72. Tuy nhiên, 15 chiếc T-54 và PT-76 c̣n lại vẫn tiếp tục tấn công. Lúc 17 giờ chiều 22 tháng 4, Sư đoàn 2 QĐNDVN đă chiếm được cứ điểm Đắc Moi và quận lỵ Đắc Tô (Đắc Tô I). Các trung đoàn 41, 47, 2 chi đội thiết giáp (1 và 14), một tiểu đoàn của trung đoàn 42, tiểu đoàn 9 (lữ đoàn 2 nhẩy dù ), 2 tiểu đoàn pháo binh QLVNCH chiến đấu ngoan cường dũng mănh. Đại tá Lê Đức Đạt, sư đoàn trưởng sư đoàn 22 và 1 cố vấn Mỹ tử thương. Tuy nhiên QĐND thương vong rất lớn, mất hai tuần mới có thề bổ sung quân số tấn công Kon tum, tạo điều kiện cho Đại tá Lư ṭng Bá có thời gian pḥng thủ Kon Tum
    Tướng Ngô Du và ban tham mưu quân đoàn 2 không thể tăng viện cho Đắc Tô – Tân Cảnh v́ đường 14 đă bị QĐNDVN cắt đứt ở Diên B́nh. Căn cứ Vơ Định, tiền đồn phía Bắc của Kon Tum đă bị mất. Lúc này, sư đoàn 22 QLVNCH chỉ c̣n lại trung đoàn 42 (thiếu) đang pḥng thủ B́nh Định, Quân đoàn 2 (QLVNCH) chỉ c̣n sư đoàn 23 để pḥng thủ Kon Tum. Ngày 27 tháng 4, Đại tá Lư Ṭng Bá tư lệnh sư 23 được chỉ định làm tư lệnh mặt trận Kon Tum. Tướng Ngô Du bị lên cơn đau tim cấp, không chỉ huy được. TT Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Cao Văn Viên đề nghị một số Trung tướng ở Sài G̣n lên thay nhưng không ai chịu lên. Cuối cùng tổng thống Thiệu chọn thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn. Tướng Toàn hứa với Nguyễn Văn Thiệu và Cao Văn Viên sẽ cố giữ lại Kon Tum. Cố vấn John Paul Vann cử Rhotenberry là cố vấn trưởng cho Sư Đoàn 23. Để chống lại xe tăng T-54 của QĐNDVN, Đại tá Lư Ṭng Bá lệnh cho các tiểu đoàn lập các tổ chống tăng và tập bắn súng M72 LAW vào các xe tăng M-41 đă bị cháy. Ngày 30 tháng 4, tướng Toàn tăng viện cho sư 23 thêm 1 trung đoàn bộ binh, 1 liên đoàn biệt động quân, 20 xe tăng M-48 và nhiều phương tiện, đạn dược… Cố vấn John Paul Vann hứa cấp đủ 100 box B-52 (300 lần chiếc) yểm hộ từ trên không.” (Tài liệu Học viện Quốc pḥng Hà Nội)

    Thưa Phu nhân, và Gia đ́nh H́nh ảnh Tướng Lê Đức Đạt đă Anh dũng chiến đấu đến giờ phút cuối cùng tại Tân Cảnh, cũng như H́nh Ảnh Tướng Vũ Văn Giai tư lệnh chiến trường Quảng Trị 4-1972, đă tiêu diệt trên 12,000 cộng quân, trong điều kiện không tiếp tế, không cứu viện, lại bị làm vật tế thần ra Toà án mặt trận lột lon chuẩn tướng để chạy tội cho Tướng HXL,và TT Thiệu trong việc thất thủ Quảng Trị là vết dơ trong nền Đệ nhị Cộng Hoà. Tôi sẽ viết bài về vị Tướng Giai với trận đánh Tây tiến 1, Tây tiến 2, bẻ gảy Bảo táp 1 , Bảo táp 2 của 5 sư đoàn CS trong chiến dịch Nguyễn Huệ CS tháng 4 -1972: ra quân trong khí thế :”Thần tốc như Nguyễn Huệ , Khí thế hơn Mậu Thân " để trả lại Danh dự cho Tướng Giai đang định cư tại Cali. Tướng Giai đă bị ở tù từ 1972-1975, sau 1975 CS lại giam vào tù hơn 14 năm!

    Cũng như Tướng Đạt đă được truy phong cấp Tướng 24-4-1972 . Nhưng 1974 trong danh sách Tướng Lănh VNCH 160 vị th́ lại không có tên, Tướng Giai cũng vậy? (bao gồm những vị c̣n sống, hay hy sinh). Đây là sự thiếu lương thiện !

    Lịch sử chính danh Dân tộc VN, sẽ ghi chiến công Tướng Lê Đức Đạt, cũng như Tướng Vũ Văn Giai, và cũng lên án những kẻ nào đă nguỵ tạo lịch sữ .

    Xin gởi đến Phu Nhân Và Gia đ́nh ḷng kính trọng sâu sắc.
    Một lần nữa xin cám ơn ban biên tập Người Việt Boston cho post ư kiến của tôi .

    Thật ra tôi cũng chưa viết hết ư : Tại sao Tân Cảnh thất thủ ? Tại sao Cố vấn John Paul Vann không tiếp cứu Tân Cảnh một cách nhiệt t́nh ? Dù Cố vấn Vann nói câu nói lịch sử trưa 22-4-1972 :

    "NẾU QLVNCH : TƯỚNG LĂNH AI CŨNG NHƯ ĐẠI TÁ ĐẠT, HOA KỲ và VNCH ĐĂ CHIẾN THẮNG CUỘC CHIẾN NÀY !"

    Ông tử nạn trực thăng 9-1972 khi trên đường lên Mặt trận Kon Tum . Đám tang được tổ chức trọng thể theo nghi thức Cấp Tướng lănh Mỹ Quốc . TT Richard Nixon đến dự tang lễ.

    Từ bao năm nay những ngưởi viết sử VNCH lên án ông ta, có lẻ cả Phu nhân, và Gia đ́nh, nhưng sự thật không phải vậy ! V́ ư kiến quá dài tôi không thể viết được, nếu Phu nhân, các bạn trên diễn đàn yêu cầu tôi sẽ viết.

    Trân trọng , Xin gởi đến Hương Hồn Tướng quân Lê Đức Đạt ḷng kính phục,và ngưỡng mộ sâu sắc.

    Nhà Nghiên Cứu Sử
    Nguyễn Hùng Kiệt
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 22-06-2011 at 01:37 AM.

  7. #47
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    CỐ CHUẨN TƯỚNG THIẾT GIÁP BINH :TRƯƠNG HỮU ĐỨC : AN LỘC ĐỊA VỊ QUỐC VONG THÂN 4.1972

    7.CỐ CHUẨN TƯỚNG THIẾT GIÁP BINH TRƯƠNG HỮU ĐỨC : AN LỘC ĐỊA VỊ QUỐC VONG THÂN 4.1972








    PHÙ HIỆU BINH CHỦNG THIẾT GIÁP -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ




    PHÙ HIỆU LỮ ĐOÀN 3 KỴ BINH- QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ




    Brigadier Gen. Trương Hữu Đức 1930 : 52nd Task Force Commander (1972)


    CỐ CHUẨN TƯỚNG THIẾT GIÁP BINH : TRƯƠNG HỮU ĐỨC (1930-1972) : TƯ LỆNH LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM XUNG KÍCH CHIẾN ĐOÀN 52 : VỊ QUỐC VONG THÂN TẠI AN LỘC ĐỊA 4 .1972







    THIẾT GIÁP BINH HÀNH KHÚC
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 22-06-2011 at 11:26 AM.

  8. #48
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    CỐ CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG BẢO THAM MƯU TRƯỞNG KIÊM TƯ LỆNH PHÓ SƯ ĐOÀN NHẨY DÙ -QLVNCH VỊ QUỐC VONG THÂN 8.1972

    8. CỐ CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG BẢO THAM MƯU TRƯỞNG KIÊM TƯ LỆNH PHÓ SƯ ĐOÀN NHẨY DÙ -QLVNCH VỊ QUỐC VONG THÂN 14. 8.1972











    Brigadier Gen. Nguyễn Trọng Bảo Airborne Chief of Staff , Deputy Commander (1972 )




    Brigadier Gen. Nguyễn Trọng Bảo Airborne Chief of Staff , Deputy Commander .

    TƯỚNG QUÂN NGUYỄN TRỌNG BẢO ( Đứng giữa )::THAM MƯU TRƯỞNG KIÊM TƯ LỆNH PHÓ SƯ ĐOÀN TỔNG TRỪ BỊ NHẨY DÙ QLVNCH HIỆN DIỆN TRONG BUỔI LỄ : CỐ VẤN MỸ TRAO TẶNG BẰNG TƯỞNG LỤC TUYÊN DƯƠNG TIỂU ĐOÀN QUÂN Y /ND NĂM 1971



    *CỐ CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG BẢO THAM MƯU TRƯỞNG 1963-1972 KIÊM TƯ LỆNH PHÓ 1971-1972 SƯ ĐOÀN TỔNG TRỪ BỊ NHẨY DÙ QLVNCH VÀ CỐ ĐẠI TÁ HUỲNH LONG PHI : NGUYÊN CHỈ HUY TRƯỞNG PHÁO BINH SƯ ĐOÀN NHẨY DÙ VỊ QUỐC VONG THÂN : MAI LĨNH CHIẾN NGÀY N+48 :14.8.1972

    Xin Vĩnh Biệt Những V́ Sao Dũng Kiệt
    Sống Hùng Anh và Trung Liệt Thiên Thu
    Trời Tháng Tám , Sao Thảm Sương Mù
    Ḷng Hiu Quạnh Tung Cánh Dù Yên Lặng
    Thiên Thần Ơi ! Ly Biệt Từ Nay Rồi
    Quốc Kỳ Rũ , Phũ xong Đời Cơi Thế
    Chúc Các Anh Bay Vào Vùng Yên Nghĩ
    Non Sông Này...Hùng Vĩ Bước Chân Ta
    Xin Vĩnh Biệt Những V́ Sao Dũng Kiệt
    Sống Hùng Anh và Trung Liệt Thiên Thu.





    Kính tặng Cố Chuẩn tướng Nhẩy Dù Nguyễn Trọng Bảo và Cố Đại tá Pháo Binh Nhẩy Dù Huỳnh Long Phi : Vị Quốc Vong Thân Ngày N+48 Mai Lĩnh Chiến - Mùa Hè Đỏ Lửa Quảng Trị 1972 .








    SƯ ĐOÀN NHẨY DÙ HÀNH KHÚC
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 25-06-2011 at 02:52 AM.

  9. #49
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN VĂN ĐIỀM TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ : VỊ QUỐC VONG THÂN 28. 3.1975

    9.
    CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN VĂN ĐIỀM TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ : VỊ QUỐC VONG THÂN 28. 3.1975







    PHÙ HIỆU : SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ




    PHÙ HIỆU QUÂN ĐOÀN 1-QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ





    Brigadier Gen. Nguyễn Văn Điềm 1st Infantry Division Commander (1975)

    TƯỚNG QUÂN NGUYỄN VĂN ĐIỀM :TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ : VỊ QUỐC VONG THÂN 28. 3.1975







    SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH HÀNH KHÚC
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 22-06-2011 at 11:42 AM.

  10. #50
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ TUẪN TIẾT TRƯA 30.4.1975

    10.
    CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ TUẪN TIẾT TRƯA 30.4.1975 KHI VỪA 42 TUỔI .





    PHÙ HIỆU : SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ



    Brigadier Gen. Lê Nguyên Vỹ 1933 : 5th Infandry Division Commander (1975)

    TƯỚNG QUÂN LÊ NGUYÊN VỸ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ TUẪN TIẾT TRƯA 30.4.1975 KHI VỪA 42 TUỔI .


    TƯỚNG QUÂN LÊ NGUYÊN VỸ

    Bài Viết Cựu Sĩ Quan QLVNCH : Thanh Sơn


    Tướng Lê Nguyên Vỹ về đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, khi ông c̣n mang cấp bực Đại Tá, vào khoảng tháng 6 năm 73, trong lúc vết thương ở chân của ông chưa lành hẳn, bước đi c̣n khập khễng và chống gậy v́ bị tai nạn trực thăng khi ông là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 BB. Ông là một vị chỉ huy gan dạ nổi tiếng nhất của Sư Đoàn 5 BB lúc ông c̣n là Trung Đoàn Trưởng: "Nhất Vỹ, nh́ Gia" (Trung Tá Gia h́nh như họ Hà, Hà Văn Gia, v́ đă lâu ngày tôi không nhớ rơ). Đây là câu nói tôi được nghe nhiều lần nơi sĩ quan và binh sĩ khi rời quân trường về tŕnh diện Sư Đoàn vào tháng 1-68. Rất nhiều đồng bào và anh em chiến sĩ thuộc các đơn vị bạn quanh vùng Lái Thiêu, B́nh Dương cho đến các tỉnh biên giới B́nh Long, Phước Long đều biết đến tên ông. Có lẽ một phần v́ tinh thần chiến đấu kiên tŕ và dũng cảm, một phần v́ tánh t́nh nóng nảy như lửa đốt của ông.

    Tinh thần kiên tŕ và dứt khoát chiến đấu chống cộng của ông đă biểu lộ qua câu chuyện của một sĩ quan tham mưu Sư Đoàn kể cho tôi nghe "Ông Vỹ có một cô em gái đi theo VC, viết thư khuyên ông nên quay về với "Bác và Đảng" và ông đă trao bức thư này cho An Ninh Quân Đội VNCH để nghiên cứu".

    Sự chiến đấu dũng cảm của ông gần như mọi người thuộc Sư Đoàn đều biết vào mùa hè đỏ lửa năm 72 ở An Lộc. VC lùa 3 Sư Đoàn (Công Trường số 5, 7 và 9, Trung Đoàn Thiết Giáp T54 và các đơn vị trọng pháo 130 ly để bao vây và tấn công thành phố An Lộc, tỉnh B́nh Long. Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn cùng với Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn đă tích cực điều động các đơn vị pḥng thủ đẩy lui nhiều đợt tấn công ác liệt kéo dài ṛng ră gần 3 tháng trời. Ở vào cao điểm khốc liệt nhất, khi VC quyết định sử dụng toàn bộ lực lượng để dứt điểm chiến trường, chúng tung nhiều đợt pháo kích, sử dụng lực lượng xung kích chủ yếu, thiết giáp T54 và bộ binh kết hợp tiến thẳng vào trung tâm chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng. V́ bị thiệt hại nặng nề do đạn pháo, các đơn vị pḥng thủ VNCH phải co cụm lại từng tụ điểm để chống trả. Khi thấy chiến xa và bộ binh địch xuất hiện từ xa, tất cả các loại súng cối của ta bắn ra xối xả, khiến bộ binh VC phải giật lùi lại phía sau, chỉ c̣n thiết giáp VC vẫn một hàng dọc, theo đường phố tiến vào nơi pḥng thủ của Tướng Hưng. V́ lần đầu tiên người lính VNCH nh́n thấy chiến xa địch và phần v́ không tin tưởng vào vũ khí chống chiến xa M72, hầu hết đều kinh hoàng và t́m nơi ẩn nấp. Ngay cả đến những người lính pḥng thủ trước cửa hầm của Tướng Hưng cũng vậy, khi nh́n thấy chiến xa đă tới gần, tất cả đều nhảy ào xuống hầm. Đại Tá Lê Nguyên Vỹ đă nhanh nhẹn chụp lấy một khẩu M72 của người lính đứng bên cạnh, ông bước lên miệng hầm. Trong khi ấy, Tướng Lê Văn Hưng đă cầm sẵn một trái lựu đạn nơi tay với ư định nếu VC tràn vào, ông tung ra, tất cả cùng chết. Chiếc chiến xa đi đầu đă đến gần, nhưng v́ chúng chưa định ra được chiếc hầm nào là hầm của Tướng Hưng đang thủ, chúng quay ngang, quay dọc để t́m kiếm. Thừa lúc ấy, Đại Tá Vỹ đă bắn ngay một quả đạn M72 vào hông xe làm chiếc xe bốc cháy. Binh sĩ lên tinh thần reo ḥ, và họ lần theo từng căn nhà, từng bờ tường để bắn những chiếc c̣n lại. Kết quả là gần 50 chiếc chiến xa địch bị bắn cháy ngay trên trận địa.

    Tướng Lê Nguyên Vỹ được thăng cấp khoảng cuối năm 1974 (tôi không nhớ rơ). Ông đă phải đương đầu với một hoàn cảnh vô cùng khó khăn: vừa phải lo đối phó với áp lực của quân địch, và vừa lo chấn chỉnh nhân sự, củng cố đơn vị v.v...Ông làm việc không kể giờ giấc, ngày đêm, hết ở Bộ Tư Lệnh căn cứ tại Lai Khê, lại chạy tới các căn cứ của Trung Đoàn, Tiểu Đoàn để kiểm tra, đốc thúc đào hào, tu bổ hệ thống pḥng thủ, đắp chướng ngại vật để cản chiến xa. Ông cũng lưu tâm đặc biệt việc rèn luyện tân binh, thường xuyên mở lớp huấn luyện và ôn tập cho các cán bộ và binh sĩ.

    Đặc biệt về công tác bài trừ tệ nạn tham nhũng, ông làm rất hăng say. Sau khi Tướng Trần Quốc Lịch bị điều tra và bắt giam ở quân lao, một số các cấp chỉ huy khác đă bị trừng phạt: Thiếu Tá Hồ Ngọc S., TĐT/TĐ3/9, Đại Úy H., ĐĐT/ĐĐ5 Trinh Sát bị giáng cấp xuống trung sĩ và một số nữa tôi không c̣n nhớ rơ. Việc bài trừ tham nhũng, không ai nghi ngờ thiện chí của Tướng Vỹ, ông rất nhiệt t́nh. Ông chỉ có một tật xấu mà tôi ghi nhận được là tính nóng nảy. Một câu chuyện tôi nghe được khi ông làm việc tại trung tâm hành quân, pḥng 3 BTL/SĐ. Hôm ấy, một binh sĩ bị quân cảnh bắt về tŕnh diện ông về tội đánh lộn và cướp giật ngoài chợ Lai Khê. Câu chuyện tôi nghe được khi ông đang đứng nói với một sĩ quan khác trươc cửa văn pḥng: "Tôi chửi mắng cho một trận, mặt hắn cứ trơ trơ ra, không tỏ vẻ ăn năn hối hận ǵ. Th́nh ĺnh tôi quay cây gậy đập tới tấp, cu cậu không biết đường mà đỡ, bị một trận nên thân!". Những việc như vậy, ông thường làm, nhưng lại chưa nghe ai nói ông cạo đầu nhốt chuồng cọp binh sĩ.

    Trong một buổi lễ khai giảng khóa huấn luyện tân binh, đứng trước cả ngàn người vừa tân binh lẫn cán bộ và lính cơ hữu của trung tâm huấn luyện ở Lái Thiêu, ông công kích kịch liệt trong gần một tiếng đồng hồ về tệ nạn tham nhũng. Ông nói rất nhiều, nhưng chỉ có một câu tôi nhớ hoài, không bao giờ quên: "Chúng nó đă móc ngầm với nhau rất chặt chẽ, ḿnh phải gỡ ra từ từ mới được".

    Trong một phiên họp ở BTL/SĐ, ông gọi những người được gởi gấm nhiều năm, hết đời Tư Lệnh này tới đời Tư Lệnh khác, sống lưu cựu tại trung tâm huấn luyện Sư Đoàn là những con heo. Ông nói: "Chúng nó ăn no béo mập như những con heo". Ông muốn "bứng" đám người này đi mà cũng không làm được, Có lẽ v́ họ có những cái "gốc" lớn mà rễ của nó đă mọc tới Sài G̣n. Sức lực của ông cũng có hạn, đôi vai ông cũng nhỏ bé như vai mọi người, không lớn rộng như vai Từ Hải! Tuy nhiên tôi ghi nhận, trong thời gian ông làm Tư Lệnh, tệ nạn tham nhũng, nếu không muốn nói đă bị chận đứng th́ cũng phải giảm đi rất nhiều; không c̣n cảnh ăn chơi phè phỡn trong khi người khác cặm cụi làm việc.

    Nh́n chung, từ ngày Tướng Vỹ về Sư Đoàn, ông đă cải tổ, xây dựng được nhiều vấn đề. Ông đă mang lại niềm tin tưởng cho mọi người .

    Việt Cộng càng ngày càng di chuyển người, vũ khí, lương thực về gần Sài G̣n hơn. Áp lực quân sự ngày càng gia tăng. Việc tiếp tế bằng phi cơ cho An Lộc và Chơn Thành quá tốn kém mà chỉ để bảo vệ những đống gạch vụn tại thành phố An Lộc và những vùng đất hoang vu, không người ở. Dân cư tại các làng mạc, đồn điền đều đă di tản để tránh bom đạn hồi năm 1972, một số chạy ngược lên Lộc Ninh, số c̣n lại chạy về Sài G̣n. Vào khoảng cuối năm 1974, các lực lượng pḥng thủ An Lộc và Chơn Thành được lệnh triệt thoái. Một việc làm Tướng Vỹ buồn ḷng không ít khi một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 8 ở Chơn Thành rút lui, ông chỉ thị phải ưu tiên chở hỏa tiễn Tow về trên chuyến phi cơ đầu tiên để ông tái phối trí nơi khác (Tow là một loại hỏa tiễn chống chiến xa rất hiệu nghiệm và rất đắt tiền). Ông đích thân ra sân bay đón chờ. Khi chuyến bay đầu tiên hạ cánh, hàng bốc xuống hết, ông không thấy hỏa tiễn Tow đâu cả, mà chỉ toàn là hàng câu lạc bộ như bia, nước ngọt, cà phê, sữa, v.v...Thế rồi ông nổi cơn thịnh nộ, rồi đích thân lái xe jeep ủi sập hết đống hàng này.

    T́nh h́nh quân sự ngày càng nghiêm trọng, tỉnh lỵ Phước Long bị VC tràn ngập vào ngày 3/1/75, nhưng QLVNCH không có nỗ lực nào để tái chiếm. Những người chỉ huy quân sự nói chung và của SĐ5BB nói riêng đă bắt đầu lo ngại, nhưng tất cả đều đồng ư rằng, trong chiến tranh, hôm nay mất ngày mai chiếm lại là việc thông thường, không có ǵ lo âu quá đáng.

    Khi Ban Mê Thuột thất thủ, quân đội VNCH rút khỏi Cao Nguyên, miền Trung và khi tuyến pḥng thủ miền Đông (Phan Rang, Long Khánh) bị bể, những lực lượng c̣n lại của QLVNCH đang lui dần về phía cầu xa lộ Biên Ḥa, tôi được lệnh chuẩn bị kế hoạch, trang bị nhẹ, dự trù trong trường hợp Sài G̣n thất thủ, sẽ lui dần về Vùng 4 để tiếp tục chiến đấu. Tôi không biết lệnh này xuất phát từ đâu!

    Lúc này những đoàn quân VC ở phía Bắc Sài G̣n đă ép sát với pḥng tuyến của SĐ5BB. — phiá quận lỵ Phú Giáo, vào ngày 23 và 27/4/75, phi cơ phản lực, cứ 2 chiếc luân phiên nhau thả bom vào những vị trí tập trung của quân địch để ngăn cản sức tiến quân của chúng. Đường bay nhào lộn kéo tới tận không phận quận Lái Thiêu. Cán bộ huấn luyện viên và các khóa sinh đều đưa mắt liếc nh́n, không ai nói với ai một lời, tất cả đă hiểu việc ǵ đang xảy ra.

    Trung tâm huấn luyện Sư Đoàn chỉ chấm dứt các hoạt động huấn luyện băi tập vào ngày 28/4/75 và được lệnh cấm trại 100% để lo pḥng thủ. T́nh h́nh ở Sài G̣n lúc đó quá lộn xộn và các đơn vị du kích cùng quân địa phương VC đă xuất hiện ở nhiều nơi quanh vùng Lái Thiêu, B́nh Dương. Khoảng 10 giờ đêm ngày 29/4/75, tôi đă nh́n thấy bộ binh và chiến xa của VC đang di chuyển trên xa lộ Đại Hàn (Sài G̣n - B́nh Dương). Bộ binh đi hai hàng dọc, kẹp sát lề đường, xen kẽ ở giữa là chiến xa T54. Chúng chẳng thèm ngụy trang lá cây ǵ cả và đang di chuyển về hướng Sài G̣n. Th́nh ĺnh tiếng súng cối 81 ly của TTHL/SĐ từ phía sau lưng bắn ra để cản bước tiến của chúng. Đạn nổ bốc khói mịt mù xa lộ. Chỉ trong giây lát, chiến xa và bộ binh VC đă giàn hàng ngang tiến thẳng về phía TTHL. Những khẩu pḥng không trên pháo tháp của chiến xa địch đang nhả đạn, bỗng dưng khựng lại. Chúng quay ngược ra xa lộ rồi tiếp tục di chuyển về hướng Sài G̣n. Chúng đi rất vội vă, hối hả. Rơ ràng chúng đang được lệnh tránh giao chiến dọc đường, bảo toàn lực lượng tối đa, tiến nhanh về Sài G̣n càng sớm càng tốt. Sài G̣n vào giờ này đang hỗn loạn, miếng mồi thơm ngon, béo bở đang đợi chờ, chúng không thể chậm trễ được!

    Khoảng 8 giờ sáng, tôi không c̣n nh́n thấy một lực lượng nào của VC di chuyển nữa. Tôi vẫn đứng ở phía ngoài pḥng tuyến suy nghĩ miên man...Chúng đă lợi dụng đêm tối, len lỏi, vượt nhanh ngang qua hông những điểm pḥng thủ chính yếu của SĐ5BB, của tiểu khu B́nh Dương. Chúng đă bỏ toàn bộ lực lượng của SĐ5BB về phía sau lưng rồi!

    Bỗng tôi chợt nhớ tới câu chuyện hơn một năm về trước, khoảng tháng 12 năm 73. Hôm ấy, như thường lệ, tới phiên trực, tôi đem bản đồ vào pḥng riêng của Tướng Vỹ vào buổi tối để ông duyệt xét lại t́nh h́nh tổng quát mà có các chỉ thị cần thiết cho các kế hoạch hành quân hôm sau. Thông thường, ông chỉ lướt qua 15 phút, v́ sĩ quan tùy viên đă báo cáo t́nh h́nh hàng giờ, rồi ông nói chuyệnh linh tinh với chúng tôi. Ông người tầm thước, khoảng 165cm, hơi mập, nước da đen sạm v́ nắng, giọng nói hơi ồm ồm. H́nh như ông đang bị cảm mất tiếng nên giọng nói hơi khó nghe. Tuy nhiên, tôi vẫn c̣n nghe rơ từng tiếng...Ông đang tỏ vẻ vui mừng về việc xúc tiến pḥng thủ trong những tháng qua đạt kết quả tốt đẹp. Bỗng ông tâm sự: "Tôi nghi ngờ chúng nó không đánh ḿnh ở ngoài này mà t́m cách len lỏi đi thẳng về Sài G̣n..." Điều nghi ngờ của ông hôm nay đă trở thành sự thật.

    Trước t́nh thế này, Tướng Vỹ sẽ quyền biến ra sao? Tôi chờ đợi, nhưng tôi chợt nghĩ, t́nh h́nh sáng hôm nay đang diễn ra trên một quy mô lớn trên toàn quốc, đă vượt ra ngoài vùng trách nhiệm và quyền hạn của một vị Tư Lệnh Sư Đoàn. Ông vẫn phải chờ lệnh, v́ ông là một quân nhân có kỷ luật.

    Khoảng 9 giờ sáng, TTHL vẫn c̣n liên lạc tốt với BTL/SĐ. Lệnh từ TT/HQ/SĐ vẫn truyền đi: "Tất cả sẵn sàng tại chỗ, chờ lệnh". Tướng Vỹ đang chờ lệnh ǵ? Lệnh đánh tập kích phía sau lưng địch hay lệnh rút lui về Vùng 4? Ông chờ lệnh ai? Vào giờ này, Tổng Thống Tư Lệnh Quân Đội, Thủ Tướng Chánh Phủ, Tổng TMT/QĐ, TMTL/LQ, Tư Lệnh Quân Đoàn, đă chạy trốn hết rồi! Các tân Tổng Thống th́ hoặc v́ quá già nua, hom hem ốm yếu, hoặc v́ c̣n đang bàng hoàng ngơ ngác trước kẻ thù, ai đủ tư cách và uy tín để ra lệnh cho ông?

    Khoảng 10 giờ sáng ngày 30-4-75, TTHL hoàn toàn mất liên lạc với BTL/SĐ (có lẽ giờ này, Tướng Vỹ đă tự sát và BTL đang rối loạn). Chỉ huy trưởng TT/HL vô cùng bối rối. Ông ra lệnh vắn tắt: "Di chuyển về hướng Sài G̣n". Dẫn đầu hàng quân là các khóa sinh lớp huấn luyện thái cực đạo. Đoàn quân ra khỏi doanh trại chưa được 1/3, tôi đă nghe tiếng súng nổ ṛn ră ngoài chợ Lái Thiêu (Chi Khu Lái Thiêu đă rút lui từ nửa đêm và VC đă chế ngự khu này). Trung Úy Bích, Trưởng Ban 2 TT đă bị trọng thương và lực lượng đi đầu bị thiệt hại nặng. Đoàn quân phải lùi vào trong doanh trại để t́m hướng đi khác. Một vài anh em mở radio để nghe tin tức. Th́nh ĺnh nghe được bản tin của ông Dương Văn Minh trên đài phát thanh. Lúc ấy giọng ông Dương Văn Minh nghe rất thểu năo, tiếng mạnh, tiếng yếu tựa hồ như một người sắp hết hơi. Tôi không nhớ hết nguyên bản văn; nhưng có vài đoạn chính yếu, tôi c̣n nhớ rơ từng tiếng. Đại ư bản văn nói, để tránh một cuộc đổ máu vô ích, ông kêu gọi binh lính VC ngừng tấn công và quân đội VNCH ở nguyên vị trí của ḿnh v́ ông đă: "Tôi tin tưởng sâu xa vào chính sách ḥa giải, ḥa hợp dân tộc của chánh phủ cách mạng lâm thời cộng ḥa miền Nam VN" (nguyên văn) và ông tiếp: "Chúng tôi ở đây (tức Dinh Độc Lập) đang chờ những người anh em ở phía bên kia đến để làm lễ bàn giao..." Bản tin được lập lại nhiều lần liên tục.

    Sau khi nghe xong bản tin này, mọi người đều xôn xao nhốn nháo. Anh em khóa sinh lo sợ, trong khi làm lễ bàn giao VC nổi hứng đ̣i bàn giao luôn "cái chỗ đội nón", thế là hơn 1500 khóa sinh đủ các lớp huấn luyện, đă hè nhau đẩy sập cả cổng chính lẫn cổng phụ, vứt súng đạn, lột bỏ quần áo, chạy ra đường như một đàn ong vỡ tổ, trước sự ngơ ngác, bàng hoàng của cán bộ quân trường.

    Tại căn cứ pḥng thủ của Trung Đoàn và Tiểu Đoàn, sau khi nghe xong bản tin trên đài phát thanh của Dương Văn Minh, anh em binh sĩ đă tự động vứt bỏ súng đạn để chạy về nhà. Tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn ở Lai Khê, cái mệnh lệnh mà Tướng Vỹ trông đợi từ nhiều ngày qua để ông thi hành hôm nay đă đến. Mệnh lệnh không đến bằng hệ thống truyền tin quân đội, mà đến qua làn sóng điện của Đài phát thanh Sài G̣n: lệnh bàn giao! Từ ngữ nghe thật hiền lành và êm ái. Nhưng, tự cổ chí kim, các kẻ chiến bại, sau khi bị tước đoạt hết khí giới, thông thường th́ chỉ có chết hoặc bị bắt cầm tù, chưa thấy ai làm lễ bàn giao bao giờ. Tại sao hôm nay, ông tân Tổng Thống miễn cưỡng lại dùng loại từ ngữ mập mờ này?

    VC vẫn bao vây căn cứ ở Lai Khê, đặt chốt ngăn chặn ở hai cổng phía Nam và phía Bắc. Chúng bắc loa chĩa vào bên trong căn cứ, phát thanh lời kêu gọi của Dương Văn Minh và kêu gọi Tướng Vỹ ra hàng. Ông chỉ đáp lại: "Yêu cầu các anh đối xử nhân đạo với thuộc cấp của tôi".

    Lúc đó, Tướng Vỹ triệu tập một phiên họp bất thường, thật ngắn ngủi, để giải thích cho mọi người rơ lịnh bàn giao và lịnh bắt buông súng đầu hàng. Ông nói: "Lệnh bắt chúng ta buông súng bàn giao cho địch, nói thẳng ra là lịnh bắt chúng ta buông súng đầu hàng..." Ông phải nói thẳng v́ sợ có người hiểu quanh co, mập mờ. Rồi ông tuyên bố: "V́ tôi là một Tướng Chỉ Huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lịnh này. Tôi nghĩ thân làm Tướng là phần nào đă hưởng vinh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em nên tôi phải chọn lấy con đường đi riêng cho tôi". Đoạn ông b́nh tĩnh bước ra sân nghiêm trang đứng dưới cột cờ của Bộ Tư Lệnh, tự sát bằng chính khẩu súng chỉ huy của ḿnh.

    Tôi không được chứng kiến cảnh Tướng Vỹ tự sát và những diễn biến ở Lai Khê, chỉ viết theo lời tường thuật của anh bạn lúc tôi làm việc tại TTHQ. T́nh cờ tôi gặp lại anh ít lâu sau đó. Trung Úy Khang, người sĩ quan trẻ tuổi, có rất nhiều nghị lực và rất giỏi môn vơ Không Thủ Đạo. Anh được tuyển chọn là sĩ quan tùy viên kiêm cận vệ của Tướng Vỹ.

    Con đường Tướng Vỹ chọn lựa ngày hôm nay đă có Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Lăm và nhiều vị anh hùng khác lựa chọn ngày trước. Ông đă xin nối gót. Ông không đi đơn độc một ḿnh, v́ vào giờ này, khắp nơi trên đất nước, đồng đội của ông, nhiều người cũng đang đi trên con đường như Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Hồ Ngọc Cẩn, v.v...

    Được biết ngày nay, đồng bào và chiến sĩ trong nước đă suy tôn ông là ANH HÙNG DÂN TỘC. Và trong hàng ngũ của những người đang đấu tranh lật đổ bạo quyền ở trong nước, có đơn vị đă mang tên ông: Chiến Đoàn LÊ NGUYÊN VỸ.

    Thanh Sơn

    *Tài Liệu Lục Quân Hoa Kỳ nhận xét về Tướng Lê Nguyên Vỹ

    Một TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG XUẤT CHÚNG -MỘT TƯỚNG LĂNH XUẤT SẮC CUẢ QLVNCH


    Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ là Tư Lệnh cuối cùng của Sư Đoàn 5. Ông chọn tuẫn tiết thay v́ chịu nhục đầu hàng cộng Sản tại sân cờ bản doanh Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 ở Lai Khê ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Ông được chỉ định vào chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 vào tháng 11 năm 1973, ngay khi tốt nghiệp Đại Học Chỉ Huy Cao Cấp và Tham Mưu ( Học Viện Quốc Pḥng Đào Tạo Tướng Lănh bên Mỹ về nước.

    Trước khi đi Mỹ học, ông giữ chức Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5, phụ tá cho Chuẩn tướng Lê Văn Hưng. Trong trận đánh tử thủ An Lộc, ông đă sáng gía v́ là người dũng cảm bắn hạ chiếc chiến xa T-54 đầu tiên khi đoàn chiến xa địch xông vào thành phố An Lộc dưới con mắt kinh hoàng bỡ ngỡ của các chiến sĩ tử thủ lần đầu tiên chạm trán chiến xa.

    Khi c̣n ở cấp Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5, dưới quyền chỉ huy của Tướng Tư Lệnh Nguyễn Văn Hiếu, ông nổi tiếng là một Trung Đoàn Trưởng tác chiến giỏi. Sau đây là một số tài liệu ghi nhận khả năng và quan điểm chiến sự của Đại Tá Lê Nguyên Vỹ do các Cố Vấn Mỹ lưu giữ.

    Lượng Giá

    Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, nhận chức ngày 20.12.68, 19 năm quân ngũ. Đại Tá Vỹ là một chỉ huy trưởng xếp hạng trên trung b́nh. Ông hữu hiệu và hiếu chiến và nhiều sáng kiến khi chạm địch và khi huấn luyện binh sĩ. (Đại Tá John G. Hayes, Cố Vấn Trưởng, ngày 7.2.1970).

    Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Chỉ Huy Trưởng Trung Đoàn 8, SĐ5BB: Một sĩ quan tài ba. Rất nhiệt tâm, rất nghiêm chỉnh và rất được việc. Ông có nhiều triển vọng. Một người quốc gia nhiệt t́nh. Đáng được thăng chức. (Trung Tá Roy E. Couch, Cố Vấn Phó, ngày 4.2.1970).

    Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Chỉ Huy Trưởng Trung Đoàn 8...Trung Đoàn Trưởng giỏi nhất trong Quân Đoàn 3; đủ khả năng trở nên Sư Đoàn Trưởng. (Cố Vấn Mỹ Quân Đoàn 3).

    Quan Điểm Của Đại Tá Lê Nguyên Vỹ về Việt Nam Hóa Chiến Tranh.

    Kính gửi: Tướng Ewell
    Qua:

    (1) Tướng Kinnard
    (2) Tướng Roberts
    (3) Ông Whitehouse
    Kính chuyển đạt Trung Tướng văn thư của Đại Tá Hayes về cuộc viếng thăm Trung Đoàn 8/SĐ5 của Tướng Haig ngày 24/1/1970. Tôi thiết nghĩ Trung Tướng sẽ quan tâm tới quan điểm của Đại Tá Vỹ về những điểm sau đây:


    a. Yểm trợ pháo binh QLVNCH...thiếu sót khi pháo binh HK rút đi.

    b. Khả năng NQ/ĐPQ...dè dặt về khả năng của NQ/ĐPQ trong việc bảo vệ vùng đông dân cư.

    c. Cố Vấn HK cấp Tiểu Đoàn...thiếu kinh nghiệm.

    d. Yểm trợ tiếp vận của QLVNCH... yếu kém.

    D.P. McAuliffe,
    Chuẩn Tướng,
    Cố Vấn Trưởng Phó. QĐ3
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-06-2011 at 12:40 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. VINH DANH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 37
    Last Post: 12-06-2012, 06:35 AM
  2. Replies: 28
    Last Post: 16-07-2011, 04:58 AM
  3. Replies: 10
    Last Post: 18-06-2011, 04:04 PM
  4. THƯ MỜI THAM DỰ ĐÊM VĂN NGHỆ VINH DANH CHIẾN SĨ QUÂN LỰC VNCH
    By NguyễnQuân in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 12-06-2011, 07:25 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 17-11-2010, 04:08 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •