Page 6 of 8 FirstFirst ... 2345678 LastLast
Results 51 to 60 of 77

Thread: TƯỞNG NIỆM VINH DANH NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ 19.6 : CHIẾN ĐẤU ĐẾN CÙNG

  1. #51
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    CHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI :TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH- QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ : TUẪN TIẾT TRƯA 30.4.1975

    11.






    PHÙ HIỆU : BINH CHỦNG : BIỆT ĐỘNG QUÂN -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ


    PHÙ HIỆU : CẢNH SÁT QUỐC GIA - VIỆT NAM CỘNG HOÀ


    PHÙ HIỆU : SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ





    Brigadier Gen. Trần Văn Hai 1928 :Rangers Commander -Police Force Commander- 7th Infantry Division Commander (1975)

    TƯỚNG QUÂN TRẦN VĂN HAI :NGUYÊN TƯ LỆNH BINH CHỦNG BIỆT ĐỘNG QUÂN -TƯ LỆNH CẢNH SÁT QUỐC GIA VNCH -TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH- QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ : TUẪN TIẾT TRƯA 30.4.1975 KHI 47 TUỔI .

    Những Giờ Phút Cuối Cùng Của
    Tướng Trần Văn Hai

    Bài Viết của Trung Uư Hoa

    Lời người viết: Trong khoảng thời gian 1975-1977, người viết ở chung D (tương đương cấp tiểu đội) với Trung Úy Huỳnh Văn Hoa, sĩ quan tùy viên của Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kiêm Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Đồng Tâm. Trước đó, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai đă từng là Chỉ Huy Trưởng binh chủng Biệt Động Quân, và cũng từng làm Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Trong thời gian đi cải tạo, anh Hoa đă kể cho người viết nghe những giờ phút cuối của Chuẩn Tướng Trần Văn Hai. Ông đă chọn cho ḿnh một cái chết anh hùng như một số tướng lănh khác của QLVNCH: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, v.v..."Tôi" trong bài này chính là Trung Úy Hoa.

    Căn cứ Đồng Tâm, một căn cứ quân sự quan trọng nằm ngay yết hầu từ cửa ngơ từ miền Tây về Sài G̣n. Mọi ngày nhộn nhịp xe cộ, kẻ ra người vào, hôm nay vắng lặng như tờ...Lúc bấy giờ là 14 giờ 30 ngày 30/4/75.

    Sau khi theo vị Tư Lệnh họp mặt với các sĩ quan thuộc quyền ông lần cuối tại câu lạc bộ sĩ quan sư đoàn, tôi trở về pḥng riêng trong dăy cư xá sĩ quan độc thân để t́m xếp đồ dạc cá nhân và chờ lịnh. Mới cách đây hơn 2 tiếng đồng hồ thôi, sau khi nhận được lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh và chờ "phía bên kia" đến bàn giao, Chuẩn Tướng Tư lệnh đă triệu tập tất cả sĩ quan và ông đă ngỏ lời cám ơn cùng chào từ giă các sĩ quan thuộc cấp của ḿnh, đồng thời ông ra lệnh cho tất cả mọi người trở về gia đ́nh thu xếp cho vợ con, tránh đụng độ với quân địch, đổ máu vô ích. Đúng 15 giờ, điện thoại Tư Lệnh gọi tôi lên văn pḥng của ông. Sau lễ nghi chào kính như thườg lệ, tôi đứng nghiêm đợi lệnh. Khác với mọi ngày, Chuẩn Tướng Tư Lệnh không ngước nh́n tôi, ông ngồi im như pho tượng gỗ, dường như ông đang suy tư một điều ǵ... Một lúc sau ông ra dấu cho tôi ngồi xuống chiếc ghế tiếp khách, trước bàn làm việc của ông, Khi tôi đă an tọa, ông mới bắt đầu lên tiếng một cách từ tốn: "Anh cám ơn em đă ở bên cạnh anh trong iờ phút cuối cùng này. Vận nước đă đến hồi như vậy, không thể làm ǵ hơn được. Là quân nhân chúng ta phải tuyệt đối chấp hành lịnh thượng cấp." Sau đó ông hỏi thăm gia đ́nh tôi. Cuối cùng, ông mở ngăn kéo bàn làm việc, lôi ra một gói đồ gói bằng giấy báo, ông đưa cho tôi và nói rằng: "Sáng sớm ngày mai, em có thể trở về gia đ́nh. Anh nhờ em đưa gói đồ này cho mẹ anh và nói với bà rằng, đây là quà của anh gởi cho bà, và bảo bà đừng lo lắng ǵ cho anh cả. Bây giờ em có thể về doanh trại thu xếp đồ đạc, từ giờ đến tối lúc nào cần tôi sẽ gọi." (Sau này tôi được biết trong gói quà ấy có 70,000 đồng cũng như có một số vật dụng cá nhân hàng ngày của Chuẩn Tướng Tư Lệnh).

    Đứng dậy chào vị Tư Lệnh trở về doanh trại, ḷng tôi bất ổn. Tôi linh cảm như sắp có điều ǵ ghê gớm xảy ra cho ông. Chờ măi đến hơn 6 giờ chiều, không thấy điện thoại Tư Lệnh gọi, ḷng tôi hết sức bồn chồn, đứng ngồi không yên. Cuối cùng, tôi quyết định chạy bộ lên văn pḥng Tư Lệnh...

    Căn cứ Đồng Tâm rộng lớn ch́m trong hoang vắng. càng đến gần văn pḥng Tư Lệnh tôi càng hồi hộp. và rồi tôi cũng đến nơi. Đèn đuốc trong văn pḥng vẫn sáng như mọi ngày, nhưng một bầu không khí lạnh lẽo bao trùm. Tôi rón rén bước lại cửa văn pḥng, nghe ngóng động tĩnh... Vẫn hoàn toàn yên lặng! Sau cùng, tôi liều đẩy mạnh cách cửa pḥng làm việc của Tư Lệnh bước vào, một khung cảnh hiện ra trước mắt làm tôi hết sức ngỡ ngàng...

    Chuẩn Tướng Tư Lệnh ngồi gục đầu mê man trên bàn làm việc. Một ly rượu lớn đă cạn c̣n ở trên bàn. Tôi biết điều ǵ đă xảy ra. Tôi cấp tốc liên lạc với Tiểu Đoàn Quân Y và bệnh xá Sư Đoàn. Lúc ấy c̣n một vị Thiếu Tá bác sĩ ở bệnh xá. Tôi liền tŕnh bày nhanh qua điện thoại t́nh trạng của Chuẩn Tướng Tư Lệnh. Chờ một lúc sau, ông Thiếu Tá bác sĩ lái chiếc xe jeep cứu thương đến văn pḥng Tư Lệnh. Chúng tôi đặt Chuẩn Tướng Tư Lệnh nằm trên băng ca và chờ ông xuống bệnh xá Sư Đoàn ngay. Lúc này ông đă mê man bất tỉnh. Tại bệnh xá, sau một hồi tận lực cứu cấp, vị thiếu tá bác sĩ buồn rầu báo cho tôi biết, v́ thuốc độc đă ngấm vào máu khá lâu, Chuẩn Tướng Tư Lệnh không qua được cơn nguy kịch...

    Chúng tôi lặng lẽ lau mặt cho ông, đặt ông nằm ngay ngắn trên băng ca và đứng nghiêm chào vị Tư Lệnh đáng kính lần cuối. Sau khi lấy chăn đậy thi hài ông lại, tôi trở về doanh trại thu xếp đồ đạc, và quyết định khuya nay sẽ về Sài G̣n báo tin cho gia đ́nh ông biết...

    Khi về đến Sài G̣n, tôi được biết gia đ́nh Tư Lệnh gồm vợ, con và mẹ đă chạy vào lánh nạn ở nhà thương Grall. Sau khi gặp được gia đ́nh ông trong nhà thương, gia đ́nh ông quyết định bằng mọi cách phải mang xác ông về Sài G̣n.

    Sáng sớm hôm 01/05/75, mẹ ông và tôi, một già một trẻ, bao nguyên chiếc xe lambretta loại ba bánh xuống căn cứ Đồng Tâm. Chúng tôi đến nơi vào khoảng 10 giờ sáng. Khác với hôm qua, hôm nay căn cứ tràn ngập người ra vào. Kẻ t́m con, người t́m chồng, kẻ đi hôi của v.v... Xe Honda chạy loạn xạ trong căn cứ. Khi xe lam của chúng tôi chạy đến cổng th́ gặp một bộ đội cộng sản địa phương chận lại. Như đă sắp đặt trước, mẹ của Tư Lệnh xuống xe mếu máo: "Con ơi, má có thằng con bị bắt đi quân dịch, nghe nói đâu nó chết hôm qua, cho má vào nhận xác nó đi con! Tội nghiệp má quá, ḥa b́nh rồi con ai cũng về nhà, riêng con má, không về nữạ..." Nói xong, không đợi cho tên bộ đội trả lời, bà giục tôi lên xe và hối tài xế xe lam chạy lẹ vào căn cứ. Tên bộ đội trẻ cứ đứng há hốc miệng ra nh́n, chẳng hiểu ra sao cả...Tôi hướng dẫn tài xế xuống bệnh xá sư đoàn. Sau đó cùng khiêng thi hài Tư Lệnh lên xe, và đưa về Sài G̣n. Về đến nhà thương Grall th́ trời đă tối hẳn. Người ta xầm x́ báo cho nhau biết chiều nay, ở đây, vừa cử hành đám tang Tướng Phạm Văn Phú. Phần tôi lúc này quá mệt mỏi, đầu óc vô cùng căng thẳng, không biết vợ con hiện giờ ở đâu...

    Sau khi tẩm liệm xác Tư Lệnh xong, tôi đứng yên lặng nh́n ông lần cuối, không dám chào theo nghi thức quân đội v́ sợ Tư Lệnh bị lộ tung tích, gia đ́nh ông sẽ gặp nhiều phiền toái. Cuối cùng, tôi cũng phải từ giă vị Tư Lệnh đáng kính với hai hàng nước mắt đầm đề về t́m vợ con...

    Tôi cũng xin nhắc lại một chi tiết đáng lưu ư, trước ngày 30/04/75 một tuần lễ, TT Nguyễn Văn Thiệu có phái một chiếc trực thăng xuống căn cứ Đồng Tâm đón Chuẩn Tướng Tư Lệnh về Sài C̣n, nhưng ông đă từ chối. Ông chỉ cho vợ con về Sài G̣n, và sau cùng ông đă chọn một cái chết anh hùng như tôi đă kể cho anh nghe...
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-06-2011 at 12:25 PM.

  2. #52
    HangChot
    Khách

    Thật vui mừng v́ Anh đă tiếp tục ở lại cống hiến !

    Kính thưa Anh Nguyễn Hùng Kiệt !

    Chúng ta chỉ nên mất đúng 30 giây trong cuộc đời cho sự việc dưới đây, không hơn không kém, mà nó giúp lư giải tiêu đề " Thật vui.." trên, và bản chất sự việc đó chỉ đáng bố thí ngần ấy thời giờ thôi !

    Nhớ lại thời kỳ Miền Nam mở rộng ṿng tay để tiếp nhận đồng bào di cư, diễn đàn VL cũng có một việc tiêp nhận di cư tương tự vào cuối tháng 3 vừa qua ! Đồng bào di cư vào Nam đă chí thú làm ăn và thực tế đă đóng góp đáng kể vào đời sống KT của vùng đất đă cưu mang họ, trong khi đoàn di cư thời hiện đại có làm nên được ǵ hay không th́ có lẻ chỉ có họ biết rỏ. Trong khi là người Việt được thụ hưởng nền giáo dục nhân bản trước biến cố 300475, th́ khi ta bất đắc dĩ phải tạm trú thụ nhận ḷng hiếu khách của gia chủ, ta luôn luôn nhớ nằm ḷng cách ăn ở cư xử nhả nhặn khiêm tốn nhẹ nhàng !
    Mọi biễu hiện Kiêu ngạo, khinh mạn, khoa trương... đều buộc những người có lương tri chỉ có thể hiểu theo một cách : Giống hệt những cái đám quần cư hạ đẳng tụ tập khắp nơi trên đất mẹ mà thường được biết dưới tên gọi : phố tàu, khu tàu... !
    Người ta tránh như tránh băi rác xú uế ! Và v́ thế "Thật vui mừng v́ Anh đă tiếp tục ở lại cống hiến !"
    Đă từ lâu VL là món ăn tinh thần, và trong đó không thể nào thiếu những đóng góp rất thâm niên của Anh !
    Cầu mong Anh mạnh khỏe, Hạnh phúc, B́nh an để độc giả măi được Anh phục vụ.
    Thân mến !

    S/P: trước khi là Nick đă từng là khách :
    Thread: Little Saigon biểu t́nh kêu gọi thay đổi chế độ tại Việt Nam

    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...%E1%BB%87t-Nam

  3. #53
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    TƯỚNG QUÂN LÊ VĂN HƯNG TƯ LỆNH PHÓ QUÂN ĐOÀN 4 : VỊ QUỐC VONG THÂN TỐI 30.4.1975

    12.

    CHUẨN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG TƯ LỆNH PHÓ QUÂN ĐOÀN 4 : VỊ QUỐC VONG THÂN TỐI 30.4.1975






    PHÙ HIỆU SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ






    PHÙ HIỆU SƯ ĐOÀN 21 BỘ BINH : SẤM SÉT MIỀN TÂY -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ





    PHÙ HIÊU : QUÂN ĐOÀN 4 -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ












    Brigadier Gen. Lê Văn Hưng 1933 : 5th Infandry Division Commander - 21st Infandry Division Commander-- IV Corps Deputy Commander (1975)



    TƯỚNG QUÂN LÊ VĂN HƯNG : NGUYÊN TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH -TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 21 BỘ BINH--TƯ LỆNH PHÓ QUÂN ĐOÀN 4 - TUẪN TIẾT TỐI 30.4.1975 , KHI MỚI 42 TUỔI .




    SỰ THẬT VỀ TUẪN TIẾT CUẢ

    TƯỚNG QUÂN LÊ VĂN HƯNG

    Bài Viết của Phu Nhân Tướng Lê Văn Hưng

    Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi c̣n nhớ rơ lời ông Thiệu nói: "Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội c̣n Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào c̣n một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ." Lời tuyên bố của ông Thiệu đă gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đă bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đă vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, t́m nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.

    Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lănh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đă mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đày yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. C̣n mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta c̣n đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không ? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đă bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.

    Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH khiến ḷng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, tả tơi manh giáp, không người chỉ huy, cuống quưt chạy như đàn vịt bị săn đuổi. Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ. Họ th́ thào bảo nhau: "Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đă cao bay xa chạy, c̣n đánh đấm ǵ nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đă trốn đi ngoại quốc, chúng ta c̣n đánh làm ǵ." Họ c̣n hỏi nhau: "Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?" Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan ră. Lại có những câu hỏi: "Quân không Tướng chỉ huy th́ sao?" Có những kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai: "Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái ǵ! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng."

    Lời phê b́nh của những kẻ bất măn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp, thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối, làm cho quân đội bị nhục, th́ cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ, lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất măn ấy đă vô t́nh hay cố ư không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ, giữa các Tướng Lănh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân.

    Có nhiều người đă nêu lên câu hỏi với tôi: "Tại sao Tướng Nam, Tướng Hưng chết làm chi cho uổng? Tại sao các ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang ngoại quốc?" Lại có người nghiêm khắc trách tôi: "Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?" Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lănh, hoặc c̣n ở trong tù, hoặc đă an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe những lời phê b́nh ấy, tim tôi đau nhói. Tôi tôn trọng sự nhận xét "theo tầm hiểu biết của họ". Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đă, đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương, để trả lời những người đă nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đă có những lời chỉ trích nên b́nh tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán v́...những vị Tướng Lănh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay nhục nhă trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đă từng xông pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lănh, đă từng khắc phục gian nguy, xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng "buông súng" rồi giản dị xuôi tay tự sát hay sao?

    Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi: "Thưa toàn thể quư vị sĩ quan QLVNCH. Ngày quư vị nhận lănh chiếc mũ sĩ quan của trường Vơ Bị, quư vị c̣n nhớ sáu chữ ǵ trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quư vị trịnh trọng đội lên đầu là: "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm." Ngày măn khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quư vị hẳn nhớ? Cũng như những điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc ḷng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi, v́ thật t́nh tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất cả sự thật về cái chết của hai vị Tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng. Hai vị Tướng này đă ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4. Viên cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bă bỏ đi.

    Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sài C̣n ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong ṿng 24 tiếng đồng hồ, th́ chính lúc "kế hoạch hành quân mật của hai Tướng Nam Hưng đă hoàn tất."

    Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đă dùng t́nh cảm chiến hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc đó muốn đ̣ xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào. Nhiều lần, qua cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đă luôn khẳng định: "Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng."

    Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, và rồi v́ hoàn cảnh đắm ch́m của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực nên cụ Hương đă trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi "ông Tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ ḿnh kư tên đâng nước Việt Nam cho Cộng Sản." Vị Tướng Lănh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh đất nước, và t́nh h́nh chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ huy đầu năo đă trốn hết, th́ c̣n chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai? Tóm lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Hạnh đă không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng.

    Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ khi nhớ đến một số sĩ quan binh sĩ đă bật oà khóc lên khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Anh em đă ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào ḷng nức nở. Có những chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định đă không chịu đầu hàng. Họ đă tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời ḿnh. Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và hùng thế đấy.

    Trong khi Sài G̣n bỏ ngỏ đầu hàng th́ Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối. Kế hoạch hành quân đă thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng. Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đă lọt vào tay giặc Cộng.

    Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1974, dân chúng nhốn nháo hoang mang. Đă có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xă, cảnh náo loạn đáng buồn chưa từng có đă xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu đă ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân nào đă bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy tŕ an ninh trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, ḥ hét như lũ điên. Chắc chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ư đồ gây rối loạn áp đảo tinh thần binh sĩ.

    Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn c̣n liên lạc với các cánh quân chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xă Cần Thơ để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh ṿng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đă điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành quân bắt đầu. Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn vị th́ mới hay họ chưa biết tư ǵ về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết, ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này.

    T́m kiếm Đại Tá anh ninh, người mà đă lănh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành quân mật đến các đơn vị, th́ mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đă đưa vợ con t́m đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới quyền. Ông này cũng đă cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có thầy, có tṛ. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đă biến mất. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi ṿng lên, răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội hèn nhát làm găy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nh́n tôi như muốn hỏi : "Có đồng ư đem con lánh nạn không?" Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, t́m sống riêng, bỏ mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi: "Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?" Tôi đáp: "Th́ cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản."

    Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi b́nh tĩnh thu xếp cho cái chết sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. Bốn giờ 45 chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn pḥng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú. Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ơ nhục sắp tới giữa Thiếu Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều ngày 30 tháng 4, khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục chạm súng ở các tiểu khu. Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng các đơn vị trưởng ở chung quanh ṿng đai thị xă Cần Thơ về họp.

    Sáu giờ 30 chiều ngày 30 tháng 4, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn. Họ gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xă, yêu cầu: "Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục. Nhưng xin Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xă. Cần Thơ sẽ nát tan, thành b́nh địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đă như thế này rồi, xin Thiếu Tướng hăy v́ dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh khí khái, can cường..." Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau ḷng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đă pháo kích nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ c̣n khiếp đảm. Hưng như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở nụ cười trả lời: "Xin các ông yên ḷng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh gây thiệt hại cho dân chúng." Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi: "Em c̣n nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông, rồi cũng v́ dân chúng mà cụ Phan Đă nhún ḿnh nhường thêm ba tỉnh miền tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh Giản đăn nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh." Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp: "Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nh́n Việt Cộng tràn vào."

    Sáu giờ 45 chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng, hỏi t́nh h́nh các nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xă đến yêu cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông đă cho thu băng lời lêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần nữa, sự gây đổ đau ḷng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay v́ phát thanh cuốn băng của Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không c̣n níu kéo được sự tin tưởng nơi dân chúng và binh sĩ được nữa. Hàng ngũ các đơn vị đă thưa thớt lại càng thêm thưa thớt.

    Bây giờ 7 giờ 30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn pḥng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh: "Hoàng, em đă hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xă Cần Thơ. Quắc đôi mắt sáng, Hưng nh́n tôi dằn giọng: "Em phải sống ở lại nuôi con." Tôi hoảng hốt: "Ḱa ḿnh, sao ḿnh đổi ư?" "Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con." "Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay ḿnh làm chuyện đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta cùng chết một lúc." "Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van ḿnh. Chịu nhục, cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quư vinh hoa địa vị hăy đề pḥng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ, giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi ḷn, nhục nhă để nuôi con và cũng nuôi luôn ư chí để có ngày c̣n phục hận cho đất nước chúng ta." "Nếu v́ con, ḿnh thương con, sao ḿnh không đi ngoại quốc?" Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nh́n tôi trách móc: "Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?" Biết ḿnh vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi: "Xin ḿnh tha thứ. Chẳng qua v́ quá thương ḿnh nên em mới nói thế."

    Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh: "Nghe anh nói đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không gao giờ trốn chạy. Mấy ngàn binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ t́m sống riêng ḿnh sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ th́ rút cũng không kịp nữa, v́ vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực th́ không cầm cự được lâu. Đă muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, th́ gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào." Tôi phát run lên hỏi: "Nhưng ḿnh ơi, c̣n em? em phải làm ǵ trong lúc này?" Nắm chặt tay tôi, Hưng nói: "Vợ chồng t́nh nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ư chí ḱnh ngư. Gắng chịu nhục. Dù phải chịu trăm ngàn sự nhục nhă để nuôi con, để phục hận cho quê hương. Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. V́ anh, v́ con, v́ nợ nước, t́nh nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van ḿnh, anh van ḿnh."

    Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy: "Vâng, em xin nghe lời ḿnh." Hưng sợ tôi đổi ư, tiếp lời thúc giục: "Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi." "Em xin hứa. Em xin hứa ḿnh ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện. Nếu Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em có quyền tự sát theo ḿnh chứ?" Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ư, và ra lệnh cho tôi: "Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh." ....
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-06-2011 at 09:06 PM.

  4. #54
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022





    Brigadier Gen. Lê Văn Hưng 1933 : 5th Infandry Division Commander - 21st Infandry Division Commander-- IV Corps Deputy Commander (1975)



    Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc pḥng. Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói: "Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ ḿnh hăy giữ nó." Chúng tôi nh́n nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi: "Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên." Khi mẹ tôi và các con lên văn pḥng, Hưng nói rơ cho mẹ tôi hiểu v́ sao người phải chết và tôi phải sống.

    Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ quan binh sĩ c̣n tụ họp dưới nhà lên văn pḥng. Mọi người đứng xếp hàng nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dơng dạc nói: "Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh đă biết, cuộc hành quân chưa chi đă bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản công vào phút chót là v́ dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích bừa băi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đă từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để xây dựng nhau. Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng ḷng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, th́ phải chết theo thành, theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết rồi, các anh hăy về với gia đ́nh, vợ con. Nhớ rơ lời tôi căn dặn: Đừng bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ h́nh thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh."

    Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm: "Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả." Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi. Yêu cầu mẹ tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người phải ra ngoài.

    Không ai chịu đi. Hưng phải sô từng người ra cửa. Tôi van xin: "Ḿnh cho em ở lại chứng kiến ḿnh chết." Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn pḥng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa: "Nghĩa trở lại với tôi." Tôi bảo Giêng t́m dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ. Tiếng nổ nghe chát chúa. Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8 giờ 45 phút tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đă chết. Giêng run run lấy dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách ḿnh nhường tôi chạy vào pḥng trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rảy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi: "Ḿnh, ḿnh ơi! Ḿnh c̣n lời ǵ dặn ḍ em nữa không?" Hưng không c̣n trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở: "Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!" Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người. Nghĩa vẫn gào khóc: "Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!"

    Tôi bảo Giêng: "Nói Ḥa đưa Hải, Hà, Quốc lên nh́n xác ba lần cuối. Dặn Phương cho Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào chũng phải ngăn chận Việt Cộng." Tôi đi t́m đầu đạn và đuôi đạn. C̣n khẩu súng, lạ lùng thay không biết khẩu súng ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu. Trước khi hồn lià xác, với ư chí cuối cùng, người c̣n b́nh tĩnh nhét khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc dộng, quên lời hứa, tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba, bé mở tṛn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi khi.

    Nghĩa điện thoại khắp nơi t́m Thiếu Tướng Nam, không thấy trả lời. Tôi vội vă mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng. Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng 4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang: "Alô, Alô, ai đây?" "Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây." Tôi bàng hoàng: "Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?" Tôi cố gắng giữ giọng nói cho b́nh thường, để Cẩn không nhận biết sự việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi: "Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút." Tôi lúng túng vài giây: "Ông đang điều động quân ngoài kia." "Chị chạy ra tŕnh Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?" "Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé." Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nh́n xác Hưng rồi nh́n sang Nghĩa tôi hỏi: "Đại Tá Cẩn đ̣i gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?" Nghĩa lúng túng: "Cô nói Thiếu Tướng chết rồi." "Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng."

    Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng. Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt: "Thiếu Tướng không thể vào được. Cẩn cần ǵ cứ nói. T́nh h́nh ở Chương Thiện ra sao? Anh c̣n đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra sao?" "Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng c̣n giữ y lịnh không?" "Cẩn vui ḷng chờ chút." Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu văn t́nh thế. Nhưng tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định: "Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?" Cẩn đáp thật nhanh; "Lúc nào cũng sẵn sang, chớ chị!" "Tốt lắm, vậy th́ y lịnh." "Dạ, cám ơn chị." Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ: "Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!"

    "Anh Cẩn ơi, hồn linh anh có phảng phất đâu đay, khi tôi ngồi viết lại những ḍng này, nước mắt rơi trên giấy, Anh có biết cho rằng trả lời điện thoại với anh rồi, tôi đau khổ tột cùng không? Tha thứ cho tôi!" Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đă chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh đă hiên ngang hào hùng đến giờ phút chót của cuộc đời. Hiểu rơ Hưng, hiểu rơ tôi, bên kia thế giới không thù hận, chắc anh hiểu rơ tâm trạng của tôi lúc bấy giờ, hẳn anh tha thứ cho tôi?" Kính thưa toàn thể quư vị thuộc thân bằng quyến thuộc của Đại Tá Cẩn. Kính thưa quư vị đă đọc những gịng chữ này. Xin quư vị chớ trách tôi sao dám quyết định. Ngộ biến tùng quyền. Tướng Hưng đă chết. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chưa liên lạc được. Vợ người lính nghĩa quân trưởng đồn, khi Việt Cộng tấn công, chồng chị bị tử thương, chị đă thay chồng phản công ác liệt. Tôi không thể để một người như Hồ Ngọc Cẩn đưa tay đầu hàng, hạ ḿnh trước Việt Cộng vào dinh tỉnh trưởng Chương Thiện.

    Mười một giờ đêm ngày 30 tháng 4, 1975. Điện thoại lại reo. Lần này, chính giọng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam: "Alô, chị Hưng!" Tôi vừa khóc, vừa đáp lời Thiếu Tướng: "Thưa Thiếu Tướng..." Giọng Tướng Nam buồn bă u uất: "Tôi biết rồi, chị Hưng. tôi chia buồn với chị, nghe chị Hưng." tôi vẫn nức nở: "Thiếu Tướng nghĩ sao về kế hoạch đă găy đổ?" "Hưng đă nói với chị nghe hết rồi hả? Đành vậy thôi. Không phải lỗi chúng ta hèn nhát hay bỏ cuộc. Sự sụp đổ không cứu văn được v́ lệnh hành quân không được Đại Tá...thi hành, phóng đồ và lệnh không tới tay các đơn vị trưởng, lời yêu cầu của dân chúng, lời kêu gọi của tôi quá muộn màng, không hiệu quả, khó cứu văn nổi t́nh h́nh." Nói đến đây, Thiếu Tướng Nam hỏi tôi: "Chị biết vụ đài phát thanh bị nội ứng chứ?" "Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng đă vậy. Bây giờ Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không?" "Chị quên c̣n dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, c̣n ḿnh th́...Đàng chị thế nào?" "Thưa Thiếu Tướng, chúng nó đă tràn đầy dưới nhà. Có vài tên định nhào lên, nhưng bị Giêng cương quyết đuổi xuống. Hiện chúng đang thu dọn tài sản. "C̣n mấy chú đâu hết?" "Chỉ có Nghĩa và vài ba người lính ở lại. C̣n tất cả đă bỏ đi hết. Hưng đă chết rồi, tôi không màng đến tài sản. Miễn là chúng đừng đụng đến xác Hưng." "Chị tẩm liệm Hưng chưa?" "Thưa chưa. Vừa tắm rửa, thay quần áo xong th́ Thiếu Tướng gọi tới." "Chị nên tẩm liệm Hưng ngay đi. Tôi sợ không c̣n kịp. chúng nó sẽ không để yên."

    "Thiếu Tướng c̣n dạy thêm điều ǵ không? Chẳng lẽ Thiếu Tướng chịu đầu hàng thật sao?" Người thở dài trong máy. Người nói những lời mà đến chết tôi cũng sẽ không quên: "Số phận Việt Nam khốn nạn thế đó, chị Hưng ơi! Tôi và Hưng đă sắp đặt tỉ mỉ, hoàn tất kế hoạch xong xuôi, c̣n bị phản bội giờ chót." Người chép miệng thở dài: "Thôi chị Hưng ơi." Bỗng giọng người trầm xuống, ngậm ngùi: "Hưng chết rồi, chắc tôi cũng chết! Chúng tôi làm Tướng mà không giữ được nước th́ phải chết theo nước." Giọng người b́nh tĩnh và rắn rỏi: "Cố gắng can đảm lên nhé chị Hưng. chị phải sống v́ mấy đứa nhỏ. Đêm nay có ǵ nguy cấp, nhớ gọi tôi. Nếu gọi không được, dặn Nghĩa gọi Thụy, lấy mật mă mới." "Dạ, cám ơn Thiếu Tướng."

    Nói chuyện với Thiếu Tướng xong, tôi bước ra lan can nh́n xuống. — dưới sân, sĩ quan và lính tráng đă đi hết. Trừ có Nghĩa c̣n ở lại. Cổng rào bỏ ngỏ. Gío thổi đong đưa cánh cửa rít lên những tiếng kẽo kẹt bi ai. Mảnh trăng cuối tuần 19 tháng 3 âm lịch chênh chếch soi, vẻ ảm đạm thê lương như xót thương cho số phận Việt Nam Cộng Ḥa, cho tṛ đời bể dâu hưng phế. Viết đến đây, tôi nhớ lại từng lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, của Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương thiện Hồ Ngọc Cẩn. Trọn đời tôi, làm sao tôi có thể quên giọng nói gấp rút của anh Cẩn, giọng trầm buồn của Tướng Nam.

    Bảy giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải trở lại Quân Y Viện ngay v́ Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đă tự sát, xác c̣n nằm tại Quân Y Viện. Tướng Nam đă bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975. cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng, uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi đă linh cảm, biết trước chuyện ǵ sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi Tướng Nam c̣n nằm đó, cầu nguyện: Xin Thiếu Tướng tha thứ. Tôi không dám bỏ xác Hưng để đến vuốt mắt Thiếu Tướng và lo việc tẩm liệm cho Thiếu Tướng. Bây giờ linh hồn của Thiếu Tướng đă gặp Hưng, xin linh thiêng pḥ hộ cho mẹ con tôi thoát khỏi tay Cộng Sản. Xin thương xót cho quê hương, cho dân tộc chúng ta. Xin thương xót cho toàn thể anh em binh sĩ.

    Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đă mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. Tám giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt Hưng hé mở, nh́n lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai gịng lệ chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên.

    Người khóc cho quê hương đất nước bắt đầu đắm ch́m trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho lúc đến chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại, làm hỏng kế hoạch của hai người. Chớ không ai lên tiếng nặng lời trách móc vị Đại Tá kia. Xin quư vị hiểu rơ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ con và gia đ́nh hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi ḷng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở lại.

    Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh cũng không nâng đỡ nổi ṭa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng, một ngày chúng ta c̣n mang trong người ḍng máu của dân tộc Lạc Hồng, c̣n hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta c̣n nợ nần quê hương. Đó là món nợ thiêng liêng và cao quư mà ngôn từ loài người chưa thể diễn tả được sát nghĩa, và thật đúng ư. Sao chúng ta không noi gương oanh liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ư chí bất khuất của tiền nhân, để trang trải món nợ ân t́nh đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích, hăm hại, đạp chà nhau, để rồi vô t́nh làm lợi cho bọn cướp nươc Cộng Sản?

    Đọc những ǵ tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi, đă hiểu tất cả sự thật v́ sao Tướng Nam và Tướng Hưng đă phải tự sát để bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo ḷng người quân tử. Chúng ta, những người c̣n sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: "Chúng ta đă làm được ǵ cho đừng hổ thẹn với những người đă nằm xuống? Họ đă nằm xuống không phải là v́ họ hèn nhát! Họ đă nằm xuống là v́ muốn bảo toàn sáu chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Nếu chưa làm được ǵ cho quê hương, xin hăy thận trọng lời phê phán vô ư thức. Đừng vô t́nh thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho tổ quốc.

    Bà Lê Văn Hưng
    nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-06-2011 at 09:07 PM.

  5. #55
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    LỜI KẾT : VINH DANH VÀ TƯỞNG NIỆM NGÔ TỔNG THỐNG -ÔNG CỐ VẤN TỐI CAO VÀ 22 VỊ TƯỚNG LĂNH VỊ QUỐC VONG THÂN 1954-1975

    LỜI KẾT : VINH DANH VÀ TƯỞNG NIỆM NGÔ TỔNG THỐNG -ÔNG CỐ VẤN TỐI CAO NGÔ Đ̀NH NHU : TƯ LỆNH BỘ CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ VÀ 22 VỊ TƯỚNG LĂNH VỊ QUỐC VONG THÂN 1954-1975






    QUÂN HIỆU KỲ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ
















    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 21-06-2011 at 01:23 AM.

  6. #56
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    22 VỊ TƯỚNG LĂNH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ VỊ QUỐC VONG THÂN








    22 VỊ TƯỚNG LĂNH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ VỊ QUỐC VONG THÂN :

    1 ĐẠI TƯỚNG HY SINH 1971

    4 TRUNG TƯỚNG : 1 VỊ HY SINH 1955 ,1 VỊ HY SINH 1970 ,1 VỊ HY SINH 1972, 1 VỊ HY SINH 1975 .

    5 THIẾU TƯỚNG : 1 VỊ HY SINH 1968 , 2 VỊ HY SINH MUÀ HÈ ĐỎ LỮA , 2 VỊ TUẪN TIẾT 1975 .

    12 CHUẨN TƯỚNG : 1 VỊ HY SINH 1968 , 1 VỊ HY SINH 1969, 1 VỊ HY SINH 1970, 1 VỊ HY SINH 1971 , 4 VỊ HY SINH MUÀ HÈ ĐỎ LỬA 1972 , 4 VỊ HY SINH VÀ TUẪN TIẾT 1975 .



    THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

    Kính Dâng Anh Linh : Ngô Tổng Thống , Ông Cố Vấn Tối Cao Tư Lệnh : Bộ Chiến Tranh Ngoại Lệ , Cùng 22 Vị Tướng Lănh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà , Và Trên 300 Ngàn Sĩ Quan, Chiến Binh Đă Bỏ Ḿnh V́ Đại Nghĩa


    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 25-06-2011 at 02:55 AM.

  7. #57
    HangChot
    Khách

    Thậm Xưng !

    Ai là Lảnh Tụ Việt Nam Vĩ Đại Nhất trong thế kỷ 20 ! Trăm năm mới có một ?
    Xin thưa : Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm !
    Ai là Mưu Sĩ Cố vấn đại tài nhất mà Việt Nam kể từ TK 20 tính đi th́ 500 năm mới có một ?
    Xin thưa : Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu !
    Ai là Lảnh Tụ Việt Nam Vĩ Đại Nhất trong lịch sử Dân tộc ! Năm Ngàn năm mới có một ?
    Xin thưa : Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ !
    Ai là Mưu Sĩ Cố vấn đại tài nhất trong lịch sử Dân tộc ! Năm Ngàn năm mới có một ?
    Xin thưa : Nguyễn Trăi là ngôi đầu, dưới một bậc : Ngô Thời Nhiệm
    Ai là Người mách nước, tiên liệu, trợ giúp hữu hiệu và không bao giờ rời bỏ Dân tộc Việt Nam ?
    Xin thưa : Trạng Tŕnh Nguyễn Bĩnh Khiêm
    Binh thư nào luôn có giá trị cho Dân Tộc Việt trong mọi giai đoạn binh biến ?
    Xin thưa : Binh Thư Yếu Lược và Tây Sơn Binh Bố Luận !

  8. #58
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ GIỜ THỨ 25- RVNAF soldiers during their last day.

    QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ GIỜ THỨ 25.


























    THÀNH KÍNH PHÂN ƯU


    HỎA CHÂU HIU HẮT
    CHIẾN TRƯỜNG XƯA

    Ư -Yên

    Hai chín tháng Tư trên kháng tuyến
    Ngăn giặc tràn về cửa Miền Đông
    Ba mươi tháng Tư, lệnh ngưng chiến
    Mưa ngập cơi bờ mưa khóc non sông

    Ba mươi tháng Tư
    Đàn ḅ vào thành phố
    Trận mưa trái mùa giăng mắc từng cơn
    “ Mưa trên phố phường, mưa trên cờ đỏ”
    Gió u buồn hun hút hận Trường Sơn.

    Mùng một tháng Năm, theo xa lộ
    Gặp người vợ trẻ hỏi tin chồng
    Lác đác ven đường xanh mộ cỏ,
    Súng cắm ngược đầu ngơ ngác thinh không
    Hỡi người lính trẻ chưa tṛn mộng
    Về ḷng đất mẹ, tuổi tang bồng
    Một quê hương bật khóc.

    Ba mươi tháng Tư nức nở muôn ḷng
    Từ đó, triệu người con biệt xứ
    Triệu người t́m biển đông
    Mặt trời không bao giờ lặn
    Trên khắp cộng đồng
    Hỏa châu ngày nào như vẫn sáng
    Soi đường đi soi nẻo chờ mong.
    Mặt trời không bao giờ tắt
    Trên hướng vời trông
    Tâm tư buồn gởi non sông. Ngày nào



    BÀI THƠ cho THÁNG TƯ ĐEN

    (Gởi về Quê hương và Đồng bào Việt Nam thân mến)

    Ngô Minh Hằng

    Năm tháng theo nhau rụng xuống đời
    Tháng Tư lại đến, biển sầu khơi !
    Tháng Tư này nữa là bao nhỉ
    Mà vẫn xa quê, sống phận hời ???

    Tóc đă phai xanh, tuổi đă chiều
    Chưa ngày thanh thản, vẫn đăm chiêu
    Phần thương dân tộc trong sầu tủi
    Phần xót quê hương đỏ giáo điều …

    Hỡi những trái tim, những tấm ḷng
    Cơ trời vận nước buổi suy vong
    Hăy xin ǵn giữ niềm trung nghĩa
    Đừng để ngàn sau hổ giống ḍng

    Đừng để tàn phai nét đẹp xưa
    Của trang thanh sử, dẫu giao mùa
    Chao ơi, từ đỏ cơn hồng thủy
    Bao kẻ xuôi ḍng theo gió mưa !!!

    Nh́n những ḷng thay, những nắng phai
    Mà tim thổn thức nhịp u hoài
    Mà đau mà xót niềm hưng phế
    Thương bóng Loa Thành, thương Ức Trai !

    Giọt lệ đôi phen đă ngỡ ngàng
    Khi người đổi bến, kẻ sang ngang

    Thịnh suy mới rơ đời đen trắng
    Mới thấy thau kia lẫn với vàng !

    Dốc thẳm, đường chênh vắng bóng người
    Âm thầm chiến sĩ bước đơn côi
    Con thuyền chính nghĩa, ḷng son sắt
    Xin chớ phong ba măi dập vùi !

    Mấy chục năm dài vẫn đợi mong
    Đợi anh góp sức, chị chung ḷng
    Đứng lên trừ hết loài gian ác
    Để trả cho tṛn nợ núi sông

    Rồi sẽ b́nh minh rực tháng Tư
    Quê hương nhất định hết lao tù
    Cờ Vàng tô thắm khung trời Việt
    Tổ quốc vinh quang, sạch bóng thù


    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 21-06-2011 at 08:24 AM.

  9. #59
    Member
    Join Date
    05-06-2011
    Location
    - usa
    Posts
    14

    nhân ngày 19/6

    Xin một phút mặc niệm, tưởng nhớ đến con chim đầu đàn đả gẩy cánh.

  10. #60
    Member
    Join Date
    05-06-2011
    Location
    - usa
    Posts
    14

    xin nói lại cho rỏ

    v́ tưởng sẻ replay dưới mục của tướng Lê Nguyên Vy s/đ 5BB không ngờ lại sang đây ,thành thật xin lổi.Xin cám ơn anh Ng Hùng Kiệt đả đưa tin

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. VINH DANH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 37
    Last Post: 12-06-2012, 06:35 AM
  2. Replies: 28
    Last Post: 16-07-2011, 04:58 AM
  3. Replies: 10
    Last Post: 18-06-2011, 04:04 PM
  4. THƯ MỜI THAM DỰ ĐÊM VĂN NGHỆ VINH DANH CHIẾN SĨ QUÂN LỰC VNCH
    By NguyễnQuân in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 12-06-2011, 07:25 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 17-11-2010, 04:08 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •