Results 1 to 2 of 2

Thread: Khi cảnh sát giao thông trở thành kẻ giết người

  1. #1
    Administrator Thương Dân's Avatar
    Join Date
    30-07-2010
    Posts
    898

    Khi cảnh sát giao thông trở thành kẻ giết người

    Nguồn: boxitvietnam.net



    Dân phạm luật Công An đuổi cùng giết tận, c̣n Công An phạm luật ???


    Hôm nay, lọ mọ đọc Vnexpress th́ thấy cái tin "CA bắn trúng đùi nữ sinh":

    http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2010/08/3BA1F19B/

    Đọc đến đoạn:

    "Trả lời báo giới sáng 11/8, đại tá Nguyễn Như Tuấn (Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên) khẳng định, việc nữ sinh Trà bị dính đạn ở đùi, có nhiều người chứng kiến nên không thể giấu giếm, bao che", cứ bần thần nghĩ măi, không hiểu do anh phóng viên viết nhầm hay do ông thủ trưởng cơ quan điều tra CA Thái Nguyên nói "dỏm" trước báo đài mà đâm rờn rợn… Hóa ra mạng sống người dân, tức là công lư của nước CHXHCNVN phụ thuộc vào việc "chứng kiến" hay "không chứng kiến".

    Ví như: Anh Thiếu úy kia bắn cô nữ sinh mà chả ai chú ư, chứng kiến th́ chắc sẽ được CA tỉnh Thái Nguyên mà đầu têu là đồng chí thủ trưởng "giấu giếm, bao che" chăng? Trách ǵ lâu nay nhiều vụ công an giết người lan tràn đến vậy! Và trách ǵ gặp anh công an nào cũng thấy gườm gườm như kiểu ḿnh đang sắp vào “tầm ngắm” của anh ta cả. Không lẽ Đảng và Nhà nước lại chủ trương đào tạo một bọn giết người mặc thường phục để giết dân chúng cho cả nước khiếp hăi? Muốn giết ai th́ giết miễn “không ai chứng kiến”?! Vậy th́ đă đến lúc bỏ nước này mà đi chưa đây? Hay là phải có ǵ để chống lại bọn cướp ngày “có thẻ” đó? Mong được cơ quan hữu trách là “đèn trời” chiếu cố soi xuống trả lời cho loại thấp cổ bé miệng như “chúng cháu” chứ tâm trạng “chúng cháu” đây vừa mệt vừa sợ vừa uất lắm rồi.

    http://boxitvn.wordpress.com/2010/08...%B0%E1%BB%9Di/

  2. #2
    Administrator Thương Dân's Avatar
    Join Date
    30-07-2010
    Posts
    898

    Truy sát

    Nguồn: Đào Tuấn Blog

    Vụ cảnh sát mặc đồ dân sự truy đuổi và nổ súng bắn thủng đùi một nữ sinh viên ở Thái Nguyên đang gây ra sự phẫn nộ và lo ngại trong dư luận.

    Không phẫn nộ sao được khi 2 viên cảnh sát đă mặc thường phục, đă chặn bắt, đă truy đuổi, đă nổ đến 2 phát đạn trong đó viên đạn thứ 2 được bắn sau khi xe của nạn nhân đă đổ. Đến khi người dân xung quanh xúm lại chất vấn th́ 2 người mặc thường phục đó mới phân bua là công an đang "truy bắt tội phạm".

    Đó thực sự là một hành vi tội phạm hay là cách lấp liếm, đổ vấy trách nhiệm?

    V́ sao một hành vi vi phạm hành chính lại có thể bị truy sát như đối với trọng phạm? V́ sao CSGT được phép mặc đồ dân sự và nổ súng, tới hai lần, vào người dân?

    Có một t́nh tiết đáng chú ư: Nạn nhân Hoàng Thị Trà, một sinh viên năm thứ 2 khoa Toán Tin, ĐH Sư phạm Thái Nguyên đă bị viên đạn trúng đùi trái, xuyên qua hố xương chậu rồi găm vào tủy xương đùi phải. Với việc đạn xuyên tủy, rất nhiều khả năng chị Trà sẽ tàn tật suốt đời. Và, ngay sau khi nổ súng bắn thành thương một người dân, một sinh viên, một phụ nữ, CA Thành phố Thái Nguyên đă đối phó dư luận, đă che đậy hành vi phạm pháp của 2 viên cảnh sát này bằng cách yêu cầu nhân chứng điều khiển xe (chở chị Trà) phải nhận lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông”. Nhân chứng đă không chấp nhận lỗi này. Nhận sao được khi anh ta bất thần bị những người mặc đồ dân sự chặn đường. Nhận sao được khi hoàn toàn không có dấu hiệu ǵ để phân biệt những người truy đuổi và nổ súng đó là cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ dân hay những tên cướp của giết người.

    Những công dân chúng ta hoàn toàn có quyền lo lắng cho số phận của ḿnh. Chúng ta đang đứng trước nguy cơ rất lớn khi bất kỳ lúc nào, tại bất cứ con đường nào cũng có thể bị khiêng lên xe 05, thậm chí vào thẳng nhà xác chỉ v́ chót quên, hay vừa mất chiếc mũ bảo hiểm?!

    Những giải thích sau đó của 2 tên sát nhân mặc áo Công an, rằng "Súng cướp c̣", càng làm dư luận phẫn nộ hơn. Có người đă nói mỉa mai và cay đắng rằng cần phải xem lại "tŕnh độ dùng súng", nói rộng hơn, phải xem lại "Tŕnh độ nghiệp vụ của công an nhân dân" ngày nay, khi mà những vụ súng cướp c̣, hoặc "chỉ bắn chỉ thiên" trúng vào nạn nhân đă xảy ra quá nhiều.

    Ở Nghệ An, thiếu tá CSGT Lưu Văn Năm dùng súng bắn chỉ thiên, nhưng viên đạn "chỉ thiên" lại trúng lưng nạn nhân. Ở Nghi Sơn – Thanh Hóa, súng của công an "cướp c̣", đạn xuyên qua… tay 1 người phụ nữ và găm vào bụng 1 đứa trẻ, làm cháu chết ngay tại chỗ. Ở Bắc Giang, cảnh sát đang ngồi làm việc với một thanh niên, vừa đi ra ngoài, người khác vào th́ thấy người thanh niên đă chết ngồi trên ghế. Và ở Thái Nguyên, súng "cướp c̣" nhưng "không bắn vào cái c̣ của người có súng mà viên đạn lại xuyên thủng đùi cô sinh viên trẻ".

    Đó không phải là những vụ súng cướp c̣, là những phát đạn chỉ thiên cảnh cáo, mà là việc công an dùng súng bắn thẳng vào người dân. Đó là những vụ giết người.

    Một quan chức cấp cao của ngành công an, Thứ trưởng Lê Thế Tiệm đă từng khẳng định, Bộ Công an không cho phép, đă cấm các lực lượng được truy đuổi người vi phạm giao thông với lỗi nhỏ để tránh xảy ra những tai nạn chết người. Ông nói rất rơ ràng, rằng: Trường hợp người dân tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm th́ cần tuyên truyền giáo dục, nếu giữ được th́ phạt c̣n nếu họ sợ hăi bỏ chạy th́ không cần thiết phải đuổi bắt v́ dễ gây tai nạn.

    Nhưng quy định là quy định, c̣n việc truy đuổi vẫn là truy đuổi.

    16 giờ, ngày 6-5, CSGT Công an huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh truy đuổi xe máy BKS 31K1 – 8727 chở ba người không đội mũ bảo hiểm. Đến gần cầu Đá Hát, hai thanh niên ngồi sau nhảy xuống xe, vừa lúc nhóm cảnh sát lao tới áp sát xe máy làm người điều khiển đâm vào một chiếc xe ô tô cùng chiều tử vong tại chỗ.

    Ở Thanh Hóa, dư luận c̣n chưa quên vụ em Phạm Thị Hương (SN 1990), bị CSGT dồn đuổi đến mức lao thẳng xe vào cột điện bên đường. 2 CSGT mặc sắc phục khi thấy tai nạn xảy ra đă quay xe chạy, bỏ mặc nạn nhân nằm bất tỉnh. Phạm Thị Hương, sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Công nghiệp TPHCM phân hiệu tại Thanh Hóa sau đó đă tử vong ở tuổi 19.

    Ở TP HCM, thậm chí c̣n có vụ 2 CSGT Đội An Sương, thượng sĩ Lại Thái B́nh và Nguyễn Đức Minh đă truy đuổi người vi phạm gần 1 km, bắn liền 3 phát đạn (cao su). Đến phát đạn thứ 3, người vi phạm giao thông bị bắn trúng vào đầu, viên đạn găm vào trán, ngay phía trên mắt.

    Trong tất cả các trường hợp kể trên, đều chỉ có dấu hiệu là người vi phạm giao thông không đội mũ bảo hiểm. Truy sát đến cùng và sau đó là "Pằng"- "cướp c̣". Đó có phải là biện pháp mà công an áp dụng để đảm bảo giao thông? Hay là một hành vi đuổi cùng giết tận?!

    http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=3259

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 30-03-2012, 09:38 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 29-12-2011, 10:03 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 29-07-2011, 04:26 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 28-07-2011, 02:15 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •