Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 29

Thread: VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ BỨC TỬ

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ BỨC TỬ



    Tác giả: Đại Tướng Vanuxem
    Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa


    Để kính dâng lên những vị anh hùng trẻ tuổi
    người Việt Nam, người Mỹ và người Pháp,
    những người đă anh dũng nằm xuống
    trong một cuộc chiến cùng chung một mục đích thiêng liêng:
    "TỰ DO CHO TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC "

    Vanuxem


    ---------------------------------------------------------------------

    Xin đốt một nén tâm hương, kính cẩn cầu nguyện cho anh linh
    Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Ḥa
    đă hy sinh cho Tổ Quốc và cho Chánh Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc

    Xin thành tâm kính cẩn cầu nguyện cho tất cả Anh Linh
    Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Ḥa
    đă anh dũng tuẩn tiết hay đă thảm thương chết tức tưởi trong ngục tù cộng sản, hoặc trên đường đi t́m tự do từ sau ngày mất nước 30 tháng 4/1975
    ĐƯỢC SỚM VỀ NƠI AN NGHỈ TRÊN CƠI THIÊN ĐÀNG, CỰC LẠC.
    Dương hiếu Nghĩa


    *****

    THAY LỜI TỰA

    Ngày quốc hận 30/4/1975 đă qua đi trên 20 năm rồi.

    Trong khoản thời gian 20 năm đó đă có rất nhiều người viết hay nói về những ngày cuối cùng của tháng tư đen lịch sử nầy, và gần đây nhất chúng ta thấy có ông Mac Namara cựu bộ trưởng quốc pḥng Hoa Kỳ, với quyển hồi kư "Nh́n Lại Thảm Kịch và Những Bài Học Việt Nam" (In Retrospect, The Tragedy And Lessons Of Việt Nam). Ông cho tung ra quyển nầy vào đúng lúc cộng sản Việt Nam làm lễ lớn khắp nước ăn mừng 20 năm ngày mà họ cho là "Đại Thắng Mùa Xuân", mừng ngày chiến thắng "Mỹ-Ngụy"!

    Hồi kư của ông đă để lộ hẳn cái hèn của một chánh khách Mỹ có tầm cỡ, v́ ông không biết thẹn là đă có hành động phản bội với đồng minh, vừa bàn giao Việt Nam Cộng Ḥa cho bọn cộng sản (nếu không muốn nói là bán đứng), vừa đổ hết trách nhiệm mất nước cho quân dân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa.

    Ông đă khóc (nước mắt cá sấu!) khi bị phỏng vấn trên đài ABC, thật tội nghiệp ! có lẽ khóc v́ quá mắc cở và v́ có quá nhiều mặc cảm tội lỗi trong chiến lược "phải để cho ta bị chiến bại". Ông không hề khóc cho 58,000 quân nhân Mỹ các cấp dưới quyền ông đă phải bị hy sinh oan uổng cho cái "thuyết domino" mà đến giờ nầy ông mới cho là sai, làm tủi hổ vong linh những người đă bỏ ḿnh cho chính nghĩa chống Cộng của Thế Giới Tự Do (trong thời kỳ c̣n chiến tranh lạnh) đồng thời làm nhục cả quân nhân các cấp thuộc đủ mọi quân binh chủng Hoa Kỳ đă từng tham gia anh dũng trong cuộc chiến ở Việt Nam.

    Dĩ nhiên ông cũng không bao giờ nghĩ đến hay nhắc đến quân dân cán chính miền Nam Việt Nam mà hai đời Tổng Thống Hoa Kỳ vẫn gọi và xem họ là người đồng minh kiên cường trong nhiệm vụ chống Cộng, giữ vững tiền đồn chống cộng của Thế Giới Tự Do ở Đông Nam Châu Á.

    Người ta c̣n thấy rơ cái tồi của ngài Mc Namara là ngài "phải khóc" để được Cộng Sản cấp chiếu khán cho ông qua Việt Nam vào tháng 9/95 nầy (cũng lại là quyền lợi trên hết!) chớ không phải khóc v́ trách nhiệm lịch sử của một "kiến trúc sư" về chánh sách của Hoa Kỳ từ thập niên 60 để nướng sống trên 50 ngàn chiến binh Mỹ và trên 3 triệu quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Ḥa.

    Thật đáng tội nghiệp cho một người khoác áo chánh khách Mỹ có tên tuổi như ông mà cho đến 20 năm sau cuộc chiến ông vẫn c̣n chưa hiểu tư ǵ về con người Cộng Sản, măi đến 20 năm sau mới vừa "biết được ta mà chưa biết được người" nên thua nhục là quá đúng!!!

    Bây giờ chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với anh chị em trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản của chúng ta một quyển sách nhỏ có tựa đề là "LA MORT DU VIệT NAM" . Lẽ ra chúng tôi phải dịch là "SỰ SỤP ĐỔ CỦA VIỆT NAM CỘNG H̉A". (Hai chữ "Việt Nam" mà người Pháp thường dùng là để chỉ cho quốc gia VNCH, và "Bắc Việt" là danh từ họ thường gọi để chỉ cho VNDCCH), hoặc để tỏ ḷng kính trọng tác giả chúng tôi phải dịch sát nghĩa là: "Cái chết của nước Việt Nam ", nhưng chúng tôi xin dịch là "Việt Nam Cộng Ḥa bị bức tử" để cho thêm rơ nghĩa sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975.

    Tác giả quyển sách bé nhỏ nầy là Đại Tướng Vanuxem, từng là sĩ quan cao cấp của quân đội Pháp tại chiến trường Bắc Việt cho đến 1954, sau đó thỉnh thoảng vẫn có sang thăm Việt Nam với tư cách một tướng Pháp, thượng khách của Việt Nam Cộng Ḥa.

    Ông là sĩ quan trừ bị trong quân đội Pháp. Lúc bị động viên ông là giáo sư, đă có bằng tiến sĩ Văn Chương (Docteur ès Lettres), bằng tiến sĩ Toán (Agrégé ès Math.) và bằng tiến sĩ Khoa Học (Agrégé ès Sciences). Ông được Tướng De Lattre de Tassigny gọi sang Việt Nam như một sĩ quan tùy viên với cấp bậc trung úy. Nhưng khi sang đến Việt Nam ông lại xin t́nh nguyện ra chỉ huy một đơn vị tác chiến để được ra mặt trận, và xin được phục vụ ở chiến trường Bắc Việt, lúc đó đang thật sôi động. Trong hai năm liền ông được thăng cấp 3 lần, toàn là tại mặt trận. Sau đó ông được gọi về chỉ huy Trường "đào tạo chỉ huy trưởng binh đoàn", với cấp bậc trung tá, rồi đại tá (lúc bấy giờ được gọi nôm na là "cours tactiques", tiền thân của trường Chỉ Huy và Tham Mưu của QLVNCH sau nầy). Hầu hết các tướng lănh của VNCH chúng ta đều xuất thân từ trường nầy.

    Ông là một sĩ quan rất b́nh dân, ăn mặc rất xuề x̣a không giống như các sĩ quan Pháp khác, nhưng tất cả các sĩ quan khóa sinh đều rất mến phục ông sau vài ngày nhập trường v́ tài giảng dạy của ông cũng như về đức tính của ông.

    Sau đó Ông ra coi binh đoàn chiến thuật số 3, hoạt động ở Khu Nam, thuộc lực lượng bộ binh Bắc Việt (Groupement Tactique No 3/ Zone Sud/FTNV). Ông về nước năm 1954 với cấp bậc đại tá và thỉnh thoăng ông vẫn sang VN. Đầu năm 1975 ông có mặt thường trực tại VN và bị cộng sản trục xuất về Pháp khoản tháng 5/75.

    Ông qua đời năm 1982, nhưng trước khi nhắm mắt ông vẫn c̣n nhớ đến VN, nên đă có trao lại cho trung tướng Trần văn Trung Chủ Tịch hội Cựu Chiến Sỉ tại Pháp, lá cờ Việt Nam Cộng Ḥa, một kỹ vật rất quư mà ông đă được Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu B́nh Long trao tặng lúc Ông tháp tùng Tổng Thống Thiệu đáp trực thăng xuống An Lộc trong mùa hè đỏ lửa 1972.

    Đặc biệt từ đầu năm l975 Ông Vanuxem đă thường xuyên có mặt tại Sài G̣n, nên ông đă phân tách rất chính xác về những sự kiện, những nguyên nhân và những hậu quả của sự việc "Việt Nam Cộng Ḥa bị bức tử", chẳng những đối với quốc gia Việt Nam mà c̣n đối với nước Pháp và cả Thế Giới nữa.

    Những nhận xét rất tỷ mỉ và tế nhị, có lúc hơi tếu và lộ vẻ biếm nhẻ, của từng sự việc một mà ông đă đích thân mắt thấy tai nghe tại chỗ trong những ngày lịch sử nầy, khác hẳn những tiếng "khóc dở hơi" của "ngài" Mc Namara.

    Văn ông chan chứa t́nh cảm rạt rào, khóc cho người lính chiến Việt Nam Cộng Ḥa và xót thương cho số phận đau thương của người dân Miền Nam Việt Nam dưới ách thống trị và gông cùm của người Cộng Sản.

    Chúng tôi cố gắng dịch sao cho được sát ư sát nghĩa chừng nào hay chừng nấy, miễn là không "phản ư hay phản nghĩa", v́ tiếng Pháp là tiếng ngoại quốc mà tŕnh độ học vấn của tác giả cao hơn bậc thầy của chúng tôi, trong lúc chúng tôi th́ ngoại ngữ c̣n quá thấp, văn th́ luộm thuộm, chỉ mong sao lột được hết những lời hay ư đẹp của tác giả, những lời tâm t́nh của một người không phải chiến hữu mà như một chiến hữu thân thương, một người không hẳn là một đồng minh mà như một đồng minh trung tín... Hơn thế nữa, về mặt chánh trị và quân sự, đại tướng là một nhân vật thuộc đẳng cấp quốc tế, những nhận xét của ông rất chính xác, có tầm mức chiến lược, đôi lúc ngoài tầm hiểu biết nông cạn của chúng tôi.

    Do vậy, xin quư anh chị em độc giả niệm t́nh thông cảm cho những sơ sót của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng xin được đón nhận những sự góp ư, chỉ bảo và sửa chửa nếu có, để bản dịch được thêm phần đúng đắn và phong phú thêm.

    Kính,
    Dương hiếu Nghĩa

    Kính tặng nhạc sĩ Lê trọng Nguyễn

    Người đă sưu tầm được quyển sách có giá trị lịch sử nầy và đă khuyến khích chúng tôi dịch ra trong mục đích vinh danh tinh thần và ư chí bất khuất của quân nhân các cấp trong QLVNCH trong nhiệm vụ chống cộng bảo vệ quê hương, bảo vệ chánh nghĩa quốc gia dân tộc......đồng thời cho người dân Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại nầy, thuộc thế hệ hiện tại hay thế hệ trẻ mai sau thấy được bộ mặt thật của người cộng sản Việt Nam, thấy rơ bản chất tàn ác vô nhân đạo của họ khi họ xé bỏ hiệp định Paris 1973 ngang nhiên xua quân vào cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam năm 1975.

    Dương Hiếu Nghĩa

  2. #2
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    CHƯƠNG MỘT

    SỰ THẬT ĐÓ ĐÂY

    Ở xa lắm, xa thật xa phía bên kia trái đất, cách Paris của chúng ta khoảng 12.000 cây số, dọc theo bờ biển Đông, có những quốc gia giống như trong truyền thuyết hơn là trong thực tế, nơi đó có những câu chuyện gần như hoang đường rất hấp dẫn, coi như trong tưởng tượng mà là có thật.

    Như những biến cố tại nước Việt Nam, có ǵ đâu mà những người dân của Thế Giới Tự Do phải quan tâm đến? V́ lúc nào họ cũng đang bù đầu đối phó với những khó khăn triền miên về kinh tế... và ngay như những người Mỹ cũng vậy, mặc dầu họ vừa mới khéo léo rút chân ra được khỏi một cuộc chiến mà họ từng theo đuổi, họ cũng không muốn nghe đến những biến cố đó... Nhất là người Pháp chúng ta, khi nói đến Việt Nam th́ ai cũng chỉ nghĩ đến các món ăn Việt Nam rất ngon miệng của các tiệm ăn người Việt ở Paris mà họ cứ gọi là "món ăn Tàu". Họ không c̣n muốn nghĩ ǵ cả ngoài những kỹ niệm không mấy vui của một cuộc chiến đau thương mà người ta thường đề cao là "cuộc chiến đ̣i độc lập của các quốc gia thuộc địa", mà nếu là một cuộc chiến đúng theo trào lưu của lịch sử như người ta nói th́ cũng không một ai muốn t́m hiểu xem v́ lư do ǵ nước Pháp chúng ta đă phải đổ vào đó quá nhiều công sức, tiền của, và sinh mạng.

    Để làm ǵ ? khi người ta đưa những người lính Pháp vượt trùng dương...trên những con tàu mà những thú vui đường dài chỉ có một tác dụng nhất thời làm cho họ quên đi nỗi buồn xa nhà, nhớ quê hương mà thôi, chớ không thể nào làm cho họ quên được những người chiến hữu thân thương đă được những con tàu nầy đưa đi luôn, đi măi măi không bao giờ trở về lại cố quốc ...

    Và như thế th́ có ai tin được là người Pháp chúng ta vẫn c̣n bị xúc động trước những biến cố mới đây của Việt Nam? Dù sao th́ cũng chỉ là một việc nội bộ giữa người Việt và người Việt với nhau mà thôi phải không? Một cuộc nội chiến đẫm máu, tàn khốc... kéo dài trên 30 năm mà chỉ đưa đến một nền ḥa b́nh không một ai mong đợi...

    Có ai tin được là nền ḥa b́nh nầy đây, dù có đạt được với bất cứ giá nào, th́ đó cũng chỉ là một sự thất bại của Thế Giới Tự Do, đặc biệt là của Hoa Kỳ, kéo theo những nguy cơ mới cho nền an ninh của nước Pháp chúng ta?

    Tất cả giới chánh trị người Pháp chúng ta đều không đồng ư một nền ḥa b́nh như vậy, nhưng giới lănh đạo của cái gọi là "thượng từng luân lư đạo đức" của thế giới lại tỏ vẻ thích thú! Thực tế hơn bao giờ hết, người dân Pháp chúng ta chỉ có hai chuyện phải bận tâm, đó là vấn đề kinh tế ở địa phương, và nhất thời vui hưởng hạnh phúc của chúng ta. Có cái ǵ quấy rầy chúng ta được nữa đâu? Người ta muốn đưa ra những chuyện vớ vẫn để khuấy động sự yên tĩnh của người Pháp chúng ta được sao? V́ làm sao tin được rằng cái hoa ḥa b́nh vừa mới nở kia lại là một hột giống chiến tranh sắp nẩy mầm?

    Dù sao th́ Tổng Thống Pháp cũng đă đoan chắc là người Pháp chúng ta vẫn có thể đi nghỉ hè một cách yên lành rồi!

    NƯỚC VIỆT NAM XA XÔI QUÁ !

    Viện thăm ḍ dư luận Sofres vừa đưa ra câu hỏi:"Cuộc chiến ở Việt Nam vừa được kết thúc bằng một sự thắng trận của phe cách mạng và sự ra đi của người Mỹ, một sự kết thúc như thế, anh có bằng ḷng hay không bằng ḷng?"

    - Có 57% những người được hỏi trả lời là bằng ḷng.
    - Có 15% những người được hỏi trả lời là không bằng ḷng
    - Có 28% trả lời không có ư kiến, tức là dửng dưng.

    Nh́n từ xa xa, th́ người ta có thể tưởng là chiến thắng của phe cách mạng là một cuộc giải phóng mà toàn dân hô hào đ̣i hỏi (có vài nhà báo đă có nhận định thiển cận như thế), và dân chúng đă tỏ vẻ vui mừng không tả được, giống như niềm vui của người Pháp chúng ta về ngày đ́nh chiến 11/11/1918 hay niềm vui của người dân Paris khi Sư Đoàn 2 Thiết Giáp Pháp tiến vào giải phóng thủ đô nước Pháp hồi thế chiến 2 vậy.

    Có vài người trong số không ít phóng viên nói trên đă có mặt tại Sài G̣n hy vọng nắm bắt được biến cố lịch sử nầy, họ có vẻ bực ḿnh v́ không thấy có biển máu như họ đă mong đợi để cho họ có được những tấm ảnh đẹp và đắt giá... Như thế là họ chưa biết ǵ về những người Cộng Sản, thật tội nghiệp !

    Sài G̣n năm 1975 cũng giống như Hà Nội năm 1954 vậy mà thôi!

    - "Bộ-đội họ cũng đứng đắn quá chứ nhỉ?"

    Các phóng viên nầy nói như thế v́ họ không biết chờ đợi để mà xem! Họ không c̣n nhớ là hồi năm 1940 ngay tại nước Pháp cũng có nhiều người đă từng nói:

    - ’Người lính Đức cũng đàng hoàng quá chứ nhỉ?"

    Họ cũng ghi lại được một vài mẩu chuyện nho nhỏ, cũng thu được một vài h́nh ảnh mà họ luưnh quưnh lượm lặt được một cách vô bổ, có khi không c̣n có một giá trị ǵ nữa cả, trong một thời gian dài họ bị giữ lại tại Sài G̣n; trong khi đó th́ người Nga họ bay ngay về Moscou để bán ngay những h́nh ảnh, tài liệu và tin tức sốt dẻo với một giá đắt hơn vàng, cho người Mỹ lúc đó đang đói tin.

    Hầu hết các nhà báo người Pháp chúng ta quá thật thà, tuy tin tức có trung thực nhưng cũng quá chậm so với tin tức mà cơ quan tuyên truyền của Cộng Sản đă "xào nấu sẵn" và "tung ra từ trước rồi", nên ít được ai tin nghe.

    Vài tuần lễ sau khi Sài G̣n bị thất thủ, người Pháp chúng ta không một ai c̣n muốn nghĩ ǵ nữa cả, ngoài sự nhộn nhịp trên khắp các xa lộ đầy ấp các đoàn xe đi nghỉ hè.

    Thời sự có nóng bỏng thật, hấp dẫn thật, giật gân và có gây xúc động thật, nhưng rồi cũng theo thời gian mà trôi qua đi trong quên lảng, chỉ có ghi lại được một sự kiện lịch sử quá bi thảm:

    "Một quốc gia bị bức tử; Một dân tộc bị mất tự do và sẽ "bị sống" trong gọng kềm nô lệ: nước Việt Nam Cộng Ḥa bị xóa tên trên bản đồ của thế giới."

    Có một cái ǵ đó, giữa người Pháp chúng ta và cái miền Viễn Đông xa xôi kia, như một mối t́nh thắm thiết mà nước Pháp như một kẻ thất t́nh muốn cố quên đi... nhưng làm sao có thể làm ngơ cho được khi mà giữa đôi bên vẫn c̣n có một vài kỷ niệm t́nh cảm quá nồng thắm, và vẫn c̣n một vài việc chưa giải quyết xong?

    Hai chục năm về trước (1954), lúc đó v́ quyền lợi nhất thời, người ta đă thỏa thuận chia cắt nước Việt Nam ra làm đôi thành hai miền Nam Bắc, tạm thời chỉ trong ṿng hai năm thôi. Giải pháp nầy không tốt hơn biện pháp cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam bằng vơ lực để tái thống nhất đất nước hay sao? Nếu cho biện pháp nầy là một điều hợp lư th́ tại sao người Pháp chúng ta lại không bằng ḷng? Hơn thế nữa các chánh phủ Pháp kế tiếp sau đó chỉ nh́n sự việc trên khía cạnh chánh trị mà không đánh giá được ḷng thành thật của con người nên vô t́nh có những hoạt động theo chiều hướng thuận lợi cho một biện pháp như vậy, như bài "diễn văn PnomPenh" của tướng De Gaulle chẳng hạn (quá thiên cộng), do đó đă dẫn đến một sự kết thúc bi thảm như vừa rồi, âu cũng là một điều hợp lư mà thôi!

    Dù sao th́ cũng là một việc đă rồi! Người ta đă xé nát những Hiệp Ước Genève và Hiệp Định Paris quá đắc tiền, quá vô ích và quá lỗi thời, theo đó những quốc gia có trách nhiệm bảo đăm cho sự thi hành đă không hề "nhúc nhích" theo đúng bổn phận của họ. Thế đấy, vũ khí và vơ lực đă giải quyết thay cho những nhà ngoại giao tất cả những ǵ mà họ không thể giải quyết được. Quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa đă mất, một chánh phủ cách mạng lên nắm quyền, gọi là để mang lại trật tự và phồn thịnh cho Miền Nam Việt Nam mà họ cho là ở đó chỉ có hỗn loạn và tham nhũng!

    Người Pháp chúng ta cũng chẳng biết phải làm ǵ hơn, v́ dù sao cũng là chuyện nội bộ của một quốc gia xa lạ, chúng ta lấy quyền ǵ để "xía vào" để rồi phải gánh lấy tội vạ lây?

    Mặc kệ! Chế độ nào cũng vậy thôi! Chỉ có những sự thật là đáng kể, nếu xét trên khía cạnh chánh trị. Chúng ta chẳng có ǵ cần phải thắc mắc để tự đặt ra cho ḿnh những câu hỏi về một sự việc mà nó chỉ có đem lại phiền năo cho lương tâm của chúng ta mà thôi.

    Dù sao th́ người ta cũng cho đó là một nền ḥa b́nh, một nền ḥa b́nh mà Đức Thánh Cha cũng đă khen ngợi... nhưng có một điều mà ai cũng ṭ ṃ muốn biết, đó là sau Lê Đức Thọ và Kissenger (giải Nobel về Ḥa B́nh năm 1954), ai là người sẽ được giải thưởng Nobel về ḥa b́nh (1975) đây ???

    Tuy nhiên xuyên qua cái tang mà chúng ta phải chịu về cái chết của một quốc gia bạn, một quốc gia coi như có họ hàng gần với nước Pháp, một quốc gia mà người dân chỉ mong cầu có được sự tự do mà thôi, vẫn c̣n một vài điều mà v́ quyền lợi của người Pháp, chúng ta cần phải rút ra những bài học từ biến cố bi thảm nầy, v́ có rất nhiều nguyên nhân đủ loại đă đưa một dân tộc đến chỗ tuyệt vọng để từ đó phải tự hủy ḿnh sau một cơn hấp hối thật ngắn, nhưng thật kinh khủng. V́, nếu hằng ngày vẫn có từ 15 đến 20 vụ tự tử, cá nhơn có tập thể có, chỉ nội trong một thành phố lớn và đẹp như Sài G̣n mà người ta gọi là "đă được giải phóng", th́ phải chăng đây là cả một quốc gia, cả một dân tộc đang thật sự lao ḿnh vào cái chết...

    LÁO! ÔNG LÀ MỘT NGƯỜI NÓI LÁO !

    Người Pháp chúng ta đă bước qua thử thách rồi, nước Pháp chúng ta đă từng chịu nhiều cay đắng dưới thời chiếm đóng của người Đức rồi!
    Những mối hiểm nguy mà nước Pháp chúng ta đang c̣n gặp phải trong cái thế giới đầy đe dọa triền miên nầy và những ảo ảnh không mấy sáng sủa của tương lai, bắt buộc chúng ta phải sẵn sàng đón lấy và phải biết dùng những bài học mà biến cố lịch sử nầy đă mang đến cho chúng ta. Hơn thế nữa, nh́n những điểm yếu và những sai sót, yếu kém ghi nhận được trong công cuộc pḥng vệ của nước Việt Nam khiến cho quốc gia nầy phải đi đến cái chết đau thương, bắt buộc người Pháp chúng ta phải lưu tâm đề pḥng cho chính ḿnh...

    Đó là những bài học từ những biến cố của các quốc gia Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Có thể chúng ta không muốn ghi nhận, v́ con người khi đă có được sự tự do và sung sướng rồi th́ đâu có thể thấy được đó là hạnh phúc của ḿnh, và thường nhắm mắt trước những cảnh đau ḷng của người khác, có khi c̣n nhún vai không muốn tin nghe những sự việc như thế nữa.

    Một vị linh mục thuộc gịng "Truyền Giáo Hải Ngoại" (Mission Étrangère) đă thuật lại là ông đă nói chuyện trước một cử tọa Thiên Chúa Giáo hạt Lyon rằng: "Đây là những ǵ đă xảy ra cho tôi, đây là những ǵ chính mắt tôi đă thấy, chính tai tôi đă nghe được", tức th́ có một vị linh mục trong pḥng đứng dậy và nói thẳng với ông rằng: "Láo! Ông là một người nói láo!". Phải chăng người ta sợ không muốn nhận chân một sự thật v́ nó có thể chạm đến sự yên tĩnh trong con người chúng ta và có thể khuấy động lương tri mà chúng ta tưởng là đă được bằng an rồi!
    Người Pháp chúng ta không có tin tức đầy đủ, lại không chịu ṭ ṃ t́m hiểu thêm và với một cố tật là không chuẩn bị trước hay chỉ có ư kiến giới hạn trong chừng mực nào đó thôi về mọi diễn biến chánh trị, v́ thế có lẽ người ta muốn tránh cho chúng ta những phản ứng bảo thủ trước một sự kết thúc được cố ư giữ "mật" nhưng rất đáng được lo ngại. Hơn nữa có ai muốn làm rộn người dân Pháp chúng ta làm ǵ khi họ đang yên ổn trên con đường đi nghỉ hè?

    Thật vậy, người ta chỉ cần đọc tờ "Le Courrier Du Viêt Nam", (tờ báo cộng sản in th́ in tại Hà Nội, nhưng phát hành th́ nói là in tại Paris, phát ra rất nhiều và cùng khắp nước Pháp), người ta sẽ biết diễn tiến của cái mà người ta gọi là "giải phóng Sài G̣n" như sau :

    "Giải-phóng-quân chúng tôi tiến vào trung tâm thành phố Sài G̣n giữa những rừng "cờ và tiếng hoan hô vang dậy của hằng trăm hằng trăm ngàn đồng bào (..?..). Từ "hai bên đường, từ những đại lộ, trên nhiều, nhiều cây số, đồng bào tràn ra hoan hô "chào đón đoàn quân giải phóng chúng tôi (.?..). Phối hợp hành động với lực lượng "của giải-phóng-quân, dân chúng Sài G̣n đă nổi dậy (..?..) trong tất cả các khu "phố, tiếp tục truyền thống đấu tranh lâu đời xứng đáng được mang tên "Hồ chí Minh". Sài G̣n đă được giải phóng. Đó là một món quà rất đẹp được kính dâng lên "cho vị lănh tụ kính mến vào đúng ngày sinh thứ 85 của Người. Cuộc xăm lăng của "đế quốc Mỹ đă bắt đầu từ thành phố Sài G̣n, Sài G̣n đă đi đầu trong cuộc chiến, "và Sài G̣n là nơi đă diễn ra trận đánh vinh quang cuối cùng của cuộc chiến, một "trận chiến thắng cuối cùng..."
    Và đó là sự thật của lịch sử được họ chánh thức đưa ra. Nhưng chỉ là một "sự thật hoang tưởng" mà Bắc Việt và Việt Cộng dựng lên để dựa theo đó để c̣n "cai trị" dân chúng sau khi chiếm được Miền Nam.

    MỘT CHIẾN BẠI CỦA CẢ HAI NƯỚC PHÁP VẢ HOA KỲ

    Thực t́nh mà nói th́ sự thật lại không đúng như vậy!

    Những hậu quả sau đó ngay tại Việt Nam không giống như những hậu quả của một chiến thắng mà những người mang danh là giải phóng trong một cuộc chiến tranh cách mạng chỉ nhằm vào một mục đích cuối cùng là "giải phóng" thật sự cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

    Biến cố nầy có hậu quả là gây được tiếng vang quốc tế, và có một tầm quan trọng đặc biệt đến cả t́nh h́nh chiến lược toàn cầu.

    Thật vậy, không những nước Pháp phải quan tâm v́ những thiệt hại trực tiếp mà quốc gia nầy phải gánh chịu, mà cả Thế Giới Tự Do cũng phải duyệt lại sách lược pḥng thủ, và an ninh và cho sự tự do của ḿnh. Nếu cần có một sự bảo đăm nào đó th́ không ǵ hơn là hăy nghe chính miệng ông Phạm văn Đồng, Thủ Tướng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa đă tuyên bố tại Hà Nội về "ba chiến thắng đă đạt được" như sau:

    - "Quốc gia chúng ta được mang một dấu ấn danh dự, hănh diện là một nước đă oanh liệt đánh bại hai đế quốc lớn, đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, đồng thời bằng hai chiến thắng nầy đă đóng góp rất thích đáng vào phong trào giải phóng các dân tộc trên thế giới"

    Như vậy là chiến dịch Hồ chí Minh xua quân đội Miền Bắc tiến chiếm Sài Gòn, chấm dứt cuộc chiến vào năm 1975 thật ra là một sự chiến bại của cả hai nước Pháp và Hoa Kỳ, đồng thời Cộng Sản đã đạt được một trong những mục tiêu quan trọng trên con đường chiến lược toàn cầu của họ.
    Thế nhưng, người ta phải hiểu rằng tất cả những người dân tự do đều rất quan tâm đến những ǵ đang xảy ra tại Miền Nam Việt Nam, v́ chúng ta ai cũng dư biết rằng một chánh thể độc tài cộng sản khi đă chiếm được chính quyền rồi th́ không bao giờ biết đến hai chữ "nhân đạo" như họ thường rêu rao, và đối với người Pháp chúng ta hai chữ "tự-do" lúc nào cũng vẫn là một tài sản quư báu hàng đầu, không ai chạm đến được!

  3. #3
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    CHƯƠNG HAI

    SỰ VIỆC ĐĂ XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?

    - 10 tháng 5 năm 1940 ......
    - 16 tháng 6 năm 1940
    - 12 tháng 5 năm 1975 .......
    - 30 tháng 4 năm 1975
    Không gian: ở phía bên kia quả địa cầu;
    Thời gian: cách đây 35 năm....

    Một sự trùng hợp nhau lạ lùng về ngày giờ và khoảng cách thời gian đă đưa trận chiến bại nhục nhă của nước Pháp (thế chiến 2) và trận chiến bại hoàn toàn của lực lượng chánh trị quân sự của Miền Nam Việt Nam (qua cuộc tổng tấn công của chiến dịch Hồ chí Minh) xích lại gần nhau, trong một nỗ lực như nhau là cả hai cùng chống lại những bọn người man rợ!

    Người Pháp chúng ta, những ai đă từng sống trong những giờ phút đau thương của hai sự kiện trên, giờ phút mà dân chúng hoảng hốt chạy tán loạn trước kẻ thù xăm lược đă vô t́nh làm tê liệt mọi hoạt động quân sự, giờ phút kinh hoàng của cả nước trước một sự mất nước bất ngờ trong đột ngột ...th́ những người đó mới biết được là những h́nh ảnh của hai sự kiện nói trên rất là giống nhau như in, không khác! Họ sẽ được sống trở lại những giây phút đau thương và kinh hoàng mà họ đă từng sống, những giây phút mà họ không bao giờ tưởng tượng rằng c̣n có thể tái diễn ngược trở lại y như vậy được.

    Những lư do cũng vẫn giống nhau không khác : bị cô lập, sự yếu thế của đồng minh xa xôi, quyết tâm cao của địch, sự phản bội, sự thờ ơ của dân chúng, một chánh phủ yếu kém và một quân đội mất tinh thần...
    Hậu quả xem ra có phần trầm trọng hơn nhiều v́ lần nầy địch là cộng sản, dữ tợn và tàn bạo hơn phát xít ngàn lần, v́ khi đă chộp được con mồi rồi th́ không khi nào cộng sản buông tha ra!

    MỘT CUỘC CHIẾN TRANH MỚI MẺ VÀ LẠ ĐỜI

    Ở đây cũng vậy, tất cả đều bắt đầu bằng một "cuộc chiến lạ đời". Sau khi cuộc tấn công mùa hè 1972 của Bắc Việt bị quân đội Miền Nam anh dũng đập tan (thường được gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa), và sau khi Hiệp-Định Ba Lê 1973 buộc quân lực Việt Nam Cộng Ḥa phải xoay qua thế bị động, th́ quân Bắc Việt chẳng những cứ nhởn nhơ tiếp tục chủ động gậm nhắm phần đất dọc theo lằn ranh ngừng bắn một cách tự do, mà c̣n bắt đầu tiến sâu vào phía Nam, từ đó hai bên Nam Bắc bắt đầu giành nhau chiếm từng địa điểm quan trọng then chốt nằm trong phần lănh thổ Miền Nam Việt Nam.

    Những hoạt động và vi-phạm ngừng bắn của phía Bắc Việt thật ra không đáng được coi là những trận chiến, ấy vậy mà quân lực của Miền Nam Việt Nam vẫn cứ bị tiêu hao lần ṃn, đến mức độ không c̣n khả năng thành lập hay duy tŕ được các đơn vị trừ bị nữa, thậm chí không thể bổ sung các sư-đoàn theo một nhịp độ và một mức độ b́nh thường được.
    Mức thiệt hại trung b́nh hằng tháng của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa vào khoản 3000 người, trong khi quân Bắc Việt th́ vẫn cứ được tiếp tục bổ sung rất đầy đủ về quân số cũng như về vũ-khí và quân dụng tối tân.
    Chuyện rất dễ hiểu là nếu không có được sự viện trợ mà phía "đồng minh Hoa Kỳ" đă hứa th́ sự pḥng thủ diện địa trên một tuyến quá dài của một lănh thổ quá hẹp bề ngang, sẽ gặp phải mọi sự khó khăn và nguy hiểm.

    Vào tháng giêng năm 1975, để đo phản ứng của Việt Nam Cộng Ḥa và nhất là của Hoa Kỳ, Bắc Việt tung quân từ phía biên giới Campuchia tiến đánh dữ dội tỉnh lỵ Phước Long. Trong khi Bộ Tư Lệnh Miền Nam Việt Nam dè dặt trong thế bị động, th́ phía Hoa Kỳ không có hành động tiếp ứng.

    Do vậy, Bắc Việt rất tự tin, nên ngày 12 tháng 3/75, họ bắt đầu cho mở cuộc tấn công. Tướng Phạm văn Phú, Tư lệnh Vùng 2 Chiến Thuật, một trong số các tướng lănh giỏi của Miền Nam Việt Nam, đang cố gắng thực hiện một cuộc hành quân triệt thoái, đưa hết lực lượng ở Cao Nguyên của Ông về Duyên Hải theo lệnh của Tổng Thống Thiệu. Lực lượng nầy đang nỗ lực pḥng thủ tuyến Kontum Pleiku, sau khi tỉnh Ban Mê Thuột ở phía Nam bị thất thủ.

    Cuộc rút quân được diễn ra trong hỗn loạn, quân dân tranh nhau chạy tán loạn trong kinh hoàng, vô trật tự.... Vùng Cao Nguyên mất, và Miền Nam Việt Nam bị cắt ngay ra làm hai mảnh.

    Quân Bắc Việt khai thác ngay chiến quả bất ngờ nầy, từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây qua và từ phía Nam lên, tất cả lực lượng đánh thẳng vào Vùng I Chiến Thuật, nằm về cực Bắc của Việt Nam Cộng Ḥa, nơi đó có đế-đô lịch sử Huế và thành phố lớn thứ nh́ của Miền Nam Việt Nam, hải cảng và phi trường Đà-Nẵng.

    Tướng Ngô quang Trưởng, Tư Lệnh Vùng I / Quân Đoàn I, là một cấp chỉ huy giỏi và khôn khéo nhanh nhẹn nhất trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, ông đă rất b́nh tĩnh ổn định lại t́nh h́nh của tỉnh Quăng Trị, b́nh tĩnh chịu đựng các lượn sóng liên tục khai thác thành quả của bộ đội Bắc Việt, để rồi cuối cùng Ông đấy lui họ về tận sông Bến Hải mà không bị một thiệt hại đáng kể nào. Lúc này (1975) ông đă dùng sư-đoàn Bộ Binh và các đơn vị địa phương quân như là lực lượng pḥng thủ diện địa, giữ hai sư đoàn chánh quy tinh nhuệ làm lực lượng trừ bị cho quân đoàn, đó là sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và sư đoàn Nhảy Dù. Với phương thức đó ông nghĩ là có thể giữ được cố đô Huế của ḿnh. Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đă tuyên bố là cố đô Huế sẽ phải được cố thủ, nhưng Tướng Trưởng không được biết điều này. Do đó sau khi bất th́nh ĺnh nhận được lệnh trả sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và sư đoàn Nhảy Dù về Sài G̣n (đề pḥng biến cố chánh trị) th́ Tướng Trưởng quyết định rút quân, bỏ ngỏ cố đô Huế. Bất ngờ Tổng thống Thiệu lại ra lệnh tái chiếm cố đô Huế. Hàng trăm ngàn dân tỵ nạn làm nghẽn tất cả các trục giao thông, mọi phương tiện liên lạc đều gián đoạn, quân nhân các cấp chỉ c̣n nghĩ đến việc tự cứu lấy mạng sống của chính ḿnh và gia đ́nh ḿnh nên các đơn vị chiến đấu tự ră hàng ră ngũ... và như thế thật sự là "mạnh ai nấy chạy" một cuộc tháo chạy vô trật tự và không c̣n một ai nghĩ đến việc pḥng thủ Đà Nẵng nữa.

    Hai Vùng Chiến Thuật II và I bao trùm tuyến pḥng thủ phía Tây và phía Bắc của Miền Nam Việt Nam coi như bị tràn ngập, binh sĩ lớp bị tử trận, lớp phải đầu hàng địch, quân dụng coi như mất hết. Hai Vùng nầy được coi như hoàn toàn thất thủ. Cuộc rút quân về hướng Nam thật sự đă diễn ra hết sức khó khăn và kinh hoàng v́ không có sự yểm trợ của hai sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và sư đoàn Nhảy Dù vốn đă được Bộ Tư Lệnh Sài G̣n bốc về theo lệnh của Tổng Thống Thiệu từ trước rồi.

    Tuy nhiên, cũng có một số ít binh sĩ c̣n vũ khí thoát khỏi trận chiến nầy, về tăng cường được vùng đồng bằng sông Cửu Long và tuyến pḥng thủ lưu động vùng Cao Nguyên, giữa Ban Mê Thuột và Nha Trang như đă có dự trù rồi, từ trước.

    CUỘC TỔNG TẤN CÔNG MÙA XUÂN: CHIẾN DịCH HỒ CHÍ MINH

    Ngay lúc bấy giờ, bất ngờ sau một chiến thắng không mong đợi, thay v́ phải chờ qua một giải pháp chánh trị mới tiếp thu nốt Miền Nam Việt Nam, Bắc Việt quyết định khai thác thành quả, mở ngay chiến dịch Hồ chí Minh, xua quân tổng tấn công tiến chiếm Sài G̣n và hai Vùng Chiến Thuật c̣n lại, Vùng 3 (miền Đông) và Vùng 4 (châu thổ Cửu Long, miền Tây).

    Ở phía Nam, các đơn vị thuộc Vùng 4 và chung quanh Sài G̣n chiến đấu rất dũng cảm, đă chận đứng dược địch quân. Nhưng dần dà v́ không đủ lực lượng để kiểm soát và chiếm giữ tuyến pḥng thủ, họ để mất lần lượt từ thành phố nầy đến thành phố khác dọc theo duyên hải, cho đến Vũng Tàu.

    Cùng lúc, trong nôi đia, Đà Lat cũng đươc bỏ ngỏ, rơi vào tay Bắc Viêt.
    Một lực lượng pḥng thủ mạnh được thành lập để ngăn chặn địch ở Xuân Lộc, ở phía đông bắc thủ đô Sài G̣n, và sau nhiều lần đổi chủ, cuối cùng Xuân Lộc cũng bị thất thủ. Các lực lượng tổng trừ bị phải được tung ra, không phải tập trung mà là xé lẽ từng chiến đoàn, lữ đoàn, thậm chí đến từng tiểu đoàn biệt lập, để giữ các nút chận quan yếu dọc theo các tuyến đường dẫn về thủ đô, v́ lực lượng địch rải rác tiến quân nhiều mặt lúc bấy giờ, rộng như một mạng nhện. Tiếp theo đó, ngay sát cạnh Xuân Lộc, thành phố và phi trường quân sự Biên Ḥa cũng bị tràn ngập.

    Về mặt chánh trị, Tổng Thống Thiệu bàn giao chánh quyền cho Phó Tổng Thống Nguyễn văn Hương, một "ông trí thức già", để chạy ra ngoại quốc.. Nguyễn văn Hương sau đó lại trao chánh quyền cho tướng Dương văn Minh, một người tự xem ḿnh là lănh tụ của lực lượng thứ ba, tự tin là ḿnh có thể thương lượng với Việt Cộng để giải quyết vấn đề giữa người Việt và người Việt với nhau.

    Sáng ngày 30/4/1975, Tướng Vĩnh Lộc, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng từ đêm qua, đã xòe bàn tay lật ngữa ra với lời tuyên bố: "Hết rồi, không còn gì nữa cả... lữ đoàn Dù ở Vũng Tàu đã mất liên lạc... Cầu Bình Lợi trên đường Biên Hòa Sài Gòn đã bị giật sập... Không còn gì nữa, không còn trận chiến nào cho Sài Gòn nữa. Tôi đã trình cho Tổng Thống... Tất cả coi như xong rồi..."

    Thế nhưng, không phải "danh dự" mà là "mạng sống" sẽ không c̣n nữa đối với các chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa nầy!

    CÁC BẠN! CHÚNG TA HẢY DIỄN LẠI TRẬN CHIẾN “CAMERONE" !!

    Tại Căn Cứ Huấn Luyện Nhảy Dù BETAP ở Tân sơn Nhứt, có nhiều sĩ quan đă từng phục vụ trong những tiểu đoàn Lê Dương Nhảy Dù (B.E.P) của quân đội Pháp. Họ sực nhớ hôm nay là ngày 30/4, và cũng chính vào ngày này, ở các đơn vị Lê Dương, theo truyền thống, người ta làm lễ kỷ niệm trận chiến Camerone, thuộc Mễ Tây Cơ, một trận chiến mà chỉ với một nhúm người họ đă cầm cự với cả một binh-đoàn địch, và anh dũng giữ vững được vị trí cho đến sự gục ngă của người binh sĩ cuối cùng.

    - "Anh em ơi ! chúng ta hảy diễn lại trận chiến "Camerone".

    Họ nói như vậy, và họ thực hiện đúng y như vậy!!!

    Và cũng giống y như người lính Lê Dương của Pháp vậy. Hùng hổ như những con sư tử ! Họ đă anh dũng vừa chống trả từng đợt xung phong dữ dội nầy đến đợt xung phong dữ dội khác của Bắc Việt, vừa chịu đủ các loạt pháo kích đủ cỡ đủ loại, kể cả rốc kết tầm xa, tầm gần, vừa chịu đựng các đợt tấn công tới tấp của hằng loạt chiến xa T.54....
    Họ đă thực sự diễn lại trận chiến Camerone đến người binh sĩ cuối cùng, hạ tại chỗ 9 chiến xa kiểu T.54 của Nga Sô và một số lớn quân Bắc Việt...

    Một tuần sau đó người ta phải dùng xe ủi đất để gom hơn trăm xác chết lại thành từng đống một, người ta chế xăng lên, và cho lửa đốt các xác nầy. Ngọn lửa bùng lên cao ngút, như nói lên cho kẻ chiến thắng biết là những người lính chiến Miền Nam Việt Nam chỉ biết chọn cái chết trong vinh quang và trong danh dự hơn là phải chịu thất trận và đầu hàng địch quân cộng sản, và cái chết hôm nay cũng chưa phải là đă hết...

    Đường phố chung quanh sân bay Tân Sơn Nhứt vắng lặng và rải rác những xác chết, chỉ có tiếng rốc kết réo vang và tiếng nổ máy của chiến xa... Ở một vài ngả tư đường, đây đó vẫn c̣n nhiều binh sĩ và đặc biệt là các cán binh chiêu hồi đang kháng cự hết sức anh dũng, ở vùng Chợ Lớn.

    Tại một ngả tư nọ, có sáu chiến binh cùng tựa lưng vào tường đang chận đứng một toán Việt Cộng, làm họ không tiến lên được phải gọi chiến xa tới tăng viện. Chiến xa Bắc Việt đến, sáu chiến binh bèn gom lại thành một nhóm ngay giữa ngả tư, một người có lẽ là người chỉ huy mở chốt lựu đạn, một loại lựu đạn tṛn của Mỹ, và cho nổ ngay chính giữa nhóm sáu người... sau đó cuối cùng các chiến xa kia cũng không khoan nhượng khách sáo ǵ, tiến lên cán nát hết những thây ma phản động!

    Trong lúc đó tại tư dinh Thủ Tướng, đang có một buổi họp cuối cùng của ủy ban quốc pḥng. Có mặt tại buổi họp nầy, ngồi quanh chiếc bàn có trải thảm xanh, người ta thấy có tướng Dương văn Minh, người vừa nhận chức Tổng Thống, Luật sư Vũ văn Huyền cựu chủ tịch Thượng viện, vừa nhận chức Phó Tổng Thống, một tín đồ công giáo La Mă thuần thành, ông Vũ văn Mẫu, Thủ Tướng và một vài người khác... Tất cả đều có bộ mặt tái mét như người chết, tay bấu chặt vào tấm thảm xanh, và đồng có một kết luận là chẳng c̣n ǵ để làm nữa, chỉ c̣n có một cách duy nhất là đầu hàng mà thôi.

    Sau đó, hướng về một tướng lănh người Pháp hiện đang có mặt trong pḥng, Tổng Thống Dương văn Minh đứng lên và nói: "Trước đây các ông đă có mặt trong cuộc chiến đúng lúc chúng tôi đang cần, hôm nay các ông lại đến với chúng tôi đúng vào lúc chúng tôi đang là người chiến bại và đang gặp những điều đại bất hạnh. Chúng tôi rất cám ơn các ông. Dưới con mắt của chúng tôi, các ông thật sự là nước Pháp, là quốc gia mà chúng tôi đang mong đợi. Chúng tôi đă có thử nói chuyện với họ, để giải quyết việc nội bộ giữa người Việt và người Việt với nhau, nhưng họ đă từ chối. Chúng tôi chỉ c̣n cách là phải đầu hàng thôi. Tuy nhiên, chúng tôi xin nhờ ông chuyển đến Tổng Thống của Cộng Ḥa Pháp lời chúc cuối cùng, của chánh phủ cuối cùng của nước Việt Nam Tự Do. Chúng tôi mong mỏi nước Pháp sẽ mở rộng tay đón nhận những người Việt Nam, những người cùng có một nền văn hóa, một tinh thần, và một lư tưởng như người Pháp..."

    Sau đó họ bắt tay nhau, buồn bã, rã rời, nét mặt bồn chồn lo âu. Họ uể oải đứng dậy, đi đến Dinh Độc Lập... tự nộp mình cho kẻ chiến thắng mặc cho họ muốn làm gì thì làm....Khi bộ đội Bắc Việt tiến vào dinh Độc Lập, tướng Minh nói với người chỉ huy:

    - "Chúng tôi chờ các ông để trao cho các ông chánh quyền."

    Tức khắc, người đó trả lời ngay, thẳng thừng:

    - "Chúng tôi đă có chánh quyền từ lâu rồi, c̣n các ông hả, các ông đâu c̣n chánh quyền nữa đâu mà bàn với giao...."

    Trong lúc đó thì tại Hà Nội người ta mừng rỡ tuyên bố:- "Một cơ hội như vậy hả, chúng ta không thể bỏ qua được! Ngàn năm một thuở không khi nào gặp được cơ hội như thế!"

    KHÔNG! NHẤT ĐỊNH SÀI G̉N KHÔNG PHẢI "ĐƯỢC GIẢI PHÓNG"

    Các chiến xa Nga tiến vào Sài Gòn, một thành phố vui vẻ, sống động, lúc nào cũng nhộn nhịp và ồn ào với những tiếng xe du lịch lẫn xe mô tô..... Khi những trận chiến vô vọng vừa "bị chấm dứt" là các sự đi lại bắt đầu tấp nập bình thường ngay, như chẳng có việc gì xảy ra.Các toán tuần tiểu của Việt Cộng, những người nhỏ thó bé nhỏ trong bộ quân phục rộng phùng phình màu xanh lá cây, đầu đội nón lá, một mảnh vải đỏ cột quanh bắp tay, chân mang dép râu làm bằng lốp xe cũ, đang nhè nhẹ bước đi, thận trọng tiến từ góc đường nầy sang góc đường khác, dừng lại ở mỗi ngả tư đường, hơi khó chịu trước những cặp mắt lạnh lùng và khi dễ của khách bộ hành đang tản bộ bị bắt buộc phải bước chậm lại tránh xe Honda (vì các xe nầy không bao giờ ngừng xe lại để tránh khách đi đường) chớ không phải để tránh tiếng súng vốn đã chấm dứt hẳn từ lâu rồi.

    Bộ đội Bắc Việt th́ từ trên xe cam nhông Molotova, tự vỗ tay để dân chúng vỗ tay theo, đúng y kiểu cộng sản, nhưng những cô gái đẹp trên đại lộ Tự Do (Catinat) lờ đi, không buồn đáp ứng... Một nỗi buồn vô tận được in đậm nét trên gương mặt của mọi người dân, v́ Sài G̣n không c̣n nữa, Sài G̣n không c̣n là Sài G̣n đẹp, Sài G̣n vui nhộn nữa rồi......

    Cũng đúng Sài G̣n là một rừng cờ thật đấy! Như một ngày lễ 14 tháng 7 thật sự vậy. Nhưng dĩ nhiên không có bóng một lá cờ nào của chế độ cũ, đó là một sự cẩn thận bắt buộc. Tuy nhiên người ta vẫn thấy nhiều lá cờ Pháp, cờ thật lớn, mà những người Pháp c̣n kẹt lại hay những người có quốc tịch Pháp cố ư treo lên trước cổng rào, hy vọng có được một sự bảo đăm an toàn nào đó.

    Người ta bận rộn suốt cả đêm, người ta đem ra những lá cờ hai màu xanh đỏ có ngôi sao vàng ở giữa của Việt Cộng, măi đến hai ngày sau cờ đỏ sao vàng của Bắc Việt mới thấy xuất hiện. Và sau đó th́ có lệnh của Ban Quân Quản Sài G̣n cấm treo cờ ngoại quốc, do đó cờ tam tài của nước Pháp không c̣n thấy phất phơ trong thành phố nữa.

    Một vài xe Molotova đầy nghẹt "bộ đội", một vài chiến xa c̣n được cố ư cho ngụy trang để làm dáng với một vài cành lá xác xơ héo vàng cốt để nhắc cho người ta đừng quên đó là "xe tăng" của kẻ chiến thắng, được cho chạy rảo trên các đường phố.

    Đêm xuống... thay cho pháo bông mừng chiến thắng, người ta chỉ thấy được những vùng sáng rực của một vài kho đạn bị cho nổ đâu đó, và những tiếng nổ lớn trong các ngọn lửa đang bốc lên từ vài chiếc tàu chiến c̣n sót lại ở khu vực Bộ Tư Lệnh Hải Quân mà các thủy thủ đoàn không quên đốt bỏ trước khi hạ súng đầu hàng.

    Buổi trưa, tại pḥng ăn của khách sạn, người ta vẫn c̣n dọn cho khách ăn như thường lệ, và một người bồi bàn đă đưa tay chỉ qua cửa kính, vừa cho các khách ăn trưa chú ư vừa reo to:

    - "Ḱa, bọn Việt Cộng ḱa".

    Anh ta nói rơ là "Việt Cộng" chớ không nói là "quân giải phóng". Một người khác vừa cúi xuống dọn ăn cho khách vừa nói khẻ bên tai:

    - "Chúng nó toàn là người Bắc! Người ta sẽ không chấp nhận chúng đâu, toàn là bọn người man rợ!"

    Và người ta nhắc lại nhận xét xa xưa của người dân Miền Nam: dân miền Bắc nhỏ con, có lẽ vì thiếu ăn, họ thấp hơn người dân miền Nam khoảng 20 phân. Thật vậy, đó là một loại người "Phổ" của Việt Nam, cũng giống như người Đức lúc mới bước chân vào nước Pháp vậy.

    Ngày hôm sau, người bạn trẻ gác thang máy cũng có nhận xét theo nhăn quan mơ mộng của anh, giọng buồn buồn:

    - "Bây giờ thì "bùm bùm" là để cho người khác! Đối với chúng tôi thì chiến tranh đã chấm dứt rồi, nhưng luôn luôn giống như còn chiến tranh vậy!

    Họ cũng vậy thôi, những công chức, cán bộ, thợ thầy và công nhân thuộc mọi loại hăng xưởng, và dân chúng... họ đều "bị gọi" phải đến họp mít tinh ngày mai, một cuộc họp "bất thần", để kỷ niệm ngày lễ lao động 1/5 và mừng "ngày giải phóng Sài G̣n".

    Trên băi cỏ trước dinh Độc Lập, họ được nghe tướng chỉ huy ban quân quản Sài G̣n - Gia Định hô hào cổ vơ. Họ bắt buộc phải để lộ bộ mặt vui vẻ và hoan nghênh đúng mức. Sau đó họ phải diễn hành, tay phải phất cờ Bắc Việt và cờ Việt Cộng, cờ giấy dĩ nhiên... Vẻ mặt buồn đau tủi nhục của một số lớn được che dấu rất kỹ và họ cũng không cần phải tiết lộ điều ǵ, hay đúng hơn là không dám nhỏ to với bất cứ ai dù là trong chỗ riêng tư thầm kín.

    Không, Sài Gòn không phải đã "được giải phóng"!

    Không, Sài Gòn cũng không phải đã "tự giải phóng"

    Tuyên truyền là một điều rất cần thiết cho tinh thần của quân đội xăm lăng Bắc Việt, họ hết sức ngơ ngác, ngỡ ngàng trước sự trù phú của thành phố Sài G̣n, v́ họ vẫn đinh ninh như Bác và đăng đă khẳng định rằng họ vào Nam để giải phóng đồng bào của họ khỏi sự nghèo đói và nô lệ. Sự thật không phải như vậy ! Nhưng rồi tuyên truyền cũng rất cần thiết để "giáo hóa" người dân Miền Nam lúc nào cũng ương ngạnh và "phản động".

    Con cá đă ở trong nước rồi, nhưng là nước "lạnh" và nó phải hiểu như vậy.

    Một trong những nhà báo có mặt tại Sài G̣n lúc đó, anh Lartéguy, một người mà ai cũng biết là rất vô tư, đă nói một câu nhận xét thẳng thừng:
    -"Cộng sản Miền Bắc đã chiếm thành phố Sài Gòn, "chiếm" chớ không phải "giải phóng". Đây là một chiến thắng lớn về mặt quân sự, nhưng cũng là một chiến bại to về mặt tâm lý."

    Muộn rồi! Đă muộn quá rồi! Dân chúng Sài G̣n đă từng không chịu nhận ách nô lệ lên cổ, đang khóc cho những chiến binh xấu số của họ...

  4. #4
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    CHƯƠNG BA

    SỰ PHẢN BỘI CỦA HOA KỲ

    Người Trung Hoa có một câu châm ngôn: "Thất trận rồi người ta mới đếm xác chết và mới đi t́m người trách nhiệm". Phản ứng của người dân, thường hay trút hết trách nhiệm cho người lănh đạo hoặc cho người lính chiến. Tại Việt Nam th́ cả hai đều có phần trách nhiệm của ḿnh, nhưng cả hai đều không thể làm ǵ hơn được với hai bàn tay trắng v́ họ đă bị người ta tước hết khí giới từ lâu!

    Việt Nam là một nước nông nghiệp nên không thể sản xuất vũ khí được, do đó trong cuộc chiến, cả hai bên Miền Nam và Miền Bắc đều bắt buộc phải nhận sự viện trợ quân sự từ bên ngoài. Do vậy, người ta thường nói rằng chỉ cần chấm dứt viện trợ ngoại quốc cho cả hai bên Nam và Bắc th́ ngọn lửa chiến tranh ở Việt Nam sẽ yếu dần và đi đến chỗ tàn lụi ngay, cuộc chiến đương nhiên phải chấm dứt. Nhưng cũng có người chỉ đứng về một phía, đă khẳng định quá đơn phương và khiếm diện rằng chỉ cần người Mỹ, hay đúng hơn là đế quốc Mỹ như người ta đă cáo buộc, chấm dứt mọi viện trợ kinh tế và quân sự cho Miền Nam Việt Nam, là Miền Bắc sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh nầy trong chiến thắng.

    Và đó là những điều đă xảy ra trên thực tế.

    Người ta đă từng cho rằng chiến tranh ở Việt Nam không phải là một cuộc nội chiến giữa Miền Nam và Miền Bắc, v́ nếu giữa người Việt với nhau th́ không chóng th́ chầy họ đă có thể đạt được một sự thỏa thuận nào đó với nhau rồi.

    Nhưng đây là một cuộc chiến tranh giữa các siêu cường quốc, mượn tay người Việt Nam (hay sinh mạng người Việt Nam cũng thế) và ngay trên lănh thổ Việt Nam, để so tài hơn thua cao thấp với nhau, ngăn chặn nhau không cho bên nào bành trướng thêm ra hơn nữa, v́ hai bên không thể trực tiếp đối đầu với nhau được, tránh bị tổn thất nặng có thể đi đến chỗ tiêu diệt lẩn nhau. Có điều là cả hai bên đều nuôi dưỡng một mối thù hằn mà nguyên nhơn không phải xuất phát từ nước Việt Nam v́ nước Việt Nam không có ǵ để họ thiết tha quan tâm đến.

    HOA KỲ TH̀ "NGĂN CHẶN"
    KHỐI CỘNG SẢN TH̀ "XÂM CHIẾM, BÀNH TRƯỚNG"


    Người ta có thể thấy được rất rơ là Nga và Trung Quốc vẫn không bao giờ che dấu tham vọng xâm chiếm toàn cầu của họ theo đúng hướng chiến lược đă hoạch định từ trước, rất rơ ràng, và nếu Hoa Thịnh Đốn chỉ bo bo theo sách lược "tạo uy tín và bành trướng kinh tế" th́ chiến lược đó của Hoa Kỳ hoàn toàn nằm trong thế thủ, bị động.

    Đặc biệt là ở Á Châu, Hoa kỳ nhất nhất theo thuyết "ngăn chặn" các bước tiến của cộng sản. Do vậy mà trên mảnh đất đầy h́nh ảnh đau thương và tàn khốc của cuộc chiến, người ta đă "đóng khuôn" cho Miền Nam Việt Nam trong nhiệm vụ pḥng thủ thụ động, và các đồng minh lớn của họ không bao giờ muốn cho họ đi ra ngoài khuôn khổ nhiệm vụ đó, trong khi bộ đội Bắc Việt th́ được tung ra trên khắp cả 3 nước Đông Dương, từ Lào, Cam Bốt đến Miền Nam Việt Nam, ẩn h́nh dưới danh nghĩa của lực lượng cách mạng Pathet Lào, Khmer đỏ, và Việt Cộng, để rồi cuối cùng họ cũng phải bỏ cái mặt nạ của họ ra, hiện "nguyên h́nh" là quân xăm lăng Bắc Việt, là kẻ chiến thắng, để tiến vào Sài G̣n.

    Tuy trận tấn công vào tỉnh lỵ Phước Long vào tháng 1/75 của bộ đội Bắc Việt là một cuộc tấn công có giới hạn (mà phía Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa một phần v́ sợ bị nhử vào bẫy có thể bị hao quân và mất thêm chiến cụ, một phần cũng không có đủ lực lượng để đối phó được với một loại tấn công qui mô như vậy, nên không có phản ứng đối kháng mạnh), nhưng Hà Nội cũng thu lượm được quá đủ bằng cớ để chứng minh với những ai c̣n chút nghi ngờ, là "Hoa Kỳ không c̣n can thiệp vào chiến cuộc nữa". Và như vậy là Bắc Việt cho tiến hành ngay cuộc tổng tấn công mùa xuân với đầy đủ bảo đăm, trong một sự an toàn tuyệt đối.

    Rơ ràng là Hoa Kỳ đă khuyến khích Bắc Việt bằng thái độ im lặng và quá thụ động của họ sau vụ tấn công quan trọng nói trên, vi phạm rất nặng và rất trắng trợn "Hiệp Định Paris 1973 Về Ngừng Bắn Và Tái Lập Ḥa B́nh Ở Việt Nam ".

    Thật ra, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Ḥa đă được báo động về thái độ "bất can thiệp" nầy của Hoa Kỳ từ lâu rồi. Trong những tháng 1, 2, và 3/75, đă có nhiều nghị sĩ dân biểu Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam và đă từng xác nhận với Tổng Thống Thiệu là "viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Ḥa trong những ngày sắp tới sẽ rất là mong manh trong may rủi". Mỉa mai thay, viện trợ nầy trước đó đă được Tổng Thống Hoa Kỳ là ông Nixon long trọng tuyên hứa với Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa!!!

    NHỮNG CUỘC VẬN ĐỘNG CỦA HOA KỲ

    Tại Guam, Tổng Thống Nixon đă công bố kế hoạch 5 điểm trong sách lược yểm trợ Thế Giới Tự Do của Hoa Kỳ, chính yếu là "cây dù nguyên tử" và viện trợ đầy đủ, vô điều kiện, cho tất cả mọi quốc gia dân tộc nào chứng minh có quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của ḿnh.

    Hiệp Định Paris 1973, cuối cùng rồi cũng được Tổng Thống Thiệu bằng ḷng kư tên vào, v́ Ông không c̣n có khả năng từ chối thêm lần thứ hai, dù đó chỉ là trong cung cách ngoại giao, nhưng với những lư lẽ vững chắc mà Ông đưa ra trước khi kư, Tổng Thống Nixon đă phải đích thân nhận chịu trách nhiệm chẳng những bằng lời nói mà c̣n cả trên giấy trắng mực đen nữa: "Hoa Kỳ sẽ cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam Cộng Ḥa để giúp Việt Nam Cộng Ḥa đương đầu với mọi biến cố mà v́ không có thiện ư, Bắc Việt sẽ có thể không ngớt tạo ra sau nầy".

    Nếu trước kia Tổng Thống Nixon đă thật ḷng đưa ra lời hứa chắc chắn như vậy, không có một hậu ư quanh co ngoằn nghoèo nào, th́ sau đó với một anh Kissinger mà Ông chưa từng quen biết nhưng v́ áp lực từ sự vận động của cánh Do Thái sau khi Ông đắc cử, Ông đă trở nên bớt nhiệt t́nh hơn nhiều đối với những ǵ mà Ông đă long trọng cam kết với Ông Thiệu.

    Nhiều cuộc tranh luận gay gắt đă xảy ra trong những cuộc thăm viếng sau đó, và Ông Thiệu đă phải can thiệp thẳng với Nixon để cho thơ từ công văn của Ông, thường không được hồi âm, nay phải được tới tay Ông Nixon mà không đi qua sự kiểm duyệt của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Dă tâm của Kissenger, một con người mà ai cũng cho là "bạn", là "tri kỷ", sau đó được phát giác tiết lộ ra là: xuyên qua một đệ tam nhân, Ông đă có những lời hứa hẹn cũng như thi hành những cam kết không đồng nhứt với từng nhơn vật cùng có trách nhiệm trong công tác ngăn chặn bước tiến của cộng sản Bắc Việt trên bán đo Đông Dương, như Hoàng Thân Souphana Phouma, Thống chế Lon Nol và Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu. Vốn đă có một mối hận sâu đậm đối với Kissenger, nên Ông Thiệu có nhận xét sau đây về anh nầy:

    - "Tôi biết mức độ lừa đảo của một anh Do Thái rồi, nhưng thủ đoạn đó không sao bằng thủ đoạn của một anh Do Thái có quốc tịch Đức, hơn thế nữa đây lại là của một anh Do Thái đă có quốc tịch Đức rồi mà c̣n được "Mỹ hóa" nữa !"

    Thế nhưng, vụ việc gây nhiều tai tiếng "Watergate" đă đưa Nixon ra khỏi Nhà Trắng đồng thời giết chết cả thân thế và sự nghiệp chánh trị của Ông ta, dẫn đến hậu quả tai hại là những ǵ Ông Nixon đă cam kết, dù là trên giấy trắng mực đen, đă không c̣n một chút giá trị nào nữa.

    Và sau đó, vào tháng 8/1973, Thượng Viện Hoa Kỳ đă bỏ phiếu thuận cho tu chính án "Case-Church", nhằm cắt hết ngân khoản dành cho mọi viện trợ quân sự cho các quốc gia Đông Nam Á.

    Cộng Sản Tiến Chiếm Miền Nam qua hai cửa ngơ chính: Cam Bốt và Lào. Do vậy, việc Mỹ chánh thức hứa giúp thành lập và trang bị quân đội Cam Bốt với quân số 205.000 người phải được hủy bỏ. H́nh thành được việc nầy sẽ giúp cho Cam Bốt chẳng những có thừa khả năng dẹp được lực lượng "Khmer Đỏ" (tất cả cán bộ khung đều là bộ đội Bắc Việt), mà c̣n lập lại được trật tự trong nước, đuổi các sư đoàn Bắc Việt ra khỏi lănh thổ Cam Bốt nữa, v́ chính các đơn vị xăm lăng Bắc Việt nầy đă tạo ra "không khí cách mạng" bất ổn ở nông thôn Cam Bốt, để sau đó Hoàng thân Shianouk đă phải thoái vị và nước Cộng Ḥa Khmer ra đời.

    Điều đáng tiếc là ở Cam Bốt cao trào của giới trẻ mà người ta gọi là "những anh lính chiến 24 giờ" đang lên vùn vụt, trong số nầy có những sinh viên và học sinh lớp 5 lớp 6, t́nh nguyện ra mặt trận, chiến đấu rất anh dũng bằng vũ khí tịch thu được của quân ngoại xăm Bắc Việt.

    Những người "Khmer Tự Do" nầy (Khmer krom) đă học và tiêm nhiễm lịch sử Pháp, rất tự tin và đặt hết ḷng tin vào lời hứa của Hoa Kỳ; Họ đă nhất tề đứng dậy khi tổ quốc lâm nguy, y như người Pháp chúng ta trong những biến cố cách mạng trong lịch sử vậy. Trong lúc đó tại Thượng Viện Hoa Kỳ, nghị sĩ Fulright lại tuyên bố là cuộc chiến ở Cam Bốt là một "cuộc chiến vô đạo đức"! Với một ít ngân khoản vụn vặt du di được đâu đó, chánh phủ Hoa Kỳ "nhỏ từng giọt" giúp cho Cam Bốt, trong khi những sư đoàn Bắc Việt ồ ạt viện trợ đúng mức cho các đơn vị "Khmer Đỏ" đang thành lập, càng ngày càng lớn mạnh thêm lên. Do đó quân lực Cộng Ḥa Khmer bị tiêu hao lần lần để đi đến sụp đổ, và ngày ¼/75, Thống Chế Lon Nol phải "chạy" khỏi thủ đô Cam Bốt, sau đó Phnom Penh bị thất thủ vào ngày 10/4/75.

    Cũng trong thời gian nầy, nỗ lực thành lập một chánh phủ "liên hiệp 3 thành phần" tại Vương Quốc Lào bị thất bại, Cộng Sản Pathet Lào lên nắm chánh quyền, và tuyên bố không chấp nhận sự có mặt của người Mỹ tại đây.

    Người ta thường hay nói chiến tranh ở Việt Nam chỉ là một cuộc nội chiến, rất hạn chế giữa người Việt và người Việt mà thôi. Nhưng đến cuối cùng sự thật cho thấy không phải như vậy. Cam Bốt là mục tiêu chủ yếu, là bàn đạp quan trọng hàng đầu để từ đó Cộng Sản tiến chiếm Miền Nam Việt Nam, và theo quan điểm từ đầu của Hà Nội th́ mục tiêu không phải chỉ có Miền Nam Việt Nam mà phải là toàn bộ bán đăo Đông Dương, v́ đó mới là giấc mơ thật sự từ lâu của Hồ chí Minh.

    Việc chiếm giữ các tỉnh miền Đông của cả hai quốc gia Lào và Cam Bốt là chỉ nhằm dọn đường cho công tác tiếp vận của quân đội Bắc Việt trong việc tiến chiếm Miền Nam sau nầy. Sau khi Hiệp Định Paris 1973 được kư kết, trong thời gian hơn một tháng, hệ thống đường ṃn thường gọi là "đường ṃn Hồ chí Minh" được họ cải tiến, mở rộng và trải đá suốt cả tuyến đường, để từ Hà Nội, Bắc Việt có thể đưa quân lính, chiến cụ, đạn dược cũng như nhiên liệu, đến một nơi chỉ c̣n cách Sài G̣n dưới 100 cây số (Lộc Ninh) mà chỉ mất trên dưới có 5 ngày đường.

    Các sư đoàn Bắc Việt đóng quân thường xuyên dọc theo biên giới Lào và Cam Bốt, trên các cao điểm từ Bắc xuống Nam, từ đó lúc nào cũng sẵn sàng tấn công xuống Miền Nam Việt Nam, một lănh thổ quá dài mà bề ngang quá hẹp, có đoạn dưới 100 cây số tính từ miền núi xuống đến biển, nên thủ đô Việt Nam Cộng Ḥa luôn bị đe dọa v́ Sài G̣n chỉ cách biên giới Lào-Khmer không quá 100 cây số ngàn, cũng giống y như hiệp ước đ́nh chiến 1919 của nước Pháp chúng ta đă "bị" để cho các đơn vị Đức đóng quân ở vùng Aisne và La Marne vậy.

    Ngày 10/4 thủ đô Phnom Penh bị thất thủ, ở Vientiane th́ một chánh phủ cộng sản đă lên cầm quyền, trong khi Vùng I và Vùng II của Việt Nam Cộng Ḥa cũng đă bị rơi vào tay Bắc Việt, như vậy Hà Nội được quá rảnh tay để sẵn sàng đưa quân tràn xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Còn tiếp

  5. #5
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Tiếp chương ba:

    HOA KỲ SẼ KHÔNG CAN THIỆP NỮA

    Nhưng vẫn c̣n một yếu tố chưa biết rơ được: đó là phản ứng của Hoa Kỳ. Trước đó, ngày 21/3/75, chánh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (Bắc Việt), trong một bản tuyên bố, đă yêu cầu chánh phủ Hoa Kỳ chấm dứt tất cả mọi dính líu quân sự và mọi hành động can thiệp vào việc nội bộ của Miền Nam Việt Nam.

    Ngày 25/3/75 , Tổng Thống Ford gởi tướng Weyand, Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ đến Sài G̣n. Tướng Weyand có vẻ thuận cho một hành động tiếp ứng tuy hơi muộn nhưng hữu hiệu bằng cách cho lệnh thiết lập hai cầu không vận Bangkok - Sài G̣n và Manila-Sài G̣n, để kịp tiếp vận cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    Ngày ¾/75, trong một cuộc họp báo, Tổng Thống Ford tuyên bố là Ông sẽ không bỏ rơi Đông Nam Á. Ông nói không nhất thiết Ông Thiệu phải rời khỏi chánh quyền, nhưng Ông cũng bảo đăm thêm rằng cho dù có một sự thay đổi nào đó của cấp lănh đạo Việt Nam Cộng Ḥa th́ sự việc đó cũng không thay đổi được nỗ lực của Hoa Kỳ tại Sài G̣n.

    Ngày 10/4/75, ngay lúc Phnom Penh thất thủ, trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội, Ông cho biết là Ông có ư định tiếp tục cuộc chiến ở Việt Nam, và tiếp tục ủng hộ chánh phủ Nguyễn văn Thiệu. Ông đề nghị với Quốc Hội một ngân khoản viện trợ quân sự 722 triệu đô la, và một ngân khoản viện trợ kinh tế là 250 triệu. Các nghị sĩ Stevenson, Humphrey, Jakson, Mc Govern và Kennedy đều chống lại đề nghị nầy. Gần như Quốc Hội Hoa Kỳ đă mặc nhiên bỏ rơi cả Ông Ford.

    Thế là hết ! Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, và những quốc gia đă từng kư tên bảo đăm cho việc thi hành Hiệp Định Paris 1973 cũng giữ một sự im lặng hoàn toàn!

    C̣n nước Pháp th́ xuyên qua lời tuyên bố của Tổng Trưởng Ngoại Giao tại Dublin, trước một số ngoại trưởng phần đông đều không muốn chen sâu vào việc nội bộ của một nước khác, th́ lại tỏ ư muốn thấy tướng Thiệu rút lui, một điều rất trùng hợp với sự mong muốn của cộng sản Bắc Việt, v́ dưới con mắt của họ tướng Thiệu là biểu tượng của một tinh thần chống cộng cực đoan, chống đến giọt máu cuối cùng.

    Như vậy là thật sự Bắc Việt nay đã được rảnh tay trong hành động rồi. Họ đã được bảo đãm là Hoa Kỳ sẽ không còn can thiệp được nữa. Họ cũng đã thấy một sự tán thành ngấm ngầm của các nước khác, không những trong khối cộng sản mà còn có cả các quốc gia cấp tiến, thuộc Thế Giói Tự Do nũa, trong đó dĩ nhiên là có cả nước Pháp.

    Với tất cả mọi điều kiện thuận lợi chánh trị và quân sự như thế, Bắc Việt quyết định cho tiến hành ngay "chiến dịch Hồ chí Minh", không cần phải mất thêm thời gian chờ thành lập một "chánh phủ ba thành phần", để nhanh chóng thôn tính cả bán đăo Đông Dương trên cả hai phương diện quân sự và chánh trị. Đúng như họ tuyên bố đây là một cơ hội ngàn năm mới chỉ có một lần !

    Vậy liệu ngựi ta có nghi ngờ là ngựi Mỹ đã phản bội đồng minh chăng? Nhân vật chính yếu liên can trong nội vụ là Tổng Thống Thiệu, người biết rõ nhiều về những lời hứa hẹn, cam kết, và thi hành. Ông đã công khai nêu rõ ràng và đầy đủ trước dư luận quốc tế và quốc nội, mà Hoa Kỳ không dám có một tiếng trả lời, có chăng chỉ là những lời an ủi cam kết quá muộn màng của một mối tình bạn bè, một mối tình thuộc loại "qua đường" !!!

    Ông Thiệu là người không muốn chơi trò người hùng, cũng không thích biểu tình hoan hô rầm rộ, nhưng rất nhạy cảm với lòng tin tưởng sâu đậm của đồng bào Miền Nam, bây giờ ván bài đã ngã ngũ, Ông đã thua cả về chánh trị lẫn quân sự, nên Ông quyết định phải rời bỏ quê hương mà Ông đã từng hiến dâng tất cả. Với một tâm hồn chết lặng Ông nói lên những lời từ biệt cuối cùng. Những lời lẽ thật cảm động của Ông được truyền đi trên đài phát thanh làm cho những người dù cứng lòng đến đâu cũng phải nhỏ lệ, ngay những người đã từng muốn Ông phải từ chức cũng vậy. Ông ra đi, mang theo sự tin yêu và lòng mến phục của dân chúng Miền Nam mà từ đây không có Ông, họ sẽ cảm thấy mất mác một cái gì.... Đối với người Mỹ, Ông đã có những sỉ vả thật dữ dội và nặng nề:

    - "Tôi đă nói với họ (Hoa Kỳ) rằng: các ông muốn rút chân ra khỏi cuộc chiến ở Việt " Nam trong danh dự, mà các ông đ̣i hỏi chúng tôi những điều thật vô lư "không thể làm được chút nào. Đánh giặc mà viện trợ quân sự cứ nay bị cắt "mai bị xén mốt bị cúp măi như thế, th́ có khác nào chỉ cho tôi mỗi ngày có 3 "đồng mà bảo tôi phải ăn tiêu như một ông hoàng hay một người khách du lịch "hạng sang ! Các ông muốn chúng tôi hôm nay với một "xu ăn mày" phải làm "được những ǵ mà ngày hôm qua các ông không sao làm được với ngân "khoản 6 tỷ đô la..! Tôi đă nói với họ rằng câu hỏi duy nhất hiện giờ là liệu Hoa "Kỳ có quyết định giữ những ǵ mà Hoa Kỳ đă cam kết với Việt Nam Cộng Ḥa 'hay không ? và liệu sau nầy những lời nói và chử kư của Tổng Thống Hoa Kỳ c̣n có "chút giá trị ǵ nữa hay không ...".

    Thế là quá rơ, Hoa Kỳ thật sự đă phản bội.....

    Ngạo mạn, và ngu xuẩn, lưỡng viện Hoa Kỳ đă nói lên sự vui mừng của họ về sự từ chức của ông Thiệu, v́ họ nghĩ nhờ đó sẽ có khả năng "đạt được một nền ḥa b́nh nào đó trong thương lựơng" với cộng sản, trong giới hạn một thời gian nào đó, "với đường lối chánh trị mềm dẻo hơn, để làm giảm đi những chết chóc vô ích, và nhất là để bảo vệ cho những người Mỹ hiện c̣n tại Miền Nam Việt Nam".

    Nước Pháp cũng có một thái độ tương tự, v́ hoàn toàn không nắm vững được t́nh h́nh và cũng v́ quyền lợi của chính nước Pháp.

    Đối với Hoa Kỳ, "trên thế giới nầy tất cả đều có thể bị mất hết, chỉ riêng có người công dân Mỹ, được coi như thần thánh, là không thể mất được."

    NGŨ GIÁC ĐÀI KHÔNG CHẤP NHẬN NHƯ VẬY

    Các cấp chỉ huy quân sự của Ngũ Giác Đài cũng như các cấp quân nhân đă từng tham chiến bên cạnh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa không đồng ư về những hành động của Hoa Kỳ, v́ t́nh cảm gắn bó với người chiến hữu Việt Nam cũng như gắn bó với quốc gia nầy, giống như người Pháp chúng ta vậy. Họ có cố gắng thử giúp đỡ cho Việt Nam một cái ǵ đó, nhưng người ta đă ngăn cấm họ. Họ chỉ c̣n có một cách là càu nhàu, và sự hằn thù trong căm lặng nầy măi măi sẽ là một yếu tố của t́nh trạng phân hóa tại Hoa Kỳ.

    Bốn năm trước đó, dựa theo bản tuyên ngôn Guam của Tổng Thống Nixon, Ngũ Giác Đài đă soạn thảo một quan niệm mới cho chiến lược ở Á Châu. Bây giờ th́ bắt buộc họ phải duyệt xét lại để giảm bớt khả năng tiềm lực quân sự của Hoa Kỳ: đó là bỏ cả các căn cứ ở lục địa Á Châu và các quốc gia đồng minh "nhược tiểu", dùng Nhật Bản và Úc Châu như những pháo đài pḥng thủ cho lục địa Hoa Kỳ tại Thái B́nh Dương. Dầu sao, theo họ nói, đó là một quyết định cấp quốc gia mà họ là những người chịu trách nhiệm, không thể cưỡng lại được: "quân nhân chúng tôi trước quyết định như vậy không thể làm ǵ hơn là phải thi hành, dù dư luận Mỹ có cho rằng Hoa Kỳ không nên sửa đổi chiến lược như vậy".

    Hoa Kỳ đă không làm đúng lời hứa của họ. Họ đă phản bội những người mà chính họ đă đưa vào cuộc chiến, một cuộc chiến mà họ chẳng những phải tốn quá nhiều đô la mà c̣n phải hy sinh trên 50 ngàn quân nhân các cấp (chưa tính thương binh) để chỉ đem về một "con số không" to tướng. Nói như thế có ǵ quá đáng lắm không??

    Tướng Westmoreland, cựu chỉ huy trưởng lực lượng Mỹ tại Việt Nam th́ phát biểu có phần nào nhẹ lời hơn cho Hoa Kỳ, nhưng cũng đă quy trách nặng nề cho giới chánh trị về hành động làm mất hết danh dự của Mỹ:

    - " Miền Nam Việt Nam phải chăng không thể tránh được một sự chiến bại? Vâng, đúng như vậy. Nhưng chúng ta phải xét lại t́nh h́nh: Bắc Việt đă vi phạm hoàn toàn Hiệp Định Paris 1973, Hoa Kỳ hoàn toàn bất lực trên phương diện chánh trị, và các quốc gia có nhiệm vụ bảo đăm việc thi hành Hiệp Định th́ hoàn toàn im lặng không nhúc nhích..".

    Người ta phải nh́n những cảnh cướp xe, hôi của, dọn sạch nhà cửa, pḥng ốc hay kho tàng của người Mỹ tại Sài G̣n, th́ mới thật sự thấy được mức độ thù ghét Hoa Kỳ của cả một dân tộc. Người ta phải nh́n cảnh Ông Martin, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc rời khỏi Việt Nam sau khi cho di tản xong xuôi người Mỹ cuối cùng, th́ mới thấy được cả một sự thẹn thùng nhục nhă của Hoa Kỳ trên nét mặt xanh xao như người chết của Ông. Và người ta cũng phải nh́n thấy cảnh một người Việt Nam kéo lê bằng hai ngón tay lá cờ Mỹ to lớn của ṭa Đại sứ Mỹ để d́m xuống rạch những "50 sao và 13 vạch " mà người Mỹ thường hănh diện.

    Tổng Thống Hoa Kỳ, Ông Ford, đă từng nói: "Chúng tôi không thể bỏ được những người bạn của chúng tôi". Nhưng nói là nói như vậy, mà họ lại không làm đúng như vậy !!!!

    C̉N AI TIN ĐƯỢC HOA KỲ NỮA ĐÂY?

    Vài người thủ cựu không đồng ư tại sao nước Pháp và người Pháp lại đi phàn nàn Hoa Kỳ. Họ nói:- "Nước Pháp chúng ta cũng vậy thôi, chúng ta đă chẳng từng phản bội Tiệp Khắc hay sao?. Chúng ta không nên trách người Mỹ v́ dù sao họ cũng đă giúp giải phóng đất nước chúng ta, và nền an ninh của quốc gia chúng ta phải chăng vẫn c̣n dựa vào sức mạnh của họ và những lời cam kết mà họ đă hứa".

    Chỉ v́ người Mỹ là bạn mà chúng ta mới cần phải nói lên sự thật và những lời trách móc thẳng thừng đến nhức tim về những lỗi lầm đáng trách của họ. Có như vậy th́ mới đúng là bạn và t́nh bạn mới càng khắn khít hơn, chúng ta nên mong như vậy.

    Hôm qua họ đă bỏ rơi Cam Bốt được, hôm nay họ bỏ rơi Việt Nam và Lào được, th́ ngày mai họ cũng sẽ bỏ rơi được Phi luật Tân, Đài Loan, và các quốc gia đă từng là đồng minh của họ dọc theo bờ biển Trung Quốc, rồi cũng lại sẽ đến lượt các quốc gia trên Ấn Độ Dương....Và hơn thế nữa, nếu đây chỉ là chuyện nội bộ phải giải quyết giữa người Việt Nam với nhau thôi th́ chúng ta cũng không nên xen vào làm ǵ. Có điều là nếu ngày mai cũng những người cùng một dân tộc có chuyện nội bộ cần giải quyết với nhau, người Đông Đức tràn sang tấn công người Tây Đức, và nếu chỉ trong ṿng một ngày mà các chiến xa Nga nuốt xong khoảng cách 150 cây số với nước Pháp chúng ta để đến nằm dọc ngay bờ sông Rhin (biên giới Pháp Đức) th́ lúc đó chuyện ǵ sẽ xảy ra đây ?

    Một cuộc nghiên cứu được đăng trên "Tạp chí Bắc Đại Tây Dương" (Revue de l’OTAN) đă có trả lời: Một cuộc thăm ḍ dư luận đặc biệt đầy đủ, của cơ quan thăm ḍ Louis Harris, cho "Pḥng Giao Tế Quốc Ngoại của Hội Đồng Thành Phố Chicago" (Chicago Council Foreign Office Relations) đă cho thấy kết quả như sau:

    Câu hỏi được đặt ra là: "Anh Chị có đồng ư để cho quân lực Hoa Kỳ can thiệp để ngăn chặn quân xăm lược Cộng Sản vào Tây Âu hay không ?"

    Trả lời:

    Tháng 3/1970 Tháng 3/1975
    Thuận 50% 42%
    Không Thuận 33% 44%
    Không có ư kiến 17% 14%

    Tạp chí nói trên c̣n cho biết thêm là "Có nhiều dấu hiệu cho ta nghĩ rằng sau khi cuộc chiến ở Việt Nam chấm dứt, dư luận dân chúng Mỹ c̣n rất thuận lợi hơn nữa về cái mà người ta gọi là "chánh sách phi quân sự trong chánh trị đối ngoại của Hoa Kỳ"

    Như vậy là đa số người dân Hoa Kỳ chống lại mọi hành động tiếp ứng của quân đội Mỹ vào công tác pḥng vệ Âu Châu. Nên nhớ là một cuộc tiếp ứng như vậy vẫn là một bảo đăm duy nhất rất hữu hiệu cho nền an ninh của nước Pháp chúng ta.

    Người Mỹ hăy đi đi, hăy cứ để cho người Mỹ đi đi, và cũng mong rằng đừng bao giờ họ trở lại nữa. Vả lại, hồi năm 1945, tại Versailles (nơi kư ḥa ước) tướng Eisenhower há chẳng phải đă nói rằng; "Chúng tôi không trở lại đây lần thứ ba để lập lại trật tự cho những vấn đề của Âu Châu nữa đâu nhé !" hay sao ?

    Làm thế nào để cho các đồng minh Âu Châu của Hoa Kỳ có thể c̣n có niềm tin vào những lời hứa của người Mỹ đây ? Đế quốc La Mă cũng đă không tồn tại chỉ v́ đă làm mất niềm tin đối với người La Mă.

    Quốc gia Hoa Kỳ đang lâm bệnh. Luân lư của họ đang suy đồi, sự hùng vĩ của họ không c̣n nữa v́ họ đă mất hết danh dự. Không có sức mạnh tinh thần th́ họ không c̣n tự kiêu được nữa về những tiến bộ vật chất của họ. Tuy nhiên rồi đây họ cũng sẽ gượng đứng dậy, mong rằng họ có thể sẽ lấy lại được ḷng tự tin và sẽ thấy được bổn phận của họ đối với thế giới.

    " Hãy cút về nước đi, hỡi người Mỹ!" (US, go home!)

    Họ sẽ không trở lại đâu, v́ nếu họ đi trong t́nh huống như thế th́ họ sẽ có nhiều lư do tốt hơn để phản bội đồng minh thêm một lần nữa, họ đă có thói quen như vậy rồi !

    Vậy các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ ở Âu Châu hãy nhớ lấy việc nầy và phải hết sức thận trọng. Chúng mình là những nước nhỏ, giống như nước Việt Nam, không có đủ sức mạnh để đương đầu với những nước "khổng lồ" lúc nào cũng vừa đe dọa vừa tán tỉnh chúng ta. Nhất là nước Pháp, chúng ta phải luôn luôn cảnh tỉnh trước viễn ảnh tai hại từ sự phản bội của Hoa Kỳ tại Việt Nam, vì một mình cô đơn đối đầu với cả hướng đông, lại bị tràn ngập với nhiều khó khăn nội tại, quốc gia chúng ta rất dễ trở thành mục tiêu béo bở cuối cùng của cả một chiến lược được hoạch định từ lâu và đang được người ta thi hành.

  6. #6
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    CHƯƠNG BỐN

    THẬT SỰ ĐÂY LÀ MỘT CHIẾN THẮNG CỦA LIÊN XÔ

    Trái với ư nghĩ của một số người trong giới trí thức v́ không hiểu rơ được vấn đề nên họ cứ tưởng rằng việc chiếm Miền Nam Việt Nam là chuyện đúng. Họ không hề biết được là hai trận tấn công liên tiếp trước đó đă cho thấy không phải thuộc kỹ thuật tác chiến thông thường của mọi cuộc chiến tranh cách mạng. Từ Nam chí Bắc khắp nơi trong lănh thổ Miền Nam Việt Nam, người ta không thấy người dân nào muốn "nhờ" ai giải phóng cho họ cả và cũng không một ai thấy vui vẻ chút nào khi thấy bộ đội Miền Bắc tiến vào thành phố, trừ lúc họ bị bắt buộc phải tham dự vào những buổi mít tinh được gọi là "tự động, do dân tổ chức" nhưng thực sự đều do bộ đội dàn dựng và chỉ đạo từ đầu đến cuối.

    Khắp mọi nơi dân chúng Miền Nam không có một ai nổi lên chống chánh quyền hay chống lại quân đội của họ, như Miền Bắc thường rả rít kêu gọi trên các làn sóng phát thanh với những giọng điệu hùng hổ, vừa có tính cách xúi dục vừa có giọng điệu hăm dọa. Trái lại người dân Miền Nam ai cũng t́m đường thoát chạy trước kẻ xăm lăng, đến khi cùng đường không thể chạy thoát được th́ họ phải chịu "đón" họ thôi, nhưng với với một bộ mặt lạnh lùng và khinh bỉ.

    Trong tất cả các đơn vị thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, người ta không hề thấy có một "báng súng lên trời", chưa từng thấy sự có mặt của một "chi bộ sô viết nằm vùng" nào cả, và cũng chưa hề thấy có một sĩ quan nào bị "hạ". Hơn thế nữa, dù đang ở trong một t́nh trạng khó khăn tuyệt đỉnh người ta cũng không bao giờ thấy bất cứ một đơn vị nào quây súng chống lại chánh quyền của Tổng Thống của họ, một chánh quyền mà Miền Bắc thường gán cho là bù nh́n. Thật ra th́ cũng có những binh sĩ lột bỏ cả quân trang quân dụng và vũ khí để tháo chạy hoặc t́m nơi an toàn trong dân chúng để tạm lánh quân xăm lược, nhưng phần lớn vẫn chống cự mặc dầu trong tuyệt vọng, và chống cự hết sức ngạo nghễ và thật anh dũng. Tướng Westmoreland, một người đă từng hiểu biết nhiều về người lính chiến Miền Nam , đă phải ngă mũ để tỏ ḷng mến trọng :

    - "Sự chiến bại nầy không phải là không thể tránh được, nếu xét về khía cạnh dũng cảm và ḷng hy sinh không chịu khuất phục của người quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa..."

    CÓ AI CHẤP NHẬN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ĐÂU ?

    Nếu ai đó muốn biết cảm nghĩ thật sự của người dân Việt Nam, dù cho họ thuộc Miền Bắc hay Miền Nam, kể cả ngay chính những anh bộ đội Bắc Việt đă phải v́ chủ nghĩa cộng sản mà đi chiến đấu chống lại đồng bào Miền Nam của họ, th́ người ta sẽ thấy có rất nhiều cơ hội để mà nhận xét. Sự thật đă cho thấy là qua những sinh hoạt dân chủ trong những lần tổ chức bầu cử, người dân Việt Nam đă cho thấy là họ từ chối không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Ngay như tại Bắc Việt sự việc đă phải xảy ra như vậy trong những cuộc bầu cử, nếu người ta cứ để cho các cử tri được tự do trong việc chọn lựa lá phiếu bầu của ḿnh. Tại Miền Nam , tất cả những đăng phái chánh trị, kể cả những đăng đối lập, chủ trương theo một lư tưởng quốc gia, dựa theo phong tục và tập quán của dân tộc Việt, đều không chấp nhận chủ thuyết cộng sản. Ngay như trong thành phần "Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời" (do Hànội cho thành lập ngày 10/6/69 ), có những nhân vật liều lĩnh phiêu lưu theo những người Cộng sản nhưng họ không theo chủ thuyết cộng sản.

    C̣n hay hơn là xử dụng lá phiếu nặc danh, bất chấp sự thống khổ và đôi khi coi thường cả mạng sống của ḿnh, người dân Việt Nam đă cương quyết chọn lựa sự tự do hơn là chủ nghĩa cộng sản. Thật vậy, sự việc nầy đă từng xảy ra vào năm 1954, người ta đă chứng kiến trên một triệu người Việt Nam, phần đông là người công giáo, đă coi thường mọi khó khăn nguy hiểm của đường xa diệu vợi và thời tiết khắc nghiệt trên biển cả, họ đă cương quyết vượt trùng dương rời Miền Bắc ra đi bằng mọi phương tiện thuyền bè sẵn có. Họ cũng đă bất kể sóng chết, vượt qua những rào cản của cảnh binh cộng sản, dùng mọi thủ thuật, qua mặt các đơn vị Việt Minh để t́m đến nhờ sự che chở của các đơn vị người Pháp của chúng ta (lúc đó đang rút quân về Miền Nam), để rời bỏ Miền Bắc, không chấp nhận cộng sản, t́m tự do ở Miền Nam. Sau đó lại có thêm một triệu người nữa đứng lên định theo chân những người đi trước nhưng bị lực lượng cảnh sát cộng sản ngăn cản dẹp tan, trong khi một triệu người dân khác c̣n đang chuẩn bị ra đi...và những làn sóng di cư nầy sẽ làm cho nước Việt Nam ngày càng trở nên vắng, trống..., tựu trung cũng chỉ v́ người dân không chấp nhận người cộng sản và chủ thuyết cộng sản.

    Và từ đó tại Miền Nam Việt Nam, có những lúc mà cuộc chiến trở nên sôi động, người dân gặp lúc phải chạm mặt với bộ đội Miền Bắc, những người tự gán cho ḿnh nhiệm vụ vào giải phóng Miền Nam, th́ người dân bỏ chạy và t́m sự che chở bên những đơn vị Việt Nam Cộng Ḥa cho dù sự che chở nầy có bấp bênh và không được vững mạnh.

    Năm 1968 (Mậu Thân), lợi dụng sự ngưng bắn nhơn dịp Tết cổ truyền, thừa lúc hầu hết quân nhân các cấp về nhà vui Tết với gia đ́nh, (trừ hai tiểu đoàn Dù c̣n tại trại mới giải tỏa được Bộ Tổng Tham Mưu gần Tân Sơn Nhứt), cũng như các đơn vị Hoa Kỳ đều đóng quân xa thành phố, các sư đoàn Bắc Việt đă nỗ lực đột nhập vào một trăm hai mươi thị xă. Họ quá thất vọng khi nhận thấy rằng dân chúng Miền Nam không đáp ứng chút nào với những lời kêu gọi nổi dậy của họ, bất chấp những lời hăm dọa cũng như không nao núng kinh sợ ǵ cả trước hành động trừng trị sắt máu của họ; nếu không th́ vào lúc đó chỉ cần một nhúm sinh viên đứng lên phát động, như thường thấy xảy ra từ trước, th́ coi như họ đă thắng được ván bài nầy rồi ! Và v́ thế mà họ giết người không tiếc tay. Tại Sài G̣n th́ họ giết người trong các ngơ hẻm, tại thị xă Huế th́ con số dân chúng tử nạn bị sát hại hết sức dă man tàn bạo nầy lên cao đến mức độ mà tất cả những người đàn bà trong cố đô Huế cứ phải tiếp tục chích vành khăn trắng trên đầu để chịu tang cho người dân thị xă xấu số.

    -"Chúng ta đă bị lừa rồi" họ đă thú thật như vậy !

    Vào mùa hè năm 1972, trong giai đoạn cuối cùng của cuộc tổng tấn công cho dù ở An Lộc, KonTum hay Quăng Trị, tất cả dân chúng đều bỏ chạy trước quân xăm lăng Bắc Việt, không phân biệt là dân làng, dân thành phố hay dân đồng ruộng.

    Trong ba năm liền của cuộc chiến "lạ đời" tại Việt Nam , từ sau ngày kư kết Hiệp Định Paris 1973, cứ mỗi lần Việt Cộng hay Bắc Việt tấn công ở đâu là dân ở đó đều bỏ chạy hết. Do vậy ở Miền Nam Việt Nam gần phân nữa số dân đều được xem như thuộc thành phần dân "chạy giặc" hay "lánh nạn". Và trong năm 1975 nầy, ở Ban Mê Thuột, KonTum, Quảng Trị và Huế có những làn sóng tản cư dồn dập của toàn bộ dân chúng dài theo các trục lộ, làm cản trở rất nhiều những cuộc điều quân và đó cũng là nguyên nhân của sự hỗn loạn lúc bấy giờ.

    Người ta đổ thừa cho là dân chúng từ lâu bị tiêm nhiễm một sự tuyên truyền chống cộng, hoặc là họ chạy đi chỉ v́ muốn tránh vạ lây trong các cuộc chạm súng, nhưng thật sự là họ tản cư v́ không chấp nhận cộng sản..

    ĐỐI VỚI KẺ XĂM LƯỢC MIỀN BẮC, LÀM G̀ CÓ CHUYỆN "QUÂN DÂN NHƯ CÁ VỚI NƯỚC" ?

    Người ta phải có nhận xét đúng đắn rằng sự tản cư của dân chúng luôn luôn chỉ có một ch́u, bất cứ trong trường hợp nào cũng vậy, không bao giờ, măi măi không bao giờ có một nhóm dân chúng nào đi ngược về hướng những người tự gán cho ḿnh là người sẽ mang lại cho đồng bào Miền Nam trật tự, thanh b́nh, thịnh vượng, tự do và hạnh phúc.

    Không có một phong trào thân cộng nào bị khám phá ra tại Miền Nam Việt Nam, và cho đến ngày Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời được thành lập, cũng chưa hề có một phong trào thân cộng nào hoạt động công khai hay bí mật cả. Ngay như những phần tử tự cho ḿnh là "trung lập", hay "đối lập" với chánh quyền của Ông Thiệu, cho dầu họ có t́m được một sự hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp nào từ phía mà họ gọi là "cách mạng", họ cũng chỉ nuôi một niềm hy vọng duy nhất và thật thà là kẻ xăm lược vẫn c̣n chút ít thành thật trong lương tâm để cùng nhau đi đến được một sự ḥa giải dân tộc mà thôi. Họ mong rằng sự ḥa giải dân tộc nầy ít nhất cũng sẽ dàn xếp được một nền ḥa b́nh, dù là tạm bợ, nhưng cũng là một nền ḥa b́nh, miển là chế độ h́nh thành sẽ không độc tài và không lệ thuộc vào chủ nghĩa cộng sản như chế độ hiện tại ở Miền Bắc.

    Hơn thế nữa, sau khi vào được Sài G̣n, mặc dầu "Chánh Phủ Lâm Thời" cũng làm theo cung cách của Việt Minh năm 1954 tại Hà Nội, là cố tỏ thái độ ôn ḥa và xoa dịu, nhưng họ không có được một sự tán đồng nào từ phía dân chúng, nếu có th́ chẳng qua cũng chỉ là một sự bắt buộc, vạn bất đắc dĩ mà thôi. Cái gọi là "Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam" nầy cũng ca tụng một sự thống nhất đất nước vậy, nhưng muốn lùi xa thời điểm thống nhất đến một ngày nào đó không chính xác lắm, và không hề nhắc nhỡ hay ám chỉ ǵ đến chủ nghĩa cộng sản cả mặc dù cũng có một vài người trong cấp lănh đạo chánh phủ vẫn say mê chủ thuyết nầy. Có một điều được ghi nhận rơ ràng là người ta chưa bao giờ cho cử nhạc hay hát bài "quốc tế ca" tại Sài G̣n, một bài ca cộng sản mà người dân Hà Nội thường phải được nghe gần như hằng ngày.

    Đây là một việc không thể chối căi được, người dân Việt Nam phải bỏ chạy trước quân xăm lăng Bắc Việt, cũng giống y như người dân Pháp của chúng ta phải bỏ chạy trước quân xăm lăng Đức vào năm 1940 vậy, và cũng không bao giờ người dân Miền Nam sống ḥa hợp trong t́nh "đồng bào ruột thịt" với người bộ đội Bắc Việt. Ngay như anh em trong một gia đ́nh khi gặp lại nhau sau ngày Cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam cũng vậy thôi; và cứ như thế người dân Miền Nam vẫn phải chịu ép ḿnh sống dưới gọng kềm chuyên chính khắc nghiệt của kẻ chiến thắng mà ḷng luôn khoắc khoải trông chờ một chuyện viễn vong nào đó ...

    Dân chúng Miền Nam không bao giờ "nhờ" hay "kêu gọi" người lính Bắc Việt đến giải phóng cho họ. Do vậy mà anh bộ đội Miền Bắc vào Nam không sống trong t́nh "quân dân cá nước" được, hay nói cách khác là "không có nước để cho con cá sống". Mặc dầu họ cố hết sức ve văn, khuyến khích nhưng chưa thấy được một sự hội nhập nào của dân chúng, nên họ bắt buộc phải có hành động cưỡng chế người dân, coi dân như kẻ thù của thuở trước.

    Các cuộc tổng tấn công trước và trong chiến dịch Hồ chí Minh cho thấy không phải nằm trong qui tắc hay lối tác chiến của một cuộc "chiến tranh cách mạng", mà lại thuộc về một cuộc "chiến tranh cổ điển, quy ước" theo đúng nghĩa truyền thống chánh trị-quân sự của nó. Do vậy mà để đối đầu với khoản một chục sư đoàn không đủ quân số, trong đó có hơn phân nữa đă bị loại khỏi ṿng chiến trong những lần chạm trán đầu tiên, Bắc Việt không cần biết đến tương quan lực lượng nhất là về quân số, và bất chấp mọi điều khoản của Hiệp Định Paris mà họ đă long trọng kư kết, đă đưa vào Miền Nam 20 sư đoàn, mặc dầu xét về tương quan lực lượng họ vẫn có nhiều lợi thế hơn, và những sư đoàn nầy được trang bị hết sức tối tân, đối với khả năng pḥng vệ của Miền Nam Việt Nam. Thật ra không phải chỉ có quân đội Bắc Việt tiến vào Sài G̣n mà thôi đâu.

    Trong khi Miền Nam Việt Nam không có được khả năng tự cung cấp vũ khí đạn dược cho quân lực của ḿnh, phải tùy thuộc vào một sự viện trợ của phía đồng minh Hoa Kỳ, quá yếu kém lúc nầy... th́ Miền Bắc cũng không hơn ǵ Miền Nam, họ cũng chỉ xử dụng chiến cụ, vũ khí đạn dược nhận từ bên ngoài, nếu không th́ họ đă không mở được chiến dịch Hồ Chí Minh. Như vậy điều hiển nhiên là lợi dụng sự bội phản của Hoa Kỳ, và với một số chiến cụ, vũ khí tối tân được viện trợ dồi dào và đúng lúc, Miền Bắc mới quyết định khởi xướng ngay chiến dịch tổng tấn công; được khuyến khích, xúi dục, và chỉ đạo từ bên ngoài, cuộc tổng tấn công nầy h́nh như không phải chỉ nhằm riêng cho Miền Nam Việt Nam mà c̣n phải nhắm vào những mục tiêu khác có tầm xa rộng hơn, tương ứng với ngân khoản chi tiêu mà người ta gọi là quân viện.

  7. #7
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    CHƯƠNG NĂM

    TINH THẦN CỦA DÂN CHÚNG MIỀN NAM ĐANG SUY SỤP

    Một nền dân chủ lạm quyền, hư hỏng và tham nhũng đă vô t́nh nối giáo cho cộng sản, đưa Miền Nam Việt Nam đến chỗ chiến bại và diệt vong.

    Nếu sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam có những nguyên nhân khách quan có tính cách quyết định và không thể tránh được, như sự phản bội của Hoa Kỳ và nỗ lực viện trợ của Liên Xô, th́ những nguyên nhân chủ quan nội tại cũng không kém phần quan trọng.

    Khi những anh bộ đội Miền Bắc vào được Sài G̣n, với thân h́nh ốm yếu trong bộ quân phục bằng vải xanh thô kệch đến độ người ta "ngữi" được mùi khắc khổ, họ quá ngỡ ngàng trước sự xa hoa và giàu sang nổi bật của một thành phố lớn mà họ không thể tin là vừa được họ giải phóng khỏi sự nghèo đói

    KHAI THÁC VÀ CẠNH TRANH TỪ NGÀN XƯA

    Miền Nam Việt Nam (ngày xưa người Pháp chúng ta gọi là Nam Kỳ) lúc nào cũng là một nước giàu có, từng làm cho gười dân nghèo khó Miền Bắc Việt Nam thèm thuồng.

    Vào thế kỹ thứ 17, xuất phát từ vùng Huế và lân cận, một số người Việt Nam muốn đi t́m "đất lành" (mà bây giờ người ta gọi là thuộc địa) đă mạnh dạn và kiên nhẫn tiến lần xuống phía Nam chiếm các vùng đồng bằng trù phú. Trên đường Nam tiến họ đă tiêu diệt gần hết giống dân Chàm, một giống dân mà di tích c̣n sót lại ngày nay là những "tháp chàm" và những đền thờ xây cất rải rác dọc theo miền đồng bằng từ Đà Nẵng đến Nha Trang, Phan Rang. (Có một vài người Việt Nam quá tin dị đoan đă gán tội cho ông Thiệu chính là người đă gây ra bao đau thương tang tóc cho dân tộc Việt, chỉ v́ ông Thiệu trước kia thuộc giống dân Chàm, nay v́ muốn trả mối thù diệt chủng truyền kiếp cho dân tộc ḿnh, nên đă "đầu thai" làm người Việt để phá nát dân tộc Việt.) Sau đó họ tiến xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng mênh mông, nơi người Khmer đang sanh sống, và đấy lùi dân Khmer nầy về miền Tây; (có nhiều tỉnh hiện nay dân chúng toàn là người Khmer, và Chánh Phủ Cộng Ḥa Khmer có lúc đă lớn tiếng đ̣i lại chủ quyền của ḿnh trên các tỉnh Miền Tây Nam Việt nầy). Từ châu thổ sông Cửu Long, từng tốp di dân lại ngược gịng sông đi về lại hướng Bắc, đến đất Lào, nơi đây cũng có nhiều toán từ miền thượng du Bắc Thái đi vào. Nếu không có người Pháp chúng ta đến th́ họ đă "ngự trị" hết mọi nơi trên vùng lănh thổ mà chúng ta thường gọi là Đông Dương rồi.

    Khi được người ta nhắc đến "chiến lược sông Mékong" của Hồ chí Minh, dường như c̣n đang được Cộng sản Bắc Việt áp dụng, th́ Hoàng thân Souphana Phouma, Thủ Tướng Lào đă có nói như sau:

    - "Hồ chí Minh hả ? Người Pháp đă có lư khi họ cho là dân tộc Lào chúng tôi không có đủ nhân lực và không đủ kỹ thuật để khai thác quá nhiều tài nguyên vô giá của vương quốc Lào, do đó họ có ư muốn đưa người Bắc Việt qua Lào v́ người Việt miền Bắc họ cần cù và chịu khó, không như người Lào lúc nào cũng thích muốn đi "buoms" để nhậu nhẹt đờn ca múa hát, mặc cho ai muốn làm ǵ đó th́ làm. Hồi xưa người dân Lào đă chẳng từng nói là nhà cầm quyền Pháp có mở ra một văn pḥng "mộ phu Annamít" tại Hà Nội từ năm 1935 hay sao ? Người trưởng văn pḥng đó đă cưới cháu gái tôi, hiện giờ anh ấy có mặt ở ngay trong pḥng bên cạnh tôi đây, anh ta có thể xác nhận với ông những ǵ tôi vừa nói và nhất là về "bản tính thực dân" của người Việt Nam hiện nay."

    Thật vậy, trong khi cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, cả hai quốc gia Lào và Khmer bị yếu thế v́ thiếu đoàn kết, nên ở Vientiane người ta nói:

    - "Quả là tai hại hết sức, khi chúng ta để cho các thanh niên chúng ta chết mà "dân Bắc Kỳ" được hưởng lợi"

    Trong khi đó ở Phnom Penh người ta nói:

    - "Đối với chúng ta th́ một anh Bắc Việt có chết đi, và nếu có thêm một anh Nam Việt chết nữa th́ lại càng tốt, v́ chúng ta sẽ bớt được hai người"

    Nhưng dù ở Vientiane hay ở Phnom Penh, ở đâu cũng không thể thiếu người Việt Nam được, v́ họ rất cần mẫn trong công việc, khéo tay, lúc nào cũng hoạt bác, rất thích ứng với ngành tiểu thương (giống như người Trung Hoa thích hợp với ngành đại thương vậy), nhưng bản tánh lại là luôn luôn muốn chiếm đất của thiên hạ!

    C̣n ở vùng châu thổ sông Cửu Long thuộc Miền Nam Việt Nam mà người Pháp chúng ta gọi là "Nam Kỳ" th́ sao ?

    - phải chăng ở đó có một khí hậu mát mẻ triền miên như mùa xuân hay hơi nóng hơn một chút, đôi khi hơi ẩm ước nhưng lúc nào cũng dễ chịu v́ thường có mây trắng che kín ṿm trời ?

    - phải chăng ở đây đất đai mầu mỡ, trù phú, không có "nghèo nàn" theo đúng định nghĩa của người Âu Châu hay của người Phi Châu ?

    - phải chăng bốn mùa quanh năm suốt tháng người dân vẫn chỉ cần có y phục nhẹ?

    - phải chăng nước mưa được người dân đón nhận như là món quà quí báu mà thiên nhiên hậu hỷ ban cho họ, trong lúc trẻ con th́ vui vẻ nô đùa nhảy múa dưới cơn mưa tầm tă ?

    - Phải chăng lúc nào cũng có một loại trái cây hay "củ, quả" nào đó, ăn được, ở khắp mọi nơi từ miền rừng cho đến vùng đồng bằng ? và lúc nào cũng có con cá con tôm dưới các sông rạch hay ruộng lúa mênh mông đầy nước trải dài đến tận chân trời, thỉnh thoảng có những mảnh vườn cây ăn trái xanh um như chuối, cao, dừa, cam quít v.v... ?

    Cho nên ở Miền Nam có được chén cơm ăn không có ǵ là khó cả...và đời sống ở đây thật quá dễ dàng, nên tâm tính người dân có chút thay đổi, tiếng nói cũng nhẹ nhàng hơn, phong tục tập quán cũng không c̣n quá cứng rắn như ngoài Bắc, nên đời sống có vui vẻ hơn. Họ thường sống vô tư lự và cũng thích phong lưu ngồi tán gẫu những câu chuyện đâu đâu, có khi vô bổ...tất cả đều khác hẳn người Miền Bắc nghiêm khắc, cần cù, thô bạo, đanh thép, và thường hay hách dịch, đúng là một mẫu người "Phổ" của nước Việt Nam.

    Chịu ảnh hưởng của người Pháp chúng ta, người Miền Nam vui vẻ hội nhập vào nền văn hóa Tây Phương rất hợp với nhân tính của họ; từ một thuộc địa, Miền Nam Việt Nam đă trở thành một nước cộng ḥa có quy chế độc lập khác hẳn các quốc gia trong bán đăo Đông Dương, và giống như người Miền Nam của chúng ta, họ sống hài ḥa trong một cuộc sống dễ dàng đến độ trở thành con người ham chơi và vô tư lự. Từ lâu rồi chiến tranh có đem lại phần nào đau khổ cho họ, nhưng hy vọng rồi đây sức sống mănh liệt của dân tộc nầy sẽ sớm hàn gắng được vết thương của Miền Nam Việt Nam , và mặc dầu có một số ruộng bị bỏ hoang người dân có lẽ cũng sẽ sống được trong an lạc.

    ĐỒNG ĐÔ LA "PHÁ HẠI" NHẬP CUỘC

    Và tới đây th́ người Hoa Kỳ vào Việt Nam ....Cùng vào với người Mỹ là đồng đô la và cả tính thực thà đến độ khờ khạo của họ mà nếu có muốn bứng hết đi cũng không phải là một chuyện dễ. Chợ đen khá thạnh hành. Trong một khu được mệnh danh là "chợ trời" (nguyên tác: "đường của kẻ trộm", rue des voleurs), người ta bày bán đủ mọi loại hàng với một giá thật hời, từ chiếc máy ảnh, máy thu băng, đến bánh xà pḥng cạo râu, rượu sâm banh, cỏ nhác, whít ky v.v.... tất cả đều được tuồn ra từ hàng viện trợ Hoa Kỳ hoặc từ những món quà tặng của người lính Mỹ, để rồi tất cả được đem ra bày bán, có khi c̣n bán trở lại cho chính người lính Mỹ nữa.

    Trước kia, khi c̣n người Pháp, Sài G̣n là một thành phố vui nhộn. Sài G̣n được tiếng là thanh lịch và đúng thời trang, nhưng rồi chiến tranh và lính tráng đă làm hư hỏng đi phần nào; rồi đến lúc người Pháp chúng ta phải ra đi, chế độ của ông Diệm, một người công giáo khắc khổ, đă sớm cho đóng cửa tất cả các hộp đêm, vũ trường và các ṣng bạc. Muốn khiêu vũ, muốn giải trí, người ta phải đến Phnom Penh .

    Sau Ông Diệm th́ chế độ có vẻ c̣n quá trẻ. Rồi đến lượt người Mỹ vào Miền Nam Việt Nam, những người Mỹ ngây ngô chất phác, vung vít đô la bừa băi, bản chất th́ ít cởi mở...tất cả đều là nguồn lợi bất ngờ cho người dân Miền Nam. Những quán rượu những hộp đêm với hệ thống đèn mờ, với những cô gái đẹp mà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới cái áo len của ḿnh hơn là những anh lính Mỹ đang ngồi nhâm nhi ly rượu "bourbon" với ḿnh...làm người ta tưởng chừng như đang sống ở Suburre chớ không phải Sài G̣n. Thật ra th́ nói cũng có hơi quá, ít có ai c̣n nhớ tới thời kỳ lúc người Pháp chúng ta c̣n ở đây trước kia cả, nhưng mà đồng đô la cứ thế mà tuôn ra..tuôn ra.

    Về phương diện xây cất, người ta trách người Pháp không biết làm ǵ cả, tất cả hệ thống hạ tầng, từ những giang cảng, hải cảng, phi cảng,những sân bay với những đường bay rộng dài, đến đường xá, xa lộ v.v...không những phải cần xử dụng các đơn vị công binh Hoa Kỳ mà c̣n phải nhờ tới hai hăng thầu công chánh ngoại quốc, một hăng có 70.000 và một hăng có 90.000 công nhân người Việt. Thế mà vẫn c̣n thiếu phải thuê thêm một số công nhân từ Nam Dương, từ Phi luật Tân, cả từ Nhật Bản nữa, và dĩ nhiên là người Mỹ trả lương rất hậu. Ngành thương măi phát triển rất mạnh song song với tất cả các ngành công kỹ nghệ khác, nhưng giá cả được tính căn bản từ giá hàng và nguyên vật liệu Mỹ. Do đó mà giá sinh hoạt tăng lên ngay, tăng kinh khủng, tuy có lợi phần nào cho người dân thường, nhưng công chức quân nhân th́ vẫn chỉ có số lương tối thiểu và quá ít. Giới "chạy áp phe" th́ phát tài nhanh nếu công việc suông sẽ, càng nguy hiểm càng có tiền nhiều. Người ta buôn lậu đồng bạc và đồng đô la xanh đô la đỏ.

    Người ta chứng minh cho ông Cabot Lodge, đang là Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài G̣n, rằng các tất cả những chuyện đó đang làm bại hoại truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, và tàn phá nền kinh tế trong nước, th́ ông nầy trả lời ngay:

    -"Tất cả nền kinh tế trong nước không bằng chi phí quân sự cho một ngày của cuộc chiến mà chúng ta đang theo đuổi, Chúng ta hăy thắng trong cuộc chiến này đă, đem lại thanh b́nh đă, rồi ngày nào đó chúng ta sẽ phục hồi nền kinh tế của Việt Nam cùng đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam lại ngay, không khó."

    Không thể làm ǵ hơn được cả. Đồng đô la cứ tiếp tục quay ṿng, cán bẹp tất cả mọi thứ trên đường đi của nó. Chỉ có những tiệm giặt, những trạm rửa xe, những hộp đêm, quán rượu, và một ít tiểu thương loại bán hàng rong cho lính Mỹ là khá thôi. Các pḥng ốc cho thuê th́ tăng giá, các người giúp việc trong gia đ́nh th́ phải trả một giá thật cao, nếu không th́ chẳng bao giờ t́m được. Một anh tập sự luật sư, cho một người Mỹ thuê xe của anh c̣n được nhiều tiền hơn là phải đến làm việc mỗi ngày ở văn pḥng luật sư nơi anh đang tập sự. Một ông Chánh Án phải để cho chị giúp việc trung thành của ḿnh đi làm cho Mỹ, v́ lương của chị cao gấp 10 lần lương của ông, và được ông chủ của chị cho một căn pḥng để ở, không tính tiền, mà giá thuê căn pḥng nầy cao gấp 10 lần giá thuê một văn pḥng làm việc của người Mỹ. Một anh phu xe, trước kia thuộc vào hàng thấp hèn trong xă hội, cũng có một giá biểu đi xe khác nhau, cao dần từ người Việt Nam, người Pháp đến người Mỹ, tuy nhiên anh vẫn kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách đưa ông Viện Trưởng Viện Đại Học mỗi ngày từ nhà Ông đến Trường Đại Học.

    Có cả một làn sóng sung túc thừa thải tràn vào Miền Nam Việt Nam làm bại hoại luân thường đạo lư. Tiểu công nghệ th́ có phát đạt; các tiệm buôn lẻ th́ mỗi năm lên thêm một tầng lầu; dân "áp phe" càng bất lương càng sống thoải mái, sở thuế th́ không biết ǵ và quan thuế th́ luôn bị qua mặt. Đồng tiền quay ṿng nhanh quá đến độ người ta xài vung vít hoang phí thay v́ nghĩ tới một ngày mai mà ai cũng biết có khi là không sáng sủa. Ai mà không có máy thâu thanh hay là máy truyền h́nh ? Ngay tại "chợ vườn" ở xă, các sạp cũng đầy ấp đủ mọi loại hàng tiêu dùng, các tiệm thợ bạc th́ tấp nập khách hàng, tủ đầy vàng, loại vàng đỏ ao nhập từ nước Lào. Nếu tất cả mọi người đều không có một mức sống thoải mái như nhau, th́ trái lại các thanh niên và các thiếu nữ th́ tăng trưởng nhanh lắm, v́ ở vào lứa tuổi phải ăn nhiều. Và nếu có ai đó c̣n nghèo đói thật sự trong lúc vẫn có hay không có việc làm, th́ cũng có nghề buôn bán hàng lậu, đủ cỡ đủ loại, vừa sỉ vừa lẻ, và cứ thế là tiền vô rất nhanh mà tiêu ra cũng rất nhanh. Người lính Mỹ tiêu số lương của họ tại đây, người công chức và quân nhân Mỹ có lương bổng cao, tiêu xài rộng răi không tiếc tiền, giống như phần đông người ngoại quốc kể cả người Pháp, thuộc giới thương mại và giới "áp phe".

    Còn tiếp

  8. #8
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Tiếp chương năm

    SỰ NGHÈO KHÓ CỦA CÁC CẤP QUÂN CÁN CHÍNH

    Trong lúc đó những người Việt Nam, thuộc các hăng xưởng cũ, các cựu điền chủ không c̣n đất không c̣n ruộng, các công chức quân nhân và cán bộ, với số lương thấp.... đều không thể sống được trong một mức sống gọi là b́nh thường. Họ cũng phải đi ra ngoài, cũng phải tiệc tùng trả lễ, nhất là cần phải có qua có lại một chút với các công chức quân nhân cố vấn Hoa Kỳ, những người khổ nỗi làm việc th́ chẳng bao nhiêu mà lănh tiền th́ quá nhiều nên có một cuộc sống quá sang trọng và vương giả. Chẳng những thế họ c̣n phàn nàn về sự phóng túng trụy lạc của người dân địa phương, vốn nảy sanh từ sự vung vít đồng đô la quá bừa bải của chính người Hoa Kỳ, và họ cũng chẳng hiểu được chính họ mới là thủ phạm thực sự của t́nh trạng hư hỏng nầy. Nếu bản tánh của người Việt Nam có khuynh hướng ham tiền th́ cái tṛ "giỡn tiền" của người Mỹ thật là quá dại dột và hết sức tai hại.

    Người "binh nh́" Việt Nam chỉ lănh có 13 $ một ngày, đủ để trả tiền cơm lính, nếu muốn mua được một gói thuốc lá Mỹ anh phải tốn 5 $. C̣n lương cấp Tướng của Việt Nam c̣n thấp hơn lương của một anh binh nh́ Hoa Kỳ. Ngân sách quốc gia mà không có viện trợ ngoại quốc th́ không đủ trả lương cho công chức: như thế là "sập tiệm" là cái chắc và cũng phải thôi ! Và cho đến những ngày gần đây mặc dầu có tăng được chút ít nhưng lương và phụ cấp vẫn c̣n thấp kém rơ rệt: Tháng 3/75, lương của một đại tá thị trưởng Vũng Tàu, vợ sáu con, là 61.000 đồng một tháng, trong khi một giáo sư trẻ độc thân người Pháp phục vụ cho cơ quan chánh phủ trong thời gian thi hành quân dịch vẫn có số lương hằng tháng là 400.000 đồng. C̣n các bà nội trợ th́ cũng phải chịu khó t́m cách kiếm thêm tiền mới đủ để trang trải vào cuối tháng, đôi lúc c̣n phải đi xa hơn, lợi dụng quyền thế của chồng để t́m thêm những món bổng lộc khác nữa mới đủ tiêu pha cho gia đ́nh, dù ông chồng có biết hay không biết cũng mặc.

    Cũng phải ghi nhận rằng tại Sài G̣n, chỉ có một trong số bốn ṭa án là c̣n giữ được tính thanh liêm. Một quan ṭa với số lương vài chục ngàn hằng tháng, khó khăn lắm mới nuôi nỗi gia đ́nh, mà rồi ông c̣n phải giữ tư cách, thể diện và vị thế quan trọng của ḿnh nữa, th́ làm sao thanh liêm được khi phải xử những vụ án có liên quan đến hàng triệu hàng tỷ bạc mà bị can đều là những người có máu mặt trong xă hội, và những món quà đút lót được trao tay thật là kín đáo?

    Đồng tiền cứ như thế mà tuôn ra, nhanh như nước lũ, không nắm bắt được: người ta phải ngăn chận hết những vụ cưới hỏi hay xin con nuôi giả tạo v.v..v́ đây là những dịch vụ có vẻ hợp pháp để chuyển ngoại tệ tuồn tiền ra ngoại quốc. Chánh Phủ thấy rơ nguy cơ, cố t́m biện pháp nhưng vô hiệu, v́ c̣n quá nhiều việc khác phải làm. Vả lại thế kẹt ở đây là "bức mây động rừng", không những động tới chế độ hiện hành mà c̣n động tới những người cần thiết cho công việc luôn được kẻ có quyền cao thế mạnh bao che. Người ta mở ra những ngân hàng, thu tiền tiết kiệm với lăi suất đến 24%, không có danh sách chánh thức, thông thường vay ra th́ từ 18% hay 20% mỗi tháng, đó là đặc biệt cho những dịch vụ đặc biệt. T́nh trạng lưu hành của đồng tiền thật là vô lư khó tin, phần lớn lợi tức quốc gia chạy ra ngoài, và Việt Cộng chỉ mong có thế v́ thật là quá lợi cho họ!

    Người Mỹ ra đi, để lại cho người dân quá nhiều thứ nhu cầu và thói hư tật xấu trong cuộc sống, căn bịnh nan y nầy coi như đă phát triển đến cao điểm rồi !

    Một vị bộ trưởng đă có thử một vài biện pháp cải cách quan trọng: đă nhiều lần ông muốn chận đứng giá sinh hoạt không cho tăng lên gần như mỗi ngày, để tránh "lạm phát phi mă", nhưng rồi lại bị nạn chợ đen lan tràn. Luật lệ không được tôn trọng nữa, quốc gia đă bị ung thối rồi, dân chúng không c̣n thật thà ngay thẳng nữa, viễn ảnh của một ngày mai thiếu thốn nghèo đói làm cho nạn đầu cơ tăng lên, làm cho xă hội càng thêm ung thối, trừ phi có được thanh b́nh trở lại th́ mới cứu văn được mà thôi. Chính cái ung thối của xă hội này làm suy yếu quốc gia. Tinh thần chiến đấu, cần thiết để ngăn chận quân xăm lăng, đi lần đến chỗ suy sụp. Và khi mà con số những người liêm khiết phục vụ cho đất nước ít hơn số người "ngồi mát ăn bát vàng" hay "ngồi chơi xơi nước", khi mà làm việc quá nhiều và quá cực mà hưởng th́ chẳng được bao nhiêu, khi mà cái hay bị cái dở lấn áp, khi mà cái bóng bảy bề ngoài che kín cái xấu xa bần tiện...th́ tinh thần của cả một dân tộc phải đi xuống dốc. Từ đó, những ư kiến, phe nhóm, cả đến cuộc chiến... tất cả đều

    nhằm phục vụ cho mục đích cá nhơn ám muội, không c̣n phục vụ cho đất nước dân tộc nữa, cả trong chánh quyền và trong quân đội cũng vậy, v́ hầu hết các chức vụ hành chánh quan trọng từ trung ương đến địa phương đều do quân nhân đăm trách. Người ta không biết phải than với ai bây giờ ? Những vụ việc gây nhiều tai tiếng nổ bùng hàng loạt như pháo Tết; ai là bộ trưởng hay giữ một chức vụ quan trọng trong chánh phủ mà khoản đăi khách ngoại quốc một cách linh đ́nh th́ không bị sa thải th́ cũng vào tù một ngày tốt trời nào đó mà thôi.

    CÁI V̉NG LẨN QUẨN

    Chỉ c̣n có một cách duy nhất là trở về với cuộc sống khắc khổ đạm bạc th́ mới mong trị được căn bệnh trầm kha của đất nước. Trước tiên là phải thắng trận giặc nầy, văn hồi được thanh b́nh, phục hồi lại hệ thống kiểm soát, tư pháp, và đặt lại người cho đúng chỗ.

    - Cần có thanh b́nh, (hay ḥa b́nh cũng thế)

    - Cần phải thắng trong cuộc chiến nầy,

    Nhưng tất cả xem chừng như đều bất lực trong việc phục hồi và nâng cao tinh thần của dân tộc và t́nh trạng suy sụp của Miền Nam Việt Nam, v́ phải tùy thuộc vào hành động của đồng minh Hoa Kỳ đang bị địch khích động và lợi dụng. Dĩ nhiên vẫn c̣n có được những người lương thiện, những quan ṭa thanh liêm.. những người c̣n được sự kính nể tôn trọng của dân chúng. Nhưng con số người như thế không nhiều, và hành động quá rụt rè của họ không kích thích được ḷng trung thành của dân chúng cũng như ư chí quyết tâm hy sinh theo tiếng gọi của Tổ Quốc

    trong cuộc chiến nầy. Quyền lợi cá nhơn được đặt trên quyền lợi của dân tộc th́ đất nước phải chết thôi, đó cũng là chuyện thường t́nh !!!

    Một số người trong sạch có đề nghị hơi quá lố, dĩ nhiên cũng v́ quá lo âu, họ khẳng định rằng trở về với cuộc sống lương thiện và đạm bạc như người công giáo và phật giáo đă và đang sống là điều kiện tiên quyết để giữ được nước:

    - "Mỗi ngày chỉ một chén cơm thôi, là chúng ta sẽ có ḥa b́nh"

    Một số người khác th́ đổ lỗi cho quân đội, có thể là do bị tuyên truyền xuyên tạc của địch, trách các tướng lănh tham nhũng thay v́ phải quy trách cho những giám đốc ngân hàng, v́ chính những người nầy mới là không lương thiện. Lẻ ra họ nên biết t́m mọi cách để yêu cầu các tướng lănh phải chiến thắng quân thù.

    Các đảng phái chánh trị th́ chỉ có ảo tưởng và tham vọng cá nhơn, chỉ t́m cơ hội để đă kích và gây ra biết bao là chướng ngại càng ngày càng khó vượt qua cho chánh quyền, do đó trước một sự giáp công hai mặt, giặc ngoài và thù trong, chánh quyền đành phải thua cuộc, nhường chỗ để ra đi.

    Khi mà tinh thần của cả một dân tộc bị suy sụp v́ tham nhũng cá nhơn ngoài xă hội dẫn tới tham nhũng trong bộ máy hành chánh rồi đến tham nhũng chánh trị, th́ trong quân đội từ ông tướng đến anh binh nh́ cũng phải "bó gối quy hàng", v́ đă thiếu súng đạn, thiếu quân số, mà c̣n thiếu cả sự yểm trợ của chánh phủ và của dân chúng...

    "Có dùng hết sức ḿnh để đánh nữa cũng vô ích", đây cũng là một quyết định hợp lư mà thôi, nếu không muốn nói là có cố gắng th́ cũng chỉ để đi t́m một lợi ích cho cá nhơn mà thôi, kể cả việc bỏ chạy nếu cần. Tuy nhiên người ta cũng có ghi nhận được rất nhiều chiến tích và chiến công, mặc dù là đang có sự tan ră hàng ngũ trong quân đội và mặc dù là đất nước sấp đến chỗ diệt vong.

    C̉N NƯỚC PHÁP NỮA

    Nếu người ta có thể nói nhiều về cái đau khổ triền miên của căn bệnh thối nát không cứu chữa được mà cả một dân tộc phải gánh chịu chỉ v́ một quốc gia đồng minh không có lương tâm trong việc tháo khoán đồng đô la cho cuộc chiến, th́ người ta cũng có thể tự hỏi xem liệu sự kiện suy sụp tinh thần của một dân tộc như thế có lây lan ra các nước tự do trên thế giới hay không?

    Đặc biệt tại Pháp, tất cả những dấu hiệu về một mối nguy cơ cho dân chúng đă hiện rơ: người ta đă thấy được những triệu chứng giống nhau đủ để lo ngại là căn bệnh nan y cũng giống nhau. Nguyên nhân cũng như thế, hậu quả cũng sẽ như thế: sự thay đổi lối sống được chấp nhận và được đưa vào chương tŕnh giáo dục, tính ưa thích có bổng lộc dễ dàng tự do mà không thích cố gắng trong công việc. Mất đoàn kết v́ tinh thần hám lợi và không dám hy sinh, quốc gia xem chừng như không có khả năng chống đỡ, sẽ bệnh hoạn và sắp ngă gục. Sự diệt vong của nước Việt Nam đă đem lại cho chúng ta một bài học có thể nói là hết sức nghiêm trọng để cảm hóa người Pháp chúng ta.

    Chúng ta phải khéo giữ ḿnh; hồi năm 1949 Hoa Kỳ đă chơi tṛ nầy đối với Tưởng Giới Thạch rồi, người ta đă cáo buộc ông nầy là tham nhũng, để rồi phá hại uy tín đạo đức của ông, cắt viện trợ kinh tế, rồi cắt luôn viện trợ quân sự: kết quả là cả lục địa Trung Hoa rộng lớn trở thành một nước cộng sản.

    Bây giờ là Tổng Thống Thiệu, người ta cho ông là người có trách nhiệm trong cái gọi là "tham nhũng của nước Việt Nam", từ đó ông mất tín nhiệm lần lần đối với các quốc gia đồng minh, và cuối cùng là ông pbải bị bỏ rơi mặc dầu có đầy đủ những lời hứa và cam kết long trọng trên giấy trắng mực đen. Không c̣n được viện trợ kinh tế và quân sự để tự chống đỡ với kẻ xâm lăng Miền Bắc, Việt Nam Cộng Ḥa phải "sập tiệm" mà thôi !!!!

    Cũng với những lư lẽ đó, cùng trong thời gian đó, phải chăng Thống chế Lon Nol của Cam Bốt cũng cùng chịu chung một số phận ?

    Với những bài học kinh nghiệm như thế, chúng ta có lo ngại ǵ chăng nếu một ngày nào đó, cũng dựa vào những lư lẽ như trên, các quốc giaTây Âu và nước Pháp của chúng ta cũng sẽ bị bỏ rơi, ngay trong lúc gặp nguy cơ mà v́ tinh thần bị suy sụp không thể chống đỡ nổi.

  9. #9
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    CHƯƠNG SÁU

    NHỮNG ĐIỂM YẾU KÉM CỦA CHÁNH QUYỀN

    Có quá nhiều mối nguy cơ

    - Nguy cơ phát sanh từ phía địch vốn đă len lỏi vào được khắp nơi trong chánh quyền, do đó song song với hành động quân sự, cần phải có biện pháp hành chánh; Bộ máy hành chánh được điều hành không có ǵ đáng chê trách, ít nhất cũng cho tới ngày cuối cùng; không bao giờ có người nào đổ lỗi cho Quân Lực VNCH làm điều sai trái như người ta đă từng quy trách cho quân đội Pháp ở Algérie.

    - Nguy cơ phát xuất từ bên trong, dân chúng quá hoang mang v́ tiếng xấu của một số hành động tham nhũng.

    - Nguy cơ đến từ bên ngoài, v́ phía địch chẳng những có đầy đủ nguồn tài trợ về mọi mặt mà c̣n được hà hơi bằng sức mạnh bén nhọn của các cơ quan truyền thông quốc tế cộng sản, một điều mà chánh phủ VNCH v́ đang sa lầy trong chiến cuộc không sao chống chế hữu hiệu được. Các quốc gia thuộc Thế Giới Tự Do thay v́ thông cảm cho VNCH là một trong những con cờ "domino" đang gánh mọi nguy hiểm thay cho họ, th́ lại không bao giờ quan tâm đến những khó khăn của quốc gia nầy, nếu không muốn nói là "ngoảnh mặt làm ngơ".

    - Nguy cơ cũng phát xuất từ chế độ quá yếu, đối ngoại th́ gặp quá nhiều áp lực, đối nội th́ có quá nhiều việc phải làm mà không có đủ khả năng thực hiện.

    Muốn tránh những mối nguy cơ đó, cần phải có một chánh phủ mạnh. Nhưng để ch́u ư chánh phủ Hoa Kỳ, (không có sự ủng hộ nâng đỡ của họ th́ sẽ mất tất cả), ch́u ư dư luận của dân chúng Mỹ, thể chế phải thật sự dân chủ và tự do, có đầy đủ tự do trong mọi lănh vực dù là tự do vô kỷ luật, và bất cứ mọi hạn chế nào cũng bị coi như một sự lạm quyền.

    Khi xưa người La Mă đă có dự trù một "đặc quyền thống lỉnh" trong hiến pháp cộng ḥa của họ trong trường hợp có khủng hoảng chánh trị, đó là: chỉ có một người duy nhất nắm giữ tất cả mọi quyền hành trong thời hạn một năm, có thể gia hạn thêm nếu khủng hoảng c̣n kéo dài chưa giải quyết được.

    Trong đệ nhất thế chiến, nước Pháp đă đặt hết ḷng tin vào "người hùng" mà người Pháp chúng ta gọi là "hùm xám" hay là "người cha chiến thắng", sau khi thắng trận kết thúc chiến tranh. Nhưng ông Clémenceau đă cho thấy ông là một người đă lạm dụng hai chữ Tự Do, v́ ngay sau khi nắm được chánh quyền ông cho là t́nh h́nh quốc gia đang c̣n bất ổn nên ông cần phải có đầy đủ tất cả mọi quyền hành, và sau đó ông trở thành một người độc tài quá độ:

    - "Tôi điều hành cuộc chiến", ông nói.

    Ông không cho quốc hội và báo chí lên tiếng. Ông không cứu xét những khó khăn nội bộ cũng như những đ̣i hỏi hay nhu cầu cá nhơn. Ông thật sự là một nhà độc tài. Thật ra khi đă giành được chiến thắng cho nước Pháp, và khi đă từ chối không chịu hợp tác với các lực lượng luôn luôn chỉ có làm suy yếu quốc gia, ông đă tự ḿnh từ khước quyền lực tối thượng của quốc gia ông, một tưởng thưởng cho "công lao hạn mă" của ông đối với nước Pháp, từ tay của những người mà ông đă cứu sống họ, nhưng đă làm chánh trị th́ phải biết thông cảm sự bạc bẻo của người dân. Thế nhưng ông Clémenceau chỉ có việc làm khi có giặc ngoại xăm, không có ǵ để làm đối với hằng ngàn chuyện rắc rối của một cuộc chiến tranh cách mạng. Ông cũng không thể ngồi yên hưởng thụ như trong thời b́nh khi mà quốc gia đang ở trong thời chiến.

    NHU CẦU: CẦN PHẢI CÓ MỘT NHÀ ĐỘC TÀI

    Tại Việt Nam lẽ ra phải có một nhà độc tài mà vẫn không gây thiệt hại ǵ cho nền dân chủ, v́ dân chúng của quốc gia nầy từ lâu đă có kinh nghiệm sống vui vẻ và hạnh phúc ở nông thôn xă ấp rồi. Tổng thống Thiệu thường được khuyên như vậy. Ông ta không phải không muốn, nhưng v́ ông ta muốn tỏ ra tôn trọng sự tự do của dân chúng vốn là truyền thống của dân tộc Việt Nam . Có điều là ông ta quá lệ thuộc vào viện trợ Hoa Kỳ, không có viện trợ th́ quốc gia nầy sẽ không tồn tại được.

    Sau cuộc cách mạng 1963 để lật đổ chế độ Ngô đ́nh Diệm th́ có một sự hỗn độn về chánh trị tại Việt Nam và chỉ có quân đội là c̣n giữ được kỷ cương tương đối chặt chẻ, điều nầy dĩ nhiên dẩn đến việc quân đội nắm chánh quyền.

    Thiệu là một tướng lănh duy nhất tự cho ḿnh được nắm quyền lảnh đạo quốc gia đồng thời phải kiêm nhiệm luôn chức vụ tổng tư lệnh quân đội, nếu không th́ một vị tướng lănh khác sẽ chiếm ngay chánh quyền. Ông không có dáng điệu của một nhà hùng biện chánh trị. Trong tư thế một quân nhân ông cho là không cần thiết phải nịnh dân hay kêu gọi sự ủng hộ của dân chúng. Ông không được huấn luyện về chánh trị, và không có khả năng hay không thích cộng tác với các đoàn thể chánh trị khác để sắp xếp một số quyền lợi đặc biệt cho họ, và ông không bao giờ chịu t́m cách thu phục ḷng dân. Ông dành tất cả cho nhiệm vụ nguyên thủ quốc gia và tổng tư lệnh quân đội. Ông cầm quyền là do sự tín nhiệm của quân đội và một thiểu số nông dân ngoan ngoản hơn là của những nhân vật thích cải vă và ham tranh luận thuộc các đăng phái chánh trị, các tôn giáo, các phe phái, các học phái, báo chí, và các phần tử hay múa rối thường xem quyền lợi cá nhơn nặng hơn quyền lợi của Tổ Quốc. Ông tận tâm trong nhiệm vụ chống cộng ǵn giữ đất nước do đó ông có được một sự triều mến của quân đội và ḷng mến mộ của nông dân nhất là trước nguy cơ xâm chiếm của Bắc Việt trong thời gian gần đây, cọng với một vài sự nhượng bộ cho một vài người nầy người khác... tất cả đều giúp ông đắc cử Tổng Thống trong một cuộc bầu cử tương đối ngay thẳng có thể so sánh được với những cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, Pháp và một vài nước khác, nơi mà những cuộc tranh chấp quyền hành thường xảy ra nhiều cải vă lôi thôi. Ông luôn luôn không muốn tỏ ra độc tài. Cũng là một điều dễ hiểu v́ ông đă không gặp khó khăn ǵ nhiều trong nhiệm vụ đa dạng của ông, lẻ ra phải cần có sự trợ giúp của nhiều người, nhưng lần lần rồi người ta cũng thấy được tầm cỡ của ông trong cương vị lănh đạo quốc gia, đối ngoại th́ cũng "nặng kư", đối nội th́ nền dân chủ vẫn được duy tŕ tuy đôi lúc cũng có bị lạm dụng, để rồi cuối cùng đó là một trong những lư do để ông phải từ chức ra đi, kéo theo luôn "sự diệt vong" của quốc gia ông.

    Người ta đă không tiếc lời cảnh cáo và khuyên nhủ ông, cũng như đă vạch rơ cho ông thấy những nguy hiểm mà ông phải đương đầu trong sứ mạng mà ông đang theo đuổi. Với một tính bộc trực đáng nể, ông ngoan cường tự cho ḿnh là người của dân chúng và đại diện cho quân đội, lực lượng duy nhất và hoàn toàn trung thành với đất nước, kiên quyết ǵn giữ non sông, chống bọn cộng sản đang tấn công ông bằng đủ mọi phương cách, chống bọn người chủ trương trung lập v́ họ chỉ biết đi từ nhượng bộ nầy đến nhượng bộ khác để cuối cùng là sẽ phải nhượng hết cho cộng sản.

    PHẢI HẠ BỆ CHO BẰNG ĐƯỢC THẦN TƯỢNG NẦY

    Ông Thiệu là biểu hiệu tượng trưng cho tinh thần chống giữ nước VNCH. Ông là biểu tượng chẳng những cộng sản mà những người phản chiến hay "quyền lợi chũ nghĩa" trên thế giới nầy, ai cũng đ̣i hỏi phải hạ bệ ông, v́ họ đều cho ông là một chướng ngại lớn ngăn chận nền "ḥa b́nh".

    Việc phải đến đă đến: chỉ vài ngày sau khi Thiệu từ chức th́ "ḥa b́nh" đă trở lại cho quốc gia VN, đúng như người ta mong muốn. Nhưng là một nền "ḥa b́nh" thế nào ấy !!!

    Cá nhơn từ chối không muốn độc tài, đó là điều đáng tiếc, c̣n hơn là cả nước phải chấp nhận một sự việc độc tài: Nhơn danh Quốc Hội, Ông Huyền, đương kiêm chủ tịch thượng viện, một nhân vật liêm khiết và đạo đức cao, đă thỏa hiệp như vậy; các đăng phái th́ bất lực và có lẽ phải t́m cách giảm số lượng xuống c̣n khoản 49..th́ vừa; giới báo chí th́ sống nhờ vào việc bán chợ đen giấy trắng thặng dư c̣n nhàn hơn là in báo bán; sinh viên là những người trẻ tuổi duy nhất không tham chiến, có lẽ họ đang hổ thẹn thầm trong khi những người khác cùng lứa tuổi như ḿnh th́ phải vào quân đội để chiến đấu với kẻ thù cộng sản ...; tóm lại trong lúc quốc gia đang cần một sự liêm khiết ngay thẳng th́ đâu đâu cũng gặp toàn là những hành động chỉ trích, chống đối...v́ nền dân chủ được chơi theo lối Mỹ; và tất cả những thứ bọt bèo chánh trị nầy chỉ có nhân danh cá nhơn và quyền lợi riêng tư để cấu kết với cộng sản đ̣i Thiệu phải từ chức và ra đi. Vă lại Thiệu cũng dư biết rằng dù là nhượng bộ tất cả hay là nhượng bộ cho "thành phần thứ ba" (thành phần chỉ muốn nghiên về phía cộng sản) để từ chức và ra đi, thật ra là một sự đầu hàng. Cuối cùng cá nhơn Thiệu bị tấn công kể cả tấn công vào ngay dinh Độc Lập. Và để bảo vệ Chánh Phủ đồng thời nắm chắc trong tay lực lượng trừ bị cuối cùng, sẳn sàng chống đở sườn tây của Sài G̣n lúc nầy đang bị uy hiếp mạnh, Thiệu phải gọi 2 sư đoàn tinh nhuệ từ Vùng 1 về, hai sư đoàn nầy đang là lực lượng ngăn chặn địch quân tại Hué để cho các đơn vị thuộc Quân Khu 1 rút lần về phía Nam, do đó mà Vùng 1 phải bị rơi vào tay Bắc Việt ngay sau đó.

    Thiệu từ chức và ra đi. Sự ra đi nầy kéo theo sự tan ră của những đơn vị cuối cùng của QLV NCH và vài ngày sau đó là sự bức tử của quốc gia ông. Ông ta có thể ở lại chăng ? Có thể lắm chớ . Không phải cái sợ chết làm cho ông đắn đo, mà là những nguy cơ khác. Nhưng mà cũng cái sợ chết nầy nó làm cho tất cả đầu óc của mọi người đều như bị tê liệt, không c̣n thấy được hay đón nhận được những giải pháp có thể cứu nguy cho quốc gia sấp bại vong nầy.

    Thiệu chắc cũng đă hiểu và nếu cần phải hy sinh bản thân để cứu được quốc gia th́ Thiệu cũng đă chấp nhận những giải pháp đó từ lâu rồi. Thiệu ra đi và tất cả mọi việc coi như đă giải quyết xong. Và điều ǵ sẽ xảy ra cho cái nền dân chủ ung thối nầy ? Chắc chắn trong những ngày c̣n lại của cuộc đời ông, sự ung thối nầy vẫn c̣n tiếp tục thôi....

    CŨNG GIỐNG NHƯ "HIỆN TƯỢNG BYSANCE" VẬY

    Vị Phó Tổng Thống VNCH trở thành Tổng Thống như Hiến Pháp đă quy định. Đó là ông Trần văn Hương, một người dũng cảm, một giáo sư già liêm khiết được chọn đứng cùng liên danh ứng cữ với Thiệu. Ông ta ấp úng :"Tôi không biết dùng điện thoại, Tôi không biết gọi mấy vị Tổng Trưởng của tôi thế nào. Tôi không biết đối đáp với người ngoại quốc ra làm sao. Tôi thấy những giải pháp tŕnh lên cho tôi cũng tốt, có thể cứu chúng ta được đó, tôi đồng ư. Nhưng để cho tôi suy nghỉ lại đă. Sau đó tôi sẽ nói "Thuận" thôi, và mọi việc sẽ được tiến hành. Nhưng mà người ta có cho tôi trở lại với cái ngành Giáo Dục thân yêu của tôi không đây ?"

    Cũng giống như ở Bysance người ta bỏ công ngồi rỗi bàn cải với nhau một cách vô ích nhưng rất là sôi nổi xem các đấng thiên thần thuộc giống đực hay giống cái, th́ ở đây tại Sài G̣n cũng vậy: trong giờ phút mà các đơn vị cuối cùng đang sống chết anh dũng với quân Bắc Việt trên mặt trận Xuân Lộc và Biên Ḥa,th́ người ta cũng đang sôi nổi tranh luận, cải lư với nhau về Hiến Pháp, để t́m xem có cách nào trao quyền lảnh đạo cho tướng Dương văn Minh một cách hợp hiến hay không, v́ tướng Minh cam kết là "với một số điều kiện nào đó, ông sẽ đạt được một thỏa hiệp với kẻ địch, ít nhứt cũng giữ được cho Miền Nam Việt Nam một thể chế tự trị và tự do nào đó, và như vậy có thể mua thêm được một ít thời gian". Nhưng rồi người ta lại để ba ngày trôi qua. Sau đó người ta mới họp nhau lại tại quốc hội, có cả thương viện và hạ viện. Ông Hương đọc một bài diễn văn làm cho cả mọi người cảm động đến phải khóc! Và mười tám vị nối tiếp nhau lên diễn đàn, suốt mười tiếng đồng hồ liên tục, chỉ để lập đi lập lại những lượng giá về t́nh h́nh của các nhóm đăng phái đă nói, để rồi cuối cùng 18 ông diễn giả nầy đều có một kết luận là bất cứ với giá nào ta cũng không thể đầu hàng vô điều kiện. Sau đó người ta trao quyền lảnh đạo quốc gia lại cho tướng Dương văn Minh rồi người ta tự động giải tán.

    Có nghĩa là ngay chiều hôm đó, trừ một vài người có can đăm và vài người vô ư thức c̣n ở lại, c̣n th́ cả hạ viện lẫn thượng viện đều lên máy bay, ra đi, bỏ mặc dân tộc và quê hương của họ ở lại, có ra sao th́ ra !!!!!

    T́nh h́nh càng ngày càng xấu đi: về mặt quân sự coi như đă mất hết rồi. Tướng Minh loay quay chỉ lập được một nội các vá víu gọi là "nội các cứu quốc" để thương thuyết với địch nhưng họ từ chối không chịu bàn cải. Bây giờ th́ chỉ c̣n một cách duy nhất là kêu gọi binh sỉ các cấp hảy ngừng chiến đấu - v́ có tiếp tục chiến đấu nữa cũng vô ích thôi-, và giao quyền lại cho kẻ xăm lăng. Nhưng quân Bắc Việt xăm lăng từ chối thẳng thừng:

    "Quư vị c̣n có quyền ǵ nữa đâu mà bàn với giao!"

    Thật là một bài học quá thắm thía ! Bài học nầy có nhiều điểm làm cho người Pháp chúng ta nhớ lại những ǵ mà chúng ta đă "sống" trong thời kỳ 1940, chỉ có hơn được VNCH là lănh thổ rộng lớn của nước Pháp c̣n cho phép chúng ta kéo dài thêm được một thời gian gọi là "gần như tự trị" trước khi bị đánh gục .Tuy nhiên bài học năm 40 chẳng có lợi ích ǵ, v́ cũng cái chính thể vô trách nhiệm chỉ biết lo cho cái ghế chánh quyền đó lại được đưa ra cầm quyền. Cầu mong cho ngày mai nầy nước Pháp chúng ta không bị suy sụp tinh thần khi sấp sửa gặp nguy cơ và khi đồng minh sấp buông bỏ chúng ta!!!

    Thượng Đế đă trừng phạt Miền Nam Việt Nam nhưng xin hăy buông tha cho nước Pháp chúng tôi!!!

  10. #10
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    CHƯƠNG BẢY

    SỰ TAN RĂ CỦA Q.L.V.N.C.H.

    Quân Lực VNCH cũng bị phản bội!

    - Phản bội từ phía những kẻ đă từng cam kết bảo đăm một sự viện trợ chiến cụ và đạn dược. V́ không có đạn dược nên quân đội bị bắt buộc phải buông súng xuống, có tiếp tục cũng vô ích mà thôi.

    - Phản bội từ phía địch đă bội tín, chẳng những vi phạm những hiệp ước đă kư kết mà c̣n lợi dụng hiệp ước đó để tăng cường quân đội về nhân lực cũng như về chiến cụ vũ khí tối tân, hơn hẳn Miền Nam gấp bội.

    - Phản bội phải nói là từ phía chánh quyền quá yếu không biết buộc quân đội phải có một kỷ luật sắt tối cần, cũng như không biết dắt dẫn dân chúng phải biết đóng góp nỗ lực cần thiết cho cuộc chiến.

    - Phản bội từ phía dân chúng v́ họ chỉ biết lo vui chơi và chạy theo quyền lợi riêng tư cá biệt, người đại diện th́ nêu gương tham nhũng, thứ dân th́ thờ ơ không cần biết, không cần lo âu ǵ về nhu cầu của cuộc chiến, và không năng nỗ góp công góp sức vào công cuộc chống giặc mà đất nước đang đ̣i hỏi, dĩ nhiên cuộc chiến quá dài quá lâu cũng có khiến cho ḷng dân uễ oăi.

    - Phản bội từ giới trí thức rởm hay lắm lời tranh cải vô bổ hơn là tận t́nh lo cho đất nước, làm mất tinh thần quân đội bằng luận điệu phản chiến, và rêu rao khẳng định là cần phải thỏa hiệp với địch hơn là tiếp tục chiến đấu.

    - Phản bội từ phía dân chúng không chịu nhất tề đứng dậy chiến đấu chống giặc giữ nước mà chỉ lo di tản, chạy dài trước địch quân một cách hỗn loạn gây thêm hoang mang hoảng hốt cho các đơn vị vốn dĩ cũng đang bị mất tinh thần.

    Ngoài một số cấp chỉ huy có kinh nghiệm lâu năm trong chiến đấu, có đầy đủ khả năng và tư cách, và một số quân nhân có thiện chí, ngoài một số hành động dũng cảm của một vài đơn vị và phần đông các chiến sĩ, chúng ta cũng phải nói đến những phần tử vô kỷ luật, hèn nhát, hồ đồ hay hổn tạp đă làm cho quân đội suy yếu hẳn đi. Chúng ta hảy xem trường hợp tương tự đă xảy ra khi mà địch quân vừa bắt đầu tấn công, mặc dầu biết rơ là địch trước sau ǵ cũng phải xuất hiện v́ những người có trách nhiệm đang c̣n chờ họ đây, thế mà v́ địch xuất hiện đúng vào lúc tương quan lực lượng được đánh giá là quá chênh lệch, địch hơn hẳn ta cả về chiến cụ lẫn tinh thần, tự nhiên quân đội bị tán loạn và tự ḿnh làm tan ră hàng ngũ.

    Người Mỹ đă bỏ rơi QLV NCH thật, nhưng chúng ta cũng rất ngạc nhiên mà thấy họ thốt lên rằng: "Ít nhất họ cũng phải giữ được Đà Năng, v́ Đà Năng cũng đâu có khó pḥng thủ đâu. Họ cũng không thể bỏ Cam Ranh v́ Cam Ranh có tầm chiến lược quá quan trọng trong vùng Đông Nam Á. Họ đă bỏ lại quá nhiều súng ống đạn dược mà chúng tôi đă cung cấp cho họ, họ đă bỏ lại tất cả hệ thống hạ tầng kiến thiết mà chúng tôi đă từng hảnh diện và đă phải đổ vào đó hàng tỷ đồng. Lẽ ra họ phải giữ được thêm một thời gian nữa cho chúng tôi có đủ th́ giờ di tản êm thắm những người mà chúng tôi đă thuê mướn!"

    Người Mỹ thật là quá khả ố. Họ đă phản bội rồi mà c̣n nghĩ là họ có quyền đ̣i hỏi người Việt Nam phải biết ơn họ, phải nhớ đến những sự hy sinh của họ...trong khi họ bỏ rơi QLV NCH và cố t́nh giao Miền Nam VN cho cộng sản .....Phải chăng sự tan ră của một quân đội như vậy là không tiền khoáng hậu ?

    Không cần chi phải lật lại cho nhiều trang sử, những sự kiện mới đây đă nhắc cho người Pháp chúng ta trận La Marne, một trận chiến mà sau một cuộc lui quân trong hổn loạn, nhờ sự lanh trí của cấp chỉ huy và ḷng can đăm của binh sĩ, và cũng nhờ một sai lầm của địch mà quân đội Pháp đă chiếm lại được những ǵ bị mất trước đó. Có cần phải nhắc lại cho người Pháp chúng ta cái nhục của năm 40 ? và tại sao chỉ trong ṿng 60 ngày mà tất cả quân đội Pháp chúng ta phải chịu đầu hàng và nước Pháp chúng ta phải chịu sống dưới đế giày của bọn Đức quốc xă ? Gần đây nhất, làm sao chúng ta quên được trận rút quân ra khỏi Lạng Sơn năm 1950 sau tổn hại nặng ở Cao Bằng. Tuy cũng có vài đơn vị đă chiến đấu thật anh dũng, c̣n th́ tất cả đều tự động rút quân hết, dọc theo tỉnh lộ 4, mặc dầu không có địch, chưa có giao tranh, và cũng chưa có lệnh ǵ cả. Làm sao chúng ta quên được nổi hốt hoảng lo sợ của quân đội Pháp chúng ta trên khắp miền trung châu Bắc Việt lúc đó? ngay tại Hà Nội kiều dân Pháp bán đi các cửa tiệm, các khách sạn và các hiệu ăn với một giá rẽ mạt, vị tướng lảnh chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Việt đă dự trù một cuộc tháo chạy về Miền Nam và đang sắp sửa di tản hết quân đội L.H.P. ra khỏi Bắc Việt...thế nhưng rất may là tướng De Lattre De Tassigny đă tới vừa kịp lúc. Nếu không......

    Phải chăng chúng ta cần nhắc cho người Mỹ vốn hay mau quên rằng năm 1951 làm thế nào mà 16 sư đoàn Trung Cộng tại sông Yalu đă chiếm và quét sạch toàn bộ đoàn quân viễn chinh Hoa Kỳ ở Nam Hàn xuống đến tận cùng của bán đảoTriều Tiên, gây cho quân đội đồng minh thiệt hại nặng nề và một cuộc bại trận đau thương chưa từng có, mà sau đó chỉ có nhờ một cuộc hành quân qui mô từ bên ngoài vào mới thay đổi được t́nh thế .... Cũng giống như nước Pháp sau chiến bại chua cay năm 1940, th́ chỉ có nhờ lực lượng đồng minh bốn năm sau đó, từ bên ngoài can thiệp vào mới cứu văn được những ǵ mà chúng ta gọi là lỗi lầm tai hại năm xưa.

    Tất cả những kỷ niệm nói trên không phải được nhắc lại để bào chữa hay đổ tội, nhưng chúng ta cũng nên đánh giá lại cho đứng đắn quân đội Miền Nam Việt Nam; sự tan ră của QLVNCH làm cho những ai đă từng biết qua thành tích hào hùng của họ trong quá khứ đều hết sức ngạc nhiên đến sửng sờ, làm cho cả dân chúng Miền Nam Việt Nam phải kinh hoàng, và ngay như quân xăn lăng Bắc Việt là kẽ đă chiến thắng rồi mà cũng vẫn ngờ ngợ chưa chịu tin đó là sự thật.

    MỘT QUÂN ĐỘI DO PHÁP THÀNH LẬP... VÀ ĐƯỢC MỸ HÓA SAU ĐÓ

    Tướng De Lattre de Tassigny cho thành lập QLVNCH vào mùa xuân năm 1951, khi ông hiểu rằng trong một cuộc "chiến tranh cách mạng" kiểu cộng sản, một đạo quân ngoại quốc dù có nỗ lực cách mấy cũng không thể thành công được, nếu không có sự trợ chiến của một quân lực người địa phương, v́ chính người dân địa phương mới ư thức được nhiệm vụ giữ đất nước của họ và họ phải chiến đấu để tránh hiểm họa cộng sản cho chính họ và cho Tổ Quốc của họ.

    Quân lực Việt Nam đầu tiên được thành lập thật nhanh chóng, đạt quá mau một mức quân số hùng hậu, đó là một bằng chứng hùng hồn nhất để nói cho người cộng sản biết rằng Bắc Việt không phải chống giặc xăm lăng ngoại quốc như họ đă từng tuyên truyền, mà thực sự họ đang chống một quân đội được thành lập từ con dân của đất nước Việt Nam của họ.

    Bên cạnh lực lượng của Liên Hiệp Pháp, Quân đội Viêt Nam dù vừa được thành lập nhưng đă chiến đấu rất anh dũng, chứng tỏ khả năng trưởng thành của ḿnh. Và vào năm 1955 lúc quân đội Pháp rời khỏi Đông Dương, nếu lực lượng nầy không được hùng mạnh như một quân đội cao tuổi đời hơn ḿnh thật, nhưng cũng là một quân lực có giá trị chiến đấu cao, khả dĩ có thể đương đầu rất hữu hiệu với quân cộng sản lúc nầy vừa mới vào chiếm đóng lănh thổ Miền Bắc Việt Nam như Hiệp Ước Genève đă quy định,.

    Sau đó người Mỹ thay chân cho người Pháp, tạo ra một không khí bài Pháp khắp Miền Nam Việt Nam . Người ta cho duyệt lại tất cả những ǵ c̣n chịu ảnh hưởng của người Pháp, người ta cho hạ xuống không thương tiếc đài chiến sĩ trận vong ở Sài G̣n, trên đó có hai chiến binh Pháp Việt thể hiện t́nh huynh đệ chi binh thật thắm thiết và đậm đà. Người ta đốt hết "lon" kiểu Pháp, thay vào một loại cấp bậc và huy hiệu theo kiểu của quân đội Mỹ: theo Mỹ là một cái kiểu cách (mode) của thời đại lúc bấy giờ.

    Làn sóng bài Pháp nầy nổi lên là do thất bại trong chánh sách của người Pháp chúng ta đă nhường cho cộng sản một nữa nước Việt Nam phía Bắc, tuy nhiên cao trào nầy lên nhanh th́ cũng xẹp xuống cũng nhanh, người ta rồi cũng tỉnh ngộ lại.

    Nhưng dầu sao th́ người dân Miền Nam Việt Nam cũng đă phải chịu Mỹ-hóa rồi. Người ta loại những cấp chỉ huy và những ai c̣n có "hơi hướng" nguồn gốc Pháp, và huấn luyện lại các cấp quân nhân theo lối Mỹ, người ta gởi họ đến các trường quân sự của Hoa Kỳ, công tác tiếp vận cũng được tổ chức lại theo quan điểm và cung cách Hoa Kỳ: quân đội phải răm rấp tuân thủ thôi.

    Nhờ có một khả năng tiếp thu nhanh và một trí nhớ đặc biệt của người Việt Nam nên quân đội và chánh phủ đều dùng tiếng Anh. Tiếp sau đó th́ các giới buôn bán, nhơn viên ngân hàng, các hiệu ăn, các quán giải trí b́nh dân, các tiệm bán hàng mỹ nghệ, các trung tâm giao dịch v.v...trật trúng ǵ họ cũng líu lo dăm ba tiếng Mỹ, rất cần thiết để tiếp cận và kiếm được tiền từ tay các "ông hoàng của thời đại".

    Nhưng giới thượng lưu trí thức th́ vẫn tiếp tục dùng tiếng Pháp, v́ tiếng Pháp là ngôn ngữ được thông dụng trong chương tŕnh giáo dục tại Miền Nam Việt Nam từ xa xưa lâu rồi, và người ta cũng c̣n quen dùng các món ăn ngon nấu nướng theo lối Pháp. Cứ như thế là người ta quay trở lại nếp sinh hoạt cũ rất nhanh. Có người đă nghiên cứu và nói về cú pháp của ngôn ngữ Việt Nam : người ta có nhận xét là cú pháp có thay đổi theo ch́êu hướng hợp lư như ngữ vựng của Pháp vậy. Do đó mà bài toán được đặt ra là liệu giới trẻ với một cấu trúc năo bộ đă tiêm nhiễm một nền học vấn Việt Pháp từ lâu có bị một chấn động tư tưởng nào không, khi người ta bắt họ phải theo một nền văn hóa nhật-nhĩ-man (anglo saxon). Việc bài Pháp nầy không đi xa hơn nữa được, và đại sứ Hoa Kỳ đă nói với người Pháp rằng:

    "Chúng tôi không có đủ giáo viên để đưa vào thay thế cho các giáo viên của các ông, chúng tôi chẳng thấy có lợi ích ǵ để phải chống lại người Pháp các ông, mà có chống cũng không đi đến đâu, dần dà rồi đâu cũng vào đó thôi."

    Có nhiều tướng lănh chống lại sự việc phải thuyết tŕnh t́nh h́nh bằng tiếng Anh, và việc nầy đă có gây tai tiếng không tốt. Các vị cố vấn quân sự Mỹ bên cạnh những đơn vị VN phải cố gắng "chạy theo" tập tục Việt Nam để cho các đơn vị trưởng chấp nhận ư kiến của họ thường khuyên bảo.

    Người ta nhớ lại là trong chiến dịch đập phá bài Pháp lúc bấy giờ, người ta đă bỏ sót một tượng đài kỷ niệm nhỏ hết sức cũ kỹ, gần sân bay Tân sơn Nhứt, do có người tốt bụng cất dấu lại v́ không nở phá đi. Trên bia kỹ niệm có ghi lại những thành tích dũng cảm của những chuyến bay liên lạc giữa Sài G̣n và Paris trong đệ nhất thế chiến, trên một mặt bia có khắc bằng chữ quốc ngữ, mặt bên kia bằng tiếng Pháp, ghi lại một đoạn thơ của đại uư Thụy, một anh hùng phi công của không quân Pháp bị bắn rơi trong trận thế chiến 1914-1918. Thơ nói rằng:

    -"Bởi v́ tôi là một người dân AnNam (danh từ khi xưa chỉ cho Việt Nam bây giờ) và bởi v́ tôi cũng là công dân Pháp, nên tôi phải có bổn phận hai lần phục vụ cho Tổ Quốc tôi". (nguyên văn)

    Khi những người lính Mỹ đầu tiên thuộc Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng để tiếp viện cho Miền Nam VN đang bị cộng sản tấn công mạnh, họ được các cô nữ sinh rất đẹp đón tiếp và choàng ṿng hoa tươi vào cổ, theo như kiểu cách ở quần đăo Polynésie vậy. Sau đó các đơn vị Mỹ tiếp tục đến Miền Nam Việt Nam , đồng đô-la cũng ào ào đi theo với họ. Từ đó quân đội Việt Nam được tổ chức theo lối Mỹ, một lối tổ chức hoàn toàn theo quân đội chánh quy, không thích hợp để xử dụng trong một cuộc "chiến tranh cách mạng" mà để xử dụng trong một cuộc chiến tranh quy ước. Quân Lực VNCH lúc bấy giờ mang một bộ mặt của một anh bà con nghèo lúc phải ngữa tay xin từng chiến cụ, từng cây súng từng viên đạn. Dưới tầm nh́n và theo dư luận của dân chúng Việt Nam, của người ngoại quốc nhứt là người Mỹ cũng như của các nhà báo, th́ thật là một điều phí phạm khi để cho những anh "lính nhà quê ngây ngô" nầy xử dụng các chiến cụ hạng sang như vậy, các thứ mà chỉ có những "quân nhân nhà nghề" giàu có mới là người được sờ tới...Tuy nhiên rồi mọi việc cũng đều vui vẻ hết thôi, v́ đồng đô la được tuôn ra quá nhiều. Dĩ nhiên cũng có một vài phút căng thẳng nhưng cũng kín đáo được người ta khéo léo dàn xếp cho qua... Cho đến măi về sau nầy, đến giai đoạn Hoa Kỳ cho "việt-nam-hóa" cuộc chiến và rút quân rời khỏi Việt Nam th́ tinh thần quân đội Miền Nam mới thấy được thơ thới thoải mái hơn mà thôi.

    VIỆT-NAM-HÓA CHIẾN TRANH

    Việt-Nam-Hóa ! Danh từ nầy tuy được người Mỹ dùng nhưng phía Chánh Phủ Việt Nam Cộng Ḥa không chấp nhận, v́ danh từ nầy ngụ ư nói rằng cho đến giờ nầy QLV NCH không có tham chiến.

    Việt-Nam-Hóa không phải chỉ có việc cung cấp chiến cụ cho Hải Lục Không quân của VNCH, mà c̣n phải cung cấp quân dụng, vũ khí đạn dược để trang bị cho khoảng 12 sư đoàn bộ binh. Con số nầy đă được Ngủ Giác Đài và Bộ Quốc Pḥng ước định cho là vừa đủ trong công tác pḥng thủ lănh thổ VNCH mà thôi, không tính đến số lượng phải cung ứng thêm cho chiến trường bên Lào và Cam Bốt, cũng không kể đến việc QLVNCH liều lĩnh tấn công ra Miền Bắc, điều mà Hoa Kỳ không bao giờ chấp nhận mặc dầu các tướng lănh của họ thường khuyến cáo như vậy.

    Sự việc Hoa Kỳ có được cơ hội để rút chân ra khỏi bải lầy nguy hiểm nầy bằng cách cho Việt-Nam-Hóa chiến tranh để đưa quân về nước, thực ra đă giúp cho người Việt Nam lần đầu tiên có được một nền độc lập thật sự, hoàn toàn tự chủ trong trách nhiệm của ḿnh, mặc dầu c̣n phải lệ thuộc vào một sự viện trợ "không có không được" của ngoại quốc. Cuối cùng rồi Quân Lực của Miền Nam Việt Nam lần đầu tiên được hoàn toàn tự do gánh lấy trách nhiệm của quốc gia ḿnh, mà chính yếu là pḥng thủ lảnh thổ của đất nước ḿnh.

    Chỉ trong ṿng vài tháng thôi, mọi việc đều thay đổi hẳn, từ dân chúng đến chánh phủ rồi trong quân đội. Mặc dầu bị bắt buộc phải đưa quân trám vào những khoảng trống quá rộng do 500.000 quân Mỹ và đồng minh TháiLan, Đại Hàn, Úc Đại Lợi, và một vài đơn vị của một vài quốc gia khác rút đi, nhưng QLVNCH rất vui vẻ được làm chủ vận mạng của ḿnh. Các quân binh chủng lần lượt được nhận một số trang bị tối tân, - tuy cũng có một vài đơn vị nhận có hơi chậm - dù c̣n xa mới sánh kịp với quân dụng của quân đội Hoa Kỳ, nhưng như thế quân đội cũng tương đối có đủ phương tiện để có thể làm tṛn sứ mạng của ḿnh đối với đất nước.

    Cây dù không quân chiến lược của Hoa Kỳ vẫn c̣n tiếp tục được duy tŕ thêm một thời gian nữa, và Không Lực của Miền Nam vốn có nhiều trực thăng loại chuyên chở cộng với những phi cơ phản lực có tốc độ nhanh, cũng cảm thấy có một niềm hảnh diện cho quân chủng của ḿnh.

    Hải Quân của Miền Nam nhận được khá nhiều tàu chiến tuy thuộc loại cũ nhưng cũng đủ để làm tṛn nhiệm vụ tuần duyên hoặc an ninh trên sông rạch. Vấn đề tu bổ các loại chiến cụ nầy cũng là một bài toán cho QLV NCH . Các tướng lảnh Hoa Kỳ có nhiệm vụ trao quân chiến cụ cho VNCH đă theo dỏi sát công tác tu bổ các loại chiến cụ nói trên, đều không tiếc lời khen ngợi về kỹ thuật của các công xưởng và các trung tâm sửa chửa, cũng như sự khéo tay của các quân nhân trong đơn vị.

    Người lính VNCH th́ ở đâu cũng hảnh diện trong bộ quân phục chỉnh tề, tươm tất và duyên dáng của ḿnh, giày luôn luôn được đánh bóng. Các loại chiến cụ nặng cũng thế thôi, từ chiếc xe thiết giáp, xe vận tải, khẩu pháo binh đến chiếc tàu chiến của Hải Quân hay chiến đấu cơ của Không Quân..tất cả đều được săn sóc và bảo tŕ đúng mức, cho nên dù là quân cụ thuộc loại cũ nhưng vào tay của QLVNCH th́ xem như c̣n mới nguyên, làm cho tất cả quan khách viếng thăm đều hết sức ngạc nhiên và ca tụng.

    Về hành chánh th́ QLVNCH được Tổng Tham Mưu Trưởng quản trị. Về nhân sự và chiến thuật th́ vị lănh đạo quốc gia đích thân trách nhiệm, có một phụ tá là một tướng lănh phụ trách tập trung mọi tin tức và thảo kế họach.

    LẦN THỬ LỬA ĐẦU TIÊN

    Sự thử thách đến ngay sau đó. Kết quả thật là đáng khích lệ và người ta phải tuyên dương công trạng một quân đội c̣n quá trẻ trung nầy

    Năm 1992, phải chăng để ḍ dẫm, Bắc Việt đă tung ra một cuộc tổng tấn công được coi là có tính toán rất kỹ lưỡng về mặt chiến lược. Cũng rất là quan trọng, v́ lần đầu tiên họ dùng chiến xa của Nga Sô. Bất chấp hiệp ước Genève và không cần biết đến vùng phi quân sự giữa hai miền Nam Việt và Bắc Việt, mủi dùi tấn công của Bắc Việt đánh thẳng từ phía Bắc xuống Nam, cuộc tấn công nầy đă gặp một sức kháng cự quyết liệt. Một mủi tấn công khác từ biên giới Cam Bốt đánh qua phía KonTum Pleiku, làm cho tất cả các tiền đồn đều bị nhổ sạch, áp lực đè nặng Vùng nầy đến độ phải đưa sư đoàn bộ binh từ Banméthuột lên để tiếp viện. Từng đợt liên tiếp, hai cuộc tấn công nầy càng ngày càng mạnh hẳn lên trên cả hai mặt trận. Gộng kềm đang siết dần chung quanh thị trấn KonTum. Ở mặt trận phía bắc, Bộ Chỉ Huy địa phương thành lập từng bộ phận lưu động nhỏ để cho dễ điều động, nhưng cũng v́ thế mà trở thành khó chỉ huy và hậu quả là tuyến pḥng thủ bị vỡ. Thành phố Quăng Trị thất thủ ngay sau đó, và các đơn vị tranh nhau chạy về Hué.

    Trung Tướng Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật (Miền Tây) được gởi ngay ra Huế với nhiệm vụ là tái lập trật tự tại đây. Hai Sư Đoàn tổng trừ bị, sư đoàn dù và sư đoàn thủy quân lục chiến đến giờ nầy vẫn c̣n tại Sài G̣n, được đặt dưới quyền xử dụng của tướng Trưởng. Một sư đoàn bộ binh khác từ Vùng 4 đồng bằng sông Cữu Long (sư đoàn 21 bộ binh) đang được đặt trong t́nh trạng báo động, dự trù sẽ được bốc luôn ra Huế, th́ bất th́nh ĺnh địch quân tấn công vào An Lộc, bao vây thị trấn nầy, đe dọa Sài G̣n vốn chỉ cách đó trên dưới 100 cây số. T́nh h́nh lúc bấy giờ hết sức căng thẳng, và nếu trể nữa giờ nữa th́ không c̣n kịp cho ngưng chuyến đi ra Hué của sư đoàn bộ binh nói trên để chuyển hướng cho sư đoàn nầy đi thẳng lên An Lộc nhằm bảo vệ cho thủ đô Sài G̣n. Sự việc xảy ra sau đó là một điều phi thường. Và đây là một điểm son danh dự dành cho Quân Lực V NCH và cho các cấp chỉ huy trong quân đội trẻ trung nầy.

    Tướng Trưởng phải bỏ bữa cơm trưa tại dinh Tổng Thống để cấp tốc bay ra ngay nhiệm sở mới, cố đô Hué lúc nầy đang ở trong t́nh trạng hỗn loạn vô trật tự. Trung tướng Trưởng, 37 tuổi, trước kia là hạ sĩ quan trong một tiểu đoàn nhảy dù Pháp, là người đă từng hãnh diện nhận cấp bằng nhảy dù do tướng Gilles kư tại Paris, - lúc bấy giờ là tướng thanh tra binh chủng nhảy dù của quân đội Pháp -, với một sự b́nh tĩnh đáng kính phục, không có một trách phạt hay quy lỗi cho một ai, ông đă văn hồi được trật tự trong hàng ngũ quân sĩ và đặt lại ngay một hệ thống an ninh pḥng thủ trên sông Mỹ Chánh, sẵn sàng chờ một loạt tấn công mới của quân Bắc Việt sau khi họ đă chiếm được một phần đất khá sâu và đang muốn tiến sâu xuống phía Nam khai thác thành quả chiến thắng vừa đạt được. Ông đă biết lợi dụng được sự già nua của cán bộ cộng sản Bắc Việt, khai thác được bệnh đa nghi và nặng về giấy tờ tŕnh báo của họ vốn là những tật xấu cố hữu của bộ máy cộng sản. Vị Tướng Bắc Việt chỉ huy mặt trận lúc đó thay v́ ngồi trên xe jeep chạy phon phon như một kẻ thắng trận vào nội thành Huế th́ ông cho dừng quân lại chờ ông báo cáo chiến thắng và nhận chỉ thị mới. Hà Nội rất tức giận về việc nầy, ra lệnh sa thải ngay vị tướng nhát gan và gởi thượng tướng thứ trưởng bộ quốc pḥng vào thay thế. Khi thượng tướng nầy đến nơi, phải mất một thời gian là 27 ngày mới nắm được quân t́nh để tiếp tục khai thác chiến quả, một thời gian quá đủ cho tướng Trưởng kiện toàn xong hệ thống pḥng ngự. Ông chẳng những đă chận đứng được đợt tấn công của địch mà c̣n phản công ḍ dẫm ở một vài điểm, làm cho địch quân phải lúng túng và chùng bước tiến công của họ lại. Ông đă nhận được lệnh phải tiêu diệt 4 sư đoàn Bắc Việt đang đối diện, bằng 2 sư đoàn tổng trừ bị là sư đoàn dù và sư đoàn thủy quân lục chiến mà ông hiện có sẳn trong tay.

    Còn tiếp

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •