Nguyễn Thái Hoàng là một trong những bút hiệu của nhà văn, nhà báo tự do Trần Khải Thanh Thủy. Bà đă tới Bắc Giang điều tra về vụ án trộm cổ vật của một ngôi chùa mà tất cả các bị cáo từ sư cụ trụ tŕ đến các đại đức, chú tiểu, cư sĩ đều bị vu cáo, ép cung.

Sư cụ Thích Đức Chính bị công an đánh chết ngay trong tù. Những người khác đều bị tra tấn, ḱm kẹp vô cùng dă man. Đại Đức Thích Nguyên Kiên khai giữa ṭa là ông bị bóp ngọc hành “tóe máu” xem có ‘c̣n trinh’ hay không.

Năm 2006, nhiều báo như Dân Trí, Tiền Phong, Tuổi Trẻ có những bài điều tra cho thấy công an Bắc Giang lộng hành, bất chấp pháp luật. Dù vậy, họ không hề bị truy tố ǵ cả ngoài một lời xin lỗi suông sau khi ṭa án phúc thẩm tuyên bố tha bổng các bị can v́ “không đủ chứng cớ buộc tội”.

Trước đó, năm 2005, tám người đă bị kết án sơ thẩm từ 9 tháng tù đến 9 năm tù. Nhân chứng, vật chứng đều được công an Bắc Giang ngụy tạo.

Nhật báo Người Việt đăng tải lại 2 loạt kư sự điều tra của Nguyễn Thái Hoàng cắt ra thành nhiều kỳ, dựa vào các lời tường thuật của các nạn nhân và nhân chứng tham dự các phiên ṭa trộm cổ vật ở Bắc Giang.

Kỳ 1

1. Đôi nét về điều kiện, hoàn cảnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh Trung Du miền Núi nằm theo tuyến sông Cầu, phía trên giáp Thái Nguyên, phía dưới liền kề Bắc Ninh. Vùng Hồ Lăng bạc mênh mông nước, bao gồm những đầm phá lớn (thuộc huyện Yên Dũng ngày nay) xưa là nơi Hai Bà Trưng dùng làm căn cứ địa, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa đánh tan quân Mă Viện (Mùa Xuân năm 43, 44 sau công nguyên).

Một vùng huyền sử đẹp như mơ chứa đầy dấu tích ông cha để lại... Từ núi Trâu Sơn - nơi Triệu Đà dùng làm căn cứ đánh An Dương Vương ở Cổ Loa thành, đến Thánh Gióng dùng gậy sắt, rễ tre, đánh tan tác lũ giặc Ân cũng ở núi này. Thành Xương Giang là nơi đem lại chiến công hiển hách cho nghĩa quân Lê Lợi, Nguyễn Trăi trong việc đánh đuổi giặc Minh... Gần đây nhất (thế kỷ 19) là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám chống lại thực dân Pháp xâm lược...

Xét về mặt mộ đạo, Bắc Giang c̣n là một trong những tỉnh có số đền chùa lớn nhất nh́ đất nước. Cả tỉnh có vài trăm làng, xă mà có tới hơn 600 ngôi chùa lớn nhỏ. Một vài chùa cổ xưa như chùa Bồ Đà (c̣n gọi là chùa Bổ) hay Vĩnh Nghiêm (c̣n gọi là chùa Đức La) có tuổi thọ từ thế kỷ thứ 11 (năm 1010), do vua quan nhà Lư cấp tiền để nhân dân xây chùa.

Song ngay từ thế kỷ thứ 2, dưới sự đô hộ của quan thái thú Sĩ Nhiếp (Trung Quốc) đạo Phật ở đây đă bắt đầu phát triển và ăn sâu vào đời sống của người dân, phần v́ thành Luy Lâu xưa từng là nơi giao lưu với Trung Quốc, Ấn Độ, nên Phật Giáo tràn từ Ấn Độ sang qua đường biển (bằng cả hai ḍng Đại Thừa và Tiểu Thừa). Sau đó do các triều đại xưa (đặc biệt là triều Lư, Trần) rất khuyến khích việc phát triển chùa chiền, c̣n đề ra hẳn chủ trương chính sách xây chùa cho dân (như chế độ Cộng Ḥa XHCN Việt Nam xây nhà văn hóa vậy).

Nhờ ḷng dân mộ đạo, coi như di sản văn hóa mà các chùa chiền đền đài tượng Phật c̣n tồn tại đến ngày nay. Cho dù bị chiến tranh tàn phá, bị chính sách vô thần của đảng làm tan hoang, song sự mộ đạo của dân c̣n th́ chùa chiền vẫn c̣n, v́ thế thật lạ lùng khi một ngôi làng nhỏ chưa đầy 1,000 con người mà có tới 2, 3 thậm chí 4, 5 ngôi chùa. Tất nhiên trong số 600 ngôi chùa này, không phải chùa nào cũng giữ nguyên phép tắc đạo phật, có đủ sư săi, kinh kệ, hay hội tụ đủ tính chất của một nơi hành lễ (ban thờ, khám thờ, tượng phật...) có chùa chuyên thờ Phật, có chứng chỉ, đại sư trụ tŕ đàng hoàng, có chùa thờ cả phật lẫn thành hoàng làng do một nhóm nhỏ người trong làng (c̣n gọi là ban quản lư đền đài di tích) trông coi... Tuy nhiên giữa một nơi mộ đạo lâu đời, nơi chế độ Cộng Sản ngự trị, lại trong cảnh chùa nhiều, sư ít (cả 600 ngôi chùa chỉ vỏn vẹn hơn 100 nhà sư trụ tŕ, trông nom, cai quản) th́ những chuyện đau ḷng như mất tượng Phật, đồ thờ, cổ vật xảy ra như cơm bữa.

Gần đây nhất là 7 vụ mất trộm tượng và cổ vật vào năm 2001 và 2003. Chỉ trong khoảng thời gian 3 tháng (tháng 6 năm 2001 và các tháng 6, 7 năm 2003), tại các xă Phương Sơn, Chu Điện, Mỹ Hà, Dương Đức, Trí Yên, v.v. (thuộc 3 huyện Lục Nam, Lạng Giang, Yên Dũng) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đă xảy ra 7 vụ mất trộm các pho tượng cổ và các đồ thờ cúng khác tại 6 đ́nh chùa gồm: Chùa Khám Lạng, chùa Đ́nh Sàn, đ́nh Hà Mỹ, chùa Bến, chùa Linh Sơn, chùa Vĩnh Nghiêm... số tài sản bị thiệt hại gồm 27 pho tượng các loại, 12 bát bửu, 1 câu đối, 1 hậu bành, 2 bộ sắc phong, 1 mâm đài, 1 bát hương, 1 chân đèn nến. Tất cả đều được xác định là cổ vật. Tổng thiệt hại đă được hội đồng định giá của tỉnh Bắc Giang định giá là 5,822,900,000 đồng (năm tỷ tám trăm hai hai triệu chín trăm ngàn đồng).


Kỳ 2:

2. Cái gọi là cáo trạng của Viện Kiểm Sát Nhân Dân

Sau nhiều lần hoăn đi hoăn lại, ngày 19 tháng 6, 2005, dưới sự thúc bách của Tổng Giáo Hội Việt Nam, phiên ṭa mới được mở lại tại ṭa án nhân dân tỉnh Bắc Giang. Ngay buổi đầu tiên, chỉ cần nghe công tố viên Nguyễn văn Thu, thay mặt hội đồng xét xử đọc phần cáo trạng dày 17 trang, và theo dơi phiên ṭa xét xử suốt 6 ngày trời (từ 19 tháng 6 đến 28 tháng 6, tạm nghỉ 4 ngày để họp trước khi tuyên án) đủ để biết mức độ nguy hiểm của vụ việc cũng là tính chuyên nghiệp cao trong các vụ trộm cổ vật này.

Tại vụ đầu tiên, xảy ra ở chùa Khám Lạng, huyện Lục Nam (ngày 5 tháng 6, 2001) mất 1 pho tượng Di Lặc cao 70 cm, nặng 30 kg bằng gỗ sơn son thiếp vàng (có từ thế kỷ 17).

Vụ thứ 2 xảy ra 12 ngày sau đó (17 tháng 6, 2001) mất 2 pho tượng A Nan và Ca Diếp bằng gỗ sơn son thiếp vàng ở thế đứng cao khoảng 1,1 m, nặng 30 kg.

Vụ thứ 3 xảy ra vào ngày 3 tháng 6, 2003 tại chùa Đ́nh Sàn (xă Phương Sơn) cũng trong địa bàn huyện Lục Nam, mất 7 pho tượng: Thế Trí, Quan âm, Thế Tôn, Di Đà, Di lạc, Kim Đồng, Ngọc Nữ, cùng 1 bộ sắc phong. Trị giá lên tới 255,000,000đ (hai trăm năm mươi lăm triệu đồng).

Vụ thứ 4 tại đ́nh Hà Mỹ, xă Chu Điện (cũng trong địa bàn huyện Lục Nam) mất 1 bộ Bát Bửu, 1 hậu bành, 1 đôi câu đối, 1 mâm sơn son thiếp vàng, 1 bộ sắc phong... cả năm thứ này cùng được hội đồng giám định của tỉnh coi là vô giá, nên đă đưa vào thành cổ vật, nâng mức định giá lên tới 87,900,000đ (tám mươi bảy triệu chín trăm ngàn đồng).

Vụ trộm thứ 5 xảy ra tại chùa Bến Mỹ Hà-huyện Lạng Giang, mất 5 pho tượng Tam Thế cùng 1 bát hương. Tổng trị giá lên tới 280,000,000đ (hai trăm tám mươi triệu đồng).

Vụ thứ 6 xảy ra tại chùa Linh Sơn, xă Dương Đức cũng trong địa bàn huyện Lạng Giang, vào tối 3 tháng 7, 2003, mất 7 pho tượng và 1 chân đèn nến. Đích danh chính quyền xă Dương Đức yêu cầu bồi thường thiệt hại 1,650,000,000 (một tỷ sáu trăm năm mươi triệu đồng).

Vụ cuối cùng xảy ra tại chùa Vĩnh Nghiêm, xă Trí Yên, huyện Yên Dũng đêm 23 tháng 7, 2003 (tức 20 ngày sau vụ trước đó) mất 6 pho tượng gồm 1 pho Quan Thế Âm Bồ Tát (cao 1,3 mét, nặng 50 kg bằng gỗ), 4 pho: A Nan, Ca Diếp, Bồ Tát, Phả Hiền Bồ Tát (cao 1,75 mét, nặng hơn 100 kg, sơn màu cánh gián, trong tư thế đứng, tà áo bay). Ngoài ra c̣n 1 pho Quan Âm mười hai tay ở tư thế ngồi, tay chắp trước ngực (cao 1,2 mét, nặng 60 kg). Mức độ thiệt hại lên tới 1,950,00,000 (một tỷ chín trăm năm mươi triệu đồng).

Cả 7 vụ trộm xảy ra hoàn toàn trót lọt (trừ vụ thứ 5 xảy ra ở chùa Bến, xă Mỹ Hà huyện Lạng Giang và vụ thứ 7 xảy ra tại chùa Vĩnh Nghiêm, xă Trí Yên, huyện Yên Dũng) có sự cố nhỏ là chưa kịp khiêng ra xe đă thấy ánh đèn pin lấp loáng nên bọn trộm đành phải bỏ lại 1 pho Quan Âm Bồ Tát tại góc sân đ́nh và 4 pho tượng Tam Thế trong chùa (vụ thứ 5) c̣n vụ cuối cùng v́ nghe có tiếng động, sợ lộ, nên cũng phải bỏ lại 2 pho tượng cổ... nếu không mức độ thiệt hại không chỉ dừng ở mức 5 tỷ 8, mà c̣n cao hơn nữa.

Với địa bàn hoạt động khá rộng (trải khắp 6 xă của ba huyện Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang, trong khoảng thời gian tương đối ngắn (2 vụ đầu trong 2 tuần của tháng 6, 2001) 5 vụ sau trong 5 tuần của tháng 6, 2003 đến 7, 2003) trong điều kiện địa h́nh miền núi khó đi, chùa chiền ở xa các trung tâm buôn bán sầm uất, nơi tiêu thụ lại cách xa hàng trăm km, mà thực hiện 7 vụ liên tiếp, lấy liền 1 lúc 27 pho, cao từ 1 mét đến 1,75 mét, nặng hàng trăm kg như vậy (Thấp nhất 30 kg, nặng nhất hơn 100 kg) nếu không phải trộm chuyên nghiệp, có ô tô, phương tiện gây án (ḱm cộng lực, bao tải, thanh sắt...) cũng phải là “tay trong,” nếu không làm sao biết được ch́a khóa của chùa để mở cổng giữa đêm hôm khuya khoắt? Sao biết được vị trí các pho tượng đắt tiền, nhiều tuổi để lấy đi (bỏ qua các pho tượng ít giá trị kinh tế khác)? Sao có thể thực hiện chóng vánh trong vài tiếng đồng hồ mà không hề bị phát hiện như vậy? Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho hội đồng xét xử, song nực cười thay, cả 9 bị cáo của vụ trộm lại chỉ là các nhà sư đang trụ tŕ hoặc chấp tác trong chùa, tất cả đều không có tiền án, tiền sự, đều có chứng cớ ngoại phạm, người đang đi học, người đến nhà dân để làm lễ cầu kinh, khâm liệm cho người quá cố, người bố đẻ ốm nặng, phải canh chừng bên bố 24/24 tiếng, người không biết lái xe... nhưng 27 pho tượng với trị giá 5 tỷ 8 vẫn được đem đi tiêu thụ trót lọt, trong điều kiện đường làng chật hẹp, bất kể loại xe ô tô nào cũng phải không vào nổi cổng chùa, nhưng xe tải huyndai 5 tạ, 1,5 tấn, và 2,5 tấn vẫn cứ... lao đi trong cơi hồng trần như bay (!)nghễu nghện chở tượng ăn cắp về chùa dưới đông đảo con mắt của người dân? Quả là chuyện xưa nay... hiếm (!)


Kỳ 3

Chín bị cáo gồm: nhà sư Thích Nguyên Kiên (sinh 1962), tên thường gọi là Dương Văn Trung, trụ tŕ tại chùa Phương Quế (xă liên Phương, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây); nhà sư Phan Hữu Hường (Thích Đức Chính) chùa Thọ Am, xă Liên Ninh, huyện Thanh Tŕ, Hà Nội.

Nhà sư Lê Văn Thương (Thích Tâm Thương (1973) tu hành tại chùa Tranh Khúc, Xă Duyên Hà, huyện Thanh tŕ Hà Nội. Chú tiểu Thích Đạo Sơn (tên thường gọi là Nguyễn Quư Đoan) sinh 1980, tu hành tại chùa Đồng Ngư, xă Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh... Sau đó là một loạt bị cáo liên quan tới vụ trộm như: Tạ Minh Đăng (sinh 1958) thôn 1, xă Đông Mỹ, huyện Thanh tŕ, Hà Nội. Phạm Mạnh Hùng (1968) tổ 45B, phường Thượng Đ́nh, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Dương Phúc Thịnh (1959) nhà 10, ngơ 112, phố Ngọc Khánh, phường Giảng Vơ, quận Ba Đ́nh, Hà Nội. Lê Ngọc Lân (1959) đền Đông Trạch, xă Ngũ Hiệp, huyện Thanh Tŕ, Hà Nội. Nguyễn Thúy Lan (1951) số 33, phố Hàng Giấy, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Trong đó 5 nhà sư bị ṭa gán tội: Ăn trộm tượng phật, cổ vật trong chùa, ba bị cáo Hùng, Thịnh, Đăng, “được” nhận tội: thuê và lái xe chở tang vật từ 6 ngôi chùa và đ́nh của tỉnh Bắc Giang về Hà Nội và Hà Tây nhờ sư Thương và sư Kiên cất giấu để t́m nơi tiêu thụ. Bị cáo Nguyễn Thị Lan là bị cáo nữ duy nhất được “khoác” tội: Tiêu thụ 3 tượng phật ăn trộm trong năm 2001, để cúng tế lên chùa Cả, làng Bến, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (!).Riêng các loại cổ vật như Bát Bửu, hậu bành, câu đối, mâm sơn son thiếp vàng, sắc phong, bát hương, đèn, nến th́ không có người tiêu thụ song vẫn được tính vào vụ án, bắt các bị cáo phải bồi thường bằng tiền với con số cả vài chục đến vài trăm triệu đồng (kết quả tuyên án tại lần xử đầu tiên vào tháng 1, 2006). Như thể chia đều 5 tỷ 8 cho 9 người cùng chịu, tùy theo mức độ nặng nhẹ, thông qua việc tham gia các vụ án, số tiền được chia, số tượng bị mất mà định giá tội trạng, tiền phạt...

Xin trích dẫn 1 vụ trong số 7 vụ trộm mà cáo trạng nêu rơ:

Vụ thứ nhất:

Khoảng đầu năm 2001, Phan Hữu Hường (tức Thích Đức Chính) là sư giả đang chấp tác tại chùa Thọ Am, xă Liên Ninh, huyện Thanh Tŕ-Hà Nội, nghe tin từ các Phật tử quê ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đến thắp hương tại chùa Thọ Am nói chuyện với Hường về một số pho tượng cổ ở chùa Khám Lạng-Lục Nam có yểm vàng ở bên trong tượng. Sau đó Hường đă đi về chùa Khám Lạng với danh nghĩa là thăm chùa nhưng thực chất là để trinh sát nắm đường đi lối lại của chùa để thực hiện việc trộm cắp tượng Phật. Sau khi đi trinh sát thực tế về, Hường đă bàn với các tên: Phạm Mạnh Hùng, sinh năm 1968, đang chấp tác tại chùa Thọ Am, Lê Văn Thương tức Thích Tâm Thương, sinh 1973, đang trụ tŕ tại chùa Tranh Khúc, xă Duyên Hà, huyện Thanh Tŕ, ngoại thành Hà Nội, và Nguyễn Quư Đoan tức Thích Đạo Sơn, là đệ tử của Lê Văn Thương (thời gian đó Đoan đang chấp tác ở chùa Đồng Ngư, xă Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) về việc tổ chức đi trộm cắp tượng Phật tại chùa Khám Lạng.

Sau khi bàn bạc thống nhất biết Phạm Mạnh Hùng lái được xe ô tô, nên Thương đă giao cho Hùng đi thuê ô tô loại 12 chỗ ngồi để làm phương tiện đi gây án, c̣n Phan Hữu Hường th́ chuẩn bị dụng cụ như một ḱm cộng lực, một bao tải dứa, một thanh sắt xoắn nhọn để phá khóa. Tối ngày 5 tháng 6, 2001, Hùng đă ra bến xe ô tô Văn Điển thuê 1 chiếc xe ô tô màu xanh loại 12 chỗ ngồi và tự lái đến chùa Tranh Khúc chở Hường, Thương Đoan đi về chùa Khám Lạng-Lục Nam để trộm cắp tượng. Khi đến cửa chùa Khám Lạng, bọn chúng đỗ xe ô tô rồi mở cửa chùa để vào trộm cắp tượng (khi đó cửa chùa không có khóa cửa) cả 4 tên đă vào chùa lấy 1 pho tượng Di Lạc cao khoảng 70 cm, nặng khoảng 30 kg bằng gỗ sơn son thiếp vàng có từ thế kỷ 17 cho vào bao tải dứa khiêng ra xe ô tô để đem về. Trong khi đang thực hiện hành vi phạm tội th́ bị động, tên Hường đă ném chiếc ḱm cộng lực cán nhựa đỏ ra phía ruộng ngoài cửa chùa rồi lên xe ô tô đem tượng về chùa Tranh khúc, xă Duyên Hà, nơi Thương đang trụ tŕ.

Ngay đêm đó bọn chúng đă cậy nắp yểm tâm ở sau lưng bức tượng để t́m vàng nhưng không có vàng mà chỉ thấy có một giấy bùa để trong đó. Sáng hôm sau bọn chúng gọi cho Nguyễn Thúy Lan ở số nhà 33 phố Hàng Giấy, quận Hoàn Kiếm Hà Nội đến để bán cho Lan pho tượng này với giá 3 triệu đồng (do Thương trực tiếp bán) khi bán tượng cho Lan (theo Thương khai) (Bút lục 47,48 tập VII) là Lan có hỏi Thương về nguồn gốc pho tượng đó do đâu mà có, Thương nói rơ cho Lan biết là do bọn Thương mới trộm cắp được tại chùa Khám Lạng-Lục Nam-Bắc Giang. Theo Lan khai pho tượng đó do 1 nhà sư đem đến nhờ sửa lại nhưng khi sửa thấy bị mục, hỏng nên Lan đă đem thả trôi sông Hồng. V́ vậy cơ quan điều tra không thu hồi được. Nhưng qua công tác khám nghiệm hiện trường cơ quan điều tra đă thu được chiếc ḱm cộng lực mà các bị can đem đi gây án vứt lại ở hiện trường.

Sáu vụ sau, nội dung cáo trạng miêu tả khá giống nhau về cách thức hành động, phương tiện gây án, thời gian tiến hành, phương thức tiêu thụ, v.v... chỉ khác ngày, tháng, địa bàn hoạt động (địa điểm từng chùa), số người tham gia, số tượng bị lấy đi, chủng loại tượng bị mất cắp, số tiền được chia, v.v... Cụ thể ba bị cáo Lê Văn Thương, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Quư Đoan tham gia cả 7 vụ, được chia: Thương: 2,1 triệu đồng. Hùng 1,5 triệu đồng và Đoan: 100 ngàn đồng. Dương Phúc, Thịnh tham gia 5 vụ, gây thiệt hại cho nhà chùa 4,222,900,000đ (bốn tỷ hai trăm hai mươi hai triệu bốn trăm ngh́n đồng) được chia 2 triệu. Tạ Minh Đăng tham gia 4 vụ, gây thiệt hại 4,135,000đ (Bốn tỷ một trăm ba mươi nhăm ngàn đồng) được chia 3 triệu đồng. Lê Ngọc Lân (tức Ḥa) tham gia 2 vụ, song không chịu khai số tiền được chia. Dương Vân Trung tham gia bàn bạc và trực tiếp tiêu thụ tất cả số lượng tượng phật lấy được trong năm 2003 với tổng tài sản trị giá 3,600,000đ (ba tỷ sáu trăm ngàn đồng), phải chịu trách nhiệm với vai tṛ đồng phạm, song qua đấu tranh khai thác, chỉ nhận có quen biết Thương và Lân (tức Ḥa) do đến chơi với Thương tại chùa Tranh Khúc một số lần c̣n c̣n cương quyết không thừa nhận việc tiêu thụ số tượng đó nên không chịu khai ra số tiền được chia...

(C̣n tiếp)


Nguyễn Thái Hoàng

* Source: http://my.opera.com/LeNguyenHuyTran/blog/?id=17441682