Results 1 to 2 of 2

Thread: CÓ MỘT NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI KHÁC … - TỘI ÁC CỘNG SẢN VN

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    CÓ MỘT NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI KHÁC … - TỘI ÁC CỘNG SẢN VN

    linhgia2009 June 26, 2011 at 7:48 pm

    Trong nghĩa trang quân đội ở VN tôi có rất nhiều Bác ,chú ,anh em chú bác ruột và 1 số bạn bè tử trận năm 1970,1971.1972,1975 và c̣n 1 người chú họ chết trên đường ra bắc tù cải tao mất xác luôn ,1người bác là trung tá sư đoàn 25 ,cũng chết mà chưa có tin tức ǵ , 1người cậu ruột nhảy bắc năm 1961 cũng không có tin tức ǵ cả cho đến nay .Tôi c̣n may mắn hơn những thân nhân ấy nhiều ,bởi v́ quả lựu đạn năm xưa cưa cùng họ không nổ nên tôi c̣n sống sót tới hôm nay ,sống trong đau buồn thương nhớ những kỹ niệm xa xưa ,ngao ngán cho cuộc đời ,những vị chĩ huy ở nước ngoài nào có đếm xĩa ǵ đến đàn em c̣n sót lại nơi quê hương đâu ! Hởi các anh ở KBC 3240 ngày đó.có bao giờ các anh nghĩ đến chúng tôi không ?Ừ nhỉ ! các anh bây giờ cũng đă già rồi c̣n ǵ ,khí phách anh hùng c̣n đâu nữa ,già nên sống an vui bên đàn con cháu ,thế thôi ! Hởi Bạch yến khoá 19 VBQGĐL , hởi Oanh vũ khoá 20 VBQGĐL có c̣n nhớ đàn em không? Thượng đế hởi có thấu cho VN này ?
    Những người lính nằm xuống ở đó vẫn mặc quân phục màu cỏ úa và số quân của họ vẫn c̣n được ghi trên một mảnh giấy học tṛ cùng tên tuổi. Có điều, trên tay áo họ tất cả đều không có phù hiệu và phiên hiệu của đơn vị ḿnh, trên cổ áo không c̣n những bông mai ngụy trang được kết thành bởi máu và nước mắt cùng những giọt mồ hôi gian khổ cộng với nỗi hăi hùng trước cái chết của chính họ và đồng đội. Không có những bảng tên và những bằng chuyên môn may trên nắp túi áo. Tất cả đều đơn điệu như nhau tưởng như được lấy ra từ một khuôn đúc. Nếu chúng tôi là những tù binh th́ đă được đối đăi đúng theo luật tù binh của Liên Hiệp Quốc, nhưng đây chỉ là những hàng binh bại trận sẽ được cư xử theo ư của những người thắng trận. Mà suy cho cùng, luật tù binh của Liên Hiệp Quốc chỉ áp dụng cho các nước thành viên thôi, chúng tôi là ngoại lệ lúc đó.


    Mùa Xuân năm 1977. Sau khi sàng lọc và chuyển trại nhiều lần, chúng tôi đượclệnh gói ghém các vật dụng cá nhân tập trung tại sân bay quân sự Trảng Lớn cũ theo danh sách từng tốp chờ đêm tối xuống để chuyển trại. Chúng tôi được xếp ngồi từng cụm khoảng 30 người im phăng phắc những những đám cừu non. Nhưng trong cái im lặng ấy biết bao nhiêu cơn băo mịt mùng nổi lên trong ḷng của từng người.

    Chờ đợi! Chao ơi, cuộc đời tôi đă quá quen thuộc với những sự chờ đợi dai dẳng mọi lúc mọi nơi, thậm chí là chờ đợi cái chết bất chợt đến với ḿnh trong những tiếng nổ kinh hoàng của những cuộc pháo kích hay tiếng đạn bay rít trong không gian đến từ mọi hướng. Đă đành mỗi người đều có một số phận riêng và cái chết khi nào đến nó sẽ khắc đến, nhưng có ai biết đâu chúng tôi đă chờ đợi nó trong nỗi hân hoan bởi cuộc sống trong chiến tranh trên mỗi phận người bị lôi kéo vào ṿng xoáy của nó đă quá đỗi đọa đày!

    Chiều đă xuống rất sâu và bóng đêm đang manh nha chiếm lĩnh không gian nặng nề ấy. Rồi th́ sự chờ đợi của mấy ngàn sinh mệnh đang chuyển hướng. Lệnh cho từng cụm bước lên những chiếc xe tải quân sự vừa xịch tới trong ánh đèn pha vàng vọt loang loáng soi trên những gương mặt mỏi ṃn và đói khát. Sau khi cả một đám đông trùng trùng yên vị trên xe, sự chờ đợi lại tiếp tục trở về bủa vây. Ánh đèn sum họp của những nhà dân ở phía xa xa đă thắp sáng từ rất lâu nhưng chúng tôi vẫn c̣n phải nghe ngóng và chống đỡ những con muỗi đói Trảng Lớn đang nhập bữa tiệc máu tươi trên những thân thể c̣m cơi lần cuối cùng.
    Rồi th́ những tiếng tu huưt ré lên vang vọng cắt nát mảnh đêm đă đẫm nặng sương chiều cho lệnh đoàn xe quân sự rùng rùng xuất phát. Vừa ra khỏi cổng căn cứ quân sự Trảng Lớn đă thấy hai bên đường rất nhiều người dân đứng đợi với những bịch nước uống và những thứ quà bánh cứ tung đại lên những chiếc xe chạy ngang. Tôi nghĩ đó là thân nhân của một trong những người chúng tôi. Nhưng v́ sao họ biết có cuộc chuyển trại nầy v́ hầu hết đều diễn ra trong im lặng và bí mật? Sau nầy th́ tôi đă hiểu là do từ những nhà thầu cung cấp thực phẩm cho chúng tôi. Những suất thực phẩm cung cấp hàng ngày đă bị cắt th́ ai cũng đoán ra ngay, nhưng những chuyến xe lao lung đó sẽ đi về đâu chỉ có Trời và những người có trách nhiệm mới biết!

    Sau một đêm dài dằn xóc trên thùng xe, tâm trạng ngổn ngang rối bời ḥa với tiếng động cơ ŕ ŕ đều đặn trong bóng đêm dầy đặc mịt mùng, tốc độ đoàn xe bắt đầu chậm lại. Hé cặp mắt đỏ kè mệt mỏi nh́n ra ngoài th́ phỏng đoán đoàn xe đă đi vào khu vực rừng đồi v́ ánh đèn của những chiếc xe chạy trước phía xa xa đă cao khỏi ngọn cây.

    Trời vừa tang tảng sáng th́ đoàn chúng tôi khoảng 10 chiếc xe dừng lại trong cái lạnh se sắt của những giọt sương mai trong rừng thẳm. Hóa ra họ đă cắt đoàn thành những nhóm riêng biệt để đổ xuống những nơi khác nhau trong đêm tối nhưng chúng tôi nào biết? Lệnh xuống xe được ban ra. Ai cũng thở phào nhẹ nhỏm khi thoát ra được sự g̣ bó suốt một đêm dài. Nhảy xuống đất nh́n quanh th́ chao ơi hăi hùng! Chúng tôi đă được đưa đến một nơi rất sâu trong rừng căn cứ vào những cây cổ thụ mọc chung quanh, nhưng không biết ở địa danh nào. Cánh rừng hầu như c̣n nguyên vẹn vẻ nguyên sinh của nó v́ chắc đă từ lâu lắm chưa có bước chân con người đi qua.

    Chúng tôi được người ta chỉ cho vị trí từng nhóm nhỏ để tự túc lo chỗ nghỉ ngơi rồi bắt đầu lo chuyện ăn ngủ. Ngay tại chỗ người ta bắt đầu phân chia từng “A” một (chỉ tiểu đội theo cách gọi của phía bên kia) để quản lư lẫn nhau và phát cho mỗi nhóm vài cái lưỡi rựa không có cán để phát quang khu vực và lo dựng những cái sạp đơn sơ cao khỏi mặt đất hầu tránh những con rắn đói mồi lang thang nhiều vô kể trong rừng. Bản năng sinh tồn cộng thêm chút kinh nghiệm cá nhân trong chiến tranh giúp chúng tôi nhanh chóng chuẩn bị chỗ ở của nhóm trong ṿng buổi sáng để chuẩn bị cho cái ăn buổi trưa sau một đêm dài mệt mỏi. May mà có một nguồn suối nhỏ chảy ngang chỗ chúng tôi đổ xuống khoảng hơn 100 mét. Phải tranh thủ đào ngay vài cái giếng cạn cạnh bờ suối dùng làm nước sinh hoạt và rửa ráy cho trôi sạch những hạt bụi đường xa v́ dùng thẳng nước suối sẽ bị “chói nước” liền theo cách gọi dân gian do những xác lá cây mục trầm tích lưu cửu trong ḍng nước mang đầy những mầm bệnh sốt rét!

    Trời ạ! Đêm đầu tiên chúng tôi nằm phơi sương giữa rừng già đă được hưởng một cái lạnh từ trước đến lúc đó chưa từng gặp. Đốt một đống lửa ngay dưới sạp nằm, lôi tất cả quần áo ḿnh có ra để mặc nhưng cũng không thể nào nhắm mắt được trong hơi lạnh của rừng như rúc vào tận xương tủy ḿnh. Phần tôi đă mặc 7 cái áo và 5 cái quần chồng lên nhau, bên ngoài thêm cái áo đi mưa nữa nhưng cũng không xong. Lại tiếp tục thêm một đêm mất ngủ ngồi co ro xuưt xoa bên đống lửa chờ sáng.

    Hôm sau, với những lưỡi rựa chưa được mài dũa, chúng tôi bắt đầu phát quang chung quanh khu vực ḿnh cho trống trải hơn. Khởi đầu là những dây leo mịt mùng và những cây nhỏ khoảng từ bắp đùi trở xuống cho phong quang rồi dần hồi đến những cây lớn hơn. Với những cây to khoảng một ṿng tay ôm trở lên th́ có những anh chàng đă có chuyên môn hạ cây sẽ phụ trách. Công nhận cái câu tục ngữ Việt Nam “đi một ngày đàng học một sàng khôn” có giá trị măi măi. Quan sát cách họ mở miệng cây để có thể hướng chiều ngă cây theo ư muốn đă giúp tôi rất nhiều trong giai đoạn phá rừng làm rẫy sau nầy để có thể tránh những tai nạn lao động đáng tiếc cho anh em v́ tôi sẽ là người chuyên phụ trách làm việc đó.

    Để dựng lên những lán trại theo hàng lối một cách nghiêm chỉnh giữa rừng sâu quả thật là một kỳ công to lớn v́ trong tay chỉ có vài dụng cụ lao động đơn sơ song song với việc phá rừng làm rẫy để t́m cái ăn tự túc cho ḿnh trong những tháng mưa già không thể tiếp tế được. Chúng tôi để lại một nhóm phụ trách việc dựng những cái lán dài có thể ở được hơn 60 người. Họ sẽ xuyên rừng chọn những cây tương đối thẳng hạ xuống khiêng về dựng lán. Có ai đă được ngồi dưới một mái nhà được lợp bằng những đoạn nứa đập dập trong cơn mưa rừng ồn ả suốt một ngày trời từ sáng sớm cho đến tối mịt chưa? Thế mà chỉ bị những hạt nước li ti làm ướt mặt chút xíu khi cơn mưa bắt đầu rồi tất cả đều kín mít v́ những sớ nứa ngâm nước đă nở ra có thể chịu được những ḍng nước đổ như trút từ trên trời cao đưa xuống.

    Phần đông được tung vào rừng ở những nơi đă được chỉ định sẵn để phá rừng làm rẫy. Khởi đầu chỉ trồng những cây lương thực ngắn ngày như khoai ḿ, bắp…lần hồi sẽ trồng lúa để có cái ăn tại chỗ. Sau đó sẽ quy hoạch lớn lại tất cả để trồng cây công nghiệp dài ngày mà chủ yếu là cây cao su.

    Lúc đó đang là giai đoạn khó khăn chung về lương thực của cả nước. Cái đói lúc nào cũng chực chờ sẵn ngoài ngơ. Tôi xin nêu ra đây một việc cụ thể và áp dụng những phép tính cơ bản của học sinh tiểu học ngoại trừ phép cộng để chúng ta có thể nắm rơ vấn đề.

    Theo tiêu chuẩn lương thực lúc bấy giờ, người lao động nặng sẽ được hưởng mỗi tháng 21 kg gạo phân phối, người lao động nhẹ sẽ được hưởng 19 kg, người ăn theo sẽ được hưởng 12 kg như trẻ con và người già. Chúng tôi được chỉ định cho hưởng mức lương thực thấp nhất là 12 kg gạo trong một tháng, vị chi là 400 gr gạo mỗi ngày. Để tôi làm một phép tính đơn giản hầu các bạn: Mỗi kg gạo nếu đong ra sẽ được 4 lon sữa ḅ và mỗi lon sữa ḅ 250 gr gạo ấy nếu nấu lên sẽ được 3 chén cơm. Mỗi ngày chúng tôi được bếp lớn của Đội phân phát cơm 2 lần buổi trưa và buổi chiều, mỗi bữa đong ra được 1,5 chén cơm. Buổi sáng chỉ được phát nước đun sôi để uống trong ngày mục đích để tránh bệnh sốt rét ngă nước. Trong 3 chén cơm được phát mỗi ngày đó, tôi đă khéo léo phân chia để ăn thành 3 buổi. Buổi trưa chỉ ăn 1 chén kèm với rau rừng hay cỏ dại có thể ăn được mà tôi thu nhặt trên đường đi làm rẫy, để dành nửa chén cho buổi chiều. Đến bữa cơm chiều công thức đó sẽ lập lại là lấy nửa chén cơm nguội buổi trưa cộng với nửa chén cơm nóng buổi chiều ăn kèm với rau rừng chấm với nước muối để đêm về nghe tiếng cơm sôi đến xót ruột mà ngủ qua đêm. C̣n một chén để dành cho buổi sáng mới có sức mà đi phá rẫy. Thế nhưng có phải yên thân mà hưởng trọn vẹn chút cơm chim dành dụm đó đâu? Buổi tối tôi phải cho chén cơm nguội vào gà-mèn để trên bụng mà ngủ v́ xểnh ra th́ có thể bị “bốc hơi” mất. Vậy mà có những đêm sức khỏe suy kiệt quá đến nỗi nằm mê man th́ những chú chuột đói đông muôn trùng lại cắn góc mùng chui vào mà xơi tái một phần cơm để dành của tôi.

    Qua bài toán tiểu học tôi vừa tŕnh bày ở trên th́ chắc ai cũng có thể nhận thấy mỗi ngày tôi bị cướp mất 150 gr gạo một cách trắng trợn và nó bốc hơi vào nẻo nào th́ chỉ có Trời biết! Từ cái đói người ta sinh ra ti tiện nhỏ nhen với nhau từng chút một. Buổi sáng th́ tranh nhau những dụng cụ lao động càng nhỏ càng nhẹ càng tốt để giảm thiểu sự tiêu hao calories được nạp vào cơ thể vốn rất ít ỏi. Đến bữa cơm th́ những người có học từng được trui rèn chịu đựng gian khổ thiếu thốn trong chiến tranh lại so đo với nhau từng miếng cơm cháy được chia ra.

    Từ cái đói làm cho sức khỏe càng ngày càng suy kiệt làm giảm hẳn sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật cộng với phong thổ chốn rừng sâu nước độc làm ngă bệnh rất nhiều. Cái ăn c̣n chưa đủ th́ nói ǵ tới thuốc chữa bệnh? Hầu như ai cũng phải tự túc nhờ vào sự tiếp tế của gia đ́nh vài tháng một lần. Đói ḷng không đủ cơm th́ phải ăn kèm với rau rừng, với măng. Đó chính là một trong những tác nhân cộng với những con muỗi Anophène (muỗi đ̣n xóc) gây bệnh sốt rét hàng loạt khi mùa mưa đến.

    Nếu đó là những cơn sốt rét lành tính th́ c̣n sống sót được, chớ khi nó đă là những cơn sốt rét ác tính giữa rừng sâu không có thuốc men chữa trị th́ chỉ có nước…đem chôn!

    Bản thân tôi trong những cơn đói, đă dùng những ngày Chủ nhựt được nghỉ lao động, xẻ rừng đi sâu vào phía trong xa t́m xắn những mụt măng lồ ô về luộc lên chấm nước muối ăn kèm để cứu đói. Mặc dù đă chống đỡ khá kỹ càng bằng cách xổ dài hai tay áo treillis và quấn mặt và cổ kín mít bằng một cái bao cát của Mỹ, nhưng khi ra khỏi rừng th́ hai má tôi đă nổi những nốt chích của muỗi rừng như một dề cơm cháy. Hậu quả là tôi bị một trận sốt rét kinh người nằm liệt giường hơn một tháng, các khớp xương trong người đều sưng lên không cử động được, đi phải chống gậy lê từng bước và mọi chuyện sinh hoạt cá nhân đều do những người bạn nằm cạnh giúp đỡ.

    Tưởng đă qua đời trong trại nếu không nhờ những ống thuốc kư ninh nước Trung Quốc với liều cực cao dành cho những trường hợp cấp cứu của bệnh xá Trung Đoàn do anh bạn thân làm Vệ sinh viên của Đội cày cục xin xỏ được. Gần bốn mươi năm sau, mầm bệnh vẫn c̣n tiềm ẩn trong thân thể khiến tôi trở thành một người thuộc loại “nắng hổng ưa, mưa hổng chịu”. Cứ mắc mưa một chút hay dang nắng một buổi thế nào cũng phải nằm dài.

    Bệnh sốt rét rừng đă làm tiêu hao lực lượng chúng tôi với một con số đáng kể. Đấy chính là chủ đề bài viết tôi muốn đề cập ở đây.

    Trên một khu đồi thoai thoải nằm cạnh Tiểu Đoàn 1 nh́n xuống nguồn của một ḍng suối nho nhỏ có một Nghĩa Trang Quân Đội rất hợp với phong thủy của người Trung Hoa. Những người chết khi được an táng ở những khu đất đó sẽ giúp cho con cháu vượng phát về sau. Tôi hết sức hy vọng thế hệ thứ hai thứ ba của những người nằm lại ở đó bây giờ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc hơn Cha Ông của chúng. Nhưng ai mà biết được?

    Đó là một NTQĐ hết sức đặc biệt mà tôi được biết. Nhưng chắc hẳn cũng c̣n có những cái tương tự như thế trải dọc suốt đất nước nầy. Một NTQĐ chỉ chôn toàn những sĩ quan, nhưng những buổi an táng không kèn không trống, không có khúc ca tử sĩ được cất lên thê thiết bi ai trong không gian u buồn trĩu nặng tiếc thương, không có những lá cờ phủ lên thân xác đă xuôi tay, không có được những ḍng nước mắt vắn dài và những lời kể lể vật vă của người bạn đời và những đứa con c̣n trong độ tuổi thơ ngây (nhưng chắc có lẽ không cần thiết v́ đa số chúng tôi c̣n ở độ tuổi quá trẻ, những hệ lụy t́nh cảm nam nữ hầu như bị guồng máy chiến tranh nghiến nát mất rồi). Họ không có những cái ḥm để chứa đựng thân xác đă giá lạnh vùi sâu xuống ḷng đất để tránh ḍi bọ đừng đụng chạm đến. Đa số được quấn vào tấm mền chỉ hay một miếng nylon cột chặt thôi. Thi thoảng sau nầy có một vài người được mấy mảnh ván ghép lại cột bằng dây rừng v́ không có đinh đóng do những người bạn thợ xẻ những cây rừng lớn lấy gỗ cho trại bán ra ngoài được họ dấu lại trong rừng để dùng cho những người bạn thân. Những ngôi mộ được chôn vùi một cách tùy tiện không theo hàng lối, thậm chí không có được đến cả một cái mộ bia đơn sơ ngoài vài ḍng chữ viết vội trên một mảnh giấy học tṛ cho vào một vỏ chai cắm ngược đầu trước mộ giúp sau nầy có ai muốn t́m kiếm vài mảnh xương tàn.

    Những người đưa tiễn họ vào lúc cuối đời đâu có mấy người? Anh nào “may mắn” gặp lúc có một toán đi làm rẫy gần đó sẽ tụ họp lại như để tiễn đưa người bạn xấu số của ḿnh trong nỗi ngậm ngùi cho thân phận nhỏ nhoi của ḿnh.

    Một NTQĐ chỉ chôn toàn những sĩ quan và những người đưa tiễn cũng chỉ toàn là những sĩ quan. Chúng tôi đứng quanh đó mà tưởng như hương hồn của những đồng đội lẫn khuất bay lượn chập chờn chung quanh vỗ tay reo mừng chào đón một người mới vừa nhập cuộc cùng họ.
    V́ sao tôi gọi đó là một Nghĩa Trang Quân Đội? V́ tháng tháng trong Bản Lư Lịch trích ngang của mỗi người phải khai báo đều đều cho Trại, số quân như sinh mệnh mỗi người lính phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần v́ chỉ những con số vô hồn ấy mới có giá trị thực sự liên quan đến nhân thân của một hàng binh giúp người ta có thể xác nhận sự thật về những lời khai báo. Họ chưa phải là một người dân b́nh thường th́ tên gọi mà tôi đặt cho cái nghĩa trang trong nẻo âm u núi rừng đó thật sát nghĩa phải không?

    Không biết bây giờ những ngôi mộ hắt hiu đó đă như thế nào?

    Có c̣n ai đoái hoài đến số phận của họ mà thắp cho một nén nhang tưởng nhớ không?

    HÙNG BI
    (tháng 5/2011)

  2. #2
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    46
    Có phải bài viết này viết về một trong những trại tù về mức độ qui mô to lớn,hủy diệt,thâm độc là trại Bù Gia Mập thuộc tỉnh Phước Long

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 9
    Last Post: 16-02-2012, 10:02 AM
  2. Replies: 98
    Last Post: 05-02-2012, 08:10 PM
  3. HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT THỜI VANG BÓNG
    By Tigon in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 02-01-2012, 01:06 AM
  4. Replies: 36
    Last Post: 29-12-2011, 11:04 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 27-09-2010, 07:34 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •