"Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, một trong những quan chức giàu quyền lực nhất của đất nước và là người mà Securency bị cáo buộc đă hối lộ vào năm 2003 bằng việc trả các học phí cho con trai ông này du học tại Đại học Durham, Anh."



Sau khi báo Úc nêu đích danh quan chức Việt Nam "bị mua chuộc bằng tiền hoa hồng", Bộ Công an nói vẫn chưa đủ căn cứ để khẳng định có hay không việc ăn hối lộ.

Đây là phản hồi chính thức đầu tiên của giới chức Việt Nam trước các tường thuật gây chú ý trong dư luận.

Báo chí Việt Nam dẫn lời Thiếu tướng Triệu Văn Đạt, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm, nói Chính phủ Việt Nam đã giao cho Bộ Công an "tiếp tục nắm vụ việc, hợp tác với cơ quan nước ngoài để thu thập thông tin".

Ông Đạt được dẫn lời nói tại cuộc họp thông báo t́nh h́nh đấu tranh pḥng chống tội phạm sáu tháng đầu năm 2011 rằng "chưa có căn cứ để khẳng định có hay không việc quan chức nào ở Việt Nam nhận hối lộ".

Ông thiếu tướng cũng nói ngay từ khi bắt đầu có các thông tin từ báo chí nước ngoài, Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Tham nhũng đã tìm hiểu thông tin để nắm t́nh h́nh và tiến hành xác minh.

"Sau đó, vụ việc này được bàn giao cho Cục An ninh Tài chính Tiền tệ thực hiện."

Thiếu tướng Đạt cho hay "cơ quan chức năng Việt Nam thông qua con đường hỗ trợ tư pháp đã đề nghị cơ quan tư pháp nước ngoài cung cấp tài liệu".

Tuy nhiên, theo ông hiện chưa có đủ căn cứ để xác định tội phạm.

Ông Triệu Văn Đạt nói: "Nếu có đủ căn cứ pháp lư sẽ xử lư tương tự như vụ PCI".

Vụ cáo buộc làm trái liên quan Ban Quản lý dự án đại lộ Đông Tây, hay còn gọi là vụ PCI (tên của công ty Nhật Bản bị cáo buộc đã đưa tiền hối lộ cho quan chức Việt Nam), thoạt tiên cũng bị báo Nhật phanh phui từ đầu năm 2008 cho các sai phạm xảy ra từ năm 2006.

Trong khi Nhật Bản đã nhanh chóng xét xử các quan chức của nước này, mãi tới tháng 9/2009, hai quan chức của Ban Quản lý và cũng là quan chức TP Hồ Chí Minh - Huỳnh Ngọc Sỹ và Lê Quả - mới bị xử ba và hai năm tù giam tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" vì gian lận tiền cho thuê nhà.

Cuối cùng ngày 18/10/2010, ṭa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên phạt ông Huỳnh Ngọc Sỹ tù chung thân với tội danh "nhận hối lộ".

Chỉ đích danh

Quá trình điều tra và tố tụng kéo dài trong vụ PCI đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về cam kết chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam.

Tuần qua, tờ báo The Age của Úc tiếp tục đưa tin bài về vụ in tiền polymer của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngoài chi tiết mới nói người môi giới cho công ty Securency của Úc in tiền polymer cho Việt Nam - ông Lương Ngọc Anh, là đại tá ngành an ninh; báo này cũng nêu đích danh tên cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy trong một danh sách ba quan chức nước ngoài mà Securency đă 'mua chuộc' được bằng 'tiền hoa hồng'.

Tờ báo có trụ sở tại Melbourne đưa ra chi tiết về vị quan chức Việt Nam: "Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, một trong những quan chức giàu quyền lực nhất của đất nước và là người mà Securency bị cáo buộc đă hối lộ vào năm 2003 bằng việc trả các học phí cho con trai ông này du học tại Đại học Durham, Anh."

Vụ cáo buộc công ty này, trực thuộc Ngân hàng dự trữ Úc (RBA), hối lộ quan chức ngân hàng các nước trong đó có Việt Nam, vẫn đang được điều tra và các quan chức nói đây là vụ điều tra hối lộ lớn nhất nước từ trước tới nay.

The Age nói 'đại tá' Lương Ngọc Anh hiện vẫn chưa bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn.

Tờ báo này còn nhận xét rằng trong khi phóng sự điều tra của báo đã được cảnh sát sử dụng cho cuộc điều tra liên quốc gia, nhà chức trách Việt Nam vẫn "từ chối hỗ trợ phía Úc trong cuộc điều tra toàn cầu".

Ông Lê Đức Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong 8 năm, từ năm 1999. Người tiền nhiệm của ông là đương kim Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng.

Sau khi ông Thúy thôi chức Thống đốc, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ nhiệm ông, từ tháng 3/2008 tới 05/2011 làm Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...response.shtml
http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/29...n-polymer.html