Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 12 of 12

Thread: CIA và các ông Tướng (Phần 1)

  1. #11
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    CIA và các ông Tướng (Phần 6)

    Một quyết định quân sự

    Trong ngày 24/4, Polgar tiếp xúc với đại tá Vơ Đông Giang, người đại diện của Chính phủ CH/MNVN trong Ủy ban Quân sự 4 bên cho biết triển vọng thỏa thuận giữa Hương và Minh và yêu cầu Giang cho biết ư kiến của phía cộng sản. Giang hứa sẽ trả lời sau (TBN: Giang phải thỉnh ư của Hà Nội). Giữa trưa ngày 24/4 đài phát thanh của chính phủ CH/MNVN kêu gọi Hoa Kỳ rút đại sứ Martin về nước và rút hạm đội 7 đang nằm ngoài hải phận quốc tế đi chỗ khác. Polgar hỏi Giang có phải đó là tín hiệu đối phương có thể chấp nhận sự ở lại của ṭa đại sứ Hoa Kỳ khi họ chiếm Sài g̣n không. Giang ởm ờ: “Có thể!” Polgar chuyển nội dung tṛ chuyện của ông với Vơ Đông Giang về Langley và bày tỏ hy vọng. Shackley kinh nghiệm hơn Polgar, cho rằng trả lời của Giang chỉ là trả lời cho có trả lời, không mang một ư nghĩa thực tế nào. Shackley khuyến cáo Polgar làm ǵ th́ làm nhưng đừng quên công tác di tản thành phần Mỹ-Việt có thể bị nguy hiểm nếu bị cộng sản bắt. Shackley nhắc Polgar đừng hy vọng ǵ nhiều ở giải pháp Dương Văn Minh v́ ông ta quá “chậm chạp”.

    Chiều tối ngày 24/4 đài phát thanh chính phủ CH/MNVN lại thông cáo đ̣i hỏi Hoa Kỳ rút mọi nhân viên t́nh báo ra khỏi Việt Nam và yêu cầu Hoa Kỳ cam kết không can thiệp vào chuyện sắp xếp nội bộ giữa người Việt Nam với nhau. Thông cáo vẫn không nói ǵ đến tư cách của ṭa đại sứ Hoa Kỳ làm cho Polgar càng hy vọng ṭa đại sứ có thể được duy tŕ và Hoa Kỳ có thể làm công tác cứu trợ. Được Polgar ḍ hỏi, Giang trả lời mọi chi tiết sẽ rơ ràng trong cuộc họp báo của phái đoàn cộng sản vào ngày 26/4 sắp tới.

    Phe tướng Minh cũng ráo riết chuẩn bị. Minh gởi hai phụ tá sang Paris gặp phái đoàn Bắc Việt và xin gởi một phái đoàn ra Hà Nội. Đại diện Hà Nội trong Ủy ban Quân sự 4 bên đề nghị phương tiện di chuyển với phái đoàn Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ cho một máy bay đặc biệt đưa phái đoàn của Minh ra Bắc (TBN: Dân biểu Nguyễn Phúc Liên Bảo thuộc khối đối lập Dân Tộc Xă Hội là một nhân vật trong phái đoàn này).

    Ngày 25/4 Polgar lái xe lên Tân Sơn Nhất gặp Giang. Giang xác nhận một giải pháp chính trị có thể thành h́nh và Hà Nội sẵn sàng chấp nhận Minh là đối tác và lần đầu tiên nói, chính phủ CH/MNVN không phản đối sự hiện diện của ṭa đại sứ Mỹ tại Sài g̣n. Giang nói Giang chờ đợi việc Minh thay Hương và yêu cầu Polgar thông báo nếu có diễn tiến. Cũng trong ngày 25/4 đại tá Toth gặp Polgar cho biết Hà Nội muốn biết có những ai trong danh sách Nội Các khi Minh thay Hương và hạm đội Hoa Kỳ túc trực ngoài hải phận quốc tế của Việt Nam để làm ǵ. Polgar nói hạm đội chờ làm công tác di tản và cứu trợ. Polgar yêu cầu Toth cho Hà Nội biết Hoa Kỳ không muốn thấy các cuộc không kích vào Sài g̣n như đă xẩy ra trước đây. Những cuộc bỏ bom như vậy có thể làm cho các thành phần quân nhân cực hữu tại Sài g̣n bạo động và sẽ không thể sắp xếp một giải pháp êm thắm. Polgar nhấn mạnh việc Hương trao quyền cho Minh sẽ diễn ra nhanh chóng.

    Để chuẩn bị việc chuyển quyền, ngày 24/4 Martin yêu cầu Polgar sắp xếp để Thiệu rời khỏi Việt Nam. Sự ra đi của Thiệu và Khiêm được Polgar sắp xếp một cách tối mật. Không một người Việt Nam nào biết (ngoài những người cùng đi với Thiệu và Khiêm) và chỉ những người Mỹ liên hệ sắp xếp kế hoạch ra đi mới được biết. Thận trọng đến nổi Polgar phải nhờ Frank Snepp, chuyên viên phân tích cao cấp của ṭa đại sứ Hoa Kỳ làm tài xế cho Thiệu và Khiêm. Cuộc di tản được tổ chức vào đêm 25/4, và CIA dùng một máy bay trước nay không dùng tới. Chiếc máy bay C-118 tầm xa do tổng thống Johnson dành riêng cho đại sứ Bunker dùng để thỉnh thoảng đi thăm vợ là bà đại sứ Carol Bunker tại Katmandu, Nepal. Sau khi ông Bunker hết làm đại sứ tại Việt Nam, chiếc máy bay C-118 vẫn nằm trong kho Tân Sơn Nhất không ai dùng tới kể cả đại sứ Martin. Polgar hỏi và được biết chỉ cần vài giờ bảo tŕ và chuẩn bị máy bay có thể được khiển dụng.

    Thiệu giao cho Khiêm quan hệ với Polgar sắp xếp nhân sự và hành tŕnh . Đoàn người kể cả Thiệu và Khiêm được lên danh sách gồm 14 người. Mỗi người được mang một xách hành lư và tối ngày 25/4 tập trung tại tư thất của Khiêm trong ṿng thành bộ Tổng Tham Mưu gần Tân Sơn Nhất. Từ nhà ḿnh, cũng ở trong bộ Tổng Tham Mưu, Thiệu chờ trời thật tối mới bước qua nhà Khiêm. Polgar sau khi lên Tân Sơn Nhất gặp Giang tạt lại nhà Khiêm gặp tướng Timmes. Timmes và Polgar dùng chiếc đàn dương cầm nơi nhà Khiêm làm bàn viết để điền giấy tờ tị nạn (parolee) cho đoàn người. Tổng cộng 12 người. Có hai người bỏ cuộc.

    Vào phi trường xe phải đi qua hai trạm Polgar cho là nguy hiểm: cỗng ra bộ Tổng Tham Mưu và nhất là cỗng vào phi trường nên Polgar thận trọng dùng công xa của đại sứ Martin với bảng số và cờ ngoại giao đoàn để chở Thiệu và Khiêm giả như một đoàn xe đưa đón một phái đoàn ngoại giao cao cấp. Qua cỗng phi trường Polgar yêu cầu Thiệu cúi thấp người, và Thiệu làm theo.

    Đại sứ Martin đứng đợi tiễnThiệu tại chân cầu thang máy bay trong bóng tối mờ nhạt. Polgar lên máy bay cho phi trưởng biết mục đích của công tác và ông ta cần làm những thủ tục ǵ khi máy bay đến Taipei. Khi chiếc C-118 khuất dạng trong bóng đêm Polgar điện cho cơ sở CIA ở Taipei biết giờ phỏng định máy bay tới, sau đó gởi điện văn báo cáo với Langley: “Thông báo quư cấp, thi hành lệnh trên, CIA Sài g̣n đă thành công di tản cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và thủ tướng Trần Thiện Khiêm và đoàn tùy tùng 10 người khác. Máy bay chuyển bánh lúc 21:20 phút ngày 25 tháng 4, giờ địa phương.”

    Ngày 26/4 sau khi Thiệu đi, Hà Nội tăng áp lực quân sự quanh Sài g̣n buộc phi trường Biên Ḥa đóng cửa. Trong khi đó Thái Lan vẫn chưa quyết định có cho Hoa Kỳ di tản người Việt qua Thái không. Và phi Luật Tân cho biết không nhận người Việt làm việc với CIA.

    Polgar cho rằng Hà Nội hành động v́ sự chậm trễ của Hương. Trong khi đó đại tá Toth cho Polgar biết Hà Nội muốn có những ai trong danh sách Nội Các của Minh. Minh đồng ư bà Ngô Bá Thành (một thành phần thân Cộng chỉ mới tháng trước tướng Nguyễn Khắc B́nh đă định nhốt nếu không có sự can thiệp của CIA) nhưng nhất định không chịu cho linh mục Chân Tín tham gia Nội Các.

    Trong thời gian Polgar thảo luận với Minh nên giữ ai, từ chối ai trong danh sách Hà Nội đề nghị th́ tờ New York Times tiết lộ một báo cáo của Polgar gởi cho cho Kissinger về công tác này và trả lời của Kissinger rằng ông không tin tưởng một giải pháp chính trị do Toth làm trung gian có thể thành công. Polgar nghi ngờ chính Kissinger tiết lộ tin này v́ Kissinger không muốn thấy nỗ lực của chính phủ Hungary ảnh hưởng đến cuộc vận động của ông với Nga Sô.

    Cho đến ngày 26/4, Cẩn theo khuyến cáo của CIA vẫn c̣n giữ ghế thủ tướng nhưng bắt đầu sốt ruột. Cẩn yêu cầu đại sứ Martin cho ông phương tiện rời nước. Ngày 27/4, Martin thấy không ai cần Cẩn nữa nên yêu cầu CIA sắp xếp cho Cẩn ra đi. Cẩn rời Sài g̣n ngày 28/4 cùng gia đ́nh tướng Nguyễn khắc B́nh và vợ con của tướng Đặng Văn Quang trên một chiếc máy bay C-130. Quang nói ông không thể rời nước khi đang c̣n chức vụ. Sau khi Thiệu từ chức Quang đă xin tổng thống Hương giải nhiệm, nhưng không ai xét đơn của ông.

    Trong ngày 27/4, với sự đồng ư của đại sứ Martin lưỡng viện quốc hội VNCH họp thông qua quyết định giao trọn quyền cho tướng Minh. Minh tuyên thệ nhậm chức tổng thống lúc 5:00 giờ chiều ngày 28/4 trong một bầu không khí ảm đạm. Minh ngỏ ư với Hà Nội muốn thương thuyết theo tinh thần của Hiệp định Paris. Các cuộc tiếp xúc có thễ diễn ra tại Paris trước khi hai bên đồng ư một địa điểm thích hợp tại Việt Nam.

    Sự nhậm chức của Minh không thay đổi ǵ kế hoạch của Hà Nội kết thúc chiến tranh bằng vũ lực như nguồn tin t́nh báo từ Hà Nội đă cho biết. Sau khi Minh tuyên thệ nhậm chức Hà Nội dùng máy bay lấy được của Không quân VNCH bỏ bom phi trường Tân Sơn Nhất. Và 4 giờ sáng ngày 29/4 quân đội Bắc Việt pháo kích phi trường trong mấy giờ liền làm hư hỏng phi đạo, và phá hủy 4 chiếc trực thăng của CIA. Polgar vội vàng ra lệnh phân phối cho nhân viên ḿnh mỗi người một phong b́ đựng 1.000 mỹ kim tiền mặt và một ít tiền Hồng Kông, tiền Thái để dùng khi cần thiết.

    Tại Washington Shackley được Polgar báo cáo Minh đă nhậm chức, nhưng Shackley không quan tâm lắm và chỉ lo việc di tản. Shackley biết Hà Nội có khả năng pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất bất cứ lúc nào và đă chuyển lệnh của Washington cho tướng Homer Smith, Trưởng Pḥng Tùy Viên Quốc Pḥng Hoa Kỳ rằng nếu phi trường bị pháo kích ông ta có quyền lấy quyết định khi nào th́ ngưng các chuyến bay di tản bằng C-130.

    Đại sứ Martin đang bị bệnh sưng phổi không nói được nhưng cũng đến ṭa đại sứ lúc 6 giờ sáng cho yên ḷng nhân viên, và mọi việc liên lạc với tướng Smith ở Tân Sơn Nhất, với Đô đốc Noel Gayler Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Thái B́nh Dương ở Honolulu và với Kissinger Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington đều do Polgar đảm trách.

    8 giờ sáng, ṭa đại sứ nhận được thông báo của Minh yêu cầu tất cả nhân viên thuộc Pḥng Tùy Viên Quốc Pḥng Hoa Kỳ phải rời Sài g̣n trong ṿng 24 giờ. Đại sứ Martin hứa thi hành và lệnh di tản toàn diện bắt đầu.

    Tướng Smith báo cáo cho đại sứ Martin biết phi trường không thể xử dụng được nữa và đề nghị Martin chuyển qua chương tŕnh di tản bằng trực thăng. Không tin, đại sứ Martin đích thân lên phi trường Tân Sơn Nhất để quan sát bất chấp sự ngăn cản của các phụ tá. Trở về ṭa đại sứ, 10:30 sáng Martin ra lệnh chuẩn bị di tản bằng trực thăng. Một mặt chuyển yêu cầu của ông đến Đô đốc Gayler, một mặt cho đốn cây nhăn trong băi đậu xe trong khuôn viên ṭa đại sứ lấy chỗ cho trực thăng lên xuống (hôm trước, 28/4, Đô đốc Noel Gayler đă ra lệnh đốn cây đó nhưng Martin ngăn lại sợ rằng các thành phần hiếu động thấy cây chặt biết ṭa đại sứ di tản sẽ có phản ứng bạo động bất lợi).

    11 giờ sáng lệnh di tản bằng trực thăng của Lực lượng Thái B́nh Dương được ban hành. Ngoài ṿng thành ṭa đại sứ nhiều người Việt bắt đầu tụ tập xin đi. Polgar đi một ṿng kiếm soát an ninh và thấy tướng Đặng Văn Quang, âu phục xanh như thường lệ đang đứng chờ nơi cỗng. Polgar yêu cầu hé cỗng cho Quang len vào.

    Vào khoảng 3 giờ chiều cuộc di tản bằng trực thăng do hạm đội 7 điều động bắt đầu. Trực thăng lớn C-53 di tản nhân sự tại phi trường Tân Sơn Nhất, ưu tiên cho nhân viên thuộc Pḥng Tùy viên Quốc Pḥng. Trực thăng C-47 nhỏ hơn di tản nhân sự tại ṭa đại sứ. Mọi người phải ra đi ngoại trừ 200 nhân viên tối cần trong đó có 50 nhân viên CIA ở lại cho đến các chuyến bay cuối cùng để thanh lư mọi việc.

    Trên nguyên tắc đại sứ Martin đă hết nhiệm vụ ông có thể rời ṭa đại sứ bay ra hạm đội. Nhưng ông đại sứ đặc biệt xin phép tổng thống Ford để ông và vài phụ tá ở lại. Ông hy vọng – qua cuộc vận động của Kissinger với Moscow - phút chót Hà Nội chấp nhận ṭa đại sứ Hoa Kỳ có thể ở lại và tránh được cái nhục cho Hoa Kỳ cuốn cờ bỏ chạy.

    Ngoài một số lư do như quản lư kém, quân đội VNCH tan ră quá nhanh, lệnh di tản bằng trực thăng ban hành quá trễ là trở ngại lớn nhất làm cho Hoa Kỳ không thể thực hiện một cuộc di tản trong trật tự. Nhiều nhân viên người Việt và người nước ngoài làm việc cho Hoa Kỳ bị bỏ lại.

    Vào phút chót Phó trưởng cơ sở LaGueux thấy mấy triệu mỹ kim tiền mặt của CIA vẫn c̣n trong két sắt ṭa đại sứ. Ông khẩn cấp xin một trực thăng đặc biệt chở 4 nhân viên, mỗi người mang một bao tải nặng 35 kg gồm tiền mặt và giấy tờ kế toán bay thẳng ra chiến hạm USS Blue Ridge.

    Chiều xuống, hàng chục ngàn người Việt chen lấn nhau vây kín ṭa đại sứ. Nhân viên CIA và viên chức ṭa đại sứ ra nh́n mặt xem ai quen để giúp. Polgar thấy một đại tá thuộc Nha Chiến Tranh Tâm Lư, người từng cung cấp tin tức cho ông. Polgar bảo viên đại tá gom người thân lại bảo vệ một khu nhỏ dưới chân tường rồi quẳng hành lư vào bên trong trước khi ông và nhân viên Mỹ kéo từng người leo tường vào bên trong . Không được dặn trước lính TQLC Hoa Kỳ thấy hành lư quẳng vào sợ chất nổ quẳng trở ra.

    Toán người Việt phiên dịch tài liệu cho ṭa đại sứ và nhân viên pḥng viện trợ kinh tế cũng bị bỏ lại. Tổng đài điện thoại ṭa đại sứ không có ai trực, Chip Schofield nói được tiếng Việt t́nh nguyện ngồi trực giúp.

    Và việc di tản nhân viên CIA và nhân viên ṭa tổng lănh sự Cần Thơ là một giai thoại chiến tranh. Trạm CIA Cần Thơ có 4 trực thăng Air America. Ngày 26/4 trưởng trạm CIA Jim Delany xin di tản nhân viên CIA, tổng lănh sự Francis McNamara không cho ngại rằng dư luận thành phố xôn xao. Delany và McNamara căi vă nhau. McNamara dọa báo cáo Delany vô kỷ luật. Ngày 27/4 Delany tŕnh nhu cầu di tản sớm lên đại sứ Martin và Martin đồng ư với Delany. Delany cho di tản đa số nhân viên CIA người Mỹ, riêng ông và một số người Mỹ cần thiết và nhân viên t́nh báo người Việt ở lại chờ lệnh. Ngày 29/4 George Jacobson, viên chức phụ trách di tản ra lệnh cho McNamara di tản toàn bộ nhân viên ra hạm đội. Bốn trực thăng sáng đó đă được điều động về Sài g̣n thay cho 4 chiếc Air America bị pháo kích hư hại trong buổi sáng. Kêu gọi trực thăng của hạm đội bị từ chối, McNamara dùng tàu của ṭa lănh sự theo sông Hậu chạy ra biển không đếm xỉa ǵ đến Delany và nhân viên của ông. Giữa trưa Delany được tin McNamara đă đùng đường sông ra biển, ông gọi trực thăng. 1:20PM hai chiếc trực thăng đến, Delany gọi McNamara hẹn đón ông bên bờ sông, McNamara giận từ chối. Delany cùng với các người Mỹ và một số ít nhân viên Phi luật Tân và Việt Nam được nhét lên hai chiếc trực thăng bay ra chiến hạm USS Barbour County. Hơn 100 nhân viên Việt Nam bị bỏ lại.

    Trong lúc bối rối, Polgar đă quên chỉ thị cho các cơ sở của ḿnh tại các vùng chiến thuật khi nào th́ cần di tản và di tản bằng cách nào. Sau này ông nói ông tin tưởng các nhân viên đầy kinh nghiệm t́nh báo của ông thế nào cũng t́m đường xoay xở an toàn!

    Hôm 28/4 sau khi cộng sản dùng máy bay của không quân VNCH bỏ bom Tân Sơn Nhất Polgar cho Joe Hartman đến Đức Hotel chuẩn bị phương tiên liên lạc và băi đáp để di tản nhân viên CIA vào ngày hôm sau. Ngày 29/4 máy bay trực thăng của hăng Air America bị pháo kích nên không có phương tiên di tản. Đến 14:30, Hartman thấy lính VNCH nổ súng chung quanh khách sạn, và chiếc xe buưt ṭa đại sứ gởi tới bốc người không đến được. Hartman kêu cứu và Robert Cantwell, phụ tá của Polgar bảo Hartman chuẩn bị di tản người Mỹ thôi và bằng trực thăng. Cantwell thông báo cho người Mỹ gồm 33 người lén lên sân thượng. Hartman đốt lựu đạn khói và một chiếc trực thăng bay đến. Phi công cho biết cần hai chuyến, nhưng sau chuyến thứ nhất chở đến ṭa đại sứ anh ta phải ra hạm đội lấy xăng. Số người Mỹ chờ chuyến thứ hai phải dùng sức mạnh ngăn cản nhân viên người Phi và người Việt trèo lên sân thượng, cho đến khi chiếc trực thăng tới chở họ ra hạm đội 7.

    O .B. Harnage phụ trách di tản các điểm hẹn răi rác trong thành phố với một chiếc trực thăng. Thượng nghị sĩ Trần Văn Đôn và các phụ tá quan trọng của tướng Nguyễn Khắc B́nh chờ tại điểm hẹn ở số 22 đường Gia Long trong khu chung cư nơi LaGueux ở, nhưng những người này đă không đến được ṭa đại sứ.

    Tại Tân Sơn Nhất sau 3 giờ chiều một số quân nhân quân đội VNCH bắn cháy vài chiếc trực thăng của hạm đội. Polgar báo cáo Langley “Sự việc kết thúc quá nhanh. Và trông không đẹp mắt chút nào!”

    Về nhân sự CIA ông báo cáo: “Toàn bộ nhân viên CIA an toàn, hoặc đang bay ra hạm đội, hoặc đă ở trong khuôn viên ṭa đại sứ chờ di tản”.

    Một gương can đảm liều ḿnh cứu người được ghi nhận. Út, xưa kia là tài xế của Shackley đă an toàn trong ṭa đại sứ nhưng biết c̣n nhiều nhân sự tính mạng có thể bị đe dọa c̣n chờ tại Lee Hotel. Út vượt thành ra ngoài đến Lee Hotel t́m các đối tượng làm việc với CIA, gom lại đưa đến một địa điểm khác an toàn và sau đó được trực thăng di tản.

    Nhân viên làm việc cho các đài tiếng Việt của CIA phát thanh ra Bắc (TBN: như đài Gươm thiêng Ái Quốc) gồm 4 sĩ quan CIA và gần 1.000 người Việt đă được chuyển ra đảo Phú Quốc trong ngày 28/4 và dự tính đưa ra hạm đội bằng trực thăng. Nhưng bối rối Sài g̣n mất liên lạc với Phú Quốc. Washington phải yêu cầu Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương thuê một thương thuyền đến chở toàn bộ rời khỏi Phú Quốc trước khi Phú Quốc bị các đơn vị cộng sản chiếm đóng.

    Xế chiều các đơn vị cộng sản bố trí ở phía Đông Sài g̣n bắt đầu pháo kích Tân Sơn Nhất, đạn bay rào rào qua thành phố tạo thêm kinh hoàng. Hạm đội 7 cho biết có thể ngưng di tản bất cứ lúc nào. Đại sứ Martin dù c̣n yếu vẫn lên máy kêu gọi Bộ Ngoại giao, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương và ṭa Bạch Ốc duy tŕ các chuyến bay di tản tại ṭa đại sứ. Ông không ước lượng giờ có thể chấm dứt v́ số người lọt vào ṭa đại sứ càng lúc càng đông.

    8:00 giờ tối Washington cho lệnh cuộc di tản phải chấm dứt vào lúc 3:45 sáng ngày 30/4 (TBN: Washington có giờ chính xác do liên lạc với Nga Sô). Được lệnh, Polgar báo cáo cần 20 phút để phá máy truyền tin đặc biệt, và 3:20 sẽ là giờ chót chấm dứt mọi liên lạc bằng điện văn mật với Washington.

    9 giờ tối, Polgar báo cáo c̣n 8 nhân viên CIA ở lại trong đó có ông, và CINCPAC yêu cầu Martin phải ra đi trước 11:00 giờ đêm để bảo đảm an toàn.

    11:00 khuya, Langley thúc Polgar cho mọi người ra đi, cho biết chỉ c̣n 35 chuyến trực thăng nữa thôi. Polgar cho biết đại sứ Martin quyết định sẽ ra đi trong chuyến máy bay cuối cùng.

    Do lệnh từ Hà Nội các đơn vị cộng sản nằm im để cho Hoa Kỳ di tản, nhưng Polgar biết họ có thể pháo kích vào thành phố bất cứ lúc nào.

    Colby giám đốc CIA gởi điện văn cuối cùng khen ngợi Polgar. Trả lời Polgar nói “mọi việc không kết thúc như ư muốn, nhưng tận trong thâm tâm tôi biết chúng ta đă nỗ lực tối đa.”

    Vào lúc 4 giờ sáng ngày 30/4/1975, một viên Thiếu Tá TQLC bước đến gần đại sứ Martin và thưa với ông rằng nếu ông không bước lên chiếc trực thăng đang chờ sẳn th́ tôi “thừa lệnh đặc biệt của tổng thống” sẽ phải khiên ông đi.

    Không có sự lựa chọn nào khác đại sứ Graham Martin cuốn cờ bước lên trực thăng. Theo chân ông là Polgar, LaGueux và Jacobson. Máy bay đưa ông đại sứ ra chiến hạm USS Blue Ridge trực chỉ Subic Bay.

    Bóng đêm trùm xuống thành phố Sài g̣n!

  2. #12
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    CIA và các ông Tướng (Phần 7: ôn cố tri tân)

    Trần B́nh Nam - Dưới nhan đề: “CIA và các ông Tướng” và liên tiếp trong 6 Phần tôi đă giới thiệu và tóm tắt nội dung một tài liệu mật của Cơ quan T́nh báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) nói về mối quan hệ làm việc giữa CIA với các tướng lănh miền Nam Việt Nam (*) từ tháng 11 năm 1963 sau khi tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ cho đến ngày 30/4/1975 khi quân đội Bắc Việt tiến chiếm Sài g̣n. Tài liệu đă được giải mật bởi cơ quan CIA ngày 19 tháng 2 năm 2009.

    Đọc và tóm tắt tài liệu “CIA và các ông Tướng” (CIA And The Generals) tôi nhận ra rằng những ǵ đa số chúng ta biết về cuộc chiến Việt Nam và sự kết thúc bi thảm của nó chỉ là những sự việc thấy từ bên ngoài.

    Các cựu tướng lănh quân đội VNCH cũng như một số chính khách đă viết nhiều tập Hồi Kư, hồi kư chiến tranh cũng như hồi kư chính trị, có giá trị và hữu ích cho kho tàng sử liệu Việt Nam. Nhưng đọc xong tài liệu “CIA và các ông Tướng” của cơ quan CIA tôi nhận ra thêm rằng, các cuốn Hồi Kư nói trên đều là những tập sách ghi lại sự việc mà mỗi tác giả trong hoàn cảnh và vị trí riêng đă đóng và đă thấy như là những nhân vật trong một cuốn phim. Và cuốn “CIA và các ông Tướng” là cuốn sách của người đạo diễn, cuốn sách giúp chúng ta hiểu các nhân vật trong cuốn phim. Nó giải thích tại sao vai này hành động thế này, vai kia hành động thế kia.

    Trong thời gian 12 năm từ khi ông Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ cho đến ngày 30/4/75, mọi việc tại Sài g̣n hầu như đều ở trong tay người Mỹ. Các tướng lănh xuất hiện trên chính trường miền Nam chỉ để thi hành chính sách của người Mỹ qua ṭa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài g̣n, chính yếu là Sở phụ trách t́nh báo CIA. Các tướng lănh mỗi người một khả năng, một hiểu biết về chính trị khác nhau và có thể có phản ứng khác nhau trước các diễn biến, nhưng nếu không theo đường lối của Hoa Kỳ th́ sẽ bị gạt ra ngoài tṛ chơi.

    Các cuộc đảo chánh liên tiếp từ tháng 11/1963 cho đến lúc tướng Nguyễn Văn Thiệu tuyên thệ nhậm chức tổng thống năm 1967 đều là những biến cố chính trị do quyết định của ṭa đại sứ Hoa Kỳ nằm trong chiến lược “be bờ” (containment) để chận đứng làn sóng xâm lăng của cộng sản quốc tế do Liên bang Xô viết chủ xướng và yểm trợ, mà bên cạnh sườn là sự đe dọa bành trướng của chủ nghĩa cộng sản từ Trung quốc xuống vùng Đông Nam Á châu .

    Trước hết người Mỹ giúp ông Diệm để duy tŕ một miền Nam không cộng sản. Khi ông Diệm không củng cố nổi một chính quyền vững mạnh được sự hậu thuẩn của nhân dân Nam Việt Nam, người Mỹ muốn gởi quân đến giúp. Ông Diệm không đồng ư. Ông quan niệm một cách hữu lư rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam sẽ làm cho cuộc chiến đấu bảo vệ tự do của nhân dân miền Nam Việt Nam mất chính nghĩa. Và khi ông Ngô Đ́nh Nhu, bào đệ ông Diệm, người cố vấn thân cận của ông gặp riêng đại diện của Hà Nội để t́m một giải pháp giữa người Việt Nam với nhau th́ Hoa Kỳ quyết định tổng thống Diệm phải ra đi để thay bằng một nhân vật lănh đạo khác sẵn sàng cho phép Hoa Kỳ đưa quân đến Việt Nam.

    Cơ quan t́nh báo Hoa Kỳ đă bố trí sẵn một số tướng lănh “thân hữu” và chỉ cần bật đèn xanh là các vị tướng này hành động. Và cũng với cung cách như vậy Hoa Kỳ thực hiện các cuộc thay thế lănh đạo từ năm 1963 cho đến ngày 30/4/1075.

    Sau khi đảo chánh ông Diệm, tướng Dương Văn Minh và nhóm “5 tướng” (Minh, Đôn, Xuân, Kim, Đính) có ư liên lạc với Hà Nội để tính chuyện trung lập hóa miền Nam theo đường lối của Pháp th́ lập tức nhóm “5 tướng” bị tướng Nguyễn Khánh “chỉnh lư”. Đến khi Khánh cho Đại tá Lê Văn Nhiều (Giám đốc Trung ương T́nh báo của Khánh) tiếp xúc với Hà Nội để bàn chuyện chấm dứt chiến tranh th́ Khánh phải ra đi.

    Tướng Nguyễn Văn Thiệu và tướng Nguyễn Cao Kỳ có lập trường chống cộng sản dứt khoát nên hai tướng Thiệu Kỳ được sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Nguyễn Cao Kỳ nếu khéo léo có thể được Hoa Kỳ ủng hộ. Nhưng tính Kỳ bốc đồng, đôi khi tuyên bố “khó hiểu” như muốn đào ngũ ra với người anh em miền Bắc nên Hoa Kỳ nghi ngờ và dồn sự ủng hộ cho Thiệu, và dùng Thiệu kềm chế Kỳ để không xảy ra điều ǵ đáng tiếc.

    Thiệu với lập trường “4 Không”, hoàn toàn đáp ứng chính sách của Hoa Kỳ trong giai đoạn đó. Nhưng đến khi Hoa Kỳ nói chuyện với Bắc Kinh và giải quyết bàn cờ Đông Nam Á một cách khác hơn là chính sách “be bờ” th́ Hoa Kỳ không c̣n cần “4 Không” của Thiệu. Và như một quy luật Thiệu phải ra đi, nhường chỗ cho một nhân vật trước kia Hoa Kỳ đă mời đi chỗ khác là tướng Dương Văn Minh để đóng lại ván bài Việt Nam.

    Về mặt quan hệ quốc tế Hoa Kỳ không làm điều ǵ sai trái v́ quốc gia nào cũng có chính sách bảo vệ quyền lợi của ḿnh, và các liên minh liên kết đều có tính cách giai đoạn, nhất là Hoa Kỳ là quốc gia lănh đạo “Thế giới Tự do” chống lại cuộc chiến tranh “nhuộm đỏ toàn cầu” của Liên bang Xô viết.

    Các quốc gia liên kết với Hoa Kỳ trong sách lược thế giới (của Hoa Kỳ) nếu muốn có tiếng nói trong sách lược chung, quốc gia đó cần có 2 điều kiện. Thứ nhất là có tiềm năng kinh tế riêng của ḿnh. Thứ hai là có người lănh đạo giỏi.

    Sau Thế chiến 2, Hoa Kỳ giúp nước Đức, Nhật Bản, và năm 1953 sau khi cứu Nam Hàn khỏi bị Bắc Hàn thôn tính, Hoa Kỳ cũng muốn sai bảo các quốc gia đó như Hoa Kỳ sau này đă từng sai bảo Nam Việt Nam. Nhưng người Đức, người Nhật và người Nam Hàn biết cách tự đứng vững trên đôi bàn chân của ḿnh. Trong một thời gian dài được sự bảo vệ của Hoa Kỳ, các nước Đức, Nhật, Nam Hàn tự tay chấn hưng nền kinh tế quốc gia và đóng góp vào sự phồn thịnh chung của thế giới. Họ có thể nuôi lính, nuôi dân bằng tự lực sản xuất. Và trong t́nh thế nhờ vả Hoa Kỳ, các nước Đức, Nhật, Nam Hàn có những nhà lănh đạo xứng đáng với thời cuộc.

    Những điều kiện đó, không may miền Nam Việt Nam không có. Chúng ta không có những nhà lănh đạo giỏi biết dựa vào nhu cầu chiến lược của Hoa Kỳ sau 1954 để xây dựng một miền Nam tự lập, một điều có thể làm được v́ miền Nam là đất trù phú và là một vựa lúa thiên nhiên không lúc nào cạn. Sống trên một vựa lúa thiên nhiên mà trong suốt thời gian từ 1963 trở đi Nam Việt Nam phải dùng gạo của Hoa Kỳ! Và khi không nuôi nổi dân, nuôi nổi lính, th́ làm thế nào Nam Việt Nam có thể tự trang bị để đương đầu với một cuộc chiến tranh xâm lược bởi người anh em miền Bắc được sự ủng hộ của khối cộng sản quốc tế nếu không dựa vào đôi cánh tay luôn luôn rộng mở của Hoa Kỳ.

    V́ không có kinh tế riêng, những người lănh đạo Nam Việt Nam, dù là xuất thân từ hàng quan lại Nam Triều, từ các trường quân sự và dân sự của Pháp, hay được đào tạo tại Sài g̣n và Hà Nội, có bằng tiến sĩ hay chỉ mảnh bằng Tú Tài cũng không thể không vâng lời ông đại sứ Hoa Kỳ tại Sài g̣n.

    Sự vâng lời mỗi người một khác. Tài liệu “CIA và những ông Tướng” cho chúng ta thấy có những ông Tướng hợp tác với t́nh báo Hoa Kỳ, có người có lương, có người không lương, và mỗi người hợp tác trong một cung cách khác nhau.

    T́nh báo trong thời đại nào cũng là một nghề nguy hiểm và bị nghi ngờ. Và dư luận thường cho rằng làm việc với CIA là xấu. Điều này không đúng. Hợp tác với t́nh báo của một nước đồng minh để cùng phục vụ quyền lợi chung của hai nước trong đó phục vụ quốc gia ḿnh là chính th́ chẳng những không sai trái mà c̣n là một công tác mang ư nghĩa một sự hy sinh đáng ca ngợi. Nhưng nếu hợp tác với t́nh báo nước bạn để phản lại quyền lợi của quốc gia ḿnh th́ sự hợp tác đó là một sự hợp tác cần ghi vào sử sách để nhớ.

    T́nh chiến hữu quốc tế giữa Hoa Kỳ và tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không c̣n thắm thiết khi Hoa Kỳ muốn quyết định tất cả mọi việc theo ư ḿnh tại Paris nhưng ông Thiệu không đồng ư. Ông có đủ sáng suốt để thấy mối nguy cho Nam Việt Nam nếu Hoa Kỳ đồng ư cho Hà Nội để lại quân đội Bắc Việt đă xâm nhập Nam Việt Nam trong bản Hiệp định Paris.

    Hoa Kỳ phối hợp hai gọng kềm để áp lực ông Thiệu phải theo ư của Hoa Kỳ để Hoa Kỳ có thể rút quân đội ra khỏi Việt Nam và đ̣i lại tù binh. Gọng kềm thứ nhất là dọa cắt viện trợ. Gọng kềm thứ hai là dùng những nhân vật cao cấp và cận kề nhất với ông Thiệu để áp lực ông.

    Ông Thiệu rất cô đơn trước hai gọng kềm này. Trước gọng kềm viện trợ ông có thể cười, nhưng trước gọng kềm thứ hai từ những người thân tín nhất của ḿnh ông chỉ có thể khóc. Và quả thật ông Thiệu đă hai lần khóc, trong đó có một lần khóc chung với Phó tổng thống Trần Văn Hương. Đó là những giọt nước mắt nóng hổi đổ cho quê hương cần được ghi vào lịch sử.

    Về con người chúng ta có nhiều khuyết điểm hơn là ưu điểm. Do gịng giống hay là hậu quả của một nền giáo dục thiếu căn bản quá lâu qua nhiều thế kỷ là câu hỏi dành cho các nhà nghiên cứu. Chúng ta thông minh và là một dân tộc cần cù chịu thương chịu khó, nhưng chỉ thông minh và cần cù cho cá nhân chứ không thông minh và cần cù v́ đất nước.

    Do đó chúng ta thiếu người lănh đạo có tầm vóc. Chúng ta có tinh thần vọng ngoại và ít tin tưởng vào chính ḿnh. Chúng ta chạy theo những cái đang lên và coi thường những thế lực đang xuống. Nói đơn giản chúng ta không có cái nh́n xa, và do đó chúng ta không có chính sách.

    Vào đầu thế kỷ 20, trước sự du nhập của văn hóa và văn minh cơ khí Tây phương và sự lu mờ của nước Trung Hoa phương Bắc người trí thức Việt Nam chúng ta chỉ biết cóp nhặt văn hóa Tây phương vô điều kiện và chúng ta coi thường “chú chệt” mà không biết rằng “chú chệt” cười cười “nị ngộ” sao cũng được nhưng chú nắm hết kinh tế của Việt Nam trong tay và chú biết văn hóa của chú đă yên vị lâu đời trong đầu mỗi người Việt. Và chỉ chờ thời điểm (như hôm nay) là chú nắm cổ toàn bộ vận mạng của nước Việt Nam.

    Lănh đạo quân sự và chính trị của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam có nhiều khuyết điểm, nhưng chưa chắc quyết định chiến lược can thiệp của người Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam là một quyết định sai lầm. Nhưng phía miền Nam chúng ta – v́ thiếu người tài, v́ thiếu chí - đă không lợi dụng cơ hội để xậy dựng một miền Nam tự túc về kinh tế và đặt một nền móng cho sự canh tân đất nước. Cho nên khi người Mỹ nhận ra rằng miền Nam không phải là một đồng minh có băn lănh họ liên miên thay đổi lănh đạo và khi nhận ra rằng đồng minh Nam Việt Nam không có ư chí để tự tồn họ phải t́m một sách lược khác và bỏ rơi chúng ta một cách tàn nhẫn theo đúng cung cách của người Tây phương quyết định là làm.

    Miền Bắc Việt Nam cũng không khá ǵ hơn. Hà Nội chạy theo một lư thuyết kinh tế lỗi thời làm thui chột kinh tế miền Bắc, và trước áp lực của Liên bang Xô viết dồn mọi tiềm năng nhân lực cho cuộc chiến bành trướng chủ nghĩa mà họ nhất định phải thắng “dù phải đốt cháy cả dăyTrường Sơn!”

    Miền Bắc toàn thắng. Việt Nam thống nhất trong điêu tàn. Và khi người đồng minh Liên bang Xô viết sụp đổ không đủ sức viện trợ kinh tế như Hà Nội chờ đợi Việt Nam chỉ c̣n một con đường là lệ thuộc vào Trung quốc.

    Bài học ǵ người Việt Nam cần rút ra hôm nay, đứng trước thế kỷ 21 mới bắt đầu non một thập niên và hứa hẹn nhiều biến chuyển quan trọng có thể quyết định sự mất hay c̣n của Việt Nam trên bản đồ thế giới?

    Sự hâm nóng của bầu khí quyễn đang thay đổi môi sinh buộc con người, trong đó có chúng ta, phải biến đổi để thích ứng. Con người không đủ khôn ngoan và tự chủ để hủy bỏ vũ khí nguyên tử nên thứ vũ khí nguy hiểm này sẽ trở thành một thứ vũ khí thông thường và thế giới lúc nào cũng ở trong một bầu thuốc súng chỉ chực nổ. Cuộc tranh chấp văn minh Tây phương và văn minh Hồi giáo sẽ là một trong những thực tế của đời sống thế giới sau khi Hoa Kỳ chấm dứt thí nghiệm đưa một người da đen lên làm tổng thống.

    Nhưng biến chuyển lớn nhất của thế kỷ là quyết tâm trở thành siêu cường của Trung quốc và cuộc đụng độ khó tránh khỏi giữa Hoa Kỳ với Trung quốc. Biến chuyển này sẽ chi phối mọi sinh hoạt chính trị và kinh tế trên toàn thế giới.

    Việt Nam nằm ngay trên chiến trường nhỏ là chiến trường Đông Nam Á và nếu không khôn khéo rút bài học cũ chúng ta lại sẽ biến thành một thứ tiền đồn.

    Quan sát t́nh h́nh Á châu và Đông Nam Á ai cũng đồng ư rằng Việt Nam đang bị Trung quốc đe dọa, và Việt Nam đang rơi vào đôi cánh tay thủ đoạn của Trung quốc.

    Chính sách nào để Việt Nam tồn tại như một quốc gia độc lập? Trong thế kỷ trước mắt Việt Nam không có con đường nào khác hơn là liên kết với các quốc gia trong vùng, nhưng quan trọng hơn hết là liên kết với Trung quốc và Hoa Kỳ. Cả hai khối thế lực này đều cần Việt Nam để chuẩn bị cho cuộc so kiếm thư hùng của thế kỷ.

    Nhưng muốn có chính sách trước hết cần hai điều kiện rút ra từ bài học của cuộc chiến vừa qua. Thứ nhất Việt Nam phải có khả năng tự lực trong khung cảnh mới của thế giới. Tự lực đây không phải là chỉ có đầy đủ lương thực để có thể ăn no mặc ấm mà phải có tiềm năng kỹ nghệ và sản xuất.

    Thứ hai là phải đào tạo những con người Việt Nam. V́ thiếu bản lănh chúng ta đă để cuộc tranh chấp ư thức hệ trên thế giới thành một cuộc nội chiến tương tàn. Cần đạo tạo lại một lớp người lănh đạo có “tâm” và có “hồn” . Cần sửa đổi hệ thống giáo dục, trước hết từ cấp Sơ học cho đến cấp Trung Học hướng về những khái niệm yêu người, yêu đất nước, biết quư trọng những giá trị Việt Nam, những ư niệm sơ đẳng phổ cập về dân chủ, đạo đức và tự do tín ngưỡng, quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc. Và nền giáo dục này cần được làm gương bởi lănh đạo các cấp. Cấp đại học cần hướng về giáo dục thực tế, liên kết chặt chẽ sinh hoạt đại học với các cơ sở sản xuất lớn để khuyến khích sáng kiến khoa học kỹ thuật và khả năng phát minh. Chính sách của Việt Nam là sẵn sàng làm Thợ để sẽ làm Thầy, và sự chuyển nhượng khoa học kỹ thuật qua các cơ sở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam phải là một chính sách quốc gia.

    Dùng thế liên kết Trung quốc và Hoa Kỳ để trước hết bảo vệ lănh thổ và bảo tồn nền độc lập dân tộc, bảo vệ quặng mơ và túi dầu dưới đáy biển của chúng ta. Chúng ta sẽ học bài học “bầu ơi thương lấy bí cùng”của Đức quốc sau khi thống nhất. Chúng ta sẽ học bài học xây dựng kinh tế của Nhật Bản trong điêu tàn sau Thế chiến 2.

    Tài liệu “CIA và Các Ông Tướng”cho chúng ta một bức tranh ảm đảm của một giai đoạn lịch sử Việt Nam, nhưng là một bức tranh rất thật trong bang giao quốc tế “bụng đói đầu gối phải ḅ”. Nó cho chúng ta những dữ kiện để nh́n lại con người Việt Nam. Chúng ta sẽ không hănh diện tự măn với “bốn ngàn năm văn hóa”. Chúng ta cần nghiêm chỉnh tự vấn: Bốn ngàn năm văn hóa ở đâu mà lại làm cho Việt Nam, với đất nước phong phú như vậy, con người thông minh như vậy lại rơi vào hoàn cảnh chỉ chực mất nước hiện nay?

    Có những bài học cá nhân cần suy ngẫm:

    Với tất cả khuyết điểm về lănh đạo và nghệ thuật trị quốc, tổng thống Ngô Đ́nh Điệm nhất định không chịu để người Mỹ đưa quân đến Việt Nam mà hậu quả là cái chết của ông và người em là một tấm gương dũng cảm. Và tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khóc mà kư bản Hiệp định Paris biết rằng đó là bản văn khai tử Nam Việt Nam là cái khóc của một người có trí bị dồn vào cửa chết.

    Thế c̣n ông Hồ Chí Minh? Ông Hồ Chí Minh là một người Việt Nam nổi tiếng trên thế giới hơn bất cứ một người Việt Nam nào trong hậu bán thế kỷ 20. Và không ai chối căi ông là một nhà chính trị xuất chúng, một nhà tổ chức tài ba. Nhưng gia tài ông để lại là một “nước Việt buồn”. Và mới đây tài liệu “Sự thật về Hồ Chí Minh” bằng DVD do linh mục Nguyễn Hữu Lễ và ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam thực hiện dù không tránh được những khuyết điểm về kỹ thuật và nội dung, nhưng qua sự tham dự đông đảo của đồng bào Việt Nam trên toàn thế giới không trừ một góc trời nào trong những lần ra mắt tŕnh chiếu cho thấy “dân Việt đă bỏ phiếu bằng chân” về chỗ đứng của ông Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam. Cụ Hoàng Văn Chí, một người từng làm việc với ông Hồ chí Minh đă phán đoán về ông Hồ một cách ấn tượng trong cuốn sách “Từ Thực Dân đến Cộng Sản” rằng ông Hồ Chí Minh sáng như mặt trời, nhưng nếu mặt trời mang ấm áp đến cho nhân loại th́ ông Hồ đem cái sáng đốt cháy nhân dân. Thật là bất hạnh cho dân tộc Việt Nam!

    Một vài gương cá nhân trong cuốn “CIA và các ông Tướng” cần được ghi lại:

    Út, một người tài xế làm việc cho CIA phút chót đă an toàn trong ṭa đại sứ Hoa Kỳ chờ di tản đă liều chết vượt bức tường người đang vây kín ṭa đại sứ để t́m những người bạn ông biết cần cứu.

    Và tấm gương phục vụ đất nước của đại sứ Graham Martin là một tấm gương sáng cho những nhà lănh đạo trên thế giới. Để giữ cho Hoa Kỳ khỏi mang tiếng bỏ chạy ông quyết định ở lại chu toàn công việc và quyết định ra đi với những người lính TQLC cuối cùng trên chuyến trực thăng cuối cùng. Ông phải ra đi sớm hơn một chút trước đe dọa bị lính TQLC dùng sức mạnh áp tải lên máy bay do lệnh của tổng thống Hoa Kỳ, Gerald Ford.

    Đó là những bài học “Ôn Cố Tri Tân” của cuốn “CIA và Các Ông Tướng”.

    Trần B́nh Nam
    binhnam@sbcglobal.ne t

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-07-2012, 01:17 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 12-07-2011, 10:45 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 08-07-2011, 05:02 AM
  4. Replies: 3
    Last Post: 13-02-2011, 10:59 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 26-10-2010, 12:08 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •