Page 3 of 26 FirstFirst 123456713 ... LastLast
Results 21 to 30 of 254

Thread: Kinh tế CHXHCNVN

  1. #21
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Nhà nước kinh doanh xăng dầu lỗ hay lăi?

    Nếu sự thật bạch lộ ra th́ lỗ là cái chắc v́ đó là truyền thống nước ta. TT3Dũng có nhận được báo cáo, đọc xong th́ cũng phải đ̣i xửa lại cho nó bớt “quê”.
    Vui quá, đặt cái tít như thế này th́ hay hơn :" Khi các quan tham Nhà nước tí toe làm kinh tế thị trường".



    Thủ tướng yêu cầu công khai chi phí và lỗ, lăi xăng dầu

    "...trong khi lănh đạo Bộ Tài chính khẳng định, kinh doanh xăng dầu hiện đang có lăi, th́ đại diện lănh đạo Bộ Công Thương và một số doanh nghiệp xăng dầu lại cho rằng họ đang lỗ. Cũng chính v́ những thông tin và quan điểm trái chiều nêu trên, hiện dư luận và người tiêu dùng cho rằng, hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn c̣n thiếu công khai, minh bạch, đặc biệt là câu chuyện lỗ lăi và giá vốn của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu"

    http://vneconomy.vn/2011092909444313...i-xang-dau.htm

  2. #22
    Dac Trung
    Khách
    Đầu tư trên 24,5 tỷ đô la ra nước ngoài

    Vietnamese firms invest over $24.5b in foreign countries as of July-end

    17-SEP-2011

    Laos, Cambodia, Venezuela and Russia are four leading destinations for investment flow from Vietnam with registered capital of exceeding $1 billion. Of which, Venezuela attracted the biggest volume of investment capital with over $12.4 billion.

    http://www.intelasia.net/news/articl...11340419.shtml

    Trong khi khuynh hương´ những năm trươc´ là bơm tiên` qua Mỹ, Âu Châu, Úc , Canada th́ sau này chính phủ CHXHCNVN cho phép các tập đoàn và công ty lơn´ của CHXHCNVN đâù tư nhiêù qua các nươc´ Campuchia, Lào, Nga, Venezuela, Haiti, vài quôc´ gia châu Mỹ Latinh, các quôc´gia Phi Châu . Trong trường hợp thay đổi chê´ độ, th́ sẽ khó mà đ̣i lại. Ngoài ra, cũng khó bị phong tỏa tài sản .
    Trong năm 2011, các tập đoàn Nhà nước nói à lỗ có thể từ hàng chục triệu đô la (tập đoàn khai thác dâù mỏ Việt Nam Petrolimex) cho đên´ hàng trăm triệu đô la (tập đoàn Điện lực Việt Nam), tập đoàn đóng tàu Vinashin tiêp´tục khai lỗ, không tính nợ cũ trên 4 tỷ đô la .


    Vietnam Electricity, Petrolimex may get losses in 2011-paper

    Fri Sep 9, 2011 4:47am GMT

    HANOI, Sept 9 (Reuters) - State utility Vietnam Electricity group could be in red with an estimated 11.7 trillion dong ($562 million) loss this year while losses at Petrolimex, the country's top fuel distributor, could hit 1.2 trillion dong ($58 million), a state-run newspaper said on Friday.

    State shipbuilder Vinashin is expected to have losses of more than 3 trillion dong, the Vietnam Economic Times newspaper said in an online report (vneconomyvn), citing estimates by the ruling Communist Party's chapter overseeing government-controlled businesses. ($1=20,830 dong)

    http://af.reuters.com/article/energy...7K90GN20110909


    Các tập đoàn Nhà nước nói là lỗ mà vẫn đẩy mạnh chuyện đem tiền qua các nươc´ thiêú minh bạch, thông qua các công ty con, công ty liên doanh .

  3. #23
    Dac Trung
    Khách
    Hàng nông sản từ Trung Quốc thuế nhập chỉ 0%

    Theo quy định hiện nay, nếu có C/O chứng minh xuất xứ, hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Trong khi đó, theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng, các mặt hàng như bắp cải, cải thảo, xà lách, tỏi, cà rốt, khoai tây... thuộc diện không bị đánh thuế giá trị gia tăng.

    Riêng đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia... thuế suất nhập khẩu là 5%.


    Thế nhưng, hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm đến nay vẫn chưa được dựng lên. Nhờ đó hàng Trung Quốc vào VN quá dễ, tương tự đi buôn hàng trong nước, chứ không phải hàng nhập khẩu từ quốc gia này sang quốc gia khác

    Link bài trên th́ đă bị ra lệnh rút bài, ghi lại link khác .


    2011 : Hàng nông sản từ Trung Quốc thuế nhập chỉ 0%

    Theo quy định hiện nay, nếu có C/O chứng minh xuất xứ, hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Trong khi đó, theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng, các mặt hàng như bắp cải, cải thảo, xà lách, tỏi, cà rốt, khoai tây... thuộc diện không bị đánh thuế giá trị gia tăng.

    Riêng đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia... thuế suất nhập khẩu là 5%.



    Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc đă vọt lên 12,7 tỉ USD trong năm 2010. Trong tám năm qua (2002-2010), nhập siêu từ Trung Quốc đă tăng gấp 8 lần và tiếp tục có xu hướng tăng nhanh.

    Thế nhưng, hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm đến nay vẫn chưa được dựng lên. Nhờ đó hàng Trung Quốc vào VN quá dễ, tương tự đi buôn hàng trong nước, chứ không phải hàng nhập khẩu từ quốc gia này sang quốc gia khác


  4. #24
    Dac Trung
    Khách
    Nhiệt điện Trung Quốc c̣n hạn chế về công nghệ

    Theo Reuters đưa tin từ Bắc Kinh, Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace cho rằng nỗ lực thúc đẩy công nghệ than của Trung Quốc cho sản xuất nhiệt điện chưa thể giảm đáng kể nguy cơ đối với sức khỏe người dân Trung Quốc. Theo báo cáo do Greenpeace và Trung tâm kiểm soát bệnh dịch Trung Quốc (CDCC), tỷ lệ tiêu thụ than lớn là nhân tố đứng đằng sau sự gia tăng bệnh ung thư và trẻ sơ sinh khuyết tật cũng như các bệnh về thần kinh, miễn dịch và hô hấp kinh niên ở nước này.

    “Than sạch” chỉ là cách dùng từ sai

    Các nhà máy điện chạy than đóng góp tới 3/4 tổng nhu cầu điện của Trung Quốc nhưng lại tạo ra khoảng 70% mức ô nhiễm không khí của ngành năng lượng. Bà Yang Ailun, nhà quản lư chiến dịch Trung Quốc của Greenpeace, cho biết chính phủ Trung Quốc đang nghiên cứu giảm tác động độc hại của việc sử dụng than đá và khái niệm “than sạch” vẫn chỉ là do cách dùng từ sai. Theo bà, mặc dù có nhiều nhà máy nói rằng họ đang sử dụng “than sạch” nhưng đây là sự hiểu lầm v́ than gây ô nhiễm nên không thể có “than sạch”. Bà này cho rằng nỗ lực thúc đẩy công nghệ ít khí thải như nồi hơi siêu hiệu quả (USC) hay việc thu giữ và chôn cất khí CO2 sẽ không giải quyết được các vấn đề tác hại đối với sức khỏe và môi trường gia tăng do đốt than.

    Ô nhiễm do các nhà máy nhiệt điện chạy than Trung Quốc chiếm 80% lượng khí thải độc hại

    Báo cáo của hai tổ chức trên cho biết khí thải từ đốt than đang trở thành một trong những nguồn gây ô nhiễm chính ở Trung Quốc, chiếm tới 80% lượng khí thải carbon dioxide ở nước này. Bà Yang nói rằng Trung Quốc đă kiểm soát được khí sulphur dioxide và có thể hạn chế lượng khí carbon dioxide nhưng chưa giải quyết được những chất gây ô nhiễm khác.

    Bộ Bảo vệ Môi trường của Trung Quốc đang điều chỉnh tiêu chuẩn khí thải ra không khí đối với các nhà máy nhiệt điện và hạn chế lượng khí nitrogen oxide, trong khi ngành công nghiệp này đă vận động hành lang để nhận được thêm sự ủng hộ của chính phủ. Nhiều công ty trong ngành cũng hối thúc Liên hợp quốc cho phép các công nghệ như CCS nhận được sự ủng hộ từ cơ chế phát triển sạch (CDM). CDM, cho phép các nước công nghiệp hóa đầu tư vào các dự án sạch ở các nước đang phát triển để đổi lấy hạn ngạch khí thải cácbon, ủng hộ các dự án về hiệu quả sử dụng than.

    Trung Quốc đă đạt được tiến bộ trong việc thương mại hóa công nghệ nồi hơi USC, nhưng tính khả thi của các công nghệ khác như CCS, vẫn đang bị nghi ngờ và không thể nhận được sự ủng hộ đáng kể trong kế hoạch 5 năm 2011-2015. Ngành than đá cũng sẽ không được hưởng lợi từ gói đầu tư trị giá 5.000 tỷ NDT (735 tỷ USD) vào năng lượng mới để tăng tỷ trọng năng lượng nhiên liệu không hóa thạch trong tổng mức năng lượng từ mức 9% hiện nay lên 20% vào năm 2020.

    Các công nghệ lạc hậu bị cấm ở Trung Quốc có tái xuất vào Việt Nam?

    Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc yêu cầu hơn 2.000 công ty của nước này trong ṿng hai tháng tới phải đóng cửa các cơ sở sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm và tiêu tốn năng lượng, nếu không sẽ bị cắt các khoản cho vay của chính phủ và phải đ́nh chỉ hoạt động. Trong văn bản công bố ngày 9/8, Bộ trên đặt ra hạn chót cuối tháng 9 tới các cơ sở trên phải bị đóng cửa. Có 2.087 công ty liên quan đến yêu cầu này, thuộc các ngành sản xuất xi măng, giấy, và sắt thép. Trong đó có nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc là Tập đoàn sắt thép Hà Bắc, và nhà sản xuất nhôm lớn nhất là Tập đoàn nhôm Trung Quốc.

    Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết quyết định trên nhằm giảm công suất quá dư thừa và nâng mức tăng trưởng kinh tế. Các công ty không đáp ứng thời hạn trên sẽ bị thu hồi giấy phép rác thải. Ngoài ra, chính phủ sẽ ngưng cấp các khoản cho vay, phê duyệt và cấp phép sử dụng đất cho các dự án mới, thậm chí có thể thu hồi giấy phép sản xuất, cắt điện.

    Theo Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Lư Nghị Trung, các cơ sở sản xuất lỗi thời tiêu tốn rất nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường và không an toàn, đồng thời “phản ánh một mô h́nh tăng trưởng kinh tế theo số lượng và thô sơ”. Ông khẳng định chỉ có gia tăng hạn chế các thiết bị sản xuất lỗi thời Trung Quốc mới có thể nâng cao tính cạnh tranh quốc tế.

    Tác hại ô nhiểm đối với giống ṇi rất nặng nề và đau thương

    Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu từ năm 2006-2010 tăng 20% hiệu quả sử dụng năng lượng. Tuy nhiên, mục tiêu này đang gặp nhiều khó khăn bởi tỷ lệ tiêu thụ năng lượng trung b́nh trên một đơn vị GDP trong nửa đầu năm nay tăng 0,09 % so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp những nỗ lực của chính phủ.

    Trung Quốc phê duyệt dự án đầu tư lớn nhất tại Việt Nam

    Theo Đài Bắc Kinh (đêm 27/8), Công ty trách nhiệm hữu hạn Lưới điện Phương Nam Trung Quốc ngày 27/8 cho biết Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc đă chính thức phê duyệt dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Hưng, tỉnh B́nh Thuận, Việt Nam, giai đoạn I do chính công ty trên đầu tư.

    Được biết, tháng 11/2006, công ty này và Bộ Công nghiệp Việt Nam đă kư Bản ghi nhớ về Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc đầu tư dự án Nhà máy điện Vĩnh Hưng Việt Nam giai đoạn I. Dự án này xây dựng hai tổ máy nhiệt điện công suất mỗi tổ 600.000 KW, sử dụng than gầy của Việt Nam, toàn bộ điện do Tập đoàn Điện lực nhà nước Việt Nam mua và tiêu thụ tại miền Nam Việt Nam. Tổng mức đầu tư của dự án này gần 1,75 tỷ USD, là dự án đầu tư lớn nhất của Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay và sẽ do Tập đoàn Ngân hàng Trung Quốc huy động vốn. Hiện nay, dự án đă bước vào giai đoạn chót đàm phán kư kết hợp đồng, dự kiến tổ máy đầu tiên sẽ phát điện vào năm 2014.

    Tin này có vẻ đáng khích lệ. V́ hàng loạt công tŕnh các công ty Trung Quốc thắng thầu trong nhiều công tŕnh trọng điểm ở Việt Nam là do bỏ thầu thấp, nhưng lại kéo dài thời hạn khởi công và triển khai dự án. Những vụ đấu thầu thấp một cách đáng kinh ngạc tại sao lại được phê duyệt? Nền “văn hóa phong b́”, “lại quả” vốn thông dụng đối với các nhà đầu tư kinh doanh của Trung Quốc tại châu Á, châu Phi, có phát huy tác dụng trong việc đấu thầu ở Việt Nam?

    Sau khi kéo dài khởi công, các hợp đồng có được đàm phán lại hay bổ sung theo giá trị thực của chúng hay không? Liệu ḷng tham lợi nhuận, “lại quả” và cơ chế phân cấp quản lư đầu tư tại Việt Nam có để lọt những dự án mà phía Trung Quốc đào thải v́ công nghệ lạc hậu hay không? Đến nay vẫn c̣n ít chứng cứ điều tra phân tích từ những nguồn khách quan của Việt Nam. Các cơ quan chức năng cần bảo đảm tiêu chuẩn công nghệ mới, ít nhất ngang tầm các nhà máy nhiệt điện do Nhật Bản xây dựng ở Việt Nam hiện nay. Đừng tham rẻ mà hy sinh sức khỏe người dân và môi trướng sinh thái đất nước./.





    Trung Quốc trúng thầu $1.3 tỷ nhà máy điện Trà Vinh

    Bị cáo buộc ‘kém năng lực’ và ‘chậm trễ’ nhưng vẫn trúng thầu: Nhà cầm quyền Hà Nội vừa cho một tổ hợp công ty của Trung Quốc trúng thầu xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy than ở tỉnh Trà Vinh với tổng vốn đầu tư lên khoảng 1.3 tỉ USD.

    Theo bản tin hăng Reuters hôm Thứ Sáu, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đă chọn một tổ hợp của Trung Quốc để thực hiện dự án nhiệt điện Duyên Hải 3 đặt tại tỉnh Trà Vinh.

    Chinese firms get $1.3 bln power plant deal in Vietnam

    Fri Aug 5, 2011

    State utility Vietnam Electricity (EVN) group has awarded a $1.3 billion contract to a consortium of Chinese companies to build a coal-fired power plant in Vietnam's southern region, the official Vietnam News Agency reported on Friday.

    EVN signed the engineering, procurement and construction contract with the Chengda-Dec-Swepdi-Zepc consortium on Friday to build the 1,245 megawatt Duyen Hai 3 thermal power plant in Tra Vinh province, 250 km (155 miles) south of Ho Chi Minh City, the report said.

    Chinese banks will provide loans worth 85 percent of the plant's investment, and the remaining 15 percent will come from EVN's funds, the report said without giving specific details on Chinese companies and banks involved.

    The plant with two generators will start operation in the third quarter of 2015, using 3.5 million tonnes of anthracite coal annually from the northern province of Quang Ninh, Vietnam's coal hub, to generate 7.5-8 billion kilowatt hours of electricity per year.

    Duyen Hai 3 plant is part of the Duyen Hai coal-fired power complex, which has a total capacity of 4,200 megawatt. EVN began construction of the $1.5-billion, 1,245-megawatt Duyen Hai 1 plant last September.

    Coal will take over from hydro power as the leading fuel for new generators in Vietnam in the next five years, EVN has said.

    A power master plan projected that thermal plants in Vietnam will need 67.3 million tonnes of coal a year by 2020, when the fossil fuel may account for almost half its power mix.

    In a separate development, Japan's Marubeni Corp said on Friday it had agreed in principle to sell up to 2 million tonnes of Australian or Indonesian coal a year to Vinacomin, Vietnam's top coal mining group, and hopes shipments can start in 2015-16.

    http://www.reuters.com/article/2011/...7J541T20110805

  5. #25
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    9 tháng năm 2011 có 48.700 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động

    (9% toàn thể doanh nghiệp)

    Phần c̣n lại phải “thu hẹp sản xuất, giảm hiệu quả, thậm chí bị thua lỗ”. Bài báo không cho biết số lượng công nhân trực tiếp bị mất việc. Đây là kết quả của chính sách xiết trặt tiền tệ của 3Dũng nhà ta. Các bác đễ ư là tuần trước tuần sau, bộ Kế hoạch và đầu tư đưa ra những con số 10 lần hơn.:rolleyes:



    SGTT.VN - Báo cáo với uỷ ban Thường vụ Quốc hội về t́nh h́nh kinh tế - xă hội năm 2011 sáng 1.10, bộ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh đă cho biết: Trong 9 tháng qua đă có 48.700 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động. Trong đó, giải thể 5.803 doanh nghiệp, ngừng hoạt động là 11.421 và 31.477 doanh nghiệp đă dừng nộp thuế nhưng chưa đăng kư giải thể (tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2010).

    Những con số này, theo ông Vinh là kết quả khảo sát của bộ Kế hoạch và đầu tư trên toàn quốc, được điều tra nghiêm túc.

    So sánh số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động đă tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, so với thông tin được chính bộ Kế hoạch và đầu tư cung cấp tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 26.9 vừa qua là trong 9 tháng năm 2011, đă có khoảng 4.700 doanh nghiệp giải thể th́ con số được bộ trưởng Vinh đưa ra đă cao hơn.

    Đánh giá t́nh h́nh năm 2011, Chính phủ cũng chỉ ra một trong nhiều hạn chế, yếu kém là sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện nguồn vốn tín dụng hạn hẹp, lăi suất đă bắt đầu giảm xuống nhưng vẫn c̣n cao hơn nhiều so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giảm hiệu quả, thậm chí bị thua lỗ.

    Chính phủ cũng cho biết, trong 9 tháng qua có khoảng 57.800 doanh nghiệp đăng kư kinh doanh với tổng số vốn đăng kư ước đạt trên 363,7 ngàn tỉ đồng, giảm 7,8% về số doanh nghiệp đăng kư mới và giảm 4% về số vốn đăng kư so với cùng kỳ năm 2010.

    Ước thực hiện năm 2011, cả nước có gần 80.500 doanh nghiệp đăng kư thành lập mới và lũy kế ước đến 31.12.2011 có 624.000 doanh nghiệp đăng kư thành lập, trong đó có 550.000 doanh nghiệp đang hoạt động.

    http://sgtt.vn/Kinh-te/153712/9-than...hoat-dong.html

  6. #26
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Thông tư 33, hệ số rủi ro khoản cho vay đảm bảo bằng vàng là 250%

    Sao lại quay 180 độ cái rụp vậy ?
    Trước đó theo thông tư 13, hệ số rủi ro của khoản vay này là 0%. Bây giờ dưới con mắt Nhà nuớc ??? , vàng được xếp cùng hạng rủi ro với đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản.

    Ở nước ta, mấy quan điều hành kinh tế h́nh như đều bị bệnh dây thần kinh không khoẻ.

    http://dvt.vn/2011100811059893p0c69/...ang-la-250.htm

  7. #27
    Dac Trung
    Khách
    Thượng Hải đóng tuyến tàu điện ngầm xảy ra tai nạn
    Chính quyền thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, hôm nay quyết định đóng một tuyến tàu điện ngầm sau tai nạn khiến 271 người bị thương hôm qua.




    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/201...ay-ra-tai-nan/
    90% các gói thầu EPC vào tay Trung Quốc: Rủi ro khó lường

    http://lite.ndhmoney.vn/2011/06/16/d...ySxVynOz2vZK_A

    Thứ hai, 10/10/2011, 15:11 GMT+7

    Đầu tư hơn 550 triệu USD xây tàu điện trên cao ở thủ đô

    Sáng nay, Bộ Giao thông Vận tải đă khởi công xây dựng tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, tổng vốn đầu tư 552 triệu USD. Dự kiến toàn tuyến đưa vào khai thác năm 2015.

    Toàn tuyến tàu điện chạy trên cao tại dải phân cách giữa của các tuyến đường Hào Nam, Nguyễn Trăi. Tàu điện có 12 ga đón tiễn khách, khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông). Sau khi hoàn thiện, tàu sẽ chạy tối đa 80 km/h. 13 đoàn tàu sẽ chạy giăn cách từ 4 đến 6 phút, soát vé tự động bằng thẻ từ.

    Hiện tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông đă làm xong 11 trụ cầu trên hồ Đống Đa và đường Hoàng Cầu. Các đơn vị xây dựng đang thi công các trụ cầu trên đường Hào Nam, đoạn La Khê - Ba La và đường công vụ vào khu Depo. Tổng thầu đang hoàn thiện thiết kế kỹ thuật cầu vượt sông Nhuệ và cầu vượt nút giao vành đai 3 để thi công trong quư 4 năm nay. Dự kiến toàn tuyến tàu điện đưa vào khai thác năm 2015.

    Tổng đầu tư dự án là 552 triệu USD, trong đó vốn vay tín dụng của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD, vốn vay ưu đăi bên mua là 250 triệu USD, c̣n lại là vốn đối ứng của Việt Nam. Cục Đường sắt được Bộ Giao thông Vận tải giao là chủ đầu tư dự án, đơn vị tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.

    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/...-cao-o-thu-do/

  8. #28
    Dac Trung
    Khách

    Nhập siêu với Trung Quốc ngày càng lớn

    Thứ Sáu, 14 tháng 10 2011

    Tổng Bí thư VN muốn thúc đẩy quan hệ thương mại với tỉnh Quảng Đông

    ...Theo báo chí Việt Nam, Tổng Bí thư Việt Nam cũng hứa rằng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có các doanh nghiệp Quảng Đông đầu tư, làm ăn tại Việt Nam..

    http://www.voanews.com/vietnamese/ne...131856708.html


    Nhập siêu với Trung Quốc ngày càng lớn

    Thứ tư, 25 Tháng 5 2011

    Con số nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đă lên đến 4 tỉ đô la Mỹ trong bốn tháng đầu năm nay...

    Với những bước đi như thế từ Trung Quốc, việc Việt Nam bị ch́m trong “cái hố” nhập siêu là điều khó tránh. V́ vậy, dự báo nhập siêu từ Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng khoảng hơn 20% so với năm trước, tức tăng thêm hơn 2 tỉ đô la nữa (năm 2010 nhập siêu với Trung Quốc 12,7 tỉ đô la).

    http://nhipcauviet.vn/xuat-nhap-khau...-ngay-cang-lon
    http://www.uni-bros.com/vn/news.php/.../id=8860/cid=4


    Các nước ASEAN khác th́ xuất siêu, bán nhiêù hàng qua Trung Quốc :

    Ba quốc gia ASEAN gồm Malaysia, Thái Lan và Philippines đă nỗ lực vươn lên để thay thế các quốc gia ngoài châu Á trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất vào Trung Quốc những năm gần đây.

    Trong đó, Malaysia sớm thâm nhập thị trường Trung Quốc từ đầu thập kỷ 1990 với kim ngạch xuất khẩu 852 triệu Đô la Mỹ và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này (thập kỷ 1990 tăng b́nh quân 20,46%/năm, trong khi xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung chỉ tăng 12,80%/năm), cho nên quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc năm 2008 đă đạt 34,644 tỉ Đô la Mỹ, chiếm 17,36% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của Malaysia.

    Tương tự, Thái Lan tuy cũng thâm nhập thị trường Trung Quốc sớm và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu nhưng với xuất phát điểm chỉ là 386 triệu Đô la Mỹ, cho nên quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của Thái Lan chỉ đứng thứ ba với 23,245 tỉ Đô la Mỹ, chiếm 13,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc gia này.

    Khác với hai quốc gia nói trên, từ xuất phát điểm chỉ là 90 triệu Đô la Mỹ năm 1990, gần hai thập kỷ vừa qua Philippines đă dồn mọi sức lực để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Nếu như nhịp độ tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thập kỷ 1990 chỉ mới cao gấp đôi so với nhịp độ tăng xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung (33,98%/năm so với 16,65%/năm), th́ tám năm gần đây các tỷ lệ này là 39%/năm và 3,6%/năm. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu của Philippines chỉ riêng sang thị trường Trung Quốc đă đạt 23,363 tỉ Đô la Mỹ, chiếm tới 47,66% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc gia này.



    http://news.socbay.com/kinh_nghiem_g...uGNRkNIrEwmeuw
    http://www.doanhnhan360.com/Desktop....STHxEaMi9bKkVQ

  9. #29
    Dac Trung
    Khách
    Thứ hai 17 Tháng Mười 2011

    Nợ công của Việt Nam tăng nhanh một cách đáng ngại

    Theo các số liệu do Cục Quản lư nợ và Tài chính đối ngoại ( Bộ Tài chính ) công bố vào đầu tháng 7/2011, nợ công của Việt Nam- bao gồm vay của nước ngoài lẫn trong nước- năm 2010 là 56,7% tổng sản phẩm nội điạ GDP và theo dự kiến, năm nay sẽ tăng lên thành 58,7% GDP.

    Đối với chính phủ Hà Nội, nợ công Việt Nam hiện vẫn ở trong mức an toàn, bởi v́ chưa vượt qua mức 60% GDP, vốn được một số nhà kinh tế xem là mức giới hạn an toàn.

    Vào đầu tháng 8/2011, hăng định mức tín nhiệm Fitch đă loan báo giữ nguyên mức tín nhiệm nợ công dài hạn của Việt Nam ở hạng B+, nhưng cảnh báo là mức hạng này có thể hạ xuống nếu chính phủ Việt Nam không tiếp tục kiên quyết thắt chặt chính sách tiền tệ, kềm chế lạm phát và tái lập sự tín nhiệm vào tiền đồng. Nhất là theo hăng Fitch, những vấn đề trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam cũng là một nguồn rủi ro so với mức hạng tín nhiệm nợ công của Việt Nam.

    Hiện giờ, tuy nợ công của Việt Nam đúng là vẫn c̣n nằm trong tầm kiểm soát, nhưng nh́n lại những năm gần đây, món nợ công này đă tăng nhanh một cách đáng ngại, khoảng 25% tính từ năm 2007 đến cuối năm 2011, tức là trung b́nh tăng 5% mỗi năm. ( Số liệu Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: nợ công 2007:33,8% GDP, 2008: 36,2% GDP, 2009: 41,9%, 2010: 56,7% GDP và 2011 dự báo 58,7% GDP ). Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh mà ngân sách của Việt Nam luôn bị thâm hụt, buộc chính phủ phải vay nợ thêm, cho nên nợ nần sẽ chồng chất, lăi mẹ đẻ lăi con.

    Ấy là chưa kể, do Việt Nam nay được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung b́nh, cho nên điều kiện vay nợ nước ngoài kể từ nay khó khăn hơn, tức là chính phủ phải vay với lăi suất cao hơn, chứ không c̣n được hưởng những lăi suất ưu đăi như trước đây.

    Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đă lên tiếng khuyến cáo chính phủ về nguy cơ nợ công vượt khỏi tầm kiểm soát. Trả lời phỏng vấn tờ Thanh Niên đầu tháng 10 vừa qua, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương tŕnh giảng dạy kinh tế Fullbright, giải thích rằng nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ công ngày càng tăng là do “tỷ lệ đầu tư của VN trong những năm qua trung b́nh từ 40-42% GDP, trong đó khu vực công chiếm khoảng 45%. Tỷ lệ đầu tư lớn, tăng liên tục nhiều năm trong khi ngân sách luôn ở t́nh trạng thâm hụt “báo động đỏ” (trên 5% GDP) khiến chính phủ phải đi vay nợ. “

    Về phần tiến sĩ Nguyễn Quang A, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, th́ nhấn mạnh rằng, tốc độ tăng nhanh của nợ công Việt Nam là dấu hiệu đáng ngại:

    “Tôi nghĩ là nợ công của Việt Nam trong thời gian qua tăng rất là nhanh. Đấy là một dấu hiệu đáng lo ngại. Tất nhiên là một nước đang phát triển như thế này th́ cần đi vay nợ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nhưng rất tiếc là ở Việt Nam, vấn đề là đầu tư không hiệu quả và tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào vốn. Cho nên, giữ được một mức tăng trưởng tương đối như những năm vừa qua, Việt Nam đă cần rất nhiều vốn và chính v́ thế nợ công tăng nhiều. Chi ngân sách cũng tăng lên nhiều.

    Nếu xét về cơ cấu cho đến bây giờ, khả năng trả nợ của Việt Nam, với những khoản vay dài hạn như thế, chưa có vấn đề ǵ. Nhưng nếu cứ để tiếp tục như thế này và đầu tư vẫn kém hiệu quả, trong tương lai Việt Nam sẽ gặp nhiều vấn đề.

    Bản thân khái niệm thế nào là an toàn cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Nói rằng nợ công dưới 60% GDP là an toàn, th́ tôi không nghĩ là như vậy. Bởi v́ tỷ lệ nợ công có thể thấp hơn mức đó mà không có khả năng trả nợ, tức là có khả năng vỡ nợ, th́ như thế là không an toàn. C̣n cho dù nó có lên tới 80% GDP mà có khả năng trả nợ th́ cũng không sao. Tức là phải xét khả năng trả nợ, bởi v́ những khoản vay là có thời hạn. Nếu đó là thời hạn ngắn, lăi suất cao và mỗi năm phải trả nợ lăi và một phần vốn, mà nguồn thu lại không đủ để trả các khoản đó th́ thật là gay go. Không xem xét kỹ th́ khó có thể đánh giá thế nào là an toàn, thế nào là không an toàn.

    Với t́nh trạng nợ công gia tăng nhanh như vậy, đó là một lời cảnh báo rất nghiêm túc đối với chính phủ là phải hết sức thận trọng với nợ công. Trong bối cảnh mà Hy Lạp, rồi Ư bị hạ mức tín nhiệm và nợ của chính phủ các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đang lan sang hệ thống ngân hàng, chính phủ Việt Nam càng cần phải lưu ư."

    Trong bài phỏng vấn với Thanh Niên, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh lưu ư rằng nợ công của Việt Nam chỉ là nợ của chính phủ, trong khi theo thông lệ quốc tế, nợ công phải bao gồm cả nợ của doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN ), nhất là ở Việt Nam nợ của DNNN có quy mô xấp xỉ với nợ của chính phủ, nên càng không được loại nó ra khỏi nợ công.

    Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, cần phải phân biệt rạch ṛi giữa nợ của chính phủ với nợ của các doanh nghiệp:

    “Theo quan điểm riêng của tôi, doanh nghiệp là doanh nghiệp, bất luận nó thuộc sở hữu nào. Vay mà không trả được, đó là chuyện của kinh doanh với nhau. Doanh nghiệp đó có thể là phải phá sản, phải bị bán đi, hoặc làm cách nào đó để trả nợ. Tất nhiên, những khoản vay của các doanh nghiệp Nhà nước mà được Bộ Tài chính bảo lănh th́ là thuộc nghĩa vụ của chính phủ. Nói chung, đều cần phải lưu ư đến cả hai khoản này. Nếu giải quyết theo như đề nghị của các tổ chức quốc tế, tức là tính cả nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, th́ có thể là nợ công c̣n cao hơn nữa.

    Nếu tính các khoản vay của ngân hàng Việt Nam và của ngoại quốc th́ con số có thể lên rất cao. C̣n nếu tính toàn bộ nợ của chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương, những khoản do Nhà nước bảo lănh, những khoản của các doanh nghiệp quốc doanh, th́ tỷ lệ không c̣n là năm mươi mấy phần trăm GDP nữa."

    Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, nợ công của Việt Nam hiện có nhiều rủi ro: “ Rủi ro lớn nhất xuất phát từ việc chi tiêu và đầu tư công kém hiệu quả. Rủi ro thứ hai là một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được đưa vào trong các thống kê về nợ công. Khi không đo lường được và không hiểu hết “tảng băng ch́m” này, th́ cũng không thể quản lư rủi ro mà nó có thể gây ra. Rủi ro thứ ba là nợ công tăng quá nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lư nợ công, đó là nợ ngày hôm nay phải được trang trải bằng thặng dư ngân sách ngày mai.”

    Đối với tiến sĩ Trần Quang A, để giảm được nợ công th́ trước hết phải nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công:

    “ Phải rất cẩn trọng với đầu tư công và phải t́m cách nâng cao hiệu quả của nó lên. Có những khoản chắc chắn là Nhà nước phải đầu tư, nhưng có những khoản có thể để cho tư nhân làm được, nên để cho tư nhân nào.

    Không c̣n cách nào khác là phải rất minh bạch trong các khoản đầu tư, trong các khoản vay mượn, thường xuyên cung cấp thông tin, th́ lúc đó mới có thể góp ư để có một chính sách phù hợp hơn.

    Rất tiếc là người ta có thông báo đă cắt giảm được 10 ngàn tỷ đầu tư công. Đấy là con số thống kê hay con số thực th́ chưa rơ. Nhưng thực tế là đầu tư công, đầu tư về ngân sách năm nay tăng khoảng sáu bảy chục ngàn tỷ đồng. Trong khi thu ngân sách th́ tăng hơn năm ngoái 80 ngàn tỷ.

    T́nh h́nh khó khăn của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, của các hộ gia đ́nh, với t́nh h́nh lạm phát như thế này, mà nguồn thu vẫn tăng lên đến như vậy, th́ đấy không phải là một thành tích, mà là một điều rất dở. Đáng lẽ phải giảm nguồn thu đó đi, đồng thời giảm thâm hụt ngân sách và giảm nguồn chi tiêu, th́ lúc đó người ta buộc phải giảm chi tiêu công.

    Ở Việt Nam c̣n có một vấn đề nữa, mà có lẽ cũng gần giống như ở Trung Quốc, tức là chi tiêu công có phần của chính phủ trung ương và phần của các chính phủ địa phương. Có lẽ phải xem xét lại việc phân cấp như thế nào để làm sao có thể kiểm soát được, chứ nếu không, 61 tỉnh thành mà đều nợ tùm lum th́ rất là nguy hiểm. Tỷ lệ nợ của các chính quyền địa phương thường là cao hơn trung ương ( con số chi tiết th́ tôi không nhớ rơ).

    Việc phân cấp phải rơ ràng những phần nào là của địa phương và những phần nào là của trung ương. Hiện nay, rất nhiều dự án đều do địa phương làm chủ đầu tư, nhưng một số dự án đó lẽ ra phải là do chính phủ trung ương làm chủ, để có thể điều phối cả một vùng, một khu vực nào đấy. Không thể để cho mỗi địa phương làm theo kiểu của ḿnh, phục vụ cho lợi ích riêng.

    Đó là những căn bệnh đă xảy ra rất nhiều ở Việt Nam. Tỉnh nào cũng có cảng, tỉnh nào cũng muốn xây sân bay, trong khi chỉ cách nhau chưa tới 100 cây số! Làm như thế th́ thật vô cùng lăng phí. Tôi nghĩ việc phân cấp như thế là đúng rồi. Nhưng phân cấp cái ǵ, phân cấp như thế nào, đó là vấn đề lớn cần phải xem xét lại.”

    Trên tờ Tiền Phong , số ra vào đầu tháng 10, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cũng cảnh báo là “nợ công tăng cao mà không có khả năng trả nợ th́ có thễ dẫn đến vỡ nợ như Hy Lạp bây giờ”. Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh : “ Ở Việt Nam đang có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng và rút ruột các công tŕnh đầu tư từ nợ công”. Chuyên gia kinh tế này cho biết, theo báo cáo của Quốc hội, công tŕnh nào cũng bị rút ruột 5, 10, 20%, thậm chí đến 30% !

    Mặt khác, ông Bùi Kiến Thành lưu ư là báo cáo của Pḥng thương mại và công nghiệp cho thấy là 30% doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản và 50% doanh nghiệp gặp khó khăn. Ông đặt câu hỏi: “ Nếu t́nh h́nh kinh tế đ́nh đốn như thế này th́ lấy đâu ra nguồn thu để trả nợ công?”

    Trong khi đó nhiều tập đoàn Nhà nước lại đang trong t́nh trạng báo động về nợ. Tờ Dân Trí, số ra tháng 9 vừa qua, có trích dẫn dự thảo báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương về t́nh h́nh 8 tháng đầu năm 2011 của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc khối này. Kết quả cho thấy là chỉ trong 8 tháng đầu năm, nhiều đơn vị đă lỗ tới hàng ngh́n tỷ đồng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Vinashin, Petrolimex… Đứng đầu là EVN nợ gần 11,7 ngh́n tỷ đồng.

    Theo Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, một trong những nguyên nhân của t́nh trạng nợ nần này là một số doanh nghiệp đang thiếu vốn cho đầu tư phát triển ngành nghề kinh doanh chính, nhưng lại đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

    Như vậy, trước mắt để giảm bớt tốc độ tăng của nợ công, một mặt Việt Nam phải cắt giảm đầu tư công và mặt khác phải cải thiện hiệu quả của các dự án đầu tư công, cũng như chỉnh đốn lại cung cách làm ăn của các doanh nghiệp Nhà nước.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...cach-dang-ngai

  10. #30
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560
    Quote Originally Posted by Dac Trung View Post
    Thứ Ba, 18 tháng 10 2011
    VN nâng số liệu về thâm hụt thương mại trong tháng 9 lên 1,5 tỷ đôla
    Việt Nam đă điều chỉnh lại số liệu về cán cân thương mại trong tháng 9 với khoản thâm hụt thương mại ở mức 1,5 tỷ đôla theo như số liệu mới được Tổng Cục Hải quan công bố cuối ngày hôm qua.

    Trong 1,5 tỷ đôla đó 600 triệu là để nhập vàng, một loại hàng không có một ích lợi nào cho một nền kinh tế chậm tiến. Nạn đầu cơ vàng vẫn tiếp tục tạo thêm sức ép trên tỷ giá tiền Đồng.



    Vietnam Dong Drops to Record Low on Trade Deficit, Gold Imports

    Vietnam’s dong fell to a record low on speculation a widening trade deficit and increased gold imports have bolstered demand for dollars. Government bonds declined.
    The trade deficit jumped to $1 billion last month from a revised $396 million in August, government data show. Vietnam has imported $1.5 billion of gold in the January through September period, Tien Phong newspaper reported Oct. 4, citing the Ministry of Industry and Trade. The country imported about $600 million of gold in September alone, according to the report

    http://www.bloomberg.com/news/2011-1...d-imports.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. CHXHCNVN trong các bảng xếp hạng quốc tế
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 156
    Last Post: 01-03-2013, 04:25 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 23-07-2012, 08:38 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 07-12-2011, 05:42 AM
  4. Replies: 21
    Last Post: 20-06-2011, 08:29 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •