Soạn thảo Hiến Chương 2000
Sau khi nhận thấy công cuộc văn hồi HĐ Paris 1973 không đem lại kết quả, trong khi HK chuẩn bị b́nh thường hóa bang giao với Hà Nội. Việc này đă xảy ra năm 1995 sau những biến chuyển ở Liên Xô và Đông Âu. TT Bill Clinton tuyên bố “Tôi tin rằng việc b́nh thường hóa và tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa người Mỹ và người VN sẽ thúc đẩy sự nghiệp tự do ở VN như đă từng diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô trước đây”. Sự kiện này khiến Gs VQT nhớ đến nhận định của L/sư David Steinman sau cuộc hội thảo về HĐ Paris 1973 ngày 23/5/1987. Ông ta đưa ra ư kiến: muốn thay đổi thể chế chính trị ở quốc nội VN cần phải tạo được một phong trào bất tuân dân sự. Phong trào đó phải được nhiều người trong chính quyền yểm trợ, đặc biệt ở thủ đô, nói cách khác không thể trông cậy vào sự can thiệp từ bên ngoài.
Cuộc cách mạng dân chủ hóa ở nhiều nước cựu CS như Tiệp Khắc, Ba Lan Đông Đức, Hung Gia Lợi…đă xảy ra nhờ sự tranh đấu ôn ḥa nhưng quyết liệt của nhân dân, trong đó phương pháp bất tuân dân sự là lợi khí chủ yếu. Nhân dân không tuân lịnh nhà cầm quyền, đ̣i hỏi nhà cầm quyền phải thay đổi thể chế, rốt cuộc, nhà cầm quyền đă phải nhượng bộ trước áp lực của quần chúng. Một cuộc cách mạng nhung (Velvet Revolution) ở Tiệp Khắc có thể xảy ra ở VN được không? Gs Thúc trả lời: Có.Tại sao? V́ có nhiều khả năng quần chúng càng ngày càng ư thức được quyền tự do thiên bẩm của ḿnh, rồi chính những kẻ cầm quyền cũng càng ngày càng có khả năng phản tỉnh, bỏ dần đường lối độc tài của họ để đi tới đa nguyên đa đảng.
Theo Gs Thúc, cần phải làm một cái ǵ để kích thích ḷng ham muốn tự do, đánh thức tinh thần tranh đấu của những người trong nước. Bắt đầu với những người cầm quyền, nghĩa là những đảng viên CS. Phải làm cho họ ư thức được xu hướng của thế giới là dân chủ hóa, là tiến tới thể chế chính trị đa đảng đa nguyên trong đó người dân thực sự làm chủ đất nước. Khẩu hiệu chế độ “của dân, do dân, v́ dân” không phải khẩu hiệu suông nữa. Giáo sư Nguyễn Bá Long ở Canada đưa ra ư kiến soạn thảo một hiến chương giống như Hiến chương 77 của các nhà dân chủ Tiệp Khắc dưới sự lănh đạo tinh thần của học giả Vaclav Havel. Gs Thúc tán thành, tham gia soạn thảo hiến chương và nhận làm đồng sáng lập viên của Phong trào Hiến chương 2000. Bản HC 2000 được công bố tại Paris ngày 25/11/2000. Đây là một tuyên ngôn về dân chủ tự do dưới h́nh thức một bản hiến chương, để làm cơ sở cho một thể chế chính trị mới, một xă hội dân chủ mới.

Từ chủ trương trên, Gs VQT cho rằng chỉ c̣n cách là đấu tranh với Đảng CSVN để tranh thủ nhân dân. Sau 30/4/1975, người Việt tự do không c̣n phương tiện nào cả th́ làm sao tiếp cận và tranh thủ được nhân dân. Tuy nhiên, chế độ đương quyền ở VN đă tồn tại, bằng cách “luồn lách”, “đổi màu như con tắc kè” “lột xác” như rắn độc. Sau khi LX giải thể, Hà Nội lập tức thay đổi đường lối chạy theo Bắc Kinh, không ngần ngại chấp nhận mọi yêu sách của BK. Như vậy VN đă phải trả một giá rất đắt để được BK yểm trợ. Càng ngày họ càng thấy bá quyền của TQ nặng nề hơn, dù muốn chống lại cũng không phải dễ dàng ǵ, trong khi nguyện vọng thay đổi thể chế vẫn tồn tại trong nhiều tầng lớp nhân dân. Những tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực truyền thông mang lại cho họ niềm hy vọng mới: chính quyền độc tài không thể nắm được bộ máy thông tin cũng như bộ máy giáo dục quần chúng một cách tuyệt đối nữa. Bằng mọi cách người dân có thể thu nhận tin tức từ các nơi đưa lại. Nhờ đó, sớm muộn ǵ người dân các nước độc tài cũng sẽ trở lại truyền thống, vẫn thiết tha đến tự do, đến tư hữu.
Ngoài ra, nhân số của đảng cầm quyền ngày càng tăng v́ có nhiều đặc quyền đặc lợi. Nhưng khi đảng viên đông quá làm sao chia “chiếc bánh chung” cho toàn thể mọi người được. Lúc đó giữa các đảng viên sẽ xuất hiện sự phân biệt: có những phe được lợi nhiều v́ chiếm được những địa vị “béo bở”, c̣n đại đa số đảng viên khác không được như vậy. Hiện tượng “trâu buộc ghét trâu ăn” sẽ xuất hiện ngay trong nội tâm chế độ, trong đầu óc các đảng viên. Phe nọ phe kia tranh giành nhau quyền lực, nên t́m cách mị dân, dùng những khẩu hiệu như tự do, dân chủ, bảo vệ những kẻ “thấp cổ bé miệng” chống lại sự lạm dụng quyền hành, chống lại sự tham nhũng. Đó là mầm móng đưa tới sự thay đổi thể chế chính trị. Tệ nạn tham nhũng khiến cho đảng CS sẽ phải sụp đổ để nhường cho một chế độ dân chủ hơn.

Giải pháp để ngăn ngừa thảm họa chiến tranh tái diễn: VN xây dựng chế độ Dân chủ Tự do và trung lập
Ngày 10/7 vừa qua, tại Bắc Kinh, Đô đốc Mike Mullen, Tổng TMT (Liên quân) Quân đội HK tuyên bố: “Mỹ đă hiện diện lâu dài trong khu vực Á Châu, v́ thế HK cũng có một trách nhiệm lâu dài. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực đă rất quan trọng với các đồng minh của chúng tôi trong nhiều thập kỷ qua và sẽ tiếp tục đóng vai tṛ như vậy”. Lời xác định sự hiện diện của HK ở Biển Đông, khiến người ta nhớ lại nhận định của Gs VQT ngày 24/7/2008 về hai cuộc vận động ngoại giao cấp cao của chính quyền Hà Nội về chủ quyền của VN trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cuối tháng 5/2008, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cầm đầu phái đoàn sang Bắc Kinh, gồm hầu hết các đảng viên cao cấp đang chủ tŕ các ban ngành trong bộ máy đảng. Phó trưởng đoàn là Phạm Gia Khiêm, Uỷ viên Bộ Chính trị, vừa là Phó thủ tướng kiêm nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao. C̣n phía Đảng CSTQ, những lănh tụ cao cấp như Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng như Bộ trưởng Ngoại giao công khai vắng mặt. C̣n Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chỉ dự buổi tiếp tân, theo đúng nghi lễ mà thôi. Qua cách xử sự này, cho thấy nhà cầm quyền BK phân biệt rơ ràng hai tư cách Đảng CSTQ và Chính phủ TQ. Do đó các vấn đề đất đai như Hoàng Sa và Trường Sa phải dành lại cho chính phủ hai nước điều đ́nh với nhau.
Để tránh sự đổ vỡ trong quan hệ giữa hai đảng Cộng sản VN và TQ, bản Thông cáo chung đề ngày 1/6/2008 nhắc lại khẩu hiệu 16 chữ đă được hai bên long trọng chấp nhận làm cơ sở giao hữu. Một điều đáng để ư là ngay trong phần nhập đề, bản Thông cáo chung đă gián tiếp xác định một nguyên tắc rất quan trọng. Đó là mỗi bên, TC cũng như CSVN, có quyền tùy theo hoàn cảnh đặc thù của nước ḿnh chọn một đường lối riêng để tiến tới đích chung là thực hiện xă hội chủ nghĩa. Nói rơ hơn là VN không bó buộc phải theo đúng kiểu mẫu cũng như chính sách đối nội và đối ngoại của TQ (miễn là không chống TQ) Nếu theo đúng nguyên tắc này, quan hệ giữa VN với TQ, rồi đây, có thể giống như một tiền lệ lịch sử là quan hệ giữa Nam Tư cũ (Yougoslavie) với Liên Xô cũ. Không những Nam Tư theo thể chế tự quản mà lại c̣n công khai đứng trong hàng ngũ các quốc gia không liên kết, nghĩa là đứng trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh giữa HK và LX.
Cuộc vận động ngoại giao ở BK đă mang lại cho chính quyền Hà Nội một bài học, đó là các nhà lănh đạo TQ dù theo ư thức hệ CS vẫn đặt quyền lợi cụ thể của nước họ lên trên hết.
Chỉ mấy ngày sau khi phái đoàn Nông Đức Mạnh trở về nước, một phái đoàn chính phủ VN do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu đă lên đường đi HK. Cùng đi với Dũng có Phạm Gia Khiêm, người đă tham dự cuộc vận động ngoại giao ở BK. Các quan sát viên vô tư không khỏi thắc mắc: Tổng thống HK G. W. Bush sắp hết nhiệm kỳ. Người kế vị có thể là John McCain hay Barack Obama. Dù sáng kiến cuộc gặp gỡ Mỹ-Việt này do phía nào chăng nữa, ta vẫn phải t́m hiểu tại sao người ta không đợi tới sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ? Phải có một nguyên nhân nào đó khiến cho cuộc gặp gỡ trở nên khẩn trương. Tất nhiên nguyên nhân này liên can đến cả hai nước HK và VN.
Về phần VN, việc nổi bật là vụ TQ coi quần đảo Trường Sa của họ rồi. TQ cũng không giấu diếm ư định sát nhập Trường Sa, Hoàng Sa và một quần đảo nữa thành huyện Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam. Rồi một số cơ quan truyền thông tiết lộ là TQ đă thiết lập tại đảo Hải Nam một căn cứ hải quân tối tân có thể dùng làm cứ điểm cho nhiều tàu ngầm và cả hàng không mẫu hạm. Như vậy TQ không che dấu tham vọng khống chế toàn khu vực Biển Đông, là một đường tiếp tế có tầm quan trọng chiến lược đối với họ.
Về phần HK, Bản thông cáo chung được phổ biến sau cuộc gặp gỡ giữa ông G. W. Bush và Nguyễn Tấn Dũng rất ngắn ngũi và mơ hồ. Tuy nhiên có một điểm khiến chúng tôi chú ư đặc biệt, đó là: HK xác nhận nguyên tắc tôn trọng sự toàn vẹn lănh thổ của VN. Khẳng định lập trường này, rơ ràng là ông G.W.Bush muốn gởi một tín hiệu cho TQ: Các ông đừng vội coi quần đảo Trường Sa là đất của các ông trong khi chủ quyền quần đảo này c̣n đang là nội dung tranh chấp giữa các ông với nhiều nước trong vùng.
Những sự việc vừa duyệt lại, đưa chúng tôi tới kết luận: t́nh h́nh quân sự-chính trị ở Biển Đông đang trở nên nghiêm trọng. Một lần nữa quê hương chúng ta lại lâm vào thế kẹt, giữa hai lực lượng quốc tế đối nghịch. Đă đến lúc không thể úp úp mở mở được nữa mà phải minh bạch hóa thế đứng của ḿnh. Những người Việt tha thiết với tiền đồ của dân tộc, có trách nhiệm làm mọi cách để ngăn ngừa thảm họa chiến tranh tái diễn trên quê hương đă quá đau khổ của chúng ta. (Paris, ngày 24/7/2008 – VQT)
Giải pháp mà Gs VQT đề nghị từ ba nước là VN phải dân chủ hóa thể chế chính trị để kiện toàn nền độc lập của xứ sở. VN đi theo con đường trung lập để tránh va chạm với HK và TQ. Sau đó vận động thành lập một khu vực trung lập với các nước láng giềng ở phương Nam TQ. Nhờ đó VN dễ dàng ḥa nhập với các nước chung quanh Biển Đông để cùng nhau thương lương với TQ về chủ quyền các quần đảo trong khu vực. Muốn được HK giúp đỡ, VN phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Và xây dựng thể chế dân chủ tự do, đó là mục tiêu mà HK đă can thiệp vào VN và được tái xác nhận năm 1995 khi HK b́nh thường hóa bang giao với VN.

Góp ư của người đọc, tác giả bài viết này:
Qua nhận định trên của Gs VQT, cho thấy từ giữa năm 2008, thái độ của giới lănh đạo Đảng CSTQ đối với CSVN bắt đầu lạnh nhạt, khác xa cuộc họp thượng đỉnh Thành Đô năm 1990. Trong 18 năm sau đó “VN đă phải trả một giá rất đắt để được BK yểm trợ Đảng CSVN”. Những ǵ mà Đảng CSVN đă nhượng bộ và thỏa thuận với TQ, đặc biệt là Biển Đông, từ nay nếu có sự tranh chấp, sẽ được giải quyết giữa hai chính phủ theo công pháp quốc tế.
Chính phủ có thể làm được việc này, nhưng Đảng CSVN đành bó tay, v́ đă có sự đồng thuận ở cấp cao nhất giữa TT Phạm Văn Đồng và TT Chu Ân Lai năm 1958 cũng như giữa Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Tổng Bí thư Đỗ Mười năm 1990. Điều khó khăn là Đảng CS đang lănh đạo toàn diện đất nước.
Trong Đại hội XI Đảng CSVN vừa qua, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Gia Khiêm đă bị loại, trong khi TT Nguyễn Tấn Dũng vẫn c̣n tại vị. Nguyễn Phú Trọng, một người thân TQ được bầu làm Tổng Bí thư Đảng, chỉ là một bóng mờ trước TT Nguyễn Tấn Dũng mà quyền thế ngày càng gia tăng. Rồi đây, ông Trương Tấn Sang đảm nhận vai tṛ Chủ tịch nước, Hiến pháp có thể được tu chính để Chủ tịch nước đảm nhận vai tṛ lănh đạo tối cao của nước VN, chớ không phải Tổng Bí thư Đảng CSVN. Chủ tịch nước và thủ tướng đều là dân biểu được nhân dân bầu chọn và được Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất tấn phong, sẽ thay mặt nhân dân thương thảo với chính phủ TQ mới có cơ may thu hồi cương thổ. Chớ Đảng CS không làm ǵ được.
Sự khẳng định của HK duy tŕ sự hiện diện lâu dài ở châu Á, cho thấy đă đến thời điểm “VN không thể úp úp mở mở được nữa”. Xin nhắc lại, trong diễn văn trước phiên họp cuối cùng của Đại hội Đặc biệt toàn Đảng CS Liên Xô hồi cuối tháng 6/1988, Tổng Bí thư Gorbachev cho rằng hệ thống Xô Viết sẽ sụp đổ nếu họ không kịp thời nhận thức bài học của lịch sử và nh́n nhận những sai lầm trầm trọng mà các lănh tụ đảng đă theo đuổi trong mấy chục năm qua. Ông nhấn mạnh “sự sống c̣n của chủ nghia xă hội đang nằm trong tay của đảng. Nó sẽ chết nếu chúng ta không trao quyền cho nhân dân”.
T́nh thế VN đă chín muồi. Đảng CSVN dính liền với Công hàm năm 1958 của TT Phạm Văn Đồng và 16 chữ vàng từ 1990 đến nay. Nếu Quốc hội không sớm giải quyết, th́ đến lượt nhân dân phải hành động qua các đ̣i hỏi ôn ḥa để bảo vệ giang sơn của tiền nhân để lại. Tính đến nay đă có ba kiến nghị của những trí thức nổi tiếng trong nước lên tiếng đ̣i Bộ Chính trị Đảng CSVN phải có hành động. Đại đa số đảng viên CS không có những địa vị “béo bỡ”, sẽ cân phân giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi đất nước, họ sẽ đồng t́nh với toàn dân để cứu nước, vừa để bảo vệ sự an toàn cho cá nhân và gia định họ.
Ḷng yêu nước của nhân dân và sự thức tỉnh của những người CS trong bộ máy chuyên chính sẽ tạo ra cuộc Cách mạng Nhung, chuyển đổi thể chế độc tài chuyên chính sang một nền Dân chủ đích thực tại đất nước ta, trong đó các nhân quyền và quyền tự do căn bản phải được tôn trọng, vừa đoàn kết toàn dân bảo vệ đất nước

Hơn ba thập niên trước, bức linh tượng của Đức Mẹ ở Fatima B́nh Triệu, tỏa hào quang khi Gs VQT thành tâm nguyện xin được thoát khỏi VN và sẽ cống hiến phần cuối cuộc đời cho đất nước. Từ đó ông đă cố gắng thực hiện ước nguyện của ḿnh qua những việc làm như tôi đă tŕnh bày, được ghi trong hai cuốn Hồi kư Thời Đại Của Tôi. Những ḍng cuối cùng trong hồi kư, tác giả nói lên hoài băo của ḿnh: “Những người Việt tha thiết với tiền đồ của dân tộc, có trách nhiệm làm mọi cách để ngăn ngừa thảm họa chiến tranh tái diễn trên quê hương đă quá đau khổ của chúng ta”.
Cách đây hơn hai tháng, một phép lạ lại xảy ra với Gs VQT, được ông thuật lại cho Giáo sư Lê Đ́nh Thông, Luật sư Lê Trọng Quát và phu nhân là Giáo sư Trần Thị Minh Châu: “Tôi c̣n nhớ hôm đó là ngày 26/4/2011, vào khoảng 2 giờ sáng. Tôi đang ngủ say chợt thấy ngọn bạch lạp bập bùng. Tôi tưởng như ḿnh đă chết, cháu con thắp ngọn nến từ biệt. Tôi có cảm giác rờn rợn, bừng tỉnh dậy thấy trên bàn giấy có lửa cháy bùng. Tôi lấy tay chụp tắt lửa rồi ngủ tiếp. Lạ lùng thay v́ buổi sáng thức dậy, tôi thấy các que diêm trong hộp cháy đen nửa đầu không có diêm sinh. Trên mặt bàn c̣n vết cháy đen. Cả căn nhà chỉ có tôi và nhà tôi. Nhà tôi ngủ pḥng riêng, không thể tự đi lại giữa đêm khuya. Vậy th́ ai đốt cháy hộp diêm?”
Giáo sư Thúc đưa cho mọi người xem hộp diêm kỳ lạ. Trời đêm Paris cuối tháng tư c̣n nhiều sương lạnh. Nếu có hỏa hoạn, ông bà không bị chết cháy th́ cũng bị chết ngạt. Sau phép lạ hộp diêm, phu nhân ông bị bệnh hiểm nghèo được b́nh phục, con gái ông -tiến sĩ Vũ Mộng Lan cũng được cứu chữa hết bệnh. Như vậy là ba phép lạ mắt thấy tai nghe, xảy ra cùng một nơi một lúc.
Qua sự việc trên, tôi có ư nghĩ là tấm ḷng thành và hoài băo thiết tha của Gs VQT đă được Đức Mẹ chứng giám. Giáo sư chợt tỉnh để dập tắt ngọn lửa trong nhà để cứu gia đ́nh. Nói rộng ra, trong t́nh thế đất nước hiện nay, giải pháp của Giáo sư là để dập tắt ngọn lửa chiến tranh bạo tàn để cứu dân, cứu nước.

16/7/2011
Lê Quế Lâm