“Một ngày 54 cha bỏ quê ta, chốn đă chôn nhau cắt rốn bao nhiêu đời , một ngày 54 cha bỏ phương trời, một miền Bắc tối tăm mưa phùn rơi…”


Cái ngày định mệnh đó đă xảy ra vừa đúng 57 năm trước , ngày mà gần một triệu người dân miền Bắc và Bắc Trung Việt đă làm một chọn lựa đau ḷng, đành đoạn bỏ laị mồ mả tổ tiên , gia sản ruộng vườn, xóm làng quê quán để gạt lệ ra đi theo tiếng gọi của miền Nam tự do.

Họ phải đi v́ không thể ở lại cùng chế độ CS, một chế độ hà khắc phi nhân với chủ trương tam vô: vô tôn giáo, vô tổ quốc , vô gia đ́nh.

Hiệp Định Giơ Neo được kư vào ngày 20-7-1954 giữa Việt minh và thực dân Pháp, lấy con sông Bến Hải tại vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia đôi đất nước, chỉ trong thời hạn 300 ngày “860,000 dân Bắc , trong đó khoảng 650,000 người Công giáo nghĩa là khoảng 40% tổng số giáo dân và hơn 70% linh mục miền Bắc đă đi vào Nam. Chính phủ Hồ chí Minh ra sức thuyết phục người CG ở laị bằng hứa hẹn tự do tôn giáo nhưng không kết quả. Cuôí cùng họ dùng biện pháp mạnh: truy nă, tống giam những kẻ tổ chức vượt tuyến, nhiều người trong số đó đă bị chính quyền CS xử tử.” (theo tài liệu T́nh trạng nhân quyền tại CHXHCNVN- Tự do tôn giáo của tác giả Georg Evers Đức quốc ). Cộng với nhiều người trốn chạy trước đó và vượt tuyến sau này thành khoảng triệu người di cư vào Nam.

Với những người từng sống trong vùng do Việt minh (tức tiền thân cuả đảng CSVN) kiểm soát sau thoát được về vùng quốc gia, hoặc người Công giáo th́ di cư là điều bắt buộc v́ họ đă thấy rơ bộ mặt thật cuả chúng. Khi VM núp dưới chiêu bài đấu tranh dành độc lập cho nước nhà th́ giáo dân cũng như các vị lănh đạo của họ đă sát cánh cùng VM kháng chiến chống thực dân Pháp, dần dần VM càng để lộ bộ mặt xảo quyệt, tàn ác , chủ trương theo CS và độc quyền cai trị bằng cách thanh toán những thành phần quốc gia yêu nước.

Một thân hữu cao niên đă kể cho chúng tôi về trường hợp linh mục Phạm bá Trực như sau: Linh mục là người từng du học bên Pháp , học rất giỏi và có tinh thần quốc gia cao. Khi làm chánh xứ Khoan Vỹ thuộc địa phận Hà Nội ngài đă chỉ dân cách làm nón làm áo tơi , năm Ất Dậu linh mục đă nỗ lực xin gạo để dân nấu cháo ăn cho qua nạn đói khủng khiếp đó. V́ rất sốt sắng với công cuộc kháng chiến nên linh mục hăng hái ngả theo VM và hô hào dân chúng tham gia .Khoảng năm 1946 Cha Trực được phép ra ứng cử và đắc cử làm đaị biểu trong Quốc hội VNDCCH, tuy nhiên khi cha tuyên bố rằng chỉ chống Pháp chứ không theo CS chúng liền thủ tiêu ngay không thương tiếc dù ông có công trạng rất nhiều với VM và dân làng . Ngài được chôn ở Đại Từ, năm 1999 có 1 linh mục từ Nam ra xin bốc mộ về làng nhưng chúng bảo là chưa có lịnh, không được đem đi đâu cả.

Trở lại cuộc di cư vĩ đại năm 54, từng đoàn người hốt hoảng, đau xót , khóc lóc v́ kẻ đi người ở, v́ tiếc nuối công lao mồ hôi nước mắt một đời; nhưng ai nấy đều cương quyết dứt khoát t́m đường vào Nam dù phải trải qua bao cam go thử thách, bị tuyên truyền , níu kéo, ngăn trở, dọa dẫm, thủ tiêu.v..v.. Nếu không bị VM ngăn cản bằng mọi cách có lẽ số người di cư phải lên đến hàng triệu. Có gia đ́nh phải phân tán và nguỵ trang để đi làm mấy đợt hầu dễ bề trốn tránh , có người phải lén lút chặt tre đóng bè , mong chèo ra sông đón tàu nhỏ ra biển để được tàu lớn vớt nhưng dự tính bại lộ, bè bị chặt đứt người bị bắt bớ khốn khổ trăm bề. Cũng có lắm người v́ sóng to gió lớn mà thuyền mong manh đành làm mồi cho cá. Dầu vậy, bất chấp hiểm nguy,cả triệu người trốn chạy gông cùm CS quyết định rời bỏ quê hương chỉ v́ “Chúng tôi muốn sống” cho nên “Hà Nội yêu quư không thể ngăn người , v́ người đă ra đi theo Tự do.”
Ngaỳ đó tôi chỉ là đứa bé con được mẹ bế cùng ông bà , họ hàng nội ngoại đi theo ḍng người di cư trong khi ba tôi đă lo chạy trước. Mẹ tôi vẫn kể rằng lúc đó tôi bị mụn nhọt nổi khắp ḿnh v́ nóng nhưng sau mấy ngày lênh đênh trên “tàu há mồm” đă lành hẳn. Khi lớn lên , dù chỉ được nghe kể lại hay xem qua sách baó phim ảnh , tôi cũng cảm nhận được phần nào nỗi đau đớn đoạn trường cuả những người vượt tuyến, ĺa bỏ cố hương. Mặc dầu sống trong miền Nam no ấm và tự do nhưng “Nỗi ḷng người đi” lúc nào cũng canh cánh thương về bên kia bức màn sắt mà Hà Nội là biểu tượng . Bao nhiêu vần thơ, bao nhiêu ḍng nhạc , truyện ngắn truyện dài nói lên ḷng nhớ nhung miền Bắc thân yêu, về “ Hà Nội ngày tháng cũ” với 5 cửa ô và 36 phố phường mà xót xa “ Mưa ngày nay như lệ khóc phần đất quê hương tù đày” và lúc nào cũng nuôi hy vọng “ Để mai đây quân Nam về Thăng Long đem thanh b́nh sưởi ấm muôn ḷng.”
Dưới bầu trời VNCH, được sự giúp đỡ của Phủ Tổng Uỷ Di Cư do Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm lập ra và các cơ quan cứu trợ quốc tế, với sức phấn đấu kiên tŕ cùng sự làm việc chăm chỉ cần cù, dân di cư đă dần dần ổn định cuộc sống và vươn lên làm ăn khấm khá thịnh vượng.

“ Từ Sàig̣n cho đến các thành phố lớn nhỏ, các tiệm buôn, các văn pḥng dịch vụ, các nghề tự do như bác sĩ , luật sư, các trường tư thục, các hàng quán, các cơ sở sản xuất công kỹ nghệ ở các vùng ngoại ô, lần lượt mọc lên như nấm, tạo nên nhiều công ăn việc làm, nhiều nhu cầu lợi nhuận. Tuy không có những tài liệu thống kê chi tiết nhưng điều chắc chắn là những hoạt động nói trên đă góp phần quan trọng cho sự phồn thịnh của miền Nam, và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng sản lượng quốc gia.”….”Các nhà thờ lớn nhỏ được lần lượt xây cất ở bất cứ đâu có một cộng đồng giáo dân định cư và nổi bật nhất ở hai bên quốc lộ từ Biên Ḥa đến Định Quán trên đường đi Đà Lạt. Địa danh của nhiều làng xă và tên của một số nhà thờ ở Bắc Việt xuất hiện dọc đường thiên lư như một niềm thương nhớ vô biên hướng về quê cũ ngh́n trùng xa cách từ đây.”
(Trích Việt Nam Đi Về Đâu cuả Lê trọng Quát)

Đồng bào di cư cũng được đưa lên các tỉnh Cao nguyên Trung phần hoặc vùng duyên hải miền Trung cũng như các tỉnh miền Nam đến măi tận Rạch Giá để khẩn hoang lập ấp, khai phá những vùng hoang vu thành ruộng đồng trù phú cây cối xanh tươi, đem laị đời sống no lành trong” Nắng đẹp miền Nam. “
Than ôi! Những ngày thanh b́nh chẳng được bao lâu, giặc Hồ phương Bắc được Cộng sản quốc tế hậu thuẫn mở cuộc xâm lăng để thôn tính miền Nam hầu thực hiện tham vọng nhuộm đỏ Đông Dương. Chính phủ VNCH vừa nỗ lực kiến thiết xây dựng quốc gia vừa chống đỡ bảo vệ phần đất tự do c̣n lại này. Bao nhiêu người trai đă “ xếp bút nghiên theo việc đao cung” để làm nghĩa vụ trai thời loạn là bảo quốc an dân.

Các binh chủng Hải Lục Không quân cùng với Nữ Quân Nhân, Cảnh Sát, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Xây Dựng Nông Thôn …đă chiến đấu rất anh dũng để bảo vệ từng tấc đất quê hương trước sự tấn công ồ ạt của bọn CS hiếu chiến. Tiếc thay! Những sự hy sinh cao cả của “ hàng hàng lớp lớp chưa về, hàng hàng nối tiếp câu thề dành lấy quê hương” đă không giữ được miền Nam thân yêu trước những toan tính đen tối trên bàn cờ chính trị của những siêu cường.

Tháng Tư đen năm 1975 đă làm tiêu tan mộng ước của mấy mươi triệu dân miền Bắc đang đêm ngày trông mong được giải thát khỏi xích xiềng CS, và đầy đọa miền Nam bằng một cuộc đôỉ đời tang thương , nghiệt ngă. Thi sĩ Nguyễn chí Thiện, người đă ở 27 năm trong ngục tù CS đă phải ai oán thở than:

V́ ấu trĩ thờ ơ ngu tối.
Muốn an thân và tiếc máu xương.
Nên cả nước đă quay về một mối.
Một mối hận thù, một mối đau thương
!!!

Từ mùa Xuân 75 ấy, sương mù đă ôm kín non sông, làn sóng Đỏ từ phương Bắc đă ập vào nhận ch́m cuộc đời những người bất hạnh, đă cuốn đi tất cả những an vui hạnh phúc, và thay vào đó là tan tác chia ĺa , là khổ đau chết chóc, là tù đày biệt xứ.

Những người di cư năm 54 , tưởng rằng sẽ gửi nắm xương tàn trong ḷng đất miền Nam, giờ đây lại một lần nữa đau ḷng gạt lệ xa ĺa quê hương, bây giờ ra đi là miên viễn, là sống đời lưu lạc quê người. “ Một ngày 75 đứng ở cuối đường , loài quỹ dữ xua con ra đại dương.” Những đứa trẻ năm xưa nay đă trưởng thành, những người ngày xưa dắt díu vợ con ra đi nay thêm lần nữa cắn răng quyết định nhào ra biển chạy trốn bạo quyền, bỏ lại bao ân t́nh bao kỷ niệm. ”Một ngày 75 con bỏ hết giang sơn , hai mươi năm t́nh, yêu người yêu cuộc sống “. Trời ơi, sao mà đoạn trường quá đỗi! “Hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ.”

Những người chậm chân hoặc quyết định ở lại v́ một lư do nào đó phải trải qua những ngày cơ cực khốn khổ chưa từng có trong đời. Bọn quỹ dữ cướp nhà, cướp đất, cướp tiền, cướp ngày tài sản dân miền Nam một cách tham lam trắng trợn bằng đủ mọi loại xe cộ tàu bè “Vào vơ vét về”, rồi đày đọa họ đi những vùng kinh tế mới xa xôi, khô cằn sỏi đá, mặc cho họ đói khát bịnh tật. Những anh hùng ngă ngựa bị chúng bịp bợm lừa vào trại tập trung lao động khổ sai trong các nhà tù rải rác khắp nơi từ Bắc chí Nam để lạivợ con nheo nhóc bơ vơ giữa bầy lang sói. Bao nhiêu bút mực cũng không tả nổi những thương đau thống hận mà CSVN gây ra cho miền Nam yêu dấu . Đối với các bạn trẻ th́ tương lai tăm tối, vô định:

“Đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ
Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai.”


Chỉ c̣n một con đường sống là bỏ nước ra đi, là vượt biên vượt biển, là đem sinh mạng ra phó mặc cho biển cả cho đại dương với hy vọng mong manh :” Một là con nuôi má, hai là má nuôi con , ba là con nuôi cá.” Thế mà ai cũng ao ước để được thoát ra khỏi gông cùm CS như người ta vẫn nói “ Cái cột đèn mà đi được th́ nó cũng vượt biên.”

Chủ nghĩa CS quả là ghê gớm như một thứ bịnh dịch khủng khiếp, đến đâu người ta cũng xa lánh bỏ chạy dù phải đứt ruột ĺa bỏ quê hương. Lịch sử di cư lại tái diễn nhưng lần này khốc liệt, thương tâm hơn. Hằng trăm ngàn người đă bất hạnh bỏ xác trên biển cả trong rừng sâu, bị hải tặc hăm hiếp và bắt cóc mất tích, bao gia đ́nh đă tan tác , bao thân phận thành lưu vong “Giờ cha lưu đày ở ngay trên đất ta, và giờ con lưu đầy ở đây nơi xứ lạ.” “ Người di tản buồn” tản mác khắp bốn phương trời trên thế giơí, dù phải làm việc khó nhọc và cật lực để bắt đầu lại từ con số không nhưng ḷng thương nhớ quê hương vẫn dào dạt ngút ngàn như “ hoa Hướng Dương, trăm ngàn đổ lại một phương mặt trời .” Phương ấy là giải đất h́nh chữ S nằm bên bờ Thái b́nh Dương với những người thân yêu giờ đây đang quằn quại trong chế độ CS phi nhân bạo tàn. Người Việt tỵ nạn khi được hưởng sự Tự do và Dân chủ nơi xứ người vẫn luôn luôn khắc khoải “Dân tộc chúng ta chưa từng được sống, chưa từng biết đến Độc lập, Tự do, chưa từng góp tiếng Nhân quyền cho đời .”

Dần dần cuộc sống người Việt tạm ổn định, mua xe mua nhà, con cái học hành thành tài, thế hệ thứ hai đă có thể tranh tài đua sức cùng người bản xứ làm rạng danh ṇi giống. Tuy nhiên nơi quê nhà dù đă 36 năm im tiếng súng mà CSVN thay v́ làm nước giàu dân mạnh , lại chỉ lo vơ vét để thành tỷ phú đô la đem tiền ra gửi ở nước ngoài , chỉ lo chia chác đặc quyền đặc lợi cho phe nhóm, ngay cả giang sơn gấm vóc cũng đem dâng cho ngoại bang Tàu cộng để củng cố quyền lực mà thống trị nhân dân. Nước Việt thân yêu nay đă tụt hậu thành một trong những nước nghèo đói nhất trên thế giới, trẻ em và phụ nữ bị buôn bán ra nước ngoài để làm nô lệ t́nh dục , đàn ông th́ làm lao nô, tệ nạn xă hội lan tràn, nhân tâm ly tán, đạo đức suy đồi, nhân phẩm bị chà đạp, tôn giáo bị lũng đoạn, giới trẻ sống thác loạn không cần ngày mai, đại đa số người dân thờ ơ vô cảm đến nỗi nước sắp mất vào tay kẻ thù truyền kiếp phương Bắc mà họ vẫn dửng dưng, lạnh lùng nh́n một ít đồng bào đi biểu t́nh bị công an và côn đồ đánh đập tàn nhẫn. V́ đâu nên nỗi! Trách nhiệm của ai? Lănh đạo có xứng đáng được.

Bây giờ đă 50 năm từ ngày VM tức CSVN cấu kết với thực dân Pháp để kư hiệp định ô nhục chia đôi đất nước, khởi đầu cho cuộc di cư vĩ đại năm 54 và là mầm mống cho cuộc di tản và vượt biên vượt biển vô tiền khoáng hậu sau này. Năm mươi năm chúng ta từ Bắc vào Nam ra ngoại quốc để trốn chạy CS bạo tàn , để t́m một cuộc sống tự do xứng đáng với phẩm giá con người. Nay ai c̣n ai mất , ai nằm xuống trên quê hương , ai bỏ xác trên đại dương trong rừng thẳm, ai tức tưởi gửi nắm xương tàn nơi quê người. Cái giá của Tự Do sao mà quá đắt! Làm sao ta có thể quên được.

“Tự do ơi tự do tôi trả bằng nước mắt , anh trao bằng máu xương, em đổi bằng thân xác. V́ hai chữ Tự Do ta mang đời lưu vong.”

Ước mong một ngày không xa, với những nỗ lực đấu tranh của đồng bào trong và ngoài nước, với trào lưu dân chủ đang lên mạnh mẽ trên thế giới sẽ quét sạch đi chủ nghĩa CS lỗi thời, lạc hậu, bịnh hoạn. Để con dân nước Việt đang tứ tán khắp năm châu có cơ hội trở về mang tài năng, kiến thức, và nhiệt huyết cùng góp một bàn tay xây đắp lại giang sơn, tô bồi lại xứ sở, chấn hưng lại đạo lư,đặt nền móng cho dân chủ, để Việt Nam được thịnh vượng phú cường sánh vai cùng thế giới tự do. “Hẹn gặp lại nhau trong ngày hội lớn, hẹn gặp lại nhau trong một ngày vui, là ngày giải phóng nước non rạng ngời, là ngày hạnh phúc thanh b́nh ngàn nơi.”


Nguyễn thị Quảng B́nh

Những chữ in nghiêng là lời trích từ các bài hát: 1954-1975, Mưa Sài G̣n mưa Hà Nội, Xin đời một nụ cười, Vẫn c̣n đây các con của mẹ…….