Results 1 to 5 of 5

Thread: Căn cứ Tống Lê Chân

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Căn cứ Tống Lê Chân

    CĂN CỨ


    Tống Lê Chân là một địa danh thuộc địa bàn 2 xă Minh Đức và Minh Tâm, đều thuộc huyện B́nh Long, tỉnh B́nh Phước. Nơi đây từng được biết đến như một căn cứ quân sự của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa, nổi tiếng với sự kiện tiểu đoàn 92 Biệt động quân Việt Nam Cộng ḥa cầm cự 510 ngày trong sự phong tỏa của quân Cộng sản từ ngày 10 tháng 5 năm 1972 và rút hầu như nguyên vẹn lực lượng khỏi căn cứ này vào ngày 11 tháng 4 năm 1974. Sự kiện này được phía Việt Nam Cộng ḥa xem như một chiến tích nổi bật. Tuy nhiên, phía Cộng sản gần như hoàn toàn không có thông tin ǵ về sự kiện này.


    Nguồn gốc tên gọi

    Đây là vùng đất gần biên giới Việt Nam - Campuchia, v́ vậy có rất nhiều người địa phương gốc Khmer. Họ gọi vùng này là Tonlé Tchombe. Tonlé tiếng Miên có nghĩa là nơi có nước. Nơi đây chính là nơi giao nguồn của 2 nhánh sông nhỏ thượng nguồn của sông Sài G̣n, v́ vậy có tên gọi như trên.

    Theo Trần Đỗ Cẩm, th́ một thiếu tá Quân lực Việt Nam Cộng ḥa Đặng Hưng Long, là người đă phiên âm chữ Tonlé Tchombe thành tiếng Việt là Tống Lê Chân[1].

    Theo những bô lăo trong vùng th́ tên gọi này đă có từ năm 1956, khi Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm thực hiện chính sách dân tộc chủ nghĩa, đă cho thay đổi và Việt hóa nhiều địa danh trên lănh thổ Việt Nam Cộng ḥa, như Bù Đốp đổi thành Bố Đức, B'lao đổi thành Bảo Lộc... và Tonlé Tchombe đă trở thành Tống Lê Chân. Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng bởi bất kỳ tư liệu nào.

    Tiền đồn quân sự trong chiến tranh


    Nguyên ủy, từ tháng 2 năm 1955, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam đă cho đặt một tiền đồn quân sự tại đây nhằm pḥng ngừa các nguy cơ chống chính phủ từ lực lượng vũ trang của giáo phái Cao Đài vốn đang đóng tại Tây Ninh. Vị trí này kiểm soát giao điểm của nguồn nước, đồng thời có thể kiểm soát một tuyến giao thông về B́nh Long, một cửa ngơ vào thành phố Sài G̣n.

    Cũng từ những vị trí tương tự, quân chính phủ đă tấn công tiêu diệt quân đội Cao Đài trong thời gian diễn ra chiến dịch Nguyễn Huệ. Thắng lợi của chiến dịch này đă đặt dấu kết thúc cho các lực lượng vũ trang thân Pháp, củng cố thế đứng chính trị của Ngô Đ́nh Diệm. Bốn tháng sau đó, ông thực hiện việc phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và trở thành Tổng thống, tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng ḥa.

    Sau năm 1956, tiền đồn này hầu như không được sử dụng nữa. Từ năm 1961, bộ phận CIA tại Sài G̣n đă thực hiện chương tŕnh CIDG (viết tắt từ Civilian Irregular Defense Group), hay c̣n gọi là chương tŕnh Dân sự Chiến đấu, hay Xít-gi để xây dựng những lực lượng chiến đấu đặc biệt nằm ngoài quân đội chính phủ Nam Việt Nam.

    Đây là một chương tŕnh bí mật, nhằm tuyển mộ và huấn luyện những chiến binh người dân tộc thiểu số địa phương, vừa có tác dụng pḥng vệ tại địa phương, pḥng ngừa sự thâm nhập của quân Cộng sản từ biên giới, đồng thời có thể hoạt động biệt kích trong những vùng bị đối phương kiểm soát. Trên thực tế, đây là một lực lượng quân sự bất hợp pháp với chính quyền Nam Việt Nam, do các sĩ quan Mỹ thuộc Toán 5 Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ (5th Special Forces Group) làm cố vấn chỉ huy trực tiếp.

    Tuy nhiên, những đội quân này cũng có những hoạt động độc lập hoặc phối hợp với quân đội Việt Nam Cộng ḥa khá hiệu quả, gây nhiều khó khăn cho phía Cộng sản. Năm 1967, các cố vấn Hoa Kỳ đă xây dựng một trại huấn luyện đồng thời là căn cứ pḥng thủ tại Tống Lê Chân. Chỉ huy trưởng đầu tiên là Thiếu tá Đặng Hưng Long. Năm 1970, thực hiện kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh", Hoa Kỳ đă bàn giao lại cho quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Cũng trong năm đó, Lực lượng Dân sự Chiến đấu được đổi tên thành Biệt động quân Biên pḥng.

    Căn cứ Tống Lê Chân sau khi bàn giao nằm trong địa bàn thuộc quân khu III. Đây là một vị trí quân sự khá quan trọng, nằm trong vùng ranh giới của hai tỉnh Tây Ninh và B́nh Long, cách An Lộc 15 km về hướng Tây Nam và mũi nhọn của khu Mỏ Vẹt 13 km về hướng Đông Nam.

    Vùng Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu thuộc Campuchia, là những bàn đạp xuất phát của Quân Giải phóng từ hướng Campuchia vào Tây Ninh. Dưới chân căn cứ là con đường 246, trục giao liên Nam - Bắc giữa căn cứ Trung ương Cục miền Nam với vùng kiểm soát Tam giác sắt của quân Việt cộng. Căn cứ c̣n nằm trong hệ thống căn cứ liên hoàn canh pḥng hướng biên giới Việt Nam - Campuchia và từng là một trong những bàn đạp hành quân của quân Việt Nam Cộng ḥa trong chiến dịch vượt biên giới năm 1972.

  2. #2
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    510 ngày trong ṿng phong tỏa


    Trong chiến cuộc năm 1972, quân Cộng sản mở chiến dịch Nguyễn Huệ tấn công vào Lộc Ninh, Chơn Thành và An Lộc. Sau khi chiếm được Lộc Ninh ngày 8 tháng 4 năm 1972, Sư đoàn 5 Quân việt cộngtiến theo Quốc lộ 13 xuống phía Nam, uy hiếp mặt Bắc thị xă An Lộc. Sư đoàn 7 vc xuất phát từ vùng biên giới Campuchia, đi ṿng qua An Lộc, tiến xuống phong tỏa Quốc lộ 13 ở phía Nam An Lộc, tức là con đường bộ duy nhất tiếp tế cho thị xă này, đồng thời uy hiếp các căn cứ biên pḥng, phối hợp với Đoàn C30B để cầm chân Sư đoàn 25 Bộ binh VNCH tại Tây Ninh, ngăn cản không cho tiếp viện An Lộc. Sư đoàn 9 là lực lượng chủ lực vc tấn công An Lộc, cũng xuất phát từ vùng biên giới Campuchia, tiến xuống và tấn công An Lộc từ phía Tây.

    Các căn cứ tiền đồn biên pḥng như Thiện Ngôn, Katum, Bổ Túc, Bù Gia Mập lần lượt bị bức rút trước sức uy hiếp của đối phương. Riêng căn cứ Tống Lê Chân c̣n lại bơ vơ giữa vùng kiểm soát của 4 sư đoàn quân Cộng sản sau khi Lộc Ninh bị chiếm giữ và thị xă An Lộc cũng bị bao vây dày đặc.


    Về căn bản chiến dịch, phía Cộng sản chủ trương phong tỏa, uy hiếp và bức rút các căn cứ biên pḥng, v́ vậy họ đă không dùng quân chủ lực để tấn công tiêu diệt. Tuy nhiên, vị trí của Tống Lê Chân không rút lui mà vẫn duy tŕ trạng thái pḥng ngự với lực lượng tiểu đoàn 92 Biệt động quân Biên pḥng, do Trung tá tá Lê Văn Ngôn (khoá 21 Đàlat) làm tiểu đoàn trưởng, với quân số khoảng 300 người (thăng 2 cấp trong thời gian pḥng thủ).

    Trại giam Tống Lê Chân


    Sau năm 1975, trại Tống Lê Chân được làm trại giam giữ tù binh cải tạo. Tháng 11 năm 2007, trại Tống Lê Chân được cộng sàn Việt Nam trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.

    TỔNG HỢP
    http://bdqvn.blogspot.com/2011/04/ca...g-le-chan.html

  3. #3
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Tử thủ Tống Lê Chân

    Cùng với việc Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam và rút quân về nước, các đơn vị Dân Sự Chiến Đấu cũng được giải thể. Những người lính thuộc lực lượng này một số được cải tuyển sang Địa Phương Quân và một số đông hơn t́nh nguyện sang binh chủng Biệt Động Quân để phục vụ trong các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Pḥng mới được thành lập để trấn giữ những căn cứ trước đó thuộc các toán Dân Sự Chiến Đấu.


    Tại Phước Long, Căn cứ Bù Đốp do A-341 trấn giữ được chuyển thành Tiểu Đoàn 97 Biệt Động Quân Biên Pḥng vào ngày 31 tháng Chạp 1970. Tại B́nh Long, Căn cứ Lộc Ninh của A-331 chuyển sang Tiểu đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Pḥng ngày 30 tháng Chín 1970 và cũng tại B́nh Long, ngày 31 tháng Mười Một 1970, đơn vị A-334 chính thức giải thể và Chỉ Huy Trưởng Căn cứ Tống Lê Chân là Thiếu tá Đặng Hưng Long chính thức bàn giao căn cứ cho Đại uư Lê Văn Ngôn, người chỉ huy đơn vị mới được thành lập để trấn giữ căn cứ này là Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Pḥng với quân số lúc đó là 318 người mà hơn một nửa là người Thượng thuộc sắc tộc S’tieng mang họ Điểu và một số khá đông là người Việt gốc Miên mang họ Châu, Danh và Thạch. Đại uư Lê Văn Ngôn xuất thân Khoá 21 Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, lúc đó chưa tṛn 24 tuổi.

    Nằm bên cạnh hai con suối Takon và Neron là thượng nguồn của Sông Sàig̣n và trên một ngọn đồi cao hơn 50 thước cách An Lộc khoảng 15 cây số về hướng đông-bắc, Tống Lê Chân (dọc trại từ tiếng Miên Tonlé Tchombe) có nhiệm vụ ngăn chặn đường tiếp tế của Việt Cộng từ Chiến khu C theo trục lộ 246 sang Chiến khu D. Vào thời điểm này, Tống Lê Chân ngoài căn cứ chính c̣n có thêm hai tiền đồn nhỏ nằm án ngữ đường tiến quân của địch vào trại chính. Với tham vọng thôn tính miền Nam cho bằng được, Trung Ương Cục R của Việt Cộng trong suốt 5 năm qua đă cho nhiều đơn vị của chúng thay phiên nhau đánh chiếm Tống Lê Chân để dễ dàng chuyển quân và vũ khí về các mặt trận phía đông Sài G̣n mà không bị cản trở nhưng không thành công mà c̣n phải trả những giá thật đắt trong những cuộc tấn công tự sát. Sau đi tung những đại đơn vị tấn công Lộc Ninh, An Lộc và một số vùng phụ cận trong tỉnh B́nh Long vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, cộng quân cho các lực lượng chính qui Bắc Việt tấn công Tống Lê Chân.

    Thật ra th́ ngay sau khi Công Trường 9 Cộng sản Bắc Việt tấn công vào Lộc Ninh, Việt Nam Cộng Hoà chúng ta đă nh́n thấy trước ư đồ của cộng quân nên Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu 3 quyết định cho Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Pḥng rút khỏi Tống Lê Chân để về An Lộc cùng với những đơn vị khác chuẩn bị đối đầu với đại quân Bắc Việt. Tuy nhiên, Đại úy Lê Văn Ngôn đă tŕnh lên Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 3 khi ông ghé xuống đây vào những ngày đầu tháng Tư 1972 rằng có ba lư do để đơn vị này ở lại trấn giữ Tống Lê Chân. Thứ nhứt là dồn quá nhiều quân vào An Lộc để lănh đạn đại pháo của Việt Cộng là điều không nên (lúc đó, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân do Đại Tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy đă nhảy vào An Lộc rồi). Thứ hai, Tống Lê Chân nằm trong chiến khu của địch, tại một vị trí giống như yết hầu đối với đường tiếp tế và chuyển quân của giặc và hơn nữa, từ trên đồi có thể quan sát được mọi di chuyển của địch ngay trong chiến khu của chúng. V́ thế, càng nên giữ căn cứ cho tới cùng để gây thêm khó khăn cho các hoạt động quân sự của chúng. Thứ ba là toàn thể quân nhân các cấp trong đơn vị muốn ở lại giữ Tống Lê Chân chớ không muốn rút đi. Kể từ lúc đó, một trang sử bi hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa bắt đầu.


    Ngày 10 tháng Năm 1972, sau khi đặc công đă đột nhập vào bên trong ṿng đai pḥng thủ và bắt đầu phá hoại, đại quân Bắc Việt tổ chức nhiều đợt tấn công biển người có chiến xa yểm trợ nhưng lần lượt bị đẩy lui và chúng phải bỏ cuộc. Đại uư Lê Văn Ngôn được vinh thăng thiếu tá nhờ những chiến công liên tiếp này. Sau đó, An Lộc và các vùng phụ cận được giải toả, các lực lượng cộng quân c̣n sót lại tháo chạy qua biên giới về mật khu an toàn của chúng trong vùng Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu.. Tống Lê Chân được tạm yên một thời gian ngoại trừ những cuộc tấn công quấy rối và những vụ pháo kích lẻ tẻ vốn không đáng kể so với những trận mưa pháo và tấn công biển người liên tiếp trước đó.

    Sau Hiệp định Paris kư kết ngày 27 và có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng Giêng 1973, giữa lúc Việt Nam Cộng Hoà, Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt đang thực hiện các cuộc trao trả tù binh th́ Việt Cộng đem một lực lượng chính qui bao vây Tống Lê Chân, trắng trợn vi phạm hiệp định mà chính chúng đă kư kết.

    Ngày 17 tháng Ba, một phiên họp cấp trưởng đoàn của Ban Liên Hợp Quân Sư Bốn Bên (BLHQSBB) được triệu tập. Trưởng đoàn của Việt Cộng là tướng Trần Văn Trà biết t́nh h́nh không có lợi nên lánh mặt và cho Đại tá Đặng Văn Thu thay mặt tới tham dự. Tại phiên họp này, trưởng đoàn Việt Nam Cộng Hoà là Trung tướng Dư Quốc Đống đề nghị những biện pháp cấp bách gồm có việc cử ngay một tổ Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên đi Tống Lê Chân để điều tra vi phạm, nếu điều đó được thoả thuận tại hội nghị. Nếu hai phe cộng sản không thoả thuận th́ Hoa Kỳ, với tư cách chủ vị của BLHQSBB, sẽ yêu cầu Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát Đ́nh Chiến (1) (International Commission for Ceasefire and Supervision = ICCS) cử người đi điều tra và trong trường hợp này, Việt Cộng, tức cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phải ra lệnh cho các đơn vị của chúng quanh Tống Lê Chân không được bắn lên phi cơ của ICCS khi họ tới đó.

    Đương nhiên là hai phái đoàn của cộng sản không đồng ư với biện pháp này nên t́m cách lảng sang chuyện khác. Đặng Văn Thu luôn mồm lảm nhảm rằng Việt Nam Cộng Hoà đă vi phạm (!) ngưng bắn ở Đức Cơ thuộc tỉnh Pleiku, Đức Phổ và Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngăi nên có lỗi chớ chúng không có lỗi. Bên phái đoàn Bắc Việt cũng lập lại như vẹt những lời của đám tay sai của chúng. Khi chúng ta bàn sang biện pháp thứ hai th́ chúng nhứt định không chịu để cho một phái đoàn của ICCS đi Tống Lê Chân điều tra và rồi cả hai tên đại diện cho bên cộng sản này “nhứt trí” với nhau bỏ pḥng họp ra về. Sau đó, chính bọn này đă thông báo cho hai thành viên của khối Cộng tại ICCS là Ba Lan và Hung Gia Lợi rằng nếu có văn thư Hoa Kỳ yêu cầu đi Tống Lê Chân điều tra th́ hăy từ chối với lư do ở nơi đó không được an ninh. Nghe Việt Cộng hù dọa như vậy, thử hỏi có phái đoàn nào c̣n đủ can đảm đáp trực thăng đi Tống Lê Chân để mà ăn đạn pḥng không dầy đặc của chúng. V́ vậy mà Tống Lê Chân cứ tiếp tục bị bao vây tháng này qua tháng khác và năm này qua năm khác.

    Khi Việt Cộng bắt đầu bao vây Tống Lê Chân th́ quân số của Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Pḥng chỉ có 274 quân nhân các cấp. Bao vây tấn công đơn vị cô độc này là các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 271 (2) của Công trường 9 được tăng cường thêm các đội pḥng không của trung đoàn này và Trung đoàn 42 cùng với Tiểu đoàn 28 Pháo binh có trang bị đại bác 130 ly.

    Trong sáu tháng đầu Tống Lê Chân bị tấn công và bao vây, Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đă thực hiện hơn 3 ngàn phi vụ yểm trợ và tiếp tế cho căn cứ này, thả xuống hơn 3 trăm kiện thực phẩm và tiếp liệu nhưng quân trú pḥng chỉ thu được 134 kiện và số c̣n lại rớt xuống các vị trí của địch. Cũng trong thời gian này, cộng quân pháo kích vào Tống Lê Chân hơn 3 trăm lần với khoảng 1300 trái đạn đủ loại. Chúng tấn công căn cứ này 11 lần và đặc công của chúng đột nhập vào được bên trong căn cứ chín lần nhưng không một tên nào sống sót chạy ra.

    Nhờ các đơn vị của Không Quân thay phiên nhau tích cực yểm trợ và tiếp tế, các chiến sĩ tử thủ Tống Lê Chân càng thêm tinh thần chiến đấu, không những đẩy lui được các đợt tấn công của cộng quân mà c̣n mở các cuộc hành quân ṿng đai, loại hàng chục tên ra khỏi ṿng chiến mỗi lần hành quân và phá hủy một súng pḥng không và một đại bác.

    Cho đến đầu tháng Bảy 1973 th́ quân số tại Tống Lê Chân chỉ c̣n 258 người kể cả 34 bị thương nặng nhẹ hoặc bị bịnh sốt rét không di tản được trong đó có một số vẫn tiếp tục chiến đấu với đồng đội. Bên địch, có thêm các lực lượng thuộc Trung đoàn 301 Chủ Lực Miền được cử đến tăng phái cho Trung đoàn 271. Thấy lực lượng tử thủ bị vây khốn đă nửa năm, giặc cộng tưởng tất cả đều không c̣n tinh thần chiến đấu nên cứ tối đến là chúng bắc loa vừa kêu gọi anh em ra đầu hàng vừa đem bom đạn ra hù doạ theo kiểu “hàng sống chống chết”. Chúng c̣n “tử tế” tới mức dặn ḍ kỹ lưỡng rằng “Anh Ngôn” hăy dẫn anh em ra chỗ này chỗ nọ để được “nhân dân đem về vùng hoà b́nh”.

    Việc Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Pḥng bị giặc cộng vây khốn suốt nửa năm trời đă gây được sự chú ư của dư luận quốc tế. Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt thấy vậy ra vẻ làm theo lời yêu cầu của ICCS nhưng thật ra đây cũng chỉ là một hành động lừa dối trắng trợn của bọn chúng mà thôi. Chúng cử tên đại tá khét tiếng mất dạy Vơ Đông Giang (3) sang gặp Trưởng Phái đoàn Gia Nă Đại là Đại tá Lomis để cho biết là Việt Cộng đồng ư để cho ICCS đến Tống Lê Chân điều tra nhưng trước hết phải để cho Giang cử một đại diện đi trực thăng tới Tống Lê Chân liên lạc trước với các đơn vị của chúng tại đây để đề pḥng ngộ nhận. Sau đó, một tên đại diện của Việt Cộng đáp trực thăng đi B́nh Long nhưng thay v́ xuống Tống Lê Chân, tên này lại yêu cầu phi công đáp xuống một nơi cách Tống Lê Chân tới cả chục cây số gọi là Sóc Con Trăn mà theo lời của tên này thiø y phải liên lạc với “địa phương” trước. Tên này biến vào rừng một lúc lâu rồi trở ra, miệng lảm nhảm tố cáo rằng “bộ phận đường dây” của chúng đă bị Mỹ-Nguỵ giết hại hết rồi nên y không t́m được một ai. Sau đó, thay v́ trở về Biên Hoà để báo cáo cho Ban Liên Hợp Quân Sự Khu V, tên này lại yêu cầu trực thăng chở y về Sàig̣n. Việt Nam Cộng Hoà lại làm dữ nhưng chúng vẫn không thay đổi thái độ. Cuối cùng, trong một việc làm đầy tính cách giả nhân giả nghĩa, chúng cho phép trực thăng của Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đáp xuống Tống Lê Chân để di tản đúng 20 thương binh. Đây là lần duy nhất trong hai năm bị tấn công và vây hăm, trực thăng của Việt Nam Cộng Hoà đáp xuống Tống Lê Chân mà không bị pḥng không bắn lên cũng như đại bác pháo vào căn cứ. Sau đó, Việt Cộng lại tiếp tục bao vây, pháo kích và tấn công Căn cứ Tống Lê Chân.

    Khi Việt Nam Cộng Hoà tiếp tục tố cáo giặc cộng vi phạm Hiệp định Paris th́ chúng trơ tráo trả lời rằng việc pháo kích vào Tống Lê Chân là để cảnh cáo lính trong căn cứ liên tục lấn ra ngoài, xâm phạm vào “vùng giải phóng” của chúng (chỉ có hai trăm quân nhân c̣n đủ khả năng tác chiến th́ làm sao lấn nổi cả một sư đoàn của chúng?). Khi chúng ta khiếu nại về việc chúng dùng loa phóng thanh dụ các chiến sĩ trong căn cứ ra đầu hàng chúng th́ chúng trơ tráo nói rằng chúng chỉ giảng “đạo lư hiệp định Paris” cho “anh em lính Sàig̣n” nghe để anh em hiểu về “đạo lư hoà hợp hoà giải dân tộc” và rằng đó là “quyền lợi của anh em”.

    Sau hơn nửa năm trời chúng ta không ngừng khiếu nại, dư luận quốc tế cũng không c̣n chú tâm đến Tống Lê Chân nữa và Việt Cộng vẫn tiếp tục tấn công và pháo kích. Trong khi đó th́ những người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà nói chung và những người lính của Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Pḥng nói riêng c̣n bị thêm những nhát dao chí tử của ngay chính đồng bào của ḿnh. Những tay tu sĩ bội đạo phản đời như Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan luôn mồm chống phá chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Những tay dân biểu và nghị sĩ đối lập như Hồng Sơn Đông, Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Hữu Tường và Trương Gia Kỳ Sanh lợi dụng vị trí của ḿnh luôn mồm tiếp tay cho giặc. Hai phái đoàn Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt đương nhiên là lợi dụng tối đa điều này và chúng luôn xem đó là những bằng chứng để tố cáo vu vơ và bôi xấu Việt Nam Cộng Hoà tại những phiên họp giữa hai bên hoặc bốn bên.

    Đầu năm 1974, giữa lúc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang điên đầu đối phó với chiến dịch gây rối đội lốt “phong trào chống tham nhũng” do Trần Hữu Thanh cầm đầu th́ tại Tống Lê Chân, Thiếu tá Lê Văn Ngôn được vinh thăng trung tá lúc mới 27 tuổi. Chẳng có một thượng cấp nào của ông tại Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu 3 lên Tống Lê Chân gắn lon cho ông cả mà chỉ có cặp lon trung tá được trực thăng thả xuống cùng với tiếp phẩm (4). Đúng lúc đó th́ xảy ra trận Hoàng Sa khiến người ta tạm quên mất Tống Lê Chân và Việt Cộng tung toàn lực của chúng tại đây đánh vào căn cứ với quyết tâm chiếm hoặc san bằng cho bằng được.

    Vào cuối tháng Giêng và đầu tháng Hai 1974, những tên chỉ huy cao cấp nhứt của Công trường 9 Cộng Sản Bắc Việt họp liên miên để rút ưu khuyết điểm của các đợt tấn công của chúng vào Tống Lê Chân suốt một năm trước đó. Sau đó, Tống Lê Chân lại được chúng đem lên sa bàn nghiên cứu từng chi tiết nhỏ. Sau mấy đợt tấn công thăm ḍ, ngày 5 tháng Tư, Trung đoàn 271 cùng với một trung đoàn pháo và một lữ đoàn chiến xa có thêm một số đơn vị chủ lực miền tiếp ứng, ồ ạt tấn công Tống Lê Chân.


    Từ trái qua phải: Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn (qua đời), Trung Tá Ngô Minh Hồng (qua đời), Đại Tá Trần Công Liễu (Chỉ Huy Trưởng BĐQ hiện cư ngụ tại Pháp), Đại Tá Nguyễn Văn Phúc (qua đời). Tất cả chức vụ là cuối cùng, h́nh chụp tại mặt trận An Lộc.

    Được tin t́nh báo cho biết trước, các chiến sĩ Biệt Động Quân chuẩn bị sẵn sàng và sau đó giao chiến ngang ngửa với đại quân Bắc Việt được đúng sáu ngày. Đến quá trưa ngày 11, chiến xa của chúng xuất hiện trong tầm mắt của các chiến sĩ pḥng thủ trong khi các phi vụ tiếp tế của Không Quân đă mấy ngày liền không thể thực hiện được v́ một trung đoàn pḥng không của cộng quân sẵn sàng bắn đạn che kín bầu trời. Hết đạn dược và thực phẩm, Trung tá Lê Văn Ngôn hướng dẫn anh em mở đường máu về được An Lộc. Chỉ việc các chiến sĩ can trường này đem được cả thương binh thoát khỏi ṿng vây dày đặc của địch để về đến An Lộc cũng đă là một việc nói lên t́nh đồng đội và tinh thần chiến đấu của người lính Việt Nam Cộng Hoà ngay cả trong t́nh thế bi đát nhứt. Ngoài ra, người ta cũng phải nghĩ rằng chỉ có phép lạ mới che chở được đơn vị lẻ loi và anh hùng này: trong một tuần lễ ác chiến sau cùng, chỉ có hơn hai chục chiến sĩ bị thương.

    Sau khi đem đơn vị về đến An Lộc, Trung tá Lê Văn Ngôn được cử đi học khoá Tham Mưu Trung Cấp và sau đó về Sư Đoàn 5 Bộ Binh giữ chức vụ trung đoàn phó. Sau ngày đất nước chúng ta rơi vào tay giặc cộng, Trung tá Ngôn cũng như biết bao chiến sĩ khác, lọt vào tay giặc và bị đưa ra miền Bắc. Một tối mùa thu 1977, ông lặng lẽ qua đời tại liên trại Yên Báy. Chính Phan Nhật Nam đem người đàn em vắn số của ḿnh ra huyệt chôn.

    (1) Uỷ ban này có bốn quốc gia thành viên. Hai quốc gia thuộc Thế Giới Tự Do là Gia Nă Đại và Nam Dương. Hai quốc gia thuộc Khối Cộng là Ba Lan và Hung Gia Lợi.

    (2) Theo nhà văn Phan Nhật Nam th́ đơn vị này là Đoàn 27.

    (3) Có lần Vơ Đông Giang suưt bị Chuẩn Tướng Phan Hoà Hiệp của Phái đoàn Việt Nam Cộng Hoà ném chiếc gạt tàn thuốc lá vào mặt v́ thói mất dạy và ngôn ngữ hạ cấp.

    (4) Theo lời một số anh em cựu quân nhân thuộc Quân Chủng Không Quân th́ có một chiếc trực thăng trong khi thực hiện phi vụ tiếp tế cho Căn cứ Tống Lê Chân đă bị trúng đạn pḥng không của địch và phải đáp khẩn cấp xuống căn cứ. Cả phi hành đoàn đă ở lại Tống Lê Chân tử thủ cùng các chiến sĩ Biệt Động Quân cho đến khi được các trực thăng tiếp tế khác từ Biên Hoà lên đáp xuống căn cứ bốc về.


    bdqvn

  4. #4
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Những trận phòng thủ oanh liệt của QLVNCH

    Theo Phan Nhật Nam, thì trận phòng thủ Tống lê Chân được coi như trận phòng thủ oanh liệt vào hàng số 1 trong quân sử thế giới.

    Quân sử của VC không hề có ghi trận Tống lê chân, một trận mà VC cấp số sư đoàn không làm gì được 1 tiểu Đoàn VNCH trong 14 tháng vây hãm . Tôi xin đề cập một trận cá nhân phòng thủ khác rất oanh liệt của 1 quân nhân VNCH mà tôi thuộc đơn vị giải vây >

    Đó là Thiếu Úy (quên tên, dường như là Phước, người Quãng) phân chi khu trưởng phân chi khu Suối Đá thuộc tiểu khu Tây Ninh, một mình trong phân chi khu ( coi như một cái chốt) cầm cự với nguyên 1 trung đoàn việt cộng trong 10 ngày đêm trước khi quân tiếp viện đến giải vây vào cuối năm 1974 .

    Ai ở tiểu Khu Tây Ninh thì biết chuyện này.

  5. #5
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Đại Hội BĐQ và Kỷ Niệm 51 Năm

    Trong hai ngày 16 và 17, tháng 7, 2011, Hội Biệt Động Quân Vùng HTĐ và Phụ cận, đă nhận nhiệm vụ tổ chức Đại Hội BĐQ và Kỷ Niệm 51 Năm, Ngày Thành Lập Binh Chủng Biệt Động Quân, tại Falls Church, Virginia, và đă được đông đảo BĐQ từ Canada, và các thành phố, tiểu bang Hoa Kỳ về tham dự.


    Ngoài những sinh hoạt chính thức của đại hội, và phần du ngoạn vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, vào sáng Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011 các chiến hữu BĐQ đă đến đặt ṿng hoa, để tưởng nhớ đến các đồng đội BĐQ/QLVNCH và các Cố Vấn BĐQ Hoa Kỳ đă hy sinh, tại Bia đá Tưởng Niệm Chíến Sĩ BĐQ tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington.

    Không xa và không lâu sau đó, các Chiến Sĩ BĐQ và cùng một số đông Quân, Dân, Cán Chính trong vùng đă đến đặt ṿng hoa tại Mộ Chiến Sĩ Vô Danh (The Tomb Of The Unknown Soldiers). Ṿng hoa tưởng niệm của Chiến Sĩ BĐQ/VNCH đă được bốn Niên trưởng và Chiến hữu BĐQ đại diện đặt trước Mộ, trong một nghi thức chính thức trang trọng, uy linh và cảm động, cùng với sự chứng kiến, không những của các Chiến Sĩ BĐQ/VNCH, và Quân, Dân, Cán Chính trong vùng, mà c̣n có cả đông đảo du khách đến thăm viếng Mộ Chiến Sĩ Vô Danh và đặc biệt để được xem nghi thức đổi gác.

    Việc đặt ṿng hoa Tưởng niệm các Chiến Sĩ BĐQ/QLVNCH và các Cố vấn Hoa Kỳ và sau đó đặt ṿng hoa tại Mộ Chiến Sĩ Vô Danh, theo đúng những nghi thức quân cách dành cho các yếu nhân và phái đoàn quan khách, được biết, các Chiến sĩ BĐQ/VNCH là hội đoàn đầu tiên đă thực hiện được việc làm đầy ư nghĩa này.

    Vào buổi tối một tiệc kỷ niệm cũng đă được tổ chức tại Falls Church, VA…

    Xin mời Quư Vị xem một số h́nh ảnh và video clip …..

    BMH
    Washington, D.C


    Xin Quư Vị click vào link dưới đây:
    https://picasaweb.google.com/laidan4...gwE&feat=email
    270 H́nh: Đại Hội BĐQ – Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington…
    do Chiến hữu Lai Đ́nh Đán K.18 VB chuyển đến…..

    https://picasaweb.google.com/1182445...QUg&feat=email
    99 h́nh – Đại hội BĐQ – Tiệc Kỷ Niệm…
    do Anh Nguyễn Văn Đặng chuyển đến..


    Video clip: Đại Hội BĐQ – Tiệc Kỷ Niệm….
    do SBTN – Hoa Thịnh Đốn thực hiện…

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Việt Kiều Khôn Ngoan: Chân Trong / Chân Ngoài ?
    By alamit in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 3
    Last Post: 23-05-2012, 08:05 PM
  2. Quân đội Mỹ muốn 'ngáng chân' Trung Quốc ?
    By anlocdia in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 17-11-2011, 12:46 AM
  3. Replies: 13
    Last Post: 30-10-2011, 07:15 PM
  4. Replies: 5
    Last Post: 10-10-2010, 06:53 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •