Người t́m thấy chiếc cọc “Thổ địa giới tiêu” và hiện sở hữu nó lên tiếng: Chuyện chiếc cọc ghi chữ Trung Quốc tại Côn đảo

Việc này được phát hiện vào năm 2009, và người t́m thấy chiếc cọc này đă lên tiếng nhưng csVN đă chỉ đạo hơn 700 tờ báo "VẸM" im hơi lặng tiếng để bảo vệ "Nẫu quốc Trung Hoa" của chúng.
Diệp Đ́nh Huyên[*]

Giữa tháng 6 năm 2009 tôi đi cùng anh chị tôi và gia đ́nh của hai cháu (con anh chị tôi) về thăm Cồn đảo. Khi đến khu rừng ngập mặn thuộc đảo Bảy Cạnh – một đảo lớn trong các đảo phụ của Côn đảo, ở đây có trụ sở của Vườn quốc gia Côn đảo – cơ sở nuôi ba ba, rùa biển, vích – chúng tôi lượm được một cọc nhựa đúc màu nâu xám, cao khoảng 5 tấc, bốn mặt đều nhau, mặt trên h́nh vuông ghi rơ bốn chữ Hán : thổ địa giới tiêu (giữa bốn chữ này là một dấu thập); hai mặt cọc (tính từ đầu xuống) ghi: thổ địa giới tiêu. Phần có chữ này rộng hơn phần dưới khoảng 2 phân. Đầu dưới nhọn. Rơ ràng đây là một chiếc cọc tiêu dùng để đóng xuống đất, có thể dưới ḷng biển; phần ngập dưới đáy biển chiếm khoảng 3/4 chiếc cọc, phần có chữ nằm trên mặt đất đáy biển.

Nhưng “tác giả” của chiếc cọc này là ai?

Tôi cầm chiếc cọc lên, hỏi anh tôi: Ồ, cái ǵ đây anh?


Anh tôi, PGS Diệp Đ́nh Hoa là nhà khảo cổ, học ở Trung Quốc về (trước đây công tác tại Viện Khảo cổ học, sau chuyển sang Viện Dân tộc học, đă về hưu) hỏi lại : Thế chú không đọc các chữ Hán đây à?

- Ừ th́ em biết nghĩa 4 chữ này rồi, nhưng ư nghĩa sự có mặt của nó ở đây là ǵ cơ?

Ông anh tôi, giọng trầm hẳn xuống:

- Chữ này là chữ nước nào? Ḿnh với họ lại đang có chuyện tranh chấp, chiếc cọc này có thể có liên quan đây, không thể xem thường…

Mấy anh chị trong đoàn TP HCM và hai cô ở Hà Nội vào cùng đi tham quan đảo Bảy Cạnh với chúng tôi, xem xét chiếc cọc, nghe chúng tôi giải nghĩa bốn chữ Hán, họ đều khẳng định : “Không của Trung Quốc th́ c̣n ai vào đây nữa!”. Tôi cũng nghĩ như vậy.

Chắc chắn không phải là của ta cắm để phân định lănh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của ta! C̣n phía Mă Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân… các nước có biển gần ta, nếu họ cắm cọc xác định ranh giới biển của họ th́ họ ghi bằng chữ phổ thông của nước họ, can cớ ǵ họ lại ghi chữ Tàu?

Tôi đem chiếc cọc lên hỏi 4 nhân viên của Trạm. Họ không lạ ǵ vật này, v́ họ nói, trước đây họ cũng bắt gặp mấy chiếc cọc như vậy tấp vào phía rừng ngập mặn, đây là phía đảo quay mặt ra khơi.

Họ hỏi bốn chữ ghi trên cọc tiêu.

Nghe tôi giải thích nghĩa các chữ ấy, họ đều ồ lên ngạc nhiên, một thanh niên trong số họ nói:

“Sao người ta ngang ngược vậy, dám đem cọc tiêu cắm vào biển của nước ḿnh?”

Tôi c̣n có chỗ không hiểu nên thắc mắc: “cọc ngắn thế này, nếu người ta cắm, sóng chẳng đánh bạt đi sao?”

Một người trung niên liền nói: “Chú không biết rồi, dưới đáy biển sâu không có sóng. Cọc cắm kiểu này dưới biển sâu mới chắc chắn!”

Anh thanh niên có ư kiến khi năy góp thêm : “H́nh như biên pḥng, hải quân họ cào lên, chớ không th́ cọc cứ nằm yên ở đáy vĩnh viễn!”.

Tôi ngỏ ư xin chiếc cọc tiêu, họ nhất trí ngay : “Chú cần, cứ lấy. Chúng tôi chẳng để làm ǵ”.

Bà chị dâu tôi, cũng là cán bộ nghiên cứu ở Viện Khảo cổ, thấy tôi có ư muốn mang chiếc cọc tiêu về nhà th́ không yên tâm: Này, chú mang theo người là có thể rắc rối đấy!

Tôi chỉ cười: Nhà nước thấy ḿnh quan tâm đến biên giới hải đảo th́ phải khen thưởng chứ rắc rối ǵ?

Câu chuyện chung quanh chiếc cọc tiêu lạ phân định ranh giới đất đai bị tấp vào bờ biển nước ta tại Côn đảo là như vậy. C̣n chuyện những chiếc cọc ấy của ai? Từ đâu đến? Người ta sử dụng với mục đích ǵ? v.v… chắc c̣n phải có sự điều tra nghiêm túc của các cơ quan có trách nhiệm.

Cán bộ hưu trí
17A1 Nguyễn Đ́nh Chiểu Đà Lạt – ngày 6-8-2009


Ghi chú của trang mạng
Diệp Đ́nh Huyên[*] Nguyên Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Giám đốc Đài Phát thanh truyền h́nh Lâm Đồng

Tản mạn quanh chiếc cột mốc: Thổ địa giới tiêu!

Hàn Vĩnh Diệp

Những chiếc cột mốc ghi rơ bốn chữ Hán “Thổ địa giới tiêu 土 地 界 標” trôi vào bờ biển nước ta tại Côn đảo là chuyện có thật 100%!

Hiện vật c̣n đó, người thu lượm c̣n đó, tôi và bạn bè ở Đà Lạt đều biết người thật việc thật, ông Hà Sĩ Phu và bạn hữu của ông không thể bịa chuyện. Nay người đó đă xuất hiện bằng tên thật trên Bauxite Việt Nam là ông Diệp Vĩnh Huyên, một người mà lư lịch chính trị rơ ràng không nằm vào diện “đáng ngại”, hẳn chắc đă đánh tan được mọi mối nghi ngờ.

H́nh thể, chất liệu của cột mốc như vậy, chắc là để đóng sâu xuống đất (trên đất liền hoặc dưới ḷng biển) chứ không phải vật thả trôi nổi trên biển. Ông HSP và nhiều người xem xét chiếc cột ấy đều phỏng đoán đó là những cột mốc Trung Quốc cắm ngoài khơi bờ biển nước ta để minh chứng cho lập luận: biển Đông là của họ!

Phỏng đoán trên có thể có lư, bởi, trên bản đồ biển Đông, họ đă ngang nhiên vạch đường biên giới “lưỡi ḅ” từ đảo Nam Hải chạy sát vào bờ biển nước ta, xuống bờ biển Malaysia, Inđônêsia, Brunây, lên sát bờ biển Phillippin qua phía đông đảo Đông Sa gặp biển Trung Hoa. Họ thành lập đơn vị hành chính “huyện Tam sa” (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của ta) th́ sao họ không có khả năng đóng những cột mốc phân định ranh giới ở thềm lục địa mà họ cho là đất đai , là biển của họ ?

Được biết, khi tiếp nhận thông tin này, có người đă giăy nảy lên, vội cho là bịa đặt! Bịa đặt để làm ǵ? Vu vạ, bôi xấu Trung Quốc chăng? Đằng sau sự “chạm nọc” này là ǵ?

Có người lại vội cho là cột mốc của Đài Loan chứ không phải của TQ. Họ căn cứ vào dạng chữ (phồn thể, giản thể) ghi trên cột mốc và đưa một thông tin: Chính phủ Đài Loan đúc hàng loạt cột mốc, phát không cho dân để cắm mốc phân giới đất đai (?) Căn cứ vào dạng chữ phồn hay giản thể để quyết đoán là rất sai lầm. Ngoài ư kiến của GS Nguyễn Huệ Chi, bản thân tôi qua lại biên giới nhiều lần đă trực tiếp thấy trên một số cửa khẩu biên giới phía Bắc, hàng chữ Trung Hoa nhân dân cộng ḥa quốc họ cũng viết theo kiểu phồn thể (中 華 人 民 共 和 國) chứ không phải kiểu giản lược.

C̣n chuyện “Chính phủ Đài Loan đúc cột phát cho dân” th́ tôi hồ nghi, bởi Đài Loan, từ bao đời nay quyền sở hữu tư nhân nói chung, và sở hữu đất đai nói riêng được xác lập rơ ràng, không có chuyện “nay chia, mai nhập, mốt phân cấp lại” như ở nước ta. Đất đai ruộng vườn có trích lục địa bạ phân minh, đâu có nạn tranh chấp đất đai, việc ǵ nhà nước phải làm cái chuyện không đâu (đúc cột mốc), phát cho dân khi dân không có yêu cầu! Và Đài Loan là nền kinh tế thị trường thật, làm ǵ có chuyện phát không cho dân!

Theo ư chúng tôi, việc chiếc cột mốc phân định ranh giới đất đai, ghi rơ chữ Hán, lại thu lượm được trên bờ biển nước ta mới là điều cần phải đặc biệt quan tâm. Việc suy đoán là quyền của mỗi người, nhưng nếu là người Việt Nam th́ đừng quên thực trạng biên giới và lănh hải nước ḿnh đang bị người láng giềng khổng lồ t́m đủ mưu mẹo để lấn chiếm. Ông HSP, ông Diệp Đ́nh Huyên và bè bạn của ông chỉ cung cấp thông tin như một tín hiệu và sự gợi ư. Vấn đề tiếp theo ở đây là với tín hiệu trên, những người có trách nhiệm cần tiến hành điều tra, xác minh, nếu quả thật những cột mốc ấy được cắm trên thềm lục địa thuộc hải phận nước ta th́ phải có thái độ, có biện pháp xử lư rơ ràng và nghiêm khắc.

Đà Lạt ngày 10 tháng 8 2009
Mạng Bauxite Việt Nam biên tập