Như chúng tôi đă có tŕnh bày, ngày 29/3 năm nay, nhật báo The Australian đă có loan một bản tin cho biết Hội Cựu Chiến Binh Quân Lực Hoàng Gia Úc (tức RSL Australia, viết tắt là RSL/AUS) đang có dự tính sẽ có một cuộc diễn hành chung với quân lính Bắc Việt và Việt Cộng ở Việt Nam vào năm tới 2012 để đánh dấu 50 năm nước Úc tham chiến tại Việt Nam.

Cũng theo bài báo nói trên, Thủ Tướng Úc Julia Gillard và Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd hỗ trợ cho đề nghị này.

Do đó, chúng tôi đă thảo 2 Thỉnh Nguyện Thư, một (với 900 chữ kư) để gởi đến cựu Phó Đề Đốc Ken Doolan, Chủ Tịch RSL Úc và một (với 600 chữ kư), đồng gởi đến Thủ Tướng Gillard và Ngoại trưởng Rudd để phản đối.

Trong các bài trước, chúng tôi đă báo cáo về thư phúc đáp của cựu Phó Đề Đốc Ken Doolan, cho biết đang tạm đ́nh hoản dự tính diễn hành chung với Việt Cộng. Đó được xem như một thắng lợi tạm thời của chúng ta.

Đến ngày 5/6, chúng tôi đă gởi đến quư vị thư trả lời của Ngoại Trưởng Úc, ông Kevin Rudd, đề ngày 26/5.

Hôm nay, 22/7, chúng tôi vừa mới nhận được thư trả lời – đề ngày 14/7 – của ông Warren Snowdon, Bộ trưởng Bộ Cựu Chiến Binh Úc, thay mặt cho bà Thủ Tướng Julia Gillard.

Nhưng, trước hết, một lần nữa, chúng tôi xin được nhắc lại Thỉnh Nguyện Thư gởi đến bà Gillard và ông Rudd và sau đó sẽ là thư phúc đáp của ông Bộ Trưởng Warren Snowdon. Cả hai đă được chuyển ngữ sang tiếng Việt.

Sau cùng sẽ là phần nhận định của chúng tôi.

(1) THỈNH NGUYỆN THƯ GỞI BÀ JULIA GILLARD VÀ ÔNG KEVIN RUDD

Kính gởi bà Thủ Tướng Julia Gillard,
Kính gởi ông Ngoại Trưởng Kevin Rudd,

Quốc Hội Úc Đại Lợi
Canberra
ACT 2600
Úc Đại Lợi

2 tháng Tư 2011

(Tham chiếu: “Diễn hành Ḥa Giải với Việt Cộng – Trang nối kết tham khảo:

http://www.theaustralian.com.au/nati...-1226029658618)

Kính thưa bà Thủ Tướng Julia Gillard,
Kính thưa ông Ngoại Trưởng Kevin Rudd,

Chúng tôi, những người kư tên dưới đây, xin lưu ư quư vị đến bài báo nói trên đăng trên nhật báo The Australian ngày thứ Ba 29/3/2011.

Dỉ nhiên, chúng tôi rất thất vọng với ư định của Hội Cựu Chiến Binh Úc muốn tham gia một “cuộc diễn hành ḥa giải” với quân đội Bắc Việt và Việt Cộng để đánh dấu 50 năm sự bắt đầu tham gia của nước Úc vào chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi sẽ viết một bức thư khác đến họ về vấn đề này.

Đồng thời, chúng tôi cũng trở nên hoàn toàn thất vọng với sự ủng hộ của chính phủ Liên bang đối với dự tính này.

Việt Nam vẫn c̣n là một trong những quốc gia với t́nh trạng nhân quyền tồi tệ nhứt. Quả thật, các dân biểu Liên bang nước Úc thuộc cả hai bên đă lên tiếng về t́nh trạng này quá thường xuyên khiến chúng tôi cảm thấy không cần thiết phải lập lại những thí dụ về các bài phát biểu của họ ở đây.

Qua sự hổ trợ cho dự định của một số cựu chiến binh Úc diễn hành chung với bộ đội của chế độ hà khắc này, qúy vị đă làm vỡ tan hy vọng của chúng tôi, và hy vọng của người dân Việt Nam, là có một ủng hộ viên mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu của chúng tôi cho Dân Chủ và Tự Do nới chốn đó.

Khi đa số chúng tôi lần đầu tiên đặt chân đến Úc như người tỵ nạn vào thập niên 70’s và đầu thập niên 80’s, chúng tôi rất e dè với đảng Lao Động Úc v́ 3 lư do:

Thứ nhứt, chính phủ Whitlam là một trong những quốc gia Tây phương đầu tiên thiết lập liên hệ ngoại giao với CSVN;

Hai, tên đảng của Quư vị, Lao Động, chẳng may trùng nghĩa – dù chỉ trên phương diện ngôn ngữ – với tên của đảng CSVN là đảng mà chúng tôi phải đánh liều tất cả – ngay cả mạng sống của chúng tôi – để chạy thoát.

Và thứ ba, chính phủ Fraser luôn luôn được chúng tôi xem như là ân nhân đă cứu chúng tôi khỏi sự chết.

Đảng Lao Động (Úc) đă tốn một thời gian rất, rất lâu để thu phục lại sự tin tưởng của một số người trong cộng đồng chúng tôi. Sự hiểu lầm chỉ vừa mới được phá tan và t́nh hữu nghị chỉ mới bắt đầu phát triển, với kết quả là họ tin tưởng để bầu thành viên đảng Lao Động làm người đại diện cho họ trong Quốc Hội.

Chúng tôi tin chắc rằng quư vị sẽ không muốn thấy kết quả của những cố gắng đó bị tan biến đi và sự nghi kỵ nói trên sẽ tái diễn bởi v́ quư vị đă bỏ rơi những cảm nghĩ của chúng tôi. Để tránh diễn biến đó, chúng tôi xin được đề nghị quư vị hăy xét lại quyết định về vấn đề này để tránh việc cử tri Úc gốc Việt bỏ rơi đảng Lao Động.

Kính thư,
(2) THƯ TRẢ LỜI CỦA ÔNG WARREN SNOWDON, BỘ TRƯỞNG BỘ CỰU CHIẾN BINH, ĐẠI DIỆN THỦ TƯỚNG JULIA GILLARD.


D/B Warren Snowdon, Bộ Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh Úc

Để xem nguyên bản Anh ngữ, xin bấm vào link dưới đây
http://hungvietbrisbane.files.wordpr...ply-letter.pdf


26 May 2011

Thưa ông Trần,

Tôi xin đề cập đến bức thư ông gởi cho bà Thủ Tướng Julia Gillard mà tôi nhận được vào ngày 23/5/2011, liên quan đến đề nghị về việc phát triển một mối quan hệ chính thức giữa Hội Cựu Chiến Binh Úc (RSL Australia) và Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. V́ vấn đề này thuộc về trách vụ của Bộ tôi phụ trách nên bức thư của ông đă được chuyển đến tôi để phúc đáp.

Sáng kiến này được một vài thành phần trong giới cựu chiến binh đề nghị. Hội RSL Úc đă dẫn đầu trong việc thiết lập một mối liên hệ với Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam và một đề nghị, được đưa ra 12 tháng trước đây, là ư niệm về một sinh hoạt kỷ niệm ở Việt Nam vào năm 2012. Bộ Cựu Chiến Binh Úc được Hội RSL cho biết đề nghị này được sự hổ trợ của hai tổ chức lớn của cựu chiến binh Úc tại Việt Nam. Tuy đây không phải là sáng kiến của Chính phủ, Chính phủ cũng đă giúp đỡ phương tiện cho những sự liên lạc chính thức giữa RSL và HCCB/VN để thăm ḍ về vấn đề này.

Tôi lưu ư đến những nhận định của ông và tôn trọng những quan điểm của ông và của 609 người kư tên trong Thỉnh nguyện thư về vấn đề này. Trong khi những mối liên hệ tốt đẹp giữa các tập thể cựu chiến binh Úc và Việt là điều mà Chính phủ Úc hoan nghênh, tôi quan niệm rằng cuối cùng, bằng cách nào và khi nào mối liên hệ giữa RSL Úc và HCCB/VN phát triển là vấn để của hai tổ chức đó. Tôi được cho biết là RSL hiện không có kế hoạch cho những sinh hoạt kỷ niệm chung Úc Việt trong một tương lai gần.

Trân trọng,

Warren Snowdon
Bộ Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh

14/7/2011
(3) NHẬN ĐỊNH CỦA CHÚNG TÔI.

Kính thưa quư vị,

Thư trả lời trên đây của ông Bộ Trưởng bộ Cựu Chiến Binh Úc, Warren Snowdon, cũng có nội dung không khác ǵ thư của Ngoại trưởng Kevin Rudd ngày 3/6.

(1) Chính phủ Úc hoan nghênh sự phát triển mối dây liên lạc giữa RSL Úc và HCCB/VN.

(2) Chuyện phát triển mối dây liên lạc đó ra sao là chuyện của 2 tổ chức này, chính phủ Úc không thể can thiệp.

Chúng tôi đă bàn về hai điểm nói trên trong những bài trước và đă bày tỏ sự thất vọng trước cách “bán cái” của các vị ĐẠI DIỆN DÂN CỬ trong chinh phủ Úc.

Ngoài ra, đặc biệt trong thư này của ông Warren Snowdon, chúng ta c̣n được biết đến sự “ … giúp đỡ phương tiện (của chính phủ Úc) cho những sự liên lạc chính thức giữa RSL/AUS và HCCB/VN để thăm ḍ về vấn đề này…”

Sự nh́n nhận này xác nhận điều mà bài báo nguyên thủy của tờ The Australian đă nêu lên là dự định tổ chức cuộc diễn hành ḥa giải ĐĂ có sự hậu thuẩn của chính phủ.

Chúng ta chỉ cảm thấy yên tâm là cũng như trong thư của cựu Phó Đề Đốc Ken Doolan, Chủ tịch RSL Úc, ông Bộ trưởng Snowdon xác nhận là HIỆN NAY, KHÔNG có dự tính sẽ có cuộc “diễn hành ḥa giải” TRONG TƯƠNG LAI GẦN.

Thiển nghĩ chúng ta cần phải thường xuyên ĐỀ CAO CẢNH GIÁC để dự tính nói trên sẽ không được họ mang ra trở lại để biến thành hiện thực.

HƯNG VIỆT (Brisbane)
22/7/2011