Page 1 of 5 12345 LastLast
Results 1 to 10 of 45

Thread: Ông Nguyễn Cao Kỳ: Công hay Tội ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Ông Nguyễn Cao Kỳ: Công hay Tội ?

    “CÔNG” ???

    KBCHN: Bài viết của tác giả mang chủ đề “Công hay Tội” được KBCHN đăng rộng đường dư luận. Mặc dù, trong bài Công cũng đă có sự thiên vị (chê bai ông Kỳ, đoạn chót). Đa tạ.

    Ông Nguyễn Cao Kỳ, 81 tuổi, đă qua đời hôm thứ sáu tại Malaysia. Chắc chắn, trong những ngày sắp đến, ngụi ta sẽ nói nhiều, viết nhiều đến ông, một nhân vật lịch sử trong một thời đất nước nhiễu nhương, tao loạn. Ông từng là tư lệnh Không Quân, thủ tướng (chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương) trong những năm biến động của miền nam (1965-67), Phó Tổng thống trong những năm đầy thử thách của chế độ (1967-71). Sự nghiệp của ông có vẻ bạo phát bạo tàn, nhưng ư nghĩa lịch sử th́ có thể sâu xa hơn những ǵ nhiều người có thể nghĩ. Trong những năm qua, người ta viết quá nhiều về ông. Dĩ nhiên phần lớn là phê phán. Khi chẳng c̣n mấy để viết, ngụi ta chẳng chừa ǵ những điều người ta nghĩ người ta biết. Về cá tính, tư cách của ông. Về thân thế và đời tư của ông. Và nhất là về sự chuyển hướng 180 độ trong lập trường chính trị. Khi c̣n sống, ông đă có thái độ bưng tai, bịt mắt trước dư luận – ít nhất là kể từ năm 2004. Nhưng chẳng phải v́ thế mà người ta không tiếp tục viết về ông, một phần là v́ nghiên cứu lịch sử là một sự t́m kiếm liên tục để soi sáng những chỗ c̣n chưa đủ sáng trong quá khứ.
    Thế sự thăng trầm cho người vừa nằm xuống
    Hoàng Ngọc Nguyên 2011/07/25



    Ông Kỳ, sinh năm 1930 tại Sơn Tây, đă nổi lên trong đám sĩ quan tướng tá trẻ thường được gọi là Young Turks, chớp thời cơ khi cờ đến tay bởi v́ lớp tướng lănh cựu trào thời Pháp đă cho thấy nhiều mặt bất cập trước t́nh thế, và phía các đảng phái quốc gia không có đảng nào đáng là lá cờ đầu, không một chính khách nào đủ bản lĩnh là lănh tụ. Sau cả một năm rưỡi nhiễu nhương, hỗn loạn, gần nhất là sự tranh chấp quyền lănh đạo của Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát, quân đội được dân sự giao quyền, và một cơ chế mới được thành lập, ông Nguyễn Văn Thiệu là chủ tịch Ủy ban Lănh đạo Quốc gia, và ông Kỷ cầm đầu Ủy ban Hành pháp Trung ương. Chỗ của ông Kỳ có người không dám nhận, như Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh vùng 1.

    Ông thực sự làm khá được việc trong những năm có trách nhiệm hành pháp này. Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu đến miền Nam từ 10-3-1965, cho nên t́nh h́nh chiến trận đă dần dần bớt nguy ngập trong những năm sau đó. Nhớ lại thời đó, kư ức mỗi người có thể mỗi khác về những ǵ c̣n lại trong đầu. Người nhớ đến Bộ trưởng Kinh tế Âu Trường Thanh và cuộc chiến chống lạm phàt phi mă bằng cách phá giá đồng bạc Việt Nam với hối suất mới 118 đồng ăn một Mỹ kim vào ngày 18-6-1966. của ông. Người th́ nhớ đến cái “chính phủ của người nghèo” của ông Kỷ và pháp trường cát ông dựng lên mà “nghi can” hay “nạn nhân” duy nhất là Hoa kiều Tạ Vinh – bởi thế mà người Hoa sau này quay mặt với ông. Giới tuổi trẻ ở Saigon th́ phải nhắc đến chương tŕnh quận tám và các chương tŕnh sinh hoạt hè. Người miền Trung, nhất là người Huế và Đà Nẳng hẳn phải nhớ đến cuộc hành quân chấm dứt biến động miền trung với chiến dịch khiêng bàn thờ ra ngoài đường của Thượng tọa Trí Quang vào tháng năm 1966. Tất cả những ǵ ngụi ta c̣n có thể nhắc lại đó đều là những chuyện gây nhiều tranh căi, nhưng có hai điều chắc chắn có thể kết luận từ đó: thứ nhất, ông không né tránh hay đùn đẩy trách nhiệm “lănh đạo quốc gia” ; thứ hai, những sự việc đó đă góp phần tạo dấu ấn của thời Nguyễn Cao Kỳ, xây dựng được sự ổn định cần thiết đă không có sau cuôc đảo chánh Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm vào tháng 11 năm 1963.

    Là nhân vật có quyền nhất và có trách nhiệm nhất trong chính phủ, nổi bật hơn cả ông Thiệu đang im lặng ẩn nhẫn chờ thời, dĩ nhiên ông Kỳ cũng đáng được ghi công vế chuyện xây dựng nền Đệ nhị Cộng ḥa. Ông đă giữ lời hứa tổ chức bấu cử Quốc hội Lập hiến vào ngày 10-9-1966. Đây là cuộc bầu cử tự do, dân chủ đầu tiên người dân miền nam đă có từ năm 1963, và sự tham gia tích cực của các đảng phái, tôn giáo, chính trị địa phương (nhất là người nam) đă cho thấy nhận thức chung một thời mới đă mở ra. Tuy ngụi ta có phê phán ít nhiều sau đó về quá tŕnh h́nh thành hiến pháp và sức ép của phía chính quyến đối với những qui định tổ chức bầu cử Thượng Viện, Hạ Viện và Tổng thống (như chuyện ông “Sáu Lèo” mặc cảnh phục đi dép Nhật, lưng đeo súng, tay cầm chai rượu, đi lên lầu trên Hạ Viện ngồi nh́n xuống theo dơi sự đời), Hiến pháp 1-4-1967 đáng được xem là một thành công của nền dân chủ miền nam.

    Có ba câu chuyên sau đó cũng có thể nói thêm về ông Nguyễn Cao Kỳ.

    Thứ nhất, trong cuộc bầu cử tồng thống năm 1967, trong khi ai cũng nghĩ ông sẽ ra tranh cử chính thức với sự ủng hộ của Hội đồng Quân lực, và ông Thiệu nếu có ra sẽ phải tranh cử với tính cách độc lập, th́ ông Kỳ đă chấp nhận chẳng những đứng chung liên danh với ông Thiệu mà c̣n đứng phó. Ông Kỷ vào lúc đó được sự ủng hộ mạnh mẽ của hội đồng tướng lănh, những tướng có binh quyền trong tay đều đứng sau lưng ông Kỷ (Lê Nguyên Khang, Nguyễn Đức Thắng, Cao Văn Viên), thế nhưng ông Kỳ, như ông viết trong sách “Con cầu tự”, đă “cầm ḷng không đậu” trước giọt nước mắt lả chả của ông Thiệu nên “khằng khái” thay đổi quyết định. Dĩ nhiên đó là mối hận ông Kỳ sẽ mang xuống tuyền đài chưa tan, lư do có nhiều ta cũng có thể đoán, nhưng quyết định đó cũng cho thấy cá tính, tư cách của ông Kỷ rất nhiều.

    Thứ hai, trong dịp Mậu Thân, Việt Cộng tấn công. Ông Thiệu măi về quê vợ ở Mỹ Tho ăn Tết nên bị mắc kẹt, phải chờ Mỹ đưa trực thăng tới đón mới dám vế. Ông Kỷ một ḿnh ở Saigon đối phó, điều động lực lượng chống trả và tiêu diệt những lực lượng đặc công của dịch đánh vào Dinh Độc Lập, ṭa Đại sứ Mỹ, phi trường, các khu dân cư… Một nữ kư giả Ư gai góc số một, Oriana Fallaci (1929-2006), đă từng viết vế hai bài phỏng vấn dài về hai ông Kỳ và Thiệu, đă nói lên những ấn tượng mạnh mẽ của bà khi quan sát sự lo nghĩ căng thẳng và ưu tư vế vận mệnh của đất nước của ông Kỳ trong thời gian có cuộc tấn công của Việt Cộng, và sự dấn thân của ông trong việc đảm đương chỉ huy cuộc truy quét địch. Sau khi ông Thiệu về, bao nhiêu công lao của ông Kỷ đều đổ xuống song, xuống biển.

    Thứ ba, cách đây đúng 40 năm, ông Thiệu đă tổ chức bấu cử độc diễn. Sau khi ông Thiệu hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc của ông Kỳ và thanh toán hết vây cánh của ông Kỳ trong quân đội sau đợt tổng tấn công đợt hai của Việt Cộng năm 1968, ông Kỳ đă ngồi chơi xơi nước bên cánh trái của dinh Độc Lập cả ba năm. Năm 1971, người ta nghĩ ba ông Thiệu, Kỳ và Dương Văn Minh sẽ ra tranh cử, nhưng ông Thiệu dùng đủ mọi thủ đoạn đề chỉ có thể một người ra tranh với ông mà thôi. Rốt cuôc, cả ông Minh và ông Kỳ đều chẳng muốn chơi tṛ này, khi người ta nh́n vào bụng dạ của hai người: ông Thiệu và Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker. Trong bao nhiêu năm nhẫn nhục đó, ông Nguyễn Cao Kỳ, vẫn được tiếng là con ngụi hành động, đă nói chơi nhiều mà chẳng làm thật những đe dọa đảo chính hay lật đổ này nọ. Ông đă không hành động khinh xuất v́ cá nhân!

    Những ngụi quan sát có thể kết luận này nọ về ông Kỳ của thuở trước. Một người cương quyết, dám làm. Ông bắn Tạ Vinh không sợ người Hoa. Đưa quân ra miền Trung không sợ người miền Trung và người theo đạo Phật. Dám có hành động với những tướng Nguyễn Chánh Thi hay Nguyển Hữu Có. Ông tin người, chịu nghe và dám làm, không đa nghi, không do dự. Ông ít bè phái và không có đầu óc kỳ thị địa phương nam bắc, mặc dù ưa bạn bè, thích giao du. Chung quanh ông một thời có nhiều người giỏi. Đám dân biểu người Nam sau này chạy theo ông Minh khi bắt đầu được h́nh thành nhờ sự đỡ đầu của ông. Mặc dù ông có tiếng là “liều lĩnh”, thích làm ngựi hùng, dân anh chị, chơi ngông, từ bộ râu đến quân phục và áo lănh tụ như Mao Trạch Đông… nhưng trong hành động ông quyết định cẩn trọng, thực tế hay thực tiễn, cân nhắc không ít đến hậu quả, ví dụ như trong việc nhường cho ông Thiệu năm 1967, và đề cho ông Thiệu lấn át những năm sau.

    Trong khi có quyến hành đ̣i hỏi phải hành xử một cách có trách nhiệm, ông đă kềm chế đưọc cá tính của ḿnh, giữ ǵn tư cách của ḿnh. Nếu năm 1967 ông tranh cử tồng thống và thành công, đất nước sẽ ra sao. Đó là một câu hỏi nên suy nghĩ. Nhưng với cái số bạo phát bạo tàn mà nhiều người Việt của X Generation (sinh ra từ 1925-1945) phải trải qua, ông đă làm hỏng chính ông một cách tan hoang. Ông chẳng c̣n ǵ cả – thân bại danh liệt. Ông cư xử trong những cách người ta không hiểu nổi và khó thế châm chước. Và nay, gặp lại những bạn bè cũ ở bên kia sông như Phạm Phú Quốc, Lưu Kim Cương… ông sẽ phải ăn làm sao, nói làm sao đây ?

    “TỘI” ???

    NGUYỄN CAO KỲ VỪA” TIÊU DIÊU NƠI MIỀN LÊ-MÁC”

    Cựu Thiếu Tướng Không Quân, nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương và phó tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa là Nguyễn Cao Kỳ vừa” giă từ gác trọ” ở Mă Lai vào ngày 23 tháng 7 năm 2011, được coi là đă” viên tịch” và có khả năng” tiêu diêu nơi miền Lê-Mác”, dù ông là một Phật tử, mà trước đó, xưng là “ Buddha Child”, dùng đề tựa cho cuốn sách của ông.

    Nguyễn Cao Kỳ có cuộc đời rất ư là” sóng gió”, lúc lên voi, khi xuống chó, tánh hay la ó với phổi ḅ, lúc tướng Nguyễn Ngọc Loan c̣n sống, khuyến cáo” ông Kỳ cần phải xin lỗi đồng bào Việt Nam v́ tội nói nhăng nói cuộc” những biến cố thăng trầm trong cuộc đời khanh tướng và đón gió trờ cờ, phần lớn do ông tạo ra từ thời thế. Thời đệ nhất Cộng Ḥa, c̣n là trung tá không quân, lái vận tải cơ trong nhiều công tác quân sự. Lúc chưa gặp thời, ông hay la cà ở các quán nhậu vùng Lăng Cha Cả, sở thích là món thịt cầy:

    “ Lúc ngộ vi, thịt cầy qua bửa.
    Thời thịnh hưng, vung vít nổ to”.

    Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 của đám phản tướng, tá, cầm đầu do tên Việt Cộng làm nội tuyến trong hàng ngũ cao cấp quân đội và chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa là trung tướng Dương Văn Minh, móc nối và nhận công tác từ cụm t́nh báo chiến lược A-10, với em ruột là đại tá Việt Cộng Dương Thanh Nhựt từ năm 1960 và bắt đầu công tác” nội ứng” năm 1962. Trước cuộc đảo chánh, Dương Thanh Nhựt cùng với” đồng chí” của hắn là Vơ Văn Thời, ra bắc, dùng cơm với tên Lê Duẩn. Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, đạo đức, nhân từ của tên nội tuyến Dương Văn Minh, không thể che dấu trước lịch sử và sự thật. Nhận lịnh từ Hà Nội, sau cuộc đảo chánh, Dương Văn Minh giải tán 16.000 ấp chiến lược, là tháo bỏ mạng lưới an ninh lănh thổ khắp miền nam, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho Việt Cộng tái hoạt động sau 9 năm bị chính phủ Đệ Nhất Cộng Ḥa truy lùng, nên phải trốn tránh trong rừng sâu, hầm bí mật. Tên Dương Văn Minh c̣n thả hàng chục ngàn tên khủng bố phiến Cộng, chúng về rừng và tiếp tục hoạt động đánh phá sự an b́nh của dân chúng miền nam.

    Thời điểm sau 5 tháng huề thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, gây thêm thuận lợi cho Việt Cộng xuyên tạc miền nam trước công luận quốc tế và nhân tâm, nên đóng góp công sức với Việt Cộng trong cuộc đảo chánh 1963. Sau đó Thích Quảng Đức được” đồng bọn” Ấn Quang tấn phong” bồ tát” với trái tim bất diệt ( tim chưa cháy hết), nhưng năm 2011, Việt Cộng vô thần đă dựng tượng” bô tác Thích Quảng Đức” như là người lập công to với” cách mạng vùng lên để cướp của giết người”, thế là cái chết của Thích Quảng Đức có lợi vô cùng cho Việt Cộng, đóng góp nhiều cho cuộc đảo chánh, sát hại tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và cố vấn Ngô Đ́nh Nhu. Nghiệp báo chồng chất qua cuộc đảo chánh nầy, mà Thích Quảng Đức có dự phần để đưa miền nam tự do lọt vào tay Cộng Sản ngày 30 tháng 4 năm 1975: hàng trăm ngàn quân nhân cán chính bị tù, hàng chục ngàn không bao giờ trở về, hàng triệu người chết trên đường t́m tự do…và nhất là đất nước ngày nay đang tiến gần đến bị nô thuộc bởi Trung Cộng.

    Từ đám tướng tá phản loạn, Nguyễn Cao Kỳ tiến nhanh, tiến mạnh trên đường công danh. Thăng thiếu tướng, tranh quyền và từ năm 1965 trở thành chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương ( như là thủ tướng). Thời ấy là cực thịnh, ông Kỳ ồn ào hô hào” bắc tiến”, khiến tinh thần dân quân miền nam lên cao. Điểm nổi bật là năm 1966, giặc thầy chùa do thượng tọa Thích Trí Quang, Thích Thiên Minh, cấu kết với đám Việt Cộng nằm vùng như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Vơ Đắc Xuân…phát động cuộc bạo loạn, lấy chiêu bài” pháp nạn” để qui chụp chính quyền miền nam” đàn áp Phật Giáo”, một điều lếu láo trắng trợn là v́ người có quyền hành số một là Nguyễn Cao Kỳ, là một “đứa con Phật” th́ làm ǵ có đàn áp Phật Giáo?. Vậy mà cũng có nhiều Phật tử tam tạng thời đại nhắm mắt đi theo” tấm bản chỉ đường của bọn ác tăng” trong lớp áo cà sa, nhưng bên trong” thờ ma Cộng Sản”. Lúc đó Nguyễn Cao Kỳ cử thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan ra trung dẹp loạn” thầy chùa”, chúng tức giận phát động chiến dịch” mang bàn thờ Phật xuống đường” có nơi đặt tượng Phật trên đóng rác…những tên Việt Cộng núp bóng Phật giáo dùng b́nh phong tượng Phật, bắn vào lính VNCH, nên mới có câu:” núp bóng từ bi, đâm sau lưng chiến sĩ”.

    Sau trận tổng công kích tết Mậu Thân 1968, với những cái chết của một bộ chỉ huy thân ông Kỳ bị phi cơ bắn lầm hay lư do thầm kín nào đó, tướng Loan thoát chết nhưng bị thương, th́ cánh ông Kỳ yếu thế, nhường bước cho trung tướng Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền từ năm 1967 với hiến pháp đệ nhị Cộng Ḥa 1 tháng 7 năm 1967. Mối t́nh quyền thế gượng ép, nên ông Kỳ đành phải trở thành” phó tổng thống” ngồi chơi xơi nước, vui thú” đồn điền” ở Khánh Dương và t́m nguồn vui qua những trận đá gà.

    Nhưng cái mộng” mưu bá đồ vương” vẫn chưa nguôi ngoai, nên trước kỳ bầu cử tổng thống, năm 1971-1976, thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đă bí mật tiếp xúc, mời phái đoàn sinh viên thân Cộng đến trại Phi Long, ngay trong phi trường Tân Sơn Nhứt để hợp. Những tên Việt Cộng nằm vùng như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Hạ Đ́nh Nguyên, Vơ Như Lanh, Nguyễn Thị Yến, Phan Công Trinh…được ông kỳ giúp đỡ: cho mượn nơi để in truyền đơn, trú ngụ ngay trong dinh, v́ trụ sở sinh viên ở số 207 đường Hồng Bàng bị cảnh sát canh giữ. Nhờ nơi an toàn với lính gác, nên đám sinh viên Việt Cộng, sau khi bị đuổi, chạy vào đây, cảnh sát không dám đụng tới.

    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Kỳ và gia đ́nh di tản sang Mỹ sống thoải mái, ông không làm ǵ cả, chỉ ăn chơi, bài bạc và thỉnh thoảng được mời đi dự hội, phát biểu linh tinh. Sau nầy, ông Kỳ trổ ṃi phản trắc, khi tuyên bố” Quốc-Cộng đề huề” để dọn đường cho sự phản bội, được vài khoa bảng như giáo sư Lê Xuân Khoa hổ trợ, viết bài đăng báo. Nam 2004, Nguyễn Cao Kỳ lại” tiến về Bắc” để làm c̣ mồi cho Việt Cộng, thay v́” bắc tiến” giải phóng miền bắc. Dù bị hầu hết người Việt hải ngoại lên án, dân trong nước khinh khi, nhưng ông Kỳ vẫn” thanh tâm trường chay mặt”, tiếp xúc, chụp h́nh lưu niệm với chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Cộng là Phạm Thế Ruyệt và tuyên bố lung tung.

    Trong thời gian nầy, ông Kỳ được Việt Cộng xài như là thứ chó săn, sai đi đây đó, có lúc sang Mỹ chung với Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng…tuy nhiên Việt Cộng đă hoàn toàn thất bại, tưởng là dùng ông Kỳ, từng làm lớn ở Việt Nam, có thể gom hết người Việt hải ngoại, đoạn bàn giao trong ṿng trật tự. Nên có lúc ông Kỳ tự xưng là” đại diện cho người Việt nước ngoài”. Được biết, lúc ông Kỳ và vợ sau Nicole Kim về Việt Nam” phục vụ trong công tác tuyên truyền cho đảng” th́ có nhà phét sử, nhà dzăng Dạ Dưới ĐẶNG NHAM NHỞ cũng về nước để in sách, tiếp súc với” văn nô” trong nước và gặp nhau và cùng” ăn uống tại nhà hàng”, thật là tương đắc.

    Năm 2011, nguồn tin cho hay là: ông Kỳ bị vắt chanh bỏ vỏ, khi những công tác” lợi đảng, giúp bạo quyền” bất thành. Nghe đâu Việt Cộng hăm ” cho xe đụng” để sớm” viên tịch” nên ông Kỳ hoảng sợ, có ư định xin qua sống ở Mă Lai cuộc đời c̣n lại, mang nhiều tai tiếng lúc tuổi gần đất xa trời?. Cũng có nguồn tin là ông Kỳ lén về Mỹ, sống âm thầm ở Louisana…nay nhận được tin Nguyễn Cao Kỳ” viên tịch” tại Mă Lai, v́ chứng bịnh phổi phét ǵ đó. Được biết, Nguyễn Cao Kỳ c̣n có hổn danh là” Kỳ phổi ḅ”, lại bị bịnh phổi mà” viên tịch” th́ cũng là luật nhân quả và chuyện khó tin nhưng có thật…chứ trong các bịnh lư loài trâu ḅ, ít ai nghe nói đến vụ ḅ bị bịnh phổi, hay ḅ ho lao, ḅ xưng phổi…

    Con gái là Nguyễn Cao Kỳ Duyên đi Mă Lai, chắc là an táng tại quê hương. Nếu đảng và bác ghi công lao” đón gió” từ năm 2004 đến nay, th́ thi hài ông Kỳ cũng dám được” an nghỉ” tại nghĩa trang Mai Dịch?. Lúc trước, khi súc vật Vơ Văn Kiệt” viên tịch”, được” tiêu diêu nơi miền Lê Mác”, th́ có Nguyễn Cao Kỳ, đóng vai” đạo t́” ôm ṿng hoa tím, có chụp h́nh đăng báo, phổ biến khắp nơi để người Việt biết đến thành tích” đón gió trở cờ cao cấp” của ông Kỳ. Không biết là trong đám táng của Nguyễn Cao Kỳ ở Việt Nam có ai ở trung ương đảng đến” phân ưu” như là đám ma của thiếu tá quân hại nhân dân Trịnh Công Sơn, có nhiều tên” tai vượn mặt khỉ” như đại tướng nạo thai” nghiệp chuyên” Vơ Nguyên Giáp tham dự?. Họ Trịnh c̣n được Mai Ghẻ tưởng nhớ qua các đêm văn nghệ” đóa hoa vô thần” ở Mỹ, Âu Châu…..không biết là” Nghinh Phong Viện Chủ” Nguyễn Cao Kỳ có ai nhớ đến để” tưởng niệm”? C̣n đám ma tại Việt Nam, theo như tin tức thông báo, chắc chắc là được thân nhân cho phủ áo quang ” lá cờ đỏ sao vàng”, là ân huệ mà đảng dành cho một tên tay sai lỡ vận trong cái” nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng dân chúng oán giận về thành tích của một kẻ phản bội, đung đầu về Hà Nội, làm tôi mọi cho đảng siêu cướp, súc vật Việt Cộng./.

    Trương Minh Ḥa
    24.07.2011

  2. #2
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Thăng quan tiến chức

    Đội Mũ Ngược - Trong 2 tuần qua, 2 vị tướng lănh ra đi, cố Trung tướng Đặng Văn Quang và cố Thiếu tướng, nguyên Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ và trên báo chí lẻ tẻ vài ông Tá, Uư linh tinh thiêu, chôn không kể.

    Nếu may mắn VNCH không đứt phim th́ các ông quân đội khi chết thế nào cũng tiền hô hậu ủng và thăng lên một cấp. Ngày nay không được thăng một cấp nhưng lại được phủ quốc kỳ VNCH cho đúng điệu “người quốc gia tị nạn cộng sản” để vinh dự, dù rằng nhiều ông lúc sống chẳng làm quái ǵ và cũng chẳng sinh hoạt ǵ.

    Cố Trung tướng Đặng Văn Quang, dù mang tiếng là tướng “bẩn” v́ cần sa ma túy không được Mỹ cho vào Hoa Kỳ tị nạn. Sống tha phương tại Gia Nă Đại cho đến khi được đoàn tụ với con cái tại San José rất khổ sở và đạm bạc. Nhưng anh em cựu quân nhân vẫn làm tṛn nghiă cử phủ cờ VNCH cho ông và nghe nói có cả 21 phát súng đưa tiễn. ĐMN nghĩ 21 phát súng là dành cho Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng hay Tổng Tư Lệnh? Tướng Quang “được” Mỹ chê mà lại “bị” bắn 21 phát đại bác tiễn đưa cũng là lạ.

    Người chết không nói và cũng không nghe nên cũng không biết ǵ. Nhưng gia đ́nh, bà con họ hàng chắc cũng mát ruột. Dù rằng 21 phát súng cũng không làm ông giựt ḿnh tỉnh giấc và sống lại, nhưng vớt vát danh dự cho ông. C̣n gia đ́nh ông Nguyễn Cao Kỳ mới khôn ngoan, quyết định hoả thiêu tại Mă Lai và tro cốt sẽ mang về đâu không rơ. Chắc là Việt Nam.

    Nhưng quyết định mai táng ở đâu cũng vậy, ở Mỹ th́ chắc các ông quan quá khích và chống Cộng cực đoan sẽ chống đối kịch liệt về cái vụ phủ quốc kỳ VNCH. Nếu cử hành tang lễ tại Việt Nam th́ sao? Không lẽ lính của Quân Đội Nhân Dân đi phủ cờ Đỏ Sao Vàng, nghe nghịch lư. Ông Kỳ không phải là người cộng sản, ông là người quốc gia, thua trận, nhưng yêu nước (theo quan niệm cá nhân của ông) nên muốn về Việt Nam làm sứ giả hoà b́nh cho sự hoà hợp hoà giải dân tộc. Do đó, không thể có chuyện quân táng theo XHCN.

    Cử hàng tang lễ tại Mă Lai là hay nhất v́ ông được Huân Chương Danh Dự cuả Mă Lai do chính quyền Mă Lai trao tặng. Đó là lư do ông khẩn cấp bay qua Mă Lai để điều trị. 81 tuổi là tuổi phải chuẩn bị ra đi bất cứ giờ phút nào, không ai chiến thắng được mệnh số. Đôi giầy, đôi dép cũng có số th́ hà huống cho con người. Tang lễ tại Mă Lai làm cho một số chương ténh “biểu diễn ḷng ái quốc” cuả một số người quá khích bị mất cơ hộ “biểu t́nh đả đảo.”

    Trở lại việc các ông cựu quân nhân chết tại hải ngoại hay nói chung là sau 30/4/1975 th́ ở đâu cũng vậy không được thăng một cấp như ở Việt Nam trước 1975. Lư do, ai có quyền thăng cấp trừ Tổng Thống và Bộ Tổng tham Mưu. Chính phủ không c̣n nên cái vụ thăng quan tiến chức không thể thực hiện khi chết. Vả lại đa số các ông khi sang ra hải ngoại cũng đă tự động tăng cho ḿnh lên một cấp với một bài bản giống nhau: “Moa có giấy thăng cấp rồi nhưng chưa kịp đeo hoặc rửa lon th́ 30 tháng Tư đến.”

    Thật là khổ, cái danh vị và chức tước nó bám rễ trong người, nên say mê quyền lực như vậy. Có ông ngày xưa làm Trung Sĩ Y Tá ngày nay làm Trung Tá Y Sĩ (đọc lái); Có ông c̣n ngon lành hơn, chưa cầm súng ngày nào bây cũng may-dzo (mới nghe tưởng là mặc aó “may-dô”. Có ông Trung sĩ Thông dịch viên đồng hoá nay thành Trung Tướng “nhà đ̣n.” Đơn vị Hải Quân khó nhận định cấp bậc trên cầu vai, không phải bông mai, nên nhiều ông Hạ Sĩ Quan cứ tự động cho ḿnh lên Uư, lên Tá, đúng là Hải Quân say sóng biển say luôn cả chức vụ.

    Nói tóm lại, cái vụ thăng quan tiến chức khi chết không có chỉ v́ các ông tự ư gắn lon cho ḿnh thêm một cấp cho ḿnh khi vẫn đang c̣n sống. Có câu chuyện khôi hài là một số ông Thiếu và Trung Tá cũng tự cho ḿnh lên Đại Tá. Tự nhiên, bây giờ cho ḿnh tụt xuống trở thành Thiếu Tá hoặc Trung Tá. Hỏi lư do mới biết bây giờ là thời điểm các ông Tướng và cấp Đại Tá rủ nhau đi tầu suốt hơi nhiều. ứ xưng là đại tá nhỡ có ngày ông Diêm Vương tưởng là Đại Tá thật rủ đi xuống dưới ấy chơi th́ bỏ mẹ, hăi quá vội xuống lon trở lại chức vụ cũ may ra kéo thêm một vài mùa trăng.

    kbchaingoai.wordpres s

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Quote Originally Posted by Overall View Post
    Qua nhận dịnh các bài viết trên, công ông ta rất lớn; qua sự trần t́nh của ông xuyên qua Video clip, sự trở về quê hương, là lập trường chống cộng của ông ta như Cựu TT Reagan cũa Mỹ, đă chiến thắng Liên Sô, cầm đầu khối CS bằng chủ nghĩa Tư bản; ông ta chả có tội ǵ cả, đó là quyền tự do của ông ta. Không có ông ta can đảm lănh đạo, Miền Nam VN đă bị chiếm từ cuộc tổng công kích Mậu Thân. Vài lời thô thiển, xin vinh danh ông.
    Xin cho hỏi vài câu. Kể từ năm 2004 ô Kỳ "hoà hợp hoà giăi" với VC, hay đừng nói cao xa quá rằng sự trở về cũa ô ta đă làm được ǵ:
    - Sự nghiệp chống cộng như ô ta nói trong clips trên, tui chưa mở lên nghe nhưng vài người trên đây nói thế.
    - Đă làm ǵ, được ǵ cho người dân Việt trong nước
    - Đă làm được ǵ cho VNCH, như ô ta từng tuyên bố "xây lại nghĩa trang Biên Hoà".
    - Đă làm được ǵ cho chủ trương hoà hợp hoà giăi với VC. Có hoà giăi được ǵ với ai chưa.
    - Đă chiêu dụ được bất cứ Viêt kiều cá mập nào về nước đầu tư chưa.

    Riêng tui nhận xét sự thành công cũa riêng ô Kỳ như sau:
    - Dụ được vợ cũ, bà Mai và cô con gái rượu Nguyễn CK Duyên về VN mở quán phở, cafe.
    - Được hảnh diện chụp h́nh chung với các quan chức nhớn VC, đồng thời được người này người nọ, phóng viên trong và ngoài nước phỏng vấn, được có h́nh đăng lên báo. Rất tiếc chưa được họp báo lần nào. Ô Kỳ th́ khoái màn "ăn nói" trước công chúng, că chuyện được ăn đến được nói và được ...gói mang dzề.
    - Kéo được 1 mớ tư bản tây về VN xua đuổi đám dân ngu khu đen giăi toả đất đai để xây sân golf kiếm được mớ tiền c̣.
    - Và cái lợi đến riêng cho ô ta th́ nhiều lắm kể không hết.

  4. #4
    Nói Thẳng
    Khách

    Quả đúng đúng đắn, xin vinh danh Ông !

    Quote Originally Posted by Overall View Post
    Qua nhận dịnh các bài viết trên, công ông ta rất lớn; qua sự trần t́nh của ông xuyên qua Video clip, sự trở về quê hương, là lập trường chống cộng của ông ta như Cựu TT Reagan cũa Mỹ, đă chiến thắng Liên Sô, cầm đầu khối CS bằng chủ nghĩa Tư bản; ông ta chả có tội ǵ cả, đó là quyền tự do của ông ta. Không có ông ta can đảm lănh đạo, Miền Nam VN đă bị chiếm từ cuộc tổng công kích Mậu Thân. Vài lời thô thiển, xin vinh danh ông.
    Nhận xet của bạn thật đúng đắn. Ông Kỳ có công, chứ chẳng có tội. Sau cùng, Ông hoặc gia quyến đă có quyết định rất sáng suốt, mang tro cốt của ông về thờ tại Hoa Kỳ; ông là Việt kiều có quốc tịch Mỹ, về VN cứu quê hương, theo lập trường chống cộng của ông, chưa hoàn thành ước nguyện, gẫy cánh giữa đường, chết tro cốt mang về Mỹ là đúng đắn quá ! Cũng xin được vinh danh ông đă yêu mến nước Việt Nam !!!

  5. #5
    nghiep
    Khách

    Nguyễn cao Kỳ công và tội.

    Sau cái chết của ông Nguyễn Cao Kỳ cựu thủ tướng VNCH,cựu chủ tịch uỷ ban hành pháp, cựu thiếu tướng không quân vẫn c̣n dư âm, tiếng ch́ tiếng bấc trên các trang mạng. Kẻ bênh vực th́ ca tụng, kẻ chống th́ dè bỉu, chưởi rủa...V́ đâu nên nổi nầy. Tất cả cũng do ông làm nên.

    Công và tội của ông Kỳ cần phải đem lên bàn mổ xẻ, tại sao có bên bênh và bên chống? Ai đúng ai sai? Và quan trọng nhất ông Kỳ đúng hay sai? Mặc dù ông đă ra đi nhưng những người c̣n lại hậu thế cần biết Công và Tội của ông Kỳ.

    -Công??

    Trong thời vàng son, oanh liệt của ông Kỳ bên bênh đưa ra việc ông Kỳ đă 'điều binh khiển tướng' trong cuộc tổng công kích của Việt cộng trong Tết Mậu Thân 1968.

    Lúc đó ông Kỳ trong chức vụ phó tổng thống, nhiệm vụ của ông là phải bảo vệ an ninh lănh thổ cũng như thủ đô Sài G̣n là chuyện đương nhiên.
    Khi Việt cộng đánh úp vào ngày Tết th́ đó chính là tội của ông Kỳ chứ không phải công!

    Lư do ông Kỳ chỉ lo ăn nhậu, nhẩy đầm, ve gái...vô tránh nhiệm trong việc phát giác cộng quân chuyển vũ khí, đặc công, cán binh cộng sản ém quân tại thủ đô chờ đồng bào ăn Tết ra tay tấn công.

    Đáng lư ra TT Thiệu phải cách chức lột lon ông Kỳ đưa ra toà án binh xét xử, nhưng TT Thiệu lại không làm việc nầy!

    -Việc thứ 2 mà gọi là 'công' khi 'biến loạn miền Trung' việc dẹp bàn thờ Phật xuống đường.

    Như đă nói ông Kỳ với chức vụ phó tổng thống, ông chỉ ra lệnh thi hành dẹp Phật giáo tại miền Trung do CS giật dây xuống đường ly khai với chính phủ trung ương tại SG.

    T́nh h́nh miền Trung luc đó vô cùng phức tạp, binh sĩ cũng ngă theo các sư săi chống chính phủ, điều quân ra ngoài Trung có thể binh sĩ bắn giết lẫn nhau. Nếu không có sự khôn khéo của tướng Viên và tướng Loan th́ chuyện đổ máu sẽ xẩy ra giửa binh sĩ chính phủ và phe đ̣i ly khai.

    Tướng Viên, Tướng Loan thành công trong việc kêu gọi binh sĩ ly khai buông súng trở về với chính phủ, phong trào ly khai của các sư săi do cộng sản giật dây hết chổ dựa dành phải tan hàng!

    Th́ tướng Kỳ viết sách lại kể công! "nổ" đanh bóng cá nhân ḿnh!

    -Tội!!

    Sau ngày mất nước ông Kỳ định cư tại Mỹ, có vài câu chuyện về ông làm ăn thất bại, gạt tiền chiến hửu dưới quyền, cuổm dzợ đàn em...Tất cả đều nói lên sự mất tư cách của ông Kỳ.

    Nhưng đùng một cái ông Kỳ về VN. Ông tuyên bố hoà giải với Việt cộng, thế là từ đây tội ông Kỳ càng ngày ngập đầu!

    V́ quá nhát sợ VC đầu độc chăng? Khi sống tại VN ông không ngớt lên tiếng làm thân cẩu nô cho bọn VC.

    Một ngày trong quân đội cũng là lính.

    Ông lên tiếng với sử gia VC "Quân đội VNCH là lính đánh thuê" ông sĩ nhục một quân đội anh dũng chống lại sự xâm lược của cộng sản trong suốt hơn 20 năm.

    Ngày nay chủ nghĩa cộng sản sụp đổ trong đó có công trạng của người chiến sĩ QLVNCH, khắp nơi trên thế giới tượng đài bia tưởng niệm nạn nhân cộng sản. Người chiến sĩ QLVNCH tự hào hănh diện v́ đă góp công trong việc giật sập thành tŕ chủ nghĩa cộng sản Liên Xô -Đông Âu.

    Công chiến Quốc, cộng tại VN không là cuộc nội chiến như ông Kỳ phát biểu đây là cuộc chiến tranh ư thức hệ giửa thế giới Tự Do và Cộng sản.

    Qua lời tuyên bố của của ông Kỳ cho thấy sự hèn nhát, tráo trờ phản bội lại chính nghĩa Quốc Gia mà trước đó khi ông nhận lănh chức vụ tuyên thệ trung thành trong phục vụ.

    Ông có Tội: phản bội Tổ Quốc, Trách Nhiệm, Danh Dự của một người chiến sĩ QLVNCH. Để trở thành một tên bưng bô cho bọn cộng sản.

    Ngày nay ông nằm xuống chắc chắn là không có lá quốc kỳ Vàng ba sọc đỏ phủ lên ông, thật là một điều đáng tiếc, tủi hổ cho ông.

  6. #6
    Huyền Cơ
    Khách

    Xin được vinh danh cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ !

    Sau khi phân tích bài trên và những góp ư, quả đúng cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ chỉ có công với Miền Nam VN nói riêng và Nước VN nói chung, ông ta chả có tội ǵ cả. Xin cảm phục, VINH DANH CỰU PHÓ TỔNG THỐNG NGUYỄN CAO KỲ !!!

  7. #7
    Member
    Join Date
    03-04-2011
    Posts
    632
    Người Việt Nam xưa và không ít người Việt Nam nay chắc có nghe tiếng Thống chế Pétain (Henri Philippe Bénoni Omer Pétain), sinh ngày 24/04/1856, mất ngày 23/07/1951



    Là tổng chỉ huy quân đội Pháp từ 1917 trong đại chiến TG I. Năm 1918 ông được phong Thống chế. ông cũng giữ chức bộ trưởng quốc pḥng năm 1934.
    Ông là người hùng của những người hùng Pháp trong đại chiến thứ I chống Đức.

    Nhưng tất cả danh dự của ông bị mất, khi ông kư quyết định đầu hàng ... Đức,trong đại chiến thứ II, ngày 22/06/1940 và sau đó là TT bù nh́n Pháp, lúc đă 84 tuổi, cho đến khi Pháp được giải phóng ngày 20/08/1944.

    Ngày 15/08/1945 ông bị tuyên án tử h́nh v́ tội phản quốc. V́ tuổi cao, ông được hưởng án chung thân và chết trong nhà tù sau 6 năm.

    Xin mọi người cứ việc b́nh luận.

  8. #8
    Huyền Cơ
    Khách

    Nhập nhằng nhăng nhít nữa rồi !

    Quote Originally Posted by toiday View Post
    Người Việt Nam xưa và không ít người Việt Nam nay chắc có nghe tiếng Thống chế Pétain (Henri Philippe Bénoni Omer Pétain), sinh ngày 24/04/1856, mất ngày 23/07/1951



    Là tổng chỉ huy quân đội Pháp từ 1917 trong đại chiến TG I. Năm 1918 ông được phong Thống chế. ông cũng giữ chức bộ trưởng quốc pḥng năm 1934.
    Ông là người hùng của những người hùng Pháp trong đại chiến thứ I chống Đức.

    Nhưng tất cả danh dự của ông bị mất, khi ông kư quyết định đầu hàng ... Đức,trong đại chiến thứ II, ngày 22/06/1940 và sau đó là TT bù nh́n Pháp, lúc đă 84 tuổi, cho đến khi Pháp được giải phóng ngày 20/08/1944.

    Ngày 15/08/1945 ông bị tuyên án tử h́nh v́ tội phản quốc. V́ tuổi cao, ông được hưởng án chung thân và chết trong nhà tù sau 6 năm.

    Xin mọi người cứ việc b́nh luận.
    Chiêu " phương tiện làm cứu cánh ", xưa rồi. Cựu TT Dương Văn Minh hoặc Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu hay Boác Hồ rất đúng trong trường hợp này; đừng có vác Cựu Phó TT Nguyễn Cao Kỳ mà so sánh kiểu so le, chắc muốn thanh trừng ông ta không đúng lập trường cc dỏm ...?

  9. #9
    Member
    Join Date
    09-09-2010
    Posts
    69

    TSLXN: Viết về cái chết của Nguyễn Cao Kỳ

    Không quân ít ra cũng có người dám ỉa vào mặt thằng Kỳ và đám bợ c̣ (bến cũ)


    Nghĩa Tử là Nghĩa Tận, viết về cái chết của NCK
    Trường Sơn Lê Xuân Nhị
    Như thế là mọi người đều đă biết, ông NCK đă về bên kia thế giới, hay nói văn hoa một chút, là đă tiêu diêu miền cực lạc, hay đă về Nước Chúa, hay nói một cách… không quân hơn, là đă cất cánh bay về một cơi trời vô định. Đây là lần đầu tiên tôi dùng tiếng “Ông” để gọi NCK kể từ khi ông ta về Việt Nam quỵ lụy và ăn mày bọn Việt Gian Cộng Sản. Tại sao tôi lại dùng tiếng ông như thế? Xin thưa, Nghĩa Tử là Nghĩa Tận. Ông Kỳ chết rồi, ḿnh không nên làm nhục một cái thây ma, bôi nhục một xác chết, một đống thịt già … thầm lặng không c̣n khả năng để tự vệ cho ḿnh. Người Quốc Gia ḿnh hơn bọn Việt Gian Cộng Sản ở chỗ đó.
    Nghe tin ông Kỳ chết, tôi chẳng vui mà cũng chẳng buồn. Chẳng vui bởi v́ tôi biết NCK, giống như bạn, như tôi, trước sau ǵ th́ cũng phải ngủm củ tỏi mà thôi. Dĩ nhiên, nếu NCK chết cách đây chừng 20 năm th́ đă là một cái chết b́nh thường, lịch sử ngàn năm sẽ ghi NCK là một cựu Thủ tướng, cựu phó Tổng Thống của VNCH, dù chẳng làm được con mẹ ǵ cho tổ quốc ngoài việc ăn nhậu và phá thối, nhưng ít nhất cũng đă không phản bội anh em, bạn bè, chiến hữu. Tôi chẳng buồn v́ thế giới này thiếu đi một thằng Việt gian như NCK th́ là một chuyện mừng chứ không phải chuyện buồn.
    Nghe tin NCK ngủm củ tỏi, tôi ngồi thừ, như đă nói, chẳng vui chẳng buồn, làm chừng chục lon bia và tự hỏi ḷng ḿnh, tại sao tôi lại khinh ghét NCK đến thế. Tại sao trong cả cái Quân Chủng Không Quân của tôi, anh hùng đầy dẫy, chỉ có ḿnh tôi, một anh Thiếu Úy quèn, một thằng út nhỏ bé của phi đoàn 114, đứng ra chửi NCK, đại diện quân chủng Không Quân to lớn của tôi đi xin lỗi mọi người về cái hành động ô nhục của NCK. Và cuối cùng, tại sao, có vài người lại c̣n bênh vực NCK như thằng chó đẻ
    ĐVA và vài thằng không quân khốn nạn khác. (chúng mày rồi sẽ biết tay tao.)
    Trước hết, xin nói thật rằng, giống như bao nhiêu phi công trẻ của QLVNCH những ngày chưa mất nước, NCK ngày xưa là thần tượng của tôi. Tôi thích cái tính khí ngang tàng, hào phóng, có sao nói vậy của NCK. Dĩ nhiên, chúng tôi đều biết, NCK chẳng có đầu óc ǵ lắm, nói nhiều làm ít, nhưng tuổi trẻ là tuổi của tha thứ, hào hùng, chúng tôi chẳng để ư đến những chuyện này, thậm chí, c̣n nghĩ như thế mới là tốt, mới là… Không Quân.
    Năm 1984, thành phố NEW ORLEANS tổ chức Lễ Thượng Kỳ, treo cờ Quốc Gia trước Ṭa Thị Chánh thành phố, hội cựu quân nhân chúng tôi có mời NCK về tham dự. Chúng tôi đă tổ chức vô cùng chu đáo. Xuống phi cơ, Kỳ được mời vào pḥng VIP và sau đó lên xe Limo, được cảnh sát với xe mô tô hộ tống chở về khách sạn sang trọng nhất thành phố nổi tiếng ăn chơi này. Ngày xưa Tào Tháo đăi Quan Công ba ngày một đại yến, mỗi ngày một tiểu yến, nhưng anh em chúng tôi đăi NCK mỗi ngày ba đại yến, luôn luôn có Cognac XO và sơn hào hải vị quư nhất của thành phố NEW ORLEANS do chính những anh em đi biển đem về.
    Có lẽ kể từ khi sinh sống tại Mỹ, đây là lần đầu tiên Kỳ được tiếp đăi trang trọng như thế.
    Dĩ nhiên, Kỳ chẳng bao giờ hiểu được rằng cảnh sát Mỹ chẳng bao giờ sách xe mô tô đi hộ tống cho ai nếu không được trả tiền, chẳng có khách sạn sang trọng nào cho người ở miễn phí, chẳng có nhà hàng nào cho chúng tôi ăn free v́ sự có mặt của NCK.
    Chúng tôi phải trả tiền và những số tiền này là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của anh em chúng tôi đóng góp. Anh em chúng tôi, những người đi làm lao động đầu tắt mặt tối th́ lương ba cọc ba đồng, những người làm văn pḥng th́ lương lại càng ít hơn, thêm vào đó, c̣n bill nhà, bill cửa, vợ con một đống, nhưng cũng ráng đóng góp, chỉ hy vọng ḿnh có thể làm được việc ǵ đó cho quê hương. Ngày lễ, anh em chúng tôi ngồi tuốt phía dưới xa, nh́n Kỳ ngồi trên hàng ghế danh dự, ăn nói với những tai to mặt lớn của thành phố, chúng tôi lấy làm hănh diện vô cùng. Ai khinh tướng chúng tôi th́ có quyền khinh, nhưng chúng tôi không khinh tướng của chúng tôi.
    Kỳ lúc ấy quả thật là một thần tượng của anh em chúng tôi. Báo chí truyền h́nh phỏng vấn, Kỳ trả lời bốp chát, cứ y như ngày nào ở Việt Nam. Măi sau này, khi coi lại những cái clip, tôi mới đau đớn nhận ra rằng những lời tuyên bố của NCK toàn là bố láo, chẳng ra đâu vào đâu, toàn là nhắc nhở đến một thời quá văng cũ, tự đánh bóng ḿnh một cách hợm hỉnh, chẳng có liên quan ǵ đến chuyện vinh danh QLVNCH như anh em chúng tôi hằng mơ ước.
    Có thể, có người bảo, tại mấy ông ngu nên mới đón tiếp NCK long trọng như thế chứ ông ấy đâu cần mấy ông đón tiếp đâu. Câu trả lời là: Đúng, có thể chúng tôi ngu, nhưng người lợi dụng cái ngu ấy của chúng tôi th́ thật đáng phỉ nhổ. Chúng tôi ngu v́ t́nh thương Tổ quốc. Ngu v́ chúng tôi c̣n biết làm người, c̣n có lương tri, biết liêm sĩ, biết nhục là ǵ. Hơn nữa, tuổi trẻ là tuổi của tha thứ và hy vọng. Chúng tôi hy sinh và chẳng bao giờ tính toán. Nếu biết tính toán một chút th́ ngày xưa, tôi, 17 tuổi đă không bỏ nhà đi lính. Nếu biết tính toán một chút th́ tôi đă không xông pha giữa ḥn tên mũi đạn, bay một ngày 8 tiếng đồng hồ, để kết quả là bị kéo về phi đoàn nhốt tù v́ tội “bay quá thấp, coi thường mạng sống của phi hành đoàn” (chuyện này xin hỏi phi đoàn trưởng của tôi, trung tá Tám khóa 17 Dalat hiện ở Orange County, Cali, xem thử ổng nhốt tôi bao nhiêu lần v́ những tội ǵ? Muốn biết thêm th́ hỏi ĐU Hưởng ở Canada, DU Nhơn ở Orlando, FL-- Và nếu hỏi th́ xin hỏi luôn, những huy chương của tôi trong 4 năm trời lăn lộn ở những chiến trường đẫm máu nhất, nhiều khi tàu bị bắn rách phải bỏ v́ không vá được, ai đă lấy hết mà chỉ để cho tôi một cái Phi Dũng Bội Tinh là một cái không ai có thể ăn cắp được v́ có tên tôi. Hỏi luôn thiếu tá Lư Bửng, trưởng pḥng HQ phi đoàn 114, họp hành quân phi đoàn, tuyên bố một câu xanh dờn như sau: Chúng tôi mất công điều động các anh đi bay, chúng tôi phải được chia sẽ những huy chương của các anh. Ai bảo phi công QLVNCH hào hoa phong nhă hay sung sướng ? Không có đâu, chỉ toàn là mồ hôi, máu và nước mắt mà thôi, quí vị ơi. Nhưng v́ tổ quốc, chúng tôi chẳng phiền hà ǵ. Chúng tôi chấp nhận chịu thiệt tḥi để cho dân tộc được hạnh phúc. Đơn giản như thế thôi.)
    Sau lần đến thành phố NO, NCK đâm ra yêu thành phố quê mùa nghèo hèn này. Cũng dễ hiểu thôi bởi v́ Kỳ đă bị những chỗ khác tẩy chay, trong khi đó, dân NO chúng tôi vốn quê mùa dốt nát và… chẳng biết mẹ ǵ ngoài chuyện lo cho gia đ́nh đầy đủ êm ấm, đón tiếp Kỳ như một ông vua. Thêm vào đó, như ai đă nói, trong thế giới mù th́ thằng chột là vua. Kỳ muốn làm thằng chột trong thế giới mù người Việt Nam của thành phố NO. Thế là Kỳ khăn gói quả mướp dọn về NO ở.
    Kỳ dến NO với hai bàn tay trắng, và mọi người, ai cũng biết như thế. Nhưng không sao, tiền bạc là thứ nhỏ, Kỳ mới là quan trọng. Tôi không bao giờ quên được đêm ThanksGiving năm ấy tại nhà hàng ChinaTown của Đại Tá An …
    Đêm hôm ấy Kỳ mặc đồ quân phục Đại Lễ Không Quân màu trắng, đeo hai sao, ngồi bên cạnh tướng Westmoreland mặc thường phục. Kỳ nói không bao giờ ngừng, trong khi tướng Westmoreland chỉ mỉm cười yên lặng. Hội Cựu Quân Nhân ngày ấy giao cho tôi trọng trách bảo vệ an ninh cho NCK. Khỏi cần phải nói, tôi làm tṛn bổn phận ḿnh.
    Sau lễ chào cờ, Kỳ và Westmoreland ngồi xuống trên bàn ghế danh dự trên cao, nh́n xuống dưới, nơi khoảng 300 thực khách đang ngồi. Không hiểu tại sao, lúc ấy Kỳ có vẻ mặt không vui. Tôi đến bên Kỳ và hỏi, “Mọi chuyện OK không Thiếu tướng?”
    Kỳ nói ngay:
    -Anh lấy cho tôi chai rượu.
    Lúc ấy tôi mới nhận ra là ban tổ chức đă quên bỏ chai rượu cho bàn danh dự. Tôi nói liền “Thiếu tướng chờ chút, em đi lấy cho.”
    Tôi liền đi hỏi “Chai Rượu cho ông tướng” nhưng chẳng ai có. Thế là tôi đành phải phóng ra ngoài, trời đêm ấy lạnh, vạn vật đóng băng, chạy bộ đi kiếm cho Kỳ chai rượu. Tôi chạy cỡ 5 block đường, lạnh quá nên… teo mẹ nó chim, tay chân run cầm cập, cây 9mm trong bụng xém rớt xuống đất mấy lần mới nh́n thấy một cái tiệm chạp phô nhỏ. Đây là tiệm chạp phô bán cho người nghèo nên tôi kiếm tới kiếm lui chỉ thấy được chai Hennessy VS, tức là loại rượu rẻ tiền. Tôi biết khẩu vị của Kỳ phải là thứ XO thượng hạng, nhưng chẳng biết làm sao hơn đành mua đại. Tôi ôm chai rượu chạy giữa trời, chim lại teo v́ trời lạnh quá, nhưng tự nhủ rằng dù … teo chim nhưng ḿnh cũng làm tṛn bổn phận của một người lính với vị chỉ huy cũ.
    Tôi trở về, hí hửng đem chai rượu để trên bàn, chờ đón một lời khen. Nhưng khi nh́n thấy chai rượu, có lẽ v́ không phải là thứ XO như Kỳ thích, Kỳ nhăn mặt lại, chẳng thèm nói một lời cám ơn. Tôi cũng chẳng buồn v́ nghĩ rằng Kỳ bận rộn với những việc lớn nên không có th́ giờ cho những chuyện nhỏ như chuyện cám ơn vớ vẩn một tay Thiếu úy vô danh.
    Kỳ ở nhà Đại tá Ân. Lúc ấy (1985) đại tá Ân làm chủ nhà hàng Chinatown, tiền bạc rủng rỉnh, bạn bè th́ có những tai to mặt lớn như NCK, đàn em th́ có những tay nổi tiếng như Lư Tống (LT), Tương Sĩ Lương, (TSL) Lê Hồng Thanh… tối thứ sáu thứ bảy tổ chức văn nghệ gọi là Đêm Làng Văn, thu cả chục ngàn đô la một đêm. Đại tá Ân c̣n yểm trợ cho Trương Sĩ Lương ra tờ báo “Tiếng Nước Tôi”, tờ báo đầu tiên của thành phố NO. (Lúc ấy tôi mới chập chững cầm bút, viết mấy bài, tốn bao nhiêu tô phở cho TSL nhưng bài chẳng bao giờ được đăng. Dù không được đăng bài, nhưng được đi ăn nhậu với nhà báo TSL làm tôi cũng thấy an ủi phần nào.) Người bạn tâm huyết của Kỳ lúc ấy là LT. LT vượt biển, báo Reader Digest có đăng chuyện này, trở thành ngôi sao sáng. LT đang đi học nhưng cứ bị Kỳ gọi tới, rủ đi nhậu.
    Đùng một phát, tôi nghe NCK mở vựa bán tôm ở Houma. Trước khi viết thêm, tôi xin nói về chuyện tôm cá ở NO…
    Năm 75, rất nhiều người tị nạn gốc Phước Tỉnh,vốn sống bằng nghề đánh tôm đánh cá, đă định cư tại thành phố này. Họ chịu khó nên chẳng bao lâu trở thành giàu có, lợi tức hàng năm lên đến vài trăm ngàn đô la hoặc triệu đô la là chuyện thường. Nhưng, ít ai biết được rằng, người đánh cá giàu, nhưng người chủ vựa tôm cá c̣n giàu gấp trăm lần. Chủ vựa mua tôm với giá, ví dụ, 1 đô la, họ đem bán ra thị trường gấp 5 giá này. Mỗi một ngày, mua về cỡ 100 ngàn cân, bán đi, bạn làm con tính th́ sẽ biết số tiền lời nó như thế nào.
    Mới nh́n qua th́ ai cũng phải công nhận, Kỳ quyết định ra mở vựa tôm là một quyết định khôn ngoan. Vấn đề ở đây, quan trọng nhất, Kỳ chỉ có hai bàn tay trắng, lấy tiền ở đâu ra để mở? Kỳ may mắn ở chỗ có thằng phó giám đốc nhà băng người Mỹ ngày xưa là THỦY QUÂN LỤC CHIẾN Mỹ, biết Kỳ, nên đứng ra yểm trợ, cho Kỳ vay tiền, tôi nghe nói là 1 triệu đô la. Kỳ lại kêu gọi anh em Không Quân đóng góp, hùn vốn, hứa hẹn đủ thứ.
    Thế là anh em Không Quân Việt Nam đùng đùng đóng góp, kẻ vài trăm, người vài ngàn. Đau đớn một điều là bây giờ, nếu ai về NO hỏi người Không Quân, lần ấy bạn mất cho NCK bao nhiêu th́ chẳng ai dám nói sự thật.
    Nghề làm chủ vựa, coi dễ nhưng khó vô cùng. Thường th́ những chủ vựa là cha truyền con nối. Muốn lấy ḷng những thuyền đánh tôm, họ phải chứa xăng dầu, nước đá, đồ ăn thức uống đầy đủ để khi tàu cặp bến, họ bán tôm xong là có xăng dầu, nước đá, đồ ăn thức uống đi liền cho chuyến tới. V́ nghề chủ vựa là nghề béo bở, cho nên, để cạnh tranh nhau, nhiều khi chủ vựa c̣n chứa cả gái điếm, cần sa ma túy bán cho người đánh cá.
    Kỳ làm sao hiểu được những chuyện này. Lại c̣n huyênh hoan tuyên bố, chúng nó phải bán tôm cho tôi v́ tôi là NCK. Nhưng, thành thật mà nói, Kỳ cũng nghĩ đến vấn đề PR chứ. Giải pháp PR của Kỳ là kéo thằng Đặng Văn Âu (DVA) từ Houston về ra tờ báo “Ngư Phủ”. DVA gặp tôi, nhờ tôi chỉ bảo về việc muốn đặt một giàn máy điện toán đánh được chữ Việt để làm tờ Ngư Phủ. Tôi bảo, ông giao cho tôi 3 ngàn đô la, tôi thiết trí cả máy in, là xong việc. DVA không giao cho tôi mà tự làm lấy, và bill cho Kỳ, tôi nghe nói, khoảng 10 ngàn đô la. Giống như Việt Gian Cộng Sản, chúng nó ăn cướp lẫn nhau.
    Ngày tờ “Ngư Phủ” ra đời, tại nhà anh Toàn Huế, DVA khoe tôi tờ báo Ngư Phủ số một. Tôi xem qua, chút xíu nửa th́ ói, cười, nửa đùa nửa thật, bảo: “Nếu tôi là tướng Kỳ, tôi ra copy chừng vài trăm cuốn video XXX về phát cho ngư phủ, may ra họ c̣n nhớ đến tướng Kỳ mà bán tôm cho ổng. Dân ngư phủ làm ǵ biết đọc mà anh lại làm báo?” DVA bảo, ông say rồi. Tôi bảo, người say mới dám nói sự thật. Cả bàn cùng cười.
    Tờ báo Ngư Phủ ra được số thứ hai th́ NCK khai phá sản. DVA âm thầm về lại Houston, dĩ nhiên, không quên đem theo bộ computer 10 ngàn đô la theo. Thằng phó giám đốc nhà băng người Mỹ bị mất việc, và không biết bao nhiêu anh em không quân bị mất tiền.
    Tôi không gần gủi Kỳ nên không biết tại sao Kỳ khai phá sản, nhưng sau đây là suy luận của tôi:
    1/ Trên cơi đời này, làm việc ǵ cũng thế, từ việc rửa một cái chén nhỏ cho đến việc coi sóc một công ty to lớn, người ta phải có sự cố gắng, biết chịu khó làm việc. NCK là loại người biếng nhác, nói th́ hay nhưng không bao giờ dám tḥ tay ra làm một việc ǵ. Kỳ mở vựa tôm, đúng ra th́ phải có mặt từ lúc sáng tinh mơ, đôn đốc nhân viên chùi rửa vựa, tiếp đăi khách hàng, đàng này, Kỳ cứ ở ĺ ở thành phố NO, ăn nhậu chè chén, giao hết mọi việc cho đàn em, sáng 12 giờ mới bước ra khỏi giường, chiều 7 giờ đă bày tiệc rượu, hỏi vựa cá nào c̣n có thể sống được.
    2/ Đàn em của Kỳ toàn là thứ ăn hại, giết Kỳ sau lưng Kỳ nhưng Kỳ không hề biết. (Như thằng DVA chẳng hạn. Nó càng bênh vực Kỳ th́ người ta càng ghét Kỳ.)
    3/ Kỳ là một con người giỏi mồm miệng nhưng ngu dốt, không có đầu óc.
    Nhưng không sao, những chuyện này là những chuyện có thể tha thứ được. Ai mất tiền đau khổ th́ cũng coi như ḿnh đi buôn, không gặp thời, đành chịu. Tôi bắt đầu đ̣i uống máu NCK khi nghe tin Kỳ chơi luôn con vợ của bạn ḿnh, vợ của đại tá Ân là bà Kim. Tôi có ông anh kết nghĩa là BS Liệu dân nhảy dù, dạy tôi một câu như sau: “Vợ của bạn là mẹ của ḿnh.” Anh Liệu khỏi cần dạy, tôi cũng biết những điều căn bản này của giang hồ.
    Nói tới anh Liệu và NCK, tôi phải kể một chuyện như sau.
    Một ngày, anh em chúng tôi hẹn nhau ở Houston để ăn nhậu, nhưng bị thất lạc. Măi cho đến gần tối, anh Liệu mới liên lạc được với tôi. Anh Liệu cho địa chỉ nhà của ông Quế (Ai không tin cứ hỏi C̣ Quế Houston kiểm chứng cho việc này). Chúng tôi đi nhưng vừa đi vừa chửi thề v́ đường xa quá. Đến nơi mới nhận ra rằng ḿnh đang bước vào một cái lâu đài chứ không phải là nhà. Bước vào nhà, tôi ngạc nhiên khi nh́n thấy NCK đang ngồi chểm chệ ở ghế chính của bàn tiệc, chung quanh NCK là một lô toàn những người lạ mắt (sau này tôi mới biết toàn là BS, bạn anh Liệu ở bên Âu Châu qua). Tôi quay lui bỏ đi về. Anh Liệu chạy theo, hỏi tôi sao thế. Tôi bảo, “Em không muốn ngồi chung với thằng ăn cắp vợ bạn.” Anh Liệu năn nỉ tôi bảo, “Thôi, chuyện ông Kỳ lấy ai và lỗi của ai th́ ḿnh chưa biết, nhưng anh em tề tựu cả đây, em bỏ đi về coi kỳ quá.”
    Nễ lời người hùng Charlie, tôi đành trở lại ngồi xuống, nhưng chọn một góc bàn, nơi cuối cùng của bàn tiệc, không thèm nh́n NCK. Lúc ấy tôi đă có chút ít tiếng tăm, viết được vài cuốn sách, cho nên thiên hạ sau khi nghe tên tôi th́ liền bu xuống ngồi gần tôi để hỏi chuyện. Chẳng có ai c̣n để ư đến NCK nữa. Nửa tiếng đồng hồ sau, Kỳ bị bỏ cô đơn liền gọi tôi:
    -Này anh, nghe nói anh ngày xưa là phi công hở.
    Dĩ nhiên, Kỳ đă quên mất chuyện tôi đă chạy 5 block đường lấy cognac cho Kỳ uống. Tôi trả lời:
    -Đúng. Ngày xưa tôi là phi công của QLVNCH.
    -Tại sao anh có vẻ làm lơ với tôi.
    Tôi nói thẳng:
    -Tôi không muốn nói chuyện với thiếu tướng.
    -Tại v́ sao?
    Bàn rượu căng thẳng. Anh Liệu ngồi sát bên tôi, cứ bấm vào đùi tôi lia lịa, bảo nhỏ:
    -Chú mày cương quá, không được.
    Tôi trả lời:
    -Thôi th́ bây giờ như thế này. Nếu thiếu tướng trả lời được ba câu hỏi của tôi, tôi sẽ nói chuyện với thiếu tướng.
    Tôi để ư lúc ấy C̣ Quế nh́n tôi mặt hằm hằm, chỉ chực ăn tươi nuốt sống, nhưng tôi đéo ngán. Nhà của ông thật, nhưng ông muốn chết với tôi th́ tôi sẵn sàng chết với ông liền tại chỗ, một đổi một. Hơn nữa, đời người trước sau chỉ một lần chết mà thôi.
    Nhưng NCK lại cười, nói:
    -Anh muốn hỏi th́ cứ hỏi đi.
    -Thứ nhất, thưa thiếu tướng, đàn anh có được quyền lấy vợ của đàn em hay không?
    Mọi người khựng lại, không ai ngờ câu hỏi của tôi lại như thế. Tội nghiệp anh Liệu, lại bấm vào đùi tôi, háy hó đử thứ. Rồi anh than:
    -Mẹ, sao mà tôi khổ với ông Thiếu úy này như thế…
    Câu nói này h́nh như tôi nghe thấy quen quen. Th́ ra, trước anh Liệu, đại úy Nhơn, đại úy Hưởng, đại úy Ngọc, Đại úy Huy phi đoàn tôi đă nói câu này quá nhiều “Sao mà tôi khổ với ông Thiếu úy này như thế….” Có lẽ thằng út này sinh ra suốt đời đi làm khổ đàn anh. Nhưng ngày xưa là Không Quân nói, măi đến bây giờ mới có ông Nhảy dù nói như thế. Vấn đề là, biết tôi làm khổ mấy ông, nhưng mấy ông không bao giờ bỏ tôi được, tôi chẳng biết v́ sao.
    NCK trả lời, tự nhiên và lưu loát:
    -Ồ, th́ anh muốn nói đến chuyện tôi và bà đại tá Ân chứ ǵ. Bà Ân ly dị chồng, tôi ly dị vợ, chúng tôi yêu nhau, cưới nhau…
    Câu trả lời quá hay. Tôi lại hỏi:
    -Thằng Bùi Tín là cái ǵ mà thiếu tướng lại đi nói chuyện với nó?
    Kỳ giơ tay ra:
    -Ô, tôi đang ăn phở, hắn ta ngồi vào ngay trong bàn ăn, cậu hỏi tôi không nói chuyện với hắn th́ sao?
    Anh Liệu lại bóp đùi tôi, ngầm bảo câm họng lại. Tôi nói:
    -Câu hỏi cuối cùng, thưa thiếu tướng, thiếu tướng định nghĩa cho tôi nghe coi Liêm Sĩ là ǵ?
    Mọi người lại trắng mặt. Anh Liệu lại khổ sở hối hận v́ đă trót dại gọi tôi tới đây. Nhưng NCK nói ngay:
    -Làm người có liêm sĩ là sống thế nào không thẹn với trời, không hổ với đất….
    Kỳ nói một thôi, toàn là những lời lẽ trong chuyện tàu mà ai cũng biết. Sau đó, không khí trở nên nặng nề, Kỳ đứng lên bỏ về. Mọi người ra xếp hàng bắt tay tiễn đưa Kỳ, ngoại trừ tôi và anh Liệu. Tôi thương anh Liệu tôi chỗ đó. Anh có thể bắt tay Kỳ, nhưng anh thấy thằng em hăng máu quá, anh ngồi lại với thằng em, cùng chịu khổ với thằng thiếu úy không quân. Nhảy dù hay ở chỗ đó.
    Tất cả những chuyện này, đều có thật 100%, ai muốn biết rơ hơn th́ xin gọi điện thoại cho C̣ Quế, người bạn già của tôi, hiện đang ở Houston. Này ông c̣ Quế, lần sau tôi xuống Houston, ông có dám mời tôi về cái lâu đài của ông để ăn nhậu không?
    Ngày đó, dù Kỳ làm ǵ đi nữa th́ tôi vẫn gọi Kỳ là tướng. Cho đếh khi Kỳ biến mất khỏi NO và về Việt Nam làm một thằng Cộng Nô. Lúc ấy tôi bắt đầu gọi Kỳ là thằng. Xin lỗi, người tôi ngưỡng phục nhất trong đời tôi là thân phụ, nhưng nếu thân phụ theo VC th́ tôi cũng sẵn sàng giết chết người,uống máu rồi tự sát,nói ǵ đến chuyện thằng Kỳ lở loét. Ai sợ chết, tôi lại khoái nh́n thẳng vào sự chết. 17 tuổi, mặc áo lính rộng thùng th́nh, tôi dơ tay thề, chấp nhận chết cho quê hương. 60 tuổi, tôi nghĩ, nếu ḿnh chết, ḿnh nên đem vài thằng VC hay Việt gian chết theo ḿnh. Chết một ḿnh là chết ngu, chết vô ích. (Nói đùa thôi, ai ngu ǵ chết) Không có ǵ quan trọng và cao quí hơn tổ quốc ḿnh. Tôi đă viết nhiều bài nói về chuyện này, viết thêm cũng chỉ là thừa. Nghe tin Kỳ chết, như đă nói, tôi chẳng vui chẳng buồn, nhưng xin quí vị hiểu cho tại sao tôi gọi Kỳ là thằng.
    Nhưng thôi, bây giờ, như đă nói, nghĩa tử là nghĩa tận. Người anh hùng không đánh kẽ không c̣n tự vệ được cho ḿnh. Tôi xin cúi đầu chúc linh hồn Kỳ được tiêu diêu miền cực lạc. Kể từ giờ phút này, tôi gọi NCK là ông Kỳ, thay v́ là thằng Kỳ.
    Nhưng tôi có lời nhắn cho thằng khốn nạn DVA, đừng có đem thây ma của thầy mày để đánh bóng cho mày. Trước sau ǵ tao cũng gặp mày thôi (để tâm sự).

    Trường sơn lê xuân nhị

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Quote Originally Posted by tdinh View Post
    Không quân ít ra cũng có người dám ỉa vào mặt thằng Kỳ và đám bợ c̣ (bến cũ)


    Nghĩa Tử là Nghĩa Tận, viết về cái chết của NCK

    Trường Sơn Lê Xuân Nhị
    .................... ......

    Nhưng tôi có lời nhắn cho thằng khốn nạn DVA, đừng có đem thây ma của thầy mày để đánh bóng cho mày. Trước sau ǵ tao cũng gặp mày thôi (để tâm sự).

    Trường sơn lê xuân nhị
    Trong nhà tui coi như hầu hết có sách cũa TSLXN: Al Capone, Phát súng ân t́nh, Ộng chủ tịch, v.v... Tui mê nhất cuốn Phát súng ân t́nh.

    Sách cũa TSLXN không phải tui chỉ đọc 1 lần mà rất nhiều lần nhiều đến nổi nhưng cuốn sách ấy ṃn hết gáy, rách hết b́a và dường như biến thành bột giấy trắng xoá mổi khi rờ tay đến.

    Nhưng khi đọc bài viết này cũa anh th́ tui thất vọng. Thất vọng v́ anh cứ đi hiểu lầm ông đại tá Ân. Tui th́ chẳng hay biết ǵ cái ô đại tá ấy nhưng dám chắc 1 điều khi ô đại tá bị Kỳ cuổm mất vợ. Có câu nói "thứ nhất vợ chết thứ nh́ trúng số...". Ô đại tá ấy tự nhiên có thằng tự nguyện lảnh trái bom nguyên tử thay ḿnh th́ thằng chă mừng thấy mẹ, thằng chă nguyện sống chết bênh vực cho ô Kỳ là phải rồi, chẳng những thế ô đại tá Ân c̣n phải sớm tối cơm bưng nước rót, nhang đèn phù hộ cho ô Kỳ, tân giai nhân vợ cũ cũa ḿnh răng long tóc bạc. Ngộ nhỡ Kỳ lăn ra chết th́ trái bom cũ nó sẽ trở dze kiếm ḿnh lại th́ bỏ mẹ cữa tứ.

    Người đang đau khổ, buồn nhất trên cơi đời hiện nay không phăi là NGuyễn CK Duyên mà chính là ô đại tá Ân.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 63
    Last Post: 03-08-2011, 09:00 AM
  2. Nguyễn cao Kỳ công và tội.
    By nghiep in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 27-07-2011, 10:42 PM
  3. Cựu Phi công Lê Xuân Nhị viết về... Giặc Lái Nguyễn Cao Kỳ
    By Hoang Tam Hong in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 22
    Last Post: 07-07-2011, 09:00 AM
  4. Replies: 9
    Last Post: 08-04-2011, 04:20 PM
  5. Replies: 5
    Last Post: 28-03-2011, 12:29 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •