Results 1 to 3 of 3

Thread: TRUNG CỘNG ĐĂ MUA ĐỨT CHÂU PHI

  1. #1
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    TRUNG CỘNG ĐĂ MUA ĐỨT CHÂU PHI

    Lời người dịch: Trung cộng ngày càng lấn át trên biển Đông cũng như ở biên giới phía Bắc. Không những thế, họ c̣n tḥ tay vào tận Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên) qua các dự án khai thác Bauxite. Gần đây, những cánh rừng đầu nguồn của nước ta bị họ chiếm đoạt qua những hợp đồng thuê mướn dài hạn với giá hết sức rẻ mạt.

    Năm ngoái, một báo cáo của bộ Xây dựng đă cho biết, họ trúng thầu hầu hết các dự án xây dựng lớn ở Việt Nam. Công nhân Trung cộng sang làm việc chui đă nằm ngoài tầm kiểm soát của bộ Lao động và Thương binh Xă hội, gây ra nhiều tệ nạn thậm chí xung đột đổ máu ở những vùng mà họ cư trú.

    Ở châu Phi, Trung cộng đă lũng đoạn cả về kinh tế lẫn chính trị. Bài dịch (1) hy vọng cung cấp tới bạn đọc một cái nh́n về hiểm họa Trung cộng đang ngày một gia tăng với đất nước ta.

    —————————————————

    Nửa thế kỷ đă trôi qua kể từ những năm đáng ghi nhớ của châu Phi, khi 17 quốc gia của lục địa này cùng giành được độc lập. Ngày nay, những người châu Á – mà chủ yếu là Trung cộng – đă thay thế các cường quốc thực dân cũ để tiếp tục các cuộc chinh phục. Và có thể, nó sẽ tạo ra cơ hội để giải quyết những bế tắc của châu Phi?

    Trong các chuyến bay giữa thủ đô các nước châu Phi, thường có các hành khách đi du lịch với hộ chiếu của Trung cộng. Tới châu Phi là các công nhân Trung cộng, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, giới ngoại giao, các thương gia lớn và cả những người với mơ ước mở một cửa hàng nho nhỏ ở một nơi nào đó tại Uganda. Trong những năm gần đây, hơn 1 triệu người Trung cộng đă tới châu Phi, ở Algeria khoảng 50.000, Angola lên tới hơn 100.000, c̣n ở Nigeria số người Trung cộng sống ở đây nhiều hơn so với người Anh trong thời kỳ thuộc địa. Làn sóng di dân này bắt đầu từ mười mấy năm trước và tăng mạnh trong vài năm gần đây.

    Khởi đầu vào tháng Năm 1996, khi Giang Trạch Dân đi thăm châu Phi trong lúc lục địa này đang bị phương Tây quên lăng.

    Tại Addis Ababa (thủ đô của Ethiopia ), Giang Trạch Dân đă nói với các nhà lănh đạo của châu lục này trong cuộc họp thượng đỉnh của Tổ chức châu Phi Thống nhất rằng: Các công ty Trung cộng sẽ làm cho các cửa hàng ở châu Phi đầy ắp hàng hóa, c̣n châu Phi sẽ cung ứng nguyên liệu để Trung Quốc – nhà máy của thế giới – sản xuất hàng hóa cung cấp cho toàn cầu…

    Trung cộng đă nhận ra một điều hết sức đơn giản: Có thể mua tận gốc tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản từ các nhà khai thác và không phải qua các trung gian tại Thị trường Nguyên liệu London (LME), nơi thường áp đặt giá khoáng sản cho cả thế giới- ông Richard Dowden, giám đốc của Hiệp hội Hoàng gia châu Phi, có trụ sở tại London giải thích.

    Tiếp cận kiểu Trung cộng

    Tại Addis Ababa và thủ đô của một số nước khác, Giang Trạch Dân đă đưa ra nhiều nguyên tắc theo kiểu Trung cộng. Đổi lại việc kinh doanh, nhượng quyền khai thác mỏ, khai thác dầu hỏa, quyền mua đất, Trung cộng sẽ xóa nợ, viện trợ và đầu tư lớn, xây dựng các đập nước, trường học, bệnh viện, dinh tổng thống, xây dựng lại đường giao thông bị hư hỏng, cầu cống, đường sắt, hải cảng.

    “Ngoài tiền bạc, Trung cộng cũng cam kết sẽ ủng hộ các chính phủ ở châu Phi”, ông Princeton N. Lyman – chuyên gia của Hội đồng Quan hệ Quốc tế ở Washington, đồng thời là cựu Đại sứ Mỹ tại Nigeria và Nam Phi – nói.

    Trung cộng đă ban tặng cho các nước châu Phi t́nh hữu nghị vô điều kiện và họ cũng không tiếc lời khen ngợi dành cho kẻ độc tài ở Sudan là Trung cộng đă nói với các chính trị gia châu Phi rằng: Chúng tôi là những người anh em của các bạn, chúng tôi không phải là thực dân giống như những người châu Âu hay người Mỹ. Chúng tôi không nói với các bạn rằng, các bạn cần phải làm ǵ và quản lư đất nước ra sao, cũng không đề cập đến nhân quyền mà chỉ làm sao để 2 bên cùng có lợi. Những lời đường mật này rót vào tai Bashir, người sau đó đă cho Trung cộng khai thác các giếng dầu Sudan, nơi sẽ cung cấp một phần mười lượng dầu nhập khẩu của Trung cộng.

    Sau hơn chục năm, các chính sách của Giang Trạch Dân đă đạt được kết quả mong đợi. Trung cộng trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại châu Phi và là nhà cung cấp viện trợ phát triển lớn thứ 2 sau Mỹ – Giáo sưScarlett Cornelissen, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Trung cộng tại Đại học Stellenbosch ở Nam Phi, người đă nhiều năm theo sát hoạt động của Trung Hoa trên lục địa này- phát biểu.

    Năm 1996, năm mà Giang Trạch Dân tới châu Phi, kim ngạch thương mại giữa châu Phi và Trung cộng ước tính mới khoảng 5 tỷ USD.

    Trong năm 2008, kim ngạch giữa Trung cộng với châu lục này đă tăng 20 lần, vào khoảng hơn 100 tỷ Mỹ kim. Một phần tư trong tổng kim ngạch này là từ Angola, nơi cung cấp 16% trong tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung cộng – nhiều hơn Iran, một đối tác truyền thống và đồng minh đắc lực của Bắc Kinh. Ngoài ra, dầu hỏa từ 2 quốc gia châu Phi khác là Libia và Nigeria cũng không ngừng chảy vào Trung cộng.

    Các quốc gia như Nam Phi, Equatorial Guinea, Zambia, Zimbabwe và Congo th́ trở thành nguồn cung cấp kim loại quư, kim cương và gỗ cho Hoa lục. Người ta tính, cứ 10 cây bị đốn ở Châu Phi th́ có 7 cây được chở tới Trung cộng. Ḍng chảy ngược lại từ phía Trung cộng bao gồm máy móc, điện thoại di động, thuốc, xe hơi và quần áo. Chưa có bao giờ, các sản phẩm như Coca-Cola đến được những vùng sâu, vùng xa nhất của châu Phi. Bây giờ, ở những nơi đó, trong những quầy hàng là những lon Coca-Cola và những chiếc bát nhựa màu đỏ, đèn pin và đồ điện tử… Tất cả đều cực kỳ rẻ và được sản xuất tại Trung cộng.

    “Đối với nhiều người dân châu Phi, đây là lần đầu tiên trong đời, họ có đủ tiền để mua một chiếc radio hay một cái đồng hồ” - ông Dowden nói.

    Trái ngọt từ châu Phi

    Chiếc cầu Vàng (Golden Bridge) được xây dựng ở một nơi nghèo đói và bụi bặm, thuộc Lusaka. Kiến trúc sư Trung cộng, không phải ngẫu nhiên, đă thiết kế giống như h́nh dáng của một ngôi chùa với chiếc mái cong cong. Họ muốn rằng, những người Trung cộng sống ở đây, sẽ cảm nhận được bầu không khí của quê hương.

    Nơi đây không thiếu người Trung cộng: trong khu vực Lusaka, có vài ngàn người Trung cộng đang sống và liên tục xuất hiện những người mới tới. Đây là vùng có trữ lượng đồng rất lớn thuộc Zambia mà Trung cộng luôn quan tâm. Thực ra, họ nḥm ngó đến bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tế, với mục đích đoạt quyền sở hữu các mỏ.

    Trong tháng Ba vừa rồi, Trung cộng đă mở lại các mỏ nickel ở Munali, mà một công ty khai thác mỏ của Úc đă bỏ v́ lợi nhuận không đáng kể. Năm ngoái, đầu tư của Trung cộng tại Zambia đạt 1,2 tỉ đô la (gần bằng một nửa tổng đầu tư nước ngoài vào đất nước này). Người ta tính rằng, cứ bỏ ra 11 triệu để đầu tư th́ có thể mang lại 25.000 việc làm mới. Bất chấp những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu trong năm qua, đầu tư của Trung cộng ở châu Phi tăng 40% so với năm 2008 và đó chưa phải là kết quả cuối cùng, họ đang chuẩn bị các dự án tiếp theo, với tổng trị giá là 5,5 tỷ USD.

    “Các công ty Trung cộng hoạt động không chỉ ở những nơi yên ổn như Zambia . Họ xâm nhập cả vào những khu vực mà không người da trắng nào dám ló mặt tới” - Richard Dowden nói.

    Chẳng hạn, tại mỏ dầu hỏa ở Ogaden, nơi vẫn đang tranh chấp giữa Somalia và Ethiopia . Trong năm 2005, mấy kỹ sư Trung cộng đă bỏ mạng ở đó. Nếu như các công nhân của hăng dầu khí Shell hay BP bị thiệt mạng th́ những công ty này sẽ ngay lập tức quyết định dừng khai thác. Các công ty phương Tây không thể v́ lợi nhuận mà bất chấp tính mạng của các kỹ sư của công ty ḿnh. Trong khi đó, những nhà khai thác dầu mỏ Trung cộng không mảy may xúc động và vài ngày sau đó họ t́m ngay những kỹ sư khác thay thế.

    Không c̣n bất kỳ chỗ nào ở châu Phi mà không có sự hiện diện của người Trung cộng. Trong 53 quốc gia của châu lục này, Trung Quốc đă có đại diện ngoại giao tại 49 nước, bao gồm 37 đại sứ quán, nhiều hơn cả Hoa Kỳ. Ví dụ như Gabon. Liệu có mấy ai trong chúng ta biết tới đất nước này không? Đó là một nước nhỏ ở châu Phi, nơi có sản phẩm chủ yếu là lạc (đậu phộng).

    Vậy mà giữa Trung cộng và Gabon (dân số 1,5 triệu người, diện tích bằng 2/3 của Việt Nam) đă có sự hợp tác khai thác dầu mỏ, mangan và gỗ. Lợi nhuận của Trung cộng đă được chính (chủ tịch) Hồ Cẩm Đào đảm bảo trong chuyến thăm Gabon năm 2004. Đón ông chủ tịch ngay tại sân bay là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa ở Libreville (thủ đô của Gabon). Trong cùng năm đó, lănh đạo độc tài của Gabon, Omar Bongo cũng tới thăm Bắc Kinh. Gabon hiện là nhà cung cấp gỗ lớn nhất của châu Phi cho Trung cộng và là một đối tác quan trọng về dầu khí.

    Mục đích sâu xa

    - Ngược lại với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, Trung cộng đă mở một cuộc tấn công quy mô trong lănh vực ngoại giao với cố gắng mua chuộc Châu Phi – Justin Szczudlik Tatar, một nhà phân tích thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Ba Lan lưu ư như vậy.

    Bước phát triển trong mối quan hệ Trung-Phi là năm 2006, năm được Trung cộng công bố là “Năm châu Phi”. Hội nghị thượng đỉnh các nhà lănh đạo châu Phi được tổ chức tại Bắc Kinh. Trong những ngày đó, trên nhiều đường phố Bắc Kinh, giao thông bị cấm, các nhà máy gây ô nhiễm bị tạm đóng cửa. Thành phố treo đầy áp phích chào mừng các vị vua, vị tướng, tổng thống và thủ tướng của các nước châu Phi.

    Mặc dù có những hạn sạt nhỏ, như trên một số áp phích, không phải là h́nh ảnh những người châu Phi mà là h́nh những người Papuasi với những mẩu xương đeo trên cánh mũi, Hội nghị thượng đỉnh vẫn là một thành công lớn trong chính sách đối ngoại của Trung cộng. Các nhà lănh đạo châu Phi, xếp hàng từng người một, nhích dần trên thảm đỏ để tới bắt tay hai người đàn ông thấp lùn trong bộ comple – Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo – đang đứng trong hành lang tại Đại lễ đường Nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, người ta biết, quốc gia nào mạnh nhất ở Châu Phi.

    Đó là miếng bánh ngọt dành cho châu Phi, mà trước đó, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu hay Liên Xô thời c̣n tồn tại cũng chưa bao giờ nghĩ ra. Tại Bắc Kinh, các thỏa thuận cụ thể được đưa ra, Trung cộng sẽ gia tăng trợ giúp, đề xuất các khoản tín dụng và xóa nợ.

    Tháng mười một năm ngoái, Hội nghị thượng đỉnh Trung cộng - Châu Phi lại được tổ chức. Lần này tại Sharm el-Sheikh, trong khu nghỉ mát Ai Cập, nhỏ hơn, nhưng hứa hẹn nhiều hơn: 10 tỷ USD tín dụng ưu đăi dành cho các chính phủ, cộng với một tỷ cho các khoản vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 3 tỷ để hỗ trợ các công ty tư nhân Trung cộng hoạt động tại châu Phi. Trung cộng cũng hứa hỗ trợ cho những khu vực kém phát triển, miễn giảm thuế, xây dựng từ 3 tới 5 trung tâm tiếp liệu để đào tạo khoảng 1.500 giáo viên, cấp 5.500 học bổng cho học sinh, tăng số lượng các trung tâm tư vấn nông nghiệp lên 20 và xây dựng 50 trường học Hữu nghị Trung cộng - Châu Phi.

    Sự hào phóng của Trung cộng khác xa với hoạt động từ thiện, nó bắt nguồn từ một nguyên nhân c̣n quan trọng hơn chuyện dầu khí hay quặng đồng. Cộng sản Bắc Kinh muốn tranh thủ sự ủng hộ của các nước châu Phi với cuộc chiến của họ trong việc thực hiện chính sách “Một Nước Trung cộng“, theo đó Đài Loan là một phần lănh thổ của Trung cộng.

    Trong những năm gần đây, mối quan hệ tế nhị này đă dẫn tới việc mười mấy nước châu Phi cắt đứt quan hệ với Đài Loan… Bắc Kinh đă bỏ ra hàng tỷ đô để đổi lấy các lá phiếu của các nước châu Phi tại Liên Hiệp Quốc, ở Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), hoặc – gần đây nhất – tại hội nghị Thượng đỉnh bàn về khí hậu ở Copenhagen.

    (Dịch từ tuần báo “Polityka” Ba Lan, tháng 3/2010. Bài viết mang tên “Azja kupuje Afrykę: Nowe kolory czarnej Afryki”. Tác giả Jędrzej Winiecki viết từ Lusaka)

    Người dịch: Mạc Việt Hồng

  2. #2
    nghiep
    Khách

    Trung Quốc chủ nhân mới của lục địa Đen.


    Trung Quốc hướng về lục địa Châu Phi trong thế kỷ 21.

  3. #3
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    197

    TQ - Mưu đồ bá chủ Á Châu và đô hộ Phi Châu

    Trong lúc t́nh h́nh Biển Đông, quốc pḥng VN sôi động, th́ trên thực tế đây cũng chỉ là một bàn đạp trong mưu đồ và chủ trương bành trướng tầm vóc quốc tế của TQ đă thành h́nh từ năm 1996 khi Giang trạch Dân đến Châu Phi và đang được thực hiện bởi Hồ Cẩm Đào cho đến nay .
    Trái đất với năm châu, TQ đă và đang thực hiện mưu đồ làm bá chủ Á Châu và đô hộ Phi Châu. Trên bốn bể, Thái B́nh Dương thuộc quyền Mỹ giám sát, Đại Tây Dương thuộc quyền của Âu-Mỹ, Bắc Băng Dương ảnh hưởng Nga và các nước Bắc Âu . TQ chỉ c̣n sự lựa chọn duy nhất là làm bành trướng vào Ấn Độ Dương .
    Con cờ Bắc Hàn của TQ và t́nh h́nh phía Bắc TQ va chạm với Nam Hàn và Nhật có lẽ chỉ là b́nh phong, kế dương đông kích tây của TQ mà thôi . Lư là v́ Mỹ có hiệp ước rỏ ràng là sẽ bảo vệ quyền lợi cho Nhật và Nam Hàn, nên TQ không có đứng trong lợi thế bành trướng Biển Bắc tranh dành với Nhật, Nam Hàn và Nga .
    Nh́n kỹ bản đồ Á Châu, cả một khối Đông Dương chỉ có Thái Lan là chưa bị Đỏ CS và đang bị bao vây bởi TQ, VN, Lào, Miên, và Myanmar . Các nước nhỏ như Bhutan, Nepal dài đến Ấn Độ cũng có phiến quân Maoist rebels lâm le cướp chính quyền . Mưu đồ bá chủ Á Châu của TQ nay không c̣n là ảo tưởng .
    Một đế quốc như TQ trong tương lai th́ cần phải có dầu hoả và nhiên liệu để cũng cố duy tŕ sức mạnh, và cũng có thể trong chiến tranh. Nguồn dầu hỏa và nhiên liệu không lệ thuộc nhóm OPEC, rẻ và gần nhất cho TQ là tại Phi Châu .
    Thời Đệ II thế chiến, Nhật cũng phải đánh chiếm sâu xuống miền Nam để t́m dầu hỏa và nhiên liệu . Nhưng Nhật đă không có chuẩn bị khéo léo như TQ ngày nay .



    Chủ trương lưỡi ḅ chiếm cả Biển Đông, trước là phục vụ mục tiêu quân sự, sau là cướp đảo và hải sản . VN chỉ là một con cờ nhỏ cho TQ nhưng Myanmar đà và đang là con cờ chính trong chủ nghĩa bành trướng của Đại Hán . Nước Myanmar theo chế độ quân phiệt và đă bị thế giới cấm vận lâu nay . Kinh tế nghèo khổ của Myanmar bị TQ nắm gọn và bọn quân phiệt Rangoon th́ được TQ nuôi béo mập mấy chục năm nay . Hiện nay, hải quân TQ, chiến hạm, tàu ngầm nguyên tử, đă và đang kéo về Ấn Độ Dương và dùng hải cảng của Myanmar để nới rộng chủ quyền của TQ tại đây . Trong tương lai gần, TQ sẽ dựng hạm đội hàng không mẫu hạm tuần tra vùng Ấn Độ Dương để bảo vệ tàu dầu từ Châu Phi đến cảng Myanmar (xem hai chấm đỏ, Chinese Posts, ở bản đồ trên) Biển Đông sẽ có hạm đội Nam Hải đóng tại quân cảng Trường Sa để hổ trợ hạm đội Ấn Độ Dương . Hiện tại, TQ đă có đường xe lữa tiếp liệu xuyên Myanmar về lục địa TQ và trong tương lai sẽ xây ống dẩn dầu . Trong khi đường lộ và ống dẩn dầu từ Trung Đông xuyên qua Afganistan hoặc Pakistan về TQ th́ khó có thể thực hiện v́ Mỹ đang làm việc tại đây và TQ cũng không nắm được sự ổn định của phiến quân Hồi Giáo .
    Thực sự v́ ư chí không thuần phục TQ của toàn dân VN nên việc xây hải cảng quân sự cho TQ tại vùng biển Phú Quốc thật là khó nuốt và không cần thiết, chứ nếu không th́ dảng CSVN cũng đă bán mất rồi .



    TQ đứng hàng đầu về xuất nhập cảng từ Châu Phi . Chủ trương "thực dân mới" của TQ đối với Châu Phi không phải là nhân đạo hay xây dựng cho Châu Phi . TQ xuất từ Châu Phi dầu hỏa, nhiên liệu, mỏ quặn, đá qúi, gổ vv... trong khi nhập ngập vào Châu Phi những hàng nhựa, vải, đồ điện tử và các thứ linh tinh rẻ tiền như tiệm One Dollar . Chủ trương TQ thâm độc, lừa đảo để khống chế chính quyền, phá nát kinh tế, và để độc quyền vơ vét các nước Châu Phi !
    Điển h́nh, theo tin tức Mỹ, TQ kư hợp đồng hữu nghị với chính quyền của Uganda và Congo, cho xây miển phí cho các hảng dệt vải và hảng may quần áo, để dân đen có việc làm và cũng có quần áo mặc . Trên t́nh hữu nghị tốt đẹp này, chính quyền Uganda và Congo mở cửa cho TQ nhập hàng vào buôn bán . Mọi chuyện xẩy ra tốt đẹp đế khi TQ nhâp vải và quần áo rẻ tiền vào các nước Châu Phi . V́ gía hàng TQ rẻ c̣n hơn là hàng sản xuất tại bổn xứ, các hảng xưởng dệt cũng như may mặc đều đần đần phải đóng cửa bán sắt vụn, dân mất việc nhưng hàng TQ th́ tràn lang cả thị trường ! TQ là nước CS th́ làm sao mà biết làm chuyện nhân đạo, cứu cánh cho ai bao giờ ? CS đúng là gịi bọ sống trên sự nghèo khổ của nhân loại !!


    TQ ủng hộ, bảo vệ và xâm nhập vào các chế độ tài phiệt, độc tài, tham nhùng, ác nhân nhất trên toàn thế giới . Từ Bắc Hàn, Viet Nam, Myanmar, Cambot, Lào ở Á Châu cho đến Sudan, Libya, Nigeria, Angola, Zambia ở Châu Phi, và bên vực cấm vận Iran tại Trung Đông. Thử hỏi một đế quốc như TQ sẽ đưa thế giới này đi về đâu ? Một loài quĩ đỏ trên thế giới loài người ?


    Những ông chủ, cán bộ đỏ TQ, địa chủ, tư sản mại bản, thực dân mới của người Phi Châu.
    Những đám quân TQ đă đến và đóng quân ngay tại các nước Châu Phi theo dạng quân LHQ .


    TQ chà đạp lên người Phi Châu, cấm cờ máu và dùng chủ trương cách mạng hoá, rập khuông CS hóa, chia rẽ để cai trị và đô hộ Châu Phi .

    HoDaTit, 9/24/2010
    Last edited by Ho Da Tit; 25-09-2010 at 09:37 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 98
    Last Post: 05-02-2012, 08:10 PM
  2. Replies: 36
    Last Post: 29-12-2011, 11:04 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 07-10-2011, 03:24 AM
  4. Replies: 3
    Last Post: 04-09-2011, 09:35 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-03-2011, 12:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •