Hoa Kỳ sẽ gửi một trong những sĩ quan quân đội cao cấp nhất cùng một hải đội HKMH nguyên tử đến Philippines vào hạ tuần tháng 8/2011. Mục tiêu được tuyên bố là để kỷ niệm 60 năm hiệp ước quốc pḥng Mỹ-Phi, nhưng đồng thời cũng nhằm xác định thêm mối quan tâm của Mỹ đối với nền quốc pḥng Philippines.


Tàu sân bay USS JOHN C. STENNIS.Theo trang Hải quân Hoa Kỳ : navysite.de

Phát biểu vào hôm qua 11/08/2011, trước một buổi gặp gỡ của Hội Asia Society tại Washington, Đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Harry K. Thomas Jr. đă nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ liên quan đến Biển Đông. Đó là không can thiệp vào các vụ tranh chấp lănh thổ, nhưng tôn trọng lời cam kết bảo vệ Philippines.

Trước một cử tọa phần đông là người Mỹ gốc Philippines, ông xác định: «Hoa Kỳ là một đồng minh đă kết ước từ lâu với Philippines … Hai bên đang là và vẫn sẽ là đối tác chiến lược của nhau».

Philippines là một trong hai quốc gia hiếm hoi tại vùng Đông Nam Á đă kư kết Hiệp ước Pḥng thủ với Mỹ. Văn kiện mang tên Hiệp ước Quốc pḥng Hỗ tương Mỹ Philippines (MDT) đă được kư kết tại Washington DC vào ngày 30 tháng 8 năm 1951, tức là cách nay đúng 60 năm.

Sau một thời gian bị lơ là, Hiệp ước MDT gần đây đă được nêu bật trở lại do t́nh h́nh tranh chấp chủ quyền tại vùng quần đảo Trường Sa, đặc biệt là giữa Philippines và Trung Quốc. T́nh h́nh đă căng thẳng hẳn lên sau một loạt những hành động của Bắc Kinh bị Manila tố cáo như là sách nhiễu tàu thăm ḍ dầu khí Philippines, xây dựng các cơ sở trong vùng biển thuộc chủ quyền Philippines.

Trong thế yếu về mặt quân sự so với Trung Quốc, Philippines đă phải viện đến chiếc ô an ninh của Mỹ, được nêu lên trong Hiệp ước MDT. Khi Ngoại trưởng Albert del Rosario tiếp xúc với đồng nhiệm Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Robert Gates tại Washington hồi tháng Sáu vừa qua, ông đă được phía Mỹ bảo đảm là : sẽ giúp Philippines xây dựng năng lực quân sự để bảo vệ lănh hải của ḿnh.

Khi trở lại Manila vào tuần tới, Đại sứ Thomas Jr. sẽ đi cùng với Tướng Norton Schwartz, Tư lệnh Không quân Mỹ. Đây sẽ là chuyến ghé thăm thứ hai của một sĩ quan chỉ huy cao cấp của Mỹ. Cuối tháng 7 vừa qua, Manila đă tiếp đón Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại vùng Thái B́nh Dương.

Theo chương tŕnh dự kiến, Hàng không mẫu hạm nguyên tử USS John Stennis và đội tàu hộ tống sẽ đến Manila vào hạ tuần tháng Tám, để hợp nhất với phần c̣n lại của Hạm đội HKMH tấn công số 3, bao gồm các tàu tuần dương trang bị hoả tiển USS Mobile Bay, và các chiến hạm thuộc Đội tàu khu trục Squadron 21 bao gồm các chiếc USS Pinckney, USS Kidd, USS Dewey và USS Wayne Meyer, vốn đă rời căn cứ San Diego Clifornia ngày 29/7 để trực chỉ Biển Đông.

Sau khi biểu dương thanh thế tại Philippines, Hải đội Mỹ sẽ lên đường đi hỗ trợ cho hoạt động quân sự ở Iraq và Afghanistan. Đối với đại sứ Mỹ tại Philippines, việc một lực lượng hải quân hùng hậu như vậy được cử đến Philippines là nhằm thể hiện quyết tâm của Hoa Kỳ cam kết yểm trợ Philippines khi cần thiết.

Vào lúc nhiều nước châu Á lo ngại các hành động lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông, đại sứ Mỹ đă nhấn mạnh rằng: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện quân sự trong khu vực. Ông tiết lộ thêm rằng các chiến hạm Mỹ mỗi năm đều ghé cảng Philippines khoảng một trăm lần.

Trọng Nghĩa -RFI