-
Bao la t́nh mẹ
[B][SIZE=4]Bao La T́nh Mẹ [/SIZE][/B]
Nguồn: [url]http://phapthi.net/forum.php[/url]
Tác giả: Minh Triệu
Tác giả Đỗ Minh Triệu sinh năm 1968. Bị mắc chứng bệnh quái ác "Muscular Dystrophy" làm teo cơ bắp từ năm 10 tuổi.
Ba năm sau, 1991, cùng cha mẹ và 3 em gái qua Mỹ theo diện cựu tù chính trị, hiện cư ngụ tại thành phố Poway, San Diego, California.
Bài viết của Minh Triệu là một tự truyện chân thật và xúc động. Để có bài viết này, tác giả đă vất vả nhiều năm tháng, v́ không thể ngồi lâu, và v́ chỉ c̣n xử dụng được một ngón tay duy nhất để gơ phím và bấm mouse.
Ông cũng là nhạc sĩ nghiệp dư vinh danh t́nh mẹ bằng ca khúc "Ánh Sao T́nh Mẹ" Bài hát được đưa lên Youtube gần ba năm qua, hiện đă có hơn 32,000 lượt người coi.
Mời thưởng thức bài "Ánh Sao T́nh Mẹ" qua các giọng hát Mai Thiên Vân và Kim Tử Long.
[url]http://www.youtube.com/watch?v=H4Ny-STr9X8&NR=1[/url]
[url]http://www.youtube.com/watch?v=UQSo8hSdNA0[/url]
[url]http://www.youtube.com/watch?v=jvFMYDeLVQo[/url]
Tôi sinh năm 1968 nay đă 43 tuổi, thực sự “ǵà đầu” rồi mà tôi vẫn c̣n được mẹ chăm sóc, thay quần áo, tắm rửa, gội đầu, bón cơm, thay tă lót cho như một em bé sơ sinh. Tôi chính thật là đứa con được mẹ thương yêu nhất trần gian. Nhiều đêm bệnh hành hạ không ngủ được, dơi mắt nh́n mẹ tóc bạc da mồi nằm giường bên, đang thiếp ngủ mệt, sau một ngày vất vả lo cho con.
Tôi thật đau ḷng! Buồn lắm! Thương mẹ đến chảy nước mắt, tôi th́ thầm khẽ gọi:
-Mẹ ơi, mẹ có biết con yêu mẹ vô ngần. T́nh mẹ cho con bao la trời biển, cả cuộc đời mẹ đă đổ bao nhiêu nước mắt, xót thương đứa con kém may mắn nhất của mẹ. Mẹ ơi, con không thể nào sống được khi thiếu mẹ, v́ mẹ là hơi thở, là mắt, là tay, là chân của con …
Đă bao lần tôi tự nghĩ và hiểu là nếu tôi chết đi, mẹ sẽ đau buồn lắm. Nhưng nỗi buồn của mẹ rồi sẽ nguôi ngoai theo thời gian. Chẳng hơn là hằng ngày mẹ phải nh́n thấy tôi sống tật nguyền đau đớn, với h́nh hài chẳng khác nào bộ xương cách trí, được che dấu dưới manh quần tấm áo và đôi bí tấ...
Như một bà Tiên có phép thuật, mẹ biết tôi đă nghĩ đến cái chết, nên bà thường hay nói với tôi rằng :
- Con là lẽ sống của mẹ, cả đời mẹ được chăm sóc con như một em bé mẹ rất hạnh phúc.
- Con cần can đảm sống để đối diện, thi gan, thử thách với bệnh tật.
- Chẳng phải y khoa đang theo dơi từng biến chuyển trên thân xác con, chẳng phải con đă mong ước chờ đến ngày khoa học t́m ra thuốc chữa căn bệnh “Muscular Dystrophy” quái ác này. Vậy th́ ít nhiều khoa học cũng cần dựa trên thử nghiệm, và trên cả thời gian là bao lâu con can đảm sống chờ đợi và hy vọng. Con hăy nói với Chúa: “Here I am, Lord; I come to do your will .”
Tôi thương mẹ và vâng lời, nên Chúa đă phải nghe tôi yếu đuối tuyên xưng đức tin, mỗi khi tôi cần tự xoa dịu đau đớn, cần có sức chịu đựng nỗi thống khổ mà tôi không thể tự vất bỏ đi được. Ngay cả đến con ruồi, con muỗi bé tí tẹo chúng cũng có thể tự do hành hạ tôi, cho đến khi mẹ tôi ra tay cứu giúp, đuổi chúng đi.
Nói chính xác là tôi đă tồn tại trên thế gian này 43 năm, cũng là một phép lạ, một sự tỏ rơ quyền năng của đấng tạo hóa có quyền ban sự sống cho con người, và Ngài chưa muốn đem tôi ra khỏi thế gian này, tôi c̣n phải sống bằng cách này hay cách khác trong khổ đau. Tôi nghĩ bất cứ người nào nh́n thấy tôi, cũng đều rất ái ngại và thầm nghĩ : “phải sống như thế thà chết sướng hơn”.
Thử hỏi c̣n ǵ đau khổ bằng khi tôi vẫn c̣n có đôi mắt để nh́n, đôi tai để nghe, cái miệng để gọi mẹ suốt ngày và nhất là c̣n có cái đầu tỉnh táo biết thương nhớ, giận hờn, biết cảm nhận niềm vui, nỗi buồn, biết phân biệt phải trái, đúng hay sai, biết đói, biết khát, biết nóng, biết lạnh, biết đau đớn tê dại, biết nhờm gớm khi đă tiêu, tiểu ra tă v.v...
Nói tóm lại, khuôn mặt và bộ năo của tôi trong 43 năm qua vẫn nguyên vẹn, b́nh thường, không bị ảnh hưởng bởi bệnh “Muscular Dystrophy”, một chứng bệnh làm teo dần các cơ bắp, mà tôi đă mắc phải từ năm lên chín hay lên mười tuổi.
Cha tôi là Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, mẹ tôi là Công Chức. Ngày 29-5-1975 cha tôi phải đi tŕnh diện “Học Tập Cải Tạo”, lúc đó mẹ tôi mới sinh em bé thứ tư được một tháng và tôi là đứa con lớn nhất mới được 7 tuổi. Lệnh bắt cha đi “học tập” nghe nói Thiếu Tá học một tháng th́ về. Nhưng mà thời gian cha tôi phải “học” trong các trại tù cải tạo lâu lắm, lâu gấp 120 lần thời gian một tháng, trong khi cha đă học hết 5 năm ngoài Bắc, c̣n phải học thêm 5 năm trong Nam nữa, mới được tha về gặp lại mẹ và 4 anh em chúng tôi năm 1985.
Ngày cha đi tù cải tạo, tôi vẫn c̣n mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn theo tuổi đời và phát triển b́nh thường như bao trẻ khác. Vậy mà hai, ba năm sau, chẳng biết tôi mắc phải chứng bệnh ǵ, cơ thể sinh ra yếu đuối, tay chân rệu ră, đi đứng không được vững vàng. Chỉ cần một sự va chạm nhẹ vào người tôi của ai đó, tôi cũng ngă lăn ra và khó khăn lắm mới đứng dậy được. C̣n va chạm mạnh th́ u trán, vỡ đầu. V́ thế trong thời gian c̣n đi học, thầy hoặc cô giáo đă phải đem tôi đến trạm xá hay nhà thương khâu vài mũi hay nhiều hơn, cho nên trên đầu tôi mới có nhiều vết sẹo lớn, nhỏ.
Khi tôi bắt đầu phát bệnh khoảng chừng vào năm 1978 hay 1979 ǵ đó, thời gian này người ta đồn ầm lên là trong Chợ Lớn có một ông Thầy rất tài giỏi, chữa bệnh theo cách văn minh tân tiến, không cần dùng thuốc mà dùng “xung điện” để chữa trị. Lúc đó tôi nào biết “xung điện” là ǵ. Chỉ biết là người thầy “tài giỏi” này dùng hai tay đặt lên đầu, lên vai bệnh nhân để chuyền “điện” của ông (gọi là nhân điện) chạy qua cơ thể người bệnh, gặp “điện” của bệnh nhân. Hai luồng “điện” này gặp nhau, th́ xảy ra “xung điện” diệt trừ căn bệnh. Cách điều trị giản dị chỉ có thế thôi. Bất kể là bệnh ǵ.
Thầy chữa bệnh làm phước, không lấy tiền (nhưng thầy vui vẻ nhận quà cáp bệnh nhân đem đến), v́ vậy số bệnh nhân đến xin được Thầy chữa bệnh mỗi ngày rất đông. Nhà tôi ở xa, mẹ con tôi phải ra khỏi nhà từ 4 giờ sáng, đến địa điểm xếp hàng lấy số thứ tự cùng một đám đông người. Chờ tới khoảng 8 giờ th́ Thầy đến cùng với người phụ tá. Người phụ tá gọi từng đợt 10 người theo số bắt đầu từ 1 đến 10, bệnh nhân trong số được gọi, mau mắn vào trong ngồi xếp thành ṿng tṛn, để Thầy đi chung quanh đặt tay lên đầu, lên vai truyền “điện” cho nhanh chóng .
Sáng nào cũng vậy, mẹ tôi cứ phải dùng khăn ướt lau mặt cho tôi: đứa bé 10 tuổi c̣n đang say ngủ, có như vậy tôi mới chịu tỉnh ngủ mở mắt ra, và mẹ mới lôi được tôi đến bên chiếc xe đạp xe đạp mini cũ kỹ, xốc tôi ngồi lên, bắt ṿng tay ôm lưng mẹ cho chặt, để mẹ chở vào Chợ Lớn nhờ thầy truyền “điện”, tạo “xung điện” giúp cho cơ thể tôi cứng cáp, mạnh khỏe trở lại. Ngày nào mẹ tôi làm việc vất vả quá mệt, ngủ quên đến 6, 7 giờ sáng mới thức dậy, th́ phải đi vội vă lắm. Và hôm ấy, nhanh nhất cũng phải đến 2, 3 giờ chiều, mẹ con tôi mới về đến nhà, rất mệt mỏi và đói khát. Tôi không thích thú và tin tưởng vào sức mạnh “nhân điện” của thầy, nhưng tôi vẫn ngoan ngoăn theo mẹ mỗi ngày đi chữa bệnh cho mẹ vui ḷng, nhất là bà Nội tôi lại luôn nói :“có bệnh phải chịu khó chạy đi vái tứ phương cháu ạ”.
Dù có phải “vái bệnh” vất vả tứ phương mẹ tôi cũng không ngại, nhưng sau mấy tháng nghỉ hè kiên tŕ theo Thầy, mà bệnh t́nh của tôi cũng không thấy có được một chút kết quả nào, mẹ con tôi đành bỏ cuộc, khi năm học mới đă bắt đầu. Thời gian này, mẹ tôi chở tôi đến cổng trường bằng chiếc xe mini cọc cạch, từ cổng trường tôi có thể tự đi vào lớp. Nhưng rồi sau đó, đă có vài lần tôi tuột khỏi xe, ngă xuống đường rất nguy hiểm, nên mẹ không dám chở tôi đi học bằng xe đạp nữa, bà phải cơng tôi đến trường, đưa tôi vào tận chỗ ngồi trong lớp học. Đến giờ tan học, mẹ lại bỏ công bỏ việc chạy vội đến lớp cơng tôi về, bất kể ngày nắng, ngày mưa. Muốn tôi đi học, mẹ phải cơng thôi, v́ hai chân tôi bây giờ chỉ c̣n khả năng đi được khoảng vài mươi bước, có người đi kèm cặp bên cạnh.
Đi học mà hành mẹ tôi như thế tôi thấy ái ngại và xấu hổ lắm, nên đă nhiều lần tôi xin mẹ cho tôi nghỉ học, nhưng mẹ tôi cương quyết không cho, mẹ nói: bệnh tật như con càng phải học nhiều hơn. Con và mẹ chúng ta cùng cố gắng: mẹ cố gắng lo cho các con có cơm ăn áo mặc, các con cố gắng học chăm học giỏi, hăy nghĩ đến cha đang bị tù đày. Và măi đến khi tôi tốt nghiệp cấp 2, phải thi vào cấp 3 không đậu, một phần v́ bệnh tật, một phần v́ cái “tội” con Thiếu Tá “ngụy”. Đến lúc này mẹ tôi mới đành chịu bó tay và buồn lắm, khi tôi không được tiếp tục việc học nữa.
Không đi học ở nhà quanh quẩn với bà Nội, bệnh tôi cứ vậy tăng thêm theo ngày tháng. Đến năm 1988 hai chân tôi không c̣n có thể đứng thẳng mà lê bước, ngay cả khi tôi dùng hai tay vịn, men theo điểm tựa mà nhấc chân đi cũng không được nữa. Muốn di chuyển quanh nhà, tôi phải ngồi xe lăn hoặc ngồi bệt xuống đất, dùng mông và hai tay chống mà lết đi, khi tôi tṛn tuổi hai mươi, rất thèm đi đứng chạy nhảy với chúng bạn.
Năm 1991, gia đ́nh tôi được qua Mỹ định cư theo diện H.O # 8. Ngay sau khi được cấp thẻ Medi-Cal, mẹ tôi đă sốt sắng đưa tôi đi chữa bệnh. Gặp bác sĩ gia đ́nh giới thiệu tôi đến bác sĩ chuyên khoa, rồi ông chuyên khoa giới thiệu đến cả bệnh viện này, nọ. Cuối cùng tôi được chuyển đến Bệnh Viện của trường University of California of San Diego (UCSD) để khám toàn khoa, và làm tất cả những xét nghiệm cần thiết, kể cả thử DNA (Deoxyribonuleic Acid). Kết quả cho biết là tôi bị bệnh “Muscular Dystrophy - Backer”, một chứng bệnh làm teo dần bắp thịt (chỉ xảy ra cho nam giới). Bệnh này được t́m ra bởi vị bác sĩ tên Becker (M.D Becker)
Khi định được bệnh rồi, bác sĩ cho biết căn bệnh quái ác này vẫn chưa có thuốc ngăn ngừa và chữa trị, mặc dù cả thế giới, đặc biệt là nước Mỹ đă và đang nỗ lực nghiên cứu. Trong tuyệt vọng, tôi thầm cầu nguyện và rất hy vọng một ngày nào đó, các nhà khoa học sẽ t́m ra thuốc chữa trị và thuốc ngăn ngừa, để thế giới loài người không c̣n có ai bị mắc bệnh “Muscular Dystrophy” nữa.
Cha tôi vận rủi ngă ngựa, bị bắt nhốt tù 10 năm, cho tôi vận may đến được nước Mỹ, một xứ sở văn minh, giàu có và nhân ái nhất thế giới. Nên dù bệnh tật của tôi nan y không thể chữa trị, tôi cũng được an ủi phần nào, v́ không phải lo lắng, chẳng biết làm ǵ để kiếm được miếng ăn, không phải lo sống đời tủi nhục như ở Việt Nam. Bởi v́ chính phủ Mỹ có chương tŕnh giúp đỡ những người bệnh tật, không c̣n khả năng lao động như tôi được chăm sóc sức khỏe, được ăn no, mặc ấm, được hưởng tiền bệnh tật, gọi là tiền SSI (Supplemental Security Income).
Tôi không có khả năng lao động nữa, nhưng mẹ tôi quả quyết: tôi vẫn có khả năng đi học để mở mang kiến thức, tránh th́ giờ buồn chán, và để có thể học cho ḿnh một ngành nghề, chỉ cần xử dụng khối óc và hai tay (khẳng khiu yếu đuối) học về văn thơ, hay học về computer chẳng hạn, c̣n hai chân th́ cứ kệ cho nó lười biếng đặt trên xe lăn…
Nghe mẹ nói vậy, tôi cốù tảng lờ đi. Nhưng mẹ tôi không bỏ cuộc, bà cứ theo khuyến khích, thuyết phục tôi măi bà nói:
-Học vấn rất cần thiết cho con. Tri thức đưa con đến với thế giới bao la, cho con đời sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn. Con thử nghĩ xem, tại sao mẹ đă luống tuổi rồi mà c̣n đi học, với mơ ước sẽ tốt nghiệp “Medical Assisstant” để biết lối mà chăm sóc cho con một cách khoa học, và mẹ c̣n mơ ước xa hơn nữa, là được t́nh nguyện săn sóc những bệnh nhân hoạn nạn, tàn tật ở những nước nghèo đói, khi mẹ có điều kiện và hoàn cảnh cho phép.
Tấm gương hiếu học của mẹ đă nâng đỡ, khuyến khích tôi, nhưng chủ đích cũng vẫn là để làm vui ḷng mẹ, nên tôi đă theo mẹ đến trường Mesa College làm thủ tục nộp đơn xin nhập học. Việc đơn từ ở trường, mẹ tôi rành lắm v́ bà đă theo học ở Mesa College từ năm trước rồi, tôi không phải lo lắng ǵ cả đă có mẹ giúp đỡ.
Những năm tháng hai mẹ con tôi theo học ở trường Mesa College tràn đầy thử thách, nhiều lúc tưởng đâu đă phải bỏ cuộc, không kham nổi những vất vả khó khăn, trần ai lắm khi đi học.
Trong diện dân nghèo “low income”, mấy mẹ con chúng tôi chỉ thuê được căn hộ trên lầu của một Apartment. Nên mỗi ngày đi học, mẹ tôi phải thức dậy từ rất sớm, dọn dẹp nhà cửa, lo điểm tâm cho cả nhà, lo nhắc nhở các em gái tôi đừng để lỡ chuyến xe Bus, phải đi học cho đúng giờ ,v.v…
Khi các em gái tôi đă ra khỏi nhà đi học, lúc đó bà mới đem cặp sách của tôi và mẹ xuống dưới lầu, cất bỏ vào trong xe trước, rồi đi trở lại nhà trên lầu, bồng tôi trên hai tay đi ra cửa và đưa chân đá cho cánh cửa đóng khóa lại, rồi khệ nệ bồng tôi xuống thang lầu, đặt tôi vào xe, kéo dây an toàn gài móc vào cẩn thận cho tôi, rồi bà mới ngồi vào ghế tài xế.
Từ nhà tôi, mẹ lái xe chạy khoảng 20 phút th́ đến trường. Đậu xe vào parking của trường xong xuôi, bà ra sau xe mở “cốp” xe lên, lôi chiếc xe lăn ra ráp lại cho ngay ngắn, vững chắc, rồi mới mở cửa xe, nghiêng người vào bồng tôi ra, đặt ngồi trên xe lăn và đẩy tôi đến lớp học của tôi, t́m chỗ để xe của tôi vào đâu cho thuận tiện nhất, rồi mẹ mới đi đến lớp của bà.
Trong lớp học, v́ hai tay tôi yếu, rất khó khăn “take note”, nên nhà trường trả tiền “work study” cho một sinh viên, giúp tôi ghi chép vào “note book” những lời thầy giảng dậy hay dặn ḍ làm “home work” ở trang nào, sách nào, và hết buổi học th́ đẩy tôi đến lớp kế tiếp hay lên pḥng Lab …
Khi tan học, mẹ lại vội vôi vàng vàng chạy đến đón tôi ở pḥng Lab hay ở lớp học cuối cùng nào đó. Lại đẩy xe lăn tôi ra Parking, bồng tôi vào xe, cài dây an toàn, đem cất xe lăn vào “cốp” xe và lái về nhà. Về đến nhà, tôi vẫn ngồi trên xe, chờ mẹ tôi đem cặp sách của hai mẹ con lên nhà trước, sau đó mẹ mở sẵn cửa pḥng, rồi mới trở xuống xe, ́ ạch bồng tôi bước 18 bậc thang lên tầng lầu. Vào trong nhà, đặt tôi lên giường xong, mẹ thường phải thay tă cho tôi ngay. Sau đó hỏi tôi có muốn ăn hay uống ǵ không để mẹ lấy.
Lo cho tôi tạm xong, mẹ bắt đầu làm việc nhà, làm đủ thứ việc không tên, rồi lại đi học thêm một, hai lớp nữa, c̣n tôi ở nhà lo làm “home work” và chờ mẹ về lo bữa ăn tối cho cho cả nhà.
Mùa Đông nước Mỹ có nhiều ngày mưa phùn gío rét, tôi muốn nghỉ học ở nhà lắm, nhưng mẹ tôi vẫn cương quyết không bỏ lớp nào, nhất định chịu ướt, chịu lạnh bồng bế tôi lên, xuống thang lầu và đi học rất đúng giờ. Nhằm mùa học không có lớp ban ngày, trùng giờ cho cả hai mẹ con, chúng tôi phải chọn lớp đêm để học. Mùa Đông trời mau tối và ban đêm rất lạnh, có khi mẹ bồng tôi đặt được vào xe rồi, là cả hai mẹ con ngồi run cầm cập, thế mà xe lại phải mở máy lạnh cho kiếng trong xe hết mờ, sáng trong trở lại mới thấy đường mà lái xe về nhà, những lúc ấy mẹ luôn xuưt xoa nói:
-Tội nghiệp con quá, con ráng chịu lạnh một tí mẹ mở lại heat là ấm ngay nhé !
Đâu phải một ḿnh tôi lạnh, mẹ cũng lạnh vậy, nhưng mẹ không lo cho mẹ mà chỉ nghĩ đến con. Mẹ con tôi chịu đựng vất vả như thế trên con đường trau giồi kiến thức. Và mẹ đă tốt nghiệp “Medical Assisstant” hồi tháng 5 năm 1997. Tôi rất hănh diện về mẹ.
Và tôi cũng tự hănh diện về ḿnh, khi được nhận mảnh bằng AS “Associate of Art” ngành “Computer Information Science” vào tháng 6 năm 2000. Mảnh bằng này rất khiêm tốn, nhỏ bé, nhưng tôi có được nhờ vào tất cả công lao khó nhọc của mẹ. Mẹ đă đổ biết bao mồ hôi, nước mắt cho con niềm tin, niềm tự hào c̣n có mẹ nâng đỡ ủi an. Ngoài mảnh bằng tôi có được sau 6 năm, (trong khi người b́nh thường chỉ cần 2 năm) tôi c̣n học được thêm bài học “vượt gian khó” quư gía, và biết ư thức cần phải học vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Cầm được mảnh bằng AA nhỏ bé trong tay, tôi tự tin và mơ ước đến ngày sẽ cầm được mảnh bằng lớn hơn là BA hoặc BS (4 năm Đại Học) th́ căn bệnh “ Muscula Dystrophy” trầm trọng hơn, theo thời gian đă làm teo hết các cơ bắp vùng ngực và lưng, ép phổi tôi teo lại, khiến tôi ngộp và khó thở, nguy hiểm đến tính mạng.
Tôi được đưa ngay vào bệnh viện “SHARP”, bác sĩ trách nhiệm đă khuyên tôi phải chọn một trong hai giải pháp:
1. Không cần sự can thiệp của khoa học, chấp nhận sự rủi ro sẽ đến. Có nghĩa là tôi sẽ chết ngộp bất cứ lúc nào.
2. Phải phẫu thuật, mở một lỗ nơi cổ, đặt ống gắn máy trợ giúp cho sự hô hấp. Như vậy mối nguy hiểm sẽ bớt đe dọa tính mạng và sự sống của tôi sẽ được dài thêm.
Thương mẹ, tôi đă chấp nhận giải pháp thứ hai.
Trước khi mổ, mẹ và tôi đă phải kư giấy chấp nhận mọi t́nh huống có thể xảy đến với tôi, kể cả tôi sẽ “ngủ” luôn trong ca mổ, không bao giờ thức dậy nữa. Mười giờ sáng ngày ấn định mổ, mẹ đẩy xe lăn đưa tôi đến nhập viện. Mẹ đă cầm hai bàn tay khẳng khiu của tôi, ôm hôn trán tôi trước khi hai bà y tá đẩy tôi vào pḥng mổ, c̣n mẹ được hướng dẫn xuống lầu, đến pḥng chờ đợi chờ kết quả ca mổ kết thúc (tốt đẹp hay xấu). Tại pḥng chờ đợi, v́ lo cho tính mạng của con, mẹ đứng ngồi không yên, đi ra đi vào bồn chồn đếm thời gian từng phút chậm chạm trôi qua như người ngớ ngẩn.
Trong năm tiếng đồng hồ chờ đợi, mẹ tôi không ăn uống ǵ cả, bà chỉ biết cầu nguyện rồi phó thác và xin vâng theo thánh ư Thiên Chúa. Rồi cũng tới lúc nghe cô y tá dùng máy phóng thanh gọi mẹ tôi lên lầu. Lên lầu vừa trông thấy tôi, nét mặt mẹ liền rạng rỡ, v́ mẹ biết là tôi vẫn c̣n sống, c̣n ở lại trần gian với bà, mẹ chưa vĩnh viễn mất con đứa con bất hạnh.
Mắt mẹ rưng rưng lệ nh́n vào cổ tôi, sau khi giảu phẩu đă được đặt vào một ống plastic tṛn, to bằng 3 ngón tay chụm lại, trong khi tay mẹ vuốt tóc tôi như chia xẻ, như muốn gánh vác bớt cho tôi những đau đớn mà tôi đang chịu. Hiểu ḷng mẹ bao la, tôi cố nén mọi đau đớn, ráng gượng nở nụ cười với mẹ cho mẹ an ḷng. Nhưng nụ cười đầu tiên của con dành cho mẹ, sau khi hồi sinh vẫn c̣n ảnh hưởng thuốc mê, nên không trọn vẹn, không đủ xóa hết những lo âu, sợ hăi của mẹ. Tuy vậy, bao nhiêu mệt mỏi của mẹ như đă tan biến, khi cuộc đời mẹ tưởng đă cạn kiệt hy vọng, lại đong đầy niềm vui và ư nghĩa cuộc sống, khi núm ruột của mẹ vẫn c̣n đây. Mẹ lại được tiếp tục yêu thương, ấp ủ con trong ṿng tay ấm áp, ngọt ngào t́nh mẫu tử. Tôi không thể ôm mẹ được, tủi thân nên nước mắt tôi trào ra, không ḱm chế được nữa, dù tôi đă tự hứa không bao giờ để mẹ thấy con khóc mà đau ḷng. Mẹ ơi, thế là cuộc đời con từ đây phải sống nhờ vào máy móc, và mẹ phải thêm công việc chăm sóc sệ sinh, thay ống, rửa những linh kiện nối từ máy thở vào ống thở đặt nơi cổ họng chuyền qua ṿm họng, thay thế cho buồng phổi của con, giúp con duy tŕ sự sống.
Phần tôi, rất đau đớn v́ một vật lạ, luôn nằm nơi cổ họng, nối vào khí quản. Mỗi cử động dù nhỏ đều làm tôi đau đớn khôn cùng và luôn phải nhờ mẹ giúp đỡ. Thân xác tôi như nằm trên bàn chông chịu cực h́nh. Tôi quá tuyệt vọng v́ nỗi đau thể xác, nên tinh thần bấn loạn. Lần này, tôi thực sự không muốn sống nữa, tôi muốn từ gĩa cơi đời, muốn được giải thoát khỏi cực h́nh. Dù sao tôi cũng đă có 34 năm sống trong ṿng tay êm đềm của mẹ, thế là đă quá đủ rồi xin hăy cho tôi trở về với cát bụi. Tôi bày tỏ cùng mẹ ư định này của tôi.
Nghe vậy, bà vội vàng ôm chầm lấy tôi, nức nở, nghẹn ngào qua làn nước mắt:
-Con bỏ mẹ đi, mẹ biết sống cùng ai, sống cho ai nữa đây! Con đi rồi c̣n ai để mẹ nâng giấc ủi an! Ai sẽ cho mẹ những giây phút dịu dàng hạnh phúc và hy vọng dù rất hiếm hoi, để cùng nhau đi hết đoạn đường đời cay nghiệt! Triệu ơi! mất con rồi đời mẹ thành vô nghĩa. Lạc lối về mẹ mất cả ánh sao đêm trông mong hy vọng. Con đừng bỏ mẹ bơ vơ trơ trọi giữa đường đời, vốn đă nghiệt ngă với mẹ con ta. Triệu ơi, hăy v́ mẹ con can đảm lên mà sống! Mẹ ẵm bồng con, con an ủi mẹ chúng ta đỡ nâng nhau. Con ơi, đừng bỏ mẹ …
Lời mẹ than văn làm tim tôi đau nhói, thắt ngặt lại và tôi cũng nức nở như chưa bao giờ được khóc trong đời. Tôi phải sống! Cho dù tôi tàn tật; cho dù tôi đau yếu mang bệnh nan y, nhưng sự hiện hữu của tôi mới làm cho nụ cười c̣n đọng măi trên đôi môi mẹ.
-
Bao La T́nh Mẹ
Sự sống là cao quí. Cuộc đời dù là bất hạnh, cùng khổ đến đâu cũng đều có ư nghĩa sống, sống vị tha và rất cần đức hy sinh cùng ḷng hiếu thảo. Mẹ ơi! Hai hàng lệ của mẹ hoà với nước mắt con, tự làm thành tờ giao ước của hai mẹ con ta, phải đồng ḷng gắn bó đời nhau cho đến “khi Chúa thương gọi về”. Thân xác dù tàn tật cũng không được tự ư hủy bỏ.
Tôi phải sống v́ mẹ như mẹ đă từng sống v́ tôi! Tôi hiểu ḷng mẹ tan nát mỗi lúc nh́n tôi và ḷng tôi cũng nát tan khi thấy mẹ nước mắt măi lưng tṛng!
Có phải tại v́ mẹ đẹp người, đẹp nết nên phải chịu cảnh hồng nhan là đa truân?
Có thật định mệnh đố kỵ muốn làm chết đuối "người trên cạn mà chơi"?
Ôi, định mệnh! Định mệnh sao quá trớ trêu! Định mệnh đă dành riêng cho mẹ những bất hạnh truân chuyên. Từ tuổi 30, mẹ đă phải một thân một ḿnh nuôi dạy bốn đứa con thơ dại, vất vả nhất là chăm sóc đứa con tật nguyền, chăm sóc bà nội nay ốm mai đau, thay cha báo hiếu, lo mộ phần an nghỉ cho bà nội, lo kiếm thêm tiền thăm nuôi, tiếp tế lương thực, thuốc men cho cha trong suốt 10 năm tù cải tạo từ Bắc vào Nam. Mẹ quá vất vả, tảo tần, dăi nắng dầm mưa, bất chấp mọi gian nan, khốn khó, hiểm nguy luôn đe dọa đến tính mạng, v́ mẹ phải buôn chui, bán chợ đen, chợ đỏ dưới mắt cú vọ của công an nhân dân, mẹ mới đem lại sự ấm no cho gia đ́nh 6 người, trong hoàn cảnh cả nước ăn bo bo, ḿ sợi, ngô, khoai thay cơm gạo, sau ngày miền Nam được “giải phóng”, cha được “đi học” mút mùa.
Ôi! Mẹ hiền của tôi, một người mẹ vất cả đời mà không hề than văn, mẹ âm thầm tận tụy, cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho gia đ́nh. Qua mẹ, tôi nhớ đến câu danh ngôn: "Thượng đế không thể ở khắp mọi nơi, nên Ngài phải sinh ra những người mẹ". Và tôi liên tưởng đến Đức Mẹ Maria đă phải chứng kiến những nhục h́nh tra tấn của quân dữ trước giờ Jesus, con một của Người bị đóng đinh trên thập giá. C̣n mẹ tôi, cũng khổ đau không kém ǵ Mẹ Maria v́ mẹ suốt đời phải xót xa nh́n đứa con trai đầu ḷng duy nhất của ḿnh, hằng ngày phải chịu khổ h́nh trong bệnh tật.
Thật không giấy bút nào tả xiết và tôi cũng không đủ khả năng để nói lên được ḷng can đảm và sự chịu thương chịu khó, sự kiên tŕ cùng trái tim đầy ắp yêu thương, nhân hậu của mẹ tôi. Tôi chỉ biết yêu mẹ bằng luỹ thừa t́nh yêu mẹ mỗi ngày và sống, dù là sống nhờ mẹ và máy móc dây nhợ quanh người.
Có lần tôi những tưởng đă mất mẹ vĩnh viễn, khi bà bị một tai nạn xe hơi rất nặng giữa xa lộ 163, bà bị găy chân và bể đầu bất tỉnh. Tưởng mẹ tôi đă chết trong xe, người gây ra thảm trạng cho mẹ tôi đă bỏ chạy trốn mất. Ấy thế mà, sau bảy tiếng đồng hồ phẩu thuật, vừa hồi tỉnh, điều mẹ tôi quan tâm đầu tiên là hỏi:
-Triệu đâu? Con tôi vẫn b́nh yên chứ?
Sau tai nạn đó mẹ tôi lại mang thêm trong chân những chiếc đinh vít inox, mà những lúc trái gió trở trời thường làm mẹ tôi nhức nhối khổ sở lắm. Những lúc ấy, tôi thương mẹ biết chừng nào.
Mẹ Hoàng Minh Đức ơi, chúng con yêu thương và kính trọng mẹ vô ngần, v́ trong bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ cũng luôn dậy bảo, nhắc nhở anh em chúng con phải biết vâng lời, sống ngoan ngoăn, chăm chỉ học hành, luôn thật thà, khiêm cung, không hiềm tỵ ganh ghét bất cứ ai. Nhờ có mẹ răn dậy cẩn thận như thế nên anh em chúng con, chưa hề biết gian dối hay ganh ghét ai bao giờ.
Mẹ chính thật có trái tim vĩ đại dành của chúng con (và cha nữa). Nhưng cha đă từ chối nhận, đă rũ bỏ mẹ và 4 anh em chúng con ngay sau khi đến được nước Mỹ, trong khi mẹ luôn nghĩ sẽ cùng cha sống đến ǵa, yêu đến ǵa ...
Thử hỏi có người nào không âu sầu, khi biết đứa con trai duy nhất, bị mắc căn bệnh nan y, không thể nối dơi tông đường. Mẹ cũng vậy, mẹ rất đau buồn và c̣n phải nhận thêm cay đắng khi “thuyền t́nh đă neo bến mới”. Dù đau buồn cay đắng, mẹ vẫn không hề biểu lộ sự giận dữ v́ ḷng mẹ rất nhân hậu, bao dung. Mẹ đă nói:
-Cha khổ nhiều v́ CS rồi, đừng ép buộc cha thêm khổ sinh ra uất ức, la hét, chưởi rủa khi phải ở lại với chúng ta. Hăy để cha quyết định theo cách tốt nhất mà cha chọn. Nếu từ bỏ mẹ con ḿnh mà cha hạnh phúc, th́ hăy chấp nhận.
Tôi biết, mẹ nói vậy là để trấn an anh em chúng tôi và để che dấu cơi ḷng tan nát, an phận chấp nhận quyết định của cha. Cách đây không lâu, mẹ nhờ cô bạn mở cho một địa chỉ e-mail, khi được hỏi mẹ chọn “password” là những chữ ǵ, mẹ đă nói ngay câu “đả đảo ông chồng” rồi mẹ và cô bạn cùng cười vang. Tôi cũng chua xót cười theo và thương mẹ hiền lành chỉ biết hô “đả đảo” khi cha tuyệt t́nh!
Cha ơi, hai mươi năm đă trôi qua, cha sống có hạnh phúc không, cha có toại nguyện với các em trai khôi ngô, khỏe mạnh “nối dơi tông đường”, cha có cơng các em trên lưng cha, như mẹ đă cơng con nhiều năm tháng trên lưng mẹ. Lưng mẹ êm đềm và ấm áp lắm, không biết lưng cha thế nào, con chưa một lần được cha cơng trên lưng, được ṿng tay ôm cổ cha âu yếm, đấy là điều con măi nuối tiếc. Và bây giờ th́ con không c̣n có thể ṿng tay ôm cổ cha được nữa, nếu như cha có về và muốn cơng con, khi hai cánh tay con thịt đă teo biến hết, chỉ c̣n da bọc lấy xương, lơng thơng và vướng víu khi mẹ tắm rửa, thay quần áo cho con. Khi con xử dụng computer, mẹ phải nhấc cánh tay khẳng khiu của con đặt lên bàn, cầm mấy ngón tay con đặt trên con chuột (mouse) kéo từng ngón vào vị trí chính xác thuận tiện nhất, để con có thể bấm xử dụng được dễ dàng. Tuy vậy, chốc chốc con lại gọi mẹ ơi, mẹ hỡi để mẹ chạy đến giúp, v́ đẩy tới đẩy lui, con “mouse” đă chuồi ra khỏi tay con rồi, mà con không thể tự nắm bắt nó lại được.
Cha ơi, con chợt nhớ đến cha mà viết những ḍng chữ này, nếu cha có t́nh cờ đọc được, xin hiểu ḷng con, đứa con trai tàn tật thân xác từ thuở ấu thơ, luôn khao khát t́nh cha. Bởi v́ t́nh mẹ dù có bao la, cũng không thể phủ trùm thay thế t́nh cha cho con. Con đă có “Ánh Sao T́nh Mẹ”, con cũng muốn có những nốt nhạc cho t́nh phụ tử, là thật ḷng con đấy!
Và hơn tất cả con luôn cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, đă ban cho con đủ sức chịu đựng và "xin vâng" đón nhận mọi khổ đau và cho con c̣n sống đến hôm nay.
Con xin tri ân nước Mỹ. Vinh danh mẹ. Tạ ơn cha. Cám ơn các em gái Trinh - Trâm - B́nh và các cháu đă chăm ngoan, học giỏi thay anh, thay bác Triệu bù đắp, đóng góp tài sức cho gia đ́nh, cho xă hội. Cám ơn các em rể thủy chung, mạnh mẽ, thẳng ngay như tùng như bách làm cột trụ vững chắc cho gia đ́nh được tràn đầy hạnh phúc, luôn vang tiếng cười.
Con cũng nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả mọi người đă đối đăi tử tế với gia đ́nh con, cách riêng là an ủi, giúp đỡ mẹ và con trong hoạn nạn. Đặc biệt cám ơn anh chị Cao Ngô An đă không quản ngại vất vả làm tài xế đưa mẹ đi chợ, giúp mẹ nấu nướng, đưa em đi khám bệnh, đi những nơi cần thiết, từ khi mẹ bị tai nạn xe hơi trên xa lộ, không lái xe được nữa. Em cám ơn anh nhiều lắm.
San Diego 3/3/11.
MINH TRIỆU
-
Câu chuyện người mẹ này thật cảm động. Chỉ có người mẹ mới thương yêu và hy sinh cho con cái vô bờ bến như vậy.
T́nh yêu tuyệt vời thật nhưng nó lại có cánh, c̣n t́nh mẹ th́ măi măi muôn đời. Nhưng mấy ai cảm nhận được rơ ràng điều ấy mặc dù biết t́nh mẹ là bao la? V́ 1 ngày nào đó, đứa con sẽ bỏ mẹ nó mà chạy theo hai chữ ái t́nh.
Bằng chứng là ngày Valentine này, các cặp t́nh nhân, vợ chồng tặng quà, dẫn nhau ăn nhà hàng c̣n nhiều hơn ngày Mother day gấp mấy lần.
But....Anyway, HAPPY VALENTINES DAY!