Không Thấy, Không Nghe, Không Nói
September 24, 2010
Chúng ta chỉ c̣n năm tuần nữa là đến cuộc bầu cử giữa mùa. Trong năm sáu tuần tới có lẽ chỉ có một chuyện duy nhất có tính cách thực sự, thời sự đối với mọi người: đó là chuyện bầu cử, giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Ḥa – ít nhất trong giai đoạn hiện nay. Từ nay đến ngày 2-11, chẳng có giải bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt ǵ quan trọng đủ sức hấp dẫn để thành đề tài. C̣n có chuyện ǵ khác để người ta nói ngoài chuyện bầu cử, v́ bầu cử trước hết cũng là chuyện đua tranh, thi đấu. Người ta sẽ bàn bạc chuyện ai thắng ai thua cho đến khi diễn ra trận chung kết để người ta có thể biết ai sẽ tiến lên bục để nhận giải. Và dĩ nhiên, hai “đội” Dân Chủ và Cộng Hoà từ nay đến ngày ra sân thi đấu trận chung kết quyết tử sẽ làm tất cả những ǵ có thể làm được để đạt được kết quả tốt nhất, hoặc để bảo đảm thắng lợi, hoặc để hạn chế tổn thất, hoặc t́m cách lội ḍng nước ngược, làm chuyện đảo ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng.
Trong chính trị, để đạt được mục đích, có chuyện ǵ người ta không dám làm, có lúc nào như lúc này những vụ tai tiếng được mùa, báo chí không sợ thiếu đề tài và sự liêm sĩ chính trị là điều người ta dễ thỏa hiệp nhất. Để làm những chuyện đó, người ta sẽ thấy vai tṛ tích cực của báo chí, của internet… trong việc phanh phui những bí mật đời tư, đời công, những phát biểu lỡ lời của người này, người nọ trong quá khứ. Sẽ có những cuộc họp báo đính chính. Sẽ có những cuộc biểu t́nh hoan hô hay phản đối… Trong 35 ngày dài nhất này, sân khấu chính trị hoạt náo đáng xem biết bao, nhất là khi người ta có thể biết tất cả mọi chuyện của người muốn đại diện cho ḿnh trong bộ máy của nhà nước để biết người ta xứng đáng đến mức nào, hoạt đầu đến mức nào – nhờ báo chí nhờ truyền h́nh, nhờ internet…- những chuyện mà người dân ở Việt Nam chẳng hề biết về người lănh đạo, những người đại diện dân của ḿnh, cho nên chẳng bao giờ có niềm tự hào thực sự là cử tri trong một chế độ dân chủ.
Tuy nhiên, chính trị chẳng phải là chuyện chơi, cho dù nhiều người vẫn đem nó ra làm chuyện chơi. Và trong t́nh h́nh hiện nay của nước Mỹ, chẳng có chuyện ǵ là chuyện chơi. Cho dù chuyện tuần vừa qua nhân vật Christine O’Donnell của Tea Party giành đuợc chiếc vé vào chung kết đại diện đảng Cộng Ḥa trong cuộc bẩu cử Thuợng viện liên bang của tiểu bang Delaware trông có vẻ như chuyện chơi. Bởi v́ trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Ḥa mà người được đảng Cộng Ḥa chính thức đề bạt, ông Mike Castle, lại thua một “người bên ngoài” – cho dù người đó là người của Tea Party – th́ c̣n ǵ là uy tín, thể thống của đảng. Lúc ban đầu, người ta tưởng rằng đó là chuyện chơi, về sau, càng ngẫm nghĩ người ta mới thấy là chuyện nghiêm trọng, mới đâm hoảng – như trong phản ứng kịch liệt của ông Karl Rove, vốn là một cố vấn cao cấp của Tổng thống George W. Bush và là một người chẳng hề tin phong trào Tiệc Trà. Ông gọi bà O’Donnell là người chẳng thể tin được (“She has a history of saying nutty things”). và yêu cầu bà giải thích ư tưởng bà chuyên làm chuyện “ma quỉ“ (witchcraft) trong chính trị – có phải nhờ thế mà bà đă làm sụp đổ cả lâu đài kiên cố của ông Castle!.
Cuộc bầu cử giữa mùa này quan trọng là v́ trước hết đất nước đang ở vào một giai đoạn khủng hoảng khá nghiêm trọng trên nhiều mặt, mặt dễ thấy là kinh tế suy thoái, với nạn thất nghiệp, với mức độ tăng trưởng kinh tế yếu ớt, với thị trường địa ốc chưa hồi phục khiến cho dân tâm khó yên ổn… Nhưng sự khủng hoảng về an cư lạc nghiệp này thực ra đang diễn ra trên nhiều mặt rộng hơn khiến cho những người có tầm nh́n xa hơn về tương lai đất nước phải thấy ít nhiều kinh hoàng. Nh́n vào mặt quốc nội, ít ra người ta thấy có ba mặt không thể xem nhẹ, đó là di dân, giáo dục và y tế. Và ba mặt này liên quan với nhau khá chặt chẽ. Và nói vậy là không phải làm nhẹ đi được những mặt khác, như nỗi lo của người già về quỹ hưu bổng của công chức, quỹ an sinh xă hội của tư chức, và vượt lên trên hết là những mặt sa đoa, bệ rạc nơi guồng máy công quyền. (Hôm thứ Ba, nguyên cả loạt công chức lănh đạo ở Bell City, California, bị c̣ng tay v́ vô sĩ thái quá). Và trong khi nước Mỹ trước đây vẫn quen khẳng định “tính ưu việt”, “sự phi thường có tính ngoại lệ“ (exceptionalism) của ḿnh trong vai tṛ “người mục sư” và “cảnh sát” của thế giới, th́ nay người ta ngày càng e rằng mục sư nói không ai nghe, cảnh sát hoa dùi cui chẳng ai sợ, và Mỹ có thể phải sa lầy trên quốc tế trong khi khả năng của Mỹ không c̣n cho phép một sự sa lầy xa xỉ như vậy nữa.
Trong khủng hoảng, người ta cần một sự lănh đạo mạnh nơi chính quyền và một sự đoàn kết nơi người dân. Khi nói đến chính quyền, trong khung cảnh và cơ chế chính trị của Mỹ, nó không chỉ bao gồm những người ở Hành Pháp mà c̣n ở cả hai ngành lập pháp và tư pháp. Lănh đạo mạnh là lănh đạo đưa ra được những chính sách, biện pháp có hiệu quả trong mục đích và mục tiêu quốc gia – tức là giải quyết được những vấn đề mà mọi người tương đối có thể nhất trí trong việc định nghĩa, nhận diện. Nếu nhân dân đoàn kết, có được sự nhất trí trong việc ủng hộ lănh đạo, th́ công cuộc t́m kiếm giải pháp quốc gia mới có được điều kiện đủ – sau khi có điều kiện ắt có – nếu có – là t́m ra được giải pháp. Như chúng ta đều có thể thấy, điều kiện đủ hiện nay chưa có – nếu có lúc nào đó có thể có. Có thể nó chưa có v́ điều kiện ắt có chưa được nh́n nhận. Và khi phân tích về sự thiếu sót điều kiện ắt có này, nhiều khi người ta lại nh́n vào điều kiện đủ – sự lẫn lộn giữa cái ắt có và đủ (có khi ắt có là đủ, có khi đủ là ắt có) khiến cho sự bế tắc không dễ phá vỡ.
Từ sự bế tắc trong công cuộc t́m kiếm giải pháp quốc gia, người ta có thể truy nguyên sự phân hoá ngày càng cùng cực giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Ḥa. Vào một thời nào khác chúng ta sẽ không thấy sự phân hóa này có tính cách “mâu thuẫn đối kháng” – tức xung khắc có tính cách hủy diệt, tương tàn như hiện nay. Đó là thời người ta có thể tỉnh táo, thoải mái để nghĩ chuyện thỏa hiệp, tương nhượng. Nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay là cuộc khủng hoảng có tính cách “thời đại” – những cách suy nghĩ cũ, những cách làm cũ dường như không có hiệu quả. Thế giới ngày nay đang biến chuyển, đang thay đổi trong cách những nhà dự tri học, tương lai học đă thất bại chua cay trong việc h́nh dung trật tự thế giới mới, về chính trị và kinh tế, sẽ được sắp xếp như thế nào. Nước Mỹ ngày nay cũng đang biến chuyển, đă thay đổi theo cách người ta “không kịp thở” – không thể theo dơi kịp, kiểm soát kịp, nói chi đến chuyện cho nó đi theo hướng nào đó – nếu người ta có một hướng nào đó. Bởi vậy mà chẳng có ǵ lạ lùng khi người ta đang nổi chứng bất an, bồn chồn, nôn nóng, nổi giận. Có lẽ phổ biến nhất hiện nay là tâm trạng “bất trắc, bấp bênh” (at risk). Tâm trạng “at risk” của mỗi một người, mỗi một tổ chức, định chế, tập thể, nhóm xă hội, tôn giáo, chủng tộc khiến cho ai cũng đều cảm thấy sự tồn tại, sống c̣n của ḿnh đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nói vắn tắt: đảng Cộng Ḥa và giai cấp tư bản đang nh́n ở đảng Dân Chủ một âm mưu khống chế, kiểm soát, do đó họ không ngại xa gần xem những người Dân Chủ là có năo trạng “cộng sản”, “xă hội chủ nghĩa”, “tự do” (liberal) nhằm phá hoại nước Mỹ với những giá trị truyền thống có tính bảo thủ của nó. Trong khi đó, Người Dân Chủ đang lănh đạo lại đang nghĩ rằng t́nh thế đang vượt khỏi khả năng của những giải pháp b́nh thường, nhưng những suy nghĩ “radical” (cấp tiến) đó không đủ sức thu phục những nhà dân cử theo đảng Dân Chủ (những dân biểu và thượng nghị sĩ quanh năm suốt tháng, năm này qua năm khác, lúc nào cũng là bốn mùa tất tả vận động, do đó, phải có quan điểm “thực tế”, quan điểm “dân túy” dễ nghe với người thường. Không thể không xét đến vai tṛ của Tea Party trong bối cảnh chính trị này. Tea Party với đảng Cộng Ḥa tuy hai mà một, nhưng tuy một mà hai. Họ là những người “siêu bảo thủ’ (ultra conservative) từ Cộng Ḥa mà ra. Họ cho rằng giới lănh đạo Cộng Ḥa ngày nay chưa đủ mạnh về “lập trường”, chưa “kiên quyết trong đấu tranh” (ví dụ như các biểu quyết tại Thượng Viện), cho nên họ muốn xây dựng một thế lực mới trong đảng vừa ngoài đảng để “tái xây dựng” đảng Cộng Ḥa của họ.
Đó là bối cảnh của cuộc bầu cử giữa mùa, một cuộc bầu cử b́nh thường đảng đang cầm quyền chỉ biết “từ chết tới bị thương”. Nhất là một đảng Dân Chủ và ông Tổng thống Obama đang bị rối rắm trước bộn bề những vấn đề. Đó là lư do nhiều người đang quan ngại. Trong hai năm qua, đảng Dân Chủ vừa có Hành Pháp vừa có cả Lập Pháp, mà c̣n chưa đạt đuợc kết quả ǵ rơ ràng, dứt khoát, bởi v́ t́nh h́nh quá phức tạp, và thời gian hai năm chưa đủ cho họ làm cho người dân thấy được ǵ. Nay nếu họ phải nhường cho đảng Cộng Ḥa sân chơi ở cả Thượng Viện và Hạ Viện, cái “agenda” của họ, tức chương tŕnh và mục tiêu hành động của họ, c̣n ǵ nữa. Nhưng hăy tưởng tượng một Nhà Trắng ông Obama ở, một Capitol Hill trên dưới đều do người Cộng Ḥa nắm – Người Cộng Ḥa sẽ làm được ǵ. Đó là bế tắc trong cơ chế chính trị của Mỹ.
Trong mấy tuần vừa qua, người ta nói rằng kinh tế nói chung, và công ăn việc làm, nói riêng, là đề tài của cuộc bầu cử giữa mùa năm nay. Người dân ở Cali thấy điều này rơ nhất. Trong cuộc bầu cử chiếc ghế thống đốc, bà Meg Whitman (CH) và ông Jerry Brown (DC) đang loạn đả về vấn đề công ăn việc làm – có quả thực họ đưa ra được giải pháp nào hay chăng hay người ta chỉ biết bà Whitman đă chịu chơi chi đến 120 triệu, và ông Brown với những kinh nghiệm cũ của hai nhiệm kỳ thống đốc khó ứng dụng cho thời kỳ mới. Trong cuộc tranh cử chiếc ghế thượng nghị si, bà Carly Fiorina (CH) chỉ có kinh nghiệm sa thải người ở Hewlett Packard, c̣n bà Barbara Boxer (DC) có kiến thức ǵ thực sự ngoài những khẩu hiệu công việc trong khu vực “kỹ nghệ sạch”. Nhưng người ta lạ thay chỉ thuộc ḷng có một đề tài – làm như chuyện của nước Mỹ quá đơn giản – chỉ có một đề tài.
Nhưng thực sự đây có phải là đề tài hay không cho dù nó là vấn đề của người dân? Hôm thứ Hai, người ta đă xác nhận suy thoái đă chính thức chấm dứt tháng Sáu năm 2009. Như vậy phải chăng chỉ c̣n là vấn đề chờ đợi phục hồi? Trong hai ba tuần qua, tin tốt nhiều hơn tin xấu về công ăn việc làm. Vậy th́ công ăn việc làm hay kinh tế có thể là một đề tài hay không và theo cách nào, chiều hướng nào. Và nếu công ăn việc làm không c̣n là đề tài nữa, người ta sẽ bàn về vấn đề ǵ.
Cuộc bầu cử này thực sự không có đề tài cho dù đất nuớc bộn bề vấn đề. Do đó, nó chỉ là một cuộc bầu cử khai thác tâm trạng bồn chồn, nôn nao, thất vọng, mong đợi của người dân. Nhưng có ai thực sự nghĩ đến chuyện đưa ra một cương lĩnh cho t́nh h́nh đất nước, hay đặt lại vấn đề về giá trị của nước Mỹ là ǵ trong thời đại lịch sử này. Có ai nghĩ đến trách nhiệm lănh đạo đất nước. Điều này rơ nhất là ở Tea Party, là khuynh huớng chính trị ồn ào nhất hiện nay. Miệng th́ nói nhiều, nhưng ư tuởng th́ thiếu. Làm sao có thể đ̣i hỏi những ǵ không thể có ở những nhân vật như Sarah Palin, Christine O’Donnell, Nicky Haley, Meg Whitman… Nhưng đảng Cộng Ḥa nói chung cũng chẳng có ǵ chứng tỏ họ có thấy, có nghe để nói cho có lư. Và đảng Dân Chủ v́ măi nh́n cử tri cho nên cũng chẳng thấy vấn đề, chẳng nghe được tiếng nói của lẽ phải, và cũng nói những điều công thức nhàm chán.
Đó chính là vấn đề nghiêm trọng trong cơ chế chính trị hiện nay của Mỹ đang bị thử thách cùng cực trước cuộc khủng hoảng có tính thời đại ngày nay. Vấn đề nghiêm trọng là ở chỗ chúng ta thực tâm không mong đợi cuộc bầu cử sẽ giải quyết được vấn dề ǵ, cho dù đất nước đang đứng trước khủng hoảng toàn diện “không phải là thường”. Làm sao làm được ǵ khi ngay trong mùa bầu cử, người ta cũng chẳng dám nh́n sự thực, nghe lẽ phải, và dám cất tiếng nói từ lương tri của ḿnh.
HOÀNG NGỌC NGUYÊN
nguồn : viettribune online