-
KHI NHÀ BÁO NÓI LÁO...
[COLOR="#FF0000"][SIZE=5][B][CENTER]Khi Nhà Báo Nói Láo :
Qua chiến tranh Việt Nam và hiện t́nh nước Mỹ [/CENTER][/B][/SIZE][/COLOR]
Người ta thường nói " Tiên trách kỷ , hậu trách nhân ". Nhưng có nhiều việc , ta không thể tự kỷ được , và ảnh hưởng bên ngoài , nhất là truyền thông , đă ảnh hưởng rất lớn với cách suy nghĩ của mọi người .
[B]* Đầu tiên là chuyện nói láo của chàng kư giả Williams[/B]
Truyền h́nh Mỹ đang qua cơn “khủng hoảng” uy tín khi một trong những kư giả hàng đầu của NBC thú tội đă “nói nhầm”!
Đây là câu chuyện của anh kư giả Brian Williams. Thật ra anh này không phải là kư giả, cũng chẳng phải nhà báo hay b́nh luận gia ǵ, chỉ là một anh đọc tin tức trên TV. Bản tin anh đọc cũng chẳng phải do anh tự tay viết ra. Anh có cả một ban tham mưu lựa tin, viết tin, rồi đưa cho anh duyệt, thêm mắm thêm muối, rồi anh mang ra trước ống kính đọc, trong giờ tin thời sự quan trọng nhất trong ngày, 6g30 mỗi ngày trong tuần.
Anh Williams là người đọc tin cho đài NBC, là đài TV “hâm mộ” TT Obama tích cực nhất, cùng với đài “con” là MSNBC.
Cách đây ít ngày, anh lên TV, nhân đọc tin chiến sự tại Trung Đông, nhắc lại chuyện anh đă từng bay trực thăng tại Iraq, bị trúng hỏa tiễn phải đáp khẩn cấp xuống ngay, xém chết. Ngay sau đó, tạp chí quân sự Stars & Stripes viết bài tố là anh Williams... phịa hoàn toàn. Bài báo kể lại chuyện vài quân nhân đi cùng chuyến bay với anh Williams tố máy bay chẳng bị bắn ǵ, cũng chẳng bị đe dọa ǵ. Chiếc trực thăng bị bắn là chuyến bay trước, cách đó khoảng một tiếng đồng hồ. Anh Williams biết tin này, có phỏng vấn phi hành đoàn trực thăng bị bắn đó, rồi sẵn trớn, lên truyền h́nh kể ngay là chính trực thăng của anh bị bắn. Câu chuyện xẩy ra năm 2003, và từ đó đến nay, anh đă lập lại câu chuyện này không biết mấy chục lần trên tv v́ theo anh, đây quả là một chuyện “đổi đời” đối với anh, đă khiến anh thay đổi cái nh́n về chiến tranh. Đến độ bây giờ những quân nhân cùng bay với anh đă bực ḿnh, không giữ im lặng nữa, mà nhẩy ra tố anh nói phét.
Ngay sau đó anh Williams đă công khai xin lỗi. Anh giải thích là anh đă theo dơi tin chiến sự kiểu này quá nhiều nên bị ám ảnh và nhầm lẫn, tưởng ḿnh đích thực bị bắn thật! Một lời giải thích thật... sáng tạo.
Việc anh Williams phóng đại “thành tích chiến trường” làm người ta nhớ lại một câu chuyện tương tự của bà Hillary. Khi tranh cử tổng thống năm 2008, bà cũng kể lại câu chuyện năm 2006 khi bà –khi đó là Đệ Nhất Phu Nhân- và cô con gái Chelsea qua thăm Bosnia, là xứ đang có nội chiến sau khi Cộng Ḥa Nam Tư tan vỡ thành ba bốn nước, đánh nhau túi bụi. Bà kể khi máy bay bà đáp xuống phi trường th́ bị bắn ào ào, khiến hai mẹ con phải chúi đầu chạy chối chết từ máy bay vào pḥng khách phi trường. Nghe kinh người và phải thán phục sự can đảm của hai mẹ con bà Hillary. Chẳng bao lâu sau, sự thật ḷi ra là chẳng có pháo kích, đạn bay ǵ hết. Hai mẹ con đă được đón tiếp long trọng, có cả một đám trẻ em tiểu học đến tận chân cầu thang máy bay tặng hoa.
Chính khách phóng đại là chuyện b́nh thường. Dù là Đệ Nhất Phu Nhân, nhưng khi tranh cử th́ cũng vẫn bị cái bệnh phét lác phóng đại nó hành.
Nhưng bây giờ là chuyện anh nhà báo nói láo. Trên căn bản, đọc tin thời sự th́ phải là một trăm phần trăm trung thực, chỉ có b́nh luận mới có quyền đưa ư kiến cá nhân, có thể đúng, có thể sai. Anh Williams, cũng như mấy ông đọc tin khác, ngoài việc đọc tin cũng thỉnh thoảng chêm vào vài câu b́nh luận, góp ư cá nhân. Chuyện bay trực thăng trúng hỏa tiễn không phải chuyện ư kiến hay quan điểm cá nhân, mà là dữ kiện. Chế ra dữ kiện để bi thảm hóa câu chuyện của ḿnh là việc làm không chấp nhận được, cho dù nhà báo nói láo không có hậu quả nghiêm trọng như chính khách nói láo.
Nhân dịp này, các chuyên gia truyền thông đă xét lại quá tŕnh của anh Williams, và nhận thấy ngay anh này dường như là ông vua phóng đại, tô son vẽ phấn lên những thành tích hay câu chuyện cá nhân giả tưởng từ cả mấy chục năm nay.
Như khi anh đi New Orleans làm phóng sự về vụ băo lụt Katrina. Anh đă bi thảm hoá câu chuyện, kể lại từ cửa sổ khách sạn anh nh́n ra, thấy chung quanh nước ngập lụt, xác người chết nổi lềnh bềnh. Sự thật, khách sạn 5 sao của anh ở trong vùng cao, cũng có ngập ít nước, nhưng chưa tới vài phân, chẳng có xác chết nào chung quanh.
Anh cũng thêm mắm thêm muối, kể lại anh lội nước, lỡ chân trượt té, uống phải một ngụm nước với xác người chết chung quanh, nên bị đau bụng, đi tiêu chảy gần chết. Sự thật h́nh như cũng là câu chuyện giả tưởng hoàn toàn. Anh này chỉ có một lần mang đôi ủng cao tới đùi, đứng trong một vùng lụt tới ống quyển để làm phóng sự, không ai thấy anh trượt chân hay uống ngụm nước nào, cũng chẳng ai nhớ anh đă đau bụng gần chết. Nên nhớ anh Williams là nhân vật rất quan trọng, đi đâu cũng có tiền hô hậu ủng chứ không có chuyện đi một ḿnh. Nếu anh có bị té, uống nước, đau bụng gần chết tất nhiên phải có cả chục người biết.
Anh Williams cũng kể đă từng bay với đội người nhái SEAL Team 6 (là đội đi giết Bin Laden) nhưng bây giờ người ta được biết SEAL Team 6 không bao giờ cho kư giả đi hành quân theo.
Đài truyền h́nh NBC mở cuộc điều tra về câu chuyện trực thăng bị bắn, cũng như về những vụ bi thảm hoá đầy kịch tính của anh Williams trong quá khứ để xem những lời kể lể của anh có thật hay không. Sau kết quả sơ khởi (c̣n đang điều tra thêm nữa), đài NBC loan tin anh Williams sẽ bị treo gị sáu tháng không lương. Nghe th́ có cảm tưởng như anh này sẽ mất tiêu 5 triệu v́ anh lănh lương sơ sơ có 10 triệu đô một năm thôi. Trên thực tế, kẻ viết này cho rằng sự nghiệp đọc tin của anh Williams đến đây đă cáo chung tuy anh có thể có vai tṛ khác kín đáo hơn, hay nhẹ kư hơn. Vai tṛ của anh quan trọng ở niềm tin khán thính giả đặt nơi anh. Khi anh bị treo gị như vậy th́ rơ ràng đă mắc tội nói phét quá nhiều. Như vậy ḷng tin đối với anh sẽ mất, làm sao có thể tiếp tục làm người đọc tin nữa. Nhất là trong bối cảnh cạnh tranh sinh tử giữa các hệ thống truyền h́nh lớn của Mỹ.
Tuy chỉ là người đọc tin, nhưng anh Williams và những người đọc tin lại có ảnh hưởng cực kỳ lớn, v́ cả chục triệu dân Mỹ theo dơi tin thời sự mỗi ngày và hầu hết tin tưởng một cách tuyệt đối vào những người đọc tin.
C̣n tiếp...
-
*[B]Ông Walter Conkrite của đài CBS và chiến tranh Việt Nam[/B]
Muốn hiểu rơ ảnh hưởng của những người này, ta chỉ cần nhớ lại câu chuyện của ông Walter Conkrite của đài CBS. Những người Việt tỵ nạn qua Mỹ trước thập niên 80 hẳn c̣n nhớ ông này. Ông là người đọc tin nổi tiếng và có uy tín nhất trong ngành truyền h́nh Mỹ. Năm 1968, ông qua VN theo dơi tin chiến sự Tết Mậu Thân. Trước đó, ông là người hậu thuẫn sự tham chiến của Mỹ rất mạnh. Sau chuyến đi, ông về Mỹ, lên truyền h́nh khẳng định theo ư ông, cuộc chiến nh́n từ phiá Mỹ đă hoàn toàn vô vọng, Mỹ không thể thắng được nếu không muốn nói là sẽ thua chắc. Lời khẳng định của ông thay đổi mạnh dư luận quần chúng Mỹ. Trước đó, họ vẫn ủng hộ sự tham chiến của Mỹ. Sau lời nhận định của ông Conkrite th́ dư luận thay đổi, đa số dân Mỹ hoặc là chống, hoặc là đặt câu hỏi về sự tham chiến của Mỹ. Thăm ḍ dư luận cho thấy ứng viên phản chiến Robert Kennedy có triển vọng hạ đương kim TT Johnson. Không bao lâu sau, TT Johnson lên truyền h́nh tuyên bố sẽ không ra tranh cử tổng thống, với lư do để tập trung mọi nỗ lực vào việc t́m ḥa b́nh cho VN.
Nh́n vào vai tṛ của ông Conkrite, rồi nh́n lại t́nh trạng hiện nay th́ ta thấy ngành truyền thông Mỹ đă mất đi phần lớn uy tín và sự tin tưởng của quần chúng.
Mấy ông bà nhà báo Mỹ ngày nay, v́ nhu cầu cạnh tranh kinh tế, dành giựt khán thính giả v́ tiền quảng cáo, đă không ngại phóng đại tin, gây chú ư, hay t́m tiếng tăm cho cá nhân. Cái bệnh phóng đại này thường chỉ có mấy anh chị nhà báo cỡ tầm thường cấp địa phương mới mắc thôi. Nhưng bây giờ, qua câu chuyện anh Williams, ta thấy đă lan tràn qua cả những tên tuổi lớn nhất của truyền thông Mỹ.
Câu chuyện của anh Williams thật ra chỉ xác nhận một khiá cạnh của truyền thông hiện đại. C̣n một khiá cạnh quan trọng hơn nhiều: truyền thông Mỹ đă không c̣n giữ được tính trung thực và khách quan của người kư giả phổ biến tin tức nữa. Trái lại, cái mà thiên hạ gọi là truyền thông ḍng chính, đă để lộ rơ ràng khuynh hướng cấp tiến khá cực đoan, cổ vơ tung hô các chính sách và chính khách với chủ trương cấp tiến nhất.
* [B]Tới ông Dan Rather của CBS, người thừa kế Walter Conkrite[/B]
Những người Việt tỵ nạn qua Mỹ trước thập niên 80 hẳn c̣n nhớ ông này. Ông là người đọc tin nổi tiếng và có uy tín nhất trong ngành truyền h́nh Mỹ. Năm 1968, ông qua VN theo dơi tin chiến sự Tết Mậu Thân. Trước đó, ông là người hậu thuẫn sự tham chiến của Mỹ rất mạnh. Sau chuyến đi, ông về Mỹ, lên truyền h́nh khẳng định theo ư ông, cuộc chiến nh́n từ phiá Mỹ đă hoàn toàn vô vọng, Mỹ không thể thắng được nếu không muốn nói là sẽ thua chắc. Lời khẳng định của ông thay đổi mạnh dư luận quần chúng Mỹ. Trước đó, họ vẫn ủng hộ sự tham chiến của Mỹ. Sau lời nhận định của ông Conkrite th́ dư luận thay đổi, đa số dân Mỹ hoặc là chống, hoặc là đặt câu hỏi về sự tham chiến của Mỹ. Thăm ḍ dư luận cho thấy ứng viên phản chiến Robert Kennedy có triển vọng hạ đương kim TT Johnson. Không bao lâu sau, TT Johnson lên truyền h́nh tuyên bố sẽ không ra tranh cử tổng thống, với lư do để tập trung mọi nỗ lực vào việc t́m ḥa b́nh cho VN.
Nh́n vào vai tṛ của ông Conkrite, rồi nh́n lại t́nh trạng hiện nay th́ ta thấy ngành truyền thông Mỹ đă mất đi phần lớn uy tín và sự tin tưởng của quần chúng.
Mấy ông bà nhà báo Mỹ ngày nay, v́ nhu cầu cạnh tranh kinh tế, dành giựt khán thính giả v́ tiền quảng cáo, đă không ngại phóng đại tin, gây chú ư, hay t́m tiếng tăm cho cá nhân. Cái bệnh phóng đại này thường chỉ có mấy anh chị nhà báo cỡ tầm thường cấp địa phương mới mắc thôi. Nhưng bây giờ, qua câu chuyện anh Williams, ta thấy đă lan tràn qua cả những tên tuổi lớn nhất của truyền thông Mỹ.
Câu chuyện của anh Williams thật ra chỉ xác nhận một khiá cạnh của truyền thông hiện đại. C̣n một khiá cạnh quan trọng hơn nhiều: truyền thông Mỹ đă không c̣n giữ được tính trung thực và khách quan của người kư giả phổ biến tin tức nữa. Trái lại, cái mà thiên hạ gọi là truyền thông ḍng chính, đă để lộ rơ ràng khuynh hướng cấp tiến khá cực đoan, cổ vơ tung hô các chính sách và chính khách với chủ trương cấp tiến nhất.
Người ta c̣n nhớ chuyện anh Dan Rather của CBS, người thừa kế Walter Conkrite. Trong mùa tranh cử tổng thống năm 2008, anh không bỏ lỡ dịp khai thác những tin bất lợi cho Cộng Hoà và nhất là bất lợi cho ứng viên Bush. Anh Rather được cung cấp một tin sốt dẻo từ một nguồn gốc nạc danh: một bức thư của ông Bush viết cách đó mấy chục năm, xin miễn dịch. Như vớ được vàng, anh Rather và vài viên chức của CBS, mau mắn chụp cơ hội phổ biến thư đó lên TV để bôi bác Bush mà không điều tra thực hư ǵ hết. Chẳng may cho anh Rather, chỉ vài ngày sau th́ thiên hạ khám phá ra thư đó là thư giả. Anh Rather lên TV xin lỗi, nhưng làn sóng công phẩn nổi lên quá mạnh v́ khi đó là cao điểm của cuộc tranh cử tổng thống, mà CBS lại làm chuyện đánh phá phe đảng quá lộ liễu. Sau một thời gian ngắn gỡ thể diện, anh Rather được cho “từ chức”.
C̣n tiếp...
-
*[B]Chuyện báo Rolling Stones[/B]
Đó là chuyện tương đối xưa rồi. Chuyện mới hơn là chuyện của báo Rolling Stones. Đây là tập san cấp tiến hạng nặng.
Ai cũng biết bà Hillary chuẩn bị ra tranh cử tổng thống. Một trong những lư do, nếu không muốn nói là lư do quan trọng nhất, là để giương cao ngọn cờ bảo vệ quyền lợi phụ nữ. Khối phụ nữ cấp tiến chuẩn bị kỹ, tung ra phong trào bênh vực và bảo vệ phụ nữ.
Một bà kư giả cấp tiến cực đoan nghĩ ra cách sốt dẻo: đi điều tra về chuyện phụ nữ là nạn nhân của tệ trạng hiếp dâm, đặc biệt là trong các trường đại học. Bà có chủ đề là chuyện hiếp dâm tập thể trong đại học, thế là bà đi lùng hàng loạt trường đại học để t́m trường hợp cụ thể chứng minh cho lập luận trong bài viết của bà.
Bà t́m được một cô sinh viên đại học Virginia. Cô này kể đă tham gia một bữa ăn nhậu của đám bạn trai trong một buổi họp mặt của một hội sinh viên của trường, để rồi cuối cùng bị cả đám bạn đó hiếp dâm tập thể. Bà mau mắn viết ngay một thiên phóng sự, đầy đủ chi tiết mắm muối, mô tả một nữ sinh viên yếu đuối bị một đám nam sinh viên lực điền say bí tỷ thay phiên nhau hăm ngay trong khuôn viên đại học, v.v... Bài báo gây chấn động dư luận v́ đại học Virginia rất nổi tiếng. Câu chuyện hiếp dâm tập thể này bôi nhọ uy danh của trường. Nhà trường ra lệnh cấm mọi hoạt động của các tổ chức sinh viên trong trường, rồi mở cuộc điều tra. Truyền thông làm rùm beng, đ̣i viện trưởng từ chức, chỉ trích các trường đại học lớn đều là ổ trụy lạc, và chuyện hiếp dâm tập thể là chuyện rất thông thường trong giới sinh viên đại học Mỹ. Chẳng những đại học Virginia không mà tất cả các đại học bị đ̣i hỏi phải có chính sách rơ rệt bảo vệ phụ nữ yếu đuối, nạn nhân của kỳ thị nam nữ, nạn nhân của bạo lực, của hăm hiếp,... Truyền thông cấp tiến nhất loạt gióng tiếng chuông báo động về nhu cầu bảo vệ phụ nữ. Bà Hillary ngồi rung đùi đọc báo, ghi nhận phản ứng. Thăm ḍ dư luận ngày càng thuận lợi cho một phụ nữ lên làm tổng thống.
Bất ngờ, một tờ báo khác điều tra lại vấn đề và khám phá ra câu chuyện hoàn toàn là... giả tưởng, của cô sinh viên. Chẳng có chuyện nhóm sinh viên hội họp ăn nhậu hôm đó, cũng chẳng có ai bị hăm hiếp cả. Bà kư giả đi lùng tin, vớ được cô này, vội mang tin về toà soạn. Cả toà soạn coi như bắt được vàng, không khác ǵ trường hợp anh Dan Rather, vội vă tung lên báo ngay, mà chẳng mất công kiểm chứng làm chi cho mệt. V́ bà kư giả cũng như cả toà báo muốn đi t́m một tin như vậy để có bài viết bênh vực phụ nữ quyền.
Dù tin vịt này làm hại uy tín rất nhiều, nhưng phe “bảo vệ phụ nữ” vẫn tiếp tục làm rùm beng chuyện hiếp dâm. Mới đây đă vận động được TT Obama để ông tuyên bố hiếp dâm không chấp nhận được: “Its not OK and it has to stop”. Một câu tuyên bố thật lạ lùng v́ … nhạt hơn nước lă, chẳng mang ư nghiă ǵ cả. Từ hồi nào đến giờ, có ai nói hiếp dâm là OK và có thể tiếp tục được đâu? Sao TT Obama lại phải khẳng định hiếp dâm là không ok và phải chấm dứt?
C̣n tiếp...
-
Truyền thông ở cái xứ Mỹ này mang tiếng là tự do nhất, công bằng, không phe đảng. Thực tế, truyền thông Mỹ nói chung có khuynh hướng cấp tiến, và luôn luôn không ngại đưa ra quan điểm cấp tiến, và đi xa hơn, phổ biến những tin có lợi cho khuynh hướng cấp tiến trong khi ém nhẹm những tin bất lợi. Cộng Ḥa và những tổng thống CH như Nixon, Ford, Bush, là đối tượng lư tưởng để truyền thông ḍng chính mạt xát và bôi bác thả giàn.
[COLOR="#FF0000"]Dân tỵ nạn ta có lẽ hiểu truyền thông Mỹ hơn bất cứ dân nào khác v́ đă có kinh nghiệm “sinh tử” với truyền thông đó. Chúng ta thua trận một phần lớn –phải nói là rất lớn- là do truyền thông loan tin thất thiệt hay phe đảng một chiều khiến cuộc chiến của chúng ta ngày càng “mất chính nghiă” trong con mắt của dân Mỹ, để rồi mất hết hậu thuẫn luôn. [B]Tướng Loan bắn một tên VC là h́nh ảnh trên trang nhất của tất cả mọi báo. VC giết hơn 3.000 dân vô tội trong Tết Mậu Thân là tin vặt đăng trên cột 8 của trang 26 giữa hai cái quảng cáo bán xe cũ[/B][/COLOR]. Đại loại như vậy.
Qua truyền thông ḍng chính, h́nh ảnh của Miền Nam VN là h́nh ảnh của một nước chỉ có gái bán bar, trẻ con ăn xin, lính đào ngũ, và tướng tham nhũng. H́nh ảnh của Việt Cộng trong khi đó lại là những “chiến sĩ yêu nước” dép râu, mũ tai bèo, can trường dùng mă tấu chống M-16, F-5, và B-52, “dành độc lập cho đất nước”.
Những h́nh ảnh đẫm máu, kinh hoàng nhất của cuộc chiến đều được các đài truyền h́nh mang vào pḥng ăn của tất cả các gia đ́nh Mỹ trong giờ cơm tối.
Trong bối cảnh đó, làm sao dân Mỹ, với bản chất thật thà, nhân đạo, có thể tiếp tục hậu thuẫn cho cuộc chiến bảo vệ tự do của dân quân miền nam chúng ta?
Quan điểm chính thức của các báo luôn luôn là ủng hộ các chính khách Dân Chủ, đ̣i hỏi chấm dứt sự tham chiến của Mỹ bằng mọi giá, bất kể chuyện ǵ xẩy ra cho dân Việt ta.
Ngày nay, cũng khối truyền thông gọi là ḍng chính đó công khai đứng về phiá đảng Dân Chủ, tung hô TT Obama đủ cách qua các bài báo và bản tin trên những New York Times, Washington Post, NBC, CBS, ABC, …
Vai tṛ của truyền thông ḍng chính tung hô Obama khiến ông chính khách vô danh này trở thành tổng thống Mỹ đă được bàn thảo quá nhiều v́ nó quá lộ liễu. Cho đến ngày nay, tuyệt đại đa số truyền thông ḍng chính vẫn thổi phồng những thành công hiếm hoi, dù nhỏ nhất của TT Obama, hay bào chữa những sai lầm dù rất lớn của TT Obama.
Ngay cả bây giờ, khi thăm ḍ cho thấy thống đốc Wisconsin Scott Walker có hy vọng trở thành ngôi sao mới của CH, báo phe ta Washington Post đă mau mắn viết bài điều tra về ông, không phải về khả năng hay thành tích thống đốc của ông, mà để bôi bác chuyện ông bỏ học thời sinh viên cách đây mấy chục năm, là một sinh viên chỉ lo tranh cử vào các chức vụ trong các hội sinh viên, c̣n học hành rất tệ. Ngay sau bài báo của WaPo, ông Howard Dean, cựu ứng viên tổng thống của Dân Chủ mau mắn b́nh luận ngay: “không học xong tức là vô kiến thức” (“unknowledgeable”). Giữa đảng Dân Chủ và truyền thông ḍng chính, đó là chuyện kẻ tung người hứng, b́nh thường thôi.
Trong khi TT Obama dấu kín hồ sơ học bạ, không ai biết ông thi đậu ra Harvard với bao nhiêu điểm, với luận án ǵ, … th́ không có báo nào thắc mắc. Washington Post có thật sự công bằng không? Sao chưa bao giờ mở cuộc điều tra về thành tích học hành của TT Obama?
Qua những câu chuyện trên, cái truyền thông ḍng chính đó đă chứng tỏ vừa thiên vị rơ rệt, vừa thiếu lương thiện nữa. Một chuyện mà nhiều người Việt tỵ nạn đă biết từ rất lâu về trước, nhưng sau khi qua Mỹ một thời gian th́ lại quên mất khá nhanh, quay qua tôn vinh những tin tức của truyền thông ḍng chính Mỹ như chân lư tuyệt đối, luôn trích dẫn New York Times hay Washington Post, v́ tin đó là những báo “kim chỉ nam”. (15-02-15)
Vũ Linh
Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: [email]Vulinh11@gmail.com[/email].
( Bài nhận từ tác giả qua email )
-
[COLOR="#FF0000"][B]Mùa Xuân nước Việt qua truyền thong ( Báo chí , TV ...)[/B][/COLOR]
Qua báo chí trong nước , qua những đài truyền h́nh hải ngoại có bàn tay long là VC bên trong , chúng ta thấy h́nh ảnh huy hoàng , rực rơ của mùa xuân quê hương .
Nhưng sáng nay , nghe Vũ Kiểm của Hồn Việt đọc cho khan giả nghe một bài viết của nhạc sĩ trẻ Tuấn Khanh ( không phải Tuấn Khanh của Hoa Soan bên Thềm Cũ ) , tôi đă Google để t́m ra bài này
Mời theo dơi :
[B]Tuấn Khanh's Blog[/B]
[COLOR="#FF0000"][SIZE=4][B][CENTER]Xuân đến, xuân đi[/CENTER][/B][/SIZE][/COLOR]
Sáng 30, đường phố Sài G̣n vắng đi, nhưng không vắng hẳn. Điều dễ thấy của xuân năm nay là những người buôn bán nghèo khó vẫn tiếp tục cầm cự bày hàng. Vỉa hè nhiều nơi vẫn c̣n chen nhau kiếm thêm chút, dành dụm cho một năm mới dự báo không nhiều niềm vui.
Cứ từng năm qua, mùa xuân như cứ nhạt dần. Đường phố không c̣n không khí của những ngày Tết mà ai ai cũng muốn đóng cửa nghỉ ngơi, ai ai cũng muốn dừng tay lại để hít thở với chút cảm giác khó tả của trái tim ḿnh khi bước qua thêm một lằn ranh nữa ở cơi sinh tồn thế gian. Quán café trước ngơ vẫn đông khách như một ngày rất thường. Quán bánh ướt vỉa hè trong ngỏ hẻm cũng không nghĩ sáng 30 Tết. Quán không có có bàn, những người đến ăn phải ngồi ghế đẩu, cầm đĩa ăn cho đến hết. Những người ăn vội vàng cho qua một bữa sáng, cho qua một ngày 30 mà trước đây Sài G̣n đón chờ như một điều thiêng liêng và hân hoan. Ông cụ ngồi ăn bánh quay sang bắt chuyện. “Tết đến làm ǵ, chán quá”. Một cụ khác cười, góp thêm “Tui thấy 5 năm Tết một lần cũng được”.
Nghĩ mà buồn cười. Tết 5 năm một lần, cứ như là nhiệm kỳ của một ông quan thiên nhiên. Xuân đến như không mang đủ ngọt ngào của cuộc đời, đến mức dân chúng chán chê muốn xua đi, chỉ mong gặp và hy vọng vào một mùa xuân của nhiệm kỳ mới. Cuộc đời cũng vậy, bạn đă có bao giờ ngao ngán và chờ một điều mới mẻ nào đó từ con người, quan quyền trên đất nước này chưa?
Tết ở Sài G̣n, đặc biệt ở quận 5, lâu rồi không c̣n nghe tiếng “tùng cheng”. Chắc cũng phải hơn 5 năm, những chiếc xe ba gác bán đầu lân, đầu ông địa cho trẻ con không c̣n dạo khắp phố phường với tiếng “tùng cheng” quen thuộc như tín hiệu rộn ràng của một mùa xuân. Ngay trong thủ phủ của người Hoa Chợ Lớn, một vài cửa hàng có treo đầu lân, đầu ông địa cũng xao xác buồn. Ngày xưa trẻ con ai cũng muốn phải có cho được một món để chơi mùa Tết, nay th́ cầm món ấy đi giữa phố, chẳng khác nào kẻ lập dị. Mới năm trước, lúc trước giờ giao thừa vẫn hay có các nhóm nhỏ Lân Sư Rồng đi dạo phố phường, vào nhà xin ĺ x́. Nay th́ cũng vắng bặt. Tiền dành dụm chưa đầy, dân chúng ai c̣n dám mạnh dạn mở hầu bao. Ấy vậy mà báo Nhà nước vẫn có tờ đăng tin Việt Nam là quốc gia có name có mark về hạnh phúc và dễ kiếm tiền.
Trên chuyến xe taxi đi vào trung tâm Sài G̣n di chuyển chậm v́ đông người trong những ngày cận Tết, người tài xế giết thời giờ bằng cách kể chuyện đó đây, trong đó ấn tượng nhất là chuyện bạn của anh làm công nhân mà năm nay không đủ tiền về quê. “Rất nhiều người gặp khó khăn như vậy nên ở lại buôn bán thời vụ, làm thêm để kiếm chút tiền sau Tết về”, anh tài xế kể. Trong bài hát Xuân này con không về của Trịnh Lâm Ngân, ca sĩ Duy Khánh có hát rằng “Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm, mái tranh nghèo không người sửa sang…”, giờ th́ về quê đâu chỉ có dùng sức mà lo được cho mái tranh của mẹ. Tháng 12/2014, các bản tin của báo Nhà nước c̣n đưa tin rằng nhiều tỉnh nghèo quay quắt chờ 8.000 tấn gạo cứu đói mùa Tết này. Không có tiền th́ vô phương. Pháo bông giao thừa cũng chẳng để làm chi, rồi chỉ biết ngó lầu đài của các quan chức như ông tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền mà thở dài. Trong những nhịp đồng hồ cuối cùng của năm âm lịch, báo đưa tin những người bán hoa, cây kiểng ở trung tâm Sài G̣n, ở bến B́nh Đông rơi nước mắt v́ ế ẩm, không bán được hàng. Đọc mà ḷng tự dưng buồn khôn tả.
Tết năm nay không thấy bà tổ trưởng nhắc treo cờ, anh công an khu vực đi kiểm tra. Có lẽ mệt mỏi v́ nhiều năm nhắc hoài mà dân chúng vẫn lơ là, nên chính quyền địa phương ở nhiều nơi theo lệnh mà xuất tiền trồng cờ dọc theo cầu, dọc theo lề đường. Khắp nơi rực rỡ một màu đỏ như ngày đánh thắng một mùa xuân. Cờ được chất đống trên các xe tải nhỏ và được các bạn trẻ dân pḥng vội vă ghé vào, cắm dựng, vuốt… rồi chạy đi chỗ khác làm cho kịp chỉ tiêu. Cờ ngay ngắn và rơ ràng như phân lô đất trong thành phố.
Ào một cái đă đến giờ cúng giao thừa. Mùa xuân vội đến và vội đi vậy sao? Mùa xuân nhạt nḥa và không c̣n rơ ràng trong sự chờ đón của con người. Những bài nhạc xuân viết mới ồn ào, như cố xô người nghe vào một không gian chộn rộn lố bịch đầy cố gắng. Khắp nơi ầm ầm như một chiến dịch đuổi bắt xuân. Mọi thứ đó, như chỉ để nhắc nhau về một điều ǵ đó gọi là mùa xuân nhưng dường như đă vàng phai biết mấy, hoặc đă không c̣n t́m thấy nữa.
[url]https://nhacsituankhanh.wordpress.com/[/url]