-
Một Chuyện ‘Tập Kết’
Một Chuyện ‘Tập Kết’
- Nguyễn Ngọc Tùng -
Chữ ‘Tập kết’ dường như đă được Hồ chí Minh cùng đảng VMCS xử dụng trùng hợp với diễn tiến của Hiệp định Genève năm 1954.
Nhóm thủ lănh đảng (cướp) VM, lúc đó đang trấn giữ ở thị xă Tân trào (Thái Nguyên, miền thượng du Bắc việt); đặc biệt năm 54, trong cuộc thương thuyết bị chi phối bởi các quan thầy cộng sản Xô viết và Trung cộng, nên buộc phải chấp nhận phần đất phia bắc của Vĩ tuyến 17. Trong khi HCM (phe Việt minh) đ̣i cắt đất từ Vĩ tuyến 13, khoảng giữa hai tỉnh Phan Rang và Phan Thiết (1); tức có sẵn manh tâm chiếm trọn gần 2 phần 3 lănh thổ !
Sự kiện họ Hồ kư kết với Pháp Hiệp định Đ́nh chiến năm 1954, như mọi người VN đều biết, con sông Bến Hải, lúc đó đă bị đem ra làm mốc ranh giới chia cắt giữa hai miền Nam, Bắc.
Dư luận được nhiều dịp nghe và đọc hai chữ ‘Tập kết’ trên báo chí và đài phát thanh, truyền h́nh tại Sàig̣n trước năm 75, nhưng cho tới nay hầu như chưa có một tài liệu nào đề cập đến sự kiện này một cách rơ ràng.
• Trong tự điển của soạn giả Nguyễn văn Khôn (1966) chữ “tập kết” được dơn giản diễn tả cho một hành động, hay một sự kiện “tái tập họp, kết hợp lại” (regroup) của một nhóm nguời được dùng cho một mục đích, một kế hoạch đặc biệt đă được soạn thảo. Một trong những thí dụ về chữ “tập kết” được trích ra trong quyển tự điển này như sau: “Anh X tập kết ra Bắc hồi tháng 11 năm 1954…”
• Theo tài liệu của XHCN VC, có phần giải thích cặn kẽ hơn, tất nhiên theo kiểu VC:
“Tập kết: đgt. (động từ ?)
1)- Tập trung, tụ họp từ nhiều chỗ, nhiều nơi đến nơi quy định để cùng làm một nhiệm vụ: tập kết xung quanh đồn địch kéo pháo đến địa điểm tập kết.
2)- (kết hợp hạn chế) (Nói về cán bộ cách mạng hoạt động ở phía nam vĩ tuyến 17, sau Hiệp định Giơ ne vơ 1954) chuyển ra miền Bắc sống và tiếp tục hoạt động: cán bộ miền Nam tập kết.”
Căn cứ cách định nghĩa của nhà nước CS Hà Nội, cho thấy trước khi và trong lúc kư kết “Hiệp định Đ́nh chiến” ngày 20-7-54 tại Genève; Hồ chí Minh và đảng VMCS Bắc việt đă có sẵn âm mưu thực hiện một cuôc chiến tranh mới, kế tiếp. Họ Hồ chủ đích không muốn ngưng chiến, như toàn dân trông đợi vào một nền ḥa b́nh thực sự và vĩnh cửu cho đất nước.
Trong một đoạn trích dẫn:
“….Tại Hà Nội, sau khi Hồ chí Minh (2) quyết định thành lập Mặt Trận Giải Phóng miền Nam’ (MTGPMN) ngày 20-12-1960; đă tuyển dụng hầu hết các nhóm tập kết vào tổ chức mới này.
Chi tiết được ghi nhận:
“… cộng thêm với con số 4,500 (2) du kích, cán bộ miền Nam được tập kết (phần đông là thường dân) vào thời gian trước khi Hiệp định Genève kư kết năm 1954; đă được Hồ chí Minh điều động‘tập kết’ ra Bắc để huấn luyện. Số cán bộ tập kết này sau đó sẽ được gửi trở vào trong Nam nắm giữ nhiệm vụ bao gồm: thực hiện các cuộc khủng bố, phá hoại; cộng thêm vai tṛ đặc công nằm vùng, hỗ trợ cho những cuộc tấn công, pháo kích dự trù trong tuơng lai.”
Kể từ năm 1954 và ngay cả dưới thời kỳ hai nền Cộng Ḥa tại miền nam, những gia đ́nh, đặc biệt ở các vùng thôn quê hẻo lánh, có con em bị VMCS khuyến dụ, thậm chí bắt cóc, cưỡng ép ngầm đưa ra Bắc để huấn luyện. Thành phần được đưa “đi tập kết”, phần đông trong tuổi thanh thiếu niên. Theo chủ trương của họ Hồ, tức đảng trưởng CSVN, việc ưu tiên vẫn là học tập chính trị; kế hoạch đào tạo cán bộ chú trọng vào “hồng hơn chuyên”. Những cá nhân bị đưa ra Bắc, trước hết được trải qua những lớp giáo huấn để tẩy năo; rồi sau đó được học tập, được nhồi nhét lư thuyết CS Mác Lê cùng những tuyên truyền lừa bịp của Hồ chí Minh và đồng bọn. Sau khi được “tập huấn” thuần thục, những phần tử này sẽ được chuyển gừi trở về lại quê cũ ở phía nam Vĩ tuyến 17. V́ vốn sẵn quen biết địa thế nên khi được đưa về địa phương, thành phần “tập kết”, sẽ tích cực giúp cán bộ VC nằm vùng tăng cường hoạt động, hỗ trợ các phần tử thuộc hạ tầng cơ sở; mục đích khai triển các thành tích phá hoại như: giật ḿn, pháo kích và tấn công; nhắm vào đồng bào vô tội lẫn lực lượng của chính phủ VNCH tại địa phương.
• HẬU QUẢ SAU KHI VC THẤT BẠI CUỘC
TỔNG TẤN CÔNG TẾT MẬU THÂN NĂM 1968:
Trước hết xin được trích đăng (3) mấy gịng sau đây, xuất xứ từ một bài thơ của Chế Lan Viên, có tựa đề “Ai? Tôi?”
--“Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, c̣n sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó ?
Tôi ! “…………
“Với một chất giọng đượm vẻ ‘than thở’, bớt cường điệu như trong mấy câu thơ của thi sĩ họ Chế; là lời thú nhận khá trung thực cho sự thảm bại. Sự kiện này được CS Hà Nội đă cố t́nh bưng bít, che dấu dư luận sự thất bại của cuộc ‘Tổng tiến công, Tổng khởi nghĩa’ Tết Mậu thân năm 1968. Tài liệu quân sử của cả hai bên đă ghi nhận trận chiến này được đánh giá là một kế hoạch rất quy mô; về phía “Quân đội Nhân dân” được tuyên truyền là “vĩ đại” v́ do đích thân Hồ chí Minh “bầy binh bố trận” cùng Đảng CS Bắc việt, Đặc công VC nằm vùng tại miền Nam; thẩy đều cùng “đồng khởi” dốc ḷng thực hiện cho kỳ được.
Kết cuộc biến cố Tết Mậu thân, gây thêm cảnh tang tóc cho hàng vài chục ngàn gia đ́nh đồng bào vô tội tại miền nam dưới Vĩ tuyến 17. Cộng thêm vô số những tội ác VMCS đă từng thực hiện trước kia ở miền Bắc, khởi đầu từ năm 1945. Với chủ trương “đấu tranh giai cấp”, đă đưa đến các cuộc tàn sát trên tổng số hàng vài trăm ngàn sinh mạng. Chủ tịch đảng, Hồ chí Minh, đă ra lệnh cho Vơ nguyên Giáp cùng tập đoàn đám cướp cạn VMCS giết người bằng cách ám sát bí mật; tận dụng mọi kỹ thuật hành quyết ám muội vào ban đêm, cho bỏ xác người vào những chiếc rọ hay bó chiếu, rồi đem trôi sông. Điển h́nh là kế hoạch “đào tận gốc, trốc tận rễ” như cuộc Cải Cách Ruộng Đất (tiếp theo đến chính sách Cải tạo Tư sản, Cải tạo Công thương nghiệp, Nhóm Nhân văn Giai phẩm, Chỉnh đảng chỉnh quân...v..v). Hồ chí Minh nhất quyết nhắm mắt đem áp dụng những kế hoạch “đấu tranh dă man” trên đất nước VN; lúc đó đang được Mao trạch Đông thực hiện tại Hoa lục.”
Đấy là ‘sách lược’ của tập đoàn CS quốc tế Nga Hoa, trong mưu toan bành trướng chủ nghĩa CS trên toàn thế giới. Hậu quả đưa đến việc Nguyễn ái Quốc (Hồ chí Minh) đă được “tập huấn” trên bước đường lưu vong để “cứu nước” (!). Kết cuộc sau đó, chủ tịch đảng họ Hồ đă mù quáng, tự tay vác Búa và Liềm về “cứu đồng bào”; qua mưu lược áp đặt cái gông Bắc thuộc Đại hán lần thứ ba (?) lên cổ người dân VN.
“Trong đoạn thơ kể trên của Chế Lan Viên, con số ‘2,000 người’ được thi sĩ tác giả đơn cử để làm thí dụ, ước chừng khoảng một Trung đoàn, bao gồm Bộ đội chính quy CS Bắc việt và đặc công VC; Rút cục sau khi chấm dứt kế hoạch, chỉ c̣n lại được 30 mạng, tức thành phần bộ đội may mắn c̣n sống sót, chưa đạt tới cấp số một Trung đội!”
Sự thảm bại trái ngược hẳn với cái viễn tượng thắng trận “vĩ đại” (Thành công! Thành công! Đại Thành công!) được chủ tịch đảng CSVN miền Bắc, ngóng trông từng giờ, để ‘mừng đón Xuân sang’!
Kết cuộc Tết Mậu thân năm 68, là một mùa Xuân bất hạnh, khiến những người dân vô tội ở miền nam bị chêt thảm dưới sự khủng bố và tàn sát dă man của Hồ chí Minh và tập đoàn CS Bắc việt!
(Trích đăng)
“Bác Hồ với Tết Mậu Thân 1968”
(Tác giả Vũ Kỳ - thư kư riêng của HcM - Ngày cập nhật: 29-02-2008)
“Giữa năm 1967, cuộc kháng chiến ‘chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta’ xuất hiện t́nh thế mới, có lợi cho ta. Tháng 12-1967, Bác Hồ chủ tọa cuộc họp Bộ Chính trị, phân tích t́nh h́nh, quyết định mở đợt tổng công kích, tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 để giành thắng lợi quyết định. Sau đó, tháng 1-1968, hội nghị Trung ương lần thứ 14 (khóa III) thông qua Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12-1967, khẳng định quyết tâm, mục tiêu và hướng chiến công chiến lược.
Từ sau cuộc họp Bộ Chính trị, Bác (HC Minh) chỉ thị cho các cán bộ chỉ huy các chiến trường:
“Kế hoạch phải thật tỉ mỉ
Hợp đồng phải thật ăn khớp
Bí mật phải thật tuyệt đối
Hành động phải thật kiên quyết
Cán bộ phải thật gương mẫu”.
“Đồng chí Vũ Kỳ - thư kư riêng của Bác - kể lại rằng, Bác đă chuẩn bị thư chúc Tết Mậu Thân 1968 từ độ ba tháng trước. Sáng chủ nhật 31-12-1967, Bác ra Phủ Chủ tịch để đọc ghi âm thư chúc Tết. Chị Trần Thị Tuyết ngâm bài thơ chúc Tết, vừa để Bác nghe, vừa để ghi âm phát lúc giao thừa. Sáng ngày 1-1-1968, Bác gửi Thư chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ và đảng viên cả nước. Trong thư, Bác “gửi lời chúc mừng đến các nước XHCN anh em, các nước bầu bạn và nhân dân toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ, đă nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta”; “chúc kiều bào ta ở nước ngoài, năm mới cố gắng mới, tiến bộ mới!”. Đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước, Bác chúc:
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!”
HCM
(Ngưng trích)
Những chi tiết do Vũ Kỳ (thư kư riêng của bác!) tiết lộ, đă xác nhận sự láo khoét của một số cán bộ văn nô, bồi bút; lâu nay vẫn cố công chạy tội, đánh bóng cho chủ tướng Hồ chí Minh của họ:
- (i) Mặc dầu ngồi trên ngai vàng “15 năm” mà họ Hồ vẫn “không tham quyền cố vị !!”
- (ii) Bị thủ hạ (Lê đức Thọ và Lê Duẩn…) tước đoạt quyền hành vào mấy năm cuối đời (?) mà trước khi chết một năm (1969) Hc Minh vẫn c̣n giữ toàn quyền “triển khai” lẫn theo dơi kế hoạch thảm sát Tết Mậu thân 68 tại miền nam, đặc biệt là các vụ chôn sống được kiểm kê tổng cộng gần 6000 xác chết những người dân Huế vô tội !!
Hồ chí Minh và đồng đảng CS Bắc việt tự thú nhận là một bọn khủng bố (Terrorists), anh em đồng chí với băng đảng Khmer Đỏ; hiện nay cả thế giới đang truy xét tội ác trước Ṭa án quốc tế, nhằm khai trừ hậu hoạn cho nhân loại!
Số tổn thất của “Quân đội Nhân dân” CSVN, được ghi nhận với tổng số trên 35, 774 (3a), ước lượng khoảng 4 Sư đoàn “lính bác hồ”; gồm tổng cộng 4, 5 đợt tổng tấn công, mưu toan chiếm cứ cho được một số thị trấn tại miền Nam VNCH dùng làm bàn đạp cho một số giải pháp chính trị.
Ngụy quyền VC Hà Nội không thể chối căi sự kiện hầu hết hạ tầng cơ sở hoạt động tại miền nam của chúng bị tan vỡ sau âm mưu thử thách vào dịp Tết Mậu thân. Những mạng lưới t́nh báo, tức thành phần cốt cán VC nằm vùng; điển h́nh là các tổ đặc công cũng như cảm t́nh viên, được Trung Ương Cục (Cục R) và MTGP Miền Nam đă phải tốn rất nhiều thời gian và công sức gây dựng.
Riêng thành phần nhân sự, con số sống sót đă phải tự động phân tán mỏng, chạy trốn về những cứ điểm được chúng tạm coi là an toàn trong nội địa hoặc khu vực xa xôi ở vùng biên giới Miên Việt.
Để thích ứng với hoàn cảnh bị suy xụp. cộng quân đành phải lựa chọn h́nh thức tấn công lẻ tẻ bằng ‘chiến thuật du kích căn bản’ (hit and run) được xử dụng từ vài thập niên trước. Chú trọng vào các vụ phá hoại bằng ḿn và lựu đạn nhắm vào các đơn vị quốc gia và thường dân vô tội; Hầu duy tŕ sự hiện diện và hoạt động của chúng, giúp tái lập tinh thần chiến đấu trong hàng ngũ cán binh bộ đội CS Bắc việt và VC.
-
Một Chuyện Tập Kết
(Tiếp theo)
Một trong những cuộc khủng bố được VC tổ chức sau biến cố Tết Mậu thân, đáng kể nhất là vụ phá hoại, gài ḿn tại Quân Trường Thủ Đức (2), khoảng 12 cây số phía Đông Bắc Sàig̣n. Nội vụ gây tử thương cho 18 người, gồm: 16 SVSQ Khóa sinh và 2 SQ Huấn luyện viên cộng thêm con số 33 người bị thương tích (3b). Địa điểm do VC bí mật đặt ḿn, xẩy ra tại Cổng số 9 (tức cổng sau của quân trường), là con đường chạy xuyên qua Trường Bộ Binh, nối tiếp từ Cổng Chính thuộc khu chợ Nhỏ. Cổng số 9 là hiện trường đẫm máu, do du kích VC nằm vùng (?) đặt ḿn phá hoại. Sự kiện này đă xẩy ra vào ngày 18 Tháng Giêng năm 1970, tính đến nay đă được đúng nửa thế kỷ!
Vài tuần lễ sau vụ nổ ḿn xẩy ra, một cuộc Hành quân Hỗn hợp được tổ chức quy mô. Thành phần tham dự bao gồm một số đơn vị cấp Đại Đội (ĐĐ) Địa phương quân của Tiểu khu Gia định và đơn vị trực thuộc Biệt khu Thủ đô (BKTĐ) Sàig̣n; cùng một đơn vị của lực lượng Mỹ đồn trú tại BKTĐ (CMD = Capital Military District Of Saigon-Cholon).
Mục đích cuộc hành quân nhằm truy lùng số VC nằm vùng (các toán đặc công) c̣n xót lại, sống lẩn lút với dân cư địa phương, tại một số Xă, Ấp tiếp giáp ven Trường SQ Trừ bị Thủ Đức.
* * *
Do biến cố Tết Mậu Thân, tôi đươc gọi nhập ngũ khóa 2/68 Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Sau thời gian huấn luyện vỏn vẹn có 6 tháng, khi ra trường tôi được phân phối về phục vụ tại Đại Đội/330 Trinh sát. Đơn vị lúc đó đang đảm trách giữ an ninh cho Yếu điểm Lê văn Duyệt tức Biệt khu Thủ đô, Sàig̣n (trước có tên là Quân Khu TĐ).
Kế hoạch hành quân ấn định, ĐĐ/330 Trinh sát, nhận lănh trách nhiệm làm thành phần ngăn chặn. Với vai tṛ nút chặn, Đại đội lo dàn trải một tuyến ngang khúc lộ tráng nhựa; nơi phát xuất nhiều con đường ṃn dẫn vào các làng xă trong vùng hành quân.
Pḥng tuyến bao gồm phía trước mặt và bên cánh phải tiếp giáp những rặng dừa cao và giẫy tre xanh, là cánh đồng lúa khô. Sau vụ gặt, mặt ruộng khô, trơ ra những kẽ nứt nẻ chằng chịt trông giống như mạng nhện. Đây đó c̣n xót lại những gốc dạ chiều cao ngang đến khoảng đầu gối.
Một đêm trôi qua được ghi nhận là yên tĩnh, ngoại trừ vài tiếng súng thỉnh thoảng nghe vọng lại từ phương hướng đang có sự hiện diện của lực lượng bạn.
Trước 12 giờ trưa, đơn vị rút lui ra con lộ chính; sau đó nhận lệnh di chuyển về hướng đồi Tăng nhơn Phú, nơi tọa lạc quân trường Thủ đức. Trung đội do tôi phụ trách được chỉ thị ngừng lại ở bên đường, khoảng chừng hai cây số, gần đến cổng số 9; địa điểm bị đặc công VC đặt ḿn phá hoại trước đó vài tháng.
Tôi đứng dưới bóng cây theo dơi một nhóm gồm vài thường dân, đàn ông lẫn đàn bà, được một toán lính của Chi khu hướng dẫn từ con đường làng đi ra.
Lúc đó đă vào khoảng giữa trưa.
Mặt trời vừa đứng bóng. Ánh nắng chói chang quét trên đỉnh đầu. Nhóm thường dân bấy giờ đă được đưa ra tới mé lộ; kẻ đứng, người ngồi thay nhau lấy khăn lau mồ hôi.
Sau một hồi quan sát, tôi khoát tay kêu người linh tà loọc lại gần, khẽ nói:
-- “Này, cậu cầm bi-đông lại cho bà cụ kia uống miếng nước; rồi kêu bả lại đây ngồi cho đỡ nắng.
Không hiểu sao tôi không thích cách xưng “mày, tao” với những người lính dưới quyền. Trong số SQ thuộc Đại đội Trinh sát, đơn vị tôi đang phục vụ lúc đó, của Biệt Khu Thủ đô (10/68 – 7/70), chỉ có Đại đội trưởng, Trung úy Thuận và tôi, là dân Bắc kỳ; cả hai đều cùng có thói quen kêu lính bằng ‘cậu’, và họ cũng ít khi bị nghe tiếng “Đan Mạch” phát ra từ cửa miệng cấp chỉ huy trực tiếp….
Chợt có người tiến lại trước mặt tôi, chào và lên tiếng:
-- “Thiếu úy cho kêu tui?
Nhận ra được Trung sĩ Ban 2 Chi khu, tôi đáp:
-- “Không! Tôi kêu tên tà-loọc này đem lại cho ‘bà cụ’ ngồi kia miếng nước.
Viên Hạ sĩ quan mở to mắt, nh́n tôi cười lộ vẻ ngạc nhiên:
-- “Không phải dzậy đâu Thiếu úy! Coi bộ dzậy chớ trong giấy tờ, tuổi của chị ta mới có ba mươi mấy à.
-- “Uả! Tôi trông ... như cỡ 4 mươi hay 5 mươi ǵ đó! T́nh nghi sao Trung sĩ ??
-- “Dzà, cũng không hẳn dzậy. Hơi có chút trục trặc lư lịch, nên phải đưa về Chi khu để thẩm vấn.
Sau đó anh ta kể tôi nghe; trong số vài người bị bắt giữ v́ t́nh nghi, có một thanh niên khoảng 17, 18 tuổi; đă được tách ra để đi với nhóm khác. Chị này nhận nó là con, nhưng trên giấy tờ và theo lời nó khai th́ mẹ nó không phải tên chỉ. V́ không có cha, khai tên “vô danh”, nên buộc phải đưa nó về Chi khu để khai thác thêm.
Người phụ nữ tuổi cỡ ba mươi mấy trông nhỏ con như một đứa con gái 13. Chị ta ngồi chồm hổm, toàn thân như cố thu rút lại để cho vừa khoảng bóng râm, được che bởi chiếc nón lá cũ đang đội trên đầu lúc đó.
Tôi ái ngại nh́n người đàn bà, và không ngăn được sự ṭ ṃ; nên cầm lấy chiếc bi-đông trên tay tên lính tà-loọc, tự động bước lại đưa cho chị ta:
-- “Nè chị Hai, uống miếng nước cho đỡ khát.
Chờ tôi phải nhắc lại lần thứ hai, người đàn bà mới nghiêng nón ngẩng lên nh́n.
Chị ta coi vậy mà già thật ! Với cái nét mặt cằn cỗi này, tôi đă phải đoán cỡ tuổi 4, 5 mươi cũng không có sai.
-- “Chị tên chi ? Tôi hỏi tiếp.
Thiếu phụ nhận ra cái chất giọng Bắc kỳ của người vừa thốt lời nói, mặc dầu tôi đă cố gắng bắt chước cho đúng vơi giọng người Nam.
Chị ta vừa đón lấy b́nh nước từ tay tôi, vừa trả lời:
-- “Dzạ thưa tui lên Lượm, người ta kêu tui là Tư Lư. ừ..ợm.
Tôi hỏi tiếp:
-- “Quê quán chị ở đâu? Có phải người vùng này không?
Người phụ nữ tên Lượm, đưa trả lại tôi b́nh nước đoạn trả lời, nhưng không ngẩng mặt nh́n lên:
-- “Dzà tui người xứ Bến tre.
-- “Ủa, dân Bến tre hả! -Tôi buột miệng khẽ kêu lên.
-- “Chị có biết ông Đạo Dừa không?
Thật t́nh khi nói tới Bến tre (c̣n gọi là Kiến ḥa) th́ tôi chỉ biết có độc mỗi ông Nguyễn thành Nam, đậu kỹ sư Hóa học ở bên Pháp về. Sau đó ông tự rũ bỏ sự nghiệp và tu ở tại ngay tỉnh nhà. Có lẽ v́ được biết ông chỉ sống bằng cách ăn dừa thay cơm, nên người địa phương đặt cho một cái tên là ông Đạo Dừa. Nếu đến tỉnh Bến tre t́m hỏi cái tên ông kỹ sư Nam, th́ chắc lúc đó không có ai biết. Chuyện này đă xẩy ra vào thời kỳ nền Đệ Nhât Cộng Ḥa ở miền Nam, thuộc chính phủ của cố Tổng thống Ngô đ́nh Diệm.
Chị Tư Lượm thủng thẳng trả lời:
-- “Dzà hồi đó tui có nghe, nhưng không gặp. Ổng tu ở Cồn Phụng c̣n nhà tui trong xóm gà, gần khu Cồn dưới hay Cồn nhỏ.
Tôi c̣n nhớ được chút ít về Bến Tre, là nhờ hồi c̣n đi học đă được tham dự vài buổi cắm trại Hướng Đạo ở vùng này. Hồi đó, xe đ̣ đưa đoàn chúng tôi đến Mỹ Tho trước, rồi phải qua một chuyến phà, tiếp tục đi nữa mới đến Bến Tre. Chúng tôi lỡ dịp đến viếng Cồn Phung, mặc dù cả đoàn HĐ ai cũng biết tiếng ông Đạo Dừa. Tỉnh Bến Tre c̣n nghe nói là nơi có rất nhiều người đi theo Việt minh CS. Tương tự như tỉnh Thái b́nh (ngoài Bắc) từng được gọi là “cái ổ” VMCS. Trong nam vào thời kỳ đó, cuộc kháng chiến chống Pháp được đặt dưới quyền cán bộ Trần văn Giầu, nắm giữ vai tṛ Xứ ủy Nam bộ.
Để giới thiệu thêm về Bến Tre, sau đây là đoạn trích đăng trong bài viết có tựa đề :
“Bến Tre, Một Thời Thương Nhớ”:
“Nhắc đến Bến Tre mà không nhắc về những cồn và những sân chim hay làng trái cây tại đây quả là một thiếu sót lớn. Ngay trong quận Châu Thành tỉnh Bến Tre, giữa sông Tiền Giang, thuộc xă Tân Thạch tức là ngay cửa ngơ từ Mỹ Tho qua Bến Tre, có một cái cồn rất nổi tiếng mang tên Cồn Phụng, quê hương của ông Đạo Dừa. Cồn nằm cách thị xă Bến Tre 12 cây số, diện tích toàn cồn vào khoảng 50 mẫu tây. Dân cư ở đây chủ yểu sống bằng nghề trồng cây ăn trái và làm đồ thủ công nghệ từ cây dừa. Hiện trên cồn c̣n ngôi ṭa tháp của ông Đạo Dừa được xây trên một khu đất rộng khoảng 1.500 mét vuông. Ṭa tháp có lối kiến trúc rất độc đáo với những mảng đắp chạm rồng phượng bằng những miếng miễng vỡ của tô, chén dĩa. Chiếc cầu thang lên đỉnh tháp uốn lượn theo h́nh trôn ốc trông rất đẹp mắt.”
Cũng xuất thân vốn là dân Bến Tre, “Nguyễn Thị Định (người Giồng Trôm) chưa hề biết sờ (hay bóp) c̣ súng đến một lần lấy hên mà lại được CS phong là “nữ tướng tóc dài,” “tư lịnh phó lực lương vơ trang quân đội Giải phóng,” trong khi kẻ nhắc tuồng cho em Định là đồng chí Nguyễn Chí Thanh – một cánh tay dài của Hà nội. Sau ngày MTGPMN (Mặt trận Giải phóng Miền nam) bị xóa sổ, em Định được làm cái giống ǵ (?) ở chức vụ “thứ truởng Bộ Thương Binh” và “chủ tịt hội liên hiệp phụ nữ?”
(Trích trong “Bến Tre, Một Thời Thương Nhớ”; Tác giả: Người Long Hồ)
Không hiểu nguyên cớ ǵ xui khiến, trong lúc chờ đợi cuộc hành quân chấm dứt, người phụ nữ tên Tư Lượm đă nói với tôi nhiều chuyện. Theo tôi nghĩ, chắc chắn Ban 2 Chi khu, không được nghe những chi tiết như chị ta đă tiết lộ ra với tôi.
* * *
Khoảng cỡ 17 năm về trước, chuyện xẩy ra tôi được nghe thuật lại; con Lượm lúc đó khoảng 14, 15 tuổi. Tuy vậy cái xác của nó chỉ lớn bằng một đứa 12. Má nó nói hồi trước khi mang bầu con Luợm, bà bỗng dưng ngă bệnh nặng, tường đă chết. Vài tháng kế tiếp, lúc cơn bệnh vừa mới dứt th́ gặp dịp tía nó, Bẩy Hơn, đi làm ăn ở xa về. Theo má nó nói, ổng vẫn không tha cho bả; nên chỉ “vừa mới qua vài đêm ổng đ̣i tao”, là bà già lại đậu thai; rút cục đẻ ra con Tư Lượm. “Tao nghĩ mày nhỏ con ốm yếu đó Lượm! là tại ổng chớ khổng có tại má đâu nghe con!” Bà nói thêm : “V́ thế cho nên mày mới được đặt cái tên là Lượm nghe chưa. Tao coi như đă “lượm” được mày ở xó xỉnh nào đó thôi, chớ hổng có mong ước đẻ ra mày đâu! Nhứt là vào cái lúc tao đang dở sống dở chết đó nghe chưa!”
Ông Bẩy Hơn khi dọn về ăn ở với má nó, th́ bà đă có 2 đứa con với người chồng trước; đó là anh Hai Nguơn và chị Ba Thơm. Chị Ba lớn hơn con Lượm 5 tuổi, nhưng chị trông bự con, nhiều người tưởng chỉ là gái đă có chồng. Như thế tía nó, ông Bẩy Hơn, được hai người con riêng của vợ kêu là “dượng” và chúng nó là anh chị em cùng mẹ khác cha với con Tư Lượm.
Hai Nguơn đă bỏ nhà sớm, nghe nói cũng đi làm ăn xa (?). Do vậy, Ít khi thấy anh Hai có mặt ở nhà, hay hoặc cũng có thể ảnh không thuận với tía nó v́ lư do người ta nghi ngờ ông hoạt động cho Cách mạng (!). Hầu hết dân địa phương coi tổ chức này như một bọn cướp, chuyên phá rối an ninh, trật tự; phá làng phá xóm và thậm chí c̣n bị t́nh nghi đă nhúng tay vào những vụ thủ tiêu, giết người rất là mờ ám.
Bẩy Hơn, tiá con Lượm, ngược lại cũng có những hành động bất thường và khó hiểu. Ông hay đi đi về về, không ở hẳn nhà để giúp đỡ gia đ́nh. Cứ mỗi lần bỏ vợ con đi xa, vắng mặt chừng vài ba tháng rồi lại trở về, nhưng sau đó chỉ được chừng mươi, mười lăm bữa lại quầy quả ra đi. Nó nghe ổng nói làm ăn đâu xa lắm; ở măi vùng biên giới lận, dường như tận bên xứ chùa Tháp (Cao miên)!
Trong một dịp về thăm nhà của Bẩy Hơn, cũng là lần cuối cùng; v́ do một sự việc xẩy ra khiến làm hủy hoại cuộc đời con Lượm. Hậu quả đó đă xui khiến hai chị em nó sau đó phải bỏ nhà bỏ xóm ra đi.
Số là lúc bấy giờ, đang có các buổi liên hoan được tổ chức ngầm (tất nhiên là lén lút) tại địa phương. Thái độ của Bẩy Hơn lúc bấy giờ có vẻ bí mật v́ bỗng dưng ít nói, bớt gây gỗ với vợ con, so với lúc trước. Hơn nữa ông ta chỉ quanh quẩn trong khuôn rào của căn nhà đang cư ngụ. Một phần có lẽ muốn tránh gặp các viên chức quốc gia thuộc làng xă lúc bấy giờ, mặt khác ông ta như đang bận tâm về một chuyện ǵ đó mà người trong gia đ́nh không rơ.
Hôm đó hai chị em con Tư Lượm chèo ghe đưa bạn hàng trong miệt vườn trở về, khi vừa tới nhà th́ nghe tía nó cho biết, sau bữa cơm chiều cả hai đứa phải sửa soạn đi theo ông. Bà vợ nghe nói toan lên tiếng phản đối, nhưng lại thấy Bẩy Hơn nhắc đến buổi lửa trại liên hoan tiễn chân các “chiến sĩ cách mạng lên đường tập kết”, th́ bà chỉ hỏi nhỏ nhẹ:
--“Bộ con Tư ở nhà không được à?
Bẩy Hơn nh́n vợ, vẻ mặt lạnh lùng, trả lời:
--“Bữa nay đi ghe của ḿnh, tui đem con Tư đi đặng nó canh chừng!
Bà vợ nghe ông chồng giải thích như vậy th́ nín thinh.
Thật thế, cả nhà chỉ có mỗi chiếc ghe bầu nhỏ dùng để làm ăn, nên coi nó như là một phần gia sản. Đă mấy năm nay sức khỏe yếu hơn nên bà để hai chị em con Ba Thơm thay thế chở mướn cho các bạn hàng quen, đem thổ sản cùng hàng hóa từ trong vườn ra chợ mỗi ngày hai buổi, bao gồm cả đi lẫn về.
-
Một Chuyện Tập Kết
(Tiếp theo và hết)
Dân chúng ở sâu trong miệt vườn phải tận dụng ghe thuyền để vận chuyển thổ sản ra đường lộ. Chiếc ghe bầu nhỏ của chị em con Lượm hàng ngày chở trái cây, rau ráng, thậm chí có lúc chở cả người; đó là phương tiện hữu dụng ở vùng quê có nhiều kinh rạch như tỉnh Bến tre, Kiến Ḥa. Thuyền ngừng, cặp bến tại chỗ tụ tập xe thổ mộ và loại xe đạp thồ. Các bạn hàng sẽ dùng đường bộ để di chuyển tới dự phiên chợ cách đó chừng vài cây số.
Nơi đây có bóng cây, nên tiện thể cũng mọc lên vài quán bán nước, cho các bạn hàng nghỉ chân giải khát. Từ địa điểm này các thổ sản lẫn hàng hóa được vận chuyển lên bờ, rồi từ đó được chở bằng xe thổ mộ hoặc xe lôi đến chợ.
Hai chị em con Lượm nhiều khi cho thuyền cặp vào bờ để chờ các bạn hàng, nên có đôi lúc ghé quán mua nước uống. Như ai nấy cũng biết, đây là chỗ tụ họp, tất nhiên, của đám nài ngựa, điều khiển xe thổ mộ cùng dân chạy xe lôi. Bọn này bản tính ưa chọc ghẹo, cợt nhả với đàn bà con gái; thậm chí không buông tha cả nhóm bạn hàng của chính họ. Hai chị em con Lượm tất nhiên cũng bị bao gồm trong số “nạn nhân” vừa kể. Chị Ba Thơm của nó tuy không có sắc đẹp, nhưng nội cái bộ ngực bự như hai trái bưởi của chỉ, nhấp nhô dưới làn vải đen của chiếc áo cánh bà Ba; không cách chi mà thoát khỏi những cặp mắt nh́n khao khát của những kẻ muốn “dê” chỉ. Thậm chí ngay cả Bẩy Hơn, vốn là dượng của con Thơm, người trong cùng gia đ́nh, cũng phải động ḷng thèm muốn được sờ nắn cái bộ ngực no tṛn đó!
Con Lượm do một sự t́nh cờ, đă được chứng kiến một chuyện; nó tự hứa sẽ không tiết lộ với chị Ba và nhất là không kể lại cho má nó biết. Đấy là lần bắt gặp tía nó, tức dượng Bẩy của chị Ba, đă có hành động ra sao!
Số là một hôm chỉ có ḿnh con Lượm ở nhà, lúc đó đang làm lụng ở ngoài vườn rau. Con Tư nh́n thấy tía đi về, có lẽ ổng tưởng nhà không c̣n ai, nên đi thẳng xuống dưới bếp. Con Lượm ngưng tưới đám cây, vội theo vào trong cho ông hay là có nó ở nhà; chứ không bỏ sang hàng xóm chơi như ông vẫn thường la rầy mỗi khi không thấy nó đâu.
Khi bước chân vào bên trong, tự dưng nó đổi ư không muốn gặp ổng nữa; mà chỉ dừng lại ở trước cánh cửa bếp. Trong khung cảnh yên tĩnh của căn nhà nhỏ, con Lượm động tính ṭ ṃ nh́n qua khe hở, thây tia nó đang đứng trước dây phơi, quay lưng ra phía ngoài. Nhân mới vừa đi ở ngoài nắng về, ông ta dường như đang cầm khăn lau mặt. Con Lượm toan quay trở ra, nhưng linh tính bỗng chợt khiến nó khựng lại; ṭ ṃ quan sát một lần nữa. Rơ ràng cái khăn ông Bẩy Hơn đang ấp lên mặt, đúng là cái nịt vú của chị Ba Thơm mới thay ra hồi nẫy. “Ư trời! sao kỳ cục vậy nè (!)”. Đứng dưới dây phơi máng ngang bếp, ổng úp chiếc vải áo lót c̣n vương mùi da thịt của đứa con gái vào mũi, mê mẩn hít hà, nên không hay biết đang bị theo dơi. Coi như con Lượm bắt được quả tang tía nó, tức dượng Bẩy của chị Ba Thơm, đang có hành động bất chánh. Nó thầm nghĩ không biết ổng đă làm cái chuyện này từ bao lâu rồi? Nhân câu hỏi chợt xuất hiện ra trong đầu, con Lượm không khỏi nhớ lại rằng khoảng chừng hơn năm nay, thái độ của tía nó thay đổi. Ông đối xử có phần tử tế với chị Ba hơn là với nó; khiến lắm lúc con Lượm tủi thân, tự cảm thấy ḿnh như là một đứa con ghẻ.
* * *
Buổi liên hoan lửa trại bữa đó nghe đồn có nhiều cán bộ ở cấp tỉnh về tổ chức. Thành phần có mặt tất nhiên là đàn ông, thanh niên, nhiều hơn số phụ nữ và con gái đến dư.
Cán bộ văn nghệ thuộc tốp 4T (thông tin tuyên truyền) sẽ hướng dẫn trai gái tập một số bài hát và điệu vũ nhẩy lửa. Đặc biệt có vô số rượu thuộc sản phẩm của địa phương và đồ nhậu do cư dân trong vùng tự đem đến ủng hộ, khiến ai nấy cùng mặc t́nh ăn nhậu thỏa thích.
Đám đông tṛ chuyện và ca hát càng lúc càng vui; rượu vào lời ra khiến một nơi vốn là khu Cồn hoang, hẻo lánh bỗng chốc trở nên huyên náo khác thường.
“Ta cùng thi đua, này son-đố-ḿ,
“Đem lại vinh quang, này son-đố-son !... “
Mọi người cùng cất tiếng hát; dang tay nhau đi ṿng quanh đống lửa hồng theo lời hướng dẫn nữ cán bộ văn công. Xen kẽ giữa phần văn nghệ gồm có hát và múa là phần tuyên bố của một trong số người lớn tuổi có mặt hôm đó, nhằm tuyên dương các “chiến sĩ cách mạng” (!) sửa soạn lên đường tập kết. Mỗi một khi lời nói chấm dứt, đám đông lại được dịp vỗ tay và hô to các khẩu ngữ, trong đó được kèm theo những chữ như “Cách mạng!”; “Giải phóng”; “Độc lập”!
Khu vực được dùng để tổ chức lửa trại tương đối yên ổn v́ khuất xa ở tận cuối mỏm của Cồn nhỏ; coi như biệt lập hẳn với xóm làng. Con đường dẫn vào chỗ này cây cối và gai góc mọc rất nhiều, hầu như ít có dấu chân người qua lại.
T́nh h́nh ở Nam phần lúc bấy giờ, tương tự như các miền khác trên đất nước; cũng đều bị ảnh hưởng bởi cuộc giao tranh tại Điện Biên Phủ. Một mặt trận, tương đối khốc liệt, đang diễn ra giữa quân đội Pháp với lực lượng kháng chiến Việt minh, tại vùng tây bắc, Bắc phần. Tin tức chiến sự lúc đó, được nghe hàng ngày trên đài phát thanh Pháp Á ở Sàig̣n, hầu hết loan tin thất trận của đơn vị đồn trú của Pháp. Ảnh hưởng thua trận đưa đến sự giao động về tinh thần trong mọi tầng lớp chính quyền; v́ vậy các hoạt động nhằm giữ ǵn an ninh trật tự tại địa phương bị sao lăng.
Như được ngầm khuyến khích trước đó, khi mọi người đă ăn no và uống say; từng cặp trai gái chếnh choáng hơi men, tự động dắt nhau ra chỗ vắng vẻ, để được tự do ân ái. Một sự thể coi như ai nấy cũng đều được biết v́ sự hiện diện, biểu đồng t́nh của cán bộ xứ ủy nam bộ, nên chẳng có ǵ cần phải che dấu! Các cuộc giao hoan “tập thể” này mặc nhiên được ví là phần thưởng khuyến khích các thanh niên, đàn ông sắp lên đường tập kết. “Hy sinh tất cả cho cách mạng! “, đó là một trong những khẩu hiệu, thỉnh thoảng được nghe qua tiếng loa miệng, lén lút về làng xóm la lối, tuyên truyền. Mục đích thứ hai quan trọng hơn, theo lệnh từ Bộ Chính trị TƯ đảng VMCS tại Hà Nội, đặc biệt qua xứ ủy Nam bộ; nhằm gây mối liên hệ máu mủ giữa kẻ ra đi tập kết và những người c̣n ở lại, đợi chờ tại mỗi địa phương. Sự ràng buộc t́nh cảm gia đ́nh sẽ đương nhiên tạo lập một hệ thống bao che, hỗ trợ sau này cho những phần tử đi tập kết được chuyển gửi về địa phương hoạt động.
Trong số những nam nữ bị thúc đẩy vào các cuộc truy hoan trong đêm lửa trại; có nhiều cặp từng quen biết nhau, ít ra cũng đă một lần “thề non hẹn biển”; có cặp chưa được cha mẹ ưng thuận. Số c̣n lại, phần đông là những trai gái chỉ mới gặp nhau trong đêm liên hoan này. Có điều bất hạnh nhất là những thiếu nữ bị lừa gạt, được mời đến coi văn nghệ lửa trại. Sau phút chếnh choáng hơi men, do chủ trương khích động của tổ chức Xứ ủy; Họ đă bị biến thành những con vật hy sinh, nạn nhân của một hay nhiều cuộc làm t́nh bất đắc dĩ. Sự thật không thể chối căi, đó là hành động cưỡng hiếp dưới h́nh thức “thuận cho” hoặc tự “hién dâng”, tưởng thưởng cho các “chiến sĩ cách mạng anh hùng” (VMCS)!
Hậu quả của cuộc liên hoan, tức buổi lửa trại tiễn đưa các “chiến sĩ tập kết” thượng lộ b́nh an ! chẳng may người con gái nào ở lại bị mang cái bào thai trong bụng; liệu có biết là của ai? người anh hùng cách mạng nào đă “mần” ra nó? Kết cuộc sau này các đứa trẻ khi được sanh ra, nam hoặc nữ đều không có cha, hoặc tên cha “vô danh”! Đó là điều các đơn vị an ninh địa phương đă phải chú ư đặc biệt vào các phần tử không có lư lịch rơ rệt này.
Trường hợp hai chị em con Lượm cũng bị gom chung với số phận của những thiếu nữ bất hạnh trong “câu chuyện Tập kết”!
Trước ánh lửa trại bập bùng, hừng hực; dư âm các bản đồng ca khích động ḷng yêu nước của mọi người. Con Ba Thơm được đặt ngồi cạnh Bẩy Hơn trong đêm liên hoan đó. Không cần dượng Bẩy phải bắt uống thêm ly rượu thứ ba, con Thơm đă cảm thấy chếnh choáng đầu óc sau khi bị ép nốc hết hai ly rượu nếp cẩm, khiến đă mất hết tự chủ. Tiếp theo bị dượng nó, tức Bẩy Hơn, d́u ra băi cỏ trống phía sau lùm cây. Hắn ta hăm hiếp tại chỗ đứa con gái riêng của vợ hắn.
Riêng về phần con Tư Lượm, tối hôm đó phải ở lại canh chừng chiếc ghe đậu cạnh bờ. Trong bóng tối, tai nó vẫn c̣n được nghe vọng lại tiếng ca hát từ chỗ lửa trại. Bản thân nó cũng chập chờn thiếp đi trong giấc ngủ lúc nào mà không hay.
Con Lượm chỉ choàng tỉnh dậy khi có những giọt nước văng vào ghe, bắn tới chỗ nằm của nó.
Con bé hốt hoảng khẽ la ú ớ rối bật ngồi dậy.
Cảnh vật chung quanh vẫn tối đen như mực. Ban đêm, tất nhiên trong khu rừng cây của Cồn nhỏ, khiến phải đốt đuốc soi đường cho những ai nếu c̣n muốn di chuyển vào lúc đó.
Tuy đă gượng ngồi lên, nhưng bàn tay vẫn c̣n níu chặt lấy mạn thuyền, cố t́nh giữ cho khỏi tṛng trành, v́ nó sợ chiếc ghe bị lật úp.
Bầu trời không một ánh sao.
Con Lượm cảm nhận được có người đứng đái sát đầu ghe của nó. Như thế vừa rồi dứt khoát không phải là nước mưa văng vào chỗ nó nằm.
Kẻ lạ nọ cũng giựt ḿnh khi nghe thấy tiếng đứa con gái kêu lên.
Hộp quẹt hắn đốt để soi đường ra gần tới đây cũng vừa vặn dùng hết. Hắn chỉ kịp nhận ra phía trước mặt có nhiều ghe đậu là chỗ bờ nước nên vội vă bước tới nhanh cốt trút “bầu tâm sự”. Lát nữa, v́ biết chắc là chưa hề xỉn, nên hắn tin tưởng vẫn c̣n nhắm được đúng hướng để trở về chỗ cũ.
Con Lượm chưa kịp la tiếp, th́ bị một bàn tay quờ quạng nắm chặt lấy ngực áo cánh. Bàn tay khác bịt lấy miệng nó không cho kêu. Lúc này con bé mới hửi rơ mùi rượu phà ra từ miệng gă đàn ông; mà trong đầu óc nó không biết hắn ta già hay trẻ? lạ hay quen? tuổi độ bao nhiêu?. Con bé không biết đường nào chống đỡ, v́ tay nó c̣n đang bám lấy thành ghe. Kẻ lạ, biết đâu chẳng phải là một trong những “chiến sĩ cách mạng”; một tay vẫn bịt chặt miệng con Lượm, tay kia sau khi “kiểm tra” toàn thân đứa con gái, để nhận ra đối tượng là một con chim đă “đủ cánh, đủ lông”; bỗng tức khắc hắn đẩy nó nằm bật ngửa trên ván ghe, rồi chồm tới như một con thú đang đói mồi.
* * *
Thêm vài buổi lửa trại kế tiếp được tổ chức để tiễn chân các “chiến sĩ anh hùng (!) tập kết” ra Bắc. Kết quả được ghi nhận là khả quan. Một trong số người cỡ tuổi trung niên, trạc Bẩy Hơn, tự giới thiệu là xă ủy xóm Cồn (nhỏ), tuyên bố thành tích với con số trên hai chục cặp nam nữ đă hưởng ứng. Ban tổ chức, thuộc cán bộ tuyên vận, c̣n trông đợi thêm một vài đợt tuyên truyền trong những ngày tháng tới, tùy theo lệnh của xứ ủy và trung ương đảng tại Hà Nội.
Sáng hôm sau, kế tiếp đêm lửa trại, con Lượm bị bịnh nằm mọp ở nhà. Một ḿnh con Ba Thơm, như mọi bận, chèo ghe đi chở các bạn hàng lên chợ. Sinh hoạt trong gia đ́nh vẫn diễn ra như thường lệ. Nhưng cả nhà, trừ má nó, mọi người đều có vẻ nói ít hơn. Riêng Tư Lượm vẫn không giám hé miệng tiết lộ nỗi đau đớn, bất hạnh cho bà biết, chính nó là nạn nhân vừa phải gánh chịu.
Nhưng may sao, một tuần lễ sau anh Hai Ngươn bất th́nh ĺnh trở về nhà. Ảnh đột ngột đem tin vui, đưa bạn gái về chào má; đồng thời xin bà cho làm cưới vào tháng tới. Con dâu tương lai của bà người gốc Đồng tháp; do đó gia đ́nh con Lượm phải qua Đồng tháp cưới vợ cho ảnh.
Về phần Tư Lượm, cũng không thể kéo dài thêm sự im lặng để che giấu sự thật phũ phàng được nữa; hai chị em đă nói ra hết cho nhau nghe chuyện ǵ đă xẩy ra trong đêm lửa trại vừa qua.
Rút cuộc sau hơn một tháng, khi đám cưới được hoàn tất, Hai Ngươn đón vợ về nhà rồi quyết định ỏ lại để lo lắng cho má. Nhân đó, Ba Thơm nhất quyết dắt em bỏ nhà ra đi nơi khác lập nghiệp, v́ con Thơm không muốn bà già nh́n thấy cảnh nó mang bầu trong những tháng sáp tới. Éo le thay, đứa bé trong bào thai sẽ phải gọi Bẩy Hơn, dượng nó, là cha nhưng lại kêu má nó là bà ngoại!
Đoạn chót của câu chuyện tập kết VC, khiến xui cho đứa mang bầu lại là con em, tức Tư Lượm, chứ không phải là con chị, Ba Thơm! (cho dù nó bị Bẩy Hơn hăm hiếp thêm vài lần nữa). V́ thương em c̣n nhỏ dại, Thơm đứng tên khai là mẹ cho đứa trẻ sơ sinh; trong khi Tư Lượm tự nguyện lắng đắng theo con cho tới lúc khôn lớn, dù đến tận “chân trời góc biển”. Nhưng hiện tại đứa con bất đắc dĩ, một gă thanh niên 18, vẫn chưa tin chị Tư là mẹ ruột của nó.
Câu chuyện được kết thúc theo lời người kể, tức chị Tư Lượm:
“Riêng cá nhân Bẩy Hơn, biết chuyện Hai Ngươn trở về, sau khi cưới vợ sẽ quyết định ở hẳn nhà để nhân tiện săn sóc mẹ; khiến đấy là lư do ông ta đă bỏ đi. Lần này chắc chắn sẽ không về nữa.
Biết đâu trong cuộc đời nay đây mai đó, người cha của chị Tư lại chẳng có thêm một hay hai bà vợ để pḥng hờ (?) ở mỗi nơi mỗi chỗ trong xứ nam kỳ lục tỉnh được VMCS thường gọi với cái tên là Nam bộ (!)
C̣n cái chuyện bỉ ổi, lợi dụng mấy buổi lửa trại, liên hoan tiễn đưa các “chiến sĩ anh hùng” VC (!) tập kết ra Bắc; Bẩy Hơn được dịp cưỡng hiếp đứa con riêng của vợ; hoàn toàn là do cái bản tính khốn nạn, bắt chước “ăn theo” đám cán bộ thuộc xứ ủy Nam kỳ, do Tướng VC Trần văn Trà chỉ huy; được sự tín nhiệm của Hồ chí Minh, tức chủ tịch đảng CSVN tại Bắc Bộ phủ lúc bấy giờ !! ///
(H́nh: dùng minh họa)
*
- Nguyễn Ngọc Tùng -