Chảo Lứa Chiến Tranh - Thế Giới
Nổ súng tại biên giới hai miền Triều Tiên
[IMG]http://s.rfi.fr/media/display/30a3fa94-1622-11ea-a809-005056a99247/w:980/p:16x9/DSC03939_0.webp[/IMG]
Khu phi quân sự biên giới 2 miền Triều Tiên (DMZ) nh́n từ phía Hàn Quốc. Kèoprasith Souvannavong / RFI
Thanh Phương
Hôm nay, 03/05/2020, Bắc Triều Tiên đă bắn nhiều phát đạn về phía miền Nam Triều Tiên, tại khu vực phi quân sự chia cắt bán đảo này, buộc quân đội Hàn Quốc phải bắn trả, theo thông báo của Seoul. Vụ chạm súng xảy ra một ngày sau khi chủ tịch Kim Jong Un xuất hiện trở lại sau 3 tuần vắng bóng gây nhiều đồn đoán về t́nh trạng sức khỏe của ông.
[IMG]http://s.rfi.fr/media/display/30a3fa94-1622-11ea-a809-005056a99247/w:980/p:16x9/DSC03939_0.webp[/IMG]
Theo thông báo của bộ tham mưu liên quân của Hàn Quốc, một lính biên pḥng của Nam Hàn đă trúng đạn từ phía Bắc Triều Tiên, nhưng không có thiệt hại nhân mạng bên phía quân đội Hàn Quốc. Binh lính Hàn Quốc đă đáp trả bằng hai loạt đạn và phát lời cảnh cáo theo đúng quy tắc phản ứng của quân đội nước này. Tuy nhiên, theo hăng tin Yonhap, quân đội Hàn Quốc cho rằng những phát súng từ phía Bắc Triều Tiên « không được xem là cố t́nh ».
Hai miền Triều Tiên cho tới nay coi như vẫn trong t́nh trạng chiến tranh kể từ khi kư hiệp định đ́nh chiến năm 1953. Vào tháng 09/2018, nhân cuộc họp thượng đỉnh tại B́nh Nhưỡng, chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đă kư nhiều thỏa thuận, trong đó có việc làm giảm căng thẳng quân sự ở biên giới hai miền. Nhưng cho tới nay, phần lớn các thỏa thuận này không được thực hiện.
Vụ nổ súng ở biên giới xảy ra sau khi hôm qua truyền thông chính thức Bắc Triều Tiên loan tin ông Kim Jong Un đă đến khánh thành một nhà máy sản xuất phân bón hôm 01/05, sau ba tuần vắng bóng khiến có nhiều tin đồn cho là lănh đạo chế độ B́nh Nhưỡng bệnh rất nặng, thậm chí đă chết.
Ông Kim Jong Un đă không xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc họp của Bộ Chính Trị ngày 11/04, thậm chí không đến dự các buổi lễ kỷ niệm ngày sinh của Kim Nhật Thành, cha đẻ của chế độ B́nh Nhưỡng và cũng là ông nội của ông.
Theo hăng tin Yonhap, một quan chức cao cấp của văn pḥng tổng thống Hàn Quốc hôm nay cho rằng dường như ông Kim Jong Un đă không qua phẫu thuật.
Về phần tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm qua ông cho biết rất « hài ḷng » khi thấy lănh đạo xuất hiện trở lại và vẫn mạnh khỏe. Hiện giờ, đàm phán về phi hạt nhân hóa giữa Washington với B́nh Nhưỡng vẫn gặp bế tắc từ nhiều tháng qua mặc dù lănh đạo hai nước đă ba lần họp thượng đỉnh.
Chảo Lứa Chiến Tranh - Thế Giới
Ư kiến chuyên gia: Có khả năng Chủ tịch Kim Jong Un mới phẫu thuật tim
B́nh luậnNguyên Hương • 06:57, 04/05/20• 92 lượt xem
Mọi người xem một chương tŕnh phát sóng trên truyền h́nh đưa tin một h́nh ảnh của nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một chương tŕnh tin tức vào ngày 02/5/2020 tại Seoul, Hàn Quốc. Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đă tham dự một buổi lễ hoàn công nhà máy phân bón, truyền thông nhà nước đưa tin hôm thứ Bảy. Đây là lần xuất hiện công khai đầu tiên của nhà lănh đạo Kim sau 20 ngày vắng mặt làm dấy lên những tin đồn về sức khỏe của ông ấy. (Ảnh của Chung Sung-Jun / Getty Images)
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/05/ntdvn_200504-post02a.jpg[/IMG]
Theo các chuyên gia y tế, một dấu ấn lạ trên cổ tay nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đây có thể là dấu hiệu cho thấy ông vừa phẫu thuật tim.
Theo các chuyên gia y tế, một dấu ấn lạ trên cổ tay nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đây có thể là dấu hiệu cho thấy ông vừa phẫu thuật tim.
Sau gần ba tuần vắng bóng, ông Kim đă xuất hiện trước công chúng vào ngày 1/5. Cơ quan truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên, Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đă công bố h́nh ảnh và video ông Kim tham dự lễ khai trương nhà máy phân bón Sunchon Phosphatic gần B́nh Nhưỡng.
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/05/ntdvn_200504-post02b.jpg[/IMG]
Mọi người đi ngang qua một màn h́nh tin tức trên truyền h́nh cho thấy một bức ảnh của nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang tham dự một buổi lễ đánh dấu việc hoàn thành nhà máy phân lân Sunchon, tại một nhà ga ở Seoul vào ngày 02/5/2020.
Cận cảnh h́nh ảnh video cho thấy có một dấu kim trên cổ tay phải của ông Kim. Theo các chuyên gia y tế nhận định, đây có thể là dấu hiệu của việc “phẫu thuật tim.”
Theo bản tin NK News, vào lần trước đó, khi ông Kim xuất hiện trước công chúng vào ngày 11/4 th́ trên tay của ông không có dấu hiệu này.
“Nó giống như một vết chích vào động mạch xuyên tâm phải, [thường] để tiếp cận và đặt stent trong động mạch vành. Vết thương chắc đă được một tuần”, một chuyên gia y tế được đào tạo tại Hoa Kỳ nói với NK News.
“Thật khó để xác định chỉ với một bức ảnh, nhưng vị trí của vết chích này nằm ngay giữa. Đây không phải là vết tiêm tĩnh mạch v́ vết chích sẽ không để lại dấu vết như vậy”, vị chuyên gia cho biết thêm.
Một bác sĩ phẫu thuật của Hàn Quốc nói với NK News rằng dấu hiệu trên cánh tay ông Kim “có vẻ là dấu vết của quy tŕnh kiểm tra tim mạch”.
Đoạn phim cho thấy ông Kim Jong Un đang nói chuyện với một số quan chức cấp cao, trong đó có bà Kim Yo Jong, là em gái và là người mà các chuyên gia nhận định có thể kế vị ông Kim. Ông Kim không tỏ ra mệt mỏi khi đến tham dự lễ khánh thành, mặc dù trước đó ông phải ngồi ô tô điện khá lâu.
Các cảnh quay và h́nh ảnh được cung cấp bởi phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên nên không thể được xác minh.
Ông Kim đă không xuất hiện trong 20 ngày. Ông cũng vắng mặt trong lễ kỷ niệm "Ngày mặt trời" của Bắc Triều Tiên, là lễ sinh nhật của vị lănh tụ Bắc Triều Tiên, ông Kim Nhật Thành, ông nội của ông Kim Jong Un.
Nhiều tuần không có thông tin về ông Kim đă tạo nên những suy đoán và tin đồn rằng ông Kim đang sống thực vật. Thậm chí c̣n có những thông tin từ nguồn chính thống rằng ông Kim đă qua đời.
Sau đó, nhiều báo chí đưa tin rằng có thể ông Kim đang phải điều trị về tim mạch, liên quan đến việc đặt hoặc thay thế stent.
Nguyên Hương
Chảo Lứa Chiến Tranh - Thế Giới
Nổ súng ở biên giới liên Triều: Seoul đòi giải thích, Bình Nhưỡng im lặng
[IMG]http://s.rfi.fr/media/display/7f427428-8cfb-11ea-ab79-005056bf87d6/w:1240/p:16x9/seoul%20080413.webp[/IMG]
Lính Hàn Quốc tuần tra tại khu vực phi quân sự DMZ giữa hai nước Triều Tiên. REUTERS/Kim Hong-Ji
Trọng Nghĩa
Theo bộ Quốc Phòng Hàn Quốc ngày 04/05/2020, chính quyền Bình Nhưỡng vẫn chưa trả lời yêu cầu từ phía Seoul, muốn Bắc Triều Tiên giải thích lý do nổ súng vào một trạm gác của quân đội Hàn Quốc trong khu phi quân sự liên Triều.
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap trích dẫn một phát ngôn viên bộ Quốc Pḥng Hàn Quốc cho biết là chính quyền Seoul chưa nhận được phản hồi nào từ phía Bình Nhưỡng cho dù đã liên tục yêu cầu Bắc Triều Tiên giải thích về những phát súng bắn về phía Hàn Quốc.
Sự cố xảy ra sáng hôm 03/05 với việc Bắc Triều Tiên bắn nhiều phát súng vào một đồn biên giới của Hàn Quốc nằm bên trong Khu Phi Quân Sự ở Cheorwon, tỉnh Gangwon. Quân đội Hàn Quốc đã đáp trả bằng 20 phát súng nhưng chỉ để cảnh cáo mà thôi.
Sau vụ việc, quân đội Hàn Quốc đă gửi thông báo qua đường dây liên lạc quân sự, yêu cầu giải thích và kêu gọi Bắc Triều Tiên tránh các hành động vi phạm thỏa thuận quân sự liên Triều.
Trước thái độ im lặng của Bình Nhưỡng, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết Seoul tiếp tục theo dõi sát tình hình và sẽ có kế hoạch hành động tiếp theo nếu cần thiết.
Hôm qua là lần đầu tiên Bắc Triều Tiên nổ súng vào đồn biên giới của Hàn Quốc kể từ khi hai nước đạt thỏa thuận liên Triều vào tháng 9/2018 về việc ngừng các hành động thù địch.
Bộ Tư Lệnh Liên Hiệp Quốc tại Hàn Quốc cũng xác nhận là đã cho mở cuộc điều tra xem B́nh Nhưỡng có vi phạm thỏa thuận đ́nh chiến giữa hai bên hay không.
Một sĩ quan thuộc Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hàn Quốc cho rằng động thái của Bắc Triều Tiên dường như không phải là một hành vi cố tình khiêu khích. Theo nhân vật này, lúc xẩy ra sự cố, khu vực đang bị sương mù bao phủ, và binh lính Bắc Triều Tiên đang thay ca và kiểm tra súng và thiết bị. Ngoài ra, không thấy quân đội Bắc Triều Tiên có chuyển động bất thường nào.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền thông Mỹ ABC News, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng cho biết phía Mỹ "nghĩ rằng đó là một sự t́nh cờ", và sự cố không gây ra trường hợp tử vong nào.
Dân biểu Hàn Quốc gốc miền Bắc xin lỗi về “tin vịt” liên quan đến Kim Jong Un
Cũng liên quan đến Bắc Triều Tiên, ông Thae Yong Ho, một nhà ngoại giao cao cấp của Bắc Triều Tiên đã đào thoát và vừa được bầu làm dân biểu Hàn Quốc, hôm nay, 04/05 đă lên tiếng xin lỗi về những thông tin mà ông đã đưa ra những ngày trước đây về t́nh trạng sức khỏe của lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Vào lúc lãnh đạo miền Bắc đột nhiên “biến mất”, ông Thae Jong Ho cùng với một người Bắc Triều Tiên đào thoát khác là Ji Seong Ho, cũng mới được bầu làm dân biểu Hàn Quốc như ông, đã khẳng định rằng ông Kim Jong Un "không thể đứng vững một mình hay đi lại đàng hoàng". Thậm chí ông Ji Seong Ho còn đoan chắc rằng có "99% khả năng" là Kim Jong Un đã chết.
Thế nhưng vào hôm qua (03/05), truyền thông Bắc Triều Tiên đã công bố hình ảnh và loan tin là lănh đạo Bình Nhưỡng đã xuất hiện trở lại vào tuần trước lần đầu tiên sau gần ba tuần vắng bóng.
Chảo Lứa Chiến Tranh - Thế Giới
TT Trump phủ quyết nghị quyết ngăn ông tấn công Iran
May 6, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/tt-trump-phu-quyet-nghi-quyet-tan-cong-iran.jpg[/IMG]
Tổng Thống Trump cho rằng nghị quyết này được đưa ra là “do hiểu sai thực tế và luật pháp.” (H́nh minh họa: AP Photo/Evan Vucci)
WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Tư, 6 Tháng Năm, phủ quyết một nghị quyết có mục đích hạn chế thẩm quyền tổng thống, nhằm ngăn chặn ông dùng vũ lực quân sự tấn công Iran, theo CNN.
Nghị quyết này có tên Quyền Chiến Tranh Với Iran, được Thượng Nghị Sĩ Tim Kaine (Dân Chủ – Virginia) đề nghị sau vụ ông Trump ra lệnh không kích tiêu diệt Tướng Qassem Soleimani của Iran hồi Tháng Giêng.
Trong một tuyên bố hôm Thứ Tư, ông Trump gọi đây là “nghị quyết rất nhục nhă” và cho rằng nghị quyết này là “do hiểu sai thực tế và luật pháp.”
“Biện pháp cấm đoán này là không cần thiết và nguy hiểm,” Ṭa Bạch Ốc nói trong thông báo riêng gửi Thượng Viện vào Thứ Tư.
Từ lâu, ông Trump đă đe dọa phủ quyết nghị quyết này, và theo dự trù, Quốc Hội sẽ không kiếm đủ số phiếu để phủ quyết lại.
Tuy nhiên, việc Quốc Hội thông qua nghị quyết này được xem là lời chỉ trích mạnh mẽ Tổng Thống Trump, đồng thời, cho thấy rơ Quốc Hội ủng hộ nỗ lực kiểm soát thẩm quyền gây chiến của nhánh hành pháp.
Trong tuyên bố hôm Thứ Tư, ông Trump nói nghị quyết này “do đảng Dân Chủ đề nghị và là một phần trong chiến lược giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 3 Tháng Mười Một bằng cách gây chia rẽ đảng Cộng Ḥa.”
Thượng Viện thông qua nghị quyết này hôm 13 Tháng Hai với sự ủng hộ của cả hai đảng Cộng Ḥa lẫn Dân Chủ bất chấp ông Trump lớn tiếng phản đối. Tháng sau, đến lượt Hạ Viện do phía Dân Chủ kiểm soát thông qua với sự ủng hộ của vài dân biểu Cộng Ḥa.
Nghị quyết kêu gọi “tổng thống ngưng sử dụng Các Lực Lượng Vũ Trang Hoa Kỳ để tấn công Cộng Ḥa Hồi Giáo Iran hoặc bất kỳ cơ quan nào của chính phủ hay quân đội nước này, trừ khi được chuẩn thuận công khai bằng tuyên bố chiến tranh hoặc được chuẩn thuận cụ thể dùng vũ lực quân sự chống Iran.”
Nghị quyết bao gồm điều khoản bảo đảm tổng thống vẫn được quyền bảo vệ Hoa Kỳ mà không cần Quốc Hội cho phép, nếu “sắp bị tấn công.”
“Trái với nghị quyết, Hoa Kỳ sẽ không dùng vũ lực đối với Iran. Cách đây bốn tháng, tôi phải hành động quyết liệt để tiêu diệt ông Qassem Soleimani trong lúc ông ta đang ở Iraq. Iran đáp trả bằng một loạt hỏa tiễn bắn sang các lực lượng của chúng ta đóng ở Iraq. Không có ai thiệt mạng trong vụ tấn công này,” ông Trump nói trong tuyên bố.
Ông khẳng định vụ không kích tiêu diệt Tướng Soleimani là “hoàn toàn đúng luật, gồm Nghị Quyết Cho Phép Dùng Vũ Lực Quân Sự Chống Iraq năm 2002, và Điều II của Hiến Pháp.”
Sau vụ không kích đó, chính quyền Tổng Thống Trump liên tục tuyên bố rằng quyết định tiêu diệt Tướng Soleimani là chính đáng v́ ông ta đặt ra “mối đe dọa rơ ràng” cho tính mạng người dân Mỹ. Tuy nhiên, cuối cùng, chính quyền không nói như vậy nữa sau khi bị ép đưa ra bằng chứng. (Th.Long)
Chảo Lứa Chiến Tranh - Thế Giới
Nếu Kim Jong-Un Qua Đời, Trung Quốc có Nhảy Vào Xâu Xé Triều Tiên? | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
[video=youtube_share;qv5vVL-dieg]https://youtu.be/qv5vVL-dieg[/video]
Chảo Lứa Chiến Tranh - Thế Giới
2 ngh́n “phụ nữ giải khuây” cùng Kim Jong-un cách ly tại biệt thự Nguyên Sơn?
16:51 08/05/2020
[IMG]https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/3ef31febbfabe8de5051dea2a6af4b76.jpg[/IMG]
Mới đây, cô gái đào thoát nổi tiếng khỏi Triều Tiên, Park Yeon-mi đă lên tiếng vạch trần lănh đạo Bắc Hàn rằng, Kim Jong-un đă cách ly cùng hàng ngàn “phụ nữ giải khuây” tại biệt thự Nguyên Sơn (Yuanshan).
Vào sáng 2/5, Park Yeon-mi, nhà hoạt động nhân quyền Triều Tiên đă tiết lộ một đoạn video về bài hát và điệu nhảy của những phụ nữ Triều Tiên trên tài khoản Twitter của ḿnh và đăng một thông điệp than thở rằng: “Những người phụ nữ vô tội này là nô lệ t́nh dục của chế độ độc tài của Kim Jong-un, thân phận của họ bị chà đạp, đây là phiên bản “phụ nữ giải khuây” thời hiện đại. Là một người Triều Tiên cũng là một người phụ nữ, tôi cảm thấy thật ghê tởm khi thấy những cô gái này bị đối xử như vậy”.
Video ngắn này cho thấy, những người phụ nữ đang nhảy những điệu nhảy gợi cảm mặc trên ḿnh chiếc quần nhỏ và áo hở lưng…
Ngoài ra, Park Yeon-mi gần đây đă đăng trên mạng lưới xă hội vạch trần rằng Kim Jong-un không chết mà đang tránh dịch Vũ Hán. Vào ngày 2/5, cô cũng trích đoạn một phần của một báo cáo trên tờ New York Post trên Facebook, nói: “Kim Jong-un cùng 2.000 người nô lệ t́nh dục của ông cách ly tại biệt thự Nguyên Sơn, được biết đến như là một thiên đường nhân gian. Nhóm này được gọi là “Kippumjo” ở Triều Tiên, và công dụng của nó là biểu diễn mang tính “giải trí bí mật” cho các nhà lănh đạo và giới thượng lưu của Triều Tiên”.
Bài đăng của Park Yeon-mi cho biết, những người phụ nữ vô tội này phải biết hát, nhảy và thực hiện những “hành vi t́nh dục” khó mà tưởng tượng ra để làm hài ḷng những người đàn ông này. Phiên bản “phụ nữ giải khuây” thời hiện đại này chỉ là một góc tảng băng trôi của sự tàn ác và vô nhân tính của chế độ chính quyền Kim Jong-un.
Park Yeon-mi, 26 tuổi, là một trong số ít người công khai dùng tên thật để tiết lộ quá tŕnh đào thoát khỏi Triều Tiên. Vào năm 2014, cô đă có bài diễn thuyết tại Hội nghị thượng đỉnh giới trẻ thế giới lần thứ năm ở Dublin, Ireland, kể về trải nghiệm của cô trong quá tŕnh trốn thoát khỏi Triều Tiên. Bài diễn thuyết này đă làm dấy lên sự chú ư của giới truyền thông và công chúng.
Vào năm 2015, cô xuất bản cuốn sách “Để sống sót” (In Order to Live), ghi lại quá tŕnh cùng mẹ liều mạng vượt sông Yalu và trốn sang Trung Quốc của cô lúc 13 tuổi, vật lộn để sống sót trong tay kẻ buôn người, và cuối cùng cô cũng đă trốn thoát thành công đến được Hàn Quốc để theo đuổi tự do.
Được biết, Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gần đây đă “không xuất đầu lộ diện” trước công chúng trong hơn nửa tháng, trong đó các bức ảnh vệ tinh được phát hành bởi các tổ chức dành cho nghiên cứu về Triều Tiên cho thấy chuyến tàu đặc biệt của ông đă dừng khu nghỉ mát đặc biệt Wonsan-Kim trong vài ngày.
Vào ngày 1/5, Kim Jong-un “xuất hiện” tham dự lễ khai trương nhà máy phân bón và cắt băng khánh thành, nhưng bên ngoài thấy rằng h́nh dạng của răng và tai của “Kim Jong-un” này khác biệt đáng kể so với Kim Jong-un trước đó. Bên trong không có thần sắc khí chất, cũng không có cái chủng loại “sát khí” kia của Kim Jong-un, do đó bị nghi ngờ đây chẳng qua chỉ là một “thế thân”.
Internet
[url]https://tambao.net/2-nghin-phu-nu-giai-khuay-cung-kim-jong-un-cach-ly-tai-biet-thu-nguyen-son.html[/url]
Chảo Lứa Chiến Tranh - Thế Giới
Reuters: Tin tặc Iran tấn công hăng sản xuất thuốc trị virus corona
09/05/2020
Reuters
[IMG]https://gdb.voanews.com/28135E41-23F3-449F-8E4A-B49B033FB76B_cx0_cy7_cw0_w650_r1_s.jpg[/IMG]
Nhân viên trong một pḥng thí nghiệm của công ty dược Gilead Sciences.
Tin tặc liên hệ với Iran đă nhắm vào các nhân viên tại công ty dược Gilead Sciences trong những tuần lễ gần đây, theo dữ liệu lưu trữ trên mạng cho công chúng tiếp cận mà Reuters và ba nhà nghiên cứu an ninh mạng đă xem qua, giữa lúc hăng dược này chạy đua triển khai phương thuốc chữa trị COVID-19.
Trong một trường hợp, một trang truy cập email giả dạng được thiết kế để đánh cắp mật khẩu được gởi vào tháng 4 đến các giám đốc điều hành Gilead liên hệ đến các vấn đề pháp lư và công ty, theo một phiên bản thư khố trên một trang mạng được dùng để rà soát những địa chỉ website độc hại. Reuters không thể xác định được cuộc tấn công có thành công hay không.
Ông Ohad Zaidenberg, nhà nghiên cứu t́nh báo hàng đầu tại công ty an ninh mạng Israel ClearSky, thường xuyên theo dơi chặt chẽ những hoạt động tin tặc của Iran và đă điều tra cuộc tấn công, nói nỗ lực này nằm trong khuôn khổ của một tố chức Iran nhằm xâm nhập email của nhân viên tại công ty sử dụng email giả danh là nhà báo.
Hai nhà nghiên cứu an ninh mạng khác, không được phép nói công khai về những phân tích của họ, xác nhận là miền web và máy chủ được sử dụng để tấn công có liên hệ đến Iran.
Phái bộ Iran tại Liên hiệp quốc phủ nhận có liên hệ đến các cuộc tấn công. “Chính phủ Iran không tiến hành chiến tranh trên mạng,” phát ngôn viên Alireza Miryousefi nói. “Những hoạt động trên mạng của Iran thuần túy có tính cách pḥng vệ và bảo vệ chống lại những cuộc tấn công thêm nữa vào hạ tầng cơ sở Iran.”
Một phát ngôn viên của Gilead từ chối b́nh luận, nhắc đến chính sách của công ty là không thảo luận vấn đề an ninh mạng. Reuters không thể xác định là liệu có nỗ lực tấn công nào thành công hay không, và nhân danh ai mà những tin tặc Iran hành động hay động cơ của họ là ǵ.
Tuy nhiên những nỗ lực của tin tặc cho thấy cách những gián điệp mạng trên toàn thế giới đang chú trọng thu thập tin tức về COVID-19, căn bệnh do virus corona gây ra.
Trong những tuần lễ gần đây, Reuters đă loan tin là tin tặc có liên hệ với Iran và những tổ chức khác cũng nỗ lực xâm nhập Tổ chức Y tế Thế giới, và những tin tặc liên hệ đến Việt Nam nhắm vào Trung Quốc về cách thức nước này đối phó với virus corona bùng phát.
Anh và Mỹ trong tuần này cảnh báo là những tin tặc do nhà nước hỗ trợ đang tấn công các công ty dược và các định chế nghiên cứu các phương thuốc chữa trị dịch bệnh mới.
Tuyên bố chung không nêu tên bất cứ tổ chức tin tặc nào, nhưng hai người thông thạo vấn đề này nói một trong những mục tiêu là Gilead. Thuốc Remdesivir của công ty này là thuốc duy nhất cho tới nay chứng tỏ có thể giúp cho bệnh nhân COVID-19.
Hạ tầng cơ sở tin tặc trong nỗ lực xâm nhập tài khoản email của các giám đốc điều hành Gilead trước đây đă được sử dụng trong các cuộc tấn công mạng của một nhóm tin tặc Iran có tên là “Charming Kitten,” theo bà Priscilla Moriuchi thuộc công ty an ninh mạng Mỹ Recorded Future, đơn vị đă xem qua thư khố các website mà Reuters chỉ ra.
Iran, bị ảnh hưởng cấp thời v́ COVID-19, báo cáo số tử vong cao nhất Trung Đông. Bệnh này cho tới nay đă giết chết hơn 260.000 người trên thế giới, gây nên cuộc chạy đua toàn cầu giữa các chính phủ, các công ty dược tư và các nhà nghiên cứu để t́m thuốc chữa trị.
Gilead đang dẫn đầu cuộc đua này và được Tổng thống Donald Trump ca ngợi. Ông Trump đă gặp Tổng giám đốc công ty California Daniel O’Day tại Ṭa Bạch Ốc vào tháng 3 và tháng 5 để thảo luận về COVID-19.
Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ tuần trước đă cho phép sử dụng khẩn cấp thuốc Remdesivir của Gilead để chữa trị bệnh nhân COVID-19 nặng, mở đường cho việc sử dụng rộng răi tại nhiều bệnh viện trên toàn nước Mỹ.
Một giới chức của một công ty công nghệ sinh học Châu Âu nói ngành này đă “báo động đỏ” và có những biện pháp cẩn thận tối đa nhằm chống lại những nỗ lực đánh cắp các cuộc nghiên cứu COVID-19, như là thực hiện tất cả công việc liên quan đến thử nghiệm vaccine trên máy vi tính không kết nối với internet.
Chảo Lứa Chiến Tranh - Thế Giới
Nhái mẫu của Trung Quốc, tên lửa Iran phóng nhầm vào tàu 'quân ḿnh'
B́nh luậnNguyễn Sơn • 17:56, 11/05/20• 84 lượt xem
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/05/ntdvn_ten-lua-iran.jpg[/IMG]
Tàu Jamaran của Iran phóng tên lửa trong một cuộc diễn tập. (Nguồn: eastday.com)
Iran phóng nhầm tên lửa vào tàu hậu cần trong cuộc tập trận, khiến hàng chục thủy thủ thiệt mạng. Loại tên lửa này làm theo mẫu của Trung Quốc.
Lực lượng hải quân Iran cho biết sự cố xảy ra trong cuộc tập trận tại vịnh Oman ngày 10/5, theo Đài truyền h́nh quốc gia Iran IRIB.
Hải quân Iran cho biết, cho biết tàu hậu cần Konarak đă ở khoảng cách "quá gần" sau khi tên lửa được phóng ra từ một tàu khác trong cuộc tập trận.
"Tàu hộ vệ Jamaran phóng nhầm tên lửa vào tàu hậu cần Konarak trong cuộc diễn tập trên vịnh Oman, ngoài khơi thành phố cảng Jask hôm 10/5. Tàu Konarak trúng đạn sau khi kéo bia mục tiêu vào vị trí và không tạo đủ giăn cách an toàn", IRIB thông báo trên website về sự cố bắn nhầm của hải quân Iran.
Ít nhất 19 thủy thủ bị thiệt mạng
"Tàu khu trục lớp Moudge tên Jamaran của Iran đă vô t́nh bắn tên lửa trúng tàu Konarak trong cuộc tập trận, khiến ít nhất 19 người thiệt mạng", Hăng tin Tasnim đưa tin.
Hiện chưa rơ có bao nhiêu thủy thủ trên tàu Konarak khi bị bắn nhầm, nhưng hải quân Iran xác nhận 19 người thiệt mạng và 15 người bị thương trong sự cố. Bộ Quốc pḥng Iran thông báo đă kéo tàu Konarak về bờ và sẽ mở cuộc điều tra.
Trong khi đó, hăng tin Al Jazeera cho biết có 40 quân nhân hải quân Iran đang mất tích trong vụ tai nạn này.
Konarak là một trong 11 tàu hỗ trợ hậu cần hạng nhẹ lớp Hendijan được Iran mua của Hà Lan trước Cách mạng Hồi giáo năm 1979 và đưa vào biên chế năm 1988. Tàu dài 47 m và có lượng giăn nước 447 tấn, ban đầu chỉ được trang bị một pháo tự động cỡ ṇng 20 mm.
Tên lửa theo mẫu của Trung Quốc
Điều đáng chú ư là tàu Konarak bị “bắn hạ” bằng tên lửa chống hạm Noor. Đây là sản phẩm được Iran phát triển dựa trên công nghệ tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc, theo Eastday.com.
[IMG]https://img.ntdvn.com/2020/05/ntdvn_hai-quan-iran-bi-ten-lua-nhai-trung-quoc-phan-chu-3.jpg[/IMG]
Tên lửa Noor “nhái” C-802 của Trung Quốc. (Nguồn: eastday.com)
Tên lửa chống hạm C-802 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa chống hạm YJ-83 nội địa Trung Quốc. Đây là loại tên lửa chống hạm hạng nhẹ thế hệ thứ hai của Trung Quốc, được cải tiến từ tên lửa C-801 được gọi là "Cá bay Trung Quốc".
Iran đă mua một số lượng lớn tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc vào giữa những năm 1990 để thay thế những tên lửa chống hạm C-201 lạc hậu. Trên cơ sở công nghệ tên lửa C-802, Tehran đă cải tiến và tự chế tạo tên lửa chống hạm Noor, đây là loại tên lửa quan trọng để Iran kiểm soát Eo biển Hormuz.
Iran gần đây tăng cường diễn tập, tuần tra trên eo biển Hormuz và vịnh Oman trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ.
Hồi tháng 1/2020, quân đội của Iran từng "vô t́nh bắn hạ" chiếc máy bay của hăng hàng không Ukraine, khiến tất cả 176 hành khách trên máy bay thiệt mạng, theo hăng tin AP.
Chảo Lứa Chiến Tranh - Thế Giới
Phe vũ trang tấn công bệnh viện phụ sản Afghanistan, 2 em bé thiệt mạng
May 12, 2020 cập nhật lần cuối May 12, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/phe-vu-trang-tan-cong-benh-vien-phu-san-afghan.jpg[/IMG]
Một người lính cứu được em bé tại bệnh viện Dasht-e-Barchi (H́nh: AP Photo/Rahmat Gul)
KABUL, Afghanistan (NV) – Một nhóm tay súng tấn công một bệnh viện có khoa sản ở thủ đô Kabul của Afghanistan vào sáng Thứ Ba, 12 Tháng Năm, khiến hai em bé và 12 người khác, gồm bà mẹ và y tá, thiệt mạng, theo đài BBC.
Vụ tấn công c̣n làm 15 người khác bị thương, trong đó có nhiều trẻ em, các giới chức cho hay.
Các tay súng cải trang làm cảnh sát bắt đầu tấn công bệnh viện Dasht-e-Barchi vào khoảng 10 giờ sáng, giờ địa phương.
Cư dân xung quanh cho biết họ nghe hai tiếng nổ lớn rồi đến tiếng súng. Một bác sĩ nói với đài BBC rằng, khi các tay súng tràn vào, trong bệnh viện có khoảng 140 người.
Một bác sĩ khác cho hăng tin AFP biết, lúc đó mọi người hoảng loạn.
Ông Ramazan Ali, một người bán hàng rong là nhân chứng, kể với hăng tin Reuters: “Bọn tấn công bắn bất cứ ai trong bệnh viện, không cần lư do… Đây là bệnh viện của chính phủ. Nhiều người đưa vợ, con đến đây điều trị.”
Lực lượng đặc biệt của Afghanistan cứu được 100 phụ nữ và trẻ em, gồm ba người ngoại quốc, một giới chức nói với đài BBC. Toàn bộ nhóm tấn công đều bị lực lượng an ninh tiêu diệt sau cuộc đấu súng kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.
Cùng ngày, ở miền Đông Afghanistan, một đám tang bị đánh bom khiến ít nhất 24 người thiệt mạng và 68 người bị thương.
Theo lời những người sống sót, hàng ngàn người đang dự đám tang của chỉ huy cảnh sát địa phương th́ quả bom phát nổ khoảng giữa buổi lễ.
Sau hai vụ tấn công nêu trên, Tổng Thống Afghanistan Ashraf Ghani tuyên bố sẽ ra lệnh mở lại chiến dịch tấn công phe Taliban cũng như các nhóm vũ trang khác.
Ông Ghani tố cáo những nhóm này phớt lờ việc chính phủ liên tục kêu gọi giảm bạo lực.
Nhóm Nhà Nước Hồi Giáo (IS) xác nhận họ thực hiện vụ tấn công tám tang chỉ huy cảnh sát ở Nangarhar, miền Đông đất nước.
Nhưng vẫn chưa rơ ai tấn công bệnh viện Dasht-2-Barchi. Phe Taliban th́ đă phủ nhận liên quan.
Một khoa của bệnh viện này do hội từ thiện quốc tế Thầy Thuốc Không Biên Giới (MSF) điều hành và vài nhân viên ở đó là người ngoại quốc.
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/phe-vu-trang-tan-cong-benh-vien-phu-san-afghan-2-1536x1024.jpg[/IMG]
Thi thể các nạn nhân được đặt tại bệnh viện . (H́nh: AP Photo/Rahmat Gul)
Hai vụ tấn công ở Afghanistan hôm Thứ Ba bị nhiều quốc gia cũng như tổ chức nhân quyền khắp thế giới lên án.
Ông Mike Pompeo, ngoại trưởng Hoa Kỳ, gọi vụ tấn công bệnh viện là “hoàn toàn tội lỗi” và “vô lương tâm.” Trong một tuyên bố, ông Pompeo hối thúc chính phủ Afghanistan và phe Taliban hợp tác để “đem thủ phạm ra trước công lư.”
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế tuyên bố: “Những tội ác chiến tranh ở Afghanistan hôm nay… là hồi chuông cảnh tỉnh thế giới về những nỗi kinh hoàng mà dân thường tiếp tục hứng chịu.”
Kể từ khi Hoa Kỳ và Taliban kư thỏa thuận rút quân hồi Tháng Hai, hội đàm giữa chính phủ Afghanistan với phe Taliban bị đổ vỡ do bất đồng về trao đổi tù binh, hậu quả là bạo lực tiếp diễn.
Hai bên đang cố đạt thỏa thuận nhằm chấm dứt hơn 18 năm chiến tranh kể từ khi lực lượng do Hoa Kỳ dẫn đầu lật đổ phe Taliban sau vụ khủng bố 11 Tháng Chín, 2001. Hoa Kỳ cáo buộc nhóm Hồi Giáo cứng rắn này chứa chấp Osama bin Laden, chủ mưu vụ khủng bố 11 Tháng Chín.
Từ đó đến nay, cuộc xung đột ở Afghanistan làm hàng chục ngàn người thiệt mạng, phần lớn là dân thường, và nhiều người khác bị thương hoặc mất nhà cửa. (Th.Long) [qd]
Chảo Lứa Chiến Tranh - Thế Giới
Bắc Hàn thay lănh đạo t́nh báo và chỉ huy đội vệ sĩ cho Kim Jong Un
May 17, 2020
[IMG] https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/TS-NKorea-032120.jpg[/IMG]
Kim Jong Un thị sát một cuộc thao dượt pháo binh. (H́nh: Korean Central News Agency via AP)
SEOUL, NAM HÀN (NV) – Báo cáo của Bộ Thống Nhất Nam Hàn cho biết ông Kim Jong Un, chủ tịch Bắc Hàn, vừa bất ngờ thay thế cùng một lúc cả lănh đạo cơ quan t́nh báo và viên chỉ huy đội vệ sĩ.
Theo trang tin International Business Times, Bộ Thống Nhất Nam Hàn báo cáo thiếu tướng Bắc Hàn, Rim Kwang Il, được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc Tổng Cục T́nh Báo (RGB), thay ông Jang Kil Song hồi tháng 12/2019, đồng thời, ông này c̣n được bổ nhiệm làm thành viên Ủy ban Quân sự Trung Ương Đảng Lao Động Bắc Hàn.
Trong bản báo cáo này, được đưa ra Thứ Tư, 17 Tháng Năm, cũng cho biết, tướng Yun Jong Rin, viên chỉ huy đội cận vệ bảo vệ Chủ Tịch Kim và gia đ́nh, bị thay thế bởi ông Kwak Chang-sik.
Một giới chức Nam Hàn nói với tờ Korea Herald rằng, sự xuất hiện của những nhân vật mới được cho là dấu hiệu chuyển biến thế hệ và việc nhà lănh đạo Kim Jong-un gia tăng thêm quyền lực khi bổ nhiệm những người thân cận vào những vị trí quan trọng.
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/TS-NKKim-050320-1536x1024.jpg[/IMG]
Kim Jong Un đi thị sát nhà máy phân bón ở Bắc Hàn. (H́nh: Chung Sung-Jun/Getty Images,)
Hồi đầu Tháng Tư, giới quan sát nghi ngờ Lănh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un vừa có cuộc thanh trừng lớn lao trong Ủy Ban Quốc Vụ (SAC), cơ quan quyền lực cao nhất ở quốc gia này bị thay thế gần một nửa thành viên.
Năm trong số 13 ủy viên bị thay thế trong cuộc họp của Hội Đồng Nhân Dân Tối Cao, một cơ chế giống như quốc hội và chỉ có tính cách bù nh́n, theo tường thuật của cơ quan thông tấn Bắc Hàn KCNA.
Cựu phân tích gia của chính phủ Mỹ về Bắc Hàn, bà Rachel Lee nhận định: “Đây là cuộc thanh trừng lớn lao trong nội bộ SAC.”
Sự kiện ông Kim Jong Un không xuất hiện tại buổi lễ kỷ niệm 108 năm ngày sinh nhật của ông Kim Nhật Thành (Kim Il-sung), người sáng lập Bắc Hàn và cũng là ông nội của ông Kim Jong Un, hôm 15 Tháng Tư, tạo ra nhiều tin đồn trái ngược về t́nh trạng sức khỏe của nhà độc tài này.
Tổng Thống Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un trong lần gặp ở Singapore. (H́nh: AP Photo/Evan Vucci, File)
Trong khi có hai chuyên gia về Bắc Hàn nói ông ấy chỉ tránh không ra ngoài để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19, cũng có các tin tức khác, kể cả từ giám đốc t́nh báo Đài Loan cùng một cựu giới chức cao cấp Bắc Hàn đào tị sang Nam Hàn, nói rằng ông Kim Jong Un đă chết, hay nếu không là đang bị bệnh nặng.
Tuy nhiên, vào ngày Thứ Bảy, 2 Tháng Năm, các cơ quan truyền thông nhà nước Bắc Hàn loan tin và đưa h́nh ảnh về lănh tụ Kim Jong Un, đến chủ tọa buổi lễ khánh thành một nhà máy chế tạo phân bón ở Sunchon, tỉnh South Pyongan, ở Bắc Hàn.
Sau đó, cùng ngày, Tổng Thống Donald Trump bày tỏ sự vui mừng với sự xuất hiện trở lại của Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un sau 20 ngày vắng bóng, qua ḍng tin nhắn: “Cá nhân tôi vui khi thấy ông trở lại, và khỏe mạnh,” đồng thời, chuyển tiếp h́nh ảnh ông Kim cắt băng khánh thành một nhà máy phân bón do đài truyền h́nh nhà nước Bắc Hàn đưa ra. (MPL)