Results 1 to 2 of 2

Thread: TRỤC XUẤT TRUNG CỘNG RA KHỎI HĐBA VÀ CÁC TỔ CHỨC LHQ ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TRỤC XUẤT TRUNG CỘNG RA KHỎI HĐBA VÀ CÁC TỔ CHỨC LHQ ?


    Diển đàn phổ biến và cùng kiến nghị gây phong trào quốc tế: Trục xuất Tàu cộng ra khỏi các Tổ chức Quốc tế.
    Hành động của Trung Quốc không xứng với vai tṛ thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ
    Diễm Thi, RFA
    2020-04-28


    Người Việt Nam tuần hành chống Trung Quốc ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 11 tháng 5 năm 2014.
    AFP
    TQ không xứng với vai tṛ thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ
    00:00/09:49
    Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
    T́nh h́nh Biển Đông tiếp tục dậy sóng với những hành động ngày càng hung hăng, quyết đoán của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền một cách phi pháp tại khu vực biển quan trọng đó. RFA phỏng vấn Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, một thành viên Quỹ nghiên cứu Biển Đông, người vừa soạn một bản Kiến nghị băi nhiệm tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ của Trung Quốc.


    Diễm Thi: Trước hết xin ông nhận định về một số diễn biến mới nhất liên quan Biển Đông sau công hàm Việt Nam gởi LHQ hôm 30 tháng 3?

    TS. Lê Trung Tĩnh: Các giới Việt Nam đang rất quan tâm đến nội dung, chi tiết và các phát hiện mới, phát hiện cũ mà China mang ra làm vũ khí mới để tiến chiếm Biển Đông của thế giới và Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam.

    Ngày 30/3/2020, Việt Nam gửi Công hàm số 22/HC-2020, một trong các nội dung là khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó ngày 17/4/2020, China cũng đă gửi Công hàm số CML/42/2020 phản bác lại công hàm của Việt Nam. China khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của họ trên các quần đảo và trên Biển Đông, viện dẫn Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Đây là một mâu thuẫn khi chính China đă không coi UNCLOS ra ǵ khi áp đặt yêu sách đường chữ U chiếm trọn Biển Đông của họ mặc dầu đă bị yêu sách này đă bị ṭa Ṭa án Trọng tài Thường trực xử bất hợp pháp vào năm 2016 trong vụ kiện giữa China và Philippines.

    Một mâu thuẫn khác là China đă cưỡng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực, một điều rơ ràng trái với những ḍng đầu tiên của Hiến chương Liên Hợp Quốc: “thực hành khoan dung và chung sống ḥa b́nh với nhau như những người hàng xóm tốt”.

    Việc vi phạm các nguyên tắc với vai tṛ là Thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, một vị trí cầm cân nảy mực trong Liên Hợp Quốc, cho thấy China chỉ giải thích vấn đề có lợi cho họ. Hay nói một cách dễ hiểu China ỷ quyền cậy thế hơn là tôn trọng các nguyên tắc và trách nhiệm của vị trí họ đang có để hành xử đúng mực.

    Đó là lư do chúng tôi làm Kiến nghị, nhắc với thế giới các vi phạm của China và yêu cầu băi nhiệm họ khỏi vị trí thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

    Diễm Thi: Nhờ ông tóm tắt một số thông tin về bản Kiến nghị băi nhiệm tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ của TQ đang kêu gọi kư tên?

    TS. Lê Trung Tĩnh: Chúng tôi sử dụng đúng các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc để đề nghị băi nhiệm tư cách thành viên HĐBA Liên Hiệp Quốc của China.

    Kiến nghị chỉ ra việc China đă vi phạm nhiều lần, trong nhiều năm, các nguyên tắc, mục tiêu và nguyên tắc cơ bản và nền tảng của Liên Hợp Quốc thể hiện trong Hiến chương của tổ chức này. Ví dụ như China vi phạm nguyên tắc “khẳng định niềm tin vào những quyền con người cơ bản, vào nhân phẩm và giá trị của con người” trong việc họ áp đặt ở nước họ một chế độ độc tài, hay xâm chiếm và áp đặt chế độ thanh lọc văn hóa và sắc tộc tại Tây Tạng và Tân Cương. Hay China vi phạm mục tiêu “cứu các thế hệ tương lai khỏi tai họa của chiến tranh” trong việc họ dùng vũ lực xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.

    Kiến nghị kêu gọi Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên tiến hành băi nhiệm China khỏi vị trí thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Kiến nghị cũng nêu lên cách thức để có thể tiến hành điều này theo đúng các điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

    Diễm Thi: Và cụ thể về tác giả của Kiến nghị, thưa Tiến sĩ?

    TS. Lê Trung Tĩnh: Tôi là người soạn thảo chính của Kiến nghị này trước khi chia sẻ để nhận góp ư trong các nhóm nghiên cứu, hoạt động về Biển Đông và công pháp quốc tế. Dầu được góp ư cách này hay cách khác bởi nhiều người, các sai sót nếu có về câu chữ cũng như lập luận trong Kiến nghị là của riêng tôi.

    Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn Quỹ Nghiên cứu Biển Đông mà tôi là thành viên. Tôi học được và làm được nhiều điều nhờ Quỹ và các thành viên của Quỹ mà tôi luôn kính trọng như anh Dương Danh Huy, anh Lê Vĩnh Trương, bác Nguyễn Quang A, bác Phan Văn Song.

    Diễm Thi: Những kết quả đạt được lúc này sau khi công khai Kiến nghị?

    TS. Lê Trung Tĩnh: Hiện nay đă có hơn 1500 người kư và để lại những lời b́nh ủng hộ Kiến nghị. Dầu các kênh phổ biến hiện giờ chủ yếu trong cộng đồng người Việt, nhiều người nước ngoài từ khắp thế giới tham gia kư và để lại ư kiến, từ Anh, Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật, Philippines...Điều này cho thấy đây là vấn đề được sự quan tâm và ủng hộ mạnh của nhiều nước, người trên thế giới.

    Diễm Thi: Bước tiếp theo ông sẽ thực hiện là ǵ ạ?

    TS. Lê Trung Tĩnh: Mong muốn của chúng tôi là đưa Kiến nghị này đến với cộng đồng quốc tế hơn nữa để số chữ kư tăng lên thật nhiều. Chúng tôi sẵn ḷng trả lời các kênh truyền thông quốc tế ví dụ như BBC tiếng Anh, VOA tiếng Mỹ, CNN hay Al Jazeera để thông tin và giải thích về công việc này.

    Chúng tôi cũng hy vọng các lănh đạo thế giới, đặc biệt là các nước hiện đang là Thành viên Hội đồng Bảo an, thường trực như Anh, Mỹ, Pháp hay không thường trực hiện giờ như Đức, Indonesia hay Việt Nam quan tâm, bàn luận và thực hiện yêu cầu trong Kiến nghị.

    Chúng tôi biết con đường c̣n nhiều khó khăn và cần sự hỗ trợ, lên tiếng của mọi người, và dĩ nhiên là nhiều người Việt.

    Diễm Thi: Liên quan mạng xă hội, Facebook lại đang bị phía chính quyền Việt Nam ‘ép’. Facebook đă phải nhượng bộ chính quyền Việt Nam trong việc kiểm duyệt các thông tin. Theo ông, hướng giải quyết là ǵ?

    TS. Lê Trung Tĩnh: Chúng tôi công bố Kiến nghị trên Facebook cá nhân và chúng tôi cảm ơn Facebook đă giúp Kiến nghị lan tỏa.

    Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận được phản hồi nhiều người từ Việt Nam không vào được trang Change.org để kư Kiến nghị, hay các post Facebook không đến với người nhận một cách b́nh thường. Chúng tôi đang theo dơi diễn biến của việc này.

    Theo tôi, một trong những cách giải quyết cho việc kiểm duyệt thông tin đối với những người hoạt động xă hội là không nên phụ thuộc vào một mạng xă hội duy nhất, có thể dùng thêm các mạng xă hội, phương tiện truyền thông khác như Twitter, Youtube để phát huy tự do ngôn luận hay chống lại bá quyền China. Livenguide là một mạng xă hội do tôi và một vài người lập ra cũng có thể giúp làm việc này. Tuy c̣n nhỏ nhưng Livenguide có lợi thế độc lập và là nơi người viết có thể lưu trữ chắc chắn các bài của ḿnh mà không sợ bị xóa, kiểm duyệt. Tôi lúc nào cũng post song song trên Facebook và Livenguide.

    Diễm Thi: Xin cảm ơn ông đă dành thời gian cho RFA.

    Link vào kư kiến nghị: https://www.change.org/p/general-sec...manent-members


    Bản tiếng Việt của Kiến nghị:

    https://www.facebook.com/letrungtinh...19658515067880

    https://www.livenguide.com/status/16...l#status-16671
    Last edited by dtkcamau; 30-04-2020 at 02:48 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Nhiều tổ chức dân sự độc lập và cá nhân tham gia Tuyên Bố Biển Đông, lên án Trung Quốc
    Thanh Trúc
    2020-04-28


    H́nh minh hoạ. Người dân Việt Nam biểu t́nh phản đối Trung Quốc ở Nhà hát lớn, Hà Nội hôm 3/7/2011
    AFP

    Bản tuyên bố mới nhất về Biển Đông, do các tổ chức xă hội dân sự và một số cá nhân quan tâm, đă lưu hành trong nước từ hôm 21 tháng Tư vừa qua.

    Bản Tuyên Bố Biển Đông tháng Tư năm 2020, lên án hành động phi pháp của Trung Quốc trước nhân dân trong nước và nhân dân toàn thế giới, đồng thời yêu cầu chính quyền Việt Nam phải có phản ứng.

    Khởi xướng bản Tuyên Bố Biển Đông là ông Lê Thân, chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Ông Thân nói với Đài Á Châu Tự Do:

    “Tuyên Bố Biển Đông coi như là của anh em xă hội dân sự làm. Tất nhiên bắt đầu từ khởi xướng người A người B, sau đó trở thành chuyện mà tất cả anh em ở Nam, ở Bắc cùng nhận xét, sửa chữa rồi điều chỉnh cái dự thảo đó để ra một bản cuối cùng. Khi công bố lên rồi th́ lại có thêm ư kiến của anh em nước ngoài, rồi trong này sửa lại cho nó hoàn chỉnh. Đây là của tất cả anh chị em xă hội dân sự trong nước và ngoài nước. Từ xưa tới nay mà nói về Tuyên Bố Biển Đông là có 7 cái rồi”.

    Tuyên bố Biển Đông tháng Tư 2020 ra đời trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục gây hấn trên Biển Đông, sau khi Việt Nam đă gởi một công hàm lên Liên Hiệp Quốc hôm 30 tháng Ba, phản đối những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, yêu cầu tổng thư kư Liên Hiệp Quốc sao diễn cho tất cả các nước thành viên:

    “ Phải nói rằng đó là một bước đi rất mạnh mẽ so với trước đây. Tất nhiên khi đưa ra công hàm này th́ Nhà Nước Việt Nam cũng đă dự đoán khả năng phản ứng của Trung Quốc và Việt Nam cũng có kế sách đối phó. Rơ ràng khi công hàm được đưa ra ngày 30 tháng Ba th́ ngày 2 tháng Tư Trung Quốc cho tàu đâm vào tàu cá của ngư dân Quảng Ngăi ở Hoàng Sa. Ngày 10 tháng Tư Việt Nam ra một công hàm tiếp để phản đối Trung Quốc về vấn đề này”.

    Ông Trần Bang, được coi là người phác thảo những ḍng đầu tiên của Tuyên Bố Biển Đông, cho biết bản tuyên bố dựa trên một loạt những sự kiện đă xảy ra:

    “ Sau hàng loạt những gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông từ 2019, đưa tàu khảo sát HD8 thăm ḍ địa lư từ tháng 7/2019, đến đầu 2020 th́ sự kiện Trung Quốc đặt tên cho 2 đơn vị hành chính trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là huyện Nam Sa với huyên Tây Sa”

    “ Thứ hai là họ đặt tên cho khoảng 80 thực thể trên Biển Đông rồi tuyên bố là đáp lại công hàm đ̣i hỏi chủ quyền của Philippones về vùng biển thực sự là của Việt Nam và một phần của Philippines và Malaysia chứ không phải là của Trung Quốc”


    Công hàm Việt Nam gửi UN phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Photo: RFA
    Âm mưu của Trung Quốc xâm lấn Biển Đông từ trước đến nay được Bản Tuyên Bố Biển Đông nhắc lại, từ việc Trung Quốc tự vẽ ra đường lưỡi ḅ bao phủ gần như toà bộ Biển Đông, và liên tục xâm phạm Hoàng Sa từ 1956, dùng vũ lực chiếm toàn bộ Hoàng Sa tháng 1/1974, đến 1988 tiến hành chiếm các đảo Gạc Ma, Chữ Thập, Subi, Vành Khăn, cho xây căn cứ trên những nơi đó.

    Tuyên Bố Biển Đông lần này đặc biệt khác với những bản trước là bác bỏ tính chính danh của công thư do thủ tướng Phạm Văn Đồng kư ngày 14/9/1958:

    “Tức là khẳng định rằng công thư của ông Phạm Văn Đồng gởi cho ông Chu Ân Lai năm 1958 là vô hiệu và không có tác dụng. Bởi v́ thứ nhất theo Hiệp Định Genève th́ từ Vĩ Tuyến 17 trở về Nam là thuộc Việt Nam Cộng Ḥa, thế th́ quyền quản lư đó không thuộc về ông Phạm Văn Đồng và không thuộc về chính phủ Hà Nội từ năm 1954”

    “ Rơ ràng công thư đó, viết từ 1958, Hoàng Sa, Trường Sa ở vùng biển dưới Vĩ Tuyến 17 là thuộc về Việt Nam Cộng Ḥa chứ không thuộc về Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, v́ thế công thư của ông Phạm Văn Đồng vô nghĩa về mặt thời gian cũng như về mặt không gian địa lư. Việc các xă họi dân sự cũng như các cá nhân kư vào đấy là việc rất đúng đắn, tuyên bố như vậy để khẳng định ḿnh có chính nghĩa, c̣n xâm lược là truyền thống bá quyền của Trung Quốc từ ngàn xưa rồi chứ không phải bây giờ”.

    Vấn đề thứ ba trong bản Tuyên Bố Biển Đông được ông Lê Thân bổ túc

    “ Là vấn đề những người đấu tranh chống Trung Quốc th́ không có lư do ǵ mà bắt giữ người ta, chuyện đó vô lư. Sau nữa, nước mạnh mới có thể tự bảo vệ trước sự xâm lăng, phải xây dựng một đất nước Việt Nam khác, phải đ̣i hỏi ngay và từng bước phải thay đổi. Chuyển qua một thể chế dân chủ th́ mới có thể tập hợp toàn dân, tập hợp sức mạnh của tất cả trong nước và ngoài nước th́ mới có khả năng chống đỡ được sự xâm lăng của Trung Quốc”.

    Trao đổi với Á Châu Tự Do qua điện thư, nhà thơ Hoàng Hưng, thành viên của Văn Đoàn Độc Lập trong nước, cho rằng Tuyên Bố Biển Đông tháng Tư 2020 là phản ứng kịp thời trước sự việc Trung Quốc thừa cơ đại dịch COVID-19 để dấn một bước mới rất nguy hiểm trên Biển Đông.

    Tuyên Bố Biển Đông mà nhà thơ Hoàng Hưng có cơ hội tham gia lần này được ông đánh giá là cuộc “biểu t́nh trên mạng” của những người thiết tha với chủ quyền đất nước, không mơ hồ với mộng bá quyền cũng như dă tâm nước lớn ép nước nhỏ của Bắc Kinh.

    Nội dung bản Tuyên Bố Biển Đông tháng Tư 2020 của các tổ chức xă hội dân sự là tích cực, phù hợp với hiện t́nh đất nước, là nhận xét của tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu Đông Nam Á đại học Singapore:

    “ Việt Nam đă định kiện Trung Quốc từ năm 2014 nhưng v́ lư do này lư do kia, hoặc là chờ một quyết định chính trị nào đấy nên chưa kiện. Cũng có thể họ xem xét theo hướng không kiện mà vẫn được việc”

    “ Phải dùng biện pháp pháp lư là cái người ta đă tính từ năm 2012 và năm 2014 th́ nói ra là đang chuẩn bị. Bây giờ người ta nhắc lại là có khả năng phải dùng biện pháp pháp lư đấy khi mà các công cụ khác không dùng được nữa”

    “ Năm ngoái với năm nay Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố cụ thể 3 lần nói đến sự chuẩn bị. Có một bài phân tích của chính phủ Việt Nam năm 2014, nói rất rơ, đăng trên Báo Điện Tử Chính Phủ, cho thấy các chuyên gia Luật nằm trong chính phủ Việt Nam hiểu vấn đề rất đúng”.


    H́nh minh hoạ. Bản đồ Biển Đông có đường lưỡi ḅ mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển AFP
    Liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng mà bản Tuyên Bố Biển Đông tháng Tư 2020 nhắc đến như một yếu tố chính, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp viện dẫn và phân tích:

    “ Các học giả trong và ngoài nước từ hôm 17/4 đến giờ đă nói quá nhiều về công hàm này. Ví dụ như ông Nguyễn Mạnh Hùng, là giáo sư ở đại học George Mason, hôm nọ đă nói rơ với BBC rằng năm 2015 th́ ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ, có nói rằng công hàm ấy không nói ǵ đến vấn đề chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông cả, nó chỉ công nhận giá trị 12 hải lư tính từ bờ ra thôi”.

    “Hơn nữa Việt Nam cũng không có quyền ǵ lúc ấy mà nói tới chuyện năm 1958 là chủ quyền với Hoàng Sa hay Trường Sa cả. Bởi v́ Hoàng Sa và Trường Sa lúc ấy là Việt Nam Cộng Ḥa quản, mà Việt Nam Cộng Ḥa quản th́ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa có quyền ǵ ? Nguyễn Tấn Dũng đă nói câu đấy và cái này được giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhắc lại”.

    Về bản chất mà nói, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp khẳng định, công hàm Phạm Văn Đồng kư năm 1958 thực sự không có giá trị. Hậu quả của nó là Trung Quốc đă cố ư sử dụng cái hiểu lầm, cái hiểu sai về pháp lư, từ đó giải thích sai về Luật Biển. Chính điều này gây bất lợi cho Trung Quốc vào khi t́nh h́nh tranh chấp Biển Đông gần như không thể có kết quả nào xa hơn.

    Ngay sau khi công bố trên các trang mạng xă hội ngày 21 tháng 4, bản Tuyên Bố Biển Đông đă nhận được sự ủng hộ của 8 tổ chức và hơn 135 cá nhân.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •