Results 1 to 6 of 6

Thread: Làm Chủ Cam Ranh Là Làm Chủ Biển Đông

  1. #1
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    509

    Làm Chủ Cam Ranh Là Làm Chủ Biển Đông

    Làm Chủ Cam Ranh Là Làm Chủ Biển Đông
    The Financial Times , C/N 2012/06/16



    « Ai làm chủ được Cam-Ranh ,
    người ấy sẽ làm chủ được Biển Đông »

    Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam , vịnh Cam Ranh luôn giữ vai tṛ là một quân cảng quan trọng bậc nhất . Hội tụ đầy đủ những ưu thế mang tầm chiến lược về địa lư , hàng hải cũng như vị thế lịch sử quan trọng , Cam Ranh ngày nay luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của giới quân sự mà c̣n của cả các nhà đầu tư quốc tế .

    Tượng đài Cam Ranh

    Vịnh Cam Ranh nằm trên toạ độ 11 độ kinh Đông , 12 , 10 độ vĩ Bắc , thuộc tỉnh Khánh Hoà , có vị trí địa lợi - chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore , Hồng Kông , Thượng Hải , Yokohama . Được h́nh thành từ 2 nhánh núi bao bọc , vịnh Cam Ranh có chiều rộng trung b́nh 8-10 KM , chiều dài ăn sâu vào đất liền từ 12-13 KM , độ sâu từ 18-32 m , có diện tích hơn 60 KM2 và cách đường hàng hải quốc tế khoảng 1 giờ tàu biển .

    Điều kiện thuỷ văn , địa chất rất thuận lợi , thuỷ triều trong vịnh khá đều đặn , tương đối đúng giờ . Đáy vịnh bằng phẳng , chủ yếu là cát pha bùn khá chắc . Ngoài cửa vịnh có các đảo và cù lao chắn gió nên vịnh lặng sóng , thuận tiện cho tàu neo đậu , tàu có trọng tải 100 000 tấn ra vào dễ dàng .

    Nhiều nhà chiến lược phương Tây đă đánh giá Cam Ranh là một « pháo đài tự nhiên lư tưởng » , « một đồn pḥng vệ của Thái B́nh Dương » . Cửa vào cảng vịnh Cam Ranh hẹp bé , khó tiến công , dễ pḥng thủ địa thế hiểm yếu , khống chế được toàn khu vực Biển Đông và là khu pḥng thủ trọng yếu chiến lược trấn giữ giữa Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương . Tạp chí Hải quân Mỹ « Proceedings » số tháng 10/1991 có viết :
    - « Đối với hải quân Mỹ , Nga hay Trung Cộng , ai làm chủ được Cam Ranh , sẽ làm chủ được « tṛ chơi mèo vờn chuột » ở vùng Biển Đông Nam Á và Biển Đông » .

    Từ xa xưa , các nhà quân sự đă nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của vịnh Cam Ranh . Tại đây hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự lớn trong khu vực .

    Trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1905 , sau khi hạm đội Viễn Đông bị Nhật Bản đánh tan , các tàu của hạm đội Bantích của Nga Hoàng Nicolas đệ II do Đô Đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy vượt qua hành tŕnh trên 16628 hải lư đến Viễn Đông đă ghé vào vịnh Cam Ranh ngày 12/04/1905 để sửa chữa , tiếp nhiên liệu , lương thực , nước ngọt và than suốt một tháng trước khi tham gia trận đánh tại eo biển Tsushima nằm giữa Triều Tiên và Nhật Bản .

    Sau chiến tranh Nga - Nhật , lo sợ trước âm mưu tranh giành thuộc địa của Nhật Bản ở Viễn Đông và Thái B́nh Dương , năm 1911 , Chính phủ Pháp đă cử Đại Uư Hải Quân Fillommeus chỉ huy xây dựng một quân cảng ở Cam Ranh . Vào giữa năm 1939 , Pháp xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn trong kế hoạch « Pḥng thủ chung » ở Đông Dương và xây dựng nhiều công tŕnh quân sự khác trên bán đảo Cam Ranh ḥng đối phó với cuộc Chiến Tranh Thế Giới thứ II . Nhưng ngày 15/09/1940 , Nhật gửi tối hậu thư đ̣i kiểm soát các căn cứ hải quân , trong đó có cảng và vịnh Cam Ranh . Năm 1942 , Nhật chiếm cảng Cam Ranh , đồng thời xây dựng thêm sân bay làm bàn đạp chính để đánh chiếm Malaysia và các thuộc địa của Anh , Mỹ ở Thái B́nh Dương .

    Trong chiến tranh Việt Nam , Cam Ranh là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của quân đội Mỹ và Chính quyền VNCH . Năm 1965 , Mỹ quyết định xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự liên hợp hải-lục-không quân và khu hậu cần lớn nhất Đông Nam Á để làm căn cứ tiếp liệu , khí tài quân sự và binh sĩ cho chiến tranh Việt Nam , đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái B́nh Dương . Tại đây , Mỹ đă xây dựng căn cứ không quân gồm 1 sân bay có 2 đường băng với chiều dài hơn 3 000 M ( 10 000 feet ) dùng cho các loại máy bay hiện đại kể cả B-52 , một sân bay dùng cho trực thăng và hệ thống đường sá với tổng chiều dài 260 KM ...

    Tháng 03/1967 , chính quyền VNCH đă kư hiệp định vùng bán đảo và vịnh Cam Ranh cho Mỹ trong 99 năm , bao gồm một vùng rộng lớn với diện tích 260 KM2 và Mỹ đă biến Cam Ranh thành căn cứ hải quân lớn nhất Đông Nam Á . Vịnh Cam Ranh trở thành trung tâm chỉ huy cho các hoạt động tuần tra trên không của Hải quân Mỹ để giám sát chiến dịch « Market Time » , nhằm ngăn chặn Quân VC . Căn cứ Cam Ranh trở thành địa điểm chính sửa chữa tàu chiến và cung cấp đạn dược , hậu cần cho hải quân , bao gồm cả cho tàu khu trục và tàu đổ bộ của Hạm Đội 7 , Mỹ .

    Năm 1968 , quân số của quân đội Mỹ và các lực lượng đồng minh ở Cam Ranh lên tới 30 000 quân ( 20 000 quân Mỹ và 10 000 quân của các nước đồng minh . Ở khu vực này c̣n xây dựng hệ thống kho tàng hậu cần hoàn chỉnh , hệ thống ra đa , trận địa pháo và hệ thống pḥng không . Đặc biệt tại đây , quân đội Mỹ lần đầu tiên sử dụng cá heo được huấn luyện để bảo vệ quân cảng Cam Ranh .


    Cam Ranh thời b́nh - Căn cứ địa bảo vệ và dựng xây đất nước

    Để khẳng định lại quan điểm của Việt Nam , ngày 30/10/2010 , tại cuộc họp báo kết thúc Hội Nghị Cấp Cao ASEAN lần thứ 17 và các hội nghị cấp cao liên quan , Nguyễn Tấn Dũng đă thông báo , Việt Nam đă quyết định sẽ tự ḿnh xây dựng cảng Cam Ranh bằng nguồn lực của chính ḿnh . Cảng này sẽ trở thành một Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp , bảo đảm phục vụ Lực Lượng Hải Quân Việt Nam « và » Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia , kể cả tàu ngầm , khi họ yêu cầu . Việt Nam sẽ cung cấp các dịch vụ như nhiều các quốc gia khác đă làm và theo cơ chế thị trường .

    GS Carlyle Thayer , chuyên gia về Việt Nam và Châu Á tại Học Viện Quốc Pḥng Australia đă đánh giá cao quyết định của Việt Nam khi cho rằng , hiện nay nhiều nước quan tâm đến địa điểm và quyền tiếp cận hơn là thiết lập căn cứ . Việc mở cửa vịnh Cam Ranh cho lực lượng Hải quân ngoại quốc là một ngón đ̣n « bậc thầy » trong chính sách đối ngoại « đa phương » của Việt Nam .

    Khi Trung tâm Cảng dịch vụ hậu cần kỹ thuật đi vào hoạt động , các tàu ngoại quốc sẽ được bảo đảm các dịch vụ như tiếp nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác , bảo dưỡng , sửa chữa , thuỷ thủ đoàn nghỉ ngơi . Nguồn tài chính từ các dịch vụ này sẽ giúp chúng ta bù lại những chi phí cho các hoạt động cả dân sự và quân sự . Đồng thời một mặt là cơ hội để cho VN nghiên cứu , học hỏi và tiếp cận những kỷ nghệ đóng tàu hiện đại của thế giới , mặt khác VN bớt lăng phí về năng lực . Chúng ta có quyền hy vọng Cam Ranh có thể trở thành một trong những cảng dịch vụ tốt nhất trong khu vực trong những năm tới .

    Nhiều nước chú ư đến cảng Cam Ranh . Đó thường là những quốc gia đều có lợi ích thiết thân trong việc duy tŕ quyền tự do thông thương ở Biển Đông . Sự hiện diện của tàu quốc tế tại Cam Ranh nâng cao vị thế của Việt Nam .

    Vốn là một căn cứ quân sự , được đánh giá là một trong những cảng tự nhiên tốt nhất khu vực châu Á , Cam Ranh chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược của Việt Nam chống lại những hành động ngày càng quyết đoán của Trung Cộng trong cuộc tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông , một trong những huyết mạch lưu thông hải hàng trên thế giới .

    Sau khi hải quân Nga rút khỏi cảng Cam Ranh vào năm 2002 , nhà cầm quyền CS Việt Nam đă tuyên bố xây dựng khu vực này thành một cảng thương mại , không để cho hải quân nước khác thuê . Thế nhưng , t́nh h́nh đă thay đổi .

    Vào lúc Trung Cộng phát triển bộ máy quân sự trong đó có lực lượng hải quân , đe doạ các nước nhỏ có tranh chấp chủ quyền , gây hấn với các tàu khảo sát của Mỹ trong khu vực , vào cuối năm ngoái , thủ tướng Việt Nam , ông Nguyễn Tấn Dũng , đă nói đến khả năng cho tàu bè ngoại quốc vào cảng Cam Ranh để tiếp liệu hoặc sửa chữa .

    Theo giới quan sát , mặc dù Việt Nam có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Cộng và giới lănh đạo hai nước luôn nhắc đến t́nh hữu nghị láng giềng , thế nhưng , mối bang giao song phương đang chịu nhiều sức ép do cách hành xử ngày càng hung hăng của Bắc Kinh .

    Trung Cộng đă xây dựng một căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam , phía bắc vùng biển có tranh chấp chủ quyền , nhằm nâng cao khả năng can thiệp của hải quân và thực thi chính sách ngoại giao cưỡng chế tại Biển Đông . Các sự kiện gần đây liên quan đến việc tàu hải giám và ngư chính Trung Cộng cắt cáp thăm ḍ dầu khí của tàu Việt Nam ngay tại nơi mà Việt Nam coi là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư của ḿnh , cho thấy quyết tâm chính trị của Bắc Kinh thực hiện các yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông .

    Một trong những phương cách đối phó của Việt Nam là t́m cách quốc tế hoá hồ sơ tranh chấp chủ quyền , kêu gọi các nước Đông Nam Á có liên quan như Mă Lai , Phi Luật Tân , Brunei cùng phối hợp đàm phán , và hoan nghênh Hoa Kỳ giúp làm dịu căng thẳng ở Biển Đông .

    V́ vậy , việc mở của cảng Cam Ranh đón tiếp tàu bè ngoại quốc nằm trong chiến lược của Việt Nam .

    Theo giới chuyên gia về an ninh , việc thay đổi mục đích sử dụng cảng Cam Ranh sẽ tạo ra một nguồn thu nhập quan trọng cho Việt Nam . Thế nhưng , lư do chính là để đối phó với sự thống trị của hải quân Trung Cộng tại Biển Đông , một vùng biển được đánh giá là có nhiều trữ lượng về dầu khí , nguồn hải sản dồi dào và có nhiều tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng .

    Theo thời báo Financial Times , th́ hải quân của rất nhiều nước đều quan tâm đến cảng Cam Ranh . Ngoài Hoa Kỳ và Nga , c̣n có Ấn Độ , Nam Hàn , Úc ... Đó là những quốc gia đều có lợi ích thiết yếu trong việc duy tŕ quyền tự do thông thương ở Biển Đông .

    Mặt khác , sự hiện diện của tầu bè các nước tại Cam Ranh nâng cao vị thế của Việt Nam . Giống như trường hợp của Singapore khi mở cửa cảng Changi đón tiếp hải quân Hoa Kỳ , Nhật Bản , Thái Lan và các nước khác . Điều này rơ ràng giúp cho Singapore cảm thấy yên tâm hơn về an ninh , đồng thời tạo thêm một nguồn thu nhập cho Singapore , khoảng 30 triệu đô la mỗi năm , qua việc cung ứng dịch vụ cho tàu bè thế giới .

    Cảng Cam Ranh nằm kẹp giữa dăy núi phía Tây Việt Nam và Biển Đông , gần thành phố Nha Trang , ở phía Nam . Đây là một trong những cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất khu vực châu Á .

    Trong thế kỷ 19 , nhà cầm quyền thực dân Pháp đă xây dựng căn cứ đóng tàu thuỷ hiện đại đầu tiên ở Cam Ranh . Sau đó , cảng được mở rộng thêm 20 hải lư theo hướng Bắc – Nam và 10 hải lư chiều rộng .

    Người Pháp sau đó đă biến nơi đây thành cảng quân sự . Năm 1940 , quân đội Nhật Hoàng xâm chiếm Đông Dương và sử dụng cảng Cam Ranh làm nơi xuất phát của hải quân Nhật Bản .

    Trong chiến tranh Việt Nam , quân đội Mỹ phát triển mạnh cảng quân sự Cam Ranh . Năm 1965 , chính quyền Việt Nam Cộng Hoà giao cho Hoa Kỳ quản lư quân cảng này . Đến năm 1972 , Mỹ trả lại cho Việt Nam Cộng Hoà trong khuôn khổ kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh của TT Richard Nixon .

    Sau năm 1975 , hải quân Liên Xô , đồng minh chiến lược của Cộng Sản Việt Nam đă sử dụng quân cảng Cam Ranh . Năm 1979 , Việt Nam cho hải quân Liên Xô thuê trong ṿng 25 năm . Sau khi Liên Xô sụp đổ , hải quân Liên Bang Nga đă rút khỏi Cam Ranh trước thời hạn , năm 2002 .

    Cho đến nay , chỉ có một số tàu bè nhỏ của Việt Nam neo tại cảng Cam Ranh .

    Cuối năm 2010 , Nguyễn Tấn Dũng mới nói đến việc mở cửa và phát triển cảng Cam Ranh để đón tiếp tàu bè nước ngoài .

    ( Nguồn : Financial Times )

    Một nước Việt Nam độc lập chỉ cần trang bị một quân cảng tổng hợp Hải-Lục-Không Quân tại đây là có thể bảo vệ Biển Đông và Hoàng Sa Trường Sa .

    Chỉ cần thêm một căn cứ không quân và hoả tiển trên Cao Nguyên ở cao độ 1500 M ( Đà Lạt ... ) là Việt Nam có thể khống chế toàn bộ Biển Đông .










    1 . Đặc điểm và vị trí địa lư của quân cảng Cam Ranh



    Vịnh Cam Ranh - Khánh Hoà

    Vịnh Cam Ranh thuộc thị xă Cam Ranh , tỉnh Khánh Hoà . Theo nhiều nhà địa lư quốc tế , có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới San Francisco của Mỹ , Rio de Janéro của Brazil và Cam Ranh của Việt Nam . Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ , đặc biệt duyên hải miền Trung , có diện tích gần 60 KM2 . Chỗ hẹp nhất khoảng 10 KM , rộng nhất 20 KM , độ sâu trung b́nh từ 18 – 20 M . Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông , phía tây . Phía Nam vịnh là đất liền , chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh , tạo thành một vành đai nên mặt nước . có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc , nhiều tàu chiến , tàu ngầm và các tàu có trọng tải trên 100 000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm .

    Về địa chất hải dương , đáy vịnh gần như bằng phẳng , cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc , thuận tiện cho việc thả neo . Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió , là nơi trú băo tốt cho tàu thuyền . Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ , trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống hải đăng và ra-đa hàng hải . Năm 1905 , nhiều khu trục hạm của Nga đă vào Vịnh Cam Ranh để tránh băo .

    Du thuyền trên vịnh như « đi trên thảm » bởi không có sóng lớn ... Quanh năm nắng ấm chan hoà , bầu trời trong xanh . Ngoài ra , đây là một Quân cảng tốt nhất cho các tàu chiến , máy bay chiến đấu , tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng hoạt động , do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển ( cảng Hải Pḥng cách 18 giờ ) . Thuỷ triều trong vịnh khá đều đặn , hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ .

    Vịnh Cam Ranh có thể hoàn toàn kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa , v́ vậy , chúng ta cũng có thể tin tưởng , về khả năm dành lại Hoàng Sa Trường Sa bằng quân sự là hoàn toàn có cơ sở . Thực tế , nhờ có quân cảng Cam Ranh mà nước ta vẫn kiểm soát đáng kể một vùng Biển Đông rộng lớn .

    « ... Cam Ranh mở rộng ra cả vùng Biển Đông . Nó cách Hong Kong 690 dặm , Manila 690 dặm , Singapore 698 dặm ... Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lư tưởng , c̣n Đô Đốc Courbet th́ nói , đó là một đồn pḥng vệ của Thái B́nh Dương ... Tất cả tàu nước ngoài cỡ lớn đi Trung Hoa , Nhật Bản hoặc từ đó quay trở về có thể dừng lại ở Đông Dương , v́ phải đi qua trước vịnh Cam Ranh để nh́n rơ ngọn hải đăng ở mũi Padaran ... » .

    ( Trích bài viết của nhà báo Robert Réallon , đăng trên báo Le Petit Parisien , và được trích đăng lại trên L’Ami du Peuple Indochinois số 16/01/1934 ) .

    Không chỉ có ưu điểm về Hải Quân , mà Cam Ranh c̣n ưu thế về không quân và lục quân phia Tây Nam là tuyên pḥng thủ Tây Nguyên , phia nam là cửa ngơ Sài G̣n với sân bay Tân Sân Nhất , các lực lượng không quân và thiết giáp tạo cho Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm . Có lúc , sân bay Cam Ranh có phi cơ hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới .

    Chứa được cùng một lúc nhiều máy bay chiến đấu máy bay vận tải , tàu chiến , tàu ngầm , các phương tiện chiến tranh khác , và đặc biệt có thể chứa hàng chục ngàn thuỷ quân lục chiến . Nếu kinh tế Việt Nam phát triển , VN có thể xây dựng Cam Ranh thành một quân cảng quân sự bậc nhất trong hành lang Tây Thái B́nh Dương . Mà thực tế , ngày nay , quân cảng Cam Ranh đă góp phần quan trọng đối với an ninh của Việt Nam , duy tŕ hoà b́nh ổn định các nước trong khu vực và thế giới .

    Trường Sa tạm thời vẫn an toàn , bởi VN vẫn duy tŕ cảng quân sự ở đây . Trung Cộng thừa hiểu khả năng pḥng thủ của Việt Nam như thế nào : VN vẫn kiểm soát được Biển Đông , nếu quân cảng Cam Ranh vẫn được duy tŕ và tăng cường sức mạnh .


    2 . Lịch sử vùng Vịnh



    - Trong Cuộc chiến tranh Nga - Nhật dành kiểm soát Măn Châu và Triều Tiên , Nga Sa Hoàng đă tung hạm đội Baltique vào cuộc , do Bắc Băng Dương đóng băng , hạm đội phải đi ṿng qua Ấn Độ Dương . Rời biển Nga ngày 16/10/1904 ; ngày 08/04/1905 , nó ở ngoài khơi Singapore ; ngày 12/04 , hạm đội đến vịnh Cam Ranh và đậu lại gần một tháng để chờ tiếp viện ; ngày 08/05 , tàu tiếp viện đến : một tàu bọc thép cũ , tàu Nicolar 1 , một tuần dương hạm cũ và 3 tàu tuần duyên , hơn 7 tàu tiếp viện .

    Từ lúc này , Rojestvenski chỉ huy 45 chiến hạm với nhiều tàu tiếp viện , và ông có thể phái một phần đi Thượng Hải . Như vậy , từ năm 1905 , Quân Cảng Cam Ranh đă có thể tiếp nhận được một hạm đội mạnh nhất thế giới rồi .

    - Trước thế kỷ 20 , Cam Ranh c̣n là một vùng đất rất ít người ở . Năm 1939 , toàn quyền Đông Dương Pháp ban hành nghị định thành lập địa lư hành chính Ba Ng̣i . Năm 1965 , thị xă Cam Ranh được thành lập do cắt một phần đất của quận Cam Lâm . Đến năm 1970 , thị xă Cam Ranh tiếp tục được củng cố với hai quận Bắc và Nam . Năm 1935 và 1954 , Nhật Bản và Pháp cũng đă từng đóng quân ở Cam Ranh .

    - Từ năm 1965 - 1972 , Mỹ đóng quân ở đây và Mỹ đă chi hơn 300 triệu USD để mở rộng cảng , xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự tổng hợp và căn cứ tiếp liệu cho lực lượng hải-lục-không quân và hoả tiễn của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á . Cam Ranh có những kho lớn chứa máy bay , có sân bay có thể dành cho máy bay quân sự cỡ lớn như B-52 hạ cánh . Trên thế giới , hầu như không có căn cứ quân sự nào lớn và có tính năng tổng hợp lớn như Cam Ranh .

    - Sau năm 1975 , Cam Ranh được tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và huyện cho đến năm 2000 . Thị xă Cam Ranh được tái lập năm 2000 , thị trấn Ba Ng̣i có diện tích tự nhiên 690 KM2 , dân số khoảng 209 000 người , thu nhập đầu người / năm 2002 là 3 263 200 đồng . Hiện có 27 phường , xă với 5 hồ , công tŕnh thuỷ lợi cung cấp nước ngọt tiêu dùng và tưới tiêu .

    - Năm 1978 , Liên Xô thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn kết thúc năm 2004 , nhưng đă rút sớm 2 năm .

    - Từ đó đến nay , cả Mỹ và Trung cộng đều nḥm ngó đến Quân Cảng Cam Ranh , và Mỹ đă ngỏ ư muốn thuê lại quân cảng này . Đến nay , Quân Cảng Cam Ranh vẫn hoàn toàn năm trong sự kiểm soát của VN . Cảng Cam Ranh măi măi vẫn là bến bờ nối liền giữa Hoàng Sa - Trường Sa với Việt Nam .

    Tóm lại , Quân-Cảng Cam Ranh là một phương-tiện vô-cùng quư-giá mà « Minh-Đế » đă dành cho Con-Rồng-Cháu-Tiên để chống lại lũ Tàu-Chệt bẩn-thỉu gian-ác !

    « Toàn dân nghe chăng ?
    Sơn hà nguy biến
    Hận thù đằng đằng
    Tiên Rồng tâu lên cùng Minh Đế ... »

    Một nước Việt Nam độc lập chỉ cần trang bị một quân cảng tổng hợp Hải-Lục-Không Quân tại đây là có thể bảo vệ Biển Đông và Hoàng Sa Trường Sa .

    Chỉ cần thêm một căn cứ không quân và hoả tiển trên Cao Nguyên ở cao độ 1500 M ( Đà Lạt ... ) là Việt Nam có thể khống chế toàn bộ Biển Đông .
    Nguồn:http://www.congdongnguoiviet.fr/TaiL...huCamRanhH.htm

  2. #2
    Member
    Join Date
    18-11-2011
    Posts
    134
    cộng sản đang kéo dài thời gian tồn tại được chừng nào hay chừng đó , với thực lực tồi tệ của vc th́ mở cửa cam ranh sẽ thu được ngoại tệ , nhưng có lẽ chẳng thấm vào đâu so với sự suy sụp của kinh tế :D

  3. #3
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    Tôi nghĩ hiện giờ chóp bu VC đang t́m cách hạ cánh an toàn. Chúng đang đem cả nước VN ra rao bán với cả Tàu lẫn Mỹ để đổi sự an toàn của chúng. Dĩ nhiên chúng cho Mỹ biết Tàu muốn ǵ ở chúng và ngược lại chúng cũng cho Tàu biết Mỹ muốn ǵ. Ai có thể bảo vệ cho chúng an toàn hơn là chúng theo - mặc kệ số phận đất nước VN ra sao. Có thể VN sẽ bị chia cắt một lần nữa.

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    72

    Khó hiểu ???

    Nhật Bản xây nhà máy đóng tàu biển ở Cam Ranh

    Công ty Oshima Shipuilding (Nhật Bản) triển khai xây dựng nhà máy đóng tàu với tổng vốn đăng kư 3.780 tỷ đồng.

    Dự án được triển khai tại xă Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, trên diện tích 304ha. Dự án được tiến hành theo 2 giai đoạn và hoạt động trong ṿng 50 năm.

    Trong 4 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, Công ty Oshima Shipuilding sẽ hoàn thành các thủ tục đầu tư và triển khai xây dựng, lắp đặt cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của giai đoạn 1, để bước vào sản xuất với khả năng mỗi năm đóng mới 12 chiếc tàu có trọng tải từ 37.000 tấn-56.000 tấn/chiếc, theo các tiêu chuẩn hiện đại.

    Sau đó sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2, hoàn thiện dự án với năng lực đóng mới 24 chiếc tàu/năm. Dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho 3.000 lao động có tay nghề kỹ thuật cao của địa phương.

    Ngoài việc Công ty Oshima Shhipuilding trả 0,7 triệu USD tiền thuê đất dài hạn, ước tính mỗi năm doanh nghiệp này đóng thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 2,5 triệu USD khi đi vào hoạt động ổn định./.

    http://www.vietnamplus.vn/Home/Nhat-.../143538.vnplus

  5. #5
    Dac Trung
    Khách
    Quote Originally Posted by Tu_Nhan_Dan_ View Post
    Làm Chủ Cam Ranh Là Làm Chủ Biển Đông
    ...
    Không thâư link bài báo này trên Financial Times .

    Vậy chư´ chính phủ CHXHCNVN làm chủ Cam Ranh mà sao mà ngư dân CHXHCNVN bị các quôc´gia khác băt´ phạt hoài vậy ? Không an toàn kể cả trong biển Việt .

  6. #6
    Dac Trung
    Khách
    Quote Originally Posted by zman View Post
    ...
    Đâu có ǵ khó hiểu. Có lao nô rẻ tiền, bảo hộ an toàn lao động th́ kém, thi hành quy định về xả thải và bảo vệ môi trường cho nhân dân th́ không nghiêm túc .

    Mạng ngướ lao động CHXHCNVN rẻ, đáng giá 35 EUR, khoảng 40 đô la .

    Báo Đưc´ cho hay là bên CHXHCNVN khi chết v́ tai nạn lao động tại chỗ làm ( bị điện giật,...) th́ gia đ́nh ngướ lao động được bố thường là 35 EUR, khoảng ~ 40 đô la . Con sô´ ngướ bị tai nạn lao động ở CHXHCNVN cao hơn con sô´ báo cáo. Có thể dùng Google dịch .

    ----------------------------------------------------------------------------------------------

    Vietnam: Tod am Arbeitsplatz - 35 Euro Entschädigung


    02.11.2011

    In Vietnam sind sechs Arbeiter einer Elektrofirma durch einen Stromschlag ums Leben gekommen. Die Hinterbliebenen sollen dafür 35 Euro als Entschädigung erhalten.

    Für die Familien der Opfer ist es eine Farce: Als Entschädigung für den Tod ihrer Angehörigen bei der Arbeit sollen Hinterbliebene in Vietnam eine Million Dong, also umgerechnet 35 Euro erhalten.
    Wie örtliche Medien in Hanoi berichten, sind sechs Arbeiter einer Elektrofirma durch einen Stromschlag getötet worden. Der Arbeitsunfall ereignete sich in der zentral gelegenen Provinz Thanh Hoa, als die Männer an einer elektrischen Anlage einer Zuckerfabrik arbeiteten.

    Dem Arbeitsministerium in Vietnam zufolge kommt es durch die zunehmende Industrialisierung immer häufiger zu Unfällen am Arbeitsplatz. Zwischen 2008 und 2009 stieg die Zahl der Arbeitsunfälle um sieben Prozent, die Dunkelziffer ist hoch.

    http://www.focus.de/panorama/welt/vi...id_680522.html

    http://asienjournal.com/index.php?op...news&Itemid=48

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cam Ranh : Tai sao Panetta đi thăm Cam Ranh
    By zman in forum Tin Việt Nam
    Replies: 31
    Last Post: 21-06-2012, 02:19 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 26-09-2011, 11:09 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 22-09-2011, 08:06 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 08-10-2010, 12:51 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •