Trump ngó lơ Tập trong cuộc chạm mặt đầu tiên tại G20 Osaka

Giống như cách nay hơn nửa năm tại Buenos Aires, xứ Achentina, cuộc gặp song phương hôm nay, 29/06/2019 giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh được xem là cái « đinh » của Thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản. Với mục tiêu là t́m thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại giữa hai bên, cuộc tiếp xúc được cho là một cuộc đấu mới giữa hai lănh đạo. Theo một số chuyên gia phân tích được báo Le Monde hôm nay 28/06 trích dẫn, th́ lần này, ông Trump đến Osaka trong thế thượng phong.

Trước lúc lên đường sang Nhật Bản dự hội nghị, như thông lệ, tổng thống Mỹ không ngần ngại khẳng định : « Nền kinh tế Trung Quốc đang suy sụp, họ muốn có một thỏa thuận ». Và cũng như thông lệ, tổng thống Mỹ đe dọa là trong trường hợp Trung Quốc không chịu thỏa thuận, ông đă có sẵn một « kế hoạch B », đó là áp thuế ồ ạt và tất cả trên hàng hóa Trung Quốc !

Theo các nhà quan sát, sau một thời gian coi thường ông Trump và cuộc tấn công do ông khởi động chống Trung Quốc, giới lănh đạo Trung Quốc đă nhận thức được rằng thâm hụt thương mại chỉ là một phần trong một cuộc tấn công toàn diện hơn mà chính phó tổng thống Mỹ Mike Pence đă loan báo công khai vào tháng 10 năm 2018, theo đó Hoa Kỳ cần phải chống lại « các nỗ lực của Trung Quốc nhằm phá vỡ lợi thế địa chính trị của Mỹ và trật tự quốc tế ».
Với Donald Trump, nước Mỹ đă từ bỏ hẳn chiến lược thuyết phục lôi kéo Trung Quốc, với hy vọng là thông qua việc mở cửa ra thế giới bên ngoài và tiếp nhận đầu tư ngoại quốc, Bắc Kinh sẽ áp dụng các quy tắc, chuẩn mực quốc tế. Và sau đó, Mỹ đă cứng rắn với Trung Quốc trên mọi phương diện, từ vấn đề Đài Loan, Tân Cương, cho đến Biển Đông, và mới đây là Hồng Kông, với những quyết định hầu như lúc nào cũng được cả hai đảng tại Mỹ hậu thuẫn.
Bắc Kinh từng lầm tưởng rằng kinh tế Mỹ có thể gặp khó khăn do chiến tranh thương mại, khiến ông Trump gặp khó khăn chính trị. Thế nhưng, theo bà Valérie Niquet, chuyên gia Pháp về Trung Quốc, hiện nay có « hai điều rất đáng ngại cho Trung Quốc là nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động tốt. Và ông Trump có khả năng được bầu lại. »

Trong chiều hướng đó, theo bà Niquet Bắc Kinh sẽ phải « gồng ḿnh chịu đựng các biện pháp trừng phạt đang đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc và nêu bật mức độ lệ thuộc của Trung Quốc vào các thị trường phát triển như Hoa Kỳ và Châu Âu ».
Trung Quốc cũng nghĩ rằng họ có thể khai thác sự chia rẽ giữa một bên là Hoa Kỳ và bên kia là Châu Âu cùng Nhật Bản, thế nhưng, thực tế lại khác. Theo chuyên gia Niquet, Trung Quốc đang phải đối phó với một mặt trận, v́ Châu Âu và Nhật Bản có cùng một đánh giá với Mỹ về Trung Quốc, cho dù phương pháp hành động khác nhau : Châu Âu muốn cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, trong khi Hoa Kỳ chỉ muốn hành động đơn phương.
Trước những đ̣n tấn công của Mỹ, Trung Quốc vẫn sử dụng những chiêu bài xưa cũ : Bộ máy tuyên truyền của chế độ cố kích động tinh thần dân tộc, thi nhau lên án chủ nghĩa đế quốc Mỹ, đồng thời ca tụng « sự trỗi dậy ḥa b́nh của Trung Quốc".
Trong bối cảnh đó, ông Tập Cận B́nh đă phải cố gắng ḥa hoăn để t́m đồng minh, như sưởi ấm quan hệ với Nhật Bản, từng bị ông làm khó dễ trước đây, hay ḥa dịu hơn với Liên Hiệp Châu Âu, mà gần đây đă thể hiện một lập trường phê phán hơn với Trung Quốc.
Bắc Triều Tiên cũng đột nhiên được nâng cấp trở lại thành một nước anh em, trong lúc t́nh hữu nghị Nga - Trung th́ được ca ngợi đến tận mây xanh.
Nh́n chung, cuộc tấn công của Mỹ đă khiến niềm tin của Trung Quốc vào sức mạnh của ḿnh bị lung lay. Đối với chuyên gia Valérie Niquet, « vấn đề tế nhị đối với ông Tập Cận B́nh là để lộ vẻ bị buộc phải chiều theo áp lực từ nước ngoài. Các cuộc tấn công của Mỹ đă tác hại đến lập luận về tự hào dân tộc và xoáy vào những điểm yếu của Trung Quốc ».

oOo

Nh́n lại cuộc đọ sức được khơi mào từ tháng 3/2018 giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, căng thẳng thương mại không hề thuyên giảm. Ban đầu, Washington đánh thuế nhôm và thép của Trung Quốc, rồi áp thuế 10 %, 25 % nhắm vào 50 tỷ đô la, 100 tỷ đô la, rồi 200 tỷ đô la hàng của Trung Quốc bán sang thị trường Mỹ. Bắc Kinh đương nhiên cũng đă có những biện pháp trả đũa. Song song với những đ̣n đánh qua đánh lại này, đôi bên đă mở ra tổng cộng là 12 ṿng đàm phán. Gần đây nhất là vào đầu tháng 5/2019.
Với báo chí, cả Mỹ lẫn Trung Quốc cùng lạc quan cho rằng một thỏa thuận đang trong "tầm tay". Bộ trưởng Tài Chính Hoa Kỳ, Steve Mnuchin thậm chí c̣n tuyên bố đôi bên đă "đi được 90 % đoạn đường" trước khi đạt đến đích. Nhưng rồi vào giờ chót, Nhà Trắng tố cáo Bắc Kinh "bội ước" : Xóa bỏ các cam kết sẽ thay đổi luật pháp chấm dứt nạn đánh cắp bằng sáng chế và công nghệ của các doanh nghiệp Mỹ, chấm dứt cạnh tranh không lành mạnh, đối xử bất b́nh đẳng với các công ty nước ngoài vào Trung Quốc hoạt động.
Cũng từ sau cáo buộc Trung Quốc nuốt lời hứa này, Washington tăng mức áp thuế đang từ 10 lên thành 25 % nhắm vào 200 tỷ đô la hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhà Trắng để ngỏ khả năng sẽ áp thuế lên thêm 300 tỷ đô la hàng hóa – tức là hầu như toàn bộ kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.

Đáng chú ư hơn nữa là từ hơn một tháng qua, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đă trở thành một cuộc chiến về công nghệ. Chính quyền Washington cấm Hoa Vi tiếp cận với công nghệ của Mỹ, cấm tập đoàn viễn thông này tham gia vào dự án kết nối mạng 5G tại Hoa Kỳ, cấm các doanh nghiệp Mỹ sử dụng và cung cấp trang thiết bị cho tập đoàn do một cựu quân nhân trong quân đội Trung Quốc này lập ra. Nhưng Hoa Vi không là trường hợp riêng lẻ. Hoa Kỳ đă đưa thêm nhiều tập đoàn Trung Quốc khác vào danh sách đen. Chính quyền Trump cũng đă liên tục vận động các đồng minh để thuyết phục các nước này tẩy chay công nghệ Trung Quốc.
Bắc Kinh không khoanh tay ngồi nh́n. Trung Quốc dọa "phản ứng một cách tương xứng". Trong những tuần lễ gần đây các phương tiện truyền thông nước này nêu lên một số những công cụ mà chính quyền của ông Tập Cận B́nh đang có trong tay để phản công. Đó có thể là đất hiếm, là viễn cảnh Bắc Kinh bán bớt một khối lượng khá lớn công trái phiếu của Hoa Kỳ đang có trong tay.
Có điều giới phân tích nhận thấy rằng, cả phía Mỹ lẫn Trung Quốc cùng cứng giọng với nhau. Đối với Trung Quốc đây có thể là dấu hiệu kinh tế nước này tuy không bị suy sụp như lời Donald Trump nhưng đang thực sự thấm đ̣n. Hơn thế nữa, Washington có lẽ cũng đang chĩa mũi dùi vào một điểm nhậy cảm đó là công nghệ cao của Trung Quốc mà ở thời điểm này, th́ ngay cả tập đoàn được coi là thành công nhất là Hoa Vi cũng c̣n lệ thuộc vào các trang thiết bị của Mỹ và nhiều đối tác châu Âu. Tham vọng của Bắc Kinh làm chủ công nghệ cao và trở thành một ngọn hải đăng trong công nghệ số ở thế kỷ 21 đang bị đe dọa.

Về phía Donald Trump, thái độ cứng rắn của lănh đạo Nhà Trắng tương đối dễ hiểu khi ông vừa chính thức lao vào cuộc vận động tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai và cần ghi được những bàn thắng cụ thể nhằm thuyết phục cử tri.
Nhưng không chắc là chiến thuật "gây áp lực tối đa", bắt đối phương "đầu hàng vô điều kiện" luôn được tổng thống Trump khai thác giúp ông nhanh chóng giành được thắng lợi dù chỉ là những thắng lợi bề ngoài.
Tổng hợp từ RFI