Nhân Quyền, Dân Quyền Và Đảng Quyền

Nhân ngày “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” (10-12-1948); hôm nay (10-12-2013), chúng ta cùng t́m hiểu những ảnh hưởng mạnh mẽ và những đối tượng khác biệt trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đă, đang tác động từ bản Tuyên ngôn đến: Nhân quyền, Dân quyền và Đảng quyền như thế nào?!.

I- Nhân Quyền: Nhân quyền (Human rights) tức là những quyền tự nhiên của con người, không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.
Ngày 13-11-2013, Việt Nam lần đầu tiên được làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Dân tôi là một người Việt cũng cảm thấy vui vui, v́ nước ḿnh đang có nhiều tai tiếng về việc đàn áp bà con dân oan, các nhà đấu tranh dân chủ... mà được các thành viên Liên Hiệp Quốc đă ưu ái hay chấp thuận cao như thế là có dụng ư ǵ đây?!
Hôm nay (10-12-2013), dân tôi đọc báo mạng thấy có nhiều việc từ Chính Quyền Việtnam Cộng sản (Chính Quyền Việt Cộng: CQVC) đă có những hành động đi ngược lại những điều đă minh định trong bản “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền”. Bản Tuyên ngôn gồm có 30 điều, nhưng tôi chỉ xin nêu lên 2 điều có liên quan trực tiếp đến bài viết:
- Điều 5: Không một người nào phải chịu cực h́nh, tra tấn, hay bất kỳ h́nh thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.
- Điều 9: Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

Bản “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền” phát sinh từ những kinh nghiệm của Thế chiến thứ hai và ảnh hưởng bởi John Locke (1632-1704) là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh. Locke là người già dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực nhận thức luận về triết học, chính trị và đặc biệt về tư tưởng tự do. Tư tưởng về tự do và khế ước xă hội của Locke đă ảnh hưởng đến Montesquieu người Pháp và sau này Alexander Hamilton, James Madison và Thomas Jefferson của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.

Charles-Louis de Secondat là Nam tước vùng La Brède và xứ Montesquieu của người Pháp, nên người ta thường gọi ông là Montesquieu (1689-1775). Montesquieu nổi tiếng với tác phẩm “De l'esprit des lois” (Tinh thần pháp luật, 1748) với lư thuyết “Tam quyền phân lập”, Montesquieu đă khẳng định: “Thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
- Lập pháp: biểu hiện ư chí chung của quốc gia. Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân tức Quốc hội.
- Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đă được thiết lập.
- Tư pháp: Dùng để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật...

Bản “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền” là tuyên ngôn về các quyền căn bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đồng thuận và công bố ngày 10-12-1948, tại Palais de Chaillot ở Paris (Pháp). Bản Tuyên ngôn đă được dịch ra trên 375 ngôn ngữ. Trong “Bản Tuyên Ngôn” đă liệt kê các quyền căn bản mà mọi cá nhân được hưởng. Nó bao gồm về hiến pháp và luật pháp quốc gia.

II- Dân Quyền: Là quyền tự do dân chủ của từng công dân trong một quốc gia, theo hiến pháp đă minh định và được pháp luật bảo vệ. Người xưa có câu: “Dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh” {Dân quư nhất, đất nước thứ hai, vua (ngày nay là chính quyền) nhẹ nhất}. CQVC lại không hiểu được lư lẽ này, hay hiểu nhưng họ là kẻ bán nước, là hồn Tần Cối (1090-1155) tái sinh. Tần Cối làm quan Tể tướng nhà Tống, đă ngấm ngầm dâng nước Tống cho giặc Kim, v́ thế sau này nước Tống bị nước Kim xâm lược. CQVC đă xem dân rẻ rúng, chỉ biết củng cố quyền lực của “Độc Đảng” đă đặt ra: “Đấu tố - Cải cách ruộng đất”, hoặc “Vụ án - Nhân Văn Giai Phẩm”, đă bắt bớ rất nhiều người Việt đem giam cầm hay sát hại?!.

Thế nhưng, CQVC ngày nay vẫn chưa hối cải, vẫn tiếp tục cai trị bởi “độc đảng” hay “đảng độc” là v́ sao?! CQVC đă xem thường Hiến pháp, VnExpress.net ngày 28-9-2013, đă ghi rơ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “văn kiện chính trị pháp lư quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”. Câu nói sảng đầy lắt léo này không biết lúc ấy ông Trọng đang tỉnh hay mơ?! V́ thế, quyền tự do dân chủ của công dân đă bị “đảng độc” chà đạp một cách trắng trợn?!
Bà Nguyễn Thị Doan là Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN lại hàm hồ tuyên bố, được báo Nhân Dân điện tử đăng tải vào ngày 5-11-2011: “Nhà nước ta...cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”?!!! Tội nghiệp cho bà Doan chưa đọc cuốn “T́m lại cội nguồn văn hoá Việt” đă phản ánh sự thực của Nhà nước (ngược lại: Nước nhà) sách có bán trong các tiệm sách tại VN, do Văn Học xuất bản (2008) trang 161, tác giả Hà Văn Thuỳ, là một nhà báo đă viết: “Xin thưa, chúng tôi không muốn làm kẻ bới bèo ra bọ, hay đeo kính đen nh́n xă hội. Chúng tôi cũng không chê trách, hay qui tội cho ai. Công bằng mà nói, mấy chục năm làm nhà báo viết theo nghị quyết, chúng tôi không phải không có tội trong việc này”. Trang 168, viết tiếp: “Sức cản lớn nhất với dân tộc Việt hiện nay là thiếu dân chủ, mà trước hết là dân chủ về tư tưởng...Cả nước hơn 600 tờ báo, nhưng chỉ có duy nhất một tổng biên tập là ông Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương! Một nỗi sợ mơ hồ nhưng ghê gớm, trói buộc tất cả những ông biên tập được nhà nước tấn phong, biến họ thành những người bị triệt tiêu những sáng kiến quan trọng của cá nhân và không dám chịu với vai tṛ của ḿnh gánh vác”?!.

III- Đảng Quyền: Đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối chính trị, cũng có thể đại diện cho một liên minh v́ lợi ích. Các đảng thường có mục tiêu thực hiện nhiệm vụ, lư tưởng tốt đẹp cho nhân dân, cho quốc gia để bảo vệ quyền lợi của nhân dân hay quốc gia đó.
Ngày nay, trong một quốc gia thường có các “chính đảng”, ở Hoa Kỳ có Đảng Dân chủ (Democratic Party) với Đảng Cộng ḥa (Republican Party), là một trong hai chính đảng lớn nhất của Mỹ. Tại Nhật Bản là quốc gia có đa đảng, những đảng phái chính trị lớn ở Nhật gồm có: Đảng Dân chủ (JDP), Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Đảng Komei (NKP), Đảng Xă hội Dân chủ (JSP), Đảng Cộng sản (JCP)... Nhờ có đa đảng mà không đảng phái nào dám làm điều sai trái với quốc dân. Nhưng nước Việt Nam hiện nay chỉ có “độc đảng” là Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) nên đảng này đă không ngần ngại thực thi “đảng độc” trên đất nước!!!.
- V́ sao gọi là “đảng độc”, v́ dựa vào “độc đảng” để ăn cướp ruộng vườn của nhân dân rồi bắt nhân dân làm thuê, do cán bộ đảng quản lư với h́nh thức quản chế người dân như tù nhân của chế độ. Ngày nay, dân oan đang than van khắp nước, nước Việt Nam đă h́nh thành gần năm ngh́n năm chưa từng thấy dân oan và khắp thế giới trừ vài nước cộng sản c̣n mấy trăm nước khác chưa từng có dân oan bao giờ?!.
- V́ sao gọi là “đảng độc”, v́ “Thẻ Chứng Minh Nhân Dân” mới của toàn quốc Việt Nam sẽ được hăng HUAXIN Trung cộng làm. http://www.huaxinchina.cc/ đấy là một hành động ĐCSVN đă độc quyền đưa an ninh cá nhân của đồng bào cho kẻ thù truyền kiếp lưu hồ sơ. Theo Báo Vietland đăng tin ngày 8-12-2013.
- V́ sao gọi là “đảng độc”, v́ ĐCSVN đă độc quyền bán Nước: Ngày 4-9-1958, thủ tướng Tàu cộng là Chu Ân Lai, ra một bản tuyên bố vùng biển Đông gồm Hoàng Sa và Trường Sa của VN thuộc về Tàu. Tuân thủ ư đồ của quan thầy vừa tuyên bố; ngày 14-9-1958, thủ tướng miền Bắc Việt Nam là Phạm Văn Đồng, với sự đồng loă chủ tịch nước là Hồ Chí Minh, gửi công hàm cho Chu Ân Lai, xác nhận chủ quyền của Tàu cộng theo bản tuyên bố của họ Chu. Trong khi ấy, quần đảo Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa thuộc Khánh Ḥa (quần đảo Trường Sa ở ngoài khơi của Khánh Hoà chạy dài đến Philippines), như vậy Hoàng-Trường Sa lúc ấy là của miền Nam VN (VNCH), ông Đồng dâng biển đảo thiếu yếu tố pháp lư. Cũng từ trớ trêu ấy, ngày 19-1-1974, Tàu cộng đem hải quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và đến năm 1988, Tàu cộng lại đem hải quân đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta. Ngày 30-12-1999, gọi là phân định lại biên giới Việt-Trung, CQVC đă cắt nhượng cho Tàu cộng khoảng 700 km vuông, thuộc đất của các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn. Ngày 25-12-2000, CQVC cắt nhượng tiếp vùng vịnh Bắc Bộ của VN cho Tàu cộng, khoảng 11,000 km vuông.
Nỗi đau tổ quốc bị hao hụt, các nhà dân chủ đấu tranh để bảo vệ tổ quốc, th́ bị CQVC đàn áp rất thô bạo. Than ôi! “Kẻ bán nước, lại làm chủ quan ṭa. Kẻ bán nước, lại bắt giam người yêu nước”, các nhân vật: Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Cha Lư, Trần Huỳnh Duy Thức, LS Lê Quốc Quân, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha... bị nhà cầm quyền CSVN bắt vào tù ngục quá oan ức và phũ phàng?!

Từ những ư tưởng cao đẹp của “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền”, mà các quốc gia đang bị chế độ “độc tài/ độc đảng” cai trị hà khắc; nhân dân trên thế giới đă, đang cương quyết bẻ găy mọi xiềng xích của chúng, như:
- Báo Calitoday ngày 8-12-2013: “Tượng Vladimir Lenin tại thủ đô Kiev được xem là biểu tượng thần phục của Ukraine đối với Liên Xô trước đây và Nga hiện nay. Hàng trăm ngàn người Ukraine biểu t́nh chống tổng thống thân Nga là Viktor Yanukovich đă giật sập tượng Lê Nin để bày tỏ sự phản đối việc tổng thống Viktor Yanukovich của Ukraine hủy bỏ hiệp ước thương mại với châu Âu v́ bị sức ép từ Nga”.
- Bài viết có tựa đề: “Hà Nội-Sài G̣n: Blogger công khai các hoạt động chào mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền”, ngày 8-12-2013, Danlambao cho biết: “Sau buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền tại Hà Nội vào chiều hôm 8/12/2013, trong lúc mọi người chuẩn bị ra về th́ công an Hà Nội đă huy động lực lượng kéo đến bao vây, hành hung một bạn trẻ tên Phạm Minh Vũ (Facebook Sep Phạm). Lợi dụng lúc hỗn loạn, một viên công an sắc phục đă cướp ba-lô của bạn Phạm Minh Vũ mang đi. Viên công an bị mọi người tri hô đă vội vàng ôm ba lô bỏ chạy thục mạng trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân". Mở video clip, nghe đồng bào hô to: “công an ăn cướp! công an ăn cướp!” vang dội. Được biết viên công an ấy lại là trung úy công an?! Lẽ ra CQVC phải đứng ra tổ chức hoặc hỗ trợ toàn dân mừng ngày “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền”, mừng v́ vừa được làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 13-11-2013, mới đúng chứ; ngược lại đàn áp là v́ sao?!!!

Phong trào bỏ ĐCSVN, đă có nhiều nhân vật nh́n thấy bản chất buôn dân bán nước của chế độ, nên các ông: Trung tướng Trần Độ (1923-2002), Hoàng Minh Chính (1920-2008) nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin. Hai anh em ông Huỳnh Nhật Hải giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt, Huỳnh Nhật Tấn giữ chức Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đă bỏ ĐCSVN vào cuối năm 1988.... Ngày nay, Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố bỏ đảng ngày 4-12-2013. Nhà báo Phạm Chí Dũng bỏ đảng ngày 5-12-2013, Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Đắc Kiên (Diên) bỏ đảng ngày 6-12-2013. Trước đây, việc bỏ ĐCSVN không làm xôn xao dư luận nhiều, nhưng ngày nay các ông Đằng, ông Dũng, ông Kiên bỏ đảng, dư luận lại xôn xao mạnh mẽ là v́ sao?! V́ các nhân vật này bỏ đảng rầm rộ liên tục trong 3 ngày, v́ bản Hiến pháp ngược ngạo vừa tuyên bố gây cho ḷng dân quá bực bội, v́ càng ngày càng thấy rơ ĐCSVN hèn với giặc ác với dân, nên việc từ bỏ ĐCSVN lần này xôn xao mạnh mẽ hơn là vậy.
Viết đến đây, tôi lại nhớ đến một vị tiền nhân là Âu Dương Lân (? - 1875) quê Định Tường, năm 1858 đỗ cử nhân, được cử làm tri huyện Kiến Xương (thuộc tỉnh Định Tường). Khi giặc Pháp xâm chiếm Nam bộ, ông không thể ngồi hưởng bổng lộc, ông đă tổ chức và phối hợp với các lănh tụ kháng chiến yêu nước: Nguyễn Hữu Huân, Lê Công Thành, Phạm Văn Đổng... Tự ḿnh quyết định từ bỏ bổng lộc, để dấn thân chống Pháp cứu nước, là một chọn lựa phi thường, chỉ người có chí phi thường mới làm được việc phi thường. Ngày nay các vị từ bỏ “đảng độc” cũng đă thể hiện cái tâm ái quốc ấy, đáng ngưỡng mộ thay!.

Ngẫm nghĩ “đảng độc” cầm quyền hung hăn, muốn có tự do, nhân quyền thực sự, th́ toàn dân Việt Nam phải quyết liệt đấu tranh như nhân dân Ai Cập, nhân dân Tunisia đă kiên cường đấu tranh với bạo quyền, mới/đă giành được thắng lợi. Người viết xin được bày tỏ tâm t́nh với nỗi niềm về “Toàn Dân Đấu Tranh”:

Độc đảng tham tàn, quá hăi hùng?!
Buôn dân bán nước, kẻ thù chung
Xem gương Ai Cập, ḷng ao ước
Gẫm đuốc Tunisia, dạ nấu nung
Lo lắng nhân quyền, lo đạo đức
Giữ ǵn non nước, giữ kiên trung
Tự do khao khát, đang ṃn mỏi
Tổ quốc lâm nguy, há lạnh lùng?!

Đồng bào ơi! Hăy nh́n chính phủ Trung cộng định ra Khu tự trị Tây Tạng ở tây bộ và trung bộ của Tây Tạng, c̣n các khu vực phía đông hầu hết thuộc về các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. Theo đài VOA ngày 6-8-2013: “Khoảng 120 người Tây Tạng tại quê hương của họ và những khu vực lân cận đă tự thiêu kể từ năm 2009 để phản đối điều những người Tây Tạng mô tả là sự can thiệp của Trung cộng vào tập tục và sự hành đạo của họ”.
Tôi không tin là chúng ta (người Việt) măi dửng dưng để Tàu cộng đô hộ nước Việt Nam lần nữa, khi đấy người Việt phẫn uất mà tự thiêu như người Tây Tạng đă, đang làm, th́ quá muộn màng! V́ kết quả như dân Tây Tạng thay đổi đớn đau này th́ chỉ được đau đớn khác mà thôi?!

Ngày 10-12-2013

Nguyễn Lộc Yên