1. Chính Kinh

Vua Hùng muốn chọn người kế vị, nên ra lệnh hễ hoàng tử nào t́m được lễ vật thích đáng nhất để dâng cúng Tổ Tiên, th́ được làm vua.

Trong khi các anh em đi khắp nơi t́m của qúy vật lạ, th́ Tiết Liêu lại chỉ quanh quẩn ở nhà. Nhưng một đêm, có một cụ già quắc thước hiện ra dạy Tiết Liêu cách dùng gạo làm bánh để cúng. Theo đó, Tiết Liệu gói gạo nấu thành bánh chưng và giă xôi thành bánh dầy.

Tới ngày hẹn, Tiết Liêu dâng hai cái bánh và được làm vua.

Từ đó, bánh chưng bánh dầy được dùng để cúng tế trong những ngày lễ tết.

* * * *

DIỄN KINH

2. Giới Thiệu Việc Nước
2. 1 Lo Cho Dân

Kinh Tiết Liêu ghi lại diễn tiến một cuộc thi tài để nối ngôi vua. Theo truyền thống văn hóa Việt, làm vua là một công tác lo cho dân. V́ vậy, Kinh Tiết Liêu hàm chứa nhiều bài học cho Người Làm Việc Nước.

* *

2.2 Vấn Đề Truyền Ngôi

a. Theo thói quen ở các nền văn hóa, ngôi vua thường được truyền cho trưởng nam hoặc cho hoàng tử nào có khả năng và công trạng nhất.

Theo lịch sử các dân Âu Á, công trạng và tài năng đó thường được đánh gía bằng những thắng lợi quân sự hay chính trị. Ai chiếm được nhiều của nhiều đất, giết được nhiều người, bắt được nhiều nô lệ... người đó được coi là xứng đáng làm vua.

V́ vậy, thật là lạ lùng với cái điều kiện Vua Hùng đặt ra để chọn người kế vị. Vua đă không truyền ngôi cho trưởng nam, cũng không thi tài bắn cung múa kiếm hay điều binh khiển tướng, mà th́ t́m lễ vật thích đáng nhất để dâng cúng Tổ Tiên.

*

b. Điều kiện thực oái oăm, lạ lùng. Nhưng chính cái lạ lùng đó là dấu hiệu đặc trưng và là sự trổi vượt của văn hóa Việt.

Lệ truyền ngôi vua theo vị thứ các hoàng tử, thật ra đă không chú trọng đặc biệt tới những điều kiện tài trí và đức độ của ngôi vua, và giao phó việc an dân thịnh nước cho sự may rủi của khả năng đứa con được sinh ra trước.

Việc truyền ngôi theo tiêu chuẩn tài cướp người chiếm của th́ rơ ràng đă bộc lộ chủ trương tự tôn vụ lợi coi người khác là phương tiện phục vụ cho tham vọng của ḿnh.

Trong khi đó, văn hóa Việt lại nh́n thấy trong việc t́m kiếm lễ vật dâng cúng Tổ Tiên gồm đủ mọi điều kiện cần thiết cho một ông vua, cho một người làm việc nước.

Chính nền tảng khác biệt này đă làm cho vua chúa nước ta, Nền Quân Chủ Việt, khác hẳn mọi nền quân chủ ở các nước.

* * * *

3. NGƯỜI LÀM VIỆC NƯỚC
3.1 Thân Phận Là Người

Khi chọn người, khi ra cuộc thi, việc đầu tiên chính là t́m hiểu tư cách của các ứng viên.

Để cho nối ngôi, Vua Hùng đặt tầm quan trọng đặc biệt vào sự kiện các hoàng tử phải lo việc thờ kính Tổ Tiên.

Khi quan tâm tới việc thờ kính Tổ Tiên, người trị nước luôn nhớ rằng ḿnh không phải là chúa tể tối cao. Trong việc an dân, cùng với ông ta, trên ông ta, c̣n có những Vị Khuất Mặt. Các Vị đó sẽ xét đoán, khen thưởng hoặc trách phạt ông.

Chính nền tảng thờ kính Tổ Tiên này đă giúp người làm việc nước luôn nhớ tới thân phận Con Người của ḿnh. Nhờ đó, họ tránh khỏi tự kiêu tự măn quá đáng, khỏi mang ảo tưởng ḿnh là độc tôn xuất chúng, siêu phàm, là thần là thánh... như nhiều vua chúa trong các văn hóa khác (*1).

* *

3.2 Mang Nặng Trách Nhiệm

Chẳng những nhấn mạnh tới điều kiện của người làm việc nước là phải nhận thực thân phận con người của ḿnh, việc thờ kính Tổ Tiên lại c̣n nhắc nhở công ơn dựng nước của tiền nhân.

Đất nước hôm nay không phải do một người, một ḍng họ hay một nhóm người gầy dựng, mà là công lao xương máu của cả dân tộc, của mọi người dân, trải hàng mấy trăm đời liên tục.

Nhờ thờ kính Tổ Tiên, người làm vua luôn luôn ghi nhớ sự đóng góp của mọi người và ư thức sứ mạng cùng với toàn dân nối tiếp và phát huy sự nghiệp của Tổ Tiên.

Làm việc nước là mang nặng trách nhiệm, chớ không phải để thao túng quyền chức, hoặc vui chơi hưởng thụ (*2).

3.3 Đủ Tài Đủ Trí

Đă đặt nền tảng trị nước trên ḷng thờ kính Tổ Tiên, Vua Hùng c̣n nhấn mạnh tới việc phải t́m lễ vật thích đáng.

T́m kiếm tức là ta phải vận dụng tối đa tài trí của ḿnh để đạt mục tiêu. Thực vậy, dầu có tận tâm tận lực, dầu có đem hết mọi khả năng, mọi th́ giờ, nhưng nếu thiếu tài thiếu trí, thiếu khôn ngoan sáng suốt, th́ cũng không thể nào nhận biết và t́m được lễ vật thích đáng nhất.

V́ vậy, khi Vua Hùng ra lệnh cho các hoàng tử đi t́m lễ vật, chính là để nhận biết người nào đủ tài đủ trí nhất cho công cuộc thịnh nước an dân.

* *

3. 4 Biết Rơ Công Tác

Về phần lễ vật, để là lễ vật thích đáng dâng cúng Tổ Tiên, th́ lễ vật đó phải biểu lộ đầy đủ ḷng thành kính, cũng như tâm tư và quan niệm sống của người dâng cúng.

V́ vậy, để được kế vị vua, lễ vật thích đáng phải biểu lộ đầy đủ quan niệm an dân thịnh nước của một ông vua.

Do đó, người t́m được lễ vật thích đáng nhất cũng chính là người quan niệm việc nước đúng đắn nhất, biết rơ công tác nhất, và biết cách thực thi hữu hiệu nhất.

* *

3. 5 Tư Cách Làm Việc Nước

Như vậy, khi ra lệnh t́m kiếm lễ vật dâng cúng Tổ Tiên, Vua Hùng đă gom tóm trọn vẹn quan niệm của văn hóa Việt về Người Làm Việc Nước. Người đó phải biết ḿnh chỉ là kẻ thừa hành, biết gánh trách nhiệm, biết dùng tài trí, và biết đích xác công tác an dân thịnh nước.

Để thực hiện các nguyên tắc trên, để bài học thêm cụ thể và thực tế, Kinh tiếp tục khai triển chi tiết về việc xử dụng tài trí và về công tác an dân thịnh nước.

* * * *

4. Tài Làm Việc Nước
4.1 Thi Tài

Lệnh Vua Hùng đă truyền, cuộc thi đă bắt đầu, các hoàng tử nao nức ra đi t́m kiếm lễ vật.

Đây là giai đọan mọi người phải tỏ ra ḿnh đủ tài đủ trí để làm vua. V́ vậy, đây chính là phần t́m hiểu tài an dân thịnh nước.

* *

4.2 Tin Tưởng Dân Nước

a. Khi quyết tâm t́m kiếm lễ vật, có thể mọi hoàng tử đều thành tâm tận lực, chẳng những để được làm vua, mà c̣n v́ đạo hiếu với cha và v́ ḷng kính quư Tổ Tiên. Tuy nhiên, phương thức t́m kiếm của mỗi người lại khác nhau.

Khi đổ xô đi khắp nơi để t́m lễ vật, các anh em của Tiết Liêu đă chứng tỏ ḷng nhiệt thành của ḿnh. Họ không sợ tốn công tốn của để hoàn thành lệnh của vua cha.

Tuy nhiên, dưới khía cạnh khác, sự kiện đó lại biểu lộ việc họ ít quan tâm đến những ǵ đang có sẵn trong nước. Họ cho rằng những ǵ quư gía ngon ngọt đều ở nơi khác.

*

b. Về phần Tiết Liêu, chàng chỉ t́m quanh quẩn ở nhà. Điều đó chứng tỏ chàng đặt tin tưởng vào những ǵ đang có quanh chàng, trong dân, trong nước.

Vừa tin tưởng nơi đất nước dân tộc, Tiết Liêu lại vừa tin tưởng ở tài ḿnh. Chàng quyết tâm phát hiện lễ vật thích đáng nhất của một người lănh trọng trách cùng với toàn dân xây dựng quê hương.

Chàng xác tín rằng: muốn dân an nước thịnh th́ phải nh́n vào chính dân nước.

* *

4. 3 Học Hỏi Hồn Nước

a. Và rồi Tiết Liêu được hậu đăi. Chàng được một Cụ Ǵa hiện ra chỉ dạy cho chàng.

Để biết Cụ là ai, ta cần nh́n Kinh Tiết Liêu trong ṭan bộ Kinh Việt. Ở Kinh Tiên Rồng, Cha Rồng đă dặn: “Khi cần th́ gọi, Ta về ngay!” Ở Kinh Phù Đổng, với quyết tâm cứu nước, Vua Hùng đă lập đàn cầu Tổ, và Tổ đă về giúp. Ở đây, khi Tiết Liêu tính chuyện an dân thịnh nước, th́ lại có Cụ Ǵa quắc thước hiện ra.

Ư thức tường tận nhiệm vụ khó khăn và trọng đại của người làm việc nước, chắc chắn Tiết Liêu đă thành tâm cầu khẩn Tổ. Có chuyện ǵ con cháu cần được Tổ giúp bằng việc chu toàn sứ mạng làm cho toàn thể con cháu của Tổ được an vui, đất nước của Tổ được thịnh vượng, sự nghiệp của Tổ được phát triển, vinh quang? Tiết Liêu đă cầu, và Tổ đă về. (*3)

*

b. Cũng như ở Kinh Phù Đổng, Tổ là biểu trưng của Hồn Nước, của sức sống, của tinh thần, của tinh hoa văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên ở đây, khác với Kinh Phù Đổng, Tổ không có h́nh dung cổ quái, mà lại là quắc thước phi phàm.

Điều này cũng dễ hiểu. Ở Kinh Phù Đổng con cháu đă quên Tổ, nên thấy Tổ cổ quái. Ở đây Kinh Tiết Liêu thấy Tổ quắc thước, v́ con cháu đang nhớ Tổ, đang sống trong tinh thần của Tổ, và Tiết Liêu cũng đang hết ḷng sùng kính Tổ, đang t́m kiếm lễ vật dâng cúng Tổ. (*4)

*

c. Như vậy, Tiết Liêu được Cụ Ǵa chỉ dạy, chính là người làm việc nước phải để Hồn Nước hướng dẫn, tức là phải học hỏi, phải thấm nhuần tinh thần và truyền thống dân tộc.

Và do đó, làm việc nước cũng có nghĩa là làm cho người dân thể hiện Hồn Nước vào cuộc sống hàng ngày.

* *

4.4 Thấu Hiểu Nhu Cầu

Cụ Tổ giúp Tiết Liêu t́m lễ vật bằng cách dạy Tiết Liêu dùng gạo làm bánh.

Khi nghe lệnh vua truyền t́m lễ vật dâng cúng, có thể mọi người chỉ nghĩ tới sơn hào hải vị, của quư vật lạ. Không ngờ Cụ Tổ lại dạy dùng gạo. Gạo là thức ăn thường ngày của mọi người, th́ có ǵ là lạ, có ǵ là quư?

Để thấy được thức ăn thông dụng nhất, lại là vật qúy báu nhất, người làm việc nước phải thực tế, gần dân, và để ư tới đời sống của dân. Gạo quư không phải v́ khan hiếm hay v́ hào nhóang, mà v́ là thức ăn chính của người dân. Không gạo đồng nghĩa với đói rét, khổ cực, đau yếu, gia đ́nh tan nát, không c̣n được sống xứng đáng kiếp Làm Người.

Như thế, khi dạy dùng gạo, Cụ Tổ dạy người làm việc nước phải chăm sóc đến đời sống người dân, thấu hiểu những nhu cầu chính yếu của dân.

* *

4. 5 Cải Tiến Cuộc Sống

Cụ Tổ lại dạy làm bánh, tức là dạy cách cải tiến.

Với khí hậu ở nước ta, cơm không thể giữ lâu ngày, chỉ sau vài bữa là cơm thiu. Nhưng khi cơm đă thành bánh, nhất là bánh dày, ta có thể cất ăn đến cả năm. Ngoài ra, ba1nh c̣n có mùi thơm ngon đậm đà hơn cơm.

Do đó, biết dùng gạo làm bánh, biết làm cho thức ăn căn bản của dân trở thành lâu bền thơm ngon hơn, chính là tài cải tiến cuộc sống người dân, tài làm cho người dân no ấm hơn, vững ổn hơn, vui sướng hơn.

* *

4.6 Phương Thức Làm Việc Nước

Như thế, tài của người làm việc nước là tài biết tin tưởng vào dân nước, tài giúp dân sống thực truyền thống dân tộc, tài thấu hiểu nhu cầu thực tế của dân, và tài cải tiến cuộc sống người dân.

Trong các tài đó, tài Cải tiến cuộc sống người dân lại là công tác thực tiễn và đa đoan nhất. V́ vậy, Kinh tiếp tục chỉ dạy chi tiết hơn, ở phần kế tiếp.

* * * *

5. Công Tác Việc Nước
5.1 Hai Lọai Bánh

Để có lễ vật xứng đáng, để tỏ ra đầy đủ khả năng, và thấu hiểu công tác của nhiệm vụ làm vua, Cụ Tổ đă dạy Tiết Liêu làm bánh.

Như vậy, công việc làm bánh chính là h́nh ảnh của công tác làm việc nước.

Hơn nữa, Cụ Tổ dạy tới hai lọai bánh, với hai cách làm khác nhau. Cũng là bằng gạo, nhưng một cái gói lá một cái không, một cái nấu một cái gĩa, một cái xanh một cái trắng.

Như vậy, cách thức làm bánh tự nó cũng mang nhiều ẩn ư.

* *

5. 2 Làm Bánh Chưng

a. Khi làm bánh chưng, phải ngâm gạo, rồi lấy lá gói thật chặt và nấu mạnh lửa. Có thế, hột gạo mới dẻo ra, mới dính vào nhau, bánh mới rền, mới ngon.

Gạo là căn bản sống của dân, tượng trưng cho cuộc sống người dân. V́ vậy, khi dạy lấy lá xanh gói gạo thật chặt, Cụ Tổ dạy người làm việc nước phải giúp dân được kết tụ vui sống trong ruộng đất xanh tươi.

Và rồi, cũng như phải chăm sóc cho lửa hồng luôn bừng cháy, để hột gạo trào nhựa sống thành dẻo thơm ngon ngọt, người làm việc nước cũng phải giúp mọi người được nung nấu bằng lửa hồng t́nh nghĩa, và gắn bó với nhau.

Có như thế, gạo mới dẻo ra, bánh mới rền, mới không bấy, mới thơm ngon.

*

b. Như vậy, vâng lệnh Tổ làm bánh chưng có nghĩa là người làm việc nước tuân theo sự hướng dẫn tuyệt vời của truyền thống dân tộc, mà đem tâm huyết phát triển đời sống vật chất để mọi người tràn dâng sức sống, và chăm lo nâng cao đời sống tinh thần cho người dân gắn bó với nhau trong t́nh nghĩa keo sơn.

Có như thế, cuộc sống mới thêm ấm no tươi thắm. (*5)

*

c. Quang cảnh làm bánh chưng dịp lễ tết cũng bộc lộ rơ ràng ư nghĩa trên.

Đó là dịp mọi người quây quần bên nhau, kẻ gói người cột, kẻ lo lửa người lo nước, vui vẻ líu lo, và rồi suốt đêm ngồi bên nồi bánh rực lửa hồng mà hàn huyên tâm sự, chia sẻ an ủi, nhắc nhở khuyên can, thông cảm tha thứ… Tất cả đều diễn ra trong bầu không khí đượm đầy t́nh nghĩa yêu thương. Đời thêm tươi, thêm ấm, thêm hương vị, thêm sức sống.

* *

5. 3 Làm Bánh Dày

a. Khi làm bánh dày th́ phải đổ xôi cho khéo, rồi gĩa cho thật nhuyễn, cho bột xôi bấy ra, trộn lẫn vào nhau, quánh lại với nhau. Chính sức chày gĩa mạnh nhiều lần làm cho xôi biến thành bánh dày, dẻo thơm và cất giữ được lâu ngày.

Như vậy, người làm việc nước chẳng những phải đổ xôi chín, tức là phải làm cho cuộc sống người dân đầy đủ đúng mức, mà c̣n phải gắng sức quết gĩa cho tất cả đều trộn lẫn vào nhau, tức là phải dùng quyền lực làm cho mọi người cùng nhau chia sẻ cùng một cảnh sống.

Có như thế, xôi mới quánh thành một khối thơm ngon.

*

b. Tiết Liêu theo lời Cụ Tổ dạy làm bánh dày, tức là đem hết tâm thành và tài sức, theo truyền thống siêu việt của dân tộc, để chẳng những ổn định đời sống người dân, mà c̣n biết xử dụng quyền lực để giảm bớt những ngăn cách trong cuộc sống chung. (*6)

Đây chính là dùng luật lệ giúp mọi người thực sự san sẻ tài năng và của cải của dân nước, thóat nạn cuộc sống quá cách biệt giàu nghèo, bóc lột, áp bức.

Tuy việc dùng quyền lực có thể gây phiền toái, nhưng nhờ mọi người cùng nhau kiến tạo một cuộc sống chung, cộng đồng đồng tiến, ḥa hiệp đ̣an kết… nên cùng nhau trở thành một khối đồng nhất, trở nên một cuộc sống đầy hương vị, đầy chất bổ dưỡng, và tồn tại lâu dài. (*7)

* *

5. 4 Thịnh Nước An Dân

Nhờ Cụ Tổ chỉ dạy, Tiết Liêu đă t́m được lễ vật diễn đạt đầy đủ quan niệm cũng như công tác của một người làm việc nước. Qua đó, Tiết Liêu đă tỏ ra ḿnh vừa biết chăm lo hướng dẫn cho từng người dân được đầy đủ cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần; vừa biết cải tiến cuộc sống xă hội, và giúp mọi người chung nhau cuộc sống, cùng nhau phát triển.

C̣n ǵ thích đáng hơn việc người làm vua dâng lễ vật biểu trưng tài an dân thịnh nước? V́ vậy, Kinh kết thúc bằng chuyện Tiết Liêu được công nhận là xứng đáng làm việc nước, được làm vua. (*8)

* * * *

6. Những Nét Văn Hóa
6. 1 Đem Vào Cuộc Sống

a. Từ đó, bánh chưng bánh dày trở thành lễ vật cần thiết để cúng tế trong dịp lễ tết.

Tổ Tiên không những đă dạy chúng ta những bài học nền tảng sâu xa, mà c̣n đem tất cả những bài học đó vào trong cuộc sống thực tế.

Vào mỗi dịp lễ tết, nhờ chuyên chú làm bánh cho thật ngon, lại vừa nhờ được nhắc nhớ những bài học tiềm ẩn, mọi người dân Việt của mọi thời đại, đều được truyền dạy tỉ mỉ về những điều kiện để dân an nước thịnh.

Lại nữa, khi đem chính những cái bánh đó đặt lên bàn thờ, dâng cúng và thông hiệp với Tổ Tiên, chúng ta càng ư thức hơn tính cách quan trọng của những bài học văn hóa dân tộc. Khi đem xuống để hưởng lộc, chúng ta lại mang tất cả vào cuộc sống thực tế, như chính cái bánh đang được hấp thụ và tiêu hóa để biến thành sự sống của chúng ta.

*

b. Nhờ vừa làm vừa học, vừa cúng vừa ăn như vậy, mà những nguyên tắc nền tảng đă trở thành tiêu chuẩn cho cuộc sống toàn dân, và những ứng dụng thực tế đă trở thành phong tục, truyền thống.

Chính nhờ bánh dày bánh chưng, nên dầu vận nước có hồi suy thoái, th́ những bài học của Tổ Tiên về việc An Dân Thịnh Nước vẫn được lưu truyền nguyên vẹn, và tạo ra những nét đặc thù cho lịch sử và văn hóa Việt.

* *

6. 2 Bánh Tét Bánh Tổ

Trên con đường dài của lịch sử và của công cuộc mở nước, nhiều khi ḥan cảnh không cho phép Tổ Tiên chúng ta có đủ điều kiện làm bánh chưng bánh dày. Những khi đó Tổ Tiên đă không làm một bỏ một, mà lại hợp cả hai thành bánh tét.

Thay v́ giă xôi thành bánh dày, các Ngài đă giă đậu làm nhân, và thay v́ làm bánh chưng với khuôn góc, các Ngài gói bánh tét nhân đậu. Như thế, tuy giản tiện hơn, nhưng vẫn giữ được đầy đủ ư nghĩa.

Dầu vậy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, mọi người lại làm bánh dày. Miền Nam gọi bánh dày là bánh tổ để nhắc nhở thứ bánh Tổ đă dạy làm, cũng như đă gọi bánh hợp nhất trên là bánh tét, để ghi nhớ sự hiện diện cần thiết của nó trong lễ tết. (*9)

* *

6. 3 Quan Niệm Chính Trị Việt

Kinh Tiết Liêu đă đặt nền tảng cho quan niệm chính trị an dân thịnh nước đặc biệt.

Bất cứ ai nh́n vào lịch sử Việt một cách vô tư, và so sánh với lịch sử của các dân tộc khác, đều phải công nhận rằng: dầu không có danh xưng riêng, nền Quân Chủ Việt có đặc tính riêng, và tốt đẹp vượt hẳn bất cứ chế độ nào khác trên thế giới. (*10)

Ghi Chú:

(*1) Theo đúng truyền thống, triều đại nào cũng lập Thế Miếu và Thái Miếu.

Văn hóa Việt buộc người làm việc nước phải thờ kính Tổ Tiên, nhưng vua không độc quyền thờ Trời. Mọi người dân Việt đều trực tiếp với Trời. Mỗi nhà đều có Bàn Thiên để thờ Trời.

(*2) Ngay trong thế kỷ này, khi mà dân chúng phương Tây ngẩn ngơ trong tư tưởng tự do dân chủ, th́ lịch sử thế giới cũng đậm nét thành tích của Quốc Xă Đức, Phát Xít Nhật, Cộng Sản Nga, Cộng Sản Tàu, Cộng Sản thế giới, kỳ thị Nam Phi, kỳ thị Mỹ, tài phiệt thao túng, tư bản bóc lột… Đọc Kinh An Tiêm.

(*3) Đây là bài học, nên không cần bàn Tổ có thực sự hiện về hay không. Tuy nhiên cũng có nhiều truyền thuyết kể lại nhiều Vị Anh Hùng thời trước c̣n trở về trợ giúp.

Ở các dân tộc và các tôn giáo, cũng có nhiều chuyện tích ghi lại sự kiện các Vị ở Thế Giới Bên Kia hiện về.

(*4) Đọc Kinh Phù Đổng.

(*5) Đọc Kinh An Tiêm.

(*6) Lệ và Luật

a. Cần phân biệt Lệ và Luật

Lệ là những thói quen được nhóm người đồng ư tuân theo. Lệ có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh sống và tâm tính của từng nhóm. Lệ thiên về t́nh.

Luật có tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn và dựa trên lư. Luật có tính cách cưỡng bách tuyệt đối và xa lạ.

*

b. Mục đích của lệ là giúp cho cuộc sống chung của Con Người được tốt đẹp hơn, để mọi người góp phần phát triển cuộc sống nhiều hơn. Hễ đâu có hai người trở lên là có lệ, dầu dưới những h́nh thức khác nhau.

Mục đích của lệ bộc lộ rơ ràng nhất nơi những nhường nhịn của hai người yêu nhau, tức là nơi những người muốn phát triển tương quan trọn vẹn giữa Con Người và Con Người.

Dấu hiệu suy thoái của lệ là biến những phương thức phát triển t́nh thân thương đó thành những tiêu chuẩn của ngăn cấm, của h́nh phạt, của luật pháp, của tham nhũng.

Mục đích của luật là giữ trật tự xă hội.

*

c. Kẻ sai lệ có thể bị xét xử và phạt vạ, nhưng do những người thân thuộc quen biết, t́nh nghĩa. Người lỗi luật lại bị án mà quan ṭa và công tố viện bắt buộc phải là những người xa lạ với bị can, và họ chỉ được căn cứ trên bằng chứng.

V́ quá chú trọng đến lư lẽ và coi thường t́nh nghĩa, nên nhiều luật đă trở thành những bất công trầm trọng. Ai cũng như ai có nghĩa là không có tâm t́nh, không có tâm trạng, không có Con Người đích thực. Con Người bị đối xử như những con vật, những cái máy, những con số.

T́nh trạng c̣n tệ hại hơn, khi mà nhiểu hệ thống luật pháp chỉ c̣n chú ư đến việc áp dụng luật, khi mà quan ṭa coi phạm nhân trọng hơn sự an ṭan của xă hội, khi mà những án quyết của ṭa án không có gía trị thực hành… Xă hội làm sao khỏi rối lọan?

*

d. Trong những xă hội đặt nền tảng trên đấu tranh sinh tồn, nạnh được yếu thua của ác thú, trong những xă hội chủ nô, người dân không được sống theo lệ, mà phải theo luật của chủ nhân, của kẻ mạnh.

Khi mà mọi người dân bị đề quyết là đă biết rơ và phải tuân hành tất cả mọi điều luật được ghi trong sách vở, mặc dầu không một con người nào trên trần gian có thể biết hết; khi mà những nhóm đặc quyền cứ thay phiên nhau đặt luật và sửa luật theo chủ trương riêng… th́ dầu mang danh xưng ǵ, xă hội đó cũng chỉ là một h́nh thái của xă hội chủ nô.

Khi mà phân quyền chỉ c̣n là h́nh thức phân công của nhóm đặc quyền… th́ pháp lư là của kẻ mạnh, và trở thành dụng cụ của bất công.

*

e. Để Con Người được tự do tự chủ thực sự, để Con Người được phát triển trọn vẹn, vừa phải có luật và vừa phải có lệ, vừa phép nước vừa lệ làng.

Vua Lê Thánh Tôn chẳng những đă ban hành Bộ Luật Hồng Đức, mà c̣n công bố thêm 24 điều Lệ Nước, để cùng với Lệ Làng và giúp cho bớt phải áp dụng Luật.

Thể chế Phép nước Lệ làng được khai triển ở Kinh An Tiêm.

(*7) Nguy cơ của việc xử dụng quyền lực là áp bức, độc tài… Nhưng quyền lực luôn luôn cần thiết để bảo đảm cuộc sống chung tốt đẹp.

Mục đích của việc dùng quyền lực, như Kinh dạy, là làm cho mọi người dân thực sự đ̣an kết, th́ độc tài chuyên chế không thể tung hoành.

Dấu chỉ của độc tài thống trị là việc phân tán dân, chia để trị, làm cho người dân bơ vơ cô độc trước quyền lực.

(*8) Về Sơ Đồ Nội Dung Kinh Tiết Liêu, đọc bài Nội Dung Cuộc Sống Con Người, Sơ đồ 14C.

(*9) H́nh dáng cái bánh không thuộc phần cốt yếu của Kinh.

Nếu chỉ cần h́nh tṛn và h́nh vuông, th́ tại sao lại phải làm tới hai thứ bánh, với hai cách làm ḥan ṭan khác nhau. Có thể dùng bất cứ ǵ để nặn thành h́nh tṛn h́nh vuông.

Lại nữa, xưa nay nhiều nơi không làm bánh chưng h́nh vuông, cũng như nhiều nơi làm bánh dày với bất cứ h́nh dáng ǵ.

(*10) Ngay cả tập đoàn Cộng Sản khi cố gắng bóp méo lịch sử dân tộc theo giáo điều Mác Lê cũng phải công nhận điều này. Đọc bài Hồn Mất Trước Nước Mất Sau.


* * * *

Huấn Ca:

Kinh Tiết Liêu

Thứ tư: T́nh Nước sáng tươi
Tiết Liêu – bài học Con Người An Dân
Làng giàu nước đẹp phải cần
Mẫu người tài đức giúp dân thái ḥa

Vua Hùng – thánh chỉ ban ra
Cúng dâng lễ vật th́ là truyền ngôi
Và rồi khắp chốn xa xôi
Đă bao hoàng tử nổi trôi đi t́m
Tiết Liêu vốn tính lặng im
Suốt ngày quanh quẩn chẳng t́m đâu xa
Một hôm chàng gặp Cụ Ǵa
Dạy làm kiểu bánh đậm đà hương say
Bánh chưng cùng với bánh dày
Chế từ lúa gạo - thường ngày nuôi dân
Rồi chàng luyện tập chuyên cần
Dâng lên của lễ - xứng phần làm vua

Từ đây lễ tết đầu mùa
Dày Chưng – là bánh tiễn đưa bàn thờ

* * * *

Có ai đă mấy khi ngờ
Việc vua việc nước – cần nhờ sứ nhân
Nước ngoài – văn hóa chỉ cần
Mẫu người cai trị thông phần dụng binh
Giết người cướp của thao t́nh
Miễn tranh vương gỉa – điển h́nh sử xanh

Nhưng nền Đạo Việt tinh anh
Phải t́m lễ vật – mới dành ngôi vua
Khởi công bài học thi đua
Nhờ ơn Tộc Tổ – làm vua phải cần
Mang ra giáo hóa toàn dân
Tri ân thủ nghĩa – góp phần dựng xây
Non sông trăm họ xum vầy
Cùng nhau ăn qủa – nhớ cây người trồng
Vẫn theo tiêu chuẩn nghĩa công
Ông bà nhắc chuyện Tiên Rồng với câu
Long Quân Thánh Tổ – nhiệm mầu
Khi cần th́ gọi – nơi đâu cũng về!
Bao phen linh ứng lời thề
Tổ là Hồn Nước – cận kề với dân

Đă bao hoàng tử vong thân
Đua nhau vọng ngoại – tảo tần phương xa
Quên luôn báu vật quê nhà
An Dân Thịnh Nước – mới là xứng ngôi
Cần chi những của xa xôi
Gây ra mâu thuẫn – vua tôi trị v́

Nhưng đây Kinh Việt lại ghi
Tài t́m lễ vật – những ǵ An Dân
Tiết Liêu vận dụng toàn phần
Tâm Tuệ – t́m vật giúp dân hưởng nhờ
Thức ăn từ gạo đơn sơ
Thêm tài cải tiến – nào ngờ thơm ngon
Làm theo h́nh thể vuông tṛn
Bảo B́nh – hàm ư sống c̣n trong tên
Tuyệt thay chiếc bánh chưng rền
Lá xanh gạo trắng – nói lên thanh b́nh
Ta nh́n tấm bánh xinh xinh
Bên trong gói ghém bao t́nh quân dân
Muối tiêu đường đậu thịt nhân
Ngọt bùi cay đắng – chia phần sẻ san
Dựng nên cảnh sống thịnh an
Mọi người cùng hưởng – chứa chan công bằng
Cũng trong buổi hội hoa đăng
Bánh Dày nhuần nhuyễn – xin rằng chớ quên
Thời suy – loạn lạc nổi lên
Cứu nguy xă tắc – đạn tên không sờn
Sứ Nhân nặng nợ công ơn
Trước là Sống Thực – biết nhơn biết ḿnh
Hai là Hồn Nước quang vinh
Cầu xin Tộc Tổ thương t́nh giúp cho
Ba là Lột Xác nguyên do
Gĩa từ cái cũ – ta lo sửa tŕ
Dân Thân – điều chót nhớ ghi
Anh em cộng tác – xá ǵ gian lao
Là con cháu Việt tự hào
Thực thi truyền thống đề cao Tiên Rồng

Tiết Liêu gương sáng khởi công
Sống theo Hồn Nước – hoà đồng toàn dân
Quyết tâm lột xác dấn thân
Dân an nước thịnh – tỏ phần tài năng
Trong Kinh Tổ đă dạy rằng
Phải luôn cải tiến – phát tăng nhu cầu
Đưa ra quốc sách khởi đầu
Cộng theo cơ chế – nghèo giầu thích nghi
Cố công t́m kiếm những ǵ
Giúp dân sống thực – chớ v́ quyền uy
Làm vua – tuân giữ nội quy
Thực hành Lời Tổ – cứu nguy dân lành
Lợi dân ích nước – hoàn thành
Cộng đồng hạnh phúc – sáng danh Tiên Rồng

Trong Kinh Dựng Nước Chữ Đồng
Phúc thay! Toàn thể thưởng công Về Trời
Kinh Làng – Kinh Nước xây đời
Tiết Liêu hướng dẫn những lời An Dân
Căn cơ Việc Nước tạo phần
Quê hương thịnh vượng toàn dân huy hoàng
Hiệp theo thực thể rơ ràng
Việc Làng – phát triển nơi chàng An Tiêm
Biểu trưng dưa hấu uy nghiêm
Biến vùng sỏi đá thành niềm ước mong

Tổ Tiên muốn nói chữ Song
Tiên Rồng Song Hiệp – như trong từng bài
Tiết Liêu – Rồng lại trổ tài
Làm phần biến hóa – giúp Ngài gặp Tiên
Lời khuyên của Tổ gắn liền
Trường Tồn – nền tảng nơi Tiên đây rồi
Hai phần hoàn chỉnh – truyền ngôi
Tạo ra hiệp nhất một đôi song toàn
Đạo Làm Vua – Đạo Làm Quan
Kinh Tiên – Việc Nước ḥa chan hai đàng
Kinh Rồng – nền tảng Việc Làng
Nước Làng Song Hiệp – vẻ vang giống ḍng

Tiết Liêu – gói ghém bên trong
Công ơn Thánh Tổ – ghi ḷng cháu con
T́nh người t́nh nước – sắt son
Thực thi nguyện vọng sống c̣n nước dân
Chưng Dày – biểu tượng minh phân
Thanh b́nh – loạn lạc, điều cần giải nguy
Giúp dân sống thực gẫm suy
Mẫu Người Lănh Đạo ẩn quy trong bài
Nơi đây nói đến chữ tài
Cái tài thịnh nước – cùng tài an dân.

Nguồn: www.phamvanban.com