Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11

Thread: Bức tường Bá linh - Cách mạng Đông Đức - Điều kiện cho cách mạng Việt Nam

  1. #1
    Member
    Join Date
    29-06-2011
    Posts
    104

    Bức tường Bá linh - Cách mạng Đông Đức - Điều kiện cho cách mạng Việt Nam

    Ngày 13/08 vừa qua, nước Đức mới kỷ niệm 50 năm sự ra đời của bức tường Bá linh.

    Bức tường Bá linh là biểu tượng của giai đoạn chiến tranh lạnh giữa thế giới Tự do một bên và CNCS bên kia.

    Sự sụp đổ của bức tường Bá linh vào ngày 09/11/1989 dẫn đến sự sụp đổ của CNCS ở Đông âu trong đó có cả Liên Xô, thành tŕ của CNXH.

    Một ư thức hệ ra đời vào đầu thế kỷ 20 với biểu tượng là cuộc "cách mạng" tháng 10 ở Nga lấy đấu tranh giai cấp làm nền tảng để xây dựng một chế độ tập trung, sau trên 70 năm tồn tại đă sụp đổ hoàn toàn.

    (phần chữ nghiêng là b́nh luận)
    Last edited by Cà muối; 05-09-2011 at 12:57 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    29-06-2011
    Posts
    104

    Bức tường Bá linh

    Sau đại chiến thế giới thứ II, nước Đức thua trận bị chia làm 4 phần cho các nước thắng trận : Anh, Pháp, Mỹ và Nga (Liên bang Xô viết) cai quản hành chính. Thủ đô Bá linh cũng chung số phận tuy rằng nó nằm trọn vẹn trong lănh thổ Đông đức.

    Năm 1949, Tây đức được thành lập từ 3 phần lănh thổ do Anh, Pháp và Mỹ điều hành và Đông đức từ phần Nga cai quản.

    V́ 3/4 Bá linh do phương Tây kiểm soát, nên người dân Đông Bá linh vẫn có thể tiếp xúc trực tiếp với thế giới Tự do. Điều này làm cản trở sự tuyên truyền nhồi sọ của CS về lư thuyết cũng như thực tế không những với người dân Đông đức mà với cả những người dân của Đông âu.

    Sau khi xin ư kiến của Nga, đêm 12 rạng sáng 13/08/1961, Walter Ulbricht, Bí thư thứ nhất Đảng XH thống nhất Đức (SED) và chủ tịch Hội đồng quốc pḥng Đức, với sự chống lưng của quân đội Nga, ra quyết định lập hàng rào xung quanh lănh thổ Tây Bá linh. Cảnh sát chặn hết các con đường dẫn đến vùng phân cách. Gạch, bê tông, ..., được huy động.

    V́ chưa thực sự là bức tường nên ngày 15/08, chỉ sau 2 ngày, anh lính Conrad Schumann lúc đó mới 19 tuổi đă lợi dụng t́nh thế nhảy qua hàng rào chạy sang Tây Bá linh. Sau này anh kể lại, lúc đó chỉ sợ đồng đội bắn vào lưng.



    Đêm 17 rạng 18/08, bức tường chính thức được xây. Ngày 24/08/1961, nạn nhân đầu tiên của bức tường là anh Günter Litfin, 24 tuổi. Anh ta bị lính Đông đức bắn chết khi vượt tường. Hơn 70 người sau đó cũng cùng là nạn nhân của lính biên pḥng Đông đức khi họ liều ḿnh đi t́m tự do.

    Trước đó, do thất bại về đường lối xây dựng KT XHCN : giảm lương hưu, đời sống ngày càng đắt đỏ, ..., mà người dân Đông Bá linh đă nổi dậy ngày 17/06/1953. Họ đă bị d́m trong biển máu bởi quân đội Nga.

    Ngày 27/11/1958 Nikita Chruschtschow, Bí thư thứ nhất ĐCS kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nga, đă ra tối hậu thư, kể cả nói nói đến khả năng sử dụng bom nguyên tử, để Tây Bá linh trở thành một thành phố riêng biệt không phụ thuộc Tây đức, như Vatican trong lănh thổ Ư, nhưng phương Tây đă không nhường bước.

    Đầu năm 1961, KT Đông đức xuống đến mức độ thảm hại gần phá sản hoàn toàn. Ngày càng có nhiều người chạy sang Tây Bá linh.

    Mặc dù có cuộc gặp gỡ giữa Nikita Chruschtschow và TT John F. Kennedy ngày 03 và 04 tháng 06 / 1961 ở Wien, t́nh trạng thể chế chính trị Tây Bá linh vẫn không thay đổi.

    Về vật chất, nhiều khi các nước Tự do đă vượt qua thử thách của CS khi phải tiếp viện cho Tây Bá linh chỉ qua đường hàng không.

    Sự ra đời của bức tường thể hiện sự thất bại của tư tưởng CS. Để bảo vệ nó, Đông âu đứng đầu là Nga không c̣n cách nào khác là phải bịt lại con đường duy nhất mà thông tin từ thế giới Tự do c̣n có thể lưu thông công khai qua Đông âu.

    Với sự ra đời của bức tường Bá linh, cái cánh cửa cuối cùng của nhà tù Đông đức nói riêng cũng như nhà tù XHCN nói chung bị đóng lại. Nó chỉ bị phá sau 28 năm 2 tháng 28 ngày sau đó.

    Hay c̣n hiểu rằng cái cửa cuối cùng dẫn đến Thiên đàng Tự do cho những người Đông âu bị đóng lại.

    Một vài h́nh của bức tường Bá linh :







    Ngày 23/06/1963, TT John F. Kennedy đă nói câu nổi tiếng trong một diễn văn trước người dân Tây Bá linh : Tôi là một người Bá linh.

    Last edited by Cà muối; 05-09-2011 at 12:37 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    29-06-2011
    Posts
    104
    Sau cái chết của Konstantin Tschernenko ngày 10/03/1985, cũng là người thứ 3 trong ṿng 3 năm, sau Leonid Ilyich Brezhnev chết ngày 10/11/1982 và Yuri Vladimirovich Andropov chết ngày 09/02/1984, Mikhail Sergeyevich Gorbachev trở thành TBT ĐCS Nga kiêm CT Hội đồng Nhà nước Nga lúc 54 tuổi.



    T́nh trạng KT của Nga lúc đó chẳng những tŕ trệ mà c̣n thụt lùi. Trước thảm hoạ này, chẳng những thế đứng của Nga trên thế giới bị lung lay mà chính sách đối nội cũng mất ḷng tin của dân. Đó cũng là thời hoàng kim của Bobo bên Việt Nam.

    Để có thể thoát ra khỏi t́nh trạng đó, chính sách đầu tiên của triều đại Mikhail Sergeyevich Gorbachev là "Uskorenije" (Ускорение): thúc đẩy phát triển KT XH. Nhưng nó chỉ là một chính sách ma trong năm 1985, v́ chẳng đưa lại kết quả ǵ. Thua keo này, ta t́m từ khác, và thế là thương hiệu "Glasnost" (Гласность) cùng "Perestroika"(Перест ройка) nổi tiếng thế giới ra đời. Thương hiệu này được làm giả tại Việt Nam, Cuba, ..., dưới khẩu hiệu : đổi mới hay là chết. Và những nước này đă chọn : hay là.

    Bên Đông Đức, ngày 13/03/1985, chính quyền dưới thời Erich Honecker, Bí thư thứ nhất Đảng XH thống nhất đức kiêm CT Hội đồng Nhà nước đức, đă phải mở rộng chính sách cho người dân được phép đi du lịch sang Tây đức. Từ 139.000 lượt người sang Tây đức năm 1985, con số này lên đến 573.000 năm 1986. Và nó đạt đến số kỷ lục 1.287.399 visa được cấp năm 1987, trong khi khoảng 300.000 người khác bị từ chối hay chưa được xét. Giá mà thời chia cắt, dân miền Bắc được vô thăm miền Nam th́ đă tránh được cảnh Đông đức "giải phóng" Tây đức, í lộn, miền Bắc "giải phóng" miền Nam chứ. Than ôi cầu Hiền Lương c̣n kiên cố hơn cả bức tường Bá linh

    Ngày 23-24/04/1985 Erich Honecker lần đầu tiên đặt chân đến 1 nước khối NATO : Ư quốc. Ông ta cũng gặp Giáo hoàng Johannes Paul II. Điều này chẳng ảnh hưởng ǵ đến ông ta cũng như Nguyễn Minh Triết hay Nguyễn Tấn Dũng gặp Giáo hoàng Benedikt XVI. Đại loại như đàn gảy tai trâu hay nước đổ đầu vịt.

    Michail Gorbatchev trên cổng Brandenburgs Tor - 1986



    Michail Gorbatchev với Erich Honecker

    Last edited by Cà muối; 28-08-2011 at 08:52 PM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    29-06-2011
    Posts
    104

    Giai đoạn chuẩn bị điều kiện cho cách mạng

    Ngày 10/06/1985, tương đương với Thống đốc bang California lớn nhất Mỹ, thủ tướng bang Bayern lớn nhất Tây đức Franz Josef Strauß có bày tỏ suy nghĩ của ḿnh trong một cuộc nói chuyện với Alexander Schalk-Golodkoswki, phụ trách vấn đề ngoại tệ của Đảng XH thống nhất Đức (SED), rằng ông không tin đến đời cháu của ông có thể nh́n thấy một sự thay đổi biên giới hiện tại. Nghĩa là hai nước Tây và Đông đức c̣n tồn tại dài dài. Ông Franz Josef Strauß cũng mong Erich Honecker c̣n cầm quyền được lâu hơn.

    Lần đầu tiên, một người cầm đầu chính phủ của một trong 3 nước Anh, Pháp và Mỹ đến thăm Đông đức ngày 10-11/06/1985 là thủ tướng Pháp : Laurent Fabuis. Tưởng cũng nên biết, thời gian này Pháp có tổng thống đầu tiên và duy nhất của cánh tả François Mitterand.

    Ngày 05/07/1985, Tây đức tăng số tiền cho Đông đức vay không lăi từ 600 triệu lên 800 triệu DM, tức khoảng nửa tỷ $.

    Đến thời điểm này, quan hệ của Đông đức rất tốt với phương Tây. Với hậu thuẫn của phe XHCN, Đông đức tưởng như không thể thay đổi, một vị trí mà Việt Nam không thể mơ tưởng.

    Ngày 04/11/1985, sau 24 năm kể từ khi sự kiện bức tường Bá linh, báo Iswestija của Nga phỏng vấn công khai TT Ronald Reagan.

    Trong 3 ngày 19-21/11/1985, TT Ronald Reagan đă gặp gỡ Mikhail Gorbachev tại cuộc họp thượng đỉnh ở Genf. Hai bên tôn trọng lẫn nhau về tiềm năng quân sự và khẳng định không để chiến tranh hạt nhân sảy ra. Hai bên hy vọng có những gặp gỡ tiếp theo.



    Ngày 15/03/1986 lần đầu tiên 2 nguyên thủ quốc gia Tây và Đông đức Helmut Kohl và Erich Honecker gặp nhau nhân lễ truy điệu TT Thuỵ điển Olaf Palme bị ám sát trước đó ngày 27/02/1986. Người Việt Nam anh em không có bản lĩnh tối thiểu ít nhất về ngoại giao như các nhà lănh đạo 2 nước Đức để trao đổi ư nguyện của dân tránh cảnh nồi da nấu thịt. Họ đă có hàng ngàn cơ hội ngay cả ở Paris năm 1973. Nhưng chủ thuyết "đấu tranh giai cấp" mù quáng của miền Bắc v́ Quốc tế CS đă dập tắt hết các hy vọng giải quyết bằng con đường hoà b́nh.

    Ngày 20/05/1986, BCT Đảng XH thống nhất Đức (SED) ra nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 1990 giảm số nợ với phương tây xuống c̣n một nửa.

    Ngày 27/05/1986 Mỹ tuyên bố không c̣n bị ràng buộc bởỉ SALT-II, một Hiệp ước được kư kết giữa Jimmy Carter và Léonid Brejnev ngày 18/06/1979 tại Wien (Áo) nhằm hạn chế kho vũ khí chiến lược của 2 nước. Mỹ cho rằng Nga vẫn tiếp tục tăng vũ khí của ḿnh.

    Mặc cho Mikhail Gorbachev liên tiếp đưa ra các ư kiến giảm trừ quân bị, TT Ronald Reagan trả lời trên giấy trắng mực đen ngày 25/07/1986 là chương tŕnh Strategic Defense Initiative (SDI) vẫn tiếp tục và sẽ đạt mục tiêu trong ṿng từ 5 đến 7 năm sau đó. Điều đó đẩy Nga vào cuộc chạy đua vũ trang trong khi KT kiệt quệ. Có nghĩa là giấy khai tử Nga đă kư.

    Không c̣n sức và của, chỉ 3 ngày sau đó, ngày 28/07/1986 Nga ra lệnh triệt thoái quân khỏi Afghanistan.

    Ngày 03/10/1986 khi tiếp Erich Honecker ở Moscow, Michail Gorbatchev có nói đến cải tổ và một khả năng thống nhất 2 nước Đức. Erich Honecker một người theo đường lối bảo thủ đă tuyên bố sau đó bên ngoài : thà để những người suy nghĩ như vậy sống ở Siberia c̣n hơn là để họ sang Tây Bá linh. Sự chia cách giữa hai trường phái cải tổ và bảo thủ bắt đầu hằn sâu từ đó.

    Có lẽ từ nguyên nhân chia cách với Nga này mà Erich Honecker có chuyến công du từ 21 đến 26/10/1986 sang Trung cộng t́m đồng minh mới. Năm (5) năm sau, Đỗ Mười và tuỳ tùng cũng sang Trung Nam Hải cầu cạnh bán nước v́ Liên bang Xô viết sụp đổ.

    Ngày 16/12/1986, Michail Gorbatchev nhắn tin trực tiếp cho nhà đối kháng Andrej Sacharow rằng ông ta sẽ được ra khỏi tù. Đó là một tin nhắn cởi mở sang phương Tây.

    Ngày 04/01/1987, TT Helmut Kohl trong cuộc họp Đảng cầm quyền CDU đă tố cáo chính quyền Đông đức giam giữ những nhà đối lập CT trong tù hay trong các trại tập trung. Tất nhiên là Đông đức phản đối không có tù chính trị, như phát ngôn viên Phương Nga vẫn khẳng định ở Việt Nam.

    Ngày 28/05/1987, anh chàng người Đức Matthias Rust đă vượt qua 800 km từ Phần Lan với một chiếc máy bay thể thao và hạ cánh an toàn trên quảng trường đỏ mà hệ thống ra đa của Nga không phát hiện ra. Bộ trưởng quốc pḥng và tư lệnh không quân Nga đă bị mất chức. Điều này nói lên hệ thống vũ khí Nga có vấn đề lớn trong khi chương tŕnh SDI của Mỹ vẫn tiếp tục.

    Ngay lập tức ngày hôm sau, 29-30/05/1987, trong phiên họp ở Đông Bá linh giữa các nguyên thủ quốc gia thành viên của Hiệp ước Vác -xa-va, Michail Gorbatchev tuyên bố không thể tiếp tục cuộc chạy đua vũ trang nữa. Có nghĩa là KT Nga đă khánh kiệt.

    Ngày 08/06/1987, Giáo hoàng Johannes Paul II thăm Ba Lan và gặp gỡ TT Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski cũng như sau đó với thủ lănh Công đoàn Đoàn kết Lech Walesa để giảm đi sự căng thẳng giữa hai bên. Nhờ vậy mà cuộc cách mạng Ba Lan đă tránh được đổ máu. Sau này Lech Walesa lên làm tổng thống.

    Ngày 12/06/1987 Bá linh tổ chức 750 năm ngày ra đời của ḿnh. Erich Honecker từ chối lời mời không đến dự. Nhân dịp này trước cổng Brandenburgs Tor, nơi mà cách đó 24 năm TT J.F. Kennedy đă đọc một diễn văn, nay TT Ronald Reagan thách thức : "Tổng bí thư Gorbachev, nếu ngài muốn t́m kiếm ḥa b́nh, nếu ngài muốn sự thịnh vượng cho Liên Xô và Đông Âu, nếu ngài muốn tự do cho tất cả, ngài hăy đến đây.Ngài Gorbachev, hăy mở chiếc cổng này! Ngài Gorbachev, hăy phá đổ bức tường".



    Last edited by Cà muối; 05-09-2011 at 12:41 AM.

  5. #5
    Member
    Join Date
    29-06-2011
    Posts
    104
    Chỉ sau hơn một năm dự tính giảm nợ phương Tây xuống c̣n một nửa vào năm 1990, ngày 19/06/1987 BCT Đảng SED quyết định thay đổi kéo dài thời hạn này đến 1995. KT XHCN như vậy càng xuống, không c̣n đủ sức để tự sống chứ đừng nói đến trả nợ. Tưởng cũng nên biết là bộ mặt của khối XHCN đối diện với Tây đức, Đông đức được cả khối Đông âu chống lưng, nhất là về KT. Nêu thấy KT ở Đông đức thất bại, ta có thể tưởng tượng mức độ xấu hơn nhiều của khối XHCN.

    Để hằn sâu ḷng mất tin tưởng vào CNXH, chính phủ Tây đức quyết định bắt đầu từ ngày 26/08/1987 mỗi người dân Đông đức khi sang chơi bên Tây đức được đổi 1 lần 100 Mác Đông đức lấy 100 DM / 1 năm, thay v́ 2 lần 30 Mác / 1 năm như trước, theo tỷ giá trên giấy tờ 1-1 thay v́ giá thị trường là 5 Mác Đông đức cho 1 DM. Có nghĩa một chuyến đi chơi của người Đông đức kiếm được 400 Mác tương đương với 1 tháng lương tối thiểu.

    Lần đầu tiên kể từ khi thành lập 2 nước Đức, nguyên thủ Đông đức Erich Honecker sang viếng thăm Tây đức trong 4 ngày 07-11/09/1987 và được Thủ tướng Helmut Kohl đón tiếp.



    Các hiệp ước về phát triển KT đă được kư kết. Theo kết luận của an ninh quốc gia Đông đức (Stasi) th́ chuyến viếng thăm này được đông đảo dân Đông đức ủng hộ. Người dân cho đó là một sự tiến bộ đáng kể của Chính quyền CS. Tất nhiên điều này lại làm cho lực lượng Stasi và Đảng SED lo lắng rằng tư tưởng của dân thoát ra khỏi sự kiểm soát của chế độ.

    Như một trái bom nguyên tử, khi Uỷ ban kế hoạch quốc gia thông cáo ngày 17/11/1988 rằng năm 1988 tới đáng lư ra số nợ phương Tây phải giảm th́ nó lại tăng thêm gần 2 tỷ $. Honecker chửi : "thế mà cũng đ̣i làm KT, thật là vô trách nhiệm với Tổ quốc. Làm vậy, ai có thể hiểu nổi." Ngay cả Bộ trưởng quốc pḥng Keßler cũng nói với các thành viên khác của BCT : "nếu t́nh h́nh vậy, chúng ta từ chức hết đi cho rồi". Tuy Honecker và Keßler là những CS ṇi, nhưng lời nói như vậy chúng ta khó có thể nghe thấy được từ BCT ĐCSVN. Đều là CS nhưng tŕnh độ đẳng cấp có khác nhau xa.

    Để đổi lại tin mừng rằng Nga sẽ rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan nhân cuộc họp thượng đỉnh tại Washington ngày 8-10/12/1987 giữa Ronald Reagan và Michail Gorbatchev, quốc hội Mỹ đă nhanh chóng thông qua hiệp ước hạn chế vũ khí tầm trung (500km - 5500km) INF. Điều này coi như thả cho Nga một chút khí ô xy trong cuộc chạy đua vũ trang tốn tiền của. Đúng là một kiểu mèo vờn chuột.
    Last edited by Cà muối; 30-08-2011 at 03:23 AM.

  6. #6
    Member
    Join Date
    29-06-2011
    Posts
    104
    Sang năm 1988, t́nh h́nh KT vẫn càng xấu đi. Đông đức đă phải cho phép ngày càng nhiều người sang định cư bên Tây đức để đổi lấy viện trợ. Lúc đầu là 1000 người / tháng, sau lên đến 2000 rồi 3000 người / tháng. Tiến xa hơn nữa, Tây đức đề nghị Đông đức tạo điều kiện cấp hộ chiếu cho mọi người dân. Tây đức sẽ chấp nhận hết sang định cư chứ không chỉ đi theo diện đoàn tụ gia đ́nh như trước đó, theo như bộ trưởng Wolfgang Schäuble nói với người phụ trách ngoại tệ của Đảng SED Alexander Schalck-Golodkowski.

    Giá mà người miền Bắc được vô thăm hay đoàn tụ gia đ́nh trong Nam, th́ nước Việt ta đâu có như ngày nay. Dương Thu Hương đă chẳng phải than khóc khi phát hiện ra cái từ "giải phóng" vô nghĩa.

    Trong khi nhà nước vẫn ra rả bên ngoài rằng KT và giá cả ổn định, th́ ngày 10/05/1988 trong BCT Đảng SED đă sảy ra tranh căi. Chủ nhiệm uỷ ban kế hoạch Gerhard Schürer báo cáo : tiền nợ phương Tây lên cao đến mức mà Đông đức không c̣n khả năng để thanh toán. Ông ta đ̣i một sự thay đổi cơ bản về đường lối KT : không đầu tư vào công nghiệp điện tử nữa v́ không hiệu quả, dùng tiền đó cho ngành chế tạo máy, không tăng ngân sách quân sự và cuối cùng là thay đổi chính sách bao cấp. Những ư kiến này bị Honecker và Günter Mittag, phụ trách KT của ban bí thư, phản đối.

    Mang tiếng là một nước tiền tiến trong phe XHCN mà ngày đó Đông đức không đủ khả năng sản xuất một chiếc máy nhỏ để tính tiền ở quầy. Cũng như, không có khả năng sản xuất băng đài K7. Dù sao th́ Đông đức cũng c̣n sản xuất được xe đạp Mi-fa, xe máy Mô-kich hoặc xe ô tô Trabant. Chứ VN nay so với Đông đức lúc đó cách đây 23 năm c̣n kém xa xa lắm, đến cái xe đạp cũng chịu.

    Một sự kiện quan trọng khác sảy ra ở Hung Gia Lợi, thủ tướng Karoly Grosz, một người theo hướng cải tổ CT và KT được bầu làm TBT Đảng lao động XHCN thay Janos Kadar trong một cuộc họp bất thường của Đảng ngày 22/05/1988. Cuộc họp đă quyết định ban lănh đạo mới của Đảng và đi theo cải tổ. Chính quyền được tách ra độc lập với Đảng. Đây là lần đầu tiên chế độ Đảng-NN không c̣n trong một nước XHCN.

    Lần đầu tiên ư tưởng về một nước Đức thống nhất không phải là người Đức nói ra, Tây cũng như Đông, mà là một người Nga. Báo thế giới, Die Welt, của Tây đức ngày 09/06/1988 đăng trả lời của chuyên gia đối ngoại Nga, ông Wjatscheslaw Dachitchev trước các nhà báo trong Sứ quán Nga tại thủ đô Bonn về bức tường và giây thép gai Bá linh : những ǵ c̣n lại của cuộc chiến tranh lạnh cần phải làm cho mất đi theo thời gian.

    Ngay lập tức Bí thư trung ương Đảng SED Herman Axen đă phản ứng gay gắt điều này với Đại sứ Nga ở Đông đức Kotchenmassov. Ông ta cho rằng "nó gián tiếp chống lại quyền bất khả xâm phạm của Đông đức và đi ngược lại tinh thần của Hiệp ước Vác-xa-va. Nói như vậy, có khác ǵ tiếp tay cho tuyên truyền của bọn đế quốc". Gorbachev đă phải làm dịu khi nói rằng vấn đề biên giới là việc riêng, chỉ có chính quyền Đông đức mới có thẩm quyền quyết định.

    Như vậy đă rơ, việc thống nhất nước Đức hay việc tiến lại gần Tây âu đă được quyết định từ chính sách cải tổ của Nga để cứu khối XHCN trước nguy cơ phá sản về KT.

    Hơn 1 tháng, sau khi căi nhau trong BCT SED, sự đổ lỗi lan ra đến bên ngoài : chính phủ. Phụ trách KT của ban bí thư SED Günter Mittag cho rằng KT thất bại do các giám đốc các tổ hợp công ty và cả các bộ trưởng. Thủ tướng Willi Stoph nổi giận : lỗi từ trong BCT, đừng có đổ cho người khác. Honecker phải đứng ra : vấn đề quan trọng bây giờ là phải tránh sự sụp đổ toàn diện.

    Cũng trong khi đó, bộ an ninh báo cáo mật cho thủ tướng Willi Stoph rằng dân bàn tán nghi ngờ các chính sách KT, XH, thương mại, ..., và khả năng thực tiễn và thực thi của chính phủ để giải quyết những khó khăn. Sự bất ổn trong dân ngày càng tăng.

    Ít ra th́ chế độ Stasi c̣n biết để ư đến suy nghĩ của quần chúng, chứ cũng không coi dân như rác như chế độ CSVN.
    Last edited by Cà muối; 30-08-2011 at 05:03 PM.

  7. #7
    Member
    Join Date
    29-06-2011
    Posts
    104
    Nhân cuộc gặp gỡ giữa các thành viên Đông Âu ở Praha (Tiệp khắc) ngày 07/07/1988, Gorbatchev đề nghị hợp tác hơn nữa với các nước Tây Âu. Tất cả đều đồng ư trừ Đông Đức và Rumania. Tuy cần tiền, sắp lụn bại về kinh tế, nhưng chính quyền Đông Đức vẫn không có một chút suy nghĩ nhỏ xíu về hợp tác với phương Tây, chứ chưa nói đến thống nhất. Đó là điển h́nh của một chế độ CS ngoan cố đến hơi thở cuối cùng.

    Tháng sau đó, một sĩ quan cao cấp Đông Đức chạy sang Tây Đức và chứng nhận là lính biên pḥng vẫn nhận được lệnh từ trên khi bắn vào những người vượt tường, mặc dù một năm trước trong chuyến sang Tây Đức, Honecker nói rằng lệnh này đă bỏ. Nhờ tiếng nói này, mà ngày 21/08/1988 4 người dân đă bơi qua sông Spree nằm giữa ranh giới 2 bên để qua Tây Đức trước chứng kiến của đông đảo "khán giả". Lính biên pḥng Đông Đức đă không sử dụng vũ khí. Dù sao, họ cũng c̣n nhân tính.

    Chủ nhiệm uỷ ban kế hoạch của Trung ương đảng SED, Gerhard Schürer, ngày 26/08/1988, thú thực rằng Đông Đức đă sống quá mức của ḿnh từ nhiều năm rồi, tức là tiêu dùng nhiều hơn sản lượng. Tuy rằng thặng dư xuất khẩu năm 1989 có thể đạt 500 triệu $ cho tới 1,5 tỷ $ vào năm sau đó 1990, th́ cũng chẳng trả nợ được. Nước Đức không bị chết tức thời v́ chính trị lừa đảo, v́ an ninh tan ră hay v́ quần chúng biểu t́nh mà v́ kinh tế phá sản. Điều này đă làm một bài học cho Trung Cộng và VN khi đang tạo ra sự phồn vinh giả tạo. Ông Gerhard Schürer nói thêm : chúng ta đang đứng trước ngưỡng của sự sụp đổ. Bởi vậy khi nghe chính phủ NTD nói có thặng dư xuất khấu th́ cũng đưng lấy làm mừng, v́ số nợ không ai biết. Cũng như đừng có nghe thấy tăng trưởng kinh tế 6-7% mà vui, v́ lạm phát gấp 3-4 lần. Tức là người lao động mất đi khoảng 20% lương trên thực tế giá cả

    Hoàn toàn chưa nghĩ đến thống nhất, ngày 14/09/1988, Tây Đức kư một quyết định tăng viện trợ chỉ cho chuyện quá cảnh dân Đông Đức sang chơi từ gần 270 triêu $ lên 450 triêu $ / năm trong khoảng 1900 - 1999. Vậy đó, có ai biết chữ ngờ.

    Cũng trong khoang thời gian này TT Helmut Kohl sang thăm Nga. Quan hệ hai nước tốt đẹp hơn, tất nhiên là kinh tế. Để dập tắt những hoài nghi đi đêm giữa Nga và Tây Đức, Nga thông báo cho Honecker về sự bảo đảm giữ nguyên đường biên giới Đông Đức hiện nay.

    Ngày 01/10/1988, Gorbatchev được bầu là CT Hội đồng Xô viết tối cao. Thêm chức này, Gorbatchev rảnh tay để thực hiện cải cách mà không lo ai cản đường.

    Bên Đông Đức cảnh sát giải tán một cuộc biểu t́nh của 200 người chống lại sự kiểm duyệt của một tờ báo Công giáo. Khái niệm biểu t́nh quay lại với dân chúng sau một thời gian khá dài 35 năm.

    Người ta thấy các khẩu hiêu tuyên truyền ca ngợi công ơn Đảng SED khi đưa tin Honecker trao chiếc ch́a khoá cho căn hộ thứ 3 triệu như lời hứa. Cũng nên biết thêm, lúc đó Đông đức có 16 triệu dân.. Nhưng trên thực tế, đó không phải là những căn hộ mới. Đúng ra, th́ sau 17 năm Đöng Đức mới chỉ xây được 1 triệu căn hộ mới. Hiển nhiên số c̣n lại là nhà ... ma.

    Cũng như Nga, khi chối bai bải vụ thảm sát Katyn, Đông Đức phủi trách nhiệm tàn sát người Do thái cho ... Tây Đức. Nhưng cuối cùng, khi tiếp CT Hội đồng Do thái quốc tế Edgar Bronfman ngày 16-18/10/1988, Đông Đức hứa đền bù tượng trưng nạn nhân của Phát xít (NAZI) (v́ làm ǵ có tiền)

    Đầu tháng 11, Egon Krenz một bí thư BCH TW Đảng SED, người xuất thân là bí thư TW Đoàn thanh niên Tự do Đức (FdJ) như Honecker, đệ tŕnh một dự thảo : "thay đổi luật h́nh sự độc đoán hơn, ngay cả với các ấn phấm "nói xấu" CNXH. Mọi sự bày tỏ quan điểm khác biệt cũng bị trừng phạt. Nhưng điều này cần phải được giấu diếm tránh phương Tây biết để chỉ trích."

    Ngưu tầm ngưu, mă tầm mă. Ngày 17/11/1988 nhà độc tài Rumania Nicolae Ceausescu sang thăm Đông Đức và nhận huân chương Karl Marx. Sau cuộc gặp mặt đối mặt với Honecker, hai người ra tuyên bố : "nếu chúng ta nghĩ rằng lịch sử của phong trào cộng sản quốc tế và đặc biệt là của các nước XHCN là một lịch sử của tội lỗi th́ chẳng những chúng ta nghĩ sai mà c̣n để cho người khác hiểu sai về CNXH làm cho CNXH bị tiêu diệt, bị ném đá. Chúng ta tin tưởng rằng khi nói về những tiêu cực trong XH, th́ chúng ta chẳng giúp ǵ cho các Đảng CS và người lao động ở các nước Tư bản. Ngược lại, chúng ta phải t́m cách thoát khỏi t́nh trạng hiện nay mới là điều quan trọng."

    Chính sách tuyên truyền sai đâu hứa sửa đó và bánh vẽ của CS chẳng phải chỉ có ở VN. Chỉ có điều, dân trí khác nhau đưa đến sự hiểu rơ về sự lừa đảo khác nhau.

    Để bịt thông tin sự thực về t́nh trạng thức tế và những cải cách bên Nga, Đông Đức đă không ngần ngại cấm cả báo Sputnic của Nga phát hành trên lănh thổ của ḿnh. Một sự kiện có một không hai của Đông Đức. Trước đó, bản Hiệp ước Hitler-Stalin 1939 chia chác Balan cũng bị cấm lưu hành. Rồi 5 bộ phim của Nga cũng bị cấm không được chiếu.

    Cuối năm 1988, trong cuộc họp trung ương đảng SED, TBT Honecker nhấn mạnh không thay đổi quan điểm đứng xa đường lối cải cách của Xô viết.

    Cũng thời gian này, lần đầu tiên Liên bang Xô viết tháo bỏ bộ mặt kinh tế XHCN ấm no giả tạo để tiếp nhận sự giúp đỡ của phương Tây trong trận động đất tại Armenia làm chết 25.000 người.
    Last edited by Cà muối; 04-09-2011 at 07:51 PM.

  8. #8
    Member
    Join Date
    29-06-2011
    Posts
    104

    Die Mauer ... wird in fünfzig und auch in 100 Jahren noch bestehen bleiben.

    (Bức tường chẳng những c̣n tồn tại 50 năm mà cả 100 trăm nữa)

    Erich Honecker TBT đảng SED và CT HĐNN Đức 01/1989

    Chúng ta không ngạc nhiên về câu nói này. Trước đó hai năm, 1987, nhân kỷ niệm thứ 70 cách mạng tháng 10, diễn văn đọc ở quảng trường đỏ cũng có nói : CNXH đă tồn tại 70 năm và sẽ c̣n tồn tại 70 năm nữa. Lịch sử Nga và Đức đă chứng minh những lời nói.

    Và ngày nay, chúng ta cũng vẫn nghe CSVN nói, chúng đă nắm quyền 66 năm th́ chúng c̣n tại v́ từng đó nữa. Chúng nói vậy có quá sớm không ? nhân dân sẽ trả lời.


    Thực ra ngoài vấn đề KT, th́ các lĩnh vực khác của Đông đức đến thời điểm này tương đối "ổn định". Cấp bách cải tổ v́ vậy chưa phải là điều cần thiết với chính quyền Đông đức. Nhưng kẻ thúc đẩy cải tổ lại là Liên bang Xô viết, con ḅ sữa và kẻ bảo kê của Đông đức.

    Liên bang Xô viết không c̣n khả năng chạy đua vũ trang, thiếu tiền đến mức phải cùng các nước Đông âu kư tất cả các điều kiện của Hiệp ước An ninh và Hợp tác ở Wien (Mỹ - Canada và các nước châu âu trừ Albania). Trong đó qui định cho mọi người dân được lưu thông tự do giữa hai bên Đông - Tây.





    Kết quả của hiệp ước này là ngày 02/05/1989 lính biên pḥng Hung gia lợi phá bỏ hàng rào biên giới với Áo cho người của ḿnh. Tưởng nên biết, Hung gia lợi và Áo trước thế chiến thứ nhất là một nước. Trước khi Hung gia lợi trở thành cánh cửa chính thức đến thế giới tự do, th́ Áo là nơi không chính thức. Người Đông âu muốn trốn khỏi khối XHCN thường mua vé tàu từ Đức hay Tiệp đi Nam tư (đều là những nước XHCN). Khi tàu dừng chân nghỉ ở Áo, th́ họ xuống và tất nhiên bỏ vé. Đỡ nguy hiểm hơn nhiều so với thuyền nhân VN

    Các cuộc biểu t́nh ở Đông đức bắt đầu với đ̣i giấy thông hành. Hàng trăm ngàn người đợi nhận giấy. Nhưng chính quyền Đông đức không nhượng bộ.

    Đầu kỳ nghỉ hè, Sứ quán và lănh sự quán Tây đức ở Đông bá linh, Vác xa va, Praha và Budapest tràn ngập người Đông đức xin visa. Hàng ngàn thanh niên Đông đức chịu khó đi ṿng qua Hung gia lợi trốn sang Áo để đến Tây đức.

    Ngày 10/09, Hung gia lợi để cho người Đông đức tự do đi sang Áo. Để ngăn cản làn sóng người Đông đức chạy sang Tây đức, chính quyền Honecker không ngần ngại yêu cầu Tiệp khắc giúp đỡ. V́ muốn sang Hung gia lợi, th́ phải qua Tiệp khắc. Dân Đức bị chặn lại ở biên giới Tiệp khắc- Hung gia lợi. Cuối tháng 9, 10.000 người "chiếm giữ" Đại sứ quán Tây đức ở Praha.

    Ngày 30/09, Honecker "đầu hàng" để cho người dân Đông đức đang đợi bên Tiệp được tự do đi lại không cần giấy phép. Tin này được ngoại trưởng Tây đức Hans-Dietrich Genscher thông báo trên ban công của Đại sứ quán Tây đức ở Praha.
    Last edited by Cà muối; 04-09-2011 at 01:06 AM.

  9. #9
    Member
    Join Date
    29-06-2011
    Posts
    104

    Cách mạng Đông Đức

    Chính quyền Honecker ra lệnh đóng cửa biên giới với Tiệp Khắc. Honecker c̣n cực đoan hơn khi tuyên bố sẽ bóp chết các cuộc biểu t́nh khi c̣n trong trứng nước.

    Khởi đầu khoảng 70.000 người trên tổng số 500.000 của thành phố Leipzig, thành phố lớn thứ tư của Đông Đức, xuống đường hát vang câu "Wir sind das Volk" (chúng ta là Nhân Dân) đ̣i tự do đi lại sang phương Tây và bầu cử tự do, ngày 09/10/1989, 2 ngày sau kỷ niệm 40 năm quốc khánh Đông Đức. Ngày mai 04/09 cũng 2 ngày sau "quốc buồn".. Một số người bị bắt. Nhưng điều đó không làm người biểu t́nh chùn bước. Ngược lại, nó lại làm cho họ cương quyết hơn.

    Honecker ra lệnh đặt xe tăng ở trung tâm thành phố, nhưng các tướng lănh đă từ chối.

    Đúng một tuần sau, ngày 16/10, số người xuống đường đă lên đến 120.000. Và nó lên đến 320.000 tuần sau đó.

    Dân Leipzig xuống đường mỗi thứ Hai. Người Việt xuống đường ngày chủ nhật. Dân Leipzig xuống đường ngày càng nhiều hơn, c̣n dân Việt th́ ngược lại, bởi v́ CA và quân đội Đức không là những côn đồ. Bọn côn đồ TC đă không ngần ngại dùng xe tăng nghiền nát cuộc biểu t́nh của sinh viên ở Thiên An Môn.



    Các cuộc biểu t́nh đă mang lại kết quả bước đầu : Honecker phải từ chức ngày 17/10. Egon Krenz lên thay nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dân. Nhưng đă quá muộn, các cuộc biểu t́nh la rộng ra các thành phố khác đ̣i bầu cử tự do, đa đảng đối lập và tự do đi lại. Tưởng cũng nên biết Đông đức có 5 đảng phái CT, nhưng 4 đảng là vệ tinh của đảng cầm quyền SED, tuy không bị bóp chết như 2 đảng XH và DC ở Việt Nam, nhưng cũng chẳng đóng vai tṛ ǵ.

    Ngày 09/11/1989, cuối cùng th́ bức tường Bá linh, biểu tượng của chiến tranh lạnh, biểu tượng của CNXH, sụp đổ.







    Last edited by Cà muối; 05-09-2011 at 12:42 AM.

  10. #10
    Member
    Join Date
    29-06-2011
    Posts
    104

    Những yếu tố quyết định cho thắng lợi của Cách mạng Đông Đức

    Cho đến thời điểm trước khi bức tường sụp đổ, chính quyền độc tài CS Đông Đức ngoài vấn đề kinh tế, th́ chưa gặp khó khăn trong các vấn đề khác. Chính quyền có một quân đội kỷ luật và một bộ máy an ninh STASI nổi tiếng. Đông Đức c̣n là tiền đồn của Đông Âu. Cho nên nếu các nước Đông Âu không muốn sụp đổ th́ phải giúp Đông Đức. Sự sụp đổ của Đông Đức dẫn đến sự sụp đổ của cả Đông Âu trong đó có Liên bang Xô viết là thành tŕ của CNXH, điều mà họ cũng không ngờ.

    Dân trí của Đông Đức cao hơn các nước XHCN khác về nhận thức tự do dân chủ. Họ có lợi thế tiếp nhận thông tin trực tiếp qua Radio, TV, báo chí, ..., từ Tây Đức mà không cần phiên dịch. Đông Đức không thể ngăn cản thông tin qua lại, không thể bịp bợm người dân như chính quyền các nước CS khác làm. Tin tức từ phương Tây phơi bày tất cả những khó khăn tŕ trệ của CNXH và quảng cáo những ǵ mà mỗi con người sinh ra đều có quyền trong một xứ tự do dân chủ.

    Tuy quyết định cuộc cách mạng thắng lợi là do chính bản thân dân Đông Đức, nhưng những yếu tố không kém quan trọng là từ bên ngoài.

    Thứ nhất là Liên bang Xô viết, kẻ nuôi nấng và bảo vệ Đông Đức, v́ lụn bại về kinh tế dẫn đến không c̣n được ḷng tin của chính dân họ nên phải cải tổ dẫn đến hợp tác với phương Tây đặc biệt là về kinh tế và tiếp theo là tự do thông tin và đi lại của người dân. Về chính trị, Liên bang Xô viết đă phải bỏ rơi Đông Đức khi nước này không chịu cải tổ. Liên bang Xô viết đă nhận từ chính phủ Đức thống nhất 15 tỷ DM (8 tỷ $) đầu những năm 90 cho "đền bù" việc rút gần 150.000 quân, tức là bán Đông Đức để cưú nền kinh tế của ḿnh.



    Nụ hôn "chết người" Gorbatchev - Honecker (đằm thắm bên ngoài, bán đứng sau lưng)

    Thứ hai là Ba lan, nước đứng sau lưng Đông đức về địa lư. Qua các chuyến thăm của Giáo hoàng Johannes Paul II cũng như của phó TT Georges Bush rồi ngoại trưởng Tây đức Hans-Dietrich Genscher gặp gỡ TT Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski và thủ lănh Công đoàn Đoàn kết Lech Walesa, t́nh h́nh chính trị đối lập giữa chính quyền và Công đoàn Đoàn kết Ba lan bớt căng thẳng đưa Ba lan đến gần như là một nước trung lập. Nghĩa là khi có vấn đề, quân Nga không thể đi qua Ba lan.

    Thứ ba là Hung Gia Lợi. Là một nước luôn có tinh thần tự do nhất trong các nước Đông Âu có truyền thống. Họ đă làm một cuộc cách mạng 23/10/1956 và bị thiết giáp Nga đàn áp. Hậu quả là 3.000 người thiệt mạng cho tự do và 200.000 người chạy sang phương Tây. Thủ lănh của cuộc cách mạng, cựu thủ tướng Imre Nagy, bị bắt và bị hành h́nh sau đó 2 năm.

    Ngọn lửa tự đó không tắt, nó vẫn âm ỉ và đă bùng lên khi làn gió cả tổ thổi đến. Thủ tướng mới Nemeth cải tổ lên thay bảo thủ Kadar. Và biên giới Hung Gia Lợi được mở cửa sang Áo, lúc đầu cho người của họ và sau là cho cả những người Đông Âu.



    Anh hùng dân tộc Hung Gia Lợi : Nagy Imre

    Cũng nên biết hiện nay ngoài Tiệp Khắc cấm hẳn đảng CS th́ năm ngoái 2010, Hung Gia Lợi thông qua một đạo luật lên án tội ác của phát xít và của CNCS.
    Last edited by Cà muối; 05-09-2011 at 01:02 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 8
    Last Post: 13-07-2012, 07:49 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 23-05-2012, 04:42 AM
  3. Tài liệu mật của VC về cách thức duy tŕ quyền lực
    By Cộng con mất gốc in forum Tin Việt Nam
    Replies: 14
    Last Post: 27-03-2012, 02:31 AM
  4. Replies: 18
    Last Post: 03-02-2011, 03:02 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •