1. Chính Kinh

An Tiêm là con nuôi của Vua Hùng, nhưng bị đày ra đảo hoang. Dầu An Tiêm cố gắng khai phá, đảo vẫn khô cằn, khiến An Tiêm càng thêm khốn đốn.

Bỗng một hôm, có con chim lạ bay ngang và để rơi mấy hạt giống. Và rồi An Tiêm chuyên lo chăm sóc, các hạt giống đó mọc thành lọai dưa thơm ngon tươi mát.

An Tiêm liền ghi dấu trên dưa và thả xuống biển. Nhiều người vớt được dưa nên t́m tới đảo và đảo hoang đă trở thành làng xóm đông đúc.

An Tiêm lại gởi dưa về dâng vua.

Từ đó nước ta có dưa hấu, và được dùng làm lễ vật cúng tế.

* * * *

DIỄN KINH

2. Giới Thiệu Việc Làng
2.1 Người Dân Việc Làng

a. Nhiều chuyện kể đă khai thác dài ḍng về gốc tích của An Tiêm, và lư do khiến Vua Hùng đày An Tiêm ra đảo hoang.

Thực ra, trong toàn bộ, địa vị làm con nuôi của Vua Hùng cũng có ư nghĩa đặc biệt.

Ở Kinh Chữ Đồng và Kinh Tiết Liêu, đă có công chúa Tiên Dung, và hoàng tử Tiết Liêu. Ở đây lại có con nuôi An Tiêm.

Xét theo công tác, hoàng tử Tiết Liêu nhờ được Tổ dạy sáng chế bánh dày bánh chưng, nên được làm vua để thịnh Nước an Dân. Ở Kinh Chữ Đồng, nàng công chúa Tiên Dung, đă củng với chàng không khố Chữ Đồng, lo phát triển Nước.

Ở đây An Tiêm không làm việc Nước rộng lớn, mà chỉ khai khẩn một đảo hoang thành xóm làng.

Như thế, Kinh nhấn mạnh lư lịch con nuôi để giới thiệu An Tiêm cũng làm việc chung, nhưng ở tầm độ khác với công chúa và ḥang tử. An Tiêm làm việc Làng.

*

b. Lại nữa, theo quan niệm chính trị Việt, mọi người trong nước đều là con dân của vua, và đều được vua quan chăm sóc như cha mẹ chăm sóc đứa con mới sinh. Như vậy, mọi người dân đều là con nuôi của Vua Hùng.

An Tiêm chính là biểu trưng của mọi người dân trong nước.

*

V́ những liên hệ mật thiết giữa việc Làng và việc Nước, ta sẽ luôn nh́n Kinh An Tiêm trong tương quan với Kinh Tiết Liêu và Kinh Chữ Đồng.

* *

a. Sau khi giới thiệu quan niệm đặc biệt về vị trí của người dân, Kinh An Tiêm c̣n nhấn mạnh thêm: An Tiêm bị đày ra đảo hoang.

Bị đày ra đảo hoang, sống trên đảo hoang, chính là sống xa cách mọi người. An Tiêm chẳng những xa vua, xa triều đ́nh, mà cũng không liên lạc với những người có quyền lực.

Ở đảo hoang c̣n có nghĩa là tự lực tự túc trong mọi việc, từ việc sinh sống hàng ngày, tới mọi thích nghi, mọi quyết định lớn nhỏ. Tất cả đều do chính ḿnh định liệu, và đều tự ḿnh lănh nhận mọi hậu quả.

*

b. Đây là phần giới thiệu nếp sống đặc biệt của chế độ Làng Thôn Việt Nam. Khác với tổ chức chính trị của các văn hóa khác, quyền hạn vua quan của ta chẳng những không can thiệp vào đời sống từng người, mà cũng không xâm phạm cả nếp sinh họat của làng thôn.

Đối với triều đ́nh, mỗi làng là một đảo ng̣ai biển khơi. Trong làng, người dân được tự lập tự quyết cho chính ḿnh.

Làng tự lập đến nỗi chẳng những có một ban quản trị riêng, do chính dân làng bầu ra, mà c̣n có cả những điều lệ riêng cho hệ thống hành chính của Làng. Làng có một ngôi đ́nh để thờ Vị Thành Ḥang riêng, với nghi thức do truyền thống riêng. Làng có cả tổ chức trị an riêng, với những tiêu chuẩn thưởng phạt do làng quy định. Và, dĩ nhiên, làng có tài sản riêng, và ṭan quyền xử dụng theo nhu cầu.

Trong phạm vi làng, cả quyền phép của vua quan cũng kiêng nể những điều lệ riêng này. Phép vua thua lệ làng.

Không có chế độ nào trực tiếp do dân và dân chủ hơn. (*1)

* * * *

3. Người Làm Việc Làng
3.1 Rồng Khai Phá

An Tiêm ra đảo, như Chữ Đồng cũng đă ra biển, chính là h́nh ảnh Rồng ra biển để vẫy vùng, để thi thố tài năng. V́ vậy, nói An Tiêm khai phá đảo hoang, tức là mô tả việc mở mang vùng đất mới, khởi đầu công tác khai hoang lập làng.

Nhưng dầu An Tiêm cố công gắng sức, đảo vẫn khô cằn. H́nh ảnh An Tiêm một ḿnh trên đảo vắng, cũng nhắc nhớ h́nh ảnh chàng không khố Chữ Đồng ở ven sông. Cả hai đều sống bên bờ nước, đều khổ sở đói khát, đều không nhà không cửa, không thân thuộc bạn bè… và dù đă vận dụng ṭan tài ṭan sức, cả hai vẫn phải sống trong khốn đốn cùng cực.

* *

3. 2 Tiên Đem Mầm Sống

a. Cuộc sống đọa đày đó kéo dài cho tới ngày An Tiêm gặp được một con chim lạ.

Theo thường t́nh, chi tiết này thật là kỳ quái. Tại sao tích lại không diễn tiến như nhiều truyện phiêu lưu khác? Tại sao không cho An Tiêm gặp được giống dưa quư nơi hải đảo không người? Như thế có phải hợp lư hơn không? Tại sao lại phải có con chim lạ bay tới? Thêm phiền phức, khó tin.

Nhưng đặc điểm lại ở chỗ khó tin đó. Như chàng Rồng Chữ Đồng đă cô đơn đói lạnh cho tới lúc nàng Tiên Tiên Dung ghé lại, th́ cuộc sống của Rồng An Tiêm cũng hoàn ṭan thay đổi vào chính khi con chim xuất hiện. Chim là hiện biểu của Tiên.

*

b. Chim Tiên đem tới cho An Tiên mấy hột giống.

Tuy nhỏ bé, hột giống sẽ nảy sinh thành lá thành cây, sẽ đơm hoa kết trái. Hột giống sẽ thay đổi bộ mặt của đảo hoang khô cằn.

Hột giống từ Chim nhắn mạnh tới sự góp phần của Tiên vào việc phát triển Cuộc Sống Con Người. Trước kia chỉ có Rồng, nên cùng cực, bơ vơ, cằn cỗi. Nay có thêm Tiên, cuộc đời vụt đổi mới. Có thêm Tiên, sự sống mới thực sự bắt đầu.

* *

3. 3 Trọn Vẹn Tiên Rồng

Như vậy, theo văn hóa Việt, bất cứ công việc ǵ thuộc về Con Người, cũng phải trọn đủ hai phần Tiên Rồng.

Dầu có đem tài sức của Rồng ra khai phá, mà thiếu phần Tiên, tức là thiếu phần phát triển tinh thần, th́ chẳng những không làm cho cuộc sống tươi tốt hơn, mà trái lại, càng làm cho con người khốn đốn, khổ cực.

Nếu chỉ để thu tích của cải lợi lộc, dù dưới bất cứ h́nh thức nào, như chủ trương của xâm lăng, của đế quốc, của phong kiến, của thực dân, của tư bản hay của cộng sản… th́ chẳng những không giúp ích ǵ cho Con Người, mà c̣n làm cho Con Người thêm khốn khổ, biến Con Người thành nô lệ, thành thú vật, máy móc.

Phải có chim đem hột giống cho An Tiêm th́ đảo hoang mới xanh tươi. Phải thể hiện trọn vẹn Tiên Rồng, th́ mới thực sự làm ích cho Con Người.

* *

3. 4 Tiên Nào Rồng Nấy

So sánh Kinh An Tiêm với Kinh Chữ Đồng, ta lại thấy Rồng An Tiêm có cách gặp Tiên khác với chàng Rồng Chữ Đồng.

Cuộc đời Chữ Đồng bừng sáng khi gặp mặt và chung sống với Tiên Dung, và cả hai, một Tiên một Rồng, một công chúa một không khố, một dùng của một dùng tài, cùng nhau chung sức phát triển cuộc sống.

Về phần An Tiêm, chàng đă không thực sự gặp gỡ và chia sẻ cuộc sống với Tiên, mà chỉ được con chim lạ bay ngang cho mấy hột giống.

Tuy cũng là Tiên Rồng, nhưng Rồng nào Tiên nấy. Song hiệp.

* * * *

4. Khác Biệt Việc Làng Việc Nước
4. 1 Phần Chủ Động

Cuộc sống khốn cùng của đảo hoang đă thay đổi từ khi An Tiêm được chim lạ cho mấy hột giống. Nhưng chim chỉ bay ngang, mọi việc c̣n lại đều do An Tiêm đảm trách. An Tiêm giữ phần chủ động trong việc vun xới chăm sóc vườn dưa.

Đang khi đó, ở việc phát triển Nước của Kinh Chữ Đồng, người chủ động là nàng Tiên Dung.

Như vậy, trong Việc Làng Việc Nước, tuy cũng là Tiên cũng là Rồng, nhưng phần đặc trách và chủ động lại khác nhau.

Nàng Tiên Tiên Dung chủ động trong việc Phát Triển Nước, có nghĩa là trong việc nước, yếu tố trường cửu, truyền thống dân tộc và ḷng dân với nước, là chính yếu, là động lực.

Ở việc Làng, trong đời sống dân làng, tuy phải có phần sức sống tinh thần chung của dân tộc, nhưng Rồng là chủ động, tức là nhấn mạnh tới cuộc sống thực tế, tới tài trí của cải thiết thực trước mắt.

* *

4. 2 Tầm Dấn Thân

Từ khi được hột giống, An Tiêm lo chăm sóc. Chàng chuyên chú vun xới để dần dần những hột giống đó biến đảo hoang khô cằn thành vùng đất xanh tươi.

Trong Kinh Chữ Đồng, Tiên Dung và Chữ Đồng đă để trọn tâm huyết và cuộc đời vào việc phát triển nước. Nàng bỏ cuộc sống cũ, đem tất cả của cải nâng cao mức sống người dân; chàng đi vẫy vùng thăng tiến và truyền dạy tài năng. Mọi người cùng làm, cùng gắng sức, tận tâm tận lực.

Đang khi đó, ở đây, việc dựng làng, tầm độ gỉan dị hơn nhiều. Tiên bay ngang để rơi mấy hột giống, rồi Rồng chăm sóc vun xới.

Như vậy, Việc Làng và Việc Nước khác nhau ở tầm dấn thân hành động. Tuy cũng dấn thân, nhưng một bên trọn vẹn cuộc sống, một bên vừa đủ nhu cầu giới hạn.

* *

4. 3 Độ Trí Tài

So sánh với bài học An Dân ở Kinh Tiết Liêu, việc An Tiêm vun xới và chờ hưởng thành quả, lại cho thấy sự khác biệt giữa tầm độ vận dụng tài trí cần thiết.

Tiết Liêu đă phải làm bánh, tức là phải đem tài trí và sức lực mà cải tiến cho cuộc sống người dân ngày một no ấm vững ổn hơn. An Tiêm th́ không phải chế biến, mà chỉ việc vun xới rồi chờ hưởng kết quả.

Việc Làng nhẹ công hơn và cũng ít cần vận dụng tài trí như khi làm Việc Nước.

* *

4. 4 Lọai Nhu Yếu

Sau một thời gian được chăm sóc, lọai cây của An Tiêm nảy sinh một thứ trái cây mới: dưa hấu. Đảo hoang cằn cỗi chẳng những được tô điểm màu lá thắm tươi, mà c̣n được những trái mọng nước thơm ngon.

Trong Việc Nước, Tổ Tiên dạy Tiết Liêu công tác chính yếu là lo về gạo, tức về những nhu yếu căn bản của cuộc sống người dân. Ở đây, Việc Làng, An Tiêm chỉ có được thêm lọai dưa mới. Dưa cũng là lọai phẩm vật hữu ích, nhưng không thiết yếu cho sự sống. Dưa chỉ làm cho đời thêm tươi mát, thêm ngọt ngào.

Việc Làng Việc Nước cũng khác biệt nhau về tầm đáp ứng các lọai nhu yếu của đời sống.

* *

4. 5 Hai Lọai Công Tác Chính Trị

Như vậy, Việc Làng Việc Nước khác nhau từ phần chủ động, tới mức dấn thân, độ tài trí, và ca3 lọai nhu yếu.

Sự phân biệt này đă được thể hiện rơ ràng trong suốt ḍng lịch sử dân tộc.

Từ thời xa xưa, ta luôn phân biệt riêng rẽ hai lọai công tác chính trị: công tác làng và công tác nước.

Người dân, ai ai cũng có thể làm việc làng, ai ai cũng có quyền can dự vào việc tổ chức, điều hành, bầu cử, quyết định của làng.

Nhưng để đủ tầm vóc làm việc nước th́ phải học hỏi thông thạo việc an dân và phải được thi tuyển, để xét định khả năng. Thời xưa đi học là để giúp an dân thịnh nước, và vừa thi đậu là có thể lên ngựa ra trận dẹp giặc.

Sự phân biệt lọai này là kiệt tác quan trọng chẳng những đă gíup Tổ Tiên chúng ta ngăn chận nạn chuyên chế thời xưa, mà c̣n giúp chính chúng ta giải quyết những tệ đoan của nạn dân chủ đấu thầu, với thủ đọan phổ thông đầu phiếu mị dân hiện nay. (*2)

* *

4. 6 Công Tác Người Dân

An Tiêm một ḿnh gắng sức làm việc chính là h́nh ảnh sinh hoạt của từng người dân.

Mỗi người dân luôn phải quyết tâm khai phá, thi thố tài năng để phát triển. Tuy nhiên, người dân cần được lănh nhận mầm sống tinh thần th́ cuộc sống mới đầy đủ, hạnh phúc.

Với chuyên lo chăm sóc, cần cù làm việc, mỗi người sẽ hưởng trọn vẹn thành quả công khó của ḿnh.

* * * *

5. Công Tác Việc Làng
5. 1 Chung Hưởng Lợi Ích

Dầu ở tầm độ khác việc nước, công của An Tiêm không phải nhỏ. Nhờ hột giống của chim và công An Tiêm chăm sóc, nhờ trọn vẹn Tiên Rồng, sự sống tươi mát đă xuất hiện và phát triển trên mảnh đất hoang vu.

Khi đă hưởng kết quả, An Tiêm ghi dấu hiệu thành công của ḿnh trên dưa và thả dưa xuống biển. An Tiêm đă không độc quyền hưởng lợi, không coi đó là đặc quyền cá nhân, nhưng phổ biến lợi ích cho mọi người.

Đây cũng chính là đặc điểm của văn hóa Việt. Trải suốt mấy ngàn năm, dân Việt luôn quan niệm tài sức của ḿnh không phải chỉ để ḿnh hưởng, mà để giúp ích cho đời. Những người có tài, những kẻ ra làm quan, cũng là để đóng góp cho việc chung, cho làng cho nước.

* *

5. 2 Tự Ư Quy Tụ

Nhờ An Tiêm phổ biến lọai dưa mới, nhiều người cũng được chung hưởng sự thơm ngon của dưa, nên họ t́m tới với An Tiêm và quây quần thành làng xóm.

Đây cũng là đặc tính nền tảng của làng xóm Việt. Người dân tự ư tới ở, quy tụ thành làng. Tuy cách khởi lập các làng có khác nhau, nhưng điều kiện tiên quyết vẫn là lợi ích và tự quyết của những người quy tụ.

Không một người dân b́nh thường nào bị bó buộc phải cư trú tại một nơi nhất định. Họ có thể tùy thích tới ở hay bỏ đi, miễn là chính họ chấp nhận lệ làng nơi họ muốn gia nhập. (*3)

* *

5. 3 Chung Nhau Phát Triển

Sự kiện những người gặp dưa nên tụ họp và biến đảo hoang thành làng xóm sầm uất cũng nói lên công dụng và lợi ích của làng.

Làng được thành lập không chỉ v́ lợi lộc vật chất, biến nơi khô cằn hoang vu thành ph́ nhiêu trù phú, mà c̣n đặc biệt v́ lợi ích tinh thần, tức giúp người dân thóat nạn bơ vơ vất vưởng, để cuộc sống xum vầy, đầm ấm, tươi mát hơn.

Tụ họp nhau thành làng, mọi người sẽ cùng nhau chia sẻ mọi cảnh sống, giúp nhau thắng vượt khó khăn, cùng nhau gánh trách nhiệm, cùng nhau vun xới cho đời thêm tươi.

* *

5. 4 Tự Chủ Tự Do

Ở Kinh Tiết Liêu, Tiết Liêu đă chăm lo nhu cầu nền tảng của ṭan dân. Ở đây, Kinh An Tiêm lại phát triển cách sống tươi vui êm ấm, tụ họp dân thành làng xóm.

Khi mọi người trong nước đă cùng chung hưởng căn bản sống tốt đẹp, th́ việc người dân tự ư tụ tập thành làng xóm và thể hiện một đời sống yên vui theo cá tính riêng, chỉ có nghĩa là góp phần làm cho đời sống của riêng họ, và của dân nước, thêm phong phú, thêm vững ổn, thêm tươi vui, thêm hạnh phúc.

Cùng với việc thực thi đúng đắn bài học Phát Triển của Kinh Chữ Đồng, đây chính là nền tảng của cuộc sống thực sự tự do, dân chủ và hạnh phúc đúng nghĩa.

* * * *

6. Thể Chế Làng Nước
6. 1 Đóng Góp Cho Nước

Khi đảo hoang thành làng xóm, An Tiêm liền gởi về dâng Vua Hùng.

An Tiêm tận lực dựng làng, nhưng vẫn không quên Vua Hùng đang lo cho việc nước. Dâng vua trái dưa mới, An Tiêm muốn báo tin sự thành công của ḿnh trong công tác của một người con nuôi, của một con dân.

Hành động này chẳng những thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa làng với nước, mà c̣n xác định tầm quan trọng và tính cách đóng góp của làng.

Nhờ An Tiêm, nhờ làng của An Tiêm, mà mọi người trong nước đều được hưởng một lọai dưa mới, một sức sống mới, thơm ngon tươi mát.

Đối với nước, mỗi làng chẳng những là một đóng góp thực tế, mà c̣n là một đóng góp đặc thù.

* *

6. 2 Thể Hiện Tinh Thần

Nhờ chim cho mấy hột giống, và nhờ An Tiêm chăm sóc nên nước ta được thêm một lọai dưa quư, một sức sống mới.

Đây chính là chủ đích, mà cũng là sức sống của Làng. Như Rồng An Tiêm chăm sóc để hột giống của chim Tiên nảy nở và sinh hoa kết quả, mang lại lợi ích thiết thực cho ṭan dân, th́ đời sống của Làng chính là ứng dụng thực tế tinh thần và truyền thống của Nước, để đem nguồn sống tươi vui đến cho mọi người.

* *

6. 3 Định Chế Đặc Thù

a. Khi gởi dưa về dâng vua, An Tiêm đă xử sự như là người đại diện của làng mới.

Khi góp phần vào việc nước, làng là đơn vị đại diện của dân. Trong truyền thống chính trị Việt, người dân không trực tiếp với vua quan, mà qua làng. Trong tất cả mọi việc, từ tiếp xúc, lệnh truyền, tới sưu thuế, lính tráng… nước chỉ căn cứ vào làng, liên lạc với làng, và theo khả năng của ṭan làng mà định phần đóng góp. (*4)

Nhờ đó, khác với các thể chế khác, người dân không phải đơn độc đương đầu trực diện với cơ quan quyền lực, mà c̣n được làng xóm láng giềng và bà con thân thuộc chia sẻ, trợ giúp, bù đắp, bảo bọc… Miễn là làng chu toàn được công tác chung th́ thôi.

Bởi thế, đối với người dân, làng trở thành một bức tường che chở, một mái ấm, một bảo đảm vừa vật chất vừa tinh thần, vừa thực tế và vừa pháp lư.

*

b. Đây không phải chỉ là nếp sống tự phát, mà đă được Tổ Tiên ta biến thành một thể chế chính trị: Định Chế Làng Nước.

Vẫn biết, ở bất cứ nơi nào và thời nào, những kẻ có ưu thế cũng đều muốn củng cố quyền lực của riêng ḿnh. Nhưng văn hóa và đại chúng Việt đă luôn quyết tâm sống thực, bảo vệ, và kiện ṭan định chế này qua mấy ngàn năm lịch sử.

Thể chế Làng – Nước, phép vua thua lệ làng, đă giúp người dân nước ta được hưởng nếp sống tự chủ, trong khi vẫn tích cực đóng góp và ḥa điệu với nếp sống của cả nước.

Thể chế này là đặc điểm căn cội, làm cho nền Quân Chủ Việt khác hẳn với mọi nền quân chủ khác. (*5)

* *

6. 4 Giải Thoát Con Người

Đặc điểm này chẳng những đă giúp dân ta thoát nạn chuyên chế ở thời quá khứ, mà c̣n là phương thức giải thoát con người hiện tại.

Từ xưa, các nền văn hóa phương Tây đă luôn bắt từng Con Người đơn độc phải gánh chịu mọi tai ách do giới quyền thế áp đặt. Thuế má, sưu dịch, quân vụ… đều trực tiếp tới từng người.

Hiện nay, hầu hết các cơ chế chính trị, chẳng những đă biến đổi mọi tổ hợp của người dân thành phương tiện phục vụ giới đặc quyền, mà c̣n làm mọi cách để phá hủy tổ ấm gia đ́nh, và những cơ chế bảo bọc Con Người.

Khi con người đă trở thành cô độc lạc lơng, th́ các thế lực tiền bạc, quyền chức, luật lệ, chuyên môn, nghiệp đ̣an, đảng phái… mặc t́nh theo túng. Người dân càng ngày càng trở nên đơn độc, nhỏ nhoi và bất lực trước những bộ máy quyền thế ngày một thêm to lớn, tinh xảo và uy hiếp hơn.

Chỉ với nền tảng Thể Chế Làng Nước như truyền thống của văn hóa Việt, th́ Con Người mới có cơ may thóat khỏi gọng ḱm của các chế độ hôm nay, và tự do hạnh phúc mới được bảo đảm một cách hữu hiệu. (*6)

* * * *

7. Sống Thực Bài Học Người Dân

Cùng với bánh dày bánh chưng, dưa hấu đă được trở thành lễ vật cần thiết dâng cúng Tổ Tiên trong các ngày lễ tết.

Bánh dày bánh chưng là biểu hiệu của bài học Làm Việc Nước, c̣n dưa hấu th́ nhắc nhở công tác và trách nhiệm của người Làm Việc Làng, tức của mọi người dân.

Khi dưa hấu và bánh dày bánh chưng lên bàn thờ, và quy định là loại lễ vật thiết yếu trong việc kính nhớ Tổ Tiên, chắc hẳn Tổ Tiên chúng ta đă đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của thể chế Làng – Nước. Kính nhớ Tổ Tiên mà không nhắc nhở các bài học Làng – Nước th́ kể là chưa đầy đủ.

Mỗi lần cẩn thận t́m kiếm trái dưa tươi tốt, mỗi lần tỉ mỉ chuẩn bị trái dưa trước khi đặt lên bàn thờ, và mỗi lần nh́n thấy trái dưa trong khung cảnh uy nghiêm hương khói, trước linh vị Tổ Tiên, là một lần chúng ta nhắc nhở và được thúc đẩy thực thi trọn vẹn, những truyền dạy tâm huyết của Tổ Tiên, về công tác cũng như về trách nhiệm của Người Dân.

Mỗi người dân là một An Tiêm. (*7)

* * * *

Ghi Chú:

(*1) Người Dân Phương Tây

a. Cách sống này khác xa với t́nh cảnh người dân ở các xă hội phương Tây, thời xưa và kể cả hiện nay.

Phong kiến phương Tây coi người dân là nô lệ. Dân không được ra khỏi vùng đất của lănh chúa, không được có tài sản riêng, và phải tin theo giáo phái của lănh chúa.

*

b. Thời biểu dương chủ nghĩa dân chủ tự do phương Tây, lại là thời mà hầu hết mọi dân tộc trên thế giới bị chính những người hô hào Dân chủ tự do đó bóc lột, đàn áp, hành hạ, và tàn sát… thẳng tay nhất. Chính sách thực dân của họ cho tới nay vẫn chưa hết ảnh hưởng kinh ḥang.

Tuy nhiên, không chỉ các dân tộc ngọai bang bị chủ nghĩa Dân chủ tự do phương Tây biến thành nô lệ. Chính dân chúng phương Tây cũng bị bọn hưởng đặc quyền, qua chiêu bài dân chủ tự do, bóc lột đến ghê gớm. Nh́n lại cảnh sống dân chúng Châu Âu thế kỷ 19 mà rùng ḿnh.

Chính sự bóc lột tàn ác của Dân chủ tự do phương Tây đă gây ra phản ứng là chủ nghĩa và phong trào Cộng Sản… Để rồi nhân lọai lại càng khốn khổ hơn!

*

c. Dầu ở chế độ gọi là Dân chủ hiện nay, người dân cũng chỉ có quyền bầu phiếu theo h́nh thức. Tất cả mọi quyền hành khác, kể cả quyền tuyển chọn người đại diện đích thực, đều nằm trong tay những nhóm đặc quyền. Các nhóm đặc quyền đặt ra luật, sửa đổi luật, và áp dụng luật để cho chính họ được vững thế và hưởng lợi nhiều nhất. C̣n dân chúng th́ ít hưởng!

(*2) Vấn Đề Phổ Thông Đầu Phiếu

Phổ Thông Đầu Phiếu là ǵ, khi mà sinh họat chính trị bị cướp ra khỏi tầm tay của người dân? Người dân được hưởng ǵ, khi mà Phổ Thông Đầu Phiếu trở thành phương tiện tranh đoạt đặc quyền của những người chủ trương mưu mô thủ đọan và mạnh được yếu thua?

Người dân chọn lựa được ǵ, khi mà khu vực bầu phiếu luôn được phân chia theo tiêu chuẩn lợi ích cho đảng cầm quyền?

Dân bầu người đại diện cho ḿnh, nhưng đại đa số cử tri không thể biết mục tiêu thực sự của ứng cử viên.

Dân biểu đại diện cho dân, để tranh đấu cho nguyện vọng người dân địa phương, nhưng lại không được quyền phát biểu và biểu quyết trái với đường lối của đảng?

Dân biểu thay mặt dân, nhưng từ ngày đắc cử, ông không c̣n thuộc thành phần đại chúng. Ông đương nhiên gia nhập vào nhóm đặc quyền, và hưởng nhiều đặc quyền suốt đời.

Khi vận động, các đảng ứng cử quảng cáo rầm rộ nhiều chương tŕnh cải tiến, nhưng không ǵ bảo đảm họ sẽ thực thi.

Gần ngày bầu cử, lá phiếu được vận động bằng những đặc ân tạm bợ, những hứa hẹn mị dân, khóac lác.

Người dân sẽ thực sự được ǵ?... Tất cả đều hằn vết của một phương thức khiếm khuyết, và một chế độ suy thóai. (Đọc thêm bài Dẫn Nhập: Sức Sống Tiên Rồng).

(*3) Với người dân phương Tây tự do cư trú và tự do sinh sống là những quyền mới được công nhận gần đây. Dầu vậy Cộng Sản, Quốc Xă, Phát Xít… vẫn không thực thi.

(*4) Làng lả đơn vị nền tảng của cơ cấu chính trị, chính quyền, Nước. Gia đ́nh là đơn vị nền tảng của xă hội, cộng đ̣an, Dân Tộc.

(*5) Thể chế này chẳng những xa lạ với lịch sử của nhiều dân tộc, mà c̣n, cùng với lịch sử Việt, là đ̣n chí tử triệt tiêu tính cách phổ quát và cưỡng bách được gắn cho duy vật sử quan của thuyết Cộng Sản.

(*6) Phân biệt nền tảng xă hội, chính trị, với phương tiện kinh tế, kỹ thuật, tiện nghi. Không để phương tiện… lấn áp và hủy họai nếp sống đích thực Con Người. Nhưng thích ứng để nâng cao Con Người ṭan diện.

Dĩ nhiên, địa vực, h́nh thái, tầm sinh họat… của làng, phải được cải tiến theo đà phát triển cho sống động hiện thực.

(*7) Về Sơ Đồ Nội Dung Kinh An Tiêm, đọc bài Nội Dung Cuộc Sống Con Người, Sơ đồ 14C.

* * * *

Huấn Ca:

Kinh An Tiêm

Thứ năm: chú trọng “Trí Thân”
Việc Làng Phát Triển trong phần An Tiêm
Con dân bày tỏ nỗi niềm
Về nền dân chủ trang nghiêm nước nhà

Lời đồn sự nghiệp dèm pha
Người vua Hùng phạt chính là con nuôi
An Tiêm trong tuổi đôi mươi
Phải đày ra đảo vắng người hoang vu
Dầu chàng gắng sức công phu
Khai hoang khẩn đất đền bù ơn vua
Nhưng rồi cuộc sống vẫn thua
Càng thêm đói rách – ruộng chua nước phèn
Lang thang chốn lạ chưa quen
Mỏi mong hạnh phúc bao năm đi t́m
Sáng nay gặp gỡ cánh chim
Làm rơi hột giống im ĺm mọc lên
Thành giây dưa hấu mang tên
Vỏ xanh ruột đỏ ḍn mềm thơm ngon
Chàng Tiêm ghi dấu dưa tṛn
Thả trôi xuống biển – mỏi ṃn trông tin
Lượm dưa – dân kéo đến xin
Thành ra làng xă – giữ ǵn quê hương
Miền hoang phát triển phi thường
Dân làng trù phú kỷ cương thuận ḥa
An Tiêm thay mặt làng ta
Chọn dăm trái hấu làm qùa dâng vua

Từ đây lễ tết đầu mùa
Trái dưa Cúng Tổ – dâng đưa trên bàn

* * * *

Ôi! Kinh Sống Thực chứa chan
Việc Làng Dân Chủ – tương quan Tiên Rồng
Sống trong thể chế hiệp đồng
Nước làng minh định việc công rơ ràng
Thân thương b́nh đẳng trong làng
Thuận trên ḥa dưới nhịp nhàng kỷ cương
Cũng theo chủ nghĩa tỏ tường
Căn cơ gia tộc là đường dựng xây
Họ hàng lối xóm xum vầy
Sẻ san đùm bọc sống đầy t́nh thương
Đồng bào ra sức tự cường
Đắp nền dân chủ địa phương vững bền
Lễ nghi trống rộn chiêng rền
Tay cày tay súng tạo nên thanh b́nh
Lúa vàng nặng hạt ân t́nh
Tre xanh che chở có ḿnh có ta
Đó đây vang vọng ê, a…
Trầm hương đ́nh miếu chan ḥa khí thiêng

Rồng An Tiêm – vốn tính siêng
Trổ tài vùng vẫy láng giềng – đảo hoang
Cố công khai phá dựng làng
Đào kinh dẫn thủy mở mang gieo trồng
Cũng như h́nh ảnh Chữ Đồng
Bờ sông bến nước giúp Rồng gặp Tiên
Thoát cơn hoạn nạn triền miên
Trút bao thống khổ ưu phiền bơ vơ
Cơ trời nào mấy ai ngờ
An Tiêm – Chim Lạc t́nh cờ gặp nhau
Dầu như gío thoảng qua mau
Tiên Rồng Song Hiệp – đổi màu xanh tươi
Để mang hạnh phúc cho người
Lợi dân ích nước tiếng cười hân hoan

Phân minh cấp độ lo toan
Nước – Làng hai việc chu toàn khác nhau
Dấn thân – Việc Nước truyền rao
Nặng phần Tâm – Tuệ quy vào Tiết Liêu
Nêu cao truyền thống là điều
Sức Dân Hồn Nước – theo chiều ḷng dân
Quốc gia vững mạnh phải cần
Tài năng sáng tạo góp phần canh tân
Việc Làng – cấp độ dấn thân
Nặng về Thân – Trí như phần An Tiêm
Thể theo đại chúng ngưỡng chiêm
Của – Tài thực tế là niềm ước mong

Hai Kinh tóm lại chữ Song
Tiên nào Rồng nấy – thong dong bao thời
Nói lên Hoàn Chỉnh tuyệt vời
Khác nền xă hội ngược đời hiện nay
Chủ trương cai trị phơi bày
Đấu thầu dân chủ – hằng ngày rêu rao
Mỵ dân – chính sách đề cao
Phổ thông đầu phiếu – nhưng nào v́ dân?
Trọng tâm tham chính chỉ cần
Cậy tài ỷ của bắt dân phục ṭng
Vẽ rào pháp chế làm ṿng
Quản cai trực chỉ từng ḷng nhân dân

Tiên Rồng thể chế tuyệt trần
Nước Làng quyền bính định phân rơ ràng
Tạo thành hệ thống dọc – ngang
Chính quyền căn cứ theo làng mà thôi
Thuế sưu, lính tráng, tài bồi
Phân chia, cắt bổ… trong nôi bảo b́nh
Góp công góp đức chứng minh
Tận tâm v́ nước – tỏ t́nh cháu con
An Tiêm có trái cây ngon
Dâng vua biếu nước làm tṛn việc chung
Chàng Rồng đại diện dân vùng
Nói lên liên hệ nước cùng làng đây

Thực hành bài học xum vầy
Quê hương dân tộc tràn đầy tự do
Cái làng là chốn ấm no
Do dân tự lập – tự lo việc làng
Mở ra nếp sống huy hoàng
Toàn dân cùng hưởng thiên đàng Lạc Long

Nguồn: www.phamvanban.com