Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 12

Thread: Hồi đó....Sài G̣n cà phê cà pháo...

  1. #1
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Hồi đó....Sài G̣n cà phê cà pháo...

    Hồi xửa hồi xưa … có một Sài g̣n người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh. Tiếng Tây gọi cà phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy x́ thẩu Chợ Lớn th́ gọi là “cá phé”. Vậy th́ café, coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao gọi nhưng ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt…


    TRỞ VỀ THẬP KỶ 50: CÀ PHÊ VỚ


    Năm một ngàn chín trăm… hồi đó người Sài g̣n chưa ai biết kinh doanh với nghề bán cà phê cả. “Xếp ṣng” của ngành kinh doanh…có khói nầy là do các xếnh xáng A Hoành, A Coón, chú Xường, chú Cảo…chủ các tiệm hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu mại. Vô bất cứ tiệm hủ tíu nào vào buổi sáng cũng có bán món cá phé, cà phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng giờ nhăm nhi bàn chuyện trên trời dưới đất.

    Hồi đó chẳng ai biết món cà phê phin là ǵ đâu? Các chú Xường, chú Cảo, A Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà phê vớ. Một chiếc túi vải h́nh phểu được may cặp với một cọng kẻm làm vành túi và cán. Cà phê bột đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được). V́ chiếc vợt cà phê nầy hơi giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là cà phê vớ cho vui. Chiếc vớ chứa cà phê nầy sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi, lấy đũa khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi… “kho” độ năm mười phút mới có thể rót ra ly mang ra cho khách. Chính cái “quy tŕnh” pha chế thủ công đầy phong cách Tàu nầy mà dân ghiền cà phê c̣n gọi nó là cà phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa “kho nước đầu”. Nếu ai đến chậm bị kho một hồi cà phê sẽ đắng như thuốc Bắc.

    Có mấy khu vực có những con đường qui tụ rất nhiều tiệm cà phê hủ tíu. Ở Chợ Cũ có đường Mac Mahon (đọc là đường Mạc Má Hồng, nay là đường Nguyễn Công Trứ) có rất nhiều tiệm cà phê kho từ sáng đến khuya. Khu Verdun – Chợ Đuỗi (nay là Cách Mạng Tháng Tám cũng đáng nể bởi cà phê cà pháo huyên náo suốt ngày.

    Ở bùng binh Ngă Bảy (góc Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây giờ) có một tiệm cà phê hủ tíu đỏ lửa từ 4 giờ sáng cho đến tận 12 giờ đêm. C̣n nếu ai đi lạc vào khu Chợlớn c̣n “đă” hơn nhiều bởi giữa khuya vẫn c̣n có thể ngồi nhăm nhi cà phê, bánh bao, bánh tiêu, dà – chả – quải đến tận sáng hôm sau.

    CÀ PHÊ HỦ TÍU TÀU


    Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngă ba, ngă tư đường v́ dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía, A Hoành, A Koón… th́ đều chọn các nơi nầy làm chổ kinh doanh. Tuy Sài g̣n, Chợ lớn, Gia Định, Phú Nhuận, Đa Kao có hàng trăm tiệm cà phê, hủ tíu Tàu nhưng nh́n chung chúng đều có một “mô – típ – made in China” khá giống nhau, tức là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng gỗ thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long, Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt.

    Bên trong quán hoặc xếp bàn tṛn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá quải đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà – con – mà!”.

    UỐNG CÀ PHÊ PHẢI BIẾT CÁCH

    Như đă nói ở trên, hồi đó không có cà phê ta mà chỉ có cà phê Tàu. V́ thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng.

    Cà phê được mang ra dân ‘sành điệu” hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm răi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê nguội.

    Ông Sáu “trường đua” nay đă 80 kể rằng hồi ông c̣n là một chú nhóc nài ngựa ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà phê theo phong cách nầy, tức uống bằng đĩa chớ không uống bằng ly. Bàn tay phải nhón lấy cái đĩa đưa lên miệng và húp ś sụp: “Uống vậy mới khoái, mới đúng kiểu của dân từng trải”, ông Sáu “trường đua” nói với vẻ tự hào. Ông c̣n kể cho tôi nghe chuyện ông từng ăn mảnh ở mấy tiệm hủ tíu bánh bao hồi năm sáu chục năm về trước với giọng khoái trá: “Hồi đó tao làm nài ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ th́ nài được chủ ngựa thưởng cho bộn tiền. Hôm nào ngựa thua th́ coi như đói. Không sao, 73 gần trường đua có một tiệm hủ tíu cà phê. Vào búng tay chóc chóc gọi cà phê. Cứ cho mấy thằng phổ ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi đến khi nó mang cà phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác th́ nhanh tay gở miến giấy phía dưới cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong tọng vào miệng rồi đậy bánh lại như cũ. Thế là chỉ tốn ly cà phê vài xu mà đă có cái nhân bánh bao to đùng ngon lành trong bụng rồi”.

    Theo ông Sáu “trường đua” th́ các chủ tiệm cà phê hủ tíu hồi đó rất chiều khách. Ś sụp húp cà phê bằng đĩa xong muốn ngồi bao lâu cứ ngồi, hết trà cứ hô lên “xà dẵm” là có người mang ra b́nh trà mới, uống chừng nào chán th́ đi. Khi được hỏi tại sao dân “sành điệu” lại không uống bằng ly mà lại… húp cà phê bằng đĩa, ông sáu “trường đua” lắc đầu nói không biết chỉ biết dân “sành điệu” chơi vậy ḿnh cũng bắt chước chơi vậy thôi, vậy mới là… sành điệu!

    CÀ PHÊ PHIN HAY CÀ PHÊ ‘NỒI TRÊN CỐC”


    Ḍng cà phê… vớ càphê kho lững lờ trôi như thế hằng thế kỷ của thiên kỷ trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tíu mà uống cà phê đổ ra đĩa rồi ś sụp húp th́ được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu.

    Một người tên ông Chín “cù lủ”, một tay bạc bịp nay đă hoàn lương cho rằng dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng ly mà uống như ngày nay. Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị các đàn anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng… “bột” lục hục thường t́nh không đáng kết giao.

    Nhưng rồi cái quan điểm húp cà phê trên đĩa mới… “sang” cũng đến lúc phải lụi tàn, v́ bị chê là kiểu uống bẩn, uống thô vụng khi trào lưu cái phin “filtre” bắt đầu xuất hiện và đă làm biến dạng cái kiểu uống cà phê trong tiệm hủ tíu.

    Vào thập niên 60 Nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi – nguyễn Trung Trực) mở cú đột phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên dành cho các văn nghệ sĩ trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện văn chương và… rửa con mắt. Hồi đó cà phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe buưt dành cho học sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa nhưng đă tiếp thu phong cách cà phê hè phố của dân Pari (Pháp).

    Theo lư thuyết, những giờ uống cà phê là những giờ thư giản hoàn toàn, vừa nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà phê dặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi động đông vui của đường phố. Thuở ấy con đường Lê Lợi vẫn c̣n những hàng me. Vào những ngày me thay lá, dưới ánh nắng chiều phớt nhẹ, lá me vàng khô rơi tản mản như hoa “com – phét – ti” lấp lánh làm cho đường phố trở nên… “mộng mị” và thơ…

    Kim Sơn biết tận dụng ưu thế chiếm lĩnh một góc ngă tư, tầm nh́n rộng bao quát để khai thác dịch vụ cà phê hè phố. Cái phin đă trở nên quen thuộc, cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà phê kho trên cái siêu đất “phản cảm” xưa.

    Thời điểm nầy những nhà văn, nhà báo, các nhà doanh nghiệp tên tuổi cũng có những quán cà phê sang trọng xứng tầm với địa vị của họ. Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ, giao lưu của giới thượng lưu Sàig̣n.

    CÀ PHÊ TÂY


    Cà phê La Pagode khách không ngồi ghế sắt ghế gỗ mà ngồi trên những salon bọc da để phóng tầm mắt nh́n ra con đường Catinat (nay là Đồng khởi) con đường đẹp và sang nhất của Sàig̣n. Cách La Pagode độ trăm mét Nhà hàng Continental cũng mở một không gian cà phê sang trọng đúng phong cách “Phăng – se”. Đối diện Continental là tiệm cà phê Givral nơi nổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nh́n ra Nhà Hát Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu trời khoáng đăng. Những nhà báo, văn nghệ sĩ thường ghé đây uống cà phê trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ.
    Click this bar to view the original image of 654x429px and 61KB.


    C̣n một quán cà phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế, trang trí nội thất sang trọng cũng nằm trên con đường nầy là quán cà phê Brodard. Với một phong cách cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard yên tĩnh, ánh sáng thật nhạt để khách có thể thả hồn êm ả bên tách cà phê nóng hổi quyện hương thơm.

    Có thể nói từ giai đoạn nầy người Việt Nam ở Sàig̣n “thức tĩnh” trước thị trường buôn bán cà phê mà từ lâu họ đă bỏ quên và đă để cho các chú Hoành, chú Koón, chú Xường… tự do khai thác.

    Khi qua tay người Việt quán cà phê không c̣n luộm thuộm những cái ‘đuôi” ḿ, hủ tíu, hoành thánh, xíu mại, há cảo, bánh bao… nữa mà nó thuần túy chỉ có cà phê nhưng được chăm chút một cách tỉ mỉ hơn, biết tạo ra một không gian tao nhă hơn, thu hút hơn…

    CAFÉTÉRIA CA NHẠC


    Để gần gủi hơn, thu hút khách hơn và cũng mang tính giải trí hơn, một số nơi đă ổ chức h́nh thức pḥng trà ca nhạc theo dạng Cafétéria.

    Cafétéria rộng thoáng hơn những “Tháp ngà” La Pagode, Brodard, Givral, Continental… nơi đây không phải chổ để trầm tư, bàn luận chuyện đời mà hoàn toàn là chổ vui chơi giải trí.

    Trên đường Bùi Viện đầu những năm 60 mọc ra một cái quán với tên là Pḥng trà Anh Vũ. Tuy là pḥng trà nhưng có thiết kế một sân khấu nhỏ vừa cho một ban nhạc bỏ túi đệm đàn cho những ca sĩ tăm tiếng được mời đến tŕnh diễn như Bạch Yến, Mai Hương, Duy Trác, Cao Thái… Lúc đó pḥng trà Anh Vũ là điểm hẹn của nhiều người dân Sàig̣n cũng như những văn nghệ sĩ sinh sống tại đây. Con đường chật hẹp Bùi Viện bổng đêm đêm sáng lên rực rở ánh đèn Anh Vũ, người xe tấp nập đông vui.

    Một Cafétéria khác theo cách của Anh Vũ cũng đă mọc lên bên cạnh rạp Ciné Việt Long (trên đường Cao Thắng) với tên Pḥng trà Đức Quỳnh. Ca sĩ kiêm nhạc sĩ tóc dài Đức Quỳnh là chủ nhân của cái Cafétéria nầy. Đức Quỳnh với cây Piano và giọng ca trầm ấm của ông và những ca sĩ Minh Hiếu – Thanh Thúy, Phương Dung đă thu hút một số đông người yêu nhạc đêm đêm đến đây vừa giải khát vừa giải trí một cách tao nhă.

    Rồi tiếp theo là cà phê Cafétéria Jo Marcel, trên đường Hai Bà Trưng, Đêm Màu Hồng trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) thi nhau mọc lên đẩy “Nền văn hóa ẩm thực” cà phê lên một tầm cao hơn, tức vừa uống cà phê vừa được thưởng thức những ca khúc do các ca sĩ, nhạc sĩ có tiếng tŕnh bày.

    Một Pḥng trà ca nhạc khác cũng khó quên chính là pḥng trà Bồng Lai nằm trên sân thượng của Nhà hàng Kim Sơn mở cửa hàng đêm từ 9 giờ tối. Ở đây khách thường xuyên được nghe giọng ca vàng đương thời, ấy là ca sĩ Anh Tuyết với bài hát “Anh đèn Màu”.

    Cũng như ca sĩ Cao Thái nổi tiếng với bài “Mexico”, ca sĩ Anh Tuyết mỗi lần tŕnh diển “Anh đèn Màu” là bà hát với những ḍng nước mắt. Nội dung ca khúc là nói về tâm trạng của người nghệ sĩ là ca hát để người mua vui để rồi khi ánh đèn màu tắt người nghệ sĩ lại một ḿnh giữa cô đơn… Có lẽ do cái nội dung u buồn ấy đụng chạm vào nỗi ḷng của bà nên bà rất ít khi chịu hát nhạc phẩm ấy. Nhưng hầu như đêm nào cũng có người yêu cầu, trừ những người thân quen bắt buộc phải đáp ứng, c̣n th́ Anh Tuyết xin lỗi từ chối khéo.

    LẠI QUAY VỀ CÀ PHÊ VỚ ĐÔNG VUI


    Những ngày đầu sau khi thanh b́nh, Sàig̣n lại rộ lên phong trào cà phê hè phố. Những quán cốc che tạm tấm bạt bên lề đường với những chiếc ghế gỗ lùn làm chổ tụ họp của các thanh niên vui đón những ngày hạnh phúc mới.

    Ṿng quanh Hồ con Rùa, xuống đến Phạm Ngọc Thạch, quẹo qua Nguyễn Đ́nh Chiểu có hàng mấy chục “túp lều” cà phê như thế mọc lên san sát bên nhau.

    Trên đường Trần Quốc Thảo gần Hội Văn Nghệ TP, một số anh em văn nghệ cũng mở quán cà phê cóc bên vệ đường để anh em hội tụ, gặp gở sau khi chiến tranh đă kết thúc.

    Chỉ là cà phê hè phố nhưng đông vui, uống một cốc cà phê siêu, cà phê vớ nhưng thoải mài ngồi cả ngày cũng chẳng ai rầy rà. Sau khi hết tiếng súng nổ, hết hỏa châu đầy trời, hết bắt lính, thanh niên, sinh viên Sài g̣n vui vẻ chào đón những ngày cách mạng đông vui ngoài phố. Và các ‘quán cốc liêu xiêu một câu thơ” bên các vĩa hè là chổ dừng chân để… “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.


    Chỉ có ai ở tuổi thanh niên vào thời điểm lịch sử có một không hai đó mới thấy được cái thú ngồi quán cà phê bụi lụp xụp mà hầu như đường nào cũng có. Có người c̣n có thuốc Ruby, Con Mèo để ph́ phàbên ly cà phê vớ nhưng để… phiêu bồng hơn một số lớn thanh niên chơi… “bốc – lăn – se” tức thuốc vấn. Anh nào cũng thủ sẵn một bọc trong túi xách để sẳn sàng bày ra cho bạn bè tha hồ vừa bốc vừa lăn vừa se vừa liếm vừa dán rồi ph́ phèo nhả khóiCà phê quán cóc (nhảy nay chổ nầy mai chổ khác như cóc nhảy ấy mà) thời ấy được coi như thời huy hoàng lăng mạn nhất của nền… văn hóa ẩm thực cà phê cóc Sàig̣n. Ban ngày đă rộn ràng như thế đến đêm bên những ngọn đèn dầu lù mù loanh quanh những con đường trong thành phố cũng có những quán cóc để dân mê cà phê, mê ḥa b́nh được tận hưởng những giờ phút, sảng khoái, thanh b́nh, yên ả nhất của đời ḿnh.

    VÀ CÀ PHÊ ĐƯƠNG ĐẠI


    Cà phê vốn cùng đi với con đường lịch sử, mỗi một thời kỳ nó có một h́nh thức thể hiện bản chất và h́nh thái riêng. Trong khoảng 30 năm sau ngày đất nước thống nhất bước đường của cà phê đă có những bước tiến rơ rệt.Bây giờ là thời kinh tế thị trường, nghề kinh doanh cà phê không c̣n ở giai đoạn cà phê Tàu ngồi chân trên chân dưới mà húp cà phê vớ trong chiếc đĩa sứ cũ kỷ hay kiểu cà phê lề đường tuy vui nhưng vi phạm luật giao thông lấn chiếm ḷng lề đường.Kinh doanh cà phê bây giờ phải có vốn hàng tỷ bạc. V́ nó không c̣n ở dạng Cafétéria nữa mà nó là Bar café, bề thế hơn, sang trọng hơn. Cơ ngơi kinh doanh mỗi nơi mỗi thể hiện một phong cách riêng để lưu giử một số khách hàng riêng.Chỉ cần đến Bar café Gió Bắc, Ciao café, Window’s café, Spa café ở ṿng quanh hồ Con Rùa thôi đủ thấy người kinh doanh phải bỏ ra một số tiền lớn cở nào để kinh doanh dịch vụ buôn bán món hàng đơn giản từ những hạt cà phê đen tuyền thơm ngát đó. Ngoài việc uống cà phê khách c̣n có thể nhăm nhi một ly Cocktail thấm mát đầu lưỡi hay một cốc rượu nhỏ Martell, Hennessy nồng nàn vào những buổi chiều. Cà phê Sài g̣n TP.HCM bây giờ sang hơn, thời thượng hơn dành cho một thành phần của cư dân có thu nhập cao hơn.

    ST

    http://ourvietnam.org/showthread.php?t=512&page=1

  2. #2
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Cà phê SàiG̣n xưa [P.I]

    Bạn đă uống cà phê nhiều, bạn biết muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó. Cà phê loăng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê mít đặc quánh mà vô vị, hăy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đă đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị rhum, th́ rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút bretain vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm ǵ à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Th́ để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Giống như uống coca th́ phải có thêm chút muối cho mặn mà đầu lưỡi ấy mà. Uống chanh đường pha thêm chút rhum cho nó ra dáng tay chơi. Như kẻ hảo ngọt nhưng vẫn cắn răng uống cà phê đen không đường cho lập dị. Thèm đá muốn chết nhưng cứ chốn bạn nhậu th́ nằng nặc đ̣i uống chay không đá cho giống khác người, cho đẳng cấp. Tôi không biết, không tả được, mời bạn hăy thử và tự cảm nhận lấy. Bạn đ̣i phải có tách sứ, th́a bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan (dộng vài phát hết gần nửa điếu và rít đỏ đầu), Ruby hay Basto xanh mới đă đời, thú vị phải không? Bạn đă có đủ những ǵ bạn cần, sao lại cứ thích đi uống cà phê tiệm? Tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta c̣n ghiền “uống” con người tại quán cà phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy th́ mời bạn cùng tôi trở lại không khí cà phê Sài G̣n những năm cuối 1960 và đầu 1970.

    Sài G̣n những năm giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970 tuổi trẻ lớn lên và tự già đi trong chiến tranh. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại; những mơ mộng hoa bướm tự nó thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không thể vô tư nhởn nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng được nhấp vào và quán cà phê trở thành nơi chốn hẹn ḥ để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm. Có một chút bức thiết, thật ḷng; có một chút làm dáng, thời thượng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài G̣n lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đ́nh Phùng đi lên; hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Cứ như thế, cái xe cọc cạch, trung thành như một người bạn thân thiết lê la khắp Sài G̣n, Chợ Lớn, Gia Định.


    Những ngày này, tôi là khách thường trực của quán Cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại ḥm Tobia; nơi đây có một căn pḥng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần c̣n lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nh́n rơ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.

    Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. H́nh như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hănh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó. Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương. Trong lănh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh; có người dùng ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đă chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đă thành công. Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm; “ông”, “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng thêm các tập san Sử địa, Bách khoa, Văn và vân vân...


    Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may áo dài Thiết Lập, vậy bạn có biết cà phê Hồng ở đâu không? Th́ đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đ́nh Chiểu, ngó xéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung tâm Thực nghiệm Y khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi v́ tôi biết có thể bạn không để ư. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm, chứ không sơn phết hoa ḥe, đèn treo hoa kết ǵ cả. Từ ngoài nh́n vào, quán như mọi ngôi nhà b́nh thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ h́nh hai thiếu nữ đội nón lá; một b́nh hoa tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lăng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.

    Cà phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có ǵ đáng nói ngoài cái vẻ xuề x̣a, b́nh dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân t́nh và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn đă trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong ḷng mỗi người. Cà phê Hồng đă tận dụng tối đa, nói rơ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán - những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút (làm như không bụi th́ không là trí thức)- đă vừa uống cà phê vừa uống cái ră rời trong giọng hát của Khánh Ly. Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do t́nh thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Tŕnh Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ. Lại có cả Time, Newsweek cho những bạn nào khát báo nước ngoài. Quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu ǵ đó. Nói thật ḷng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành ǵ, nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xang ḷng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và ít nói, ít cười, trừ cô chị. Những năm 1980, Cà-phê Hồng không c̣n, tôi đă thường đứng lại rất lâu, nh́n vào chốn xưa và tự hỏi: Những người đă có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? C̣n chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào?

    http://www.ghiencaphe.com/2010/12/ca...on-xua-pi.html

  3. #3
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Cà phê SàiG̣n xưa [P.II]

    Viện Đại học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đă thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lư, cùng với những tên tuổi đă giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nh́n vừa như một cơ sở giáo dục khả tín, vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ư thức và dấn thân
    .
    Tuy nhiên, dường như cái hồn của Đại Học Vạn Hạnh được đặt tại một tiệm cà phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó xéo về phía chợ Trương Minh Giảng. Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất v́ gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa. Các nhóm làm thơ trẻ đang lên và đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo chí Sài G̣n ngồi đồng từ sáng đến tối để... làm thơ.

    Nhưng đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau. Nắng Mới đă sống với Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nắng Mới nay không c̣n. Những con người cũ tứ tán muôn phương. Có một quán cà phê thân quen nữa không thể không nhắc đến: Quán chị Chi ở gần đầu đường Nguyễn Phi Khanh, kế khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp Casino Đa Kao. Ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè, trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm mà mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường. Quán chị Chi độ chín mười thước vuông, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. Quán không có nhạc, không trưng bày trang trí ǵ cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đă đi học rồi mà”.

    Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tṛn đều, láng mịn, ṿi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho hốp nước nhỏ. Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm, nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh - loại bánh đặc biệt của chị Chi- nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm lừng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất, trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm. Quán chị Chi giờ đă biến tướng ít nhiều nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đă từng ngồi quán chị bày tỏ ḷng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ.

    Những năm cuối thập niên 60 Sài G̣n có mở thêm nhiều quán cà phê mới, và thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng...

    Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ - H́nh như là Đào Duy Từ - gần sân vận động Thống Nhất bây giờ, có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La. Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giă thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài G̣n học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật t́nh là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt.

    Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đă cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài G̣n: Những gị lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đă tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đă giúp cho Đa La mang sắc thái rất ... Đa La. Ngày khai trương, Đa La chuẩn bị một chương tŕnh văn nghệ hết sức rôm rả, với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà... Đa La đông vui, chứng kiến sự nở hoa và tàn úa của nhiều mối t́nh. Nhưng Đa La vắng dần những người khách cũ và đóng cửa lúc nào tôi không nhớ.

    Cà phê Hân ở Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao là quán thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nh́n cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ ǵ; có lẽ cả thời sự, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy là xa lạ với dân ngoại đạo cà phê. Nhưng Hân là một nơi hết sức đáng yêu, đáng nhớ của nhiều người, dù ngồi quầy là một ông già đeo kính như bước ra từ một câu chuyện của văn hào Nga Anton Chekov.

    Về sau, đối diện với Hân có thêm quán cà phê Duyên Anh của hai chị em cô Hà, cô Thanh; cô em xinh hơn cô chị và được nhiều chàng trồng cây si. Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, đă trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Hồng Thập Tự - Cường Để c̣n nhớ, cũng như nhớ món bánh cuốn ở đ́nh Tây Hồ bên trong chợ Đa Kao thờ cụ Phan, nhớ quán cơm “lúc lắc” trong một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nữ sinh viên vừa đi lên căn gác gỗ vừa run khi được mấy chàng mời cơm.


    Bạn nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nh́n họ ngậm ống vố, đeo kính cận nói chuyện văn chương th́ mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự th́ cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên G̣ Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối đăi với nhau cũng rất đẹp.

    Cũng đừng quên nhắc đến quán Chiêu, hẻm Cao Thắng. Rồi c̣n cà phê hàng me Nguyễn Du, cũng Beatles, cũng Elvis Presley như ai ; và cả pha chút Adamo quyến rũ. Giá ở đây thật b́nh dân nhưng thường xuyên chứng kiến những pha so găng giữa học sinh hai trường nghề Cao Thắng và Nguyễn Trường Tộ. Chán cà phê th́ đi ăn nghêu ṣ, ḅ bía, ăn kem trên đường Nguyễn Tri Phương, góc Minh Mạng hoặc bên hông chợ Tân Định. Phá lấu đă có góc Pasteur-Lê Lợi, nhưng chỉ dành cho các bạn có tiền. Rủng rỉnh tí xu dạy kèm cuối tháng có Mai Hương (nay là Bạch Đằng Lê Lợi). Quán Mù U, hẻm Vơ Tánh, chỗ thương binh chiếm đất ở gần Ngă tư Bảy Hiền dành cho những bạn muốn mờ mờ ảo ảo.

    Muốn thưởng thức túp lều tranh mời đến cà phê dựa tường Nguyễn Trung Ngạn gần ḍng Kín, đường Cường Để. Rồi quán cà phê Cháo Lú ở chợ Thị Nghè của một tay hoạ sĩ tên Vị Ư. Cao cấp hơn có La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard, Givral. Thích xem phim Pháp xưa, phim Mỹ xưa và ngồi... cả ngày xin mời vào rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi để chung vai với đám đồng tính nam. Vào Casino Sài G̣n có thể vào luôn hẻm bên cạnh ăn cơm trưa rất ngon tại một quầy tôi đă quên tên.

    Nhưng rạp Rex vẫn là nơi chọn lựa nhiều nhất của SV, cả nghèo lẫn giàu. Cuộc sống SV cứ thế mà trôi đi trong nhịp sống Sài G̣n. Nghèo nhưng vui và mơ mộng. Tống Biệt hành, Đôi mắt người Sơn Tây sống chung với Cô hái Mơ. Đại bác ru đêm sánh vai với Thu vàng. Ảo vọng và thực tế lẫn vào nhau. Thi thoảng lại pha thêm chút Tội ác H́nh phạt, Zara đă nói như thế! Che Guervara, Garcia Lorca.

    Tất cả những ǵ tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài G̣n trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, đặc biệt là tặng tất cả những ai tha hương có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim ḿnh c̣n đang bay lơ lửng ở cà phê Hồng, Thu Hương, hay đâu đó ở quê nhà.


    http://www.ghiencaphe.com/2010/12/ca...n-xua-pii.html

  4. #4
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Hành tŕnh cà phê Việt

    Sài G̣n tạp pín lù của Vương Hồng Sển:
    “... Từ 1950 cho đến trào ông Diệm, khi quán cóc trước cửa Thảo cầm viên chưa bị trục xuất để chỉnh trang vườn bách thảo và đô thành. Lúc ấy nơi trước cửa vườn mé bên Ba Son có một quán nhỏ bán cà phê, người chủ quán v́ tai nạn chiến tranh bị cắt mất một chân nên có biệt danh là “quán thằng Cụt”. Cụt ta đi nạng chống và mỗi lần xê dịch vẫn nhảy c̣ thọt c̣n mau lẹ hơn chim nắc nước. Và Cụt sở trường pha cà phê rất đậm rất ngon, cà phê buổi sáng hơi nghi ngút giá chỉ có một đồng rưỡi một tách không sữa”.

    TT - Chưa rơ những ly cà phê đầu tiên ở Sài G̣n được pha thế nào, nhưng theo cố nhà văn Sơn Nam, miền đất mới này đă xuất hiện sớm hai quán cà phê do người Pháp làm chủ là Lyonnais và Café de Paris từ năm 1864. Và cà phê dần h́nh thành một ḍng chảy văn hóa, bạn tri âm, tri kỷ của bao lớp người Sài G̣n ...


    1.
    Khi chiến hạm Pháp tiến vào Sài G̣n, những giọt cà phê hương bơ cũng dần chảy trên miền đất mới này. Trong kư sự Đông Dương ngày ấy, tay bút phiêu bạt Claude Bourrin kể lại một thời bàn cà phê xếp kín chỗ quanh Nhà hát lớn. Giờ đông khách, mùi cà phê ngào ngạt khắp khu vực.

    Trên các đường phố khu vực này, nhiều quán cà phê cũng nhanh chóng xuất hiện như Café de la Musique, Grand Café de la Terrasse, Café des Fleurs... để phục vụ kẻ viễn chinh lẫn người bản địa sớm hấp thụ lối sống phương Tây.

    Cặp mắt tinh tế của tác giả cũng nh́n thấy h́nh ảnh trong khi các ông chồng người Pháp tụ tập tán gẫu ở các quán cà phê này, th́ các quư phu nhân đi dạo trên những chiếc xe ngựa leng keng.

    Sau đó, nhiều bà quay xe về quán để đón phu quân vẫn đang mải mê với thứ nước thơm nồng. Claude Bourrin cũng không quên nhấn nhá kể lại những lời b́nh phẩm nhỏ to, mà đôi khi thô tục, của những anh lính viễn chinh về các quư bà người Pháp vốn như hoa hiếm ở Sài G̣n thuở ấy...

    Trong chiến tranh 20 năm, một góc khác của Sài G̣n, nhà báo Edith Lederer (hiện là trưởng phân xă AP tại Liên Hiệp Quốc), trong chuyến thăm lại Sài G̣n năm 2010 đă ở lại khách sạn Caravelle và kể lại: “Văn pḥng của AP nằm trên ṭa nhà Eden. Nhà báo chúng tôi ngồi ở Givral, Brodard, nói đủ chuyện trên đời và nghe ngóng tin tức”.

    “Trục cà phê” gồm ba quán La Pagode, Givral, Brodard đă từng một thời là trung tâm báo chí của Sài G̣n. Ở đó, những tên tuổi hàng đầu thế giới về báo chí như Peter Arnett, Larry Burrows... đều từng có thời gian la cà, chờ đợi và chiến đấu với những thông tin nóng bỏng nhất của chiến tranh Việt Nam.

    Bây giờ La Pagode không c̣n, Givral cũng ngừng hoạt động cùng với ṭa Eden. Nhưng người Sài G̣n đi ngang qua khu vực ấy vẫn thấy Brodard sáng đèn và tấp nập cà phê ngay ngă ba Đồng Khởi - Nguyễn Thiệp. Tên Brodard vẫn c̣n đây nhưng “gu” cà phê đă chuyển sang phong vị Gloria Jean’s. Người Việt, khách Tây ḥa vào nhau bên ly cà phê. Mỗi năm, khi những người xưa cũ của cuộc chiến tranh Việt Nam quay lại thăm thành phố nhiều kư ức này, Brodard - Gloria Jean’s vẫn làm dấy lên những vùng rất rơ nét trong tâm trí họ. Ở đó, đám nhà báo ngồi, chính trị gia đi lại, thông tin khuấy động, Sài G̣n rung chuyển khi những trang tin đến tay thế giới.

    2.
    Bên cạnh những quán cà phê gắn liền lịch sử, Sài G̣n xưa c̣n có những quán cà phê b́nh dân như bộ mặt khác rơ nét và chân thực về người xứ này. Thầy giáo Hoàng Hữu Phước bồi hồi nhớ măi thuở cầm cốc ra quán cà phê Năm Dưỡng mua cho cha. Ông kể: “Bà chủ cho cả cái vợt đầy bột cà phê nhúng vào b́nh, vợt lên xuống rồi đổ cà phê ra cốc. Xong bà lại tống nước sôi vào, tiếp tục vợt và đậy nắp lại. Ba tôi ghiền, ông ngoại tôi cũng ghiền”.

    Quán cà phê Năm Dưỡng ngày ấy nằm trên đường Nguyễn Thiện Thuật. Cả cái kiểu pha cà phê dùng vợt (c̣n gọi là “cafe vớ” - v́ vợt để bă giống cái vớ) cũng hiếm c̣n thấy ở Sài G̣n. Sau này bôn ba khắp nơi, ông Phước vẫn nhớ cà phê vợt ngày nào: “Đó là cách pha của các chàng cao bồi, v́ khi nấu nước nóng, hương khói tỏa ra nồng nàn cả pḥng...”.

    Đạo diễn Tường Phương, ngày xưa c̣n là chàng sinh viên văn khoa Sài G̣n, nhớ măi chuyện muôn năm cũ: “Bà lăo bán cà phê bị hô nhưng lúc nào cũng cười toe toét. Bà biết hết từng người thích ǵ. Tay vợt vợt cho cà phê ra nước, ông bà bán hàng chẳng lúc nào ngớt chuyện với khách. Quán Năm Dưỡng b́nh dân nên đông khách, có lúc chẳng có ghế ngồi. Cà phê thơm thiệt thơm”.

    Với Tường Phương, cà phê vỉa hè là nơi đă cho ông gặp được những người quan trọng nhất của đời làm phim. Một lần, khi đang t́m hiểu để quay bộ phim tài liệu về quái kiệt cải lương Ba Vân, ông đă được chính nghệ sĩ già này nhắc nhở về những ly cà phê buổi sớm.

    Nhà ở Bàu Sen, ông Ba Vân dậy sớm ra chợ Bàu Sen uống cà phê và nh́n người ta chở bông, chở rau quả, rồi buồn vui chuyện trúng mùa, thất bát. Ly cà phê buổi sớm đă giúp ông lăo cảm nhận nhân gian thế sự chảy trong máu ḿnh để thăng hoa trong vai diễn.

    Ở Sài G̣n, người ta thấy ở quán cóc vỉa hè hoặc tận xó xỉnh nào đó, những bậc thầy văn chương, thi sĩ như Sơn Nam, Bùi Giáng... ngồi cạnh những người xích lô lam lũ. Ông Hoàng Hữu Phước tâm sự: “Hồi ông Bùi Giáng c̣n sống, đám sinh viên tụi tôi hay đến quán cà phê trong ngơ, đối diện với chùa Kỳ Viên đường Nguyễn Đ́nh Chiểu và gặp ông ngồi đó với ba bốn ông bạn gần tuổi nhau. Rồi tôi cũng thấy ông xích lô bỏ xe ngay đó, vác điếu cày vô ngồi gọi cà phê trong quán”.
    Rồi bao chuyện đất và người Nam bộ đă đến với ly cà phê cùng nhà văn Sơn Nam. Cuộc sống và giọt mồ hôi anh xe kéo, ông bốc vác cũng từ ly cà phê ấy mà trôi vào từng ḍng tác phẩm của cụ Vương Hồng Sển, vào từng ḍng thơ say tỉnh, hư thực của nhà thơ Bùi Giáng.

    3.
    Người Sài G̣n thập niên 1960-1970 cũng khó quên những quán cà phê nghèo khó, thô mộc, mà đôi khi dữ dằn ở những “ốc đảo” Mả Lạng, quận 4 của người nghèo khó, sa cơ lỡ vận, trốn quân dịch, kể cả anh chị giang hồ, bán sương ...

    Sâu trong hẻm hun hút, tăm tối như hang rắn có những quán cà phê của bà Ba lé, chị Bảy mồ côi, đại ca Năm thọt. Người ta có thể chỉ mặc quần xà lỏn ngồi uống cà phê, sôi nổi chuyện tin đồn, bày kế trốn quân dịch và sẵn sàng chửi thề đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.

    Nhiều chủ quán không biết nửa chữ cắn làm đôi, nhưng luôn thủ sẵn cuốn sổ nợ cho người uống ghi nợ. Giá ly cà phê rẻ mạt mà lắm kẻ vẫn không trả nổi nợ. Cứ ít hôm chủ quán lại thở dài nghe tin tay anh chị, cô gái “buôn hương” nào đó ở xóm ḿnh không thể trở về. Trang giấy ghi nợ đành phải xé đi v́ người bất hạnh đă bỏ thân ở góc hẻm, đầu chợ lạnh lẽo nào đó...

    Sài G̣n nay trở thành một “thiên đường” cà phê với rất nhiều phong cách, thứ hạng. Người uống cà phê là “uống” cả một nền văn hóa độc đáo của miền đất mới này

    QUỐC VIỆT - LAN PHƯƠNG

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/P...a-phe-xua.html

  5. #5
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399
    Sao không thấy ai nhắc đến giai đoạn den tối của Chủ nghĩa Xă Hội VN sau 1975, khi người dân chỉ có khả năng uống cà phê làm bằng bột bắp và bất cứ loại hạt rẻ tiền nào có thể rang cháy và nghiền thành bột cà phê dỗm?
    Thời đó, cán bộ CS từ Bắc mới vào Nam gọi tách cà phê phin là "cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc", thức uống thượng hạng mà suốt đời họ chưa hề thấy, nói chi đến nếm thử.
    Cũng là thời mà dân có tiền cũng chỉ uống bia hơi, bia lên men, làm bằng các vỏ trái dứa vứt ra từ các chợ.
    Không có tiền do người Việt hải ngoại gửi về và tiền viện trợ nhân đạo của các nước tư bản, th́ giờ này chắc dân VN cũng chỉ cà phê bột bắp và bia hơi thôi.

  6. #6
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Khi hạt cà phê được "giải phóng"

    Quote Originally Posted by TuDochoVietNam View Post
    Sao không thấy ai nhắc đến giai đoạn den tối của Chủ nghĩa Xă Hội VN sau 1975, khi người dân chỉ có khả năng uống cà phê làm bằng bột bắp và bất cứ loại hạt rẻ tiền nào có thể rang cháy và nghiền thành bột cà phê dỗm?
    Thời đó, cán bộ CS từ Bắc mới vào Nam gọi tách cà phê phin là "cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc", thức uống thượng hạng mà suốt đời họ chưa hề thấy, nói chi đến nếm thử.
    Cũng là thời mà dân có tiền cũng chỉ uống bia hơi, bia lên men, làm bằng các vỏ trái dứa vứt ra từ các chợ.
    Không có tiền do người Việt hải ngoại gửi về và tiền viện trợ nhân đạo của các nước tư bản, th́ giờ này chắc dân VN cũng chỉ cà phê bột bắp và bia hơi thôi.

    Kinh hoàng công nghệ chế biến “ cà phê vỉa hè ”


    Theo dantri.com.vn -

    Phần lớn lượng cà phê bột tiêu thụ hằng ngày tại TPHCM không phải là cà phê mà là... đậu nành, bắp, đường và hoá chất được các cơ sở không đăng kư kinh doanh phù phép thành cà phê. V́ thế không ngạc nhiên khi ai đó có ngày lỡ uống đến 4, 5 ly cà phê mà đêm về vẫn ngủ ngon.


    Công nghệ chế biến “cà phê ngơ hẻm”


    Theo anh T.B, chủ một cơ sở rang xay cà phê bỏ mối ở Q.12, thị trường TPHCM đang có đến gần 2.000 thương hiệu cà phê bột đóng gói, từ những cơ sở có vốn chỉ vài trăm ngàn đồng cho đến các công ty với hàng trăm công nhân làm việc. Có những cơ sở mặt bằng chỉ vài mét vuông, kinh doanh theo kiểu đến các ḷ rang mua cà phê về xay, đóng gói với một nhăn hiệu "mạnh ai nấy nghĩ" rồi mang đi bỏ mối cho các quán cà phê lớn nhỏ, nhiều nhất là các quán cà phê "cóc" lề đường.

    Tôi được nhận vào làm việc ở một ḷ rang cà phê trong một con hẻm thuộc tổ 44, phường Tân Chánh Hiệp, Q.12 và dần dà hiểu toàn bộ quy tŕnh chế biến cà phê.

    Sau khi khiêng hai bao đậu nành loại "cực đẹp" đổ vào ḷ, anh thợ phụ cắm điện, mồi củi, vài phút sau lửa cháy phừng phực, chảo rang quay nhịp nhàng giống như một cái máy trộn bê tông. T. - chủ ḷ - đi đâu đó thồ về thêm 2 bao đậu nành nữa, mỗi bao là 60 kg, tổng cộng hôm nay T. rang hai tạ tư đậu nành. Anh ta quay qua tôi: "Mọi khi rang gấp ba như thế". Nói đoạn T. loay hoay lấy ra 50 kg đường bánh, cho khoảng 10 lít rượu vào khuấy lên rồi đổ vào chảo nấu.

    Khi chảo đường sôi sùng sục, đen x́ trông giống như nhựa đường, T. cho vào đó khoảng hơn 10 loại hoá chất và bắt đầu từ đây mùi cà phê toả ra ngào ngạt. Thấy tôi tṛn mắt ngạc nhiên, T. giải thích đó là công đoạn "tẩm".

    Nấu chảo đường khoảng hơn một tiếng, T. nếm thử đường và gật gù: "OK". Lúc này, một thợ phụ cho biết đậu nành đă "tới". Hai thợ phụ khác đưa xe đẩy vào gầm ḷ rang, rồi mở ḷ chuyển đậu ra.

    Đậu nành cháy đen đổ đầy ra nền xi măng, hai chiếc quạt công nghiệp mở hết cỡ để thổi cho mất mùi đậu nành. Khi đă bớt khói, thợ lấy đường từ chảo đang sôi sùng sục đổ vào đậu rồi ra sức đảo (theo T., đường và đậu được trộn đều khi c̣n nóng sẽ chỉ c̣n lại mùi cà phê mà thôi).

    Công đoạn này kết thúc, đậu chuyển sang màu đen nhánh trông giống hệt như cà phê, dính vào nhau thành từng bánh. Hai thợ phụ dùng cào cào đậu rộng ra rồi tăng tốc quạt. Đậu nguội một chút, một thợ phụ để nguyên cả dép nhảy vào, dùng xẻng, bàn cào và dùng cả chân đạp cho đậu tơi ra. Sau đó đậu nguội được đóng bao, giao cho chủ cơ sở xay đóng gói chở về. Toàn bộ quy tŕnh chế biến "cà phê" kết thúc, nhưng tôi không hề thấy một hạt cà phê nào hiện diện trong quy tŕnh này.

    Bí quyết làm giàu của các ông chủ ḷ

    Sáng ngày 3/5, tôi được chủ ḷ dẫn lên chợ Kim Biên mua hàng. Đảo quanh một ṿng, chúng tôi ghé vào tiệm N.S. Chủ ḷ hỏi mua hai loại hoá chất được kư hiệu ǵ đó rất khó nhớ (mỗi loại 1 lạng), một nhân viên của tiệm xách ra 2 can nhựa loại 5 lít có màu sậm chiết ra giao hàng.

    Rời tiệm N.S, chúng tôi sang tiệm T.N, chủ ḷ mua 1/2 kg sữa Úc (150.000đ/kg), 1 kg ca cao (40.000đ/kg). Sau đó chúng tôi về tiệm H.L trên đường Nguyễn Trăi. Chủ ḷ đưa cho ông chủ tiệm người Hoa một danh sách gồm 9 loại hoá chất, liếc qua tôi thấy trong đó ghi 200g ĐĐ1 (đây là hương cà phê Đông Đức loại 1), 200g HK (Hồng Kông), 200g MOP (Môca Pháp) và một số loại hoá chất khác.

    Liếc qua một lần, ông chủ tiệm gọi nhân viên lấy hàng, cho vào bịch xốp. Số tiền phải trả là 769 ngàn đồng. Tất cả 14 loại hương liệu, hoá chất được mua trong buổi sáng hôm đó hết hơn một triệu đồng.

    T́m hiểu nhiều lần tôi mới biết được đại khái là chủ ḷ muốn "cà phê" có mùi ǵ, vị ǵ cũng được. Tất cả đều có thể mua được ở chợ Kim Biên. Ghê nhất là một loại hoá chất "tạo bọt" nh́n gần giống như nước rửa chén, ly cà phê sẽ nhanh chóng nổi lên một lớp bọt hấp dẫn ngay khi người uống khuấy nhẹ muỗng.

    Một người quen của tôi tên H., làm nghề bỏ mối cà phê cho biết: muốn chế biến cà phê bằng đậu nành hay bắp đều được. Cà phê kiểu này khi giao cho các quán giá khoảng 30.000 đồng/kg, lời gấp 5 lần so với chế biến bằng cà phê thật. Lợi nhuận quá cao nên sau 5 năm làm ăn, H. tậu một hơi 3 miếng đất, nhà, xe ô tô, xe Honda @ mà vẫn chỉ coi là... "chuyện nhỏ". Nhiều chủ ḷ c̣n lái cả ô tô để đi giao hàng.

    Mỗi chủ ḷ loại vừa có khoảng trên một trăm quán "ruột" ở khắp địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận như: Long An, Tây Ninh, B́nh Dương, Đồng Nai... Nhiều chủ ḷ sẵn sàng đầu tư cho những quán cà phê mới mở toàn bộ đầu máy, ti vi cho đến bàn ghế. Chủ quán chỉ cần nhận hàng đều đều, đủ 500 kg cà phê th́ toàn bộ những ǵ được đầu tư sẽ thuộc về chủ quán. Chưa kể các chủ ḷ c̣n khuyến măi quà, lịch... cho quán mỗi dịp tết lễ để tăng sức cạnh tranh.

    Kết thúc hơn 10 ngày đi làm thợ "rang cà phê", trong tôi là một cảm giác ớn lạnh khi nhớ lại bàn chân mang dép cáu bẩn của anh thợ đang đạp cho tơi "cà phê", thứ hoá chất tạo bọt sền sệt được cho vào "cà phê", chợt thấy thương cái thói quen ngày nào, tôi và mấy người bạn cũng ra vỉa hè nhâm nhi một ly cà phê sáng.


    Theo Hoài Nam
    Thanh Niên

  7. #7
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Cà phê VN ngày nay.

    Kinh hoàng “công nghệ” pha chế cà phê

    Uống cà phê đă thành thói quen của nhiều người. Thế nhưng, ít ai biết rằng, ly cà phê họ đang cầm trên tay rất có thể chỉ được pha chế bằng… bột bắp hoặc đậu nành đă sấy cháy sau đó “tẩm ướp” với hàng loạt loại hoá chất, phụ gia độc hại. Nhiều ngày thâm nhập, t́m hiểu về công nghệ chế biến cà phê khiến chúng tôi không khỏi rùng ḿnh…

    Gặp tôi, ông V chủ một quán cà phê lớn ở quận 7, TP.HCM hỏi giá cà phê nhân hiện nay là bao nhiêu? – Tôi đáp: Khoảng 50 -55.000đ/kg. Nghe xong ông này liền nêu một nghịch lư: “Ông là nhà báo thử đi t́m hiểu v́ sao mà giá cà phê cao như thế nhưng hàng ngày, nhiều hăng cà phê vào quán tôi chào hàng với giá cũng chỉ 55 – 60.000đ/kg cà phê bột. Trong khi đó, theo tôi biết, 1 kg cà phê nhân chỉ làm được 0,7kg cà phê bột, đó là chưa kể công, nhăn mác, bao b́, tiếp thị, vận chuyển.

    Nói xong, để chứng minh ông V mang ra một xấp bao b́ quảng cáo các thương hiệu cà phê khác nhau. Qua t́m hiểu, chúng tôi được chỉ về Đồng Nai, nơi được xem là có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến cà phê cung cấp không chỉ cho khu vực Đông Nam bộ mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước, thậm chí sang tận Campuchia.

    Ḍ hỏi măi người trong nghề, khó khăn lắm chúng tôi mới tiếp xúc được ông C – người có tiếng ở Biên Hoà (Đồng Nai) về kỹ thuật pha chế cà phê. Chỉ cần nhấp một ngụm cà phê đen (không đá, đường) là ông C. có thể biết được ly cà phê có “công thức tẩm ướp” như thế nào, và ông có thể làm được gần y chang. V́ thế, ông này được nhiều hăng cà phê mời về làm, thậm chí có có công ty c̣n mua toàn bộ máy móc và nguyên liệu để ông pha chế.

    Tuy nhiên, sau khi làm thấy chủ doanh nghiệp v́ lợi nhuận cao mà “ép” phải dùng quá nhiều hoá chất độc hại, thậm chí theo ông C th́ có thể gây ung thư nên ông đă từ chối thẳng thừng. Ông C bảo: “Nếu làm theo họ th́ tôi sẽ có nhiều tiền, nhưng lương tâm của tôi không cho phép. Ḿnh đă làm là phải có thương hiệu, phải có đạo đức. Ḿnh làm cà phê, bạn bè đến mời mà ḿnh không dám uống th́ làm sao chấp nhận được? C̣n nếu uống th́ tự ḿnh rước độc hại vào thân c̣n ǵ”.

    Hỏi ra mới biết, ông C c̣n có “ngón nghề” bốc thuốc Đông y, hàng ngày ông vẫn đi chữa bệnh làm phúc cứu người. Khi biết chúng tôi muốn thâm nhập, t́m hiểu về công nghệ pha chế cà phê hiện nay, ông C từ chối v́ cho rằng đây là lĩnh vực “nhạy cảm” và phức tạp (có lẽ ông sợ liên lụy, rắc rối). Ông chỉ nói: “Nông dân trồng cà phê th́ ít người giàu, nhưng nghịch lư là các công ty cà phê lớn nhỏ đều giàu” – nói xong ông xin phép đi công chuyện.

    Những ngày sau đó, thấy chúng tôi kiên tŕ “đeo bám”, cuối cùng ông cũng đồng ư cho một cái hẹn ở đúng quán cà phê của ḿnh. Mời chúng tôi uống ly cà phê 100% bột là cà phê, sau đó ông kêu pha 1 ly cà phê khác có pha trộn. Ông C bảo: “Quán của tôi nhỏ vậy thôi nhưng ngày nào cũng có nhân viên tiếp thị của nhiều công ty cà phê vào mời chào và biếu không để uống thử, nếu ḿnh OK th́ kêu hàng họ mang đến tận nơi”.

    Sau khi nhấp thử cà phê ở 2 ly được mời, tôi thấy có sự khác nhau hoàn toàn về vị giác, kể cả về màu sắc bên ngoài. Ông C cho biết: “Hiện nay ở Việt Nam khó có thể thống kê được có bao nhiêu đơn vị sản xuất cà phê bột, chỉ biết rằng lượng cà phê và lượng người uống mỗi ngày là rất lớn. Thế nhưng, có một lượng không nhỏ cà phê đang được chế biến bằng bắp và đậu nành. Sẽ chẳng có ǵ vô hại nếu những thứ đó được chế biến b́nh thường, nhưng đằng này họ sấy cháy đen hết những thứ đó thành than rồi mới tẩm ướp rồi đóng gói và tung ra thị trường”

    Công nghệ… cuốc xẻng

    Ông C khẳng định, với giá cà phê như hiện nay, để sản xuất ra một kg cà phê bột (gồm nhân công sấy, xay, đóng gói, bao b́ nhăn mác…) phải 100.000đ trở lên. Do đó, nếu giá cà phê bột bán với giá 55-60.000đ/kg th́ chỉ có bột bắp, đậu nành mà thôi. Bởi hiện giá bắp chỉ khoảng 8 – 9.000đ/kg, đậu nành khoảng 13.500đ/kg. Như vậy, với bột bắp, đậu nành mà bán 55-60.000 th́ họ lời khủng khiếp cỡ nào”.

    Ngoài ra, đánh vào tâm lư các quán cà phê thích lấy hàng rẻ để có lời nhiều, các hăng cà phê đua nhau mọc lên và tung ra thị trường sản phẩm rất bát nháo. Ch́a cho chúng tôi cả chục loại cà phê đến tiếp thị, ông C c̣n cho hay: “Có nhiều thương hiệu cà phê khi gọi vào số điện thoại in trên bao b́ th́ chỉ nghe ṭ te tí, hoặc truy ra là địa chỉ ma”.

    Theo ông C: “Tuỳ theo quán sang hay không, gu của từng quán mà chủ quán có thể mua hoặc đặt hàng với nhà cung ứng. Do đó, tỷ lệ cà phê – đậu nành- bắp sẽ được tạo thành một công thức để ra cà phê. Kinh hoàng hơn cả trong công nghệ pha chế cà phê là trộn cả chục loại hoá chất, phụ liệu để sản phẩm giống y chang cà phê thiệt, trong đó có nhiều loại độc hại như: bột CNC (chất làm keo), chất tạo bọt trắng, caramen tạo mùi, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hoá học, bột vani…”.

    Được biết, toàn bộ những hoá chất trên đều mua ở “chợ hoá chất” Kim Biên (phường 13, quận 5 – TP.HCM). Nếu không có những chất đó th́ không bao giờ bột bắp, bột đậu nành có thể “hô biến” thành cà phê được! Ông C cho hay: “Công nghệ chế biến cà phê bột ở những cơ sở nhỏ lẻ cũng chẳng khác nào công nghệ “cuốc xẻng” trong sản xuất phân bón rởm, kém chất lượng. Chỉ cần đầu tư 10 triệu đồng là có ngay một cái bồn để sấy bắp, đậu nành, sau đó mua thêm 1 chiếc cối xay là có ngay một quy tŕnh chế biến cà phê. Trong khi đó, giá một chiếc cối xay cũng chỉ từ 1,5- 7 triệu đồng (tuỳ loại 1 ngày có thể xay được trên dưới 200kg) nên thực tế việc đầu tư làm thương hiệu cà phê “cỏn con” là không tốn kém bao nhiêu, trong khi lợi nhuận là rất lớn”

    Ngoài ra, nếu chủ nhân lén lút làm ở trong nhà th́ sẽ an toàn tuyệt đối. Chính v́ thế, hiện nay thị trường cà phê dường như đang bị thả nổi chất lượng.


    Theo báo Nông Nghiệp


    http://giacaphe.com/13671/kinh-hoang...he-ca-phe.html

  8. #8
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    QUÁN CÀ PHÊ QUÁN RƯỢU SÀI G̉N THẾ KỶ TRƯỚC

    Trương Đạm Thuỷ

    Sài G̣n bây giờ so với thập niên 50-60 th́ nó bao la hơn, hiện đại hơn gấp bội phần. Ngày xưa tuy được gọi là “Ḥn Ngọc Viễn Đông” nhưng phạm vi của nó cũng chỉ là Quận Nhứt, Quận Nh́, Quận Ba, Quận Tư, (Quận Năm thuộc về Chợ Lớn) và Quận Phú Nhuận và hết. Phần c̣n lại như Quận B́nh Thạnh bây giờ thuộc về Gia Định.

    “Ḥn Ngọc Viễn Đông” lúc bấy giờ cư dân tương đối thưa thớt nhưng phần kiến trúc chịu ảnh hưởng rất nặng phong cách Tây phương. Có lẽ v́ thế người ta có cảm giác như Sài G̣n rộng lớn và đồ sộ. Thuở đó, nơi giải trí, chốn ẩm thực cũng không nhiều, không đa dạng và phong phú như bây giờ. Giới trí thức, nghệ sĩ (nay nếu chưa qua đời th́ tóc đă bạc trắng) khi nhắc lại chuyện… bù khú thuở tóc c̣n xanh họ vẫn nhớ như in những trà đ́nh tửu quán của một thời mờ xa…

    Sài G̣n ăn sáng có quán ăn Thanh Bạch với món ḅ kho danh bất hư truyền. Quán nằm trên đường Bonnard (nay là Lê Lợi) sát cạnh Bệnh viện Sài G̣n. Ḅ kho ở đây không hề giống phong vị ḅ kho ở Chợ Lớn. Mùi vị của nó khi ăn xong vẫn c̣n nghe thấm đẫm trong cổ họng. C̣n nếu nhắc đến món Paté Chaud th́ phải nhắc đến quán ăn Phạm Thị Trước cũng nằm trên con đường này sát góc Pasteur.

    Buổi chiều, khách sang muốn có một buổi lai rai đầy thi vị th́ lại nhớ ngay đến nhà hàng Thanh Thế nằm trên đường Nguyễn Trung Trực, nhà hàng Kim Hoa góc Lê Lợi - Pasteur hay quán Chez Albert nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao. Khách đến đây thường chỉ uống rượu như Martell, Hennessy, Courvoisier… chứ không hề uống rượu Mỹ. Họ vừa lai rai tâm sự với bạn bè vừa để thư thả nh́n bóng đêm nhẹ nhàng dần buông xuống đường phố êm ả.
    Dân nghiện cà phê từ giữa thế kỷ hai mươi cũng chẳng thể nào quên “ông anh” cà phê Kim Sơn nằm ngay góc Bonnard - Nguyễn Trung Trực. Buổi xế chiều ra ngồi bên hàng hiên quán gọi một tách cà phê nóng giá chỉ một đồng là có thể tha hồ vừa nhâm nhi thứ hương vị ngọt ngào vừa ngắm các cô thiếu nữ Sài G̣n thướt tha trong tà áo dài nhởn nhơ bát phố tung tăng tung tẩy lượn qua.

    Đă nói đến Kim Sơn th́ không thể quên nói đến một… “lăo làng” cà phê khác. Đó là quán cà phê La Pagode trên đường Catinat (Tự Do) - Đồng Khởi bây giờ. Tại sao một quán cà phê sang trọng, một kiểu thiết kế theo loại quán salon phong cách Tây như vậy mà đặt tên là quán “Chùa”? Nhưng giới trí thức, văn nghệ sĩ Sài Thành thuở giữa thế kỷ hai mươi hầu như đều đă đặt chân đến đây. Những thi sĩ lớn như Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Bàng Bá Lân… đều có lần in dấu nơi cái quán sang trọng cổ kính này. La Pagode có một mái ṿm kính xanh mở ra một công viên nhỏ bên kia góc ngă tư Lê Thánh Tôn - Tự Do. Buổi sáng, buổi chiều ngồi đó thả hồn nh́n ra màu xanh của cây lá khách cứ ngỡ ḿnh như đang ngồi một quán cà phê nào đó của khu Saint Germain des Prés của Paris.

    Qua khỏi La Pagode mấy căn phố đến góc Lê Lợi là quán cà phê Givral đối diện Continental. Đây là nơi dừng chân của giới văn nghệ sĩ và báo chí. Và người ta cũng sẽ không quên một “ông anh” già đời nữa là quán cà phê Brodard cũng nằm trên cung đường sang trọng bậc nhứt Sài G̣n này. Brodard có pḥng cà phê trên lầu ấm cúng và một quầy bar bên dưới. Chiều chiều ai thích cà phê th́ lên trên, ai thích nhâm nhi một cốc rượu mạnh th́ ở tầng trệt! Cứ tự nhiên muốn ngồi đó bao lâu tùy ư mặc sức mà vừa thả hồn theo khói thuốc để… khói buồn bay lên mây.

    Nếu khách nào thích uống rượu chát Pháp chính hiệu th́ đừng ghé Brodard mà nên đi vài bước nữa, cũng trên đường này, th́ đến quán Imperial (Hoàng Gia) của một ông Tây già làm chủ và lăo Hoàng “đầu bạc” làm quản lư. Rượu chát đỏ vùng Bordeaux nhắm với trứng cá hồi Cavias đen hoặc với Fromage Camembert th́ có thể được xem như có một chiều… “sướng-rên-mé-đ́u-hiu”.

    H́nh như cứ mỗi quán rượu cổ, quán cà phê lâu đời nào cũng có mang theo kỷ niệm của những người đàn ông luống tuổi nào đó bởi ít ra cũng có một đôi lần trong thuở thanh xuân họ đă dừng bước giang hồ lại nơi đó. Tuổi càng già lại càng ưa nhớ về kỷ niệm, nhớ những góc phố, con đường… Mà quán cà phê, quán rượu lâu đời lại chính là hồn của con phố đó, nó lung linh trong tâm tưởng với biết bao hoài niệm…

    DỊU DÀNG GÓC PHỐ HÔM NAY

    Quán cà phê loại sang, cà phê biệt thự sân vườn ở Sài G̣n thời đương đại th́ có cả trăm mà người chủ đầu tư vào phải mất hàng chục tỷ đồng mới có được. Nhưng đó là chuyện khác. Ở đây chỉ nói đến những quán cà phê nằm chênh vênh một góc phố nào đó mà khách ngồi có thể vừa nhâm nhi cốc cà phê thơm lừng vừa có thể thả tầm mắt ngắm đường phố, ngắm người qua lại. Ta ngồi im một chỗ bất động mà có thể ngắm ḍng đời đang sôi động diễn qua như đang xem một khúc phim phóng sự đời thường của một Sài G̣n buổi sáng, buổi chiều…

    Men theo đường Nguyễn Du đến góc Tôn Đức Thắng bên hông ṭa nhà 33 tầng có một quán cà phê lộ thiên lung linh gió và nắng. Khách văng lai đến làm việc với nhiều văn pḥng công ty ở đây thường hay ghé vào đó ngồi giải lao và có dịp rời bỏ những căn pḥng máy lạnh buồn chán để được tắm ḿnh trong nắng và gió. Có cà phê, nước trái cây, nước dừa, kem… nói chung ở đây là có một món ǵ đó để khách nhăm nhi và được dịp thả lỏng người. Trước mắt là một không gian có góc nh́n rộng, có những hàng cây cổ thụ lâu đời làm cho con mắt đỡ mỏi sau những giờ ngồi bên bàn vi tính khô khan vô cảm.

    Cũng trên đường Nguyễn Du góc Đồng Khởi dưới chân ṭa nhà đối diện với Nhà thờ Đức Bà có một quán cà phê lộ thiên khác mà buổi sáng bao giờ cũng đông khách nước ngoài và cả khách Việt ngồi đây ngắm nắng lên phía công viên Thống Nhất. Cỏ xanh, cây xanh điểm xuyết hai ṭa tháp chuông giáo đường vươn cao lên bầu trời xanh, cảnh đẹp như tranh của họa sĩ Levitan. Góc phố đó thay v́ khô cứng bởi những khối bê tông, chính cái quán cà phê lộ thiên nho nhỏ này lại làm cái không gian ấy như mềm ra, giăn ra, tươi vui sinh động hơn. Và khách đi bộ mỏi chân có một nơi ngồi êm ả vừa giải khát vừa có dịp thưởng thức cảnh đẹp chung quanh.

    Vào mùa này, vào một sáng rảnh việc nào đó khách cũng có thể có một sáng cà phê góc phố hoàn hảo như thế, nơi các quán cà phê ṿng quanh hồ Con Rùa. Ở đây hồ nước ṿi phun, có hoa cỏ, có cây xanh tỏa bóng giữa trời xanh. Những chủ quán cà phê đă biết t́m ra được một nơi “đắc địa” cho một góc cà phê êm ả. Dù có nhiều quán nhưng quán nào cũng tranh thủ một góc nh́n hết cỡ mở ra bầu trời. Khách cứ ngồi đó hằng giờ tâm sự với bạn bè hoặc chỉ ngồi một ḿnh lơ mơ ngó ra khoảng không gian màu xanh trước mặt cũng đủ để tâm hồn ḿnh trở nên thanh khiết, rửa sạch được phiền muộn hồi nào không hay. Hành lang bên cạnh sảnh khách sạn Continental cũng là một góc phố cà phê lư tưởng của trung tâm Quận 1. Đây cũng là cái quán cà phê lâu đời được xây dựng từ đầu thế kỷ trước rồi c̣n tồn tại cho đến bây giờ. Quán được tân trang lại, hiện ra vừa cổ kính vừa hiện đại, ngồi ở đó mà có cảm giác như ta đang gần gũi với những người đă từng ngồi đó hàng trăm năm trước, ta như đang trở về với một Sài G̣n xa vời vợi từ những ngày đầu mới “khai sơn phá thạch” Bến Nghé, Nhà Rồng.

    Góc đường Mạc Đĩnh Chi - Trần Cao Vân có một ngôi nhà cổ bằng gỗ. Chủ nhân thay v́ mở quán ăn, một cửa hàng lại chọn kinh doanh bằng một quán cà phê góc phố. Đó là một góc phố êm ả nhiều cây cao bóng mát, không gian tĩnh lặng. Ngồi ngoài hiên quán nh́n phin cà phê nhỏ giọt và nghe tiếng dương cầm thánh thót tự nhiên thấy bao phiền muộn trông đời trôi đi trôi đi. Thú vị ở chỗ đây ta không nghe thấy tiếng dao thớt của một quán ăn dậy mùi dầu mỡ mà chỉ có hương cà phê và tiếng đàn dịu êm đung đưa trong buổi sáng nhiều nắng vàng và nhiều lá úa mùa thu - đông man mác.

    Khung cảnh đẹp, chỗ ngồi đẹp, thức uống ngon là tất cả những ǵ mà một góc phố cà phê mang lại cho người hưởng thụ.

    Sài G̣n vẫn c̣n nhiều góc phố cà phê dành cho mỗi người một khám phá thú vị cho riêng ḿnh. H́nh như quán cà phê chỉ được để dành cho những góc phố. Quán cà phê h́nh hộp, quán cà phê biệt thự bị bao quanh tường vách dường như không đủ sức thu hút bằng những quán cà phê nơi một góc phố dịu dàng. Bởi uống cà phê đâu chỉ là uống cà phê mà c̣n được… uống cảnh sắc chung quanh nó, hơi thở, khí trời và một khoảng không gian cho trí tưởng tượng bay ra.

    Một góc phố mà thiếu một quán cà phê th́ như một người sống mà thiếu… một t́nh yêu để sống. Một quán cà phê nơi góc phố đó cũng chính là linh hồn của con phố đó, phải không bạn?


    © Tác giả giữ bản quyền.
    . Cập nhật trên Newvietart.com theo bản của tác giả chuyển từ Sài G̣n ngày 18.02.2011.
    . Tải đăng lại vui ḷng ghi rơ nguồn Newvietart.com

  9. #9
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Saigon Cà Phê ... Xưa và Quái Ngữ

    By nonnuoc

    Tác giả bài nầy là Nguyễn Mạnh An Dân . Ngoài bài Cà Phê Saigon...Xưa . Tác giả c̣n viết hai bài (hay nhiều hơn mà tui không biết) Đó là bài Mùa Xuân Nhớ Lại , và bài Tây Ninh, Chút C̣n Lại Trong Ḷng Một Người Lính. Qua hai bài viết trên chúng ta có thể đóan được rằng tác giả là một Trung uư Đại Đội Trưởng, TD2/46 . SD 25BB . Dù là lính nhưng qua hai bài viết trên tui cũng thấy chút ngậm ngùi cho những mất mát, những gian lao khổ cực của người lính tác chiến.

    Bài Mùa Xuân nhớ lại .

    Ông nhớ lại mùa xuân 1975 TD ông đă ăn Tết cùng Tổng Thống VNCH tại Trâm Vàng, Tây Ninh. Sau đó VC tấn công đơn vị pḥng thủ giữ an ninh bảo vệ cho TT VNCH. Đơn vị ông đă phải di chuyển yểm trợ tác chiến và dự định ăn tất niên với chút thịt, gị chả, tí rượu đă không thành . Bài Tây Ninh , CLCLCMNL viết về Tây Ninh. Một tỉnh giáp ranh với vùng Lưởi Câu, Mỏ Vẹt. Đặc biệt viết về trận Suối Đá. Những ai đă từng sinh ra và sống cũng như chỉ đi qua đọc bài nầy bắt buộc phải nhớ phải thương Tây Ninh rả rích.

    Riêng bài viết Saigon Cà Phê ... Xưa rất xuất sắc . Đă gợi cho tui nhớ về những ngày xưa thân ái . Hầu như các quán cà phê được nói đến trong bài viết tui đều có ghé ngang . Đối với tui cà phê ngon không phải là yếu tố tiên quyết mà chổ ngồi, rồi ai là người đấu hót mới là quan trọng . Cà phê Mắt Tím ở Nguyễn Du chơi con mắt "vĩ đại" nh́n thấy ghệ Tại đó mém chút nữa là tui đă có một trận chiến . Lưu cẩm Tú người đẹp cà phê MT đă hứa hôn với anh SV Quân Y Nha khoa . Nhưng em Tú lại mết thằng bạn tui Thiếu uư Quân cụ (tụi tui đi lính trể ) Chàng QY đến gây sự và nguyên đám QY cả chục mạng đến tapi tụi tui th́ mấy thằng em tui đang ở ngoài xe Jeep chạy vô chỉa súng vào đầu đám QY.

    Đám SV QY tan hàng trong nháy mắt sau khi ăn vài ba báng súng trước khi QC kịp can thiệp. Từ đó chuyện t́nh em Tú và chàng QY tan theo ngày mưa gió . Ở La Pagode th́ tui có một kỷ niệm không bao giờ quên . Xưa tới đó là để địa, để nghía mấy em chứ cà phê cà pháo là chuyện phụ . Nhưng năm 1979 sau khi ra tù đang chuẩn bị dzọt và người em gái rất trẻ chừng 19 đă đăi tui một bửa ăn gồm lẩu lươn, chả gị và vài chai bia để cho tui nhớ về em và nhớ về quê hương khi xa xứ . Tui đi và chưa bao giờ trở lại VN không biết giờ nầy em ra sao. Chuyện cà phê cà pháo nói biết bao giờ cho hết. Làm sao quên được những tháng ngày tuổi trẻ tóc xanh.

    Chuyện chữ nghĩa th́ đó là chiêu "mưa lâu thấm đất" Phải có ư thức th́ mới hiễu và tránh xài quái ngữ. Chúng tôi gọi là quái ngữ v́ thay vi đề nghị th́ VC kêu là "đề xuất" có nghĩa là đề nghị xuất tinh. Hay "đột xuất" là đột ngột xuất tinh. "Hành kinh" là hành động trong kinh nghiệm. C̣n cái nón an toàn th́ nó chơi là mũ bảo hiểm. Đúng ra VC phải gọi là mũ bảo thủ (bảo vệ cái thủ cấp) mới đúng điệu Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây. Cái nồi ngồi trên cái cốc . Khi ra tù là tui bỏ lại trại tù cái điếu cày và quái ngữ. Không bao giờ cầm lại cái điếu cày hoặc mở miệng ra là quái ngữ. Nghe Kư giả Lô Răng tức Trung Tá Phan Lạc Phúc viết tạp ghi rất tới. Bèn bỏ ra 22 tiền mua một cuốn Tuyển tập Tạp ghi về đọc chơi đở buồn. Chưa đọc hết quyển sách tui cho vô thùng rác. Không bao giờ đọc sách của tác giả Phan Lạc Phúc nữa. Tui rất mắc cở.

    Tác giả từng là Trung Tá CTCT từng là chủ bút báo Tiền Tuyến. Từng có tên tuổi trong làng báo VNCH vậy mà viết đầy quái ngữ cách xài chữ rất quái đản y như một thằng VC chính hiệu con nai vàng. Lâu lâu lướt song. Ghé nguoivietonline thọt lét mấy kư giả nhà nghề. Ban đầu cho ư kiến lịch sự. Gặp phải anh ṭa soạn cà giựt tui bèn bợp tai đá đít cả ṭa báo đến nổi nhà báo Ngô Nhân Dụng tức thi sĩ Đổ Quư Toàn tay viết b́nh luận về kinh tế tài chính và chính trị rất xuất sắc phải gửi email đến tui lời cám ơn tui và treo miễn chiến bài. Vào Blog Ráo sư Bùi Văn Phú tui đấu chưởng với Ráo sư về quái ngữ : chùm thơ chùm lông chùm ảnh , Việt kiều....Sau đó chơi luôn về ư thức chính trị. Bây giờ hắn ta thấy tên tui "phản hồi" là hắn vờ.

    Riêng tác giả Nguyễn Mạnh An Dân có dăm ba quái ngữ và cách dùng chữ quái đản như Cà phê Cao Cấp... giải thể. Nhưng có một chữ mà tui không thích là trong bài Tây Ninh, CCLTLMNL, tác giả dùng chữ Liệt Sĩ để gọi những Anh hùng Trần Văn Bá và Hồ Thái Bạch. Những người con yêu của Tổ Quốc VN đă hy sinh trong trận chiến chống CS năm 1985. Họ là Tử sĩ VNCH. Tổ Quốc Ghi ơn chứ không phải là Liệt sĩ , Tổ Quốc Ghi Công.

    Quốc gia VNCH đă dạy dổ chúng ta những bài Công Dân, Đức Dục. Những Thầy Cô của chúng ta đă tận tụy dạy chúng ta từng chữ một. Nền Giáo Dục của chúng ta nhân bản và đạo đức. Không lẻ giờ nầy chúng ta buông xuôi tất cả. Chúng ta có trách nhiệm phải ǵn giữ những ǵ hay đẹp mà chúng ta đă thừa hưởng. Cơm cha , Áo mẹ, Công thầy. Phải sống cho xứng đáng với đời. Tuyệt đối không xài quái ngữ không sử dụng Tiếng Việt quái đản. Mong lắm thay.


    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...1i-Ng%E1%BB%AF

  10. #10
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570
    Chữ nghĩa, cà phê và bạn hữu


    Thụy Vi


    Hẹn nhau tại quán cà phê
    Tay bắt mắt ngó chỉnh tề, ba hoa
    Đi đâu ta cũng là ta
    Bạn cũng là bạn, tà tà giống nhau
    Mỗi thằng tḥng một nhúm râu
    Thằng để thằng cạo hơn nhau điểm nào?
    Nh́n chung, một bọn tào lao
    Viết hay nói cũng tầm phào quanh năm
    Thèm đi, thèm ngủ, thèm nằm
    Thèm bao nhiêu thứ… trăm năm b́nh thường
    Hơn ǵ nhau chuyện yêu thương
    Thua ǵ nhau nỗi vui buồn chung riêng
    Nói nhảm vẫn ấm nét duyên
    Chửi thề vớ vẩn đâu phiền ḷng ai
    Cà phê từng ngụm lai rai
    Cái ngon ở chỗ cụng vai nói cười.

    ( Luân Hoán )

    Nhà văn Lệ Hằng có nói, ngày đó, Saigon ngoài đường hiếm thấy con gái mặc áo dây khoe chân dài, ngực trần… Nên quán cà phê cũng là nơi không dành cho con gái.

    Đầu tiên tôi biết quán cà phê Cháo Lú là do Từ Kế Tường. Anh thường đến đó nên hay rủ tôi đi, nơi đây, tôi gặp anh Cung Tích Biền, Ngụy Ngữ… và vài người bạn văn nghệ như anh Mường Mán loáng thoáng từ miền Trung vào, tạt ngang ghé lại.

    Quán Lú nằm trên một dăy phố gần chợ Thị Nghè, chủ nhân là họa sĩ Vị Ư thiết kế thật độc đáo nên hấp dẫn những văn nghệ sĩ ghiền gặp nhau. Mà lạ! Cứ hễ họ gặp nhau là có đủ chuyện để nói, y như nói là một nhu cầu ǵ đó đang thôi thúc… Có người khi nói dáng bức thiết thật ḷng về cuộc đời, có người cố t́nh làm ra kiểu suy tư… Thú thật, lúc đó tôi c̣n cà ngơ cà ngất, ăn chưa no lo chưa tới, nên ngồi đồng với Tường tại quán cà phê nghe mấy ông nhà văn, nhà thơ trên Sáng Tạo, trên Văn… bàn chuyện văn chương chữ nghĩa, chuyện triết lư hiện sinh, chuyện chiến tranh …trong mùi khói thuốc ngột ngạt, không thú vị ǵ hết. Cho nên, tôi chỉ muốn thoát ra cái hộp nóng bức đó để quanh quẩn lọt thỏm trong rừng sách Khai Trí mát rượi, được ngó nghiêng ngó ngửa những cuốn truyện thơm mùi giấy mới với h́nh b́a con gái đầy màu sắc do Vivi hay Đinh Tiến Luyện vẽ thật đẹp. Ngoài ra, tôi cũng thích lê la chỗ bán gỏi đu đủ, cóc me dầm cam thảo hay ghé nước mía Viễn Đông hơn là theo Tường đến quán cà phê âm u như âm phủ…

    Mới đây, nhà văn Minh Nguyễn cho tôi hay, sau này, ông chủ quán cà phê Lú té chết v́ bất cẩn khi trèo lên cao treo pano quảng cáo. C̣n nhà văn Mường Mán tuy chưa gác bút nhưng làm thêm nghề tay trái mở quán ăn Ruốc trên Nam Kỳ Khởi Nghĩa, c̣n anh Cung Tích Biền có dạo bị lôi thôi v́ dính dấp vào một vụ việc nào đó...

    Thời gian quen Tường là lúc tôi mon men bước vào con đường văn nghệ, theo học thêm thoại kịch bên Quốc gia Âm nhạc. Tường và anh Đinh Tiến Luyện đang cộng tác với Công Luận chăm sóc trang Tuổi ngọc và tờ Tuổi ngọc với nhà văn Duyên Anh. Ngoài mục trả lời thư tín, Tường c̣n viết truyện dài, nhưng tôi lại thích thơ của Tường hơn, có lẽ những truyện Tường viết, mạch văn chậm và âu sầu quá, riêng anh Đinh Tiến Luyện viết văn thật cảm động - những truyện ngắn kiểu mộng mơ như những trang b́a anh vẽ cho lứa tuổi con gái thích ô mai.

    Đóng chốt ở Lú một thời gian, Tường và những người bạn dời qua Thằng Bờm vừa mới khai trương. Không hiểu do đâu ngâm sĩ Thanh Hùng biết tôi làm thơ nên đề nghị Tường và tôi ngâm thơ cho chương tŕnh thêm phần sôi động. Tôi gặp cặp Lê Uyên & Phương và T́nh Khúc Cho Em ở đây, gặp Vũ Thành An với những Bài Không Tên cũng ở đây, gặp cả Phạm Duy với Thà Như Giọt Mưa phổ thơ của Nguyễn Tất Nhiên và cặp Từ Công Phụng & Từ Dung với Bây Giờ Tháng Mấy cũng ở đây… Những tối cuối tuần, khách của Thằng Bờm đông lắm, đứng tràn ra đường. Nơi đây cũng ghi nhiều kỷ niệm của tôi với Tường, thường những lần khi rời Thằng Bờm, chúng tôi thả bộ dưới trời đêm, có lần đó sau cơn mưa đường đầy nước, Tường loay hoay phụ kéo tuột đôi giày cho đôi chân trần của tôi thỏa thích đùa nghịch dầm trong vũng nước, rồi sau đó cả hai đứa nắm tay đùa giỡn hồn nhiên cười vang như con nít. Tôi biết Tường thương tôi lắm, những ḍng chữ nắn nót “Anh không thể nào phù phép hóa cho em một người Mẹ, nhưng anh có trái tim và lửa của trái tim” đă nói hết tấm ḷng của Tường đối với tôi, v́ thế cuộc sống tôi trôi êm ả với t́nh cảm ngất ngây trong sáng và không khí văn nghệ quyến rũ dễ thương từ quán Thằng Bờm.

    Chúng tôi càng thân nhau là lúc tôi lờ mờ nhận thấy Tường có điều ǵ rất lạ, anh đâm ra khó tính hơn, hay bồn chồn do những ǵ đó rất mơ hồ, cộng thêm những giận dỗi kỳ quặc như chút ghen chút hờn thậm vô lư… anh sinh ra độc đoán kỳ khôi! Tôi c̣n trẻ lắm, suy nghĩ rất đơn sơ, nên không chịu nổi những áp lực dường như quá lớn từ anh. Chúng tôi vẫn gặp nhau, nhưng không có ǵ vui… Thế rồi, tôi cố t́nh tránh mặt anh, và hai đứa mất hút nhau hồi nào không hay! Đến khi t́nh cờ gặp lại thấy anh đi với một người con gái rất đẹp – lúc đó trên những trang viết anh thường nhắc đến Nấm Hương. Cô gái tôi gặp không mang tên Hương đó sao? Tuy nhiên, anh cũng kịp tặng tôi cuốn Huyền Xưa, một chuyện t́nh đầu tay mang đầy h́nh ảnh của tôi, đă khiến tôi im sững trong cảm động bồi hồi. Khi anh quay lưng, câu cảm ơn c̣n trong cổ họng, có kịp nói ǵ đâu!

    *

    Tôi thích sống trong không khí văn nghệ và thích họp mặt bạn bè, nhưng lại lập gia đ́nh với người đàn ông rất ít nói và không dính dấp chút văn nghệ nào. Tuy nhiên, anh lại là người rất dễ chịu, giao thiệp và đỡ đần với hết thảy mọi người và ủng hộ tôi rất nhiều trong mọi hoàn cảnh.

    Do có một người chồng đồng cảm, nên hai đứa có chung số đông bạn bè. Cứ hễ ai có chuyện cần, ới lên, cả bọn thay phiên nhau chạy tới, dù không dư giả ǵ - khi cần, nhóm bạn chơi chung cùng ghé vai, trút túi - mọi việc giải quyết nhẹ như không.

    Ghiền không khí cà phê nên chúng tôi chọn Boba Latte làm điểm hẹn. Quán kiểu Mỹ nhưng bán đủ thứ đen, đá, sữa và đủ loại trà Việt Nam . Bạn bè gặp nhau, có người tóc bạc, có người da mồi… nên hết rồi những om ṣm như ngày xưa, mà nhà văn Nguyễn Mạnh An Dân kể lại dạo nào… “Sao mà nhớ không khí cà phê của Sài G̣n xưa muốn thúi ruột. Ước ǵ có không khí hồi đó, con người hồi đó. Mấy anh chàng đi ra đi vào, hớn hở kể chuyện tán đào, rầu rĩ ôm gối thất t́nh, nồng nhiệt tính chuyện lấp biển dời sông, bàn tán tính đường trốn lính, cái ǵ cũng ồn ào bộc trực, thoải mái tự nhiên không màu mè rào đón, sống đă thiệt…” Quây quần với nhau có Phạm Thắng Vũ là cây bút sắc nét, Vũ c̣n có một trí nhớ tuyệt vời mà tôi gọi là cuốn tự điển sống. Có cả Thi sĩ Nhật Hồng - Nguyễn Thanh Vân với cách dụng chữ thật độc đáo, thơ ông đọc xuôi đọc ngược đọc qua đọc lại, đọc đến… 20 cách, vẫn hay, niêm luật, ư, tứ rất chuẩn mực - Loại thơ này xưa nay vốn hiếm, nay càng hiếm hơn. Có nhà văn Ngô Sỹ Hân, nhà văn Bảo Định. Lâu lâu có nhà thơ Phan Ni Tấn tạt qua cười khề khà - giọng cười bắt tôi nhớ hoạ sĩ Hiếu Đệ - ông họa sĩ hồn hậu vậy, nhưng đi rồi, về cơi vĩnh hằng rồi, tuy nhiên ông c̣n kịp để lại cho tôi hàng chục bức minh họa cho tuyển tập truyện ngắn tôi chuẩn bị in từ lâu. Ngoài ra, chúng tôi c̣n một số bạn thân ở khá xa, tuy xa mà gần … Nhà văn Phạm Ngũ Yên đó, đêm nào mất ngủ th́ e-mail qua e-mail lại với tôi, khề khà chuyện xưa chuyện nay. Hay anh Trần Đ́nh Phước, hễ có ǵ vui, lạ, hay hoa nào đang nở trong vườn, lật đật chộp ngay bô h́nh gửi tới…Như mấy tháng trước, trong những ngày ít ỏi lo tang chế cho Mẹ, thế mà anh Phước cũng sục sạo lội về khu nhà trong vùng kư ức 50 năm về trước trong một bài viết của tôi để chụp lại những dấu tích cho tôi giữ làm kỷ niệm!

    Nhóm bạn chúng tôi c̣n có Thông, một tay dương cầm thật lả lướt, anh chàng c̣n có giọng hát thật sang, rơ lời, nhả chữ từng câu tṛn triạ. Hôm nghe tin nhạc sĩ Từ Công Phụng lâm bịnh, Thông hớt hăi “Thụyvi ơi! Ḿnh làm một đêm nhạc về TCP nhé ”.

    Những đêm nhạc thính pḥng loại bỏ túi, tôi chỉ e-mail ra mời, nhưng lúc nào cũng đông đảo – H́nh như ở tuổi chúng tôi, ai cũng muốn sống lại thời lăng mạn, nghe lại những t́nh khúc với tiếng dương cầm lướt theo réo rắc.

    Nếu tuần nào không gặp nhau ở quán cà phê quen, th́ bạn bè kéo đến nhà tôi. Khung cảnh Hầm Nắng đầy sách vở tranh ảnh rất gần gũi thân mật, là nơi lư tưởng để chúng tôi thù tiếp bạn bè. Chuyện khơi mào mở ra có khi với chút thức ăn nhẹ, có khi những cốc vang quanh bàn tṛn là tâm hồn bọn tôi thả ngược về cơi chữ nghĩa, nhắc lại một thời thất kinh đầy lận đận.
    Sau những năm tháng cày cật lực, nợ áo cơm đă xong và con cái đă yên bề. Chúng tôi c̣n lại một t́nh yêu và một đời sống có bạn có bè cùng vài thứ đam mê. Một trong những đam mê của tôi là sưu tập… rượu! Mê rượu, nên tôi t́m học nhiều cách pha rượu để đăi bạn. V́ thế, trong câu chuyện với nhau - những chất rượu sóng sánh được rót ra, uống thật đượm, nhưng không dễ dàng làm cho người ta say, chỉ khiến câu chuyện Văn Nghệ, Văn Chương càng thêm rôm rả hứng khởi mà thôi.

    Một người bạn là anh Khánh đi du học ở Paris vào khoảng năm 1963 nên anh nói tiếng Tây nhiều hơn tiếng Việt, tuy nhiên anh c̣n mê thổi sáo, thích ḥ Huế, ngưởng mộ Hữu Loan, thân với Bích Thuận… Được anh thương mến, và biết tôi thích rượu nên anh đến bất cứ thành phố nào bên châu Âu cũng đều mua cho tôi những thỏi chocolate tẩm các mùi rượu khác nhau. Tấm ḷng của anh, Đỗ Trung Quân không phải đă nói giùm “Tôi cũng đă được lang thang vài nơi trên xứ người, những xứ sở bận rộn và văn minh, cái bận rộn khiến cho nếu có ai đó chịu dừng xe vào siêu thị hay quán xá chọn mua cho ta một món ǵ đấy để gửi hay mang về tặng ta hẳn cái t́nh cảm dành cho ḿnh lớn lao lắm. Mua mang về đă là quí lắm rồi, nhưng c̣n chịu khó lặn lội ra bưu điện bỏ bao b́ cẩn thận gửi đến theo cách cổ điển nhất: Bưu phẩm, hẳn là chuyện không đơn giản chút nào. Bưu điện xứ người chắc chắn phải vài giờ lái xe trên đường cao tốc. Đi, chọn, mua và gửi cho một người ở nhà xa xôi đến thế th́ cái t́nh cảm dành cho ḿnh c̣n lớn biết chừng nào”

    Cứ hễ các con tôi ra sân lấy thư, mở thùng, thấy gói vuông, gói dài, là y như rằng “của bác Khánh!” Nghe nói anh có dạo anh là hàng xóm với nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt), tác giả bản Ai Về Sông Tương ngoài Huế

    Trải qua bao nhiêu thăng trầm mới thấy sống trên đời đă khó, làm bạn với nhau càng khó hơn. Bạn bè có người thích điều này hay không thích điều kia, nhưng chơi với nhau đừng bao giờ lợi dụng nhau, kèn cựa nhau, hăm hại nhau…

    Nếu không cố gắng đem những điều tử tế đến cho nhau th́ đừng làm bạn
    Cũng như văn chương chữ nghĩa, nếu không thể viết thật ḷng ḿnh th́ đừng viết.

    thụyvi
    (Hầm Nắng , Michigan , tháng 9-2010)

    http://www.luanhoan.net/gocchung/html/gc113.htm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tàu pháo Việt Nam bắn thử đạn thật
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
    Replies: 90
    Last Post: 04-07-2012, 01:49 AM
  2. Hàn Quốc nă pháo vào gần biên giới tranh chấp.
    By Vincent Le in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 06-10-2011, 02:46 PM
  3. Replies: 9
    Last Post: 06-07-2011, 01:14 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •