Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 27

Thread: Con người và cảnh vật Hà Nội ngày xưa

  1. #1
    Member
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    153

    Con người và cảnh vật Hà Nội ngày xưa

    Diễn đàn Vietland có đăng bài một ông Việt Kiều về Hà Nội bị đuổi ra khỏi tiệm ăn, sau đó c̣n bị chưởi vào mặt. Nhiều thành viên đă phát biểu về "nền văn hoá chưởi" của Hà Nội ngày nay, coi đó là văn hoá dị dạng, bởi vỉ người Hà Nội xưa đâu có tồi tệ như vậy.

    Xin mời các bạn quay về Hà Nội thời trước 1940, (khi chưa có văn hoá cộng sản chen vào) để xem người Hà Nội cư xử với nhau trong gia đ́nh và ngoài xă hội như thế nào, qua nhận xét của một huynh trưởng ở lứa tuổi 30 khi di cư vào Nam. Đồng thời cũng xin mời xem ít phong cành của Hà Nội ngày xưa.

    Người Hà Nội trước 1940
    Thời đó xă hội Bắc Kỳ c̣n bị ảnh hưởng mạnh của Nho Giáo nên sự giao tiếp trong gia đ́nh cũng như ngoài xă hội phải nằm trong một khuôn phép nhất định, nhất là tại Thủ Đô Hà Nội. Không có cảnh trai gái dắt tay nhau, ôm nhau hôn hít ngoài công viên hay đường phố."Nam nữ thất tuế bất năng đồng tịch"(trai gái 7 tuổi không ngồi cùng chiếu). Ngay những "khung trời cuả t́nh yêu" như đường Cổ Ngư, Chùa Láng. Vườn Hoa Con Cóc, Bờ Hồ, cũng phải đợi đến khi Hà Nội bắt đầu có những dancing, pḥng trà, th́ mới thấy những cặp trẻ lang thang ở những nơi này để thề non, hẹn biển. Nhưng sự biểu lộ yêu đương chỉ giới hạn qua cầm tay, liếc mắt, chưa có những cái ôm chặt, hôn môi... Thời đó, nếu con gái mà bị bắt gặp có những cử chỉ biểu lộ sự yêu đương quá mức với con trai là sẽ bị cha mẹ trừng phạt nặng: mắng nhiếc, thậm chí c̣n bị đánh đ̣n.

    Các cuộc hôn nhân thời trưóc 40, hầu hết đều do cha mẹ hai bên sắp đặt. Rất ít có các cặp vợ chồng mới cưới đă chuyện tṛ với nhau trước hôn lễ. Ngay cả khi t́nh cờ gặp nhau ngoài phố, cô vợ tương lai vẫn e thẹn, đỏ mặt, quay đi nơi khác. Chàng rể tương lai khi đến nhà cha mẹ vợ cũng lóng nga lóng ngóng như gà mắc tóc. Sau khi đă thành vợ chồng chính thức, họ thường xưng hô với nhau là "cậu, mợ". Do vậy, sau này con cái cũng gọi cha mẹ là cậu, mợ. Cũng có nhiều gia đ́nh con cái gọi cha mẹ là "thầy, u" nữa.

    Ngoài ra, có một lễ giáo bất thành văn nhưng gia đ́nh nào cũng tuân theo triệt để: bắt đầu bữa ăn con cái đều nâng bát cơm và "mời thầy/u/anh/chị xơi cơm". Lễ giáo này áp dụng cho cả khi nhà có khách mời hoặc tiệc tùng.

    Trong gia đ́nh cũng như ngoài xă hội, rất hiếm khi nghe thấy những lời lẽ thô tục (ngoại trừ bọn du côn mất dạy). C̣n phải kể thêm về sự "kiêng kỵ, và phạm huư". Người ta tránh nói đến tên tiền nhân hay các bậc trưởng thượng của gia đ́nh ḿnh hay của gia đ́nh khách. Nếu gặp một từ ngữ phạm huư, người ta chuyển sang một từ ngữ khác tương tự, không bao giờ nói thẳng vào các từ huư đó. Tên ông nội của tôi mà là MINH th́ cả gia đ́nh tôi, thậm chí cả những khách thăm viếng đều tránh nói đến câu nào có chữ đó. Nếu không thể tránh được th́ phải phát âm tréo đi thành một chữ tương tự.

    Nếp sống như vậy có vẻ g̣ bó phải không? Nhưng nó lại trở thành thói quen, ngắm vào trong máu thịt mọi người v́ Nho Giáo đă dạy thuyết "tam cương, ngũ thường" (quân, sư, phụ - nhân, nghĩa, lễ, trí, tín).Ngay cả thực dân Pháp khi cai trị nước ta, cũng đă có môn học Công Dân Giáo Dục (Instruction Civique) và Luân Lư (Morale) từ những năm Tiểu Học, để dạy cho những trẻ em nước bị trị những đức tính tốt đối với cộng đồng và gia đ́nh. Những câu chuyện của La Fontaine (Les Fables de La Fontaine) được dạy cho học tṛ ngay từ khi c̣n 5, 6, tuổi để cho các em biết vể sự làm việc cần cù, nhẫn nại, cũng như tránh xa những cạm bẫy qua những lời tâng bốc. Không những thế, trẻ em c̣n được học về t́nh yêu đối với cha mẹ, anh em trong gia đ́nh: Ceux que j'aime (những người mà tôi yêu mến). Bài hát "J'ai deux amours: mon pays et ma chérie" nhắc đến t́nh yêu Tổ Quốc mà bất cứ tṛ tiểu học nào cũng thuộc. Không có bài học nào dạy căm thù hay phân chia giai cấp. Không có bài học lịch sử nào bị bóp méo, ngay cả lịch sử về việc quân Pháp chiếm VN ra sao cũng được dạy trung thực.

    Tuy nhiên, chỉ Hà Nội hoặc mấy thành phố, thị xă lớn mới có được nếp sống khuôn phép như vậy. C̣n ở nông thôn, nhắt là các nông thôn hẻo lánh th́ lại khác. Ở đó người ta dùng những từ ngữ thô tục rất b́nh thản, ngay cả khi vợ chồng nói chuyện với nhau, hay cha mẹ nói với con cái. Bởi vậy sau 1954, người Hà Nội chính gốc đă phiêu bạt đi nhiều phương trời, và người tứ xứ ào vào nên mới có nạn "phở chưởi, và cà phê mắng". Cũng từ đó Hà Nội mới chứng kiến sự nói ngọng: "ní nuận" thay cho lư luận, "nàm thế lào" thay cho làm thế nào.

    Giọng nói người Hà Nội.
    Có thể nói: những người Bắc Kỳ sống từ Ninh B́nh trở lên phiá bắc, ngoại trừ các dân tộc thiểu số và một vài vùng miền biển, đều có giọng nói tương tự như nhau. Tuy nhiên, người ngoại quốc th́ lại cho giọng nói Hà Nội là chuẩn nhất. Chả thế mà khi đài VOA, BBC, RFA tuyển phát thanh viên tiếng Việt, đều nhằm vào những người Hà Nội chính gốc. Công bằng mà nói, tuy chất giọng Hà Nội tương tự như các vùng khác của xứ Bắc, nhưng nó vẫn mang âm điệu của một cái ǵ đó rất "Hà Nội" mà chỉ khi nghe ta mới nhận biết được. Nhắm mắt lại, hoặc ngồi sau một tấm b́nh phong khi nghe 2 cô gái Bắc Kỳ nói chuyện, nếu một trong 2 cô là người Hà Nội ta có thể phân biệt được ngay. Diễn tả thế nào nhỉ? Hăy nghe các ông thi sĩ mơ màng kết luận sau khói thuốc là "giọng oanh vàng thỏ thẻ", khác với "giọng oanh vàng ríu rít" của các cô gái đất thần kinh. Người anh họ của tôi, chỉ v́ mê cái "giọng oanh vàng thỏ thẻ" đó mà nhất quyết rước chị về dinh dù gia đ́nh đă có một sắp đặt khác.

    Tuy thế, giọng Hà Nội vẫn có một sai sót nhỏ khi phát âm vần TR và CH. Con TRÂU th́ người Hà Nội phát âm là con CHÂU. Cũng giống như người miền Nam kêu "Trời ơi" th́ người miền Bắc, kể cả Hà Nội sẽ kêu "Giời ơi"

    Cảnh Hà Nội xưa
    Vi vút hơi dài về người Hà Nội có thể làm các bạn chán, nhất là các bạn Hà Nội chính gốc có thể cau mày và thốt lên: "Biết rồi! Khổ lắm! Nói măi!". Do vậy xin đổi món. Mời các bạn xem lại những h́nh ảnh cuả Hà Nội ngày xưa. Khởi đầu bằng một h́nh ảnh tiêu biểu nhất cuả Hà Nôi: Cầu Long Biên.

    Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian c̣n gọi là cầu sông Cái. Hiện trên đầu cầu vẫn c̣n tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.

    Nói đến Cầu Long Biên th́ phải nói đến một địa danh dính liền. Đó là cột đồng ḥ trên Phố Hàng Đậu, ngay dốc cầu vừa đổ xuống.


    Cũng trên Phố Hàng Đậu ta lại thấy một tháp chứa nước xưa cũ.


    Từ Hàng Đậu đi dọc theo bờ đê đến gần con đường quẹo xuống Phà Đen là Viện Viễn Đông Bác Cổ


    Viện Viễn Đông Bác cổ (tiếng Pháp: École française d'Extrême-Orient, viết tắt EFEO) là một trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học, chủ yếu trên thực địa. Tiền thân là Phái đoàn Khảo cổ tại Đông Dương từ năm 1898 và chính thức thành lập với tên gọi Viện Viễn Đông Bác cổ ngày 20 tháng 1 năm 1900, Viện có nhiệm vụ nghiên cứu, khai quật khảo cổ trên toàn bán đảo Đông Dương. Trụ sở đầu tiên của Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Sài G̣n, Việt Nam trong ngày đầu thành lập năm 1900, tới năm 1902 Viện dời ra Hà Nội. Do chiến tranh, năm 1957, Viện phải rời Hà Nội tới Campuchia, sau đó lại rời Phnom Penh về Paris năm 1975.

    Bây giờ mời bạn đọc trở về Bờ Hồ để nh́n lại Nhà Hát Lớn và Phố Tràng Tiền (Paul Bert cũ)


    (c̣n tiếp)

    VP

  2. #2
    Member
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    153

    Con người và cảnh vật Hà Nội ngày xưa-Tiếp theo

    Cũng trong vùng này, xin mời thăm lại Nhà Đấu Xảo

    Ṿng lên Nhà Thờ Lớn

    Rồi đi thăm lại những con đường nổi tiếng như Hàng Đào, Hàng Ngang...Các con đường này nổi tiếng không chỉ v́ những cưả hàng sang trọng mà c̣n v́ những mỹ nhân trẻ đẹp không thua gi hoa hậu. V́ vậy những buổi chiều, nhất là ngày chủ nhật, các vương tôn công tử, các tao nhân mạc khách cứ lượn đi lượn lại, không phải để mua sắm mà chỉ để ngắm nghía. Cũng may thời đó con người Hà Nội chính gốc, thừa lịch sự nên không có vụ chưởi xéo hay xua đuổi như bây giờ.

    Hàng Đào

    Hàng Ngang

    Hàng Bài

    c̣n tiếp

    VP

  3. #3
    Member
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    153

    Con người và cảnh vật Hà Nội ngày xưa-Tiếp theo

    Hàng Đường

    Hàng Chiếu

    Ga Hà Nội

    Hoàng Thành Thăng Long

    Bệnh Viện Phủ Doăn
    Bệnh viện Phủ Doăn (bệnh viện Việt Đức ngày nay) nằm trên phố Phủ Doăn dài 360m; từ phố Hàng Bông đến phố Tràng Thi

    Lịch sử: Đất cũ của Nha Phủ Doăn, quản lư phủ Phụng Thiên (tức Thăng Long) gồm hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, sau đổi là Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Nay thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm. Thời pháp thuộc: phố Giuyliêng Bờlăng (rue Julien Blanc). Năm 1945 đổi tên này. Ngơ: ở đầu góc phố Quán Sứ - Hàng Bông rẽ vào, trước là ngơ đi vào phía sau nhà thương Phủ Doăn (nay là Bệnh viện Việt Đức) sau ngăn lại chỉ c̣n ngơ cộc, mang tên này. Thời Pháp thuộc cũng gọi là ngơ Phủ Doăn (Impasse Phủ Doăn).

    C̣n tiếp

    VP

  4. #4
    Member
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    153

    Con người và cảnh vật Hà Nội ngày xưa-Tiếp theo

    Đường Cổ Ngư

    Có thể nói, đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) ở Hà Nội được coi là con đường đẹp nhất thành phố và là con đường của t́nh yêu. Hiếm có con đường nào ở Hà Nội lại được bao quanh bởi hai hồ lớn và hàng cây xanh trồng giữa hai làn đường như thế. Hồ Tây và hồ Trúc Bạch là những hồ lớn và khá nổi tiếng ở Hà Nội với những truyền thuyết ly kỳ cùng những câu truyện lịch sử đầy ư nghĩa.

    Tương truyền rằng, xưa kia, khi mắc tội với đức vua, các cung nữ đă bị đầy ra hoang đảo dệt lụa. Nơi các nàng bị đày chính là địa phận của hồ Trúc Bạch bây giờ. Ngày ấy, thứ lụa trắng tinh khiết được dệt nên bởi những bàn tay khéo léo của các cung nữ đă khiến cho cái tên Trúc Bạch ra đời và tồn tại cho tới ngày nay.

    Chùa Trấn Quốc nằm cạnh Đường Cổ Ngư


    Chùa Láng

    Chùa Láng, hay c̣n gọi là Chiêu Thiền tự (Chữ Hán: 昭禪寺), là một ngôi chùa ở làng Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Tên chùa có ư nghĩa rằng: "V́ có điều tốt rơ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền". Người Pháp gọi là Pagode des Dames.
    Chuà có 3 cổng ra vào và một khu vườn cây cao bóng mát, rất yên tĩnh, nên đă là nơi gặp gỡ lư tưởng cuả những cặp đang yêu. Và cũng là nơi gặp vụng trộm của những kẻ ưa "ăn chả" và "ăn nem"

    G̣ Đống Đa

    Sự h́nh thành G̣ Đống Đa
    Sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao thành g̣ gọi là "Ḱnh nghê quán" (g̣ chôn xác "ḱnh nghê" - 2 loài cá dữ ngoài biển, một cách gọi ám chỉ quân xâm lược Tàu).
    12 g̣ này nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các g̣ cây cối mọc um tùm nên có tên là Đống Đa. Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiều hài cốt, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành g̣ thứ 13, tức là g̣ c̣n lại hiện nay. C̣n 12 g̣ khác đă bị phạt đi trong thời gian người Pháp mở rộng Hà Nội năm 1890.

    Sân Quần Ngựa

    c̣n tiếp

    VP

  5. #5
    Member
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    153

    Con người và cảnh vật Hà Nội ngày xưa-Tiếp theo

    Sông Tô Lịch

    Ô Cầu Giấy

    Ô Cầu Giấy là một cửa ô xẻ qua ṭa thành đất bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa, được nhiều nhà nghiên cứu gọi là ṿng thành giữa, mà bức tường phía tây chạy từ núi Sưa (trong vườn Bách Thảo) trở thành chính phố Giảng Vơ ngày nay. Cửa ô này vốn có tên chữ Hán là Thanh Bảo và ở vào chỗ gần Bến xe Kim Mă bây giờ. Cũng chính tại Ô Cầu Giấy, Quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đă phục kích và bắn chết Đại Úy Henri Rivière của Pháp khi quân Pháp đánh Hà Nội hồi cuối Thế Kỷ thứ 19.

    Ô Cầu Giấy cùng với Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền, Ô Quan Chưởng, Ô Đông Mác tạo thành 5 cửa Ô của Hà Nội

    Ô Quan Chưởng

    Khách Sạn Métropole

    Khách Sạn Grand Café

    c̣n tiếp

    VP

  6. #6
    Member
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    153

    Con người và cảnh vật Hà Nội ngày xưa-Tiếp theo

    Bây giờ mời các bạn xem lại vài h́nh ảnh của phụ nữ Hà Nội ngày xưa








    và chiếc xe do người kéo của nhà giầu, hồi đó gọi là Xe Tay. Phu kéo xe được thuê kéo xe dài hạn với y phục riêng do chủ cung cấp.


    c̣n tiếp

    VP

  7. #7
    Member
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    153
    Bây giờ xin mời các bạn thăm lại mấy ngôi trường cũ từ hồi Pháp thuộc

    Trường Albert Sarraut

    Tên gọi của ngôi trường này lấy tên một viên Toàn quyền Đông Dương hai nhiệm kỳ trước và sau Thế chiến I, sau là Bộ trưởng Thuộc địa Pháp.

    Ban đầu nó mang tên Trường Trung học Đông Dương ở Hà Nội nhằm đào tạo cho con em những nhà cai trị, cộng đồng người Âu và tầng lớp trên của người bản xứ, đến năm 1923 mới mang tên riêng nhà cai trị thực dân.

    Trường do kiến trúc sư A.Bussy thiết kế theo một chuẩn mực hoàn chỉnh của một trường trung học như bên chính quốc, có hẳn một sân vận động hoành tráng.

    Vơ Nguyên Giáp, và trùm Pathet Lào Souphanouvong học ở đây.

    Trường Bưởi

    Được người Pháp thành lập với tên chính thức Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ) nhằm đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của họ tại Bắc Kỳ, trường lại thường được biết tới với tên trường Bưởi, vốn được các học sinh dùng để thể hiện ḷng yêu nước của ḿnh. Năm 1945, trường được đổi tên thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim và giữ cái tên này từ đó cho tới nay. Cơ sở của trường ban đầu được đặt tại làng Thụy Khuê (nay là phường Thụy Khuê) bên cạnh hồ Tây, sau một thời gian phải sơ tán đi nhiều nơi do hoàn cảnh chiến tranh, trường chuyển về địa điểm cũ từ năm 1954 và cố định ở đó đến hiện tại.


    Trường Trung học Trưng Vương Hà Nội, hậu thân của Trường nữ sinh Đồng Khánh là một trường trung học cơ sở tại Hà Nội. Thành lập năm 1917, trường là một trong các cơ sở giáo dục lâu đời nhất của Hà Nội và Việt Nam. Trường nằm ngay bên cạnh Hồ Gươm, Hà Nội. Trước năm 1945 trường là cơ sở đào tạo dành riêng cho nữ giới. Từ sau năm 1945 trường bắt đầu đào tạo chung cho cả nam và nữ sinh. Trường đổi tên thành Trường Trưng Vương từ năm 1948.




    Hai h́nh cuối là nữ sinh Trưng Vương Sài G̣n trước 1975, không phải là nữ sinh Hà Nội trước 1940.

    Vĩnh Phan

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Đường Cổ Ngư

    Đường Cổ Ngư

    Có thể nói, đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) ở Hà Nội được coi là con đường đẹp nhất thành phố và là con đường của t́nh yêu. Hiếm có con đường nào ở Hà Nội lại được bao quanh bởi hai hồ lớn và hàng cây xanh trồng giữa hai làn đường như thế. Hồ Tây và hồ Trúc Bạch là những hồ lớn và khá nổi tiếng ở Hà Nội với những truyền thuyết ly kỳ cùng những câu truyện lịch sử đầy ư nghĩa.

    Đường Cổ Ngư , con đường t́nh ta đi của con gái Hà Nội tụi tôi đây nè :



    Tigon
    Last edited by Tigon; 17-09-2011 at 08:39 AM.

  9. #9
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Tài liệu này cuả anh Vinh phan có vẻ ...tài liệu đúng nghĩa, không dung dăng dung dẻ như chị em chúng tôi trên cùng phố phường Hà Nội, vì vậy chắc chắn là không có chuyện "bên lề" đâu nhỉ?

    Nhưng đã là tài liệu thì luôn luôn là bổ ích. Cho nên, tôi xin đươc hỏi thêm là những địa danh "Ô" như Ô Cầu Giấy - cái ô này la quen thuộc với hầu hết hoc sinh tiểu học miền Nam, dù chưa hề một ngày ra đất Bắc - Ô Quan Chưởng, v.v... có hàm chỉ một công trình kiến truc gì hay không? Tại sao gọi là "Ô"?

    Ngoài ra, có một lễ giáo bất thành văn nhưng gia đ́nh nào cũng tuân theo triệt để: bắt đầu bữa ăn con cái đều nâng bát cơm và "mời thầy/u/anh/chị xơi cơm". Lễ giáo này áp dụng cho cả khi nhà có khách mời hoặc tiệc tùng.
    Điều naỳ thì hiện tại vẫn còn tồn tại trong gia đình tôi tại hải ngoại này, nhưng các cháu chỉ biết "Mời ba ăn, mời mẹ ăn", chứ không nói "xơi" nữa. Các cháu cũng coi đây là một cử chỉ đẹp nên gìn giữ, cho dù ở đâu.

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trưng Vương Hà Nội



    Gửi qua anh Vinh Phan tấm ảnh Trường Trưng Vương Hà Nội ngày xưa , lấy ra trong thread Chuyện Hà Nội của chị em TV chúng tôi .

    Tigon

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 04-07-2012, 03:40 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 02-03-2012, 10:17 AM
  3. Replies: 130
    Last Post: 31-12-2011, 08:37 AM
  4. Replies: 189
    Last Post: 31-08-2011, 10:36 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 18-01-2011, 12:12 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •