Nghề làm báo được người Pháp đưa vào Việt Nam, các ông Tây truyền nhiều nghề mới cho người Việt, trong số những nghề mới ấy có nghề làm báo, ngày xưa gọi là làm nhật tŕnh, nên trong nghề làm báo, nghề in, ta dùng nhiều tiếng Pháp: như manchette là tên gọi tờ báo, morasse là bản in nháp để sửa lỗi, correcteur là người sửa lỗi bản sắp chữ, tiếng Việt là ông C̣, typo là việc sắp chữ, thợ sắp chữ là thợ ti-pô, mise en page là lên khuôn tờ báo sắp được in, bon à tirer là lệnh cho in, cliché là bản kẽm h́nh đăng báo...

Và những tiểu thuyết đăng nơi trang trong những nhật báo được gọi bằng cái tên Tây là “phơi-ơ-tông”; dài ḍng là tiểu thuyết phơi-ơ-tông, truyện phơi-ơ-tông. Báo B́nh Dương cũng từng rất nổi tiếng về tiểu thuyết phơi-ơ-tông với tên tuổi của Chín B́nh Tây (tức nhà văn, nhà báo Nguyễn Lang Quân). Feuilleton là danh từ chuyên môn của những người làm báo Pháp. Dường như feuilleton là một truyền thống riêng của làng báo Pháp, làng báo Mỹ không có truyền thống feuilleton. Chỉ có những nhật báo, tuần báo, tạp chí Pháp, từ những năm 1850, mới có lệ đăng tiểu thuyết dài nơi trang trong. Một trong những người viết Feuilleton nổi tiếng nhất của Pháp là Alexandre Dumas, tác giả những bộ tiểu thuyết phơi-ơ-tông điển h́nh Les Trois Mousquetaires (Ba người lính ngự lâm), Le Comte de Monte-Cristo (Bá tước Monte Cristo).

Tiểu thuyết “Sài G̣n trước 1975” có hai loại: một loại tác giả viết xong truyện rồi cho xuất bản thành sách, một loại tác giả viết từng ngày, đăng trên nhật báo, tuần báo, đăng xong mới cho xuất bản. Loại tiểu thuyết đăng báo ấy gọi là “tiểu thuyết phơi-ơ-tông”.

Làng báo Sài G̣n có tiểu thuyết phơi-ơ-tông từ những năm 1930. Một trong những tác giả viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông năm xưa của Sài G̣n là Hồ Biểu Chánh, tác giả những bộ truyện nổi tiếng Tỉnh Mộng, Cay Đắng Mùi Đời, viết năm 1923, Ngọn Cỏ Gió Đùa, viết năm 1926. Tác giả thứ hai là Phú Đức với những bộ truyện đúng kiểu tiểu thuyết phơi-ơ-tông như Châu Về Hiệp Phố, viết năm 1926, Căn Nhà Bí Mật, viết năm 1929, T́nh trường huyết lệ, viết năm 1930...

Từ sau năm 1945 trong làng báo Sài G̣n tiểu thuyết phơi-ơ-tông giữ một vai tṛ quan trọng trong việc h́nh thành một tờ báo. Ở Sài G̣n một tiểu thuyết phơi-ơ-tông hay, ăn khách, tức được nhiều độc giả đọc — người đọc báo không hẳn là người mua báo nhưng cứ 10 người phụ nữ đọc báo – đúng ra là đọc truyện dài đăng trong báo, có thể có 5 người bỏ tiền ra mua báo – làm cho tờ báo sống vững mặc dầu phần thời sự, nghị luận nơi trang ngoài của tờ báo không có ǵ hơn những báo khác.

Chỉ nhờ có một tiểu thuyết phơi-ơ-tông ăn khách, tờ nhật báo ở Sài G̣n có thể trở thành một tờ báo lớn, bán chạy, uy tín th́ không chắc nhưng điều chắc chắn là báo sống mạnh, số báo bán đứng vững, ông chủ báo có xe hơi, nhà lầu. Đó là trường hợp tờ nhật báo Thần Chung với tiểu thuyết Cô Bạch Mai do chính chủ nhiệm Nam Đ́nh viết, những năm 1951, 1952. Và những báo Sài G̣n Mới, Tiếng Chuông ra cùng thời.

Năm 1952 tác giả Dương Hà nổi lên trên nhật báo Sài G̣n Mới với tiểu thuyết Bên Ḍng Sông Trẹm. Dương Hà viết đều nhưng sau Bên Ḍng Sông Trẹm, h́nh như tác giả Dương Hà không có tác phẩm nào đặc sắc nữa. Trong những năm đó người viết Ngọc Sơn nổi lên trên nhật báo Tiếng Chuông. Từ 1952 đến 1954 là thời huy hoàng của Ngọc Sơn với những truyện Ngày Về, Hồng và Cúc, Sau Dẫy Nhà Lầu. Sau 1954, Ngọc Sơn không viết tiểu thuyết t́nh cảm nữa, ông mở nhà in và đổi sang bút hiệu Phi Long để viết truyện dài Bàn Tay Máu, đăng dài dài mỗi ngày nơi trang trong nhật báo Sài G̣n Mới cho đến ngày báo Sài G̣n Mới bị đóng cửa.

Nhân sự thành công của Ngọc Sơn, giới kư giả Sài G̣n đặt câu hỏi “Ai là độc giả của tiểu thuyết phơi-ơ-tông?”, và “Phơi-ơ-tông viết như thế nào th́ ăn khách, được coi là nghiêm chỉnh, có độc giả, được nhiều người đọc?”.

Độc giả tiểu thuyết phơi-ơ-tông những năm xưa ở Sài G̣n đa phần là phụ nữ. Trong xă hội miền Nam một người đi làm, thường là người đàn ông, kiếm được tiền đủ nuôi vợ con.

Người vợ ngoài việc mỗi ngày đi chợ, thường là ra khỏi nhà vài bước là có chợ đầu xóm bán đủ thức ăn, ngoài việc nấu ăn, trông con, những phụ nữ ấy có nhiều th́ giờ nhàn rỗi, họ đọc tiểu thuyết đăng từng ngày trong các nhật báo. Họ là lớp độc giả chính, trung thành của tiểu thuyết phơi-ơ-tông, và họ rất chịu bỏ tiền mua báo. Báo nào có tiểu thuyết được họ đọc là báo bán chạy. Và họ thích đọc những truyện t́nh ái mùi mẫn, éo le trong đó nhân vật chính là những thiếu nữ xinh đẹp, hiền hậu, con nhà nghèo – nghèo mà vẫn giữ được trong sạch – bị rơi vào những cảnh ngộ oan trái nhưng sau cùng vượt thắng được nghịch cảnh, gặp t́nh yêu. Hoặc nhân vật chính là một thiếu nữ con nhà giàu sang yêu một chàng trai nghèo nhưng lương thiện. Họ thích những mối t́nh trong đó hai người yêu nhau bị chia cách bởi giầu nghèo, sang trọng và b́nh dân, điều quan trọng nhất là sau cùng t́nh yêu phải thắng, đôi t́nh nhân sau trăm cay, ngh́n đắng, sẽ thành vợ, thành chồng, sống hạnh phúc bên nhau măi măi.

Nhưng nói như vậy không phải là tiểu thuyết phơi-ơ-tông không có độc giả nam giới. Bằng chứng là tiểu thuyết vơ hiệp Lệnh Xé Xác của Lă Phi Khanh, một truyện vơ hiệp Tàu do người Việt viết, có nhiều người đọc vào những năm 1970. Phụ nữ không thích đọc truyện vơ hiệp, phụ nữ cũng không thích đọc những truyện tiểu thuyết dữ dội trong có những vụ đánh giết nhau kiểu cắt cổ, mổ bụng ghê rợn, phụ nữ cũng không thích đọc những tiểu thuyết vai chính là những nam điệp viên, nhưng Lệnh Xé Xác vẫn là một tiểu thuyết phơi-ơ-tông ăn khách nhất trong làng báo Sài G̣n.

Những năm 1950 làng báo Sài G̣n có hai cây viết phơi-ơ-tông phụ nữ nổi tiếng là bà Tùng Long, bà Lan Phương. Bà Tùng Long là bà vợ ông Hồng Tiêu, ông Hồng Tiêu là em ruột ông Bút Trà Nguyễn Đức Nhuận, chủ nhiệm nhật báo Sài G̣n Mới. Khuê danh của bà Tùng Long là Vân, v́ câu “Vân tùng long, phong tùng hổ” nên ông Hồng Tiêu đặt bút hiệu của bà là “Tùng Long”, một cái tên có âm thanh đàn ông và Sơn đông măi vơ.

Như tác giả Dương Hà, bà Tùng Long là cây viết tiểu thuyết trụ cột của nhật báo Sài G̣n Mới, bà viết truyện cho báo Sài G̣n Mới từ năm 1950 cho đến ngày Sài G̣n Mới bị bức tử năm 1964. Bà viết khoẻ, có nhiều tác phẩm được in thành sách. Truyện nào của bà cũng đề cao t́nh nghĩa, truyện nào nhân vật chính cũng là phụ nữ và sau ba ch́m, bẩy nổi, chín lênh đênh, cuối cùng đều có hạnh phúc. Tiểu thuyết của bà toàn là kết thúc có hậu.

Bà Lan Phương cũng viết nhiều, cũng có nhiều tác phẩm xuất bản thành sách, nội dung những tiểu thuyết của bà Lan Phương giống như nội dung những tiểu thuyết của bà Tùng Long. Sau năm 1965 làng báo Sài G̣n có mấy cây viết phơi-ơ-tông nữ nổi tiếng: Túy Hồng, Lệ Hằng, Nhă Ca.

Năm 1961 nhật báo Dân Việt đăng truyện Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung. Dân Việt là nhật báo Sài G̣n đầu tiên đăng tiểu thuyết vơ hiệp Kim Dung. Phải đến năm 1965 tiểu thuyết vơ hiệp Kim Dung mới thực sự làm mưa làm gió trên các nhật báo Sài G̣n. Tiểu thuyết Kim Dung là truyện phơi-ơ-tông điển h́nh, tác giả viết truyện từng ngày. Năm 1972 sau khi kết thúc bộ Lộc Đỉnh Kư, Kim Dung không viết nữa. V́ truyện vơ hiệp Kim Dung có nhiều người đọc, nhà văn Vũ B́nh Thư tự hỏi: “Tại sao ḿnh không viết truyện vơ hiệp?” Vậy là ông viết Lệnh Xé Xác, kư tên Lă Phi Khanh, và Lệnh Xé Xác hấp dẫn người đọc ngay từ tháng đầu. Nhân vật chính của truyện là Dương Chí Tôn. Truyện chỉ toàn những trận đấu chưởng giữa Dương Chí Tôn và bọn đại ma đầu. Và những cuộc t́nh của Dương Chí Tôn với những em hiệp nữ, ma nữ xinh như mộng...

Mới đầu Lệnh Xé Xác đăng ở nhật báo Tia Sáng. Sau đó ông Việt Định Phương, chủ báo Trắng Đen, kéo Lă Phi Khanh và Lệnh Xé Xác về báo Trắng Đen. Đây là trường hợp một tiểu thuyết phơi-ơ-tông làm cho tờ báo tăng thêm người mua báo.

Nhà thơ Bùi Giáng cũng có thời viết tiểu thuyết vơ hiệp. Ông viết bộ truyện phơi-ơ-tông vơ hiệp đăng trên nhật báo Sống năm 1970. Thi sĩ Đinh Hùng cũng từng viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông. Năm 1955, 1956 nhà thơ Đinh Hùng viết hai bộ truyện phơi-ơ-tông Người Đao Phủ Thành Đại LaKỳ Nữ G̣ Ôn Khâu trên nhật báo Tự Do.

http://vn.360plus.yahoo.com/caominht...?mid=81&fid=-1