Results 1 to 1 of 1

Thread: Tệ sùng bái cá nhân.

  1. #1
    Member
    Join Date
    25-09-2011
    Posts
    172

    Tệ sùng bái cá nhân.

    Tệ sùng bái cá nhân.


    Sartre là một triết gia đặc biệt. Nhiều giai thoại kể rằng ông rất ghét mọi thứ quyền lực và đối xử với tất cả mọi người ngang bằng với nhau. Ông từ chối giải Nobel không phải v́ tự cao tự đại, mà bởi ông không coi trọng các giải thưởng. Tuy nhiên, hoài nghi các giá trị được xă hội công nhận không phải là đặc điểm riêng của Sartre mà là của mọi triết gia chân chính. Tài năng, công lao, đăi ngộ…đều là các đối tượng nghiên cứu của triết học, được các triết gia phân tích, mổ xẻ, điều chỉnh và thậm chí đề xuất những hệ thống giá trị mới. Nhà nghiên cứu, nếu như không thể phát hiện các khuyết tật của các hệ thống giá trị th́ cũng nên t́m hiểu những quan điểm mới nhất để phổ biến tri thức cho cộng đồng.

    Chính v́ vậy, tôi rất ngạc nhiên khi một vài người tự nhận là nghiên cứu triết lâu năm, khăng khăng bám vào giải Fields để ép thiên hạ coi ông Ngô Bảo Châu (NBC) là bậc thầy, thậm chí là “Bậc thầy của dân tộc”.

    Trên tinh thần duy lư, tôi cũng cố gắng xem xét các lập luận của họ: tôn vinh NBC là bậc thầy bởi (i) Fields là giải thưởng quốc tế danh tiếng, người đạt giải chắc chắn đẳng cấp vượt xa những người không được cho nên cần phải tôn người ta làm thầy. (ii) Toán học là nền tảng của mọi khoa học cho nên bậc thầy của toán học, cũng là bậc thầy của các ngành khoa học. (iii) để tỏ ra trân trọng tài năng, “một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” (iii) để tạo lập trật tự kỷ cương trong xă hội. Xă hội có trật tự trên dưới th́ mới phát triển được.

    Quan điểm của tôi như thế này:

    1) Về giải thưởng: giải thưởng không phản ánh được tương quan năng lực giữa người này với người khác. Những giải thưởng lớn thường đ̣i hỏi rất nhiều yếu tố may mắn. Hawking hay Randall chẳng hạn, dù chưa được giải Nobel nhưng ai dám bảo họ không tài năng bằng mấy người Nobel vật lư? Ngoài ra, nhiều học giả như Huntington, Zakaria, Strauss…tuy không có giải thưởng lớn nào nhưng tầm ảnh hưởng ở phạm vi toàn thế giới.

    Có nhiều lư do khiến người ta không coi ai đó là bậc thầy, ví dụ : (i) ngành nghề đấy không phải là mối quan tâm của họ. Ví dụ, những người không quan tâm lắm đến tiền không nhất thiết phải coi Bill Gates là bậc thầy. (ii) bản thân họ là một tài năng sinh nhầm nước, nhầm thế kỷ. Lần trước ông Đức thắc mắc về ví dụ tôi đưa về tài năng toán Việt đều không có đất sống ở thế kỷ 19, chỉ ở phạm vi Việt nam. Trên b́nh diện thế giới, tất cả các tài năng thể thao như bóng đá, tennis,…tài năng điện ảnh, lập tŕnh cũng không có cơ hội phát triển ở thế kỷ 19. Tương tự như vậy, thời điểm hiện nay, có thể có vô số tài năng của các ngành nghề mà thế kỷ 21 chưa có, không được ai biết đến. Hoặc có nhiều người nếu tính điểm tài năng tổng hợp trên nhiều lĩnh vực (khoa học, văn chương nghệ thuật, thể thao, thể h́nh, giao tiếp…) c̣n cao hơn các ông đoạt giải Nobel, nhưng điều kiện kỹ thuật thế kỷ 21 chưa cho họ cơ hội thể hiện nhiều tài năng đồng thời. (iii) Mục đích sống của họ không phải là thành công trong công việc, càng không phải là đạt đỉnh cao thế giới. Ví dụ, nhiều người tài năng chọn về nước làm việc cho nên không c̣n cơ hội đua tranh với thế giới, hoặc họ chọn một cuộc sống thư giăn, dành phần lớn thời gian để du lịch, thám hiếm, vui thú gia đ́nh. (iv) Họ hiểu quyền tự do tư tưởng. Theo Hiến chương Nhân quyền của LHQ :”không ai được quyền ép buộc người khác phải thay đổi quan điểm”, ở đây bao gồm cả quan điểm không khâm phục, thần tượng ai đó, không coi ai đó là bậc thầy.

    Về chuyện toán học là nền tảng của mọi khoa học, giỏi toán là giỏi các thứ khác là suy diễn quá đỗi hàm hồ. Có nhiều người rất giỏi toán nhưng chuyển sang nghiên cứu các ngành gần toán nhất như khoa học máy tính cũng không làm được tṛ trống ǵ, đừng nói đến chuyển sang các ngành khác.

    2) Về trật tự ổn định xă hội: như trong bài viết B́nh đẳng về Danh dự và Phẩm giá (*), tôi đă giải thích các quốc gia phương tây là những minh chứng thuyết phục, b́nh đẳng là mô h́nh rất tốt để phát triển quốc gia.

    Cũng được giải thích trong bài viết ấy, ghi nhận và đăi ngộ những người đạt thành tích cao là việc của đại diện các đoàn thể và quốc gia, không phải là nghĩa vụ của cá nhân. Không cần phải lo lắng nếu đề cao B́nh đẳng và Tự do tư tưởng th́ sẽ không c̣n ai trân trọng các giải thưởng, bởi v́ ở quốc gia nào cũng vậy, số lượng người lao động dân trí thấp và trẻ vị thành niên rất đông. Riêng số này đă là một lực lượng fan đông đảo của các loại giải thưởng. Cũng không nên huyễn hoặc rằng phải khâm phục, coi mấy người được giải là bậc thầy mới là đạo đức, không như thế không phải là đạo đức. Hành vi của mỗi cá nhân đều có thể giải thích theo thuyết lợi ích: nếu bạn tự thấy ḿnh kém xa ai đó, thành công của người ấy đem lại cho bạn cảm giác thán phục, thậm chí thần tượng, nghĩa là đem lại lợi ích giải trí, tin yêu cuộc đời cho bạn. Nhưng với những người nghĩ rằng họ rất tài năng, nhưng thiếu may mắn, bắt họ phải khâm phục chỉ khiến họ khó chịu, nghĩa là xâm hại đến lợi ích của họ. John Stuart Mills từng nói “Không có thứ đạo đức chung cho tất cả mọi người”. Tài năng trong xă hội rất đa dạng, nhiều cấp độ th́ quan niệm về khâm phục cũng phải đa dạng tương đương.

    Một quốc gia kém phát triển như Việt nam th́ Thiếu may mắn (về thiên thời, địa lợi, nhân ḥa) phải là nguyên nhân chủ đạo để lư giải sự thiếu thành công lớn của người Việt. Tyler Cowen nói rằng Mỹ có 10000 người của công chúng các loại. Tôi giả định có thêm 10000 nữa người thuộc dạng thành công nhất trong các ngành nghề chuyên môn (các ngành nghiên cứu, các ngành thực hành như luật pháp, thủ công, báo chí, quản lư, kiểm toán v.v… Nghĩa là nước Mỹ với 300 triệu dân th́ có khoảng 20000 người thuộc nhóm Elite như NBC. Việt nam với 90 triệu dân th́ đáng ra cũng phải có vài ngh́n người đạt được thành công tầm cỡ như vậy.

    Nhiều người muốn tôn ông NBC là bậc thầy dĩ nhiên là quyền của họ. Nhưng lỗi thường thấy của những người này là mạt sát, xúc phạm những người có quan điểm khác ḿnh.

    3) Về danh xưng “Bậc thầy của dân tộc”: Nhiều quốc gia có khái niệm “Cha của Đất tổ”, thường dành cho các vị khai quốc công thần. Một số nước Á đông th́ có khái niệm “Vạn thế sư biểu”, “Bậc thầy của dân tộc” ví dụ Khổng tử, Lê Quư Đôn, Chu Văn An…Những người này đều có đặc điểm chung là qua đời lâu rồi và để phục vụ chủ yếu nhu cầu sùng tín của tầng lớp lao động dân trí thấp, do ảnh hưởng của nền giáo dục Nho giáo.

    Trên thế giới hiện nay, người ta đả kích việc sùng bái người sống, kiểu như “Cha già dân tộc”, “Mẹ của nhân dân”, “Bậc thầy của dân tộc”…bởi v́ những sự xưng tụng đấy dẫn đến tha hóa. Chẳng hạn như Mao Trạch Đông được phong là Người Cầm lái Vỹ đại, nên tự cho phép ḿnh quá nhiều quyền lực gây hại cho quốc dân. Đặc biệt, giới khoa học và nhóm trí thức tài năng là những người có tư duy độc lập và tự tôn rất cao. Họ có thể ghi nhận tài năng của người khác. Nhưng bắt họ phải sùng bái ai đó theo cung cách của tầng lớp lao động dân trí thấp là sự xúc phạm đối với họ. Thực ra, các quốc gia phát triển rất chú trọng giáo dục trẻ em yêu quư bản thân và tôn trọng người khác. C̣n nền giáo dục Việt nam, như người ta nói, “đào tạo ra những con người không biết ḿnh có ưu điểm ǵ, chỉ thấy toàn nhược điểm”. Chính v́ không yêu quư bản thân, không biết tôn trọng người khác, nên những quan niệm sùng bái người sống mới được lưu hành.

    Như tôi đă giải thích trong một bài khác (**), ở các quốc gia phát triển, các ngành nghề đều có sự tự hào riêng. Không ngành nào quảng cáo hộ ngành khác. Từ khoảng năm 1970 đến tư tưởng b́nh đẳng được phổ biến rộng răi. Tôn vinh cho một nhà khoa học đang sống khiến ngành khác bị ảnh hưởng, th́ sẽ bị chỉ trích nặng nề, chứ không có chuyện “nói thật một chiều” như ở Việt nam. Đặc biệt khoa học hiện nay đă chuyên môn hóa rất sâu. Không có khái niệm một nhà bác học, uyên bác nhiều lĩnh vực như thời thế kỷ 18, 19 đổ về trước, cho nên khái niệm “bậc thầy của dân tộc” không thích hợp nữa. Tôi nghĩ rằng, những tờ Tiasang, VNN, Tuoitre quảng cáo vô thời hạn cho NBC là sự tùy tiện, gây bất ḥa trong cộng đồng khoa học, và cũng không có lợi có sự rèn luyện nhân cách của cá nhân ấy. Ban biên tập Chungta.com chủ trương tuyên truyền NBC là “Bậc thầy của dân tộc” là một quan điểm phản giáo dục, đi ngược lại với xu thế của thế giới: tôn vinh Tính đa dạng, Đa trí thông minh. Việc Nam thuộc nhóm quốc gia Khổng giáo, chịu ảnh hưởng xấu của tệ sùng bái cá nhân quá lâu rồi. Cái mà người Việt cần hiện nay là tư duy B́nh đẳng, Tự do tư tưởng chứ không phải tư duy Đẳng cấp, Thứ bậc trong xă hội.

    Nước Đức có diện tích và dân số gần tương đương Việt nam, nhưng có vài ngh́n nhà khoa học tài năng các loại cỡ NBC. Các bạn thử h́nh dung khối lượng quảng cáo cho vài ngh́n con người ấy bỗng dưng tập trung vào một con người để hiểu những ǵ mà giới khoa học VN đă và đang phải chịu đựng.

    Trước nay danh xưng kiểu như “Cha già dân tộc”, “Mẹ của nhân dân” thường bị lợi dụng v́ mục tiêu chính trị để lừa đảo quần chúng dân trí thấp theo một hướng nào đấy, chứ không khuyến khích tự do tư tưởng đa hướng. Khác với danh xưng “Cha của đất tổ” thường mang ư nghĩa tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên.

    Lâu nay người ta thường đả kích mê tín dị đoan, ś sụp khấn vái thánh thần. Nhưng thực ra, sùng bái người sống c̣n gây ra tác hại ghê gớm hơn bởi v́ đấy là h́nh thức tập trung quá nhiều quyền lực (hữu h́nh và vô h́nh) vào một con người, làm tha hóa cả người sùng bái lẫn người được sùng bái.

    (*)http://vietscholar.org/nhom-nganh-kh...-pham-gia.html

    (**)http://vietscholar.org/ban-tron-phd/...-bao-chau.html

    By Nguyễn Kiều Dung.
    Nguồn: ( http://www.anonasurf.com/browse.php?...b=13&f=norefer )
    Last edited by Vincent Le; 08-10-2011 at 01:01 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 05-01-2012, 12:51 PM
  2. Vận chuyển hơn 200 khẩu súng vào Việt Nam
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 4
    Last Post: 19-12-2011, 08:38 AM
  3. Nguyên chủ tịch huyện rút súng đ̣i “xử” dân
    By Hoang Tam Hong in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 05-05-2011, 03:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 07-03-2011, 10:27 PM
  5. Siêu súng điện từ mạnh nhất thế giới của Mỹ
    By Diễm An in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 18-12-2010, 03:10 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •